Nhà nước, với vai trò điều tiết vĩ mô có tác động quan trọng trong việc tạo điều kiện cho sự phát triển các ngành kinh tế nói chung và lĩnh vực thông tin di động nói riêng. Sự đầu tư cho các dự án về bưu chính viễn thông trong thời gian qua đã thể hiện những nỗ lực này. Tuy nhiên, trong gia đoạn hội nhập và mở cửa gia nhập WTO như hiện nay, cũng đòi hỏi phải hoàn thiện, sửa đổi các cơ chế chính sách để phù hợp với các cam kết WTO nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển của thị trường di động.
Các chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực thông tin di động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng, cổ phần hoá các doanh nghiệp cung cấp thông tin di động trong nước để thu hút vốn đầu tư và nâng cao khả năng tự hạch toán cũng như phát triển năng động, chủ động của các doanh nghiệp. Hình thành tập đoàn thông tin di động với các đơn vị thành viên để mở rộng khả năng kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nội dung và một cơ chế đúng đắn trong hợp tác với nước ngoài thông qua ký kết hợp đồng hợp tác hoặc liên doanh liên kết, thành lập công ty cổ phần. Muốn vậy, nhà nước cần nhanh chóng xây dựng Luật Bưu chính - Viễn thông để tạo hành lang pháp lý đồng bộ và hiệu quả cho việc quản lý.
Việc định giá cước nên để cho doanh nghiệp tự điều chỉnh theo khả năng và chiến lược giá của doanh nghiệp, nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và sự bình đẳng trong cạnh tranh, tránh can thiệp quá sâu như hiện nay dẫn đến doanh nghiệp bị hạn chế tiềm năng phát triển trong khi người tiêu dùng thì không được hưởng lợi từ việc giảm giá cước.
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường và những nhà cung cấp dịch vụ mới làm cho thị trường ngày càng sôi động với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, tuy nhiên cần có một cơ chế để tránh sự cạnh tranh ồ ạt về khuyến mại dẫn đến thuê bao ảo rất lớn và khó quản lý.
105 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty Thông tin di động VMS – Mobifone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dịch vụ giá trị gia tăng của nhóm khách hàng này.
Một số đối tác trong triển khai dịch vụ giá trị gia tăng tỏ ra hoạt động không hiệu quả dẫn đến doanh thu từ một số dịch vụ giảm và phải thanh lý hợp đồng sớm như Công ty Việt Nam và Bạn, công ty Cuộc sống.
Việc quảng bá cho các dịch vụ còn hạn chế và một số dịch vụ chưa thực sự hấp dẫn hơn đối thủ cạnh tranh do đó doanh thu bị ảnh hưởng.
Phòng gói cước tiếp thị sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc hoạch định các chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng đề xuất và tham mưu cho cấp lãnh đạo công ty. Cấp Lãnh đạo trên cơ sở chiến lược phát triển chung của công ty sẽ có những ý kiến chỉ đạo và phương hướng tổng thể, chỉ đạo hoạt động ở tầm vĩ mô.
Phòng Gói cước – Tiếp thị sẽ xây dựng các kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong phòng với những mảng chính là phát triển dịch vụ, truyền thông, quảng cáo, khuyến mại, PR…Ngoài ra, sẽ tạo lập các mối quan hệ với các phòng ban khác trong công ty trong việc thực hiện chiến lược tổng thể. Phối hợp và ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước.
Ban giám đốc công ty
Phòng ban khác
Đối tác trong nước
Phòng gói cước - tiếp thị
hoạch định CL
Đối tác nước ngoài
thực hiện
phối hợp
thực hiện
phối hợp
Phối hợp thực hiện
Hình 8: Sơ đồ phối hợp các bộ phận trong hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh
3.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh dịch vụ giá trị gia tăng.
Doanh thu từ kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu doanh thu từ hoạt động kinh doanh của VMS nói riêng và các nhà cung cấp dịch vụ di động trên thị trường Việt Nam nói riêng. Trên Thế giới, dịch vụ giá trị gia tăng này đóng góp trên 50% tổng doanh thu dịch vụ di động. Trong khi dịch vụ thoại thông thường đã bão hòa và chuyển sang gia đoạn cạnh tranh về giá cước dẫn đến doanh thu từ dịch vụ này không có khả năng tăng cao hoặc giữ ở một mức ổn định thì việc phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng là một giải pháp mới trong kinh doanh của các nhà cung cấp dịch vụ di động. Thấy rõ được điều này, VMS luôn quan tâm xứng đáng đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng bằng nhứng giải pháp cụ thể và hữu hiệu.
Thứ nhất, Công ty đã có những bước tiến mạnh mẽ, táo bạo trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư phát triển mạng lưới với quy mô vượt trội, sử dụng các thiết bị mạng lưới công nghệ Châu Âu nên chất lượng đướng truyền tốt và được đảm bảo về mặt kỹ thuật.
Thứ hai, Phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ giá tị gia tăng trên nền tin nhắn ngắn. Đây là dịch vụ giá trị gia tăng đóng góp phần lớn vào tổng doanh thu dịch vụ. Điều này được thể hiện trong việc tăng trưởng số lượng dịch vụ nội dung qua dịch vụ 9222 và USSD . Năm 2006 dịch vụ 9222 mới có 257 dịch vụ thông tin thì đến năm 2008 đã có 801 dịch vụ nội dung, còn USSD từ 84 dịch vụ phát triển lên 92 dịch vụ. Những nội dung thông tin liên tục được cập nhật từ nhà cung cấp dịch vụ nội dung và được kiểm tra giám sát bởi phòng gói cước tiếp thị.
Thứ ba, VMS tập trung vào việc khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng, sẵn sàng đi đầu trong việc ứng dụng những công nghệ mới và triển khai nhưng dịch vụ mới để tạo ra sự vượt trội về dịch vụ này. Ví dụ như dịch vụ MobiFone Info đang được thử nghiệm có khả năng tương thích với tất cả các máy điện thoại di động với nội dung thông tin hấp dẫn và đa dạng.
Thứ tư,Việc đầu tư cho định vị và xây dựng thương hiệu bằng chiến lược tổng thể giúp tăng khả năng cạnh tranh cho kinh doanh dịch vụ. Mobifone tập trung vào việc tạo dựng một thương hiệu đẳng cấp, khẳng định chất lượng dịch vụ hơn là việc cạnh tranh về giá cả và khuyến mại cho nên VMS luôn coi trọng việc chăm sóc khách hàng và quảng bá thương hiệu thông qua các chiến dịch PR, quảng cáo.
Thứ năm, VMS có mối quan hệ lâu năm và khá hiệu quả với các đối tác trong và ngoài nước sẽ hạn chế được áp lực từ nhà cung ứng. Đồng thời tận dụng được các nguồn lực từ bên ngoài, đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên, tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp và năng động.
3.3. Các hoạt động xúc tiến kinh doanh.
Bán hàng trực tiếp
Khuyến mại
Chiến dịch PR
Quảng cáo
Dịch vụ giá trị gia tăng
Hình 9: Các hoạt động xúc tiến trong kinh doanh dịch vụ GTGT
Hoạt động quảng cáo:
Hàng năm Công ty đều có các chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như TV, Báo, Radio, Internet (đặt chỗ hầu hết trên các báo điện tử lớn) đồng thời triển khai các hình thức quảng cáo khác như quảng cáo ở rạp chiếu phim, xe Bus, siêu thị). Duy trì việc quảng cáo tấm lớn ở các tỉnh. Đối với dịch vụ chuyển vùng quốc tế công ty chú trọng quảng cáo tại các sân bay như Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất. Bên cạnh các hoạt động quảng cáo thông thường còn có các hoạt động quảng cao thông qua mua quyền tài trợ cho các chương trình và gameshow trên truyền hình như thể thao 24/7, thử thách...hoặc phối hợp với các hãng điện thoại di động nhưng hiệu quả chưa cao. Chi phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và tài trợ gameshow chiếm bình quân 2% trên tổng doanh thu. Trong đó quảng cáo trên truyền hình chiếm khoảng 70% chi phí với các kênh chính như VTV3, VTV1. HTV9(TPHCM) các đài khu vực, Kênh X- Zone FM, các báo tạp chí như Tuổi trẻ, Phụ nữ, Thể thao, Tiếp thị và gia đình, Đầu tư, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Vietnam News, Sinh viên… Năm 2007, cho ra mắt nhận diện thương hiệu mới, cùng với sự ra đời của nhiều câu lạc bộ dành cho khách hàng sử dụng các gói cước của MobiFone như câu lạc bộ GenQ là một hình thức để quảng bá cho thương hiệu. Việc thiết kế lại giao diện trang web www.mobifone.com.vn đã tạo được hình ảnh Mobifone mới, đồng thời giúp cho khách hàng dễ dàng tìm hiểu những thông tin liên quan đến các dịch vụ giá trị gia tăng và các chương trình khuyến mại của Mobifone…Trong hoạt động quảng cáo MobiFone luôn có mối liên hệ chặt chẽ với các đối tác như Truyền hình và các Công ty quảng cáo chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Chi phí dành cho quảng cáo được đầu tư lớn nhằm giúp khách hàng nhận diện thương hiệu Mobifone
Bảng 10: Thống kê chi phí quảng cáo và số lượt quảng cáo trên truyền hình và báo chí của các mạng di động năm 2007
Chỉ tiêu
Mobifone
VinaPhone
Viettel
S-Fone
HT Mobile
Chi phí
(nghìn USD)
8.843
5.335
2.143
1.048
2.945
Số lượt QC trên TV và báo chí (Lượt)
14.448
7.392
3171
1347
2130
( Nguồn trích dẫn: Thống kê của Công ty Goldensun)
Thông qua bảng số liệu có thể thấy, chi phí dành cho quảng cáo trên truyền hình và báo chí không kể tài trợ cho các Gameshow được Mobifone rất chú trọng chiếm 43,53% trong tổng số chi phí mà các mạng trên chi cho quảng cáo tương tự và chiếm 50,71% trên tổng số lượt đăng của các mạng di động.
Hoạt động PR.
Các hoạt động chủ yếu trong mảng này là đưa tin, bài trên báo và truyền hình, tài trợ, tổ chức sự kiện. Các hoạt động PR tập trung vào việc đưa tin và bài phóng sự trên báo và truyền hình về các dịch vụ mới như Funring, MCA, MobiFone Info, SuperSim, giảm cước…Bên cạnh đó là việc đưa tin bài về các giải thưởng mà MobiFone đạt được như giải về “Quảng cáo sáng tạo”, “ Thương hiệu mạnh Việt Nam”, “Dịch vụ Phi thoại tốt nhât”, “Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất”, “Mạng điện thoại có chất lượng tốt nhất Việt Nam” và các tin bài cho “Nhận diện thương hiệu mới”. Bên cạnh mảng báo chí, MobiFone còn tài trợ cho các chương trình gameshow trên truyền hình, các chương trình đối thoại, các chương trình tầm cỡ khác như “Hành trình tiếp thị hình ảnh Việt Nam”, “Tuần hành - Tự hào Việt Nam thành viên WTO”, “Trí tuệ Việt Nam 2006”, chương trình từ thiện “Một trái tim, một Thế giới”, ủng hộ nạn nhân bão lụt, ủng hộ người ngoài. Tổ chức các chương trình ca nhạc cho khách hàng của Mobi như chương trình Rockstorm 2007. Hiện nay MobiFone đã có mối quan hệ đối thoại và hợp tác với hơn 100 phóng viên đại diện cho các cơ quan truyền thông trên cả nước , thường xuyên có các cuộc gặp gỡ và giao lưu định kỳ.
Hoạt động khuyến mại
Nhằm phát triển mạng lượng thuê bao và sử dụng các dịch vụ cơ bản cũng như dịch vụ giá trị gia tăng, MobiFone thường xuyên đưa ra các chương trính khuyến mại. Các chương trình khuyến mại này có nhiều hình thức: Khuyến mại cho thuê bao, khuyến mại cho các đại lý và các trung tâm và khuyến mại cho các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối. Các hình thức khuyến mại cho thuê bao cũng đa dạng hơn như khuyến mại bằng cách tặng tiền vào thẻ nạp, khuyến mại khi mua mới tặng tiền vào tài khoản, các chương trình rút thăm trúng thưởng, và tặng tiền tương ứng với lượng thời gian nghe. Với các dịch vụ giá trị gia tăng, đa phần là chưa có nhiều hình thức khuyến mại. Mới chỉ tập trung vào dịch vụ SMS như nhắn tin vào giờ rỗi với giá cước thấp. Năm 2007, thực hiện 7 chương trình khuyến mại, tổng chi phí khuyến mại là 600 tỷ. Mức khuyến mại có xu hướng tăng cao để cạnh tranh với các mạng khác trên thị trường. Tuy nhiên, dữ liệu về khách hàng và các thuê bao hiện đang sử dụng và nguồn nhân lực còn thiếu nên hạn chế thông tin để thiết kế các chương trình khuyến mại phù hợp.
Bán hàng trực tiếp
Đây là hoạt động xúc tiến hữu hiệu, là sự giao tiếp trực tiếp giữa người bán và người mua. Bằng hoạt động này đại diện bán hàng có khả năng nắm bắt được những nhu cầu cụ thể của khách hàng, đưa ra những thông tin có tính thuyết phục và tư vấn cho khách hàng cũng như điều chỉnh những thông tin sai lệch, giải quyết những thắc mắc của khách hàng về dịch vụ mà mình cung cấp. Để dịch vụ phát triển rộng khắp thì lực lượng này phải được tổ chức thành mạng lưới hợp lý do đó đòi hỏi hệ thống kênh phân phối phải vươn xa. Mặt khác, việc đánh giá về dịch vụ sẽ phụ thuộ vào những thông tin của khách hàng trong việc tiếp xúc với đại diện bán hàng. Do đó, tại những nơi bán hàng trực tiếp của công ty phải tiến hành các hoạt động quảng cáo và thiết kế phù hợp về màu sắc và những hình ảnh về sản phẩm và dịch vụ mà công ty đang cung cấp. Yếu tố con người cũng rất quan trọng. Người bán hàng trực tiếp phải am hiểu sản phẩm dịch vụ của mình để giải thích cho khách hàng, có khả năng thuyết phục, thái độ hoà nhã và nắm bắt tâm lý khách hàng. Nhận thức rõ vai trò của đại diện bán hàng, Mobifone không những tổ chức đội bán hàng trực tiếp mà còn có hệ thống đại lý Mobifone…các mạng lưới này thường xuyên được đầu tư về trang bị vật chất, cán bộ nhân viên thường xuyên được tập huấn để có thể phục vụ và chăm sóc khách hàng được tốt nhất. Việc động viên bằng vật chất và khuyến khích các đại lý bằng các chương trình khuyến mại riêng cũng được chú trọng như mua sim với số lượng nhất định sẽ được tặng sim tứ quý hoặc ngũ quý có giá trị. Điều này sẽ thúc đẩy những đại lý này gắn bó và làm lợi cho công ty.
4. Sức cạnh tranh của các dịch vụ giá trị gia tăng của Mobifone trên thị trường.
Trong giai đoạn đầu khi mới thành lập, Mobifone đã tận dụng được lợi thế của người tiên phong trong triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng đầu tiên như: Năm 1999, triển khai dịch vụ Roaming Quốc tế, Dịch vụ trả tiền trước, dịch vụ tin nhắn SMS, Năm 2001 là dịch vụ WAP, Năm 2004 là dịch vụ MMS và GPRS. Hiện nay, Mobifone vẫn tiếp tục là nhà tiên phong trong triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng mới trên thị trường như dịch vụ Funring, Dịch vụ trên Supersim, dịch vụ LiveInfo…
Đa số các nhà cung cấp dịch vụ di động hiện nay đang cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cơ bản tương đối giống nhau như dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS), chuyển vùng quốc tế, tin tức, và các mục giải trí như nhạc chuông hình ảnh, các dịch vụ trên đầu số 8XXX, 1900XXXX, dịch vụ chuyển vùng quốc tế. Tuy nhiên, 3 nhà cung cấp giữ thị phần chủ yếu là Mobifone, VinaPhone và Viettel là có số lượng dịch vụ đa dạng và phong phú nhất. Mobifone với hơn 40 dịch vụ giá trị gia tăng, Vinaphone khoảng 30 dịch vụ, Viettel khoảng 30 dịch vụ.
Bên cạnh những dịch vụ giá trị gia tăng phổ biến và khả năng mang lại doanh thu lớn thì các doanh nghiệp cũng khai thác các dịch vụ khác mang lại tiện ích cho người sử dụng như các dịch vụ nạp tiền, dịch vụ ứng tiền trước, báo cuộc gọi nhỡ, chặn cuộc gọi không mong muốn. Các mạng CDMA tuy mới vào thị trường nhưng dịch vụ giá trị gia tăng của họ khá hấp dẫn như HT – Mobile trước khi chuyển sang mạng GSM có các dịch vụ như tin nhắn biết nói SMS – Talk, cuộc gọi hội nghị tức là có khả năng cùng một lúc nói chuyện với 2 người.
Nhìn chung, các mạng hiện nay vẫn chỉ dừng lại ở các dịch vụ giá trị gia tăng cơ bản trên nền SMS và một số dịch vụ truyền dữ liệu đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh thông thường, chưa có một sự đột phá nào trong phát triển dịch vụ giá trị gia tăng do còn tập trung cạnh tranh trên thị trường dịch vụ cơ bản và thu hút thuê bao mới.
So với các đối thủ cạnh tranh, Mobifone có lợi thế về số lượng dịch vụ đa dạng hơn và có sự tập trung đầu tư hơn cho sự phát triển dịch vụ giá trị gia tăng mới và đi đầu trong phát triển dịch vụ giá trị gia tăng. Tuy nhiên, việc phát triển nhiều dịch vụ cũng sẽ đặt ra vấn đề về quản lý và phát triển các dịch vụ sao cho hiệu quả để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một số dịch vụ phổ biến mà khách hàng thường xuyên sử dụng và nằm trong danh mục dịch vụ giá trị gia tăng của tất cả các mạng thì việc cạnh tranh về nội dung là cách thức tốt nhất để tăng doanh thu và thu hút thuê bao mới. Mobifone cũng đã nắm bắt được điều này trong việc phát triển các dịch vụ về chuyển vùng Quốc tế, các dịch vụ trên nền SMS như tin tức, giải trí, thông tin giá cả thị trường. Bên cạnh đó còn có những dịch vụ chưa khai thác hết tiềm năng như dịch vụ Funring, đây là dịch vụ cá khả năng tăng doanh thu cao và thu hút được lượng lớn khách hàng trẻ tuổi nhưng chưa được phong phú về nội dung, các bài hát, bản nhạc chuông và hình ảnh chưa được cập nhật thường xuyên và phong phú như các dịch vụ tương tự của các đối thủ cạnh tranh ( Backgroud music của Viettel, Happy Ring của HT, Color – Ring của S – Fone, Ringtunes của Vinaphone).
III. Đánh giá chung về phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty Thông tin di động VMS – Mobifone thời gian qua
1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
a) Những kết quả đạt được.
VMS luôn là đơn vị tiên phong trong các mạng thông tin di động trong việc tìm hiểu và áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất như EDGE, AMR, Enhance full rate, Công nghệ nhảy tần nhóm Synthesizer,…nhằm đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ và những tiện ích tốt nhất.
Xây dựng được những danh mục dịch vụ giá trị gia tăng phong phú, đưa ra một số dịch vụ độc đáo với giá cước hợp lý nhằm thu hút khách hàng. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng không ngừng tăng lên.
Bước đầu xây dựng được chiến lược định vị thương hiệu mới bằng việc cho ra đời nhận diện thương hiệu Mobifone hiện đại, trẻ trung hơn và hàng loạt các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện, tài trợ cho các gameshow trên truyền hình và các hoạt động khuyến mại và PR khác.
Nội dung của các dịch vụ thông tin, giải trí không ngừng được cải thiện, ngày càng phong phú và cập nhật nên số lượng người sử dụng tăng lên nhanh chóng như những dịch vụ về thông tin giá cả thị trường, các dịch vụ tải nhạc chuông, logo, dịch vụ tin nhắn, chuyển vùng quốc tế…
b) Nguyên nhân những kết quả đạt được
Mobifone là doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ thông tin di động của Việt Nam nên có những kinh nghiệm của một nhà cung cấp dịch vụ tiên phong, tạo dựng được danh tiếng trên thị trường.
Mobifone đang trong giai đoạn chuyển sang công nghệ 3G với nhiều ứng dụng phong phú và tiện ích hơn cho dịch vụ giá trị gia tăng, việc xây dựng và đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật được coi là hoạt động trọng tâm bên cạnh phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng.
Mobifone có nhiều mối quan hệ đối tác hiệu quả với những nhà cung cấp nền hệ thống, cung cấp nội dung thông tin và các công ty hoạt động quảng cáo tiếp thị và truyền thông trong và ngoài nước.
Việc đầu tư nguồn lực về nhân sự cho pháp triển dịch vụ giá trị gia tăng và sự phối hợp giữa các phòng ban trong triển khai dịch vụ được thực hiện hiệu quả đặc biệt là dịch vụ chăm sóc khách hàng.
2. Những tồn tại và nguyên nhân.
a) Những tồn tại cần khắc phục trong kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng
Việc phát triển thuê bao bị hạn chế và chưa đến giai đoạn bão hoà. Việc kinh doanh dịch vụ cơ bản vẫn mang lại lợi nhuận cao hơn so với kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng.. Điều này làm giảm khả năng về dung lượng thị trường cho phát triển dịch vụ giá trị gia tăng.
Hệ thống dữ liệu liên quan đến khách hàng và việc nghiên cứu thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc đa dạng hóa dịch vụ giá trị gia tăng để phục vụ nhóm khách hàng cụ thể nên doanh thu dịch vụ giá trị gia tăng tập trung chủ yếu vào một số dịch vụ còn lại là doanh thu rất ít. Thêm vào đó, việc hạn chế này cũng gây ra khó khăn cho các hoạt động khuyến mại.
Một số dịch vụ phát triển chưa tương xứng với khả năng như dịch vụ Funring, một số dịch vụ chuyển vùng quốc tế chậm triển khai dịch vụ với một số đối tác nước ngoài
Nội dung một số dịch vụ cung cấp nội dung còn sơ sài, chưa đáp ứng được nhu cầu, mới bước đầu trong việc triển khai hệ thống kiểm soát nội dung thông tin cung cấp cho khách hàng, chưa xây dựng được hệ thống nhà cung cấp nội dung phong phú. Các dịch vụ giá trị gia tăng độc đáo riêng có của Mobifone chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.
b) Nguyên nhân của những tồn tại
Dịch vụ giá trị gia tăng chưa nằm trong chiến lược phát triển quan trọng của doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua do những nguyên nhân khách quan, phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của thị trường thông tin di động của Việt Nam hiện nay. Chẳng hạn, một tin nhắn nội dung dịch vụ thì nhà cung cấp chỉ thu được vài trăm đồng trong khi mỗi phút điện thoại có thể thu được tới cả một nghìn đồng. Hơn nữa, các mạng di động nhận thấy thị trường di động còn khá nhiều tiềm năng để phát triển thuê bao và thu lợi nhuận từ dịch vụ cơ bản hơn là phát triển dịch vụ giá trị gia tăng.
Việc liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp nội dung và khai thác sự phát triển của các thiết bị cầm tay trong chiến lược phát triển dịch vụ giá trị gia tăng vẫn chưa được chú trọng một phần do nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh. Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động mới qua giai đoạn khởi động để chuyển sang giai đoạn phát triển và giữ chân thuê bao để có thể toàn lực tập trung cho việc phát triển các dịch vụ giá trị cho khách hàng.
Công ty đang trong giai đoạn triển khai công nghệ mới và làm thủ tục cấp phép sử dụng công nghệ 3G để có thể triển khai nhiều dịch vụ gia tăng trên nền công nghệ cao, cũng như đem lại giá trị thoả mãn cao hơn cho khách hàng. Chất lượng đường truyền và mạng lưới đang được đầu tư mạnh mẽ tuy nhiên vẫn còn hạn chế trong vận hành nên việc cung cấp các dịch vụ cao cấp còn gặp nhiều khó khăn.
Thêm vào đó, giá cước dịch vụ vẫn còn cao, doanh nghiệp không được tự xác định giá cước dịch vụ mà phải thông qua tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam là một trong những nguyên nhân làm cho dịch vụ giá trị gia tăng chưa thực sự phát triển. Khi giá cước dịch vụ thoại di động giảm xuống bằng giá thành thì khi đó phát triển dịch vụ giá trị gia tăng sẽ là một chiến lược trọng tâm cho các doanh nghiệp muốn phát triển trên thị trường.
Một nguyên nhân chủ quan nữa là công ty vẫn chưa thực sự chú trọng đến việc kinh doanh dịch vụ dịch vụ giá trị gia tăng, chưa đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường, nhu cầu thực sự của khách hàng là gì, các dịch vụ tập trung vào số lượng nhưng chất lượng còn hạn chế. Một số dịch vụ chưa phát triển xứng đáng với tiềm năng như dịch vụ Funring. Là dịch vụ tải nhạc chuông với khách hàng chủ yếu là giới trẻ nhưng số lượng bài hát cho dịch vụ ít, cập nhật chậm.
Việc triển khai các hoạt động quảng cáo khuyến mại và PR cho các dịch vụ giá trị gia tăng còn hạn chế do phải tập trung vào các chiến lược tổng thể như xây dựng thương hiệu, phát triển thuê bao nên việc triển khai tiếp thị cho những sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng cụ thể chưa nhiều.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS – MOBIFONE
I. Phương hướng phát triển của Công ty trong những năm tới
1. Định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước và Bộ ngành Thông tin truyền thông
Trong giai đoạn Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá hiện Đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao việc ưu tiên phát triển ngành Viễn thông nói chung và thông tin di động nói riêng. Coi đây là một ngành mũi nhọn, tiên phong nhằm tạo động lực cho các ngành kinh tế khác và sự phát triển của đời sống xã hội. Nhiều văn bản liên quan của Đảng, Nhà nước và Bộ ngành có liên quan ra đời nhằm xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển tổng thể trong đó có những yếu tố quan trọng cho sự phát triển của dịch vụ giá trị gia tăng.
Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Chỉ thị về Định hướng Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (gọi tắt là “Chiến lược Cất cánh”) của Bộ Bưu chính Viễn thông nay là Bộ thông tin truyền thông.
Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ Phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010. Trong các chiến lược và quy hoạch này đều tập trung vào các mục tiêu sau :
Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng Viễn thông có công nghệ hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước với dung lượng lớn, chất lượng cao, cung cấp đa dịch vụ và hoạt động có hiệu quả.
Viễn thông sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn, có tỷ trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP, tạo nhiều việc làm cho xã hội.
Cung cấp dịch vụ Viễn thông với chất lượng tốt, giá cước hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ.
Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội
Định hướng phát triển :
Định hướng phát triển thị trường:
Tạo lập thị trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Viễn thông cùng hợp tác phát triển
Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh cung cấp dịch vụ viễn thông, đặc biệt trong lĩnh vực bán dịch vụ, cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trị.
Các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam khai thác hiệu quả thị trường trong nước và tiến tới mở rộng kinh doanh sang thị trường nước ngoài
Định hướng phát triển mạng lưới:
Viễn thông sẽ xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, hiệu quả, an toàn, tin cậy, có độ bao phủ rộng khắp
Từng bước triển khai mạng thế hệ sau NGN phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp, nhằm cung cấp đa dịch vụ trên một hạ tầng Viễn thông thống nhất.
Đẩy mạnh phát triển mạng truy nhập băng thông rộng để đảm bảo phát triển các ứng dụng trên mạng như: chính phủ điện tử, thương mại điện tử, đào tạo và khám chữa bệnh từ xa.
Đẩy mạnh phát triển các mạng viễn thông di động, tiến tới hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 và các thế hệ tiếp sau.
c) Định hướng phát triển dịch vụ :
Ưu tiên phát triển các dịch vụ mới phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin và viễn thông và xu hướng hội tụ dịch vụ Viễn thông cố định với Viễn thông di động.
Chú trọng phát triển mạnh các dịch vụ di động, dịch vụ băng rộng, dịch vụ giá trị gia tăng trên cơ sở hạ tầng đã được đầu tư.
Nhanh chóng triển khai các dịch vụ ứng dụng trên Internet như chính phủ điện tử, thương mại điện tử, truyền thông đa phương tiện, giải trí v.v...
Tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ truyền dẫn, phát sóng, dịch vụ thuê kênh, dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) phát triển nhằm khai thác tối đa dung lượng và đảm bảo hiệu quả sử dụng mạng viễn thông công cộng.
Giải pháp thực hiện có những điểm chú ý sau :
Hoàn thiện môi trường pháp lý
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
c) Xây dựng cơ chế chính sách và thực thi pháp luật để phát huy nội lực, thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực Viễn thông
Cấp phép dịch vụ Viễn thông : Quy hoạch số lượng doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc phát triển thị trường lành mạnh, tạo điền kiện cho các doanh nghiệp tích luỹ vốn, duy trì và mở rộng kinh doanh, tận dụng cơ sở hạ tầng Viễn thông
Có cơ chế, chính sách cấp phép phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp tham gia bán lại dịch vụ, cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trị, dịch vụ Internet trên cơ sở hạ tầng mạng lưới đã được đầu tư; phát triển hạ tầng mạng nội hạt để cung cấp các dịch vụ truy nhập băng rộng, kết nối mạng máy tính; tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có (truyền hình cáp, thông tin trên đường dây điện lực v.v…) để cung cấp các dịch vụ viễn thông và Internet kết hợp với các dịch vụ khác.
Giá cước, phí, lệ phí : Thực hiện việc cân đối lại giá cước các dịch vụ Viễn thông trên cơ sơ quan hệ cung cầu, tôn trọng quyền tự định giá cước của các doanh nghiệp. Tránh can thiệp bằng các biện pháp hành chính vào việc điều chỉnh giá cước trên thị trường với các dịch vụ thực sự có cạnh tranh. Nhà nước chỉ quyết định giá cước với các dịch vụ công ích, các dịch vụ khống chế thị trường có ảnh hưởng đến sự thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp khác.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM
phát triển Viễn thông và Internet giai đoạn 2006 đến 2010
(Ban hành k èm theo Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg
ngày 07 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
_____________
Tên dự án
Vốn đầu tư
(tỷ đồng)
Nguồn vốn
Tiến độ
1. Phát triển mạng viễn thông thế hệ sau (NGN)
15.000
Doanh nghiệp, xã hội, nước ngoài
2006 - 2010
2. Mở rộng mạng nội hạt (tổng đài, truyền dẫn, cáp...)
30.000
Doanh nghiệp, xã hội, nước ngoài
2006 - 2010
3. Nâng cấp mở rộng và xây dựng mới mạng truyền dẫn quang và cáp biển trong nước
5.000
Doanh nghiệp, nước ngoài
2006 - 2010
4. Phổ cập điện thoại nông thôn
10.000
Doanh nghiệp, Nhà nước (Quỹ dịch vụ VT công ích), ODA
2006 - 2010
5. Phổ cập Internet nông thôn
2.000
Doanh nghiệp, Nhà nước (Quỹ dịch vụ VT công ích), ODA
2006 - 2010
6. Phát triển mạng điện thoại di động
30.000
Doanh nghiệp, xã hội
2006 - 2010
7. Phóng vệ tinh viễn thông
3.500
Doanh nghiệp
2007
8. Các dự án cáp quang biển quốc tế
5.000
Doanh nghiệp
2006 - 2008
Tổng số:
100.500
2. Các dự báo về thị trường Viễn thông di động.
Hiện nay thị trường Việt Nam có số lượng nhà cung cấp lớn với 6 nhà cung cấp dịch vụ là VMS – Mobifone, VinaPhone, Viettel, HT – Mobile, S – Fone, EVN telecom sắp tới sẽ có thêm mạng G – Tel. Khi có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia cung cấp dịch vụ di động thì cuộc cạnh tranh về chất lượng và giá cước ngày càng khốc liệt hơn.
Thị trường di động Việt Nam với tốc độ phát triển nhanh từ 60 – 70% năm, tính đến cuối tháng 4/2007 tổng số thuê bao di động khoảng 24 triệu tức là trong 100 người thì có 28 người dùng điện thoại di động. Nhiều hãng phân tích thị trường nước ngoài đã đưa ra con số đầy lạc quan về thị trường di động Việt Nam đến năm 2010, như BMI (Anh) với dự báo con số 36 triệu thuê bao di động còn Hot Telecom (Canada) với dự báo có trên 50triệu thuê bao di động.
Năm 2008 vừa qua việc phóng vệ tinh Vinasat sẽ tạo ưu thế cho ngành Viễn thông nói chung và dịch vụ di động nói riêng để hội nhập với khu vực và Thế Giới.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện các cam kết về dịch vụ Viễn thông trong đó có các dịch vụ Viễn thông di động và dịch vụ giá trị gia tăng thì cơ chế mở cửa sẽ thông thoáng hơn cho các công ty nước ngoài tham gia vào thị trường, mở ra cơ hội hợp tác lớn nhưng cũng mang lại sự cạnh tranh gay gắt hơn.
Cuộc chạy đua chiếm thị phần sẽ diễn ra chủ yếu giữa 3 mạng; Viettel, Mobifone, VinaPhone. Hầu hết các mạng này đều cho biết sẽ tập trung vào đầu tư và phát triển mạng lưới. Năm 2007 Mobifone đã có 4500 trạm phát sóng và có 12 triệu thuê bao, Viettel với 7000 trạm thu phát sóng với khoảng 14 triệu thuê bao dự kiến năm 2008 Viettel sẽ có 11000 – 1200 trạm với dung lượng 40 triệu thuê bao, VinaPhone là 3000 trạm năm 2007 và phấn đấu năm 2008 là 9000 trạm.
Về mặt công nghệ, các nhà cung cấp dịch vụ đang trong cuộc đua mới để xin cấp phép 3G. Hiện tại Mobifone và VinaPhone đang triển khai dịch vụ dựa trên nền công nghệ EDGE, với công nghệ 2,5 – 3G và Mobifỏn đang hoàn tất điều kiện để cung cấp dịch vụ cao để trở thành mạng duy nhất tại Việt nam có thể truy cập GPRS tốc độ cao trên toàn quốc. Viettel ngay khi vào thị trường đã sử dụng công nghệ SYN (Công nghệ nhảy tầng cho kênh thoại) nhằm giảm nhiễu và chất lượng mạng tại những nơi có mật độ phủ trạm lớn rồi công nghệ AMR làm giảm hiện tượng vọng tiếng trễ thoại…, và triển khai hệ thống STP ( Hệ thống báo hiệu tập trung) vừa giải quyết khó khăn của một mạng có nhiều đầu số vừa đảm bảo tin nhắn sẽ qua một số tổng đài duy nhất chuẩn bị cung cấp dịch vụ cho phép giữ nguyên số thuê bao khi chuyển mạng. Trong thời gian tới VNPT, Viettel và EVN cơ bản sẽ xây dựng xong mạng viễn thông thế hệ mới NGN hỗ trợ đắc lực cho giảm giá dịch vụ và nâng cao chất lượng giúp cho sự phát triển dịch vụ giá trị gia tăng.
Việc giảm giá để giành thị phần cũng sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Cuối năm 2007 chấp nhận giảm bình quân 15% cước, Mobifone và VinaPhone tuy được giảm 20% nhưng vẫn cao hơn giá cước của Viettel. Thông tư 02/BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông vừa ban hành về mặt pháo lý cho phép các doanh nghiệp tự quyết định giá, điều này mở ra một cuộc cạnh tranh về giá. Tuy nhiên các mạng CDMA với thị phần nhỏ và mức cước lớn hơn sẽ có kiến nghị nhằm sử dụng rào cản về giảm cước của các nhà cung cấp chiếm thị phần chi phối. Trong ít nhất 3 năm tới việc giành thị phần vẫn sẽ diễn ra sôi nổi nên việc giảm cước là một công cụ quyết định.
Về phát triển dịch vụ giá trị gia tăng, có nhiều chuyên gia nhận định năm 2008 và những năm tới sẽ có sự phát triển hơn trước, khi giá cước sẽ đẩy gần giá thành và các mạng di động sẽ tiến tới công nghệ 3G và sự tham gia của các đối tác nước ngoài là thời điểm khởi đầu tốt cho sự phát triển dịch vụ giá trị gia tăng. Tính đến nay dịch vụ giá trị gia tăng của các mạng mới chỉ chiếm 10% doanh thu trong khi thị trường Thế giới dịch vụ này là 45%. Một số chuyên gia trong ngành nhận định: Chỉ khi dịch vụ thoại có mức cước 1000đồng/phút và mật độ sử dụng điện thoại di động trên 30% thì dịch vụ giá trị gia tăng sẽ có cơ hội phát triển và các mạng sẽ tập trung đầu tư hơn cho nó.
Thị trường di động và đặc biệt là dịch vụ giá trị gia tăng những năm tới sẽ có sự góp mặt của các nhà cung cấp của nước ngoài như Vodafone, France Telecom, Docomo, SK Telecom… hứa hẹn sự phát triển theo chiều sâu, khu biệt hoá từng đối tượng khác hàng.
Thêm vào đó, sự xuất hiện của dòng điện thoại thông minh với công nghệ cao của các hãng Nokia, Samsung, Sony Erison…sẽ mở ra khả năng ứng dụng công nghệ và dịch vụ giá trị gia tăng với nhiều tiện ích hơn.
Có thể nói, năm 2008 là năm khởi đầu thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng, nhằm làm tăng sức cạnh tranh của nhà cung cấp dịch vụ, nó góp phần làm tăng thị phần, doanh thu và vị thế của doanh nghiệp.
3. Mục tiêu của Công ty trong những năm sắp tới.
Trong những năm tới mục tiêu trọng tâm của VMS Mobìone vẫn là mở rộng thị phần, phát triển thuê bao đi đôi với phát triển mạng lưới rộng khắp và tối ưu hoá nâng cấp chất lượng đặc biệt ở thị trường thành phố và thị xã khu công nghiệp tập trung.
Ứng dụng và triển khai công nghệ mới và dịch vụ mới trên mạng, triển khai NGN core, EDGE và UMTS IMT2000 và công nghệ hỗ trợ tốc độ cao, Cung cấp các dịch vụ viễn thông theo chuẩn 3G.
Tăng cường các dịch vụ giá trị gia tăng và các dịch vụ tiện ích khác cho khách hàng, chú trọng vào các dịch vụ mang lại tiện ích lớn như dịch vụ Roaming, SMS, cung cấp tin tức, giải trí và đi đầu trong triển khai các dịch vụ mới mang tính chiến lược làm bước đệm cho sự phát triển dịch vụ giá trị gia tăng sau này.
Cùng với các chính sách mới về giá cước và bắt đầu hoàn thành khấu hao mạng mạng lưới doanh nghiệp sẽ tìm giải pháp giá cước hợp lý để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường và mang lại lợi ích cho khách hàng, đảm bảo khách hàng của Mobifone được hưởng những lợi ích về giá như các mạng khác.
Công tác chăm sóc khách hàng và các chiến dịch tiếp thị sẽ được làm mạnh mẽ hơn nhằm xây dựng thương hiệu Mobifone với dấu ấn riêng và tăng cường sự nhận diện thương hiệu với khách hàng.
II. Một số giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng.
1. Giải pháp về chiến lược kinh doanh.
Dịch vụ giá trị gia tăng hiện nay mới phát triển ở giai đoạn đầu và chưa thể tập trung mọi nguồn lực cho phát triển dịch vụ giá trị gia tăng, trong khi khả năng bắt chước nắm bắt công nghệ mới là như nhau với các đối tác trên thị trường. Một số chiến lược mà doanh nghiệp có thể vận dụng trong giai đoạn hiện nay là:
* Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập hay liên kết làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường. Trong chiến lược này doanh nghiệp có thể liên kết giữ vai trò kiểm soát, sở hữu như mua lại , thành lập các công ty con chuyên cung cấp giải pháp công nghệ và cung cấp nội dung cho dịch vụ giá trị gia tăng. Chiến lược này sẽ làm giảm áp lực cạnh tranh từ các đối thủ khác vì thực chất trên thị trường, khi xuất hiện công nghệ mới, tất cả các nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng đều có khả năng mua lại công nghệ đó từ các nhà cung cấp giải pháp. Ngoài ra, khi doanh nghiệp sở hữu một công ty chuyên cung cấp dịch vụ nội dung sẽ tạo ra sự chuyên môn hoá và khả năng kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Việc mua lại và sở hữu các công ty này sẽ làm cho nguồn cung ứng của đối thủ gặp khó khăn. Tuy nhiên, điều này gặp trở ngại là đòi hỏi số vốn lớn và phải trên cơ sở hình thành tập đoàn kinh tế. Kéo theo đó là hoạt động quản lý phải tỏ ra hiệu quả và có mối liên hệ chặt chẽ trong khi tổ chức.
* Chiến lược khác biệt hoá: Sự khác biệt hoá ở đây không chỉ là sự khác biệt về dịch vụ mà quan trọng hơn là nội dung các dịch vụ đó. Trong khi các nhà cung cấp có các dịch vụ gần tương tự nhau thì sự khác biệt hoá phải được thực hiện trong dịch vụ nội dung. Ví dụ: Cùng là dịch vụ chuyển vùng Quốc tế nhưng Mobifone có số lượng đối tác và mạng lưới chuyển vùng Quốc tế lớn hơn của Viettel, điều này sẽ tạo ra sức cạnh tranh về chất lượng dịch vụ hay như dịch vụ Funring của Mobifone và dịch vụ ….của Viettel tương tự nhau nhưng số lượng bài hát và khả năng cập nhật của Viettel lớn hơn của Mobifone sẽ là một bất lợi của Mobifone trong cạnh tranh dịch vụ này. Thêm vào đó, sự khác biệt hoá sản phẩm còn được thể hiện trong việc đi tắt đón đầu công nghệ mới, đi trước đối thủ một bước trong dịch vụ đó. Hiện nay, Mobifone đang triển khai dịch vụ Liveinfo là một ví dụ. Việc đi trước này cũng sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh và nhận biết sản phẩm dịch vụ tốt hơn từ phía khách hàng. Trong chiến lược này không thể không kể đến những khác biệt trong các hoạt động quảng cáo tiếp thị, chăm sóc khách hàng. Tuy đây là những gía trị vô hình nhưng lại khó bắt chước và đánh vào niềm tin và sự trung thành của khách hàng với sản phẩm.
* Chiến lược Giá: Khi các dịch vụ có sự đồng đều nhất định thì một chiến lược giá cũng là một vũ khí hiệu quả cho doanh nghiệp. Khi cước dịch vụ vẫn còn cao, thị trường chưa bão hoà và sự cạnh tranh gay gắt, muốn thu hút được khách hàng doanh nghiệp có thể đặt ra mức giá thấp. Tuy nhiên áp dụng chiến lược này thường gắn với việc cắt giảm chi phí kinh doanh và điều này nhiều khi ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và doanh thu. Cũng cần phải chú ý chiến lược giá của sản phẩm phải gắn với chiến lược phát triển thị trường, nhóm khách hàng mà doanh nghiệp nhắm tới khi triển khai dịch vụ. Một ví dụ như, dịch vụ giải trí nhắm vào học sinh và sinh viên thì cần tính toán để có một mức giá thấp, trong khi một dịch vụ triển khai cho đối tượng có thu nhập cao và có địa vị trong xã hội thì có thể đặt ra một mức giá cao cùng với chất lượng dịch vụ thể hiện đẳng cấp của họ. Đối với thị trường di động Việt Nam hiện nay, chiến lược giá thấp và khuyến mại sẽ tạo điều kiện chiếm lĩnh thị phần mà một minh chứng thành công là Viettel Mobile.
Cùng với quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp và sự hạch toán độc lập của Mobifone, để mở đường cho sự phát triển dịch vụ giá trị gia tăng cần có sự liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài có khả năng thâm nhập thị trường Việt Nam trong thời gian tới. Các đối tác này có kinh nghiệm quản lý và phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng dựa trên nền công nghệ cao, có chiều sâu, có khả năng cá nhân hoá trên từng khách hàng ở các nước đi trước về dịch vụ di động. Tiến tới thành lập các công ty cổ phần trực thuộc để cung cấp nội dung, nghiên cứu phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng mới.
2. Giải pháp liên quan đến Marketing.
Sản phẩm dịch vụ (Product)
Dịch vụ thông tin di động bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng. Phát triển dịch vụ cơ bản sẽ là tiền đề cho sự phát triển dịch vụ giá trị gia tăng. Nó không chỉ là sự hỗ trợ về mặt công nghệ mà còn là sự tiến hoá nói chung trong kinh doanh dịch vụ di động. Chỉ khi nào dịch vụ cơ bản được đáp ứng tốt thì dịch vụ giá trị gia tăng mới có khả năng mở rộng và được chú trọng từ cả phía khách hàng và nhà cung cấp. Trong giai đoạn hiện nay, Công ty cần có chiến lược nhằm phát triển dịch vụ cơ bản với công nghệ 3G với ưu thế tốc độ băng thông rộng, mở rộng vùng phủ sóng để thu hút thuê bao, mở rộng thị phần. Từng bước đa dạng hoá và chú trọng phát triển theo chiều sâu với các dịch vụ giá trị gia tăng tiện ích. Đi vào chiều sâu các dịch vụ đã sẵn có như dịch vụ SMS, dịch vụ thông tin giải trí, dịch vụ chuyển vùng Quốc tế. Chú trọng vào nội dung dịch vụ cung cấp, phải cập nhật, phù hợp với nhu cầu và hấp dẫn khách hàng. Đa dạng hoá bằng các dịch vụ Mobile Video Conference, Videophone, Mobile TV, y tế từ xa, giáo dục từ xa, Truyền dữ liệu văn bản như mobile banking, email, định vị trên mạng 3G, các dịch vụ IMS như dịch vụ Push to talk, các ứng dụng game tương tác.
Trong phát triển dịch vụ giá trị gia tăng cần chú trọng đến nghiên cứu thị trường để nắm bắt những nhu cầu thực sự của khách hàng nhằm đầu tư có hiệu quả tránh dàn trải nhiều dịch vụ nhưng hiệu quả doanh thu không cao. Một điểm khác nữa là tăng khả năng cá nhân hoá các dịch vụ theo khách hàng. Đưa ra các dịch vụ theo hướng phân khúc thị trường khách hàng để khách hàng cảm thấy dịch vụ thể vị thế, tính cách và quan điểm của riêng mình, đại diện cho cá nhân họ.
Chú trọng công tác sau bán hàng, chăm sóc khách hàng như trả lời các thắc mắc, tham phiền của khách hàng, xây dựng mối quan hệ qua lại giữa doanh nghiệp và khách hàng của mình.
Tạo sự khác biệt về sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh bằng việc đưa ra các dịch vụ mới, hoặc tạo sự khác biệt trong nội dung dịch vụ, chăm sóc khách hàng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phâmr trên thị trường.
Việc phát triển sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng cần có một nguồn nhân lực có trình độ cao và khả năng sáng tạo. Với một thị trường mới nổi như thị trường Việt Nam cần có sự học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài như đưa cán bộ ra nước ngoài học tập nghiên cứu, đẩy mạnh hợp tác với các đối tác nước ngoài trong triển khai và nghiên cứu dịch vụ mới.
Giá cước (Price)
Giá cước dịch vụ là một công cụ cạnh tranh hiệu quả đặc biệt trên một số thị trường nhạy cảm về giá như học sinh, sinh viên, những khu vực khách hàng ở nông thôn nhưng lại chiếm một thị phần lớn. Việc định giá phải trên phương châm ngày càng có lợi cho khách hàng. Việc định giá hiện vẫn chưa được tự quyết định mà vẫn phải qua các cơ quan chủ quản là một vẫn đề bất lợi cho VMS – Mobifone.
Việc tính giá cước dịch vụ phải căn cứ vào các thông tin về chi phí, quan hệ cung cầu và giá của đối thủ cạnh tranh. Cần đưa ra chính sách giá phân biệt giữa các đối tượng khách hàng, chính sách giá linh hoạt bằng việc tạo ra các gói cước hấp dẫn tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng cụ thể, hoặc đề ra các giá cước khác nhau ở những thời điểm sử dụng khác nhau, kết hợp với các chương trình khuyến mại.
Tiếp thị (Promotion)
Các hoạt động xúc tiến liên quan đến là quảng cáo, khuyến mại, PR và tiếp thị trực tiếp. Để công tác xúc tiến có hiệu quả cần phải nghiên cứu thị trường khách hàng như quy mô thị trường của doanh nghiệp, thị trường trọng điểm, khách hàng với những nhóm nhu cầu thị hiếu và hành vi cụ thể, xu thế phát triển của thị trường và nhu cầu của họ với chiến lược kinh doanh của bản thân doanh nghiệp và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và các chiến lược của đối thủ cạnh tranh.
Với hoạt động quảng cáo, cần xây dựng được chuối giá trị nổi bật trong các chương trình quảng cáo để định vị thương hiệu cho doanh nghiệp. Các phương tiện quảng cáo cũng cần phải được chọn lọc cho phù hợp với đối tượng khách hàng và các chiến lược phát triển của Công ty. Các phương tiện quảng cáo có thể sử dụng như quảng cáo trên truyền hình, báo, tạp chí, brochure, pano apphic, phát thanh, Internet, qua thư điện tử và các phương tiện hiện đại khác. Các chương trình quảng cáo hiện nay tập trung vào hình ảnh Mobifone nói chung chưa đi sâu vào các dịch vụ cụ thể và tiện ích của các dịch vụ đó nên sự nhận diện các dịch vụ giá trị gia tăng còn hạn chế, trong thời gian tới cần tăng cường các hoạt động quảng cáo với các dịch vụ giá trị gia tăng chiến lược của công ty.
Đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm đem lại lợi ích cho khách hàng đang sử dụng đồng thời không thực hiện khuyến mại ồ ạt nhằm giảm tối đa việc khách hàng chỉ sử dụng trong đợt khuyến mại nhưng sau đó lại rời mạng. Các hoạt động khuyến mại cũng nên phân theo thị truờng khách hàng cụ thể và các gói cước mà công ty đưa ra nhằm tạo ra hiệu ứng tích cực. Cần kết hợp các chương trình khuyến mại với các hãng cung cấp thiết bị di động và các đơn vị khác nhằm tạo hiệu quả như các chương trình của Mobifone với Nokia, Techcombank…
Với hoạt động PR, cần xây dựng một chiến lược PR rõ ràng nhằm giúp khách hàng hiểu rõ và định vị sản phẩm của doanh nghiệp, phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Xây dựng mối quan hệ tích cực với các cấp lãnh đạo, các cơ quan báo chí truyền thông và các mối quan hệ đối tác và nội bộ trong tổ chức. Chú trọng các quan hệ với khách hàng và xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty. Đẩy mạnh các hoạt động tài trợ, làm từ thiện với các vấn đề xã hội nói chung và hoạt động cho công đồng sử dụng mạng Mobifone trên toàn quốc nói riêng nhằm mang lại mối liên hệ về mặt tinh thần và tạo nên sự trung thành của khách hàng với thương hiệu Mobifone. Các chương trình sự kiện cần tạo được sự mới mẻ sáng tạo và nhắm vào các đối tượng khách hàng cụ thể để tạo ấn tượng mạnh mẽ.
Họat động tiếp thị trực tiếp có thể thực hiện thông qua các điểm bán hàng của Mobifone trên toàn quốc. Để tăng cường nhận biết thương hiệu cần đầu tư một cách hệ thống các điểm bán hàng của Công ty nhằm xây dựng một hình ảnh riêng thông qua thiết kế, kiến trúc, qua thái độ phục vụ và hoạt động của nhân viên bán hàng. Ngoài ra, tiếp thị trực tiếp còn thực hiện thông qua email, điện thoại, trang web của Mobifone. Trong thời gian tới cần hoàn thiện hơn nữa những nội dung trên trang web của Mobifone nhằm tạo được sự hấp dẫn cho khách hàng về mặt giao diện, hình ảnh và các nội dung thông tin dễ hiểu, cập nhật. Đó sẽ là một công cụ Marketing hiệu quả.
Kênh phân phối (Place)
Phát triển hệ thống kênh phân phối không chỉ tạo cơ hội cho dịch vụ cơ bản, nó không chỉ tạo ra sự tiện lợi cho khách hàng, mở rộng thị phần cho công ty mà còn tạo ra khả năng triển dịch vụ giá trị gia tăng cũng tăng kèm theo. Phát triển hệ thống kênh phân phối theo 2 hướng chính là kênh trực tiếp và gián tiếp thông qua đại lý. Cần chú trọng các hình thức phân phối hiện đại mới mẻ như hệ thống bán hàng tự động. Phát triển kênh phân phối cần phải trên cơ sở có chính sách hợp lý với các đại lý để họ gắn bó với công ty và tuân thủ các quy định chung trong cung cấp dịch vụ. Tiến tới thành lập các công ty thành viên phụ trách về phân phối dịch vụ nhằm chuyên môn hoá các khâu trong quá trình hoạt động.
III. Một số kiến nghị với nhà nước.
Nhà nước, với vai trò điều tiết vĩ mô có tác động quan trọng trong việc tạo điều kiện cho sự phát triển các ngành kinh tế nói chung và lĩnh vực thông tin di động nói riêng. Sự đầu tư cho các dự án về bưu chính viễn thông trong thời gian qua đã thể hiện những nỗ lực này. Tuy nhiên, trong gia đoạn hội nhập và mở cửa gia nhập WTO như hiện nay, cũng đòi hỏi phải hoàn thiện, sửa đổi các cơ chế chính sách để phù hợp với các cam kết WTO nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển của thị trường di động.
Các chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực thông tin di động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng, cổ phần hoá các doanh nghiệp cung cấp thông tin di động trong nước để thu hút vốn đầu tư và nâng cao khả năng tự hạch toán cũng như phát triển năng động, chủ động của các doanh nghiệp. Hình thành tập đoàn thông tin di động với các đơn vị thành viên để mở rộng khả năng kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nội dung và một cơ chế đúng đắn trong hợp tác với nước ngoài thông qua ký kết hợp đồng hợp tác hoặc liên doanh liên kết, thành lập công ty cổ phần. Muốn vậy, nhà nước cần nhanh chóng xây dựng Luật Bưu chính - Viễn thông để tạo hành lang pháp lý đồng bộ và hiệu quả cho việc quản lý.
Việc định giá cước nên để cho doanh nghiệp tự điều chỉnh theo khả năng và chiến lược giá của doanh nghiệp, nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và sự bình đẳng trong cạnh tranh, tránh can thiệp quá sâu như hiện nay dẫn đến doanh nghiệp bị hạn chế tiềm năng phát triển trong khi người tiêu dùng thì không được hưởng lợi từ việc giảm giá cước.
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường và những nhà cung cấp dịch vụ mới làm cho thị trường ngày càng sôi động với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, tuy nhiên cần có một cơ chế để tránh sự cạnh tranh ồ ạt về khuyến mại dẫn đến thuê bao ảo rất lớn và khó quản lý.
Bên cạnh đó, cũng cần sự thể chế hoá một cách cụ thể các cam kết WTO về kinh doanh dịch vụ Viễn thông, các dịch vụ hạ tầng mạng, dịch vụ giá trị gia tăng, tôn trọng các quyền về sở hữu trí tuệ trong các công ước đã ký kết để doanh nghiệp có định hướng và hoạt động kinh doanh đúng đắn. Tạo điều kiện cho việc hợp tác chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa với các đối tác nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế đi trước của họ về công nghệ và quản lý.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Việc phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trong lĩnh vực thông tin di động là cần thiết và đang được chú trọng. Điều này đã và đang được Mobifone đầu tư đáng kể về nguồn lực nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình và xây dựng thương hiệu trên thị trường. Sự quan tâm đầu tư đó đã được ghi nhận trong suốt 15 năm qua bằng việc Mobifone trở thành “Mạng điện thoại có dịch vụ phi thoại tốt nhất năm 2007” vừa qua. Đó là động lực thúc đẩy hơn nữa hoạt động kinh doanh của Công ty và cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn hơn trên thị trường. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và những nhu cầu mới của khách hàng thì dịch vụ giá trị gia tăng sẽ ngày càng phát triển hơn nữa đòi hỏi phải có chiến lược bài bản và dài hạn cũng như đầu tư nguồn lực có hiệu quả cho hoạt động này. Bởi trong tương lai, nó sẽ mang lại một nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp và tạo dựng nên sự khác biệt trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động.
Với một khoảng thời gian thực tập không dài, nhưng dưới sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS. Phan Tố Uyên và sự giúp đỡ của các anh chị phòng Giá cước - Tiếp thị em đã có những hiểu biết sâu hơn và toàn diện hơn về kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng. Là một sinh viên Thương mại, đó là những học hỏi và nghiên cứu vô cùng bổ ích cho em. Không chỉ trang bị những hiểu biết mà còn là những kỹ năng làm việc, phương pháp nghiên cứu và tư duy. Chắc rằng với sự học hỏi và vận dụng sáng tạo đó có thể giúp em trong công việc sau này, ngay cả trong những lĩnh vực khác ngoài Thông tin di động.
Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo PGS. TS. Phan Tố Uyên và các anh chị Phòng Giá cước - Tiếp thị nơi em thực tập.
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS.TS. Đặng Đình Đào (2003), Giáo trình “Kinh tế Thương mại”, NXB Thống kê, Hà nội.
GS.TS. Đặng Đình Đào (2002), Giáo trình “Thương mại doanh nghiệp”, NXB Thống kê, Hà Nội.
PGS. PTS. Hoàng Minh Đường – PTS. Nguyễn Thừa Lộc (1998), Giáo trình “Quản trị Doanh nghiệp Thương mại”, NXB Giáo dục, Hà Nội.
PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang (2005), Giáo trình “Marketing Thương mại”, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
TS. Trần Hồng Quân – TS. Nguyễn Hữu Hậu (2003), “Nguyên lý thông tin di động”, NXB Bưu điện, Hà Nội.
Dan Steinbock ,“Cuộc cách mạng di động”, NXB Bưu Điện, Hà Nội
Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông (2002) và Nghị định số 160/2004/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 03/09/2004, các văn bản của Bộ Bưu chính Viễn thông, các tài liệu liên quan đến Ngành Viễn thông.
Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010.
Công ty Thông tin di động, các Báo cáo tổng kết thường niên từ năm 2003 đến năm 2008.
Các tài liệu thống kê số liệu của Công ty Thông tin di động, quy định về chức năng, nhiệm vụ của Công ty và các Phòng Ban; các văn bản của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam về giá cước, quy chế hợp tác VMS với các đối tác cung cấp nội dung trên mạng thông tin di động MobiFone.
Một số trang Web:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11527.doc