MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Lời cảm ơn i
Nhận xét của cơ quan thực tập ii
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn iii
Mục lục iv
Danh mục bảng vii
Danh mục từ viết tắt viii
Lời mở đầu ix
Chương 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG No & PTNT-CHI NHÁNH AN PHÚ
1.1. Tổng quan về NHNo & PTNT Trang 1
1.2. Giới thiệu về NHNo & PTNT chi nhánh An Phú Trang 2
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Trang 2
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Trang 2
1.2.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban Trang 3
1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh An Phú trong thời gian qua (Giai đoạn năm 2005-2006) Trang 8
1.3. Nhận xét chung về hoạt động Ngân hàng Trang 12
1.4. Định hướng - Mục tiêu phát triển của NHNo&PTNT An Phú Trang 13
Chương 2
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH AN PHÚ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
2.1. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Trang 14
2.1.1. Khái niệm nặng lực cạnh tranh Trang 14
2.1.2. Các yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của NHTM Trang 15
2.1.3. Sự cần thiết của cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng Trang 18
2.1.4. Bài học kinh nghiệm rút ra rừ một số nước và một số NHTM về nâng cao năng lực cạnh tranh Trang 19
2.2. Yêu cầu đặt ra cho ngân hàng khi VN gia nhập WTO Trang 25
2.3. Cơ hội và thách thức đối với NHTMNN Việt Nam Trang 26
2.3.1. Cơ hội Trang 26
2.3.2. Thách thức Trang 27
2.4. Thực trạng tình hình cạnh tranh tại NHNo & PTNT chi nhánh An Phú Trang 28
2.4.1. Quy mô và phát triển về vốn Trang 28
2.4.2. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Trang 29
2.4.3. Trình độ công nghệ Trang 39
2.4.4. Nhân lực và trình độ quản trị Trang 41
2.4.5. Mạng lưới chi nhánh cung cấp dịch vụ Trang 43
2.4.6. Chính sách giá – biểu phí – lãi suất Trang 44
2.4.7. Các hình thức khuyến mãi, quảng cáo Trang 45
2.5. Kết luận chung về vị thế của chi nhánh An Phú Trang 46
2.5.1. Những điểm mạnh Trang 46
2.5.2. Những điểm yếu Trang 47
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
3.1. Nhận xét Trang 48
3.1.1. Các mặt đạt được Trang 48
3.1.2. Hạn chế Trang 48
3.2. Các mục tiêu đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập trong thời gian tới Trang 51
3.2.1. Mục tiêu tổng quát Trang 51
3.2.2. Mục tiêu cụ thể Trang 52
3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Trang 53
3.3.1. Giải pháp về vốn Trang 53
3.3.2. Giải pháp về phát triển dịch vụ Ngân hàng Trang 54
3.3.3. Giải pháp về phát triển công nghệ Trang 55
3.3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực Trang 56
3.4. Một số kiến nghị Trang 58
3.4.1. Với cơ quan quản lý Trang 58
3.4.2. Đối với chi nhánh An Phú Trang 62
Tài liệu tham khảo
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh An Phú trong quá trình hội nhập quốc tế về lĩnh vực ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.1 Tổng quan về Ngân hàng No & PTNT
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập ngày 26/03/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBCNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến cuối năm 2003,vốn tự có của AGRIBANK là 5200 tỷ. Tổng tài sản có trên 120000 tỷ VND. 1800 chi nhánh được bố trí rộng khắp trên toàn quốc với 28000 cán bộ công nhân viên (chiếm 40% tổng số CBCNV toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam)
Tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng là 132000 tỷ đồng (tính đến ngày 31/12/2003), chiếm 37% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam; Tổng dư nợ lớn nhất là 118000 tỷ đồng; có số lượng khách hàng lớn nhất hơn 10.000.000 khách hàng thuộc các thành phần kinh tế.
Là ngân hàng luôn chủ động đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. AGRIBANK là ngân hàng đầu tiên hoàn thành giai đoạn 1 dự án hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ và đang tích cực triển khai giai đoạn 2 của dự án này. Hiện nay, AGRIBANK đã kết nối mạng vi tính từ trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trong toàn quốc.
Ngoài ra AGRIBANK còn tiếp nhận và triển khai 68 dự án với tổng số vốn 2.486 triệu USD, trong đó giải ngân qua NHNo là 1.5 tỷ USD. Hiện nay Agribank đã có quan hệ đại lý với 851 Ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế ở 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Doanh số hàng xuất nhập khẩu tăng 36%. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 8.1 tỷ USD, tăng 44.6%...
Giới thiệu về ngân hàng No và PTNT – Chi nhánh An Phú.
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh An Phú được thành lập vào ngày 30/06/3002 theo quyết định số 63/QĐ-HĐQT-TCCB và chính thức đi vào hoạt động ngày 30/06/2003, với tên gọi là Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tân Phú là chi nhánh cấp 2 loại 4 phụ thuộc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sài Gòn có Trụ sở giao dịch tại nhà số 1349, Hương lộ 2, Phường 19, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Đến ngày 2/8/2004, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Tân Phú được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh An Phú theo quyết định số 1145/QĐ/NHNo-TCCB và có trụ sở giao dịch đặt tại nhà số 472-474-476, đường Cộng Hoà, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh An Phú là chi nhánh cấp 2 loại 4 nên có những nhiệm vụ sau đây:
Huy động vốn:
Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam;
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nông Nghiệp.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng Đồng Việt Nam đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền.
Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án tín dụng vượt quyền phán quyết; trình Ngân hàng Nông Nghiệp cấp trên quyết định.
Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được Tổng giám đốc Ngân hàng Nông Nghiệp cho phép.
Kinh doanh dịch vụ: Thu chi tiền mặt; két sắt, nhận cất giữ các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền; thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tai chính, tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước; các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp quy định.
Làm dịch vụ cho Ngân hàng phục vụ người nghèo.
Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông Nghiệp
Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định.
Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh NHNo & PTNT cấp trên.
Thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc Chi nhánh NHNo & PTNT cấp trên giao.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban
Giaùm Ñoác
P.Giám đốc – Giám đốc Chi nhánh Trần Hưng Đạo
Phó Giám đốc
Phòng tín dụng
Phòng kế toán Ngân quỹ
Tổ tín dụng
Phòng hành chính
Tổ Kế toán
Phòng Giao dịch ĐHSP
P.Giám đốc Trần Hưng Đạo
1.2.3.1. Cơ cấu tổ chức
1.2.3.2. Nhiệm vụ của các phòng ban
1.2.3.2.1. Giám đốc
Trực tiếp điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của Chi nhánh do Ngân hàng cấp trên quy định.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp, ủy quyền của Tổng giám dốc Ngân hàng Nông Nghiệp; chịu trách nhiệm trước Pháp luật, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông Nghiệp, Giám đốc Chi nhánh NHNo & PTNT cấp trên về các quyết định của mình.
Đề nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ, đào tạo và nghiệp vụ kinh doanh lên Giám đốc Chi nhánh cấp trên xem xét và quyết định theo phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp.
Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí và tiền thưởng, tiền phạt áp dụng từng thời kỳ cho khách hàng trong giới hạn trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định, Ngân hàng Nông nghiệp hướng dẫn thực hiện trên địa bàn.
Tổ chức việc hạch toán kinh tế, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi khác đến người lao động theo kết quả kinh doanh, phù hợp với chế độ khoán tài chính và quy định khác của Ngân hàng Nông nghiệp.
Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh và trên địa bàn hoạt động, báo cáo định kỳ, đột xuất các hoạt động của Chi nhánh lên Chi nhánh NHNo & PTNT cấp trên theo quy định.
Phân công cho Phó giám đốc tham dự các cuộc họp trong, ngoài ngành có liên quan trực tiếp đến hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT; Khi Giám đốc đi vắng trên 1 ngày nhất thiết phải ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Giám đốc chỉ đạo, điều hành công việc chung.
1.2.3.2.2. Phó Giám đốc
Chức năng:
Căn cứ vào tình hình thực tế và khối lượng công việc, Giám đốc trực tiếp phân công Phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo
Phòng tín dụng
Phòng hành chánh – nhân sự (bộ phận hành chánh)
Ngoài ra Phó Giám đốc còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.
Nhiệm vụ:
Làm đúng công việc được Giám đốc phân công.
Phát huy tính năng động, sáng tạo cùng với cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên quản tìm mọi giải pháp hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Pháp luật về những quy định của mình.
Nắm vững chế độ nghiệp vụ, pháp luật liên quan đến chuyên đề phụ trách, nghiên cứu, khởi xướng các dự án đầu tư tín dụng, huy động vốn, xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn, kế hoạch phát triển khách hàng, phát triển các dịch vụ kinh doanh tiền tệ ngân hàng.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc, tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng giao.
Quyền hạn:
Trường hợp Phó giám đốc đi vắng, thực hiện bàn giao các công việc đang làm cho Giám đốc làm thay (bằng văn bản). Giám đốc sẽ bàn giao lại công việc khi Phó giám đốc trở về.
Khi Giám đốc đi vắng được phép thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc trong cơ quan (có giấy ủy quyền) trong khuôn khổ pháp luật quy định, phải báo cáo lại khi Giám đốc về và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với mọi quy định của mình. Được thay mặt Giám đốc đi hội họp, tiếp khách và các công việc khác được Giám đốc phân công.
Là thành viên trong Ban điều hành được tham gia thảo luận biểu quyết mọi nhiệm vụ của chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ chủ trương nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên giao phó trên cơ sở mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho toàn ngành
1.2.3.2.3. Phòng tín dụng
Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn. Phân loại khách hàng tín dụng. Đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng loâi khách hàng nhằm đầu tư tín dụng theo hướng khép kín; sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng với sản xuất lưu thông tiêu dùng.
Phân tích kinh tế theo ngành nghề kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn các biện pháp cho vay an toàn, hiệu quả.
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền.
Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ ngành khác và tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết đề xuất giám đốc chi nhánh cho phép nhân rộng.
Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
Giúp giám đốc Chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các tổ, nhóm trên địa bàn.
Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
1.2.3.2.4. Phòng kế toán – ngân quỹ
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, NHNo
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương của Chi nhánh trình giám đốc phê duyệt.
Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên môn theo quy định của NHNNo & PTNT Sài Gòn.
Tổng hợp lưu trữ chứng từ, hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ tiền mặt theo quy định.
Quản lý sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.
Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
1.2.3.2.5. Phòng hành chánh – Nhân sự
Xây dựng chương trình công tác tháng, quý, năm của Chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác đã được chi nhánh NHNo & PTNT Sài Gòn phê duyệt.
Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc chi nhánh.
Tư vấn Pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hoạt động, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ nhân viên và tài sản của chi nhánh.
Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại cơ quan.
Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và các văn bản định chế của NHNo & PTNT Việt Nam
Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh.
Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh, thực hiện công tác hành chính văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ của chi nhánh.
Là đầu mối chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần và thăm hỏi ốm đau hiếu hỷ đối với CBCNV
Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.
1.2.3.2.6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng phòng, phó phòng.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng phòng
Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về nhiệm vụ của phòng.
Rà soát và ký nháy các văn bản dự thảo của phòng trước khi trình giám đốc ký.
Phân công trách nhiệm cho phó phòng, cán bộ trong phòng, kiểm tra, đôn đốc cán bộ trong phòng thực hiện nhiệm vụ được giao, bố trí cho cán bộ trong phòng được nghỉ phép năm theo quy định của pháp luật nhưng không làm ảnh hưởng đến chương trình công tác của phòng.
Phối hợp với các phòng có liên quan để thực hiện tốt các nhiệm vụ chung của chi nhánh.
Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ trong phòng.
Thực hiện nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
Nhiệm vụ và quyền hạn của phó phòng
Trực tiếp phụ trách một số nghiệp vụ, theo dõi một số lĩnh vực chuyên môn cụ thể do trưởng phòng phân công.
Khi trưởng phòng đi vắng, phó phòng được quyền ủy thác (có văn bản ủy quyền) thay mặt chỉ đạo, điều hành và giải quyết các công việc chung của phòng và phải chịu trách nhiệm về các công việc đã giải quyết trong thời gian được ủy quyền sau đó báo cáo lại kết quả công việc khi trưởng phòng có mặt tại đơn vị.
Tham gia ý kiến với trưởng phòng trong việc thực hiện các mặt công tác của phòng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng.
1.2.4. Đánh giá về tình hình hoạt động của Ngân hàng trong thời gian qua.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Phú đã đi vào hoạt động được hơn 4 năm. Trong 4 năm nỗ lực xây dựng và không ngừng phát triển, chi nhánh đã vượt qua biết bao khó khăn ban đầu về nhân sự, cơ sở vật chất, kinh nghiệm hoạt động trong một địa bàn canh tranh mạnh mẽ nhất TPHCM. Thuận lợi
Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội của quận Tân Bình nói riêng và Tp.HCM nói chung cũng như cả nưóc là ổn định. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế do HDND quận,HĐND TP đề ra đều được thực hiện thắng lợi. Mức tăng trường GDP đạt 8% năm.
Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn TPHCM tăng dần qua từng năm, chủ trương xã hội hóa đầu tư thưc hiện có kết quả, các hình thức huy động vốn dần đa dạng, thị trường vốn trên địa bản phát triển nhanh và lành mạnh.
Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh như cơ khí, nhựa- cao su, dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm,khoa học công nghệ, y tế…
Sự ra đời và từng bươc đi vào cuộc sống của 1 loạt các Luật và qui định hướng dẫn như: Bộ Luật Dân Sự ngày 14/06/2005, Luật Thương Mại, Luật Cạnh Tranh….cùng với các quyết định của NH nhà nước như Quyết định 127/QĐ/2005-NHNN ngày 03/02/2005; Quyết định 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, Thông tư 05/2005/TTLB-BTP-BTNMT củ Liên Bộ Tư Pháp – Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Quyết Định 24/2005/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính về ban hành các tiêu chuẩn Thẩm định giá; Quyết định 454/QĐ-HĐQT-TCCB ngày 24/12/2005 của Hội đồng quản trị về quy chế tổ chức và hoạt động của Ngân hàng NNo & PTNT Việt Nam…từng bước tạo hành lang pháp lý khá ổn định và rõ ràng hơn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong xu thế hội nhập với khu vực và quốc tế.
Khó khăn
Sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ của ngành kinh tế còn chậm chưa đạt yêu cầu. Công nghiệp chủ yếu vẫn là gia công, sơ chế, giá trị gia tăng thấp, năng suất lao động tăng chậm. Các ngành dịch vụ cao cấp như tài chính ngân hàng, công nghệ viễn thông…tuy có tốc độ tăng trưởng khá nhưng tỷ trọng còn nhỏ. Môi trường kinh doanh và đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cùng với sự phát triển về hạ tầng cơ sở là việc tăng lên đáng kể các NHTM quốc doanh và cổ phần đặt các chi nhánh trên địa bàn (hiện tại có 44 chi nhánh NHTM quốc doanh và ngoài quốc doanh hoạt động trên địa bàn) tạo sự cạnh tranh rất gay gắt về lãi suất huy động, lãi suất cho vay, khả năng cung ứng các dịch vụ…
Có thể nói, Chi nhánh đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ. Thị phần không ngừng tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng hằng năm từ 25% đến 30%; nguồn vốn huy động hằng năm tăng từ 120% đến 315%. Dư nợ tín dụng hằng năm tăng từ 115% đến 340%, góp phần đáng kể cho nhu cầu vốn phát triển nền kinh tế, tuy mức dư nợ tín dụng tăng trưởng nhanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn, tỷ lệ nợ xấu duy trì với tỷ lệ thấp hơn quy định. Ngoài ra các dịch vụ Ngân hàng như là tiền lưu động, thẻ ghi ATM, thẻ tín dụng nội địa, chuyển tiền điện tử, Western, thanh toán quốc tế tăng trưởng từ 40% đến 50%.
Những mặt làm được
Việc làm được lớn nhất trong 2006 là chi nhánh đã giữ vững và tăng trưởng thị phần huy động vốn. Nguồn vốn huy động tăng 67 tỷ đồng so đầu năm, đạt 97,9% kế hoạch 2006 do chi nhánh Sài Gòn giao. Nếu tính cả nguồn huy động từ các Tổ chức tín dụng thì tổng nguồn vốn huy động là 481 tỷ đồng, đạt 109,3% kế hoạch Chi nhánh Sài Gòn giao. Trong đó nguồn vốn huy động chủ yếu từ dân cư chiếm 54,2 % tổng nguồn, tăng 105,2 tỷ đồng, tỷ lệ tăng đạt 70,6%. Lãi suất đầu vào bình quân đạt 0,504%.
Dư nợ tín dụng đạt 327,5 tỷ đồng, tăng 77,4 tỷ đồng so đầu năm, tỷ lệ tăng 30,9%. Dư nợ trung dài hạn chiếm 21,9%/tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh chiếm 1,55% tổng dư nợ (Chi nhánh Sài Gòn giao là < 3%). Thực hiện tốt định hướng tăng trưởng dư nợ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng trưởng dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh, cá thể có tài sản thế chấp. Tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 40,4%/tổng dư nợ, cho vay hộ sản xuất kinh doanh đạt 49,6%/tổng dư nợ. Lãi suất đầu ra bình quân đạt 0,87%. Chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào đạt: 0,366%.
Hoạt động thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ trong năm 2006 cũng đạt được kết quả khả quan. Doanh số hàng xuất đạt 5 triệu USD, tăng 3,2 triệu USD so với năm 2005, tỷ lệ tăng 187,4%. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 25 triệu USD, tăng 13,7 triệu USD so với năm 2005, tỷ lệ tăng 120,9%. Dịch vụ Western Union đạt doanh số 434 ngàn USD, tăng 293 ngàn USD so với năm 2005, tỷ lệ tăng 207,8%. Thu phí thanh toán quốc tế đạt 397 triệu đồng, tăng 121 triệu đồng so với năm 2005, tỷ lệ tăng 43,8%. Thu phí dịch vụ Western Union đạt 75 triệu đồng, tăng 49 triệu đồng so với năm, tỷ lệ tăng 188,4%.
Tổng số thẻ phát hành đạt 5.696 với số dư bình quân đạt 14,9 tỷ đồng. Đạt 142,4% kế hoạch do chi nhánh Sài Gòn giao. Đã đặt 03 điểm chấp nhận thẻ tại các siêu thị, nhà hàng lớn.
Công tác tài chính luôn được Chi nhánh quan tâm nên bảo đảm hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận đủ trang trải chi phí và có lãi, từng bước nâng cao đời sống CBCNV. Quỹ thu nhập đạt 9 tỷ đồng, tăng 2,2 tỷ đồng so 31/12/2005, tỷ lệ tăng 32,3%. Quỹ tiền lương đạt hệ số 1.82
Công tác chỉ đạo điều hành luôn được Ban Giám đốc quan tâm sâu sát với các quy định, quy chế phân công, phân nhiệm rõ ràng các phần thi hành trog công việc, sự phối hợp và người chịu trách nhiệm.
Những mặt còn tồn tại
Việc chấp hành nội quy, qui chế đôi lúc chưa thật sự nghiêm túc.
Dư nợ tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là các món vay kinh doanh bất động sản trong khi tình hình thị trường nhà đất vẫn đóng băng và chưa có dấu hiệu hồi phục.
Tỷ trọng thu dịch vụ/tổng thu nhập ròng chỉ đạt 5,47%, chưa đạt mức kế hoạch đề ra
Nguồn vốn huy động còn tập trung vào một vài tổ chức kinh tế, chưa đạt được tính đa dạng.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
2004
2005
So sánh
2004/2005
2005
2006
So sánh
2005/2006
+/-
%
+/-
%
Lợi nhuận
2278
6800
+
198,5
6800
9000
+
32,3
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006 chi nhánh An Phú)
Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006, lợi nhuận toàn Chi nhánh đạt 9 tỷ đồng, tăng 2,2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tăng đạt 32,3%.
Biểu đồ 1:
Như vậy, sau hơn 4 năm hoạt động, Chi nhánh đã đạt kết quả kinh doanh khá tốt khi lợi nhuận tăng dần qua các năm với tốc độ tăng khá cao. Vì vậy trong thời gian tới, Ngân hàng cần đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn với các hình thức huy động đa dạng, mở rộng tín dụng trên cơ sở an toàn, vững chắc, tập trung và có biện pháp xử lý đối với những khoản nợ xấu, nhanh chóng giải quyết nợ tồn đọng. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu đa dạng và phong phú của thị trường, Chi nhánh nên phát triển các dịch vụ, các sản phẩm Ngân hàng nhằm mục đích đưa Chi nhánh trở thành một Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có thế mạnh trên địa bàn
Nhận xét chung về hoạt động Ngân hàng:
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh An Phú qua bốn năm đi vào hoạt động đã đạt được một số kết quả tương đối khả quan, lợi nhuận tăng dần qua các năm. Tình hình huy động vốn tăng lên đáng kể, năm sau tăng hơn năm trước bình quân từ 15% đến 80%. Với tốc độ tăng như hiện nay thì Chi nhánh đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế đồng thời tạo nhiều lợi nhuận cho bản thân Chi nhánh. Tuy tổng nguồn huy động tăng nhanh qua các năm nhưng đối với hình thức huy động tiền gửi không kỳ hạn chưa cao, chỉ chiếm khoảng 26,4% tổng nguồn vốn huy động. Đây lại là loại tiền nếu đem cho vay sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng, vì vậy, Chi nhánh cần đề ra một số biện pháp, phương hướng kích thích loại hình này tăng trưởng cao hơn. Tình hình cho vay của Chi nhánh đạt được một số kết quả tương đối cao, mức dư nợ cho vay tăng dần qua các năm với tốc độ tăng bình quân trên 75%, chiếm 67,98% tổng nguồn vốn huy động được. Trong đó vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm trung bình trên 70% tổng mức dư nợ cho vay. Tuy mức dư nợ của Chi nhánh tăng khá cao nhưng do Chi nhánh đã tuân thủ theo những quy định về cho vay của NHNNo & PTNT Việt Nam, NHNN Việt Nam nên tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh không cao. Ngoài ra, tình hình hoạt động dịch vụ Ngân hàng tại Chi nhánh cũng có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là các hoạt động kinh doanh - thanh toán quốc tế. Tốc độ mua bán ngoại tệ của năm sau so với năm trước tăng bình quân 200%. Như vậy, tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tương đối tốt và hiệu quả, Chi nhánh luôn phát huy các tiềm năng sẵn có đồng thời đề ra những biện pháp khắc phục những thiếu sót, hạn chế mà Chi nhánh chưa đạt để Chi nhánh ngày càng phát triển, trở thành một địa chỉ đáng tin cậy đối với người dân trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung.
Định hướng – Mục tiêu phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh An Phú trong thời gian sắp tới:
Mục tiêu chiến lược tổng thể: “Phát huy tối đa nguồn nội lực với việc tranh thủ nguồn lực bên ngoài nhằm xây dựng chi nhánh thành một chi nhánh Ngân hàng thương mại lớn trên đại bàn Quận với việc đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng các dịch vụ, kinh doanh thương mại, đủ sức cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn”.
Mục tiêu cụ thể:
Huy động vốn: 550 tỷ đồng (tăng 118,5 tỷ, tỷ lệ tăng 27.46% so với cùng kỳ). Trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư là 260 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 47.27% trong tổng nguồn huy động.
Dư nợ: 360 tỷ đồng (tăng 32,5 tỷ, tỷ lệ tăng 9.92%)
Tỷ lệ nợ xấu: tối đa 3% tổng dư nợ
Quỹ thu nhập: 9,9 tỷ đồng (tăng 10% so với 31/12/2006)
Tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn / tổng dư nợ : 38.8% / Tổng dư nợ
Phát hành thẻ: 4000 thẻ.
Tỷ trọng thu dịch vụ trên tổng thu nhập ròng: tối thiểu 10%