Tuy vậy Việt Nam khó có thể áp dụng điều kiên này cuaTrung Quốc mà chỉ có thể áp dụng cho ngân hàng nứoc ngoài tham gia để tận dụng khả năng quản lý. Ngâng hang 100 % vông nước ngoài có thể tham gia xong được kinh doanh ngoại tệ xong chỉ đước trong mức cho phép. Điieù này Việt Nam hoàn toàn áp dụng linh hoạt dựa vào “biện pháp thấn trọng cua WTO “ Chẳng hạn quy định tài sản có nội tê của ngâng hàng nước ngoài không thểổnh hơn tài sản nợ nội tệ để đảm bảo quyền lợi người gửi. Yêu cầu tối thiểu cao với ngân hàng nước ngaòi khi kinh doanh nội tệ như NH 100 % vốn nước ngoài tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu la 8 % một ngày.
- Khuyến khích các ngành, các lĩnh vực sử dụng nhiều sản phẩm công nghiệp như phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, các ngành nông lâm, ngư nghiệp, du lịch kết hợp với khuyến khích tiêu dùng một cách hợp lý. Đối với ngành nông nghiệp, do hạn chế về điều kiện thiên nhiên nên khó có thể phát triển với tốc độ cao. Tuy nhiên, cần hướng tới phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, mức độ cơ giới cao, chủ động trong phòng chống thiên tai. Trong một số trường hợp cần thiết, Nhà nước cần có hỗ trợ, ưu đãi thích đáng từ ngân sách nhà nước (kể cả việc bù lỗ qua giá mua nông sản), khuyến khích phát triển trang trại và các hình thức sản xuất lớn trong nông nghiệp.
- Từng bước giảm các loại thuế nhập khẩu để giảm giá cả hàng hoá trên thị trường trong nước để tăng mức tiêu thụ. (Chẳng hạn, đối với ô tô hiện nay các mức thuế đã lên tới gấp đôi, gấp ba giá trị thực của ô tô nên mức tiêu thụ ô tô ở Việt Nam hiện nay không bằng 1/10 so với Thái Lan. Với thị trường như vậy thì khó có thể phát triển được ngành này).
- Giảm bớt và tiến tới xoá bỏ tình trạng độc quyền trong một số ngành vì sự độc quyền cũng dẫn tới giá cả sản phẩm cao, chất lượng dịch vụ kém làm sức tiêu thụ hàng hoá giảm.
- Thị trường nội địa
- Tiếp tục hoàn thiện văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
- Quan tâm phát triển thị trường trong nước nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngành hàng và tổ chức hệ thống phân phối ; lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động kinh doanh nhất là việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Chú trọng công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Để mở rộng phát triển thương mại mở của với quốc tế cần
- Rà soát những mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh mà trong nước có khả năng sản xuất để có biện pháp khuyến khích sản xuất trong nước.
- Nghiên cứu cơ chế quản lý nhập khẩu hiệu quả nhằm từng bước giảm kim ngạch nhập khẩu nhưng vẫn đảm bảo phát triển sản xuất trong nước.
- Nghiên cứu và triển khai đồng bộ các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của các loại nguyên liệu vật tư sản xuất trong nước. Đối với những mặt hàng tốc độ nhập khẩu cao, cần có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội, doanh nghiệp để xác định tiến độ nhập khẩu thích hợp,
- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp định chế quốc tế đối với hàng nhập khẩu để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước. Tiếp tục triển khai một số công cụ quản lý phù hợp quy định của WTO.Lợi dụng các công cụ đảm bảo của WTO sao cho có lợi cho Việt Nam.
82 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời kì sau gia nhập WTO - Bài học từ Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8,7%; ngành công nghiệp, xây dựng tăng 10,5-10,7%.
Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ 40,97% năm 2005 lên 41,52% trong năm 2007. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 490,82 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 9,1% (Trung ương quản lý tăng 11,9%; địa phương quản lý tăng 2%); khu vực ngoài Nhà nước tăng 23,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,8% (Dầu mỏ và khí đốt giảm 6,5%, các ngành khác tăng 25,4%).
Trong ba ngành công nghiệp cấp I, giá trị sản xuất công nghiệp khai thác chiếm 7,8% giá trị sản xuất công nghiệp, chỉ tăng 1,1% so với năm trước (chủ yếu do dầu thô khai thác giảm 8,2% trong khi than sạch khai thác tăng 18,7%); sản xuất, phân phối điện, ga và nước chiếm 5,7%, tăng 13% (trong đó sản lượng điện tăng 13,4%); công nghiệp chế biến chiếm 86,4%, tăng 18,9% và đóng góp chính vào tăng giá trị sản xuất công nghiệp 2006.
Tổng sản phẩm trong nước năm 2007 theo giá so sánh 1994
Thực hiện (Tỷ đồng)
Năm 2007so với năm2006 (%)
Năm 2006
Ước tính năm 2007
Khu vực công nghiệp và xây dựng
174239
192704
110.60
Công nghiệp khai thác
23037
22568
97.97
Công nghiệp chế biến
100396
113237
112.79
Công nghiệp điện nước
12574
14075
111.93
Xây dựng
38232
42824
112.01
- Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần và thực sự trở thành động lực cho phát triển kinh tế quốc dân từ 32% năm 2006 lên 32,7% năm 2007 (Nếu tính cả xây dựng thì tỷ trọng sẽ là 41% và 41,8%). Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến từ 73,8% năm 2006 lên 75,5% năm 2007; công nghiệp khai thác giảm từ 16,9% xuống 15,4%. Nhóm ngành chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản, trong đó đặc biệt là chế biến thực phẩm và đồ uống đóng góp rất lớn trong cơ cấu công nghiệp chế biến với tỷ trọng là 35,2% và 22,8%.
Trong công nghiệp chế biến, một số ngành chủ yếu giữ được tốc độ tăng cao ổn định đã quyết định tốc độ tăng cao của toàn ngành công nghiệp so với năm 2005 như: sản xuất thực phẩm và đồ uống tăng trên 17%; sản xuất các sản phẩm từ da, giả da tăng 18,5%; sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tăng trên 23%; sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic tăng 27%; sản xuất các sản phẩm từ kim loại tăng 24%; sản xuất thiết bị điện tăng trên 28%; sản xuất radio và thiết bị truyền thông tăng trên 18%; sản xuất các phương tiện vận tải khác (chủ yếu là đóng và sửa chữa tàu thuyền) tăng 23%. Một số sản phẩm chủ yếu giữ được tốc độ tăng cao như: thuỷ sản chế biến, thuốc ống các loại, xà phòng các loại, sứ vệ sinh, xe máy lắp ráp... Tuy nhiên, một số sản phẩm quan trọng khác của công nghiệp chế biến tăng thấp hơn, ở mức trên, dưới 10% như quần áo may sẵn, xi măng, giấy bìa các, thép cán, vải lụa thành phẩm, thuốc trừ sâu; riêng phân hoá học chỉ tăng 1,2%... Bên cạnh đó, một số sản phẩm của cơ khí chế tạo; ti vi lắp ráp; ô tô lắp ráp đều thấp hơn mức sản xuất của năm trước; riêng dầu thô khai thác giảm 8,2%; khí đốt giảm 0,3%; ga hóa lỏng giảm 0,7%.
Nhận định năm 2007 đó là những kết quả ngoạn mục mà chúng ta đã đạt được trong phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Ngay sau khi gia nhập WTO Việt Nam đã có một kết quả hết sức khả quan tạo niềm tin và tiền đề vững bước đi lên trong những năm sau. Dù vậy những toan tính, kế hoạch, mục tiêu đặt ra cho năm 2008 đều đã không thể đạt được. tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 6.23% trong năm 2008, mức thấp nhất trong thập kỷ qua.
Năm 2008 công nghiệp sút giảm hệ luỵ từ khủng hoảng kinh tế thế giới
Có thể nói 2008 là một năm tồi tệ, lạm phát tăng cao và hệ lụy của sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã đánh bại mọi dự đoán của các nhà kinh tế, hoạch định chính sách và các nhà sản xuất. Cùng gánh hậu quả với sự suy giảm nền công nghiệp tự động hóa thế giới, nền công nghiệp tự động hóa tại Việt Nam cũng đang ở trong giai đoạn tồi tệ nhất tính từ thời điểm Việt Nam mở cửa nền kinh tế với bên ngoài. Đánh gía tình hình biến động chúng ta đã có những quyết sách bình ổn nền kinh tế và 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát. Dù vậy ảnh hưởng xấu đến kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng là không thể tránh khỏi Trong những tháng cuối năm, nhất là tháng 12/2008 sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn nên giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến theo giá so sánh 1994 chỉ đạt 577 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2007 (số liệu tháng 12/2008 tăng 16%); công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước đạt 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% (số liệu tháng 12/2008 tăng 13,4%). Tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp so với năm 2007 giảm từ 14,6% xuống 13,9%.
Do sản xuất của 2 ngành công nghiệp nêu trên không đạt được tốc độ tăng trưởng như ước tính lần trước nên giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp theo giá so sánh 1994 đã giảm từ 652,8 nghìn tỷ đồng xuống 647,3 nghìn tỷ đồng và tốc độ tăng so với năm 2007 của toàn ngành công nghiệp giảm từ 14,6% xuống còn 13,9%.
Tổng sản phẩm trong nước năm 2008 theo giá so sánh 1994
Thực hiện (Tỷ đồng)
Năm 2008
so với năm2007 (%)
Năm 2007
Ước tính
năm 2008
Khu vực công nghiệp và xây dựng
192734
204940
106,33
Công nghiệp khai thác
22520
21658
96,17
Công nghiệp chế biến
113282
124665
110,05
Công nghiệp điện nước
14108
15785
111,89
Xuất, nhập khẩu hàng hoá: Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu cả năm 2008 đạt 62,7 tỷ USD, giảm 221 triệu USD so với ước tính ban đầu, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 80,7 tỷ USD, tăng 298 triệu USD, nhập siêu cả năm 2008 là 18 tỷ USD, tăng 26,8% so với mức nhập siêu năm 2007 và bằng 28,8% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu (số liệu ước tính tháng 12/2008 nhập siêu 17,5 tỷ USD, tăng 24,1% so với năm 2007 và bằng 27,8% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu).
Tổng sản phẩm trong nước (GDP): GDP năm 2008 theo giá so sánh 1994 đạt 489,8 nghìn tỷ đồng, tăng 6,18% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,07%; công nghiệp và xây dựng tăng 6,11%; dịch vụ tăng 7,18% (số liệu ước tính tháng 12/2008 GDP theo giá so sánh đạt 490,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,8%; công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; dịch vụ tăng 7,2%).
Chúng ta ý thức được rằng, nền công nghiệp điện tử, tự động hóa gắn liền với ngành lọc hóa dầu, ngành công nghiệp ôtô và ngành truyền thông. Bóng ma suy thoái toàn cầu làm cho giá dầu giảm thê thảm. Thêm vào đó, sự đi xuống không phanh của thị trường chứng khoán trong nước đã khiến nhiều hãng sản xuất, lắp ráp ôtô ở Việt Nam cho công nhân nghỉ việc. Và dĩ nhiên, nền tự động hóa, công nghiệp điện tử vốn được coi là phụ trợ cho những nền công nghiệp nói trên đi vào suy thoái
Nhận định trong những tháng đầu năm 2009 :
Việt Nam nổi tiếng trong việc thích ứng nhanh với các diễn biến tiêu cực của thị trường. Thách thức kinh tế lớn nhất Việt Nam phải đối đầu trong năm qua là lạm phát gia tăng, tới 23%, cao nhất trong gần 20 năm. Trong năm 2008, hoạt động công nghiệp mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng sản xuất công nghiệp khu vực ngoài quốc doanh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao 18.5% đã góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng của toàn nghành công nghiệp.
Các doanh nghiệp đã có những cái nhìn thực tế hơn trong việc sử dụng những giải pháp tự động hóa nhà máy nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Theo dự báo, năm 2009 sẽ vẫn là một năm với rất nhiều thách thức. Mức tăng trưởng GDP dự tính đạt 6.5% cho thấy phía trước vẫn là những khó khăn không nhỏ. Rất nhiều doanh nghiệp đã lùi kế hoạch sản xuất hoặc mở rộng quy mô sản xuất đến quý 4 năm 2009.
Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2009 tăng 2,1% so với quý I/2008, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước giảm 3,2%; khu vực ngoài Nhà nước tăng 5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,9% (dầu mỏ và khí đốt tăng 13,1%, các sản phẩm khác tăng 1,5%). Trong các ngành sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến quý I/2009 tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất và phân phối điện, ga, nước tăng 3,6%; công nghiệp khai thác mỏ tăng 6,1%.
Nhìn chung trong quý I/2009, sản lượng nhiều sản phẩm công nghiệp giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, trong đó thép tròn giảm 3,3%; máy giặt giảm 8,9%; thủy hải sản chế biến giảm 12%; xe máy giảm 12,7%; dầu thực vật giảm 14,5%; điều hòa nhiệt độ giảm 15,1%; phân hóa học giảm 22,1%; xe chở khách giảm 33,7%; vải dệt từ sợi bông giảm 38,3%; giấy, bìa giảm 39,2%. Bên cạnh đó, một số sản phẩm vẫn giữ được mức tăng ổn định như: Dầu thô khai thác tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2008; bia tăng 10,4%; xi măng tăng 10%; sữa bột tăng 7,9%; xe tải tăng 7,4%; thuốc lá điếu tăng 6,6%.
Sản xuất công nghiệp của một số địa phương đạt tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung của cả nước là: Thanh Hóa tăng 9,6%; Hải Phòng tăng 6,9%; Cần Thơ tăng 6,7%; Đồng Nai tăng 6,6%; Hà Nội tăng 5,7%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 5,6%; Khánh Hòa tăng 5,4%; Bình Dương tăng 4%. Một số địa phương có tốc độ giảm hoặc tăng thấp như: Phú Thọ giảm 19,7%; Vĩnh Phúc giảm 17,6%; Đà Nẵng giảm 13,8%; Hải Dương giảm 6,3%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 1,9%; Quảng Ninh tăng 0,4%.
Đó là những cố gắng rất lớn của Việt Nam trong giai đoạn khó khăn nhằm đạt đựơc mục tiêu kinh tế đã đề ra.
3.2 Một số nghành công nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn này
Điều đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoang này khi mà nhóm nghành công nghiệp cao công nghiệp chế tạo có xu hướng tăng trưởng giảm thì nhóm nghành công nghiệp chế biên, công nghiệp nhẹ vẫn tăng.
* Nghành dệt may
- Giá trị SXCN các sản phẩm dệt may năm 2007 đạt: 52.615,1 tỷ đồng, tăng 22,6% so với thực hiện năm 2006.
- Xuất khẩu toàn ngành dệt may năm 2007 đạt 7.749,7 triệu USD, tăng 32,8% so với thực hiện năm 2006. KNXK Dệt may 2008 đạt khoảng 9,2 tỷ USD.
- Nhập khẩu năm 2007: Bông 367,3 triệu USD; sợi 741,4 triệu USD; vải 3.957 triệu USD; phụ liệu may 2.152,2 triệu USD (có một phần cho da giầy)
Doanh số xuất khẩu năm 2007 của nhóm hàng này khoảng 13 tỷ USD. Địa bàn hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh với 1.700 doanh nghiệp; Hà Nội và vùng phụ cận là 800 doanh nghiệp. (trong đó: quốc doanh: 67, ngoài quốc doanh: 1.412, FDI: 472).
Tính đến cuối năm 2007, ngành dệt may Việt nam có khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp với trên 2 triệu lao động. Kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 7,8tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2004 và xếp thứ 9 trong các nước xuất khẩu ngành hàng may mặc trên thế giới.
Ngành dệt may Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trong 10 quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới. Tỉ lệ đóng góp của dệt may vào nền kinh tế đứng hang đầu.
Điều này có được do sự sụt giảm cua dệt may Trung Quốc trên thị trường thế giới, đông thời các doanh nghiệp dệt may Viêt Nam đã biết lien kết thay đổi công nghệ mẫu mã và đang dần chiếm được thị phần trên thị trường thế giới.
* Ngành Da giầy:
- Giá trị SXCN 2007 các sản phẩm bằng da, giả da: 27.217,8 tỷ đồng.
- Xuất khẩu năm 2007 đạt 3.994,3 triệu USD, tăng 11,2% so với năm 2006.
Dự kiến 2007 KNXK ngành Da giầy đạt 4,2 tỷ USD. Da giầy Việt Nam có lợi thế giá rẻ do tận dụng nhân công giá rẻ, mẫu mã và chất lượng có thể chấp nhận được điều này thu hút sự quan tâm của một số thị trường không đòi hỏi quá cao.
- Số doanh nghiệp: toàn ngành hiện tại có khoảng 450 doanh nghiệp sx
giầy dép với khoảng trên 800 dây chuyền sản xuất đồng bộ, 45 doanh nghiệp thuộc da; các DN Da giầy chủ yếu là vừa và nhỏ; phần lớn sản xuất theo phương thức gia công. Hiện đang gặp khó khăn do bị EU áp thuế chống bán phá giá.
- Lao động trực tiếp và phục vụ trong ngành Da giầy hiện tại khoảng 1 triệu
lao động.
* Nghành chế biến gỗ: cuối năm 2008 cả nước co 2562 doanh nghiệp trong đó 420 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doing nghiệp gỗ đã nỗ lực rất nhiều trong đầu tư công nghệ, mẫu mã mở rộng thị trường. Kết quả ở các thị trương Mỹ va EU san lượng xuất khẩu tăng trưởng đáng kể. Kim nghạch xuất khẩu toàn nghành năm 2006 là 1, 93 tỷ USD tăng lên trong năm 2007 là 2,4 tỷ USD và năm 2008 là 2,8 tỷ USD. Ngành gỗ tăng trưởng mạnh do nhưng nỗ lực cua hiệp hội gỗ Viêtn Nam trong việc khăng định mình trên thị trường quốc tế., các mẫu mã độc đáo đã được đăng kí và thu hút sự quan tâm của nhiều nước. Các sản phẩm và nghành chế biến gỗ phát triển, công nghiệp phụ trợ cung gia tăng như mỹ nghệ, sản suất bàn ghế… Dù vậy nghành thể hiện nhiều mặt yếu kém không bền vững như Việt Nam phải nhập khẩu đến 80 % nguyên liệu cho các công nghiệp gỗ, con số này ước tính tăng lên 10 đến 11 triệu m3 gỗ tròn năm 2010.
* Ngành nhựa:
Năm 2007, KNXK các sản phẩm nhựa VN đạt 711 triệu USD, 2008 đạt gần 1 tỷ USD. Mục tiêu đến năm 2010 đạt 4,2 triệu tấn sản phẩm nhựa các loại, và đạt 1,56 triệu tấn nguyên liệu (đáp ứng khoảng 50% nhu cầu nguyên liệu trong nước, hiện nay mới chỉ đáp ứng 17% nhu cầu trong nước).
- Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2010 của toàn ngành 51.134 tỷ đồng (vốn cho nguyên liệu 16.337 tỷ đồng; thiết bị khuôn mẫu 4.448 tỷ; sản xuất sản phẩm nhựa 30.349 tỷ).
III. SO SÁNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VỚI CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC.
Việt Nam và Trung Quốc là những quốc gia láng giêng có nhiều đặc điểm giống nhau. Trung Quốc từng là tấm gương cho Việt Nam trong quá trình mở cửa chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Ngày nay khi Việt Nam gia nhập WTO bước chân vào nền kinh tế thế giới thì Trung Quốc vẫn la tấm gương quý để Việt Nam giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế noi chung và nghành công nghiệp nói riêng. Tuy vậy nhìn nhận từ Trung Quốc không có nghĩa là dập khuôn theo những đường lối chính sách của nước bạn mà còn cần nghiên cứu kĩ lưỡng tuỳ thuộc điều kiên kinh tế trong nước, tác động thay đổi của kinh tế thế giới và much tiêu riêng của Việt Nam.
1. Điểm giông nhau :
Về dân số và các mặt xã hội hai nước có nhiều nét tương đồng. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, trong khi Việt Nam cũng đứng ở vị trí thứ 13 thế giới.Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam cũng có nhiều điểm khá tương đồng với nguồn nhân lực Trung Quốc như: khoảng 65% dân số Việt Nam đang trong độ tuổi lao động và đây là thời điểm Việt Nam được đánh giá là có “cơ cấu dân số vàng”, tỷ lệ dân số phụ thuộc liên tục giảm, năm 1999 là 0,7%, dự báo đến năm 2014 tỷ lệ này là 0,5%; Đìêu này thể hiện được nguồn nhân lực dồi dào là động lực lớn cho phát triển công nghiệp.Dù vậyViệt Nam cũng sẽ phải đối mặt với việc lựa chọn giữa vấn đề hiệu quả kinh tế (nâng cao năng suất lao động) và vấn đề sa thải lao động và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động bị sa thải cũng như lực lượng mới tham gia lao động tăng lên hàng năm. Gia nhập WTO, hàng hóa của Việt Nam không những cạnh tranh trên thị trường thế giới mà còn phải cạnh tranh ngay ở thị trường nội địa. Sức ép tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp để tồn tại, phát triển – hoặc nếu không sẽ phá sản – buộc các doanh nghiệp dù thuộc thành phần kinh tế nào cũng phải tìm mọi cách để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Với mức năng suất lao động đang rất thấp và lao động dôi dư tại các doanh nghiệp nhà nước và cơ quan quản lý hành chính nhà nước như hiện nay, biện pháp cần thiết khó tránh khỏi để tăng nhanh năng suất lao động là sa thải bớt nhân công. Đây cũng là vấn đề Trung Quốc đã phải đối mặt.
Dân số đông cũng cho Trung Quốc và Việt Nam một thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn. Đó là thuận lợi cho việc tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài song cũng sẽ bị dòm ngó của các công ty nước ngoài mà nếu không cẩn thận nhiều ngành công nghiệp sẽ sớm bị.
Cùng xuất phát điểm và cùng đi lên từ một nước nông nghiệp.Cả Việt Nam và Trung Quốc cùng là những nước xã hội chủ nghia bắt đầu đi lên từ cải cách nền kinh tế bước qua thời kì khủng hoảng của những nước xã hội chủ nghĩa cuối thập niên 80 và cũng đã đạt được những thành công. Vì vậy con đường tiến lên hội nhấp kinh tế quốc tế mà việc gia nhập WTO là điển hình cũng cấn có những bước tương tự mà Việt Nam nên học hỏi củng Trung Quốc.
Xét về tổng thể phát triển công nghiệp cả Trung Quốc và Việt Nam đều có những thành tích phát triển cao trong thới gian qua . Nghành công nghiệp có những thời gian phát triển nhanh, mạnh và trong một thời gian dài (được coi là quá nóng).Trong những năm trở lại đây với Trung Quốc tốc độ này la 11 % /năm và với Việt Nam la 13 %. Điều này có tác động giông nhau trong đời sống dân cư.
Nền kinh tế với cơ sở hạ tần thấp không theo kịp tốc độ phát triển của nóng của nghành công nghiệp. Đây là vấn đề làm giảm năng suất hạn chế khả nănng sản xuất của ngành công nghiệp khi mà công nghiệp phát triển cao Trình độ lao đông trong công nghiệp còn thấp. Từ những yếu tố trên dẫn đến năng suất lao động thấp kém tỉ lệ đầu vào với mỗi nguyên liệu trên một đầu ra cao. Phát triển sản xuất dựa trên quy mô chiều rộng gây lãng phí trong tài nguyên. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều bù lại bất lợi đó bằng chi phí nhân công giá rẻ. Nhưng điều này tinh ổn định không cao. Nhất là cơ cấu dân số sẽ dần thay đổi, tài nguyên can kiệt dần.
Nước có những nghành công nghiệp tương đương như dệt may, gia dầy do cùng có lợi thế về khí hậu, nhân công ….
2. Điểm khác nhau
Trung Quốc lớn hơn Viêt Nam rất nhiều kể cả về dân số, tài nguyên. Vì vậy trong giai đoan đầu phát triển công nghiệp theo quy mô Trung Quốc sẽ có lợi thế. Do vậy việc phát triển nhanh công nghiệp theo hướng chiều rộng của Trung Quốc sẽ được lâu hơn và mạnh hơn Việt Nam. Trung Quốc đi trước Việt Nam trong linh vực công nghiệp rất nhiều khi đang là một trong những nước đứng đầu thế giới (thứ 3) với tham vọng sau khi gia nhập WTO vươn lên vị trí số một đó hoàn toàn có thể thực hiên được khi mà có rất nhiều dự đoán của các chuyên gia hàng đầu thế giới cho rằng Trung Quốc có thẻ vươn lên vị trí số 1 thế giới vào năm 2040. Trong khi đó Việt Nam mới trong giai đoạn đầu phát triển công nghiệp Mục tiêu đên sau khi gia nhập WTO của Việt Nam mới là cơ bản trở thành một nước công nghiệp hoá ,hiên đại hoa (2020 ). Do vây việc lựa chọn con đường phát triển công nghiệp có sự khác nhau. Trung Quốc tập trung và phát triển công nghiệp một cách nhanh và mạnh chấp nhận trả gia cho việc phát triển nóng, đẩy cao công nghiệp bằng các nghành công nghiệp chế tạo nhằm nhanh chóng chiếm lĩnh công nghệ tham vọng sớm phát triển công nghiệp bâc nhất thì Việt Nam đi theo hướng phát triển bền vững trước, cố gắng hoàn thành công nghiệp hoá. Về đặc điểm khi gia nhập WTO cũng có sự khác biệt đáng kể khi Trung Quốc gia nhập WTO khi nền kinh tế thế giới trong giai đoạn phục hồi còn Việt Nam chỉ sau khi gia nhập WTO có một năm thì thế giới rơi vào khủng hoảng lớn. Điều này có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển công nghiệp gây cho Việt Nam nhiều khó khăn. nhất là khi kinh nghiệm trên trường quốc tế còn non trẻ.Việc lựa chọn nghành công nghiệp phát triển cũng có đôi nét khác biệt khi Trung Quốc tập trung vào công nghiệp chế tạo, trong khi Việt Nam đẩy manh phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến và một số nghành công nghệ cao mũi nhọn.
Trung Quốc có thị trường rộng lớn với dân số đông nhất thế giới vì vậy để có thẻ tiếp cận nguồn lợi tiềm năm ấy các công ty nước ngoài có thể nhắm mắt bỏ qua nhiều điểm chưa hợp lí của Trung Quốc còn Việt Nam không có những thuận lợi đó nên chúng ta không thể áp dụng một só chính sách bảo hộ mới của Trung Quốc ,cũng như gây áp lực với nhà đầu tư nước ngoài.
Xét một số nghành công nghiệp
Ngành dệt may: đây là nghành mang lai giá trị xuất khẩu cao cho cả Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam đứng trong top 10 về xuất khẩu dệt may, trong khi Trung Quốc giữ vị trí số một. chi phí nhân công không có kĩ năng của Trung Quốc la 18, 2%, Việt Nam la 9 %. còn đối với lao động có kĩ năng thì cùng nghanh nhau.lợi thế của cả 2 là nguồn nhân công rẻ, có kĩ thuât, khoé léo. Đặc điểm chung là các cơ sở sản xuất đã lội thời. Về nguồn cung cấp là bông và sợi, tơ trong khi Trung Quốc là nước đứng đầu về các diện tich trong cũng như sản lượng đủ cung cấp trong nước và xuất khẩu thì Việt Nam mất đi vị thế của mình như bông cần 60 nghàn tấn thì cung nội địa vào khoảng 13 -15 nghàn tấn, tơ tằm ta cũng phải nhập tới 200 tấn từ Trung Quốc mội năm trong khi diện tích trồng của ta tưong đương.
Các nghành công nghiệp phụ trợ kém phát triển: điển hình như thời trang thi khi Trung Quốc bắt đầu có sự phát triển thi Việt Nam vẫn chưa bắt đầu.
Nghành công nghiệp điện: Trung quốc và Việt Nam bắt đầu với nghành điên đều la những nhà máy nhiệt điện do tận dụng khai thác nguồn khoáng sản than có trữ lượng lớn. Nhưng hướng phát triển sau đó đã khác. khi Việt Nam tập Trung vào cac nhà máy nhiệt điện và phát triển sủ dung thuỷ điện thì nghày nay Trung Quốc đã có nhà máy điện nguyên tử phục vụ cho nghanh công nghiệp.Trong nhưng năm đầu điều này thể hiện chưa ro rệt, nhưng cho đến nay khi phát triển kinh tế ngày cang tăng nguy cơ thiếu điện đối với Việt Nam là rõ rệt, trong khi đó thuỷ điện cho điện năng không ổn định còn nhiệt điện gặp phải vấn đề cạn kiệt tài nguyên than thì Trung Quốc vẫn còn thừa điện cho việc bán sang các nước khác (trong đó có Việt Nam ).
Ngành công nghệ thông tin: Trung Quốc và Việt Nam xuất phát điểm tư một nghành công nghệ thông tin yếu kém lạc hậu. Dù vậy sớm thấy được tầm quan trọng của công nghệ thông tin Trung Quốc đã có nhứng đầu tư hợp lý làm cho nghành này rất phát triển. Việt Nam cần học hỏi các chính sách đó của Trung Quốc. Chú trọng đi tắt đón đầu để phát triển nhanh nghành này làm động lực cho các ngành công nghiệp khác.
Nghành ô tô: Trung Quốc đã có những thành công rực rỡ trong nghành công nghiệp ô tô. Chất lượng đội ngũ nhân công cao, thiết bị hiện đại. Việt Nam đang dần từng bước học theo các làm của Trung Quốc khi dần đầu tư cho ngành công nghiệp này. Hiện nay Trung Quốc đang ở giai đoạn sản xuất và thiết kế mẫu mã trong khi Việt Nam mới ở giai đoan dần lắp ráp linh kiện và nội địa hoá công nghiệp ôtô. Vì vậy chiến lược vẫn là trình tự từng bứoc phát triển nhân lực dần đi tới có khả năng chế tạo ô tô trong nước.
CHƯƠNG IV
GIẢI PHÁP CHO CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Việt Nam với lợi thế là một nước đi sau trong phát trển kinh tế nói chung và nghành công nghiệp nói riêng vì vậy chúng ta có điều kiện học hỏi từ các quốc gia đi trứơc trong đường lối phát triển và đưa ra các quyết sách. May mắn khi Trung Quốc vừa trải qua thời kì gia nhập WTO thì Việt Nam ở giai đoan bắt đầu.Nhình nhận từ những thành công và thất bại của người anh em Trung Quốc cộng với sự điều chỉnh hợp lí sao cho phù hợp với đất nước em xin đưa ra các giải pháp cho nghành công nghiệp Việt Nam trong thời kì sau gia nhập WTO để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
I. CÁC GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC
1. Giải pháp 1:Phân chia thời kì qua độ sau gia nhập WTO để thực hiện từng bước chắc chắn :
Thời kì 5 năm đầu được coi là thời kì quá độ để làm bước đêm cho việc hội nhập hoàn toàn vào kinh tế thế giới. vì vậy việc phân chia các mốc thời gian nhỏ hơn giúp làm tốt các bước.
-3 năm đầu hoàn thiện hệ thống pháp luật và hệ thống chính sách cho phù hợp với các nguyên tắn yêu cầu của WTO, từng bước giảm thuế quan và loại bỏ hàng rào phi thuế quan, sự bảo hộ với một số nghành nghề. Mở cửa một số nghành nhạy cảm.
-2 năm cuối Chấm dứt bào hộ một số nghành nhạy cảm, thuế quan giảm mạnh, từng bước xoá bỏ hạn chế khu vực với đầu tư nhà nước.
Đây là hành động phân chia hợp lí cá tác dụng tốt cho hoàn thiện chính sách giúp quãng thời gian ân han 7 năm tiếp theo dễ dàng hơn.Giúp giám sát từng nghánh, từng lĩnh vực một cách sâu sát từng bước điều chỉnh một cách hợp lý trong thời gian ngắn
Việt Nam cũng phải rút kinh nghiệm từ Trung Quốc trong viêc chưa thành công trong thời kì này. Điểm yếu trong cơ sỏ pháp lý và bộ máy hành chính. Trung Quốc ban hành nhiều pháp luy luật lệ để phù hợp với WTO nhưng mới dừng lại ở mức độ chung. không cụ thể. Thủ tục làm việc rườm rà điều này gây trở ngại cho viêc đầu tư nứơc ngoài. Môi trường kinhh doanh vì thế không minh bạch không ổn định. Việt Nam tư bài học đó rút ra cho mình những bài học trong quản lý của nhà nước.
Nhóm giải pháp liên quan đến quản lý Nhà nước:
+ Rà soát và điều chỉnh các quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và quy hoạch vùng, lãnh thổ: Cần soát xét lại tất cả các quy hoạch ngành và vùng, lãnh thổ đã có và xây dựng các quy hoạch còn thiếu theo hướng quy hoạch mở để sử dụng tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, nắm bắt đúng thời cơ, và đơược cân đối một cách chặt chẽ, khoa học đảm bảo hiệu quả đầu tư. Trên cơ sở các quy hoạch điều chỉnh cần có giải pháp cụ thể về huy động vốn, chính sách ưu đãi phù hợp để thực hiện quy hoạch.
+ Xác định các ngành công nghiệp được ưu tiên với các chính sách rõ ràng và nhất quán: Các chính sách ưu đãi của Nhà nước hiện nay rất dàn trải, thiếu tập trung và không thống nhất: có ưu đãi theo Luật, lại có các ưu đãi theo Nghị định về một lĩnh vực nào đó và thậm chí có cả ưu đãi trong các quyết định phê duyệt quy hoạch ngành. Vì nguồn lực của Nhà nước hạn chế và vì nếu tất cả đều được ưu đãi thì tác dụng của sự ưu đãi rất ít, do đó cần phải thận trọng khi lựa chọn ngành, sản phẩm, vùng được ưu đãi.
+ Tăng cường chỉ đạo và có các giải pháp hữu hiệu và khả thi hơn để thực hiện chương trình cổ phần hoá theo đúng kế hoạch đề ra: Cần đánh giá đúng các trở ngại trong quá trình cổ phần hoá hiện nay để tìm ra các giải pháp phù hợp
+ Xây dựng lộ trình giảm thuế loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan theo đúng hiệp ước đã kí.
+ Rút kinh nghiệm từ Trung Quốc ở hệ thống cơ sở pháp lý, trong nghành công nghiệp. Loại bỏ các thủ tục rườm rà. Tăng tính minh bạch
+ Loại bỏ tham nhũng thực hiện tạo các bộ phận quản lý kiểm tra trung gian đước coi là biên pháp hữu hiêụ
+ Nâng cao hiệu qủa quản lý, kiên toàn bộ máy.
2. Giải pháp 2: tránh đầu tư công nghiệp quá nóng đặc biệt là nghành công nghiệp chế tạo.
Giải pháp định hướng phát triển công nghiệp: tương tự Trung Quốc nứơc ta là nứơc đông dân, dân số nông nghiệp chiếm khoảng 73 % ( 70 triệu người ) kết hợp với chính sách phát triển nhanh và bền vững thì việc phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế tạo quá nóng không thể coi là quốc sách. Phát triển công nghiệp quá nhanh khi trình độ quản lý kinh tế còn yếu về mọi mặt sẽ dẫn đến những bất ổn và thiếu tính bền vững trong phát triển liên quan đến những vấn đề hiệu quả sản xuất, tài nguyên kiệt quệ, phụ thuộc vào nhập khẩu.
Lấy công nghiệp Trung Quốc trong thời gian qua làm bài học điển hình.
Sự phát triển công nghiệp chế tạo quá nóng của Trung Quốc rõ rang không phù hợp với Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu hang công nghiệp Trung Quốc tăng không ngừng 93,7 % 2000 96,8 % 2006 nhưng bù lại Trung Quốc phải trả giá rất đắt đó là chất lượng hào hoá không ổn định, tai tiếng về chất lượng sản phẩm, thiếu minh bạch, lộn xộn trong vấn đề bản nguyên, tranh chấp thương mại. vấn đề môi truờng và thiếu hụt tài nguyên.
Đó là giá quá đắt cho Việt Nam vì vậy bài học là tránh phát triển quá nóng nghành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế tạo thay vào đó là các nghành công nghiệp nhẹ công nghiệp chế biến. công nghiệp nhẹ ,công nghiệp phụ trợ.Những nghành đó sẽ tăng cao tính bền vững cho phát triển kinh tế. Giúp kinh tế ổn định khi kết hợp được công nghiệp nông nghiệp và các nghành khác. Nâng cao một các từ từ ồn định tránh việc bị sốc trong nghành công nghiệp và kinh tế gây ra tác hại sang cả nền kinh tế và xã hội.
3. Giải pháp 3 : Tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng dịch vụ đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải để phát triển sản xuất hiệu quả.
Hiện nay khâu yếu nhất trong hạ tầng sản xuất của nước ta là giao thông vận tải. Nếu đột phá trong lĩnh vực này Việt Nam sẽ giải quyết được các vấn đề kém hiệu quả trong luân chuyển hàng hoá, vốn điều phối nguồn nhân lực, giá cả nhân công, chi phí giảm đi rất nhiều. Các yếu tố rủi ro khi vận chuyển như chậm trễ tai nạn, thất lạc giảm đi, chi phía vận chuyển giảm rất nhiều.
Phát triển cơ sở hạ tầng máy móc nhà xưởng, nâng cao năng suất sản xuất, giảm chi phí. tiết kiệm được nguồn tài nhuyên, nguyên liệu đang giảm dần, bảo vệ môi trường. Điều đó làm chuyển đổi sang sản xuất theo chiều sâu. Tăng tính ổn định và bền vững trong phát triển công nghiệp. Đưa khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất công nghiệp
Đó là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển công nghiệp của chúng ta.
4. Giải pháp 4: Trong công nghiệp tập trung phát triển những nghành mũi nhọn trong đó chú trọng công nghiệp chế biến hàng nông sản
Với dân số 73 % la nông nghiệp tỉ trọng nông nghiệp trong GDP còn cao. Việc tập trung nóng công nghiệp chế tạo rõ ràng là không hợp lí. Điều này sẽ dẫn đến bất ổn trong cả kinh tế và xã hội. Ngược lại nếu phát triển công nghiệp chế biến hàng nông sản nó sẽ là cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế dich chuyển từ từ ổn định. Dần hiện đại hoá nông nghiệp kết nối khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp. Hơn nưa đây là nghành mà Việt Nam có tiềm năng phát triển do có truyền thống, nguồn cung là sẵn có, già trị gia tăng là cao hơn rất nhiều so với xuất khẩu hàng nông nghiệp thô, Giải quyết việc làm của số đông người tránh được tình trạng thất nghiệp do không đủ trình độ khi tham gia vào công nghiệp. Thực tế thì ngành chế biến này cung mang lại cho Việt Nam giá trí xuất khẩu rất lớn như chế biến lương thực, thực phẩm. công nghiệp dêtt may và công nghiệp giày. Đây là những nghành đóng vị trị hàng đầu trong kim nghạch xuất khẩu. Việc này cũng dẫn đến sự liên kết cac doanh nghiệp san xuất chế biến nông sản trong nước. Tạo đủ lực canh tranh với hàng hoá nước ngoài trên sân nhà và thế giới.
- Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm công nghiệp. Phát triển công nghiệp năng lượng và áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ vật liệu và công nghệ tiết kiệm nguyên vật liệu, công nghiệp cơ khí chế tạo và cơ - điện tử. Phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ xuất khẩu, phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, phục vụ các ngành giao thông, xây dựng, dịch vụ.
- Tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, có thị trường.
- Đẩy mạnh tiến độ đầu tư các dự án trọng điểm, đa dạng nguồn vốn và hình thức đầu tư.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường liên kết hợp tác trong ngành, giữa các ngành và giữa các thành phần kinh tế.
5. Giải pháp 5: Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hội nhập
Nguồn nhân lực ngày càng trở thành yếu tố cạnh tranh chính. diễn đàn kinh tế thế giới WEF chỉ ra nhân lực là một trong 1 trong 8 yếu tố xác định khả năng cạnh tranh kinh tế của một quốc gia. Việc phát triển công nghiệp theo chiều rộng dựa vào lượng nhân công dồi dào, nhân công tay nghề thấp, gía nhân công rẻ không còn phù hợp. Hiện nay chúng ta đang phát triển hạ tầng dịch vụ phân phối, ngân hàng nhưng lâu dài việc phát triển bền vững lại phụ thuộc yếu tố nguồn lao động.
Với lợi thế của nước đi sau, từ những hạn chế và bất cập của nguồn nhân lực và thị trường lao động Trung Quốc sau 5 năm gia nhập WTO, Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học bổ ích trong chính sách phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động của mình. Một số bài học chính là:
Phải gấp rút giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: cũng như Trung Quốc, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề then chốt đề cải thiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh quốc gia khi gia nhập WTO. Như trên đã phân tích, hiện các Trung Quốc đang mất đi lợi thế chi phí nhân công giá rẻ, luồng vốn đầu tư sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động, hàm lượng công nghệ thấp đã và đang chảy khỏi khu vực này chuyển sang các nước Đông Nam Á khác. Nếu Việt Nam không nâng cao được chất lượng lao động, không có những đội ngũ công nhân kỹ thuật, kỹ sư, chuyên gia, nhà quản lý cao cấp đáp ứng nhu cầu nhân lực của những ngành sản xuất sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, thì khi kinh tế phát triển hơn, chi phí nhân công tăng lên, dòng chảy vốn đầu tư vào Việt Nam sẽ lại chảy sang khu vực khác.Và cũng chỉ nâng cao đội ngũ nhân lực mới đủ khả năng đáp ứng với làm việc với các công nghệ mới trong sản xuất công nghiệp đủ sức vận hành tiến tới phát triển trong những ngành công nghệ cao.
Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với việc lựa chọn giữa vấn đề hiệu quả kinh tế (nâng cao năng suất lao động) và vấn đề sa thải lao động và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động bị sa thải cũng như lực lượng mới tham gia lao động tăng lên hàng năm. Gia nhập WTO, hàng hóa của Việt Nam không những cạnh tranh trên thị trường thế giới mà còn phải cạnh tranh ngay ở thị trường nội địa. Sức ép tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp để tồn tại, phát triển – hoặc nếu không sẽ phá sản – buộc các doanh nghiệp dù thuộc thành phần kinh tế nào cũng phải tìm mọi cách để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Với mức năng suất lao động đang rất thấp và lao động dôi dư tại các doanh nghiệp nhà nước và cơ quan quản lý hành chính nhà nước như hiện nay, biện pháp cần thiết khó tránh khỏi để tăng nhanh năng suất lao động là sa thải bớt nhân công.
Cũng như Trung Quốc việc nâng cao nhân lực đôí với Việt Nam là rất cần thiết..Vì vậy Việt Nam cần đào tao nhân lực trẻ, các lớp kế cân. Quan tâm đến vấn đề giáo giuc. Việc phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến phù hợp với giai đoạn này khi mà nhân lực giải quyết lớn, trình độ người lao động không cần cao. Đầu tư nhân lực thấp, và nhanh.
6. Giải pháp 6. Mở cửa hơn nữa để mới đáp ứng được nhu cầu sản xuất, vẫn bảo vệ được doanh nghiệp trong nước.
Mở cửa tạo điều kiện hội nhập và phát triển cao. Bài học từ Trung Quốc trong lĩnh vực Ngân hàng đó là biên pháp cho các ngân hàng nứơc ngoài tham gia ngân hàng trong nước với tư cách cổ đông nhỏ. Vốn nước ngoài không quá 25 %, một cổ đông nước ngoài không được có qua 20 % vốn. Điều này có tác dụng
+ Tư cách cổ đông nhỏ không cho NH nước ngoài tham gia vào quyết định
+ Muốn đầu tư của mình có hiệu quả ngân hàng nước ngoài vẫn phải cung cấp vốn kiến thức, công nghệ trong linh vực tài chính cho Trung Quốc.
+ Khi có sự đầu tư từ ngân hàng nước ngoài danh tiếng của ngân hàng Trung Quốc tăng lên.
Điều này xảy ra tương tự với một số nghành như bảo hiểm.
Tuy vậy Việt Nam khó có thể áp dụng điều kiên này cuaTrung Quốc mà chỉ có thể áp dụng cho ngân hàng nứoc ngoài tham gia để tận dụng khả năng quản lý. Ngâng hang 100 % vông nước ngoài có thể tham gia xong được kinh doanh ngoại tệ xong chỉ đước trong mức cho phép. Điieù này Việt Nam hoàn toàn áp dụng linh hoạt dựa vào “biện pháp thấn trọng cua WTO “ Chẳng hạn quy định tài sản có nội tê của ngâng hàng nước ngoài không thểổnh hơn tài sản nợ nội tệ để đảm bảo quyền lợi người gửi. Yêu cầu tối thiểu cao với ngân hàng nước ngaòi khi kinh doanh nội tệ như NH 100 % vốn nước ngoài tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu la 8 % một ngày.
- Khuyến khích các ngành, các lĩnh vực sử dụng nhiều sản phẩm công nghiệp như phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, các ngành nông lâm, ngư nghiệp, du lịch kết hợp với khuyến khích tiêu dùng một cách hợp lý. Đối với ngành nông nghiệp, do hạn chế về điều kiện thiên nhiên nên khó có thể phát triển với tốc độ cao. Tuy nhiên, cần hướng tới phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, mức độ cơ giới cao, chủ động trong phòng chống thiên tai. Trong một số trường hợp cần thiết, Nhà nước cần có hỗ trợ, ưu đãi thích đáng từ ngân sách nhà nước (kể cả việc bù lỗ qua giá mua nông sản), khuyến khích phát triển trang trại và các hình thức sản xuất lớn trong nông nghiệp.
- Từng bước giảm các loại thuế nhập khẩu để giảm giá cả hàng hoá trên thị trường trong nước để tăng mức tiêu thụ. (Chẳng hạn, đối với ô tô hiện nay các mức thuế đã lên tới gấp đôi, gấp ba giá trị thực của ô tô nên mức tiêu thụ ô tô ở Việt Nam hiện nay không bằng 1/10 so với Thái Lan. Với thị trường như vậy thì khó có thể phát triển được ngành này).
- Giảm bớt và tiến tới xoá bỏ tình trạng độc quyền trong một số ngành vì sự độc quyền cũng dẫn tới giá cả sản phẩm cao, chất lượng dịch vụ kém làm sức tiêu thụ hàng hoá giảm.
- Thị trường nội địa
- Tiếp tục hoàn thiện văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
- Quan tâm phát triển thị trường trong nước nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngành hàng và tổ chức hệ thống phân phối ; lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động kinh doanh nhất là việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Chú trọng công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Để mở rộng phát triển thương mại mở của với quốc tế cần
- Rà soát những mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh mà trong nước có khả năng sản xuất để có biện pháp khuyến khích sản xuất trong nước.
- Nghiên cứu cơ chế quản lý nhập khẩu hiệu quả nhằm từng bước giảm kim ngạch nhập khẩu nhưng vẫn đảm bảo phát triển sản xuất trong nước.
- Nghiên cứu và triển khai đồng bộ các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của các loại nguyên liệu vật tư sản xuất trong nước. Đối với những mặt hàng tốc độ nhập khẩu cao, cần có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội, doanh nghiệp để xác định tiến độ nhập khẩu thích hợp,
- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp định chế quốc tế đối với hàng nhập khẩu để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước. Tiếp tục triển khai một số công cụ quản lý phù hợp quy định của WTO.Lợi dụng các công cụ đảm bảo của WTO sao cho có lợi cho Việt Nam.
7. Giải pháp7: thu hút vốn đầu tư :
- Thu hút mạnh mẽ mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư trong đó cần chủ động tham gia thị trường chứng khoán.Với các chính sách mở cửa trải thảm đỏ kêu gọi đầu tư từ nước ngoài. Hoàn thiện bộ máy nhà nước tăng tính minh bạch, giảm các thủ tục rườm rà qua đó nâng cao chỉ số cạnh tranh trong đầu tư ,thu hút được đầu tư cho các mục đích phát triển công nghiệp
- Chú trọng đầu tư đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp, trước hết ở các khâu sản xuất then chốt quyết định chất lượng của sản phẩm.
- Tiếp tục mở rộng phân cấp, xác định rõ quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia thực hiện dự án để bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
- Đẩy mạnh tiến độ xây dựng các công trình nhằm sớm huy động năng lực sản xuất mới.Thực hiện tốt việc triển khai hoàn thành các dự án đúng tiến độ. Tuân thủ đúng trình tự giải ngân.
Sự cất cánh của Việt Nam chỉ mới bắt đầu, Việt Nam vẫn còn nghèo so với các nước Đông Nam Á khác và rất nghèo so với các nước phát triển ở Đông Á. Là người đi sau, Việt Nam có ưu thế là có thể học kinh nghiệm thành công và thất bại của các nước đi trước như Trung Quốc, trong đó một bài học bao trùm là các quốc gia quyết định tốc độ tăng trưởng của mình thông qua việc thực hiện hay không thực hiện những quyết sách chiến lược thường là khó khăn. Tương lai của Việt Nam sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng các quyết sách của Chính phủ. Vì vậy phân tich những thành công và thất bại từ những nước đi trước có ý nghĩa quan trọng cho Việt Nam trong vấn đề đua ra các quyết sách hợp lý.
PHỤ LỤC
Lộ trình cam kết và thực hiện cam kết HNKTQT của Việt Nam
Written by Administrator
Monday, 22 August 2005
+ Hiệp định TRIPs (Sở hữu trí tuệ) + Hiệp địnhTRIMs (đầu tư) + Hiệp định trị giá Hải quan (CVA) + Hiệp định các rào cản kỹ thuật (TBTs) + Hiệp định thủ tục cấp phép nhập khẩu (ILP) + Hiệp định kiểm tra trước khi cấp hàng + Quy tắc xuất xứ + Bỏ chế độ 2 giá vào ngày 31/12/2005 + Hiệp định kiểm dịch động thực vật (SPS) + Trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản + Trợ cấp công nghiệp II. Lộ trình cam kết và thực hiện cam kết HNKTQT của Việt Nam 1. Lộ trình thực hiện các cam kết với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế a. Lộ trình cam kết với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) b. Các cam kết trong Chương trình Miyazawa 2. Lộ trình cam kết và thực hiện các cam kết song phương a. Các cam kết trong các hiệp định thương mại và đầu tư song phương b. Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ i. Triển khai thực hiện BTA Việt Nam – Hoa Kỳ ii. Tác động kinh tế của BTA Việt Nam – Hoa Kỳ c. Hiệp định Tự do, Xúc tiến và Bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản d. Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam 3. Lộ trình cam kết và thực hiện các cam kết đa phương a. Đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) i. Các bước đi cơ bản để gia nhập WTO - Nộp đơn xin gia nhập + 06/1994: Việt Nam được công nhận là quan sát viên của GATT + 04/01/1995: WTO tiếp nhận đơn xin gia nhập của Việt Nam + 31/01/1995: Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam được thành lập - Minh bạch hóa chính sách + 28/08/1996: Việt Nam nộp Bị vong lục về Chế độ Ngoại thương + Trả lời khoảng 2000 nhóm câu hỏi để làm rõ về chính sách kinh tế - ngoại thương - Đàm phán đa phương về chính sách kinh tế - thương mại + Các phiên đàm phán đa phương (nội dung) [1] Phiên I: tháng 7/1998 [2] Phiên II: tháng 12/1998 [3] Phiên III: tháng 7/1999 [4] Phiên IV: tháng 11/2000 [5] Phiên V: tháng 4/2002 [6] Phiên VI: tháng 5/2003 [7] Phiên VII: tháng 12/2003 [8] Phiên VIII: tháng 6/2004 [9] Phiên IX: tháng 12/2004 + Xây dựng các chương trình hành động [1] Xây dựng pháp luật: luật và pháp lệnh [2] Thực hiện Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs) [3] Thực hiện Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật liên quan tới thương mại (TBT) [4] Thực hiện Hiệp định cấp phép (ILP) [5] Thực hiện hiệp định trị giá hải quan (CVA) [6] Thực hiện hiệp định về kiểm dịch động vật (SPS) [7] Trợ cấp công nghiệp [8] Trợ cấp nông nghiệp [9] Báo cáo về doanh nghiệp thương mại nhà nước [10] Thực hiện Hiệp định sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại (TRIPs) ii. Những cam kết đa phương: Việt Nam đã đưa ra cam kết tuân thủ các hiệp định của WTO ngay sau khi gia nhập + Hiệp định TRIPs (Sở hữu trí tuệ) + Hiệp địnhTRIMs (đầu tư) + Hiệp định trị giá Hải quan (CVA) + Hiệp định các rào cản kỹ thuật (TBTs) + Hiệp định thủ tục cấp phép nhập khẩu (ILP) + Hiệp định kiểm tra trước khi cấp hàng + Quy tắc xuất xứ + Bỏ chế độ 2 giá vào ngày 31/12/2005 + Hiệp định kiểm dịch động thực vật (SPS) + Trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản + Trợ cấp công nghiệp + Thực hiện Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) khi là thành viên WTO (Hiện nay thực hiện theo các hiệp định song phương đã ky) iii. Đàm phán song phương + Đối tác đàm phán song phương + Về hàng hóa + Về dịch vụ: [1] Dịch vụ kinh doanh [2] Dịch vụ thông tin [3] Dịch vụ tài chính (trong đó có cả ngân hàng) [4] Dịch vụ phân phối [5] Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật đồng bộ có liên quan [6] Dịch vụ y tế và xã hội [7] Dịch vụ du lịch và các dịch vụ có liên quan [8] Dịch vụ văn hóa và giải trí [9] Dịch vụ vận tải [10] Dịch vụ giáo dục b. Hợp tác ASEAN i. Một số nét về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và cơ chế hợp tác kinh tế trong hiệp hội. ii. Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN iii. Lộ trình thực hiện CEPT/AFTA của Việt Nam iv. Tình hình thực hiện CEPT/AFTA của Việt Nam v. Nông sản nhạy cảm và nhạy cảm cao: SEL vi. Danh mục loại trừ hoàn toàn: GEL vii. Hợp tác ASEAN với các đối tác khác viii. Hợp tác ASEAN – Trung Quốc o Hiệp định khung hợp tác toàn diện ASEAN – Trung Quốc o Đàm phán thành lập AC-FTA vào 2010 với TQ và 6 nước ASEAN cũ, 2015 đối với 4 nước ASEAN mới o Triển khai “chương trình thu hoạch sớm”: cắt giảm thuế quan nhanh với các mặt hàng nông sản từ 01/01/2004. c. Hợp tác APEC i. Giới thiệu APEC ii. Chín nguyên tắc tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại - đầu tư của APEC iii. Tự do dóa thương mại và đầu tư 2010 - 2020 iv. Các nền kinh tế thành viên: (21 nền kinh tế thành viên: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hông Kông, Đài Loan, Brunei, Singapore, Philippine, Thailand, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Hoa kỳ, Canada, Chile, Mexico, Peru, New Zealand, Australia, Papua N.Guinea, Nga) v. Các chỉ số kinh tế thành viên APEC vi. Việt Nam sau 5 năm gia nhập APEC d. Hợp tác Á – Âu: ASEM i. Sự ra đời của ASEM ii. Mục tiêu của ASEM iii. Việt Nam đăng cai ASEM 5 e. Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc i. Tiến trình tạo lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (FTA) ii. Hiệp định khung về khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (AC-FTA)
2 CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN ĐIỆN GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 CÓ XÉT TRIỂN VỌNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 95/2001/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)
I. CÁC NGUỒN ĐIỆN VẬN HÀNH GIAI ĐOẠN 2001 - 2005
STT
Tên Nhà máy
Công suất (MW)
Năm hoàn thành
a) Các nguồn điện do Tổng công ty Điện lực Việt Nam quản lý:
1
Phú Mỹ 1 (TBKHH)
1.090 MW
2001
2
Phả Lại 2 (Nhiệt điện than)
600 MW
2001
3
Thuỷ điện Ialy (2 tổ còn lại)
360 MW (720 MW)
2001
4
Thuỷ điện Hàm Thuận-Đa Mi
475 MW
2001
5
Đuôi hơi 306-2 Bà Rịa
56 MW
2002
6
Phú Mỹ 2-1 (Đuôi hơi)
143 MW
2003
7
Phú Mỹ 4 (TBKHH)
450 MW
2002 - 2003
8
Phú Mỹ 2-1 Mở rộng (Đuôi hơi)
140 MW
2003
9
Uông Bí MR (Nhiệt điện than)
300 MW
2004 - 2005
10
Ô Môn (Dầu - khí)
600 MW
2004 - 2005
11
Đại Ninh (Thuỷ điện)
300 MW
2005
12
Rào Quán
70 MW
2005
b) Các nguồn điện BOT:
1
Cần Đơn (Thuỷ điện)
72 MW
2003
2
Phú Mỹ 3
720 MW
2003 - 2004
3
Phú Mỹ 2-2 *
720 MW
2004
c) Các nguồn điện IPP:
1
Na Dương (than)
100 MW
2003 - 2004
2
Cao Ngạn (than)
100 MW
2003 - 2004
3
Cà Mau (TBKHH)
720 MW
2005 - 2006
4
Nhiệt điện Cẩm Phả (than)
300 MW
2004 - 2005
Ghi chú: * Trường hợp đàm phán hợp đồng Phú Mỹ 2-2 không thành công, Tổng công ty Điện lực Việt Nam tìm nguồn vốn để xây dựng.
II. DỰ KIẾN CÁC NGUỒN ĐIỆN VẬN HÀNH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
STT
Tên Nhà máy
Công suất (MW)
Năm hoàn thành
a) Các nguồn điện thuỷ điện:
1
Cửa Đạt
120 MW
2006 - 2007
2
Sê San 3
273 MW
2006 - 2007
3
Na Hang (Đại Thị)
300 MW
2006
4
A Vương 1
170 MW
2007 - 2008
5
Plei Krong
120 MW
2007 - 2008
6
Bản Mai (tuyến Bản Lả)
260 MW
2008 - 2009
7
Đồng Nai 3&4
510 MW
2008 - 2009
8
An Khê + Ka Nak
155 MW
2008 - 2010
9
Buôn Kướp
280 MW
2008 - 2010
10
Sông Ba Hạ
200 MW
2008 - 2010
11
Sông Tranh 2
200 MW
2008 - 2010
12
Sơn La (thực hiện theo Nghị quyết Quốc hội kỳ họp thứ 9 (Khoá X).
b) Các nguồn nhiệt điện lập báo cáo khả thi để trình duyệt:
1
Nhiệt điện Hải Phòng (than)
600 MW
2006 - 2008
2
Nhiệt điện Làng Bang (than)
300 MW
2008 - 2010
3
NĐ khí miền Nam (địa điểm phụ thuộc nguồn khí)
1.200 MW
2007 - 2010
4
NĐ khí Thái Bình
Công suất theo khả năng nguồn khí
2007 - 2008
3. ĐỊNH HƯỚNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 ngành thép
(Ban hành kèm theo Quyết định số 134/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
Tên dự án
Hình thức đầu tư
Công suất TK (1.000T/n)
Sản phẩm
Tiến độ và địa điểm
Ghi chú
I
Nhà máy thép liên hợp 4,5 tr.T/năm
1.1
Bước 1 : cán nóng và cán nguội
Tự ĐT hoặc LD
Cán nóng 1.500
Cán nguội 600
Tấm băng cán nóng và cán nguội
2007 - 2010 miền Trung
Đã lập báo cáo NCTKT
1.2
Bước 2 : lò cao, lò thép, đúc liên tục đầu tiên
Tự ĐT
2.500
Phôi dẹt
2008 - 2012 miền Trung
Chuyển tiếp sau 2010
2
Mỏ Thạch Khê
Tự ĐT hoặc LD
10.000
Quặng sắt
2007 - 2011 Hà Tĩnh
Chuyển tiếp sau 2010
3
Nhà máy thép đặc biệt
Tự ĐT
100
Thép đặc biệt cho cơ khí
2006 - 2008 phía Bắc
Đã lập báo
cáo NCKT
4
Nhà máy phôi thép VinaKyoei
LD
500
Phôi thép
2006 - 2008 Bà Rịa - Vũng Tàu
Đã lập báo
cáo NCKT
5
Nhà máy sắt xốp dùng khí thiên nhiên
LD hoặc tự ĐT
1.400
Sắt xốp làm nguyên liệu cho luyện thép
Bà Rịa - Vũng Tàu
Tiếp tục nghiên cứu khả năng đầu tư khi có điều kiện
Chương trình phát triển nguồn Điện giai đoạn 2001-2010 có xét triển vọng đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 95/2001/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thực hiện cam kết của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO “uỷ ban quốc gia về hộ nhập kinh tế quốc tế ,phần WTO ,2/8/2007.
Web :http//:wwwnciec.gov.vn/index?1496
Cục thống kê Nhà nước Trung Quốc 2000-2006 .NXB Thống kê Trung Quốc 2001-2007
Ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc sau năm 5 gia nhập WTO . Web : http: www.chinawto. org.cn
“Báo cáo phát triển Trung Quốc tình hình và triể vọng. PGS.TS Đỗ Tiến Sâm chủ biên.
‘Trung Quốc sau khi gia nhập WTO thành công và thách thức “Viện Kinh Tế và Chính Trị thế giới >NXB Thế giới , năm 2006.
Niên giám thống kê Trung Quốc 2005.
Tài liệu hội thảo quốc tế “Trung Quốc 5 năm sau gia nhập WTO: chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam “, 9/2007.
Web Bộ thương mại Trung Quốc.
Chỉ tiêu phát triển thế giới của WB, nghiên cứu Trung Quốc .số 3 (73) .2007
Trung Quốc được và mất khi gia nhập WTO ,ICARD ,21/12/2006.
Khủng hoảng thừa của Trung Quốc .báo Vietnamnet.
“Trung Quốc gia nhập WTO, kinh nghiệm với Việt Nam “ , Viện nghiên cứu Trung Quốc ,NXB Khoa học xã hội ,năm 2005.
“Trung Quốc hậu WTO- Những bài học phát triển.Thời báo knh tế Sài Gòn 2007.
Tăng trưởng nóng –nguy cơ đối với Trung Quốc , Nguyễn Kim Bảo 2006.
Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc 2/ 2006 .
Số liệu WB . Web :http//www. wordbank. Org
Web Tổng cục thống kê
Web Bộ công thương Việt Nam
Web bộ kế hoạch đầu tư
Số liệu công nghiệp Việt Nam cho đến năm 2007 WWW.MOIT.GOV.VN
Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO 4/2009 Web www.mofa.gov.vn
Hội thảo đánh giá tác động Việt Nam sau gia nhập WTO . Web www.mutrap.org.vn
Kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp trang Web Bộ công thương Việt Nam.
Quyết đinh phê duyệt định hướng ngành than , ô tô, thép …. của thủ tường chính phủ cho tới năm 2010 định hướng đến năm 2020.
Bài phát biểu trong hội nghị của ngành dệt may 2007
Bài phát biểu của bộ trưởng Nguyễn Đình Tuyển trong đánh giá 2 năm gia nhập WTO của Việt Nam .
Tác động của hội nhấp kinh tế T.S Đinh Văn Ân 23/4/2009.
Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO .
Mục tiêu công nghiệp Việt Nam 2010 .NXB Thống kê.
Toàn văn cam kết gia nhập WTO của Việt Nam .NXB thống kê.
Trang từ điển Wiki.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21475.doc