Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động đầu tư vô cùng quan trọng tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là tiền đề cơ bản để thực hiện CNH – HĐH đất nước. Quản lý đầu tư XDCB là một hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, rất phức tạp và luôn luôn biến động nhất là trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta hiện nay.
Vấn đề tăng cường quản lý vốn đầu tư là một phạm trù tất yếu khách quan vì bất cứ ở đâu vào lúc nào nhu cầu đầu tư luôn luôn lớn hơn khả năng đầu tư.
Việc tăng cường quản lý vốn đầu tư sẽ góp phần đáp ứng đầu tư kịp thời hơn yêu cầu vốn đầu tư XDCB cho sự nghiệp phát triển KT – XH của Vũ Thư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, văn hóa, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân trong huyện.
87 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưa phê duyệt đến 31 tháng 3 năm 2008
Đơn vị: Nghìn đồng
STT
Tên công trình
Tổng DT được duyệt
QT lập chưa duyệt
Cộng tổng
30.081.939
28.430.956
1
Trụ sở UBND xã Đồng Thanh
241.830
242.039
2
Chợ Đồn Đồng Thanh
280.841
280.800
3
Trung tâm HTCĐ xã Xuân Hoà
3.040.687
3.040.687
4
Trạm y tế xã Xuân Hoà
556.000
550.000
5
Kho lạnh xã Xuân Hoà
121.505
141.505
6
Trụ sở + hội trường UBND xã Việt Hùng
5.582.748
4.128.340
7
Phụ trợ UBND xã Việt Hùng
1.222.000
1.199.000
8
Lấp trũng UBND xã Việt Hùng
520.952
515.702
9
Trường cấp 2 xã Việt Hùng
425.204
402.052
10
Đường bê tông xã Việt Hùng
117.890
150.000
11
Hội trường xã Tam Quang
614.281
536.069
12
Trạm y tế xã Hoà Bình
412.927
435.000
13
Nhà trẻ xã Minh Khai
1.074.483
1.365.900
14
Trường trung học xã Minh Khai
987.976
1.050.000
15
Kho lạnh xã Minh Khai
206.306
206.306
16
Phòng TT y tế xã Minh Khai
216.075
232.000
17
Máng cứng xã Minh Khai
818.824
910.000
18
Mẫu giáo thôn Đại hội xã Tân Hoà
2.100.000
2.000.000
19
Đường dây 400V xã Tân Phong
26.379
26.000
20
Trường tiểu học 9 lớp 3 tầng xã Nguyên Xá
1.060.669
1.060.669
21
Kiên cố kênh trạm bơm xã Nguyên Xá
645.479
619.131
22
Hội trường + nhà làm việc UBND xã Trung An
3.775.976
3.775.976
23
Nhà VS+ sân + tường bao UBND xã Trung An
150.707
150.707
24
Đường khu dân cư xã Vũ Hội
76.597
76.597
25
Trường MN xã Vũ Vinh
1.248.476
1.368.548
26
XD chợ Bồng tiên xã Vũ Tiến
1.127.000
965.000
27
Đường vành đai chợ BT
985.100
825.000
28
Trường tiểu học HP I
791.318
734.861
29
Trường tiểu học HP II
992.694
782.052
30
Trạm y tế xã Hồng Phong
339.674
339.674
31
Máng cứng Vũ Phong
321.341
321.341
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện vốn đầu tư đến 31/3/2008)
Như vậy, trong điều kiện hiện nay khi các tổ chức kiểm toán độc lập, các tổ chức tư vấn về đầu tư xây dựng cơ bản chưa thực sự phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh Thái Bình thì công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản dự án hoàn thành vẫn thực sự là một gánh nặng cho phòng tài chính - kế hoạch. Chất lượng của công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán vẫn chưa thể được nâng cao.
Về trình độ đội ngũ cán bộ quản lý trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư: Nhìn chung trình độ và phẩm chất một số cán bộ quản lý trong lĩnh vực đầu tư còn hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện kỷ cương phép nước, công tác kiểm tra, thanh tra còn buông lỏng, nhiều người có trọng trách trong quản lý dự án đầu tư nhưng không có bằng cấp chuyên môn trong lĩnh vực mình đảm nhận. Một số cán bộ quản lý dự án đầu tư bị tác động tiêu cực của thị trường, sút kém phẩm chất đạo đức nghề nghiệp...
Về công tác quản lý của chủ đầu tư: Vấn đề này còn rất nhiều hạn chế, yếu kém. Các chủ đầu tư chưa nghiên cứu tìm hiểu kỹ chế độ, chính sách pháp luật và các văn bản có liên quan đến đầu tư xây dựng công trình nên chưa làm tròn trách nhiệm của mình đặc biệt là các ban quản lý kiêm nhiệm và các chủ đầu tư cấp xã. Một số chủ đầu tư không có chuyên môn và kiến thức xây dựng cơ bản, lại không thuê tư vấn nhất là tư vấn giám sát nên không đủ trình độ nghiệm thu sản phẩm thiết kế do tổ chức tư vấn thiết kế bàn giao, không phát hiện được sai sót trong thiết kế, kiến trúc và kết cấu công trình. Chưa thực hiện tốt chức năng giám sát hiện trường, nhiều sai sót trong thi công không được phát hiện và xử lý kịp thời, còn ỷ lại cho tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát.
Về công tác thanh tra, kiểm tra tuy đã có nhiều cố gắng song chưa thường xuyên, qua thanh tra, kiểm tra chưa phát hiện được nhiều sai phạm để uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời, góp phần đưa công tác quản lý tài đầu tư XDCB vào nề nếp. Trong điều kiện hiện nay công tác kiểm tra, thanh tra chưa thực sự thể hiện được hết vai trò và chức năng của mình, chưa xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm làm thất thoát vốn của Nhà nước làm buông lỏng kỷ cương phép nước và đó cũng là nguyên nhân làm cho việc sử dụng vốn đầu tư không mang lại hiệu quả mong đợi.
Đầu tư XDCB là một lĩnh vực liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức. Sự sai phạm trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thường xảy ra theo dây chuyền. Do vậy việc xử lý vi phạm trong thanh tra, kiểm tra vấn đề quản lý đầu tư XDCB là rất khó khăn. Có một thực tế là các kết luận thanh tra, kiểm tra chưa chỉ rõ sai phạm và trách nhiệm của các cơ quan chức năng, chưa xử lý nghiêm các sai phạm do quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB gây ra, các kết luận thanh tra, kiểm tra mới chỉ chú trọng vào các nhà thầu. Do đó việc xử lý triệt để các vấn đề tồn tại là rất khó thực hiện. Đầu tư xây dựng cơ bản vẫn là một vấn đề mà khi kiểm tra bất kỳ đâu cũng phát hiện sai phạm, vẫn gây thất thoat lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước.
2.2.2.2. Nguyên nhân của tồn tại:
Không chỉ riêng ở huyện Vũ Thư, trên toàn lãnh thổ Việt Nam quản lý đầu tư XDCB còn vô số những vướng mắc cần giải quyết; thất thoát, lãng phí ngân sách Nhà nước trong đầu tư XDCB vẫn chiếm tỷ trọng lớn; sai phạm trong lĩnh vực này vẫn đang gia tăng; ... Để có thể giải quyết các tồn tại, hạn chế trong đầu tư XDCB cần thẳng thắn và nhận thức một cách toàn diện, sâu sắc các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế đó. Có thể kể ra một số nguyên nhân quan trọng và trực tiếp như sau:
* Thứ nhất: Việc chấp hành pháp luật trong đầu tư XDCB chưa nghiêm, sai phạm xảy ra trong nhiều khâu của quá trình đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau, đối tượng tham gia vào đầu tư XDCB đa dạng về ngành nghề và hình thức cho nên rất khó kiểm soát; trong quản lý nhà nước về đầu tư XDCB cũng còn rất nhiều vấn đề, không ít cán bộ quản lý, điều hành thiếu trách nhiệm, phẩm chất đạo đức yếu kém, lợi dụng chức trách, nhiệm vụ bớt xén, tham nhũng... Đây chính là nguyên nhân quan trọng và trực tiếp nhất dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản thấp, đặc biệt là đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước.
* Thứ hai: Do trình độ phát triển kinh tế của Thái Bình nói chung và huyện Vũ Thư nói riêng còn thấp; cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư so với GDP còn hạn hẹp. Khối lượng vốn đầu tư huy động được còn rất hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu đầu tư; hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh còn thấp. Đầu tư vẫn còn tình trạng dàn trải chưa hợp lý. Chưa xác định chính xác và tập trung đầu tư cho những ngành sản phẩm mũi nhọn của Vũ Thư. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài thấp, dịch vụ chất lượng cao còn chậm phát triển, hiệu quả hạn chế, lĩnh vực tài chính ngân hàng chậm đổi mới, sản xuất chưa kịp gắn kết với nhu cầu thị trường, hoạt động của hợp tác xã sau chuyển đổi còn nhiều lúng túng. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chưa được quan tâm, hỗ trợ đúng mức từ phía nhà nước. Tình trạng quan hệ giữa hợp tác xã với địa phương, và giữa các địa phương trong huyện còn nhiều hạn chế, điều này làm cho lượng vốn đầu tư huy động được ít, kết hợp với việc bố trí thiếu tập trung, thiếu đồng bộ, co kéo đáp ứng nhiều mục tiêu đầu tư cùng lúc nên hiệu quả đầu tư còn nhiều hạn chế.
* Thứ ba: Chưa thực sự làm tốt công tác quy hoạch, quy hoạch không phù hợp với thực tế, chất lượng quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội thấp, quy hoạch chủ yếu là để đủ thủ tục phê duyệt dự án dẫn đến thường phải điều chỉnh quy hoạch khi dự án đi vào thực hiện, việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nhiều khi không đúng thẩm quyền.
* Thứ tư: Cơ chế phân công, phân cấp của UBND tỉnh, sự phối hợp trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản chưa rõ ràng, chưa đề cao được trách nhiệm của từng sở, ngành, phòng, ban, địa phương... nhất là về trách nhiệm của từng cá nhân. Phân cấp chưa phù hợp với năng lực của chủ thể quản lý.
* Thứ năm: Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa thường xuyên, diện còn rất hẹp, chưa sâu, chất lượng còn hạn chế, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, chưa chỉ rõ trách nhiệm thuộc về ai, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm chưa triệt để và còn kéo dài sau thanh tra, kiểm tra.
* Thứ sáu: Văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản tuy nhiều nhưng chưa đủ, dàn trải nhưng chưa cụ thể, nhiều quy định nhưng thiếu những chế tài đủ mạnh để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật về đầu tư XDCB. Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và tổ chức đầu tư chưa đồng bộ và còn bộc lộ nhiều bất cập. Trong nhiều năm qua tuy đã xác định được vai trò và vị trí của xây dựng cơ bản nhưng Đảng ta chưa có nghị quyết riêng về lĩnh vực quan trọng và đặc thù này, mà thường đặt chung trong lĩnh vực công nghiệp. Đặc biệt là việc đầu tư vốn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng rất khác so với vốn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Mặt khác, cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian qua liên tục thay đổi do những quy định có tính chất pháp lý cao nhất vẫn tạo ra nhiều khe hở và bất cập dẫn đến tình trạng tỷ lệ thất thoát vốn ngày một gia tăng.
* Thứ bảy: Năng lực của một số chủ đầu tư tuy đã có chuyển biến, nhưng chưa theo kịp yêu cầu của nhiệm vụ được giao, thiếu những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn, nên triển khai các thủ tục xây dựng cơ bản còn lúng túng mất nhiều thời gian trong khâu thủ tục hành chính. Một số chủ đầu tư thiếu tinh thần trách nhiệm, có hiện tượng giao phó bỏ mặc cho đơn vị tư vấn triển khai chuẩn bị dự án. Mặt khác khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước không thể bỏ qua yếu tố trình độ chuyên môn trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Đây là vấn đề cần quan tâm nhất trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản.
* Thứ tám: Chất lượng công tác tư vấn còn thấp. Mặc dù đã có nhiều biến chuyển nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Hầu hết dự án trình thẩm định xét duyệt đều phải chỉnh sửa, bổ sung. Nhiều dự án trong quá trình tổ chực thực hiện “thậm chí chưa khởi công” đã phải phê duyệt điều chỉnh, dẫn tới kéo dài thời gian triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị phê duyệt dự án. Cơ chế chính sách vận hành của dự án là một trong những yếu tố quyết định đến tính khả thi trong việc triển khai dự án. Tuy nhiên vấn đề này chưa được đầu tư chất xám một cách thoả đáng, còn tồn tại tình trạng chủ đầu tư và tư vấn trông chờ, ỉ lại vào ý kiến tư vấn của cơ quan thẩm định.
*Thứ chín: Môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Bình chưa thực sự được cải thiện, cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập, chưa tạo nên một hành lang pháp lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi góp vốn đầu tư. Mặt khác, do thủ tục hành chính chồng chéo gây cản trở cho doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước góp vốn đầu tư.
Trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian qua, riêng lĩnh vực đầu tư còn bộc lộ nhiều nhược điểm làm giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế, gây lãng phí thất thoát vốn đầu tư, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Việc phân tích đánh giá một cách đầy đủ về các nguyên nhân chủ quan, khách quan của những thành công và những hạn chế trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước sẽ là những căn cứ thực tiễn quan trọng cho những giải pháp có tính khả thi cao, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Vũ Thư nói riêng trong thời gian tới.
2.3. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Vũ thư giai đoạn 2004 – 2007.
Đối với các dự án sử dụng ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Trong công tác lập quy hoạch:
- Tất cả các chủ đầu tư khi tiến hành lập dự án đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND huyện Vũ Thư phải được quy hoạch địa điểm xây dựng (đối với dự án chưa được cấp đất) hoặc phải được xác nhận địa điểm có phù hợp hay không (đối với dự án chủ đầu tư đã được cấp đất). UBND huyện Vũ Thư lựa chọn và phê duyệt quy hoạch địa điểm sau khi đựơc Sở xây dựng tỉnh Thái Bình thỏa thuận bằng văn bản.
- Khi tiến hành lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật công trình chủ đầu tư phải được cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng. UBND huyện Vũ Thư cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng các công trình thuộc thẩm quyền lựa chọn và phê duyệt quy hoạch địa điểm XD.
- Trước khi tiến hành xây dựng chủ đầu tư phải được cấp giấy phép xây dựng.
+ UBND huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình trên địa bàn mình quản lý gồm:
- Công trình của các tổ chức được xây dựng trên địa bàn các xã, thị trấn.
- Nhà ở riêng lẻ của dân tại thị trấn, ven trục quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ đã có quy hoạch XD được phê duyệt.
+ UBND xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc địa bàn quản lý, các điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
Trong việc lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
+ Điều kiện để các dự án được bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm của Nhà nước:
- Đối với các dự án quy hoạch: có đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch và dự toán chi phí công tác quy hoạch được duyệt theo thẩm quyền.
- Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt; có dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt theo thẩm quyền.
- Đối với các dự án thực hiện đầu tư: phải có quyết định đầu tư từ thời điểm trước 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch, có thiết kế, dự toán và tổng dự toán được duyệt theo quy định.
Trường hợp dự án được bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư nhưng chỉ để làm công tác chuẩn bị thực hiện dự án thì phải có quyết định đầu tư và dự toán chi phí công tác chuẩn bị thực hiện dự án được duyệt.
+ Lập kế hoạch, phân bổ và thẩm tra phân bổ vốn đầu tư năm:
* Lập kế hoạch:
- Theo quy định của Luật NSNN về việc lập dự toán NSNN hàng năm, căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án gửi cơ quan quản lý cấp trên.
- Thời gian lập, trình, duyệt, giao kế hoạch vốn đầu tư theo quy định của Luật NSNN.
* Phân bổ vốn:
- Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư lập phương án phân bổ vốn đầu tư trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định. Theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý đã đủ các điều kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế; đúng với Nghị quyết Quốc hội, nghị quyết Tỉnh uỷ, Huyện uỷ chỉ đạo của UBND tỉnh về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán NSNN hàng năm.
Phòng Tài chính Kế hoạch huyện có trách nhiệm cùng với các cơ quan chức năng của huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do huyện quản lý.
- Sau khi phân bổ vốn đầu tư huyện Vũ Thử có trách nhiệm gửi kế hoạch vốn đầu tư cho Sở Tài chính.
* Giao kế hoạch vốn cho các chủ đầu tư:
Sau khi việc phân bổ vốn đã được sở Tài chính thẩm tra, chấp thuận.UBND huyện giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chủ đầu tư để thực hiện, đồng gửi Kho bạc nhà nước nơi dự án mở tài khoản để theo dõi, làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn.
* Thẩm tra và thông báo danh mục dự án và vốn đầu tư:
- Căn cứ kế hoạch vốn đầu tư đã được Ủy ban nhân dân quyết định, phòng Tài chính Kế hoạch huyện xem xét thủ tục đầu tư xây dựng của các dự án, thông báo gửi các cơ quan chức năng trong huyện, đồng gửi Kho bạc nhà nước để làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn.
- Trường hợp dự án không đủ thủ tục đầu tư xây dựng hoặc việc phân bổ kế hoạch chưa đúng với quy định, phòng Tài chính Kế hoạch có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân đồng cấp để chỉ đạo hoàn tất thủ tục theo quy định.
- Chủ đầu tư phải gửi phòng Tài chính - kế hoạch các cấp các tài liệu cơ sở của các dự án trong kế hoạch để thẩm tra, thông báo danh mục thanh toán vốn của các dự án đầu tư.
Trong công tác thẩm định:
Đối với các dự án sử dụng ngân sách địa phương thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND huyện (hoặc xã), phòng tài chính kế hoạch huyện Vũ Thư phối hợp với các phòng, ban chuyên ngành thuộc huyện thẩm định dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật trình UBND huyện (hoặc gửi kết quả thẩm định cho UBND xã) phê duyệt.
Về công tác đấu thầu:
Chủ tịch UBND huyện, xã phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của mình trên cơ sở trình duyệt của chủ đầu tư và kết quả thẩm định của các tổ chức tư vấn đấu thầu, của phòng tài chính kế hoạch huyện hoặc tổ chấm thầu do UBND huyện thành lập.
Về công tác thanh toán vốn đầu tư:
Kho bạc nhà nước thanh toán cho chủ đầu tư theo hợp đồng xây lắp giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
Khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi Kho bạc nhà nước, bao gồm:
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng hoặc biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình để đưa vào sử dụng kèm theo bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu;
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng);
- Giấy rút vốn đầu tư.
Đối với khối lượng xây dựng công trình hoàn thành theo hình thức đấu thầu, Kho bạc nhà nước căn cứ vào tiến độ thực hiện do chủ đầu tư và nhà thầu xác định trên cơ sở hợp đồng và khối lượng nghiệm thu để thanh toán.
Về công tác quyết toán vốn đầu tư:
Chủ đầu tư thực hiện quyết toán theo hướng dẫn của phòng tài chính kế hoạch, hoặc ban tài chính xã (nếu có đủ năng lực) theo các quy định, hướng dẫn của thông tư 33/2007/TT-BTC về hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.
Về thẩm tra, phê duyệt quyết toán:
UBND huyện phê duyệt quyết toán các dự án hoàn thành thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của mình trên cơ sở kết quả thẩm tra của phòng tài chính kế hoạch.
Phòng tài chính kế hoạch thẩm tra quyết toán dụ án hoàn thành đối với các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của cấp huyện và các dự án hoàn thành thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của cấp xã nếu nhận được yêu cầu bằng văn bản của cấp xã.
Chủ tịch UBND xã phê duyệt quyết toán trên cơ sở kết quả thẩm tra của ban tài chính xã, hoặc kết quả thẩm tra quyết toán của phòng tài chính kế hoạch huyện các dự án hoàn thành thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư.
Về công tác thanh tra, kiểm tra:
UBND huyện, xã chỉ đạo các phòng, ban có liên quan thực hiện kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƯ GIAI ĐOẠN 2008 – 2010.
3.1. Nhu cầu về vốn đầu tư của Vũ Thư.
3.1.1. Những yêu cầu, định hướng về đầu tư.
* Vốn đầu tư phát triển các ngành kinh tế:
- Đối với công nghiệp: tập trung chỉ đạo thực hiện nhanh công tác giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư để các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp và các điểm công nghiệp đã qui hoạch. Đề nghị tỉnh cho xây dựng từ 1 đến 2 khu công nghiệp ven QL10 tránh (khu công nghiệp Tự Tân – Minh Quang 80 ha, khu công nghiệp Minh Quang – Minh Khai – Tân Hòa – Minh Lãng 500 ha).
- Đối với ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: Tập trung đầu tư cho các công trình thuỷ lợi đầu mối, trọng điểm phục vụ tốt cho chương trình phòng chống thiên tai, chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt giá rị sản xuất 50,0 triệu đồng/ ha/ năm, kiên cố hoá kênh mương, hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản tập trung có quy mô lớn( 40-50 ha trở lên), xây dựng hạ tầng khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây, giống con cung cấp cho sản xuất trong huyện, tỉnh và khu vực đồng bằng sông Hồng. Huy động các nguồn vốn để đầu tư các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm.
- Đối với ngành thương mại, du lịch: tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện trên cơ sở bổ sung cơ chế phù hợp cho đầu tư nâng cấp, phất triển hệ thống chợ trên địa bàn toàn huyện, chỉ đạo xây dựng mới và cải tạo nâng cấp một số chợ như chợ Lạng xã Song Lãng, chợ đầu mối xã Tân Lập, chợ Búng xã Việt Hùng, chợ Thuận Vi... Xúc tiến đầu tư xây dựng chợ và trung tâm thương mại của huyện. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hướng dẫn viên phục vụ hoạt động du lịch trên địa bàn huyện và từng bước mở rộng hoạt động du lịch ra ngoài huyện.
* Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hôi:
- Về hạ tầng giao thông: Hoàn chỉnh qui hoạch mặt bằng đất ven đường số 2 (từ thẫm đến đường tránh S1); xây dựng, nâng cấp cải tạo một số tuyến đường như: đường 220A, đường 220D, đường du lịch chùa Lạng và một số tuyến đường khác thuộc dự án WB3, đường và cụm dân cư bờ nam sông Kiên Giang giai đoạn 1 phục vụ dự án mở rộng QL10 từ Na Uyên đến tân Đệ.
Các công trình văn hoá xã hội: đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh; đầu tư tăng thêm từ 6 – 8 xã đạt chuẩn quốc gia về Y tế cơ sở. Hoàn thiện và xây dựng thêm các cơ sở đào tạo nghề cho người lao động, tăng tỷ lệ lao động đã được đào tạo nghề. Tăng cường cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp phòng học cấp 4, đẩy mạnh chuẩn hóa trường lớp.
Về văn hoá thể thao: Tiếp tục đầu tư xây dựng các dự án thể thao như: nhà nhà thi đấu đa năng, Trung tâm huấn luyện và đào tạo thể dục thể thao, sân vận động, bể bơi,…
3.1.2. Nhu cầu về vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn toàn huyện giai đoạn 2008-2010 khoảng 250 tỷ đồng, gấp 1,5 lần giai đoạn trước; tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư bình quân hàng năm là 24 %.
Bao gồm:
- Nguồn vốn thuộc ngân sách NN cấp trên hỗ trợ: 15 tỷ đồng.
Trong đó: Vốn NSNN do địa phương quản lý: 95 tỷ đồng.
Nguồn vốn đầu tư của các doạnh nghiệp và dân cư : 120 tỷ đồng.
Nguồn vốn khác: 20 tỷ đồng.
3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư giai đoạn 2008 – 2010.
Để tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Vũ Thư trong thời gian tới, về tổng thể cần quán triệt, thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chung sau:
- Căn cứ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của UBND tỉnh Thái Bình. UBND huyện Vũ Thư chỉ đạo, phối hợp các phòng, ban chức năng trong huyện triển khai các quy định cụ thể về quy trình, chế tài về thanh tra, kiểm tra, giám sát nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước trong từng khâu của quá trình đầu tư; các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn xây dựng cơ bản; định mức lập dự toán đầu tư và tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư cho từng dự án và từng ngành. Thực hiện công khai minh bạch các quy định pháp luật; các dự án công trình từ chủ trương đầu tư, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, đấu thầu đến nghiệm thu, thanh quyết toán; công khai kết quả thanh tra, kiểm tra và kết quả xử lý thanh tra, kiểm tra.
- Quy định, đề cao trách nhiệm và xử lý trách nhiệm các nhân trong từng khâu đầu tư, nhất là trách nhiệm của người quyết định dự án quy hoạch, dự án đầu tư; làm rõ sai phạm, quy rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh, triệt để bằng biện pháp hành chính, hình sự và bồi hoàn thiệt hại vật chất; khắc phục tình trạng chỉ quy kết trách nhiệm, nhận thiếu sót, yếu kém tập thể, chung chung...; kiên quyết đưa ra khỏi công quyền những cán bộ công chức phẩm chất kém, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây phiền hà, nhũng nhiễu, năng lực trình độ chuyện môn yếu trong quản lý đầu tư XDCB.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới các dự án quy hoạch, kế hoạc đầu tư. Gắn quy hoạch với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm tính liên ngành, liên vùng. Triển khai phân cấp, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng phòng, ban, giữa huyện với xã; xác định rõ và nâng cao trách nhiệm của chủ tịch UBND huyện, hoặc phó chủ tịch UBND huyện phụ trách về công nghiệp – XDCB đối với hoạt động quản lý đầu tư XDCB; của chủ đầu tư. Ngăn chặn và xử lý nghiêm những trường hợp không chấp hành đúng quy định của pháp luật, quyết định của cơ quan có thẩm quyền, của cấp trên. Xây dựng lộ trình cụ thể để từng bước xoá bỏ tình tạng khép kín trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
- Thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư XDCB để kịp thời bổ sung các văn bản hướng dẫn của cấp trên, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản thuộc thẩm quyền, hình thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư XDCB đồng bộ hơn, cơ tính pháp lý cao hơn.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý đầu tư XDCB trong thời gian tời, có kế hoạch chỉ đạo thanh tra, kiểm tra kịp thời những công trình có biểu hiện tiêu cực được nhân dân và công luận phản ánh.
- Giải quyết triệt để nợ đọng vốn đầu tư XDCB, đặc biệt là nợ đọng của các công trình, dự án có nguồn vốn từ thu tiền sử dụng đất, hàng quý, năm có báo cáo kịp thời với sở Tài chính và các ban ngành chức năng trong tỉnh.
Trên đây là các giải pháp tổng thể cần thực hiện để tăng cường quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Vũ Thư. Xét về từng giai đoạn của quy trình đầu tư XDCB có các giải pháp cụ thể cho từng khâu đầu tư như sau:
* Nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng:
+ Quy hoạch xây dựng bao gồm: quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị, nông thôn, quy hoạch xây dựng chuyên ngành như quy hoạch hệ thống giao thông, quy hoạch hệ thống cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc các công trình xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Quy hoạch phải đi trước một bước, quy hoạch phải thực hiện được các mục tiêu đề ra, không chồng chéo, quy hoạch chi tiết phải phù hợp vơi quy hoạch chung. Mọi lãng phí trong đầu tư xuất phát không thực hiện theo quy hoạch hoạc đầu tư không có quy hoạch chắp vá, hiệu quả đầu tư thấp.
+ Tăng cường quản lý xây dựng theo quy hoạch đảm bảo các quy hoạch kinh tế, quy hoạch xây dựng sau khi được phê duyệt phải được chỉ đạo thực hiện thống nhất, chấm dứt việc giao đất, cấp phép xây dựng không theo quy hoạch.
+ Tất cả các loại đồ án quy hoạch phải do các tổ chức chuyên môn có tư cách pháp nhân được Nhà nước cho phép hoạt động và quy hoạch phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi quy hoạch được duyệt phải tổ chức công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo tại trụ sở chính quyền để nhân dân biết và giám sát thực hiện.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy hoạch, kiên quyết sử lý các trường hợp xây dựng trái phép không theo quy hoạch được duyệt đặc biệt đối với các trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án không phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất được UBND huyện phê duyệt.
* Nâng cao chất lượng kế hoạch hóa vốn đầu tư:
+ Kế hoạch hoá vốn đầu tư phục vụ đời sống dân sinh:
- Đó là các nhu cầu về học tập, văn hoá, thể thao, vui chơi, giải trí, chữa bệnh, đi lại phải được chú ý đúng mức trong điều kiện có thể với quan điểm đầu tư cho con người, vì con người, trong đó rất chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục. Giáo dục và đào tạo là bộ máy cái của một quốc gia thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực bồi dưỡng nhân tài cho trước mắt và lâu dài, đáp ứng mục tiêu phát triển nền kinh tế trí thức. Do đó việc đầu tư nâng cấp, mở rộng các trường, trang bị thiết bị đồ dùng học tập cho các trường học, các cấp học, chống dạy chay, học chay là một việc làm cấp bách. Bên cạnh đó phải chú ý đầu tư các trường dạy nghề khắc phục nhanh chóng trình trạng thừa thày thiếu thợ, thiếu thợ có tay nghề cao. Có như vậy mới đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá và cũng như góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
Chú trọng đúng mức đến nhu cầu về khám chữa bệnh, đầu tư nâng cấp bệnh viện huyện, mở rộng và nâng cấp trang bị các thiết bị cần thiết cho các trạm y tế xã phường để đủ khả năng chữa các bệnh thông thường, sơ cứu, giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến trên. Bên cạnh đó từng bước đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, thụ hưởng các thành quả của phúc lợi công cộng như các khu vui chơi giải trí, các nhà văn hoá cộng đồng vv…Đầu tư cho con người, phục vụ cho con người, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế ngày một tốt hơn.
+ Kế hoạch hoá vốn đầu tư phải tuân thủ đầy đủ các trình tự XDCB
- Chỉ lập, bố trí vốn cho một dự án khi : Dự án đó phải nằm trong quy hoạch xây dựng được duyệt, đã đảm bảo đủ điều kiện để thi công theo quy định của quy chế đầu tư XDCB và phải bố trí sát tiến độ mục tiêu thực hiện của dự án, tránh trình trạng bố trí vốn tách rời mục tiêu hoàn thành công trình tạo ra khối lượng dở dang, chậm đưa công trình vào sử dụng, vốn đọng chậm phát huy được hiệu quả.
* Nâng cao chất lượng công tác tư vấn trong lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư, thẩm định đầu tư.
Để nâng cao chất lượng của công tác tư vấn trong lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư cần thực hiện các giải pháp sau:
+ Một là: Đối với các tổ chức đơn vị thực hiện các công tác tư vấn và cơ quan được phân cấp giao nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư cần phải nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế làm công tác tư vấn và công tác thẩm định.
+ Hai là: Các đơn vị tư vấn thường xuyên phải tăng cường các trang thiết bị phù hợp với từng công việc tư vấn, đồng thời khai thác sử dụng có hiệu quả để đảm bảo đủ điều kiện năng lực đáp ứng yêu cầu đối với công tác tư vấn theo quy định của pháp luật; thực hiện việc thi tuyển thiết kế kiến trúc theo điều 26 – nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình .
+ Ba là: Cấp có thẩm quyền sớm thành lập hệ thống thông tin về năng lực và hoạt động của các tổ chức, cá nhân hành nghề tư vấn xây dựng trong phạm vi cả nước theo quy định tại điều 4 - NĐ số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 v/v sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ số 16/2005/NĐ-CP để các chủ đầu tư quản lý dự án được tham khảo đầy đủ thông tin trong việc lựa chọn các nhà thầu tư vấn đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của dự án.
+ Bốn là: Khi lựa chọn các nhà tư vấn để thực hiện các công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư XDCB, thì các chủ đầu tư phải căn cứ vào điều kiện năng lực của các đơn vị tư vấn có phù hợp với quy định của Nhà nước để lựa chọn và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn các nhà tư tư vân không đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc.
+ Năm là: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đầu tư, việc thẩm định dự án đầu tư yếu tố hiệu quả kinh tế phải được coi trọng đúng mức. Cơ quan, đơn vị thẩm định dự án đầu tư khi xem xét các yếu tố nhằm bảo đảm tính khả thi của dự án nhất thiết cần lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của các cơ quan chuyên ngành có liên quan để xem xét, tham khảo và phải làm rõ mục tiêu và hiệu quả kinh tế của dự án trước khi tổng hợp trình người có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư.
+ Sáu là: Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các hoạt động tư vấn đối với các tổ chức, cá nhân hành nghề tư vân xây dựng, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời hiện tượng vi phạm theo quy định của Luật xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
* Về công tác lựa chọn nhà thầu và tổ chức thầu, chỉ định thầu.
Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc: Lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác. Việc lựa chọn nhà thầu là nhằm tìm được nhà thầu chính, tổng thầu, thầu phụ có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp với loại và cấp công trình. Yêu cầu lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng phải bảo đảm những yêu cầu sau đây:
- Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Phải chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp, có giá hợp lý;
- Phải bảo đảm khách quan, công khai, công bằng, minh bạch;
- Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình có quyền quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu.
+ Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng:
Tuỳ theo quy mô, tính chất, nguồn vốn xây dựng công trình, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau :
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.
- Chỉ định thầu.
- Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.
+ Để nâng tăng cường quản lý vốn thông qua công tác lựa chọn nhà thầu cần làm tốt các công tác sau:
+ Nâng cao nghiệp vụ, tiến tới chuyên môn hoá chuyên nghiệp hoá về việc lựa chọn nhà thầu cho các đối tượng tham gia, các đối tượng tham gia trong quá trình lựa chọn nhà thầu bao gồm: Ngừơi có thẩm quyền, chủ đầu tư, tổ chuyên gia đấu thầu, nhà thầu tham dự, cơ quan tổ chức thẩm định.
+ Thực hiện tốt trình tự thực hiện đấu thầu bao gồm: Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, làm rõ hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ, làm rõ hồ sơ dự thầu, xét duyệt trúng thầu, trình duyệt thẩm định kết quả trúng thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiệnh hợp đồng và ký kết hợp đồng.
+ Cương quyết chống các hình thức khép kín trong đấu thầu.
+ Bảo đảm tính cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu được quy định trong Luật đấu thầu.
+ Thực hiện phân cấp triệt để trong lựa chọn nhà thầu.
+ Xử lý các tình huống trong đấu thầu theo nguyên tắc đảm bảo cạnh tranh công bằng minh bạch và hiệu quả kinh tế , căn cứ kế hoạch đấu thầu được duyệt, nội dung của hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, người có thẩm quyền là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
+ Xử lý nghiêm minh theo luật định các tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo Luật đấu thầu (có 17 hành vi bị cấm trong đấu thầu - Điều 12 –Luật đấu thầu).
+ Giám sát và xử lý triệt để đối với hành vi quyết định chỉ định thầu của người có thẩm quyền đối với những gói thầu không được phép chỉ định thầu.
+ Giải quyết dứt điểm các kiến nghị trong đấu thầu nếu có.
* Về quản lý thi công xây dựng công trình.
+ Thực hiện tốt các công tác tuyên truyền và thực hiện Luật Xây dựng và các Nghị định của Chính phủ về công tác quản lý đầu tư XDCB đối với các cấp các ngành, tạo sự thống nhất, nâng cao nhận thức về công tác quản lý chất lượng xây dựng.
+ Cải tiến nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư xây dựng, đây là vấn đề hết sức quan trọng quyết định chất lượng xây dựng công trình. Các dự án đầu tư phải được lấy ý kiến của các ngành có liên quan, bảo đảm sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng và quy hoạch ngành.
+ Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đồ án thiết kế, thực hiện nghiêm túc quy định phân cấp thẩm định đồ án thiết kế.
+ Nâng cao chất lượng công tác thi công xây lắp để đảm bảo đúng quy trình quy phạm xây dựng.
+ Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. Vì vậy chủ đầu tư phải có trách nhiệm và năng lực điều hành, phải có quan điểm trong việc chon nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công xây lắp, nhà thầu giám sát, khắc phục tình trạng năng lực nhà thầu kém, đầu thầu hình thức, bỏ thầu thấp để được xây dựng công trình khi có sự cố công trình không đảm bảo chất lượng thì chủ đầu tư đứng ngoài cuộc, đổ lỗi cho tư vấn thiết kế, giám sát và thi công xây lắp, chấm dứt tình trạng tiêu cực như chạy trọt, mua thầu, bán thầu, gian dối trong việc chứng nhận khối lượng và chất lượng công trình.
* Về công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
Công trình sau khi xây dựng hoàn thành, phải được nghiệm thu - bàn giao đưa vào sử dụng. Việc nghiệm thu công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng xây dựng công trình. Nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm nghiệm thu từng công việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. Riêng các bộ phận bị che khuất, khép kín của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.Chỉ được nghiệm thu khi đối tượng nghiệm thu đã hoàn thành và có đủ hồ sơ theo quy định. Công trình chỉ được nghiệm thu đưa vào sử dụng khi bảo đảm đúng yêu cầu thiết kế, bảo đảm chất lượng và đạt các tiêu chuẩn theo quy định. Việc bàn giao công trình phải bảo đảm các yêu cầu về nguyên tắc, nội dung và trình tự bàn giao công trình đã xây dựng xong đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng, đảm bảo an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
* Nâng cao chất lượng công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
Để nâng cao chất lượng quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành trước tiên phải thực hiện sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cơ quan cấp phát, thanh toán vốn và đơn vị Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án trong việc kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số liệu vốn đầu tư đã cấp phát, thanh toán cho công trình, hạng mục công trình, dự án hoàn thành. Bên cạnh đó nâng cao trách nhiệm của các đơn vị nhận thầu trong việc cùng Chủ đầu tư tiến hành xử lý dứt điểm các vấn đề còn tồn tại theo hợp đồng đã ký kết trước khi hoàn thiện hồ sơ thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành.
* Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm công tác quản lý đầu tư, quản lý tài chính đầu tư.
Con người luôn là nhân tố có ý nghĩa quyết định mọi sự thành công nói chung và tác động to lớn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua các thời kỳ. Do vậy việc không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư XDCB và quản lý tài chính đầu tư là yêu cầu khách quan, là việc làm thường xuyên liên tục. Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý về công tác ĐTXD và công tác quản lý tài chính đầu tư trong thời gian tới đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay cần tập trung vào các giải pháp cụ thể sau:
+ Có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho chiến lược đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng như đối với chương trình đào tạo phân theo từng lĩnh vực chuyên môn khác nhau để thực hiện đào tạo chuyên môn sâu lĩnh vực đang công tác.
+ Đối với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư XDCB và quản lý tài chính đầu tư cần được quan tâm thường xuyên để phổ cập, cập nhật kiến thức kịp thời về quản lí đầu tư XDCB, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
Đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý tập huấn nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến quản lý đầu tư XDCB và quản lý tài chính đầu tư ở cấp cơ sở, việc phân cấp quản lý đầu tư xây dựng phải phù hợp với năng lực quản lý ở cơ sở. Có như vậy mới từng bước đáp ứng được yêu cầu quản lý đầu tư xây dựng và tài chính đầu tư trong tình hình mới.
* Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra sử dụng vốn đầu tư trong XDCB.
Hoạt động thanh tra công tác đầu tư XDCB là một trong những chức năng quan trọng của Nhà nước đã được Chính phủ qui định trong các Nghị định của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan. Việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tài chính đối với các tổ chức, các chủ đầu tư tham gia vào quản lý vốn đầu tư XDCB là rất cần thiết, yêu cầu các chủ đầu tư thực hiện đầy đủ các qui định của nhà nước về quản lý đầu tư và XDCB.
* Thực hiện tốt công tác giám sát cộng đồng và công khai tài chính trong đầu tư XDCB.
Để phát huy quyền làm chủ của cán bộ công chức Nhà nước, tập thể người lao động và cộng đồng nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước, huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi, vi phạm chế độ về quản lý tài chính bảo đảm sử dụng có hiệu quả Ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác giám sát đầu tư cộng đồng và công khai tài chính.
Giám sát đầu tư của cộng đồng là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống trên địa bàn nhằm theo dõi đánh giá việc chấp hành các các quy định về quản lý đầu tư của Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, Chủ đầu tư, Ban quản lý dư án, các nhà thầu và đơn vị thi công dự án trong quá trình đầu tư, phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các việc làm vi phạm các quy định về quản lý đầu tư để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng.
Bên cạnh việc giám sát của Chủ đầu tư, hoặc các tổ chức tư vấn... thì công tác giám sát của nhân dân, của cộng đồng có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đâù tư xây dựng cơ bản. Việc dựa vào nhân dân và tổ chức quần chúng, lắng nghe và phân tích dư luận xã hội có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB.
Tóm lại: nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra, quyết toán và thực hiện tốt công tác giám sát đầu tư cộng đồng và công khai vốn đầu tư XDCB đó là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách nhà nước.
3.3. Một số kiến nghị.
Đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kinh tế cho xã hội, là nhân tố quyết định, làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân ở mỗi địa phương, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Qua nghiên cứu, em xin đưa ra một số kiến nghị sau:
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước.
* Về cơ chế chính sách cần có tính ổn định, thống nhất: hiện nay cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng không có tính ổn định lâu dài, thường xuyên thay đổi gây ra nhiều khó khăn và bất cập cho những người làm công tác quản lý tài chính trong lĩnh vực này.
* Đối với công tác giám định đầu tư: đề nghị cần xem xét lại công tác giám định đầu tư như hiện nay là chưa thực sự mang tính khách quan. Vì theo giám định thì ai là người ra quyết định đầu tư thì người đó quyết định tổ chức giám định đầu tư, trong khi đó nội dung của giám định đầu tư bao gồm cả việc ra quyết định đầu tư, giám định chủ đầu tư, đánh giá lại các quyết định đầu tư khi kết thúc quá trình đầu tư ...
* Đề nghị Nhà nước cần có biện pháp giúp các nhà thầu trong việc thanh quyết toán chậm: có nhiều nguyên nhân gây chậm trễ trong việc thanh quyết toán cho các nhà thầu như : bố trí vốn không theo tiến độ, kế hoạch vốn chậm... Hiện nay theo quy định của Chính phủ thì chủ đầu tư phải trả lãi vay cho nhà thầu (nếu chậm trả thanh toán cho các khối lượng đã hoàn thành); thực tế thì gần như không thực hiện được vì: chủ đầu tư thường là các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp (không phải là doanh nghiệp) nên không có kinh phí để chi trả cho nội dung này.
3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh.
* Đề nghị UBND tỉnh thay thế hoặc sửa đổi một số quyết định hoặc qui định của UBND tỉnh về qui định thống nhất, cụ thể các khoản thu, chi khối trường học.
* Đề nghị UBND tỉnh ủy quyền cho UBND huyện quyết định mức giá sàn hay giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất làm nhà ở trên cơ sở không thấp hơn mức giá do UBND tỉnh qui định cho giá đất ở.
3.3.3. Kiến nghị với UBND huyện và các ngành chức năng của huyện.
Đề nghị UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng thuộc huyện, hàng năm tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức về quản lý đầu tư XDCB cho đội ngũ công chức từ huyện đến cơ sở, nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực liên quan đến quản lý đầu tư, nhất là đối với đội ngũ các bộ xã, thị trấn.
KẾT LUẬN
Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động đầu tư vô cùng quan trọng tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là tiền đề cơ bản để thực hiện CNH – HĐH đất nước. Quản lý đầu tư XDCB là một hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, rất phức tạp và luôn luôn biến động nhất là trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta hiện nay.
Vấn đề tăng cường quản lý vốn đầu tư là một phạm trù tất yếu khách quan vì bất cứ ở đâu vào lúc nào nhu cầu đầu tư luôn luôn lớn hơn khả năng đầu tư.
Việc tăng cường quản lý vốn đầu tư sẽ góp phần đáp ứng đầu tư kịp thời hơn yêu cầu vốn đầu tư XDCB cho sự nghiệp phát triển KT – XH của Vũ Thư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, văn hóa, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân trong huyện.
Với đề tài: “Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư”, đề tài đã tập trung vào đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước tại Vũ Thư thời kì 2004 – 2007, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hy vọng ngững giải pháp chủ yếu nêu trên sẽ góp phần nhỏ vào công tác quản lý đầu tư xây dựng tại địa phương để nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện đầu tư XDCB những năm tới.
Em xin chân thành cảm ơn GS.TS Đàm Văn Nhuệ và cán bộ hướng dẫn Nguyễn Thị Sim – trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch Vũ Thư đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS Mai Văn Bưu: Giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước, NXB Khoa học – kỹ thuật, Hà Nội, 2001.
PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS Từ Quang Phương: Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội, 2004.
PGS.TS Phan Công Nghĩa: Giáo trình thống kê đầu tư và xây dựng, NXB Thống kê, Hà Nội, 2002.
PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Huyền: Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội, NXB Khoa học – kỹ thuật, Hà Nội, 2006.
GS.TS Đỗ Hoàng Toàn: Giáo trình lý thuyết quản lý kinh tế, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997.
Bộ Tài Chính: Chế độ tài chính về quản lý đầu tư và xây dựng tập I, NXB Tài chính, Hà Nội, 2007.
Văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2003.
Luật đầu tư, NXB Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội, 2003.
Luật đấu thầu,
Luật xây dựng, NXB Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội, 2003.
Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, quy chế đấu thầu, NXB Xây dựng, Hà Nội, 1996.
Báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2007 huyện Vũ Thư.
Bộ Xây dựng, Viện kinh tế xây dựng: Tài liệu hướng dẫn về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội, 2007.
Thông tư 118/2007/TT – BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của dự án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.
Báo cáo chi ngân sách huyện, xã năm 2004 – 2007 của huyện Vũ Thư.
Tài liệu kỳ họp thứ 9 HĐND huyện Vũ Thư khóa XVII nhiệm kỳ 2004 – 2009.
Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện vốn đầu tư đến 31/3/2008 trên địa bàn huyện Vũ Thư.
Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghi định số 60/2003/NĐ – CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước.
Nguyễn Thị Bạch Nguyệt: Giáo trình Lập và quản lý dự án đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội, 2005.
Thông tư 73/2007/TT - BTC ngày 02 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, thị trấn.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
1. Tính cấp thiết của đề tài. 2
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
4. Phương pháp nghiên cứu. 3
5. Kết cấu của đề tài. 3
6. Lời cảm ơn. 4
CHƯƠNG I:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. 5
1.1. Khái niệm đầu tư và đặc điểm của hoạt động đầu tư. 5
1.1.1. Khái niệm đầu tư. 5
1.1.2. Phân loại đầu tư 6
1.1.3. Đặc điểm hoạt động đầu tư. 9
1.1.4. Vị trí, vai trò của đầu tư đối với sự phát triển nền kinh tế. 12
1.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. 15
1.2.1. Khái niệm nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. 15
1.2.2. Vị trí vai trò của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản. 17
1.2.3. Đặc điểm chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản. 20
1.3. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. 20
1.3.1. Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 20
1.3.1.1. Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. 20
1.3.1.2. Quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước. 20
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƯ GIAI ĐOẠN 2004 – 2007. 29
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Vũ Thư năm 2007. 29
2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư giai đoạn 2004 – 2007. 34
2.2.1. Những kết quả đạt được. 34
2.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại. 46
2.2.2.1. Những tồn tại: 46
2.2.2.2. Nguyên nhân của tồn tại: 57
2.3. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Vũ thư giai đoạn 2004 – 2007. 61
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƯ GIAI ĐOẠN 2008 – 2010. 66
3.1. Nhu cầu về vốn đầu tư của Vũ Thư. 66
3.1.1. Những yêu cầu, định hướng về đầu tư. 66
3.1.2. Nhu cầu về vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội……67
3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư giai đoạn 2008 – 2010….68
3.3. Một số kiến nghị 79
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước. 79
3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh. 80
3.3.3. Kiến nghị với UBND huyện và các ngành chức năng của huyện 80
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10567.doc