LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, cùng với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu dân giàu, nứoc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văm minh thì nền kinh tế đất nứoc cần phải được tăng trưởng và phát triển. Để làm được điều đó cần phải có một đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng nhằm giúp cho ngân hàng có quy định đúng đắn trong hoạt động cho vay của ngân hàng, giúp ngân hàng thu được lợi nhuận và giảm rủi ro, đảm bảo vốn cho vay phát huy được hiệu quả kinh tế- xã hội.
Tại chi nhánh NHĐT và PTVN Hà Thành, công tác tín dụng có vai trò rất quan trọng, không chỉ trực tiếp tác động đến sự sống còn của hoạt động kinh doanh tại chi nhánh mà còn tác động gián tiếp tới sự phát triển của đất nước. Do đó trong những năm gần đây, công tác tín dụng tại chi nhánh NHĐT và PTVN Hà Thành được chú trọng, không ngừng phát triển và đã đạt được nhiều thành công.
Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, sau thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tại chi nhánh NHĐT và PTVN Hà Thành em nhận thấy mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm hệ thông hoá những lý luận cơ bản về công tác tín dụng trung và dài hạn. Việc đánh giá chất lượng công tác tín dụng trung trung và dài hạn tại chi nhánh NHĐT và PTVN Hà Thành nhằm rút ra những những kết quả, nhưng hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân đưa đến hạn chế đó. Từ đó, đưa ra một số giải pháp và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn tại chi NHTM nói chung và tại – Chi nhánh NHĐT và PTVN Hà Thành nói riêng.
Chuyên đề tập trung nghiên cứu các vấn đề có liên quan tới công tác tín dụng trung và dài hạn. Phạm vi nghiên cứu là công tác cho vay vốn trung dài hạn tại Chi nhánh NHĐT và PT Hà Thành.
Trong quá trình nghiên cứu, khoá luận sử dụng các phương pháp như: Phương pháp phân tích, luận giải, phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng để phân tích, đánh giá, rút ra kết luận và những đề xuất chủ yếu. Là một sinh viên sắp tốt nghiệp trong giai đoạn này của đất nước, với những kiến thức đã được học tập tại trường và mong muốn được góp phần nhỏ bé của minh vào việc giẩi quyết những vấn đề bức xúc hiện nay trong hoath động này của ngành ngân hang, vì vậy, em đã chọn đề tài: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM HÀ THÀNH” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.Để thực hiện đề tài này, ngoài phần mở đầu và kết luận em chia thành ba chương:
Chương1: Cơ sở lí luận về hiệu quả tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại.
Chương2: Thực trạng tín dụng trung- dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam Hà Thành.
Chương3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng trung- dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam Há Thành.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.Những vấn đề cơ bản về tín dụng trung- dài hạn 3
1.1.1.Khai niệm tín dụng trung- dài hạn 3
1. 1. 2. Các loại hình tín dụng trung- dài hạn 4
1.1.3. Vai trò tín dụng trung và dài hạn 7
1.1.3.1. Đối với nền kinh tế 7
1.1.3.2. Đối với DN: 8
1.1.3.3. Đối với hoạt động NH 9
1.2. Hiệu quả tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại 10
1.2.1. Khái hiệm hiểu quả tín dụng trung và dài hạn 10
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng trung- dài hạn 11
1.2.2.1. Quy mô cho vay trung- dài hạn 11
1.2.2.2. Hiệu quả tín dụng trung- dài hạn 12
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng trung dài hạn của NHTM 17
1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan 18
1.2.3.2. Các nhân tố khách quan 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN 26
TẠI CHI NHÁNH BIDV HÀ THÀNH 26
2.1. Tổng quát về chi nhánh BIDV Hà Thành 26
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của chi nhánh BIDV Hà Thành 26
2.1.2. Tổ chức bộ máy của chi nhánh BIDV Hà Thành 27
2.1.3. Tình hình hoạt động của chí nhánh trong thời gian vừa qua 31
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn: 32
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng 35
2.2. Thực trạng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Hà thành 36
2.2.1. Tình hình huy động vốn trung và dài hạn 36
2.2.2. Tình hình cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh Hà Thành 38
2.2.2.1. Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn 38
2.2.2.2. Cơ cấu tín dụng trung và dài hạn 39
2.2.3. Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Hà thành 42
2.3. Định giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Hà Thành 43
2.3.1. Những thành tựu đạt được: 43
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại: 44
CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NHĐT VÀ PTVN HÀ THÀNH 45
3.1. Định hường hoạt động của chi nhánh NHĐT và PTVN Hà Thành trong thời gian tới 45
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tai chi nhánh NHĐT và PTVN Hà Thành 46
3.2.1. Chuyên môn hoá cán bộ tín dụng của chi nhánh 46
3.2.2. Nâng cao cong tác thẩm đinh tài chin dự án 47
3.2.3. Tăng cường quản lý các món vay 49
3.2.4. Tăng cường các nguồn thông tin về nguồn tín dụng. 50
3.2.5. Tăng cường xử lý các khoản nợ có vấn đề 51
3.3. Một số kiến nghị 52
3.3.1. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước 52
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 53
3.3.3. Kiến nghị với NHĐT và PTVN 53
KẾT LUẬN 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Hà Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch hàng là người trực tiếp sử dụng vốn của Ngân hàng và tiết hành các hoạt động sản suất kinh doanh. Việc Ngân hàng có thu hồi được gốc và lãi hay không được phụ thuộc vào quá trình sử dụng sử dụng Ngân hàng của khách hàng. Như vây các nhân tố thuộc về khách hàng cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng.
Khả năng quản lý kinh doanh và quản lý tài chính của khách hàng: là một dự án khả thi sẽ hoạt động hiệu quả khi được quản lý tốt. Khách hàng thực hiện quản lý kinh doanh chặt chẽ và thực hiện phân bổ tìa chính hợp lý sẽ tiết kiện chi phí, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng khả năng trar nợ cho Ngân hàng. Trái lại, việc quản lý kinh doanh và tài chính kkông tốt sẽ dẫn tới thất thoát, thua lỗ, phá sản, nợ Ngân hàng không trả được, Ngân hàng sẽ gặp khó khăn.
Một yếu tố khác rất được Ngân hàng quan tâm khi xét cấp tín dụng, đó là tính khả thi của dự án. Một dự án có tính khả thi cao, khả năng mạng lại lợi nhuận cao sec được Ngân hàng xem xét và cấp tín dụng. Nếu khách hàng đưa ra dự án không có tính khả thi, lợi nhuận thấp khả năng trả nợ Ngân hàng không cao, rủi ro lớn từ hoạt động cho vay sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng.
Bên cạnh đó, khả năng thanh toán của khách hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh sẽ đảm bảo khả năng thanh toán gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn. Ngân hàng sẽ thông qua báo cáo tài chính hàng năm, cơ cầu tài sản của khách hàng để thực hiện phân tích đánh giá khách hàng.
Hiện nay tính trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp đã làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, dòng tiền thu về không đủ để trả nợ Ngân hàng khi đến hạn, làm ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng của Ngân hàng.
Trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn, rủi ro đạo đức sẽ xảy ra khi khách hàng sử dụng vốn vay không đúng với cảm kết trong hợp đồng tín dụng. Việc sử dụng sai mục đích của khách hàng sẽ dẫn đến khả năng thanh toán của khách hàng do đầu tư vào các khoản mạo hiểm có độ rủi ro cao. Khách hàng sẽ trả nợ được cho Ngân hàng lợi nhuận Ngân hàng sẽ giảm. Hiệu quả tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thấp.
1.2.3.2. Các nhân tố khách quan
Cho dù NH thực hiện tốt các yêu cầu khi cấp và chủ đầu tư có đủ khả năng cũng như đạo đức để thực hiện dự án thì khoản cho vay cũng vẫn có thể có hiệu quả thấp. Đó là ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.
Môi trường kinh tế- xã hội:
Môi trường kinh tế xã hội là tổng hoà các mối quan hệ về kinh tế và xã hội tác động lên hoạt động của DN.
Môi trường kinh tế phát triển rất có thể tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tín dụng trung- dài hạn. Một khi thị trường đã quen với các khoản tín dụng, các chế độ báo cáo và hạch toán tài chính được sử dụng phổ biến, thì hiệu quả các khoản tín dụng được nâng lên.
Chu kỳ kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tín dụng. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất bị đình trệ, do đó hoạt động tín dụng sẽ gặp khó khăn về mọi mặt. Chẳng hạn khi lạm phát cao, lãi suất thực sẽ giảm xuống và nếu như NH không có cân đối giữa các loại nguồn và sử dụng nguồn nhạy cảm với lãi suất thì có thể khoản cho vay không đem lại hiệu quả mong đợi... Cũng có thể có những biến động về tỷ giá hoặc biến động về thị trường làm cho chủ đầu tư bị bất ngờ, dẫn đến thu không đủ, làm giảm khả năng trả nợ cho NH. Một DN hoạt động trong môi trường kinh tế thì phải chịu tác động của các biến đổi trong môi trường này. Vấn đề là công tác dự báo tình hình và khả năng ứng phó với các tình huống xảy ra của DN cũng như của NH để đảm bảo hiệu quả của các khoản tín dụng.
Môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý có thể ảnh hưởng tốt hoặc không tốt đến quy mô và hiệu quả các khoản tín dụng trung- dài hạn. Một môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ thống nhất và ổn định sẽ tạo điều kiện cho NH trong việc xét duyệt cho vay. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, pháp luật đã trở thành bộ phận không thể thiếu. Với vai trò hường dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật đầy đủ đồng bộ. Ngoài ra còn có các quy định chồng chéo có thể gây khó khăn cho NH hoặc các quy định thiêú chặt chẽ có thể tạo ra kẽ hở để các bên trục lợi. Việc thay đổi các chính sách cũng có thể là một nguyên nhân gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ của NH.
Môi trường chính trị- xã hội:
Môi trường chính trị- xã hội ổn định sẽ là một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư và NH cũng có thể mạnh dạn cho vay. Trong tình hình chính trị – xã hội không ổn định như đình công, bãi công sự đấu tranh giữa các Đảng phái, thế lực trong xã hội, chiến tranh biên giới thì không chỉ riêng các DN sản xuất mà bản thân NH cũng khó có thể tập trung vào đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện như vậy duy trì sự phát triển như cũ đã là khó huống gì nói đến việc mở rộng. Vì vậy, hiệu quả tín dụng khó có thể bảo đảm được. Hơn nữa sự bất ổn về chính trị- xã hội sẽ dẫn đến mất lòng tin đầu tư của dân chúng như các chủ DN trong và ngoài nước. NH không huy động thêm vốn, trong khi có thể xu hướng dân chúng rút dần tiền gửi NH về tự bảo quản và như vậy NH sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN
TẠI CHI NHÁNH BIDV HÀ THÀNH
2.1. Tổng quát về chi nhánh BIDV Hà Thành
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của chi nhánh BIDV Hà Thành
Năm 2003, thực hiện nghị quyết số 14- NQ/TW về trực tiếp đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc đã quyết định thành lập và đưa vào hoạt động đơn vị thành viên thứ 76 của mình và chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành. Vì vậy, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Hà Thành ra đời là một sự tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường hiện nay. Được thành lập ngày 16/09/2003, là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trên cơ sở tách một phòng và một số quỹ tiết kiệm của sở giao dịch 1 của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành có trụ sở chính tại 34B Hàng Bài- Hà Nội- Việt Nam. Với định hướng là Ngân hàng bán lẻ, ứng dụng các công nghệ và quản lý để tạo ra sảm phẩm dịch vụ tiên tiến theo chuẩn mức và công nghệ quốc tế, tập trung chuyên sâu trong lĩnh vực phục vụ các nhu cầu về vốn và các dịch vụ tiện ích Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, đối với khả năng đáp ứng dịch vụ thanh toán hiện đại cho khách hàng như hệ thống thanh toán ATM, thẻ tín dụng, chi trả lương. Trong suốt quá trình hoạt động chi nhánh Hà Thành đã mở thêm được 2 phòng giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm. Như vậy, mới chỉ đi vào hoạt động được một thời gian ngắn nhưng thừa hưởng truyền thống 46 năm xây dựng trưởng thành và phát triển, Chi nhánh Hà Thành ra đời và phát triển đã góp phần với các Ngân hàng khác thuộc hệ thống Ngân hàng trong cả nước cung cấp cho khách hàng những săm phẩm dịch vụ hiện đại, đem lại nhiều lợi ích. Đây là sự ngi nhận và đánh giá cao nhất cho những nỗ lực của cán bộ công nhân viên và tập thể lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành.
2.1.2. Tổ chức bộ máy của chi nhánh BIDV Hà Thành
Là chi nhỏnh cấp 1 của Ngõn hàng Đầu tư và Phỏt triển Việt Nam, với số lượng cán bộ ban đầu là 55 người, cho đến nay sau gần 4 năm hoạt động số lượng cỏn bộ của chi nhánh đó lớn tới 145 người với 10,32% cán bộ có trình độ sau đại học, 67,19% cú trỡnh độ đại học, 2 cỏn bộ cú trỡnh độ cao cấp chớnh trị. Chất lượng cán bộ được nâng lên, đa số cán bộ được đào tạo bài bản và có trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính. Đến nay, chi nhánh đó tạo dựng được đội ngũ cán bộ chủ chốt cũng như đội nhân viên tác nghiệp đủ trình độ, đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng bán lẻ kiểu mẫu, hiện đại.
Hiện nay, BIDV Hà Thành đó cú 9 phòng ban, 3 tổ, quỹ tiết kiệm học viện Ngân hàng, điểm giao dịch số 10 (ở số 6 Nguyễn Công Trứ - Hà Nội) và 6 phòng giao dịch ở: Tràng Tiền, Bách khoa, Lê Đại Hành, 19/8, Tụn Thất Tựng, và phòng giao dịch Bất động sản ở Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Ban giám đốc của Ngân hàng bao gồm:
- 1 Giám đốc
- 2 Phó giám đốc (PGĐ):
- PGĐ kinh doanh
- PGĐ quản lý
Ban Giám đốc
Khối Quản lý
Khối Kinh donh
P. Quản lý tín dụng
P. Tài Chính Kế toán
P. Tín dụng
P. Tổ chức hành chính
P. Kế hoạch nguồn vốn
P. tiền tệ, kho quỹ
P. Điện toán
P. Thẩm định
P. Đầu tư
Các phòng dịch vụ khách hàng, các phòng, điểm giao dịch
P. Thanh toán quốc tế
BIDV Hà Thành
+ Phòng tín dụng: Thực hiện việc cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ, bảo lãnh cho các khách hàng theo chế độ tín dụng hiện hành, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho đồng vốn.
Thực hiện tư vấn trong hoạt động tín dụng và dịch vụ uỷ thác đầu từ theo quy định … tổ chức việc lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm của phòng và tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh cuả Sở giao dịch.
Tổ chức thực hiện công tác khách hàng thường xuyên: Phục vụ và khai thác tiềm năng của khách hàng truyền thống, mở rộng phát triển khách hàng mới.
Tham mưu cho Giám đốc về chiếm lược kinh doanh, chính sách khách hàng, chính sách tín dụng và chính sách lãi suất của Sở giao dịch.
Bên cạnh đó, phòng tín dụng cũng hỗ trợ cho phòng nguồn vốn trong việc huy động vốn nếu có khách hàng gửi vào ngân hàng thông qua phòng tín dụng.
+ Phòng nguồn vốn: Phòng nguồn vốn thực việc huy động vốn tư mọi nguồn vốn hợp pháp của khách hàng như: Tiền gửi cú Kỳ hạn, tiền gửi khụng có kỳ hạn bằng cả VND và ngoại tệ.
Bên cạnh đó phòng nguồn vốn cũng thực hiện nhiệm vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các dịch của ngân hàng đối ngoại khác theo quy định của tổng giỏm đốc, phòng tổ chức quản lý và điều hành tài sản nợ, tài sản có bằng tiền của Sở giao dịch để dảm bảo kinh doanh có hiệu quả, an toàn đúng quy định của pháp luật và trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ kinh doanh tại Sỏ giao dịch theo phần công.
Tổ chức thực hiện công tác thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn theo yêu cầu. Tổng hợp thông tin của ban thống kê phòng ngựa rủi ro phục vụ công tác điều hành của ngành và Sở giao dịch.
+ Phòng tài chính kế toán: Thực hiện hạch toán kế toán để phản ảnh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ phát sinh tại Hội Sở giao dịch.
Thực hiện báo cáo kế toán đối với các cơ quan quản lý Nhà Nước theo chế độ hiện hành và cung cấp số liệu báo cáo định ký hoặc đột xuất theo yêu cầu của ban lãnh đạo Ngân hàng đầu tư và phát triển Ban giám đốc Sở giao dịch. Trực tiếp thực hiện kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng như: dịch vụ chuyển tiền, dịch trả lương…
+ Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho gíam đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động.
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch, phát triển mạng lưới thành lập hay giải thể các đơn vị trực thuộc SGD.
Lập phương án và tổ chức tuyển dụng nhân sự, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch và nhân sự cán bộ công nhân viên.
Quản lý thực hiện chế độ tiền lương và bảo hiểm của cán bộ công nhiên viên thực hiện nội quy cơ quan.
Thua uỷ quyền GĐ ký một số công văn trong phạm vi nội bộ do GĐ quy định.
+ Phòng tiền tệ và kho quỹ:
Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ
Thu chi tiền mặt
Quản lý hồ sơ tài đảm bảo
Các công việc khác
+ Phòng điện toán: Đảm bảo cải đặt và vận hành toàn bộ các chương trình phần mềm ứng dụng trong nghiệp vụ Ngân hàng, đảm bảo thanh toán thông qua các ngân hàng qua mạng và dịch vụ ngân hàng qua mạng.
Tổng hợp các số liệu báo cáo, phục vụ cho các phòng tín dụng trong công việc cung cấp các báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất.
Phòng điện toán cứng phòng tín dụng khai thác dữ liệu trên mạng vi tính để phục vụ cho công tác điều hành của bảo lãnh.
+ Phòng thanh toán quốc tế:
Thực hiện các giao dịch nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo quy định:
Thư tín dụng nhập khẩu L/C
Chứng từ nhờ thu hàng nhập
Thư tín dụng xuất khẩu
Chứng từ nhờ thu hàng xuất khẩu,
Lập báo cáo nghiệp vụ theo quy định
+ Phòng thẩm định
Thu nhập cung cấp thụng tin liên quan đến thẩm định
Thẩm định khách hàng, dự án, phương án kinh doanh
Thẩm định tài sản đảm bảo
+ Phòng quản lý tín dụng:
Giám sát hoạt động tín dụng
Giám sát rủi ro tín dụng
+ Phòng giao dịch:
Thực hiện mô hình ngân hàng bán lẻ, trực tiếp nhận tiền gửi của các thành phần kinh tế theo quy định
Thực hiện cung cấp 1 số dịch vụ ngân hàng theo quy đinh
+ Phòng đầu tư:
Tham mưu và tư vấn cho ban lãnh đạo chi nhánh đưa ra các quy định đầu tư.
Thực hiện đầy đủ các dịch vụ của ngân hàng tại điểm giao dịch theo mức phân quyết được Giỏm đốc uỷ quyền.
2.1.3. Tình hình hoạt động của chí nhánh trong thời gian vừa qua
Với phương châm”Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành là người bạn tin cậy của khách hàng vươn tới thành công trong quá trình hội nhập” nên trong thời gian quá Chi nhánh đã nỗ lực rất cao trong các hoạt động kinh doanh của mình. Điều đó được thể hiện qua một số hoạt động như sau:
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn:
Như chúng ta đã biết bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động kinh doanh đều phải có vốn.Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt tức là hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, vì vậy nó cũng cần có vốn để thực hiện việc hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, khác với các doanh nghiệp khác nguồn vốn chính chủ yếu của một ngân hàng là vốn huy động. Vi vậy công tác huy động vốn được xác định là nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Muốn mở rộng hoạt động tín dụng dòi hỏi ngân hàng phải mở rộng hoạt động huy động vốn. Vấn đề đặt ra đối với mỗi ngân hàng phải làm sao huy động được nguồn vốn đa dạng với giá rẻ nhằm đảm bảo cạnh tranh của ngân hàng.
Hiểu rõ đựoc điều đó, mặc dù trong ba năm qua tình hình kinh tế có nhiều biến động và sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt nhưng được sự chỉ đạo của ban tổng giám đốc, ban giám đốc và sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên trong công tác huy động vốn chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng kể. Bảng sau đây là bảng cụ thể về tình hình huy động vốn tại chi nhánh Hà thành trong thời gian qua:
Bảng 1: Hoạt động huy vốn của chi nhánh NHĐT và PT Hà Thành
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiờu
Năm
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Tổng vốn huy đọng
2,435,044
3,877,937
4,653,470.4
I.Tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn
1. Tiền gửi không kỳ hạn
2. Tiền gửi chuyên dùng
3. Tiền gửi dưới 12 tháng
4. K ì phiếu ngắn hạn
5. Chứng chỉ tiền gửi
1,124,405
459,031
37
509,189
121,110
35,118
2,402,331
1,544,768
0
742,015
58,016
57,487
2,882,743.2
1,853,721.6
0
890,418
69,619.2
68,984.4
II. Tiền gửi trung và dài hạn
1.Tiền gửi trên 12 th áng
2. K ì phiếu dài hạn
3. Tr ái phiếu
1,310,559
1,369,962
1,715
1,882
1,475,606
1,473,357
1,176
1,073
1,770,727.2
1,768,028.4
1,411.2
1,287.6
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành năm 2005- 2007)
Bảng 2: Bảng đánh giá tốc độ tăng trưởng nguồn vốn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 so với năm 2005
Năm 2007 so với năm 2006
Chệnh lệch
Tăng giảm (%)
Chệnh lệch
Tăng giảm (%)
Tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn
1,277,926
113.65
480,412
20
Tiền gửi trung và dài hạn
165,047
13
295,121
20
Tổng số
1,442,973
126.65
775,533
40
( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh BIDV Hà Thành)
Qua hai bảng số liệu trên chúng ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành qua các năm đều có sự tăng trưởng, đặc biệt là năm 2006, tăng 1,442,973 triệu đồng tương đương (126.65%) so với năm 2005, và đến năm 2007 tổng số vốn huy động là 4.653,470 triệu đồng, tăng 775,533 triệu đồng, tương đương (40%) so với năm 2006. Đặc biệt tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn có tỷ lệ tăng trương rất cao qua các năm: Năm 2006 tăng 1,277,926 triệu đồng, tương đương (113.65%) so với năm 2005 và năm 2007 tăng 480,412 triệu đồng, tương đương (20%) so với năm 2006. Đây là nguồn vốn có lãi suất thấp nên Ngân hàng rất nỗ lực để thu hút nguông vốn này. Bên cạnh đó, tiền gửi trung và dài hạn cũng tăng lên qua các năm. Năm 2006 tăng 165,047 triệu đồng , tương đương (13%) so với năm 2005 và năm 2007 cũng tăng 295,121 triệu đồng, tương đương (20%) so với năm 2006. Nhận thấy đây là nguồn vốn hết sức quan trọng nhằm phục vụ tín dụng trung và dài hạn nên trong những năm tới chi nhánh sẽ đẩy cao nguồn vốn huy động trung và dài hạn.
Để thực hiện được sự tăng trưởng nguồn vốn như trên chi nhánh đã đưa vào hệ thống 03 quỹ tiết kiệm: Quỹ tiết kiệm số 8, số 9 và quỹ tiết kiệm số 10 đạt tại những địa điểm rất thuận lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Không những thế các loại hình huy động của chi nhánh rất phong phú như: trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi thành toán kết hợp với những chương trình khuyến mại: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích luỹ , công với mức lãi suất hợp lý nên đã thu hút được lương khách hàng đến gửi tiền càng ngày càng tăng.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Mục đích đầu tiền của các Ngân hàng thương mại là lợi nhuận, họ nhận tiền gửi của khách hàng và sử dụng số tiền đó để cho vay, đầu tư và cùng cấp các dịch vụ của Ngân hàng. Huy động vốn là hoạt động phải trả chi phí, để bù đắp cho chi phí này là để đảm bảo có được lợi nhuận của mình thì các Ngân hàng phải sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Sau khi huy động vốn, một phần trong số này được giữ lại để dự trữ nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho Ngân hàng và đảm bảo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước, phần còn lại Ngân hàng sẽ đưa vào sử dụng cho những hoạt động của mình. Đối với chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Việt Nam Hà Thành phần vốn được đưa vào sử dụng cho các hoạt động chủ yếu như sau:
Hoạt đông tín dụng
Các chỉ tiêu tín dụng của chi nhánh đã đạt được thể hiện dưới bảng tính sau tính đến ngày 31/12/2007.
Bảng 3: Tình hình dư nợ theo loại cho vay
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
2006/2005
2007/2006
Chệnh lệch
Tăng giảm (%)
Chệnh lệch
Tăng giảm (%)
+ Ngắn hạn
823,416
1,096,075
1,688,308
272,659
33.11
592,233
54.03
+Trung đai hạn
310,398
132,629
310,000
-177,769
- 57.27
177,371
133.73
Tổng dư nợ
1,133,814
1,228,704
1,997,000
94,890
8.37
768,296
62.53
Biểu đồ dư nợ tín dụng các năm 2005 – 2007
Theo bảng trên ta thấy hoạt động tín dụng (dư nợ) tăng liên tục tức là năm 2005 đạt 1,133,814 triệu đồng, năm 2006 đạt 1,228,704 triệu đồng và năm 2007đạt 1,997, 000 triệu đồng. Đặc biệt sự tăng năm 2007 nhanh hơn năm 2006 lý do cơ bản là do sự biến động của nền kinh tế cũng như môi trường kinh doanh.
Nhìn vào cơ cấu cho vay theo thời gian ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn, có sự tăng trưởng qua các năm, nhưng dư nợ cho vay trung và dài hạn năm 2006 lại giảm xuống và năm 2007 lại tăng lên và năm 2007 cho vay ngắn hạn tăng ít hơn cho vay trung và dài hạn. Điều này là do Ngân hàng khuyến khích cho vay trung dài hạn.
2.2. Thực trạng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Hà thành
Hoạt động tín dụng trung và dài hạn là hoạt chủ đạo của Ngân hàng Đầu từ và Phát triển Hà Nội nói chung và chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Viêt Nam Hà Thành nói riêng. Hoạt động này chiếm tỷ trọng khá cao trong các hoạt động của Ngân hàng.
2.2.1. Tình hình huy động vốn trung và dài hạn
Các Ngân hàng thương mại muốn làm tốt công tác cho vay trung và dài hạn thì họ phải làm tốt công tác huy động vốn trung và dài hạn, vì để đảm báo tính thành khoản cho ngân hàng của mình, các ngân hàng không thể lấy toàn bộ nguông vốn ngắn hạn chuyên sang cho vay trung và dài hạn. Hơn nữa, theo qui định của ngân hàng nhà nước Việt Nam thi các Ngân hàng thương mại chỉ được phép chuyển tối đa 20% trên tổng huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, chi nhánh Hà Thành cũng không là một ngoại lệ.
Bảng 4: Nguồn vốn trung và dài hạn
Đơn vị: triệu đồng
Loại hình
2007
2006
2005
VNĐ
430,051
358,376
341,397
Ngoại tệ
7,572
6,310
10,374
Bảng 5: Tốc độ tăng trương nguồn vốn trung và dài hạn
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2006 so với năm 2005
Năm 2007 so với năm 2006
Chệnh lệch
Tăng giảm(%)
Chệnh lệch
Tăng giảm (%)
VNĐ
16,979
4.97
71,675
20
Ngoại tệ
(4,064)
-39.17
1,262
20
Tổng số
12,915
-34.2
72,937
40
Theo bang trên ta thấy: Năm 2007 tổng số vốn trung và dài hạn huy động được là 437,623 triệu đồng và tăng so với năm 2006 là 72,937 triệu đồng, tương đương tăng 40%. Nhằm chuyển dịch đầu cơ sang cho vay trung và dài hạn thì trong thời gian tới Chi nhánh Hà Thành cần phải chú trọng hơn tới việc huy động trung và dài hạn như phát hành các: kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, mở thêm các quỹ tiết kiệm và có nhiều chương trình nhằm thu hút khách hàng gửi tiền.
2.2.2. Tình hình cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh Hà Thành
2.2.2.1. Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn
Với sự cố gắng và quyết tâm cao, cán bộ công nhân viên của chi nhánh Hà Thành đã đạt được những thành quả nhất định về cho vay trung và dài hạn, được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 6: Cơ cấu cho vay trung và dài hạn trên tổng dư nợ
Đơn vị: triệu đồng
Các năm
Doanh số cho vay trung và dài hạn
Tổng doanh số cho vay
Tỷ trọng (%)
2005
310,398
2,121,209
14.63
2006
132,629
3,366,755
3.93
2007
310,000
4,369,485
0.71
Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng cho vay trung và dài hạn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006/2005
2007/2006
Chệnh lệch
Tăng giảm (%)
Chệnh lệch
Tăng giảm (%)
Cho vay trung dài hạn
-177,769
- 57.27
177,371
133.73
Nhìn vào 2 bảng số liệu trên ta thấy được tình hình cho vay trung dài hạn của Chi nhánh Hà Thành qua các năm: Năm 2005 tín dụng dài hạn đạt 310,398 triệu đồng, nhưng đến năm 2006 nó lại giảm xuống 132,629 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3.93% và đến năm 2007 đạt 310,000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0.71% tổng doanh số cho vay.
Doanh số cho vay trung dài hạn năm 2007 cao hơn 177,371 triệu đồng, tương đương tăng 133.73% so với năm 2006. Ta có thể khẳng định doanh số cho vay trung dài hạn của chi nhánh Hà Thành vào năm 2007 tăng cả tương đối lẫn tuyệt đối.
2.2.2.2. Cơ cấu tín dụng trung và dài hạn
a. Dư nợ tín dụng:
Bảng 8: Dư nợ tín dụng các năm 2005- 2007
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
Tổng dư nợ
Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ TDH
1,133,814
823,416
310,398
72.62%
27.38%
1,228,704
1,096,075
132,629
89.20%
10.80%
1,997,000
1,688,308
310,000
84.54%
15.46%
Cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay, dư nợ tín dụng nói chung đã có được những bứoc phát triển. Trong Vòng 3 năm 2005- 2007 tổng dư nợ tăng 863,186 triệu đồng ( từ 1,133,814 triệu đồng lên 1,997,000 triệu đồng), nhưng tỷ trọng dư nợ phân theo thời hạn lại có sự thay đổi như: Năm 2006 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có tăng và tỷ trọng dư nợ dài hạn lại giảm, nhưng năm 2007 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm còn tỷ trọng dư nợ trung và hạn co tăng.
Cụ thể năm 2005 dư nợ ngắn hạn đạt 823,416 triệu đồng tỷ chiếm 72.62% trong tổng dư nợ, đến năm 2006 dư nợ ngắn hạn tăng thêm 272,659 triêu đồng tỷ chiếm 89.20%, đến năm 2007 dư nợ ngắn hạn là 1.688,308 triệu đồng tăng 592,233 triệu đồng so với năm 2006 , chiếm 84.54%. Và dư nợ trung dài hạn năm 2007 đạt 310,000 triệu đồng chiếm 15.46% tổng dư nợ.
Mặc dù tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm song vẫn chiếm đa số trong tổng dư nợ vì vậy mà lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm đa số. Tuy nhiên ngân hàng cũng đang dần đần tăng tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn lên, vì lợi nhuận từ cho vay trung dài hạn là rất lớn nhưng rủi ro cao hơn so với cho ngắn hạn.
b. Tình hình cho vay trung dài hạn theo thành phần kinh tế:
Bảng 9: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Số tiền
(%)
Số tiền
(%)
DNNN
DNNQD
88,495
1,045,319
81,396
1,147,603
60,045
1,871,887
-7,099
102,284
-8.2
9.78
-21,351
724,284
-26.23
63.11
Tổng dư nợ
1,133,814
1,228,999
1,931,932
95,185
8.39
702,933
57.19
Thực hiện chính sách đa năng tổng hợp trong kinh doanh, không ngừng mở rộng hoạt động cho vay, đặc biệt là hình thức cho vay trung và dài hạn.Chi nhánh đã mở rộng đối tượng phục vụ của mình gồm cả doanh nghiêp Nhà nước, ngoài quốc doanh. Trong tổng dư nợ cho vay, chi nhánh tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Dến 31/12/2007, tỷ trọng cho vay với doanh nghiệp Nhà nước chỉ có 3%, tương ứng với 60,045 triệu đồng.Khách hàng vay vốn trung dài hạn là các DNNN đã giảm đi.
Như vậy, quy mô cho vay KTNQD là tăng lên chiếm 97% tổng cho vay trung và dài hạn đạt 1,871,887 triệu đồng, điều này thể hiện đặc trung riêng của NHĐT và PTVN cũng như đặc trưng của Chi nhánh. Khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh với số lượng ngày càng tăng.
Nguyên nhân sự vượt trội của khách hàng là DNNQD có thể nêu ở một vài điểm như sau:
- Do truyền thống của NHĐT và PTVN noi chung và Chi nhánh nói riêng có những lợi thế về nguồn vốn, kinh nghiệm, khách hàng, ưu đãi của ngân hàng về các khoản cho vay trung dài hạn với DNNQD nên Chi nhánh không ngừng phát huy những lợi thế này, tăng cường mối quan hệ tín dụng với những khách hàng ưu tín và mở rông thêm nhiều khách hàng mới. Chi nhánh đã có những chính sách ưu đãi với các DNNQD về lãi suất, thời gian trả nợ, thể chấp…
- Các DNNQD ngày càng phát triển do được mở rộng quyền và thích nghi về nền kinh tế mới. Các DNNQD lớn thường nhận được nguồn vốn ưu đãi từ nước ngoài, có điều kiện cải tiến công nghệ, tạo nên ưu thế cạnh tranh, như vậy có nhu cầu và điều kiện vay vốn ngân hàng.
- Nghị quyết Trung ương Đảng đã khẳng định nền kinh tế nước Việt Nam hiện nay, là đi theo nền kinh tế mở, định hướng XHCN có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước nên thành phần kinh tế quốc doanh vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã định hướng hoạt động cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh.
- khi bước sang nền kinh tế mở, các DNNQD tuy có gặp một số những khó khăn nhưng dần dần từng bước đã đi vào ổn định và làm ăn có hiệu quả và mở rộng sản xuất. Ngoài ra Chính phủ cũng có một số chính sách ưu đãi với thành phần KTQD nên các DNNQD có ưu thế hơn trong vay vốn của Chi nhánh.
Như vây, cũng như tình hình chung của toàn ngành và tình hình chung của các ngân hàng thường mại quốc doanh, cơ cấu cho vay trung dài hạn của chi nhánh lệch hẳn về các DNNQD. Chi nhánh ngày càng phát huy lợi thế riêng của mình, có những chính sách cho vay ưu đãi, chính sách khách hàng phù hợp tăng cường mối quan hệ tín dụng tốt đẹp với các DNNQD. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng không xem nhẹ các thành phần kinh tế nhà nước và coi đó là thị trường tiềm năng, an toàn nhằm đa dạng hoá nghiệp vụ cho vay của Chi nhánh. Điều này thế hiện ở doanh số cho vay trung và dài hạn với các DNNQD vẫn tăng khá quan trọng.
2.2.3. Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Hà thành
Bảng 10: Các chỉ tiêu
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Huy động vốn TDH
1,310,559
1,475,606
1,770,727.2
Doanh số cho vay TDH
310,398
132,629
310,000
Nợ quá hạn
1,533
17,137
20,564
Vòng quay vốn
5.52
24.67
11.61
Có thể nói hoạt động tín dụng là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro, đặc biệt là trong hoạt động cho vay trung và dài hạn. Thời gian cho vay càng dài thì rủi ro càng cao. Chính vì vậy, mà các ngân hàng thương mại đều rất thận trọng với các khoản vay trung dài hạn. Nhưng trong sự khó khăn đó Chi nhánh Hà Thành vẫn đạt được những kết quả cao về số lượng cũng như chất lượng trung và dài hạn. Điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu ở bảng trên: như doanh số cho vay trung dài hạn vào năm 2006 giảm nhung năm 2007 lại tăng lên. Còn vòng quay vủa vốn năm 2006 có tăng 19.15 so với năm 2005. Bên cạnh đó năm2006 nợ quá hạn cũng có tăng lên 15.604 triệu đống so với năm 2005 và năm 2007 tiếp tục tăng lên là 3,427 triệu đồng so với năm 2006. Đây là một số nợ quá hạn hơi cao so với các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Tất cả các điều đó đã khẳng định chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh Hà Thành là không tốt lắm.
2.3. Định giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Hà Thành
2.3.1. Những thành tựu đạt được:
Do tính chất của khoản cho vay tín dụng trung dài có độ rủi ro cao và có thời gian thu hồi vốn lâu hơn so với vay ngắn hạn, vòng quay của vốn chậm làm cho khoản tiền chậm đưa vào lưu thông, làm giamr khả năng thanh toán của ngân hàng. Trong khi đó vốn huy động để cho vay trung dài hạn là không nhiều. tất cả các điều đó làm cho các ngân hàng thương mại rất thận trọng trong các hoạt động cho vay trung dài hạn. Do vậy nếu không nâng cao được chất lượng tín dụng trung dài hạn sẽ dẫn đến tình trạng nợ xấu và nợ quá hạn rất nhiều, trầm trọng hơn nữa có thể dẫn đến sự vỡ nợ của các ngân hàng thương mại. Điển hình như NHĐT và PT tỉnh Hà Giang thời gian vừa qua cho vay vốn xây dưng cơ bản các doanh nghiệp xây dựng làm ăn thua lỗ kéo theo một khoản nợ xấu và quá hạn gần một nghìn tỷ đồng đối với NHĐT và PT tỉnh Hà Giang.
Nhưng trong tình hình đó Chu nhánh NHĐT và PT Hà Thành vẫn đạt mức tăng trưởng, chỉ nợ tín dụng trung và dài hạn. Đó quả là một thành tích đáng kể đối với ngân hàng mới đi vào hoạt động như chi nhánh NHĐT và PT Việt Nam Hà Thành. Chi nhánh đã thực hiện đúng theo chỉ đạo của NHĐT và PTVN về công tác tín dụng. Chi nhánh Hà Thành đã chủ động chuyển dịch cơ cấu đàu tư theo hướng kinh tế ngoài quốc doanh là chủ đạo, nâng cao tỷ trọng đầu tư trung và dài hạn trên tổng dư nợ. Điều đó được thể hiện qua các mặt sau:
Trong những năm qua tín dụng trung dài hạn đã không ngừng tăng lên, tỷ lệ tăng trưởng là cao. Chi nhánh đã đóng góp khong nhỏ vào hoạt động kinh tế của thủ đô, tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đaih hoá đất nứoc diễn ra nhanh chống. Tín dụng trung dài của chin nhánh đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp. nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vừa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Giúp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đổi mới trong thiết bị công nghệ hiện đại, phục vụ sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong thời kỳ mở cửa. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng trung dài hạn luôn được đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn các năm là không đáng kể, tốc độ tăng trưởng tín dụng trung và dài hạnliên tục tăng qua các năm.
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại:
Thứ nhất, nguồn vốn cho vay trung dài hạn của chi nhánh Hà Thành còn chưa cân đối, chủ yếu là hình thức huy động ngắn hạn và trung hạn còn dài hạn rất ít. Điều này rõ ràng là không có lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng cho vay trung dài hạn.Nguồn vốn vốn huy động trung hạn và một phần vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng nguồn vốn cho vay trung và dài hạn của ngân hàng. Vì vậy, nếu có những biến động bất thường khiến cho khách hàng ồ ật rút tiền ra cho dù chưa đến hạn thì ngân hàng sẽ đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán.
Thứ hai, trong quan hệ với khách hàng mặc dù đã có nhiều cố gắng song chi nhánh Hà Thành vẫn chưa thưch sự thể hiện được vai trò ( người bạn của doanh nghiệp). Sự giúp đỡ của ngân hàng đối với doanh nghiệp mới chỉ đơn thuần qua các hoạt động như điều chỉnh, gia hạn nợ, cho vay thêm vốn chứ chưa thực hiện được vài trò tư vấn, định hướng giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn gặp phải trong quá trình kinh doanh.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NHĐT VÀ PTVN HÀ THÀNH
3.1. Định hường hoạt động của chi nhánh NHĐT và PTVN Hà Thành trong thời gian tới
Thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của NHĐT và PTVN Hà Thành với định hướng là ngân hàng bán rẻ, ứng dụng các công nghệ và quản lý để tạo ra các phẩm dịch vụ tiên tiến theo chuẩn mức quốc tế, tập trung chuyên sâu trong lĩnh vực phục vụ nhu cầu về vốn và dịch vụ tiện ích ngân hàng. Để thực hiện theo sự chỉ đạo đó chi nhánh đã đề ra phương hướng hoạt động như sau:
- Mở rộng mạng lưới hoạt động tại các khu vực đông dân cư, trung tâm thương mại, siêu thị, khu công nghiệp, tập trung các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư nhỏ lẻ.
- Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phục vụ khách hàng theo hướng ngày càng tạo ra nhiều tiện ích trên nền tảng công nghệ ngân hàng tiên tiến.
- Mở rộng các hoạt động phục vụ khách hàng ngoài quốc doanh, ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại.
- Tăng trưởng tổng tài sản và nguồn vốn với tốc độ cao.
- Phấn đấu các chỉ tiêu chất lượng cao hơn mức trung bình toàn hệ thống.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Phấn đấu trở thành ngân hàng bán rẻ kiểu mẫu, là một trong những trung tâm ứng dụng và triển khai những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới. Là chi nhánh đầu mối phục vụ khách hàng ngoài quốc doanh của toàn hệ thống trên địa bán thủ đô Hà Nội. Triển khai mạnh mẽ định hướng của ban lãnh đạo NHĐT và PTVN.
- trong các mục tiêu trên việc đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, phục vụ khách hàng theo hưóng ngày càng tạo điều kiện tiện ích trên nền tảng công nghệ ngân hàng tiên tiến được đặt lên hàng đầu và là mục tiêu cơ bản để đạt được những mục tiêu thiếp theo.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tai chi nhánh NHĐT và PTVN Hà Thành
3.2.1. Chuyên môn hoá cán bộ tín dụng của chi nhánh
Để có một khoản tín dụng có chất lượng tốt, yêu tố quan trọng trước tiên thuộc về người cán bộ tín dụng ngân hàng, hiểu biết về thực lực tài chính, khả năng thanh toán nợ của khách hàng kể cả ở hiện tại và tương lai, xác định được tiềm năng phát triển và dự báo được những biến động trong tương lai. Không những vậy, cán bộ tín dụng còn phải nắm rõ tư cách đạo đức của khách hàng vì tư cách đạo đức của người vay có ảnh hưởng đến ý muốn trả nợ của họ. Sự tác động của những chính sách kinh tế của Nhà nước hay ảnh hưởng của những biến động khách quan, chủ quan tác động đến kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp là rất phực tạp. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có một sự hiểu biết về thị trường và về lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh. tất cả những yếu tố đó đòi hỏi với một cán bộ tín dụng dường như quá lớn, một cán bộ tín dụng dường như có hiểu biết đến đâu, tài giỏi đến đâu cũng không thể có những hiểu biết sâu rộng tất cả những lĩnh vực. Để giải quyết vấn đề này, giải pháp đưa ra là cần chuyên môn hoá các cán bộ tín dụng, từng cán bộ sẽ đi sâu vào từng lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Hiện nay ở Chi nhánh Hà Thành và đa số ngân hàng thương mạiViệt Nam, việc phân công các cán bộ tín dụng chỉ dựa trên cơ chế khách hàng, mức dư nợ và thành phần kinh tế. Một cán bộ tín dụng khi đó phải chi vay trên nhiêù lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Như vậy các cán bộ tín dụng sẽ rất khó khăn trong việc thu thập và xử lý chính xác các thông tin tín dụng.
Phải chăng ngân hàng thực hiện chuyên môn hoá với từng cán bộ tín dụng bằng cách chia khách hàng theo từng nhóm, từng lĩnh vực kinh doanh. Trên cơ sở đó căn cứ vào năng lực sở trưòng và kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng để phần công thực hiện cho vay đối với từng loại khách hàng nhất định.Việc chuyên môn hoá đối với từng cán bộ tín dụng như vậy sẽ khắc phục được mâu thuẫn giữa chuyên môn hoá và đa dạng hoá, làm tăng chất lượng độ tin cậy của thông tin tín dụng, tạo cơ sở xây dựng các mối quan hệ khách hàng lâu dài. Đồng thời làm giảm chi phí trong công tác điều tra, tìm hiểu khách hàng, thẩm định và phân tích tín dụng, giám sát khách hàng sử dụng tiền vay.
3.2.2. Nâng cao cong tác thẩm đinh tài chin dự án
Công tác thẩm định dự án của ngân hàng đối với khách hàng là không thể thiếu được khi thực hiện một khoản vay. Đối với việc cho vay trung và dài hạn thì công tác thẩm định rất là phực tạp và khó khăn, công việc đó đòi hỏi khả năng phân tích, đánh giá và dự báo một cách chính xác của cán bộ thẩm định tín dụng về các dự án của khách hàng. Cán bộ tín dụng không chỉ đóng vai trò là người phân tích đánh giá mà còn là người tư vấn dầy dạn kinh nghiệp để có thể đưa ra các lời khuyên hữu ích cho các dự án của khách hàng. Điều đó vừa đem lại lợi ích cho khách hàng vùa đảm bảo an toàn cho đồng vốn tín dụng ngân hàng. Do vậy, trong quy trình cho vay thì việc làm tốt công tác thẩm định tín dụng góp phần rất quan trọng tới chất lượng khoản tín dụng.
Trong những năm qua, Chi nhánh Hà Thành đã thực hiện khá tốt khâu thẩm định tín dụng nên tỷ lệ nợ quá hạn dài hạn trên tổng dư nợ luôn luôn được khống chế ở mức độ thấp. Tuy nhiên việc thẩm định tín dụng mới chỉ dừng lại ở việc thẩm định tín dụng hiêu quả của dự án đầu tư hay phương án sản suất kinh doanh thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế. Một mảng khác rất quan trọng vẫn chưa được quan tâm đúng mức đó là thẩm định các chỉ tiêu định tính đối với ban giám đốc của doanh nghiệp vay vốn. Các chỉ tiêu thường là: năng lực trình độ, chuyên môn, khả năng quản lý, tổ chức điều hành, khả năng hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, phẩm chất đạo đức, phong uy tín.. của các thành viên trong ban giám đốc của doanh nghiệp. Để co thể đánh giá được chỉ tiêu này cán bộ tín dụng cần phải đi thực tế khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phỏng vấn trực tiếp các thành viên trong ban giám đốc, phỏng vấn các công nhân lao động, các bạn hàng, các đối tác, tìm thêm các nguồn thông tin bổ sung khác qua báo chí, các cảnh báo về việc thực các nhiệp vụ với nhà nước. Về doanh nghiệp từ đó các bộ phận tín dụng rút ra các nhận xét đúng đắn về ban giám đốc doanh nghiệp trở nên rất quan trọng vì nó liên quan đến khả năng điều hành và sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không.
Do đó trong thời tới, ngoài việc nâng cah hơn nữa trình độ thẩm định của cán bộ thẩm định tín dụng thông qua việc bồi dưỡng nghiệp vụ, hoc hỏi kinh nghiệp thẩm định trong và ngoài nước. Ngân hàng cần phải dành sự quan tâm chú trọng nhiều hơn đến các chỉ tiêu định lượng và định tính. Sự hiệu quả của đồng vốn phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của Ban Giám đốc doanh nghiệp.
Trong công tác thu nợ thì điều quan trọng là phải có một phương phâp thu nợ khoa học, tránh dập khuô cứng nhắc. Thông thường sự dập khuôn cứng nhắc gây thiệt hại cho cả hai bên và chỉ có thể giải quyết được bằng cách đưa ra toà án hay phát mại tài sản tín dụng. Khi xảy ra tình trạng thì doanh nghiệp sẽ rơi vào thế ( bi đát) và bế tắc, còn ngân hàng cũng không đảm bảo được việc thu hồi đầy đủ vốn cho vay. Do vậy, việc hợp tác khách hàng nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có lợi cho cả đôi bên. Nhất thiết phải thưch hiện tuần tự từ biện pháp kinh tế, sau đó nếu biện pháp kinh tế không đạt kết quả thì mới áp dụng biện pháp phát mại, xử lý tài sản thế chấp hay tuyên bố phá sản doanh nghiệp, khởi kiện đưa ra toà. Đối với các trường hợp sử dụng vay sai mục đích( chủ yếu đối với kinh tế ngoài quốc doanh gây hậu quả nghiêm trọng và có nhiều khả năng không thu hồi được vốn thì ngay cả khi khoản vay chua đến hạn Ngân hàng vẫn có thể kiên quyết thực hiện các biến pháp thu hồi cho vay qua việc phát mại tài sản thế chấp, kê biên tài, khởi kiện ra toà.
Ngoài ra,việc thu hồi nợ nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào sự phù hợp giữa thời hạn cho vay và chu kỳ sản xuất kinh doanh. Sự phù hợp đó thể hiện ở chỗ khi nào thì doanh nghiệp phát sinh doanh thu và đó chính là nguồn trả nợ vay cho ngân hàng. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, nhân viên tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng cần phải có kế hoạch bồi dưỡng cho nghiệp cán bộ, nhân viên tín dụng nhằm đào tạo nên sự đồng bộ trong hoạt động kinh doanh tín dụng cua r ngân hàng đồng thời với các hình thức khen thưởng vật chất xứng đáng với kết quả mà cán bộ tín dụng đem lại cho ngân hàng, áp dụng việc xử lý nghiêm minh đối với các cán bộ tín dụng không có tinh thần trách nhiệm với công việc để phát sinh thêm nhiều nợ quá hạn.
3.2.3. Tăng cường quản lý các món vay
Giám sát quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng là một biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro đạo đức. Việc giám sát Ngân hàng kiểm soát được hành vi cảu người vay vốn, đảm bảo đồng vốn được sử dụng đúng hiệu quả, mục đích. Nếu việc giám sát không được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, nhiều khả năng khách hàng sẽ sử dụng tiền vay vào các mục đích khác, rủi ro lớn.
Trong việc giám sát tiền vay các cán bộ tín dụng sẽ xem xét các báo cáo tài chính mới nhất của khách hàng, một số giấy tờ, hoá đơn liên quan ( như các giấy tờ chứng nhận doanh nghiệp đã nhận thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất). Ngoài ra định kỳ mỗi quý cán bộ tín dụng phải xuống cơ sở kiểm tra. Bên cạnh việc kiểm tra qua trình sử dụng tiền vay cabs bộ tín dụng cũng đặc biệt phải lưu ý tới tài sản thế chấp của khách hàng, đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành, nếu giá trị tài sản thế chấp bị giảm so với giá ban đầu thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản thế chấp khác hoặc giảm dư nợ tương ứng.
Cán bộ tín dụng phải nắm rõ các nguồn thu của khách hàng và yêu cầu khách hàng phải thực hiện việc thanh toán cho đơn vị qua ngân hàng. Thường xuyên kiểm tra các tài khoản của khách hàng là một phương thức để đánh giá tình trạng tài chính của khách hàng có lành mạnh không. Nếu trong giai đoạn thực thi của dự án gặp khó khắn, không thực hiện được theo đúng kế hoạch có thể gây rủi roc ho ngân hàng, cán bộ tín dụng phải cùng với chủ dự án tìm cách giải quyết, yêu cầu điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc phải có biện pháp để thu nợ về.
3.2.4. Tăng cường các nguồn thông tin về nguồn tín dụng.
Cùng với nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng thì việc sàng lọc và giám sát cũng đều làm cho chất lượng của tín dụng được cao hơn. Để đưa ra được quyết định cho vay đòi hỏi ngân hàng phải loại ra được những người vay tín dụng có triển vọng xấu. Một khi khoản tiền vay được thực hiện, người vay có ý muốn tiến hành những hoạt động rủi ro đạo đức, các ngân hàng phải theo nguyên lý quản lý tiền vay ngân hàng phải viết ra các điều khoản hợp đồng vào trong các hợp đồng vay tiền, đó là những điều khoản nhằm hạn chế đó không, bằng cách cưỡng chế thi hành những quy định hạn chế nếu họ không tuân theo. Để thực hiện được điều đó các ngân hàng phải có nguồn thông tin chính xác và kịp thời, các nguồn thông tin đó gồm: phỏng vấn người xin vay, sổ sách của ngân hàng, các nguồn tin điều tra bên ngoài địa điểm kinh doanh của người xin vay và các báo cáo tài chính của họ.
- Qua phỏng vấn người xin vay, nhân viên tín dụng sẽ biết được lý do và các yêu cầu xin vay có đáp ứng được các đòi hỏi về chính sách cho vay của ngân hàng mình hay không. Qua phỏng vấn nhân viên tín dụng cũng có thể đánh giá được phần nào đó về tính thật thà của người xin vay.
- Sổ sách của ngân hàng: một Nhà nước có thể lưu giữ hồ sở của người vay từ trước. Từ đó Chi nhánh có thể thu thập được các thông tin về khách hàng xin vay ở NHĐT và PTVN. Để từ đó có thêm những nguồn thông tin về người xin vay.
- Các nguồn thông tin từ việc điều tra hoạt động kinh doanh tong qua các báo cáo tài chính của khách hàng và thông qua việc nhân viên tín dụng trực tiếp đến thăm quan cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Các nguồn thông tin khác từ bên ngoài: như thông tin tù các tổ chức tài chình khác, thông tin tư các cơ quan chức năng quản lý, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng.
- Từ tất cả các nguồn thông tin trên các cán bộ ngân hàng có thể cho các nhận xét đánh giá một cách chính xác kịp thời về khách hàng của mình. Để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn.
- Các ngân hàng phát triển trên thế giới cũng như các ngân hàng lớn của Việt Nam đều phải bỏ ra những chi phí rất lớn để có những nguồn thông tin chính xác kịp thời. Phải chăng việc thành lập phòng thu thập thông tin và xử lý thông tin đối với chi nhánh NHĐT và PTVN Hà Thành là cần thiết mặc dù sẽ tốn nhiều chi phí.
3.2.5. Tăng cường xử lý các khoản nợ có vấn đề
Trong những năm vừa qua chi nhánh Hà Thành có tỷ lệ nợ quá hạn là thấp. Như thế không có nghĩa là trong tương lai Ngân hàng sẽ có tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Vì vậy mà ngân hàng vẫn cần phải quan tâm đến việc xử lý các khoản nợ có vấn đề.
Một khoản cho vay có vấn đề không có nghĩa là tất cả đã mất là người vay đã vào thời điểm cuối cùng và khả năng khoản vay sẽ không được trả một phần hay toàn bộ. Hầu hết các khoản vay có vấn đề tại các ngân hàng mới được xử lý bằng phương pháp khai khác, người vay được phép tự khắc phục các khó khăn tài chính và hoàn trả các khoản nợ cho ngân hàng càng nhanh càng tốt. Dẫn đến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn đôi khi họ không đủ khả năng giải quyết, điều làm cho các khoản vay của ngân hàng giảm đi cơ hội được hoàn trả, mặc dù doanh nghiệp đó rất thật thà và rất có thiện chi tra nợ.
Vây tại sao các Ngân hàng không cùng bắt tay với các doanh nghiệp để khắc phục khó khăn đem lại hiệu quả cho các khoản vay bằng các hình thức như: lời khuyên trên nhiều lĩnh vực nhằm tạo ra một phương hướng kinh doanh tốt cho doanh nghiệp, gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay để giảm bớt quy mô hoàn tra cho doanh nghiệp, thậm chí cấp thêm vốn làm cho doanh nghiệp có được vị thế tài chính mạnh hơn để vượt qua khó khăn, hoặc ngân hàng nắm phần chủ động trong hoạt động kinh doanh hay ngân hàng đảm nhận việc kinh doanh, cho đến khi đảm bảo rằng khoản vay sẽ được hoàn trả.
Nếu tất cả qua trình trên không đem lại hiệu quả thì sau cùng ngân hàng sẽ thanh lý các khoản cho vay có vấn đề. Có một số biện pháp nhằm thực hiện việc thanh lý. Nhân viên ngân hàng có thể thực hiện với sự giúp đỡ của chuyên gia tư vấn pháp luật của ngân hàng hay bộ phận liên quan đến những khoản cho vay có vấn đè và thành viên của bộ phận tham mưu có chuyên môn về lĩnh vực này. hoặc có thể bằng phương pháp tái sở hữu các hàng hoá dùng lâu bền như: xe hơi, máy móc.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước
- Luôn tạo lập ổn định của môi trường vĩ mô. Đây là yếu tố rất quan trọng tạo nên sự yêu tâm trong quá trình đầu tư của các nhà kinh tế. Có được sưh ổn định kinh tế vĩ mô thì dân chúng sẽ tích cực gửi những đồng tiền nhàn rỗi cho ngân hàng có thời hạn dài hơn và ngân hàng cũng giảm được rủi ro khi cho vay các khoản trung và dài hạn, từ đó làm cho kinh tế đất nước ngày càng được phát triển mở rộng và có chiều sâu.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, sửa đổi các văn bản điều khoản không có sự phù hợp, kịp thời ban hành các văn bản pháp luật theo kịp sự phát triển của nền kinh tế đất nước, tạo cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của cơ sở pháp lý.
- Đưa ra các chính sách đầu tư trong nước, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Ngân hàng Nhà nước cần phải ban hành kịp thời các quyết định, chính sách thể lệ đối với hoạt động Ngân hàng nhằm tạo nên sự phù hợp với thực tế.
- Một vấn đề mà Ngân hàng Nhà nước cần quan tâm đó là hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của ngành Ngân hàng.
- Các cơ quan bảo vệ và thi hành pháp luật cần đẩy mạnh tiến tiến bộ xét xử các vụ án liên quan đến hoạt động Ngân hàng, tránh kéo dài dây dưa gây động vốn cho Ngân hàng.
3.3.3. Kiến nghị với NHĐT và PTVN
- Thường xuyên tổ chức khoá tập huấn, nâng cao kiến thức nghiệp vụ bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ trong toàn hệ thống của mình.
- Kịp thời ban hành, hướng dẫn chi tiết thực hiện các quyết định chính sách của Ngân hàng Nhà nước cho toàn bộ chi nhánh.
- Hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng tăng cường quản lý rủi ro.
- Ngân hàng cần kiểm tra một cách thường xuyên để sớm phát hiện và điều tiết hiệu quả cảu hoạt động tín dụng.
KẾT LUẬN
Tín dụng trung và dài hạn là một hoạt động đem lại lợi ích không chỏ cho ngân hàng mà cho cả nền kinh tế xã hội. Đặc biệt nó gốc phần rất lớn công cuộc công nghiệp hoá, hiện đaih hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta chuẩn bị ra nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO), để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, đây là một sân chơi lớn với nhiều khó khăn và thách thức đối các doanh nghiệp Việt Nam. Để tạo được ưu thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp của Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài là hết sức cần thiết, nhất là vốn trung và dài hạn để nhằm hiện đại hoá doanh nghiệp. Từ đó nhân dân Viêt Nam thấy được tính cấp thiết của vốn trung và dài hạn cho toàn nền kinh tế. Tuy nhiên do những nhuyên nhân khách quan và chủ quan cho nên trong quá trình thưch hiện nhiệm vụ này còn nhiều hạn chế và vướng mắc. Đây là vấn đề cần nhiều thời gian để khắc phục và giải quyết nó cần phải có sự phối hợp giải quyết chặt chẽ giữa các ngành có liên quan nói chung và NHĐT và PT VN Hà Thành nói riêng, nhằm giải quyết nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế.
Chuyên đề đã đi vào phân tích đánh giá tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh NHĐT và PT Hà Thành. Từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị cụ thể để hoạt động tín dụng trung dài hạn của chi nhánh NHĐT và PTVN Hà Thành ngày một chất lượng hơn.
Do thời gian thực tập có hạn và trình độ còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý và nhận xét của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng- Tài chính trường Đại học kinh tế quốc dân và Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công tác tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Frederic- Mishkin: Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính
2. Peter Rose: Quản trị Ngân hàng thương mại
3. Tiền tệ, tín dụng và nNgân hàng ( Chủ biên: GS Tiến sĩ LÊ VĂN TƯ), Nhóm biên soạn: LÊ TÙNG VÂN- LÊ NAM HẢI
4. Giao trình Tài chính doanh nghiệp trường đại học kinh tế quốc dân, Chủ biên: PGS. TS. Lưu Thị Hương
5. Giáo trình Ngân hàng thương mại tại trường đại học kinh tế quốc dân, Chủ biên: PGS. TS. PHAN THỊ THU HÀ
6. Luật các tổ chức tín dụng
7. Báo tạp chí ngân hàng, thời báo kinh tế VIệt Nam
8. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005- 2007
9. Website: www.bidv.com.vn
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH08.docx