Chuyên đề Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở Công ty Đường bộ 471

Môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng giao thông ngày càng quyết liệt. Vấn đề thắng thầu một công trình đôi khi là vấn đề sống còn của một công ty. Bởi yêu cầu cho việc đảm bảo tình hình kinh doanh của các công ty xây dựng giao thông là phải có công trình để thi công; điều đó chỉ có thể được giải quyết khi tham gia đấu thầu và thắng thầu. Được thực tập tại Công ty Đường bộ 471 - là một công ty mạnh của Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 4, em đã có dịp tìm hiểu về lĩnh vực đấu thầu nói chung và hoạt động dự thầu của công ty nói riêng. Qua đó, em đã có thể bồi dưỡng thêm kiến thức thực tế cho bản thân, đồng thời có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn.

doc70 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở Công ty Đường bộ 471, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lý dự án Biển Đông 10.617 30/01/2003 01/2005 6 Quốc lộ 7 Ban quản lý dự án 85 10.062 07/06/2003 07/06/2005 7 Quốc lộ 8A km 71 - km 72 (Hà Tĩnh) Ban Quản lý dự án đường bộ 4 4.960 01/08/2003 01/06/2004 8 Đường tránh Vinh Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 4 13.500 09/2003 04/10/2005 9 Đường Hồ Chí Minh (Công nghệ OVM) (Quảng Bình) Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 4 2.600 04/2004 2005 10 Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 538 Ban Quản lý dự án Công trình giao thông Nghệ An 6.237 05/2004 12/05/2004 11 Đường nối cảng Vũng Áng đến biên giới Việt Lào (km 42 - km 49) Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng công trình 7.000 05/2004 2006 12 Quốc lộ 48 (km 33 - km 35) Sở Giao thông vận tải Nghệ An 5.388 29/10/2004 31/03/2005 13 Đường ven sông Lam Sở Giao thông vận tải Nghệ An 12.334 02/11/2004 25/10/2006 14 Đoạn nối Quốc lộ 7 - Quốc lộ 48 Sở Giao thông vận tải Nghệ An 5.474 25/11/2004 25/06/2006 15 Dự án khôi phục các đoạn ngập lụt nhẹ Quốc lộ 1A - gói thầu FL2 Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 4 11.500 15/12/2004 15/08/2006 16 Dự án đường nối từ cảng Vũng Áng đến biên giới Việt Lào, đoạn từ cảng Vũng Áng đến Xóm Sung Ban quản lý dự án 85 44.360 09/04/2005 02/2007 17 Dự án Quốc lộ 48 đoạn thị trấn Kim Sơn - Phú Phương Thông Thụ - Nghệ An - gói thầu số 1 Ban quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An 62.352 06/2005 04/2007 18 Dự án đầu tư tuyến Tây Nghệ An - gói thầu số 10 Ban quản lý dự án 1 54.776 30/12/2005 10/2007 Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Đường bộ 471 PHẦN II: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THẮNG THẦU Ở CÔNG TY ĐƯỜNG BỘ 471 TRONG THỜI GIAN QUA I. NĂNG LỰC CỦA CÔNG TY: 1. Hệ thống máy móc, trang thiết bị của Công ty: Nhìn chung, hệ thống máy móc, trang thiết bị của công ty tương đối đầy đủ về số lượng, chủng loại, khá hiện đại và đồng bộ... có khả năng thi công nhiều công trình cùng một lúc, đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. Tuy nhiên, máy móc thiết bị vẫn còn tồn tại nhiều loại cũ, hỏng chưa được thay thế, bổ sung, mua mới. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác dự thầu và thi công công trình của công ty. Danh sách máy móc, thiết bị thi công hiện có của Công ty đường bộ 471: xem phụ lục - trang ... 2. Nguồn nhân lực của Công ty: - Xét về số lượng: Tổng số: 532 người Trong đó: Kỹ sư, cử nhân: 78 người + Kỹ sư cầu đường: 29 người (có 1 cao học) + Kỹ sư kinh tế xây dựng, cơ khí: 14 người + Cử nhân kinh tế, tài chính: 11 người + Cao đẳng giao thông: 12 người + Cử nhân Anh văn: 01 người + Cử nhân Trung văn: 01 người Trung cấp: 36 người + Trung cấp cầu đường, cầu hầm: 11 người + Trung cấp máy xây dựng, cơ khí: 02 người + Trung cấp y sỹ: 02 người + Thống kê - kế toán - vật tư: 21 người Công nhân kỹ thuật và trực tiếp sản xuất: 418 người + Bậc 6: 76 người + Bậc 7: 56 người - Xét về tỷ lệ: Số lao động có trình độ thạc sỹ: 0,19% Số lao động có trình độ đại học: 15,41% Công nhân kỹ thuật và trực tiếp sản xuất: 78,57% Qua đây có thể thấy rằng đội ngũ lao động của công ty khá đông đảo. Hơn nữa, lực lượng kỹ sư cầu đường, cử nhân kinh tế, công nhân kỹ thuật... dày dạn kinh nghiệm, đủ năng lực thi công các công trình phức tạp, theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây có thể nói là một thế mạnh của công ty trong tham dự thầu, bởi nguồn nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm luôn là một tiêu chí cần thiết để chủ đầu tư đánh giá cao. Bên cạnh đó, lực lượng công nhân kỹ thuật luôn chiếm tỷ lệ cao so với số lao động có trình độ thạc sỹ và đại học. Đây là một tỷ lệ hợp lý với các doanh nghiệp giao thông: Công nhân kỹ thuật và trực tiếp sản xuất chiếm tỷ lệ cao, còn lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ thấp. Xét riêng trong đội ngũ lao động gián tiếp, lực lượng kỹ sư cầu đường, kỹ sư kinh tế xây dựng và cử nhân kinh tế chiếm tỷ lệ cao. Đây là bộ phân được đào tạo đúng chuyên ngành giao thông, kinh tế, phục vụ hiệu quả cho sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh đội ngũ lao động có kiến thức và kinh nghiệm, một số cán bộ của công ty chưa được đào tạo đúng chuyên ngành, trình độ còn hạn chế. Một kế hoạch đào tạo về chuyên môn và nâng cao trình độ cho họ là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty. 3. Kinh nghiệm của công ty: Thành lập ngày 19/05/1971, qua 35 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Đường bộ 471 có thể tự hào về khả năng thi công của mình. Công ty có khả năng thi công tất cả các hạng mục của đường bộ: nền đường, mặt đường; thi công các loại đường: đường rải thảm, đường bê tông xi măng. Bên cạnh đó, công ty còn có kinh nghiệm lâu năm trong thi công cống và cầu nhỏ. Công việc thí nghiệm và kiểm tra chất lượng công trình giao thông tuy mới được chú ý trong những năm gần đây nhưng đã được công ty làm rất tốt. Cụ thể: Bảng 7: Năng lực kinh nghiệm của Công ty Đường bộ 471 STT Tên công việc Số năm kinh nghiệm 1. Thi công nền đường 35 năm 2. Thi công mặt đường 35 năm 3. Thi công cống và cầu nhỏ 35 năm 4. Sản xuất vật liệu xây dựng 35 năm 5. Thi công mặt đường bê tông xi măng 27 năm 6. Thi công đường rải thảm 20 năm 7. Thí nghiệm, kiểm tra chất lượng công trình giao thông 5 năm 8. Thiết kế bản vẽ thi công 5 năm Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Đường bộ 471 Qua đây có thể nói, Công ty Đường bộ 471 là một công ty dày dạn kinh nghiệm trong thi công đường bộ. Sắp tới, công ty có kế hoạch mở rộng ngành nghề kinh doanh: Trước đây, công ty chủ yếu nhận thi công đường và các công trình liên quan đến đường (cống và cầu nhỏ), nhưng hiện nay công ty quyết định chuyển sang cả lĩnh vực thi công cầu trung. Việc công ty quyết định chuyển đổi có thể được giải thích như sau: Trước đây, một gói thầu chỉ bao gồm thi công một đoạn đường, không bao gồm cầu trong đó (hoặc chỉ bao gồm cầu nhỏ), phần xây dựng cầu trung và cầu lớn lại thuộc gói thầu khác; và công ty sẽ chỉ tham gia ở gói thầu thi công đường (có thể bao gồm cả cầu nhỏ) - một lĩnh vực mà công ty có khả năng và kinh nghiệm dày dặn. Nhưng hiện nay, trên những đoạn đường có cầu bắc qua (trường hợp cầu nhỏ và cầu trung), một gói thầu chủ đầu tư còn yêu cầu kiêm cả việc xây dựng cầu trong đó. Do vậy, để phù hợp với tình hình thực tế và cũng nhận thấy nguồn nhân lực hiện tại của công ty có không ít người có chuyên môn về cầu, công ty đã quyết định chuyển đổi kịp thời sang cả lĩnh vực xây dựng cầu trung. Đây là một bước chuyển đổi phù hợp với thực tế, đồng thời tận dụng được nguồn nhân lực có sẵn trong công ty. 4. Tài chính của công ty: Mục đích của đánh giá khái quát tình hình tài chính là cung cấp cho nhà quản lý biết được thực trạng tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ độc lập về mặt tái chính. Công ty Đường bộ 471 là một công ty mạnh của Tổng công ty XDCT Giao thông 4. Trong thời gian qua, lãnh đạo công ty đã có những cố gắng vượt bậc làm cho công ty làm ăn có hiệu quả, đời sống của người lao động được ổn định, thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Có thể thấy được điều này qua tình hình doanh thu của công ty trong vòng 5 năm gần đây như sau: Biểu đồ 4: Doanh thu của Công ty Đường bộ 471 từ năm 2001 - 2005 Triệu đồng Như vậy, doanh thu của công ty tương đối lớn. Đặc biệt là năm 2003, doanh thu của công ty đạt 114.807 triệu đồng, tăng 30.107 triệu đồng so với năm 2002. Có được kết quả đó là nhờ đường lối đúng đắn của ban giám đốc công ty. Trong đầu năm 2003, công ty đã mua nhiều loại phương tiện, xe, máy hiện đại, phục vụ hiệu quả cho việc thi công nhiều công trình có tầm cỡ, quy mô quốc gia; do đó, công ty đã trúng thầu nhiều công trình lớn. Sang năm 2004, doanh thu có sự giảm sút; chủ yếu là do: nhiều hạng mục công trình đã thi công xong, nhưng chủ đầu tư chưa nghiệm thu thanh toán, dẫn đến sản phẩm dở dang nhiều, doanh thu thấp. Tương ứng với tình hình doanh thu như vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty cũng có những thay đổi đáng kể trong 5 năm gần đây: Biểu đồ 5: Lợi nhuận của Công ty Đường bộ 471 từ năm 2001 - 2005 Triệu đồng Lợi nhuận Tương ứng với doanh thu, lợi nhuận của công ty là tương đối lớn. Trong thời gian qua, do làm ăn có lãi, hàng năm công ty đã trích ra 50% lợi nhuận sau thuế để bổ sung vào nguồn vốn sản xuất kinh doanh. Bảng 8: Một số chỉ tiêu phân tích tài chính Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 2003 2004 2005 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu % 1,30 1,32 1,55 1,60 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu % 0,88 0,90 1,11 1,16 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Tổng TS % 0,70 0,83 0,86 0,90 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Vốn CSH % 10,56 12,98 14,27 14,99 Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Đường bộ 471 Các chỉ tiêu này cho thấy, công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Bảng 9: Cơ cấu vốn của Công ty Đường bộ 471 Đơn vị: VNĐ STT Chỉ tiêu Giá trị 1. Tổng nguồn vốn 136.916.785.000 2. Vốn chủ sở hữu 8.228.675.000 3. Vốn vay 128.688.110.000 Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Đường bộ 471 Có thể thấy rằng, vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của công ty (chiếm 93,99%). Điều này có thể giải thích được bằng việc chủ đầu tư chậm nghiệm thu, thanh toán, mặt khác công ty một lúc thi công nhiều công trình nên phải đi vay vốn để có vốn sản xuất kinh doanh. Con số này cho thấy việc mạnh dạn áp dụng các biện pháp tài chính về sử dụng vốn vay của công ty. Và trên thực tế, do có cơ cấu tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và luôn giữ được chữ tín, nên công ty đã có được nguồn bảo lãnh tín dụng lớn từ phía các ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Ngoại thương Vinh.Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra ở đây là, vốn vay chiếm tỷ lệ quá cao như thế sẽ tăng mức rủi ro cho công ty, ảnh hưởng đến hiệu quả dự thầu của công ty vì nó ảnh hưởng đến mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty. Có thể thây điều này qua chỉ tiêu: Vốn chủ sở hữu 8.228.675.000 Hệ số tự tài trợ = = = 0,0601 Tổng nguồn vốn 136.916.785.000 Một vấn đề nữa khi phân tích tình hình tài chính của công ty cần chú ý đó là phân tích tình hình thanh toán. Bảng 10: Khả năng thanh toán của Công ty Đường bộ 471 Chỉ tiêu Năm 2002 2003 2004 2005 Hế số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Giá trị thuần về TSNH/ Nợ ngắn hạn) 0,68 0,8 0,84 0,88 Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Tiền và các khoản tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn) 0,03 0,02 0,01 0,01 Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Đường bộ 471 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là một chỉ tiêu cho biết với toàn bộ giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm việc thanh toán nợ ngắn hạn hay không. Chỉ tiêu này nếu >= 1 mới là một chỉ tiêu tốt. Còn chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp là cao hay thấp. Các chỉ tiêu trên trong mấy năm qua còn thấp, ảnh hưởng đến lòng tin của các chủ nợ đối với công ty. Điều này gây khó khăn cho công ty trong việc huy động vốn. Nguyên nhân là do tình hình thanh quyết toán các công trình còn chậm. II. GIÁ DỰ THẦU CỦA CÔNG TY: 1. Các nguyên tắc trong tính giá: - Khi lập giá dự thầu cần nắm vững hệ thống tiêu chuẩn định mức (định mức xây dựng cơ bản) và các hướng dẫn chung về lập giá xây dựng (dự toán chi phí xây dựng cơ bản) do Bộ Xây dựng ban hành. Trong đó: + Đơn giá vật liệu tính theo đơn giá định mức do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành (nếu có), hoặc theo thông báo giá của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi đặt công trình tại thời điểm tính giá. + Đơn giá nhân công không được thấp hơn quy định của Nhà nước. + Đơn giá máy thi công lấy theo bảng đơn giá ca máy do Bộ Xây dựng ban hành. + Thuế: Căn cứ vào quy định của Nhà nước tại thời điểm lập giá. - Đơn giá dự thầu phải bù đắp được tất cả các chi phí bỏ ra, bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí chung và các chi phí khác. - Mức lãi dự kiến phải luôn lớn hơn 0. Trong một số trường hợp chiến lược mới để mức lãi = 0, nhằm giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động. Tuyết đối không để giá dự thầu quá thấp nhằm mục đích trúng thầu. Bởi, giá quá thấp, công ty không đủ khả năng để thi công công trình đảm bảo chất lượng, gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Mặt khác, giá dự thầu quá thấp sẽ gây ra nghi ngờ với chủ đầu tư, và có thể dẫn đến hồ sơ dự thầu bị loại ngay từ đầu. 2. Phương pháp tính giá: * Theo thông tư 09 ngày 17/07/2000 (cũ): Tính toán đơn giá từng công việc (từng hạng mục). Trong mỗi đơn giá phân thành các khoản mục như sau: - Chi phí nhân công (NCi). - Chi phí máy thi công (Mi). - Chi phí vật liệu (VLi). - Chi phí chung (Ci): tính theo tỷ lệ phần trăm của chi phí nhân công. - Thu nhập chịu thuế tính trước hay mức lãi dự kiến (Li): tính theo phần trăm của tổng tất cả các chi phí trên. - Đơn giá dự thầu trước thuế (Z1): Z = NCi + Mi + VLi + Ci + Li - Thuế giá trị gia tăng đầu ra: VAT = Z1*thuế suất thuế GTGT. - Đơn giá dự thầu sau thuế (Z2): Z2 = Z2 + VAT - Chi phí khác: tính theo phần trăm của Z2. - Cộng đơn giá dự thầu (Z2 + Chi phí khác). Giá dự thầu công trình là tổng tất cả đơn giá các hạng mục. Ví dụ: Bảng 11: Bảng phân tích chi tiết đơn giá dự thầu. Công trình: Đường Phước Tân - Bãi Ngà, đoạn Km 0 - Km 13 + o97,95. Tuyến: Đường nối khu công nghiệp Hòa Hiệp - Cảng Vũng Rô. Gói thầu số 6: Km 11 - Km 13. Tên công việc: Đáo đá bằng nổ mìn đá C2 ĐG: 2 ĐV: m3 (Đơn vị: Đồng) TT SHĐM Khoản mục chi phí Đơn vị Định mức Đơn giá Thành tiền a BL1322 Nhân công 9.072,12 - Thợ đường bậc 3,5/7 Công 0,45 20.160,26 9.072,12 b Máy thi công 6.383,84 - Máy khoan cầm tay f 42mm Ca 0,03 39.912,75 1.197,38 - Máy nén khí 10m3/ph Ca 0,01 483.002,18 4.830,02 - Máy ủi công suất 140cv Ca 0,0003 997.435,09 293,23 - Máy khác 1% 6320,63 63,21 c Vật liệu 15.366,64 - Thuốc nổ Amônit Kg 0,76 14.550,00 11.058,00 - Kíp điện Cái 0,45 1.360,00 612,00 - Dây điện m 0,9 2.952,38 2.657,14 - Dây nổ m 0,255 850,00 216,75 - Dây cháy chậm m 0,05 1.820,00 91,00 - Vật liệu khác 5% 14.634,89 731,74 d Chi phí chung (a*tỷ lệ) 66% 5.987,60 e Cộng (a + b + c + d) 36.810,20 f Thu nhập chịu thuế tính trước (e*tỷ lệ) 6% 2.208,61 g Cộng đơn giá dự thầu trước thuế (Z1) 39.018,81 h Thuế giá trị gia tăng đầu ra (VAT) 5% 1.950,94 i Đơn giá dự thầu sau thuế 40.969,75 j Các chi phí khác phân bổ cho hạng mục cv này 3,0% 1.229,09 k Cộng đơn giá dự thầu 42.198,84 Vậy giá của hạng mục công việc này là 42.198,84 đồng. Tính tương tự cho các hạng mục công việc khác của gói thầu. * Theo thông tư 04 ngày 04/03/2005 (mới): Thông tư này có điểm khác cơ bản là: Ngoài các khoản mục như chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí vật liệu, còn có thêm khoản mục chi phí trực tiếp: Chi phí trực tiếp: Ti = NCi + Mi + VLi Chi phí chung (Ci): tính theo tỷ lệ phần trăm của chi phí trực tiếp. Ví dụ: Bảng 12: Bảng phân tích chi tiết đơn gia dự thầu. Gói thầu số 8: Km 60 - Km 68 Thuộc dự án: Nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 279 - Đoạn Tuần Giáo - Điện Biên - Tây Trang. Tên công việc: Đào nền đường đá cấp 4 bằng nổ phá BL1324 m3 Đơn vị: Đồng TT Khoản mục chi phí Đơn vị Định mức Đơn giá Thành tiền a Vật liệu 11.412,50 - Thuốc nổ Amonit Kg 0,600 14.830,00 8881,80 - Kíp điện Cái 0,350 2.560,00 896,00 - Dây điện m 0,900 295,00 265,50 - Dây nổ m 0,200 3.634,00 726,80 - Dây cháy chậm m 0,050 1.979,00 98,95 - Vật liệu khác 5% 10.869,05 543,45 b Nhân công 22.550,94 - Thợ nhóm II bậc 3,5/7 Công 0,3500 61.574,12 21.550,94 - Thợ nhóm II bậc 3/7 Công 0,0150 58.462,35 876,94 c Máy thi công 19.471,70 - Máy khoan cầm tay D = 42 mm Ca 0,025 52.222,29 1.305,56 - Máy nén khí 10m3/ph Ca 0,008 631.965,47 5.245,31 - Máy ủi công suất 140cv Ca 0,0003 1.278.887,04 383,67 - Máy khác 1% 6.934,54 69,35 BD1754 - Máy đào bánh hơi gàu 0,8 m3 Ca 0,0042 1.008.742,26 4.236,72 - Ô tô tự đổ 10T Ca 0,0106 776.517,98 8.231,09 d Chi phí trực tiếp (a + b + c) 53.435,14 e Chi phí chung (%d) 66% 35.267,19 f Cộng (d + e) 88.702,33 g Thu nhập chịu thuế tính trước (%f) 6% 5.322,14 h Cộng đơn giá dự thầu trước thuế Z1 (h = f + g) 94.024,47 i Thuế VAT: %h 10% 9.402,45 j Các loại chi phí khác được phân bổ %(h + i) 1,9% 1.965,11 k Cộng đơn giá dự thầu sau thuế Z2 105.392,03 Vậy giá của hạng mục công việc này là 105.392,03 đồng. Tính tương tự cho các hạng mục khác của công trình. III. PHÂN TÍCH MỘT SỐ HỒ SƠ DỰ THẦU: 1. Hồ sơ thắng thầu: Hồ sơ đấu thầu xây lắp: gói thầu TNA10: Đoạn Km 85 + 00 - Km 94 + 00 và đường ngang vào đồn biên phòng Tri Lễ. Dự án: Đầu tư xây dựng tuyến phía Tây Nghệ An. Chủ thầu: Ban quản lý dự án 1 - Số 208 Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Phương thức đấu thầu: Đấu thầu rộng rãi Số lượng nhà thầu lớn, nên chỉ phân tích trên 5 nhà thầu tiêu biểu, có năng lực mạnh và uy tín trên thị trường: 1- Công ty Đường bộ 471. 2- Công ty TNHH Trường Thịnh. 3- Công ty Cổ phần 118. 4- Công ty Đầu tư Xây dựng và Thương mại Giao thông 1. 5- Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông 484. Chủ đầu tư đã tiến hành đánh giá như sau: * Đánh giá sơ bộ: Bảng 13: Kết quả đánh giá sơ bộ của các nhà thầu TT Nội dung xem xét Nhà thầu 1 2 3 4 5 1 Số bản gốc và bản sao Đ Đ Đ Đ Đ 2 Đơn dự thầu có chữ ký đầy đủ và hợp lệ Đ Đ Đ Đ Đ 3 Bảo lãnh dự thầu Đ Đ Đ Đ Đ 4 Đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực XDCT và khảo sát thiết kế bản vẽ thi công Đ Đ Đ Đ Đ 5 Số liệu tài chính có xác nhận theo quy định của hồ sơ mời đấu thầu Đ Đ Đ Đ Đ 6 Tài chính của nhà thầu lành mạnh (tổng lợi nhuận 3 năm gần đây > 0) Đ Đ Đ Đ Đ 7 Kinh nghiệm XDCTGT trên 5 năm Đ Đ Đ Đ Đ 8 Hạch toán kinh tế độc lập Đ Đ Đ Đ Đ 9 Bảng giá thầu Đ Đ Đ Đ Đ 10 Bảng phân tích đơn giá Đ Đ Đ Đ Đ 11 Lịch trình tiến độ thi công Đ Đ Đ Đ Đ 12 Thuyết minh biện pháp thi công + bản vẽ Đ Đ Đ Đ Đ 13 Danh sách máy móc thiết bị thi công công trình Đ Đ Đ Đ Đ 14 Bảng kê khai bố trí nhân sự công trình dự thầu Đ Đ Đ Đ Đ 15 Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường Đ Đ Đ Đ Đ Chú thích: Đ: Đạt. Ở bước này, hồ sơ dự thầu sẽ bị loại khi một trong các tiêu chí đánh giá nêu trên bị đánh giá là không đạt. Trong quá trình đánh giá nếu phát hiện nhà thầu nào kê khai dan dối thì nhà thầu đó bị loại. Theo như đánh giá ở bảng trên, cả 5 nhà thầu được đưa ra đánh giá ở đây đều đáp ứng những yêu cầu trên của chủ đầu tư. * Đánh giá chi tiết: Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật, chất lượng để chọn danh sách ngắn: Bảng 14: Đánh giá về mặt kỹ thuật, chất lượng của các nhà thầu Chỉ tiêu đánh giá Nhà thầu Điểm tối đa 1 2 3 4 5 I. Biện pháp thi công 47 45 45 47 45 50 1. Hiểu biết và nhận thức của nhà thầu đối với dự án & hiện trường 4 3 3 4 3 5 2. Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ thi công 19 15 16 19 14 20 3. Tổ chức thi công và chất lượng thi công 19 14 13 19 14 20 4. Thiết bị thí nghiệm kiểm tra 4 3 3 5 4 5 II. Máy móc, thiết bị thi công 17 15 16 16 17 20 III. Nhân sự bố trí cho công trình 14 12 14 14 13 15 IV. Tiến độ thi công 14 12 13 14 12 15 Tổng cộng 91 84 88 90 87 100 Ở bước đánh giá này, các nhà thầu đều đạt điểm chất lượng, kỹ thuật > 70 điểm. Trong đó Công ty Đường bộ 471 đạt điểm cao nhất (91 điểm). Tất cả 5 nhà thầu trên đều được chọn vào danh sách ngắn để tiếp tục đánh giá bước 2. Bước 2: Đánh giá về tài chính: Bảng 15: Bảng đánh giá về tài chính của các nhà thầu Đơn vị : Nghìn đồng TT Diễn giải Nhà thầu 1 2 3 4 5 1 Giá dự thầu 54.776.084 54.985.655 55.015.035 55.125.225 54.915.097 2 Sửa lỗi số học + 236 + 1.250 - - + 245 3 Sai lệch - 125 - - 210 -112 - 4 Giá sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch 54.776.195 54.986.905 55.014.825 55.125.113 54.915.342 5 Đưa về cùng mặt bằng - - - - - 6 Giá đánh giá 54.776.195 54.986.905 55.014.825 55.125.113 54.915.342 7 Xếp hạng nhà thầu 1 3 4 5 2 Trích: Kết quả xét thầu Gói thầu TNA10 - Ban Quản lý dự án 1. Nhà thầu Công ty Đường bộ 471 có giá đánh giá thấp nhất được xếp hạng cao nhất, tức là đã trúng thầu. 2. Hồ sơ trượt thầu: Hồ sơ đấu thầu xây lắp công trình: Gói thầu số 6B: Xây dựng đoạn - Km 57 + 150, thuộc dự án: Xây dựng tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, thuộc tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Chủ thầu: Ban Quản lý các dự án Giao thông 9 (63 Nguyễn Xí - Phường 26 - Quận Bình Thạnh - Tp Hồ Chí Minh). 5 nhà thầu tiêu biểu: 1- Công ty Đường bộ 471. 2- Công ty Công trình 120. 3- Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông 482. 4- Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 423. 5- Liên hiệp Xây dựng Vạn Cường. Kết quả đánh giá của chủ đầu tư: * Đánh giá sơ bộ: Về cơ bản tương tự như đánh giá hồ sơ đấu thầu xây lắp "Gói thầu TNA10"; tuy nhiên, do giá trị công trình này lớn, nên trong hồ sơ mời thầu yêu cầu: - Doanh thu trung bình trong 3 năm gần đây >= 214 tỷ đồng. - Trong 5 năm liền kề trước đó đã từng thi công và hoàn thành một hợp đồng tương tự về mặt kỹ thuật có giá trị >= 114 tỷ đồng, hoặc đã tham gia và hoàn thành từ 2 đến 3 hợp đồng tương tự về kỹ thuật xây dựng của gói thầu với tổng giá trị thực hiện tại các hợp đồng trên phải lớn hơn 143 tỷ đồng (có xác nhận theo yêu cầu của hồ sơ mời đấu thầu). Ở giai đoạn đánh giá này, tất cả 5 nhà thầu trên đều đáp ứng được những yêu cầu của chủ đầu tư. * Đánh giá chi tiết: Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật, chất lượng để chọn danh sách ngắn: Bảng 16: Đánh giá về mặt kỹ thuật chất lượng của các nhà thầu Chỉ tiêu đánh giá Nhà thầu Điểm tối đa 1 2 3 4 5 I. Biện pháp thi công 44 44 39 40 39 50 1. Hiểu biết và nhận thức của nhà thầu đối với dự án & hiện trường 3 3 3 2 2 3 2. Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ thi công 20 19 18 19 16 22 3. Tổ chức thi công và chất lượng thi công 18 18 15 15 17 20 4. Thiết bị thí nghiệm kiểm tra 3 4 3 4 4 5 II. Máy móc, thiết bị thi công 18 19 16 17 17 20 III. Nhân sự bố trí cho công trình 14 14 13 13 14 15 IV. Tiến độ thi công 14 13 13 14 12 15 Tổng cộng 90 90 81 84 82 100 Hồ sơ dự thầu không đáp ứng được các yêu cầu trên sẽ bị loại bỏ. Hồ sơ đấu thầu nào đạt từ 70% tổng số điểm tối đa trở lên sẽ và các tiêu chí đánh giá lớn (theo số thứ tự từ I - IV của khung điểm) đạt 50% số điểm tối đa của tiêu chí đó sẽ được chọn vào danh sách ngắn để đánh giá tiếp về tài chính. Ở đây, tất cả 5 nhà thầu được xem xét đều đạt yêu cầu và được chọn vào danh sách ngắn để đánh giá về tài chính. Bước 2: Đánh giá về tài chính: Bảng 17: Đánh giá về tài chính của các nhà thầu Đơn vị: Nghìn đồng TT Diễn giải Nhà thầu 1 2 3 4 5 1 Giá dự thầu 159.217.063 158.725.074 159.557.920 159.987.235 159.615.023 2 Sửa lỗi số học - + 625 + 134 - + 1.223 3 Sai lệch + 314 - 125 - +116 - 4 Giá sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch 159.217.377 158.725.574 159.558.054 159.987.351 159.616.246 5 Đưa về cùng mặt bằng - - - - - 6 Giá đánh giá 159.217.377 158.725.574 159.558.054 159.987.351 159.616.246 7 Xếp hạng nhà thầu 2 1 3 5 4 Trích: Kết quả xét thầu Gói thầu 6B - Tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp - Ban quản lý các dự án Giao thông 9. Như vậy, qua đánh giá về tài chính, nhà thầu Công ty Công trình Giao thông 120 có giá đánh giá thấp nhất và đã trúng thầu. Công ty Đường bộ 471 tuy có điểm kỹ thuật cao nhưng giá bỏ thầu tuy thấp hơn các nhà thầu khác nhưng lại cao hơn giá bỏ thầu của Công ty Công trình 120; do đó, đã trượt thầu. IV. NHỮNG TỒN TẠI CHỦ YẾU VÀ NGUYÊN NHÂN: 1. Những tồn tại: a. Năng lực của công ty còn hạn chế: - Đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong toàn công ty là khá đông đảo nhưng chưa đồng đều về trình độ. Số lao động có trình độ thạc sỹ chiếm 0,19%, lao động có trình độ đại học chiếm 15,41%, lao động có trình độ trung cấp chiếm 6,77%. Điều này ảnh hưởng đến sự hoạt động đồng bộ, hiệu quả của công ty. Mặt khác, bên cạnh đội ngũ có kiến thức, kinh nghiệm, công ty còn có một số cán bộ chưa đúng chuyên ngành, trình độ còn hạn chế. - Máy móc, thiết bị nhiều loại cũ, hỏng chưa được thay thế, bổ sung, mua mới. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác dự thầu và thi công công trình của công ty. Bởi, trong hồ sơ dự thầu, có một phần yêu cầu trình bày về năng lực máy móc thiết bị thi công công trình đấu thầu; do đó, nếu máy móc, thiết bị không đảm bảo yêu cầu của chủ đầu tư, hồ sơ dự thầu có thể sẽ bị loại. - Tình hình tài chính mặc dù lành mạnh, nhưng mức độ độc lập chưa cao bởi vốn chủ sở còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu vốn. Khả năng thanh toán còn thấp, tỷ lệ vốn vay trong cơ cấu vốn lại quá cao (chiếm 93,99%). Một vấn đề đặt ra ở đây là, vốn vay chiếm tỷ lệ quá cao sẽ tăng mức rủi ro cho công ty, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động dự thầu nói riêng. b. Giá dự thầu của công ty còn chưa hợp lý: - Giá dự thầu của công ty còn thiếu tính linh hoạt. Giá dự thầu có lúc quá cao, có lúc lại quá thấp. Giá dự thầu quá cao dẫn đến trượt thầu; giá dự thầu quá thấp dẫn đến kinh doanh không hiệu quả, không đảm bảo chất lượng công trình, ảnh hưởng đến uy tín của công ty và có thể gây nghi ngờ với chủ đầu tư dẫn đến hồ sơ bị loại ngay từ đầu. - Giá dự thầu của công ty trong nhiều trường hợp còn thiếu tính cạnh tranh. Điều này dẫn đến việc bỏ lỡ nhiều công trình do trượt thầu, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty. 2. Nguyên nhân: a. Nguyên nhân của việc hạn chế trong năng lực của công ty: - Việc đào tạo, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực chưa được tốt. Mặc dù công ty thường xuyên có các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty nhưng chất lượng đào tạo chưa cao. Có một số cán bộ trong công ty còn được bố trí chưa đúng chuyên ngành, dẫn đến chất lượng công việc chưa cao. Mặt khác, do tình hình sản xuất kinh doanh của công ty khá hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận nên có khá nhiều người muốn được làm việc tại công ty; tuy nhiên, công ty chưa thực sự có kế hoạch thu hút và tuyển chọn lao động giỏi về công ty mình làm việc. - Vốn sản xuất kinh doanh của công ty còn hạn chế. Hình thức pháp lý của công ty là một công ty Nhà nước, vốn sản xuất kinh doanh chủ yếu do Nhà nước cấp và quỹ tái đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng hiện nay nguồn vốn đó không đủ để thi công công trình, do đó vấn đề thay thế, bổ sung, mua mới máy móc thiết bị của công ty còn nhiều hạn chế. - Việc nghiệm thu thanh toán của chủ đầu tư còn chậm. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty thường gặp phải vấn đề: nhiều hạng mục công trình công ty đã thi công xong, nhưng chủ đầu tư chưa nghiệm thu thanh toán, dẫn đến sản phẩm dở dang nhiều, doanh thu thấp. Mặt khác, để đảm bảo công ăn việc làm và tình hình kinh doanh của mình, công ty đã phải thực hiện nhiều công trình cùng một lúc; do đó, công ty phải đi vay để có vốn trang trải cho các công trình của mình, dẫn đến tỷ lệ vốn vay trở nên rất cao trong cơ cấu vốn. Hơn nữa, công ty cũng chưa tích cực huy động nguồn vốn nội bộ trong toàn công ty. b. Nguyên nhân làm cho giá dự thầu còn thiếu hợp lý: - Khi thực hiện giảm giá cạnh tranh, công ty thường giảm tỷ lệ lãi chi phí phân bổ cho công trình hoặc giảm bớt tỷ lệ lãi dự kiến. Việc giảm giá này chủ yếu dựa vào suy đoán chủ quan của công ty, chưa dựa trên sự đánh giá về môi trường bên ngoài, đặc biệt là đối thủ cạnh tranh, dẫn đến giá bỏ thầu quá thấp hoặc quá cao. Hơn nữa, việc nắm bắt sự thay đổi giá cả trên thị trường công ty làm chưa tốt, cộng với sự cứng nhắc trong quá trình lập giá dự thầu đã làm cho giá dự thầu nhiều lúc không sát với thực tế, do đó tính linh hoạt chưa cao. - Trong quá trình lập giá dự thầu, đơn giá xe, máy thi công lấy theo đơn giá chung của ngành, chưa lập ra đơn giá riêng, tính theo giá trị sẵn có của công ty, nên giá dự thầu chưa mang tính cạnh tranh. Mặt khác, công ty chưa xây dựng được hoàn chỉnh định mức nội bộ, phần lớn hạng mục công việc công ty còn sử dụng định mức chung dành cho ngành XDCB do Bộ xây dựng ban hành, nên giá dự thầu chưa mang tính cạnh tranh. PHẦN III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU Ở CÔNG TY ĐƯỜNG BỘ 471. I. NHÓM GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC HIỆN CÓ CỦA CÔNG TY: 1. Đối với việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực của công ty: * Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Đây là vấn đề có tính chiến lược lâu dài, nó có ý nghĩa không chỉ riêng đối với việc nâng cao khả năng thắng thầu của công ty mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Có thể nói, một tập thể mạnh hay yếu phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của từng cá nhân và tính thống nhất của bộ máy làm việc. Khả năng phối hợp hoạt động giữa các cá nhân với nhau, sự kết nối làm việc giữa các bộ phận ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Có thể nêu lên một vài giải pháp cho vấn đề này như sau: - Đối với cán bộ công nhân viên trong toàn công ty: + Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cả về lý thuyết lẫn thực hành tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. + Tạo điều kiện và đầu tư kinh phí cho việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học. Đặc biệt là ngoại ngữ chuyên môn, ứng dụng các phần mềm xây dựng, phần mềm quản lý dự án... Ngoài ra, sắp tới công ty có kế hoạch mở rộng ngành nghề kinh doanh: chuyển sang lĩnh vực thi công cầu vừa. Để làm được điều này, công ty cần tuyển chọn thêm những cán bộ kỹ thuật chuyên ngành cầu, bồi dưỡng, huấn luyện cho công nhân về kỹ thuật làm cầu (có thể cử công nhân sang học hỏi kinh nghiệm ở những công ty có thế mạnh về cầu). Đồng thời, huy động nguồn nhân lực nội bộ đã có sẵn chuyên môn về cầu, bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên sâu cho họ bằng nhiều cách, như mở lớp đào tạo hoặc gửi đi học... - Đối với cán bộ làm công tác dự thầu: Công tác dự thầu đòi hỏi những người tham gia phải có trình độ cao, có kinh nghiệm trong bóc tách tiên lượng và lập giá dự thầu, nắm vững phương pháp tính đơn giá dự thầu, đó là hệ thống tiêu chuẩn định mức và các hướng dẫn chung về lập giá xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành; các ước tính mang tính chất kinh nghiệm của công ty về giá của những công trình tương tự cũng như mức lãi dự kiến. Ngoài ra, ngoại ngữ và tin học là những công cụ đắc lực phục vụ cho công tác dự thầu. Cán bộ làm công tác dự thầu là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thắng thầu của công ty; do đó, công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kinh tế - tài chính cho cán bộ làm công tác dự thầu, phổ biến luật pháp, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời nâng cao kiến thức về ngoại ngữ, tin học cho họ. Ngoài ra, hiện nay công ty đang thiếu cán bộ cho công tác dự thầu, một cán bộ phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc, dẫn đến chất lượng của hoạt động dự thầu chưa cao. Trong thời gian tới, công ty cần tuyển dụng thêm cán bộ có năng lực, kinh nghiệm phục vụ cho công tác dự thầu. Đặc biệt là những người nhạy bén thời cuộc, có khả năng phân tích tình hình, ngoại giao tốt để nắm bắt nhanh nhạy, chính xác yêu cầu của chủ đầu tư, đồng thời duy trì tốt mối quan hệ với chủ đầu tư cũng như các cấp chính quyền. * Sử dụng nguồn nhân lực: Song song với việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, cần bố trí đúng người, đúng việc để người lao động có thể phát huy đầy đủ năng lực của mình, đồng thời tạo ra hiệu quả cao trong công việc. Bên cạnh đó, công ty nên thường xuyên phát động các phong trào thi đua, cộng với chế độ lương thưởng hợp lý. Công ty cần biểu dương, trích quỹ khen thưởng cho những cá nhân, tổ chức làm việc hăng say, năng suất, hoặc có các cải tiến, sáng kiến làm lợi cho công ty. Đồng thời, có các hình thức cảnh cáo như tự phê bình, phạt tài chính và nặng nhất là sa thải đối với những cá nhân và tổ chức làm sai, gây thất thoát, lãng phí tài sản công ty... Làm được điều này sẽ tạo ra bầu không khí thi đua, cạnh tranh lành mạnh trong toàn công ty, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2. Đối với việc đổi mới máy móc, thiết bị của công ty: Mục đích của công việc này là nhằm nâng cao năng lực sản xuất, kỹ thuật và chất lượng thi công công trình của công ty. Công việc này đòi hỏi công ty vừa phải sử dụng hợp lý lượng máy móc, thiết bị hiện có; vừa kết hợp với việc đầu tư có trọng điểm. * Vấn đề sửa chữa, bảo dưỡng: Hiện nay, công ty đã có xưởng sửa chữa riêng, chuyên sửa chữa, trùng tu, đại tu máy móc thiết bị. Trong thời gian tới, để tăng thêm năng lực máy móc, thiết bị cho công ty, xưởng nên kết hợp với phòng vật tư thiết bị mua phụ tùng lắp ráp, thay thế những linh kiện đã hỏng hóc và đang làm giảm năng suất làm việc chung của máy. Đồng thời, một biện pháp ít tốn kém và mang lại hiệu quả cao mà công ty cần áp dụng đó là cần có chế độ bảo dưỡng định kỳ cho từng loại máy móc, nâng cao tuổi thọ cho máy móc, thiết bị. * Vấn đề mua mới máy móc, thiết bị: Máy móc, thiết bị công ty nhiều loại cũ hỏng và cần được dần dần mua mới. Điều này sẽ tạo ra nhiều ưu thế cho thi công công trình, như: tiến độ thi công sẽ nhanh hơn, thời gian thi công được rút ngắn mà không ảnh hưởng đến chất lượng công trình, thậm chí còn làm cho chất lượng công trình cao hơn, đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật phức tạp của chủ đầu tư, tăng uy tín cho công ty. Tuy nhiên, do những hạn chế về tài chính, cũng như yêu cầu về hiệu quả kinh tế, công ty không thể mua mới hàng loạt máy móc, thiết bị. Nguồn vốn mua ở đây có thể là vốn do ngân sách Nhà nước cấp hoặc do nguồn vốn tự bổ sung của công ty. Là công ty trực thuộc Tổng công ty XDCT Giao thông 4, trong thời gian tới, công ty nên thông qua Tổng công ty đề nghị Nhà nước bổ sung thêm vốn để mua mới máy móc, thiết bị. Bảng 19: Danh sách máy móc, thiết bị cần mua mới của Công ty Đường bộ 471 TT Tên máy móc, thiết bị Số lượng Nước sản xuất Giá trị 1 Máy khoan đá Tamrock CHA 550 1 Phần Lan 2.759.322.970 2 Máy sơn kẻ đường 1 Malaysia 215.381.086 3 Máy xúc lật Komatsu WA 100 - 1 2 Nhật Bản 475.576.832 4 Đầm cóc 2 Nhật Bản 27.125.324 Với những máy móc có giá trị không lớn lắm như đầm cóc, máy sơn kẻ đường, công ty nên từng bước mua mới. Việc mua mới máy móc, thiết bị công ty cần phải tính toán kỹ để có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Ưu tiên những loại máy móc nào đang cần để thi công công trình, mà không thể thay thế bằng phương tiện khác cũng như phương pháp thủ công, nhưng lại đang bị hỏng hóc, có thể ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Khi chuẩn bị mua mới máy móc, thiết bị cần tính toán giá trị, tần suất sử dụng, cũng như tính năng quan trọng của nó. Cần ước lượng xem thời gian thi công sẽ giảm được bao nhiêu, các chi phí liên quan như chi phí lán trại, chi phí quản lý... tiết kiệm được (do thời gian thi công được rút ngắn) như thế nào. Từ đó, có quyết định nên mua hay không, và mua loại gì, với số lượng bao nhiêu... * Vấn đề thuê ngoài máy móc, thiết bị: Do nhiều nguyên nhân mà công ty có thể thiếu nhưng không mua mới được loại máy móc, thiết bị cần thiết, dẫn đến việc thuê ngoài nhằm đảm bảo tiến độ thi công công trình. Biện pháp này đặc biệt hiệu quả với những loại máy móc, thiết bị đắt tiền, số lần sử dụng ít và chỉ áp dụng với một số công trình đặc biệt. Lúc này, việc so sánh giữa hai phương án: thứ nhất, mua mới máy móc đó với giá trị lớn nhưng chỉ sử dụng vài lần cho những công trình đặc biệt; thứ hai, thuê ngoài - tuy chi phí bỏ ra trên một đơn vị thời gian cho việc thuê máy khá cao so với sử dụng chính máy của công ty, nhưng xét về tổng thể, thì việc thuê ngoài là phương án tối ưu hơn nhiều. Như vậy, tùy vào tình hình thực tế và tính chất của công trình thi công mà công ty cần tính toán hiệu quả đem lại, để từ đó đưa ra phương án phù hợp: trường hợp nào nên mua mới, bảo dưỡng, sửa chữa, trường hợp nào thì thuê ngoài chính là phương án mang lại hiệu quả cao nhất. 3. Đối với việc củng cố tình hình tài chính của công ty: Xét về ảnh hưởng gián tiếp, khả năng thắng thầu của nhà thầu được quyết định một phần bởi uy tín của nhà thầu đó.Uy tín của công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp của chất lượng công trình cùng tiến độ thi công công trình. Nhưng để công trình có chất lượng tốt và tiến độ thi công đảm bảo, thì vốn đóng vai trò hết sức quan trọng. Còn xét về ảnh hưởng trực tiếp, thì vốn là một phần kê khai không thể thiếu trong tình hình tài chính của công ty khi tham gia đấu thầu. Nó thuộc một tiêu chí đánh giá rất quan trọng của chủ đầu tư - tiêu chí về tài chính. Như vậy, vốn là yếu tố vừa có ảnh hưởng trực tiếp, vừa có ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng thắng thầu của một công ty khi tham dự thầu. Chính vì vốn đóng vai trò quan trọng như vậy nên công ty cần có những biện pháp tăng cường huy động vốn, thu hồi vốn, để làm giàu nguồn vốn của công ty, góp phần nâng cao khả năng thắng thầu và thực hiện hợp đồng của công ty. Đối với nguồn vốn tín dụng, xu hướng là giảm tỷ trọng của nó trong cơ cấu vốn nhưng về số tuyệt đối thì vẫn phải duy trì, thậm chí còn phải tăng cường huy động, bởi quy mô của công ty yêu cầu ngày càng phát triển, mở rộng hơn cho phù hợp với xu hướng phát triển của Tổng công ty, của ngành và của đất nước. Hiện nay, công ty đang có mối quan hệ tốt đẹp với Ngân hàng Ngoại thương Vinh, đây là một điều kiện thuận lợi cho công ty trong công tác huy động vốn. Tuy nhiên, trong thời gian tới, công ty một mặt cần duy trì, củng cố mối quan hệ tốt với Ngân hàng Ngoại thương Vinh, mặt khác cần mở rông mối quan hệ với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, nhằm mục đích phân tán rủi ro và tăng cường huy động vốn. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu, cần đặc biệt tăng cường huy động bằng nhiều biện pháp khác nhau để làm cho tỷ trọng trong cơ cấu vốn tăng lên, nâng cao khả năng độc lập về mặt tài chính của công ty. Đối với vấn đề này, cấn áp dụng một số biện pháp sau đây: - Thực hiện chính sách tiết kiệm, huy động nguồn vốn nội bộ trong toàn công ty. - Rút ngắn thời gian xây dựng bằng cách chỉ đạo thi công dứt điểm từng hạng mục công trình, nhằm sớm thu hồi vốn. - Các điều khoản thanh toán trong hợp đồng cần được xây dựng một cách đầy đủ và chặt chẽ, để khắc phục tình trạng công trình thi công xong đã lâu nhưng chủ đầu tư chưa nghiệm thu, thanh toán, gây ứ đọng vốn cho công ty. Bên cạnh các biện pháp huy động vốn, thu hồi vốn công ty cần áp dụng biện pháp tình thế, để phù hợp với những thay đổi của tình hình thực tế. Một thực tế thường gặp phải trước đây là các công trình sử dụng vốn địa phương nên chậm giải ngân. Công ty thi công xong, Nhà nước nợ, dẫn đến công ty phải vay nợ ngân hàng, gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty. Hiện nay, Chính phủ có chính sách đầu tư mạnh vào các tỉnh miền Tây, nguồn vốn đầu tư thuộc vốn trái phiếu Chính phủ - rất dồi dào, nên tiến độ giải ngân sẽ nhanh hơn, tạo điều kiện thu hồi vốn nhanh cho công ty thi công công trình. Trên thực tế công ty đã có kế hoạch mở rộng thị trường sang các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ngoài các biện pháp nhằm nâng cao năng lực của công ty như đã nêu ở trên, cần xác định một chiến lược tổng hợp về liên danh, liên kết nhằm hạn chế những khuyết điểm riêng của mỗi nhà thầu, và phối hợp những ưu điểm của các nhà thầu với nhau, tạo nên một nhà thầu mạnh, có khả năng thi công công trình đảm bảo chất lượng và đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của chủ đầu tư. Biện pháp này đặc biệt hiệu quả đối với các dự án lớn, dự án mang tầm cỡ quốc tế có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, những dự án mà các hạng mục cần thi công đa dạng, phức tạp, đòi hỏi sự thông thạo về nhiều lĩnh vực khác nhau. Mặt khác, biện pháp này còn tạo ra và duy trì được mối quan hệ tốt đẹp giữa các doanh nghiệp với nhau, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động. Với Công ty Đường bộ 471, liên danh, liên kết tỏ ra rất hiệu quả trong điều kiện hiện nay, khi mà công ty chưa có đủ nguồn lực tài chính để có khả năng đầu tư nhiều cho máy móc, thiết bị và nhân sự nhằm mở rộng ngành nghề kinh doanh. Một điều thường gặp ở các gói thầu lớn gần đây là thường kèm theo yêu cầu thi công cả đường và cầu. Kinh nghiệm chuyên môn của công ty chỉ đáp ứng được phần thi công đường và các công trình liên quan đến đường như cống và cầu nhỏ. Nếu cầu có chiều dài bé hơn 10m, quy mô nhỏ thì công ty có thể thi công, nhưng với công trình cầu lớn hơn, đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp thì năng lực của công ty chưa đủ để đáp ứng. Trong thời gian tới công ty sẽ có kế hoạch để chuyển sang lĩnh vực thi công cầu lớn hơn (cầu trung). Còn với điều kiện hiện nay, biện pháp đúng đắn và cần thiết nhất, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động dự thầu của công ty là tiến hành liên danh, liên kết với các nhà thầu khác, những nhà thầu có thế mạnh về cầu. Muốn chiến lược liên doanh, liên kết đem lại được hiệu quả như mong muốn, công ty cần hoạch định thành chương trình liên doanh, liên kết cụ thể. Trong đó xác định các lĩnh vực mà năng lực của công ty chưa đủ để thực hiện, cần phải liên doanh với các nhà thầu khác, chẳng hạn: lĩnh vực thi công cầu và thiết kế bản vẽ những công trình phức tạp... Đồng thời, cần xác định danh sách công ty cần liên danh. Cụ thể, về lĩnh vực thi công cầu có các công ty như: Công ty cầu 473 (trực thuộc Tổng công ty XDCT Giao thông 4 - Nghệ An), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Trường Thịnh (Quảng Bình), Công ty cầu số 7 (trực thuộc Tổng công ty cầu Thăng Long - Hà Nội) ... ; về lĩnh vực thiết kế bản vẽ thi công có các công ty mạnh như: Công ty Tư vấn xây dựng 497 (trực thuộc Tổng 4), Công ty Tư vấn xây dựng công trình giao thông 4 (Nghệ An)... Tùy từng điều kiện và yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư mà công ty chọn cho mình đơn vị liên danh phù hợp. II.NHÓM GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN MỨC GIÁ DỰ THẦU HỢP LÝ: 1. Đối với việc nâng cao tính linh hoạt của giá dự thầu: Giá dự thầu của công ty thiếu tính linh hoạt, nguyên nhân chủ yếu là do việc cứng nhắc trong quá trình lập giá, việc thiếu nắm bắt những thay đổi của giá cả thị trường. Từ nguyên nhân đó, có thể đưa ra giải pháp cho vấn đề này là cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, thường xuyên theo dõi những biến động lên xuống của tình hình giá cả nói chung và giá cả tại địa phương nơi có công trình cần đấu thầu nói riêng. Tùy từng trường hợp cụ thể để sử dụng đơn giá (đơn giá nhân công, đơn giá vật liệu) phù hợp. Nhưng hiện nay, những cán bộ trực tiếp lập giá dự thầu thuộc phòng kinh doanh của công ty đang phải làm rất nhiều việc, cho nên với nguồn nhân lực hiện có của phòng khó có thể đảm đương tốt công việc theo dõi tình hình giá cả. Do đó, công ty nên có bộ phận chuyên trách làm công tác nghiên cứu thị trường, bằng cách lập ra phòng thị trường để theo dõi không những tình hình giá cả mà còn tìm kiếm công trình, mở rộng thị trường, thực hiện chiến lược quảng cáo, giới thiệu năng lực của công ty, tạo dựng một hình ảnh uy tín trên thị trường, được nhiều người biết đến. Điều đó sẽ rất có lợi cho công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như trong công tác dự thầu nói riêng. Dự tính trước mắt, phòng này có thể gồm 4 người: 1 trưởng phòng và 3 nhân viên. Trong đó, có 2 nhân viên chuyên làm công tác thu thập và xử lý thông tin. Các thông tin về giá cả, thông tin về gói thầu mới, thông tin về bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, cùng tình hình quy hoạch, xây dựng dự án mới... sẽ được 2 nhân viên này thu thập và phối hợp phân tích, xử lý. Nhân viên còn lại, dựa trên những thông tin thu thập và đã qua xử lý này sẽ lên kế hoạch, chiến lược Markertinh phù hợp. Kết quả thu được sẽ trình lên trưởng phòng. Trưởng phòng với cương vị là người điều phối hoạt động chung của cả phòng, sẽ làm nhiệm vụ tổng duyệt, đồng thời tham mưu cho phòng kinh doanh trong công việc lập giá, và tham mưu cho giám đốc về tình hình kinh doanh nói chung. Bên cạnh đó, trong quá trình lập giá dự thầu, mức lãi dự kiến mà công ty thường dùng là 6%. Tỷ lệ này nên được thay đổi theo từng công trình để tăng tính linh hoạt cho giá dự thầu. Mặc dù, yêu cầu chung lá mức lãi dự kiến luôn phải lớn hơn 0, nhưng trong một số trường hợp chiến lược để thắng thầu công trình nhằm giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động, khai thác năng lực máy móc, thiết bị và chờ cơ hội kinh doanh, công ty phải để mức lãi = 0. 2. Đối với việc nâng cao tính cạnh tranh của giá dự thầu: * Hạ thấp chi phí nguyên vật liệu: Trong tính toán đơn giá công việc, khoản mục chi phí nguyên vật liệu được tính dựa trên: - Định mức của từng loại nguyên vật liệu chính, phụ. - Giá mua tại thời điểm lập giá dự thầu, giá cước vận chuyển, các quy định hiện hành về đơn giá vật liệu tính đến chân công trình. Chi phí của mỗi loại nguyên vật liệu = định mức*giá của một đơn vị vật liệu tính đến chân công trình. Do đó, để hạ thấp chi phí nguyên vật liệu, công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau đây: + Tính chính xác định mức nguyên vật liệu cho mỗi loại công việc, hạn chế dư thừa cũng như hao hụt. + Công tác nghiên cứu thị trường, khảo sát tình hình giá cả, chất lượng nguyên vật liệu tại địa phương phải được làm thật tốt. Từ đó, có thể tìm được nguồn cung cấp vật liệu rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. + Sử dụng và khai thác tối đa công suất của máy móc vận chuyển nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển. Mặt khác, việc sử dụng nguồn vật liệu ngay tại địa phương nơi có công trình thi công cũng sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển. + Quan hệ tốt với các nhà cung ứng nguyên vật liệu, trở thành khách hàng thường xuyên của họ, sẽ khai thác được lợi thế giá rẻ, hưởng các chính sách chiết khấu. Đồng thời, với những công trình có thời gian thi công gấp rút, công ty nên mua với khối lượng lớn để được giảm giá. * Giảm chi phí nhân công: Một nguyên tắc khi tiến hành giảm chi phí nhân công là không được giảm giá nhân công tính cho một đơn vị công việc. Các biện pháp có thể dùng để giảm chi phí nhân công, đó là: - Việc bố trí nhân công cho thi công công trình cần phải được tính toán kỹ càng, sao cho chi phí nhân công được tiết kiệm nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Với những hạng mục đòi hỏi công nhân lành nghề, thợ bậc cao thì phải bố trí những công nhân có kinh nghiệm. Còn với những hạng mục không đòi hỏi yêu cầu cao về mặt tay nghề, kỹ thuật, có thể sử dụng lao động phổ thông để tiết kiệm chi phí nhân công. - Công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu tình hình giá cả sức lao động tại địa phương cũng sẽ phát huy tác dụng tốt trong trường hợp này. Nếu qua tìm hiểu cho thấy, sức lao động tại địa phương rẻ thì nên thuê lao động tại địa phương, vừa tiết kiệm chi phí nhân công, vừa giảm chi phí lán trại. - Giảm định mức nhân công bằng việc tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ cơ giới hóa và tự động hóa trong thi công. * Giảm chi phí máy thi công: - Xây dựng hoàn chỉnh định mức nội bộ toàn công ty. Sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị để giảm định mức, và tiết kiệm được nhiên liệu, từ đó giảm được chi phí máy thi công. - Đơn giá xe, máy thi công không nên lấy theo đơn giá chung của ngành, mà cần lập ra đơn giá tính riêng, tính theo giá trị sẵn có của công ty. Bởi nhiều máy móc, thiết bị tuy đã khấu hao hết nhưng vẫn còn giá trị sử dụng. Công ty có thể dựa vào đặc điểm này để giảm đơn giá ca máy, để xây dựng được một giá dự thầu mang tính cạnh tranh. Chi phí chung tính theo phần trăm của chi phí nhân công (theo thông tư 09 ngày 17/07/2000) hoặc phần trăm của chi phí trực tiếp (theo thông tư 04 ngày 04/03/2005) nên trong khi lập giá dự thầu không giảm được chi phí này, chỉ có thể giảm chi phí này trên thực tế nhằm mục đích tiết kiệm. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC: Ở bước 1 của việc đánh giá chi tiết, khi sử dụng thang điểm 100 hoặc 1000 để đánh giá về mặt kỹ thuật, có quy định nhà thầu nào đạt từ 70% tổng số điểm tối đa (đối với các dự án yêu cầu về mặt kỹ thuật phức tạp là 80%) trở lên sẽ được chọn vào danh sách ngắn để tiếp tục tham gia vào đánh giá tiếp về tài chính. Nhưng tiêu chuẩn này phải chăng là còn hơi thấp, bởi trên thực tế có rất nhiều nhà thầu đáp ứng được điều đó. Như vậy, liệu bước đánh giá này có thực sự mang lại hiệu quả, nhất là đối với các công trình lớn, kỹ thuật phức tạp? Nên hay chăng nâng tỷ lệ này lên, và mức nâng nên linh hoạt theo tính chất của từng loại dự án (dự án nhóm A, nhóm B... )? Tuy nhiên, phương pháp đánh giá thông qua việc cho điểm theo các tiêu thức ở bước này thực tế cũng ít đem lại hiệu quả, vì nhiều khi việc cho điểm mang tính chất cảm tính đối với những tiêu chuẩn khó lượng hóa và dựa vào các mối quan hệ với nhà thầu dẫn đến kết quả không chính xác. Trong một số trường hợp, nhà thầu có điểm cao nhất chưa chắc đã thỏa mãn các yêu cầu cơ bản của chủ đầu tư. KẾT LUẬN Môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng giao thông ngày càng quyết liệt. Vấn đề thắng thầu một công trình đôi khi là vấn đề sống còn của một công ty. Bởi yêu cầu cho việc đảm bảo tình hình kinh doanh của các công ty xây dựng giao thông là phải có công trình để thi công; điều đó chỉ có thể được giải quyết khi tham gia đấu thầu và thắng thầu. Được thực tập tại Công ty Đường bộ 471 - là một công ty mạnh của Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 4, em đã có dịp tìm hiểu về lĩnh vực đấu thầu nói chung và hoạt động dự thầu của công ty nói riêng. Qua đó, em đã có thể bồi dưỡng thêm kiến thức thực tế cho bản thân, đồng thời có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn. Chuyên đề thực tập "Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở Công ty Đường bộ 471" đã đi sâu vào phân tích khả năng thắng thầu ở công ty; từ đó đưa ra một số giải pháp cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế tìm được trong quá trình phân tích. Rất mong sự đóng góp ý kiến của cô giáo hướng dẫn, cùng các bác, các cô chú, các anh chị trong công ty về những hạn chế trong chuyên đề thực tập của em, bởi trình độ lý luận cũng như kiến thức thực tế còn quá nhỏ bé và ít ỏi. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn - Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Dung cùng các bác, các cô chú, các anh chị trong Công ty Đường bộ 471 vì đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành xong đợt thực tập này. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32717.doc