Chuyên đề Giải pháp tăng cường công tác theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện Phù Yên – tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 – 2015

Từ thực tiễn phát triển KT-XH ở nước ta đã cho thấy vai trò quan trọng của kế hoạch phát triển KTX đối với sự phát triển của đất nước. Kế hoạch là công cụ định hướng nền kinh tế thông qua các mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số. Nhưng để giám sát quá trình thực hiện kế hoạch xem có đạt được như kế hoạch đặt ra thì cần đến công cụ TD&ĐG. Với công cụ TD&ĐG, người làm công tác kế hoạch có thể nắm được các vấn đề trong quá trình thực hiện kế hoạch và cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà lãnh đạo. Công tác kế hoạch hóa của huyện Phù Yên hiện nay đang gặp thuận lợi vì được quan tâm của các cấp lãnh đạo. Nhưng các nhà kế hoạch của huyện vẫn chưa nhận thấy tầm quan trọng của công tác TD&ĐG kế hoạch phát triển địa phương. Bởi vì, cơ quan kế hoạch hóa tuy thực hiện chức năng kế hoạch cho huyện nhưng quá trình thực hiện các công việc và giám sát thì lại do các cơ quan chuyên trách khác. Ngoài ra, những người thực hiện công tác kế hoạch hóa cũng chưa nắm sâu những lý thuyết về TD&ĐG. hiện nay, quá trình lập kế hoạch hiên nay của huyện vẫn sử dụng phương pháp truyền thống nên hiệu quả mang lại không cao. cho nên với đề tài nghiên cứu ” GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHÙ YÊN – TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2011 – 2015”.tôi đưa ra khung lý thuyết về TD&ĐG kế hoạch phát triển KTXH nhằm mục đích là cơ sở để so sánh thực trạng TD&ĐG của huyện Phù Yên hiện nay với khung lý thuyết về TD&ĐG. từ đó, để đổi mới và đem lại hiệu quả cho công tác KHH nói chung và công tác TD&ĐG kế hoạch nói riêng cần phải tiến hành các giải pháp phù hợp.

doc87 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tăng cường công tác theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện Phù Yên – tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 – 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư phát triển khá mạnh, sản phẩm sản xuất cơ bản đáp ứng nhu cầu trên địa bàn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện, nước đạt mức tăng trưởng cao về sản lượng; đến năm 2004 đã có 27/27 xã trên toàn huyện được sử dụng điện lưới quốc gia. Ngành tiểu thủ công nghiệp cũng đạt được sự phát triển cao về số cơ sở sản xuất cũng như sản lượng sản xuất, nhất là trong lĩnh vực sản xuất đồ mộc và đồ kim khí. * Một số sản phẩm chính của ngành sản xuất công nghiệp - TTCN: - Tổng sản lượng điện thương phẩm năm 2000 là 4,071 triệu Kwh, năm 2005 ước đạt 7,5 triệu Kwh, đạt 85,8% kế hoạch, tốc độ tăng trung bình 13%/năm. - Tổng sản lượng nước thương phẩm năm 2000 là 180.048 m3, đến năm 2005 ước đạt 425.000 m3, vượt 26% KH, đạt tốc độ tăng trung bình 18,75%/năm. - Gạch các loại năm 2000 sản xuất 3,5 triệu viên, đến năm 2005 ước đạt 9 triệu viên, vượt 12,5% kế hoạch, đạt tốc độ tăng trung bình 21%/năm. - Khai thác cát năm 2000 đạt 1.800 m3, đến năm 2005 ước đạt 4.700 m3, vượt 17,5% kế hoạch, tốc độ tăng trung bình 18,64%/năm. - Khai thác gỗ: Năm 2000 khai thác 530 m3 gỗ tròn, năm 2004 đạt 9.570 m3, đến năm 2005 ước đạt 3.000 m3, vượt 20% KH, đạt tốc độ tăng trung bình 49,6%/năm. III- xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và bưu điện 1. Xây dựng cơ bản: * Những năm qua với chính sách quan tâm phát triển miền núi, vùng đồng bào dân tộc, các kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu phát triển dân sinh - kinh tế - xã hội như: đường giao thông, lưới điện, hệ thống kênh mương, đập thuỷ lợi, trường học, bệnh viện được đầu tư cơ bản đồng bộ. Hầu hết công trình xây dựng cơ bản trong những năm qua đều đem lại hiệu quả sử dụng cao. Tình hình thực hiện công tác xây dựng cơ bản từ năm 2001 - 2005: Tổng số công trình là 346 công trình lớn nhỏ, tổng vốn đầu tư là 205,726 tỷ đồng (bao gồm: Giao thông: 38 công trình = 75,779 tỷ đồng, thuỷ lợi 34 công trình = 19,023 tỷ đồng; nước sinh hoạt 81 công trình = 20,19 tỷ đồng, xây dựng dân dụng; 193 công trình = 90,734 tỷ đồng). Các công trình nhìn chung phát huy tốt hiệu quả, góp phần tích cực giúp người dân có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống, thúc đẩy phát triển kinh tế. 2. Giao thông vận tải: Bằng những cố gắng nỗ lực to lớn của toàn Đảng, toàn dân và sự hỗ trợ giúp đỡ có hiệu quả của các chương trình, dự án, hệ thống giao thông trên địa bàn thường xuyên được đầu tư bảo dưỡng, nâng cấp và xây dựng mới, đặc biệt là các tuyến giao thông liên xã, liên bản. Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, trong 5 năm qua huyện Phù Yên đã triển khai rất có hiệu quả Chương trình 925, tại nhiều xã đường liên xã, liên bản và liên thôn được bê tông hoá tạo dựng một diện mạo mới cho vùng nông thôn và tạo thuận lợi lớn cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Năm 2000 có 21/27 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã thì đến hết năm 2003 tỉ lệ này 27/27 xã. Các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ như: Quốc lộ 37, Quốc lộ 43b, tỉnh lộ 114 thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp. Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn luôn đảm bảo thông suốt, phục vụ tốt nhu cầu phát triển dân sinh, kinh tế xã hội cũng như các mục tiêu chính trị, quốc phòng của địa phương. 3. Bưu chính viễn thông: Với định hướng chung là phát triển hệ thống bưu chính viễn thông theo hướng "đi tắt đón đầu", mạng lưới bưu chính viễn thông của huyện được đầu tư ngày càng hiện đại và đồng bộ đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc trên địa bàn. Cho đến nay trên địa bàn Thị trấn và các xã vùng thấp đã có báo đọc trong ngày. Năm 2000 mạng điện thoại toàn huyện có 518 máy với tỷ lệ 5,3 máy/1.000 người dân, ước đến năm 2005 là 2.583 máy với tỷ lệ 25 máy/1.000 người dân. Năm 2005 đưa vào khai thác và sử dụng mạng điện thoại di động trên địa bàn, góp phần quan trọng nâng cao diện phục vụ cũng như chất lượng phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của người dân. IV- tài chính - tín dụng, dịch vụ - du lịch 1. Hoạt động tài chính, tín dụng: Công tác thu, chi ngân sách được quản lý giám sát và thực hiện có hiệu quả, đúng qui định, đáp ứng các yêu cầu thực hiện các chủ trương chính sách và phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT - XH. - Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng nhanh và thường xuyên vượt kế hoạch hàng năm. Năm 2000 thu đạt 2,799 tỷ đồng, năm 2004 thu đạt 6,221 tỷ đồng, đến năm 2005 thu ước đạt 6,55 tỷ đồng, vượt 80% kế hoạch, đạt tốc độ tăng trung bình 18,53%/năm. - Chi ngân sách địa phương được quản lý và giám sát chặt chẽ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu chi, ưu tiên chi cho các chương trình kinh tế lớn và các chương trình mục tiêu phục vụ cộng đồng. Chi ngân sách năm 2000 đạt 33,536 tỷ đồng, đến năm 2005 ước đạt 95,5 tỷ đồng, vượt 65,9% kế hoạch và đạt tốc độ tăng trung bình 24%/năm. - Hoạt động tín dụng ngân hàng luôn bám sát nhiệm vụ chính trị kinh tế của huyện. Công tác thu hút vốn có nhiều đổi mới như: Khuyến khích về lãi suất, mở các hình thức khuyến mãi, đơn giản hoá thủ tục cho vay... Tích cực huy động nguồn vốn địa phương, chú trọng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, của các tổ chức, doanh nghiệp; tổng tiền gửi tiết kiệm dân cư năm 2004 đạt 27.567 triệu đồng tăng gần 1,5 lần so với năm 2000. Tổng số cho vay qua Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện năm 2004 đạt 53.235 triệu đồng tăng gấp 2,35 lần so với năm 2000; trong đó tỉ trọng vốn vay cho thành phần kinh tế tư nhân, cá thể chiếm 93%; tỉ trọng vốn vay phát triển nông lâm nghiệp là 24%, công nghiệp xây dựng: 20%, dịch vụ thương mại: 56%. Hiệu quả hoạt động tín dụng cũng tăng lên rõ rệt: Năm 2004 tỉ lệ nợ quá hạn Ngân hàng Nông nghiệp chỉ có 0,68%, nợ quá hạn vốn giảm nghèo tạo việc làm của Ngân hàng chính sách là 1,96%. Nhiều hộ gia đình đã mở mang phát triển sản xuất, thoát khỏi cảnh nghèo đói và vươn lên làm giàu. 2. Dịch vụ - du lịch: Trong những năm qua hoạt động thương mại, dịch vụ có bước phát triển mới về cả chất và lượng, hàng nghìn hộ đã đầu tư kinh doanh mới (năm 2004 có 56% số vốn vay qua ngân hàng được dùng vào mục đích kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ). Nhiều trung tâm thương mại được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp như: Chợ trung tâm, Trung tâm thương mại, các chợ trung tâm cụm xã như: Mường Cơi, Vạn Yên, Gia Phù và một số điểm chợ phiên như: Tường Tiến, Tường Phong, Bắc phong... Vật tư hàng hoá được cung ứng phong phú, đa dạng và lưu thông dễ dàng thuận lợi, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân. Các hoạt động dịch vụ như: Dịch vụ vận tải, bảo hiểm, sửa chữa ô tô, xe máy, điện tử, đồ gia dụng... cũng có sự phát triển mạnh, nhất là trên địa bàn Thị trấn. Ngành kinh doanh du lịch, nhà hàng, nhà nghỉ bước đầu được chú trọng đầu tư phát triển. Từ năm 2002 nhiều nhà hàng, nhà nghỉ tư nhân được xây dựng đáp ứng nhu cầu của khách từ địa phương khác đến công tác, dự hội thảo, thăm quan, nghỉ ngơi. Tuy nhiên với các điều kiện về tự nhiên, văn hoá phong phú đa dạng huyện Phù Yên được đánh giá là có tiềm năng lớn về phát triển du lịch. Đến nay Dự án phát triển Khu du lịch sinh thái Noong Cốp đang được UBND tỉnh xem xét phê duyệt. Trong một vài năm tới với việc xây dựng hồ thuỷ lợi Suối Chiếu sẽ hình thành một điểm du lịch sinh thái - văn hoá hứa hẹn tạo được bước phát triển mới cho ngành du lịch của huyện. B- lĩnh vực văn hoá xã hội 1. Giáo dục, đào tạo: Sự nghiệp giáo dục đào tạo luôn là một trong những lĩnh vực được Đảng, chính quyền và nhân dân trong toàn huyện quan tâm hàng đầu. Năm năm qua, cơ sở trường lớp, trang thiết bị dạy và học thường xuyên được đầu tư nâng cấp; chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. - Thường xuyên đầu tư nâng cấp và xây dựng mới trường lớp học. Số phòng học năm 2000 có: 730 phòng, trong đó số phòng học kiên cố và bán kiên cố là 238 phòng chiếm 32,6% tổng số phòng học; đến năm 2005 toàn huyện có 933 phòng vượt 5,86% kế hoạch, trong đó số phòng học kiên cố và bán kiên cố là 423 phòng chiếm 45,3% tổng số phòng học. Số trường học năm 2000 có 40 trường đến năm 2005 tăng lên 68 trường, đạt 98,5% kế hoạch. - Công tác thu hút giáo viên, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên luôn được quan tâm thực hiện. Tổng số giáo viên các cấp học năm 2000 là 1.367 giáo viên, đến năm 2005 có 1.835 giáo viên tham gia quản lý và giảng dạy, vượt 12,36% kế hoạch. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn theo cấp học không ngừng được nâng lên. Năm 2000 tỷ lệ giáo viên mẫu giáo đạt chuẩn là 50,97%, bậc tiểu học là 69,98%, bậc THCS là 60,85%, bậc THPT là 75% thì đến năm 2005 tỷ lệ đạt chuẩn ở các bậc học trên theo thứ tự là: 55,9%, 76,98%, 74,98% và 91%. - Thực hiện tốt công tác huy động học sinh đến trường. Tổng số học sinh năm 2000 có 26.787 em đến năm 2005 ước có 29.992 học sinh, vượt 7,3% kế hoạch. Về chất lượng học sinh cũng được nâng cao theo từng năm, tỉ lệ học sinh khá giỏi các cấp tăng hàng năm từ 0,5 - 4%; học sinh yếu giảm từ 1- 4,5%. Công tác phổ cập giáo dục được củng cố và phát triển. Năm học 2004 - 2005 đã huy động 19,2% số trẻ trong độ tuổi đến nhà trẻ; 71,3% số trẻ ra lớp mầm non; 90% số trẻ trong độ tuổi vào học lớp 1. Năm 2001 toàn huyện có 01 xã được công nhận phổ cập tiểu học và 01 xã được công nhận phổ cập THCS thì ước thực hiện năm 2005 có 22 xã, thị trấn được công nhận phổ cập tiểu học và 20 xã, thị trấn được công nhận phổ cập THCS. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách khuyến khích phát triển giáo dục của TW và Tỉnh như: thực hiện luân chuyển giáo viên, thu hút giáo viên về dạy học ở vùng 3, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo chương trình kiên cố hoá trường lớp học. Đến hết năm 2005 các trung tâm xã, cụm xã trên toàn huyện đều có nhà lớp học kiên cố. Ngày càng có nhiều con em là người dân tộc, nhất là dân tộc Mông, Dao theo học tại các trường PTTH, trường dân tộc nội trú của huyện và các cơ sở giáo dục đào tạo khác ở Tỉnh và trung ương, góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ văn hoá cũng như trình độ dân trí cho đồng bào vùng sâu, vùng xa. 2. Văn hoá - thông tin, thể dục thể thao: Lĩnh vực văn hoá - thông tin, thể dục thể thao có những chuyển biến rõ nét và chất lượng hoạt động. Các phong trào, hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng được phát động, tổ chức thường xuyên và rộng khắp đã góp phần tạo dựng một sắc thái mới, một bước tiến đáng phấn khởi trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân. - Công tác xây dựng nếp sống văn hoá mới ở khu dân cư tiếp tục được củng cố và đẩy mạnh phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Mặc dù các tiêu chí xét đạt chuẩn văn hoá ngày một cao song số lượng gia đình, khối phố, bản làng văn hoá vẫn luôn tăng nhanh sau từng năm. Năm 2000, toàn huyện có 26 bản làng, 3.567 gia đình được công nhận là bản làng, gia đình văn hoá; đến năm 2005 dự kiến có 147 bản làng, khối phố và 9.500 gia đình đạt chuẩn văn hoá, vượt 17,3% kế hoạch. - Phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng phát triển rộng khắp, số đội văn nghệ quần chúng năm 2000 là 90 đội, đến năm 2005 dự kiến là 204 đội, vượt 56,9% kế hoạch. Các đội văn nghệ quần chúng thường xuyên hoạt động, tổ chức giao lưu biểu diễn với chất lượng nghệ thuật, giá trị bảo tồn văn hoá truyền thống và tuyên truyền ngày càng nâng lên. - Phong trào thể dục thể thao quần chúng được các cấp, các ngành quan tâm củng cố, xây dựng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Năm 2000 có 6 câu lạc bộ TDTT; đến năm 2005 ước tăng lên 35 câu lạc bộ, và có 1.470 gia đình đạt danh hiệu “Gia đình thể thao” và khoảng 6.150 người thường xuyên luyện tập TDTT. Trong 5 năm qua trên 40 giải thể thao cấp huyện đã được tổ chức. Đặc biệt huyện đã tổ chức thành công giải đua thuyền truyền thống toàn tỉnh năm 2004 và giải bóng đá chân giầy toàn tỉnh năm 2005. Các hoạt động thể dục thể thao được tổ chức đã cổ vũ và tạo ra phong trào luyện tập rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân. - Trong những năm qua việc đầu tư xây dựng các trạm thu phát phát thanh - truyền hình được thực hiện một cách hợp lý và khá đồng bộ nên tỷ lệ dân số được nghe đài tiếng nói Việt Nam và xem truyền hình tăng nhanh, góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, phổ biến khoa học kỹ thuật, cũng như phục vụ tốt yêu cầu tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước đến người dân. Năm 2000 tỷ lệ dân số được nghe đài tiếng nói Việt Nam là 80%, tỷ lệ dân số được xem truyền hình là 50% thì ước đến năm 2005 các tỷ lệ này là 97% và 87%. 3. Công tác y tế, KHHGĐ: - Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh của các cơ sở y tế thường xuyên được đầu tư nâng cấp và mua sắm mới, cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân trên địa bàn và của các vùng lân cận. Đến nay tất cả 27/27 xã, thị trấn trên toàn huyện có trạm xá được xây dựng khang trang kiên cố với quy mô trung bình mỗi trạm là 5 giường bệnh. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của Bệnh viện đa khoa khu vực tiếp tục được đầu tư nâng cấp mới. Trong thời gian tới với việc hoàn thiện đưa vào sử dụng các hạng mục phòng làm việc, phàng khám chữa bệnh Khoa Liên khoa và Khoa sản nhi - Trung tâm KHHGĐ sẽ ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. - Thường xuyên tổ chức học tập nâng cao trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ người bệnh của đội ngũ y bác sỹ toàn ngành. - Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế cộng đồng, chương trình y tế quốc gia triển khai trên địa bàn. Triển khai thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân, nhất là chương trình khám chữa bệnh cho người nghèo. - Công tác vệ sinh phòng dịch được trú trọng. Thường xuyên tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân thực hiện lối sống hợp vệ sinh; hàng năm xây dựng phương án chuẩn bị về con người, cơ số thuốc và các trang thiết bị khác nhằm chủ động dập dịch khi có dịch bệnh xảy ra; tổ chức tiêm chủng mở rộng đúng theo theo kế hoạch... nhờ vậy trong 5 năm qua trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra. - Công tác kế hoạch hoá gia đình tiếp tục được quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức tuyên truyền sâu rộng đến cơ sở. Bước đầu triển khai có hiệu quả chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho đối tượng là nữ thanh niên và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; đặc biệt đã triển khai chương trình đến các xã thuộc vùng sâu vùng xa, hàng ngàn phụ nữ nghèo, phụ nữ thuộc dân tộc Mông, Dao đã được giúp đỡ và chăm sóc. Thành quả của những nỗ lực chung nêu trên là: - Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2000 là 35%, năm 2005 ước giảm xuống còn 27,5%. - Tỉ lệ mắc bệnh sốt rét năm 2000 là 0,33%, đến năm 2005 giảm xuống còn 0,06% (KH là 0,35%). - Tỉ lệ mắc bệnh bướu cổ năm 2004 là 17,5%, dự kiến năm 2005 giảm xuống còn 10% (KH là 12%). 4. Các nhiệm vụ chính trị - xã hội khác: Năm năm qua các chế độ chính sách xã hội đối với các đối tượng hưu trí, người có công và các đối tượng chính sách xã hội khác tiếp tục được quan tâm thực hiện nghiêm túc, đúng qui định. Tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư, ủng hộ các trường hợp thiên tai, tai nạn rủi ro ngày càng được đề cao. Với sự đóng góp về sức người, sức của của toàn dân hàng năm hỗ trợ xây dựng mới được hàng chục nhà tình thương, xoá được hàng trăm nhà tạm cho các đối tượng khó khăn. Thường xuyên tổ chức vận động quyên góp ủng hộ và thăm hỏi động viên các đối tượng người có công, người nghèo, NTT - TMC, các đối tượng gặp thiên tai dịch hoạ với số lượng lên đến hàng nghìn suất quà có trị giá cả về vật chất và tinh thần. Công cuộc xoá đói giảm nghèo đạt kết quả đáng khích lệ nhờ tạo được sự phối hợp có hiệu quả của nhiều nguồn lực, sự hỗ trợ to lớn của các chương trình dự án. Đời sống nhân dân và cán bộ công chức đảm bảo ổn định và ngày càng được nâng cao. 5. Công tác sắp xếp ổn định, điều chỉnh dân cư: Do triển khai thực hiện một số hạng mục công trình phát triển kinh tế - xã hội và sự ảnh hưởng kéo dài của việc xây dựng thuỷ điện Hoà Bình đòi hỏi tiếp tục phải sắp xếp ổn định dân cư trên một số địa bàn. Trong 5 năm qua toàn Đảng, toàn dân huyện Phù Yên đã hết sức chăm lo quan tâm thực hiện công tác sắp xếp ổn định và điều chuyển dân cư trên toàn địa bàn và đạt kết quả cụ thể sau: Tổng số hộ được sắp xếp, di chuyển: 725 hộ = 3.625 khẩu. Trong đó: + Di chuyển đi Mộc Châu, Mai Sơn: 340 hộ = 1.768 khẩu. + Di chuyển trong nội huyện: 385 hộ = 1.857 khẩu. C- Về an ninh, quốc phòng: An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn được củng cố và giữ vững. Tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ đảm bảo an ninh trật tự như: tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật đến người dân, củng cố xây dựng thế trận an ninh nhân dân, tổ chức nắm đối tượng, nắm địa bàn, đấu tranh trấn áp tội phạm. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc như di dịch cư tự do, tranh chấp đất đai, khai thác mua bán lâm sản trái phép, tai nạn giao thông... không để diễn biến thành điểm nóng. Công tác quân sự địa phương luôn bám sát yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Các lực lượng chính qui, lực lượng dân phòng, dân quân tự vệ tiếp tục được kiện toàn, củng cố. Thường xuyên luyện tập, huấn luyện kỹ chiến thuật tác chiến trong tình hình mới cho các lực lượng vũ trang. Tổ chức thực hiện nghiêm luật nghĩa vụ quân sự. Năm năm qua Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã đóng góp cho Đảng và nhà nước 595 thanh niên ưu tú tham gia lực lượng quốc phòng bảo vệ an ninh tổ quốc. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với quốc phòng trong 5 năm qua các cơ sở hạ tầng, các tiểu vùng kinh tế hình thành vừa từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế vừa phục vụ nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân - an ninh nhân dân, xây dựng huyện thành khu vực phòng thủ vững chắc. * Đánh giá chung: Những thành tựu đạt được: Nhìn chung, 5 năm qua các lĩnh vực kinh tế - xã hội huyện đều có những bước chuyển biến rõ rệt và cơ bản hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch hàng năm và 5 năm đề ra. Tốc độ phát triển kinh tế đạt cao, lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều khởi sắc, đời sống văn hoá và tinh thần của người dân được nâng lên một bước mới. Thể hiện trên một số lĩnh vực cụ thể sau: Một là: Nền kinh tế của huyện có bước phát triển mới đúng hướng và đạt mức tăng trưởng cao, tốc độ tăng bình quân 5 năm đạt 13,67%, vượt so với kế hoạch 1,67%. Hai là: Cơ cấu sản xuất, cơ cấu ngành bước đầu chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng nông lâm nghiệp; tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và tốc độ tăng trưởng của các ngành này đạt ở mức khá cao. Cơ cấu kinh tế vùng tiếp tục hình thành rõ nét hơn, khoảng cách giữa các vùng dần được thu hẹp. Ba là: Sản xuất nông lâm nghiệp đạt được những kết quả đáng phấn khởi, bước đầu phát huy hiệu quả công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi. Diện tích vụ 3 và diện tích gieo trồng giống mới cho năng suất chất lượng cao liên tục tăng. Năng suất, sản lượng, chất lượng và qua đó tỉ trọng ngành chăn nuôi cũng tăng trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Độ che phủ rừng tăng khá nhanh, rừng kinh tế chiếm tỉ trọng cao trong tổng diện tích rừng trồng mới. Bốn là: Công tác xây dựng đời sống văn hoá, phong trào văn nghệ, thể thao quần chúng phát triển sâu rộng. Sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cộng đồng tiếp tục được quan tâm và đạt hiệu quả cao - không để xảy ra dịch bệnh lớn; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, tỷ lệ mắc các bệnh xã hội như bướu cổ, sốt rét đều giảm. Năm là: An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng tiếp tục được củng cố và giữ vững; phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm và tai tệ nạn xã hội; các vấn đề bức xúc xã hội được kiềm chế, không để diễn biến thành điểm nóng. Nguyên nhân đạt được những thành tựu nêu trên là: a) Đảng, Chính phủ và Tỉnh tiếp tục có những chủ trương chính sách khuyến khích hỗ trợ ngày càng mạnh mẽ, đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi lớn cho địa phương tháo gỡ khó khăn, phát huy mặt thuận lợi và từng bước phát triển. b) Cán bộ và nhân dân trong huyện đã bước đầu thích ứng với phương thức quản lý và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường; tư duy mới về phát triển đang được tiếp cận, thử nghiệm và ngày càng trở thành nếp nghĩ chung thúc đẩy sự chuyển hướng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh của số đông cán bộ và nhân dân trong huyện. c) Trong tiến trình chung của cả nước và của Tỉnh, qui mô và tiềm lực kinh tế của huyện đã được mở rộng và tăng cường một bước mới. d) Công cuộc cải cách hành chính đã giúp nâng cao năng lực quản lý điều hành của bộ máy chính quyền và đội ngũ cán bộ công chức các cấp; việc chấp hành chỉ thị, nghị quyết của cấp trên khẩn trương, nghiêm túc và triệt để; các biện pháp quản lý, điều hành, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KT - XH đặt ra trong huyện ngày càng nhạy bén, kịp thời, hợp lý và đi vào trọng tâm. Những hạn chế, yếu kém: 1) Chất lượng tăng trưởng chưa cao, năng suất lao động xã hội, hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, rừng, vốn đầu tư còn nhiều hạn chế. Sản xuất cơ bản vẫn dựa trên lao động thủ công, công nghệ giản đơn; sức cạnh tranh của sản phẩm thấp. Sự phát triển còn phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư, các chính sách ưu tiên ưu đãi của Nhà nước; chủ trương chính sách thu hút đầu tư, xã hội hoá đầu tư phát triển của TW và Tỉnh triển khai trên địa bàn chưa có kết quả đáng kể; hiệu quả khai thác, phát huy các chương trình dự án, các hạng mục công trình (đầu tư hỗ trợ từ bên ngoài) chưa đạt kết quả như mục tiêu đề ra. 2) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nhìn chung còn chậm; tỉ trọng của lĩnh vực nông lâm nghiệp tuy có giảm trong cơ cấu GDP nhưng cơ cấu các ngành trong lĩnh vực này chưa có chuyển dịch lớn. Các chương trình kinh tế như: Trồng rừng kinh tế, trồng chè chất lượng cao, phát triển cây vụ đông, phát triển chăn nuôi bò lai... do nhiều nguyên nhân khác nhau chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất trên đơn vị đất canh tác tăng chậm và còn thấp so với mức bình quân của cả Tỉnh. 3) Đời sống nhân dân tuy được nâng lên một bước nhưng vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với mức bình quân cả nước; đặc biệt đời sống người dân vùng cao, vùng hồ, dân di chuyển tái định cư từ vùng hồ Sông Đà còn nhiều khó khăn. 4) An ninh chính trị - TTATXH được đảm bảo nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn như di dịch cư tự do, học truyền đạo trái pháp luật, vi phạm lâm luật, tai nạn giao thông, tệ nạn về ma tuý... Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên là: a) Sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu vẫn dựa trên cơ sở những chuyển biến hạn hẹp, những nhân tố từ bên ngoài, không mang tính ổn định lâu dài như tăng vốn đầu tư XDCB của nhà nước; tăng hoạt động thương mại, dịch vụ nhờ hoạt động giao thông qua huyện tăng nhất thời trong thời gian thi công nâng cấp Quốc lộ 6; tăng năng suất, sản lượng nhờ đưa giống mới đối với một số cây trồng truyền thống như lúa, ngô - vốn chỉ có thể tăng chậm và khó có thể tăng hơn nữa do phương thức canh tác vẫn còn lạc hậu, tốc độ rửa trôi, xói mòn, thoái hoá đất đang tăng nhanh. b) Các cơ sở nội tại đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững của huyện còn nhiều yếu kém trong đó cơ sở sản xuất TTCN còn quá thô sơ; cơ sở công nghiệp hầu như chưa có gì; việc ứng dụng khoa học công nghệ chưa giúp tạo được một bước tiến mới trong sản xuất nông lâm nghiệp, chưa có bước đột phá trong việc tăng giá trị sản lượng trên đơn vị đất canh tác thông qua thử nghiệm và áp dụng thành công những giống cây trồng vật, nuôi mới. Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên địa bàn chưa đủ mạnh để có thể làm chức năng "đỡ đầu" cung ứng vốn, vật tư, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân... c) Các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với sự nghiệp phát triển KT - XH địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa trong đó có huyện Phù Yên. Tuy nhiên, do những vùng này còn có quá nhiều khó khăn, các chủ trương chính sách đầu tư hỗ trợ cần mạnh mẽ, đồng bộ, triệt để hơn nữa mới có thể giúp tạo ra những thay đổi rõ rệt trong thời gian tương đối ngắn về sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. d) Trình độ, năng lực quản lý điều hành, tinh thần trách nhiệm trong công tác của cán bộ công chức các cấp, các ngành tuy có được nâng lên một bước nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Một số cán bộ công chức ban, ngành, cơ sở chưa hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao; chưa gương mẫu thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương... e) Trình độ nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Một số còn trông chờ ỉ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước; chưa lo tìm cách làm ăn; chưa thật sự cần cù, nỗ lực tăng gia sản xuất để có được cuộc sống ấm no hơn. Những bài học kinh nghiệm được đúc rút: 1) Cần triển khai thưc hiện tốt hơn nữa các chủ trương chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển KT - XH miền núi của Đảng và nhà nước; tập trung tổ chức, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các chương trình dự án đầu tư. 2) Tìm kiếm, xây dựng và hình thành những nhân tố mới mang tính đột phá giúp tăng tốc tăng trưởng kinh tế bao gồm: thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút đầu tư; hình thành các cơ sở kỹ thuật, các vùng kinh tế trọng điểm; có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp có năng lực phát triển đủ sức hỗ trợ các hoạt động kinh tế trong huyện, nhất là trong lĩnh vực nông lâm nghiệp; khuyến khích phát triển dịch vụ, du lịch... Tiếp tục nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất những giống cây, con có giá trị kinh tế cao. 3) Cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân cả về chính sách pháp luật, nếp sống sinh hoạt cộng đồng và nếp nghĩ nếp làm trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt cần đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền về những điển hình sản xuất kinh doanh giỏi, những gương sáng về mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, vượt khó, khắc phục hoàn cảnh vươn lên làm giàu; hỗ trợ và xây dựng một phong trào thi đua sản xuất kinh doanh rộng khắp trong cộng đồng nhân dân trong huyện. 4) Tiếp tục công cuộc cải cách hành chính, sắp xếp bố trí cán bộ, chú trọng sử dụng cán bộ có năng lực, trình độ và phẩm chất tốt; chấn chỉnh kỷ luật kỷ cương, tăng cường phân cấp gắn với qui định rõ trách nhiệm đối với cương vị mà cán bộ đảm trách. Phần II : Kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2006 -2010 I- Dự báo những thuận lợi và khó khăn 1. Thuận lợi: - Xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng mạnh tạo những cơ hội phát triển mới về công nghệ, vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ. - Đảng và Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhà máy thuỷ điện Sơn La chính thức khởi công với những tác động có lợi, trở thành tiềm năng và cơ hội mới cho sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực nông lâm nghiệp - công nghiệp - du lịch dịch vụ. - Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: Diện tích đất lâm nghiệp rộng 53.153 ha với hệ thực vật phong phú thuận lợi cho phát triển rừng kinh tế; diện tích đất nông nghiệp 22.132 ha khá màu mỡ và có khả năng tưới tiêu thuận lợi; diện tích mặt nước rộng 3.159 ha là điều kiện tốt để phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản; có các loại khoáng sản: quặng vàng, đồng, cao lanh, đất sét với trữ lượng khá. - Nền văn hoá phong phú đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc; có các điểm di tích lịch sử, nhiều phong cảnh tự nhiên đẹp và hùng vĩ thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch. - Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của toàn Đảng, toàn dân ngày càng được củng cố; trình độ dân trí, trình độ lao động ngày một được nâng lên tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện thắng lợi các chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới. - Các cơ sở hạ tầng thiết yếu như hệ thống điện lưới, đường giao thông, bưu chính viễn thông được đầu xây dựng khá hiện đại, đồng bộ. - Có chính sách đầu tư cũng như thu hút đầu tư phù hợp và thông thoáng. - An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn được giữ vững. 2. Khó khăn: - Nền kinh tế về cơ bản vẫn mang tính thuần nông, chất lượng phát triển, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. - Cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là chế biến nông lâm sản hầu như chưa có nên không thực sự kích thích phát triển sản xuất lớn, mở rộng thị trường. Một số hạng mục đầu tư phục vụ sản xuất và đời sống những năm qua tính hợp lý, đồng bộ và hiệu quả của công trình chưa cao (Nhất là các công trình thuỷ lợi). - Trình độ dân trí tuy đã được nâng lên nhưng so với mặt bằng chung vẫn còn thấp, nhất là tại vùng sâu, vùng xa gây khó khăn trong việc triển khai chủ trương chính sách cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Một bộ phận nhân dân vẫn còn mang tâm lý trông chờ, ỷ lại vào cơ chế chính sách của nhà nước, chưa tích cực, năng động trong sản xuất kinh doanh; lực lượng lao động dồi dào nhưng tỉ lệ được đào tạo thấp. - Thực tiễn sản xuất của nhân dân vùng hồ Sông Đà, nhân dân vùng cao chưa có hướng phát triển phù hợp do đó đời sống phần lớn nhân dân vùng này còn thấp và có những nhân tố bất ổn. II- Mục tiêu phát triển Trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2001 - 2005 của huyện và dự báo về những điều kiện khách quan, chủ quan trong 5 năm tới, mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 của huyện Phù Yên được xác định là: - Khai thác có hiệu quả các nguồn nội lực, ngoại lực, khắc phục tối đa mặt hạn chế nhằm tiếp tục duy trì tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tăng cường tính bền vững và chất lượng phát triển. Đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 13,2%/năm, tổng GDP năm 2010 đạt 948 tỷ đồng (Giá so sánh 1994) với cơ cấu kinh tế là: Nông lâm nghiệp: 39%, công nghiệp - TTCN: 26%, dịch vụ: 35%. - Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác dân số - KHHGD, đến năm 2010 giữ ổn định tỷ lệ tăng dân số 1%. - Đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm, thực hiện có hiệu quả công tác phúc lợi xã hội. III- nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 1. Ngành nông - lâm nghiệp: a, Nông nghiệp: * Trồng trọt: - Cây lương thực: Tổng diện tích gieo trồng đến năm 2010 là 11.846 ha, đạt tổng sản lượng khoảng 50.300 tấn. + Cây lúa nước: Tiếp tục khuyến khích khai hoang ruộng nước, đạt diện tích gieo trồng lúa nước đến năm 2010 là 3.946 ha, trong đó lúa lai 1.500 ha. Tiến hành tu bổ, xây dựng mới cơ bản đồng bộ hệ thống hồ thuỷ lợi, đập dâng, kênh mương nội đồng; bên cạnh đó tổ chức quản lý sử dụng và khai thác một cách hợp lý hệ thống này nhằm đáp ứng tốt nhu cầu tưới tiêu, giải quyết một cách có hiệu quả tình trạng thừa - thiếu nước tưới giữa các mùa và giữa các vùng. Phấn đấu đến 2010 đạt năng suất lúa chiêm xuân 69 tạ/ha, năng suất lúa mùa 62 tạ/ha, tổng sản lượng 2 vụ đạt 25.740 tấn. + Cây trên nương: Tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng nương định canh và các hình thức canh tác trên đất dốc khác theo nguồn vốn ĐCĐC, Dự án 1382, Dự án COS. Giảm diện tích lúa nương xuống còn 400 ha, tiếp tục gieo trồng giống chịu hạn có năng suất cao, đạt sản lượng lúa nương: 600 tấn. Cây ngô gieo trồng ổn định trên diện tích: 7.500 ha, trong đó diện tích vụ 3 là: 500 ha; thường xuyên tổ chức hướng dẫn, vận động bà con nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh tăng năng suất, đến năm 2010 đạt năng suất 32 tạ/ha, sản lượng đạt 24.000 tấn. - Nhóm cây thực phẩm: Mở rộng diện tích trồng rau màu gối vụ trên ruộng lúa, đạt diện tích gieo trồng rau màu vụ đông 700 ha; chú trọng tăng nhanh diện tích rau sạch, rau có hàm lượng dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Đạt tổng diện tích gieo trồng rau đậu các loại năm 2010 là 900 ha, tổng sản lượng đạt khoảng: 9.000 tấn. - Trồng cỏ chăn nuôi: Bằng các nguồn vốn của các chương trình dự án, các doanh nghiệp triển khai chương trình trồng cỏ chăn nuôi đến hầu hết các cở sở xã, đến năm 2010 trồng đạt 300 ha. - Cây ăn quả: Cơ bản hoàn thành cải tạo vườn tạp, mở rộng diện tích trồng cây ăn quả chất lượng cao, hình thành vùng cây ăn quả tập trung trong đó có vùng cây ăn quả á nhiệt đới và cận ôn đới với sản lượng đủ lớn làm nguyên liệu cho các cơ sở bảo quản, chế biến. Đầu tư xây dựng vườn cây mẹ, vườn ươm tại các xã Gia Phù, Tân Phong và vùng Mường. Đến năm 2010 diện tích cây ăn quả đạt 4.500 ha, sản lượng quả tươi đạt 17.000 tấn. Trong đó + Vải thiều: Diện tích 700 ha, trồng chủ yếu ở vùng Mường và vùng hồ. + Nhãn, xoài: Diện tích 2.500 ha, trồng chủ yếu ở vùng 6 Huy và vùng hồ. + Cây có múi: Diện tích 1.100 ha, trồng chủ yếu ở vùng Mường, vùng cao. + Cây ăn quả á nhiệt đới và cận ôn đới: Trồng với diện tích 200 ha. - Nhóm cây công nghiệp: Mở rộng diện tích trồng chè chất lượng cao tại vùng Mường, đến năm 2010 đạt diện tích 700 ha, sản lượng chè búp tươI; 3.300 tấn; phát triển một cách hợp lý diện tích đỗ tương, đến năm 2010 đạt diện tích 4.000 ha, sản lượng đạt 6.000 tấn. * Chăn nuôi - thuỷ sản: Khai thác có hiệu quả lợi thế về đất đai, mặt nước xây dựng các trang trại chăn nuôi tập trung qui mô lớn, đồng thời khuyến khích phát triển chăn nuôi theo qui mô gia đình. Thực hiện các biện pháp đồng bộ về chuyển đổi cơ cấu, nâng cao chất lượng đàn vật nuôi, chú trọng khâu chế biến thức ăn, trồng cỏ và áp dụng kỹ thuật chăn nuôi - Tập trung phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ ở các xã Tiểu vùng I và Tiểu vùng IV; phát triển đàn lợn, gia cầm - thuỷ cầm, thuỷ sản ở Tiểu vùng II và Tiểu vùng III. Đến năm 2010 sind hoá 50% tổng đàn bò và chuyển đổi giống mới chất lượng cao 50% tổng đàn gia súc gia cầm trong huyện. b, Phát triển lâm nghiệp: - Kết hợp trồng rừng phòng hộ với trồng rừng kinh tế một cách hợp lý, mỗi năm trồng mới 1.500 ha, trong đó rừng kinh tế 1.000 ha. - Tiếp tục đầu tư bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên theo các chương trình dự án. Tăng cường công tác chăm sóc bảo vệ, phòng chống cháy rừng; ngăn chặn xử lý hiệu quả nạn phá rừng làm nương rẫy và khai thác lâm sản trái phép. - Kiểm tra kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác lâm sản, điều tiết tổ chức khai thác ở mức hợp lý đảm bảo vốn rừng nhất là rừng đã thành thục luôn tăng trưởng. Tổng diện tích rừng QLBV đến năm 2010 là 59.840 ha, độ che phủ đạt 48,8%. 2. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: - Triển khai có hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, tìm kiếm đối tác và mời gọi các nhà đầu tư bỏ vốn phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN trên địa bàn. Khảo sát, xây dựng nhà máy gạch tuy nen tại Huy Thượng (2006); xây dựng nhà máy chế biến chè tại Mường Cơi (2008), xây dựng nhà máy chế biến hoa quả tại Gia Phù (2008), xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc - phân vi sinh tại Gia Phù (2010), xây dựng nhà máy chế biến bột giấy (sơ chế) tại Tân Phong (2009). - Tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ đào tạo lao động, ưu đãi về lãi suất vốn vay nhằm đẩy mạnh phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như rèn, mộc, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt thổ cẩm, chế biến nông lâm sản, chú trọng địa bàn lòng chảo Thị trấn và vùng hồ Sông Đà. - Phát triển lưới điện đến tất cả các bản trong huyện, đầu tư nâng công suất cấp nước của trạm nước phù yên; tổ chức quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống lưới điện, hệ thống nước máy, phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân. Một số chỉ tiêu sản xuất chủ yếu đến năm 2010: + Điện thương phẩm: 13,91 triệu Kwh + Nước thương phẩm: 1 triệu m3 + Gạch nung các loại: 16 triệu viên. + Cát, sỏi các loại: 12.400 m3 + Đá xây các loại: 20.000 m3 4. Xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và bưu điện: - Thu hút và khai thác có hiệu quả nguồn vốn từ Trung ương, của Tỉnh và từ các chương trình dự án, đồng thời phát huy nội lực bằng nhiều hình thức thu hút vốn trong dân, vốn của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở kỹ thuật cơ bản đồng bộ đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ phát triển sản xuất - vận chuyển - chế biến - lưu thông. Tăng cường công tác quản lý giám sát chất lượng công trình, chống thất thoát trong đầu tư xây dựng. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 5 năm 2006 - 2010 dự kiến khoảng: 493.850 tỷ đồng. - Tiếp tục đẩy mạnh phong trào làm đường giao thông nông thôn, nâng cấp đường ô tô đến trung tâm xã; phấn đấu đến hết năm 2010 có 21/27 xã có đường dải nhựa đến trung tâm xã, có đường xe máy đến tất cả các bản. Làm tốt công tác tác quản lý, bảo dưỡng bảo trì, nâng cao chất lượng và độ an toàn của các tuyến đường cũng như của phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường thuỷ. - Quản lý, khai thác tốt mạng điện thoại cố định, di động, mạng lưới chuyển phát thư tín, bưu phẩm, sách báo đáp ứng thông tin nhanh, chính xác, kịp thời đến mọi người dân ở mọi vùng trong huyện. Đến năm 2010 có 100% xã có nhà bưu điện văn hoá, nâng số thuê bao di động và cố định lên khoảng 9.000 thuê bao, đạt trung bình 83 thuê bao/1000 người dân. 5. Tài chính, tín dụng ngân hàng: * Hoạt động tài chính: Củng cố kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác tài chính từ huyện đến cơ sở xã nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Làm tốt công tác tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân, mọi đối tượng sản xuất kinh doanh trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Thực hiện khoán thu trên cơ sở bám sát khả năng, điều kiện và kết quả sản xuất kinh doanh của từng đối tượng, từng địa bàn cơ sở. Đến năm 2010 thu ngân sách trên địa bàn đạt 10,93 tỷ đồng. Cải tiến nhanh gọn thủ tục chi ngân sách, luôn đảm bảo chi đúng, đủ kịp thời phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đến năm 2010 chi ngân sách địa phương đạt 210,64 tỷ đồng. * Tín dụng ngân hàng: Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút vốn, nhất là nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp. Cải cách hơn nữa thủ tục hành chính trong vay vốn, mở rộng diện cho vay theo hình thức tín chấp, cho vay ưu đãi, đóng góp tích cực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của địa phương. Tiếp tục phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể như: Tổ chức đoàn, Hội phụ nữ, hội nông dân, Hội cựu chiến binh các cấp trong công tác giải ngân và thu nợ. Thường xuyên nâng cao trình độ năng lực, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định dự án vay vốn, đồng thời có kế hoạch hợp lý trong việc kiểm tra giám sát sau vay vốn, tích cực thu hồi nợ đến hạn và nợ quá hạn. Phấn đấu đạt mức tăng huy động vốn trung bình 12%/năm và đến năm 2010 đạt 130 tỷ đồng. 6. Dịch vụ, du lịch: Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch. Trong đầu tư xây dựng cơ bản chú trọng tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho các hạng mục công trình phục vụ nhu cầu phát triển của ngành dịch vụ như: đường giao thông (tới các khu du lịch), bến đường thuỷ, hệ thống chợ, các điểm du lịch, vui chơi giải trí... - Tổ chức tốt hệ thống dịch vụ thương mại, tăng cường công tác quản lý thị trường, chống gian lận thương mại, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo hàng hoá lưu thông dễ dàng thuận lợi. - Có chính sách phát triển, hỗ trợ học nghề, dạy nghề, tập huấn nghiệp vụ và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tham gia kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ khác như: sửa chữa xe máy, điện tử, dịch vụ ăn uống, nhà hàng, nhà nghỉ. - Thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư, tìm kiếm đối tác xây dựng các cơ sở thiết yếu phục vụ nhu cầu phát triển du lịch như: Nâng cấp đường lên Noong cốp, đường vào hồ Suối Chiếu, đầu tư xây dựng hệ thống nhà nghỉ, điểm vui chơi. Đồng thời chú trọng đến công tác quảng bá du lịch. 7. Lĩnh vực văn hoá xã hội: a, Văn hoá - TDTT: Tiếp tục củng cố, đẩy mạnh phong trào văn hoá văn nghệ - TDTT, chú trọng đến cả số lượng và chất lượng. - Củng cố, phát huy phong trào xây dựng nếp sống văn minh, bản làng văn hoá mới, nhất là tại vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Phấn đấu đến hết năm 2010 toàn huyện có 12.000 hộ được công nhận gia đình văn hoá và có 259 bản, khối phố, đơn vị văn hoá. Duy trì hoạt động, tổ chức luyện tập và biểu diễn cho 230 đội văn nghệ quần chúng. Đầu tư mới các trạm chuyển tiếp sóng truyền hình tại các xã: Sập Xa, Kim Bon, Suối Tọ đến năm 2010 số trạm thu phát truyền hình tăng lên 8 trạm, tỷ lệ dân số được xem truyền hình đạt 97% dân số toàn huyện. - Hàng năm tổ chức các giải thể thao trên phạm vi toàn huyện như: giải chạy việt dã, giải đua thuyền, giải bóng đá, giải cầu lông, cờ vua nhằm tuyên truyền, cổ vũ phong trào luyện tập TDTT trong nhân dân, đồng thời lựa chọn ra những cá nhân xuất sắc tham gia tranh tài ở cấp tỉnh, cấp trung ương. Đến hết năm 2010 có 50 câu lạc bộ TDTT thường xuyên hoạt động, nâng tỷ lệ hộ gia đình TDTT lên 10% tổng số hộ, tỷ lệ người tham gia luyện tập TDTT trong toàn huyện chiếm 9% tổng dân số. b, Giáo dục - đào tạo: - Tiếp tục đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý hiện có, đồng thời chú trọng tuyển dụng giáo viên mới theo các ngành học còn thiếu, đáp ứng nhu cầu dạy và học của các trường, các cấp học. Phát huy và tiếp tục thực hiện chính sách luân chuyển giáo viên và cán bộ quản lý đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các vùng. Phấn đấu đến hết năm 2010 có 72,5% số giáo viên đạt chuẩn theo cấp học. - Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học theo hướng hiện đại, đồng bộ. Năm 2010 100% số xã có phòng học, nhà bán trú, nhà ở giáo viên được ngói hoá và kiên cố hoá. Đến hết năm 2010 phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS là 27/27 xã, thị trấn; số trường đạt chuẩn quốc gia là 6 trường; tổ chức và duy trì có hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại 27/27 xã, thị trấn. - Chú trọng đầu tư phát triển công tác đào tạo, dạy nghề cho người lao động, đặc biệt là lực lượng thanh niên, lao động ở vùng sâu, vùng xa. Bằng nhiều hình thức như: Phối hợp với các dự án, trạm trại, cơ sở sản xuất TTCN, các trường PTTH, Trung tâm GDTX trên địa bàn mở các lớp tập huấn dạy nghề cho người lao động; đồng thời liên kết với các trường dạy nghề, các công ty, xí nghiệp trong cả nước tổ chức dạy nghề và giải quyết việc làm cho con em địa phương. Từ năm 2006 - 2010 phấn đấu mỗi năm có khoảng 1.000 người là con em các dân tộc trên địa bàn được dạy nghề và giải quyết việc làm; đào tạo cán bộ xã có trình độ trung cấp trở lên và bồi dưỡng lý luận chính trị đạt: 10% số cán bộ/năm. c, Công tác y tế - KHHGĐ: Tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật cho Bệnh viện đa khoa II, phòng khám khu vực và các trung tâm y tế cơ sở theo hướng hiện đại, đồng bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ y tế có trình độ cao, có y đức đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. - Năm 2006 xây dựng thêm 2 phòng khám khu vực, nâng tổng số phòng khám lên 4 phòng, tổng số giường bệnh trên toàn huyện đến 2010 là 335 giường. - Thường xuyên tổ chức đào tạo, đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ y dược trên địa bàn. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động mạng lưới y tế từ huyện đến xã, chú trọng phát triển tuyến y tế cơ sở, nhất là y tế bản. - Triển khai có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia; thực hiện tốt phương châm xã hội hoá công tác y tế - chăm sóc sức khoẻ cộng đồng bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động, huy động mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội trên địa bàn cùng bắt tay tham gia, chú trọng địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa. - Tiếp tục phát huy và triển khai thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông dân số, kết hợp các biện pháp giáo dục, biện pháp hành chính, kinh tế và cung cấp dịch vụ KHHGĐ tốt nhất đến người dân, đáp ứng yêu cầu đạt tỷ lệ tăng dân số ở mức hiệu quả, từng bước nâng cao chất lượng dân số - chất lượng lao động. Đến năm 2010 phấn đấu đạt các chỉ tiêu sau: + Có 27/27 xã, thị trấn có bác sĩ trạm trưởng, 100% cán bộ y tế xã trình độ trung cấp trở lên, 100% số bản có cán bộ y tế bản. + Giảm tỷ lệ người có ký sinh trùng sốt rét xuống còn 0,03%. + Giảm tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ xuống còn 3,2%. + Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn: 16%. + Tỷ lệ tăng dân số giảm xuống còn 1,0%, tổng số dân là: 108.500 người. 7. An ninh chính trị, quân sự - quốc phòng: - Thực hiện thường xuyên và có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước đến người dân. - Chủ động xây dựng các kế hoạch phòng thủ, kế hoạch tác chiến, củng cố về mọi mặt các khu vực phòng thủ của huyện. Thực hiện diễn tập khu vực phòng thủ từ 2 - 4 xã/năm. Thường xuyên củng cố quân số, tổ chức luyện tập, bồi dưỡng chính trị tư tưởng cũng như kỹ chiến thuật chiến đấu cho các lực lượng chính quy, lực lượng dân quân, dân phòng, các đội tự vệ, đảm bảo luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc an ninh, trật tự trên địa bàn. - Thực hiện tốt công tác nắm đối tượng, nắm địa bàn, củng cố toàn diện vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng giáp gianh. Đẩy mạnh công tác tấn công truy quét tội phạm, giải quyết kịp thời các bức xúc nảy sinh. Phát huy, xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân - an ninh nhân dân nhằm chủ động đối phó trong mọi tình huống. Gắn sự nghiệp an ninh quốc phòng với phát triển kinh tế, phát triển kinh tế với công tác an ninh quốc phòng. Thực hiện nghiêm luật nghĩa vụ quân sự và thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. 8. Bố trí sắp xếp dân cư: Một số điểm tái định cư vùng lòng hồ Sông Đà đến nay dân cư đông đúc, thiếu đất sản xuất, không đảm bảo cuộc sống; hơn nữa trong những năm tới sẽ xây dựng mới nhiều hạng mục công trình phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nên cần thiết phải điều chỉnh sắp xếp lại dân cư trên một số địa bàn. Dự kiến giai đoạn 2006-2010 số hộ cần sắp xếp là: 733 hộ = 3.665 nhân khẩu. IV- giải pháp thực hiện: Để thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ kinh tế - xã hội đề ra, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Phù Yên cần thực hiện tốt các giải pháp sau: 1. Giải pháp về vốn: - Huy động tối đa nguồn vốn nhàn dỗi trong dân; có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ thoả đáng đối với người dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong từng lĩnh vực cụ thể, nhất là trong đầu tư phát triển đồi rừng, chế biến nông lâm sản, chăn nuôi tập trung và phát triển dịch vụ du lịch. - Triển khai có hiệu quả các chính sách thu hút vốn của Chính phủ, của Tỉnh như: phát hành trái phiếu, sổ xố, điều chỉnh lãi suất tín dụng, mở các dịch vụ tín dụng mới. - Tranh thủ mọi khả năng và bằng nhiều hình thức nhằm thu hút nguồn vốn nước ngoài thông qua việc tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư vào địa bàn. Trong những năm tới khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực: Phát triển nguồn nhân lực, phát triển nông lâm nghiệp, chế biến nông lâm sản, khoáng sản, phát triển dịch vụ du lịch. 2. Khoa học và công nghệ: - Thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật của huyện tham gia học tập, nghiên cứu kiến thức khoa học kỹ thuật mới theo các chương trình tập huấn của Trung ương, của Tỉnh và tổ chức tập huấn đến người dân triển khai thực hiện. - Khuyến khích và hỗ trợ các phong trào học tập, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ của mọi tầng lớp nhân dân để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiếp tục đầu tư xây dựng mô hình điểm trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. - Chú trọng tuyển dụng các nhà quản lý, chuyên gia, kỹ sư, công nhân có tay nghề cao vào làm việc trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của huyện. - Đầu tư mới trang thiết bị có công nghệ hiện đại cho một số lĩnh vực quan trọng như: Chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, giáo dục, y tế, viễn thông, truyền hình tạo mũi nhọn đột phá về khoa học công nghệ. 3. Chính sách thị trường: Phát triển thị trường trên cơ sở đẩy mạnh kinh tế hàng hoá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng chính đáng của các tầng lớp dân cư, các đơn vị kinh tế cả trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. - Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình xoá đói giảm nghèo, nhất là tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm nâng mức sống - mức tiêu thụ của người dân. - Phát triển mạng lưới chợ, các cơ sở thương nghiệp đi đôi với phát triển giao thông, chú trọng các vùng giao lưu khó khăn. - Bằng nhiều hình thức như: thông qua phương tiện truyền thông, tập huấn nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của người dân và các đơn vị kinh tế, gắn sản xuất với thị trường; chú trọng công tác quảng bá sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng, từng bước tạo ra thị trường có tính chất truyền thống và ổn định. 4. Chính sách phát triển nguồn nhân lực: - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông dân số - KHHGĐ và công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nhằm ngày càng nâng cao chất lượng dân số - chất lượng nguồn nhân lực. - Tổ chức thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư hỗ trợ việc làm. Bằng nhiều hình thức tổ chức đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động, chú trọng lao động vùng nông thôn, lao động là người dân tộc nhằm tạo tiền đề đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn. - Phát triển hệ thống đào tạo có mục tiêu, nội dung, phương pháp, và qui mô phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của huyện nhằm tạo nguồn lao động cho các ngành nghề mũi nhọn, tạo ra những chuyển dịch lớn có chất lượng về cơ cấu lao động. 5. Các giải pháp về tổ chức thực hiện: - Xây dựng qui chế thống nhất qui định rõ phạm vi, lĩnh vực quản lý của các cấp, các ngành, tránh tình trạng quản lý chồng chéo; đồng thời qui định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành. - Đề cao qui chế dân chủ thực hiện công khai hoá hoạt động của các cấp, các ngành, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý những vi phạm trong mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức kinh tế - xã hội. - Tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả cơ chế thông tin báo cáo hai chiều giữa các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. V- đề xuất Kiến nghị: - Tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời của Tỉnh về vốn, kỹ thuật và cơ chế chính sách triển khai thực hiện trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. - Tỉnh sớm triển khai đầu tư các hạng mục thuộc chương trình 48 bản đặc biệt khó khăn. - Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng Tỉnh căn cứ dự kiến xây dựng cơ bản từng năm, cân đối và lập kế hoạch giao vốn trước năm kế hoạch để huyện chủ động tiến hành khảo sát thiết kế, lập dự án đầu tư, có chính sách thích hợp, tăng cường được tính chủ động sáng tạo của địa phương. Trên đây là kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Yên 5 năm giai đoạn 2006 - 2010, đề nghị UBND tỉnh, các sở ban ngành chức năng xem xét chỉ đạo thực hiện theo từng lĩnh vực liên quan. UBND huyện yêu cầu các cơ quan ban ngành, các xã, thị trấn, các phòng ban đơn vị, các trạm trại, doanh nghiệp đóng trên địa bàn căn cứ phối hợp thực hiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31530.doc
Tài liệu liên quan