Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn sau cổ phần hóa

Công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành xi măng, với bề dầy hoạt động gần 30 năm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng, sản phẩm đã có uy tín lâu năm trên thị trường. Thương hiệu Xi măng Bỉm Sơn đã được đông đo người tiêu dùng chấp nhận và tin cậy. Công ty đã nhận được nhiều bằng khen, danh hiệu cao quý của Nhà nước trao tặng, nhiều giải thưởng, như: năm 1998, được cấp dấu chất lượng Nhà nước; năm 1994, được cấp Chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn; đạt giải Vàng “Chất Lượng Việt Nam” năm 2000 và 2004; được tặng Giải thưởng “Quả Cầu Vàng” năm 2003, Cúp Vàng “Vì sự phát triển Cộng đồng” năm 2004; 2006, Thương hiệu mạnh năm 2006, “Cúp Sen Vàng Việt Nam” năm 2004; được cấp chứng nhận hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” từ năm 1997 đến nay; được Nhà nước tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng Lao động” trong thời kỳ đổi mới. Ngoài ra, CTCP xi măng Bỉm Sơn cũng được coi là doanh nghiệp đầu tiên thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam thực hiện lên sàn chứng khoán. Với uy tín của mình, CTCP xi măng Bỉm Sơn đã tạo được tính thanh khoản tốt cho cổ phiếu. Đồng thời góp phần quảng bá rộng rãi thương hiệu Xi măng Bỉm Sơn trên thị trường trong nước và khu vực.

doc64 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn sau cổ phần hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh. Để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải phát huy triệt để mọi tiềm lực, mọi thế mạnh để tạo lợi thế bằng hoặc hơn các doanh nghiệp khác. Có như vậy mới đảm bảo cho doanh nghiệp vững vàng trong cạnh tranh. Để thực hiện được mục tiêu này buộc các doanh nghiệp phải tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. Thực chất của khả năng cạnh tranh là tạo ra nhiều hơn một ưu thế về tất cả các mặt: giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm, uy tín, thương hiệu, thị phần của doanh nghiệp đó trên thị trường… Muốn vậy, doanh nghiệp phải áp dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau như cắt giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, hạ giá bán, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ đội ngũ nhân công,… Hay nói cách khác, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là thay đổi mối tương quan về thế lực của doanh nghiệp đó trên thị trường về mọi mặt của quá trình sản xuất. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay thì việc các doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh là một yêu cầu tất yếu khách quan. Cùng với tốc độ phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng khắt khe, họ có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý. Để đáp ứng được nhu cầu đó thì doanh nghiệp phải luôn tìm tòi mọi cách để cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới công nghệ,… hay phát huy mọi lợi thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh trong thỏa mãn cao nhất đòi hỏi của thị trường. Để duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải phát huy triệt để mọi tiềm lực, mọi thế mạnh để tạo lợi thế bằng hoặc hơn các doanh nghiệp khác. Muốn vậy, buộc các doanh nghiệp phải tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. Hơn nữa, khi nền kinh tế mở cửa, thuận lợi hơn với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần hóa trong tiến trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ thì nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn. Mặt khác, khi nước ta chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước không được bao cấp nữa mà phải tự quyết định các vấn đề mang tính sống còn của doanh nghiệp mình thì buộc phải chấp nhận các quy luật của thị trường và chấp nhận cạnh tranh. Chính điều đó đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải hướng mình vào guồng quay của sự cạnh tranh nếu không muốn phải tự đào thải khỏi thị trường. Chương II: Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn trong những năm 2003 – 2008 I - KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG GIAI ĐOẠN 2003 – 2008: Trong thời gian vừa qua, công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đã thu được những kết quả tốt về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, là một trong những đơn vị sản xuất và tiêu thụ xi măng lớn trong Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, xứng đáng là đơn vị Anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng đều hàng năm, các chỉ tiêu tài chính luôn luôn ổn định và có hiệu quả, đặc biệt chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm đều tăng từ 15% đến 50% so với các năm trước đó. Thu nhập bình quân của người lao động tăng cao và ổn định. Hơn nữa, Xi măng Bỉm Sơn luôn chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị hiện đại, tăng cường công tác đào tạo để nâng cao trình độ, tay nghề của công nhân với mục tiêu tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm và công nhân kỹ thuật lành nghề, năng lực thiết bị ngày càng hiện đại. Xi măng Bỉm Sơn đã và đang tham gia cung cấp cho xây dựng dân dụng vào rất nhiều những công trình trọng điểm của đất nước như: Thuỷ điện Hoà Bình, Bảo tàng Hồ Chí Minh, đường dây 500kw Bắc- Nam,… 1. Đánh giá về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách và thu nhập bình quân đầu người/ tháng: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP xi măng Bỉm Sơn từ 2003 – 2008 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu Tỷ đồng 1.307,1  1.560,2 1.553,2 1.602,8 1.547,0 1.936,1 Tốc độ tăng doanh thu %  16,22 - 0,44  3,16  -3,43  25,15  Nộp ngân sách Tỷ đồng  83,664 89,129 99,821 88,152 88,920 84,327 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 65,016 84,513 107,602 117,272 139,044 216,011 TNBQ 1người/ tháng Nghìn đồng  3.519  3.754  4.152  4.287  4.896  4.571 (Nguồn: phòng kế toán thống kê tài chính và phòng kinh tế kế hoạch ) Từ bảng trên ta có một số nhận xét như sau: - Tổng doanh thu tăng giảm, biến động không đều qua các năm: Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh thu của CTCP xi măng Bỉm Sơn qua các năm 2003 – 2008 (Nguồn: phòng kinh tế kế hoạch và kế toán thống kê tài chính) Doanh thu của CTCP xi măng Bỉm Sơn biến động không đáng kể qua các năm, doanh thu tăng đều từ năm 2003 đến 2006, giảm ở năm 2007 và tăng mạnh vào năm 2008. Có kết quả như vậy là do năm 2007, Công ty đã áp dụng một số chính sách thuế, đồng thời cải cách hệ thống bán hàng nên hầu hết các đại lý bán hàng vẫn chưa thích nghi được với hình thức bán hàng mới. Đến năm 2008, mọi sự thay đổi đã đi vào khuôn khổ, các đại lý đã quen dần với cung cách bán hàng mới nên kết quả kinh doanh đã có sự cải thiện đáng kể. Phần lớn doanh thu của Công ty là từ xi măng bao còn các sản phẩm khác như xi măng bột, clinker chiếm tỷ lệ rất ít trong cơ cấu doanh thu. - Cùng với sự tăng lên của tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế tăng đều qua các năm và không có những biến động đáng kể. Mặc dù công tác tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn do giá bán giảm nhưng do việc quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên lợi nhuận ngày càng cao. - Tỷ lệ nộp ngân sách của Công ty tăng giảm thất tjhường: Tỷ lệ nộp ngân sách Nhà nước của Xi măng Bỉm Sơn có mức biến động đáng kể, như tỷ lệ nộp ngân sách cao nhất trong giai đoạn này là năm 2005 với mức tăng là 12% còn năm 2006 lại giảm đột ngột là 11.69%, tuy nhiên sự biến động đó hoàn toàn phù hợp với sự tăng giảm, biến động của lợi nhuận qua các năm trong giai đoạn này. Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nộp ngân sách của CTCP xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2003 – 2008 (Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch và kế toán thống kê tài chính) - Thu nhập bình quân 1 tháng của các cán bộ công nhân viên trong Công ty có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng trung bình, không cao. Cao nhất là năm 2007 tăng được 609 nghìn đồng/ người, còn thấp nhất là năm 2006 chỉ tăng được 135 nghìn đồng/ người. Năm 2007 là năm Công ty có những thay đổi cơ bản về công tác tổ chức và nhân sự. Chuyển đổi chi nhánh thành Văn phòng đại diện; bổ nhiệm, sắp xếp lại lao động cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty; giải quyết chế độ chính sách cho 143 người (chủ yếu là lao động dôi dư ở các chi nhánh) và tiếp nhận 62 lao động (trong đó có 61 trường hợp là đổi hạt bố mẹ về con vào). Chính vì vậy đã cắt giảm được một số khoản chi phí cùng với đó là sự thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, thu được nhiều lợi nhuận nên mức lương của các cán bộ trong năm 2007 đã được cải thiện đáng kể. Tạo động lực, khuyến khích người lao động hăng say hơn, yêu công việc của mình hơn, giúp cho tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một đi lên. Biêu đồ 2.3: Mức tăng thu nhập bình quân/ tháng của CBCNV CTCP xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2003 – 2008 ( Nguồn: Phòng kế toán thống kê tài chính) Năm 2007 là năm Công ty có những thay đổi cơ bản về công tác tổ chức và nhân sự. Chuyển đổi chi nhánh thành Văn phòng đại diện; bổ nhiệm, sắp xếp lại lao động cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty; giải quyết chế độ chính sách cho 143 người (chủ yếu là lao động dôi dư ở các chi nhánh) và tiếp nhận 62 lao động (trong đó có 61 trường hợp là đổi hạt bố mẹ về con vào). Chính vì vậy đã cắt giảm được một số khoản chi phí cùng với đó là sự thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, thu được nhiều lợi nhuận nên mức lương của các cán bộ trong năm 2007 đã được cải thiện đáng kể. Tạo động lực, khuyến khích người lao động hăng say hơn, yêu công việc của mình hơn, giúp cho tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một đi lên. Tuy mức thu nhập của cán bộ công nhân viên của Công ty có tăng chứng tỏ đời sống của họ có tăng lên song vẫn không đáng kể. Năm 2007 có tăng nhưng trong điều kiện giá cả lương thực, thực phẩm và tất cả các mặt hàng đều tăng thì mức tăng đó cũng không thể bù đắp được. Do đó, mục tiêu những năm sắp tới của Công ty cần phải đạt được là nâng cao hơn nữa thu nhập của cán bộ công nhân viên. Từ đó nâng cao đời sống lao động của Công ty nó riêng và của xã hội nói chung. 2. Đánh giá về sản lượng sản xuất và tiêu thụ: Bảng 2.2: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn từ 2003 – 2008 Diễn giải Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1.SL sản xuất Nghìn tấn Clinker Nghìn tấn 1.443,08 1.682,19 1.635,32 1.564.302 1.688.480 1.731.571,00 Xi măng Nghìn tấn 1.817,02 2.247,85 2.233,43 2.315.371,93 2.255.750,60 2.427.417,57 2.SL tiêu thụ: Nghìn tấn Clinker Nghìn tấn 152,40 235,99 105,70 46,44 20,97 71.214,51 Xi măng Nghìn tấn 1.825,46 2.188,18 2.266,06 2.365,29 2.287,67 2.565.125,79 (Nguồn: phòng kinh tế kế hoạch và phòng kế toán thống kê tài chính) Từ bảng số liệu trên có thể thấy, trong những năm gần đây sản lượng sản xuất và tiêu thụ của công ty tương đối ổn định, mặc dù công tác tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn và giá bán giảm dần. Sản lượng sản xuất tăng dần theo các năm, điều đó phù hợp với sự phát triển cũng như nhu cầu tiêu dùng của xã hội, và do đó cũng kéo theo sự gia tăng của tổng giá thành. Clinker cũng có sản lượng sản xuất tăng dần theo các năm, nhưng khả năng tiêu thụ lại tăng giảm thất thường và đóng góp vào sản lượng tiêu thụ là rất ít mặc dù vẫn sản xuất nhiều, điều đó chứng tỏ Công ty đã tự cung tự cấp được cho sản xuất, có đủ cliker để dùng cho sản xuất xi măng, không phải mua từ các công ty khác. Bên cạnh đó, do thị trường xi măng biến động lớn, mức sản xuất trong phạm vi toàn quốc tăng lên rất nhanh do đã có nhiều nhà máy lớn đi vào hoạt động và sản xuất ổn định. Xi măng liên doanh có lượng tương đối lớn, là những công ty liên doanh vốn chủ yếu của nước ngoài do đầu tư mới nên được miễn giảm thuế. Vì vậy công tác xử lý giá cả đến từng thị trường rất linh hoạt, không bị ràng buộc bởi cơ chế quản lý của nhà nước. Cho nên việc tăng giảm thị phần trên thị trường đối với những công ty này hoàn toàn là do chủ quan, vì một lượng không nhỏ xi măng lò đứng là do địa phương quản lý cho nên việc xây dựng các công trình dân dụng, cơ sở hạ tầng trong địa phương luôn được các địa phương ưu tiên cho loại xi măng của mình. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tổng công ty xi măng Việt Nam cũng như việc tổ chức và đề ra những biện pháp có hiệu quả linh động của lãnh đạo công ty như chính sách khuyến mại hoa hồng đã thực sự tạo được động lực thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 3. Đánh giá sản phẩm chủ yếu: Gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn đã cung cấp cho thị trường gần 30 triệu tấn sản phẩm chất lượng cao. Hiện sản phẩm của Công ty rất đa dạng và đảm bảo chất lượng như: Xi măng Pooc Lăng hỗn hợp PCB 30, PCB 40 được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6260:1997; Xi măng Pooc Lăng PC 40, PC 50 được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2682:1999; Clinker thương phẩm Ppc40 được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7024:2002. Các sản phẩm của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn đều có chất lượng ổn định, độ dư mác cao, có lợi cho người tiêu dùng, an toàn trong quá trình lưu kho, vận chuyển, sử dụng và giá cả hợp lý nhất. Trước sự tín nhiệm của người tiêu dùng, hiện các nhà máy luôn phải hoạt động hết công suất để cố gắng cung cấp sản phẩm cho thị trường. II – PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG NHỮNG NĂM 2003 – 2008: 1. Phân tích môi trường vĩ mô: 1.1. Yếu tố kinh tế: Trong những năm vừa qua, các yếu tố kinh tế đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, hay hoạt động của Tổng công ty xi măng Việt Nam nói riêng mà cụ thể là công ty cổ phần xi măng Việt Nam. Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tốc độ tăng (%) 7.34 7.79 8.44 8.17 8.5  11 Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2003 – 2008 (Nguồn: Tạp chí kinh tế Việt Nam 2008 – 2009) Trong giai đoạn 2003 – 2008, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức cao và tương đối ổn định. Đời sống nhân sân được cải thiện. Điều này đã tác động tích cực đến sự phát triển của ngành xây dựng nói chung, Tổng công ty xi măng Việt Nam nói riêng và cụ thể hơn nữa là Công ty CPXM Bỉm Sơn. Tốc độ kinh tế tăng cao làm phát sinh thêm nhiều nhu cầu mới. Đây là cơ hội cho Công ty mở rộng sản xuất và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội dó là mối đe dọa của sự xuất hiện thêm nhiều đối thủ mới, chi phí và tiền lương của Công ty cũng tăng lên làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty. Tốc độ tăng tưởng kinh tế tăng , tỷ lệ lạm phát cũng tăng mạnh làm xáo trộn nền kinh tế, lãi suất tăng và sự biến động của đồng tiền trỏe nên khó lường hơn trước. Đặc biệt trong năm 2008, cuộc khủng hoảng nền kinh tế Mỹ đã nhanh chóng lan ra toàn cầu và nước ta cũng đã chịu ảnh hưởng rất lớn, lãi suất ngân hàng tăng cao, biến động khôn lường, các hoạt động đầu tư, sản xuất của Công ty trở thành hoạt động măng tính may rủi nhiều hơn, làm cho tương lai kinh doanh trở nên khó đoán hơn. Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ lệ lạm phát (%) 3.1 8.4 6.6 12.36 22 Bảng 2.4: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 2003 – 2008 ( Nguồn: Tạp chí kinh tế Việt Nam 2008 - 2009) Lạm phát tăng cao làm tăng giá nguyên vật liệu và chi phí nhân công. Tỷ giá hối đoái là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu qiả sản xuất kinh doanh của các công ty, đặc biệt là những công ty có tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu lớn. Trong giai đoạn này, Công ty CPXM Bỉm Sơn đang được đầu tư, nâng cấp và xây dựng các dự án dây chuyền mới, thường xuyên phải nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hàng hóa từ nước ngoài với giá trị lớn. Vì vậy, mọi sự thay đổi, dù nhỏ của tỷ giá hối đoái cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Nếu không dự đoán được sự thay đổi của đồng ngoại tệ thì Công ty sẽ bị thiệt hại rất lớn. Chính vì vậy, đây là một chướng ngại lớn đối với Công ty CPXM Bỉm Sơn. 1.2. Yếu tố chính trị - pháp luật: Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất trên thế giới. Hiện nay, nước ta đang tạo điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đầu tư và kinh doanh. Sự ổn định về chính trị là nền tảng quan trọng để các doanh nghiệp an tâm kinh doanh, đạt được hiệu quả tốt. Ngoài ra, để các hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đúng hướng thì mỗi quốc gia quản lý bằng các văn bản pháp luật, các chế tài chính sách có liên quan. Để quản lý tốt các hoạt động của nền kinh tế, Nhà nước quy định và công bố các chính sách cụ thể đối với từng thị trường , từng khu vực. Các quy định của Nhà nước buộc các doanh ngihiệp phải tuận theo như là các chính sách thuế, quy định về lao động, tiền lương, quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải,… Những quy định đó có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của Công ty CPXM Bỉm Sơn, nó chính là cơ hội đồng thời cũng là mối đe dọa của Công ty. 1.3. Yếu tố công nghệ: Trong tất cả các ngành đều đòi hỏi máy móc, thiết bị kỹ thuật cao mới đảm bảo về chất lượng và số lượng sản phẩm, dịch vụ. Ở nước ta hiện nay, thực tế chưa có đủ trình độ, công nghệ kỹ thuật đáp ứng những loại máy móc, thiết bị có công nghệ cao. Chính vì vậy, mà phải thường xuyên nhập ở các nước khác. Đôi khi, do không có trình độ và thiếu hiểu biết đã dẫn đến việc nhập khẩu những loaị máy móc, kỹ thuật lạc hậu, gây lãng phí tiền của. Do đó, việc nhập khẩu đòi hỏi phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, cẩn thẩn bởi những chuyên gia có trình độ và hiểu biết cao. Công ty CPXM Bỉm Sơn đã có đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật từng được đi học tập và nghiên cứu ở những nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Tuy nhiên, đội ngũ đó vẫn chưa được đầu tư đúng mức, chưa được đào tạo lai để cập nhật những công nghệ mới nhất. Do đó vẫn còn xảy ra hiện tượng mua những máy móc, thiết bị cũ ở nước ngoài với giá cao. Điều này đã ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty CPXM Bỉm Sơn trên thị trường. Vì vậy, yêu cầu cần thiết trong thời gian tới của Công ty là cần phải quan tâm đầu tư tới việc đào tạo cán bộ chuyên trách về công nghệ cho Công ty. Bên cạnh đó, cùng với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước và xu thế hội nhập quốc tế việc mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thêm nhà xưởng, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ từng bước hiện đại nâng cao năng xuất thiết bị, năng xuất lao động, bố trí lao động phù hợp với tay nghề, nghiệp vụ của người lao động, nhằm mục đích nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả kinh tế. Để đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng, Công ty luôn tìm nguồn nguyên vật liệu thuận lợi, khai thác triệt để nguồn nguyên vật liệu sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng, giá thành hạ. 1.4. Yếu tố văn hóa, xã hội: Các yếu tố về văn hóa - xã hội cũng tác động rất lớn tới hoạt động của Công ty CPXM Bỉm Sơn, như thị hiếu, nhu cầu, dân số, phong tục tập quán,… của vùng, địa phương thuộc thị phần của mình. Công ty cần phải có những tìm hiểu, phân tích kịp thời những thay đổi của các yếu tố này để có những chiến lược phù hợp, toàn diện hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 2. Phân tích môi trường ngành: 2.1. Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn: Trong tương lai có rất nhiều công ty sản xuất xi măng đang dần hoàn thành và đi vào sản xuất , dự kiến của chính phủ vào năm 2009 sẽ đưa 18 dự án xi măng vào hoạt động, điều đó đã tạo cho xi măng Bỉm Sơn một áp lực rất mạnh mẽ, đặc biệt là có rất nhiều công ty xi măng đang được thành lập trong địa bàn phân phối của Công ty. Hơn nữa, việc Việt Nam gia nhập vào WTO giúp các công ty xi măng trong nước cũng như nước ngoài được tự do hóa thương mại, thị trường sẽ được mở rộng tạo nhiều cơ hội cho các công ty được mở rộng thị phần của mình, điều đó cũng có nghĩa là sẽ có rất nhiều thách thức đối với sự sống còn của Công ty CPXM Bỉm Sơn. Mặc dù đã hoạt động lâu năm, là những Công ty đầu tiên của ngành và rất có uy tín trên thị trường trong nước cũng như với nước bạn – Lào, nhưng áp lực cạnh tranh từ phía đối thủ tiềm ẩn là rất cao. Chính vì vậy, Công ty cần phải luôn nghiên cứu, tìm hiểu về các đối thủ tiềm ẩn trong thị trường, tìm biện pháp để khống chế các đối thủ này, và nhất là không được tự hài lòng với những kết quả đã đạt được mà phải luôn phấn đấu tìm cách tự đổi mới mình để vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh. 2.2. Áp lực sản phẩm thay thế: Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế là mối đe dọa làm giảm lợi nhuận của các Công ty đang hoạt động trong ngành. Tuy nhiên, sản phẩm của Công ty CPXM Bỉm Sơn chủ yếu là xi măng – là sản phẩm mà mặc dù có rất nhiều công nghệ sản xuất khác nhau, nhưng hầu hết đặc tính và chất lượng của chúng là như nhau (trừ trường hợp làm giả), nó mang tính đặc thù khá riêng biệt và không có khả năng thay thế được. Hơn nữa do yêu cầu sử dụng, sản phẩm xi măng cần đạt được sự ổn định cao về chất lượng sản phẩm mà không đòi hỏi các sản phẩm mới một cách thường xuyên. Hầu hết sản phẩm xi măng mới chỉ là kết quả của sự thay đổi một số chỉ tiêu kỹ thuật và đặc tính sản phẩm. Xi măng mới hoàn toàn ít xuất hiện. Điều này do hai yếu tố chủ yếu sau đây chi phối. Một là, nhu cầu sử dụng xi măng khá ổn định về chủng loại, tuyệt đại bộ phận là xi măng thông dụng. Trong khi đó, nhu cầu về một số loại xi măng đặc biệt không cao và không thường xuyên. Khách hàng có thể nhập khẩu các loại xi măng này. Hai là, để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các doanh nghiệp sản xuất xi măng cần phải hội đủ nhiều điều kiện quan trọng như tiền vốn, đội ngũ kỹ sư, phòng thí nghiệm, thiết bị và công nghệ. Hơn thế nữa, việc phát triển sản phẩm mới thường đòi hỏi thời gian nhất định kể từ khi thiết kế, chế thử đến đưa sản phẩm mới vào thị trường. Quá trình này luôn chứa đựng rủi ro. Do đó, sức ép từ sản phẩm thay thế với Công ty là rất ít và đó chính là một thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.3. Sức ép từ khách hàng: Công ty CPXM Bỉm Sơn hoạt động cung cấp và phân phối sản phẩm dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Việt Nam, địa bàn cung cấp của Công ty đã không thay đổi suốt những thời gian dài qua, nên hầu hết khách hàng của Công ty là những khách hàng truyền thống. Công ty đã có hình ảnh và uy tín rất tốt trong lòng khách hàng, và họ tiêu dùng sản phẩm của Công ty như một thói quen. Chính vì vậy, sức ép từ khách hàng đối với Công ty là không lớn. Hiện nay, do nhu cầu và yêu cầu đổi mới phát triển cũng như nhằm quảng bá hình ảnh của mình mạnh hơn nữa, được sự cho phép của Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công ty đang tìm kiếm mở rộng thị trường mới, chủ yếu là ở phía Nam. 2.4. Áp lực từ nhà cung cấp: Nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất ra xi măng mà Công ty CPXM Bỉm Sơn đang dùng là than, đá bazan, thạch cao,…Cùng với sự tăng giá đến chóng mặt của tất cả các mặt hàng đang diễn ra trong nước thì nhà cung cấp một số nguyên, nhiên vật liệu như than, đá bazan, quặng, thạch cao... cho Công ty cũng đang đòi tăng giá, tạo sức ép khá lớn cho Công ty. Thêm vào đó, nguyên liệu để sản xuất xi măng là những nguyên liệu hữu hạn, không có khả năng tái tạo hoặc muốn tái tạo phải mất rất nhiều thời gian nên nguy cơ của việc cạn kiệt nguồn nguyên liệu là rất lớn. Do vậy, áp lực từ phía nhà cung cấp tạo cho Công ty CPXM Bỉm Sơn là tương đối lớn. 2.5. Áp lực trong nội bộ ngành: Hiện nay, trong nước có khoảng 20 Công ty sản xuất xi măng, clinker và khoảng 10 Công ty đang chuẩn bị đưa vào sản xuất, Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn sẽ chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp này với tiềm lực mạnh về vốn, dây chuyền công nghệ hiện đại, khấu hao hết đã liên tục giảm giá bán sản phẩm, áp dụng các chính sách quảng cáo khuyến mại lớn kéo dài. Mặt khác, mẫu mã sản phẩm của họ cũng rất phong phú, đa dạng. Đồng thời, khi Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại của thế giới, khu vực, thuế nhập khẩu giảm chỉ còn từ 0 - 5% , khi đó Công ty sẽ phải đối mặt trực tiếp với sản phẩm của các nước khác, gặp phải sự cạnh tranh gay gắt về giá. Hiện nay, tuy sản phẩm của Công ty chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ sản phẩm của các nhà máy mới xây dựng nhưng với uy tín, chất lượng đã được khẳng định qua thời gian, Công ty vẫn luôn duy trì được thị phần lớn, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có sự tăng trưởng và phát triển bền vững. 3. Phân tích nội bộ công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn: 3.1. Hoạt động Marketing: Do việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty phụ thuộc chủ yếu vào tình hình tiêu thụ thực tế của năm trước, kết quả dự đoán nhu cầu và tình hình biến động trên thị trường năm kế hoạch do vậy công tác điều tra nghiên cứu thị trường có ý nghĩa rất quan trọng. Trong thực tế việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty so với tình hình tiêu thụ thực tế vẫn còn có sự chênh lệch lớn về số lượng sản phẩm tiêu thụ so với kế hoạch. Nguyên nhân chính của thực trạng này là việc điều tra nghiên cứu thị trường trước khi lập kế hoạch chưa được Công ty thực sự chú trọng, chưa sâu sát và chưa tính hết được mức độ ảnh hưởng sâu sắc của các nhân tố có liên quan đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. Do vậy, điều này không những ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ thực tế mà còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác của Công ty như kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính... và điều đó sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của Công ty trên thi trường. Trước khi cổ phần hóa, hoạt động marketing trong Công ty gần như bị “bỏ quên”, Công ty CPXM Bỉm Sơn chưa tận dụng được lợi thế của hoạt động này trong khả năng cạnh tranh của mình. Trong giai đoạn sau cổ phần hóa từ năm 2006 đến nay, hoạt động marketing của Công ty CPXM Bỉm Sơn đã năng động hơn và được quan tâm đầu tư hơn trước. Có được như vậy là do Công ty sau khi đã cổ phần hóa, giảm bớt được phần nhiều vai trò của Nhà nước thì phải tự tìm hướng phát triển cho mình, nên đã chú ý hơn đến việc quảng bá hình ảnh của mình, khiến cho hoạt động Marketing trở thành nhân tố quan trọng trong năng lực cạnh tranh của Công ty. 3.2. Hoạt động nghiên cứu thị trường: Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường của CTCP xi măng Bỉm Sơn còn rất hạn chế, nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác. Mặc dù đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường và đã tiến hành nghiên cứu, song "lực bất tòng tâm", vốn ít, ngân sách dành cho việc nghiên cứu thị trường rất hạn hẹp, khả năng thăm quan, khảo sát thị trường còn rất hạn chế vì mỗi chuyến đi chi phí tốn kém, hiệu quả không cao. Do khả năng tìm kiếm, khai thác và xử lý thông tin của cán bộ còn yếu, lợi ích đem lại không đủ bù chi phí. Nhìn chung, công tác nghiên cứu thị trường của CTCP xi măng Bỉm Sơn còn yếu kém. Dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh như nghiên cứu thị trường, thông tin kinh tế, ngân hàng dữ liệu... còn hạn chế. Trình độ khai thác và sử dụng thông tin của cán bộ còn thấp, sự quan tâm chưa đúng mức của lãnh đạo Công ty, cơ cấu tổ chức không tương ứng... Do đó hoạt nghiên cứu thị trường đối với CTCP xi măng Bỉm Sơn mà nói là một hạn chế trong năng lực cạnh tranh của Công ty. 3.3. Năng lực tài chính: Từ khi mới thành lập cũng như nhiều doanh nghiệp khác đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, CTCP xi măng Bỉm Sơn chỉ được cấp một số vốn ban đầu một lần. Nhưng trong quá trình kinh doanh, vì nhu cầu về vốn ngày một tăng lên, nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp không đáp ứng dược nhiệm vụ của cấp trên giao. Vì vậy công ty phải tự đáp ứng bằng vốn tự có hoặc vốn đi vay. Vốn tự có của công ty gồm có : + Lợi nhuận của công ty mang lại (qua các quỹ của công ty như quỹ phát triển sản xuất …) + Vốn do chuyển nhượng bán vật tư, nguyên liệu và các tài sản dư thừa khác. Vốn vay của công ty gồm có : + Tiền mặt đi vay từ các ngân hàng. + Nguồn vốn huy động từ CBCNV chủ yếu là ngắn hạn. + Vốn vay tín dụng từ tổ chức tín dụng Ngân Hàng Công Thương Bỉm Sơn, Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Thanh Hóa, chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Bỉm Sơn, Chi nhánh quỹ hỗ trợ và phát triển Thanh Hoá . CTCP xi măng Bỉm Sơn là một doanh nghiệp có quy mô lớn và tổng vốn kinh doanh tăng lên hàng năm, tính từ trước cho tới thời điểm cổ phần hóa (thời điểm 01/5/2006) thì vốn điều lệ của Công ty là 900.000.000.000 đồng: Bảng 2.5: Cơ cấu vốn điều lệ tại thời điểm 01/5/2006 của CTCP xi măng Bỉm Sơn Cổ đông Số cổ phần Giá trị (1.000đồng) Tỷ lệ Tổng công ty 66.632.250 666.322.500 74,04 Người trong cty 6.735.700 67.357.000 7,48 Người ngoài cty 16.632.050 166.320.500 18,48 (Nguồn: Phòng kế toán thống kê tài chính) Trong năm 2007, Công ty tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành thêm cổ phiếu mới. Hiện nay vốn điều lệ của Công ty được xác định là 956.613.970.000 đồng. Bảng 2.6: Cơ cấu vốn điều lệ tại thời điểm hiện nay của CTCP xi măng Bỉm Sơn Cổ đông Số cổ phần Giá trị (1.000đồng) Tỷ lệ (%) Tổng công ty 66.632.250 666.322.500 69,65 Người trong cty 7.951.200 79.512.000 8,31 Người ngoài cty 21.077.947 210.779.470 22,03 (Nguồn: Phòng kế toán thống kê tài chính) Tổng giá trị tài sản của Công ty (tính tại thời điểm 01/01/2008) là 2.341,348 tỷ đồng. Trong đó: -Tài sản ngắn hạn: 1.251,134 tỷ đồng. -Tài sản dài hạn: 1.090,214 tỷ đồng. Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn của CTCP xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2003 – 2008 Chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng VKD (Tỷ đ) 1.498,759 1.657,435 1.723,097 1.825,106 2.128,677 2.341,248 Lợi nhuận trước thuế( Tỷ đ) 65,016 84,513 107,602 117,272 139,044 216,011 Tốc độ tăng tổng VKD (%) 10,59 3,96 5,92 16,63 9,99 LNTT/ Tổng VKD 0,043 0,051 0,062 0,064 0,065 0,092 ( Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch ) Trong giai đoạn 2003 – 2005, Công ty phát sinh nhiều công nợ, việc kiểm soát vốn khó khăn, khả năng thanh toán về tài chính của Công ty không hiệu quả do khách hàng nợ tiền mua xi măng nhiều, do đó trong khoảng thời gian này hiệu quả sử dụng vốn của Công ty không có hiệu quả. Sau khi chuyển sang thành công ty cổ phần thì cơ cấu vốn điều lệ của công ty đã có sự thay đổi và hiệu quả sử dụng vốn có phần tốt hơn. Hiện tại thì cơ cấu vốn điều lệ của Công ty gồm: số cổ phần của Tổng công ty, cổ phần của người trong và ngoài công ty. Từ bảng ta thấy, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh trong giai đoạn 2003 2008 đều tăng, tăng cao nhất là năm 2007 là 16,63%, tiếp đó là năm 2004 với 10, 59%c, còn thấp nhất là năm 2005 chỉ tăng 3,96%. Tuy nhiên, thực trạng của CTCP xi măng Bỉm Sơn hiện nay vẫn là thiếu vốn kinh doanh. Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/ vốn kinh doanh cũng tăng dần qua các năm, trong đó năm 2008 tỷ lệ này là cao nhất 0,092. Như vậy, Công ty sẽ tích lũy được nhiều vốn hơn tạo điều kiện phát triển và mở rộng sản xuất trong trong các năm tiếp theo. 3.4. Năng lực quản lý: Công ty rất chú trọng tới chiến lược nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới. Hiện nay, CTCP xi măng Bỉm Sơn có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật nhiều kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề, có tay nghề cao. Mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, đội ngũ nhân viên nhạy bén, nhiệt tình đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Tuy vậy, việc củng cố hệ thống tổ chức bộ máy phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý toàn diện công ty; xắp sếp lại hệ thống tổ chức Đảng, đoàn thể khối tiêu thụ phù hợp với mô hình mới; mở các lớp bồi dưỡng kết nạp đảng viên bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho đội ngũ cấp ủy; bổ sung quy hoạch cán bộ các cấp nâng cao chất lượng đội ngũ đoàn viên, duy trì chế độ sinh hoạt, chế độ công tác theo đúng quy định được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Qua đó, cần tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Đảng, thực hành tiết kiệm chống tham nhũng, lãng phí, phát huy tốt dân chủ cơ sở, kịp thời giải quyết đơn thư kiếu nại tố cáo và những bức xúc nảy sinh từ cơ sở, tạo bầu không khí phấn khởi tin tưởng quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao. III – ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG GIAI ĐOẠN 2003 – 2008: 1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn trong những năm 2003 – 2008: 1.1. Hiệu quả kinh doanh: Như phân tích ở các phần trước, nguồn vốn kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của CTCP xi măng Bỉm Sơn đều tăng dần qua cac năm. Doanh thu và lợi nhuận tăng cao, hiệu quả kinh doanh tăng tạo điều kiện cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/ tổng vốn kinh doanh: Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/ tổng vốn kinh doanh qua các năm đã có nhiều biến động, tỷ lệ biến động trung bình qua các năm từ 2003 đến 2005 khoảng 0,05 lần, đặc biệt năm 2008 tỷ lệ này tăng lên rất cao là 0,092 lần. Điều đó chứng tỏ trong những năm gần đây hiệu quả sử dụng vốn của Công ty tăng cao. Tuy vậy, Công ty mới chỉ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cố định, còn vốn lưu động thì không có hiểu quả và phần lớn nguồn vốn lưu động nằm ở khâu thanh toán, các khoản phải thu của khách hàng đó là lý do dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn và rủi ro khó lường của việc thu hồi vốn. Điều đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như làm cản trở khả năng cạnh tranh của CTCP xi măng Bỉm Sơn. 1.1.2. Tốc độ tăng trưởng doanh thu: Tốc độ tăng doanh thu biến động không đáng kể qua các năm 2003 – 2006, năm 2006 do áp dụng thuế giá trị gia tăng nên doanh thu giảm, riêng thuế làm cho doanh thu giảm 10%. Còn năm 2007 thì doanh thu giảm mạnh chủ yếu là do giá bán giảm và do Công ty bắt đầu thực hiện chuyển đổi mô hình tiêu thụ từ Đại lý hưởng hoa hồng sang Đại lý bao tiêu (Nhà phân phối chính); Các Chi nhánh của Công ty tại các tỉnh chuyển thành các Văn phòng đại diện không còn chức năng kinh doanh, vì vậy công tác tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào các nhà phân phối; bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt của các loại xi măng khác trên thị trường nên doanh thu bị giảm sút. Đến năm 2008 tốc độ tăng doanh thu lại tăng mạnh lên 25,15%, có được kết quả đó là do Công ty đã tìm kiếm và mở rộng thêm một số thị trường ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, đã nâng cao sản lượng tiêu thụ và hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 Công ty đều đạt và vượt. Điều này ghi nhận vai trò lãnh đạo của Hội đồng quản trị, ban giám đốc và sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của toàn Công ty. Các phòng ban, xưởng sản xuất cũng như các văn phòng đại diện tại các tỉnh thành của Công ty đã phát huy tính chủ động sáng tạo trong quá trình tạo ra sản phẩm đạt chất lượng tốt, tạo uy tín trên thị trường, khẳng định sự trưởng thành ổn định và phát triển. Luôn phấn đấu, phát động phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm đảm bảo vận hành thiết bị hoạt động ổn định, tăng năng suất, chất lượng, cải thiện môi trường làm việc, tận dụng được các loại vật tư giảm chi phí mua ngoài, nhập ngoại, kéo dài tuổi thọ và nâng được hệ số sử dụng thời gian của thiết bị. Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của CTCP xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2003 – 2008 (Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch và kế toán thống kê tài chính) 1.1.3. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận: Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng lợi nhuận của CTCP xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2003 - 2008 ( Nguồn: phòng kinh tế kế hoạch và ké toán thống kê tài chính) Tốc độ tăng của lợi nhuận cho thấy hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Tốc độ tăng lợi nhuận của Xi măng Bỉm Sơn tăng đều qua các năm từ 2003 – 2007, mặc dù doanh thu năm 2007 giảm nhưng lợi nhuận vẫn tăng đó là do năm 2007 Công ty các phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến công nghệ của công ty vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy hiệu quả, tổ chức hoạt động phong trào ngày càng đi vào nề nếp, có chiều sâu hơn so với các năm trước. Bên cạnh đó, là do các Đảng bộ của Công ty đã luôn chú trọng quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục về tư tưởng chính trị, phối hợp với ban giám đốc và chỉ đạo tổ chức công đoàn cùng hệ thống chính trị trong Công ty; xây dựng phong trào thi đua sản xuất kinh doanh, phát triển đơn vị ngày càng lớn mạnh và chăm lo đến đời sống cán bộ công nhân viên chức trong toàn cơ quan. Tốc độ tăng lợi nhuận của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn mạnh nhất vào năm 2008 đạt tới 55,35%, có được như vậy là do Công ty đã tập trung chỉ đạo, điều hành và duy trì vận hành 2 lò nung với năng suất cao; chú trọng việc quản lý tốt dây chuyền lò nung số 2; kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu công nghệ và thông số kỹ thuật; triển khai công tác sửa chữa các thiết bị đảm bảo tiến độ và chất lượng; chủ động tìm kiếm nguồn hàng (clinker, xi măng bột...) và ký hợp đồng mua bán với các công ty trong và ngoài Ngành, đáp ứng yêu cầu sản xuất và có biện pháp giám sát chặt chẽ số lượng, chất lượng đầu vào; đẩy mạnh công tác tiêu thụ xi măng, nhất là ở khu vực miền Trung theo định hướng của Tổng công ty. Ngoài ra, Công ty còn tập trung chỉ đạo đẩy mạnh thi công các gói thầu của dây chuyền mới; đôn đốc các nhà thầu thực hiện đúng tiến độ thi công tại các hạng mục công trình nhà nghiền xi măng và trạm đóng bao số 2, phấn đấu hoàn thành lắp đặt nghiệm thu bàn giao hai công đoạn này, đưa vào khai thác sử dụng trong quý 4/2008. Song song với việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phong trào phát huy sáng kiến kỹ thuật, đề tài khoa học cũng được chú trọng, trong đó tập trung vào các đề tài giảm chi phí sản xuất, giải pháp về công nghệ, về thị trường tiêu thụ... Bên cạnh đó, công ty đã có các giải pháp hạn chế tối đa việc sửa chữa, đảm bảo thời gian huy động công suất của các thiết bị lò nung, máy nghiền... chạy dài ngày, đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đưa vào sử dụng than cám 3C thay cho than cám 3B ở cả 2 lò nung đạt kết quả tốt, giải quyết được khó khăn trong khâu cung ứng than cho lò nung. Giám sát chặt chẽ quy trình công nghệ, quy trình vận hành thiết bị, nên chất lượng clinker và xi măng sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn, tỷ lệ phụ gia bình quân đạt 21,5%. Công ty cũng đã tập trung đầu tư dự án dây chuyền nghiền đá xây dựng, từng bước triển khai phù hợp với chủ trương đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. Chính vì vậy, năm 2008 mặc dù CTCP xi măng Bỉm Sơn tiếp tục gặp những khó khăn do thị trường xi măng cạnh tranh quyết liệt, trong khi giá nguyên, nhiên liệu tiếp tục tăng cao, lãi suất vốn vay của các ngân hàng tăng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, nhiệm vụ bình ổn giá của Ngành nói chung và Công ty nói riêng rất nặng nề nhưng Công ty vẫn hoàn thành được kế hoạch sản xuất và góp phần ổn định giá cả xi măng trên thị trường trong nước. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của CTCP xi măng Bỉm Sơn là một trong những điều kiện tiên quyết cho năng lực cạnh tranh của Công ty với các công ty khác trên thị trường. Với hiệu quả kinh doanh tốt trong thời gian qua, CTCP xi măng đã có một vị trí đáng kể trong mắt người tiêu dùng cũng như trên thị trường trong và ngoài nước. 1.2. Thị phần của CTCP xi măng Bỉm Sơn: Thị phần của Xi măng Bỉm Sơn chiếm khoảng 11% thị trường cả nước. Sản phẩm xi măng và clinker của công ty được tiêu thụ trên các thị trường từ tỉnh Quảng Ngãi trở ra, chủ yếu là Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Tây, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng. Riêng clinker công ty chủ yếu bán cho đơn vị liên kết là Công ty Thạch cao và Xi măng Hải Vân để nghiền và đóng bao tại Quảng Bình và Đà Nẵng.Hiện tại, CTCP xi măng Bỉm Sơn xây dựng được 10 đại lý trong đó có 1 văn phòng đại diện tại Lào. Hệ thống phân phối được xem là một lợi thế cạnh tranh của Xi măng Bỉm Sơn.CTCP xi măng Bỉm Sơn là một trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng có vốn hóa lớn nhất hiện nay. Thương hiệu của công ty đã có mặt trên thị trường gần 30 năm và có uy tín đặc biệt tại khu vực phía Bắc. Hệ thống đại lý, văn phòng đại diện có mặt tại nhiều tỉnh và thành góp phần đẩy mạnh khả năng tiếp cận thị trường hơn cho sản phẩm của công ty. Nguồn nguyên liệu đá vôi và đất sét lớn, có chất lượng đồng thời gần địa điểm sản xuất tạo ra lợi thế không nhỏ cho BCC giúp công ty giảm áp lực biến động giá clinker. Thị trường tiêu thụ xi măng Bỉm sơn có sự điều phối của Tổng Công ty ở các địa bàn tiêu thụ truyền thống vì vậy thị phần của Công ty luôn ổn định, ít biến động. Xi măng Bỉm sơn luôn tạo được uy tín trong lòng khách hàng với chất lượng sản phẩm tốt. Theo thống kê của phòng kinh tế kế hoạch thì thị phần của Xi măng Bỉm Sơn tại các địa bàn chính hiện nay như sau: Tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh: Xi măng Bỉm Sơn có uy tín và vị thế rất cao ở thị trường này, được tiêu thụ ở tất cả các khu vực trong tỉnh (chiếm 70%, có nơi chiếm 80% thị phần). Tại địa bàn tỉnh Nghệ An: Tại địa bàn tỉnh Nghệ An có 3 Công ty xi măng lớn cùng tham gia tiêu thụ đó là xi măng Bỉm Sơn, xi măng Hoàng Mai và xi măng Nghi Sơn. Đây là thị trường có sự cạnh tranh gay gắt nhất đối với xi măng Bỉm Sơn, tuy vậy sản lượng của xi măng Bỉm Sơn hàng năm luôn đạt ở mức tương đương với các loại xi măng khác, chiếm từ 30% - 35% thị phần. Tại địa bàn tỉnh Thanh Hoá: Với ưu thế đóng trên địa bàn nên xi măng Bỉm Sơn chiếm 70% - 80% thị phần, sản lượng tiêu thụ hàng năm chiếm tỷ trọng cao nhất so với sản lượng tiêu thụ của toàn Công ty. Có được như vậy là vì người dân có thói quen và suy nghĩ ưu tiên cho loại xi măng của đia phương mình trong việc xây dựng các công trình dân dụng, cơ sở hạ tầng trong địa phương luôn. Tại địa bàn tỉnh Ninh Bình: Sản lượng xi măng Bỉm Sơn tiêu thụ tại địa bàn này chiếm từ 35% - 40% thị phần. Tại địa bàn tỉnh Nam Định: Xi măng Bỉm Sơn có thị phần cao và sức cạnh tranh tốt so với các loại xi măng khác và chiếm từ 90% - 95% thị phần. Tại địa bàn tỉnh Hà Tây: Thị trường tiêu thụ xi măng Bỉm Sơn thông qua địa bàn Hà Tây rộng, nằm trên toàn bộ địa phận của tỉnh Hà Tây và một phần lớn địa bàn của thành phố Hà Nội, chiếm từ 60% - 65% thị phần. Tại địa bàn tỉnh Sơn La: Thị trường tiêu thụ xi măng Bỉm sơn tại khu vực này bao gồm tỉnh Hoà Bình và một số tỉnh thuộc vùng Tây Bắc là Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Chiếm từ 35% - 40% thị phần, sản lượng tiêu thụ của vùng tăng dần hàng năm, điều đó chứng tỏ nhu cầu sử dụng xi măng ngày một tăng, thể hiện kinh tế của vùng đang phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện nhiều hơn. Mặc dù chịu sự chi đạo phân phối cung cấp sản phẩm từ Tổng công ty xi măng Việt Nam nhưng với thị phần hiện có, Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đang không ngừng phát triển và dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Không những thế, hiện nay Công ty đang dần mở rộng thị phần của mình ra các tỉnh miền Trung và miền Nam,... nhằm củng cố thêm vị trí, hình ảnh của mình trên thị trường đồng thời cũng chứng tỏ sự phát triển cũng như năng lực cạnh tranh của Công ty. 1.3. Giá cả: Giá cả tác động mạnh mẽ tới doanh thu, do đó tới thị phần của doanh nghiệp sản xuất xi măng. Giá cả còn là yếu tố tác động tới quá trình ra quyết định mua của khách hàng. Đồng thời, giá cả là yếu tố tác động tới hành vi cạnh tranh của đối thủ cả trong ngắn hạn và dài hạn. Do đó, giá cả là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của CTCP xi măng Bỉm Sơn. Chính sách giá cả của CTCP xi măng Bỉm Sơn phụ thuộc vào sự điều hành, quản lý của Tổng công ty xi măng Việt Nam nên mọi quyết định thay đổi về giá, đều phải chịu sự cho phép của Tổng, bất kể thời điểm đó hiệu quả kinh doanh của Công ty có bị thua lỗ hay không. Và giá bán thì được quy định nhiều mức giá tại các địa bàn tiêu thụ sản phẩm khác nhau. Như năm 2008, là một năm tình hình giá cả biến động ở mức khó lường do khủng hoảng kinh tế. Khi giá cả tăng cao, kéo theo mọi chi phí về sản xuất và tiêu thụ cũng tăng lên, chính vì vậy việc tăng giá bán sản phẩm là hoàn toàn hợp lý. CTCP xi măng Bỉm Sơn cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó, trong quý IV năm 2008, do sự quyết định chậm chạp về thay đổi giá bán cho sản phẩm của Công ty từ phía Tổng mà hiệu quả kinh doanh của Công ty không tốt, đã bị lỗ. Do vậy, sự thiếu linh động, phụ thuộc của giá bán vào quyết định từ Tổng công ty đã ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Khu vực phía Bắc là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp xi măng, chiếm hơn một nửa về số lượng (56,6%) và tổng công suất toàn ngành (53,47%), do đó để duy trì và phát triển CTCP xi măng Bỉm Sơn vừa phải duy trì thị phần ở khu vực này vừa phải mở rộng thị trường ở miền Trung và miền Nam. Để cạnh tranh trên thị trường khu vực phía bắc, Công ty phải giải quyết nhiều vấn đề trong đó kiểm soát chi phí nhằm giảm giá thành sản phẩm và chi phí vận chuyển có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, cạnh tranh bằng giá cả trên thị trường xi măng đối với CTCP xi măng Bỉm Sơn đóng vai trò rất quan trọng. 1.4. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Công ty: Sản xuất xi măng là ngành sản xuất ra sản phẩm, vật chất nên chất lượng của nó phải được kiểm định theo những tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001-2000 nên sản lượng được sản xuất với chất lượng khá tốt. Sản phẩm xi măng pooclăng hỗn hợp PCB 30 và PCB 40 với đặc trưng về màu sắc hợp thị hiếu, ổn định về chất lượng và thể tích. Đặc biệt xi măng có độ đư mác cao, đảm bao an toàn trong vận chuyển và lưu kho bãi, cường độ phát triển đồng đều và ổn định rất phù hợp với việc thi công các cấu kiện bê tông có kích thước lớn. Hiện nay, CTCP xi măng Bỉm Sơn vẫn đang tiếp tục cải tiến và khắc phục kịp thời các điểm chưa phù hợp để hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 - 2000 nên chất lượng xi măng xuất xưởng và chất lượng clinker luôn đảm bảo đạt chỉ số quy định của tiêu chuẩn Việt Nam. 1.5. Uy tín của Công ty trên thị trường: Công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành xi măng, với bề dầy hoạt động gần 30 năm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng, sản phẩm đã có uy tín lâu năm trên thị trường. Thương hiệu Xi măng Bỉm Sơn đã được đông đo người tiêu dùng chấp nhận và tin cậy. Công ty đã nhận được nhiều bằng khen, danh hiệu cao quý của Nhà nước trao tặng, nhiều giải thưởng, như: năm 1998, được cấp dấu chất lượng Nhà nước; năm 1994, được cấp Chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn; đạt giải Vàng “Chất Lượng Việt Nam” năm 2000 và 2004; được tặng Giải thưởng “Quả Cầu Vàng” năm 2003, Cúp Vàng “Vì sự phát triển Cộng đồng” năm 2004; 2006, Thương hiệu mạnh năm 2006, “Cúp Sen Vàng Việt Nam” năm 2004; được cấp chứng nhận hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” từ năm 1997 đến nay; được Nhà nước tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng Lao động” trong thời kỳ đổi mới. Ngoài ra, CTCP xi măng Bỉm Sơn cũng được coi là doanh nghiệp đầu tiên thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam thực hiện lên sàn chứng khoán. Với uy tín của mình, CTCP xi măng Bỉm Sơn đã tạo được tính thanh khoản tốt cho cổ phiếu. Đồng thời góp phần quảng bá rộng rãi thương hiệu Xi măng Bỉm Sơn trên thị trường trong nước và khu vực. 2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn trong giai đoạn 2003 – 2008: 2.1. Điểm mạnh: Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất xi măng ở nước. Sau gần 30 năm tồn tại và phát triển, Công ty đã dần dần dần tích lũy được nhiều lợi thế cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong ngành. Cụ thể, đó là: Trong những năm qua, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của Công ty không ngừng tăng lên. Trong quá trình hoạt động, Công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tạo dựng được niềm tin với khách hàng, xây dựng được uy tín, thương hiệu và hình ảnh trên thị trường trong và ngoài nước. Hơn nữa, Công ty còn có mối quan hệ bạn hàng truyền thống với các công ty thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam, có mối quan hệ lâu năm với nhiều nhà cung ứng. Đây là những điểm mạnh trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của Công ty. Bên cạnh đó, chất lượng hàng hóa sản phẩm của Công ty tốt với chính sách giá hợp lý, thị phần của Công ty trong ngành cũng rất cao, nên Công ty vẫn chiếm được thị trường chủ yếu trong địa bàn cung cấp của mình. Hơn nữa, từ khi thay đổi hình thức phân phối bán hàng từ các chi nhánh thành văn phòng đại diện, Công ty đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí, dễ quản lý hơn và hiệu quả kinh doanh cao hơn. Ngoài ra, Công ty đã có một tổng thể các phòng ban đảm nhận các chức năng nhiệm vụ khác nhau, bộ máy quản lý ổn định, ban lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm. Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong Công ty là những người đã làm việc lâu năm và rất gắn bó với Công ty. Họ có trình độ, có phẩm chất tốt và có nhiều kinh nghiệm trong quản lý cũng như trong lĩnh vực hoạt động của Công ty. Vì vậy, họ nắm rõ và rất hiểu biết về Công ty mình, về quá trình hình thành và phát triển, về mọi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty đã xây dựng được đội ngũ lao động, cán bộ công nhân viên rất có tổ chức, có trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt. Đây chính là điểm mạnh của Công ty để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình. Tổ chức công đoàn của Công ty hoạt động rất có hiệu quả, rất quan tâm, vàchăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên cả về vật chất lẫn tinh thần, nên đã tạo động lực thúc đẩy cho nhân viên Công ty hăng say làm việc, góp phần nâng cao được năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Tất cả những điểm nổi bật trên đã tạo được lợi thế cạnh tranh cho Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, đồng thời cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường. 2.2. Điểm yếu: Bên cạnh những điểm mạnh trong năng lực cạnh tranh thì CTCP xi măng Bỉm Sơn cũng có những điểm yếu cần sớm khắc phục. Chính những điểm yếu này đã làm hạn chế năng lực cạnh tranh của Công ty: Công ty vẫn chưa nhận biết được tầm quan trọng của hoạt động Marketing nên chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu là các mối quan hệ có sẵn, lâu năm, khép kín. Phần lớn khách hàng của Công ty tự tìm đến Công ty, Công ty chưa chủ động tìm kiếm khách hàng trong kinh doanh. Với việc ỷ lại lại vào Tổng công ty và thụ động trong kinh doanh như thế này thì Công ty sẽ dễ bị đối thủ cạnh tranh giành mát thị trường. Hơn nữa, hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty chưa được tổ chức một cách khoa học, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu là chính. Công ty còn rất hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin, công cụ toán học, thống kê trong nghiên cứu thị trường. Ngoài ra, việc xác định thị trường mục tiêu là rất cần thiết trong mỗi giai đoạn phát triển thì vẫn chưa được Công ty thực hiện một cách đúng đắn và nghiêm túc. Mặt khác, vốn kinh doanh của Công ty phần lớn là vốn tự có và còn hạn hẹp, nên Công ty bị hạn chế rất nhiều trong việc nâng cao cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, máy móc hiện đại và đầu tư cho các dự án nghiên cứu thị trường mới. Trong những năm qua, Công y đã có những đổi mới, nhiều máy móc thiết bị và công nghệ mới được chuyển giao từ các nước công nghiệp phát triển. Song tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Hiện vẫn còn tồn tại đan xen các loại thiết bị công nghệ từ lạc hậu, trung bình đến tiên tiến, do vậy đã làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị và giảm mức độ tương thích, đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào, đầu ra. Hơn nữa, đội ngũ nhân viên của Công ty vẫn chưa được phân bổ hợp lý, nhiều vị trí, nhiệm vụ vừa thừa, vừa thiếu. Công ty cũng chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên công tác lâu năm khi các cơ chế, chính sách, phương thức, luật của nước ta đã được sửa đổi, nên rất dễ dẫn đến tình trạng hiểu sai, làm sai của một số cán bộ công nhân viên. Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn có nhiều lợi thế cạnh tranh trong ngành sản xuất và kinh doanh xi măng, có năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này cao. Song, vẫn còn một số những tồn tại, hạn chế. Công ty cần phải phát huy hơn nữa lợi thế cạnh tranh của mình, nhanh chóng khắc phục những điểm yếu, tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và phấn đấu đạt được các mục tiêu mà Công ty đã đặt ra.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22391.doc
Tài liệu liên quan