Chuyên đề Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu trong giai đoạn đến năm 2020

Đối với những sản phẩm mà đòi hỏi trình độ công nghệ tương đối cao thì Nhà Nước nên có những chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam. Hoặc là kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng các dự án mang tính khả thi cao bằng nguồn FDI; hoặc nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài. Muốn thu hút được vốn đầu tư nước ngoài ta có một môi trường đầu tư mở, một hệ thông pháp luật mở cho những người đầu tư nước ngoài Hoặc ta cũng có thể thu hút đầu tư nước ngoài gián tiếp theo các khoản cho vay ưu đãi, cho vay vô thời hạn như vốn ODA,. Hoặc thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua các chương trình chuyển giao công nghệ nhằm kịp thời ứng dụng những công nghệ mới cũng tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài. Hoặc cúng có thể kêu gọi đầu tư nước ngoài bằng các biện pháp như gửi các chuyên gia ra nước ngoài học tập kinh nghiệmc của các nước phát triển

doc73 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu trong giai đoạn đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương Mạng lưới các các nhà máy sửa chữa , đóng mới tàu quốc phòng có 8 cơ sở sữa chữa tàu quân sự tương đương tàu trọng tải đến 1000DWT và sửa chữa lớn nhất đến 20000DWT tại NMĐT Ba Son: Công ty Hồng Hà –Tổng Cục Công Nghiệp quốc phòng (An Hải-TP Hồ Chí Minh): đóng tàu vỏ thép đến 1000DWT và đang triển khai dự án đonhs tàu quân sự 5000 -10000DWT tại Đình Vũ. Công ty Hải Long-Quân chủng hải quân (Hồng Bàng-Hải Phòng): đóng tàu cao tốc đến 300 DWT ,tàu hàng đến 600 DWT và các loại sà lan. Công ty Hải Sơn –Biên Phòng (Nam Sơn-Hải Phòng, Bắc Sơn và Thái Sơn _TP HCM): đóng tàu vỏ thép ,vỏ nhôm, tàu cao tốc,tàu cao tốc ,tàu vận tải quân sự đến 400DWT , tàu trở khách 100 chỗ. Công ty Sông Thu-TCCNQP (Đà Nẵng) : đóng àu kéo đến 4000CV, tàu vận tải đến 600 DWT. Xí nghiệp liên hợp Ba Son –Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (TP HCM)đóng tàu các loại đến 1000 DWT ,sửa chữa tàu đến 20000 DWT và đang triển khai dự án di dời xây dựng nhà máy mới tại Thị Vải có khả năng đóng tàu 70000DWT ,sửa chữa tàu 150000DWT. Công ty Hải Minh –Quân chủng Hải Quân (TPHCM) : đóng mới tàu vận tải đến 600DWT ,tàu kéo đến 300 CV,tàu tuần tiễu và tàu cá các loại. Công ty Hải Bình –Quân chủng Hải Quân(Cần thơ): đóng tàu cá và sà lan các loại,tàu vận tải đến 1000 DWT . Số nhà máy trên ngoài nhiệm vụ đóng và sửa chữa tàu quân đội, hàng năm có thể tham gia đóng mới khoảng 30 chiếc /năm tàu đến 1000DWT; sửa chữa khoảng 50 lượt chiếc năm cỡ tàu đến 1000DWT và 10 chiếc /năm cỡ tàu 10000-20000 DWT. 2.2.2. Về phân bổ các nhà máy Các nhà máy chủ yếu tập trung ở khu vực phía bắc (18/34 nhà máy ) và các nhà máy ở khu vực phía nam (11/34 nhà máy) .Khu vực miền trung trên chiều dài 1400 km bờ biển hiện có NMLD Huyndai Vinasin và 5 nhà máy đóng mới , sửa chữa phương tiện thủy cỡ nhỏ. 2.2.3. Về công nghệ đóng- sửa chữa tàu Các nhà máy chủ yếu thuộc Tổng công ty CNTT Việt Nam trong mấy năm gần đây tuy đã được đầu tư chiều sâu ,đổi mới các trang thiết bị công nghệ như ở: NMĐT Phà Rừng,Bạch Đằng, Hạ Long ,Sông Cấm ...,đã sử dụng các thiết bị hàn ,cắt bán tự động, tự động(CNC) ,và cần trục sức nâng lớn để đóng tổng đoạn tàu 120T tại NMĐT Bạch Đằng và 70-80T tại NMĐT Hạ Long..., song tốc độ đầu tư còn chậm, chưa đồng bộ ,khả năng tự động hóa, cơ giới hóa chưa cao ,năng suất và sức cacnhj tranh của sản phẩm vẫn còn hạn chế mặc dầu đã được các chủ tàu trong và ngoài nước chấp nhận 2.2.4. Về các ngành công nghiệp phụ trợ Mạng công nghiệp vệ tinh đóng và sửa chữa tàu còn thiếu ,chưa đáp ứng được nhu cầu dóng tàu trong nước : Tổng Công ty thép Việt Nam hiên có 14 nhà máy sản xuất và cán thép với tổng công suất 3,3 triệu T/năm chủ yếu phục vụ cho xây dựng .Theo quy hoạch phat triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010, sản lượng thép trong nước đạt trên 6,5 triệu T/năm 2001.Chưa có sản phẩm thép tám phục vụ đóng tàu. Tổng công ty máy Động Lực và máy nông nghiệp –Bộ Quốc Phòng có 21 đơn vị thành viên, có thể sản xuất được các loại động cơ đến 80CV, lắp ráp động cơ thủy 160CV ,hộp số 6-90 CV ,xích neo tàu 10000DWT, máy điện 2-1000 KVA và định hướng đến năm 2010cos thể lắp ráp động cơ 1000CV. Tổng CTy CNTT Việt Nam bước đầu triển khai 2 dự án khu CNTT An Hồng ở Hải Phòng và Cái Lân ở Quảng Ninh,dự kiến sau năm 2005 KCN Cái Lân đi vào hoat động,khi đó mới có các sản phẩm thép đóng tàu và một số trang thiết bị phục vụ công nghiệp đóng tàu. Từ đầu năm 2003 tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam triệu đã chủ động đầu tư vào dây chuyền sản xuất vật liệu hàn chất lượng cao cho ngành công nghiệp đóng tàu áp dụng theo công nghệ của Đức, Pháp và Italya và đã cho ra một số que hàn tiêu chuẩn như que hàn điện NA6013, NB6013, NA7016, NA7018; dây hànkhis bảo vệ NA70S,; day hàn hồ quang chìm NA_EH 14; que hàn lõi thuốc NA71 T1, NA71 T5; que hàn trọng lực E7024. Do có sự đầu tư dây truyền công nghệ hiện đại đồng bộ nên sản phẩm vật kiệu hàn của chúng tôi đã đạt chất lượng cao và được 09 tổ chúc đăng kiểm hàng đàu the giới như VR, DNV, GL, Lloyd, NK, BV, ABS,ZSU,RRS chứng nhận về chất lượng đồng thời bình chọn là hàng việt nam chất lượng cao, huy chương vàng giải thưởng vifotec- Sáng tạo khoa học việt nam cho dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất vật liệu chất lượng cao dùng cho đóng tàu “Doanh thu của sản phẩm vật liệu hàn tăng lên nhanh chóng qua các năm, năm 2005 đạt trên 43 tỉ đồng, năm 2006 đạt trên 64 tỉ đồng, năm 2007 đạt trên 81 tỉ đồng và phấn đấu đạt 105 tỉ đồng trong năm 2008 tăng 244% so với năm 2005 Hiện nay các sản phẩm vật liệu hàn đã đạt được mức độ nội địa hóa trên 85% ,do đó đã giảm chi phí sản xuất ,hạ giá thành sản phẩm ,tăng tính cạnh tranh với các dong sản phẩm tương tự trong nước và quốc tế.Tổng công ty chúng tôi đã và đang xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu vật liệu hàn sang các nước châu âu như Nga, Đức...Châu á như Ấn Đôn, Hàn Quốc.... Tiếp theo thành công của sản xuất vạt liệu hàn chất lượng cao,tổng công ty đã đầu tư và chế tạo nhiều sản phẩm khác phục vụ cho CN đóng tàu như: Máy hàn tự động và bán tự động Chế tạo các sản phẩm từ copossite như: xuồng cứu sinh, phao cứu sinh... Đúc chân vịt đồng các loại có trọng lượng đến 4 tấn cho tàu có trọng tải đến 10000DWT Đã thiết kế chế tạo máy ép chấn tôn 400T,máy ép 1200T,2000T, máy lốc tôn 6m và 12m. Chế tạo ,lắp ráp các thiết bị nâng hạ như: cầu trục trong nhà xưởng đến 50T,cổng trục đến 150T,cần truc tới 150T,cẩu chân đế 50T Thiết kế chế tạo máy ve chỏm cầu Bên cành đó ,tổng công ty công ty đang chuẩn bị triển khai thêm các dự án phục vụ cho ngánh đóng tàu như: Dự án sản xuất cáp thép Dự án sản xuất cáp điện tàu thủy Dự án đúc chân vịt đồng có đường kính 10m Dự án sản xuất hệ trục chân vịt Các dự án trên sẽ góp phần tăng tỉ lệ nội địa hóa và chủ động về tiến độ cũng như hạ giá thành sản phẩm đóng tàu trong thời gian tới. Viện máy và dụng cụ công nghiệp cũng đã thành lập thành công nhà máy chế tạo lắp ráp máy cắt ki, loại: Năm 1999-2000 qua quá trình khảo sát nhu cầu thị trường cùng với khả năng và kinh nghiêm hiện có của đội ngũ khoa học viên máy và viện máy và dụng cụ công nghiệp (IMI) đã bảo vệ thành công Dự án sản xuất thử nghiệm :hoàn thiên công nghệ chế tạo ,lắp ráp máy cắt kim loại tấm bằng khí gas-plasma điều khiển CNC. Dự án này đã được hội đồng nghiệm thu nhà nước đánh giá cao. Từ năm 2000 đến nay viện IMI đã chế tạo trên 40 máy cắt kim loại tấm bằng khí gas-plasma với nhiều chủng loại gam máy khác nhau: Bảng 6: kích cỡ gam máy cắt kim loại điều khiển CNC đã được chế tạo tại viện máy và dụng cụ công nghiệp. Kiểu máy chiều rộng cắt chiều dài cắt khoảng cách đường tâm ray(mm) CP -1350-CNC 1300 5000 2100 CP -2580-CNC 2500 8000 3300 CP -31120-CNC 3100 8000 4240 CP -66200-CNC 6600 20000 7000 CP -90200-CNC 9000 20000 9400 Số máy này đã được cung cấp cho hầu hết các dự án trọng điểm của tập đoàn CNTTVN Vinasin để thực hiện các hợp đồng đóng tàu lớn với nước ngoài theo chương trình phát triển công nghiệp đóng tàu việt nam do chính phủ định hướng cho ngành công nghiệp này , như đóng tàu cho nước Vương Quốc Anh, Nhật Bản,Hàn quốc... Cung cấp máy cho các khu CN: Dung Quất, Đà Nẵng và các nhà máy đóng tàu thuộc VINASIN , các cơ sở sản xuất thép kết cấu .Với số máy được chế tạo tại viện IMI đã đáp ứng được năng lực thiết bị cho các đơn vị có nhu cầu trong những năm qua ,mặt khác giúp cho nhà nước tiết kiệm được một khoản lớn về ngoại tệ và không phải nhập khẩu loại máy này từ nước ngoài , hơn nữa xhungs ta đã chủ động hoàn toàn trong lĩnh vực chế tạo máy cắt kim loại bằng khí gas-plasma .Điểm đáng tự hào cho ngành cơ khí chế tạo việt nam là viện IMI đã chủ động chế tạo đáp ứng không những cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu được loại máy này cho các nước như: thailan, bangladet.... Với những thành tích về áp dụng các tiến bộ KH công nghệ viện IMI đã được trao giải thưởng khoa học công nghệ vifotech và giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ cho máy này. Những lợi ich kinh tế đem lại: Số lượng máy cắt đã cung cấp cho thị trường là 40 máy trong đó cung cấp trong nước la 34 máy ,xuất khẩu 6 máy ,mang lai doanh thu và tiết kiệm ngoại tệ theo bảng dưới đây: Bảng 7: thiết bị sản xuất được trong thơi gian qua tên thiết bị cung cấp số lượng giá ngoại nhập giá của IMI(USD) số tiền tiết kiệm(USD) xuất khẩu ra nước ngoài 6 máy 451,973 150,658 301,316 cung cấp trong nước 34 máy 5,183,895 1,727,965 3,455,930 Tổng cộng 40 máy 5,635,868 1,878,623 3,757,246 Làm chủ về mặt thiết kế và chế tạo và chuyển giao công nghệ ,bảo hành sửa chữa dịch vụ sau bán hàng tới khách hàng kịp thời ,đáp ứng tiến độ sản xuât. Tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước Đào tạo được đội ngũ kĩ sư và công nhân kĩ thuật lành nghề Để chế tạo loại thiết bị này viện IMI đã phải tập trung và huy động các nguồn vốn từ nhiều tổ chức và các thành phần kinh tế trong đó có cả việc huy động vốn nhàn rỗi của CBCNV trong viên nhằm có đủ kinh phí cho viêc chế tạo máy .Dứng trước những khó khăn về tài chính hiện nay .Viện IMI đã cung cấp nhiều thiết bị này cho các đơn vị trong VINASIN nhưng số nợ má VINASIN đã nợ viện IMI lên tới 8 tỉ đồng ,đây là số tiens so với nèn kinh tế chung là không lớn nhưng đối với viện IMI là cần thiết vì nó còn liên quan đến lãi suất của nhiều tổ chức như: ngân hàng ,các đơn vị bạn và một số CBCNV của viện .Viện IMI đã nhiều lần làm việc với các đơn vị thuộc VINASIN để giải quyết số nợ này nhưng vì khó khăn hiện nay của VINASIN là khủng hoảng vốn nên nhiều đơn vị như viên IMI không biết có đến cửa nào để giãi bày tâm sự nhằm thu lại được số vốn và công sức bỏ ra đóng góp cho nền kinh tế chung của đất nước. Để phục phụ cho ngành công nghiệp đóng tàu tổng công ty tàu thủy Bạch Đằng cũng đã đầu tư xây dựng 3 nhà máy phụ trợ là nhà máy sản xuất và lắp ráp động cơ diesel An Hồng, nhà máy chế tạo và lắp ráp động cơ diesel ManB&W,và nhà máy lắp ráp máy Mitsubishi. Theo thỏa thuận được thể hiên tai hợp đồng hợp tác ,IF sẽ chuyển giao công nghệ chế tạo động cơ hàng hải cho Vinasin theo từng giai đoạn.Vinasin sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất và lắp ráp động cơ theo thiết kế của IF( do Bạch Đằng làm chủ đầu tư).Đồng thời với việc tiến hành nhập khẩu các chi tiết và cấu kiện động cơ mà năng lực kĩ thuật và trình độ công nghệ trong nước chưa đủ khả năng chế tạo.Những chi tiết đơn giản sẽ được nội địa hóa từ năm đầu hoạt động , tiến tới việc nội địa các chi tiết khác có kết cấu phức tạp hơn.Theo lộ trình đó đến năm 2010 sẽ đạt tỉ lệ nội địa hóa 60% sản phẩm. Năng lực sản xuất của nhà máy Hồng An (máy IF): Bảng 8: động cơ diesel và máy phát điện đồng bộ dùng cho ngành hàng hải, đường sắt... kí hiệu động cơ công suất (hp) tốc độ(RPM) loại hôp số của ZE tỉ số truyền IF1300 L1306 T2 CCH 300 1800 1800 4.536 VH1306 T2 CCH 450 2100 2100 4.960 V1312 T2 CCH 675 2100 2100 5.138 IF1700 V1708 T2 CCH 950 1800 BW 251 4.792 V1712 T2 CCH 1430 1800 BW 461 5.037 V1716 T2 CCH 1905 1800 BW 750 4.392 Công suất nhà máy 300 động cơ/năm 90 máy phát điện đồng bộ /năm Kế hoạch của nhà máy theo từng giai đoạn như sau: Năm 1: đạt 30% công suất ~ 50 chiếc(có 50 chiếc dùng cho Genset) Năm 2: đạt 85% công suất ~ 255 chiếc(có 77 chiếc dùng cho Genset) Năm 3: đạt 90% công suất ~ 270 chiếc(có 81 chiếc dùng cho Genset) Năm 4: đạt 95% công suất ~ 285 chiếc(có 86 chiếc dùng cho Genset) Năm 5: đạt 100% công suất ~ 300 chiếc(có 90 chiếc dùng cho Genset) Thời gian nhà máy dự kiến đi vào sản xuất : vào cuối tháng 9 /2009 Theo hợp đồng lixăng giữa VInasin và Man BW thì Man sẽ cung cấp cho Vinasin các tài liệu kĩ thuật cần thiết cũng như các dịch vụ về đào tạo, chuyên gia chế tạo ,lắp ráp và kiểm tra các loại động cơ của Man.Các động cơ do Vinasin sản xuất trước mắt sẽ dược lắp ráp từ các chi tiết dang CKD và được thử nghiệm và giám sát theo quy trình kĩ thuật của Man.Đồng thời Vinasin sẽ đầu tư các máy móc và thiết bị để gia công,chế tạo các chi tiết của động cơ trên cơ sở thiết kế của hãng để phấn đấu đạt tỉ lệ nội địa hóa 60% vào năm 2010. Năng lực sản xuất của nhà máy Man: Bảng 9: động cơ máy chính dùng cho hàng hải Kí hiệu động cơ Đường kính/hành trình(mm) Công suất(kw) Tốc độ(RPM) S35MC 350x1.400 2.960-8.880 173 S42MC 420x1.764 4.320-12.960 136 S46MC 460x1.932 5.420-10.480 129 S50MC-C 500x2.000 6.320-12.640 127 S60MC-C 600x2.400 9.040-18.080 105 S70MC 700x2.674 11.240-22.480 91 Công suất nhà máy : 20 chiếc /năm Kế hoạch sản xuất của nhà máy trong từng giai đoạn như sau: +Năm thứ nhất: đạt 30% công suất ~06 chiếc + Năm thứ hai: đạt 60% công suất ~12 chiếc + Năm thứ ba: đạt 80% công suất ~16 chiếc +Năm thứ 4 trở đi: đạt 100% công suất ~20 chiếc Nhà máy lắp ráp máy Mítubishi: các động cơ do công ty sauats trước mắt sẽ được lắp ráp từ các chi tiết dạng CKD và được thử nghiệm giám sát theo quy trình kỹ thuật của Mítushi. Đồng thời công ty dóng tàu Bạch Đằng sẽ đầu tư các thiết bị máy móc để gia công chế tạo các chi tiết của động cơ trên cơ sở thiết kế của Mítushi để tăng tỷ lệ nội địa hóa. Năng lực sản xuất của nhà máy Misubishi: Bảng 10: động cơ máy chính dùng cho hàng hải Stt kí hiệu động cơ Đường kính/hành trình(mm) Công suất(kw/hp Tốc độ(RPM) 1 7UEC45LA 450/1.350 6.230/8.400 158 2 8UEC45LA 450/1.350 7.120/9.600 158 3 8UEC52LA 520/1.600 9.440/12800 133 4 8UEC60LA 600/1.900 12.400/16.800 110 5 8UEC60LSE 600/2.400 18.040/24.520 105 6 7UEC68LSE 680/2.690 20.580/28.000 95 7 8UEC68LSE 680/2.690 23.520/32.000 95 Công suất nhà máy là 18 chiếc /năm; bao gồm: 12 động cơ loại 5.000kw 06 động cơ loại 23.000kw Kế hoạch sản xuất của nhà máy trong từng giai đoạn như sau: Năm 1: đạt 30% công suất ~ 4 chiếc :5.000kw +2 chiếc :23.000kw Năm 2: đạt 50% công suất ~ 6 chiếc :5.000kw +3 chiếc :23.000kw Năm 3: đạt 70% công suất ~ 8 chiếc :5.000kw +4 chiếc :23.000kw Năm 4: đạt 90% công suất ~ 10 chiếc :5.000kw +5 chiếc :23.000kw Năm 5: đạt 1000% công suất ~ 12 chiếc :5.000kw +6 chiếc :23.000kw Nhà máy đã xuất xưởng chiếc máy đầu tiên vào tháng 02/2009. Thành lập từ năm 1960 ,với bề dày kinh nghiệm gần 50 năm chuyên thiết kế chế tạo bơm, van và quạt gió công nghiệp ,công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương hôm nay đã và đang chế tạo nhiều loại bơm ,van và quạt gió phục vụ cho ngành đóng tàu .Nhiều loại máy bơm đã được các công ty đóng tàu và sử dụng tàu lắp đặt cho cả tàu sông và tàu biển tại việt nam. Máy bơm, van và quạt gió phục vụ ngành đóng tàu có những đặc thù riêng như:vị trí lắp đặt gọn, yêu cầu chịu được các môi trương chất lỏng bơm khác nhau như nươc sông,nước biển và nước lợ; độ ổn định và độ bền cao; đảm bảo cho những con tàu hoạt động trong hoạt động khó khăn về việc bảo dưỡng sửa chữa ,đặc biệt là tàu biển...Vì vậy ,viêc thiết kế và chế tạo các loại sản phẩm này đòi hỏi phải có chuyên môn và kinh nghiệm ,kết hợp với việc hợp tác ,nghiên cứu nhũng yêu cầu ngày càng cao của ngành đóng tàu. Công ty CP chế tạo bơm Hải Dương trong những năm qua đã không ngừng đầu tư công nghệ ,đào tạo đội ngũ kĩ sư ,công nhân lành nghề có thể đảm nhận việc thiêt kế ,chế tạo các loại bơm,van và quạt gió cho nhành đóng tàu .Công ty rất mong nhận dược sự tin tưởng và ủng hộ của ngành đóng tàu và các cơ quan quản lí nhà nước để đầu tư chiều sâu,nâng cao chất lượng của chủng loại sản phẩm,cùng với các doanh nghiệp khác góp phần tạo nên ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành cn đóng tàu việt nam. Về năng lực hiện tại ,công ty CP chế tạo bơm Hải Dương có một dây truyền đồng bộ từ khâu thiết kế ,chế tạo,thử nghiệm ,bán hàng và dịch vụ lắp đặt bảo trì sau bán hàng. Công ty ó một dây chuyền đúc phôi với các công nghệ tiên tiến như: đúc khuôn cát nhựa Furan, khuôn cát thủy tinh –CO2, khuôn cát- đất sét dập máy...có thể luyện nhiều mác kim loại khác nhau như gang, thép hợp kim, ,thép không gỉ, hợp kim đồng chất lượng cao.Đặc biệt năm 2006 công ty đã hợp tác với viện vật liệu thuộc viện khoa học Việt Nam ứng dụng sản xuất bạc bơm li tâm bằng cao su nano cho bơm li tâm trục đứng lắp trên tàu biển , kết quả bơm rất tốt và có độ bền cao. Dây truyền gia công động cơ ,lắp ráp và trạm thử nghiệm của công ty có đầy đủ các thiết bị ,dụng cụ đảm bảo sản xuất các sản phẩm phù hợp với các tiêu chuản Việt Nam và quốc tế nhưJIS, ISO Hệ thống quản lí chất lượng và môi trường của công ty áp dụng theo tiêu chuẩn ISO9001: 2000 và ISO 14001:2004. Sản phẩm của công ty có hàng trăm loại ,bao gồm :các loại máy bơm có lưu lượng đến 20000m3/giờ ,cột cao áp đến 350m; van đường kính lỗ thông đến 600mm,áp lực làm viêc đến 16kG/cm2,Quạt gió có lưu lượng đến 180000m3/h.Các sản phẩm đó đã được khách hàng tín nhiệm trên cả nước trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân như: phục vụ nông nghiệp,thủy lợi ,khai khoáng, đóng tàu,thủy điện ,nhiệt điện, xây dựng ,cấp thoát nước và các day chuyền công nghiệp sản xuất mía đường, sản xuât giấy... Với kinh nghiệm và năng lực sản xuất hiện tại ,công ty tiếp tục chủ trương mở rộng sản xuất ,đàu tư them các thiêt bị công nghệ ,hợp tác kĩ thuật và đào tạo với các trường đại học ,các viện nghiên cứu khoa học trong nước và các hãng sản xuất bơm,van lớn trên thế giới nếu được sự ủng hộ ,sự tin dùng của ngành đóng tàu và các cơ quan quản lí nhà nước ,công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương sẽ đóng góp xứng đáng vào việc xây dụng một ngành công nghiệp hỗ trợ đóng tàu Việt Nam Với sự đầu tư xây dựng các nhà máy phụ trợ như trên thì hy vọng trong tương lai không xa ngành công nghiệp tàu thủy của Việt Nam sẽ nâng được tỷ lệ nội địa hóa lên 70%, từ đó gia tăng giá trị của một con tùa đóng mới lên 80-90% góp phần phát triển đất nước. Tuy nhiên ngành chưa phát triển được như nhu cầu mong muốn do một số nguyên nhân sau: Chưa thực sự nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước như những ngành công nghiệp mũi nhọn khác: chưa có chính sách cho vay ưu đãi hay bảo hộ các sản phẩm sản xuất ra để thu hút các nhà đầu tư vào ngành. Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng rãi hầu như chưa được hình thành Những khó khăn hạn chế về nguồn nhân lực: sinh viên ra trường không được làm đúng chuyên môn mình được đào tạo, sinh viên thiếu sự năng động,… Khâu thiết kế rất yếu do nhiều nguyên nhân do: cơ cử thực nghiệm và kiểm nghiệm chưa đạt yêu cầu, đội ngũ cán bộ chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của ngành, trình độ chuyên môn thấp,… Công tác chuyển giao công ngệ chưa hiệu quả Thiếu sự kết hợp phát triển của các ngành liên quan như sản xuất thép, sơn,… Năng lực sản xuất thấp Chương III: Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu trong giai đoạn đến năm 2020 1. Định hướng phát triển các ngành phụ trợ 1.1. Căn cứ xác định phương hướng phát triển của ngành công nghiệp tàu thủy nước ta Ngành công nghiệp phụ trợ của nước ta có thể phát triển theo định hướng thứ tự ưu tiên hoặc cũng có thể nhảy vọt không tuân theo thư tự từ đơn giản tới phức tạp. Ưu tiên theo điều kiện địa lý, địa hình của đất nước, lợi thế đi dần từ nhỏ tới lớn, lợi thế của nước đi sau có thể sản xuất trước những bộ phận mà VIệt Nam ta có khả năng như phần tin học Việt Nam ta rất phát triển ta có thể vận dụng vào trong ngành công nghiệp tàu thủy để sản xuất hệ thống điều khiển tự động trên tàu. Theo điều kiện ưu tiên về địa lý nước ta có rất nhiều điều kiện để phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, với lợi thế bờ iển dài, nhiều eo vịnh, bến bãi, hơn nữa nước ta lại năm trong vùng trung gian giao thông đường thủy của nhiều Quốc gia. Với tất cả các lợi thế đó là những điều kiện rất thuận lợi để nước ta có thêm động lực coi ngành công nghiệp đóng tàu là một ngành công nghiệp đầy tiềm năng cần đầu tư phát triển. Nước ta là một nước đi sau trong việc phát triển ngành công nghiệp đóng tàu của thế giới, do đó nước ta có nhiều điều kiện để chuyển giao công nghệ, ưng dụng những thành tựu của các nước đi trước rút ngắn được tời gian và tiền bạc rất nhiều cho việc phát triển một ngành công nghiệp đóng tùa phát triển. Đó chính là lợi thế của các nước đi sau Hơn nữa nước ta là một nước tương đối dồi dào nguồn nhân công giá rẻ, do đó ta nên đầu tư vào những chi tiết chế tạo mà cần nhiều lao động, mà có thể sử dụng cả lao động phổ thông thì càng tốt. dựa vào lợi thế này thì ngành công nghiệp phụ trợ của nước ta nên bắt đầu từ việc sản xuất các chi tiết nhỏ nhất như các vật liệu que hàn phục phụ đóng tàu, máy các loại chủ yếu là nhập khẩu công nghệ. Việt Nam ta là một nước tương đối giàu tài nguyên, ta nên có chính sách để phát triển các công nghiệp phụ trợ mà sử dụng nhiều đến nguồn tài nguyên thiên nhiên như ngành sản xuất vỏ tàu bằng thép, ... Do cơ sở hạ tầng công nghiệp nặng và cơ khí chế tạo nước ta còn thấp, khả năng vốn đầu tư cũng hạn chế, nguồn nhân lực công nghiệp nặng chưa phát triển nên việc định hướng phát triển công nghiệp phụ trợ đóng tàu gặp nhiều khó khăn và phải có sự tính toán kỹ càng để phù hợp với điều kiện của Việt Nam, không giàn trải nhưng đảm bảo phát triển đồng bộ, kịp thời đảm bảo tính cạnh tranh cao. Việc phát triển ngành công nghiệp tàu thủy còn phải căn cứ vào chính sách phát triển công nghiệp nói chung của đất nước, vào quy hoạch phát triển công nghiệp chung của đất nước, vào sự ưu tiên, mục tiêu phát triển của đất nước từng giai đoạn. Trong quyết định phê duyệt duyệt Quy hoạch phát triển Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ đến năm 2020 Chính phủ đã có hướng quy hoạch phát triển ngành công ngiệp tàu thủy như sau: Về công nghiệp đóng tầu: tập trung nguồn lực phát triển mạnh công nghiệp đóng tầu. Đến năm 2020 xây dựng Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ thành Trung tâm đóng tầu lớn của Việt Nam, đồng thời là một trong những trung tâm công nghiệp tầu biển lớn và hiện đại của khu vực và thế giới, có thể đóng mới tầu vận tải đến 20 - 25 vạn DWT và các loại tầu chuyên dùng khác như tầu chở dầu, tầu container, tầu công trình, tầu thăm dò và khai thác dầu khí, tầu du lịch, tầu cá công suất lớn, tầu quân sự... đạt tiêu chuẩn quốc tế; Tiếp tục nâng cấp mở rộng các nhà máy đóng tầu Phà Rừng - Bạch Đằng, Bến Kiền, Nam Triệu (Hải Phòng); hoàn thiện Khu công nghiệp đóng tầu Cái Lân, nhà máy đóng tầu Hạ Long, Hà An (Quảng Ninh)... đáp ứng từ 80 - 85% nhu cầu sửa chữa tầu sông của Vùng Bắc Bộ và 45 - 50% nhu cầu đóng mới, sửa chữa tầu biển của cả nước. Sau năm 2010, triển khai xây dựng một số nhà máy đóng tầu quy mô lớn cùng công nghiệp phụ trợ tại Khu công nghiệp Đình Vũ - Cát Hải và các Khu công nghiệp Hải Hà, Đầm Nhà Mạc, Quang Vinh (Tiên Lãng)... Phát triển đồng bộ các cơ sở công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng tầu, tăng dần tỷ lệ nội địa hóa. Về công nghiệp thép: phát triển nhanh công nghiệp sản xuất thép, đáp ứng nhu cầu thép ngày càng lớn trong khu vực, nhất là cho công nghiệp đóng tầu. Tiếp tục mở rộng các nhà máy thép hiện có. Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thép khác, nhất là các nhà máy đúc phôi, sản xuất thép tấm, thép cao cấp... Ưu tiên xây dựng các nhà máy thép quy mô lớn tại Khu công nghiệp Đình Vũ - Cát Hải và Khu công nghiệp Hải Hà phục vụ công nghiệp đóng tầu. Đến năm 2010 quy mô sản xuất thép trong vành đai kinh tế đạt trên 5 triệu tấn/năm và năm 2020 đạt khoảng 15 triệu tấn/năm; 1.2. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển công nghiệp phụ trợ 1.2.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển công nghiệp phụ trợ đóng tàu Trong đóng tàu thì vỏ tàu và máy tàu là hai yếu tố quan tọng nhất, chiếm tỷ lệ lớn về giá trị con tàu. Do đó nếu chế tạo và sản xuất được thép đóng tàu và máy tàu thì ta sẽ nâng giá trị của tàu Việt Nam sản xuất ra rất cao. Nếu ta thành công trong việc chế tạo sản xuất thành công thép đóng tau, máy tàu và hệ thông trục chân vịt thì chúng ta đã có tỷ lệ nội địa dóa tăng thêm được 30%. Đây là những yếu tố then chốt trong ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu nên cần được ưu tiên đầu tư phát triển ngay. Việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nào cần được lựa chọn dựa trên cơ sở năng lực hiện có của chúng ta và khả năng hợp tác chuyển giao công nghệ với nước ngoài. Trên cơ sở đánh giá so sánh giưa khả năng và nguồn lực thì các ngành sau cần được ưu tiên phát triển: Thứ nhất đó là chế tạo thiết bị trên boong Thứ hai là chế tạo các loại máy phụ và phụ kiện đường ống Thứ ba là chế tạo tủ bảng điện, dây cáp điện, hệ thông tự động Thứ tư là chế tạo vật liệu phụ như vật liệu hàn, vật liệu chống ăn mòn và bảo vệ Thưa năm là chế tạo nội thất tàu thủy Nếu phát triển được các ngành chế tạo này thì ngành công nghiệp đóng tàu của nước ta đã được nội địa hóa từ 10% đến 20%. Để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu cần có sự phát triển kết hợp của nhiều ngành như công nghiệp cơ khí chế tạo, luyện kim, hóa chất,… Trong Chương trình Phát triển ngành Đóng tàu Việt Nam đã đề ra các mục tiêu chính của chương trình phát triển công nghiệp tàu thủy gồm ba giai đoạn thực hiện như sau: Giai đoạn 2002 -2005: Nâng cấp và đổi mới công nghệ tại các nhà máy đóng tàu hiện tại: Hạ Long, Nam Triệu, Bến Kiền, Bạch Đằng, Phà Rừng, Nhà máy đóng tàu Sài gòn để nâng cao năng lực sửa chữa và đóng mới. Các nhà máy đóng tàu trong tương lai sẽ có khả năng đóng mới những tàu thuyền lớn, tàu công-ten-nơ và tàu chở dầu trọng tải 12.000 DWT và sửa chữa tàu thuyền trọng tải 20.000 DWT và đặc biệt là 400.000 DWT tại liên doanh Huyndai-Vinashin. Hình thành một khu công nghiệp hỗ trợ trong liên doanh với đối tác nước ngoài nhằm sản xuất thép tấm và lắp ráp động cơ diezel 6000 CV và các thiết bị hàng hải trên tàu khác. Giai đoạn 2006 -2010: Tiếp tục nâng cấp Nhà máy Đóng tàu Nam Triệu để tăng cường năng lực sửa chữa và đóng mới tàu công-ten-nơ lên 50.000 DWT mỗi tàu. Hình thành các nhóm các nhà máy đóng tàu ở Dung Quất, Đồng Nai và Cà Mau, trong đó các xưởng đóng tàu ở Dung Quất sẽ sửa chữa và đóng mới tàu chở dầu trọng tải tới 100.000 DWT, ở Đồng Nai đóng mới tàu thuyền và tàu chở dầu trọng tải 30.000 DWT. Giai đoạn 2010 -2020: Dần dần di dời các nhà máy đóng tàu nằm ở trong thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng ra các khu công nghiệp ngoại ô thành phố. Ngoài kế hoạch cải tạo và xây mới các nhà máy đóng tàu trên toàn quốc, ngành đóng tàu cũng đang xây dựng một chiến lược nhằm dần dần cải thiện chất lượng đào tạo và các dịch vụ liên quan. Chiến lược này ưu tiên: Xây dựng một trung tâm mô hình tàu thủy quốc gia để phục vụ mục đích nghiên cứu. Hiện đại hóa công tác thiết kế và hệ thống kiểm soát quản lý cũng như xây dựng một website chính thức của ngành đóng tàu Việt Nam. Cộng tác với các trường đại học trong và ngoài nước để hình thành một trung tâm đào tạo đội ngũ cán bộ và nhà nghiên cứu hàng hải nhằm đảm bảo nguồn nhân lực bền vững và lâu dài cho ngành. Hợp tác với các đối tác nước ngoài trong đào tạo công nhân hàng hải để phục vụ công cuộc hiện đại hóa ngành đóng tàu. Trong đó Nhà nước cũng xác định Xu hướng sản xuất mới của ngành như sau: Ngành đóng tàu sẽ tập trung phát triển những sản phẩm sau: Tàu thuyền đánh bắt xa bờ bằng vật liệu composite, gỗ và thép có công suất 50 CV - 750 CV và được trang bị dụng cụ đánh bắt hiện đại. Tàu chở hàng từ 6.500 DWT – 30.000 DWT. Tàu công-ten-nơ từ 1000 TEU - 1500 TEU. Tàu chở dầu trọng tải tới 30.000 DWT. Tàu chở khí lỏng dung tích tới 5.000 m3. Tàu hút 500 CV - 4.000 CV. Tàu khách tốc độ cao 30 dặm/giờ. Tàu chở dầu thô trọng tải tới 100.000 DWT. Sửa chữa tàu trọng tải 400.000 DWT. Để thực hiện Chương trình Phát triển, ngành đóng tàu cần ít nhất 1,5 tỷ USD để hiện đại hóa hoạt động và nhập khẩu công nghệ tiên tiến. Theo kế hoạch vốn sẽ được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có 700 triệu USD từ các liên doanh, 150 triệu USD từ vốn vay nước ngoài và phần còn lại là các nguồn trong nước. Phần lớn số vốn đầu tư vào ngành đóng tàu sẽ được rót qua Vinashin. Trong giai đoạn 2002-2005, ngành đóng tàu cần 519 triệu USD đề nhập khẩu công nghệ mới đóng tàu với trọng tải 50.000 DWT mỗi tàu và khoảng 780 triệu USD để đóng tàu với trọng tải tới 100.000 DWT mỗi tàu trong những năm tiếp theo. Nhiệm vụ trong thời gian tới cũng bao gồm cả công tác sửa chữa tàu thuyền và các dàn khoan ngoài khơi để có thể nâng trọng tải lên 400.000 tấn tại Nhà máy Liên doanh Đóng tàu Huyndai-Vinashin. Kế hoạch này mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất Đan Mạch xuất khẩu các máy móc, thiết bị, cấu kiện, bí quyết sản xuất liên quan tới sửa chữa và đóng tàu. Công việc bắt đầu tại Công ty Công nghiệp Tàu thủy Cái Lân, một nhà máy đóng tàu lớn nhất tại tỉnh Quảng Ninh. Nằm trong khu liên hợp rộng 36,39 ha là một nhà máy nhiệt điện, một xưởng cán thép đóng tàu, một nhà máy thép xây dựng và một công ty kho vận. Dự án này sẽ hỗ trợ ngành đóng tàu Việt Nam theo kịp khu vực và thế giới. Một khoản vay ưu đăi 99,8 triệu USD mới đây đă được thương thảo với chính quyền Trung Quốc để xây dựng nhà máy đóng tàu Dung Quất được dự tính sẽ đưa vào vận hành vào năm 2008. Tổng công ty Đóng tàu Việt Nam đă đặt mục tiêu sẽ tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 60-70% vào năm 2020. Theo đó, công ty sẽ đặt hai nhóm nhà máy đóng tàu tại Sài Gòn và Cần Thơ để lắp ráp động cơ diesel, xích neo hộp số, nồi hơi và trang thiết bị trên tàu. Tại các tỉnh phía Bắc, mười nhà máy đóng tàu sẽ được nâng cấp và 7 cầu cảng sẽ được xây dựng để phục vụ công nghiệp đóng tàu tại Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội.   Những nhà máy đóng tàu trong khu vực này sẽ đóng tàu container, sửa chữa và đóng mới có trọng tải lên tới 50.000 DWT, sản xuất que hàn, trang thiết bị tàu thuyền. Ở miền Trung, chín nhà máy đóng tàu sẽ được nâng cấp và một nhà máy sẽ được xây mới tại Dung Quất để sửa chữa và đóng mới tàu chở dầu trọng tải 100.000 DWT với vốn đầu tư 152 triệu USD. Ở miền Nam, bốn nhà máy đóng tàu sẽ được nâng cấp và bốn nhà máy sẽ được xây mới. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong tương lai là Châu Âu và Nhật Bản được coi là những thị trường vận tải đường thủy lớn có tiềm lực đóng tàu. Công nghiệp đóng tàu là một thị trường thuận lợi để chuyển giao công nghệ. Dễ nhận thấy nhu cầu vật liệu và thiết bị cho ngành đóng tàu công nghiệp sẽ tăng trong 10 năm tới. Cho tới nay nhìn chung các thiết bị nhập khẩu gồm có động cơ thủy diesel, cơ cấu lái thủy lực, cần trục tới 120 tấn, máy nén khí, máy nghiền tay quay, máy cắt plasma, máy hàn và các thiết bị khác trên tàu. Chuyển giao công nghệ trong ngành cũng là một quan hệ hợp tác phổ biến khác với đối tác nước ngoài mà các nhà máy đóng tàu ưu chuộng như một giải pháp hữu hiệu để cải thiện bản thân. Hiện tại, hàm lượng nội địa trong ngành đóng tàu mới chỉ có 30-35%. Phần đóng góp này bao gồm nhân công, vật liệu phụ và một số phụ kiện khác trong khi các trang thiết bị và động cơ chính là nhập khẩu. Vinashin hi vọng sẽ tăng hàm lượng nội địa lên 60% vào năm 2010 bằng cách xây dựng một nhà mày lắp ráp động cơ diezel công suất 20.000hp tại Hải Phòng và những xí nghiệp được xây mới để sản xuất thiết bị cho tàu thuyền và que hàn. Hiện nay tổng công ty đóng tàu Việt Nam( vinashin) cùng với các đơn vị cơ khí chế tạo trong bộ Quốc Phòng, bộ Công thương, đăc biệt là thông qua sự phối hợp của HIệp hội cơ khí VIệt Nam đã và đang triển khai một số ngành công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo và sản xuất vật liệu, vật tư đóng tàu. Vinashin sẽ không đầu tư vào sản xuất những cái mà các doanh nghiệp ngoài Vinashin có thể sản xuất được, mà sẽ tập trung vào sản xuất các sản phẩm mà các doanh nghiệpkhác không sản xuất được như thép đóng tàu, động cơ, máy móc thiết bị trên tàu, phụ kiện điện tàu thu, nội thất tàu thủy,… 1.2.2. Kế hoạch thực hiện Hiện nay tập đoàn Vinashin đang đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiêp tàu thủy ở cả ba vung Bắc, Trung, Nam để xây dựng các nhà máy công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu bao gồm: Khu công nghiệp Cái Lân – Quảng Ninh, công ty cổ phần thép Cửu Long Vinashin, công ty CP thép Kansai - Viashin – Hải Phòng có nhà máy cán nóng thép đóng tàu, sản xuất thép cán hình với công suất mỗi nhà máy cỡ 500000 tấn\ năm, nhà máy sản xuất chi tiết phụ kiện, kết cấu thép, nhà máy cửa tàu thủy,.. Khu công nghiệp An Hồng – Hải Phòng, tổng công ty đóng tàu Bạch Đằng với các nhà máy sản xuất đôgnj cơ Diesel cao tốc bốn thì công suất từ 300 đến 3000 sức ngựa theo lixang của IF Italia, nahf máy động cơ Diesel thấp cỡ lớn lắp cho tàu thủy theo lixang của Man B&W, Đan Mạch với công suất 9000 sức ngựa, nhà máy sản xuất nồi hpi tàu thủy liên doanh vpus Aaborg Industry Đan Mạch, nhà máy sản xuất nội thất tàu thủy liên daonh với Sejin Hàn quốc và các nhà máy sản xuất các loại tpif, thiết bị trên boong,.. Khu công nghiệp Lai Vu Hải Dương: với tổ gia công cơ khí chính xác, cơ khi nặng chuyên chế tạo các loại pittong thủy lực, các dây chuyền công nghệ tự động đóng tàu, các dây chuyền công nghệ cho nhà máy xi măng, nhiệt điện các kết cấu thép phi tiêu chuẩn, các phụ tùng phụ kiệ cho động cơ Diesel công suất lớn. Ngoiaf ra tại khu công nghiệpLai Vu Tâph đoàn Vinashin đang đầu tư nhà máy sản xuất container 30000 TEU\năm, nhà máy sản xuất block tàu thủy, nhà máy gỗ nội thất, nhà máy chế tạo tu bảng điện, dây cáp điện, nhà máy chế tạo sản xuất các loại phụ kiện đường ống, nhà máy sản xuất thép cường độ cao,… Khu công nghiệp tàu thuy Bắc Giang Khu công nghiệp tàu thủy Đình Vũ – Hải phòng Khu công nghiệp tàu thủy MỸ Trung Nam Định Khu công nghiệp Dung Quất Quảng Ngãi Khu công nghiệp Soài Rạp Tiền Giang Khu công nghiệp Hậu Giang Khu công nghiệp Năm Căn CÀ Mau Ngoài ra còn một khu công nghiệp khác nữa như Hải Hà QUảng Ninh, Lạch Giang Nam định, Văn Úc hải PHòng,…cũng đang được đầu tư xây dựng. Các sản phẩm mục tiêu của ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu: Thép đóng tàu: theo kế hoạch sản xuất thép đaongs tàu theo hình thức liên doanh hoặc chuyển giao công nghệ từ các hãng sản xuất thép nổi tiếng trên thế giới để chế tạo các loại thép phục phụ đóng tàu như thép tấm kích thước lớn 24m*4,5m*0,05m, thép hình các loại, thép ống không hàn, thép cường độ cao, thép không rỉ. Động cơ tàu thủy: trên cơ sở mua xicăng của các hãng động cơ hàng đầu thế giới như Man, B&W, wartsila, Mitsubisi, Yanma. Vinashin sẽ lắp và tiến hành tiến tới chế tạo được tất cả các gam máy tàu từ thấp tốc, trung tốc đến cao tốc với công suất từ 300 sức ngựa tới 600000 sức ngựa Nồi hơi tàu thủy: Vinashin đang liên doanh với Aalborg, Industry – Đan Mạch để sản xuất các loại nồi hơi cho tàu 53000 tấn, tàu container 1700 TEU và xuất khẩu sang nước thứ ba. Nắp hầm hàng và cần cẩu tàu thủy: vinashin đã liên doanh với Macgregor để chế tạo các nắp hầm hàng tấm lớn đóng mở thủy lực cho các tàu 53000 tấn, tàu container 1700 TEU và xuất khẩu sang các nước thứ ba Máy lái và các hệ thống điều kiển cho các tàu có trọng tải lớn: vinashin đang đàm phán liên doanh với Rolls Royce để chế tạo máy lái và hệ thống điều khiển tàu tại Việt nam. Các loại tời làm dây, làm neo, xích neo, neo và các trang bị trên boong cũng sẽ được chế tạo theo thiết kế và tiêu chuẩn quốc tế tại các nhà máy công nghiệp phụ trợ của Vinashin trong năm 2008-2010. Các loại tủ bảng điện tàu thủy, cáp điện tàu thủy sẽ được chế tạo từ năm 2008 – 2010. Toàn bộ nội thất tàu thủy đang được chế tạo tại liên doanh Sejin Vinashin và một số nhà máy công nghiệp phụ trợ khác. Bơm van và các phụ tùng đường ống đang được trienr khai chế tạo. Các loại đặc trưng sẽ được chế tạo theo licăng. Các loại vật tư phụ như: sơn tàu thủy: vật liệu hàn, bu lông, các laoij ốc vít,… cũng đang được Vinashin thiết kế sản xuất. 2. Các giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu Mục tiêu năm 2010 chúng ta sẽ nâng tỷ lệ nội địa hóa trong ngành đóng tàu lên 60% tổng giá trị con tàu. Sau 2015 nước ta sẽ cơ bản đáp ứng được yêu cầu cung cấp các vật tư, thiết bị, máy, móc đóng tàu, tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 70% giá trị con tàu, đảm bảo khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Như vậy việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu là hết sức cấp bách, muốn vậy ta cần một số giải pháp như sau: 2.1. Quy hoạch phù hợp và hiệu quả 2.1.1. Nội dung cơ bản của quy hoạch CNTTVN đến 2010 và định hướng đến 2020 mục tiêu phát triển quy hoạch Xây dựng ,phát triển nhành CNTTVN đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội của đất nước ,củng cố an ninh quốc phòng; đồng thời đáp ứng nhu cấu phát triển đội đóng tàu quốc gia có sản phẩm tàu thuỷ xuất khẩu ra nước ngoài .Phấn đấu đến năm 2010 đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có nền công nghiệp tàu thuỷ phát triển vào loại trung bình tiên tiến trong khu vực. Từng bước nâng cao chất lượng đóng mới và sửa chữa tàu biển , chú trọng sản suất các loại vật tư , trang thiết bị để đến năm 2010 đạt tỉ lệ nội địa hoá các sản phẩm đóng mới đến 60% Tập trung xây dựng mới một số nhà máy trọng điểm đóng và sửa chữa tàu lớn từ 30000-100000DWT có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực. Ưu tiên cải tạo, nâng cấp và đầu tư chiều sâu các nhà máy hiện có ; nhanh chóng đổi mới công nghệ , thiết bị và ứng dụng thành công công nghệ tiên tiến hiện đại(Đặc biệt các nhà máy xây dựng mới ) Tập trung phát triển và hoàn thiện cơ sở vật chất , đổi mới quá tring đào tạo –nghiên cứu thiết kế ,phấn đấu đến năm 2010 nghành CNTTVN chủ động được về mătk kĩ thuật từ khâu thiết kế , đăng kiểm đến đóng mới đối cới loại tàu chở hàng có trọng tải đến 50000DWT. 2.1.2. Quan điểm phát triển quy hoạch Phát huy nội lực là chính ,huy động mọi nguồn vốn để phát triển đồng bộ nghành CNTTVN..Quá trìng phát triển ngành CNTTVN phải phù hợp với chiến lược , quy hoạch phát triển giao thông vận tải và các ngành các địa phương liên quan ; đồng thời phải gắn với nhu cầu và xu thế phát triển của thị trường đóng tàu khu vực.Phát triển ngành CNTTVN phải gắn mục tiêu phát triển KTXH với việc đảm bảo tăng cường an ninh quốc phòng . 2.1.3. Nội dung quy hoạch Đến năm 2010 mạng lưới CNTTVN có 36 nhà máy đóng và sửa chữa tàu ,6 cơ sở công nghiệp khu vực và 8 nhà máy đóng tàu ,sửa chữa tàu quân đội đảm bảo viêc đóng tàu và sửa chữa tàu thuỷ toàn quốc ,trong đó các nhà máy thuộc tổng công ty Công nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam giữ vai trò chủ lực, nòng cốt trong quy hoạch ; các nhà máy đóng , sửa chữa tàu thuộc các ngành khác và địa phương quản lí có chức năng chủ yếu là sửa chữa , đónh mới các tàu thuỷ sản ,tàu khách ,tàu công trình , các phương tiện thuỷ nội đian đến 3500DWT; mạng lưới các nhà máy đóng tàu quân đội chủ yếu được cải tạo ,nâng cấp trên cơ sở hiện có với chức năng chính là đóng mới , sửa chữa các tàu quân sự và kết hợp tham gia đóng tàu vận tải trọng tải đến 10000DWT. Mạng lưới các khu công nghiệp phục vụ đóng tàu gồm: xây dựng mới khu CNTT tại cảng Cái Lân(Quảng Ninh),KCNTT tịa An Hồng ( Hải Phòng).Duy trì năng lực công ty VNTT Ngô Quyền và Hồng Bàng tại thành phố Hải Phòng để sản xuất khí công nghiệp ,vật liệu chống cháy nổ ,phá dỡ tàu cũ ,sau năm 2010 sẽ di dời 2 cơ sở này ra khỏi khu vực thành phố .Xây dựng mới khu CNTT tại bình chánh (TP Hồ Chí Minh) hoặc tại Long Sơn (Bà Rịa- Vũng Tàu) để lắp ráp động cơ Diezen,sản xuất các thiết bị phục vụ đóng tàu. Quy mô và năng lực sản xuất: Ngành CNTTVN đảm nhận đóng mới hầu hết các phương tiện tàu thuỷ nội địa ,tàu công trình ,tàu hải sản ,tàu vận tải biển trọng tải đến 15.000DWT; phấn đấu đảm nhận 70-75% nhu cầu đóng tàu hàng tổng hợp loại từ 20000-50000DWT và tàu trở dầu thô 100000DWT, tronh đó giai đoạn 2001-2005 tập trung đáp ứng chương trình đóng 32 tàu cho Cty hàng hải Việt Nam.Sửa chữa đồng bộ tất cả các tàu cấp đội tàu quốc gia có trọng tải đến 100000DWT tại các nhà máy đóng tàu trong nước và đến 400000DWT tại các nhà máy liên doanh với nước ngoài. 2.2. Khuôn khổ pháp lý Nhà nước cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy công nghiệp phụ trợ phát triển. Việt Nam cần có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để hình thành tập đoàn tàu thủy và có quy hoạch cụ thể ngành phụ trợ nào thuộc tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước vào đầu tư sản xuất. Phải có quy định rõ ràng về điều này tránh để ngành công nghiệp tàu thủy phát triển được nhưng lại bị phụ thuộc vào nước ngoài. Những bộ phận nào mà khả năng Việt Nam có khả năng đầu tư để sản xuất thì nên quy hoạch thành lập các nhà máy sản xuất thuộc tập đoàn công nghiệp đóng tàu Việt Nam, còn những bộ phận nào mà đòi hỏi quá nhiều vốn, nhiều công nghệ tiến tiến hiện đại thì có thể để các doanh nghiệp tư nhân khác, hoặc các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư sản xuất cùng. Cần cải cách thủ tục hành chính ưu tiên cho các thủ tục liên quan tới các dự án đầu tư cho đóng tàu, hoặc công nghiệp phụ trợ đóng tàu. Chính sách mở cho các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài có mong muốn đầu tư vào ngành công nghiệp đóng tàu hoặc công nghiệp phụ trợ đóng tàu. Công khai các dự án đầu tư quy hoạch mới, thêm quy phạm cho các doanh nghiêp tư nhân tham gia vào đấu thầu xây dựng các nhà xưởng mới, các xưởng sửa chữa mới. 2.3. Các chính sách hỗ trợ của Nhà Nước 2.3.1. Chính sách tín dụng đầu tư Các dự án đấu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm được vay vốn tín dụng đầu tư cảu nhà Nước tới tối đa 85% tổng mức vốn đầu tư cho dự án (không bao gồm vốn lưu động), thời hạn cho vay và thời hạn ân hạn phù hợp với quy định về tín dụng đầu tư của Nhà Nước. Các trường hợp đặc biệt cụ thể phải được Nhà Nước xem xét bảo lãnh tạo điều kiện thuận lợi để được vay vốn. Chính sách cho thuê, mua mặt bằng ưu đái. Dô đặc thù của ngành là cần một diện tích mặt bằng rất lớn, do đó để đầu tư vào ngành thì chi phí cho mặt bằng là rất lớn cần được Nhà Nước hỗ trợ: cho thuê với giá ưu đãi, ưu tiên chọn mặt bằng, miễn thuế đất,... 2.3.2. Chính sách bảo hộ sản phẩm Nhà Nước phải ci s chính sách bảo hộ hàng hóa Việt Nam sản xuất ra có lộ trình. Hiện nay, toàn bộ hàng hóa do Việt Nam ta sản xuất ra không được bảo hộ nhiều khi gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất các ngành phụ trợ. 2.33. chính sách kích cầu tiêu dùng sản phẩm trong nước Nhà nước phải có chính sách thuế ưu đãi đối với những doanh nghiệp, tư nhân mà mua các sản phẩm tàu biển các loại, hoặc các sản phẩm của ngành công nghiệp phụ trợ trong nước sản xuất nhằm thúc đẩy nền sản xuất trong nước. 2.3.4. Chính sách đầu tư cho nghiên cứu và phát triển Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn nữa để thành lập các phong thí nghiệm nghien cứu về chất lượng cũng như đào tạo nghiên cứu thiết kế. 2.3.5. Các chính sách thuế ưu đãi Đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước nên miễn giảm thuế xuống mức thấp nhất có thể Đánh thuể cao vao những đầu váo cho công nghiệp đóng tàu mà các doanh nghiệp trong nước co thể sản xuất được, và đánh thuế thấp cho những sản phẩm phụ trợ sản xuất trong nước Miễn giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp công nghiệp tàu thủy, đặc biệt là các doanh nghiệp phụ trợ cho công nghiệp tàu thủy Tạo môi trường thuế quan hấp dẫn các doanh nghiệp tư nhân có động lực đầu tư vào ngành. 2.4. Kêu gợi đầu tư nước ngoài Đối với những sản phẩm mà đòi hỏi trình độ công nghệ tương đối cao thì Nhà Nước nên có những chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam. Hoặc là kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng các dự án mang tính khả thi cao bằng nguồn FDI; hoặc nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài. Muốn thu hút được vốn đầu tư nước ngoài ta có một môi trường đầu tư mở, một hệ thông pháp luật mở cho những người đầu tư nước ngoài Hoặc ta cũng có thể thu hút đầu tư nước ngoài gián tiếp theo các khoản cho vay ưu đãi, cho vay vô thời hạn như vốn ODA,... Hoặc thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua các chương trình chuyển giao công nghệ nhằm kịp thời ứng dụng những công nghệ mới cũng tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài. Hoặc cúng có thể kêu gọi đầu tư nước ngoài bằng các biện pháp như gửi các chuyên gia ra nước ngoài học tập kinh nghiệmc của các nước phát triển 2.4. Đào tạo phát triển đội ngũ thiết kế, cán bộ kỹ sư và công nhân có trình độ cao Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao phục phụ cho sự phát triển của công nghiệp đóng tàu. Muốn vậy, phải tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng công tác đò tạo tại câc cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành đóng tàu từ câp đại học tới đào tạo công nhân kỹ thuật; đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa và quốc té hóa trong công tác đào tạo nguồn nhân lực Để nâng cao chất lựng đào tạo sinh viên ngành đóngtau cần có một số giải pháp như sau: Bổ sung đội ngũ giảng viên giảng dạy theo từng chuyên ngành cụ thể, tăng cường thảo luận , báo cáo chuyên đề khoa học,.. Nhanh chóng triển khai công tác viết giáo trình tập bài giảng mà đặc biệt chú trọng tới kiến thức thực tế Đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cướng giảng dạy theo phương pháp đàm thoại, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thưc hành Theo định kỳ rà soát mục tiêu, chương trình đào tạo, mạnh dạn cắt bỏ những phần kiến thức hông cần thiết và bổ xung thêm những phàn kiến thức còn thiếu. Đẩy nhanh hình thức tự học, tạo môi trừng học tập tốt Xây dựng khu thí nghiệm và thực hành riêng cho sinh viên của trường tạo điều kiện vừa thực hành lý thuyết vừa nâng cao trình độ hiểu biết tay nghề của sinh viên nhằm mục đích đào tạo sinh viên ra trường là có thể làm việc được ngay Nhà trường giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp ngay khi còn đang là sinh viên để có phương hướng đào tạo theo chuyên môn sâu Tăng cường sự kết hợp giữa cơ sở sản xuất và các trường đào tạo nghề và các trường đại học, thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ giao lưu giữa các cơ sở sản xuất và sinh viên các trường để trao đổi kinh nghiệm,... 2.5. Đầu tư nâng cấp các cơ sở công nghiệp phụ trợ đã có để nâng cao năng lực sản xuất Tập trung nâng cấp các cơ sở đóng và sửa chữa hiện có, không nên quá chú trọng vào việc xây mới tránh lãng phí, xây dựng dàn trải Tập trung đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất của các cơ sở sữa chữa hiện tại Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và mở rộng các cơ sở sửa chữa tàu biển cỡ trung và lớn để có đủ khả năng phục phụ đội tàu biển Việt Nam. Chú trọng viêc xây dựng và phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học, thử nghiệm và thiết kế tàu thủy tạo ra sự chuyển biến căn bản trong liinhx vực thiết kế tàu thủy Tập trung xây dựng các nhà máy nằm trong các quy hoạch chính thức của ngành, cần xây sựng dứt điểm các dự án đã co kế hoạch xây dựng không nên khởi công ồ ạt tranh thiếu vốn đầu tư các công trình bị bỏ dở Ưu tiên các dự án xây dựng để sản xuất các sản phẩm của ngành công nghiệp phụ trợ mà sản phẩm của nó là một trong những sản phẩm mục tiêu của ngành phụ trợ. Nhưng cũng cần tránh đầu tư giàn trải,lãng phí, đầu tư không có trọng tâm trọng điểm 2.6. Cần có sự phối hợp của các ngành các cấp liên quan Ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp tàu thủy là sự kết hợp của rất nhiều ngành khác như:ngành công nghiệp thép, công nghệ điện tử, công nghiệp sản xuất máy công nghiệp. Đây là các ngành mà muốn phát triển côgn nghiệp phụ trợ thì bắt buộc các ngành này cũng phải vào cuộc. Như công nghiệp thép phát triển sẽ cung cấp cho ngành công nghiệp phụ trợ các loại thép dùng đóng tàu như thép tấm, thép tròn,…Hoặc công nghiệp sản xuất máy công nghiệp sẽ cung cấp cho công nghiệp phụ trợ các laoị máy thủy phục phụ đóng tàu,…Vì vậy, vấn đề phát triển ngành công nghiệp phụ trợ không phải là của riêng ngành công nghiệp dóng tàu, hay của riêng ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu mà là của rất nhiều ngành. Muốn có sự phát triển đồng đều của các ngành cùng một lúc thì điều đầu tiên là cần một chính sách nhất quán của nhà nước, phải có sự phối hợp nhịp nhàng của chính quyền địa phương các cấp các ngành Như vậy, việc phát triển công nghiệp phụ trợ cần sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều ngành công nghiệp khác, sự hôc trợ của địa phương các cấp các quyền khác nhau,…Phát triển công nghiệp phụ trợ là sự phát triển đồng bộ của đa ngành không phải là nhiệm vụ của một ngành nào đó.Nó là sự kết hợpc hủ nhiều ngành. Muốn công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu phát triển phải có chính sách cho các ngành công nghiệp khác nữa phát triển, phải có sự phối hợp đống loạt của các cấp chính quyền. 2.7. Đầu tư có lựa chọn, có ưu tiên Trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, VIệt nam ta co thể lựa chọn cách phát triển một cách tuần tự, từ từ từ đơn giản tới phức tạp, từ dễ cho tới khó. Nhưng trong một số trường hợp cũng cần phải lựa chọn có thể nhảy vọt, có thể phát triển theo thứ tự ưu tiên nhất định. Cần xác định tập trung phát triển những cái mà Việt Nam có lợi thế như về công nghệ thông tin ở Việt Nam tương đối phát triển ta có thể ưu tiên đầu tư phát triển thiết kế hệ thông tự động,… Kết luận Với lợi thế chiều dài bờ biển 3.260 km,có nhiều càng nước sâu , phát triển ngành đóng tàu là chiến lược rất đúng hướng của chính phủ.Việc phát triển ngành đóng tàu không những đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế mà còn có tác dụng củng cố an ninh quốc phòng.Thực tế, những năm gần đây với chiến lược phát triển của mình Việt Nam xác định công nghiệp đóng tàu là ột trong bảy ngành công nghiệp mũi nhọn cần phát triển và việc thực hiện hàng loạt các giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa ngành đóng tàu Việt Nam đang đi đúng hướng.Tới năm 2010 Việt Nam sẽ thực hiện thành công mục tiêu trở thành cường quốc đóng tàu đứng thứ thế giới và tỷ lệ nội địa hoá đạt tới 60%. Nhiệm vụ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu là rất quan trong trong chiến lược phát triển công nghiệp tàu thuỷ của Việt Nam nên cần được ưu tiên phát triển nhanh và đúng hướng, đúng mục tiêu, tập trung mọi nguồn lực để phát triển cho bằng được. Danh mục tài liệu tham khảo Các báo cáo của Vinashin Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp Tạp chí công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam 1/2009 Khoa học và công nghệ số tháng 1/2009 Việt Nam net Website tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Website Báo Lao động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22134.doc
Tài liệu liên quan