Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Năm 2008 vừa qua Việt Nam đã là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương Mại thế giới (WTO). Hội nhập là cơ hội để chúng ta có thể tiếp cận những nền khoa học công nghệ hiện đại, những nền kinh tế phát triển trên thế giới, cơ hội để kinh tế nước ta có thể sánh vai cùng các cường quốc Năm châu.
Ngân hàng là một lĩnh vực vô cùng nhạy cảm trong nền kinh tế. Ngành ngân hàng của nước ta còn tồn tại nhiều bất cập, đây chính là vấn đề gây khó khăn nhất cho chúng ta trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Tuy nhiên đây cũng chính là vấn đề nóng nhất khi sức mạnh hội nhập lan toả trên toàn bộ nền kinh tế nước ta.
Sức cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng thương mại trong nước với nhau mà còn cả các ngân hàng nước ngoài, các định chế tài chính khác như công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, các tập đoàn tài chính khác nữa.
Muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế năng động đó, mỗi ngân hàng cần phải xác định cho mình con đường đi phù hợp và hiệu quả nhất. Nâng cao vị thế trên thị trường, nâng cao uy tín và hiệu quả hoạt động luôn là vấn đề cốt lõi. Đó chính là việc xác định lượng vốn huy động được và vấn đề sử dụng vốn đó như thế nào của các ngân hàng thương mại. Huy động vốn là cơ sở để tiến hành hoạt động, là cơ sở để đảm bảo thanh toán, là uy tín và cũng chính là tiền đề cho sự sống còn của ngân hàng.
Các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và NHNN&PTNT nói riêng trong quá trình hoạt động của mình luôn xác định được vai trò quan trọng của việc huy động vốn. Hoà chung vào không khí đó, NHNo & PTNT Hạ Long luôn ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình, để từ đây có thể đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng nước ta nói chung và hệ thống NHNN&PTNT nói riêng.
Chính vì vậy trong quá trình thực tập vừa qua, em đã không những tham gia, nắm bắt và học hỏi kinh nghiệm làm việc của các anh chị nhân viên trong ngân hàng mà còn đi sâu vào nghiên cứu về hoạt động huy động vốn tại NHNo & PTNT Hạ Long. Do đó đề tài mà em chọn chính là: “Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại NHNo & PTNT Hạ Long” .
Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần:
Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về NHTM và hoạt động huy động vốn của NHTM
Chương 2 : Thực trạng vấn đề huy động vốn tại NHNo & PTNT Hạ Long
Chương 3 : Giải pháp nhăm tăng cường huy động vốn tại NHNo & PTNT Hạ Long
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện chuyên đề em đã được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của ThS ******* - giáo viên khoa Tài chính - Ngân hàng - Viện Đại học Mở Hà Nội, Các cô chú và anh chị cán bộ công nhân viên trong NHNo & PTNT Hạ Long. Tuy nhiên do điều kiện có hạn, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng bài viết của em vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế, em rất mong được sự sửa chữa và góp ý của các thầy cô,các anh chị và các bạn.
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nâng cao công nghệ, phát triển thị trường, quảng bá hình ảnh, sự cống hiến hết mình của chị em cán bộ công nhân viên trong ngành. Đây chính là điều kiện và cơ hội để ngân hàng khẳng định vị thế của mình trên thương trường.
2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Luôn xác định là hoạt động cơ sở, ngay từ khi thành lập, NHNo & PTNT Hạ Long đã tập trung vào hoạt động huy động vốn, thành tựu đã đạt như sau:
Bảng 2.3: Bảng thống kê nguồn vốn thời kỳ 2006-2008
( Đơn vị :triệu VNĐ)
Năm
2005
2006
2007
2008
Số vồn huy động
610.702
553.235
513.880
774.520
Tổng nguồn vốn
615.998
569.328
536.224
794.719
Tỷ trọng
99,14%
97,17%
96,83%
97,46%
( Nguồn báo cáo tài chính NHNH&PTNT HBT)
Phần lớn nguồn vồn của ngân hàng là vốn được huy động mới, và biến động không đồng đều qua các năm. Năm 2005 lượng vốn huy động được là 615.702 triệu VNĐ và chiếm 99,14% , như vậy tỷ lệ vốn chủ sở hữu và các nguồn khác chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ.
Tuy nhiên đến năm 2006, 2007 thì số lượng vốn huy động được lại thấp hơn, điều này có thể giải thích là do tình hình kinh tế nước ta trong thời kỳ này đang gặp một số khó khăn, chưa chú trọng nhiều vào mảng ngân hàng tài chính. Người dân có thói quen cất trữ tiền tại nhà hoặc cất trữ bằng kim khí đá quý khác, một số lượng khác đang chú trọng vào đầu tư nhỏ lẻ. Tỷ lệ vốn huy động được năm 2007 là 513.880 triệu VNĐ và chỉ chiếm 96,83%, còn lại là vốn chủ và các nguồn khác.
Tuy nhiên đến năm 2008, tình hình như bước sang một thời kỳ mới, lượng vốn đầu tư tăng vọt lên 774.520 triệu VND tưc là tăng so với năm 2007 là 260.640 triệu, tăng lên gần gấp rưỡi. Đây là thời kỳ nước ta vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, cơ cấu ngành được thay đổi rõ rệt, ngân hàng được chú trọng hàng đầu, là đầu não của nền kinh tế.
2.2.2.Hoạt động sử dụng vốn
Huy động vốn là điều kiện để ngân hàng có thể tiến hành hoạt động còn cho vay lại là cơ sở nuôi sống ngân hàng và để ngân hàng phát triển được. hoạt động cho vay chính là tình hình phát triển củ ngân hàng.
Bên cạnh đó, các hoạt động của ngân hàng như hoạt động bảo lãnh, hoạt động đầu tư, hoạt động…cũng là những hoạt động thế mạnh của ngân hàng.
Sau đây là bảng số liệu về tình hình sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng, một hoạt động chính của ngân hàng:
Bảng 2.4:Tình hình hoạt động tín dụng năm 2006-2008
(Đơn vị: nghìn VNĐ)
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
1.Thu nhập từ HĐ tín dụng
73.638.041
101.718.243
179.348.652
So với Tổng thu
99,18 %
95,65 %
97,73 %
2. Chi phí cho HĐ tín dụng
59.667.207
85.146.979
158.338.572
So với Tổng chi
91,53 %
89,51 %
82,74 %
3. Chênh lệch Thu-Chi
13.970.834
16.571.264
21.010.053
Thay đổi so với năm 2006
0
+2.600.430
+7.039.219
( Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động NHNN&PTNT HBT)
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy được hiệu quả của vấn đề sử dụng vốn của Ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và gần như chiếm toàn bộ khoản thu của ngân hàng.
Ngân hàng luôn thúc đẩy việc cho vay với các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống của ngân hàng. Một ưu thế mà không phải ngân hàng nào cũng có được đó chính là sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Các khách hàng cá nhân trên địa bàn mỗi khi cò nhu cầu vay vốn thường đến đây, họ được phục vụ tân tình và chu đáo, thoả mãn được nhu cầu và mong muốn của họ.
Bên cạnh đó cũng có thể kể đến công tác hoạt động kinh doanh vốn ở ngân hàng luôn được đề cao, đội ngũ cán bộ có trình độ, công tác thẩm định, điều tra, làm việc với khách hàng luôn theo một quy trình cụ thể và hiệu quả cao.
Trong thời gian cuối năm 2008, chỉ thị tạm ngừng cho vay đối với các khách hàng mới làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, một số hợp đồng của khách hàng mới rất tiềm năng đã phải huỷ bỏ. Tuy nhiên không vì thế mà doanh thu giảm, ngân hàng có điều kiện hơn trong chăm sóc các khách hàng truyền thống và thu các khoản nợ trước đây.
2.2.3 Hoạt động trung gian khác
Ngoài hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn, các hoạt động dịch vụ của ngân hàng cũng được đẩy mạnh. Hoạt động bảo lãnh được tiến hành mạnh mẽ, trong những năm vừa qua, một số lớn các hợp đồng bảo lãnh được ký kết và thực hiện và đã đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán quốc tế cũng là thế mạnh của ngân hàng. Nhưng tháng cuối năm, biến động mạnh về tỷ giá gây bất lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp nhưng ngân hàng vẫn luôn giữ được thế mạnh của mình.
2.3 Thực trạng huy động vốn tại NHNo & PTNT Hạ Long
2.3.1 Huy động vốn theo thời gian
Trong quá trình huy động vốn, Agribank chia thời gian huy động vốn theo 3 loại kỳ hạn:
Huy động vốn không kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn, Tiền gửi thanh toán
Huy động vốn có kỳ hạn < 12 tháng: Những loại tiền gửi cò kỳ hạn từ dưới 12 tháng, các loại giấy tờ có giá khác
Huy động vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: Những loại tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn 12 tháng, các loại giấy tờ có giá, giấy nợ nhiều hơn 12 tháng
Sau đây là bảng thống kê tình hình huy động vốn theo kỳ hạn trong 3 năm gần đây:
Bảng 2.5: Cơ cấu huy động vốn theo thời gian
( Đơn vị : triệu VNĐ)
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Vốn HĐ không KH
119.313
195.223
309.112
Tỷ trọng
21,57%
37,99%
39,91%
Vốn HĐ có KH<12tháng
343.327
256.323
379.902
Tỷ trọng
62,06%
49,88%
49,05%
Vồn HĐ có KH>12tháng
90.595
62.334
85.506
Tỷ trọng
16,37%
12,13%
11,04%
Tổng vốn HĐ
553.235
513.880
774.520
( Nguồn Báo CáoTài Chính NHNN&PTNT HBT)
Để có thể xem xét và so sánh giữa các năm ta có thể xem biểu đồ sau:
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy, Lượng vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng chiêm tỷ lệ cao, Năm 2006 chiếm tới 62,06% . Đây là hình thức huy động theo các kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng…hay cũng có thể là các sổ tiết kiệm tính theo 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần. Hình thức huy động này luôn chiếm ưu thế bởi tính hợp lý và thuận lợi của nó đối với khách hàng.
Tuy nhiên trong các năm gần đây, một phần tiền gửi ngắn hạn đã nhường chỗ cho tiền gửi không kỳ hạn. Xu hướng sử dụng tiền gửi thanh toán đang được đặc biệt chú ý, các doanh nghiệp hay tổ chức gửi tiền vào để thực hiện thánh toán tiền hàng hoá, trả lương cho công nhân viên…Chính vì vậy sang đến Năm 2007 và năm 2008 lượng tiền gửi không kỳ hạn đã tăng lên tương ứng là 37,99% và 42,21% so với tổng nguồn vốn huy động. Việc huy động này mang lại cho ngân hàng nguồn vốn lớn tuy nhiên không ổn định và ngân hàng gặp khó khăn cho việc chuyển đổi kỳ hạn của nguồn vốn.
Mặt khác có thể nói đến lợi thế của ngân hàng đối với hoạt động nhận tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Đây là nguồn vốn huy đông chiếm tỷ trọng cao nhất trong ngân hàng và có xu hướng biến động thường xuyên, phức tạp qua các năm. Năm 2006 trên một nửa (62,06%) tổng nguồn vốn là tiền gửi cò kỳ hạn dưới 12 tháng, nhưng sang đến năm 2007 con số này chỉ còn 49,88% và sang năm 2008 là 41,75%. . Trong đó số lượng tiền gửi từ 9 tháng đến 12 tháng chiêm tỷ lệ cao nhất. Đây luôn là nguồn vốn mang tính ổn định và mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng.
Lượng vốn huy động dài hạn không cao do đặc tính khó huy động của nó song ngân hàng cũng đã duy trì được ở mức hợp lý luôn là trên 10% trên tổng nguồn huy động.
Nhìn chung, cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của NHNo & PTNT Hạ Long là tương đối hợp lý: nguồn vốn ngắn hạn luôn là chủ yếu, nguồn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trong lớn. Về mặt tài chính thuận lợi cho ngân hàng vì mức chi phí huy động thấp. Tuy nhiên chính nó cũng mang lại cho họ những khó khăn khi nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn tăng lên, sự nhạy cảm của thị trường tiền gửi các tác động không lường trước được của cơ chế thị trường.
2.3.2 Huy động vốn theo đối tượng
Phân loại khách hàng theo đối tượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý, thuận lợi cho phân tích và đánh giá khách hàng, để từ đó xác định cụ thể mục tiêu và phương hướng cụ thể cho từng đối tượng khách hàng là phương hướng hoạt động của Agribank .
Nhìn vào bảng thống kê hoạt động huy động vốn theo đối tượng khách hàng của NHNo & PTNT Hạ Long trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 như sau:
Bảng 2.6: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng
( Đơn vị: triệu VNĐ)
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Vốn HĐ từ dân cư
209.905
145.005
462.543
Tỷ trọng
37,94 %
28,22 %
59,72 %
Vốn HĐ từ DN,TC khác
252.761
327.097
241.961
Tỷ trọng
45,68 %
63,65 %
31,24 %
Vốn HĐ từ TC tín dụng
90.569
41.778
70.016
Tỷ trọng
16,38 %
8,13 %
9,04 %
Tổng vốn HĐ
553.235
513.880
774.520
( Nguồn Báo Cáo Tài Chính NHNN&PTNT HBT)
Ta có thể theo dõi cụ thể qua biểu đồ sau:
Tình hình huy động vốn theo đối tượng của Agribanh HBT biến động không đồng đều theo các năm: Năm 2006 tỷ trọng giữa lượng vốn huy động được từ dân cư và từ các tổ chức, doanh nghiệp tương đối đồng đều, song sang năm 2007 tỷ lệ huy động vốn từ các TC, DN chiếm tỷ trọng cao hơn một cách rõ rệt (63,65%). Nhưng sang đến năm 2008 thì tình hình lại biến động ngược lại, Ngân hàng đã tích cực huy động vốn từ dân cư, khuyến khích và tăng tiết kiệm dân cư, vì thế mà tỷ lệ vốn huy động từ dân cư đã tăng lên đến con số 59,72% trên tổng số vốn huy động được của năm 2008.
NHNo & PTNT Hạ Long luôn xác định nguồn vốn từ dân cư là nguồn vốn chủ đạo, là nguồn chủ yếu cho các dự án đầu tư dài hạn, các hoạt động kinh doanh dài hạn. Bên cạnh đó đây còn là nguồn dễ huy động, là thế mạnh của ngân hàng. Có được điều này một phần không nhỏ đó là sự đóng góp của thương hiệu Agribank trên thị trường, là sự tin tưởng của người dân đối với ngân hàng, không những thế, sự phục vụ tận tình và chu đáo của nhân viên ngân hàng đã đem lại sự thành công cho họ.
Tuy nhiên cũng không thể không kể đến những khó khăn khi đây cũng chính là nguồn vốn không ổn định và rất nhạy cảm trên thị trường.
2.3.3 Huy động vốn theo hình thức
Xét về mặt hình thức huy động, có thể nói NHNN&PTNT HBT tuy là một chi nhánh cấp hai song ở đây đã khá đa dạng hoá các hình thức huy động. Bảng số liêu thống kê sau đây sẽ cho ta câu trả lời về điều đó:
Bảng 2.7: Tình hình huy động vốn theo hình thức
( Đơn vị: triệu VNĐ)
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tiền gửi cửa khách hàng
457.239
499.782
723.511
Phát hành giấy tờ có giá
13.285
10.122
6.668
Vay NHNN và các TCTD
77.311
807
24.640
Hình thức khác
5.400
3.169
19.701
Tổng vốn HĐ
553.235
513.880
774.520
( Nguồn Báo Cáo Tài Chính NHNN&PTNT HBT)
Tiền gửi của khách hàng là hình thức huy động chủ yếu và quan trọng nhất trong nguồn vốn huy động của ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng thương mại đang cạnh tranh lôi kéo chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy nhiều biện pháp, nhiều chương trình Marketting cũng đã được đưa ra. Tỷ trọng tiền gửi của khách hàng luôn chiếm trên 90% trong tổng nguồn của họ. Năm 2008 lượng vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng là 72.511 triệu VNĐ trên tổng nguồn vốn huy động là 774.520 triệu VNĐ , chiếm 93% tổng nguồn.
Tiền gửi thanh toán luôn là thế mạnh của Ngân hàng Nông nghiệp, hàng năm ngân hàng luôn thu và giữ hộ cho doanh nghiệp một lượng tiền thanh toán là khá lớn. Ngân hàng đã thực hiện tham gia trả lương qua tài khoản cho một số công ty và doanh nghiệp theo chủ trương của nhà nước. Hiên nay đã có nhiều cơ quan là khách hàng thân thiết của ngân hàng như: Viện Vệ sinh Dịch Tễ, Cộng ty may 19/5, Viện chỉnh hình…
Tiền gửi tiết kiệm là một mảng huy động chủ yếu ở đây. Một ưu thế cho ngân hàng đó là nằm trên địa bàn dân cư đông đúc, hoạt động kinh tế sôi động, đa dạng các hình thức. Người dân rất tin tưởng vào ngân hàng, đặc biệt là những khách hàng lớn tuổi. Nguồn huy động ấy tuy nhỏ nhưng có tính chất ổn định và thuận lợi cho ngân hàng rất nhiều. Bên cạnh ấy không thể không kể đến những nỗ lực trong cạnh tranh chiếm gĩư thị phần của ngân hàng. Vì vậy lượng tiền gửi của khách hàng luôn tăng theo các năm từ 2006 đến nay.
Phát hành giấy tờ có giá có xu hướng giảm, năm 2006 lượng giấy tờ có giá phát hành ra là 13.285 triệu VNĐ nhưng sang năm 2007 chỉ phát hành với số lượng là 10.122 triệu VNĐ và năm 2008 chỉ phát hành 6.668 triệu VNĐ.
Nguồn vay NHTW và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước tuy chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng đây lại là nguồn có tính chất quan trọng, là nguồn dự trữ của ngân hàng, là nguồn để thuận tiên hơn cho ngân hàng khi thanh toán bù trừ lẫn nhau giữa các ngân hàng bạn.
2.3.4. Huy động vốn theo loại tiền
Được sử chỉ đạo cua NHNo & PTNT Hạ Long, không chỉ huy động vốn nội tệ mà NHNo & PTNT Hạ Long con huy động cả hai loại ngoại tệ mạnh đó là đôla Mỹ và đồng tiền chung Châu Âu Euro. Nguồn ngoại tệ đống vai trò rất lớn và quan trọng trong kinh doanh của Ngân hàng, chính vì vậy trong thời gian qua ngân hàng đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách nhằm thu hút thêm lượng vốn ngoại tệ trên thị trường. Bảng thống kê về tình hình huy động vốn theo loại tiền sẽ cho ta thấy rõ hơn về điều này:
Bảng 2.8: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền
( Đơn vị : triệu VNĐ)
2006
2007
2008
1.Tiền gửi bằng VND
324.071
348.161
460.021
Không kỳ hạn
30.414
41.159
57.163
Có kỳ hạn < 12 tháng
60.509
79.045
115.257
Có kỳ hạn > 12 tháng
233.148
227.957
287.601
2.Tiền gửi bằng ngoạitệ
138.568
154.790
283.191
Không kỳ hạn
1.874
2.075
5.872
Có kỳ hạn < 12 tháng
26.516
21.571
30.134
Có kỳ hạn > 12 tháng
110.179
131.144
247.185
Tổng tiền gửi của KH
462.638
502.951
743.212
Nguồn: Báo cáo tài chính NH NN & PTNT HBT(năm 2006 - 2008)
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy trong 3 năm vừa qua lượng vồn huy động theo nội tệ tăng lên đáng kể. Năm 2006 lượng vốn huy động được là 324.071 triệu VNĐ. Năm 2007 tăng lên không đáng kể song sang đến năm 2008 lượng vốn này đã là 460.021 triệu VNĐ, như vậy là đã tăng 135.950 triệu VNĐ tức là đã tăng hơn 41,95% so với năm 2006.
Có được điều này đo là do trong năm 2008 Ngân hàng đã đẩy mạnh một số biện pháp thu hút vốn, hàng loạt các chương trình khuyến mãi, chương trình tiết kiệm dự thưởng ra đời như chương trình“ gưỉ tiền trúng vàng 3 chữ A”, hay tham dự Agribank Cup. Bên cạnh đó ngân hàng còn đa dạng hoá các hình thức lãi suất phù hợp và hấp dẫn với thị trường.
Không thể không nhắc đến sự tăng vọt của vốn ngoại tệ trong thời gian qua. Qua biểu đồ ta có thể thấy nhìn chung lượng vốn ngoại tệ tăng trưởng khá tốt và tăng lên nhanh theo các năm.
Năm 2006 lượng vốn ngoại tệ huy động được là 138.568 triệu VNĐ trong đó vôn ngoại tệ có kỳ hạn lớn hơn 12 tháng là chủ yếu, điều này rất thuận lợi cho việc kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng - một vấn đề đang rất được khách hàng quan tâm hiện nay khi nước ta vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Sang năm 2008 lượng vốn huy động được là 283.191 triệu VNĐ, tức là đã tăng gần gâp đôi so với năm trước.
2.3.5 Tình hình biến động về lãi suất trong thời gian qua
Như đã nói ở trên, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy đọng vốn của ngân hàng thương mại. Chi phí của nguồn vốn huy động là nhân tố quyết định đến cả số lượng và chất lượng của nguồn vốn. Yếu tố xác định chi phí của nguồn vốn chình là lãi suất: huy động vốn với lãi suất đặt ra lón thì sẽ thu hút đựơc số lượng khách hàng nhiều hơn, tuy nhiên ngân hàng lại phải trả giá cao hơn cho các nguồn ấy và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng .Và ngược lại nếu đặt ra mức lãi suất quá thấp thì sẽ không thu hút được khách hàng đến gửi tiền bởi vì bên cạnh sự an toàn, khách hàng luôn có xu hướng tím đến ngân hàng có lãi suất cao nhất để gửi tiền và chính điều đó sẽ quyết định đến nguồn vốn huy động của họ.
Trong thời gian cuối năm 2008, đầu năm 2008 vừa qua tình hình lãi suất trên thị trường nước ta biến động rất phức tạp. Có những thời điểm ngân hàng đưa ra mức lãi suất mà chỉ áp dụng trong 1 ngày làm việc(29/02/2008).
Sau đây xin được cung cấp một khía cạnh nhỏ của diễn biến lãi suất trả sau tại NHNH&PTNT HBT trong thời gian vừa qua:
Bảng 2.9: Biến động lãi suất trả trả sau từ 13/8/07 đến 10/03/08
(Đơn vị: %)
Thời gian
Kỳ Hạn
13/08/07
25/02/08
29/02/08
06/03/08
10/03/08
Tiết kiệm KKH
0.25
0.30
0.30
0.30
0.30
Tiết kiệm 01TH
0.55
0.72
1.00
1.00
1.00
Tiết kiệm 02TH
0.58
0.73
1.00
0.95
1.00
Tiết kiệm 03TH
0.60
0.75
0.77
0.77
1.00
Tiết kiệm 05TH
-
0.755
0.77
0.95
1.00
Tiết kiệm 06TH
0.63
0.76
0.77
0.77
1.00
Tiết kiệm 07TH
0.63
0.77
0.77
0.95
1.00
Tiết kiệm 08TH
-
0.77
0.77
0.95
1.00
Tiết kiệm 09TH
0.65
0.79
0.77
0.77
1.00
Tiết kiệm 10TH
-
0.82
0.77
0.95
1.00
Tiết kiệm 11TH
-
0.80
0.80
0.95
1.00
Tiết kiệm 12TH
0.69
0.82
0.82
0.82
1.00
Tiết kiệm 13TH
0.70
0.825
0.825
1.00
1.00
Tiết kiệm 18TH
0.72
0.83
0.83
0.83
0.85
Tiết kiệm 24TH
0.74
0.83
0.83
0.83
0.85
Tiết kiệm 36TH
0.76
0.83
0.83
0.83
1.00
Tiết kiệm 60TH
-
-
-
-
-
(Nguồn bảng theo dõi lãi suất NHNN&PTNNT Hai Bà Trưng)
Trong thời gian từ tháng 8 năm 2008 đến nay, Ngân hàng đã có 5 lần điều chỉnh lãi suất huy động. Điều đầu tiên dễ nhận thấy đó là mức lãi suất đã tăng lên. Lãi suất không kỳ hạn được điều chỉnh từ 0.25% đến 0.30 %. Đặc biệt tăng nhanh nhất vẫn là lãi suất tiết kiệm 1 tháng: thời điểm cuối năm 2008 là 0.55%/ tháng nhưng đã tăng lên 1.00% / tháng tính đến thời điểm tháng 3 năm 2008, như vậy lãi suất huy động đã tăng lên 81.82 %.
Nguyên nhân của vấn đề này đó là thị trường trong thời gian qua diễn biến phức tạp, khó lường trước được. Đây có thể nói là thời điểm có nhiều biến động mạnh nhất của các NHTM nước ta trong các năm, có thời điểm có NHTM Cổ Phần đã tăng lãi suất huy động quá mức cho phép, NHTW đã đưa ra nhiều biên pháp để ổn định thị trường nhưng hiệu quả vẫn chưa cao và gặp rất nhiều khó khăn. Các NHTM khó khăn trong việc huy động vốn vào thời điểm này, có thể nói rằng họ tìm mọi cách để có thể huy động được vốn. Nguyên nhân xuất phát từ sự mất giá của thị trường chứng khoán, lạm phát tăng cao, và cũng không thể không kể đến sự hoạt động quá nóng của thị trường bất động sản . Bên cạnh đó cũng việc gia tăng một số lượng lớn các ngân hàng mới vào nước ta, chính sách kinh tế được nới lỏng, các NHTMCP tăng thêm thị phần, hoạt động mạnh mẽ hơn… Vì vậy nó đã gây khó khăn trong việc huy động vốn của NHTM nói chung và cho NHNo & PTNT Hạ Long nói riêng.
2.4 Những đánh giá và nhận xét
2.4.1 Thành tựu đạt được
Trong thời gian qua NHNN&PTNT HBT đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Luôn là chi nhánh cấp II đi đầu của NHNN&PTNT Hà Nội. Hoạt động huy đọng vốn luôn được xác định là hoạt động quan trọng, là nhiệm vụ số một của ngân hàng. Ngân hàng đã sử dụng nhiều chính sách huy động đa dạng, chính sách lãi suất linh hoạt, mở rộng nhiều tiện ích cho khách hàng. Vì vậy ngân hàng đã đạt được một số kết quả như sau:
Nguồn vốn tăng trưởng mạnh, có xu hướng phát triển tương đối tốt. Cơ cấu nguồn vốn đi theo chiều hướng thuận lợi, nguồn vốn huy động phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu cho vay và đầu tư của ngân hàng, nhiều khách hàng lớn đến với ngân hàng đã được đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ.
Ngân hàng đã đa dạng hoá các hình thức huy động, những sản phẩm mới cũng được đẩy mạnh. Bên cạnh hình thức tiết kiệm thông thường, ngân hàng còn tiến hành nhiều hình thức khác như tăng cường tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng vàng...
Bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng đang là vấn đề rất được chú trọng hiện nay. Ngân hàng cũng đã khuyến khích khách hàng đến gửi tiền và đưa ra các hình thức bảo hiểm phù hợp cho họ.
Mạnh lưới khách hàng cũng được mở rộng, nhiều khách hàng có đặt quan hệ thân thiết với ngân hàng, lượng khách hàng dân cư đã tăng lên khá cao, Năm 2008 có thêm 24.378 khách, số lượng khách hàng là tổ chức cũng khá đông.
Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền huy động tăng tốt, vốn huy động ngoại tệ có tốc độ tăng nhanh, chiếm vị trí quan trọng, góp phần không nhỏ vào hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động dịch vụ với các ngân hàng khác.
Bên cạnh đó có thể nói đến mức độ tin tưởng của khách hàng dành cho ngân hàng ngày càng cao. Lượng khách hàng dân cư trên địa bàn đến đặt mối quan hệ với ngân hàng tương đối nhiều. Lượng khách hàng đến với ngân hàng trong một ngày dao dộng từ khoảng 50 đến 70 khách hàng, trong đó khách hàng đến gửi tiết kiệm khoảng 20 đén 30 khách hàng. Tuy khách hàng cá nhân đến gưỉ tiết kiệm với số lượng nhỏ lẻ song ngân hàng luôn khuyến khích, và chính sự tận tuỵ này đã mang lại thành công cho ngân hàng.
Không chỉ huy động vốn, các hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng phát triển mạnh và đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Dịch vụ bảo lãnh cũng hoạt động mang lại hiệu quả cao, tuy hoạt động theo quy định của chi nhành cấp I song tại đây luôn chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình, nhiều hợp đồng bảo lãnh đã được ký và hiệu quả mang lại sẽ là rất khả quan.
2.4.2 Hạn chế
Trong quá trình huy động vốn, ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu về vốn cho khách hàng, kể cả vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, vốn nội tệ và cả vốn ngoại tệ. Ngân hàng đã đóng góp một phần không nhỏ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó, NHNN&PTNT HBT cũng còn tồn tại một số vấn đề như sau:
Cơ cấu vốn theo kỳ hạn vẫn theo kỳ hạn thấp chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là chủ đạo, trong khi đó nhu cầu cho vay trung và dài hạn lại lớn. Lượng vốn huy động theo trung và dài hạn chưa cao. Điều này đặt ra cho ngân hàng khó khăn trong việc chuyển đổi kỳ hạn và chi phí cho nguồn vốn tăng lên.
Nguồn vốn huy động chưa được ổn định, tiền gửi thanh toán chiếm số lượng lớn gây khó khăn cho ngân hàng.
Bên cạnh đó các dịch vụ thanh toán, không dùng tiền mặt chưa được chú trọng nhiều, dịch vụ trả lương qua tài khoản còn hạn chế, chưa khuyến khích và thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia, chủ yếu khách hàng hiện nay của ngân hàng ở mảng này là các công ty nhà nước, các của hàng nhỏ.
Dịch vụ chuyển tiền chưa được nhanh và chi phí còn cao hơn các ngân hàng khác cùng địa bàn.
2.4.3 Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan:
Hoạt động ngân hàng luôn là một hoạt động vô cùng nhạy cảm với những biền động bên ngoài: những thay đổi từ phía khách hàng, thay đổi do môi trường kinh tế, do đối thủ cạnh tranh…
Trước hết ta có thể nói đến môi trường kinh doanh: trong thời gian vừa qua nền kinh tế nước ta có nhiều biến chuyển rõ rệt. Thị trường chứng khoán còn non trẻ nhưng đã hoạt động vô cùng sôi nổi, luồng vốn từ dân cư chảy vào khá lớn, người dân ưa thích mạo hiểm, thích đầu tư vào những lĩnh vực mới mẻ nhằm thu được lợi nhuận cao hơn, đây là một nguyên nhân làm dịch chuyển nguồn vốn trong ngân hàng, làm cho việc huy động vốn có phần khó khăn hơn.
Không những thế vấn đề lạm phát thời gian vừa qua tăng nhanh, giá cả leo thang trong khi nhu cầu luôn tăng lên, mức lương của các cơ quan tăng lên không đáng kể, không theo kịp những diễn biến phức tạp của thị trường.
Mặt khác nhiều hoạt động kinh tế, đầu tư phát triển nhanh đến chóng mặt, khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động vốn không kịp thời gian, thẩm định và phân tích dự án gặp nhièu khó khăn.
Toạ lạc trên địa bàn có nền kinh tế sôi nổi song lại có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, các NHTM Cổ Phần với năng lực mạnh, công nghệ cao, môi trường kinh doanh hấp dẫn làm cho thị phần trên thị trường có chiều hướng thay đổi, việc chiếm giữ lại thị phần và khách hàng khó khăn hơn nếu ngân hàng không có các biện pháp tăng cường hoạt động khác nhau
Tâm lý khách hàng cũng là một khó khăn cho ngân hàng. Người dân còn chưa quen với các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, hay là cất trữ tiền mặt an toàn hơn so với gửi tiền tại ngân hàng. Vì vậy đây cũng là khó khăn chung mà các ngân hàng ở nước ta còn mắc phải.
Nguyên nhân chủ quan:
Xét về phía ngân hàng cũng còn một số vấn đề đặt ra.
Các sản phẩm dịch vụ còn mang tính chất truyền thống, ngân hàng chưa chú trọng vào các hình thức, các loại hình ngân hàng mới như ngân hàng điện tử, ngân hàng tại nhà, ngân hàng qua Internet…
Các thủ tục gửi tiền, rút tiền, lĩnh tiền còn rườm rà, kém linh hoạt, chưa có dịch vụ hỗ trợ khách hàng điền thông tin hay truy cập thông tin.
Vấn đề Marketting trong ngân hàng chưa được chú trọng mạnh: khách hàng hầu như rất ít thông tin về ngân hàng và các dịch vụ của ngân hàng., tuy vậy nhiều khách hàng chưa được hướng dẫn cụ thể về cách thức sử dụng dịch vụ tại ngân hàng.
Công tác tuyên truyền và quảng bá hình ảnh, sản phẩm dịch vụ, phương pháp tiếp thị chưa được đẩy mạnh
Việc áp dụng công nghệ hiện đại trong toàn hệ thống còn nhiều khó khăn.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên còn hạn chế, nhiều khi các nhân viên phải làm việc thêm giờ.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT Hạ Long
3.1 Định hướng phát triển của chi nhánh
Hoà chung theo không khí cả nước đang bước vào thời kì hội nhập, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội nói riêng đang tích cực đổi mới và hoàn thiện mình để phù hợp với xu thế đó.
Là một chi nhánh cấp II, Agribank Hai Bà Trưng thực hiện theo sự hướng dẫn chỉ đạo của NHNo & PTNT Hạ Long.
a. Mục tiêu chung
-Các chỉ tiêu: tỷ lệ doanh thu/ tổng thu nhập ròng từ 30-40%
tỷ trọng dư nợ trung hạn < 30%
tỷ trọng dư nợ dài hạn >10%
-Về mục tiêu hoạt động:
+ Tập trung giải quýêt dứt điểm nợ xấu, không còn nợ tồn đọng mới phát sinh do chủ quan
+ Tăng cường huy động vốn, chú trọng huy động vốn trung và dài hạn, ngoại tệ trong dân cư
+ Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ
- Mục tiêu về thị trường
+ Cạnh tranh với các định chế tài chính theo hướng đáp ứng tốt nhu cầc vá đa dạng hoá sản phẩm
+ Chiếm lĩnh thị trường
+ Phân đoạn thị trường mục tiêu
-Mục tiêu với khách hàng:
+ Chính sách đối với khách hàng quen thuộc, khách hàng tiềm năng và khách hàng mới
+ Chính sách với khách hàng phân chia theo thu nhập
-Về cơ cấu đầu tư
+ Cho vay ngắn hạn <60%, trung hạn <30%, dài hạn <10%
+ Cho vay tiêu dùng không vượt quá 20% tổng dư nợ
+ Đẩy mạnh cho thuê tài chính
- Về chiến lược tiếp thị:
+ Xây dựng nhiều sản phẩm tốt và có chương trình Marketing phù hợp
+ Xây dựng văn hoá Ngân hàng nông nghiệp
- Về chiến lược an toàn hoạt động
+ Quản trị rủi ro
+ Quản lý tài sản nợ có
+ Vận hành sổ tay tín dụng
+ Kiện toàn bộ máy kiểm tra kiểm tóan nội bộ
b. Mục tiêu cụ thể của chi nhánh
Bên cạnh những chiến lược chung đó, NHNo & PTNT Hạ Long đi cụ thể hơn vào chiến lược của chi nhánh mình, đó là:
-Về tổ chức:
+Trước hết phải kiện toàn lại bộ máy hoạt động của chi nhánh, giảm bớt những chức vụ thừa kết hợp với việc phân công lại công tác cho cán bộ phù hợp với trình độ chuyên môn.
+ Nâng cao chất lượng và chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ
+ Khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên đi hoàn chỉnh và nâng cao kiên thức cũng như trình độ chuyên môn.
+ Tuyển thêm 1 số nhân viên có trình độ đai học và sau đại học về phục vụ ngân hàng.
-Về công nghệ:
+ Hướng dẫn nhân viên sử dụng thành thạo phần mềm IPCAS
+ Nâng cao chất lượng và đầu tư thêm một số phương tiện và máy móc làm việc hiệu quả hơn.
-Về sẩn phẩm dịch vụ :
+ Nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm dịch vụ
+ Đẩy mạnh cho vay với khách hàng doanh nghiệp
+Làm sạch bảng tổng kết tài sản, không để quá nhiều tình trạng nợ xấu khó đòi, nợ tồn đọng.
+ Nâng cao chất lượng phân tích và thẩm định dự án
+ Cơ cấu lại tài sản, giảm tỷ trọng thu từ tín dụng, tăng tỉ lệ thu từ các hoạt động như đầu tư, dịch vụ.
3.2 Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại NHNN&PTNT HBT
Tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn HBT,hoạt động huy động vốn luôn là hoạt động giữ vị trí đi đầu. Là một chi nhánh cấp II nhỏ bé và chịu sự chi phối và điều hành của Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội. Mọi văn bản chế độ chính sách đều được tuân thủ nghiêm túc. Tuy nhiên đây sẽ chính là cơ hội cho NHNo & PTNT Hạ Long phát huy thế mạnh của mình. Được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, được lắng nghe và chia sẻ, được phục vụ nhu cầu của khách hàng…bên cạnh đó còn được góp ý kiến, được đề xuất quan điểm của mình với cơ quan cấp trên…Đây chính là động lực, là món ăn tinh thần thật tuyệt vời mà chi nhánh có được.
Để phát huy đựơc thế mạnh này, theo em nghĩ ngân hàng cần có một chính sách, một chương trình cụ thể để có thể khắc phục những hạn chế, phát huy thế được hết thế mạnh của mình để đưa chi nhánh lên những bước tiến mới và những thành công mới. Qua quá trình thực tập và nghiên cứu ở đây em có suy nghĩ được một số đề xuất về các vấn đề như sau:
3.2.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ
Dịch vụ đa dạng là điều kiện đầu tiên khi ngân hàng tiếp xúc với khách hàng. Ngân hàng đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của khách hàng khi họ cung cấp được đầy đủ và tối đa hoá nhất các khoản mục mà khách hàng cần. Tuy Agribank Hai Bà Trưng là một chi nhánh cấp II song ở đây đã có nhiều danh mục dịch vụ phục vụ được nhu cầu của khách hàng. Khách hàng đến đây gửi tiền tiết kiệm, tiền gửi thanh toàn là khá đông.
Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều ngân hàng cạnh tranh về mọi phương diện, để đáp ứng được tốt nhất nhu cầu đồng thời gĩư được niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng như từ trước đến nay, mặt khác lại thu hút thêm được nhiều khách hàng mới thì theo em ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng của các loại hình dịch vụ cung ứng.
- Dịch vụ tiền gửi tiết kiệm:
+ Tiết kiệm cá nhân: Đây là hình thức huy động vốn tốt nhất và cơ bản nhất. Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay các ngân hàng đang ‘tranh giành’ với nhau nguồn vốn huy động trên thị trường thì cũng là một điều gây khó khăn rất lớn cho Agribank. Mảng khách hàng truyền thống và chủ yếu của họ vẫn là các cá nhân, hộ gia đình có vốn dư thừa. Tuy vậy để thu hút được tốt nhất nguồn vồn này thì NHNo & PTNT Hạ Long cần phải : Phân loại khách hàng ra nhiều mảng có thể đi sâu vào tâm lý cũng như nhu cầu của họ để vừa giữ chân họ vừa tạo ấn tượng tốt cho Ngân hàng. Khách hàng là hưu trí thì họ có nhu cầu và phương pháp phục vụ khác những khách hàng trung niên…
+ Tiết kiệm của doanh nghiệp và các tổ chức khác: Đa số mảng khách hàng này thường gửi trong một thời gian ngắn song số vốn lại khá lớn. Ngân hàng cần khuyến khích các tổ chức gửi bằng cách tặng quà khuyến mại nếu họ gửi với số tiền lớn hơn 500 triệu VNĐ…,hay với khách hàng truyền thống là doanh nghiệp nhà nước có thể đến tận cơ quan của họ làm việc với họ khi họ có nhu cầu gưỉ nhiều.
- Dịch vụ tiền gửi thanh toán:
Hiện nay nhà nước đang khuyến khích các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản, vì vậy NHNo & PTNT Hạ Long cần mở rộng thêm quan hệ với các tổ chức doanh nghiệp để bên cạnh việc tăng doanh thu từ dịch vụ này mà còn tăng thêm được một khối lượng tương đối lớn nguồn vốn từ hoạt động này.
Dịch vụ chuyển tiền điện tử:
Chuyển tiền điện tử là một trong những thế mạnh của NHNN&PTNT mà không phải ngân hàng nào cũng có. Có thể khẳng định như vậy vì ngân hàng nông nghiệp là ngân hàng có mạng lưới hoạt động lớn nhất nước ta hiện nay, từ tất cả các tỉnh thành phố đến các huyện, thi xã đều có cơ sở hoạt động của ngân hàng. Người dân có thể chuyển tiền đến những vùng khó khăn nhất và cũng được đảm bảo an toàn nhất.
Tuy nhiên để nghiệp vụ chuyển tiền điện tử thật sự mang lại hiệu quả cao cho NHNo & PTNT Hạ Long và có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác thì cần phải:
+ Giảm thiểu thời gian kết chuyển tiền trong hệ thống, thực hiện khớp lệnh nhanh chóng và chính xác.
+ Khuyến khích nhân viên sử dụng thành thạo phần mềm IPCAS hiện đang được triển khai sử dụng thử nghiệm trên nhiều chi nhánh cua NHNN.
+ Giảm thiểu các giấy tờ và thủ tục không cần thiết.
+ Tạo không khí niềm nở khi phục vụ khách hàng, phục vụ tốt nhu cầu của họ, xem xét và nghiên cứu xem khách hàng cần gì và mong muốn gì.
+ Những khoản tiền có giá trị thấp dưới 100 nghìn VND thì có thể giảm mức phí cho khách hàng
- Dịch vụ ATM
Đây là dịch vụ được ngân hàng áp dụng từ rất lâu và nó mang lại nhiều tiền ích cho khách hàng. Tuy nhiên máy ATM của Agribank thường xuyên bị quá tải khiến cho khách hàng không được hài lòng.
+ Ngân hàng cần lắp đặt thêm hệ thống máy ATM trên địa bàn để phục vụ tốt nhu cầu rút tiền qua thẻ của khách hàng
+ Hướng dẫn thêm cho khách hàng về cách thức sử dụng ATM
+ Xem xét xử lý tình trạng nuốt thẻ và xử lý thẻ
3.2.2 Nâng cao hiệu quả chính sách khách hàng
Với mô hình là ngân hàng phục vụ đến mọi tầng lớp dân cư, mọi vùng miền kinh tế, NHNN&PTNT cần có một cơ chế phân đoạn khách hàng.
Là một chi nhánh cấp II địa bàn hoạt động hẹp hơn tuy nhiên lượng khách hàng đến với NHNo & PTNT Hạ Long rất phong phú: Khách hàng là công nhân viên chức, khách hàng là những hộ làm ăn cá thể, khách háng hưu trí, khách hàng là sinh viên, khách hàng là các doanh nghiệp lớn.
Vì vậy Thứ nhất ngân hàng cần phải thực hiện chính sách chia nhỏ các thành phần khách hàng:
+ Khách hàng doanh nghiệp:
. Doanh nghiệp nhà nước
. Doanh nghiệp tư nhân
. Doanh nghiệp liên doanh
+ Khách hàng cá nhân:
. Khách hàng là Sinh viên
. Khách hàng từ 30-40 tuổi
. Khách hàng từ 40-50 tuổi
. Khách hàng trên 50 tuổi
Thứ hai Ngân hàng cần tăng cường công tác phổ biến hướng dẫn người dân làm quen và sử dụng thành thạo các dịch vụ ngân hàng. Tìm hiểu và tạo điều kiện tiếp xúc với bộ phận khách hàng có thu nhập cao, bộ phận khách hàng làm công ăn lương… đây sẽ là cơ hội tốtt cho hoạt động huy động vốn.
Thứ ba: Cần có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích bằng vật chất cho khách hàng gửi tiền, thường xuyên trao đổi thông tin và quan tâm hỗ trợ khách hàng, cung cấp miễn phí các dịch vụ kiểm tra, vấn tin tài khoản qua mail, qua điện thoại…
3.2.3 Cải thiện chính sách lãi suất phù hợp
Để tiên lợi cho khách hàng, đăc bịêt trong thời gian nền kinh tế nóng như hiện nay NHNo & PTNT Hạ Long cần nhạy bén trong việc điều chỉnh lãi suất phù hợp với tình hình:
- Theo dõi và tuân thủ kịp thời các bảng biểu lãi suất, các mức lãi suất mà NHNo & PTNT Hạ Long điều chỉnh
- Khuyến nghị với NHNo & PTNT Hạ Long nên tạo lập nên nhiều kỳ hạn gửi tiền như gửi 2 tháng, 5 tháng, nửa năm
- Chia mức lãi suât theo khối lượng tiền gửi để khuyến khích khách hàng gửi với khối lượng tiền lớn hơn:
+ Thấp hơn 100 triệu VNĐ
+ Từ 100 dến 500 triệu VNĐ
+ Lớn hơn 500 triệu VND
3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực luôn là vấn đề cốt lõi của bất kỳ một tổ chức nào. Nguồn nhân lực quyết định đến vận mệnh của ngân hàng. Hiện nay vấn đề nhân lực tại chi nhánh vẫn còn nhiều bất cập. Ngân hàng trước hết cần phải đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên ngân hàng.
- Thường xuyên mở các lớp đào tạo, tư vấn về nghiệp vụ cho nhân viên
- Mở lớp đào tạo về trình độ tin học cho cán bộ
- Khuyến khích cán bộ nhân viên đi học thêm, đi thực tập tại các ngân hàng bạn
Bên cạnh đó ngân hàng cần phải đưa ra nhiều chính sách khuyến khích động viên, quan tâm hỗ trợ đến đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên.
Mặt khác cần phải tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm túc những cán bộ thiếu tinh thần tách nhiệm, làm việc sa nhã làm ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng.
Một vấn đề đặt ra nữa là ngân hàng cần phải điều chỉnh đội ngũ cán bộ nhân viên một cách hợp lý, giảm thiểu tình trạng có nơi thừa nhân viên, nơi lại thiếu trầm trọng.
3.2.5 Hoàn thiện và nâng cao quy trình nghiệp vụ
So với các ngân hàng khác, quy trình nghiệp vụ cua NHNN là quá rườm rà và chưa ứng dụng nhiều về kỹ thuật công nghệ ngân hàng.
Giảm thiểu các giấy tờ, các sao kê, các ấn chỉ không cần thiết.
Thực hiện giờ giao dich linh hoạt: khách hàng đến ngân hàng không chỉ là các khách hàng làm viẹc tự do, khách hàng là các công chức, khách hàng làm việc tại các cơ quan, các công ty rất nhiều, vì vậy không phải lúc nào họ cũng đến được với ngân hàng trong giờ làm việc. Chính vì vậy ngân hàng cần tạo thêm một ngày làm việc dài hơn trong tuần để các khách hàng có ít thời gian ấy có thể đến với họ.
3.2.6 Nâng cao chầt lượng phục vụ
Với khách hàng hiện nay, ngân hàng nào có khả năng phục vụ nhu cầu của họ tốt nhất, nhanh chóng vá an toàn nhất thì sẽ là điểm đến của họ.
Ví vậy chất lượng phục vụ của ngân hàng phải luôn được đảm bảo.
Ngân hàng cần có bảng chỉ dẫn hướng dẫn sử dụng dịch vụ của mình để ngay khi đến là khách hàng có thể tự tìm hiểu và chọn cho mình hình thức dich vụ tốt nhất.
Cần phải tăng cường thêm đội ngũ nhân viên hướng dẫn và phục cụ khách hàng.
3.2.7 Tăng cường chính sách về Marketting ngân hàng
-Marketting trong ngânhàng có tính chất đặc thù riêng, không giống như các hoạt động Marketting khác. Các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng đa phần là giống nhau, việc đưa ra các sản phẩm mới là vô cùng khó khăn
Với vai trò là một chi nhánh, NHNo & PTNT Hạ Long cần tăng cường các biện pháp phát triển nâng cao vị thế trên thị trường, tăng cường động viên và khuyến khích các cá nhân, khách hàng doanh nhiệp và các tổ chức đến với họ. Biện pháp hiệu quả ở đây là thái độ phục vụ và tác phong làm việc của nhân viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của khách hàng. Sự trở lại hay từ bỏ ngân hàng của khách hàng hoàn toàn phụ thuộc vào điều này.
Ngân hàng cần phải tăng cường các biện pháp quảng cáo trên Internet trên báo đài, các phương tiện thông tin công cộng khác.
Bên cạnh đó ngân hàng còn phải thực hiện chính sách ưu tiên và khuyến khích các nhân viên của mình làm việc hiẹu quả hơn, chính sách đãi ngộ nhân tài, thu hút nhân tài về làm việc. Chú trọng quan tâm thăm hỏi động viên anh chị em công nhân viên trong dịp lễ, tết, sinh nhật…
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ và NHNN
* Với Chính Phủ:
Điều tiết nền kinh tế vĩ mô tăng trưởng ổn định là vai trò của Chính Phủ. Trong tình hình nền kinh tế nước ta phát triển quá nóng như hiện nay thì theo em Chính Phủ cần tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động của NHTM nói chung và NHNN&PTNT nói riêng bằng cách:
- Thứ nhất: Cần kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý nhất (ở mức 1 con số), duy trì mức tăng trưỏng ổn định, GDP ở mức vừa phải. Nếu được như vậy các thành phần trong nền kinh tế hoạt động ổn đinh hơn, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn, người dân tin tưởng, làm việc hiệu quả cao. Nền kinh tế vĩ mô sẽ có thêm điều kiện tích tụ và tập trung vốn, từ đó hoạt động huy động vốn của ngân hàng cũng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
- Thứ hai: Chính Phủ cần kiềm chế và duy trì hoạt động ổn định cho thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá non trẻ, trong thời gian qua đã phát triển quá nóng, chưa để lại được niềm tin cho nhà đầu tư. Mặt khác thị trường chứng khoán và thị trường ngân hàng và là hai thị trường có quan hệ mật thiết với nhau, một sự sụt giảm của chứng khoán có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Không chỉ ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của nguồn vốn trong thị trường: nếu CK mất giá thì luồng vốn sẽ co nguy cơ chảy từ TTCK sang TTNH và ngựơc lại – mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng.
- Thứ ba: Nhà nước cần thúc đẩy qua trình cổ phần hoá các doanh nghiệp quốc doanh, tuy đây là một quá trình phải trình phải tiến hành lâu dài và cụ thể song nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn của NHTM. Cho đến thời diểm hiện nay, nhiều khách hàng truyền thống của NHNN vẫn là doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, không trả được nợ cho ngân hàng. Giải toả nguồn vốn ứ đọng, tiến hành thanh tra kiểm soát hoạt động của từng doanh nghiệp, thay đổi quy mô, cơ cấu hoạt động, làm mới doanh nghiệp. Đây chính là biện pháp quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và cũng là nhân tố thúc đẩy quá trình huy động vốn của NHTM.
- Thứ tư: Chính Phủ cần đổi mới và hoàn thiện hơn nữa quy trình thủ tục hành chính, chính sách về thuế,chính sách động viên và khuyến khích phát triển kinh tế theo các nghành và lĩnh vực cụ thể. Có thể nói quy trình thủ tục hành chính ở nước ta con quá rườm rà, phức tạp nhiều công đoạn đôi khi gây châm trễ cho khách hàng. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh mọt số chính sách của nhà nước còn chưa hiệu quả và chưa bám sát được kịp thời với tình hình thực tế.
* Với NHNN:
Là cơ quan chuyên môn trong việc hình thành khung pháp lý cũng như quản lý trực tiếp NHTM, NHNN cần phải có những biện pháp, những chế tài phù hợp và ổn định hơn đảm bảo cho sự phát triển của ngân hàng.
- Thứ nhất: NHNN cần hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý, tạo tính thống nhất và đồng bộ trong các định chế, các chế tài, các quy định liên quan đến ngân hàng, phù hợp với quy luật và điều lệ quốc tế. Bên cạnh đó NHNN cần tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh hơn, tạo điều kiện cho NHTM cò thể cạnh tranh, có thể học hỏi hơn từ bạn bè quốc tế.
- Thứ hai: Tạo lập mối quan hệ chăt chẽ, mối liên kết giữa các ngân hàng. Đây là điều vô cùng quan trọng bởi tính chất kinh doanh của loại hình doanh nghiệp đặc biệt này. Một ngân hàng khủng hoảng sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng khác, tạo tâm lý hoang mang cho khách hàng, làm mất uy tín của các ngân hàng khác. Các mối liên kết không những mang lại hiệu quả cao về mặt hình thức mà nó còn góp phần thúc đẩy hơn nữa cho hoạt động huy động vốn.
- Thứ ba: NHNN cần thiết lập và hoàn thiện hơn nữa các công cụ chính sách tiền tệ, tạo môi trường thông thoáng cho các công cụ nợ phát huy tác dụng, hình thức này được triển khai rất rộng rãi ở các nứơc khác và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên nó vẫn chưa được phát triển mạnh mẽ tại nước ta, ngoài ra NHNN cần phải tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến các tầng lớp dân cư.
- Thứ tư: NHNN cần phải triển khai và nâng cao hiệu quả trong việc thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng thanh toán qua tài khoản, thanh toán bù trừ, thanh toán theo các hình thức uỷ nhiệm thu chi…tạo điều kiện ổn định nền kinh tế, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, quan tâm hơn tới lợi ích huy động vốn của NHTM.
- Thứ năm: một vấn đề đang gây khó khăn hiện nay cho các NHTM nói chung và NHNN&PTNT nói riêng đó là vấn đề NHNN không cho các NHTM trong nước hoạt động với chi nhánh cấp II. Với một mạng lưới hoạt động rộng lớn của NHNN&PTNT thì quyết định này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của họ. Doanh số cho vay, các hoạt động khác phải giảm đi, hoạt động theo mô hình phòng giao dịch. Vì vậy NHNN cần phải đưa ra một chính sách phù hợp và biện pháp quản lý thuận lợi hơn cho các NHTM hoạt động nhằm mang lại hiệu quả cao hơn.
3.3.2 Với NHNH&PTNT Việt Nam
Là đơn vị quản lý trực thuộc, NHNN&PTNT Việt Nam cần có những chủ trương chính sách cụ thể :
Thứ nhất: Cần siết chặt quản lý về mọi mặt bên cạnh đó nâng cao tính độc lập tự chủ, khả năng kinh doanh của các chi nhánh. Mặt khác tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, dễ phát huy hiệu quả cho chi nhánh. NHNH&PTNN cần xây dựng các chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho từng giai đoạn phát triển, để từ đây các chi nhánh và bộ phận có những định hướng phát triển cho riêng mình.
Thứ hai: Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay của nứơc ta, các ngân hàng nước ngoài đang ồ ạt tiến vào mang theo đó những công nghệ hiện đại NHN&PTNN cần đổi mới lề lối làm việc, đổi mới trang thiêt bị, quy trình hoạt động…để có thể sánh vai cùng các ngân hàng bạn trong quá trình hoạt động. Ngân hàng cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bên cạnh đào tạo nhân viên cách sử dụng để phát huy tốt các trang thiết bị đó.
Thứ ba: NHNN&PTNT cần đào tạo thêm đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi về nghiệp vụ, chắc về tay nghề để tăng cường nhân sự cho các chi nhánh, phải thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cho cán bộ công nhân viên.
Thứ tư: Để khắc phục được tình trạng chậm trong các khâu thanh toán hay chuyển tiền của hệ thống thì đề nghị NH cần phải có thêm phần mềm kĩ thuật có đầy đủ thông tin của toàn bộ hê thống, các nhân viên có thể tìm kiếm nhanh nhất các địa điểm kết chuyển, các địa điểm thanh toán ngay trên máy tính chứ không phải tìm trên sổ sách mất nhiều thời gian như hiện nay.
Thứ năm: NH cần hoàn thiện và đổi mới các quy trình nghiệp vụ, cập nhật công nghệ mới vào ngân hàng. Giảm bớt các giấy tờ thủ tục không cần thiết, giao dịch với khách hàng gọn nhẹ và nhanh chóng thuận tiện cho cả khách hàng và cả ngân hàng nữa.
Thứ sáu: Ngân hàng cần nâng cao chất lượng của hoạt động dịch vụ ATM, hiện nay máy ATM đặt ở các địa bàn còn nhiều trục trặc, máy xử lý chậm. Ngân hàng cũng cần tạo mối liên kết với các ngân hàng cùng hệ thống, tạo thẻ đa năng, khách hàng có thể gửi và rút tiền tại bất cứ cơ sở nào trong cùng hệ thống. Đạt đựơc mục tiêu này sẽ góp phần không nhỏ vào chiến lược huy động vốn của họ.
3.3.3 Với NHNN&PTNT Hà Nội
Với vai trò là chi nhánh cấp một,một mặt phải tuân thủ các quy định của NHNN Việt Nam. Một mặt phải nâng cao vai trò của mình, nâng cao sức cạnh tranh với các chi nhánh khác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, NHNo & PTNT Hạ Long cần:
Luôn theo dõi và nắm bắt kịp thời các quy định của No Việt Nam, từ đó đưa ra các chủ trương và biện pháp tốt nhất cho các chi nhánh.
Nhạy bén trong việc tiếp cận thị trường, thay đổi khung lãi suất phù hợp cho từng thời kì
Điều chỉnh nhân sự trong ngân hàng một cách hợp lý để giảm tình trạng có nơi nhân viên quá nhàn rỗi trong công việc và có nơi nhân viên lại phải làm thêm giờ.
Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ có thêm thời gian đi học thêm, thường xuyên mở ra các lớp học nghiệp vụ, các buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm cho tập thể nhân viên ngân hàng. Bên cạnh đó NHNN Hà Nội cần phải đưa ra nhiều biện pháp, chính sách khuyến khích, khen thưởng động viên cán bộ, quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất và tinh thần cho anh chị em nhân viên của ngân hàng.
Ngân hàng NN&PTNT Hà Nội cần phải xem xét lại bảng biểu chi phí cho các hoạt động dịch vụ phù hợp hơn bởi vì hiên nay trên thị trường chi phí này vẫn còn cao hơn so vơí các ngân hàng khác.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, hoạt động ngân hàng luôn giữ một vị thế vô cùng quan trọng. Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng, là một tổ chức có vai trò quan trọng trong việc cung cấp và điều hoà nguồn vốn của nền kinh tế.
Do vậy việc tăng cường các biện pháp huy động vốn không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà luôn là vấn đề xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hai Bà Trưng đề tài mà em đã chọn chính là “ Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại NHNo & PTNT Hạ Long”.
Trong quá trình hoạt động, NHNo & PTNT Hạ Long đã đạt được những thành công lớn: Công tác huy động vốn đã mang lại nhiều lợi ích tích cực cho các hoạt động của ngân hàng, đóng góp phần lớn vào sự đi lên vững mạnh của ngân hàng. Đi cùng với nó là hoạt động sử dụng vốn chuẩn mực và hiệu quả, các hoạt động trung gian cũng không ngừng được đi lên.
Bên cạnh đó, tuy gặt hái được nhiều thành công song trong chính bản thân ngân hàng cũng còn tồn tại nhiều hạn chế. Trong bài báo cáo em cũng đã cố gắng đưa ra một số biện pháp và kiến nghị để góp phần nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng và em tin tưỏng rằng nếu được thực hiện nó sẽ góp phần mang lại hiệu quả cho ngân hàng.
Tuy nhiên, để công tác huy động vốn nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung có được hiệu quả cao nhất thì điều này còn phụ thuộc vào sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân ngân hàng, và đó chính là sự đóng góp không ngừng của cán bộ công nhân viên và tập thể ngân hàng. Ngoài ra không thể thiếu sự lãnh đạo nhiệt tình, sự quan tâm và hỗ trợ của NHNN&PTNT Hà Nội, của NHNN&PTNT Việt Nam, của Nhà Nước và Chính Phủ Việt Nam. Sự hỗ trợ ấy sẽ giúp NHNo & PTNT Hạ Long khắc phục đựoc những khó khăn, vững bước đi lên cùng các ngân hàng bạn để cùng tiến tới một nền kinh tế phát triển vững chắc.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn TS Cao Ý Nhi - Giảng viên khoa Ngân hàng Tài chính – Trường ĐHKTQD đã giúp em hoàn thành chuyên đề nghiên cứu này.
Em xin chân thành cảm ơn cô Mai Thị Son – Giám đốc NHNo & PTNT Hạ Long và tập thể cán bộ nhân viên NHNo & PTNT Hạ Long đã giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách và giáo trình:
PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007) , Giáo Trình Ngân Hàng Thương Mại NXB Thống Kê
Lê Vinh Danh ( 1996), Tiền Và Hoạt Động Ngân Hàng, NXB Chính Trị Quốc Gia – Hà Nội
TS Nguyễn Minh Kiều (2007),Giáo trình Tiền Tệ Ngân Hàng, NXB Thống Kê
Peter S.Rose (2005), Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại, NXB Tài Chính – Hà Nội
Ngân hàng NN&PTNT , Sổ Tay Tín Dụng, Báo Cáo Tài Chính năm 2005, năm 2006, Năm 2007, Năm 2008
Luật Ngân hàng Nhà Nước VN và Luật các TCTD sửa đổi 2007
Báo và tạp chí:
Tạp chí Ngân hàng số 4 tháng 2/2008
Tạp chí Ngân hàng số 5 tháng 3/2008
Báo điện tử VietNamNet
Các Trang Web:
www.sbv.gov.vn
www.vbard.com.vn
www.agribankhanoi.com.vn
Và một số Website của các Ngân hàng khác
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT:
NHTW : Ngân Hàng Trung Ương
NHNN : Ngân Hàng Nhà Nước
KBNN : Kho Bạc Nhà Nước
NHTM : Ngân Hàng Thương Mại
TCTD : Tổ Chức Tín Dụng
NH : Ngân Hàng
DN, CN, TC : Doanh nghiệp, Cá nhân, Tổ chức
NHNN&PTNT :Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
NHNN&PTNT HN : NHNN&PTNT Hà Nội
NHNN&PTNT HBT : NHNo & PTNT Hạ Long
Agribank HN : NHNN&PTNT Hà Nội
NHNo & PTNT Hạ Long : NHNo & PTNT Hạ Long
HĐV : Huy Động Vốn
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ:
Trang
Biểu Đồ:
Biểu đồ 2.1: Lượng vốn huy động qua các năm 35
Biểu đồ 2.2: Huy động vốn theo thời gian 40
Biểu đồ 2.3: Huy động vốn theo đối tượng 43
Biểu đồ 2.4: Huy động vốn theo loại tiền 47
Bảng Biểu Số Liệu:
Bảng 2.1: Bảng Tổng Kết Tài Sản NHNN&PTNT HBT 31
Bảng 2.2: Báo cáo thu nhập- chi phí- lợi nhuận 33
Bảng 2.3: Bảng thống kê nguồn vốn thời kỳ 2006-2008 35
Bảng 2.4: Tình hình hoạt động tín dụng 2006-2008 37
Bảng 2.5: Cơ cấu huy động vốn theo thời gian 39
Bảng 2.6: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng 42
Bảng 2.7: Tình hình huy động vốn theo hình thức 44
Bảng 2.8: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng 46
Bảng 2.9: Biến động lãi suất trả sau từ 13/8/07 đến 10/03/08 49
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH137 CN Ha Long.docx