Chuyên đề Giải pháp phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã qua một chặng đường hơn 5 năm xây dựng và phát triển, đây mới chỉ là giai đoạn đầu ngắn ngủi của sự phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn những mặt tồn tại và rất nhiều khó khăn cần khắc phục. Muốn phát triển thị trường chứng khoán cần nâng cao nhận thức về thị trường chứng khoán, do đó cần phải tìm hiểu những vấn đề lý luận về thị trường chứng khoán và hàng hóa trên thị trường chứng khoán, nghiên cứu thực trạng hàng hoá trên thị trường chứng khoán. Từ đó, đánh giá thực trạng và những mặt tồn tại của hàng hoá trên thị trường chứng khoán. Chuyên đề đã phần nào làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, đồng thời đưa ra phương hướng phát triển đến năm 2010 và một số giải pháp khắc phục những hạn chế, phát triển hàng hoá trên thị trường chứng khoán, tạo điều kiện để thị trường chứng khoán ngày càng phát triển mạnh mẽ.

doc64 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a các công ty niêm yết nhỏ và chất lượng không cao, thì khó mà lôi kéo được đông đảo người đầu tư tham gia, thị trường sẽ thiếu tính thanh khoản và giá cả dễ bị thao túng. Các công ty phát hành cổ phiếu ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các DNNN cổ phần hoá, mới chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Quy mô vốn của hầu hết các DNNN cổ phần hoá còn nhỏ, khoảng 80% là dưới 10 tỷ đồng. Các công ty sau khi cổ phần hoá nhìn chung là kinh doanh có lãi, tuy nhiên, trong quản trị, điều hành ít có những thay đổi về chất vì phần lớn vẫn giữ nguyên bộ máy quản lý cũ. Các công ty cổ phần được thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp từ năm 2000 có quy mô vốn rất nhỏ, trung bình gần 3 tỷ đồng. Đây chủ yếu là các doanh nghiệp còn non trẻ, đang bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và đang cố gắng để có vị trí trên thương trường, tuy cũng có một số công ty đã có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh được đông đảo người đầu tư biết đến. Tuy nhiên, phần lớn các công ty nói trên vẫn đứng ngoài thị trường chứng khoán có tổ chức và không phải công khai hoá tình hình tài chính cũng như việc phân phối lợi nhuận. Trong điều kiện đó, các cổ đông lớn hoặc người quản lý công ty dễ thao túng hoạt động kinh doanh cũng như việc phân chia lợi nhuận của công ty, làm thất thoát hoặc chiếm đoạt lợi ích của công ty. Hiện nay trên thị trường, cổ phiếu của những công ty có khả năng sinh lời cao và thanh khoản tốt trên sàn hiện nay như REE, Sacom, Gemadept, Transimex, Savimex, Giống cây trồng miền Nam, Đá Hoá An… có mức giá khá cao, việc đầu tư vào những cổ phiếu này mang lại một mức lợi nhuận về lâu dài cho các nhà đầu tư thấp hơn so với đầu tư vào các cổ phiếu chưa niêm yết (OTC), đặc biệt là cổ phiếu ngân hàng. Đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng có nhiều lợi thế do các ngân hàng đang trong thời kỳ kinh doanh tốt, cổ tức cao (ít nhất 14- 15%/năm), người sở hữu được mua thêm cổ phiếu phát hành mới với giá bằng mệnh giá, chuyển nhượng dễ dàng trên thị trường tự do. Đầu tư vào cổ phiếu OTC cũng thu hút các nhà đầu tư hơn do sự tham gia của một số lượng lớn các doanh nghiệp CPH hoặc bán bớt cổ phần Nhà nước, trong số này có một số doanh nghiệp chuẩn bị lên sàn thời gian tới. 19/1/2006, Vinamilk trở thành doanh nghiệp thứ 34 niêm yết cổ phiếu trên TTGDCK Tp.HCM. Với giá khởi điểm là 2,56 USD, cổ phiếu Vinamilk nhanh chóng tăng lên 3,34 USD vào cuối phiên giao dịch ngày hôm ấy. Lần xuất hiện này đã tạo cho cổ phiếu của Vinamilk gía trị khoảng 531 triệu USD, cao hơn gía trị cổ phiếu của tất cả các công ty khác niêm yết trên thị trường cộng lại. Sự hiện diện của Vinamilk trên thị trường chứng khoán là một sự kiện đặc biệt quan trọng. Khi mới ra đời cách đây 5 năm rưỡi, thị trường chứng khoán Việt Nam hầu như không có gì nổi bật, tổng gía trị cổ phiếu giao dịch ngày đầu tiên (tháng 7/2000) chỉ đạt 37.000 USD và trong thời gian qua không có bước tiến dài nào nổi bật lên. Năm 2005, tổng gía trị cổ phiếu giao dịch thường nhật trên thị trường ở khoảng 700.000 USD, thêm vào đó, giao dịch cổ phiếu của các công ty không niêm yết trên thị trường lại có gía trị cao gấp vài lần so với gía trị cổ phiếu được giao dịch chính thức trên thị trường mỗi ngày. Thị trường cổ phiếu Việt Nam đang rất cần những công ty với sức mạnh như Vinamilk để tạo thêm xung lực , tạo sự hưng phấn cho thị trường. Cho đến cuối năm 2006, đối với nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội với Vinamilk, vẫn còn nhiều công ty khác sắp có cổ phiếu niêm yết khác. Theo tính toán của các chuyên gia, Ngân hàng thương mại Cổ phần á châu (ACB) và Sacombank có thể góp tăng thêm 600 triệu USD vào thị trường này khi họ niêm yết vào cuối năm, các ứng viên tiềm năng khác là nhà cung cấp điện thoại di động Vinaphone và ngân hàng Vietcombank tại Hà Nội. Dự báo quy mô thị trường có thể đạt mức 3 tỉ USD vào cuối năm 2006. Giữa tháng 2/2006, cổ phiếu thứ 35 và là cổ phiếu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tiên được niêm yết trên sàn giao dịch của TTGDCK Tp.HCM. Cổ phiếu TYA của Công ty cổ phần dây và cáp điện Taya Việt Nam (Taya) trong phiên giao dịch đầu tiên khớp lệnh với mức giá 34.000đ/cp với 68.200 cổ phiếu. Việc niêm yết của Taya sẽ kéo theo hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân lớn, các doanh nghiệp FDI khác tham gia niêm yết. Khi các doanh nghiệp FDI bắt đầu niêm yết sẽ làm cho thị trường huy động vốn qua sàn giao dịch của Việt Nam ngày càng sôi động hơn, góp phần làm gia tăng khối lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Hiện nay đã có 10 doanh nghiệp FDI làm thủ tục chuyển đổi để chuẩn bị cho việc niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, tiêu biểu là các doanh nghiệp như Interfood, Tungkwang, Taicera… đang gấp rút tiến hành kiểm toán và tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. Hoạt động bán đấu giá cổ phần mới bắt đầu khởi động từ tháng 2/2005, tính đến hết ngày 15/12/2005, TTGDCK đã thực hiện bán đấu giá cho 31 doanh nghiệp, tổng gía trị cổ phần bán được trong thời gian qua đạt xấp xỉ 1.091 tỷ đồng. Tính đến thời đầu tháng 1/2006, toàn thị trường có hơn 28.300 tài khoản, trong đó có trên 362 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một bước đột phá lớn trong việc khuyến khích sự tham gia của người đầu tư nước ngoài và thị trường chứng khoán Việt Nam. Khối này gần như đã nắm giữ cổ phần của hầu hết mọi cổ phiếu đang niêm yết trên thị trường với tỷ lệ nắm giữ thấp nhất là 0,36% (BPC) và cao nhất là 44,56% (BT6). 2.2. Trái phiếu a. Trái phiếu Chính phủ Ta biết rằng, trái phiếu Chính phủ được phát hành đồng thời cả bằng đồng nội tệ và ngoại tệ với nhiều kỳ hạn và lãi suất hấp dẫn. Trái phiếu Chính phủ được bán buôn hay bán lẻ đều là một công cụ nợ có độ tin cậy cao nhất, do Chính phủ bảo lãnh. Trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho các công trình giao thông, thuỷ lợi hiện nay có nhiều ưu điểm và lợi thế so với các loại trái phiếu công trình và công trái xây dựng Tổ quốc đã phát hành trước đây. Biểu 6: Hoạt động giao dịch TPCP trên TTGDCK Tp.HCM Năm Giao dịch khớp lệnh Giao dịch thoả thuận Giá trị niêm yết (1000 đ) Khối lượng (trái phiếu) Giá trị (1000 đ) Khối lượng (trái phiếu) Giá trị (1000 đ) 2000 390 39.206 - - 1.100.000.000 2001 3.040 306.022 559.000 57.842.300 1.631.633.000 2002 4.730 449.082 1.205.820 113.536.618 1.382.000.000 2003 8.720 873.990 24.730.820 2.463.312.051 7.256.000.000 2004 16.050 1.700.933 74.192.460 7.389.936.153 20.987.654.000 2005 28.936 2.755.512 123.654.100 12.316.560.250 34.000.000.000 Nguồn: Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM - Trái phiếu Chính phủ được phát hành đồng thời cả bằng nội tệ và ngoại tệ nhằm mở rộng phạm vi thu hút các nguồn nội lực, kể cả kiều hối và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế đang tạm thời gửi ở nước ngoài với lãi suất rất thấp và không ổn định. - Về kỳ hạn trái phiếu, gồm hai loại chủ yếu là 5 năm và 10 năm; đồng thời, Chính phủ cho phép Bộ Tài chính lựa chọn các loại kỳ hạn ngắn hơn và dài hơn để bảo đảm huy động thuận lợi, phù hợp tình hình của thị trường vốn. - Về lãi suất trái phiếu, phải tôn trọng quy luật khách quan của thị trường, theo đó, các loại trái phiếu phát hành dưới hình thức đấu thầu hoặc bảo lãnh, lãi suất trái phiếu được hình thành trong quan hệ cung cầu vốn của từng phiên hoặc từng đợt phát hành. Đối với trái phiếu phát hành qua hệ thống Kho bạc nhà nước, lãi suất bao giờ cũng được quy định thấp hơn hoặc tương đương lãi suất huy động vốn bình quân của các Ngân hàng thương mại Nhà nước. - Về đối tượng mua trái phiếu: Có sự phân biệt đáng kể giữa hai hình thức bán buôn và bán lẻ. Đối với trái phiếu phát hành dưới hình thức đấu thầu và bảo lãnh (bán buôn), đối tượng mua trái phiếu chỉ trong phạm vi các tổ chức tài chính- tín dụng đã được cấp giấy phép là thành viên của thị trường đấu thầu và bảo lãnh trái phiếu. Hiện nay có khoảng 32 đơn vị là thành viên chính thức gồm 14 ngân hàng thương mại, 9 công ty chứng khoán, 8 công ty bảo hiểm và Quỹ Đầu tư phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh. Đối với trái phiếu phát hành qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (bán lẻ), đối tượng mua trái phiếu được mở rộng đến tất cả các cá nhân, đơn vị cơ quan và các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế (trừ các thành viên của thị trường đấu thầu và bảo lãnh phát hành trái phiếu). Do đó tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội có cơ hội đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, một công cụ nợ có độ tin cậy cao nhất. Sau 5 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, vào thời điểm cuối năm 2005, tổng gía trị niêm yết trên thị trường đạt 36.000 tỷ đồng, trong đó gần 34.000 tỷ đồng trái phiếu (bao gồm trái phiếu Chính phủ và trái phiếu đô thị), hơn 1.800 tỷ đồng cổ phiếu và 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư. Tính riêng trong năm 2005, TTGDCK Tp.HCM đã tổ chức hơn 32 đợt đấu thầu trái phiếu với tổng gía trị trúng thầu là 2.160 tỷ đồng, trong đó Kho bạc Nhà nước phát hành 2.085 tỷ đồng (số đợt trúng thầu 20/24 đợt), và Quỹ hỗ trợ phát triển đã phát hành 75 tỷ đồng (số đợt trúng thầu là 1/6 đợt). Nhìn chung trái phiếu Chính phủ với một số nét nổi bật như sau: - Khối lượng và chủng loại trái phiếu phát hành theo các kênh bán sỉ ngày càng gia tăng, bên cạnh đó, khối lượng trái phiếu Chính phủ niêm yết cũng gia tăng không ngừng. Kỳ hạn trái phiếu phát hành ngày càng được đa dạng hoá và thời gian đáo hạn của trái phiếu đã được mở rộng hơn. - Số lượng chủ thể tham gia vào các phương thức phát hành còn hạn chế: cụ thể là có đến khoảng hơn 80% số đợt trái phiếu Chính phủ phát hành qua đấu thầu và khoảng gần 90% số đợt trái phiếu Chính phủ phát hành qua bảo lãnh có dưới 3 chủ thể đầu tư nắm giữ với thành phần các chủ đầu tư chủ yếu là một vài ngân hàng thương mại quốc doanh lớn và công ty bảo hiểm. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hụt cả cung và cầu cho thị trường thứ cấp. - Đa số các chủ thể nắm giữ trái phiếu Chính phủ là các tổ chức đầu tư ít có nhu cầu bán lại trái phiếu trên thị trường thứ cấp: + Trái phiếu kỳ hạn dưới 5 năm chủ yếu do các ngân hàng thương mại (NHTM) nắm giữ như là một phần của dự trữ bắt buộc vì trái phiếu Chính phủ tính ổn định cao. + Trái phiếu kỳ hạn trên 10 năm phần lớn do các công ty bảo hiểm nắm giữ. Do đặc thù của danh mục đầu tư trong ngành bảo hiểm, các công ty này không có nhu cầu bán lại trái phiếu đã mua. - Phương thức đấu thầu chưa tạo được thế chủ động cho các bên tham gia đấu thầu và lãi suất trúng thầu còn mang nặng tính áp đặt, chưa thể hiện được thực tế biến động lãi suất trên thị trường. Việt Nam đang có nhu cầu về vốn rất lớn, tuy nhiên việc huy động trong nước có hạn, vì vậy bên cạnh đó cần phát hành trái phiếu ra nước ngoài để tìm kiếm thêm nguồn vốn mới. Cộng đồng thế giới đánh giá cao hơn về độ tín nhiệm của Việt Nam, các nhà đầu tư quốc tế từ lâu đã thăm dò và muốn cho vay, tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu ra nước ngoài cần được tính toán kỹ vì liên quan tới công cán cân thanh toán. Cuối tháng 10/2005, lần đầu tiên Việt Nam phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế. 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ Việt Nam đã được định giá tại New York, lãi suất trái phiếu Chính phủ trong đợt phát hành này là 7,215%, trái phiếu sẽ đáo hạn vào năm 2016. Sau đợt định giá, toàn bộ số trái phiếu này được niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore. Phát hành trái phiếu cổ phiếu ra thị trường vốn quốc tế giúp Việt Nam đa dạng hoá nguồn huy động vốn, thiết lập một “thang chuẩn” giúp cho các doanh nghiệp và địa phương huy động vốn. Nguồn vốn trái phiếu huy động từ nước ngoài đầu tiên này được dùng vào các dự án kinh tế có thời gian thu hồi vốn nhanh, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) được chọn là một trong những công ty Nhà nước đầu tiên được đầu tư từ nguồn vốn này. b. Trái phiếu doanh nghiệp Hiện nay, tính thanh khoản của trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam còn thấp; khung pháp lý cho việc hình thành thị trường chuyên buôn bán loại tài sản này chưa đầy đủ, rõ ràng. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa thể hình thành tại Việt Nam là do số doanh nghiệp có uy tín và vị thế trên thị trường chứng khoán không nhiều, thiếu tổ chức bảo lãnh phát hành có uy tín, năng lực tài chính và nghiệp vụ, doanh nghiệp còn e ngại công khai hoá thông tin về sản xuất kinh doanh… Thị trường chứng khoán hiện nay thiếu nguồn hàng, các doanh nghiệp được niêm yết chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư, trong đó có cả những công ty làm ăn thua lỗ. Vì vậy, nếu các đơn vị này phát hành trái phiếu, nhu cầu mua sẽ rất thấp, không thu hút được các nhà đầu tư. Tuy nhiên, sau khi trái phiếu Chính phủ được bán ra nước ngoài vào cuối năm 2005, các doanh nghiệp trong nước Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực bắt đầu xây dựng kế hoạch bán trái phiếu ra nước ngoài. Các doanh nghiệp lấy giá trái phiếu Chính phủ bán ra nước ngoài làm mốc chuẩn để tham khảo khi chào bán trái phiếu của họ ra nước ngoài. 3. Đánh giá 3.1. Thành công * Trong công tác tạo hàng cho thị trường chứng khoán Công tác tạo hàng cho thị trường chứng khoán được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Hơn 5 năm qua, UBCKNN đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc tìm giải pháp cải thiện thị trường trái phiếu Chính phủ; cùng Bộ Tài chính và Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp xác định danh sách các doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn đưa ra niêm yết tại TTGDCK để có kế hoạch liên hệ, tiếp xúc và hỗ trợ các doanh nghiệp này ra niêm yết. UBCKNN cũng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) xây dựng khung pháp lý cho việc thực hiện thí điểm CPH doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) để đưa ra niêm yết tại TTGDCK. Ngay từ năm 2000, UBCKNN đã thường xuyên phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc xây dựng quy chế cho phép các Ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần đủ tiêu chuẩn ra niêm yết. Năm 2004, NHNN đã ký quyết định số 787/2004/QĐ-NHNN ban hành Quy định tạm thời về việc NHTM cổ phần đăng ký niêm yết và phát hành cổ phiếu ra công chúng. Sau khi UBCKNN được chuyển giao về Bộ Tài chính, UBCKNN đã phói hợp với Cục Tài chính Doanh nghiệp trình Lãnh đạo Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về giải pháp thí điểm kết hợp CPH với niêm yết trên TTGDCK. Bên cạnh đó, UBCKNN còn thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo miễn phí cho các doanh nghiệp, kết hợp với các cuộc điều tra doanh nghiệp để qua đó nắm tình hình về khả năng tham gia thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp. Năm 2006 là giai đoạn tăng tốc của thị trường chứng khoán Việt Nam. Để chuẩn bị cho giai đoạn mới này là sự ra đời của một loạt quyết định quan trọng của Chính phủ như quyết định 528/QĐ-TTg ngày 14/6/2005 về việc phê duyệt danh sách các công ty CPH, niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán; quyết định 189 về việc thành lập Trung tâm lưu ký độc lập; quyết định 238 nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 49%.., thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển và quy mô của thị trường sẽ tăng trưởng mạnh. Tháng 8/2005, Bộ Tài chính ban hành quyết định số 10738/BTC-TCDN hướng dẫn triển khai thực hiện quyết định 528, cho thấy quyết tâm làm tăng nguồn hàng hóa cho thị trường chứng khoán của Bộ Tài chính. Theo quyết định này, trong phương án CPH các doanh nghiệp cổ phần hoá phải quyết định việc bán cổ phần lần đầu trên trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc bán cổ phần lần đầu đồng thời thực hiện đăng ký giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc bán cổ phần lần đầu đồng thời thực hiện niêm yết ngay tại các trung tâm giao dịch chứng khoán. Đối với các công ty hình thành từ CPH Nhà nước, các cơ quan chủ quản có thể lựa chọn hoặc bán bớt phần vốn nhà nước trong các CtyCP, hoặc kết hợp bán bớt cổ phần nhà nước với việc đưa CtyCP đăng ký giao dịch hoặc niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đưa các CtyCP đăng ký giao dịch hoặc niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đối với các chương trình CPH thực hiện bán bớt cổ phần nhà nước gắn với niêm yết ngay tại trung tâm giao dịch chứng khoán phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu: vốn điều lệ trên 5 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh 2 năm trước có lãi, cổ đông là thành viên HĐQT, Ban kiểm soát cam kết nắm giữ 59% số cổ phiếu sở hữu trong vòng 3 năm sau khi niêm yết; tối thiểu 20% vốn cổ phần của công ty do ít nhất 50 cổ đông ngoài nắm giữ, công ty có vốn cổ phần thực hiện 100 tỷ đồng trở lên thì tỉ lệ này tối thiểu là 15% vốn cổ phần. * Thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động được hơn 5 năm, đã mở ra một thị trường giao dịch chứng khoán theo mô hình tập trung, trải qua hơn 1000 phiên giao dịch diễn ra khá suôn sẻ, liên tục, an toàn, công bằng. Hiện nay cũng bước đầu tạo lập thị trường OTC tại Hà Nội. Nhìn chung thị trường chứng khoán Việt Nam tương đối ổn định, chưa xảy ra một biến cố nào quá đặc biệt làm thị trường suy giảm mạnh, gây tổn thất nghiêm trọng đến các nhà đầu tư, một phần nguyên nhân do nền kinh tế Việt Nam những năm qua phát triển khá ổn định. Thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua tăng trưởng khá, đến nay có 35 cổ phiếu niêm yết và 1 chứng chỉ quỹ đầu tư với tổng giá trị vốn hoá tới hàng chục nghìn tỷ đồng, và hơn 220 loại trái phiếu. So với thời gian đầu mới khai trương thị trường chứng khoán chỉ có 2 công ty cổ phần niêm yết chứng khoán với tổng gía trị là 270 tỷ đồng với 3 phiên giao dịch/ tuần và gía trị mỗi phiên giao dịch chỉ vài chục triệu đồng thì kết quả nêu trên rất có ý nghĩa. * Thị trường chứng khoán Việt Nam đến nay đã xây dựng được một hệ thống các tổ chức trung gian hoạt động ngày càng có hiệu quả, bao gồm 14 công ty chứng khoán (lúc mới khai trương chỉ có 5 công ty chứng khoán), 1 công ty quản lý quỹ với tổng vốn điều lệ hơn 600 tỷ đồng, 5 ngân hàng lưu ký, trong đó có 3 ngân hàng lưu ký nước ngoài, 1 ngân hàng chỉ đinh thanh toán cho các giao dịch chứng khoán, khoảng 8 tổ chức kiểm toán… 3.2. Hạn chế và nguyên nhân 3.2.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn sơ khai Qua hơn 5 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn chuẩn bị, quy mô thị trường chứng khoán vẫn còn nhỏ bé, mới chỉ chiếm khoảng 0,9% GDP, tốc độ phát triển chưa được như mong muốn; cơ chế hoạt động chưa thực sự hoàn chỉnh; cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như năng lực trình độ của cán bộ quản lý còn chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển lâu dài của thị trường. Trên thị trường chỉ có gần 40 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch tại TTGDCK Tp.HCM và Hà Nội, những doanh nghiệp này phần lớn có quy mô nhỏ và vốn vài chục tỷ đồng chẳng thấm vào đâu so với các công ty vốn hàng ngàn tỷ trực thuộc các Tổng công ty Nhà nước. Công tác tạo hàng cho thị trường còn gặp nhiều khó khăn mặc dù Chính phủ, Bộ Tài chính đã có chỉ đạo cụ thể và quyết liệt, tuy nhiên một số bộ, ngành, tổng công ty, doanh nghiệp còn e ngại tham gia thị trường, chưa có kế hoạch cụ thể cho việc niêm yết, đăng ký giao dịch; công tác quản lý, giám sát thị trường còn có sự bất cập do văn bản pháp lý, cơ chế chưa đầy đủ, đồng bộ; hệ thống công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu về giám sát tự động và thêm nữa trình độ và kinh nghiệm của cán bộ quản lý, giám sát hoạt động thị trường còn những hạn chế. Việc đào tạo phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chứng đã được thực hiện nhưng vẫn còn ít do kinh phí hạn hẹp. Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ khớp lệnh 2đợt/ phiên. Các nhà đầu tư rất trông đợi việc tăng số lần khớp lệnh và mua bán cùng loại chứng khoán trong ngày. Một thị trường chứng khoán sôi động là thị trường có lượng giao dịch cao, hoạt động liên tục. Việc cho phép mua bán chứng khoán cùng phiên (khác đợt) sẽ tạo ra một lượng lớn nhà đầu cơ cổ phiếu và chính họ lại tạo ra tính thanh khoản cho thị trường. Các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam thông minh, năng động nhưng nhiều khi thận trọng quá mức cần thiết, đa số nhà đầu tư cá nhân mua bán chứng khoán theo cảm tính. Tâm lý ăn chắc mặc bền từ xưa khiến người Việt Nam không quyết nhanh được trên thị trường chứng khoán, họ sợ mạo hiểm và chính điều đó cũng không đẩy thị trường đi nhanh được. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua còn mang tính chất “bầy đàn”, khoảng một nửa trong tổng số các quyết định theo kiểu “bầy đàn” trong thời gian qua đã phán đoán đúng thị trường và đem lại lợi nhuận. Sự phán ứng theo số đông như vậy chủ yếu là do sự thiếu am hiểu về thị trường chứng khoán của giới đầu tư cá nhân. Theo thống kê sơ bộ tại các CtyCK, trong 100 khách đến với chứng khoán thì có 50 người chưa biết gì về lĩnh vực này, khoảng 40 người biết sơ sơ, 10 người thuộc lĩnh vực tài chính tín dụng thì biết nhiều hơn và chỉ có 1 khách hiểu biết rất rõ đến mức không cần hướng dẫn. 3.2.2. Cung và cầu chứng khoán không gặp nhau do thiếu thông tin. Hiện nay cả nước có khoảng 5000 công ty cổ phần, bao gồm 2000 DNNN cổ phần hoá và còn lại là các công ty cổ phần thành lập theo Luật doanh nghiệp. Chỉ cần khoảng 10% số công ty trên tham gia bán cổ phần ra chợ thì sẽ có con số “cung” cao gấp 15 lần hiện tại. Việt Nam hiện có tổng số tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng hơn 400.000 tỷ đồng, cộng với hàng chục ngàn tỷ đồng tiền mua bảo hiểm hàng năm và một lượng tiền không nhỏ đổ vào bất động sản, vàng… Nếu những khoản tiền này được đưa vào thị trường chứng khoán, đây sẽ là một tiềm năng rất lớn từ phía “cầu” của thị trường chứng khoán. Với tiềm năng thị trường rất lớn cả về cung và cầu hàng hóa cho thị trường chứng khoán như vậy, nhưng vẫn chưa có số lượng trao đổi mua bán lớn. Cung và cầu chứng khoán chưa gặp được nhau do sự ngăn cách của bức tường thông tin. Hiện nay, người mua (các nhà đầu tư) có rất ít thông tin và điều kiện để thẩm định gía trị của loại cổ phiếu mình mua. Thứ nhất, rất khó tìm kiếm báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, cần phải nhìn nhận vấn đề công khai thông tin như một điều kiện tiên quyết cho một thị trường chứng khoán lành mạnh. Thứ hai, thông tin có độ chính xác không cao khiến cho nhà đầu tư không tin tưởng. Thứ ba, dù có thông tin chính xác nhưng rất ít người có khả năng phân tích toàn diện để xác định giá trị, do đó các nhà đầu tư không đủ tự tin để quyết định mua hàng. Người mua thiếu thông tin một phần do người bán (các công ty niêm yết) vẫn ngại công khai thông tin do việc công khai minh bạch tài chính sẽ gây áp lực cạnh tranh cho doanh nghiệp niêm yết khi các đối thủ biết nhiều thông tin của doanh nghiệp, trong khi họ thì ngược lại. Ngoài ra, việc công khai minh bạch tài chính sẽ làm cho các đối tác và khách hàng gia tăng áp lực giảm giá bán sản phẩm. 3.2.3. Nguồn cung chứng khoán còn nhỏ bé Để được ra niêm yết, doanh nghiệp phải có sự thay đổi nhiều: thực hiện chế dộ tài chính công khai, công bằng, minh bạch; việc cung cấp thông tin phải mang tính chất thường xuyên, nhanh chóng; phải áp dụng điều lệ mẫu cho các công ty niêm yết để đáp ứng được trình độ quản trị tiên tiến. Ngoài ra, doanh nghiệp khi tiến hành niêm yết phải mất thêm nhiều chi phí hơn về tư vấn, kiểm toán; đầu tư lại phần mềm, tổ chức lại bộ máy kế toán để đảm bảo việc hạch toán được nhanh chóng phục vụ chế độ cung cấp thông tin… Doanh nghiệp niêm yết phải chịu thêm nhiều nghĩa vụ, chi phí và bất lợi so với trước đó, song lợi ích mang lại từ niêm yết chưa nhiều chưa đủ sức hấp dẫn các công ty. Chẳng hạn như chính sách giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm chưa bù đắp nổi tổn thất khi họ làm các thủ tục niêm yết; doanh nghiệp ít có điều kiện để huy động vốn qua hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu khi mà thị trường chứng khoán hiện nay tính thanh khoản còn kém, điều này cũng làm cho doanh nghiệp không có điều kiện huy động vốn qua hình thức phát hành thêm cổ phiếu mới vì sức cầu quá yếu. Hiện cả nước có trên 200 đơn vị đủ tiêu chuẩn để niêm yết trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên đến nay mới có 34 cổ phiếu trên TTGDCK Tp.HCM, 9 cổ phiếu trên TTGDCK Hà Nội. Nguyên nhân từ chính những điều trên khiến cho doanh nghiệp gặp bất lợi khi ra niêm yết. 3.2.4. Chất lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán chưa cao Thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhỏ bé, tốc độ phát triển chậm. Quy mô giá trị thị trường so với GDP chỉ chiếm 0,9% trong khi các nước khu vực chiếm tới 30- 40%. Hơn 30 doanh nghiệp niêm yết, xét về lượng là quá nhỏ so với hàng ngàn công ty cổ phần đủ tiêu chuẩn lên sàn. Bên cạnh đó, chất lượng hàng hóa trên thị trường chưa cao. Một số cổ phiếu được nhà đầu tư đánh giá cao và đổ tiền vào cũng chỉ là với mức độ tốt nhất trong số niêm yết. Quan hệ cung cầu trên thị trường rất chặt chẽ, kích cầu thì phải đi kèm với tăng cung. Nếu cung không có chất lượng thì thị trường vẫn èo uột vì hàng hóa bị ế. Trên thị trường có nhiều cổ phiếu niêm yết có tính thanh khoản cực kém, giao dịch chỉ vài ngàn cổ phiếu/ niên. Các công ty niêm yết có tiềm năng tăng trưởng đồng nghĩa với đem lại mức sinh lời cao từ đồng vốn mua cổ phiếu và được các nhà đầu tư tìm kiếm. Việc lựa chọn những công ty lên sàn không thể chạy theo số lượng thành tích. Việc đấu giá cổ phần phần nào chứng minh nhà đầu tư chỉ quan tâm đến chất lượng công ty. Cổ phiếu nhiều công ty ế ẩm, không có người mua vì đây là những công ty thua lỗ, bên bờ vực phá sản được CPH. 3.2.5. Chỉ số giá cổ phiếu không ổn định Giá cổ phiếu luôn biến động, gây tâm lý dè dặt của nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán. VN-Index từ 100 điểm phiên đầu tiên tăng liên tục đến đỉnh điểm cao nhất là 571,04 điểm vào ngày 25/6/2001, sau đó thị trường sụt giảm liên tục và ngày tồi tệ nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam, VN- Index tụt xuống kỷ lục chỉ còn 130,9 điểm vào ngày 24/10/2003, tiếp đến nhích dần lên 166,94 điểm vào 31/12/2003 và đạt 239,29 điểm vào 31/12/2004, tăng 72,35 điểm bằng 43,34% so với cùng thời điểm năm trước. Phiên giao dịch cuối của tháng 4/2005 vào dịp kỷ niệm 30 năm Giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, VN- Index đạt 246,43 điểm, tăng 7,14 điểm bằng 2,98%. Giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh, phiên giao dịch thứ 1258, ngày 30/3/2006, chỉ số VN-Index đạt mức tăng +18,62 điểm (+3,92%) so với phiên giao dịch ngày 29/3/2006, đạt mực 493,41 điểm, đây là phiên thứ 4 liên tiếp chỉ số chứng khoán tăng từ ngày 27/3 với mức tăng bình quân 2,46%/ phiên. Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/3/2006, tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 4.158.263 chứng khoán với tổng gía trị là 297.067.898.818 đồng. Ngày 31/3/2006, VN-Index đạt 503,56 điểm, với tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường 2.240.400 chứng khoán và tổng gía trị giáo dục toàn thị trường là 97.154.355.000 đồng. 3.2.6. Tâm lý đầu tư và trình độ hiểu biết về thị trường chứng khoán của công chúng còn hạn chế. Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện rất thiếu các nhà đầu tư chuyên nghiệp thực sự. Theo các chuyên gia đánh giá, số nhà đầu tư đúng nghĩa hiện nay chỉ khoảng vài trăm. Còn nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài chiếm chưa đến 1%. Nguyên nhân một phần do công tác đào tạo về chứng khoán qúa yếu. Hiện chỉ có một số trường kinh tế có giảng dạy về thị trường chứng khoán nhưng cũng rất sơ sài, chủ yếu là lý thuyết, trong khi đó, ở các nước phát triển trình độ cao hơn Việt Nam, chứng khoán là một hoạt động rất bình thường. Các nhà đầu tư ở thị trường chứng khoán hiện nay chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân. Cũng như các nhà đầu tư cá nhân ở nhiều thị trường chứng khoán Đông Nam á khác, họ có xu hướng đầu tư mang tính đầu cơ ngắn hạn và ít quan tâm đến các chiến lược đầu tư dài hạn hơn trên cơ sở những hiểu biết căn bản về hoạt động kinh doanh của công ty. Cộng đồng cấc nhà đầu tư hiện nay ở Việt Nam thiếu các nhà đầu tư có tư cách pháp nhân, do vây không tạo ra một nền tảng đủ mạnh để làm tăng đáng kể số lượng các công ty được niêm yết và gía trị luỹ kế của các cổ phiếu lưu hành trên thị trường chứng khoán. Một thị trường chứng khoán nên bao gồm nhiều loại nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, sử dụng các chiến lược đầu tư đa dạng để tạo ra một tập hợp phong phú hơn các đối tượng tham gia thị trường và tăng khối lượng giao dịch. 3.2.7. Môi trường pháp lý về thị trường chứng khoán chưa đầy đủ và đồng bộ Nhà đầu tư quyết định mua chứng khoán khi cảm thấy yên tâm vì quyền lợi của mình được đảm bảo. Đó là khi nhà đầu tư hiểu rõ thông tin về công ty và hệ thông pháp luật, các cơ chế quản lý nội bộ công ty có khả năng ngăn chặn được khả năng trục lợi của người điều hành hoặc các cổ đông chi phối. Luật doanh nghiệp đóng vai trò nền tảng trong việc tạo ra thể chế bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và qua đó khuyến khích nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu còn doanh nghiệp thì thu hút vốn qua phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư hiện nay còn những yếu kém như: - Về minh bạch thông tin: theo đánh giá của World Bank, nếu thang điểm đánh giá mức độ công khai thông tin qua điều tra môi trường kinh doanh tại 157 quốc gia là từ 1 tới 6 (càng cao thì càng minh bạch) thì Việt Nam được xếp hạng 1, thấp hơn tất cả các nước trong khu vực trừ Campuchia (hạng 0). Chỉ số của một số nươc khác như Malaysia (hạng 5), Thái Lan (hạng 6), Indonesia (4), Đài Loan (4), Trung Quốc (4), Singapore (5). Để hạn chế hành động tư lợi của người điều hành hoặc cổ đông chi phối, các thông tin về thu nhập và các giao dịch liên quan tới lợi ích cá nhân của họ đều cần được công khai, tuy nhiên nội dung này hiện nay đều không có quy định bắt buộc. - Về quyền của các cổ đông thiểu số trong các công ty cổ phần: cổ đông thiểu số là lực lượng nòng cốt cho huy động vốn từ công chúng đầu tư và phát triển thị trường chứng khoán. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa mức độ bảo vệ quyền lợi cổ đông và sự phát triển của thị trường chứng khoán tại các quốc gia khác nhau. Quyền lợi của cổ đông thiểu số hiện nay không được đảm bảo chặt chẽ do thiếu hụt của pháp luật cũng như thực thi pháp luật. Tại Việt Nam, trong trường hợp tranh chấp của nhóm cổ đông, các quyền này khó có thể thực hiện theo quy định hiện nay, nhóm cổ đôn chỉ được đưa yêu cầu họp đại hội cổ đông khi có bằng chứng về sự sai phạm của HĐQT, người điều hành. Tuy nhiên, những yêu cầu này là không hợp lý do cổ đông không có nghĩa vụ và nghiệp vụ điều tra, quy định này đã phần nào cản trở nhóm cổ đông thực hiện quyền của mình. - Về hạn chế hành động tư lợi của người điều hành, cổ dông chi phối. Quy định luật pháp hiện nay chưa kiểm soát hiệu quả hành vi kinh doanh tư lợi của người đại diện. Ví dụ, việc bán sản phẩm, mua thiết bị, nguyên vật liệu, bán cổ phiếu không đúng giá thị trường, tiết lộ bí mật kinh doanh với các cá nhân, công ty có quyền lợi gắn kết lãnh đạo công ty vẫn hợp pháp về pháp lý. Những quy định liên quan tới ngăn chặn hành động giao dịch nội gián của thành viên HĐQT, người điều hành, mặc dù mới chỉ được đề cập rất chung chung trong Nghị định về chứng khoán, tuy nhiên, vẫn còn thiếu hụt ngay cả trong Luật doanh nghiệp sửa đổi hiện nay. Khả năng xảy ra “giao dịch nội gián” hoặc “thờ ơ hợp lý” của cá nhân người điều hành, đại diện sở hữu Nhà nước trong các CtyCP mà vốn Nhà nước chiếm cổ phần chi phối, dễ xảy ra hơn. Nguyên nhân là do người điều hành sẽ không có động lực quản lý tài sản của xã hội như quản lý tài sản cá nhân của mình và không bị thôi thúc bởi mục tiêu sống còn về tối đa hoá lợi nhuận. Do vậy, tỷ lệ cổ phần khống chế (trên 51%) của Nhà nước sẽ không khuyến khích đổi mới về quản trị công ty tại các CtyCP kinh doanh vì lơị nhuận. Tóm lại, thị trường chứng khoán hiện nay chưa có được 1 Luật chứng khoán toàn diện và đầy đủ. Lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác như Luật doanh nghiệp, Luật tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật phá sản. 3.2.8. Thể chế thị trường chưa hoàn chỉnh Xét từ góc độ thu hút vốn đầu tư thì những hạn chế về mặt thị trường là một trở ngại đáng kể, không chỉ trên phương diện đảm bảo an toàn cho chu trình lưu chuyển vốn đầu tư mà còn trên phương diện duy trì tính toàn vẹn của thị trường và niềm tin của công chúng đầu tư trong và ngoài nước. Thị trường chứng khoán mới hình thành và phát triển, do đó chưa có được một thể chế thị trường hoàn chỉnh. Sự vắng mặt của các tổ chức tự quản, tổ chức định mức tín nhiệm, trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán, phạm vi hoạt động còn hạn hẹp và tính chuyên môn hoá chưa cao của các công ty chứng khoán, sự hạn chế trong tư cách độc lập của cơ quan quản lý chứng khoán là những điểm yếu khiến cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài coi việc đầu tư vào thị trường chứng khoán phần nào mang tính chất mạo hiểm. Bên cạnh đó, sự thiếu hoàn thiện trong thể chế thị trường cũng khiến cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài gặp phải những khó khăn trong việc ra quyết định đầu tư và phải đối mặt với những rủi ro. Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 1. Phương hướng phát triển hàng hóa cho thị trường chứng khoán Việt Nam đến 2010 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành TW (khoá IX) đã xác định: “Hoàn thiện và mở rộng nhanh hoạt động của thị trường chứng khoán để sớm trở thành một kênh huy động vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển, khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn của nhà nước hoạt động có hiệu quả chuyển thành công ty cổ phần, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tham gia thị trường chứng khoán”. Trên cơ sở đó đề ra phương hướng để phát triển thị trường chứng khoán và hàng hoá trên thị trường chứng khoán trong thời gian tới như sau: * Tăng quy mô và chất lượng của thị trường chứng khoán, tăng cung hàng hóa trên thị trường chứng khoán Tính đến thời điểm đầu năm 2006, gía trị cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán chỉ chiếm khoảng 0,8% GDP, đến cuối năm 2006 con số này phải là 3% GDP. Sẽ có nhiều “đại công ty”, những cổ phiếu hấp dẫn nhất của nền kinh tế như điện, viễn thông, ngân hàng… được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Từ nay đến năm 2010, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển nhanh chóng cả về quy mô và chất lượng hoạt động để sớm trở thành một kênh huy động vốn an toàn, lành mạnh và hiệu quả đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam, từng bước chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Về quy mô thị trường chứng khoán phấn đấu từ 2006- 2010 đưa các doanh nghiệp lớn đã và đang cổ phần hoá niêm yết và giao dịch trên các Trung tâm giao dịch chứng khoán, đảm bảo đến 2010 giá trị thị trường đạt mức 10-15% GDP vào năm 2010. Đồng thời hình thành cơ cấu chứng khoán hợp lý theo hướng tăng dần tỷ trọng cổ phiếu (hiện nay trái phiếu chiếm 85-90% và cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán chỉ chiếm 10-15%) và có thêm nhiều loại hàng hoá khác đa dạng với chất lượng cao cho thị trường chứng khoán như chứng khoán phái sinh… Trong vòng 5 năm tới, UBCKNN sẽ triển khai thị trường trái phiếu công ty nhằm giúp các công ty vay vốn dài hạn mà không bị lệ thuộc vào nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Để đạt được mục tiêu 10- 15% như trên, ta có hai phương án : - Phương án thứ nhất dự tính tốc độ tăng tổng gía trị thị trường chứng khoán ở mức trung bình, năm sau tăng gấp đôi năm trước và quy mô vốn của các công ty niêm yết chỉ tăng 5%/năm. ở phương án này, đến 2010, Việt Nam phải có được 390 CtyNY. Dự kiến giá bình quân cổ phiếu niêm yết tăng 5%/năm, ngoại trừ lạm phát và giá cổ phiếu bình quân năm 2010 sẽ đạt 38.940đ/cổ phiếu (năm 2004 giá bình quân là 29.054đ/cổ phiếu). - Phương án 2 dự kiến một số tổng công ty lớn như Vinamilk, điện tử tin học, Vinaconex, ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL và một số công ty có vốn nước ngoài như Công ty dây và cáp điện CPH và niêm yết thì quy mô vốn của các công ty tự có tăng đột biến, ước tính mức vốn điều lệ trung bình sẽ tăng lên 177 tỷ đồng/công ty. Như vậy, số lượng các công ty niêm yết chỉ cần tăng vừa phải (khoảng 200 công ty vào năm 2010) thì Việt Nam có thể đạt chỉ tiêu tổng giá trị thị trường chứng khoán chiếm 12% GDP vào năm 2010. Phương án 2 dự kiến chỉ số VN-Index (không đưa ra giá bình quân cổ phiếu niêm yết) sẽ tăng đạt 300 điểm vào năm 2010 (năm 2004 là 237,5 điểm). Như vậy, theo phương án 2, nhà đầu tư có cổ phiếu có kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận gấp 2 lần sau 5 năm, chưa kể cổ tức và những quyền lợi khác từ các CtyNY, những nhà đầu tư có kinh nghiệm có thể kiếm được lợi nhuận gấp 4-5 lần. * Xây dựng và phát triển các trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán nhằm cung cấp các dịch vụ giao dịch, đăng ký, lưu ký và thanh toán chứng khoán theo hướng hiện đại hoá. Xây dựng TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh thành SGDCK trong khoảng năm 2007 với hệ thống giám sát và công bố thông tin thị trường tự do hoá hoàn toàn, kết nối với thị trường chứng khoán khu vực. SGDCK sẽ làm nhiệm vụ chấp thuận cho các cổ phiếu/ trái phiếu được niêm yết trên thị trường, thay vì UBCKNN cấp phép như hiện nay. Sở GDCK Tp.HCM sẽ kết nối với Sở GDCK các nước trong khu vực, trước mắt là SGDCK Singapore. Xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu tại Hà Nội chuẩn bị điều kiện để sau năm 2010 chuyển thành thị trường Giao dịch Chứng khoán phi tập trung (OTC). Thành lập Trung tâm Lưu ký độc lập cung cấp các dịch vụ đăng ký chứng khoán lưu ký và thanh toán cho hoạt động giao dịch chứng khoán của SGDCK và TTGDCK; mở rộng phạm vi lưu ký các loại chứng khoán chưa niêm yết. * Phát triển các định chế tài chính trung gian cho TTCK Việt Nam, tăng quy mô và phạm vi hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ của các công ty chứng khoán. Khuyến khích các công ty chứng khoán thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh ở các tỉnh, thành phố lớn, các khu vực đông dân trong cả nước. Phát triển các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động. Thành lập một số công ty định mức tín nhiệm để đánh giá xếp loại rủi ro các loại chứng khoán niêm yết và các doanh nghiệp Việt Nam.  2. Một số giải pháp phát triển hàng hóa cho thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1. Các giải pháp tăng cung hàng hóa Tạo ngày càng nhiều hàng hóa có chất lượng cho thị trường chứng khoán, phát triển mạnh mẽ thị trường sơ cấp thông qua hoạt động đấu thầu trái phiếu, đấu giá cổ phần hoá, xây dựng thị trường các công cụ phái sinh…, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán: * Đẩy mạnh CPH doanh nghiệp Nhà nước kết hợp với niêm yết giao dịch trên thị trường chứng khoán theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04 ngày 17/3/2005: “Chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước sử dụng quyền của cổ đông để thực hiện niêm yết ra thị trường chứng khoán đối với những công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết”. Để có hàng hoá nhiều và chất lượng cho thị trường chứng khoán, cần phải tạo môi trường, điều kiện để phát triển các công ty cổ phần về số lượng và chất lượng, trở thành loại hình công ty chủ yếu trong nền kinh tế. Hiện nay chúng ta có một số nguồn hình thành các công ty cổ phần, đó là từ nguồn cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, từ các công ty thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng và từ các công ty FDI chuyển đổi. Trong đó, nguồn hình thành từ cổ phần hoá các DNNN là quan trọng nhất. Ngoài chủ trương chung đã có về đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN và gắn với niêm yết trên TTGDCK (thể hiện qua các nghị quyết của Đảng, Chính phủ và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ), cần có pháp luật hướng dẫn thi hành, sự chỉ đạo kiên quyết và sự phối hợp của các cơ quan quản lý ngành và địa phương để triển khai thực hiện. Đồng thời, cần chú trọng cụ thể hoá chính sách bình đẳng đối với các thành phần kinh tế, loại bỏ các hình thức ưu tiên vay vốn, ưu tiên sử dụng các nguồn tài nguyên... đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước trong những trường hợp không thật cần thiết, nhằm tạo môi trường thúc đẩy các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu rộng rãi ra công chúng và tự nguyện đăng ký niêm yết/ giao dịch trên thị trường chứng khoán. Kinh nghiệm của nhiều nước đang chuyển đổi nền kinh tế, cũng như của chính quá trình xây dựng thị trường ở nước ta cho thấy, một khi doanh nghiệp chưa có nhu cầu nội tại và chưa chuẩn bị sẵn sàng cho việc niêm yết/ giao dịch trên thị trường chứng khoán thì dù có bị bắt buộc ra niêm yết/ giao dịch thì chất lượng chứng khoán cũng không được đảm bảo, nghĩa vụ công bố thông tin không được tuân thủ nghiêm minh và thị trường chứng khoán sẽ khó mà thu hút được lòng tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước một cách rộng rãi và lâu dài. Tất nhiên, trong khi chưa có những giải pháp cơ bản để minh bạch hoá nền kinh tế thì những biện pháp hành chính hoặc ưu đãi tài chính là rất cần thiết để xây dựng thị trường. * Khuyến khích mở rộng và đa dạng hoá nhà phát hành: ngoài 2 nhà phát hành chủ yếu hiện nay là Chính phủ và các công ty cổ phần, sau cổ phần hoá, sắp tới mở rộng thêm các ngân hàng thương mại cổ phần, các công ty cổ phần, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần, các quỹ đầu tư chứng khoán tiềm năng… * Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 144/2003/NĐ-CP tạo thuận lợi và khuyến khích thị trường chứng khoán phát triển, tháo gỡ vướng mắc và cải tiến, đơn giản hoá thủ tục niêm yết, mở rộng đối tượng và nới điều kiện tham gia niêm yết, cải tiến cơ chế phát hành trái phiếu; nghiên cứu chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán, đảm bảo ưu đãi tương đương khi tham gia Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tạo điều kiện cho các tổ chức Bảo hiểm xã hội, Tiết kiệm bưu điện… tham gia giao dịch tại các Trung tâm giao dịch chứng khoán, các quy định khuyến khích sự hình thành và phát triển các quỹ đầu tư chứng khoán. * Bộ Tài chính cần hướng dẫn chính sách ưu đãi về thuế khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đăng ký giao dịch qua TTGDCK Hà Nội cũng được hưởng ưu đãi thuế như doanh nghiệp thực hiện niêm yết tại TTGDCK Tp.HCM. Tập trung hướng dẫn triển khai thực hiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp của những dự án đầu tư quy mô vốn lớn, có hiệu quả, có nhu cầu huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Đối với trái phiếu Chính phủ, Bộ Tài chính chỉ đạo thực hiện phát hành và niêm yết ngay qua các trung tâm giao dịch chứng khoán, mở rộng đối tượng tham gia giao dịch đặc biệt là các tổ chức tài chính như: bảo hiểm xã hội, tiết kiệm bưu điện… và cho phép đấu giá công khai trái phiếu Chính phủ. Tiến hành tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách chế độ liên quan đến CPH, chứng khoán và thị trường chứng khoán tới các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty Nhà nước và đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc đối tượng triển khai. Bộ Tài chính cần chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty Nhà nước và doanh nghiệp nằm trong danh sách rà soát điều kiện, lập kế hoạch để hỗ trợ triển khai thực hiện đưa ngay doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia thị trường chứng khoán; tiếp tục xác định những doanh nghiệp có đủ điều kiện, hiệu quả để bổ sung vào danh sách triển khai niêm yết giao dịch. * Nghiên cứu hoàn chỉnh các quy định về việc chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần (đến nay Chính phủ đã cho phép 11 doanh nghiệp chuyển đổi), sửa tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài theo hướng không khống chế 49% vốn điều lệ, trừ một số lĩnh vực đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài có thể nhận cổ tức bằng ngoại tệ… 2.2. Giải pháp về kích cầu hàng hóa * Cần tập trung chú ý nâng cao chất lượng hàng hóa, có hàng hóa tốt trên thị trường mới có thể thu hút được các nhà đầu tư. * Hoàn thiện hệ thống pháp luật của thị trường chứng khoán, một môi trường pháp lý ổn định và đầy đủ là nhân tố đầu tiên để đảm bảo lòng tin của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài chỉ có thể đầu tư vào thị trường chứng khoán nếu họ nhận thấy rằng vốn đầu tư cũng như kỳ vọng sinh lời của họ được bảo vẹ bởi một khuôn khổ pháp luật minh bạch và an toàn. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, cần phải làm sao để nhà đầu tư thực hiện được mục đích đầu tư của họ là chuyển tiền vào Việt Nam, đầu tư sinh lãi, sau đó chuyển tiền ra nước ngoài một cách thuận lợi. Cần xem xét và điều chỉnh vấn đề này thành một quy trình rõ ràng và ổn định, thị trường Việt Nam phải có tính an toàn về chính sách, đặc biệt là chính sách thuế và quản lý ngoại hối để thu hút nhà đầu tư nước ngoài… * Hoàn thiện các cơ chế chính sách ưu đãi, cởi mở để thu hút nhà đầu tư. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nếu có chính sách mở cửa sẽ thu hút ngày càng đông. Đối với nhà đầu tư trong nước, cần phối kết hợp giữa thị trường vốn, thị trường tiền tệ với quản lý thị trường đất đai thật tốt, do đó tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển. * Phải có biện pháp quảng bá thị trường chứng khoán Việt Nam đến tất cả các CtyCP và nhà đầu tư trong nước và đưa hình ảnh của thị trường chứng khoán Việt Nam ra thế giới. Các CtyNY khi tổ chức đại hội cổ đông phải chuẩn bị tài liệu bằng tiếng Anh, các CtyCK phải có trang thông tin tiếng Anh trên trang web. Các tổ chức đầu tư nước ngoài là những tổ chức tài chính quốc tế có kinh nghiệm và là nhân tố tạo sự ổn định cần thiết cho thị trường, cho tâm lý các nhà đầu tư trong nước. 2.3. Các giải pháp khác - Thứ nhất, từ góc độ vĩ mô không thể thiếu một chiến lược tổng thể phát triển thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường vốn, trong đó cần tạo ra một hệ thống tài chính ổn định và phát triển về tổng thể, phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ tránh sự cố đổ bể dây chuyền, cần phối hợp hài hoà, thống nhất các chính sách tài khoá giữa các cơ quan quản lý ngành, nhằm tạo một cơ cấu lãi suất thị trường phù hợp, từ tiền gửi tiết kiệm,tiền vay ngân hàng đến lãi suất trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty, tạo sự thuận lợi cho thị trường chứng khoán phát triển. - Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luạt về doanh nghiệp và về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo hướng đồng bộ hoá hệ thống pháp luật điều chỉnh các tổ chức phát hành ra công chúng và các công ty đại chúng, xây dựng hành lang pháp lý cho các công ty định mức tín nhiệm, đặc biệt là các quy định liên quan đến công khai minh bạch thông tin; chế độ kế toán, kiểm toán; quy định về bảo vệ quyền lợi người đầu tư nói chung. Trên nền tảng đó, nền kinh tế sẽ minh bạch hơn và các công ty niêm yết sẽ là các doanh nghiệp hàng đầu, thực sự đại diện cho nền kinh tế; còn các công ty đại chúng khác không đủ tiêu chuẩn niêm yết sẽ được giao dịch tại thị trường phi tập trung. Tiếp theo phải tăng cường công tác giám sát, thực thi pháp luật đối với các tổ chức có chứng khoán được phát hành và giao dịch rộng rãi trong công chúng. - Thứ ba, cần khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các tổ chức trung gian thị trường nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn phát hành, niêm yết và định giá chứng khoán. Đây thực sự là các tổ chức làm chức năng phổ biến kiến thức về thị trường chứng khoán, tuyên truyền và tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán một cách hiệu quả. Dài hạn hơn, cần xây dựng hành lang pháp lý cho các công ty định mức tín nhiệm, từng bước xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc phát hành và giao dịch các loại chứng khoán mới như công cụ phái sinh. - Thứ tư, không ngừng đẩy mạnh công tác đào tạo, phổ biến kiến thức về thị trường chứng khoán cho các doanh nghiệp và người đầu tư. Đối với các doanh nghiệp, bên cạnh việc tuyên truyền về lợi ích của việc tham gia thị trường chứng khoán, cần nhấn mạnh tới những thách thức đối với một công ty đại chúng để doanh nghiệp có sự chuẩn bị cần thiết, đặc biệt là việc đáp ứng các nghĩa vụ về công bố thông tin. Nếu doanh nghiệp không được chuẩn bị tốt để đáp ứng nghĩa vụ công bố thông tin của một công ty niêm yết/ đăng ký giao dịch thì không những hình ảnh của công ty sẽ bị tổn hại mà cả thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng. Đối với người đầu tư, nhất là các cá nhân, cần giúp họ nhận thức được những quyền lợi cũng như rủi ro trong việc đầu tư vào chứng khoán, đặc biệt là những quyền lợi của cổ đông được đảm bảo hơn rất nhiều khi công ty cổ phần tham gia niêm yết/ giao dịch trên thị trường chứng khoán có tổ chức. Thực tế cho thấy, một khi nhận thức được vấn đề, chính cổ đông sẽ là động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra niêm yết trên thị trường chứng khoán và thực thi những nguyên tắc quản trị doanh nghiệp tốt, dù rằng ban quản lý công ty vẫn còn nhiều e ngại. Trên đây là một số giải pháp cơ bản và trực tiếp nhất nhằm tăng cường hàng hoá có chất lượng cho thị trường chứng khoán. Ngoài ra còn một số vấn đề quan trọng khác như cần tạo ra sự đồng bộ cho hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; nâng cao chất lượng kế toán, kiểmtoán; xây dựng hệ thống thuế phù hợp nhằm khuyến khích sự minh bạch; phát triển đồng bộ các loại thị trường... Kết luận Thị trường chứng khoán gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường đều có sự hoạt động mạnh mẽ của thị trường chứng khoán. Đây là một kênh huy động vốn rất hiệu quả mà chi phí không cao trong nền kinh tế, hơn nữa thị trường chứng khoán tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. Sự phát triển của thị trường chứng khoán có thể đánh giá tình hình phát triển kinh tế của một quốc gia, cung cấp dự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai. Với vai trò của mình, thị trường chứng khoán luôn khẳng định được tầm quan trọng trong nền kinh tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã qua một chặng đường hơn 5 năm xây dựng và phát triển, đây mới chỉ là giai đoạn đầu ngắn ngủi của sự phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn những mặt tồn tại và rất nhiều khó khăn cần khắc phục. Muốn phát triển thị trường chứng khoán cần nâng cao nhận thức về thị trường chứng khoán, do đó cần phải tìm hiểu những vấn đề lý luận về thị trường chứng khoán và hàng hóa trên thị trường chứng khoán, nghiên cứu thực trạng hàng hoá trên thị trường chứng khoán. Từ đó, đánh giá thực trạng và những mặt tồn tại của hàng hoá trên thị trường chứng khoán. Chuyên đề đã phần nào làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, đồng thời đưa ra phương hướng phát triển đến năm 2010 và một số giải pháp khắc phục những hạn chế, phát triển hàng hoá trên thị trường chứng khoán, tạo điều kiện để thị trường chứng khoán ngày càng phát triển mạnh mẽ. Bottom of Form 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32687.doc
Tài liệu liên quan