Chuyên đề Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Á Châu Đà Nẵng – Cầu vồng

Qua một thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân Hàng ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, Thạc sĩ Hồ Hữu Tiến và các cô chú, anh chị tại ngân hàng đã tạo cho em có cơ hội để đi sâu nghiên cứu tìm hiểu hoạt động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Do vậy em đã có được mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn về hoạt động này là như thế nào, từ đó rút ra những bài học khi nghiệm quý báu cho bản thân. Với những kiến thức đã học được ở trường kết hợp với tình hình thực tế em đã có những ý kiến đề xuất, với mong muốn đóng một phần nhỏ bé để góp phần nâng cao hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới. Đề tài về thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm là một đề tài hay và chứa đựng nhiều vấn đề đầy phức tạp. Mặc dù được thầy giáo và các anh chị hướng dẫn tận tình nhưng với thời gian có hạn cũng như khả năng nhận thức vấn đề này của bản thân còn non kém vì thế trong qua trình thực hiện chuyên đề này sẽ không tránh khỏi những sai sót rất mong sự góp ý của cô giáo cùng các cô chú tại ngân hàng.

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Á Châu Đà Nẵng – Cầu vồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ian qua đã có những biến động gì theo sự phát triển của xã hội. Bảng 1: Cơ cấu của nguồn vốn tại NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng qua 2 năm 2007-2008 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền +/- (%) Vốn huy động 144.937,12 71,51 208.721,03 78,91 63.783,91 44,01 Các khoản vay 10.711 5,28 12.699 4,80 1.988,00 18,56 Thanh toán vốn 32.012 15,79 25.890 9,79 (6.122,10) (19,12) Tài sản nợ khác 15.021 7,41 17.210 6,51 2.189,10 14,57 Tổng cộng 202.681,12 264.520,03 61.838,91 30,51 Qua bảng số liệu trên có thể thấy nguồn vốn của Chi nhánh có được không chỉ từ nguồn huy động của cá nhân và tổ chức kinh tế mà còn từ nhiều nguồn khác như là các khoản vay, các khoản điều chuyển từ ngân hàng mẹ, các tài sản nợ khác… Trong năm qua bên cạnh sự gia tăng tính mở rộng đầu tư tín dụng thì ngân hàng đã tăng cường công tác huy động để đáp ứng nguồn vốn cho vay. Kết quả nguồn vốn huy động tại ngân hàng năm 2008 là 264.520,03 triệu đồng, chiếm đến 78,91% đây là một tỷ trọng khá cao. Như vậy có thể nhận thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 2008 đã tăng hơn năm 2007 là 44,01 % tương ứng với số tuyệt đối là 63.783,91 triệu đồng. Với sự tăng lên nhanh chóng của vốn huy động như vậy đã góp phần làm cho nguồn vốn tại ngân hàng tăng lên tương đương. Năm 2007 qui mô của các khoản vay tại ngân hàng là 10.711 triệu đồng chiếm 5,28%, sang năm 2008 thì khoản vốn vay này giảm xuống còn 4,8% ứng với số tiền là 12699 triệu đồng với tốc độ tăng so với năm 2007 là 18,56%. Qua đây cho thấy ngoài nguồn vốn huy động thì ngân hàng còn cần có nguồn khác nữa để đảm bảo cho khả năng mở rộng nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động cho vay của mình. Trong năm 2007 thanh toán vốn tại NH chiếm 15,79% trong tổng nguồn vốn tại ngân hàng tương ứng với số tiền là 32.012 triệu đồng. Sang năm 2008 thì chỉ tiêu này giảm xuống mức 25.890 triệu đồng chiếm 9,79%, như vậy có thể thấy trong năm 2008 vừa qua lượng vốn do NH mẹ chuyển về cho NH đã ít đi. Điều đó phản ánh được thực trạng của NH đã dần dần làm chủ được nguồn vốn của mình, tiến tới sử dụng nguồn vốn huy động để đáp ứng các hoạt động của NH. 2.2.1.2 Tình hình huy động vốn Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng qua 2 năm 2007-2008 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nguồn vốn huy động 144937 208721 63784 44,01 Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm Ký quỹ 11755,63 131751,37 1430 12520,47 195699,22 501,3 764,84 63947,85 (928,7) 6,51 48,54 (64,94) Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của chi nhánh năm 2008 tăng so với năm 2007. Tính đến cuối năm 2008 là 208721 triệu đồng, tăng về tuyệt đối 63784 triệu đồng, tương đương tăng 44,01% so với năm 2007. Tuy nhiên mức tăng này là khá thấp so với năm 2007 (tăng 76,72% so với năm 2006). Điều này một phần là do những khó khăn về môi trường kinh tế xã hội không thuận lợi trong năm 2008, một phần là do sự cạnh tranh của các ngân hàng khác. Tuy nhiên với tổng nguồn vốn huy động được năm 2008 đạt 208721 triệu đồng được xem là một thành công của chi nhánh trong thời điểm hiện nay. Nhìn vào tỷ trọng của các loại nguồn vốn huy động ta thấy, trong năm 2008 tỷ trọng của nguồn vốn huy động có sự thay đổi lớn so với năm 2007. Trước hết là tiền gửi tiết kiệm. Lượng tiền gửi tiết kiệm năm 2008 đạt 195699,22 triệu đồng, tăng về tuyệt đối 63947,85 triệu đồng, tương ứng tăng 48,54% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong thời gian đầu năm 2008, lãi suất của chi nhánh tăng cao khiến người dân gởi tiền tiết kiệm nhiều hơn. Chi nhánh cũng đã chú trọng trong việc đổi mới cung cách phục vụ, rút ngắn thời gian trong mỗi lần giao dịch với khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mai… Qua đó kích thích người dân đến gửi tiền ở chi nhánh nhiều hơn. Trong năm vừa qua chi nhánh duy trì lượng tiền gửi thanh toán đạt 12520,47 triệu đồng, tăng về tuyệt đối là 764,84 triệu đồng, tương đương tăng 6,51% so với năm 2007. Đây là mức tăng trưởng khá thấp. Điều này được giải thích là do khách hàng vẫn chưa có thói quan sử dụng tiền gửi thanh toán, lượng giao dịch tiền mặt trong dân cư vẫn còn rất cao. Chi nhánh cần phải chú trọng đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền… hơn nữa nhằm thu hút hình thức tiền gửi này. Hơn nữa việc chi nhánh chưa có nhiều quan hệ với các doanh nghiệp lớn, các khách hàng tiềm năng cũng là một cản trở trong việc thu hút lượng tiền gửi thanh toán tại chi nhánh. Lượng tiền ký quỹ năm 2008 chỉ đạt 501,3 triệu đồng, giảm đến 65% so với năm 2007, tương đương giảm về tuyệt đối là 928,7 triệu đồng. Đây là một thực tế khách quan do tình hình kinh tế không thuận lợi, DN hoạt động không hiệu quả… Tuy nhiên chi nhánh cũng cần phải chú trọng để nâng cao lượng tiền ký quỹ, tạo một nguồn huy động lâu dài cho chi nhánh. 2.2.1.3 Tình hình chung về hoạt động tín dụng Hiện nay hoạt động tín dụng vẫn là một trong những hoạt động chủ yếu của các NHTM nói chung và NH ACB-PGD Cầu vồng nói riêng. Vì vậy dựa vào kết quả của hoạt động cấp tín dụng, ta có thể phần nào đánh giá được hoạt động của NH trong thời gian qua và nhận ra một số xu hướng phát triển cho những năm sắp tới. Dựa vào bảng tình hình cấp tín dụng qua 2 năm 2007-2008, chúng ta có thể thấy được phần nào những điều đó. Bảng 3: Tình hình chung về hoạt động tín dụng tại NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng qua 2 năm 2007-2008 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ cho vay 150975,8 100 158150,4 100 7174,6 4,75 Trong đó: -Ngắn hạn -Trung, dài hạn 83036,72 67939,13 55 45 88089,8 70060,65 55,7 44,3 5053,08 2121,52 6,08 3,12 Tổng dư nợ quá hạn 0 0 149 100 149 - Trong đó: -Ngắn hạn -Trung, dài hạn 0 0 0 0 125 24 83,9 16,1 125 24 Tỷ lệ dư nợ quá hạn(%) - 0,094 0,094 Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh năm 2008 đạt 158150,4 triệu đồng, tăng về tuyệt đối là 7174,6 triệu đồng, tương đương tăng 4,75% so với năm 2007. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2008 đạt 88089,8 triệu đồng, chiếm 55,7% trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, tăng về tuyệt đối là 5053,08 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng là 6,08% so với năm 2007. Dư nợ cho vay trung dài hạn năm 2008 đạt 70060,65 triệu đồng, chiếm 44,3% trong tổng dư nợ cho vay, tăng về tuyệt đối là 2121,52 triệu đồng, tương ứng tăng 3,12% so với năm 2007. Mặc dù tổng dư nợ cho vay năm 2008 tăng không nhiều so với năm 2007, tuy nhiên, trong tình hình kinh tế xã hội khó khăn như vừa qua thì có được kết quả này là thành tựu đáng khích lệ, đó là nhờ sự nổ lực phấn đấu của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên toàn chi nhánh. Về dư nợ quá hạn : năm 2008 dư nợ quá hạn tăng so với năm 2007. Năm 2007, chi nhánh không có dư nợ quá hạn nhưng đến cuối năm 2008, dư nợ qúa hạn là 149 triệu đồng, trong đó dư nợ qúa hạn cho vay ngắn hạn là 125 triệu đồng, chiếm 83,9% trong tổng dư nợ qúa hạn của chi nhánh; dư nợ qúa hạn cho vay trung dài hạn là 26 triệu đồng, chiếm 16,1% tổng dư nợ qúa hạn của chi nhánh năm 2008. Sở dĩ dư nợ qúa hạn của chi nhánh năm 2008 tăng cũng là điều dễ hiểu. Trong năm qua, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam biến động phức tạp, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đời sống dân cư. Chính điều này đã làm cho hoạt động thu nợ của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng giảm, do đó dư nợ qúa hạn của chi nhánh gia tăng. Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh cần chú trọng hơn nữa đến chất lượng công tác thẩm định cũng như đẩy mạnh các biện pháp thu nợ để giảm thiểu dư nợ qúa hạn đến mức thấp nhất có thể. 2.3 Thực trạng tăng cường huy động tiền gửi, tiết kiệm tại NH Á Châu ĐN- Cầu Vồng 2.3.1 Huy động tiền gửi dân cư tại NH Tiền gửi dân cư chiếm 1 phần quan trọng trọng công tác huy động vốn của NH, nhất là đối với các PGD như PGD Cầu Vồng thì nguồn tiền huy động chủ yếu là từ tiền gửi của dân cư. Phân tích bảng số liệu dưới đây sẽ cho ta thấy rõ hơn điều này. Bảng 4: Tình hình huy động tiền gửi dân cư tại NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng qua 2 năm 2007-2008 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền +/- (%) -TGTK -TG thanh toán 131.751 125 99,91 0,09 195.699,219 477 99,76 0,24 63.948,219 352,00 48,54 281,60 Tổng cộng 131.876 100 196.176,22 100 60.048,219 48,76 Năm 2008 vừa qua chi nhánh huy động được tổng cộng 196.176,22 triệu đồng từ khu vực dân cư, trong đó lượng TGTK đạt 195.699,22 triệu đồng, chiếm 100% lượng TGTK huy động của chi nhánh. Qua đó cho thấy lượng TGTK của chi nhánh vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào khu vực dân cư. Trong khi đó lượng tiền gửi thanh toán đạt 477 triệu đồng trên tổng số 12520,47 triệu đồng TGTT của toàn chi nhánh. Tuy đạt tốc độ tăng trưởng đến 281,6% so với năm 2007 nhưng lượng TGTT trong dân cư vẫn còn rất thấp. Điều này được giải thích là do các giao dịch thanh toán cá nhân qua NH vẫn chưa nhiều, người dân vẫn còn chưa hiểu rõ và sử dụng các dịch vụ thanh toán của NH. Chi nhánh cần tập trung đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền, phát tờ rơi… để khách hàng hiểu thêm về những ưu điểm của TGTT, qua đó nâng cao lượng tiền gửi huy động. 2.3.2 Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH 2.3.2.1 Hình thức huy động tiết kiệm tại NH a. Các hình thức Hiện nay NH đang huy động tiền gửi tiết kiệm dưới 2 hình thức: có kỳ hạn và không kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: có nhiều hình thức - Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi cuối kỳ. - Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi hàng tháng. - Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi hàng quý. b. Tổ chức huy động NH tổ chức huy động tiền gửi tiết kiệm từ các cá nhân, với nhiều hình thức quảng cáo như trên truyền hình, radio, poster… NH nhận tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt như VNĐ, USD. Huy động từ tài khoản của khách hàng chuyển qua gửi tiết kiệm. c. Quy trình hạch toán - Hạch toán tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt: khách hàng điền thông tin gửi tiết kiệm và mẫu giấy gửi tiết kiệm có số hiệu Qt-01/TG-11.05. Khách hàng giao tiền cho nhân viên giao dịch kiểm tra. Sau khi nhân viên kiểm tra thông tin trên phiếu gửi tiền tiết kiệm và đếm tiền đầy đủ sẽ tiến hành hạch toán trên hệ thống TCBS (phần mềm máy tính trong NH) và in sổ, sau đó đưa cho khách hàng ký xác nhận. Trên sổ có đầy đủ 2 chữ ký thì đưa cho kiểm soát viên kiểm tra rồi ký, sau đó giao cho khách hàng. - Khách hàng gửi tiền tiết kiệm từ tài khoản tiền gửi thanh toán tại ACB: khách hàng điền vào giấy đề nghị chuyển khoản có số liệu rồi giao cho giao dịch viên, sau đó tiến hành hạch toán trên hệ thống TCBS bằng cách trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán chuyển qua làm số tiết kiệm rồi in sổ. Các quy trình sau tiến hành giống như hạch toán tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt. 2.3.2.2 Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Á Châu a. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động Bảng 5: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động tại NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng qua 2 năm 2007-200 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) TGTK bằng VNĐ TGTK bằng ngoại tệ (quy đổi) 96.178,23 35.572,77 73 27 125.247,5 70.451,719 64 36 29.069,27 34.878,95 30,22 98,05 Tổng cộng 131.751 195.699,219 63.948,22 48,54 Bên cạnh việc huy động tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ, NH cũng thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ. Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: năm 2007, lượng ngoại tệ huy động được chiếm khoảng 27%/ tổng số TGTK huy động được. Năm 2008 lượng ngoại tệ huy động được đạt 70.451,719 triệu đồng, chiếm đến 36% trong tổng vốn huy động, tăng đến 98,05% so với năm ngoái. Điều này có thể giải thích là do năm vừa qua tỷ giá ngoại tệ đã có sự biến động mạnh, lạm phát tăng cao làm đồng VN mất giá so với đồng ngoại tệ, dẫn đến lượng tiền gửi bằng VNĐ chỉ tăng 30,22%, đạt 125.247,5 triệu so với 96.178,23 triệu năm 2007. b. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo thời gian gửi Nguồn vốn huy động từ ngân hàng không phải bao giờ nó cũng đều đều với một mức nhất định mà nó cũng biến động theo chu kì. Thông thường, lượng tiền gửi tiết kiệm thường tăng cao vào những tháng đầu năm, những tháng giữa năm lượng tiền gửi tiết kiệm có dấu hiệu chững lại và tăng dần vào những tháng cuối năm. Qua bảng diễn biến nguồn tiền gửi tiết kiệm theo thời gian tại NH ACB Đà Nẵng- PGD Cầu Vồng ta sẽ thấy rõ tính chất chu kì này hơn. Bảng 6: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo thời gian gửi tại NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng qua 2 năm 2007-2008 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu thời gian Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Quý I Tháng 1 8.169 6,2 13.308 6,8 5.139 62,91 Tháng 2 9.618 7,3 14.286 7,3 4.668 48,54 Tháng 3 10.408 7,9 17.026 8,7 6.617 63,58 Tổng 28.195 21,4 44.619 22,8 16.425 58,25 Quý II Tháng 4 12.780 9,7 18.396 9,4 5.616 43,94 Tháng 5 13.702 10,4 19.961 10,2 6.259 45,68 Tháng 6 13.834 10,5 20.157 10,3 6.323 45,71 Tổng 40.316 30,6 58.514 29,9 18.198 45,14 Quý III Tháng 7 13.175 10 19.766 10,1 6.590 50,02 Tháng 8 12.385 9,4 19.570 10 7.185 58,02 Tháng 9 11.067 8,4 19.374 9,9 8.307 75,06 Tổng 36.627 27,8 58.710 30 22.083 60,29 Quý IV Tháng 10 10.672 8,1 14.677 7,5 4.006 37,53 Tháng 11 8.300 6,3 11.546 5,9 3.246 39,11 Tháng 12 7.642 5,8 10.176 5,2 2.535 33,17 Tổng 26.614 20,2 36.400 18,6 9.786 36,77 Tổng cộng 131.751 100 195.699 100 63.948 48,54 Từ bảng số liệu trên cho thấy rõ được sự biến động của tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh Chi nhánh trong thời gian qua. Qua đây cũng nhận xét được rằng công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nó mang tính chất thời vụ rất cao, điều này được thể hiện như sau : Nhìn vào bảng cho thấy nguồn huy động từ tiền gởi tiết kiệm ở quý I năm 2007 là 28.195 triệu đồng chiếm 21,4 % trong tổng nguồn huy động. Mặc dầu ở quý I này ngân hàng chưa có kế hoạch để triển khai huy động mà người dân vẫn tích cực đến gửi cho thấy ngân hàng đã đưa ra mức lãi suất có thể nói là thỏa đáng với mong muốn với người gửi. Sang quý I năm 2008 thì lượng tiền gửi này lại tăng lên và đạt 44.619 triệu đồng, với tốc độ tăng là 58,25% so với cùng kì năm trước. Đây là mức tăng trưởng rất cao. Sang quý II : thì nguồn tiền gửi lại có xu hướng tăng lên. Đây là khoảng thời gian mà các nhà sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn rất lớn. Vì thế để có nguồn vốn cho vay chi nhánh Chi nhánh đã tăng cường huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm. Ở quý II năm 2007 ngân hàng huy động được 40.316 triệu đồng chiếm 30,6%. Đây là khoảng thời gian mà ngân hàng đang thiếu vốn vì thế mà ngân hàng tăng cường công tác huy động vốn của mình đặc biệt là nguồn tiền gửi tiết kiệm. Ở quý II năm 2008 nguồn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng tăng lên với doanh số là 58.514 triệu đồng, như vậy so với cùng kì năm trước thì nó tăng 45,14%. Trong quý này ở cả hai năm thì lượng tiền gửi tăng đều qua các tháng, đỉnh điểm là tháng 6. Đây là thời gian mà các nhà kinh doanh đã bắt đầu mở rộng hoạt động sản xuất của mình. Vào khoảng thời gian này trong năm 2008 lãi suất tăng cao nên thu hút rất nhiều người đến gửi tiền, gửi tiền vào ngân hàng có lợi nhiều hơn so với việc đầu tư vào các hình thức khác. Qúy III: lúc này hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dần ổn định, nhu cầu vay vốn cũng giảm dần. Vì vậy mà ngân hàng cũng không tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động của mình như ở quý II nữa. Ở quý III năm 2002 nguồn tiền gửi này chiếm 27,8% tương ứng với doanh số của nó là 36.627 triệu đồng. Sang quý III năm 2008 thì nguồn tiền gửi này lại tăng lên 58.710 triệu đồng, chiếm 29,1% trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm . Như vậy so với năm 2002 thì nó lại tăng cả về tỷ trọng lẫn về qui mô doanh số của nó, với tốc độ tăng là 60,29%. Cho thấy ngân hàng rất thành công trong công tác huy động của mình. Quý IV: Lượng tiền gửi ở quý này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm so với các quý trong năm. Ơ quý IV năm 2007 qui mô của nguồn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng là 26.614 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 20,2%. Nguồn tiền gửi tiết kiệm ở quý IV năm 2008 lại tăng lên hơn quý IV năm 2007 và đạt 36.400 triệu đồng. So với năm 2002 thì nguồn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng ở quý này tăng lên 36,77% . Trong quý này thì nguồn tiền gửi có xu hướng giảm dần qua các tháng. Với tháng 10 thì lượng tiền gửi còn ở mức cao nhưng sang tháng 11,12 thì nó lại giảm đi. Đặc biệt ở tháng 12 thì lượng tiền gửi giảm hẳn đó là do tháng này các doanh nghiệp lại bắt đầu thanh toán các khoản nợ cho đối tác, cũng như thu nợ. Mặt khác các doanh nghiệp hầu như ngừng hẳn sản xuất cũng như nhập hàng, vì thế mà không có nhu cầu vay vốn. Do vậy mà về phía ngân hàng trong quý này hầu như không cần phải tăng cường huy động vốn. Ngoài ra đối với một số khách hàng họ sẽ rút tiền ra để chi tiêu, hay thực hiện những dự định mà mình đã đưa ra bằng khoản tiền tiết kiệm này. Với một trong lí do đó góp phần làm cho lượng tiền gửi tại ngân hàng giảm đi. c. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn Bảng 7: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn tại NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng qua 2 năm 2007-2008 Đvt: triệu đồng Kỳ hạn Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Số tiền Số tiền TGTK không kỳ hạn TGTK kỳ hạn <12 tháng TGTK kỳ hạn >12 tháng 7957,76 114979,1 8814,15 6,04 87,27 6,69 1232,91 193977,06 489,25 0,63 99,12 0,25 (6724,85) 78997,97 (8324,89) (84,51) 68,71 (94,4493) Tổng cộng 131.751 195.699,2 63948,22 48,54 Thông thường kỳ hạn của các loại tiền gửi được chia ra 3 loại chính: TGTK không kỳ hạn, TGTK có kỳ hạn 12 tháng. Thời hạn của loại hình huy động TGTK ảnh hưởng rất lớn đến tỷ trọng của mỗi loại kỳ hạn trong tổng số tiền gửi tiết kiệm huy động được. Năm 2007, TGTK kỳ hạn 12 tháng chiếm đến 87,27 % trong tổng số tiền gửi tiết kiệm huy động. Năm 2008 tăng lên 193977,06, chiếm đến 99,12%. 2 kỳ hạn còn lại là TGTK không kỳ hạn và TGTK kỳ hạn > 12 tháng chiếm tỷ trọng hầu như không đáng kể. Năm 2008 vừa qua, lượng tiền gửi tiết kiệm huy động được của NH tăng hơn 30%, nhưng chỉ tăng TGTK kỳ hạn 12 tháng từ 8814,15 triệu giảm còn 489,25 triệu. Điều này đã gây ra khó khăn cho NH trong việc tìm kiếm nguồn vốn lâu dài cho đầu tư. Vì vậy trong những năm đến, NH cần phải chú trọng huy động TGTK có thời hạn dài nhằm tìm kiếm nguồn vốn lâu dài và ổn định cho hoạt động của NH. d. Biến động của tiền gửi tiết kiệm loại hình sản phẩm Bảng 8: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo loại hình sản phẩm tại NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng qua 2 năm 2007-2008 Đvt: triệu đồng Loại hình Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Số tiền Số tiền % Tiền gửi tiết kiệm thông thường Tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt Tiền gửi tiết kiệm trả lãi định kỳ Tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước 109682,71 6864,23 8814,14 6389,92 83,25 5,21 6,69 4,85 157244,31 14188,19 13894,64 10372,06 80,35 7,25 7,1 5,3 47561,6 7323,96 5080,5 3982,13 43,36 106,70 57,64 62,32 Tổng cộng 131751 100 195699,20 100 63948,2 48,54 ( Nguồn : báo cáo về tình hình hoạt động tại chi nhánh ) TGTK có nhiều loại hình sản phẩm khác nhau, phù hợp với từng loại đối tượng khách hàng nhất định. Trong quá trình huy động tiền gửi tiết kiệm, NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng đã đưa ra 4 loại hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm chính, đó là: TGTK thông thường, TGTK rút gốc linh hoạt, TGTK trả lãi định kì, TGTK trả lãi trước. Phân tích tỷ trọng của mỗi hình thức TGTK sẽ cho ta thấy rõ hơn về vấn đề này. Về TGTK thông thường: trong 2 năm 2007, 2008, TGTK thông thường luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lượng TGTK huy động được. Năm 2007 TGTK thông thường chiếm 83,25% trên tổng lượng TGTK huy động, qua năm 2008 có giảm nhẹ, còn 80,35%. Tuy nhiên năm 2008 vẫn đạt mức tăng trưởng 43,26%. Đây là một mức tăng trưởng khá lớn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong năm 2008 vừa qua, lượng TGTK tăng nhanh (48,54%) so với năm 2007. Nhưng KH đã quan tâm nhiều đến các loại hình thức TGTK khác, vì thế tỷ trọng của loại hình này đã giảm xuống. Tuy nhiên nó vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và là một loại hình thức TGTK quan trọng trong hoạt động huy động của chi nhánh. Về TGTK rút gốc linh hoạt: năm 2008 vừa qua lượng tiền gửi huy động theo hình thức này đã có sự gia tăng đột biến. Cụ thể, lượng tiền huy động được năm 2008 đạt 14188,19 triệu đồng, chiếm 7,25% trên tổng số huy động TGTK, tăng đến 106,7% so với năm 2008. Điều này thể hiện rõ xu hướng của KH khi quan tâm đến loại hình TGTK rút gốc linh hoạt, nhất là trong điều kiện lãi suất có nhiều thay đổi như trong năm 2008. Hơn nữa việc thực hiện hình thức TGTK này cũng đem lại nhiều thuận lợi cho KH, KH có thể vừa tiết kiệm nhưng cũng vừa có thể rút tiền gốc khi cần thiết. Trong năm 2009, NH cần chú trọng hơn nữa trong việc cung cấp loại hình này, tạo điều kiện cho KH, từ đó nâng cao doanh số huy động. Về TGTK trả lãi định kỳ và TGTK trả lãi trước:đây là 2 loại hình TGTK phổ biến. Trong năm 2008 vừa qua, cùng với sự gia tăng của doanh số huy động, lượng tiền huy động được bằng 2 hình thức này cũng gia tăng đáng kể. Năm 2008, TGTK trả lãi định kì tăng 57,64% so với năm 2007, TGTK trả lãi trước cũng tăng đến 62,32%. Tuy nhiên 2 loại hình TGTK này vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng doanh số huy động. Đa dạng hóa các hình thức huy động TGTK cũng là một phương thức hữu hiệu để lôi kéo khách hàng về phía NH, hơn nữa nhiều hình thức đồng nghĩa với việc KH có nhiều sự lựa chọn, qua đó tạo sự thuận lợi cho KH. Trong năm 2009, NH cần nghiên cứu, phát triển nhiều loại sản phẩm mới hơn nữa, tạo điều kiện để nâng cao doanh số huy động TGTK của chi nhánh. 2.3.3 Đánh giá công tác huy động tiền gửi tiết kiệm 2.3.3.1 Những kết quả đạt được NH ACB Đà Nẵng - PGD Cầu Vồng là một trong những ngân hàng TMCP có lịch sử lâu đời. Với lợi thế như vậy đã góp phần rất lớn trong hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian qua đặc biệt là trong lĩnh vực huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Điều này sẽ nhận thấy rõ ràng hơn thông qua kết quả kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua. Công tác huy động vốn của ngân hàng được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngân hàng bởi vì ngân hàng kinh doanh dựa trên nguyên tắc vay để cho vay. Tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được trong năm 2008 là 208.721,03 triệu đồng, tăng 63.783,91triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng là 44 %. Để có được một kết quả cao như vậy thì trong năm 2008 ngân hàng đã rất nổ lực và tăng cường công tác huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội thông qua các điểm giao dịch của mình. Chiến lược huy động nguồn vốn trong dân cư rất được ngân hàng coi trọng vì đây là một nguồn vốn tương đối lớn và ổn định cho ngân hàng. Theo thực tế hiện nay nguồn vốn nhàn rỗi từ trong dân còn rất nhiều mà ngân hàng chưa khai thác hết được, theo điều tra của Bộ kế hoạch đầu tư và tổng cục thống kê thì phần lớn người dân cất giữ tiền nhàn rỗi của mình bằng cách mua vàng, ngoại tệ cất trữ tại nhà hay họ đầu tư vào bất động sản, với tình hình như vậy thì một bộ phận vốn đã không sử dụng hiệu quả trong khi xã hội rất cần nguồn vốn này. Nguồn vốn huy động ngân hàng ngày càng tăng theo nhu cầu của xã hội và trong thời gian qua ngân hàng đã có kế hoạch sử dụng nguồn vốn rất tốt và mang lại nhiều hiệu quả lớn cho ngân hàng. NH ACB Đà Nẵng - PGD Cầu Vồng hiện nay địa điểm rất thuận tiện, nằm ở trung tâm thành phố. Điều này rất thuận tiện cho người đến gửi tiền. Bên cạnh đó thì ngân hàng cũng đưa ra nhiều hình thức huy động vốn hết sức phong phú đa dạng để cho khách hàng chọn lựa. Trong thời gian qua với sự ra đời của sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm trả lãi định kì… của NH ACB Đà Nẵng - PGD Cầu Vồng đã thu hút được một lượng lớn khách hàng sử dụng các sản phẩm tiền gửi này. Với sự đa dạng về sản phẩm tiền gửi như vậy đã góp mang lại cho ngân hàng nhiều thuận lợi trong việc thu hút nguồn vốn từ công chúng, và đồng thời cũng tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong việc huy động nguồn tiền tiết kiệm so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thành phố. Ngoài ra, với chủ trương mở cửa hội nhập kinh tế của đất nước, ngân hàng cũng đã từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tăng cường cung cấp các dịch vụ và các sản phẩm ngân hàng hiện đại đáp ứng yêu cầu của xã hội ngày càng cao. Vì vậy mà hai năm qua khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng tăng lên rất nhiều. Đặc biệt với khả năng làm việc làm đầy kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên ngân hàng đã tạo được ấn tượng rất tốt cho khách hàng khi đến giao dịch. Với sự nổ lực trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đã thu được một kết quả rất tốt trong năm qua. 2.3.3.2 Một số hạn chế NH còn gặp phải trong công tác huy động vốn Mặc dù trong thời gian qua ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn của mình, nhưng vẫn không tránh khỏi những vấn đề còn hạn chế mà chưa khắc phục kịp thời. Để công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng trong thời gian tới được hoàn thiện hơn thì ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để nhanh chóng khắc phục được những hạn chế mà ngân hàng đang gặp phải. Trước hết ta sẽ xem xét qua một số những vấn đề còn hạn chế trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tạiNH ACB Đà Nẵng - PGD Cầu Vồng trong thời gian qua: Công tác quảng cáo tiếp thị về ngân hàng: Mặc dù ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm đến với khách hàng nhưng đã chưa chú ý đến công tác quảng cáo tiếp thị quảng cáo. Cho nên nhiều khách hàng vẫn chưa biết đầy đủ về các sản phẩm tiền gửi hiện có tại ngân hàng, do đó họ thường sử dụng các hình thức gửi tiền truyền thống là chủ yếu. Chính điều này đã gây nên một sự chênh lệch lớn về lượng tiền gửi trong cơ cấu tiền gửi. Như chúng ta đã biết để cho một sản phẩm mới thì ngân hàng phải tốn thời gian cũng như chi phí , nhưng đến khi ra đời lại không được khách hàng hưởng ứng thì điều này sẽ gây nên một sự lãng phí rất lớn cho ngân hàng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Chính sách thu hút khách hàng: Ngân hàng tăng cường chính sách ưu đãi cũng như có các dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi họ đến giao dịch vơí ngân hàng. Hiện nay sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn, ngoài sự cạnh tranh bằng công cụ lãi suất ra các ngân hàng sẽ dùng chính sách ưu đãi khách hàng để giành khách hàng về mình. Thiết lập mối quan hệ với khách hàng: Chưa có sự chủ động giao dịch giữa ngân hàng với công chúng, ngân hàng thiếu một lực lượng chuyên đảm trách công việc tư vấn truyền thông về ngân hàng đến với công chúng, vì thế mà ngân hàng vẫn chưa khai thác một cách triệt để nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư. Trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục có những kế hoạch cụ thể để nhanh chóng giải quyết một số vấn đề hạn chế mà ngân hàng còn gặp phải trong công tác huy động vốn của mình. Qua đó góp phần hoàn thiện công tác này và đồng thời nâng cao khả năng thu hút nguồn tiền tiết kiệm tại ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho xã hội. 2.3.3.3 Những khó khăn và thuận lợi của NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng trong việc huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng Những thuận lợi: *Môi trường hoạt động kinh doanh: Việt Nam là một trong những quốc gia có môi trường kinh tế chính trị tương đối ổn định, vì vậy có thể nói Việt Nam có môi trường kinh doanh tương đối an toàn cho các thành phần kinh tế khi tham gia vào nền kinh tế. Đây là lợi thế giúp cho các nhà kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoaì yên tâm khi hoạt động tại Việt Nam. Đặc biệt thành phố Đà Nẵng là một thành phố có môi trường an ninh trật tự ổn định và an toàn, tạo cho các đơn vị tham gia hoạt động kinh tế trên địa bàn một sự yên tâm lớn. Về phía người dân yên tâm mà gửi tiền vào ngân hàng. Đặc biệt dưới sự lãnh đạo của chính quyền thành phố đã tăng cường phối hơp với các cơ quan ban ngành có liên quan để quản lý các hoạt động kinh tế của thành phố chống gian lận thương mại, trốn thuế, buôn lậu…chính điều đó đã tạo môi trường hoạt động và cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động, từ đó tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ, cho vay cũng như công tác huy động tiền gửi. Qua đó có thể khẳng định được rằng NH ACB Đà Nẵng - PGD Cầu Vồng là một trong những ngân hàng được hoạt động trong môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi về nhiều mặt. Vì thế nó đã góp phần rất lớn trong việc tạo niềm tin của khách hàng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng. *Về thông tin đại chúng :NH ACB Đà Nẵng - PGD Cầu Vồng nằm trên khu vực là đầu mối thông tin từ nhiều nơi và đây là một khu vực rất nhạy cảm về thông tin. Vì vậy đây cũng được xem là một lợi thế rất lớn cho ngân hàng trong công tác tuyên truyền quảng cáo thương hiệu của mình đến với công chúng đồng thời cũng nhanh chóng nắm bắt được thông tin từ khách hàng để từ đó ngân hàng nhanh chóng có chính sách điều chỉnh hợp lý. *Uy tín của ngân hàng : trải qua một thời gian hoạt động danh tiếng của ngân hàng cũng được nhiều người biết đến. Uy tín của ngân hàng là một điều không thể tự nhiên mà có được mà nó phải trải qua một thời gian dài song hành cùng với sự phát triển của xã hội và của cả người dân trên địa bàn thành phố. Đối vớiNH ACB Đà Nẵng - PGD Cầu Vồng thì uy tín của ngân hàng ngày càng được khẳng định thông qua sự lớn mạnh của ngân hàng trước các đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn thành phố. *Lượng khách hàng đến với ngân hàng: Cho đến nay thì NH ACB Đà Nẵng - PGD Cầu Vồng đã có một lượng khách hàng truyền thống khá ổn định, ngoài ra thì ngân hàng còn tạo được nhiều mối quan hệ với một lượng khách hàng mới đầy hứa hẹn sẽ trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng. Sự hiểu biết của khách hàng về ngân hàng mình là một vấn đề quan trọng, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp tục giao dịch lần sau với ngân hàng.NH ACB Đà Nẵng - PGD Cầu Vồng trong thời gian qua đã làm tương đối tốt công tác tư vấn cho khách hàng của mình. Vì thế mà mang lại nhiều thuận lợi cho công tác huy động vốn của ngân hàng trong thời gian qua. 2.3.3.4 Những khó khăn mà NH ACB Đà Nẵng - PGD Cầu Vồng còn vướng mắc: Đối thủ cạnh tranh : Hoạt động kinh doanh củaNH ACB Đà Nẵng - PGD Cầu Vồng được thực hiện trong một môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt, với một địa bàn nhỏ như vậy mà có rất nhiều ngân hàng thương mại cùng tồn tại. Vì thế làm cho thị phần tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng bị ngày càng giảm đi vì phải san sẻ cho các ngân hàng khác. Ngoài với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng với nhau trên địa bàn đã tạo choNH ACB Đà Nẵng - PGD Cầu Vồng không ít những khó khăn trong hoạt động huy động vốn kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay qua khảo sát cho thấy trên địa bàn thành phố nguồn tiền gửi tiết kiệm vẫn là nguồn vốn chủ yếu cho các ngân hàng họat động. Mỗi một ngân hàng với cách thức huy động riêng của mình để có được nguồn vốn này. Các ngân hàng cạnh tranh rất gay gắt với nhau trong hoạt động huy động vốn. Trước những áp lực như vậy đã tạo choNH ACB Đà Nẵng - PGD Cầu Vồng trong thời gian qua gặp không ít khó khăn trong việc huy động tiền gửi tiết kiệm. Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Á Châu ĐN Tiền gửi dân cư là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động đối với NH Á Châu ĐN – PGD Cầu Vồng nói riêng và các NHTM nói chung. Việc duy trì và mở rộng nguồn tiền gửi này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng kinh doanh và gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Vì lí do này mà ngân hàng tập trung mọi nổ lực trong việc khai thác mọi nguồn tiền nhàn rỗi từ trong xã hội. Dưới đây em đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần trong tăng cường công tác huy đông tiền gửi tiết kiệm tại NH Á Châu ĐN – PGD Cầu Vồng. 1.Không ngừng phát huy uy tín của ngân hàng-nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Uy tín của NH ACB Đà Nẵng- PGD Cầu Vồng có được ngày hôm nay, đó là một sự nổ lực rất lớn của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng trong thời gian qua. Đặc biệt với hoạt động huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ công chúng thì uy tín là yêú tố rất quan trọng, nó là cơ sở để khách hàng tin tưởng để gửi tiền. Vì thế với sự tín nhiệm mà ngân hàng đã để lại cho người dân thành phố trong thời gian qua thì ngân hàng tiếp tục giữ gìn và phát huy lợi thế này. Để làm tốt điều này thì một trong những việc mà ngân hàng phải làm, đó là thường xuyên duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Với chất lượng phục vụ tốt thì ngân hàng sẽ có được sự trung thành của khách hàng đối với mình, ngược lại thì ngân hàng sẽ dễ dàng bị khách hàng quay lưng với mình để đi tìm ngân hàng khác để giao dịch. Do đó ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, cụ thể : - Khách hàng được sự đón tiếp nhiệt tình từ nhân viên ngân hàng, tránh tạo cho khách hàng sự căng thẳng ngay từ khi mới bước chân vào khu vực ngân hàng. Khách hàng phải được sự hướng dẫn của nhân viên từ chỗ để xe sao cho tiện, cho đến sự chỉ dẫn lối vào quầy giao dịch, hay chỗ ngồi để đợi vào những lúc đông khách…phải tạo cho khách hàng một không gian giao dịch thoả mái. - Ngân hàng có thể dành một khoảng không gian nhỏ ở tầng giao dịch để phục vụ cho khách hàng vào những lúc đông khách mà một số người phải chờ đợi, chẳng hạn như tư vấn, giới thiệu về tiện ích của các sản phẩm dịch vụ tại hiện có tại ngân hàng, cách sử dụng thẻ, tiện ích của thẻ như thế nào …, có như vậy có thể làm cho người chờ sẽ không thấy phí thời gian phải chờ đợi lâu, khách hàng có thể không bỏ đi về. Qua đó sẽ góp phần mang lại hiệu quả hoạt động cho ngân hàng hơn. - Nhân viên quầy giao dịch tiền gửi phải có khả năng quan sát tốt quang cảnh giao dịch. Vào những lúc đông khách thì cần nhận biết được người đến trước, người đến sau để từ đó có cách phục vụ tốt. Người nào đến trước thì phục vụ trước, người nào đến sau thì phục vụ sau, tránh tình trạng người đến sau được phục vụ còn để người đến trước phải chờ đợi gây sự khó chịu cho người gửi. Thực hiện công việc hướng dẫn khách hàng cho chu đáo, xử lý công việc với tốc độ nhanh nhưng thật chính xác, luôn tạo sự tin tưởng tuyệt đối cho khách hàng. Một điều quan trọng hơn hết là nhân viên phải tạo cho khách hàng một cảm giác mình luôn được tôn trọng sau mỗi lần giao dịch, đáp ứng những yêu cầu tìm hiểu về việc gửi tiền mà khách hàng cần biết. Làm được điều này là ngân hàng sẽ thành công trong việc giữ gìn được sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng. Qua đó góp phần mang lại hiệu quả cao cho hoạt động thu hút tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng . Bằng vào uy tín của mình NH ACB Đà Nẵng- PGD Cầu Vồng luôn giữ vững niềm tin nơi khách hàng. Đặc biệt với phong cách làm việc của đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm tại ngân hàng như hiện sẽ góp phần giữ chân được khách hàng đến giao dịch lần sau. 2.Tiếp tục đẩy mạnh công tác marketing : Công tác marketing là một trong những công việc chiếm phần quan trọng của bất kì một ngân hàng nào. Khách hàng biết về ngân hàng ở một mức độ nào thì một phần nó sẽ tuỳ thuộc vào sự truyền thông về ngân hàng đến với công chúng. NH ACB Đà Nẵng- PGD Cầu Vồng cũng đã nhận thức về tầm quan trọng của công tác này. Tuy nhiên trong thời gian qua hình thức quảng cáo tiếp thị về các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng, cũng như thương hiệu hình ảnh của ngân hàng còn quá đơn điệu, mức độ xuất hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng còn thấp. Trong thời gian tới để thương hiệu NH ACB Đà Nẵng- PGD Cầu Vồng ngày càng nhiều người dân trên địa bàn biết đến hơn, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác marketing lên, cụ thể : - Ngân hàng có thể tăng cường quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng mình thông qua các trang báo điện tử có uy tín như tintucvietnam, vietnamnet, các trang web của chính quyền Đà Nẵng. Bên cạnh đó ngân hàng có thể thiết kế những trang web riêng thật đặc sắc lôi cuốn người xem để giới thiệu về các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng, công bố lãi suất tiền gửi hằng ngày cũng như các hình thức khuyến mãi của những đợt huy động tiền gửi tiết kiệm một cách hấp dẫn. Với những cách thức quảng cáo một cách thường xuyên, đầy ấn tượng như vậy sẽ dễ dàng để người dân biết tới thương hiệu cũng như uy tín của ngân hàng nhiều hơn, từ đó góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng . - Dựa trên nền tảng đội ngũ nhân viên phòng tiền gửi dân cư sẵn có hay có thể tuyển dụng thêm nếu thấy cần thiết thì ngân hàng nên lập ra một đội chuyên đảm trách công tác theo dõi, điều tra về ý kiến phản hồi từ khách hàng sử dụng sản phẩm tiền gửi của chính ngân hàng mình để từ đó có sự cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra đội này luôn khảo sát diễn biến thị trường để đưa ra những sản phẩm tiền gửi một cách đa dạng, mới mẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Định kì nên có sự điều tra những nhận định từ công chúng về những hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng trong đợt huy động qua. Để từ những thông tin phản hồi từ khách hàng mà ngân hàng rút ra những kinh nghiệm cho những đợt huy động tiền gửi tiết kiệm tiếp theo. - Tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị các hình thức tiền gửi tiết kiệm thông qua các hình thức truyền thống như: +Phát hành ấn phẩm định kì, tờ rơi, brochure về các sản phẩm tiền gửi hiện có để phát cho các khách hàng khi đến ngân hàng giao dịch hay thăm hỏi… +Tăng cường sự xuất hiện thương hiệu của ngân hàng tới công chúng qua truyền hình, qua đài, qua các trang báo địa phương . +Với những nơi mà không có điều kiện để tiếp nhận được thông điệp mà ngân hàng đã truyền đi bằng các hình thức trên thì ngân hàng có thể cho nhân viên đi đến đó để tư vấn, tiếp thị … cho họ biết. - Vào các đợt mà ngân hàng tăng cường huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng có thể quảng cáo sản phẩm kèm theo các hình thức khuyến mãi có giá trị hấp dẫn đến với người gửi. Tương ứng với mỗi mức tiền gửi mà ngân hàng đưa ra sẽ nhận được những phần quà tương xứng như là nhận được phiếu mua hàng giảm giá tại siêu thị, ở một số công ty lớn, hay là được miễn phí làm thẻ ATM tại ngân hàng, hay một chuyến du lịch nội địa … - Tổ chức hội nghị khách hàng theo định kì để qua đó tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Hằng năm vào các ngày lễ lớn ngân hàng có thể gửi điện hoa tới chúc mừng, tổ chức giao lưu với khách hàng truyền thống của mình trong các dịp lễ tết … Với sự quan tâm duy trì mối quan hệ với khách hàng sau khi họ đã gửi tiền tại ngân hàng như vậy thì khách hàng sẽ giữ vững lòng tin nơi ngân hàng hơn. Điều quan trọng hơn là chính từ những người khách hàng này sẽ mang thương hiệu của ngân hàng đến cho nhiều người khác nữa, như vậy sẽ góp phần mang lại hiệu quả cho công tác huy động nguồn tiền gửi tại ngân hàng. 3. Tích cực tìm kiếm nguồn tiền gửi nhàn rỗi từ công chúng Hiện nay với sự công nhận là đô thị loại I Đà Nẵng bắt đầu phát triển, không ngừng thay da đổi thịt, diện mạo thành phố ngày càng khang trang hơn, văn minh hơn và hiện đại hơn. Đà Nẵng phát triển một cách toàn diện, với những khu vực xưa kia chẳng được mấy ai quan tâm đầu tư nhưng bây giờ thì nó trở nên khác hẳn với một bộ mặt mới đầy triển vọng và tiềm năng phát triển về mọi mặt. Ngoài ra ngân hàng có thể mở thêm dịch vụ nhận trả tiền tại nhà đối với những người không có điều kiện để đi đến các điểm giao dịch để gửi hoặc rút tiền tiết kiệm. Với sự mở rộng mạng lưới hoạt động không chỉ trong phạm vi quanh khu vực NH mà còn mở rộng ra các quận xung quanh, ngân hàng sẽ khai thác tốt được nguồn tiền gửi ở người dân trên địa bàn thành phố góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới. 4.Tăng cường đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng: Khách hàng có thể hài lòng và sẽ trở lại giao dịch với ngân hàng hay không là cũng do thái độ làm việc của nhân viên giao dịch vì thế để có được một đội ngũ nhân viên làm việc tốt không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ mà còn tốt về cả đạo đức nghề nghiệp. Hiện nay đội ngũ cán bộ nhân viên của NH ACB Đà Nẵng- PGD Cầu Vồng có thể đáp ứng được yêu cầu kinh doanh nhưng với sự phát triển của xã hội, sự cạnh tranh gay gắt ngày một tăng thì đòi hỏi nhân viên ngân hàng. Đặc biệt nhân viên của phòng tiền gửi dân cư phải am hiểu thị trường nhiều hơn và nhanh chóng nắm bắt được thị hiếu của người dân trước những sản phẩm tiền gửi của các ngân hàng trên địa bàn. Vì thế ngân hàng cần có kế hoạch đào tạo cán bộ theo hướng : - Thường xuyên tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ chuyên môn giữa các nhân viên trong phòng ban với nhau. Với mỗi cuộc thi ngân hàng đưa ra những phần thưởng có giá trị để thu hút nhân viên tham gia trong các cuộc thi. Qua đó các nhân viên tự mình nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình lên. - Tổ chức các lớp học ngắn hạn, dài hạn bồi dưỡng về nghiệp vụ với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia giỏi trong và ngoài nước về lĩnh vực ngân hàng. - Mời giáo viên của các tổ chức quốc tế, ngân hàng quốc tế hay các trường đại học để huấn luyện các nghiệp vụ mới, tin học, tiếng anh…gửi các cán bộ đương đảm trách các chức vụ cao trong ngân hàng đến các các nước có ngành ngân hàng phát triển để học tập, tiếp thu những kinh nghiệm và cách thức quản lý hiện đại … - Học qua thực tế là một vấn đề mà ngân hàng cần quan tâm như cử cán bộ đi học tập ở các ngân hàng bạn trong và ngoài hệ thống. - Riêng đối với bô phận nhân viên giao dịch phải thường xuyên cải tiến phong cách giao tiếp, thực hiện văn minh trong giao dịch để thông qua khách hàng hiện có làm kênh tuyên truyền giới thiệu cho khách hàng khác với phương châm cố gắng tìm tòi, sáng tạo nhằm tập trung phục vụ khách hàng thật tốt đến mức không thể tốt hơn, tạo được niềm tin và sự hài lòng của khách hàng. Từ mối quan hệ cộng hưởng khách hàng sẽ là cánh tay nối dài của ngân hàng, sẽ tiếp thị cho ngân hàng thậm chí khả quan hơn và tốt hơn khi ngân hàng tự đi tiếp thị. Bên cạnh đó các nhân viên phòng tiền gửi dân cư không ngừng học hỏi, hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ của mình để có được sự nhanh nhẹn trong tác phong làm việc. Nhất là phải có một thái độ ôn hoà biết kiềm chế bản thân mình, phải nhận thức được việc làm của mình sẽ ảnh hưởng như thế nào đến công việc chung của ngân hàng để từ đó mà biết mình nên làm gì và không nên làm gì khi một vấn đề phát sinh. Một trong những điều mà đối với một nhân viên ngân hàng khi làm việc cần phải có đó là: + Phải luôn biết lắng nghe khách hàng khi họ trình bày ý kiến của mình, không được có thái độ nóng nảy cũng như xem thường khách hàng khi mình đã hướng dẫn cụ thể cho họ nhưng họ vẫn không hiều được vấn đề. + Phải luôn vui vẻ, có thái độ lịch sự với khách hàng. + Không được tỏ thái độ hợm hĩnh quan liêu với khách hàng. + Luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của mình. - Tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng các chương trình phần mềm tin học đặc biệt là chương trình gửi và rút tiền gửi tiết kiệm cho khách hàng theo tức thời cho các tổ qũi. Mặc dầu hiện nay hầu hết tại ngân hàng và các điểm giao dịch đã ứng dụng quy trình rút, gửi tiền tiết kiệm theo tức thời, nhưng vẫn còn một vài điểm giao dịch vẫn còn thực hiện qui trình rút, gửi tiền theo lô(qui trình thực hiện bằng thủ công). Vì vậy ngân hàng cần nhanh chóng thay thế và thực hiện đồng bộ qui trình rút gửi tiền theo tức thời. 5. Cải tiến và đổi mới công nghệ ngân hàng Trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục hoàn thiện chương trình phần mềm ứng dụng rút gửi tiền tiết kiệm để tạo sự thuận lợi trong giao dịch cho cả nhân viên cũng như cho khách hàng đến giao dịch. Hiện nay thời gian giao dịch có thể bị kéo dài nhất là đối với những khoản tiền gửi lớn, chính là do khâu phân loại và đếm tiền. Vì thế bên cạnh việc các nhân viên có thể hỗ trợ, hướng dẫn giúp cho khách hàng nhanh chóng kê các loại tiền thì ngân hàng cần trang bị các máy đếm tiền hiện đại, có khả năng phát hiện tiền giả cao đồng thời đếm cả được tiền cũ lẫn tiền mới một cách chính xác tuyệt đối. Như vậy thì thời gian giao dịch sẽ rút ngắn không tạo sự căng thẳng cho khách hàng đến gửi tiền khoản tiền lớn. Lắp đặt thêm các hệ thống thông tin đa chức năng hơn chẳng hạn như hệ thống mạng lưới nội bộ, internet làm cơ sở cho việc cung cấp, thu thập khai thác thông tin kịp thời chính xác có chất lượng cho khách hàng khi họ cần thì chỉ cần vào máy là có thể biết được một cách chi tiết về món tiền giao dịch của khách hàng. Thực hiện gửi tiền một nơi nhưng rút ở nhiều nơi và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh tốt và hiệu qủa hơn. Ngân hàng trang bị cho các phòng ban đều có máy vi tính ứng dụng các phần mềm tin học hiện đại trong công tác quản lý kiểm tra các hoạt động ngân hàng. Trang bị hoàn chỉnh hệ thống mạng máy tính nội bộ giữa hội sở với tất cả các điểm giao dịch, các tổ quĩ để áp dụng đồng bộ qui trình rút, gửi tiền tiết kiệm tức thời để đáp ứng trước yêu cầu hội nhập của nền kinh tế nước ta. 6. Tăng cường công tác tư vấn để giúp người dân thay đổi thói quen cất giữ tiền tại nhà Đa số người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn chưa có một sự hiểu biết rõ ràng về sự tiện lợi của việc gửi tiền tại ngân hàng. Hơn nữa thói quen để tiền tại nhà hay mua vàng, ngoại tệ cất trữ của người dân vẫn còn phổ biến. Vì thế để thay đổi thói quen này cán bộ phòng tiền gửi dân cư cần lập ra một nhóm chuyên đảm trách công việc tư vấn cho người gửi tiền tiết kiệm. Đối với nhóm nhân viên này có trình độ chuyên môn cao, đạo đức nghề nghiệp tốt và có khả năng truyền đạt những thông tin về ngân hàng đến với khách hàng. Chính sự hoạt động của nhóm này sẽ mang đến cho khách hàng cảm giác được quan tâm khi đến giao dịch với ngân hàng. Ngoài ra để giúp người dân hạn chế để tiền tại nhà ngân hàng cần có chính sách ưu đãi khuyến khích mở tài khoản cá nhân để dân chúng gửi tiền chi tiêu qua ngân hàng, giữ bí mật tuyệt đối số dư trên tài khoản cá nhân cũng như những chi tiêu của chủ tài khoản . 7. Đa dạng hoá các hình thức tiền gửi tiết kiệm trong dân Tiếp tục hoàn thiện các hình thức tiết kiệm hiện có tại ngân hàng ngoài ra thì có thể mở rộng các hình thức tiền gửi tiết kiệm trong dân, chẳng hạn như: - Đa dạng hoá kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm, với việc không chỉ dừng lại chỉ có tiền gửi không kì hạn và có kì hạn theo kiểu 3, 6, 12 tháng như ở ngân hàng hiện nay mà ngân hàng có thể mở rộng thêm kì hạn tuần hoặc 2 ,4 ,5 tháng, không cần theo quý, ½ năm hay một năm… Linh hoạt về thời hạn cũng là một sự hấp dẫn với đối với người gửi tiền. Ngoài ra có thể có giải pháp tự đông chuyển hoá tiền gửi không kì hạn sang có kì hạn cho người dân sau một khoảng thời gian nào đó . - Áp dụng hình thức gửi nhiều lần lấy gọn một lần, tiết kiệm gửi góp, lãi suất tính theo từng lần gửi. - Đưa ra nhiều sản phẩm tiền gửi mới lạ mang lại nhiều tiện lợi cho người sử dụng như : + Tiết kiệm tuổi gìa và tiết kiệm tích luỹ đây là hình thức tương tự như bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm nhân thọ của các công ty bảo hiểm. Ai cũng có lúc đến tuổi già, do đó khi còn mạnh khoẻ còn lao động tốt mỗi người dành ra một ít tiền từ thu nhập hằng tháng của mình gửi tiết kiệm tuổi già để đến lúc hết tuổi lao động có thêm nguồn thu nhập để sinh sống. + Tiết kiệm nhà ở: những người dân có nhu cầu làm nhà, mua nhà ở nhưng nguồn tài chính có hạn gửi dần tiền tích luỹ được vào ngân hàng đến lúc nào đó có thể rút ra để mua nhà, xây nhà. Ngân hàng có chính sách cho vay ưu đãi để làm nhà, mua nhà đối với những người gửi thường xuyên đều đặn và có quy mô đến một độ lớn nào đó thì có thể vay thêm để mua nhà xây dựng nhà bằng cách kết hợp với lợi ích của ngân hàng sẽ mở ra triển vọng tốt đẹp cho hình thức này. Ngoài ra có thêm một số hình thức tiết kiệm khác như tiết kiệm dành cho trẻ em, tiết kiệm vàng, tiết kiệm mua sắm phương tiện đắt tiền … Một công việc đáng chú ý nữa đó là cải tiến giờ giấc làm việc để thuận tiện cho người gửi và rút tiền, có thể các quầy giao dịch bố trí người làm việc sớm hơn và nghỉ muộn hơn nếu được có thể giao dịch cả tối và ngày nghỉ. Trong những năm tới nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển thành phố Đà Nẵng đang tăng lên rất nhanh. Trong đó chủ yếu là trông chờ vào vốn tín dụng ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần chú trọng đẩy mạnh huy động vốn trên địa bàn đặc biệt là từ nguồn tiền gửi tiết kiệm trong dân chúng. KẾT LUẬN Qua một thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân Hàng ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, Thạc sĩ Hồ Hữu Tiến và các cô chú, anh chị tại ngân hàng đã tạo cho em có cơ hội để đi sâu nghiên cứu tìm hiểu hoạt động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Do vậy em đã có được mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn về hoạt động này là như thế nào, từ đó rút ra những bài học khi nghiệm quý báu cho bản thân. Với những kiến thức đã học được ở trường kết hợp với tình hình thực tế em đã có những ý kiến đề xuất, với mong muốn đóng một phần nhỏ bé để góp phần nâng cao hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới. Đề tài về thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm là một đề tài hay và chứa đựng nhiều vấn đề đầy phức tạp. Mặc dù được thầy giáo và các anh chị hướng dẫn tận tình nhưng với thời gian có hạn cũng như khả năng nhận thức vấn đề này của bản thân còn non kém vì thế trong qua trình thực hiện chuyên đề này sẽ không tránh khỏi những sai sót rất mong sự góp ý của cô giáo cùng các cô chú tại ngân hàng. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hồ Hữu Tiến, Ban lãnh đạo chi nhánh NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng, cùng các cô chú, anh chị tại PGD Cầu Vồng đã giúp dỡ em hoàn thành chuyên đề này. Đà Nẵng, tháng 4 năm 2009 Sinh viên thực hiện Thabunsuc Thalongsin DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo hoạt động kinh doanh của : NHACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng 2. Lý thuyết tiền tệ- ngân hàng- TS.Nguyễn Ngọc Hùng 3. Luật các tổ chức tín dụng 4. Ngân hàng thương mại – Gs.Ts.Lê Văn Tư 5. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh. 6. Bài giảng Phân tích tín dụng và cho vay – Th.s Nguyễn Ngọc Anh, Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng 7. Quản trị hoạt động NH 1- Th.s Hồ Hữu Tiến, Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng 8. Tín dụng ngân hàng -Ts .Nguyễn Đăng Dờn MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTh7921c tr7841ng cho vay tiu dng 7903 NH Chu.doc
Tài liệu liên quan