Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông

 Hiện trên thị trường Việt Nam đang xuất hiện nhiều sản phẩm bóng đèn, phích nước không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng thấp, hàng nhái sản phẩm của công ty. Vì thế đòi hỏi các cơ quan chức năng như hải quan, công an kinh tế, thuế tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các loại sản phẩm này để chúng không làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của công ty trường.  Hiện nay, độ mở của nền kinh tế Việt nam đã lớn hơn giai đoạn trước rất nhiều, doanh nghiệp trong nước đang phải đương đầu với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp có tiềm lực lớn, công nghệ cao của nước ngoài. Việt Nam đã là thành viên của WTO, theo cam kết gia nhập tổ chức này, Việt Nam phải dần dần dỡ bỏ những hàng rào gia nhập đối với sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, trong giai đoạn trước mắt, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước có thời gian chuẩn bị để chống lại sự cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài, Chính Phủ nên có những chính sách thích hợp để giúp đỡ doanh nghiệp. Việc hạn chế các rào cản phải có lộ trình vừa đảm bảo nguyên tắc của WTO vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước. Nhưng xét trong dài hạn, để doanh nghiệp có thể ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để đối phó lại với các đối thủ này, Chính phủ không nên dùng các chính sách bảo hộ cả thuế quan lẫn phi thuế quan.  Để các sản phẩm của công ty dễ dàng hơn trong việc thâm nhập thị trường thế giới, trong khi nguồn lực công ty lại đang yếu về vấn đề tìm hiểu thị trường này, Chính phủ nên có nhiều hơn các hoạt động cụ thể giúp đỡ doanh nghiệp tiếp cận thị trường này thông qua việc tổ chức các buổi hội chợ giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp.  Với đặc thù là các sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống của con người và là những thiết bị tiêu thụ điện năng trong quá trình sử dụng. Trong khi đó, năng lượng điện Việt Nam đang ở trong tình trạng thiếu nhiều, nhất là về mùa khô, Chính phủ nên ban hành các tiêu chuẩn cao hơn đối với dòng sản phẩm này không chỉ về chất lượng mà còn cả yếu tố tiết kiệm điện năng, thân thiện với môi trường sống. Việc ban hành các tiêu chuẩn này không những giúp tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường mà còn giúp cho doanh nghiệp nhận thức rõ hơn vai trò xã hội của mình và để họ chuẩn bị tốt hơn để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài vốn có trình độ công nghệ cao.

doc76 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1845 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ranh theo quy mô sản phẩm. Sản lượng là một yếu tố quan trọng chứng tỏ năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào cũng muốn tạo ra được một khối lượng hàng hóa đủ lớn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay là nước đang phát triển, quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đang được thực hiện một cách mạnh mẽ, hơn nữa, mức sống của đại bộ phận người dân đã được cải thiện rõ rệt trong thời gian gần đây. Vì thế mà nhu cầu sử dụng các loại sản phẩm của công ty Rạng Đông là rất lớn. Bảng 2.6: Sản lượng sản phẩm công ty qua các năm : Đơn vị:1000chiếc Sản phẩm/Năm 2006 2007 10/2008 Bóng HQ-Compact 8.325 18.364 11.941 Ruột phích 6.215 5.646 5.885 Phích hoàn chỉnh 3.992 4.069 3.656 Bóng H.quang 21.930 17.940 15.884 Bóng đèn tròn 34.787 25.416 30.192 Chấn lưu 1.956 2.479 2.359 Máng đèn 1.773 1.282 776 Nguồn: Phòng Thị trường công ty Rạng Đông Nhờ sự mở rộng về quy mô sản xuất khi công ty mở thêm một chi nhánh sản xuất ở Bắc Ninh, cộng với sự đầu tư lớn về công nghệ sản xuất, lực lượng lao động đông đảo với hơn 2000 người. Sản lượng sản phẩm của công ty không ngừng được gia tăng qua các năm để đáp ứng nhu cầu rộng lớn của thị trường trong và ngoài nước. Trong các loại sản phẩm của công ty, Bóng đèn HQ-Compact là sản phẩm có được tốc độ gia tăng sản lượng lớn nhất. Năm 2006, sản lượng của sản phẩm này tăng mạnh từ 2.341 nghìn chiếc năm 2005 lên 8.325 nghìn chiếc tương đương với tốc độ tăng 255,6%. Sang năm 2007, công ty vẫn duy trì được tốc độ tăng lớn với 120,58% từ 8.325 nghìn chiếc lên 18.364 nghìn chiếc. Cùng với bóng HQ-Compact, sản phẩm bóng đèn huỳnh quang và bóng đèn tròn của công ty cũng đạt mức sản lượng lớn với hàng chục nghìn sản phẩm được sản xuất ra hàng năm. Bảng 2.7: Sản lượng công ty Rạng Đông và Điện Quang. Đơn vị: 1000 Chiếc Sản phẩm/năm 2005 2006 2007 Điện Quang Rạng Đông Điện Quang Rạng Đông Điện Quang Rạng Đông Đèn Huỳnh quang 19.970 20.606 15.096 21.930 11.255 17.940 Đèn Compact 77 2.341 13.507 8.325 29.135 18.364 Đèn tròn 8.782 39.303 6.564 34.787 7.581 25.416 Nguồn: Bản cáo bạch công ty bóng đèn Điện Quang So sánh với đối thủ Điện Quang, dựa vào bảng số liệu trên dễ dàng nhận thấy được năng lực cạnh tranh của Rạng Đông về sản lượng sản xuất. Đối với bóng đèn Huỳnh Quang, trong 3 năm từ 2005 đến 2007, sản lượng của Rạng Đông luôn cao hơn so với Điện Quang. Năm 2005, sự chênh lệch này là không đáng kể với sản lượng của Điện Quang là 19.970 nghìn chiếc, của Rạng Đông là 20.606 tương đương khoảng 3,18%. Nhưng sang đến năm 2006, 2007 thì sự chênh lệch về sản lượng của 2 công ty đã tăng lên khá mạnh từ 15.096 lên 21.930 tương đương với 45,27%. Sang năm 2007, do ảnh hưởng của tình hình lạm phát cao ở trong nước, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, nên cả 2 công ty đều giảm sản lượng sản xuất đối với sản phẩm này. Nhưng Rạng Đông vẫn là công ty chiếm được lợi thế về sản lượng với 17.940 nghìn chiếc so với 11.255 nghìn chiếc của Điện Quang, tương đương với 59,39%. Ngoài ra, Rạng Đông còn chiếm ưu thế về sản lượng của bóng đèn tròn được sản xuất ra hàng năm, với mức sản lượng cao hơn 4 đến năm lần trong thời gian 3 năm từ 2005 đến 2007. 2.2.4.2. Năng lực cạnh tranh theo chủng loại sản phẩm. Không chỉ có lợi thế về quy mô, Rạng Đông còn chiếm lợi thế về sự đa dạng trong chủng loại sản phẩm sản xuất ra hàng năm. Hiện công ty đang sản xuất ra nhiều loại bóng đèn, phích nước, sản phẩm thủy tinh, thiết bị điện với tiêu chuẩn năng suất cao, hiệu quả cao, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường. Sản phẩm thuỷ tinh: Sản phẩm ống thuỷ tinh Ø 26- Ø 32. Sản phẩm ống thủy tinh Ø3 - Ø 15,5. Bóng đèn Compact: Bóng đèn COMPACT 1U 11W Bóng đèn COMPACT 2U FSQ, Ngang. Bóng đèn COMPACT CF- H 2U - 11W Bóng đèn COMPACT CF-H 3U 15W, 20W. Bóng đèn COMPACT CF-S 3U 15W, 20W. Bóng đèn COMPACT OZON 3U 15W, 20W, 40W. Bóng đèn COMPACT CF-H 4U 40W, 50W, 75W. Bóng đèn COMPACT XOẮN CFH -S 7W, 11W, 15W, 20W. Bóng đèn COMPACT XOẮN CSC CFH- X 45W, 55W, 85W, 105W. Bóng đèn COMPACT CF- H 2U 5W, 9W. Bóng đèn COMPACT CFS 2U 5W, 9W, 11W. Bóng đèn huỳnh quang: Bóng đèn huỳnh quang T8 - Deluxe 18W, 36W. Bóng đèn huỳnh quang T8 - Galaxy 18W, 36W. Bóng đèn huỳnh quang màu. Bóng đèn huỳnh quang T10 20W, 40W. Bóng đèn huỳnh quang T5 Bóng đèn tròn: Bóng đèn tròn A60 25W-60W, 75W-100W. Bóng đèn tròn CSC A75,A90. Bóng đèn chanh, bóng quả nhót Bóng đèn nấm A45. Chấn lưu: Chấn lưu Sắt từ 20W, 40W. Chấn lưu điện tử. Đèn bàn: Đèn bàn bảo vệ thị lực RD-RL 01-09. Thiết bị chiếu sáng: Bộ đèn chiếu sáng doanh nghiệp, học đường. Bộ đèn âm trần đôi. Phích nước 1 lít,2lit. Sự đa dạng về chủng loại sản phẩm không chỉ giúp cho Rạng Đông phân tán được rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà còn giúp công ty mở rộng thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công ty có khả năng cạnh tranh mạnh hơn với các doanh nghiệp khác trong ngành trong việc đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. 2.2.5. Thực trạng năng lực cạnh tranh theo chất lượng sản phẩm. Với những công nghệ hiện đại hiện có của các dây chuyền sản xuất sản phẩm; quy trình sản xuất khoa học, hợp lý; tay nghề của người lao động cao; với phương châm “ làm hàng kỹ” công ty đã tập trung phát triển nhóm sản phẩm với các tiêu chuẩn “chất lượng cao, hiệu suất cao, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường”. Coi đây là chiến lược phát triển, tạo nên nét khác biệt của Rạng Đông so với các đối thủ trên thị trường. Chất lượng sản phẩm của công ty không chỉ được thừa nhận thông qua sự tin dùng của khách hàng mà còn qua các giải thưởng chứng nhận chất lượng của các tổ chức, hiệp hội có uy tín trong và ngoài nước: Chứng nhận Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000 của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượngnăm 2002. Chứng nhận sản phẩm bóng đèn huỳnh quang Compact 220V-240V đạt tiêu chuẩn IEC 60969:2001 và IEC 60968:1999 của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Chứng nhận phòng thí nghiệm Hợp chuẩn Quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2001 của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng năm 2003. Cúp vàng Hệ thống Quản lý chất lượng ISO năm 2006 của Bộ Khoa học Công nghệ trao tặng. Bằng khen của Thủ tường Chính phủ nhiều năm liền đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2006. Cup Vàng ISO của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn và quy định quốc tế vào hoạt động sản xuất năm 2006. Chứng nhận sản phẩm Tiết kiệm năng lượng đối với sản phẩm Balat điện từ của Bộ Công nghiệp năm 2007. Giải thưởng Sản phẩm tiết kiệm năng lượng đối với Bóng đèn Huỳnh Quang T8 của Bộ Công nghiệp năm 2007. Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Cup Vàng ISO của Bộ Khoa học và Công nghệ. Chứng nhận chất lượng đối với các sản phẩm: Balat điện tử cho đèn Huỳnh Quang, Bóng đèn nung sáng các loại, Phích hoàn chỉnh các loại, Bóng đèn Huỳnh quang hai đầu các loại, Balat sắt từ các loại, Bộ đèn hoàn chỉnh lắp sẵn các loại, Máng đèn huỳnh quang, Máng và chao đèn, Bóng đèn huỳnh quang Compact lắp Balat rời của Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Sản phẩm đầu tiên được dán tem Tiết kiệm Năng lượng tại Việt Nam. Top Ten hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền. Sản phẩm tiết kiệm năng lượng 2008 cho Bộ đèn chiếu sáng lớp học CM1 của trung tâm tiết kiệm năng lượng Tp.HCM. Chứng nhận Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2008. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc hình thành, duy trì và nâng cao uy tín, thương hiệu của công ty, nhận thức được điều này, Rạng Đông luôn phấn đấu tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất cũng như nhập ngoại những dây chuyền sản xuất sản phẩm của các nước trên thế giới. Bên cạnh đó là việc không ngừng đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật sản xuất mới, hiện đại để cung ứng những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hang trong và ngoài nước. 2.2.6. Thực trạng năng lực cạnh tranh theo giá cả sản phẩm Giá cả sản phẩm là một trong những công cụ quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của một doanh nghiệp với các đối thủ trên thị trường. Với những thế mạnh của mình Rạng Đông cố gắng tận dụng tối đa để sản xuất ra sản phẩm có giá thành đủ sức cạnh tranh với các đối thủ. Thực tế cho thấy, giá bán các sản phẩm của công ty dù không thấp hơn nhiều so với các đối thủ nhưng cũng đảm bảo khả năng cạnh tranh của mình. Bảng 2.8: Giá sản phẩm của Rạng Đông và các đối thủ trên thị trường. Đơn vị: Đồng Sản phẩm Rạng Đông Điện Quang Yankol Philip Đèn Compact 45W 106.900 268.000 Đèn Compact xoắn 55w 119.600 278.000 Đèn Compact 3U 20W 26.500 29.091 26.500 Đèn Compact 3U 15W 23500 25.455 23.500 Đèn Compact xoắn 11W 31.200 32.727 32.500 Đèn Compact 2U 5W 25.200 23.636 Đèn Compact 2U 9W 24.500 23.636 Đèn Compact 2U 5w,7w 17.500 18.500 28.500 Đèn Compact 2U 11w,13w 17.500 17.500 Đèn huỳnh quang 36w 10.400 10.500 Đèn huỳnh quang 40w 10.400 9.545 Đèn huỳnh quang 20w 7.800 7.727 Đèn huỳnh quang 18w 12.500 7.727 Nguồn: Phòng Thị trường công ty Rạng Đông Nhìn vào bảng báo giá sản phẩm trên, dễ dàng nhận thấy sự cạnh tranh quyết liệt về giá giữa Rạng Đông và đối thủ lớn nhất của công ty là Điện Quang. Không có sự chênh lệch nhau quá lớn giữa các sản phẩm của cả 2 công ty. Rạng Đông có được lợi thế cạnh tranh hơn về giá ở các sản phẩm như Đèn Compact 45W với giá 106.000 Đồng so với 268.000 Đồng của Điện Quang, Đèn Compact xoắn 55w( 119.000 Đồng so với 278.000), Đèn Compact 3U 20W(26500 Đồng so với 29.091 Đồng), Đèn Compact 3U 15W(23500 Đồng so với 25.455 Đồng), Đèn Compact xoắn 11W(31.200 Đồng so với 32.727 Đồng). Với chất lượng cao của các sản phẩm cộng với mặt bằng giá cạnh tranh với các đối thủ trong ngành, sản phẩm của Rạng Đông đã thoã mãn tốt yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. 2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông. 2.3.1. Điểm mạnh về năng lực cạnh tranh của công ty. Rạng Đông là doanh nghiệp chiếm vị trí độc tôn trên thị trường phích nước nội địa, thị phần của công ty chiếm đến 90%. Với thuơng hiệu nổi tiếng của mình, sản phẩm phích nước Rạng Đông đã giành lợi thế trong việc cạnh tranh với phích nước giá rẻ Trung Quốc và những sản phẩm nhập lậu, không rõ xuất xứ. Với sản phẩm bóng đèn công ty cũng chiếm ưu thế so với đối thủ cạnh tranh khi chiếm thị phần lớn ở thị trường miền Bắc. Về chất lượng sản phẩm, Rạng Đông tự hào là doanh nghiệp tiên phong trong ngành với dòng sản phẩm “ chất lượng cao, hiệu suất cao, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường”. Sản phẩm của công ty đáp ứng được xu hướng tiêu dùng đang thay đổi của người dân. Với quy mô sản xuất lớn, hàng năm Rạng Đông sản xuất ra được một số lượng lớn sản phẩm cùng với sự đa dạng của các sản phẩm, đó là các loại bóng đèn có công suất từ 5W đến 105W, với các kiểu dáng 1U, 2U, 3U, xoắn, các loại chấn lưu điện tử và điện từ, phích nước, ổ cắm, phích cắm… đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Có được những thế mạnh về năng lực cạnh tranh này, đó là nhờ Rạng Đông có một lực lượng khách hàng đông đảo, thuỷ chung, tin dùng sản phẩm của công ty trên cả nước. Khách hàng của công ty được phục vụ tận tình, kịp thời và đầy đủ thông qua hệ thống phân phối sản phẩm lớn khắp mọt miền tổ quốc với nhiều văn phòng đại diện tại các thành phố lớn, 500 nhà phân phối, 6000 cửa hàng bán lẻ. Nhận thức được chất lượng sản phẩm đóng vai trò cực kỳ quan trọng đới với sự thành công của doanh nghiệp, Rạng Đông đã mạnh dạn đầu tư lớn cho công nghệ sản xuất sản phẩm của mình. Hiện công ty đang sở hữu nhiều công nghệ hiện đại, đó là dây chuyền sản xuất bóng đèn Compact hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á, cùng với đó là hai lò thuỷ tinh nhập khẩu của Nhật Bản- công nghệ này mới chỉ xuất hiện khoảng 10 năm trên thế giới, công nghệ sản xuất ống thuỷ tinh chì bằng vật liệu không chì đạt tiêu chuẩn về môi trường của các nước tiên tiến trên thế giới, dây chuyền sản xuất phích nước lớn và đồng bộ công suất lớn duy nhất ở Việt Nam… Để đáp ứng kịp thời và đầy đủ nguồn nguyên liệu đầu vào như dầu, chì, thuỷ tinh, bao bì, thép, gas...cho hoạt động sản xuất sản phẩm, công ty đã liên kết với các nhà cung ứng trong và ngoài nước như Công ty hữu hạn Shell Gas Hải Phòng, Công ty Hoá chất Bộ Công Thương, Công ty xăng dầu khu vực I, Công ty GE HUNGARY RT của Hungary, Công ty SEOKWANG ELECTRONIC.CO của Hàn Quốc, Công ty FEDERAL MACHINERY CO.LTD của Đài Loan… Để sản xuất được khối lượng sản phẩm lớn, Rạng Đông đã tiến hành mở rộng quy mô sản xuất với hai cơ sở: Cơ sở 1 ở Hạ Đình-Thanh Xuân-Hà Nội với diện tích là 57000m2 và cơ sở 2 tại khu công nghiệp Quế Võ- Bắc Ninh với diện tích 62000m2. Cùng với đó là một lượng lớn cán bộ công nhân viên với hơn 2000 người đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho hoạt động của công ty. 2.3.2. Điểm yếu về năng lực cạnh tranh của công ty. Bên cạnh những thế mạnh đó, Rạng Đông cũng tồn tại một số yếu điểm về năng lực cạnh tranh. Do chưa làm chủ được nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất mà phải phụ thuộc vào các nhà cung ứng nên giá thành sản phẩm của công ty của một số sản phẩm còn cao hơn so với đối thủ trên thị trường. Nhưng bù vào đó, công ty khẳng định mình thông qua chất lượng sản phẩm. Rạng Đông chiếm ưu thế rõ rệt ở thị trường miền Bắc nhưng còn tỏ ra khá yếu thế ở thị trường miền Nam. Đó là do sự cạnh tranh mạnh mẽ của công ty Bóng đèn Điện Quang, công ty có địa bàn ở phía Nam. Chương 3- Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông trong thời gian tới. 3.1. Định hướng phát triển của của công ty 3.1.1. Tình hình kinh tế thế giới. Vấn đề lớn nhất mà kinh tế thế giới đang phải đối mặt đó là cuộc khủng hoảng kinh tế được coi là tồi tệ nhất tính từ cuộc đại khủng hoảng ở các nước Tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1929-1933. Cho đến nay vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khả quan cho thấy kinh tế thế giới sẽ phục hồi trong giai đoạn sắp tới. Hậu quả mà cuộc khủng hoảng này đem đến cho kinh tế thế giới là rất nặng nề theo hiệu ứng dây chuyền. Nhiều công ty, ngân hàng lớn trên thế giới tuyên bố phá sản, hoặc ở trong tình trạng thua lỗ nặng, buộc phải thu hẹp quy mô hoạt động. Kéo theo đó là tình trạng thất nghiệp lớn ở hầu hết các nước trên thế giới. Thu nhập của nguời lao động giảm mạnh, cầu tiêu dùng giảm theo, hoạt động đầu tư bị ngưng trệ, tạo nên một vòng tròn luẩn quẩn khó khăn cho nền kinh tế thế giới. Dự báo đến cuối năm 2009 tính trên cả thế giới sẽ có khoảng từ 210-240 triệu người thất nghiệp. Theo thống kê, cho đến nay, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ gia tăng mạnh, ở mức cao nhất trong nhiều năm vừa qua, tính từ khi cuộc suy thoái đến tháng 3 năm 2009, lượng người lao động Mỹ mất việc làm lên đến 5.100.000 người. Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ tăng đến 8,5% cao nhất trong vòng 25 năm qua. Ở quốc gia đông dân số nhất thế giới Trung quốc, nhiều báo cáo cho biết có khoảng 20 triệu người mất việc do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế lần này. Trước tình hình khó khăn đó, Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp nhằm cải thiện tình hình nền kinh tế. Đó là việc thông qua các gói cứu trợ trị giá hàng trăm tỷ USD, các chính sách lãi suất thấp nhằm kích thích đầu tư và tiêu dùng. Bảng3.1: Trị giá gói cứu trợ ở các nước trên thế giới. Đơn vị: Tỷ $ Gruzia              $2,2 tỷ Trung Quốc     $586 tỷ Mỹ                   $800 tỷ Malaysia          $2 tỷ Đức                 $62,5 tỷ Australia          $10 tỷ Thái Lan          $3,3 tỷ Spain               13,75 tỷ Nhật                $225 tỷ Pháp                $24.5 tỷ Eu                    $250 tỷ Swiss               $1,3 tỷ Poland             $30 tỷ Vietnam           $1 tỷ Nga                 $340 tỷ India                $18,7 tỷ Pakistan           $7,8 tỷ Anh                 $38 tỷ Nguồn: Ngân hàng thế giới WB năm 2009 Tính cho cả thế giới gói cứu trợ lần này chiếm khoảng 5% tổng thu nhập toàn cầu, trong đó gói kích cầu của Mỹ chiếm 5% GDP, của Nga chiếm đến 15% GDP. Cùng chung số phận với các ngành khác, ngành sản xuất sản phẩm phích nước, thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Với Rạng Đông, thị trường xuất khẩu cũng đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của công ty, hiện công ty đã tiến hành xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều nước trên thế giới. Dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng hoá sang các nước bị huỷ bỏ, tiêu biểu đó là hợp đồng trị giá 9 triệu USD với Cuba bị huỷ bỏ năm 2008. 3.1.2. Tình hình kinh tế trong nước. Khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ đến các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Khi trở thành một thành viên chính thức của WTO và kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2008 chiếm đến khoảng 170% GDP thì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đến kinh tế Việt Nam là rất đáng ngại. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta giảm mạnh xuống chỉ còn 6,23% so với 8,48% năm 2007. Sang năm 2009, dự báo tình hình kinh tế trong nước còn có nhiều khó khăn hơn nữa. Nhiều công ty trong nứơc làm ăn thua lỗ, lao động bị cắt giảm ở nhiều doanh nghiệp làm tỷ lệ thất nghiệp cả nước tăng lên. Thu nhập của người dân cũng như doanh nghiệp giảm sút, nhu cầu tiêu dùng của các đối tượng này cũng giảm xuống, gây nên tình trạng tồn đọng hàng hoá ở các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở ở Việt Nam cũng thu hẹp hoặc tạm ngưng hoạt động sản xuất, kinh doanh do gặp khó khăn từ công ty mẹ. Không những thế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, các công ty ở nước ngoài cũng buộc phải cắt giảm nhân viên, lao động Việt Nam làm việc ở các nước trên thế giới buộc phải về nước trước hạn hợp đồng, bổ sung thêm vào đội quân thất nghiệp của nước nhà. Theo dự báo của Bộ lao động thương binh xã hội, năm 2009 tỷ lệ thất nghiệp nước ta sẽ tăng cao gấp năm lần so với con số 80.000 lao động mất việc năm 2008. Trong đó, khoảng 300.000 người mất việc vào những tháng đầu năm và hơn 100.000 lao động bị giảm biên chế vào cuối năm. Hơn nữa, do khủng hoảng kinh tế thế giới, cầu tiêu dùng của các nước bạn hàng xuất khẩu của nước ta giảm xuống, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mà nặng nề nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhiều đơn đặt hàng giá trị cao bị huỷ bỏ giữa chừng do nước bạn không có khả năng tài chính để thanh toán. Một khó khăn nữa đó là việc xuất khẩu hàng hoá ồ ạt với giá rẻ của các nứơc vào thị trường Việt Nam do tình trạng ế ẩm với số lượng lớn hàng hoá. Hàng hoá giá rẻ tràn vào làm cho sản phẩm của doanh nghiệp trong nước không đủ khả năng cạnh tranh lại ngay trên mảnh đất của mình. Điển hình của thực trạng này là việc giá thép Trung Quốc tràn vào Việt nam với gía bán chỉ bằng 2/3 trong khi chất lượng tốt hơn hoặc tương đương. Trước những ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giơí, chính phủ Việt Nam đã có các biện pháp nhằm cứu vãn các doanh nghiệp trong nước, khôi phục sản xuất kinh doanh, sớm đưa kinh tế nước nhà thóat khỏi khủng hoảng. Đó là việc đưa ra gói kích cầu trị giá khoảng 17.000 tỷ đồng tương đương 1tỷ USD thông qua bù lãi suất khi doanh nghiệp vay vốn lưu động phục vụ cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, giải pháp mà Chính phủ đưa ra vẫn còn nhiều bất cập trong khâu thực hiện ảnh hưởng đến mục tiêu của gói kích cầu này, đó là tình trạng đảo nợ ở các ngân hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận nguồn vốn do vấn đề thủ tục, việc phân loại đánh giá doanh nghiệp được hưởng ưu đãi vay vốn còn gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp vay vốn sử dụng không đúng mục đích… Tình hình khó khăn của kinh tế trong nước cũng đã ảnh hưởng nặng nề đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Rạng Đông, so với năm 2007, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm từ 53,7 tỷ đồng xuống còn 45 tỷ đồng năm 2008. Sự giảm sút lợi nhuận đó là do nhu cầu tiêu dùng của các đối tượng tiêu dùng trong nước giảm xuống, các công trình xây dựng trong nước bị ngưng hoặc thi công chậm tiến độ dẫn đến nhu cầu sử dụng bóng đèn thắp sáng giảm, thu nhập người dân giảm xuống nên họ không thay thế những sản phẩm cũ bằng các sản phẩm mới của công ty… 3.1.3. Phân tích ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức SWOT Xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước, đến nay kỹ thuật phân tích ma trận SWOT là một trong những công cụ tiện ích, hữu hiệu và phổ biến đối với các doanh nghiệp, nhờ đó lãnh đạo doanh nghiệp có thể đề ra được những chiến lược phù hợp với công ty mình nhằm đạt hiệu qủa cao trong hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để tiến hành phân tích, doanh nghiệp phải liệt kê ra đầy đủ các yếu tố cấu thành của ma trận SWOT, đó là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Thế mạnh của doanh nghiệp là tổng hợp các thuộc tính, các yếu tố bên trong làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ, là tất cả các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động, sử dụng để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao hơn các đối thủ. Điểm yếu là những thuộc tính bên trong làm suy yếu tiềm lực của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Một doanh nghiệp luôn tồn tại điểm yếu lẫn điểm mạnh, vấn đề là doanh nghiệp phải cố gắng phát hiện, khai thác điểm mạnh và hạn chế nhưng điểm yếu của mình Các yếu tố cấu thành điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp bao gồm: Sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh. Quản trị nhân sự: Tuyển mộ, sắp xếp, đào tạo, điều động. Hệ thống thông tin doanh nghiệp: phải đảm bảo cung cấp cho lãnh đạo, bộ phận chức năng. Hoạt động Marketing doanh nghiệp Tài chính: Huy động, phân bổ, cân đối. Thương hiệu, uy tín doanh nghiệp: Đây là tài sản vô hình, đòi hỏi phải có quá trình phấn đấu lâu dài, toàn diện, nó thể hiện thế mạnh về sản phẩm và phương thức kinh doanh trên thị trường. Nó tạo nên niềm tin tuyệt đối, bền vững của khách hàng đối với doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp: Thể hiện các quan điểm, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, là toàn bộ các giá trị tinh thần có tính chất đặc trưng của doanh nghiệp Cơ hội và thách thức là những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, nó xuất hiện dựa trên những điều kiện về môi trường xung quanh mà doanh nghiệp đang hoạt động. Cơ hội là những thuận lợi của môi trường mà doanh nghiệp có thể tận dụng để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn, hiệu quả cao hơn, mang lại khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Ngược lại, thách thức là những yếu tố cản trở quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nó làm suy yếu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào, trong một giai đoạn cụ thể nào đều tồn tại cơ hội và thách thức. Đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có con mắt dự báo, nhận thức đầy đủ, rõ ràng để tận dụng mọi cơ hội cũng như đối phó lại với những thách thức mà doanh nghiệp gặp phải. Rạng Đông là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm có nhiều điểm mạnh (Strengths) như: Có truyền thống lịch sử lâu đời và truyền thống này được phát huy, duy trì qua nhiều năm. Năm 2008, Rạng Đông duy trì được thành tích 20 năm liền tăng trưởng về doanh thu. Công ty có quy mô rộng lớn với 2 cơ sở ở Hà Nội và một cơ sở ở Khu Công Nghiệp Bắc Ninh. Cùng với đó là một mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm khắp cả nước với hơn 500 nhà phân phối và 6000 cửa hàng bán lẻ. Rạng Đông sở hữu công nghệ tiên tiến trong sản xuất, với dây chuyền sản xuất bóng đèn Compact hiện đại nhất Đông Nam Á, lò thổi thuỷ tinh hiện đại nhập từ Nhật Bản… Đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, gắn bó lâu năm với công ty, cùng với đó là hàng nghìn cán bộ, công nhân có tay nghề chuyên môn cao. Rạng Đông là một thương hiệu hàng đầu Việt Nam về các sản phẩm bóng đèn, phích nước. Tình hình nội bộ công ty ổn định, có sự đoàn kết nhất trí cao. Đây chính là yếu tố quan trọng cơ bản quyết định cho hoạt động có hiệu quả. Tình hình tài chính lành mạnh giúp công ty chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dự trữ nguyên vật liệu, đầu tư trang thiết bị hiện đại. Bên cạnh những thế mạnh đó, Rạng Đông cũng có những điểm yếu (weaknesses): Công ty mới được chuyển đổi thành công ty cổ phần, do đó có sự thay đổi lớn về quy chế hoạt động, cơ cấu tổ chức, tâm lý nhận thức của cán bộ công nhân viên, cần có thời gian để ổn định và xây dựng phương thức làm việc hiệu quả theo mô hình tổ chức mới. Đội ngũ cán bộ còn thiếu so với nhu cầu phát triển, năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý chưa đồng đều. Công ty còn hạn chế trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường nước ngoài. Sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài dễ gặp nhiều khó khăn khi tình hình kinh tế biến động. Thị phần chưa đồng đều ở các vùng trong cả nước, Rạng Đông chiếm thị phần lớn ở miền Bắc nhưng sản phẩm của công ty lại chưa thể chiếm lĩnh thị trường miền Nam. Sản phẩm của công ty lại mang tính chất mùa vụ, dẫn đến sự gián đoạn trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian tới, những cơ hội (Oppirtunities) mà Rạng Đông có thể tận dụng đó là: Sản phẩm của công ty là sản phẩm thiết yếu trong đời sống và sản xuất. Thị trường nội địa vẫn chứa đựng nhiều tiềm năng do Việt Nam có dân số đông, lại đang trong giai đoạn phát triển nên nhu cầu các sản phẩm của công ty là rất lớn. Việt Nam hiện là thành viên của nhiều tổ chức uy tín trên thế giới, cơ hội để hàng hoá Việt Nam xâm nhập thị trường quốc tế trở nên dễ dàng. Đây cũng là cơ hội lớn cho các sản phẩm của Rạng Đông tiếp cận thị trường các nước trên thế giới. Xu hướng tiêu dùng của khách hàng thay đổi, chuyển sang tiêu dùng các loại hàng hoá chất lượng cao, tiết kiệm điện năng và bảo vệ môi trường. Nhờ thế công ty có khả năng thoã mãn nhu cầu đó với dòng sản phẩm mũi nhọn “Chất lượng cao, hiệu suất cao, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường”. Bên cạnh đó là những là những thách thức (Threats) như: Rạng Đông phải chịu sự cạnh tranh của các đối thủ như Điện Quang, Philip, Yancol…Hơn nữa khi Việt Nam mở cửa thị trường bán lẽ do phải tuân theo quy định của WTO, công ty lại phải đối mặt với hàng nước ngoài xâm nhập vào thị trường nước ta. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Rạng Đông đang phải đố mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Là một thương hiệu nổi tiếng, Rạng Đông phải đối phó với nạn lợi dụng thương hiệu của các nhà sản xuất không chính hãng, thêm vào đó là sự tồn tại của dòng sản phẩm nhái, chất lượng thấp đang tồn tại nhiều trên thị trường. Từ những yếu tố của ma trận trên, Rạng Đông có thể đưa ra những kết hợp chiến lược cụ thể đảm bảo cho sự phát triển của mình. Đó là: Kết hợp chiến lược SO - Tận dụng thế mạnh của công ty để khai thác các cơ hội bên ngoài. Trong dài hạn khi nền kinh tế thế giới và trong nước phục hồi, nhu cầu sử dụng các sản phẩm của công ty tăng lên, tiềm năng phát triển của công ty là rất lớn. Vì thế Rạng Đông có thể tận dụng những điểm mạnh về quy mô sản xuất lớn, thương hiệu nổi tiếng của mình để tận dụng cơ hội này. Hơn thế nữa, nhu cầu sử dụng các loại sản phẩm chất lượng cao, tiết kiện điện năng, thân thiện với môi trường của khách hàng ngày càng lớn, đây sẽ là thuận lợi to lớn cho công ty bởi đó cũng chính là dòng sản phẩm chủ đạo mà công ty nghiên cứu sản xuất. Kết hợp chiến lược WO - Tận dụng các cơ hội để khắc phục điểm yếu của công ty. Trong thời gian tới, khi mà khủng hoảng kinh tế qua đi, nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng lên, đây sẽ là cơ hội để Rạng Đông tận dụng. Với lợi thế quy mô sản xuất, hệ thống phân phối rộng lớn, cùng với thương hiệu, chất lượng nổi tiếng công ty sẽ dần chiếm lĩnh thị phần miền Nam, nơi mà công ty chưa thực sự làm chủ được thị phần của mình so với các đối thủ. Kết hợp chiến lược ST - Tận dụng điểm mạnh để giảm bớt tác động của các nguy cơ bên ngoài. Rạng Đông luôn tự hào là công ty sản xuất những sản phẩm chất lượng cao được sự ghi nhận của khách hàng cùng các tổ chức trong và ngoài nước, thương hiệu của công ty cũng nổi tiếng trên thị trường. Công ty nên tận dụng và phát huy hơn nữa những điểm mạnh này để đối phó lại với sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường. Với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại, nhờ nội lực vốn có cũng như phát huy chiến lược kiên định với thị trường nội địa, coi đó là điều kiện quyết định cho sự phát triển của công ty cũng như luôn tập trung vào thế mạnh của mình, không tham gia vào các hoạt động rủi ro khác để đối phó lại với cuộc khủng hoảng này. Thực tế cho thấy, năm 2008 dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng Rạng Đông vẫn đạt được kết quả khá cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Kết hợp chiến lược WT - Mang tính phòng thủ, cố gắng khắc phục điểm yếu và giảm tác động hoặc tránh các nguy cơ bên ngoài. Để khắc phục những điểm yếu nội tại của mình, Rạng Đông cần phải đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu tìm hiểu thị trường xuất khẩu bằng cách tham gia mạnh mẽ hơn nữa các cuộc giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài. Cử nhân viên thị trường đến các nước để tìm hiểu rõ hơn nữa nhu cầu của họ, có thể mở các văn phòng đại diện của công ty ở các nước để xúc tiến thương mại. Hơn nữa, công ty nên đầu tư mạnh cho hoạt động sản xuất các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng. Thị trường miền Nam là một thị trường rộng lớn, có tiềm năng phát triển nhưng thị phần công ty ở khu vực này còn hạn chế, vì thế công ty nên tìm cách nghiên cứu, tiếp cận và dần dần chiếm lĩnh thị trường này bằng cách mở thêm các chi nhánh, cửa hàng bán hàng và giới thiệu sản phẩm, lớn hơn nữa trong dài hạn công ty có thể mở thêm cơ sở sản xuất ở khu vực này để dễ dàng xâm nhập thị trường. Đối với tác động của các nguy cơ bên ngoài, với những lợi thế của mình, Rạng Đông nên phát huy hơn nữa nội lực của mình, đó là thương hiệu, là chất lượng sản phẩm, là hệ thống bán hàng rộng lớn khắp cả nước…để chống lại sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành. Ngoài ra, công ty nên đầu tư hơn nữa cho các hoạt động nghiên cứu, dự báo tình hình kinh tế trong và ngoài nước để có biện pháp đúng đắn, kịp thời đối phó lại những cú sốc, bất ổn của nền kinh tế. Đối với dòng sản phẩm là hàng nhái, chất lượng thấp, không rõ xuất xứ, công ty phải phối hợp chặt chẻ với cơ quan chức năng để nhận diện, phân biệt, xử lý dòng sản phẩm này tránh những tổn hại mà nó gây ra cho công ty. 3.1.4. Định hướng, triển vọng phát triển của ngành và công ty. Trước mắt dù đang chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng trong dài hạn khi mà tình hình kinh tế trong và ngoài nước được cải thiện thì triển vọng phát triển của ngành bóng đèn, phích nước là rất lớn vì chúng không chỉ là những sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày của con người mà còn phục vụ chiếu sáng, duy trì hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức… Đối với thị trường trong nước, với đặc điểm dân số lớn – hơn 86 triệu người, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của ngành là rất lớn với hơn 90 triệu sản phẩm chiếu sáng/năm, trong đó bóng đèn huỳnh quang là 40 triệu, đèn tròn 30 triệu, đèn compact và sản phẩm chiếu sáng khác là 20 triệu. Trong giai đoạn vừa rồi, dù công cuộc Công nghiệp hoá hiện đại hoá diễn ra khá mạnh nhưng nhìn chung tốc độ đô thị hoá Việt nam còn nhỏ so với các nước trên thế giới và khu vực, điều đó cho thấy nhu cầu sản phẩm của ngành trong dài hạn là rất lớn. Đối với sản phẩm phích nước dù chịu sự cạnh tranh của hàng Trung Quốc, hàng nhập lậu, các sản phẩm này nhắm vào đối tượng tiêu dùng có thu nhập thấp. Nhưng với sự gia tăng của mức sống, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm chất lượng cao của công ty sẽ gia tăng trong thời gian tới. Theo dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tăng trung bình 20%/năm. Bảng 3.2: Tốc độ đô thị hoá các nước trên thế giới. Đơn vị: % dân số Nước Tốc độ đô thị hoá Trung Quốc 40,5 Ấn Độ 28,7 Nga 73,3 Philipines 62,6 Indonesia 47,9 Mexico 76 Việt Nam 26,7 Nguồn: IMF, WB năm 2008 Hiện Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức kinh tế thế giới WTO và đang là Chủ tịch luân phiên thành viên không thường trực của Liên hiệp quốc, hình ảnh đất nước Việt Nam được quảng bá rộng rãi trên toàn thế giới. Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới trở nên dễ dàng hơn. Đây sẽ là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp trong ngành bóng đèn, phích nước tận dụng. Ngày nay, do những biến đổi ngày càng xấu của môi trường tự nhiên cũng như tình trạng thiếu điện trầm trọng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, xu hướng tiêu dùng của khách hàng đã chuyến sang sử dụng dòng sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Đây là một thuận lợi cho Rạng Đông bởi công ty đang chú trọng sản xuất dòng sản phẩm với các tiêu chuẩn “Chất lượng cao, hiệu suất cao, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường”. Dù đang phải đối mặt với tình hình khó khăn cả trong nước và trên thế giới nhưng Lãnh đạo, Ban giám đốc công ty Rạng Đông vẫn đặt quyết tâm thực hiện mục tiêu lớn trong thời gian sắp tới. Cố gắng phấn đấu đưa Rạng Đông thành một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thiết bị chiếu sang, biến Rạng Đông từ một thương hiệu nổi tiếng quốc gia trở thành một thương hiệu đẳng cấp ở thị trường Việt Nam. Mục tiêu cụ thế năm 2009 doanh số bán hàng đạt 925 tỷ đồng, lợi nhuận đạt bằng mức năm 2008 khoảng 45 tỷ đồng, đến năm 2010, công ty phấn đấu doanh số bán hàng đạt 1000 tỷ đồng. 3.2. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của Rạng Đông. 3.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngày nay, khi mà xu hướng tiêu dùng của khách hàng đã dần thay đổi chuyển từ việc lựa chọn các sản phẩm có giá rẻ sang dùng những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, tiện dụng trong sử dụng…Chất lượng trở thành yếu tố có tính quyết định cao nhất đến quyết định tiêu dùng của khách hàng. Mặt khác, để có thể cạnh tranh với các đối thủ hiện tại trong ngành cũng như các đối thủ sẽ xuất hiện trong thời gian tới, đòi hỏi công ty phải có chiến lược đầu tư nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Chất lượng các sản phẩm của Rạng Đông được đánh giá thông qua các chỉ tiêu cụ thể như tuổi thọ sử dụng, hiệu suất phát quang, độ rọi đồng đều, không gây ảnh hưởng xấu cho mắt người sử dụng, thân thiện với môi trường, tiết kiệm điện năng, an toàn cao đối với các sản phẩm là bóng đèn và thiết bị điện. Với sản phẩm truyền thống của công ty là phích nước, chất lượng được đánh giá qua tuổi thọ sản phẩm, độ an toàn, khả năng giữ nhiệt cao. Để chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao hơn trước, trước hết công ty phải tiếp tục không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất bằng cách tiến hành các hoạt động mua bán, chuyển giao công nghệ với các nước có công nghệ phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật, Đức…Đó là các lò thuỷ tinh phích hiện đại hơn, dây chuyền kéo ống thuỷ tinh không chì khi công ty chuyển sang sử dụng loại thuỷ tinh này…Bên cạnh đó công ty có thể cử cán bộ kỹ thuật của mình đi nghiên cứu, học tập ở những nước này để tiếp thu kinh nghiệm, nâng cao trình độ khoa học công nghệ đáp ứng cho nhu cầu cải tiến công nghệ của công ty. Công ty nên tiến hành liên kết sâu rộng hơn với các trường Đại học nổi tiếng trong và ngoài nước để có thể tự tạo ra công nghệ cho mình. Hiện nay Rạng Đông đã thực hiện liên kết với một số trường như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Đông Nam, Nam kinh Trung Quốc, Đại học Phúc Đan, Thượng Hải. Trung Quốc. Cụ thể với sản phẩm bóng đèn huỳnh quang, để nâng hiệu suất phát quang ánh sáng, công ty nên sử dụng 100% bột huỳnh quang nước thay cho bột huỳnh quang sử dụng dung môi Butil Acetate. Sử dụng công nghệ vòng chắn điện cực, giảm sự bắn phá của tia tử ngoại lên đầu ống đèn để giảm hiện tượng nhanh đen đầu bóng. Sử dụng công nghệ mới như công nghệ Nano phủ sơn lên bề mặt thiết bị để tạo ánh sáng đồng đều… Sản phẩm của công ty được tạo nên từ các nguyên vật liệu đầu vào khác nhau, mà hầu hết các đầu vào này được nhập ngoại hoặc được cung ứng từ các doanh nghiệp trong nước. Rạng Đông nên tìm kiếm những nhà cung ứng là những doanh nghiệp có uy tín trên thị trường để có được các đầu vào tốt phục vụ cho sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Hoặc công ty có thể chủ động nghiên cứu tạo ra các loại đầu vào này vừa đảm bảo chất lượng lại có thề hạ giá thành, chủ động trong sản xuất. Ngoài ra công ty còn phải chú trọng đến công tác tuyển dụng, đào tạo công nhân sản xuất để họ có khả năng làm chủ công nghệ, thành thạo trong sản xuất, đảm bảo tạo nên các sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước. 3.2.2. Giải pháp nhằm tối thiểu hoá chi phí trong sản xuất và kinh doanh. Ngày nay, dù giá cả sản phẩm không còn là yếu tố mang tính quyết định ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của khách hàng nhưng nó vẫn có sức ảnh hưởng khá lớn đến người tiêu dùng. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty nhằm đối phó lại với các đối thủ trên thị trường, việc theo đuổi chiến lược chi phí thấp, dẫn đầu về giá cả là một chiến lược đúng đắn giúp công ty khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Việc tối thiểu hoá chi phí sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh giá bán thấp hơn đối thủ trong ngành nhằm mang lại lợi nhuận lớn nhờ doanh số bán hàng gia tăng. Để giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty, ngoài việc đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, sử dụng những công nghệ ít tiêu hao nguyên liệu đầu vào, tạo ra sản phẩm nhanh nhất để tiết kiệm thời gian. Công ty nên chủ động sản xuất ra các đầu vào cung ứng cho sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào nhà cung ứng, tránh sức ép tăng giá của họ. Tìm hiểu và thay thế dần các nhà cung ứng sản phẩm nước ngoài bằng các nhà cung ứng nội địa có chất lượng đầu vào tương đương, nhưng với giá rẻ hơn để giảm bớt chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Sử dụng nhiều hơn nữa các dây chuyền sản xuất tự động nhằm giảm bớt chi phí nhân công, tăng năng suất lao động. Công ty nên có kế hoạch sử dụng người lao động hợp lý, vừa đảm bảo cho hoạt động của công ty nhưng vừa tránh hiện tượng sử dụng thừa lao động để giảm chi phí lương. Công ty nên chú trọng hơn nữa đến công tác dự báo tình hình kinh tế trong và ngoài nước, để có phương án chủ động hơn khi chuẩn bị nguyên vật liệu cho sản xuất. Chẳng hạn, nếu dự báo được kinh tế lạm phát cao vào những tháng cuối của năm thì doanh nghiệp sẽ chủ động dự trữ nguyên liệu ngay từ đầu năm với giá thấp. Đối với khâu tiêu thụ sản phẩm, đây cũng là một quy trình có khả năng ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm công ty. Khi tiến hành cung ứng sản phẩm cho các đại lý, cửa hàng bán hàng, công ty nên có kế hoạch cung ứng theo những lượt lớn, không cung cấp nhỏ giọt để giảm chi phí vận chuyển. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa phải đảm bảo được sự an toàn cao bởi các sản phẩm của công ty chủ yếu là sản phẩm làm bằng thuỷ tinh, dễ vỡ. Thường xuyên phát động các phong trào, nâng cao ý thức tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh đối với cán bộ công nhân viên. 3.2.3. Phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm, dịch vụ bán hàng và sau bán hàng. Hiện Rạng Đông đang có một hệ thống phân phối rộng lớn khắp cả nước với nhiều chi nhánh ở các thành phố lớn, 500 nhà phân phối, 6000 cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên để tiếp tục nâng cao vị thế của mình trên thị trường, cũng như đối phó với những đối thủ tiềm năng sắp xâm nhập vào thị trường Việt Nam khi nước ta mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ theo cam kết gia nhập WTO. Rạng Động cần mở rộng hơn nữa mạng lưới phân phối của mình hơn nữa, không chỉ ở thành phố mà ở vùng nông thôn, miền núi trong cả nước. Công ty nên mở rộng hơn nữa kênh phân phối sản phẩm, có thể qua kênh tiêu thụ hiện đại như qua hệ thống siêu thị.Trong tương lai công ty có thể thâm nhập vào hệ thống phân phối và bán lẻ của các tập đoàn lớn trên thế giới đang chuẩn bị vào thị trường Việt Nam. Mặt khác, công ty nên thường xuyên tiến hành các cuộc điều tra thị trường để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm của mình. Nếu ở khu vực nào nhận thấy nhu cầu sử dụng tăng lên, công ty nên mở thêm các cửa hàng phân phối sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để khuyến khích công tác tiêu thụ sản phẩm ở các đại lý bán hàng, công ty nên có những chính sách nhằm để động viên khuyến khích như tăng phần trăm chiết khấu, hỗ trợ chi phí vận chuyển… Điều tra nghiên cứu kỹ lưỡng các phân khúc thị trường, tìm hiểu rõ đặc điểm, xu hướng tiêu dùng của từng thị trường nhỏ để có biện pháp xâm nhập vào với từng bộ sản phẩm đặc trưng cho từng thị trường. Ví dụ, với người tiêu dùng khu vực miền núi, họ chỉ sử dụng các loại bóng đèn có công suất thấp do thu nhập của họ thấp, ngược lại ở miền biển người họ thường sử dụng loại bóng đèn công suất lớn để thuận tiện cho các hoạt động đánh cá trên biển. Để khách hàng ngày càng biết đến thương hiệu Rạng Đông nhiều hơn, công ty nên chú trọng đến công tác quảng cáo tiếp thị qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua các cửa hàng phân phối sản phẩm. Công cụ quảng cáo hữu hiệu nhất đó là quảng cáo trên tivi, công ty nên sản xuất một số cảnh quay hấp dẫn giới thiệu về công ty cùng với đó là một slogan mang đặc trưng để khách hàng nhớ đến thương hiệu Rạng Đông lâu hơn. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, công ty cũng có thể lựa chọn phương pháp quảng cáo trên internet thông qua các website nổi tiếng. Ngoài ra công ty nên tích cực hơn nữa trong việc tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước để quảng cáo sản phẩm của công ty đến khách hàng, khi tham gia các hội chợ này, công ty cố gắng lựa chọn những địa điểm có vị thế đẹp, dễ tiếp cận, thiết kế gian hàng nổi bật để gây sự chú ý đối với khách tham gia triển lãm. Dịch vụ bán hàng và sau bán hàng là khâu cuối cùng và đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi các hoạt động tạo ra giá trị của công ty. Công ty nên chú trọng nhiều hơn đến khâu này thông qua các chương trình như hỗ trợ vận chuyển đối với khách hàng ở xa, bảo hành sản phẩm, hỗ trợ quảng cáo qua tờ rơi, biển quảng cáo, catalogue, tư vấn miễn phí cho khách hàng có nhu cầu về sản phẩm cũng như sử dụng sản phẩm phù hợp, khoa học, thực hiện các chương trình khuyến mãi cho các đối tượng mua hàng với số lượng lớn, tần suất mua hàng cao…Những hành động này sẽ giúp công ty để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt người tiêu dùng, họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn sản phẩm của công, giúp công ty ngày càng tăng doanh số bán hàng của mình. 3.2.4. Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên công ty. Nguồn nhân lực cao là yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các hoạt động của công ty. Họ là người quyết định đến hiệu suất, hiệu quả làm việc vì thế công ty phải có chính sách để không ngừng nâng cao trình độ của người lao động trong công ty Trước hết công ty phải chú trọng đến công tác tuyển dụng đầu vào ban đầu, có quy chế tuyển dụng rõ ràng thông qua các nguồn lao động đến từ các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp để có được các nhân viên đủ năng lực làm việc cho công ty. Khi tuyển dụng, phải có các yêu cầu cụ thể đối với từng vị trí, nhưng tất cả phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản như có trình độ chuyên môn cơ bản, cán bộ quản lý phải tốt nghiệp đại học, nhiệt tình, ham học hỏi, yêu thích công việc, chủ động, sáng tạo. Để trình độ người lao động người lao động ngày càng được nâng cao, công ty nên chú trọng đến công tác đào tạo sau khi tuyển dụng. Thường xuyên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ, nghề cho nhân viên, nên mời các chuyên gia trong ngành, giáo viên đến từ các trường Đại học nổi tiếng về giảng dạy hoặc có thể cử đi học ở nước ngoài. Tổ chức các buổi hội thảo, ngoại khoá, trao đổi kinh nghiệm tạo điều kiện cho nhân viên công ty có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm với nhau. Ngoài ra, công ty phải không ngừng giáo dục, nâng cao ý thức, nếp sống văn minh, tinh thần đoàn kết tạo nên một nếp văn hóa doanh nghiệp lanh mạnh, hiện đại. Tiếp tục phát huy hơn nữa nét văn hoá bản sắc riêng có của công ty “ Rạng Đông anh hùng, có Bác Hồ thời kỳ hội nhập”. 3.2.5. Đa dạng hoá sản phẩm Đây là một trong những chiến lược cạnh tranh quan trọng của một công ty trên thị trường. Việc đa dạng hóa sản phẩm không chỉ mang lại doanh số bán hàng cao hơn, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mà còn góp phần giảm thiểu rủi ro khi nhu cầu khách hàng giảm sút ở một loại sản phẩm nào đó của công ty. Ngoài hệ thống sản phẩm hiện có, Rạng Đông nên đầu tư nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng mới của khách hàng để làm cơ sở tạo nên những sản phẩm mới đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ. Ngày nay, nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hoá được nâng lên rõ rệt khi mà mức sống của người dân được cải thiện. Công ty có thể lợi dụng yếu tố này để tạo ra các sản phẩm mới, có hình dáng, mẫu mã đẹp hơn, thuận tiện trong sử dụng. tiết kiệm điện, thân thiện với môi trường. Hiện ở Việt Nam xu hướng sử dụng bóng đèn điện chiếu sáng đường làng ngõ xóm ở khu vực nông thôn diễn ra nhanh và mạnh mẽ, trong khi đó tỷ lệ khu vực nông thôn còn chiếm tỷ lệ rất lớn ở nước ta. Công ty có thể tận dụng xu hướng này để sản xuất ra dòng sản phẩm mới, phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khúc thị trường tiềm năng nay. Về nguyên liệu sản xuất sản phẩm, công ty nên dần thay thế loại thuỷ tinh có chì sang loại thuỷ tinh không chì để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm. Sử dụng viên thuỷ ngân Amalgam thay thế cho hơi thuỷ ngân giúp kiểm soát tốt lượng thuỷ ngân trong bóng đèn để hạn chế đen đầu và bảo vệ môi trường. Thay thế bột huỳnh quang đơn thuần bằng bột huỳnh quang 3 phổ để tăng chất lượng, tăng độ rọi cho sản phẩm chiếu sáng. 3.3. Một số kiến nghị đối với cở quan Nhà nước. Hiện trên thị trường Việt Nam đang xuất hiện nhiều sản phẩm bóng đèn, phích nước không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng thấp, hàng nhái sản phẩm của công ty. Vì thế đòi hỏi các cơ quan chức năng như hải quan, công an kinh tế, thuế…tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các loại sản phẩm này để chúng không làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của công ty trường. Hiện nay, độ mở của nền kinh tế Việt nam đã lớn hơn giai đoạn trước rất nhiều, doanh nghiệp trong nước đang phải đương đầu với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp có tiềm lực lớn, công nghệ cao của nước ngoài. Việt Nam đã là thành viên của WTO, theo cam kết gia nhập tổ chức này, Việt Nam phải dần dần dỡ bỏ những hàng rào gia nhập đối với sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, trong giai đoạn trước mắt, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước có thời gian chuẩn bị để chống lại sự cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài, Chính Phủ nên có những chính sách thích hợp để giúp đỡ doanh nghiệp. Việc hạn chế các rào cản phải có lộ trình vừa đảm bảo nguyên tắc của WTO vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước. Nhưng xét trong dài hạn, để doanh nghiệp có thể ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để đối phó lại với các đối thủ này, Chính phủ không nên dùng các chính sách bảo hộ cả thuế quan lẫn phi thuế quan. Để các sản phẩm của công ty dễ dàng hơn trong việc thâm nhập thị trường thế giới, trong khi nguồn lực công ty lại đang yếu về vấn đề tìm hiểu thị trường này, Chính phủ nên có nhiều hơn các hoạt động cụ thể giúp đỡ doanh nghiệp tiếp cận thị trường này thông qua việc tổ chức các buổi hội chợ giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp. Với đặc thù là các sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống của con người và là những thiết bị tiêu thụ điện năng trong quá trình sử dụng. Trong khi đó, năng lượng điện Việt Nam đang ở trong tình trạng thiếu nhiều, nhất là về mùa khô, Chính phủ nên ban hành các tiêu chuẩn cao hơn đối với dòng sản phẩm này không chỉ về chất lượng mà còn cả yếu tố tiết kiệm điện năng, thân thiện với môi trường sống. Việc ban hành các tiêu chuẩn này không những giúp tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường mà còn giúp cho doanh nghiệp nhận thức rõ hơn vai trò xã hội của mình và để họ chuẩn bị tốt hơn để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài vốn có trình độ công nghệ cao. Kết Luận. Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông” của em. Ngoài những phần lý thuyết liên quan đến vấn đề cạnh tranh cũng như năng lực cạnh tranh, em đã có đề cập đến thực tế năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường, phân tích những điểm mạnh, yếu cũng như các cơ hội và thách thức của công ty để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. Hy vọng những ý kiến của em sẽ có ý nghĩa thực tiễn trong công ty. Dù đã có nhiều cố gắng tìm hiểu thông tin kiến thức liên quan đến nội dung bài viết, cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của phòng thị trường công ty cũng như cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn thị Kin Dung, nhưng do hạn chế về kiến thức cũng như khả năng tìm kiếm, tổng hợp số liệu có hạn nên bài viết không thể tránh được những sai sót. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến của công ty cũng như của giáo viên để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh Viên: Phạm Văn Lực. Tài liệu tham khảo Giáo trình chiến lược kinh doanh Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Sách “Lơị thế cạnh tranh” của M.Porter. Website Công ty cổ phần Bóng đèn và Phích nước Rạng Đông- Website Công ty Bóng đèn Điện Quang - Hồ sơ năng lực Công ty cổ phần Bóng đèn và Phích nước Rạng Đông. Danh mục sản phẩm công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông. Bản cáo bạch Công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông, Công ty bóng đèn Điện Quang. Báo cáo thường niên Công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông, Công ty bóng đèn Điện Quang. Báo cáo tài chính Công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông, Công ty bóng đèn Điện Quang. Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam. Giáo trình “ Marketing căn bản” Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Một số Website kinh tế khác. Nhận xét của cơ sở thực tập …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...... PHỤ LỤC MỘT SỐ CHỨNG NHẬN GIẢI THƯỞNG CỦA CÔNG TY

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22087.doc
Tài liệu liên quan