ã Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cho phép NHNo&PTNT Hà Nội được thành lập phòng Marketing và dịch vụ tư vấn để ngân hàng thực hiện chiến lược dịch vụ và chăm sóc khách hàng.
ã Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tạo điều kiện cho NHNo&PTNT Hà Nội có trụ sở mới góp phần nâng cao vị thế của NHNo&PTNT Hà Nội trong quá trình hội nhập và đủ điều kiệnphục vụ khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, đáp ứng kịp với xu thế phát triển của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung trong kế hoạch 5 năm 2001-2005.
ã Tăng cường cơ sở vật chất nhằm hiện đại hoá ngân hàng chuẩn bị cho bước hội nhập hệ thống ngân hàng trong khu vực và thế giới.
102 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng gia tăng không những cả về quy mô hay số tuyệt đối (năm 1999: 60 tỷ đồng, năm 2000: 163 tỷ đồng, năm 2001: 291 tỷ đồng) mà còn cả về tỷ trọng hay số tương đối (năm 1999:chỉ chiếm 22,78% thì sang 2000, 2001 chiếm khoảng 45,6%). Với quy mô và cơ cấu như trên, hoạt động của ngân hàng sẽ đạt hiệu quả cao. Vì thực tế nhu cầu của nền kinh tế là vốn dành cho đầu tư trung và dài hạn. Khó khăn chung của các ngân hàng là nguồn vốn này rất ít, chủ yếu chỉ huy động được nguồn ngắn hạn.
Xét về cơ cấu nguồn tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền.
Với phương châm kinh doanh nguồn vốn, thực hiện tốt sứ mệnh
“Hồ điều hoà vốn” trên địa bàn Hà Nội, NHNo&PTNT Hà Nội đã không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, cung cấp các dịch vụ phục vụ khách hàng. Ngân hàng không những mở rộng huy động vốn nội tệ mà còn đa dạng hoá huy động bằng việc mở rộng huy động bằng ngoại tệ. Điêù này được chứng minh thông qua kết quả công tác huy động vốn năm 2001 và số liệu bảng 6b.
Bảng 6b.Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm phân theo loại tiền tại NHNo&PTNT Hà Nội.
Tiền gửi
tiết kiệm
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số tiền (tỷ
đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (tỷ
đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (tỷ
đồng)
Tỷ trọng
(%)
Không kỳ hạn
* Bằng VND
* Bằng USD
12
10
2
4,5
3,7
0,75
14
11
3
3,92
3,08
0,83
38
27
11
5,93
4,21
1,72
Có kỳ hạn
* Bằng VND
* Bằng USD
252
167
85
95,5
63,25
32,25
343
126
217
96,08
35,29
60,79
562
266
336
94,04
41,56
52,51
Tổng cộng
264
100
357
100
640
100
Có thể nói nguồn huy động bằng ngoại tệ tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nhưng đã cho thấy sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của NHNo&PTNT Hà Nội trong thời gian vừa qua. Cụ thể
Năm 2001, trong tổng nguồn vốn huy động 4256 tỷ đồng thì
* Nguồn vốn VND: 3865 tỷ, tỷ trọng so tổng nguồn chiếm 91%.
Tiền gửi tiết kiệm: 293 tỷ VND, tỷ trọng so với nguồn nội tệ: 7,5%.
Tiền gửi kỳ phiếu: 1141 tỷ VND, tỷ trọng so với nguồn nội tệ: 29,5%.
Tiền gửi TCKT: 718 tỷ VND, tỷ trọng so với nguồn ngoại tệ: 18,6%
Tiền gửi TCTD: 1452 tỷ VND, tỷ trọng so với nguồn nội tệ: 37,6%.
Tiền gửi Kho bạc: 161 tỷVND, tỷ trọng so với nguồn nội tệ: 4,2%.
Tiền gửi khác: 100tỷVND, tỷ trọng so với nguồn nội tệ: 2,6%.
* Nguồn vốn USD (quy đổi): 391 tỷ VND, tỷ trọng so với tổng nguồn chiếm 9%.
Tiền gửi tiết kiệm: 347 tỷVND, tỷ trọng so với tổng nguồn ngoại tệ: 88,7%.
Tiền gửi TCKT: 43 tỷ VND, tỷ trọng so với tổng nguồn ngoại tệ 11%.
Tiền gửi: 1 tỷVND, tỷ trọng so với tổng nguồn ngoại tệ: 0,3%.
Qua số liệu bảng 6b, ta thấy trong giai đoạn 1999 - 2001, nguồn vốn huy động dưới hình thức tiết kiệm ngoại tệ ngày càng gia tăng và tập trung chủ yếu là nguồn tiền gửi có kỳ hạn. Nếu tiết kiệm bằng USD không kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trung bình khoảng 1,1%; thì tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lại chiếm tới 60,79% năm 2000. Đặc biệt, nếu như cuối năm 2000, với sự kiện xảy ra ở nước Mỹ ngày 11/9, đã gây ra cho người dân trong nước một tâm lý hoang mang và xu thế đồng USD bị mất giá mọi ngươì thi nhau kéo đến ngân hàng để rút ngoại tệ sau đó đổi sang VND, với sự kiện này lẽ ra tiền gửi tiết kiệm bằng USD của NHNo&PTNT Hà Nội sẽ phải giảm nhưng thực tế thì ngược lại, nguồn này lại tăng lên một cách đáng kể. Năm 2000 là 219 tỷ đồng (đã quy đổi), trong đó không kỳ hạn chỉ có 3 tỷ đồng; năm 2001 tăng lên 347 tỷ đồng trong đó có kỳ hạn đã trở thành nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số tiền gửi tiết kiệm. Đây chính là thành công rất lớn trong chiến lược kinh doanh cũng như chính sách khách hàng của NHNo&PTNT Hà Nội, ngân hàng đã tạo được lòng tin và uy tín đối với khách hàng.
Đánh giá về công tác huy động vốn bằng hình thức tiền gửi tiết kiệm dân cư tại NHNo&PTNT Hà Nội.
Có thể khẳng định, ngân hàng đã rất linh hoạt và có các phương hướng đúng đắn trong công tác huy động nguồn vốn bằng hình thức tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Vì trong tất cả các nguồn huy động được của ngân hàng thì đây được coi là nguồn có chi phí huy động cao, có tính ổn nhất, và có tầm quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Như chúng ta biết, năm 1999, 2000 là giai đoạn mà tình hình lãi suất trên thị trường có nhiều biến động gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn của cả hệ thống ngân hàng, đặc biệt là năm 1999, trần lãi suất được NHNN điều chỉnh liên tục, và được coi là năm mà NHNN điều chỉnh lãi suất tín dụng nhiều nhất từ trước đến nay. Cụ thể, trong năm NHNN đã 2 lần đưa ra chỉ thị đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh hạ lãi suất cho vay đối với khu vực thành thị để thực hiện chủ trương “kích cầu” của chính phủ. Lần lượt như sau: chỉ thị thứ nhất tháng 2/1999,thống đốc NHNN có chỉ thị 01/1999/CT-NHNN1 điêù chỉnh giảm lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của các ngân hàng thương mại quốc doanh đối với khu vực thành thị từ 1,2-1,25%/tháng xuống 1,1%-1,15%/tháng; tháng 6/1999 NHNN lại quyết định điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam từ 1,2-1,25%/tháng xuống mức 1,15%/tháng áp dụng chung cho tất cả tổ chức tín dụng cho vay trên địa bàn thành thị và nông thôn; tháng 8/1999NHNN lại tiếp tục điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay đối với Việt Nam đồng từ 1,15%/tháng xuống 1,05%/tháng; chỉ thị thứ hai vào tháng 9/1999NHNN có chỉ thị 05/1999/CT-NHNN1 trong đó quy định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của các ngân hàng thương mại quốc doanh đối với khu vực khách hàng ở thành thị từ 1,05%/tháng xuống 0,95%/tháng. Trước tình hình lãi suất trên thị trường liên tục bị điều chỉnh giảm như vậy song tiền gửi của NHNo&PTNT Hà Nội huy động được vẫn tăng lên. Đây chính là sự thành công lớn của ngân hàng trong việc phối hợp điều hoà giữa lợi ích của khách hàng và lợi ích của ngân hàng từ đó đưa ra chính sách lãi suất phù hợp cộng với mạng lưới hoạt động rộng khắp, chất lượng phục vụ tốt an toàn, tiện lợi thái độ phục vụ chu đáo, nhiệt tình.
Huy động vốn bằng kỳ phiếu.
Như đã trình bày ở chương I, huy động vốn bằng kỳ phiếu là hình thức huy động vốn một cách chủ động nhằm huy động vốn trong dân đáp ứng nhu cầu đầu tư cho sản xuất và một số chương trình dự án của chính phủ. Ngân hàng chỉ sử dụng hình thức huy động này khi có nhu cầu bổ sung nhằm đáp ứng quan hệ cung cầu vốn. Do vậy, khi sử dụng hình thức huy động này ngân hàng có thể căn cứ vào nguồn vốn huy động để bổ sung, căn cứ vào nhu cầu mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và theo các chương trình dự án của ngân hàng. Do vậy, kỳ phiếu linh hoạt hơn tiền gửi tiết kiệm, vì khi huy động hình thức kỳ phiếu ngân hàng có thể tính toán biết trước lượng vốn mình sẽ thu được trong một thời hạn xác định. Thông qua bảng số liệu về tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội giai đoạn 1999-2000, ta thấy về cả quy mô và tỷ trọng kỳ phiếu huy động được đều tăng một cách mạnh mẽ.
Về mặt quy mô năm 1999 là 425 tỷ đồng, năm 2000là 930 tỷ đồng, năm 2001 là 1141 tỷ đồng. Nếu lấy năm 1999 làm gốc thì năm 2000 tăng 118,8% hay 2,2 lần (tương ứng với 505 tỷ đồng) so với năm 1999. Năm 2001 tăng 168,4% hay gấp 2,7 lần (tương ứng với 716 tỷ đồng) so với năm 1999. Nếu so sánh giữa các năm với nhau thì năm 2000 tăng so với năm 1999là 118,8%; năm 2001 tăng so với năm 2000 là 22,6%.
Về mặt cơ cấu trong tổng nguồn vốn huy động thì năm 1999 chiếm tỷ trọng là 20,9%; năm 2000 là 27,81%; năm 2001 là 26,84%. Điêù này chứng tỏ hình thức huy động bằng kỳ phiếu ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội.
Đối với NHNo&PTNT Hà Nội, tiền gửi kỳ phiếu được coi là nguồn vốn lớn thứ hai trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Năm 2001 tiền gửi kỳ phiếu là 1.141 tỷ đồng, chiếm 29,5%. Loại tiền gửi này có thời hạn chủ yếu là 12 tháng và một bộ phận 24 tháng. Nguồn vốn này ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư trung hạn, nhưng lãi suất đầu vào cao nên hiệu quả kinh doanh thấp và thường rủi ro về lãi suất. trong nguồn kỳ phiếu này có 868 tỷ đồng chiếm 76% là tiền gửi của các TCTD nên không bền vững cụ thể như sau:
Ngân hàng
Tổng nguồn vốn kỳ phiếu
Tổng số
Từ các TCTD
Từ dân cư
Tổng số
%
Tổng số
%
Trung tâm
336
304
90
32
10
Cầu giấy
62
62
100
Đống đa
256
230
90
26
10
Thanh xuân
30
10
33
20
67
Tây hồ
130
110
85
20
15
Ba đình
53
24
45
29
55
Tam trinh
3
3
100
Hai bà trưng
108
40
37
68
63
Hoàn kiếm
163
150
92
13
8
Tổng cộng
1.141
868
76
273
24
Hiện nay, năm 2002 do nguồn vốn huy động của các ngân hàng khó khăn - các ngân hàng đang thiếu vốn vì diễn biến tình hình thực tế không giống mọi năm nguồn tiền rút ra cuối năm đến nay lại không được gửi lại do vậy để bổ sung cho sự thiếu hụt này rất cần thiết phải sử dụng hình thức huy động vốn bằng kỳ phiếu.
Huy động bằng tiền gửi của các tổ chức tín dụng.
Như chúng ta đã biết trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như các doanh nghiệp, ngân hàng cũng không tránh khỏi hiện tượng đọng vốn do huy động vào mà tạm thời không cho vay hoặc đã cho vay mà khách hàng trả nợ tạo nên nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi các ngân hàng cho nhau vay trong quan hệ đơn phương hoặc qua thị trường liên ngân hàng. Ngân hàng chỉ huy động bằng hình thức này sau khi đã sử dụng hết các công cụ huy động vì bản chất của nguồn vốn loại này là nguồn không những không ổn định mà chi phí để huy động lại rất cao.
Bảng 6c. Cơ cấu tiền gửi phân theo đối tượng khách hàng tại NHNo&PTNT Hà Nội
Tiền gửi
Năm1999
Năm 2000
Năm 2001
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
I.Tiền gửi tổ chức kinh tế
* Không kỳ hạn
* Có kỳ hạn
1176
817
359
57,76
40,12
17,64
1036
708
328
30,97
21,16
9,81
1020
470
550
23,96
11,04
12,92
II.Tiền gửi dân cư
689
33,84
1287
38,47
1781
41,85
III.Tiền gửi TCTD
* Không kỳ hạn
* Có kỳ hạn
171
0
171
8,4
1022
30
922
30,56
0,91
29,65
1454
225
1229
34,19
5,29
28,9
Tổng cộng
2036
100
3345
100
4256
100
Bảng 6c cho thấy, nguồn tiền gửi này của NHNo&PTNT Hà Nội có xu hướng tăng nhanh. Khách hàng của ngân hàng chủ yếu là Quỹ hỗ trợ, Bảo Việt hoặc các Tổ chức tín dụng khác. Năm 1999 là 171 tỷ đồng chiếm 8,4% tổng nguồn vốn huy động; năm 2000 là 1022 tỷ đồng chiếm 30,56% tổng nguồn huy động; năm 2001 là 1454 tỷ đồng chiếm 34,19% tổng nguồn huy động. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức này chủ yếu là có kỳ hạn, không kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ năm 2000 (0,91%); năm 2001(5,29%).Nguồn này không ổn định và chi phí huy động rất cao, do vậy NHNo&PTNT Hà Nội cần phải có biện pháp tích cựcnhằm giảm nguồn này. Cụ thể, năm 2002 NHNo&PTNT Hà Nội phấn đấu giữ nguồn vốn này ở mức 1500 tỷ đồng, chiếm 25% tồng nguồn vốn kinh doanh hoặc theo cân đối toàn ngành mà điều chỉnh cho thích hợp.
Huy động tiền gửi trái phiếu.
Đối với NHNo&PTNT Việt Nam, huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu là hình thức huy động vốn đặc biệt; trái phiếu do NHNo&PTNT Việt Nam phát hành, các NHNo&PTNT thành viên chỉ làm đại lý, nguồn vốn huy đông được tập trung trong toàn ngành thường để đáp ứng nhu cầu kế hoạch trước. Hình thức này đã được sử dụng trước đây, tuy nhiên trong những năm gần đây, thực tế 3 năm 1999, 2000, 2001 NHNo&PTNT Hà Nội chưa sử dụng tới hình thức này. Điêù này chứng tỏ NHNo&PTNT Hà Nội đã có sử dụng triệt để và có hiệu quả những hình thức huy động vốn truyền thống: nguồn ổn định và lãi suất huy động thấp.
Huy động bằng tiền gửi của các tổ chức khác.
Với chiến lược kinh doanh nguồn vốn, NHNo&PTNT Hà Nội rất quan tâm chú trọng khai thác triệt để các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi. Cụ thể, ngân hàng có chủ trương kế hoạch khai thác nguồn vốn của trường học bệnh viện, các cơ quan bảo hiểm. Tuy là nguồn vốn này chỉ mới huy động được rất ít, số dư năm 2001 mới chỉ là 100 tỷ nhưng nó đã chứng tỏ công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội là một trong những công tác đầu tiên và quan trọng.
Đánh giá về công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội trong giai đoạn 1999-2001
Kết quả đạt được
Thực trạng công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội như phân tích ở trên cho ta thấy trong những năm qua, công tác huy động vốn đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu vốn của nền kinh tế, thực hiện tốt Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội của Thành uỷ, Uỷ ban, HĐND Thành phố Hà nội cũng như định hướng kinh doanh và phát triển kinh tế Thủ đô năm 2001-2005 của NHNo&PTNT Hà Nội. Cụ thể:
Màng lưới hoạt động kinh doanh tiền tệ của NHNo&PTNT Hà Nội không ngừng được mở rộng. Trong năm 2001 mở thêm 10 bàn tiết kiệm huy động vốn, ngoài ra còn từng bước mở thêm các ngân hàng quận , khu vực tạo điều kiện mở rộng màng lưới huy động vốn và cho vay. Do đó, ngân hàng đã thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Việc làm này chứng tỏ NHNo&PTNT Hà Nội luôn coi trọng nghiệp vụ huy động vốn, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong kinh doanh, đảm bảo được nguồn vốn tự lực phục vụ cho vay tại địa bàn Hà Nội.
Từng bước đa dạng hoá các hình thức huy động vốn về thời gian và mức lãi suất. Do vậy, quy mô và cơ cấu của các nguồn vốn huy động đều tăng. Đến nay ngân hàng đã có các hình thức thu hút tiền gửi như: áp dụng cho cả VND, USD.
Tiền gửi không kỳ hạn.
Tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 13 tháng.
Kỳ phiếu trả lãi trước 12 tháng, 24 tháng.
Nhờ việc thực hiện tốt công tác phục vụ khách hàng: nhanh chóng và thuận tiện , chính xác NHNo&PTNT Hà Nội, ngoài vốn huy động từ dân cư đã thu hút được nguồn tiền gửi của các Tổ chức kinh tế . Nguồn vốn này có lãi suất thấp, nên nó có vị trí rất quan trọng làm giảm lãi suất đầu vào cho ngân hàng. Hiện tại NHNo&PTNT Hà Nội đã tổ chức thu tiền tại một số dơn vị có tiền mặt thường xuyên như Nhà máy bia Halida, Công ty bia Hà Nội, Nhà máy thuốc lá Thăng Long...
Ngân hàng đã xây dựng được phương thức phục vụ tiên tiến nhanh chóng phù hợp với cơ chế thị trường; với ý thức sự thành đạt của của khách hàng là kết quả kinh doanh của ngân hàng, nên cán bộ ngân hàng có tác phong giao dịch, thái độ phục vụ văn minh lịch sự tôn trọng khách hàng. Do vậy đã góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ, số lượng khách hàng những năm vừa qua.
Trong giai đoạn 1999-2001, trước những biến động về lãi suất huy động và cho vay. Trên thế giới , nền kinh tế hùng mạnh nhất bị rơi vào tình trạng suy thoái, cục dự trữ liên bang Mỹ đã phải tác động nhiều lần thông qua việc hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nới lỏng việc cho vay đối vói các ngân hàng thương mại. Việt Nam , nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát Chính phủ đưa ra chủ trương “ kích cầu”. Bối cảnh này tạo ra cho các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh tiền tệ rất nhiều khó khăn và thách thức. Tuy nhiên , NHNo&PTNT Hà Nội đã xử linh hoạt, nhạy bén cơ chế lãi suất huy động vốn và cho vay . Kết quả, ngân hàng vừa bảo đảm lợi ích cho khách hàng và ngân hàng, vừa tăng cường mối quan hệ vốn giữa ngân hàngvà khách hàng. Cùng với doanh nghiệp đang gặp khó khăn tìm biện pháp tháo gỡ duy trì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của ngân hàng.
Trong giai đoạn 1999-2001, NHNo&PTNT Hà Nội đã có cơ cấu vốn huy động khá hợp lý về mặt thời gian. Mặc dù, nguồn vốn huy động của ngân hàng mang tính ngắn hạn nhưng chủ yếu lại là nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng (tỷ trọng nguồn vốn so với tổng nguồn qua các năm lần lượt là 72,72%; 50,42%; 48,43%). Hơn nữa, xu hướng vốn trung và dài hạn tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn kinh tế; cùng các cấp , các ngành thực hiện thắng lợi sự nghiệp “ Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước”.
Những mặt còn hạn chế trong công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội.
Qua 3 năm hoạt động, ngoài một số kết quả đáng khích lệ trong công tác huy động vốn, NHNo &PTNT Hà Nội vẫn còn những hạn chế sau:
Tốc độ tăng trưởngnguồn vốn tuy nhanh nhưng chưa vững chắc. Trong tổng nguồn vốn huy động bằng nội tệ gồm cả tiền gửi và kỳ phiếu thì nguồn vốn từ các TCTD luôn chiếm tỷ trọng cao gần 50%, khi các TCTD mất cân đối sẽ kéo theo sự mất cân đối về nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Nội. Do vậy ngân hàng phải có biện pháp điều chỉnh tích cực cơ cấu nguồn vốn này từ đầu năm 2002.
Nguồn vốn huy động tuy lớn nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả vì trong tổng nguồn vốn huy động được có một phần là tiền gửi của các TCTD có thời hạn huy động ngắn nhưng lãi suất lại quá cao. Cụ thể là vốn của NHCP quốc tế, NHCP Nhà, NHCP Kỹ thương.
Trong công tác huy động vốn, một số cán bộ vẫn chưa coi việc khai thác nguồn vốn trở thành trách nhiệm chung của toàn thể cán bộ công viên chức nên nhiều khi việc khai thác nguồn vốn mới chỉ tập trung vào đồng chí giám đốc và trưởng phòng kinh doanh, hoặc một mình giám đóc chạy vạy nguồn vốn.
Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ có xu hướng tăng qua các năm 1999, 2000, 2001. Kết quả tăng trưởng này tuy tạo cho NHNo&PTNT Hà Nội chủ động cung ứng tín dụng cho nhập khẩu song cũng tiềm ẩn rủi ro lớn về lãi suất ngoại tệ. Vì nguồn ngoại tệ nếu không sử dụng hết sẽ phải điều chuyển cho TW ( mức phí 0,65%). Năm 2001, NHNo&PTNT Hà Nội đã phải gánh chịu rủi to rất lớn về lãi suất ngoại tệ, hậu quả rủi ro về lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ còn có thể kéo dài đến hết năm 2002.
Mạng lưới và các hình thức huy động tuy đã phong phú đa dạng nhưng phần lớn vẫn là các hình thức truyền thống, chưa có các dịch vụ chọn gói trong khi tốc độ phát triển nhanh chóng các hoạt động của ngân hàng điện tử, hệ thống thanh toán, rút tiền tự động, dịch vụ ngân hàng tại nhà... không còn quá xa lạ với người dân.
Thủ tục giấy tờ chưa thật sự đơn giản.
Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi ngân hàng phải cung ứng các dịch vụ cho khách hàng một cách tốt hơn, đặc biệt là trong quan hệ gửi và lĩnh tiền của người dân. Có thể nói , NHNo&PTNT Hà Nội vẫn chưa thực sự cải tiến nhiều trong quá trình thực hiện quy trình lĩnh tiền và gửi tiền của người dân: thủ tục giấy tờ chủ yếu là thủ công (viết tay)... hạn chế rất nhiều đến khả năng huy động vốn và đấp ứng những nhu cầu phức tạp đa dạng của nền kinh tế.
Giải pháp để đạt được kết quả huy động vốn năm 1999-2001.
Đánh giá về mặt thị phần, nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Nội so với các TCTD trên địa bàn Hà Nội còn nhỏ bé. Tuy nhiên, qua các năm 1999-2001, NHNo&PTNT Hà Nội đều đạt được mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn đề ra đầu năm. Sau đây là một số giải pháp sơ bộ mà NHNo&PTNT Hà Nội đã áp dụng để đạt được kết quả huy động vốn ( như đã phân tích ở phần 2).
NHNo&PTNT Hà Nội đã coi nhiệm vụ hàng đầu trọng tâm và cấp bách là mở rộng màng lưới kinh doanh. Tính đến năm 2001, NHNo&PTNT Hà Nội đã có 01 ngân hàng cấp I, 07 ngân hàng Quận, 01 ngân hàng Khu vực cùng với 20 phòng giao dịch.
Cùng với việc mở rộng màng lưới hoạt động kinh doanh ngân hàng, NHNo&PTNT Hà Nội dã từng bước thay đổi thêm nhiều hình thức huy động gồm cả nội tệ, ngoại tệ phù hợp với định hướng phát triển Thủ đô vững chắc, ổn định từng năm ; từ đó mức thu nhập của dân cư nói chung và cán bộ viên chức trên địa bàn cũng tăng dần. Năm 2001, NHNo&PTNT Hà Nội đã thu hút các khách hàng có nguồn vốn lớn, lãi suất hợp lý: Công ty công viên nước Hồ Tây, Công ty kinh doanh nước sạch Hồ Tây...
Cải tiến phong cách giao dịch, nâng cao tinh thần phục vụ khách hàng nên NHNo&PTNT Hà Nội vừa giữ được số khách hàng hiện có vừa thu hút thêm được một số khách hàng mới.
Trong các năm qua, NHNo&PTNT Hà Nội đã dần triển khai áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt phù hợp với lãi suất của các NHTM trên địa bàn. Năm 2001, NHNo&PTNT Hà Nội đã biết kết hợp giũa lãi suất huy động ngắn hạn với việc huy động vốn trung và dài hạn để bổ sung lẫn nhau giữa cân đối vốn và lãi suất.
Mở rộng và tổ chức các dịch vị như thanh toán điện tử, chuyển tiền nhanh, thu chi tiền mặt tại và trả lương tại đơn vị. Đã ra đời phòng thanh toán nối mạng vi tính đến các doanh nghiệp, tạo thuận lợi và giảm thời gian đi lại của doanh nghiệp.
Tăng cường đổi mới công nghệ, tiếp tục trang bị công nghệ hiện đại chuẩn bị cho hội nhập trong khu vực.
Không ngừng nâng cao trình độ cho nhân viên, trình độ quản lý, cải tiến, nâng cao công nghệ và trình độ quản lý để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi trong hội nhập quốc tế và khu vực. Cụ thể, tiến hành đào tạo tại chỗ về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, trước hết là cán bộ phòng ban, các ngân hàng Quận, các phòng giao dịch... coi đây là tiêu chuẩn quan trọng để nâng bậc lương hoặc chuyển ngạch lương viên chức.
Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, xử lý kịp thời và kien quyết những sai phạm của cán bộ, viên chức làm tổn hại đến lợi ích kinh doanh của khách hàng cũng như của ngân hàng, tăng cường khoán tài chính và tiền lương triệt để đến các ngân hàng, từng phòng ban đi đôi với quản lý để nhanh chóng đưa hoạt động kinh doanh nói nói chung và công tác huy động vốn nói riêng ngày càng có hiệu quả hơn.
Chương III:
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng
cường công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội.
Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội.
Một số thuận lợi và khó khăn.
Thuận lợi:
Cùng với toàn ngành, NHNo&PTNT Hà Nội bước vào kế hoạch năm 2001-2005, và năm đầu của thế kỷ 21 với những thuận lợi cơ bản:
Nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định và vững chắc, một số doanh nghiệp đã dần khẳng định mình trong cơ chế thị trường, một số ngành hàng, mặt đã tìm được chỗ đứng trong nước và trên thị trường thế giới. Một số chính sách kinh tế Nhà Nước và ngành thông thoáng hơn đã có tác dụng tích cực thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng.
NHNo&PTNT Hà Nội được NHNN Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam. Thành uỷ, UBND Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm hỗ trợ về nhiều mặt, được sự hỗ trợ tích cực của ban ngành TW và Hà Nội, sự cộng tác tích cực trên nguyên tắc cùng có lợi ở mọi thành phần kinh tế.
Sự đoàn kết thống nhất từ ban chấp hành Đảng uỷ, ban giám đóc và sự nhận thức đầy đủ kịp thời tình hình chính trị, kinh tế xã hội của cả nước cũng như của Thủ đô Hà Nội, được những thành tích kinh oanh trong nhiều năm qua cổ vũ động viên luôn tạo thành sức mạnh tổng hợp để vượt qua những khó khăn trở ngại trong hoạt động kinh doanh năm 2001 và những năm tiếp theo.
Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, giai đoạn 2001-2005 NHNo&PTNT Hà Nội cũng sẽ gặp phải những khó khăn không nhỏ, cụ thể là:
Nợ tồn đọng của một số doanh nghiệp Nhà Nước từ những năm 1993-1994 dồn lại đến nay chưa giải quyết được thực sự là gánh nặng cho năm 2001 và một số năm sau này đối với NHNo&PTNT Hà Nội. Một số doanh nghiệp NHà Nước vẫn chưa thực sự tìm được chỗ đứng trong cơ chế thị trường, sản xuất kinh doanh vẫn bấp bênh, nhất kà các doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, không có mặt hàng chủ chốt.
Tỷ giá ngoại tệ không ngừng tăng nhanh không những tạo điều kiện bất lợi cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu mà còn là trở ngại không nhỏ trong việc khai thác và cung ứng ngoại tệ thanh toán với nước ngoài.
Sự cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng tăng, trở nên khốc liệt hơn, một số ngân hàng nhất là các ngân hàng cổ phần, các ngân hàng nước ngoài cạnh tranh thiếu lành mạnh như nâng lãi suất thu hút vốn nội tệ có khi cao hơn lãi suất cơ bản do Thống đốc NHNH Việt Nam quy định nhưng lại hạ lãi suất tín dụng thấp hơn mặt bằng lãi suất chung đã gây khó khăn không đáng có cho các ngân hàng thực hiện nghiêm các quy chế tiền tệ tín dụng của Thống đốc NHNN Việt Nam mà thực chất làm rối loạn không đáng có về hoạt động tín dụng ngân hàng.
Cơ sở vật chất và kỹ thuật của NHNo&PTNT Hà Nội còn thấp kém so với nhu cầu hiện đại hoá và hội nhập của ngân hàng trong khu vực và trên thế giới trong tương lai.
Nắm bắt được những khó khăn cũng như thuận lợi, NHNo &PTNT Hà Nội đã cụ thể hoá chiến lược hoạt động kinh doanh của mình như sau:
Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội trong năm 2002.
Nguồn vốn tăng trưởng 20-23% so với năm 2001, chú trọng hu động vốn ngoại tệ USD trung và dài hạn.
Dư nợ tín dụng tăng 20%, tập trung đầu tư trung và dài hạn cho các dự án sản xuất, chế biến hàng nông sản xuất khẩu và các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu, nâng dư nợ trung dài hạn chiếm 40% tổng dư nợ.
Nợ quá hạn dưới 3%.
Lợi nhuận tăng 20% so với năm 2001.
Tiếp tục phát triển đổi mới, hiện đại công nghệ thông tin ngân hàng.
Kế hoạch huy động vốn 2002.
Thực hiện định hướng của Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về huy động vốn và sử dụng vốn giai đoạn 2001-2005. Tập trung huy động vốn tại các thành phố lớn và chuyển tải về nông thôn từng bước thực hiện hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn xoá dần ranh giới giữa thành thị và nông thôn. Trong năm 2002 NHNo&PTNT Hà nội phải đẩy mạnh hơn nữa tạo vốn cùng với việc mở rộng đầu tư tín dụng.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội xây dựng kế hoạch huy động vốn mở rộng màng lưới mở thêm nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng nhằm hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh năm 2002, khẳng định nâng cao vị thế uy tín của mình nói riêng, góp phần ổn định vầ phát triển vững chắc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005.
Để đạt được mục tiêu của Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cụ thể hoá kế hoạch huy động vốn trong năm 2002 và giai đoạn 2001-2005.
Mục tiêu:
Đến hết năm 2002 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội huy động đạt 6000 tỷ VND, tăng 1744 tỷ VND so với năm 2001, tăng 41% so với năm 2001.
Kế hoạch huy động vốn năm 2002.
Đơn vị: tỷ VND.
Nội dung
Thực hiện 2001
Tỷ trọng
Kế hoạch
2002
Tỷ trọng
Chênh lệch
2002/2001
+ Tổng nguồn vốn
4256
100
6000
100
+ 1744
- BằngVND
3900
91,0
5200
86,7
+ 1300
- Bằng ngoại tệ
(quy đổi)
356
9,0
800
13,3
+444
+ Huy động từ dân cư
1781
42,0
2800
46,7
+ 1019
- Tiền gửi không kỳ hạn
39
0,9
150
2,5
+111
- Tiền gửi 3 tháng
110
2,7
200
3,3
+ 90
- Tiền gửi 6 tháng
200
4,8
350
5,8
+ 150
- Tiền gửi 12 tháng
1432
33,6
2100
35,0
+ 668
- trong đó: TG kỳ phiếu
1141
26,8
1700
28,3
+559
TG tiết kiệm
291
6,2
400
6,7
+9
+ Tiền gửi kho bạc
161
3,8
500
8,3
+339
+ Tiền gửi TCKT
761
17,9
1000
16,7
+239
+ Tiền gửi các TCTD
1453
34,1
1500
25,0
+47
+ Tiền gửi khác
100
2,2
300
3,3
+200
Định hướng huy động vốn năm 2002.
Định hướng:
Năm 2002 nguồn vốn đạt 6000 tỷ VND với kết cấu như sau:
Tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng từ 349 tỷ VND năm 2001 lên 700 tỷ VND năm 2002 tăng 200% so với năm 2001.
Tiền gửi tiết kiệm 12 tháng từ 291 tỷ VND năm 2001 lên 400 tỷ VND năm 2002 tăng 1375 so với năm 2001.
Tiền gửi kỳ phiếu từ 1141 tỷ VND năm 2001 lên 1700 tỷ VND năm 2002 tăng 149% so với năm 2001( trong đó tổ chuức tín dụng mua 868 tỷ VND năm 2001).
Tiền gửi kho bạc từ 161 tỷ VND năm 2001 lên 500 tỷ VND năm 2002 tăng 310% so với năm 2001.
Tiền gửi tổ chức kinh tế từ 761 tỷ VND năm 2001 lên 1000 tỷ đồng năm 2002 tăng 131% so với năm 2001.
Tiền gửi khác từ 100 tỷ VND năm 2001 lên 300 VND tỷ năm 2002 tăng 300% so với năm 2001.
Phân bổ chỉ tiêu huy động vốn đối với các NHNo&PTNT Quận
Đơn vị: tỷ VND (quy đổi VND).
Ngân hàng
Nguồn vốn
Thực hiện
Xây dựng
2002
Thực hiện đến
Dự kiến giao kế hoạch 2002
Tổng số
Nội tệ
VND
Ngoại
tệ VND
Tổng số
Nội tệ
VND
Ngoại
tệ VND
Trung tâm
2297
2363
2262
101
2918
2475
443
Cầu giấy
309
420
392
345
47
450
400
50
Đống Đa
332
500
403
367
36
550
510
40
Thanh xuân
187
320
160
129
31
320
280
40
Ba Đình
372
356
277
247
30
450
415
35
Hai Bà Trưng
6
10
8
6
2
12
10
2
Tam Trinh
305
460
301
177
124
500
360
140
Hoàn Kiếm
193
270
226
218
8
400
390
10
Tổng cộng
4257
5705
4478
4072
406
6100
5300
800
Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội.
Để thực hiện các mục tiêu và định hướng về công tác huy động vốn năm 2002 nói riêng cũng như giai đoạn 2001-2005 nói chung, NHNo&PTNT Hà Nội cần áp dụng đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:
Mở rộng màng lưới kinh doanh.
Đối với hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội, giải pháp này phải thực sự được coi là giải trọng tâm, cấp bách hàng đầu. Thực tế khi mở rộng màng lưới kinh doanh đã tạo điều kiện giúp công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội đạt được những kết quả. Do đó, trong những năm tiếp theo, để giữ được khách hàng cũ và thu hút thêm được khách hàng mới, ngân hàng cần phải xây dựng kế hoạch kinh mở rộng màng lưới kinh doanh.
Kết quả khảo sát cho thấy, NHNo&PTNT Hà Nội đã và đang triển khai mạng lưới hoạt động kinh doanh của mình như sau.
Năm 2001, NHNo&PTNT Hà Nội đã có 01 ngân hàng cấp I, 07 ngân hàng Quận, 01 ngân hàng khu vực cùng với 20 phòng giao dịch.
Dự kiến năm 2002 sẽ khai trương Ngân hàng khu vực Chương Dương, 02 chi nhánh cấp II loại 5 và mở thêm 15 phòng giao dịch. Phấn đấu đến hết năm 2002 toàn chi nhánh sẽ có 35 phòng giao dịch.
Thiết nghĩ để thực hiện tốt kế hoạch mở rộng mạng lưới kinh doanh như trên, các ngân hàng Quận và Khu vực phải tự mình nỗ lực rất nhiều:
Đối với Trung tâm, đây là ngân hàng cấp1 cần phải tập trung vào các khu phố cổ đông dân cư, các trường đại học, bệnh viện, các đơn vị hành chính sự nghiệp và một số khu chung cư khác như: Khu tập thể Hồ Việt Xô, Đầm trấu.
Đối với ngân hàng cấp Quận:
Ngân hàng Nông nghiệp Cầu Giấy cần tập trung vào các trường đại học, khu văn công Mai dịch, các bệnh viện, các khu đô thị mới như: Trung Yên, Yên Hoà, Nhân Chính, Dịch Vọng...
Ngân hàng Nông nghiệp Thanh Xuân nên tập trung vào các trường đại học, bệnh viện, khu Định Công, Linh Đàm và các khu chung cư mới.
Ngân hàng Nông nghiệp Đống Đa nên tập trung vào bệnh viện, khu tập thể đông dân cư, các đơn vị hành chính sự nghiệp về mở các tài khoản giao dịch.
Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hồ nên tập trung vào các dơn vị hành chính sự nghiệp, đường Lạc Long Quân, Phú Thượng, và các địa điểm giáp với huyện Từ Liêm...
Ngân hàng Nông nghiệp Ba Đình nên tập trung vào các trường đại họcnhư: đại học Văn Hoá, Mỹ Thuật, hay một số bệnh viện...
Ngân hàng Nông nghiệp Hai Bà Trưng nên tập trung vào các khu đền , Vĩnh Tuy, các trường đại học: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa, Đại học Xây dựng; các bệnh viện: Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Bạch Mai; các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Ngân hàng Nông nghiệp Hoàn Kiếm nên tập trung vào các Siêu thị , Chợ Long Biên.
Đối với ngân hàng khu vực: Ngân hàng Khu vực Tam Trinh nên mở rộng Lĩnh Nam, Vĩnh Tuy...
Đa dạng hoá các hình thức huy động và đối tượng khách hàng.
Ngân hàng là ngành kinh doanh tiền tệ dưới hình thức cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Việc mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín trên thị trường là hết sức cần thiết và quan trọng. NHNo&PTNT Hà Nội hoạt động trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Đây là địa bàn hoạt động mang tính cạnh tranh cao, với phương châm: kết hợp giữa kinh doanh tín dụng với kinh doanh nguồn vốn và các khoản kinh doanh khác, đòi hỏi NHNo&PTNT Hà Nội phải xây dựng chiến lược huy động vốn đa dạng đảm bảo hoàn thiện các hình thức huy động vốn truyền thống và nghiên cứu đưa ra áp dụng các hình thức huy động mới.
Đối với tiền gửi dân cư: bao gồm tiết kiệm và kỳ phiếu.
Trong số tất cả các nguồn vốn huy động được của ngân hàng, tiền gửi tiết kiệm của dân cư được coi là nguồn có tính ổn định và vững chắc. Đối với NHTM việc tìm giải pháp để huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng luôn là vấn đề bức xúc và nan giải. Để đánh thức và khơi dậy sự “ khao khát tiền lời trong nhân dân”, NHNo&PTNT Hà Nội cần phải xuất phát từ cái gốc của người gửi tiền: mong muốn kiếm lợi thông qua nhận lãi tiền gửi, hoặc được đảm bảo an toàn , hay nhận được sự thuận lợi trong thanh toán, giao dịch. Với mục tiêu: phấn đấu năm 2002, NHNo Hà Nội có số dư tiền gửi dân cư 2.800 tỷ chiếm 50% nguồn vốn kinh doanh nhằm tạo sụ ổn định về nguồn vốn cũng như có lợi thế về mặt lãi suất đầu vào, trong đó tiền gửi dân cư bằng ngoại tệ đạt 500 tỷ, tương đương 33,3 triệu USD nhằm đáp ứng cho các nhu cầu cho vay vốn nhập khẩu.
Sau đây là một số giải pháp NHNo&PTNT Hà Nội có thể tham khảo để khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng.
NHNo&PTNT Hà Nội nên mở rộng màng lưới kinh doanh. Đây phải được coi là giải pháp trọng tâm, cấp bách hàng đầu của ngân hàng. Cụ thể trong năm 2002, NHNo Hà Nội cần khai trương Ngân hàng Khu vực Chương Dương, Chi nhánh Tràng Tiền, và mở thêm đủ 15 phòng giao dịch theo đề án từ năm 2001 cho từng Ngân hàng ( chậm nhất 30/06/2002 phải hoàn tất).
áp dụng các biện pháp tích cực trong huy động vốn:
Duy trì việc tăng thời gian giao dịch. Đây là việc làm hết sức cần thiết vì trong môi trường cạnh tranh hiện nay, khách hàng gửi tiền bên cạnh lãi suất yêu cầu, họ còn mong muốn sự thuận thuận tiện trong giao dịch. Bắt đầu từ năm 2002, NHNo Hà Nội nên triển khai phòng giao dịch tiếp khách đến 17 giờ hàng ngày, giao dịch cả thứ bảy và Chủ nhật để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến gửi và lĩnh tiền. Việc làm này hết sức mới mẻ và khó khăn đòi hỏi NHNo Hà Nội cần phấn đấu triển khai.
Về hình thức huy động, NHNo Hà Nội cần mở thêm nhiều hình thức huy động vốn phù hợp với tình hình huy động vốn của các TCTD trên địa bàn. Khi điều kiện cho phép, ngân hàng nên huy động tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm có dự thưởng. Vàng là một phương tiện trao đổi buôn bán, khối lượng tích trữ trong dân cư nước ta rất nhiều khoảng 15-20 triệu lạng, khi có vốn dư thừa bằng vàng nếu khách hàng gửi trực tiếp vàng vào ngân hàng sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí chuyển đổi từ vàng thành tiền. Do đó, NHNo&PTNT Hà Nội có thể mở rộng huy động vốn bằng hình thức này để thu hút tối đa nguồn vốn tích trữ dưới dạng vàng trong nhân dân.
Đưa ra chính sách khuyến mại đối với những món tiền gửi lớn.
áp dụng linh hoạt phương thức trả lãi trước, sau hoặc hàng tháng tuỳ theo tình hình cân đối vốn từng thời kỳ và từng món tiền đồng thời đảm bảo lợi ích của cả người gửi tiền và ngân hàng trong qua hệ gửi tiền. Hiện nay đa số các ngân hàng chỉ áp dụng 2 hình thức trả lãi là trả lãi trước và trả lãi sau kỳ hạn gửi tiền vì nếu ngân hàng trả lãi hàng tháng cho khách hàng thì rất phức tạp và vất vả. Tuy nhiên mục tiêu của ngân hàng hiện nay là “năng nhặt chặt bị” thu hút và khai thác tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, kể cả với số lượng nhỏ. Do vậy, trong thời gian tới NHNo Hà Nội nên nghiên cứu đa dạng các hình thức trả lãi hơn nhằm thu hút tối đa khách hàng. Sau đây là một vài hình thức trả lãi, NHNo Hà Nội nên áp dụng trong thời gian tới:
Loại gửi một lần, rút một lần (lãi suất trả cao nhất)
Loại gửi một lần lấy lãi nhiều kỳ giữ nguyên vốn (nên cho lấy lãi hàng tháng) hoặc lấy lãi 6 tháng một lần đối với kỳ hạn dài từ 2 năm trở lên.
Loại gửi một lần nhưng rút một phần trước hạn cần ưu đãi khách hàng theo cách tính lãi kỳ hạn tương đương.
Loại gửi tiền nhiều lần góp thành số tiền lớn trong thời gian dài mới rút ra một lần cần ưu đãi khách hàng bằng lãi suất của loại tiền gửi thời hạn dài, khi rút ra có thể tính lãi theo phương pháp số dư bình quân.
Hình thức tính lãi suất luỹ tiến theo số lượng gửi tiền. Với cùng một kỳ hạn, ngân hàng có thể trả lãi suất lớn hơn một chút đối với những người gửi khoản tiền lớn và có sự ưu đãi về lãi suất luỹ tiến theo mức tăng của tiền gửi.
Điều chỉnh các kỳ hạn với các hình thức trả lãi thích hợp đối với tiết kiệm, kỳ phiếu cả VND cũng như ngoại tệ. Việc đa dạng các kỳ hạn gửi tiền sẽ kéo theo sự vất vả trong công tác quản lý lưu trữ hồ sơ của ngân hàng, nhưng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng, mở ra nhiều cơ hội trong việc thu hút các khoản tiền của khách hàng.
Triển khai nhận, trả các món tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu tại nhà đối với những món tiền gửi lớn. Việc làm này rất cần thiết nó khắc phục tình trạng bị động trong công tác huy động vốn của ngân hàng, tạo cho khách hnàg sự tin tưởng tín nhiệm, cũng như độ thân thiện và an toàn. Trong thời gian đầu áp dụng hình thức này có thể làm tăng chi phí huy động cho việc huy động vốn nhưng đổi lại ngân hàng có được nguồn vốn lớn và ổn định.
Để biến công tác huy động vốn thành nhiệm vụ chung của tất cả cán bộ, viên chức, NHNo Hà Nội cần giao chỉ tiêu khoán tăng trưởng nguồn vốn cho các phòng ban tại trụ sở chính NHNo Quận, Phòng giao dịch. Cụ thể, NHNo&PTNT Hà Nội nên đưa ra chỉ tiêu khoán vận động tiền gửi nói chung và tiền gửi dân cư nói riêng cho các phòng giao dịch cũng như từng cán bộ Ngân hàng không phân biệt vị trí công tác.
Bên cạnh việc làm việc thêm giờ hàng ngày và ngày nghỉ, NHNo Hà Nội còn phải nhanh chóng đổi mới phong cách phục vụ: cách tiếp khách, thay đổi phương thức quảng cáo; giảm, cải tiến giấy tờ trong giao dịch, lĩnh tiền theo hướng đơn giản, lịch sự hấp dẫn khách hàng nhưng vẫn đảm bảo an toàn tài sản cho ngân hàng và khách hàng. Trong lĩnh vực Marketing Ngân hàng thì nhân viên ngân hàng được coi là tấm gương soi của cả một ngân hàng, do vậy NHNo Hà Nội cần phải chấn chỉnh lại việc mặc đồng phục đeo phù hiệu thể hiện phong cách làm việc nghiêm túc tạo lòng tin cho khách hàng, từng bước hiện đại hoá ngân hàng, nối mạng các phòng giao dịch, nối mạng với một số khách hàng có số dư tiền gửi lớn.
Năm 2002 là năm giải phóng mặt bằng thực hiện các quy hoạch lớn của Thành phố, NHNo Hà Nội cần làm việc với Ban quản lý giải phóng mặt bằng để vừa làm đại lý chi trả đền bù vừa thu hút tiền tạm thời nhàn rỗi của các hộ dân cư được đền bù dưới hình thức tiết kiệm.
Tiền gửi các tổ chức kinh tế.
Mục tiêu lớn nhất của các tổ chức kinh tế khi gửi tiền vào ngân hàng là hưởng những tiện ích trong thanh toán. Đối với ngân hàng, đây là nguồn tiền gửi có chi phí huy động và tính ổn dịnh thấp nhất. Do vậy, ngoài nguồn vốn huy động được từ dân cư ngân hàng cũng cần quan tâm đến tính hiệu quả cao của nguồn vốn này. Theo định hướng của NHNo Hà Nội đặt ra cho năm 2002 thì ngân hàng cần phải triển khai thực hiện những giải pháp sau:
Tiếp tục cải tiến phong cách giao dịch để phục vụ khách hàng hàng ngày càng tốt nhằm giữ số khách hàng hiện có và thu hút thêm các khách hàng mới mà tập trung vào các doanh nghiệp có hàng xuất khâủ. Tiếp cận các chi nhánh điện, Bưu điện, Kho bạc với phương châm chấp nhận chia thị phần đối với các TCTD trên địa bàn.
Làm tốt công tác chuyển tiền cho các doanh nghiệp nhằm tạo lòng tin cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trên địa bàn, trước hết phục vụ thật chu đáo các đơn vị có tiền gửi lớn như: Quỹ hỗ trợ, KHo bạc, Công ty bia Hà Nội, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam.
Cung cấp, triển khai dịch vụ PHONE-BANKING đến các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có quan hệ với NHNo Hà Nội. Dịch vụ này cung cấp những thông tin hết sức cần thiết đối với khách hàng như:
Kiểm tra số dư của tất cả các tài khoản của mình.
Kiểm tra 05 dịch vụ nợ- có mới nhất.
Nghe thông tin về tỷ giá.
Nghe thông tin về lãi suất ngân hàng.
Yêu cầu FAX bản liệt kê giao dịch, bản tỷ giá hối đoái , bản lãi suất tới FAX của mình.
Nghe thông tin, thông báo mói nhất của ngân hàng.
Trong tương lai còn cấp thêm : chuyển khoản giữa các tài khoản của mình, thanh toán tiền điện, điện thoại, nước ...
Trong giai đoạn đưa dịch vụ này vào hoạt động, NHNo Hà Nội có thể thông báo tóm tắt dịch vụ này tại nơi giao dịch với khách hàng để khách hàngcó thể đọc và tìm hiểu, mặt khác in tờ dơi để cán bộ tín dụng quảng bá đến 100% khách hàng có quan hệ giao dịch với NHNo&PTNT Hà Nội.
Mở rộng diện thu tiền mặt không thu phí với các doanh nghiệp, các cửa hàng xăng dầu, các đại lý trên địa bàn như: dầu nhờn Castrol, các điểm vui chơi giải trí tại các công viên, các siêu thị lớn...
Mở rông các dịch vụ trước hết là dịch vụ bán bảo hiểm cho Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, dịch vụ bán vé máy bay cho hãng hàng không. Tiếp cận và vận động một số trường đại học lớn để chi trả lương tại chỗ không thu phí. Cụ thể, NHNo Hà Nội nên làm thí điểm việc đại lý và dần triển khai đại trà việc chi trả tiền lương cho một số doanh nghiệp có thu nhập lớn và một số trường Đại học và nhất là thực hiện đưa máy ATM vào năm 2003.
Tiền gửi Kho bạc Nhà nước.
Đặc điểm của loại tiền gửi trên là có khối lượng lớn và ít biến động. Vì vậy, các ngân hàng cần khai thác triệt để nguồn tiền này. Để thu hút được nguồn này, ngân hàng phải có uy tín vì thực tế nguồn tiền của Kho bạc Nhà nước thường được gửi tại Kho bạc. Đối với NHNo&PTNT Hà Nội, nguồn tiền gửi này có tỷ trọng thấp nhưng nó là yếu tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, tạo thành kết quả tài chính của ngân hàng . Năm 2001 có 2 chi nhánh Kho bạc Hai Bà Trưng, Kho bạc Tây Hồ gửi tiền tại ngân hàng; đầu năm nguồn vốn này là 400 tỷ nhưng do nhu cầu sử dụng vốn nên cuối năm chỉ còn là 161 tỷ. Năm 2001, NHNo&PTNT Hà Nội đã phục vụ tốt nhu cầu về thanh toán, tiền mặt của Kho Bạc đầy đủ kịp thời không để xảy ra sai sót, đặc biệt NHNo&PTNT Hà Nội được Kho Bạc Hà Nội cũng như các chi nhánh rất hoan nghênh.
Với chiến lược kinh doanh nguồn vốn, đảm bảo hoàn thành sứ mệnh: “ Hồ điều hoà vốn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội”, trong những năm tiếp theo, đặc biệt năm 2002, NHNo&PTNT Hà Nội cần xác định: tiếp tục phục vụ tốt hơn nữa các nhu cầu của Kho Bạc nhằm tạo lòng tin và thu hút vận động thêm các chi nhánh Kho Bạc Quận khác về mở tài khoản tiền gửi, đồng thời giữ mối quan hệ tốt với Kho Bạc để có số dư tiền gửỉ ở mức 500 tỷ đồng, chiếm 8,3% nguồn vốn kinh doanh
d) Tiền gửi của các tổ chức khác:
NHNo&PTNT Hà Nội là chi nhánh ngân hàng hoạt động trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, một địa bàn có tính cạnh tranh cao, tập trung rất nhiều đơn vị, cơ quan, tổ chức đoàn thể, do vậy để thu hút vốn đòi hỏi ngân hàng phải thực sự chủ động trong công tác huy động vốn. Hiện nay, nguồn tiền gửi này tại NHNo&PTNT Hà Nội tuy chưa nhiều nhưng hiệu quả khá cao vì vậy NHNo&PTNT Hà Nội cần chủ động tiếp cận nguồn tiền gửi này. Để thực hiện mục tiêu năm 2002 về huy động vốn, giải pháp trước mắt NHNo&PTNT Hà Nội cần áp dụng là:
Các ngân hàng Quận cần tiếp cận các trường Đại học, các trường dạy nghề, các trường phổ thông nhất là các trường Đại học dân lập, các cơ quan Bảo hiểm, Sổ xố..để tăng nguồn vốn này. Cụ thể, NHNo&PTNT Hà Nội cần tiếp cận và vận động một số trường Đại học lớn để làm các dịch vụ chi trả tiền lương và học bổng tại chỗ không thu phí. Việc làm này không những làm giảm chi phí huy động vốn (chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn) mà còn tạo điều kiện nâng cao uy tín cho ngân hàng, vì thông qua các dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng, khách hàng sẽ từng bước biết đến ngân hàng và thực sự thấy sự cần thiết của ngân hàng trong hoạt động của mình. Giải pháp này sẽ góp phần quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Nội ngay tại địa bàn của mình.
Tuy nhiên, khi giải pháp đi vào thực thi, NHNo&PTNT Hà Nội cần phải có sự tính toán, xây dựng kế hoạch hợp lý, chọn thời điểm thích hợp vì gắn liền với nó là những khoản chi phí mà ngân hàng cung cấp “ miễn phí ” cho khách hàng.
Tiền gửi các tổ chức tín dụng:
Trong tất cả nguồn vốn huy động của ngân hàng, nguồn tiền gửi của các Tổ chức tín dụng rất không ổn định và lãi suất cao. Vì vậy, nếu nguồn này huy động nhiều sẽ không mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm qua, số lượng các Tổ chức tín dụng gửi tiền vào NHNo&PTNT Hà Nội tương đối nhiều. Cụ thể, tính thời điểm hiện nay, năm 2002 tại NHNo&PTNT Hà Nội có tiền gửi của Quỹ Hỗ trợ, Bảo Việt, và các Tổ chức tín dụng khác. Do vậy, trong những năm tới NHNo&PTNT Hà Nội cần giảm tỷ trọng nguồn vốn này: Định hướng năm 2002, NHNo&PTNT Hà Nội phải giảm tỷ trọng loại vốn này với mức 1500 tỷ bao gồm cả nội tệ, ngoại tệ, chiếm 25% nguồn vốn, giảm 9,1% so với năm 2001. Giải pháp trước tiên để thực hiện định hướng trên là: ngân hàng nên giảm việc nhận tiền gửi của Ngân hàng Quốc tế, Ngân hàng Kỹ thương, Ngân hàng cổ phần Nhà, Quỹ Tín dụng và các Ngân hàng thương mại quốc doanh khác thông qua việc quy định thời hạn gửi dài hơn, và lãi suất thấp hơn. NHNo&PTNT Hà Nội nên tính toán đưa ra kỳ hạn cũng như lãi suất cho loại tiền gửi này trên cơ sở tình hình cân đối vốn của toàn ngành, từ đó điều chỉnh nguồn vốn này cho phù hợp cả khối lượng lẫn tỷ trọng.
Các loại hình dịch vụ khác.
Xu thế cạnh tranh hiện đại là xu thế cạnh tranh trên lĩnh vực chất lượng dịch vụ. Dịch vụ chính là sản phẩm ngân hàng cung cấp cho khách hàng, đòi hỏi các ngân hàng phải chú trọng quan tâm nhiều hơn đến loại hình này. Thông qua việc cung cấp các loại hình dịch vụ, ngân hàng sẽ nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác huy động vốn nói riêng của ngân hàng và hoạt động kinh doanh nói chung. Trong năm 2002, thiết nghĩ NHNo&PTNT Hà Nội cần tiến hành những công việc sau:
Triển khai và phổ biến rộng rãi, rõ ràng chu đáo dịch vụ FONE-BANKING đến các thành phần kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế có quan hệ tiền gửi, tiền vay lớn tại NHNo&PTNT Hà Nội.
Tiếp tục làm tốt và mở rộng diện thu- chi tiền mặt miễn phí đối với các doanh nghiệp có nhu cầu thu- chi tiền mặt hàng ngày.
Nâng cao hơn nữa dịch vụ tư vấn. NHNo&PTNT Hà Nội nên mở rộng dịch vụ này thông qua việc phân loại khách hàng. Nếu khách hàng gửi tiền, ngân hàng nên tư vấn , hướng dẫn khách hàng lựa chọn loại hình gửi tiền nào, lãi suất và thời gian huy động sao cho vùa đáp ứng dược nhu cầu rút tiền vừa giúp khách hàng có thu nhập cao nhất. Nếu khách hàng có nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh, ngân hàng có thể giúp khách hàng xây dựng dự án, lựa chọn sản xuất sản phẩm, các án kỹ thuật... với lãi suất tiền vay có lợi nhất.
Triển khai 100% các chi nhánh cấp III thực hiện thanh toán quốc tế và cho vay ngoại tệ tại chi nhánh đồng thời mở rộng dịch vụ kiều hối cho tất cả các điểm giao dịch.
Nâng cao uy tín của NHNo&PTNT Hà Nội trên thị trường.
Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo.
Để có được hình ảnh tốt trong tâm trí khách hàng, trước tiên ngân hàng phải được khách hàng biết đến. Một trong những giải pháp cần thực hiện là tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo. Thông qua tuyên truyền quảng cáo, khách hàng có thể so sánh và lựa chọn, thấy được lợi ích khi giao dịch với ngân hàng.
Trong thời gian tới NHNo&PTNT Hà Nội cần chú trọng hơn nữa vào công tác tuyên truyền quảng cáo, góp phần giúp ngân hàng nâng cao được uy tín, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác huy động vốn. Ngoài hình thức quảng cáo truyền thống và duy nhất hiện nay: trên các báo chuyên ngành, NHNo&PTNT Hà Nội nên xây dựng kế hoạch quảng cáo thông qua một số phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, trên mạng...
Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ.
Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất và không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với ngân hàng, yếu tố này một mặt tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. NHNo&PTNT Hà Nội cần tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho tất cả các cán bộ tác nghiệp ở tất cả các mặt nghiệp vụ, mở các lớp nâng cao việc sử dụng máy tính ngân hàng cho cán bộ công nhân viên đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cũng như đủ trình độ hoà nhập vào tiến trìnhphát triển của hệ thống ngân hàng khu vực.
Song song với bồi dưỡng, đào tạo; NHNo&PTNT Hà Nội cần tiếp tục kiểm tra, kiểm soát theo chương trình công tác của NHNo&PTNT Việt Nam, để xử lý kịp thời, nghiêm túc những sai phạm của cán bộ công viên chức làm ảnh hưởng sấu đếnuy tín của ngân hàng cũng như mất lòng tin đối với khách hàng, doanh nghiệp, các Tổ chức kinh tế...
Các điều kiện cần có để thực hiện kế hoạch huy động vốn.
Biện pháp nội bộ
Khoán tài chính triệt để đén từng bộ phận nghiệp vụ, từng cán bộ, từng phòng ban, từng ngân hàng Quận, giao chỉ tiêu cụ thể, trong đó có chỉ tiêu nguồn vốn từng tháng, quý, vận động khách hàng mua bảo hiểm...
Trang bị máy tính đủ cho các phòng giao dịch để thu hút khách hàng, nối mạng truyền tin tới các phòng giao dịch với NHNo&PTNT Hà Nội.
Triển khai huy động vốn bằng tiền gửi EURO trong toàn chi nhánh Trung ương cho phép.
Làm việc với NHNo&PTNT Việt Nam trong việc tiếp cận các Tổng công ty lớn để mở rộng thị phần nguồn vốn.
Chuẩn bị điều kiện vật chất nối mạng với khách hàng lớn khi chế độ chứng từ điện tử được thi hành.
Biện pháp cụ thể đối với phòng kế hoạch.
Bám sát, triển khai mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2002 do Giám đóc đề ra nguồn vốn đạt 6000 tỷ đồng năm 2002. Thông qua đó, triển khai huy động vốn ở các ngân hàng Quận cũng như tại Trung tâm , giữ ổn định các khách hàng và nguồn tiền gửi tại Trung tâm, tiếp cận thêm một số khách hàng mới.
Về điều hoà kinh doanh nguồn vốn: hàng ngày tổng hợp kịp thời tình hình biến động của nguồn vốn kinh doanh nội tệ để tham mưu cho Ban giám đốc chỉ đạo kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toáncho khách hàng, truyền điện kịp thời về trung ương và Ngân hàng Nhà nước theo chế độ quy định.
Nắm chắc tình hình lãi suất huy động vốn của các Tổ chức tín dụng để đề xuất lãi suất thực hiện giúp NHNo&PTNT Hà Nội kịp thời phối hợp với các ngân hàng Quận xử lý nhanh, kịp thời, có hiệu quả lãi suất để thu hút vốn kịp thời.
Nghiên cứu đề xuất các hùnh thức huy động vốn, phương thức trả lãi để thực hiện trong quý 2/2002 nhằm giảm thấp dự chi lãi suất.
Phối hợp với các phòng liên quan như kế toán, hành chính nghiên cứi cải tiến giao dịch tiết kiệm, kỳ phiếu với dân cư và các hình thức tuyên truyền quảng cáo
Đề xuất kiến nghị
Công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội bước đầu đã thu được những thành công góp phần tích cực vào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên để công tác này ngày càng có hiệu quả hơn, tôi xin có một số đề xuất và kiến nghị sau:
Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cho phép NHNo&PTNT Hà Nội được thành lập phòng Marketing và dịch vụ tư vấn để ngân hàng thực hiện chiến lược dịch vụ và chăm sóc khách hàng.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tạo điều kiện cho NHNo&PTNT Hà Nội có trụ sở mới góp phần nâng cao vị thế của NHNo&PTNT Hà Nội trong quá trình hội nhập và đủ điều kiệnphục vụ khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, đáp ứng kịp với xu thế phát triển của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung trong kế hoạch 5 năm 2001-2005.
Tăng cường cơ sở vật chất nhằm hiện đại hoá ngân hàng chuẩn bị cho bước hội nhập hệ thống ngân hàng trong khu vực và thế giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0131.doc