LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT – QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT. 4
I. Khái niệm chung về KCN, KCX. 4
1. Các khái niệm cơ bản . 4
1.1 Sự hình thành của KCN, KCX trên thế giới 4
1.2 Bối cảnh hình thành chủ trương xây dựng các khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam : 5
1.3 Định nghĩa KCN, KCX trên thế giới và Việt Nam 7
1.4. Sự giống và khác nhau giữa KCN, KCX: 9
2. Mục tiêu và đặc điểm của khu công nghiệp, khu chế xuất: 11
2.1. Mục tiêu: 11
2.2. Đặc điểm: 15
II. Lý luận chung về Quy hoạch khu công nghiệp 16
1. Một số khái niệm về quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch KCN 16
2 . Sự cần thiết phải xây dựng quy hoạch ở đô thị nói chung và khu công nghiệp nói riêng. 17
3 . Nội dung công tác quy hoạch KCN 18
4. Nguyên tắc lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp 20
CHƯƠNG II 22
THỰC TRẠNG QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 22
I. Đánh giá tình hình chung về KCN, KCX hiện nay ở nước ta. 22
1. Tình hình các khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2000: 22
1.1. Sự thành lập và qui hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất: 22
1.1.1. Sự thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất: 22
1.1.2 Qui hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2000. 25
1. 2. Thực trạng thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất. 26
1.3. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu chế xuất: 30
2. Tình hình phát triển KCN trong 3 năm 2001, 2002 và 2003: 32
2.1. Tình hình phát triển KCN 2 năm 2001, 2002. 32
2.1.1 Về thành lập mới các KCN. 32
2.1.2 Thực hiện vốn đầu tư xây dựng hạ tầng KCN. 33
2.1.3 . Về thu hút đầu tư. 33
2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh. 33
2.2 . Tình hình phát triển KCN năm 2003. 34
2.3 . Đánh giá tình hình thực hiện trong ba năm vừa qua. 34
2.3.1. Các thành tựu đã đạt được. 34
2.3.2 . Những tồn taị trong công tác phát triển KCN và nguyên nhân. 37
II. Tình hình quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch tại các KCN, KCX ở nước ta hiện nay. 38
1. Quy hoạch tổng thể các địa điểm xây dựng các KCN tập trung ở Việt Nam đến năm 2010. 38
1.1. Nguyên tắc quy hoạch địa điểm xây dựng các khu công nghiệp tập trung : 38
1.2. Bố trí địa diểm xây dựng các khu công nghiệp tập trung đến năm 2010: 39
2. Tình hình quy hoạch và quản lý xây dựng tại các khu công nghiệp hiện nay. 40
2.1. Về lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp . 40
2.1.1 . Tình hình lập quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp. 40
2.1.2 . Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp. 41
2.2 Nội dung quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp tập trung - Thực trạng quy hoạch sử dụng đất trong KCN 41
3 . Tình hình quản lý xây dựng theo quy hoạch tại các khu công nghiệp. 43
3.1 . Các căn cứ quản lý xây dựng tại các khu công nghiệp. 43
3.2 . Nội dung quản lí xây dựng trong khu công nghiệp. 43
3.3 . Phân công trách nhiệm trong quản lí xây dựng KCN. 44
4. Đánh giá chung tình hình quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch ở Việt Nam hiện nay . 45
4.1 . Về ưu điểm. 45
4.2 . Hạn chế cần khắc phục 45
CHƯƠNGIII 47
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KCN, KHU CHẾ XUẤT 47
I. Mục tiêu, phương hướng phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất trong thời gian tới. 47
II. giải pháp chung nhằm phát triển kcn trong thời gian tới : 49
1. Chú trọng công tác qui hoạch phát triển và xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất. 49
2- Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý, thực hiện nguyên tắc “một cửa, tại chỗ”. 52
3- Mở thêm một số quy định thông thoáng về vốn và đất: 53
4- Đảm bảo sự hài hoà giữa nội tiêu và ngoại tiêu: 54
5- Chủ động vận động đầu tư và tiếp thị đầu tư vào KCN : 55
6- Đẩy mạnh dân chủ hoá trong kinh doanh và phát huy quyền làm chủ của người lao động. 55
7. Đẩy mạnh công tác tạo nguồn nhân lực và quản lý lao động đối với KCN: 56
8- Có biện pháp che chắn nhằm hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính -tiền tệ ở các nước trong khu vực. 57
III. Nhóm giải pháp riêng đối với quy hoạch chi tiết KCN. 58
1. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất: 58
2. Quy hoạch hệ thống cây xanh và kiến trúc cảnh quan trong KCN: 61
2.1. Quy hoạch hệ thống cây xanh. 61
2.2. Quy hoạch kiến trúc cảnh quan trong KCN. 63
3. Quy hoạch và cải tạo KCN: 66
3.1.Xác định chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật của KCN: 66
3.2. Giải quyết các mối quan hệ qua lại giữa KCN và các khu vực chức năng khác của đô thị. 67
3.2.1. Xác định lại ranh giới và quy mô của KCN 67
3.2.2 . Cải tạo các điều kiện về môi trường cảnh quan 67
3.2.3 . Cải tạo hệ thống dịch vụ và vận tải công cộng 67
3.3. Phân khu chức năng và quy hoạch sử dụng đất. 68
3.4. Cải tạo hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật. 68
3.5. Quy hoạch cải tạo trong các XNCN. 69
4 . Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch xây dựng KCN, KCX 70
IV. Đề xuất một số mô hình KCN cần áp dụng ở Việt Nam trong thời gian tới . 71
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn nữa vai trò của KCN trong việc góp phần tăng trưởng và phát triển nhanh nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng, cần quán triệt một số quan điểm và giải pháp cơ bản trong thời gian tới:
1. Chú trọng công tác qui hoạch phát triển và xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất.
Công tác qui hoạch phát triển và xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu. Thời gian vừa qua, chúng ta chủ yếu chú trọng vào xây dựng những khu công nghiệp, khu chế xuất có qui mô lớn với cơ sở hạ tầng hiện đại, nhưng chưa chú trọng hình thành và phát triển những cụm công nghiệp nhỏ tại các địa phương. Hay nói cách khác, hình thức đầu tư phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất chưa đa dạng. Do đó, dẫn đến tình trạng các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn thiếu vốn đầu tư và thu hút đầu tư kém hiệu quả, việc xây dựng chậm và manh mún, cơ sở hạ tầng không đồng bộ, tỷ lệ lấp kín khu công nghiệp, khu chế xuất thấp; trong khi tại các địa phương tình trạng ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất thủ công phân tán ngày càng trở nên trầm trọng. Theo tính toán sơ bộ, để lấp đầy tất cả các khu đã được thành lập, phải thu hút được khoảng 6.000 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư 20 - 25 tỷ USD. Vì vậy, trong những năm tới phải thu hút thêm khoảng 5450 doanh nghiệp mới với tổng số vốn đầu tư đăng ký 18 - 23 tỷ, trong đó chủ yếu là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài của cả nước trong các năm qua, nếu tập trung tất cả các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu thì cũng phải mất 15 - 20 năm nữa, chúng ta mới có thể lấp đầy được các khu.
Bên cạnh đó, tình hình phát triển và hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất đã có những biểu hiện phá vỡ cân đối, thành lập quá nhiều khu trong khi khả năng thu hút đầu tư hạn chế, không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư xây dựng hạ tầng. Vì vậy, đáng lẽ phải thành lập các khu để tránh đầu tư phân tán nhưng ở một số địa phương đã xuất hiện tình trạng đầu tư phân tán do mỗi khu có rất ít dự án. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh giữa các khu và sử dụng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kém hiệu quả. Nếu không tính những khu công nghiệp, khu chế xuất do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng, 53 khu còn lại với tổng diện tích 9.041 ha do các doanh nghiệp trong nước đầu tư xây dựng hạ tầng đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 14.000 - 15.154 tỷ đồng) mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ưu đãi. Với tổng vốn đầu tư như vậy nếu chia ra theo thời hạn đầu tư xây dựng hạ tầng khu trung bình khoảng 4 năm thì trong kế hoạch hàng năm phải bố trí 3.500 - 3.800 tỷ đồng, chưa kể khối lượng vốn đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các khu đó, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ và các khu phụ trợ khác.
Để khắc phục những tồn tại liên quan đến công tác qui hoạch phát triển và xây dựng hệ thống khu công nghiệp, khu chế xuất, cần phải tập trung thực hiện một số vấn đề chính sau:
- Xem xét thật chặt chẽ việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất mới, cần rà soát kỹ tất cả các khu này, tập trung vốn đầu tư hoàn thành xây dựng hạ tầng cho những khu đang xây dựng dở dang, đình hoãn tất cả các khu chưa xây dựng hoặc không có triển vọng thu hút đầu tư. Đối với các địa phương chưa có khu công nghiệp, cần qui hoạch xây dựng khu công nghiệp; nhưng trước hết chưa nên thành lập vội mà nên cho phép UBND tỉnh xây dựng qui hoạch chi tiết khu vực này để kêu gọi đầu tư. Những doanh nghiệp đầu tư vào khu vực qui hoạch được hưởng các ưu đãi như đối với doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất; khi khu vực hội tụ đủ các điều kiện cần thiết sẽ quyết định thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Cân nhắc kỹ số lượng của các khu cần xây dựng trong từng giai đoạn cụ thể.
Một vấn đề được đặt ra trong bối cảnh phát triển kinh tế đất nước và tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là hiện nay nên thành lập bao nhiêu khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta? Việc xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất trước hết phải xuất phát từ hiệu quả kinh tế - xã hội, không thể làm theo phong trào hay xuất phát từ nhu cầu chủ quan mang tính cục bộ. Khi một khu mới được hình thành nó có tác động không chỉ đối với sự phát triển khu vực lãnh thổ, mà còn tạo nên những biến đổi trên phạm vi rộng xét dưới giác độ kinh tế và xã hội, đòi hỏi huy động những nguồn lực rất lớn cả về vốn đầu tư, nguồn nhân lực, cung cấp kĩ thuật, quản lý và tổ chức, cơ cấu lại kinh tế khu vực và lãnh thổ. Hơn nữa, nếu quan niệm khu công nghiệp, khu chế xuất là hạt nhân trong các chuỗi qui hoạch đô thị, sẽ được hình thành trong tương lai với hệ thống kết cấu hạ tầng ngoài khu có chất lượng cao, gắn với sự hình thành các khu dân cư, khu thương mại dịch vụ và các khu phụ trợ khác, thì việc ra đời và đưa vào hoạt động của một khu trở nên phức tạp hơn nhiều.
Trong từng giai đoạn cụ thể, cần phải đưa ra một con số hợp lý các khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập mới và thực hiện thật nghiêm việc tuân thủ theo qui hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất. Đồng thời, nên chú trọng hình thành và phát triển những cụm công nghiệp nhỏ tại các địa phương. Việc xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp nhỏ tại các địa phương sẽ tạo điều kiện thuận tiện để kiểm soát môi trường, giải quyết công ăn việc làm cho số lao động dôi dư, tăng thu nhập cho dân chúng quanh vùng, góp phần giảm sức ép về dân số và việc làm ở các đô thị lớn. Và quan trọng hơn cả là góp phần hạn chế số lượng khu công nghiệp, khu chế xuất tại các địa phương; giải quyết tình trạng bổ sung qui hoạch và thành lập các khu mới do áp lực của địa phương mà không xem xét đến tính khả thi của dự án, khả năng thu hút đầu tư nói chung và đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng.
- Nhà nước cần có chính sách đặc biệt để giúp đỡ các khu phát triển về mặt "chất". Như đã đề cập, đa số các khu hiện nay chưa xây dựng xong cơ sở hạ tầng và còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư để hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu còn rất hạn chế. Nhà nước có thể hỗ trợ thông qua một số biện pháp chính sau:
+ Nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư cơ sở hạ tầng (khoảng 40- 50% tổng vốn đầu tư), phần còn lại chủ đầu tư có thể vay tín dụng hoặc huy động dưới nhiều hình thức, hoặc có thể cho chủ đầu tư vay với lãi suất thấp hơn.
+ Hiện tại thời hạn hoàn vốn vay cho các khoản vốn vay ưu đãi của Chính phủ cho các dự án này là trong vòng 10 năm, một khoảng thời gian rất ngắn. Đề nghị Chính phủ cho thời hạn vay ưu đãi là 20 năm và miễn lãi vay trong thời gian thi công xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Việc áp dụng 10% thuế giá trị gia tăng đối với công ty phát triển hạ tầng là quá cao, gây khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống xử lý nước thải. Đề nghị giảm bớt mức thuế này (có thể là 5%), đồng thời cho phép nộp thuế giá trị gia tăng theo doanh thu từng năm nhằm huy động nguồn vốn ứng trước của các nhà đầu tư, tập trung xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng trong các khu...
Các biện pháp hỗ trợ này sẽ giúp hệ thống khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam được hoàn thiện về cơ sở hạ tầng bên trong, thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn để đầu tư vào các khu
2- Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý, thực hiện nguyên tắc “một cửa, tại chỗ”.
Các cơ quan quản lý nhà nước phải gấp rút nghiên cứu để có một mô hình tổ chức, quản lý phù hợp, thúc đẩy nhanh việc phát triển KCN, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa có hiệu quả về kinh tế –xã hội, bảo vệ môi trường và cân băng sinh thái.
Các quy định của cơ chế quản lý hiện hành nhằm thực hiện cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện quyền tự chủ sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, giảm bớt các thủ tục hành chình “xin cho”đồng thời bảo đảm sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chê bớt phiền hà, quan liêu, tiêu cực trong thực thi quyền quản lý nhà nước. Việc thực hiện cơ chế quản lý này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước đối với KCN phải làm tốt công tác quy hoạch ngành, vùng và lãnh thổ, xây dựng các quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế – kỹ thuật; giám sát, kiểm tra cán bộ thực thi nhiệm vụ nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật. Tăng cường công tác hướng dẫn, tổ chức tập huấn, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và giám sát các Ban quản lý các KCN cấp tỉnh thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước được uỷ quyền.
Để không bị ràng buộc bởi quy định “định biên biên chế” nhằm thu hút và quan trọng hơn là giữ được cán bộ giỏi trong bộ máy quản lí của Ban quản lý KCN cấp tỉnh cần thiết hình thành cơ chế thoát dân khỏi bao cấp ngân sách nhà nước, nghiên cứu hình thưc thu phí quản lý cho hoạt động của Ban quản lý KCN cấp tỉnh.
3- Mở thêm một số quy định thông thoáng về vốn và đất:
Về huy động vốn: Để có thêm vốn đầu tư cho KCN, ngoài vốn ngân sách cần xã hội hoá việc huy động vốn đàu tư, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng tham gia phát triển KCN. Cho phép các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng công nghiệp được mở chi nhánh trong KCN. Xúc tiến tìm nguồn vốn ODA cho phát triển hạ tầng KCN, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào KCN, dạy nghề cho công nhân. Ngoài các hình thức huy động vốn theo quy định hiện hành cần tính đến khả năng huy động vốn của các quỹ đầu tư thành lập ngoài lãnh thổ Việt Nam; phát hành trái phiếu KCN, doanh nghiệp KCN. áp dụng rộng rãi chính sách cho các doanh nghiệp thuộc diện di dời được sử dụng tiền bán tài sản và thuế chuyển quyền sử dụng đất đang sử dụng để tái lập doanh nghiệp trong KCN (hiện nay mới có quy định áp dụng cho Hà nội và TP Hồ Chí Minh). Có quy định bắt buộc các công ty hạ tầng phải tập trung vốn, nguồn lực phát triển hạ tầng; Trường hợp công ty phát triển hạ tầng chưa đủ nănglực triển khai theo Quyết định đã được phê duyệt thì cần có giải pháp gọi thêm doanh nghiệp tham gia phát triển hạ tầng để đảm bảo tiến độ xây dựng hạ tầng; đối với KCN đã có hạ tầng có khó khăn thu hút đầu tư thì thực hiện cho thuê lại hoặc thuê công ty quản lý để gọi vốn đầu tư.
Về đất: Việc xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN tạo điều kiện để thu hút đầu tư. Việc thu hút đầu tư lấp đầy mới là mục tiêu cơ bản của phát triển KCN. Cho nên, Nhà nước cần cho thuê đất với giá ưu đãi nhất, thâm chí chỉ thu tượng trưng để phát triển hạ tầng KCN và coi đất phát triển KCN là phạm trù riên, khác hẳn với đất danh cho phát triển đô thi và kinh doanh các bất động sản khác thì mới tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư lấp đầy KCN; Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trong việc thoả thuận với các công ty phát triển hạ tầng cho thuê đất với gia thuê hợp lý đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các KCN trong cả nước, linh hoạt trong phương thức thu với thời gian trả ngắn hơn. Phải coi việc giải phóng mặt bằng để làm KCN thuộc loại đất sử dụng vào mục đích công cộng và lợi ích quốc gia thì mới có chính sách đền bù và thực hiện giải phóng mặt bằng cho KCN. Các Ban quản lý KCN cấp tỉnh và các công ty phát triển hạ tầng cần phối hợp chặt chẽ và xin ý kiến chỉ đạo thường xuyên của các cơ quan chính quyền địa phương các cấp trong giải quyết đền bù, giải phóng mặt bằng và giải quyết đề nghị của dân.
4- Đảm bảo sự hài hoà giữa nội tiêu và ngoại tiêu:
Hiện nay ta đang nhấn mạnh về chiến lược hướng về xuất khẩu, nhưng không có nghĩa là coi nhẹ thị trường nội địa, nhất là thị trường dông dân,còn chưa được khai phá như thị trường nước ta. Sản phẩm làm ra trên đất Việt Nam phải có sức cạnh tranh không chỉ trên thị trường quốc tế và ngay ở thị trường Việt Nam. Do đó, cần bảo đảm việc sử dụng thị trường nọi địa một cách hài hoà, cho các cong ty nước ngoài, kể cả khu chế xuất tại Việt Nam sử dụng một phần thị trường trong nước đối với những sản phẩm mà trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất được nhưng kém hiệu quả và sức cạnh tranh, song cần khuyến khích họ từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, hạn chế hình thức dơn thuần gia công. Điêu này có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc giúp ta tập dượt để có thể nhanh chóng đảm bảo tính cạnh tranh của hàng hoá sản xuất tại Việt Nam , hạn chế bớt thua thiệt khi ta gia nhập các tổ chức WTO, APEC và AFTA và góp phần bảo hộ người tiêu dùng.
5- Chủ động vận động đầu tư và tiếp thị đầu tư vào KCN :
Để chủ động vận động đầu tư và tiếp thị đầu tư vào KCN cần mạnh dạn đặt một số đại diện của ta theo hình thức thích hợp (có thể hợp tác với Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc UNIDO và các tổ chức xúc tiến mậu dịch và đầu tư ở các nước sở tại) ở một số khu vực quan trọng như ở Singapo, Mỹ, Nhật, Tây Âu. Ban hành sách hướng dẫn đầu tư vào KCN tại Việt Nam, trong đó nêu rõ các chính sách, thủ tục thực hiện đầu tư, giới thiệu những thông tin kinh tế cơ bản về các công trình hạ tầng đã xây dựng, giá thuê đất, giấ thuê hạ tầng, các ưu đãi,… Các Ban quản lý KCN cấp tỉnh phối hợp với các công ty phát triển hạ tầng dành chi phí thoả đáng để chủ động tổ chức các cuộc hội thảo để thu hút đầu tư.
6- Đẩy mạnh dân chủ hoá trong kinh doanh và phát huy quyền làm chủ của người lao động.
Cần có quy định cho các doanh nghiệp được quyền giao dịch trực tiếp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giúp đỡ họ giải quyết các khó khăn vướng mắc, đó chính là dân chủ hoá trong kinh doanh . Các cơ quan quản lý nhà nước phải coi “những khó khăn thiệt hại mà các nhà đầu tư gặp phải chính là khó khăn, thiệt hại của mình và của đất nước để từ đó chủ động tìm giải pháp khắc phục”, như đồng chí Võ Văn Kiệt, cố vấn Ban chấp hành TƯ Đảng đã đặc biệt nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị tổng kết 5 năm khu chế xuất Tân Thuận. Đây là một nhân tố quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư.
Để phát huy quyền làm chủ của người lao động trong các doanh nghiệp, ta yêu cầu các doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định đối với người lao động, đặc biệt là việc thành lập và hoạt động của các tổ chức Đảng, công đoàn, ký kết thoả ước lao động tập thể, tổ chức hoà giải lao động, tiền lương, tôn trọng phong tục, tập quán, nhân phẩm của người lao động. Mặt khác ta cũng cần tuyên truyền, vận động người lao động chấp hành đầy đủ thời gian, kỷ luật lao động mà doanh nghiệp quy định phù hợp với pháp luật nước ta. Vấn đề này sẽ được cải thiện gắn liền với đào tạo nguồn nhân lực cho KCN.
7. Đẩy mạnh công tác tạo nguồn nhân lực và quản lý lao động đối với KCN:
Vấn đề tạo nguồn nhân lực và quản lí lao động đang trở thành vấn đề cấp bách đối với phát triển KCN. Như trên đã nêu, hiện nay đã xuất hiện hiện tượng lao động phổ thông thì thừa nhưng lao động có tay nghề thì lại thiếu, hoặc không đủ trình độ tối thiểu để đào tạo nghề. Hơn nữa nhu cầu đào tạo, dạy nghề vượt quá khả năng của hệ thống đào tạo hiện hành. Cho đến nay cả nước có trên 40 triệu lao động, gần 25% ở đô thị, còn lại tập trung ở nông thôn. Trình độ dân trí của ta cao hơn so với nhiều nước trong khu vực, nhưng số người ở độ tuổi tốt nghiệp trung học lại thấp (30 – 40%). Với cơ cấu dân số về học vấn và nghiệp vụ như hiện tại, không thể đáp ứng được những yêu cầu sản xuất công nghiệp với công nghệ hiện đại. Trong bối cảnh này cần có một số giải pháp: Gấp rút mở trường dạy nghề hoặc cải tạo các cơ sở hiện có thành các cơ sở dạy nghề chuyên cho khu công nghiệp, hiện nay mới có một trung tâm dạy nghề Viêt Nam -Singapore tại Bình Dương là trường đào tạo cán bộ kỹ thuật cho khu công nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo tay nghề tại cơ sở sản xuất, vừa làm, vừa học, tại các địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi dành quỹ đất để xây dựng nhà ở, cơ sở khám chữa bệnh trường học cho công nhân nhằm trước mắt tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân ở xa đang làm việc cho các khu công nghiệp.
8- Có biện pháp che chắn nhằm hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính -tiền tệ ở các nước trong khu vực.
Như đă nêu ở trên, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước trong khu vực từ giữa năm nay đã tác động đến nước ta, trước hết là đối với hàng xuất khẩu, tỷ giá hối đoái, và thu hút đầu tư nước ngoài. Dấu hiệu ảnh hưởng xấu đã xuất hiện ở một số KCN: Một số doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, số khác đề nghị giãn tiến độ thực hiện hoặc xin không triển khai dự án. Trước tình hình đó, đề nghị các đồng chí rất quan tâm theo dõi tình hình, chủ động có giải pháp kịp thời giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, vượt qua khó khăn, tạo cho họ một cơ hội làm ăn khác: Sử dụng một phần thị trường trong nước đối với những sản phẩm mà trong nước chưa sản xuất được, chấp thuận việc giãn tiễn độ thực hiện dự án mà không gắn với biện pháp chế tài; tạo cơ hội dễ dàng thực hiện chuyển nhượng, hoãn nộp tiền thuê đất, triển khai nhanh thực hiện nguyên tắc không bị hại khi nhà nước thay đổi pháp luật, ngược lại cho doanh nghiệp đã được thành lập hưởng ưu đãi quy định trong chính sách pháp luật mới. Cần lưu ý làm tốt công tác tư tưởng đối với người lao động thiếu việc làm hoặc mất việc làm, đồng thời có giải pháp tình thế bố trí họ sang làm việc ở các cơ sở sản xuất mới kể cả ngoài khu công nghiệp. Cùng với quy định thông thoáng mới được ban hành, Chính phủ đang khẩn trương ban hành tiếp các chính sách, biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Như đã nêu ở trên, quan trọng là việc đưa đúng tinh thần của các quy dịnh này nhanh chóng vào cuộc sống. Theo quan điểm này, đề nghị các cơ quan quan lý nhà nước ở trung ương và địa phương tổ chức chỉ đạo thực hiện đúng và nghiêm túc các quy định của nhà nước, mọi sự thực hiện tuỳ tiện, giải thích khác nhau quy định của pháp luật là đi ngược lại với chủ trương, chính sách. Trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta làm hết sức mình giúp các doanh nghiệp vượt qua kho khăn tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, xoay vần tình thế, biến nguy cơ trong khu vực thành thời cơ kinh doanh tại Việt Nam.
III. NHÓM GIẢI PHÁP RIÊNG ĐỐI VỚI QUY HOẠCH CHI TIẾT KCN.
Để thu hút vốn đầu tư, nâng cao chất lượng của các khu công nghiệp và tránh tình trang các khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng lên nhưng không sử dụng hết công suất thì đòi hỏi công tác quy hoạch chi tiết phải rõ ràng và có những giải pháp tối ưu nhằm sử dụng có hiệu quả các KCN, KCX.
1. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất:
* Nội dung chính của quy hoạch sử dụng đất gồm:
1) Phân chia các khu vực chức năng phù hợp theo cơ cấu và nhu cầu chiếm đất của chúng. Việc phân khu chức năng thường căn cứ vào:
- Các lối ra vào chính tiếp cận với giao thông ngoài hàng rào KCN. Khu vực trung tâm điêu hành và trung tâm công cộng của KCN thường được bố trí kề liền với cổng ra vào chính của KCN để tiện cho việc quản lý điều hành và giao dịch. Khu vực kho tàng cần được bố trí cạnh lối ra vào KCN.
- Dự kiến về quy mô phát triển trong giai đoạn đầu: các khu vực chức năng của KCN phải được bố trí đồng bộ, đặc biệt là khu vực công trình cung cấp và đảm bảo kỹ thuật, để đảm bảo ngay trong giai đoạn đầu KCN có thể họat động bình thường.
- Hình dáng khu đất xây dựng KCN : Dành diện tích thuận lợi nhất để bố trí xây dựng các XNCN. Phần diện tích có hình dáng phức tạp để bố trí diện tích cây xanh hoặc khu vực hạ tầng kỹ thuật.
- Yêu cầu bố trí cây xanh: không nên bố trí quá tập trung diện tích cây xanh mà phân tán đồng đều trong KCN và đựơc liên kết với nhau.
- Yêu cầu về cảnh quan đô thị: Chú ý hạn chế ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị của các công trình hạ tầng kỹ thuật, kho tàng và phía sau của các lô đất xây dựng XNCN.
- Ranh giới của các khu vực cấm xây dựng: Thông thưòng là các ranh giới phạm vi bảo vệ các tuyến mương, các tuyến điện cao thế,…
2) Chia khu đất xây dựng các XNCN thành các loại lô đất theo loại hình và quy mô của các XNCN dự kiến đầu tư vào KCN, đảm bảo được tính linh hoạt về khả năng lựa chọn quy mô lô đất.
Có thể bố trí các lô đất XNCN thành các cụm có cùng tính chất, quy mô, hợac hình thành các khu hỗn hợp, nếu giữa các XNCN có liên quan với nhau về mặt sản xuất và xử lý các chất thải độc hại.
Không bố trí các lô đất có quy mô nhỏ ở cạnh các tuyến đường chính, vì các lối ra vào quá dày sẽ ảnh hưởng đến vận tốc giao thông của các tuyến đường chính. Không bố trí lối vào các lô đất từ các tuyến đường của đô thị.
3) Bố trí các tuyến đường giao thông để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia lô khu đất cũng như tổ chức giao thông vận chuyển cho toàn KCN.
4) Dự kiến bố trí công trình trong các khu vực chức năng và từng lô đất để có thể xác định được mật độ xây dựng, chiều cao tầng trung bình, từ đó tính toán sơ bộ diện tích sàn và hệ số sử dụng đất. Đây là các số liệu để có thể thiết lập các quy định kiểm soát trong Điều lệ quản lý KCN ( xem mẫu quy định Điều lệ quản lý KCN tại phụ lục).
5) Xác định chỉ giới xây dựng và các yêu cầu về cảnh quan đô thị:
* Các giải pháp quy hoạch sử dụng đất:
Quy hoạch sử dụng đất trong KCN thường gắn liền với việc quy hoạch hệ thống giao thông trong KCN.
Về cơ bản có hai giải pháp quy hoạch sử dụng đất trong KCN theo hình thức bố trí hệ thống giao thông: Quy hoạch theo dạng ô cờ và quy hoạch theo hình thức linh hoạt. Mặc dù chỉ xuất phát từ hai dạng cơ bản này song do điều kiện đặc thù khác nhau của mỗi khu đất mà mỗi KCN có hình thức tổ chức không gian khác nhau.
1) Quy hoạch theo “kiểu ô cờ”
Giải pháp quy hoạch kiểu ô cờ được hình thành bởi các tuyến giao thông phát triển vuông góc với nhau tạo thành. Các tuyến đường tạo thành các trục không gian và các lô đất XNCN được bố trí dọc theo các trục không gian này. Đây là giải pháp quy hoạch được áp dụng rộng rãi vì thuận lợi cho việc chia các lô đất và tạo cho KCN có một bố cục không gian trật tự. Hệ thống các tuyến đường vuông góc cũng rất thuận lợi cho việc tổ chức giao thông và bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Ngoài các tuyến đường liên tục có thể bố trí các tuyế đường cụt cho các nhóm XNCN có quy mô nhỏ.
Giải pháp quy hoạch kiểu ô cờ có một nhược điểm lớn là các công trình trong KCN chỉ được tổ hợp riêng biệt trong từng lô đất, ít có khả năng liên kết với nhau. Hình thức không gian kiến trúc có thể đạt được trong từng riêng lo đất XNCN, nhưng trong tổng thể KCN không gian kiến trúc rất đơn điệu. Do phần lớn các KCN đều sử dụng giải pháp quy hoạch này nên chúng dường như tương tự như nhau về không gian kiến trúc, không có bản sắc. Trong nhiều trường hợp người ta chỉ có thể phân biệt được chúng qua tên địa danh của KCN. Nhược điểm này có thể khắc phục bằng cách tổ chức hệ thống không gian mở (cây xanh, mặt nước, quảng trường) như là yếu tố để liên kết không gian trong từng khu vực cũng như trong toàn KCN và tạo nên các đặc trưng riêng về không gian kiến trúc cho KCN.
2) Giải pháp quy hoạch theo kiểu linh hoạt:
Kinh nghiệm quy hoạch các Business Park cho thấy không nhất thiết các KCN chỉ có một hình thức quy hoạch theo kiểu ô cờ, tuỳ theo đặc điểm, tính chất của KCN và điều kiện địa hình cụ thể mà tổ chức các tuyến đường giao thông linh hoạt, kết hợp với việc tổ chức các không gian mở. Một số các công trình có thể liên kết thành các nhóm làm phong phú thêm hình thức bố cục không gian của KCN.
KCN Nam Thăng Long là một minh hoạ rất rõ sự tương phản của hai giải pháp quy hoạch này. Phần phía Đông của KCN có giải pháp quy hoạch theo kiểu ô cờ, khai thác tối đa việc phân chia lô đất cho các doanh nghiệp công nghiệp. Phần phía Tây được quy hoạch theo dạng linh hoạt. Giải pháp quy hoạch này có ý tưởng tương tự như trong giải pháp quy hoạch Business Park Aztec ở Briston, Anh. Một tuyến đường hình ôvan được tổ chức như là hệ thống giao thông chính, liên tục của toàn KCN, chia khu đất quy hoạch thành hai khu vực: Một khu vực cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao và một khu vực cho các doanh nghiệp nghiên cứu công nghệ kỹ thuật cao. Từ tuyến đường vòng này phát triên ra các tuyến đường nhánh tạo thành các điểm không gian- các quảng trường để bố trí các công trình, tương tự như cách tổ chức không gian đô thị. Các công trình được liên kết với nhau về không gian mà không bị ràng buộc vào ranh giới phân chia lô đất. Phía trong của tuyến đường hình ô van là một hệ thống không gian mở gồm cây xanh và mặt nước len lỏi giữa các công trình, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu.
Tuy nhiên giải pháp quy hoạch theo kiểu linh hoạt có thể làm phức tạp cho việc phân chia lô đất và chỉ có thể áp dụng thành công với điều kiện việc tổ chức không gian kiến trúc phải được quản lý thống nhất tới tận lô đất xây dựng.
2. Quy hoạch hệ thống cây xanh và kiến trúc cảnh quan trong KCN:
2.1. Quy hoạch hệ thống cây xanh.
Cây xanh trong KCN mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, trước hết là góp phần cải thiện điều kiện vi khí hậu (giảm các độc hại sinh ra trong quá trình sản xuất như bụi, tiếng ồn, làm mát và sạch không khí) và làm đẹp cảnh quan trong KCN.
Nhiệm vụ cơ bản của việc quy hoạch hệ thống cây xanh trong KCN là đảm bảo cơ cấu chiếm đất của diện tích cây xanh, lựa chọn loại cây và bố trí chúng.
Hệ thống cây xanh trong KCN được hình thành bởi hệ thống cây xanh KCN (bên ngoài các lô đất xây dựng ) và hệ thống cây xanh bên trong các lô đất xây dựng.
Theo quy chuẩn xây dựng, diện tích cây xanh KCN phải đảm bảo chiếm 10-15% diện tích KCN. Đối với khu công nghệ cao diện tích cây xanh chiếm 25-30 % diện tích.
Hệ thống cây xanh KCN bên ngoài lô đất xây dựng gồm 3 thành phần cơ bản: cây xanh dọc theo tuyến đường, cây xanh tại công viên, khoảng mở công cộng và cây xanh tại các dải cách ly.
1) Cây xanh tại các tuyến đường thường được phân bố tại dải phân cách giữa hai dải đường và hai bên đường. Cây xanh bố trí tại dải phân cách đường được sử dụng cho các tuyến đường chính KCN, thường là loại cây cỏ hoặc cây bụi nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Cây xanh hai bên đường được trồng kết hợp giữa cây bụi và cây lấy bóng mát. Cây lấy bóng mát có thể trồng sát lề đường hoặc trồng sát hàng rào các lô đất.
2) Cây xanh trong công viên và các khoảng mở công cộng được bố trí phân tán trong KCN, để làm giảm bớt mức độ tập trung xây dựng cũng như mức độ độc hại trong KCN. Tổ chức cây xanh trong khu vực này thường được gắn liền với việc hoàn thiện các khu đất qua bố cục các tuyến đường đi bộ, công trình kiến trúc – điêu khắc, bố trí hồ nước, tổ chức chiếu sáng…
3) Cây xanh trong các giải cách ly được bố trí theo các yêu cầu để làm giảm độc hại đối với các khu vực dân cư lân cận. Cây xanh tại khu vực này thường là hệ thống kết hợp giữa cây bụi và cây có tán, được bố trí với mật độ lớn. Trong khu vực này có thể cho phép bố trí các bãi đỗ xe, công trình công cộng, dịch vụ, nhưng diện tích chiếm đát không được vượt quá 10%.
Tại một số KCN có diện tích là hành lang bảo vệ tuyến điện cao thế hoặc mương. Diện tích này có thể trồng các loại cây bụi, cây cỏ để tăng diện tích cây xanh trong KCN.
Để góp phần cải thiện điều kiện vi khí hậu, bố trí cây xanh trong KCN cần tuân theo nguyên tắc sau:
- Diện tích cây xanh càngnhiều càng tốt.
- Do tính chất có thể làm giảm nhiệt độ không khí nên cây xanh được bố trí sao cho có thể tạo thành hành lang thông gió mát cho toàn KCN. Các tuyến, mảng cây xanh cần bố trí song song theo hướng gió mát chủ đạo của khu vực.
- Việc trồng cây xanh phải có ý đồ bố cục để có thể ngăn gió lạnh về mùa Đông ( đối với KCN ở phía Bắc Việt Nam) và ngăn cản lan truyền các chất ô nhiễm hoặc chống ồn.
- Hệ thống cây xanh trong KCN phải liên tục và gắn kết với hệ thống cây xanh bên ngoài KCN.
2.2. Quy hoạch kiến trúc cảnh quan trong KCN.
Kiến trúc cảnh quan trong KCN được hình thành bởi hai nhân tố: 1) hệ thống không gian mở (open space – thường được giới hạn bởi các công trình); 2) Hệ thống các yếu tố cảnh quan tự nhiên (cây xanh, mặt nước.. ) và cảnh quan nhân tạo (các kiến trúc nhỏ, tượng đài, quảng cáo, chiêu sáng….) được tổ chức theo các quy luật thẩm mỹ trong các không gian mở.
Nội dung của quy hoạch kiến trúc cảnh quan trong KCN gồm:
1) Xác định các trục tổ hợp không gian chính của KCN:
Trong KCN thường lấy các không gian mở làm trục tổ hợp. Hệ thống các trục tổ hợp này được tạo thành bởi các không gian mở theo dạng tuyến và các không gian mở dạng điểm.
Các không gian mở dạng tuyến thường có vai trò quyết định trong tổ hợp kiến trúc cảnh quan của KCN. CHúng có thể là không gian của các tuyến đường hay diện tich cây xanh bố trí thành các dải. Đây có thể coi là các kênh thị giác nối kết các chuỗi cảnh quan, tạo thành một không gian cảnh quan chung và cũng chính là trục không gian để liên kết với các không gian của từng XNCN trong KCN.
Các không gian mở dạng điểm làm tăng sự đa dạng hình thức tổ chức không gian, phá vỡ sự đơn điệu của các không gian dạng tuyến thường hay chế ngự trong không gian các KCN. Chúng có thể tạo nên các đặc trưng riêng biệt của KCN, phân biệt được KCN này với KCN kia. Các không gian mở dạng điểm có thể được hình thành do:
- Mở rộng các giao lộ thành các quảng trường với các đảo vòng xe có trồng cây xanh, vòi phun nước.
- Tổ chức các lô đất sao cho khi bố trí các công trình có thể tạo thành các không gian sân trongvới hai hoặc ba mặt kín. Tại đây có thể bố trí bãi đỗ xe kết hợp với trồng cây. Không gian này có thể nằm dọc theo tuyến đường hoặc là điểm kết thức của một ngã ba đường.
- Tổ chức các diện tích mặt nước tự nhiên và nhân tạo, vừa có chức năng là hồ điều hoà thoát nước mưa vừa có vai trò của một không gian mở. Chúng có thê lưu chuyển mềm mại theo dạng tuyến và vừa là điểm nhấn mạnh về không gian. Tổ chức không gian mặt nước không chỉ được áp dụng trong quy hoạch các khu dân dụng mà hiện nay đã được áp dụng trong nhiều KCN.
2) Đề xuất các giải pháp quyhoạch hệ thống cánh quan tự nhiên và nhân tạo:
Thực chất đây là nội dung của công tác hoàn thiện khu đất xây dựng, bao gồm: khai thác các yếu tố tự nhiên như điều kiện địa hình, mặt nước hoặc tổ chức mặt nước nhân tạo, trồng cây, tổ chức chiếu sáng, bố trí phương tiện thông tin thị giác, tổ chức các công trìnhkiến trúc nhỏ như tượng đài, vòi phun nước, các khu nghỉ ngoài trời… Các nhân tố cảnh quan tự nhiên và nhân tạo này sẽ làm phong phú thêm các không gian mở của KCN và gắn liền không gian của KCN với kiến trúc cảnh quan xung quanh.
Giải pháp quy hoạch hệ thống cảnh quan tự nhiên và nhân tạo thường được đề xuất theo các nguyên tắc sau:
- Trong trường hợp KCN có núi cao không thể san lấp, cần tận dụng để tạo cảnh quan. Đây là một trong những nhân tố xác định các trục tổ hợp cua KCN, song phải chú ý đến vị trí của núi có thể che hướng gió mát.
- Hồ nước tự nhiên và nhân tạo luôn tạo ra cảm giác về sự thông thoáng và tự nhiên. không gian mở này phải được bố trí sao cho dễ dàng tiếp cận. Đường viền của các hồ nước cần có ranh giới xác định và tạo sự đa dạng không gian trong KCN. Các công trình xây dựng bên hồ nước nên có hình thức kiến trúc đẹp và quy mô không nên qúa lớn vì có thể lấn át không gian của hồ.
- Bên canh việc bố trí thoả mãn các yêu cầu về điều kiện vi khí hậu, cây xanh với màu sắc của chúng còn được bố trí như một nhân tố tổ hợp. Tuỳ theo yêu cầu làm nền, giới hạn không gian mà có thể bố trí theo từng mảng. Cây xanh có thể bố trí thành các dải để liên kết không gian trong các KCN thành một hệ thống không gian chung hoặc có thể làm điểm nhấn bằng một hoặc cụm cây độc lập cho một không gian mở.
- Tổ chức chiếu sáng và bố trí các phương tiện thông tin thị giác (biển báo, tín hiệu,…) không chỉ đấp ứng nhu cầu phục vụ an toàn giao thông, bảo vệ mà phải được bố trí sao cho tạo khả năng định hướng, có tính trang trí, tham gia tích cực vào bố cục không gian của từngkhu vực và trong toàn KCN.
- Các công trình tượng đài, cổng ra vào, vòi phun nước là một nhân tố cảnh quan cần khai thác, đặc biệt tại nơi tập trung đông người như lối vào của KCN tạo nên không gian đặc trưng riêng của KCN.
3) Đề xuất các giải pháp và quy định kiểm soát về kiến trúc cảnh quan cho các XNCN:
Kiến trúc cảnh quan của các KCN không thể hoàn thiện nếu thiếu sự tham gia của kiến trúc cảnh quan trong các lô đất XNCN.
Mặc dù sự can thiệp của nhà quy hoạch KCN vào việc tổ chức kiến trúc cảnh quan bên trong các lô đất XNCN là điều không thực tế, nhưng khi quy hoạch KCN phải đề xuất các giải pháp và quy định kiểm soát cho tưng lô đất XNCN, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng xấu về kiến trúc cảnh quan, bao gồm:
- Cảm thụ kiến trúc cảnh quan trong KCN không chỉ tại các điểm nhìn trong KCN mà còn từ phía các khu dân cư của đô thị. Sự mất mỹ quan đô thị do các KCN gây ra thường còn được đề cập tới từ điểm nhìn này. Tại phần biên của KCN tiếp giáp với khu dân cư, cần bố trí để cổng chính và khu trước XNCN hướng về phái khu dân cư. Qua đó ngăn được việc phô bày phía sau của các XNCN với hệ thống kho tàng, các công trình phụ trợ, bãi nguyên liệu, bãi rác thải có hình thức xấu, xa lạ và điều kiện vệ sinh môi trường thấp.
- Tổ chức các khoảng xây lùi cách các lộ giới để trồng cây xanh, qua đó có thể che bớt hoặc làm sinh động hơn hình thức kiến trúc đơn điệu về hình khối, màu sắc của các công trình công nghiệp.
- Tổ chức khoảng xây lùi cách hàng rào của hai XNCN kề liền. Đây không chỉ đơn thuần là khoảng cách đảm bảo an toàn phòng hoả mà có thể coi như điểm nghỉ về thị giác, ngăn được cảm giác về sự kéo dài dường như vô tận của các công trình công nghiệp. Quy định này kèm theo với quy định không sử dụng các tường rào bảo vệ dạng tường đặc tại phía mặt trước lo đất XNCN.
- Doanh nghiệp công nghiệp thường sử dụng tường và mái công trình để sơn các biển quảng cáo. Quy định về bố trí biển quảng cáo có mục đích để ngăn các biển quảng cáo quá to, nội dung không phù hợp hoặc màu sắc quá loè loẹt làm xấu cảnh quan chung, mất tập trung và có thể gây tai nạn giao thông.
3. Quy hoạch và cải tạo KCN:
Bên cạnh việc phát triển KCN mới, cần thiết phải tiến hành cải tạo KCN và cụm công nghịêp hiện có. Đó là các KCN đã xây dựng cách đây nhiều năm, ví dụ như KCN Biên Hoà 1 thuộc tỉnh Đồng Nai, KCN Việt Trì- Phú Thọ, KCN Thái Nguyên, KCN Cao Xà Lá Thượng Đình, KCN Đức Giang, Vĩnh Tuy – Hà Nội,…. Các KCN này được quản lý theo mô hình bao cấp, thực tế chỉ có chủ của các lô đất XNCN mà không có người quản lý thống nhất của toàn KCN. Do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, các KCN này từ vị trí nằm ven đô thị nay đã nằm cạnh các khu ở. Các KCN hầu hết không liền khoảnh do xây dựng kéo dài, xen lẫn dân cư, mật độ xây dựng cao, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ và xuống cấp. Đặc biệt hệ thông xử lý nước thải và rác thải không có nên gây o nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các XNCN trong các KCN chủ yếu là các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh với công nghệ sản xuất lạc hậu.
3.1.Xác định chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật của KCN:
Nội dung quan trọng có tính quyết định trong việc cải tạo các KCN là KCN phải có một chủ thống nhất quản lý toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tương tự như mo hình quản lý các KCN mới hiện nay. Công ty kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong KCN và các doanh nghiệp công nghiệp trong KCN phải trả tiền sử dụng.
Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng các KCN cải tạo rất khó hấp dẫn các công ty kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, bởi vì việc cải tạo bao giờ cũng phức tạp hơn việc xây dựng mới, trước hết là khâu giải toả và diện tích đất có thể cho thuê không lớn.
Các công ty kinh doanh hạ tầng kỹ thuật trong KCN có thể là một doanh nghiệp hoàn toàn độc lập hoặc là của doanh nghiệp công nghiệp hiện đang sử dụng nhiều nhất hệ thống hạ tầng kỹ thuật của KCN.
3.2. Giải quyết các mối quan hệ qua lại giữa KCN và các khu vực chức năng khác của đô thị.
3.2.1. Xác định lại ranh giới và quy mô của KCN
Ranh giới của KCN có thể phải điều chỉnh lại do:
- Di chuyển dân cư nằm xen lẫn với các XNCN;
- Chấp thuận các cụm dân cư có quy mô lớn nằm xen vào KCN, không có khả năng đền bù giải toả. Trong trườnghợp này phải điều chỉnh ranh giới để tạo thành khoảng cách cách ly.
- Điều chình lại ranh giới theo quy hoạch chung của đô thị;
- Điều chỉnh lại ranh giới do mở rộng quy mô. Việc tăng thêm diện tích mới của KCN là một nhân tố hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN.
3.2.2 . Cải tạo các điều kiện về môi trường cảnh quan
Tính chất của KCN được xác định căn cứ vào đa số loại hình công nghiệp hiện có và vị trí so với khu dân cư. Đây là một trong những cơ sở để xác định tiêu chí về vệ sinh môi trường cho các XNCN và quyết định XNCN nào phải di chuyển ra khỏi KCN và doanh nghiệp công nghiệp nào sẽ được đầu tư vào đây.
Các XNCN trong KCN có mức độ độc hại cấp IV và V với khoảng cách cách ly tới các khu dân cư 50-100 m.
Tại phía KCN tiếp giáp với khu dân dụng cần thiết phải thiết lập các quy định kiểm soát về cảnh quan như hình thức kiến trúc của các công trình, tường rào, biển hiệu quảng cáo,… Cùng với các yêu cầu về vệ sinh môi trường, các quy định kiểm soát về cảnh quan là cơ sở quan trọng để cải tạo trong từng XNCN.
3.2.3 . Cải tạo hệ thống dịch vụ và vận tải công cộng
Hệ thống công trình công cộng dịch vụ cho toàn KCN sẽ được tính toán và cân đối lại trên khả năng tận dụng các công trình công cộng dịch vụ của đô thị ở lân cận, như: bệnh viện, công trình thương mại, dịch vụ, đào tạo, nghỉ ngơi giải trí, nhà văn phòng,… Trong trường hợp không có khả năng sử dụng chung cần phải tiến hành xây dựng bổ sung các công trình này.
Các công trình công nghiệp không sử dụng nữa không nhất thiết phải phá bỏ mà có thể tận dụng cải tạo thành các công trình công cộng dịch vụ.
Khi cải tạo KCN nhất thiết phải tính đến việc tổ chức các tuyến vận tải công cộng chuyên chở công nhân. Kết hợp với quy hoạch hệ thống vận tải công cộng trong toàn đô thị (hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là các tuyến xe bus) để đề xuất các tuyến và bến đỗ xe bus vận chuyển công nhân từ các khu ở đến KCN.
3.3. Phân khu chức năng và quy hoạch sử dụng đất.
Phân chia lại các khu vực chức năng của KCN để tạo thành một KCN có cơ cấu sử dụng đất hoàn chỉnh gồm: Khu vực trung tâm, khu XNCN, khu vực cây xanh, đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật.
Việc phân chia lại cơ cấu sử dụng đất căn cứ vào quỹ đất do sắp xếp lại các doanh nghiệp công nghiệp hiện có, do di chuyển dân cư và các doanh nghiệp công nghiệp không phù hợp ra khỏi KCN và quỹ đất do mở rộng.
Tỷ lệ chiếm đất của các khu vực chức năng trong KCN cải tạo phải đạt tới cơ cấu sử dụng đất của các KCN đã được nhà nước quy định. Do các KCN dự kiến cải tạo đều nằm kề cận các khu ở nên tỷ lệ chiếm đất của diện tích cây xanh phải được tăng cường và bố trí hợp lý các dải cây xanh cách ly.
3.4. Cải tạo hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật.
- Về giao thông: Cải tạo mạng lưới giao thông và mở rộng mặt cắt đường hiện có để phù hợp với nhu cầu vận chuyển, phù hợp với sự thay đổi về công nghệvà tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp và tạo không gian để xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Xây dựng mới một số tuyến đường mà không quá phụ thuộc vào hiện trạng nhằm tạo cho KCN có một hệ thống giao thông hoàn chỉnh. Đường có vỉa hè và được trồng cây xanh dọc đường.
- Thoát nước mưa: Hệ thống thoát nước mưa phải tách khỏi hệ thống thoát nước thải và phải được kiên cố hoá thành hệ thống mương có nắp đan hoặc cống bê tông cốt thép.
- Cấp nước: Nguồn nước cấp cho các XNCN có thể từ hệ thống cấp nước của đô thị hoặc từ nguồn nước ngầm khoan tại chỗ. Mạng lưới cấp nước trong toàn KCN cần được cải tạo lại để có thể cấp nước ổn định, tránh lãng phí, ô nhiễm nguồn nước ngầm và được quản lý thống nhất dưới sự điều hành của Ban quản lý KCN.
- Thoát nước bẩn: Hệ thống thoát nước bẩn phải được xây dựng tách khỏi hệ thống thoát nước mưa. Nước thải trong các XNCN phải được thu gom và xử lý trong trạm xử lý nước thải chung của KCN trước khi đổ ra các nguồn nước mặt của đô thị.
- Rác thải: các XNCN phải ký hợp đồng với Công ty môi trường đô thị để thu gom rác thải theo định kỳ nhất định, hạn chế việc đổ rác tuỳ tiện gây ô nhiễm và mất cảnh quan KCN.
3.5. Quy hoạch cải tạo trong các XNCN.
Bên cạnh việc di dời các khu vực dân cư và các XNCN có mức độ vệ sinh không phù hợp, phải tiến hành cải tạo trong các XNCN. Trong thực tế, việc cải tạo, nâng cấp công nghệ sản xuất, điều kiện lao động là công việc thường xuyên của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các đòi hỏi của điều kiện thị trường và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên do nằm trong KCN phải cải tạo thì công việc này nên tiến hành đồng thời cùng với việc cải tạo trong phạm vi KCN, đặc biệt là cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của KCN.
Tóm lại, việc cải tạo KCN phải được nghiên cứu và giải quyết đồng bộ từ xác định chủ đầu tư – Công ty kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN, quy mô, đặc điểm của KCN, di chuyển và huỷ bỏ các công trình không phù hợp hoặc gây khó khăn trở ngại cho việc hoàn thiện cơ cấu của KCN, phân khu chức năng và quy hoạch sử dụng đất đến quy hoạch hệ thống giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong KCN.
Các giải pháp cải tạo phải đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường trong KCN và hạn chế đến mức cao nhất ảnh hưởng của chúng đến các khu vực lân cận. Việc cải tạo phải gắn liền với việc xây dựng các quy định kiểm soát về kiến trúc cảnh quan trong phạm vi KCN và trong từng XNCN để KCN đóng góp tích cực vào cảnh quan chung của đô thị.
Các dự án cải tạo KCN phải được tiến hành cùng với việc các doanh nghiệp công nghiệp cải tạo công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, điều kiện lao động của công nhân và giảm thiểu các ô nhiễm môi trường trong từng XNCN. Phải tiến hành xây dựng cơ chế quản lý để các doanh nghiệp công nghiệp bất kể nhà nước hay tư nhân phải trả tiền khi sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN khi đã được công ty kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN đầu tư xây dựng.
Quá trình lập dự án đầu tư, quy chế quản lý, điều hành các KCN được cải tạo có thể xem tương tự như với các KCN tập trung xây dựng mới
4 . Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch xây dựng KCN, KCX
- Công tác quy hoạch xây dựng có liên quan đến nhiều ngành kinh tế. Vì vậy công tác quy hoạch cần đi trước các lĩnh vực làm cơ sở cho sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, nhẳm tránh được tình trạng thi công thiếu đồng bộ ( đào lên lấp xuống nhiều lần để thi công công …)
- Các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cần có diện tích thích hợp và kinh tế, phù hợp với tình hình của mỗi vùng, có kết hợp trước mắt và lâu dài để đầu tư hợp lý và đồng bộ.
- Quản lý xã hội ở KCN cũng như quản lý xã hội ở khu đô thị, cần kết hợp phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống cộng đồng sống và làm việc trong KCN, lấy xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất là chính. Ngoài việc quan tâm xâydựng các công trình công nghiệp cần phải quan tâm xây dựng nhà ở cũng như cuộc sống của lao động trong KCN.
- Trong quá trình quy hoạch xây dựng khu công nghiệp cần có sự thoả thuận giữa nhân dân và Nhà nước dựa trên nguyên tắc pháp lý theo luật định để xây dựng có hiệu quả và hai bên cùng có lợi.
- Tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch và xây dựng khc công nghiệp, thực hiện phân công phân cấp rõ ràng, nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý, quy hoạch, xây dựng khu công nghiệp ở các cấp.
- Cần xây dựng mô hình quản lý trong quá trình xây dựng KCN , theo dõi tốc độ và tỷ lệ phát triển sản xuất, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng trong quá trình thi công đồng thời thực hiện những quy chế trong phạm vi cho phép về xây dựng. Các cơ quan chức năng cần có kế hoạch quản lý quá trình xây dựng hoặc để đảm bảo chất lượng công trình.
- Trong quản lý quá trình sản xuất: Cần lựa chon những cán bộ có năng lực trong quản lý sản xuất theo ngành, theo dõi những ngành đã và sẽ triển khai xây dựng, xem xét kiểm tra các cơ quan, các ngành khi thực thi các đồ án quy hoạch xây dựng có tuân thủ theo quy hoạch trên cơ sở đã cho phép hay không. Công tác kiểm tra thanh tra cần làm thường xuyên để giám sát những tổ chức cá nhân xây dựng trái phép hoặc lấn chiếm đất vượt quá chỉ giới xây dựng mà cơ quan quy hoạch đã hướng dẫn.
IV. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MÔ HÌNH KCN CẦN ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .
Trong thời gian tới khu công nghiệp ở Việt Nam cần áp dụng những mô hình mới phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội. Đến nay hầu hết trong giai đoạn quy hoạch các nhà quy hoạch chỉ xem xét việc sử dụng đất và thuần tuý về kĩ thuật, mà chưa quan tâm về môi trường, khiến các doanh nghiệp đầu tư vào phải chịu chi phí lớn cho việc xử lý môi trường. Đây cũng là một lý do khiến nhiều khu công nghiệp chưa hấp dẫn các nhà đầu tư. Do vậy, cần có những mô hình khu công nghiệp phù hợp, phục vụ cho từng yêu cầu khác nhau. Có thể nói hầu như các mô hình khu công nghiệp đang được áp Việt Nam hiện nay đều bộc lộ nhược điểm cần phải khắc phục, đó là khu công nghiệp với tất cả các loại hình công nghiệp, mà không thành lập khu công nghiệp dành riêng cho các loại công nghiệp sạch hoặc ít ô nhiễm , khu công nghiệp dành cho các loại công nghiệp ô nhiễm .
Với các khu công nghiệp sạch chỉ nên cho phép xây dựng những nhà máy áp dụng công nghệ hiện đại, có thể nằm trong thành phố, khu công nghiệp ô nhiễm thì phải nằm xa thành phố. Thế nhưng, hiện nay có một thực tế là các khu công nghiệp còn bỏ trống nhiều, tỷ lệ diện tích đất được lấp đầy trong khu công nghiệp bình quân trên cả nước hiện nay chỉ đạt trên 50%, do đó hầu hết các khu công nghiệp đều đã phải tiếp nhận tất cả các loại hình công nghiệp. Chính vì vậy một thực trạng đang diễn ra ở tất cả các khu công nghiệp là, do chưa có hệ thống xử lí nước thải chung,các nhà máy khi đầu tư vào phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ. Bên cạnh đó tính “đa dạng” của các khu công nghiệp cổ điể, nên thành phần nước thải cũng đa dạng, các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp không thể xây dựng trạm xử lý cho tất cả các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Ngoài ra, việc kiểm tra thành phần nước thải của các nhà máy khác nhau về sản phẩm, nguyên liệu, công nghệ trong khu công nghiệp cũng đang là vấn đề chưa thể giải quyết được.
Theo các chuyên gia thì hiện nay có rất nhiều mô hình khu công nghiệp đang được áp dụng trên thế giới và Việt Nam. Trong đó có hai mô hình được đề xuất áp dụng ở Việt Nam trong thời gian tới là “khu công nghiệp chuyên ngành” và “khu công nghiệp sinh thái”.
Khu công nghiệp chuyên ngành chỉ cho phép xây dựng một loại hình công nghiệp, việc xử lý toàn bộ chất thải sẽ do trạm xử lý tập trung của khu công nghiệp giải quyết, giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu tư và dễ thực hiện các chương trình sản xuất sạch hay áp dụng công nghệ sạch.
Khu công nghiệp sinh thái là mô hình mang tính cộng sinh công nghiệp: các ngành công nghiệp được lựa chọn sao cho nhà máy này có thể tận dụng phế liệu của nhà máy kia làm nguyên liệu sản xuất cho mình. Với mô hình này, lượng chất thải trong khu công nghiệp được giảm thiểu, môi trường được bảo vệ.
KẾT LUẬN
Khu công nghiệp, khu chế xuất là mô hình kinh tế mà các nước đang phát triển, nhất là các nước Châu á, đã và đang sử dụng như một công cụ để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam được thành lập cũng không nằm ngoài mục tiêu đó.
Tuy nhiên trong thời gian qua công tác quy hoạch chất lượng chua được cao, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, KCX thiếu quy hoạch cụ thể rõ ràng. Trong giai đoạn thi công xây dựng cở sở hạ tầng các khu thường có phát sinh so với qui hoạch được duyệt, phải thay đổi thiết kế một số hạng mục. Các KCN, KCX đã được thành lập thiếu kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nên chưa đủ sức hấp dẫn với các nhà đâù tư nước ngoài, mới được lấp kín gần 30% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê. Nhiều khu ở miền Bắc và miền trung tỷ lệ cho thuê đất rất thấp và không có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nào. Vì vậy để các khu công nghiệp có thể hoạt động có hiệu quả, góp phần ngày càng lớn vào tăng trưởng kinhh tế, khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước, thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại … phải có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch KCN,KCX.
Chuyên đề này đã đi vào thực trạng của KCN, KCX và tình hình quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch ở các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, đồng thời rút ra thành tựu và hạn chế, thuận lợi, khó khăn. Thông qua đó, có đưa ra những giải pháp để khắc phục khó khăn, tăng cường thuận lợi, nhằm từng bước hoàn thiện dần công tác quy hoạch KCN, KCX.
Chuyên đề đã cố gắng đi vào vấn đề một cách hệ thống. Tuy nhiên, vì thời gian có hạn, trong khuôn khổ một số trang nhất định và với trình độ của một sinh viên sắp tốt nghiệp còn nhiều hạn chế, chuyên đề này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các chuyên gia có kinh nghiệm cũng như những người có quan tâm khác.
TÀI LIỆU T3HAM KHẢO.
1. Giáo trình kinh tế và kế hoạch phát triển lãnh thổ.
2. Kiến trúc công nghiệp ( tập 1)- Quy hoạch khu công nghiệp và lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp công nghiệp (Trường đại học xây dựng)
3. Quy hoạch quản lý và phát triển các KCN ở Việt Nam . Bộ xây dựng.
4. Nghị định số 24/ 2000/ NĐ-CP.
5. Nghị định 10/ CP ngày 23 tháng 1 năm 1998.
6. Nghị định 12/ CP ngày 28 tháng 2 năm 1997.
7. Qui chế khu chế xuất ban hành kèm Nghị định 322/ HĐBT ngày 18 tháng 10 năm 1991.
8. Qui chế khu công nghiệp ban hành kèm Nghị định 192/ CP ngày 28 tháng 12 năm 1994.
9. Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm Nghị định 36/ CP ngày 24 tháng 4 năm 1997.
10. Quyết định số 233/ 1998/ QĐ-TTg ngày 1 tháng 12 năm 1998.
11. Quyết định số 53/ 1999/ QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 1999.
12. Công văn số 04/ CP-KCN ngày 16 tháng 3 năm 1999.
13. Công văn số 182/ BQL ngày 4 tháng 9 năm 1999.
14. Báo cáo tình hình phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất năm 2000 - Vụ quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
15. Báo cáo tình hình phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất trong 3 năm 2001, 2002 và 2003 – Vụ quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư.
16. Bản tổng kết, đánh giá tình hình cấp giấy phép đầu tư của các Ban quản lý khu công nghiệp kể từ khi được uỷ quyền - Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
17. Báo Thời báo Kinh tế các số.
Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt nam (79 trang)
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1838.doc