Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy việc thông quan nhập khẩu hàng hoá đối với công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội

Hoạt động thông quan hàng hóa đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội nói riêng. Nếu tốc độ thông quan hàng hóa được đẩy nhanh thì sẽ đem lại những thuận lợi lớn cho công ty và tiết kiệm được những chi phí tốn kém không cần thiết như: chi phí về thời gian, nhân lực và tài chính. Trên đây là một số giải pháp cơ bản thúc đẩy hoạt động thông quan hàng hóa nhập khẩu đối với thực trạng hoạt động của công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội. Kính mong quý công ty và các thầy cô xem xét, góp ý để em hoàn thiện kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn!

doc67 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy việc thông quan nhập khẩu hàng hoá đối với công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động thông quan, người có trách nhiệm làm việc với cơ quan Hải quan phải nắm chắc nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, nghiệp vụ Hải quan để có thể tiến hành việc thông quan. Ngoài ra, người làm thủ tục Hải quan cần có những tố chất như: nhanh nhẹn, tháo vát, có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ ngoại ngữ tốt, khả năng nắm bắt nhanh chóng các thủ tục Hải quan và sự thay đổi của thủ tục hành chính, nắm bắt nhanh các chính sách mới của Nhà nước, khả năng giải quyết tình huống nhanh chóng, quyết đoán, tạo được mối quan hệ tốt với Chi cục Hải quan... Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thông quan hàng hoá của công ty. Điều này phụ thuộc vào việc chọn lọc, đào tạo nhân lực có trình độ nghiệp vụ của công ty. 3.2. Những nhân tố bên ngoài (nhân tố khách quan). Có rất nhiều nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới quá trình thông quan nhập khẩu hàng hoá của công ty. Trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân sau: 3.2.1. Chính sách nhập khẩu hàng hoá. Do đặc điểm mặt hàng trang thiết bị y tế là mặt hàng nhập khẩu quan trọng và thiết yếu nên Nhà nước ta đã xây dựng chính sách quốc gia trong từng thời kỳ về chính sách nhập khẩu mặt hàng này. Một mặt, thúc đẩy sản xuất trang thiết bị y tế trong nước. Mặt khác, quản lý việc nhập khẩu để vừa đảm bảo nhu cầu sử dụng thiết bị y tế trong nước, lại vừa khuyến khích sản xuất thiết bị y tế trong nước phát triển. Đối với khâu sản xuất trang thiết bị y tế: Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy ngành sản xuất trang thiết bị y tế trong nước tăng trưởng và phát triển. Đối với khâu nhập khẩu trang thiết bị y tế: Nhà nước củng cố hệ thống quản lý hoạt động nhập khẩu. Thống nhất quản lý hoạt động nhập khẩu và kinh doanh trang thiết bị y tế từ trung ương đến địa phương. Thiết lập hệ thống thanh tra, kiểm tra và giám sát chất lượng trang thiết bị y tế đang lưu hành trên thị trường để có chính sách nhập khẩu phù hợp. Tuy nhiên, vì trang thiết bị y tế là mặt hàng thiết yếu mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu nội địa nên các chính sách của Nhà nước về nhập khẩu mặt hàng này sẽ phải phù hợp với thực tiễn xã hội. 3.2.2. Các quy định của ngành Hải quan đối với nhóm mặt hàng trang thiết bị y tế. Mặt hàng trang thiết bị y tế là mặt hàng phải được Bộ Y tế cấp phép mới được phép nhập khẩu. Do đó, quy định của ngành Hải quan đối với nhóm hàng này là yêu cầu phía doanh nghiệp phải xuất trình đầy đủ những hồ sơ chứng từ cần thiết mới có thể được thông quan, giải phóng hàng hoá. Ngoài các loại chứng từ bắt buộc trong bộ hồ sơ Hải quan thì các chứng từ mà riêng nhập khẩu mặt hàng thiết bị y tế nhất thiết phải có bao gồm: Giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế do Bộ Y tế cấp (công ty phải xuất trình bản chính). Giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra Nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp. Riêng đối với việc nhập khẩu trang thiết bị y tế, cơ quan Hải quan yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình đầy đủ những giấy tờ trên. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG QUAN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ QUÂN ĐỘI (ARMEPHACO) I. HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ CỦA CÔNG TY ARMEPHACO. 1. Kim ngạch nhập khẩu. Trong nền kinh tế vĩ mô, mỗi năm Việt Nam phải chi hàng trăm tỷ đồng để nhập trang thiết bị y tế, vì trong nước mới chỉ sản xuất được khoảng 20% nhu cầu. Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng gần 1.000 bệnh viện lớn nhỏ, nhu cầu về thiết bị y tế rất lớn, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi cao về độ an toàn, chính xác. Thế nhưng đến nay, Việt Nam mới có hơn 50 đơn vị sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế nhưng chủ yếu vẫn là các mặt hàng đơn giản, thông dụng như: găng tay cao su, bơm tiêm, kim tiêm, nồi hấp tiệt trùng... Còn các máy móc, thiết bị y tế hiện đang được sử dụng tại các bệnh viện lớn của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh như máy cộng hưởng từ, thiết bị mổ nội soi, máy chụp cắt lớp nhiều đầu dò... đều phải nhập khẩu từ nước ngoài với kinh phí rất lớn. Trang thiết bị y tế hiện đại đã góp phần không nhỏ vào công tác chẩn đoán, khám chữa bệnh. Nhưng do công nghệ sản xuất thiết bị y tế của Việt Nam còn yếu nên việc nhập khẩu trang thiết bị y tế đóng vai trò quan trọng. Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội là đơn vị sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh các loại trang thiết bị y tế để cung cấp cho các bệnh viện, các đơn vị có nhu cầu sử dụng. Dưới đây là kim ngạch nhập khẩu và các loại thuế phải nộp của công ty trong 3 năm 2007, 2008, 2009: Bảng 4: Kim ngạch nhập khẩu và các loại thuế phải nộp Đơn vị tính: VNĐ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Kim ngạch nhập khẩu 29.998.976.672 38.401.120.032 46.400.153.120 Thuế giá trị gia tăng 3.698.867.252 3.022.851.691 5.139.009.325 Thuế xuất nhập khẩu 517.728.916 163.713.209 677.636.935 Thuế tiêu thụ đặc biệt 0 0 0 Tổng số thuế phải nộp 4.216.596.168 3.186.564.900 5.816.646.260 (Nguồn: Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội ARMEPHACO) Nhìn vào bảng số liệu Kim ngạch nhập khẩu và các loại thuế phải nộp của công ty, ta thấy quan 3 năm 2007, 2008, 2009, kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng mạnh. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng 8,4 tỉ đồng tức là tăng 28% so với năm 2007. Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng 7,99 tỉ đồng tức là tăng 20,8% so với năm 2008. Số thuế phải nộp hàng năm cho hoạt động nhập khẩu của công ty là rất lớn, chiếm hàng tỉ đồng: năm 2007 là 4,2 tỉ đồng, năm 2008 là 3,2 tỉ đồng, năm 2009 là 5,8 tỉ đồng. Điều đó cho thấy hoạt động nhập khẩu hàng năm của công ty diễn ra mạnh mẽ, đồng nghĩa với việc hoạt động thông quan hàng hoá được tiến hành thường xuyên và có hiệu quả. Công ty có kim ngạch nhập khẩu hàng năm tương đối lớn, góp phần phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 5: Một số chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả hoạt động Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Thực tế Kế hoạch Hiệu quả Thực tế Kế hoạch Hiệu quả Doanh thu 182.082 130.800 139% 180.050 153.300 117% Lợi nhuận 6.294 5.350 118% 7.424 5.040 147% Nộp ngân sách 13.438 9.569 140% 12.134 11.123 109% Thu nhập bình quân/tháng 2,385 1,990 120% 2,686 2,100 128% (Nguồn: Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội ARMEPHACO) Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty Dược và Trang thiết bị y tế quân đội là một trong những phương thức kinh doanh chủ đạo, mang lại lợi nhuận cho công ty. Nhìn vào bảng số liệu về hiệu quả hoạt động của công ty, ta thấy: Lợi nhuận hàng năm công ty thu được đều vượt qua mức chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Năm 2008, lợi nhuận thực tế công ty đạt được vượt 18% so với mức kế hoạch của công ty, do đó thu nhập bình quân hàng tháng của cán bộ, công nhân viên tăng 20% so với mức kế hoạch. Năm 2009, lợi nhuận công ty thu được vượt 47% so với kế hoạch năm và thu nhập bình quân hàng tháng của cán bộ công nhân việc tăng 28% so với kế hoạch năm. Đó là những con số phản ánh rõ rệt quá trình hoạt động của công ty. Hiệu quả hoạt động của công ty hàng năm đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và trong đó hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói chung và quy trình thông quan hàng hoá nói riêng góp phần không nhỏ vào kết quả thu được. 2. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của công ty chủ yếu là nhóm mặt hàng trang thiết bị y tế hiện đại trong nước chưa sản xuất được. Chủng loại hàng hoá thiết bị đa dạng, phục vụ thiết thực cho tất cả các chuyên khoa: thiết bị chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, hồi sức cấp cứu, trị liệu và trị xạ, phẫu thuật nội soi; đặc biệt là các thiết bị can thiệp bằng nội soi, phẫu thuật nội soi bằng rô-bốt, các thiết bị hiện đại khác như: Hệ thống cộng hưởng từ, Hệ thống dao mổ bằng chùm tia gia tốc tuyến tính Cyberknife, Hệ thống trang thiết bị công nghệ sinh học phân tử, Hệ thống tán sỏi ngoài cơ thể, Siêu âm Droppler qua sọ, X- quang tăng sáng truyền hình, X- quang kỹ thuật số, Hệ thống tiệt trùng, các thiết bị chẩn đoán hình ảnh.v.v... được nhập khẩu chủ yếu từ các nước có trình độ công nghệ cao. Dưới đây là cơ cấu các nhóm hàng hoá nhập khẩu của công ty trong năm 2009: Bảng 6: Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của công ty trong năm 2009 Đơn vị tính: % STT Nhóm mặt hàng nhập khẩu (Mô tả hàng hoá) Mã HS Cơ cấu nhập khẩu 1 Thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y, phẫu thuật, kể cả thiết bị ghi biểu đồ nhấp nháy, thiết bị điện y học khác và thiết bị kiểm tra thị lực 9018 32% 2 Thiết bị trị liệu cơ học; thiết bị xoa bóp; thiết bị trị liệu bằng ozôn, bằng ô xi, bằng xông; thiết bị hô hấp nhân tạo hoặc thiết bị hô hấp trị liệu khác 9019 14% 3 Thiết bị sử dụng tia X, hoặc tia phóng xạ alpha, beta hay gamma; thiết bị chẩn đoán hoặc điều trị bằng các tia đó 9022 48% 4 Các loại thiết bị y tế khác 6% (Nguồn: Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu của công ty là các loại máy móc, thiết bị chẩn đoán, điều trị hoặc sử dụng tia X, tia phóng xạ chiếm 48% kim ngạch nhập khẩu. Đây là các loại máy móc có hàm lượng chất xám lớn, công nghệ cao, trong nước chưa sản xuất được. Tiếp đến là các loại thiết bị điện y học và kiểm tra thị lực, chiếm 32% kim ngạch nhập khẩu. Nhóm thiết bị trị liệu, thiết bị hô hấp chiếm 14% kim ngạch nhập khẩu. Còn lại, các loại thiết bị y tế khác như: thiết bị dùng để thở, mặt nạ phòng khí, dụng cụ chỉnh hình, máy trợ thính, các loại máy bù đắp sự suy giảm của cơ thể... chỉ chiếm 6%, đa số nằm trong phân nhóm 9020 và 9021 của bảng mã HS. (Cơ cấu các mặt hàng và nhóm hàng nhập khẩu của công ty: kèm phụ lục cuối chuyên đề). 3. Thị trường nhập khẩu. Qua gần 15 năm ra đời và phát triển, công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội đã và đang có quan hệ thương mại và hợp tác với nhiều hãng sản xuất và kinh doanh thiết bị y tế lớn trên Thế giới như: Olympus, Nipon Corp, Hitachi, Sumito, Nihon Kohden, Karl Srorz, Proxima, Cole Parmer, Schmidt, Americome, Universal, Villa S.A... các công ty sản xuất thiết bị dụng cụ y tế của Trung Quốc.v.v... để cập nhật những thành tựu y học, những kỹ thuật mới nhất với mục đích cung cấp sản phẩm, đảm bảo dịch vụ bảo hành, bảo trì, sửa chữa và cung cấp phụ tùng thay thế kịp thời các trang thiết bị do công ty nhập khẩu và sản xuất. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty là các thị trường các nước có trình độ khoa học công nghệ cao như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức... Dưới đây là bảng tỷ trọng nhập khẩu của các thị trường (tính theo kim ngạch nhập khẩu) trong những năm gần đây: Bảng 7: Tỷ trọng nhập khẩu của các thị trường Năm Thị trường Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Mỹ 34% 27% 20% 2. Nhật Bản 27% 29% 34% 3. Đức 4% 5% 6% 4. Hàn Quốc 3% 5% 4% 5. Trung Quốc 2% 3% 5% 6. Singapore 13% 15% 12% 7. Italya 12% 12% 15% Các thị trường khác 5% 4% 4% (Nguồn: Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội) Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty chủ yếu là 7 thị trường: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Italya. Trong đó lượng thiết bị y tế nhập khẩu nhiều tập trung vào Mỹ, Nhật Bản, Singapore và Italya. Đáng chú ý là kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản đã tăng dần qua các năm và trở thành thị trường nhập khẩu hàng đầu của công ty. Tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản tính đến năm 2009 chiếm 34% tương ứng với kim ngạch nhập khẩu là 15.8 tỉ đồng. Tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường Mỹ (2009) chiếm 20% tương ứng với kim ngạch nhập khẩu là 9.28 tỷ đồng. Thị trường Singapore và Italya có kim ngạch nhập khẩu năm 2009 tương ứng là 5.57 tỷ đồng và 6.96 tỷ đồng. Nhìn chung, giá của các loại máy móc, thiết bị y tế của các thị trường này khá ổn định, máy có giá thay đổi là rất ít. 4. Quá trình nhập khẩu theo thời gian. Công ty ARMEPHACO đã và đang cung cấp trực tiếp nhiều thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến từ các nước phát triển cho các bệnh viện lớn trong nước như: Bệnh viện 108, Bệnh viện 175, Bệnh viện 354, Bệnh viện 9, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện giao thông vận tải, Bệnh viện Lao Phổi trung ương, Bệnh viện E, Bệnh viện Đa Khoa các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Bệnh viện các tỉnh miền nam như: Bình Thuận, An Giang, Bệnh viện 175, Bệnh viện Ung bướu Tp. Hồ Chí Minh... Ngoài ra, công ty còn cung cấp sản phẩm cho Cục Y tế - Bộ Công an, Cục Hậu cần Kỹ thuật - Bộ Tư lệnh Biên phòng, các dự án lớn của Bộ Y tế, các Tổ chức Phi Chính phủ như: Chương trình hỗ trợ y tế Quốc gia, Chương trình phát triển hệ thống y tế và nhiều dự án khác... Công ty thường kinh doanh dưới hình thức ký hợp đồng trực tiếp hoặc tham gia đấu thầu và trúng thầu. Do đó quá trình thực hiện nhập khẩu của công ty phụ thuộc vào hợp đồng ký kết và các gói thầu mà công ty tham gia đấu thầu và trúng thầu. Nhìn vào bảng số liệu Kim ngạch nhập khẩu qua các năm và Tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường, ta có thể thấy kim ngạch nhập khẩu có chiều hướng tăng qua các năm. Nhưng năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của công ty có chiều hướng giảm so với xu hướng tăng trưởng và số thuế công ty phải nộp cho nhà nước thấp hơn so với năm 2007 và 2009. Nguyên nhân là do năm 2008 là năm diễn ra khủng hoảng kinh tế thế giới, các thị trường, các công ty trong và ngoài nước đều chịu áp lực của khủng hoảng kinh tế và do đó kim ngạch nhập khẩu của công ty ARMEPHACO cũng bị sụt giảm theo xu hướng chung. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG QUAN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY ARMEPHACO. 1. Hoạt động phục vụ cho việc khai báo và hoàn tất hồ sơ Hải quan nhập khẩu của công ty. 1.1. Xuất xứ hàng hoá. Việc xác định xuất xứ hàng hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong thương mại quốc tế và hoạt động nhập khẩu. Mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là để chứng minh hàng hóa đó được hưởng các ưu đãi thuế quan mà nước nhập khẩu dành cho nước xuất xứ hàng hóa và C/O còn là yêu cầu đối với hoạt động xuất nhập khẩu (yêu cầu của các bên mua, bán trong thương mại quốc tế, yêu cầu quản của nước xuất, nhập khẩu…). Hầu hết hàng hoá mà công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội nhập khẩu về là từ những thị trường lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu. Những thị trường này không được hưởng ưu đãi về thuế quan ở Việt Nam nhưng vẫn cần có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá vì đó là yêu cầu đối với hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị y tế của quốc gia. Hay nói cách khác là hàng hoá thuộc diện phải tuân thủ theo các chế độ pháp lý nhập khẩu theo quy định của Bộ Y tế và pháp luật Việt Nam. 1.2. Phân loại hàng hoá. Quá trình phân loại hàng hoá của công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội tuân thủ theo những nội dung sau: Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế nhập khẩu. Các quy tắc tổng quát của công ước HS. Chú giải bắt buộc của công ước HS. Tham khảo chú giải bổ sung Danh mục thuế quan hài hoà ASEAN (AHTN) và chú giải chi tiết hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá (HS). Căn cứ phân loại: Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế nhập khẩu. Thực tế hàng hoá. Tài liệu kỹ thuật, mô tả chi tiết hàng hoá, catalogue minh hoạ hàng hoá. Kết quả phân tích, giám định hàng hoá. Các loại máy móc, thiết bị y tế công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội nhập khẩu về được xếp vào loại thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ. Các loại máy móc công ty nhập khẩu về hầu hết thuộc các nhóm, phân nhóm hàng của các Chương 84, 85, 86, 88, 89, 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành được áp dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính để tính thuế nhập khẩu. Đối với lô hàng thiết bị toàn bộ gồm nhiều tập hợp máy móc, dây chuyền khác nhau, trong đó mỗi tập hợp dây chuyền có một máy chính thì phân loại lô hàng nhập khẩu thành từng nhóm các máy móc thiết bị tương ứng với từng dây chuyền để tính thuế theo nguyên tắc trên. Trường hợp máy chính có mức thuế nhập khẩu cao hơn các máy móc thiết bị khác thì áp dụng cách phân loại theo máy chính hoặc phân loại theo từng máy. Một dây chuyền thiết bị y tế nếu được nhập khẩu từ một hoặc nhiều thị trường khác nhau, có xuất xứ từ một hoặc nhiều nước, nhập về cùng hoặc không cùng một chuyến thì phải tạo thành một tổ hợp hoặc dây chuyền hoạt động đồng bộ. Theo quy định của Nhà nước thì thiết bị có thể vừa được nhập khẩu, vừa tự sản xuất hoặc mua trong nước nhưng phải đáp ứng ba điều kiện: máy chính phải được nhập khẩu; tập hợp các máy móc, thiết bị vừa nhập khẩu, vừa tự sản xuất hoặc mua trong nước phải tạo thành tổ hợp hoặc dây chuyền hoạt động đồng bộ; đối tượng nhập khẩu (hoặc sử dụng) máy móc phải tự kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai này. Do đó, người khai Hải quan có trách nhiệm phân loại hàng hoá (xác định chính xác tên gọi, mô tả, mã số hàng hoá) trên tờ khai Hải quan và chịu trách nhiệm về việc phân loại đó. Các loại máy móc, trang thiết bị y tế thường là rất khó phân loại. Do đó, nếu trường hợp công ty không tự phân loại được hàng hoá thì có thể đề nghị cơ quan Hải quan phân loại trước khi làm thủ tục. Nếu hàng hoá phức tạp hơn và cơ quan Hải quan khó phân loại thì có thể đề nghị một cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành giám định làm cơ sở cho người khai hải quan thực hiện việc phân loại và khai báo Hải quan. 1.3. Xác định trị giá hàng hoá nhập khẩu để tính thuế. Công ty ARMEPHACO áp dụng Hiệp định về xác định trị giá tính thuế Hải quan mà WTO quy định đối với các nước thành viên. Hiệp định về trị giá tính thuế Hải quan đưa ra 01 phương pháp chuẩn và 05 phương pháp thay thế (sử dụng trong trường hợp không áp dụng phương pháp chuẩn). Công ty luôn hiểu, nắm chắc và vận dụng các nguyên tắc này để bảo vệ lợi ích của mình. Phương pháp tính chuẩn: Trị giá hàng hoá nhập khẩu để tính thuế nhập khẩu là giá thực trả hoặc giá sẽ phải trả khi hàng hoá được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu (gọi là giá giao dịch). Nói cách khác thì giá sử dụng để tính thuế sẽ là giá ghi trên hợp đồng mua bán ngoại thương, trên hoá đơn bán hàng. Mức giá này có thể được điều chỉnh cộng thêm một số loại chi phí hợp lý. Các phương pháp tính thay thế là các phương pháp xác định giá tính thuế thay thế khi Hải quan quyết định không áp dụng phương pháp chuẩn (tức là không thừa nhận giá giao dịch làm giá tính thuế Hải quan). Bao gồm: - Trị giá giao dịch của các hàng hoá giống hệt. - Trị giá giao dịch của hàng hoá tương tự. - Trị giá khấu trừ. - Trị giá tính toán. - Một phương pháp hợp lý (trong trường hợp cả 4 phương pháp trên đều không sử dụng được). Hiện nay, hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam sử dụng phương pháp tính thuế theo phần trăm trị giá hàng hoá. Mà để tính thuế theo phương thức “phần trăm trị giá hàng hoá” thì điểm mấu chốt chính là xác định “trị giá hàng hoá” để tính thuế. Hải quan luôn có xu hướng muốn tính thuế nhiều hơn và vì thế chọn phương pháp tính toán nào cho trị giá hàng hoá cao nhất có thể. Trong khi doanh nghiệp lại luôn muốn thuế thấp nhất, vì thế muốn sử dụng phương pháp tính nào đó để có trị giá hàng hoá khai báo thấp. Để giải quyết mâu thuẫn này, WTO đã thông qua Hiệp định về xác định trị giá tính thuế Hải quan nhằm thống nhất phương pháp tính trị giá hàng hoá. Nắm bắt được điều này, ARMEPHACO luôn nắm vững và áp dụng các nguyên tắc tính trị giá tính thuế Hải quan bởi đây chính là công cụ để bảo vệ lợi ích doanh nghiệp. 1.4. Công tác tham vấn giá hàng hóa. Tham vấn là một hoạt động nghiệp vụ trong dây chuyền quy trình thủ tục hàng hóa nhập khẩu, tham vấn là việc cơ quan hải quan và người khai hải quan trao đổi, cung cấp thông tin lẫn nhau về vấn đề giá cả của lô hàng nhập khẩu có liên quan theo đề nghị của cơ quan hải quan (nếu có nghi vấn) hoặc theo đề nghị của người khai hải quan (nếu không thể xác định được trị giá). Thời gian tham vấn thực hiện chậm nhất là 30 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày lô hàng được thông quan. Việc tham vấn phải thực hiện sớm nhất khi có thể và kéo dài tối đa là 30 ngày đối với những trường hợp phức tạp, với những khối lượng tham vấn lớn. Việc tham vấn có ảnh hưởng lớn tới việc tính thuế cho hàng hóa. Do đó công tác tham vấn là rất quan trọng. Mặt hàng máy móc, trang thiết bị y tế mà công ty ARMEPHACO nhập khẩu thường xuyên, là nhóm mặt hàng phức tạp, khó áp mã HS để áp thuế và tính thuế. Do đó, trong nhiều trường hợp, công ty đã nhờ tới sự tham vấn của cơ quan Hải quan. Sau đây là số liệu về số hợp đồng nhập khẩu của công ty được Hải quan tham vấn giá: Bảng 8: Số hợp đồng công ty ARMEPHACO được cơ quan Hải quan tham vấn giá Đơn vị tính: Hợp đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số hợp đồng nhập khẩu 115 86 136 Số hợp đồng được tham vấn 12 9 24 (Nguồn: Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội) Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy qua các năm công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội đều có những hợp đồng nhập khẩu được cơ quan Hải quan tham vấn giá. Năm 2007 có 12 hợp đồng trong tổng số 115 hợp đồng được Hải quan tham vấn, năm 2008 có 9/86 hợp đồng được tham vấn và năm 2009 có 24 hợp đồng trong tổng số 136 hợp đồng được tham vấn. Các lần tham vấn của công ty diễn ra hầu hết là do công ty nhờ cơ quan Hải quan tham gia tham vấn để áp mã HS cho những mặt hàng khó xác định mã HS để xác định trị giá tính thuế và số thuế phải nộp. Do công ty luôn chấp hành tốt pháp luật nên không có trường hợp công ty phải tham vấn vì lý do khai báo sai để trốn thuế. Khi thực hiện quá trình tham vấn, công ty phải xuất trình đầy đủ các loại chứng từ trong bộ hồ sơ Hải quan và quan trọng là các chứng từ gốc liên quan đến hợp đồng kinh tế và thanh toán. 1.5. Hoàn tất hồ sơ khai báo. Người khai Hải quan của công ty phải tập hợp các loại chứng từ cần thiết để hoàn tất hồ sơ khai báo Hải quan. Tờ khai Hải quan hàng hoá nhập khẩu: 02 bản chính. Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu: 01 bản chính. Hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản sao. Hoá đơn thương mại: 01 bản chính. Vận tải đơn: 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc sao chụp từ bản chính có ghi chữ copy, chữ surrendered. Bản kê chi tiết hàng hoá: 01 bản chính hoặc bản có giá trị tương đương như: điện báo, bản fax, telex, thông điệp dữ liệu... Giấy phép nhập khẩu thiết bị Y tế: 01 bản chính. Giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đối với đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng: 01 bản chính. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O). Thư tín dụng (L/C). 2. Các hoạt động thực hiện quyết định thông quan của Hải quan để giải quyết hàng nhập khẩu. Các hoạt động để thực hiện quy trình thông quan: Người khai báo Hải quan của công ty phải có trách nhiệm: - Chuẩn bị các loại chứng từ hợp lệ, hợp pháp của lô hàng. - Khai báo đầy đủ và chính xác hàng hoá. - Xác định mã số hàng hoá, thuế suất, giá tính thuế, tính số thuế phải nộp của từng loại thuế trên tờ khai Hải quan. Việc khai báo trên tờ khai Hải quan có thể thực hiện bằng đánh máy hoặc viết tay nhưng phải đảm bảo cùng một loại mực và cùng một kiểu chữ. Chứng từ nếu là bản sao thì người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải ký tên và đóng dấu xác nhận lên chứng từ đó. - Sau khi khai báo tờ khai thì người khai báo phải ký tên và đóng dấu vào tờ khai Hải quan. Nộp bộ hồ sơ khai báo Hải quan cho cơ quan Hải quan. Đăng ký tờ khai Hải quan: do các loại hàng hoá máy móc, thiết bị y tế công ty nhập khẩu về là các loại hàng chịu thuế, không nằm trong trường hợp được miễn thuế, không chịu thuế hoặc thuế suất bằng 0 thì công ty được đăng ký tờ khai khi hàng đã về đến cửa khẩu dỡ hàng. Sau khi cơ quan Hải quan tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Hải quan, nếu hàng hoá của công ty được phân luồng xanh, sau khi nộp đầy đủ số thuế và các nghĩa vụ tài chính thì hàng hoá của công ty sẽ được phép thông quan. Nếu hàng hoá của công ty nhập về bị phân luồng vàng hoặc đỏ thì người khai báo Hải quan phải có nghĩa vụ xuất trình hàng hoá và phương tiện vận tải để cơ quan Hải quan kiểm tra, xem xét. Nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác. Thông quan hàng hoá. 3. Kết quả thông quan nhập khẩu hàng hoá của công ty. Mỗi năm, công ty ARMEPHACO phải thực hiện rất nhiều hợp đồng nhập khẩu. Sau đây là số liệu về số tờ khai được thông quan của công ty trong những năm gần đây: Bảng 9: Kết quả hoạt động thông quan trong ba năm: 2007, 2008, 2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tờ khai đăng ký 115 86 136 Số tờ khai được thông quan 110 80 132 Tỷ lệ tờ khai được thông quan 96% 93% 97% (Nguồn: Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội) Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được kết quả hoạt động thông quan của công ty. Năm 2007, số tờ khai được thông quan chiếm 96%, năm 2008 là 93%, năm 2009 là 97%. Năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên công ty thực hiện được ít hợp đồng nhập khẩu hơn so với năm 2007 và 2009. Tỷ lệ tờ khai được thông quan nhanh luôn chiếm đa số. Số tờ khai còn lại chưa được thông quan hầu hết là những tờ khai của các lô hàng chưa hoàn thành thủ tục Hải quan và sau khi công ty xử lý được hết các chứng từ bị vướng mắc mới hoàn thành đầy đủ bộ hồ sơ Hải quan. 4. Những vấn đề phát sinh trong việc thông quan hàng nhập khẩu. Một số vướng mắc mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thường gặp phải trong quá trình khai báo Hải quan tại Việt Nam: Vi phạm quy định về khai Hải quan, khai thuế, gia hạn nộp thuế. Vi phạm về tính trị giá Hải quan. Vi phạm về phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu, áp sai mã số HS. Vi phạm về xuất xứ hàng hoá. III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG QUAN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ QUÂN ĐỘI. 1. Những mặt tích cực. ARMEPHACO là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa là hoạt động mang tính chuyên nghiệp của công ty. Do đó, với kinh nghiệm và nghiệp vụ vững chắc, hoạt động thông quan nhập khẩu của công ty luôn diễn ra rất nhanh chóng. Có thể đánh giá những mặt tích cực trong hoạt động thông quan hàng hóa nhập khẩu của công ty qua một số tiêu chí sau: Thời gian thông quan hàng hóa nhanh. Do công ty có nhiều năm kinh nghiệm và có nghiệp vụ vững vàng nên công ty ít khi bị vướng mắc trong việc khai báo Hải quan, hoàn thiện chứng từ Hải quan, đồng thời công ty luôn chấp hành tốt pháp luật nên việc thông quan hàng hóa luôn diễn ra nhanh chóng. Do đó, công ty thực hiện rất thành công và đúng thời hạn đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa với các đối tác trong nước. Việc khai báo thuế, tính thuế và nộp thuế của công ty luôn được hoàn thành nhanh chóng. Công ty ít có trường hợp còn nợ đọng thuế, nếu có, công ty luôn nhanh chóng hoàn tất số thuế phải nộp. Hàng hóa thường được giải phóng nhanh. Các loại máy móc, thiết bị y tế công ty nhập khẩu về thường là những loại máy móc hiện đại, kỹ thuật cao. Công ty luôn quan tâm tới việc giải phóng hàng hóa nhanh để đảm bảo cho chất lượng máy móc, thiết bị. Công ty luôn chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành Hải quan, không có hiện tượng gian lận thương mại, khai báo sai mặt hàng, mã số hàng hóa để trốn thuế, giảm thuế… Do đó, công ty luôn tạo được uy tín và thương hiệu với các đối tác trong và ngoài nước, có uy tín với cơ quan Hải quan, tạo thuận lợi cho quy trình nhập khẩu và thông quan hàng hóa, qua đó giúp công ty thực hiện được nhiều hợp đồng kinh tế, tăng lợi nhuận, doanh thu và hiệu quả hoạt động. 2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân. Do mặt hàng công ty nhập khẩu là máy móc, thiết bị y tế, đây là những mặt hàng tương đối phức tạp trong việc xác định mã số HS và xuất xứ hàng hóa. Một loại máy móc, thiết bị y tế có thể được lắp ráp ở một quốc gia nhưng các trang thiết bị lại được sản xuất từ một quốc gia khác nên việc xác định xuất xứ hàng hóa là rất khó khăn. Và với những loại mặt hàng phức tạp như vậy thì việc áp mã hàng hóa cũng là vấn đề đòi hỏi công ty phải có nghiệp vụ vững vàng. Do đặc điểm mặt hàng nhập khẩu của công ty như vậy, nên trong một vài trường hợp, những đặc điểm này có ảnh hưởng lớn tới việc thông quan hàng hóa. Hàng hóa bị vướng mắc trong khâu hoàn thiện C/O làm chậm thời gian thông quan hàng hóa và ảnh hưởng tới trị giá thuế. Nguyên nhân là do tính chất phức tạp của mặt hàng. Một lô hàng công ty nhập về là máy móc thiết bị y tế có thể được sản xuất từ nhiều nước. Ví dụ như có 40% linh kiện sản xuất tại Trung Quốc, 40% sản xuất tại Mỹ và 20% sản xuất tại Đức thì việc xác định xuất xứ hợp lý sẽ là khó khăn và tốn kém chi phí thời gian. Nếu công ty xác nhận hàng hóa có xuất xứ từ thị trường được hưởng ưu đãi về thuế quan nhưng cơ quan Hải quan lại không công nhận xuất xứ hàng hóa đó thì số thuế công ty phải nộp sẽ là rất lớn, ảnh hưởng nhiều tới doanh thu và chi phí của công ty. Tuy nhiên, các mặt hàng công ty nhập khẩu về hầu như là từ những thị trường lớn không được hưởng ưu đãi về thuế quan. Nhưng do mặt hàng máy móc, trang thiết bị y tế là mặt hàng nhà nước yêu cầu phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá. Do đó việc xác định chính xác xuất xứ hàng hóa của công ty là rất quan trọng. Trong một vài trường hợp, do sự phức tạp của hàng hóa mà công ty áp sai mã số HS cho hàng hóa. Nguyên nhân là do mặt hàng máy móc, trang thiết bị y tế là thường là những dây chuyền máy móc phức tạp, rất khó xác định mã HS. Điều này ảnh hưởng tới số thuế phải nộp của công ty. Sai sót sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian thông quan, giải phóng hàng hóa của công ty dẫn đến vướng mắc trong việc thực hiện hợp đồng với các đối tác trong nước. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THÔNG QUAN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI CÔNG TY DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ QUÂN ĐỘI (ARMEPHACO) I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ CỦA CÔNG TY. Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội (ARMEPHACO) là đơn vị sản xuất và kinh doanh dược phẩm và trang thiết bị y tế. Hoạt động nhập khẩu trang thiết bị y tế của công ty phục vụ cho nhu cầu của các đơn vị y tế trong nước, các bệnh viện, các dự án về y tế... Phương hướng kinh doanh của công ty luôn mong muốn được liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để khai thác các dây chuyền công nghệ mới và mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn có nhu cầu liên doanh, liên kết với các đơn vị nghiên cứu khoa học để phát triển những sản phẩm mới có hàm lượng chất xám cao. Công ty đặt ra mục tiêu trong dài hạn là cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế những loại máy móc thiết bị hiện đại, đa dạng về chủng loại, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu trong ngắn hạn của công ty là trong vòng 5 năm tới (2010-2015), kim ngạch nhập khẩu trang thiết bị y tế của công ty tăng 30% so với giai đoạn 2005-2010. Điều đó đồng nghĩa với việc công ty phải ký kết và thực hiện được nhiều hợp đồng kinh tế, tham gia dự thầu các dự án về đầu tư trang thiết bị y tế của các đơn vị có nhu cầu. Để làm được điều này, công ty cần nỗ lực hết sức trong việc tạo dựng thương hiệu, uy tín đối với khách hàng, thiết lập được mối quan hệ tốt với khách hàng và đối tác. Công ty luôn xây dựng kế hoạch, đặt ra những chính sách, những chiến lược phù hợp với các mục tiêu trong từng thời kỳ. II. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THÔNG QUAN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI CÔNG TY. 1. Hoàn thiện khâu chuẩn bị chứng từ trong bộ hồ sơ Hải quan. Hồ sơ Hải quan là điều kiện để hàng hóa nhập khẩu có thể thông quan. Do đó việc chuẩn bị, hoàn thiện các chứng từ hợp lệ là điều vô cùng quan trọng. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Đối với bộ tờ khai Hải quan, công ty phải chú ý khai đúng và đầy đủ các khoản mục trong tờ khai, tránh để xảy ra sai sót. Vì bất cứ sai sót nào cũng sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian thông quan hàng hóa. Có rất nhiều vấn đề có thể phát sinh trong quá trình chuẩn bị hồ sơ Hải quan như: thiếu C/O, thiếu L/C, có sai sót khi đối chiếu L/C với các giấy tờ khác, áp sai thuế, áp sai mã HS… Một số giải pháp cụ thể: Giấy chứng nhận xuất xứ C/O: trong trường hợp bị thiếu C/O, công ty phải nhanh chóng liên hệ với đối tác xuất khẩu để bổ sung C/O. Cần chú ý một số điểm sau đối với C/O: - Các tiêu chí cơ bản trên C/O, sự phù hợp về nội dung trên C/O và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. - Mẫu dấu, tên và mẫu chữ ký, tên cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền cấp C/O thuộc Chính phủ của nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam. - Thời hạn hiệu lực của C/O. Trường hợp có khác biệt nhỏ giữa việc khai trên C/O và chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhưng cơ quan Hải quan không có nghi ngờ về tính xác thực của xuất xứ hàng hoá và việc khai đó vẫn phù hợp với hàng hoá thực tế nhập khẩu thì C/O đó vẫn được coi là hợp lệ. C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được thay thế hoặc sửa đổi nội dung, trừ trường hợp có lý do chính đáng và do chính cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp C/O sửa đổi, thay thế  trong thời hạn quy định của pháp luật. Thư tín dụng L/C: L/C là hình thức mà ngân hàng thay mặt người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu sẽ trả tiền trong thời gian quy định khi người xuất khẩu xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với quy định trong L/C đã được ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu. Đối với L/C, công ty cần chú ý một số điểm sau đây: - Trước khi mở L/C, công ty cần thoả thuận cụ thể với đối tác xuất khẩu về các khoản thanh toán, lịch giao hàng, phương tiện giao hàng, và các chứng từ cần xuất trình. - Công ty phải nhận thức được rằng L/C không phải là hình thức an toàn tuyệt đối vì ngân hàng chỉ giao dịch trên chứng từ chứ không biết đến hàng hoá. Nếu chứng từ phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C thì công ty sẽ phải trả tiền mặc dù hàng hoá đã giao thực tế không đúng với hợp đồng. - Sau khi ngân hàng phát hành L/C, công ty sẽ nhận được một bản sao L/C. Công ty sẽ phải xem xét, đối chiếu giữa nội dung L/C với đơn yêu cầu của công ty để đảm bảo sự phù hợp của L/C với hợp đồng, đồng thời thông báo ngay cho ngân hàng những sai lệch nếu có. - Các điều kiện của L/C phải đảm bảo ngắn gọn, minh bạch, dễ hiểu. Không nên đưa vào L/C các nội dung quá chi tiết và các quy cách kỹ thuật quá phức tạp. - Trong quá trình giao dịch, nếu có nghi ngờ, công ty cần liên hệ ngay với ngân hàng để phối hợp xử lý. - Công ty cần xem xét kỹ lưỡng để tránh rủi ro do biến động tỷ giá ngoại tệ. Trong trường hợp vì một lý do nào đó mà trong bộ hồ sơ Hải quan của công ty bị thiếu L/C thì công ty phải nhanh chóng liên hệ với ngân hàng mở L/C để hoàn thành hồ sơ Hải quan. Mã HS: Việc áp mã HS cho hàng hoá là vô cùng quan trọng. Trong quá trình xác định mã HS cần chú ý đến tên chính xác của loại hàng hoá đó. Vì có những mặt hàng nhập khẩu có rất nhiều mã, chỉ cần có sự khác biệt vài từ ngữ trong cách phân loại là thuế suất sẽ khác đi rất nhiều. Công ty ARMEPHACO thường xuyên nhập về các loại máy móc thiết bị y tế phức tạp, khó xác định mã HS. Do đó, nếu như công ty không xác định được mã HS thì nên mời Hải quan cùng tham gia kiểm tra, xem xét. Nếu như chi cục Hải quan không xác định được thì sẽ cùng doanh nghiệp lấy mẫu hàng hoá để nhờ cơ quan chuyên trách xác định. Trong quá trình đó, công ty vẫn làm các thủ tục nhập khẩu hàng hoá bình thường và được cơ quan Hải quan tạm thông quan (nhưng chưa đóng dấu thông quan) hàng hoá theo nội dung đã khai báo trên tờ khai Hải quan. Sau khi có kết quả thông báo chính xác từ cơ quan chuyên trách xác định mã HS thì cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục hoàn thành bộ hồ sơ. Nếu không có sự thay đổi về mã số hàng hoá và thuế suất thì Hải quan sẽ đóng dấu thông quan lên tờ khai Hải quan của công ty. Còn nếu có sự thay đổi mã HS, dẫn đến sự thay đổi về thuế suất thì công ty sẽ phải nộp thuế hoặc được hoàn lại thuế theo quyết định điều chỉnh của cơ quan Hải quan. Xác định trị giá tính thuế cho hàng hoá: Công ty sẽ phải thực hiện theo các trình tự sau: - Khai báo trên tờ khai trị giá hàng hoá nhập khẩu và nộp cho bộ phận tiếp nhận tờ khai tại Chi cục Hải quan. - Nhận quyết định ấn định thuế, nộp thuế bổ sung theo luật định. - Nhận thông báo của cơ quan Hải quan và nộp thuế theo mức giá do cơ quan Hải quan xác định. - Nộp các khoản đảm bảo và tham gia tham vấn. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà công ty sử dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế (phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch cho hàng hoá nhập khẩu giống hệt/tương tự, phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ, trị giá tính toán, phương pháp suy luận). Tất cả các phương pháp đều có mẫu khai báo trị giá tính thuế. Công ty cần chú ý khai báo và tính toán chính xác, nhanh chóng. Những yếu tố trên là những yếu tố cơ bản quan trọng trong khâu chuẩn bị hồ sơ Hải quan. Sau khi chuẩn bị các loại chứng từ, cần đối chiếu, so sánh sự ăn khớp về mặt nội dung của các loại chứng từ đó để đảm bảo tính thống nhất, hợp lệ của bộ hồ sơ. 2. Nâng cao kiến thức nghiệp vụ của nhân viên làm thủ tục thông quan hàng hoá nhập khẩu. Vấn đề nâng cao kiến thức nghiệp vụ của nhân viên làm thủ tục thông quan hàng hoá nhập khẩu là một yêu cầu không thể thiếu được trong lộ trình hoạt động kinh doanh của công ty Dược và Trang thiết bị y tế quân đội. Cùng với sự phát triển mạnh của công ty trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, công ty ngày càng có nhiều đối tác, nhiều hợp đồng kinh tế lớn thì việc chú trọng tới tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên là rất cần thiết. Hàng năm, công ty thực hiện rất nhiều hợp đồng nhập khẩu đồng nghĩa với việc quy trình thông quan hàng hoá được thực hiện một cách liên tục. Thời quan thông quan và giải phóng hàng hoá nhanh sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực như: nguồn nhân lực, thời gian và chi phí. Đồng thời đem lại uy tín và thương hiệu cho công ty. Để đáp ứng được những yêu cầu đó thì công ty cần phải đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Công ty cần xây dựng những chiến lược quy mô về bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực như: - Tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên tham gia các khoá học về nghiệp vụ Hải quan, nghiệp vụ ngoại thương – kinh doanh xuất nhập khẩu. - Tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên thường xuyên cập nhật những quy định mới, những chính sách mới của Nhà nước, của ngành Hải quan như: cho cán bộ, nhân viên tham gia những buổi hội thảo của các cấp, các ngành liên quan để được tiếp thu những chính sách mới, quy định mới. - Cung cấp cho cán bộ, nhân viên những tài liệu, sách báo thường niên để bổ sung kiến thức và thông tin. - Tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên của công ty tham gia những khoá giảng dạy, hỗ trợ và tập huấn về Hải quan điện tử của ngành Hải quan. - Liên hệ với Chi cục Hải quan, Tổng cục Hải quan và các doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh để cán bộ, nhân viên của công ty có thể tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm... Công ty cần không ngừng đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong đơn vị để đáp ứng yêu cầu của một môi trường làm việc ngày càng hiện đại và chuyên nghiệp. 3. Tạo mối quan hệ tốt với cơ quan Hải quan. Trong một môi trường chính sách, pháp quy thường xuyên có sự thay đổi, sửa đổi, đổi mới về chính sách, quy định và thủ tục hành chính như ở nước ta thì công ty phải thường xuyên cập nhật những điều khoản, chính sách và quy định mới do Nhà nước ban hành. Do đó, nếu công ty tạo được mối quan hệ tốt với cơ quan Hải quan thì sẽ được cơ quan Hải quan giúp đỡ nhiều trong việc bổ sung kiến thức nghiệp vụ, các thủ tục hành chính, phổ biến những quy định mới. Hơn nữa, vì công ty ARMEPHACO là đơn vị Nhà nước có nhiều năm kinh nghiệm, luôn chấp hành tốt pháp luật thì việc tạo mối quan hệ và uy tín với cơ quan Hải quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hoá của công ty. Công ty luôn chấp hành đúng pháp luật và quy định của ngành Hải quan thì sẽ được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá và được tạo nhiều điều kiện thuận lợi. Điều này sẽ giúp cho thời gian thông quan và giải phóng hàng hoá của công ty nhanh hơn, thuận lợi cho việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, giảm thiểu tối đa những vướng mắc và chi phí về thời gian, tiền bạc và nguồn nhân lực. Vì vậy, công ty nên tạo mối quan hệ tốt và có sự hợp tác lâu dài với Chi cục Hải quan. 4. Thực hiện làm thủ tục Hải quan điện tử cho hàng hoá. Từ trước tới nay, thủ tục Hải quan cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đều làm theo cách thủ công: doanh nghiệp khai báo trên giấy (tờ khai), nộp cho cơ quan Hải quan tại nơi làm thủ tục, chờ công chức Hải quan tiếp nhận kiểm tra, nếu hợp lệ thì được đăng ký làm thủ tục tiếp theo, không hợp lệ thì sẽ bị trả lại, yêu cầu bổ sung, điều chỉnh... Cách làm này mất rất nhiều thời gian của doanh nghiệp. Thời gian gần đây, ngành Hải quan đã áp dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện quy trình thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu tạo ra một sự thay đổi lớn trong phương thức hoạt động của quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá. Khi thực hiện thủ tục Hải quan điện tử, doanh nghiệp không cần phải đến cơ quan Hải quan để đăng ký tờ khai, mà khai báo trên máy tính và truyền về mạng của cơ quan Hải quan để làm thủ tục. Trên cơ sở hồ sơ Hải quan điện tử do doanh nghiệp gửi tới, nếu hợp lệ, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử sẽ tự động phân hàng hoá theo ba luồng: xanh, vàng, đỏ. Nếu hàng hoá được phân luồng xanh, cơ quan Hải quan sẽ ra quyết định thông quan ngay. Nếu hàng hóa bị phân vào luồng vàng thì hàng hoá sẽ bị kiểm tra hồ sơ điện tử hoặc hồ sơ giấy trước khi cho thông quan. Nếu hàng hoá bị phân luồng đỏ thì bắt buộc kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hoá. Nếu như tờ khai có sai sót như tính sai tỷ giá ngoại tệ hôm đó hoặc áp mã hàng hoá sai... thì máy sẽ báo ngay để doanh nghiệp sửa lại. Với cách thức xử lý bằng công nghệ thông tin nhanh gọn và chính xác, sẽ tiết kiệm được của doanh nghiệp rất nhiều thời gian và tránh được những thủ tục rườm rà. Do đó, với một công ty thường xuyên tham gia hoạt động nhập khẩu như ARMEPHACO thì việc áp dụng Hải quan điện tử là cần thiết và nên làm. Điều này sẽ làm cho việc thông quan hàng hoá nhanh hơn rất nhiều so với hình thức thông quan truyền thống, giúp công ty tiết kiệm về mặt thời gian và những chi phí tốn kém. KẾT LUẬN Hoạt động thông quan hàng hóa đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội nói riêng. Nếu tốc độ thông quan hàng hóa được đẩy nhanh thì sẽ đem lại những thuận lợi lớn cho công ty và tiết kiệm được những chi phí tốn kém không cần thiết như: chi phí về thời gian, nhân lực và tài chính. Trên đây là một số giải pháp cơ bản thúc đẩy hoạt động thông quan hàng hóa nhập khẩu đối với thực trạng hoạt động của công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội. Kính mong quý công ty và các thầy cô xem xét, góp ý để em hoàn thiện kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn! PHỤ LỤC: DANH MỤC CÁC NHÓM HÀNG, MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ QUÂN ĐỘI. Mã HS Nhóm mặt hàng 9018 Thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y, phẫu thuật, nha khoa hoặc thú y, kể cả thiết bị ghi biểu đồ nhấp nháy, thiết bị điện y học khác và thiết bị kiểm tra thị lực 9018 - Thiết bị điện E6951chẩn đoán (kể cả thiết bị kiểm tra thăm dò chức năng hoặc kiểm tra thông số sinh lý): 90181100 - - Thiết bị điện tim 90181200 - - Thiết bị siêu âm 90181300 - - Thiết bị hiện ảnh cộng hưởng từ 90181400 - - Thiết bị ghi biểu đồ nhấp nháy 90181900 - - Loại khác 90182000 - Thiết bị tia cực tím hay tia hồng ngoại 9018 - Bơm tiêm, kim tiêm, ống thông, ống dẫn lưu và loại tương tự: 901831 - - Bơm tiêm có hoặc không có kim tiêm: 90183110 - - - Bơm tiêm dùng một lần 90183190 - - - Loại khác 90183200 - - Kim tiêm bằng kim loại và kim khâu vết thương 901839 - - Loại khác: 90183910 - - - ống thông đường tiểu 90183920 - - - ống dùng 1 lần để truyền tĩnh mạch 90183990 - - - Loại khác 9018 - Các thiết bị và dụng cụ khác, dùng trong nha khoa: 90184100 - - Động cơ khoan dùng trong nha khoa, có hoặc không gắn liền cùng một giá đỡ với thiết bị nha khoa khác 90184900 - - Loại khác 90185000 - Thiết bị và dụng cụ nhãn khoa khác 901890 - Thiết bị và dụng cụ khác: 90189010 - - Lưỡi dao phẫu thuật 90189020 - - Bộ theo dõi tĩnh mạch (cho người lớn) 90189030 - - Dụng cụ và thiết bị điện tử 90189090 - - Loại khác 9019 Thiết bị trị liệu cơ học; thiết bị xoa bóp; thiết bị thử nghiệm trạng thái tâm lý; thiết bị trị liệu bằng ozôn, bằng ô xi, bằng xông, thiết bị hô hấp nhân tạo hoặc thiết bị hô hấp trị liệu khác 901910 - Thiết bị trị liệu cơ học; thiết bị xoa bóp; thiết bị thử nghiệm trạng thái tâm lý: 90191010 - - Loại điện tử 90191090 - - Loại khác 901920 - Thiết bị trị liệu bằng ozôn, bằng ô xi, bằng xông, máy hô hấp nhân tạo hoặc máy hô hấp trị liệu khác: 90192010 - - Thiết bị hô hấp nhân tạo 90192090 - - Loại khác 9020 Thiết bị thở và mặt nạ phòng khí khác, trừ các mặt nạ bảo hộ mà không có bộ phận cơ khí hoặc không có phin lọc có thể thay thế được 90200010 - - Thiết bị hỗ trợ thở 90200020 - - Mũ chụp dùng cho thợ lặn gắn thiết bị thở 90200090 - - Loại khác 9021 Dụng cụ chỉnh hình kể cả nạng, băng dùng trong phẫu thuật và băng cố định; nẹp và các dụng cụ cố định vết gẫy khác; các bộ phận nhân tạo của cơ thể người; máy trợ thính và dụng cụ khác được lắp hoặc mang theo hoặc cấy vào cơ thể để bù đắp khuyết tật hay sự suy giảm của một bộ phận cơ thể 90211000 - Các dụng cụ chỉnh hình hoặc nẹp xương 9021 - Răng giả và chi tiết gắn dùng trong nha khoa: 90212100 - - Răng giả 90212900 - - Loại khác 9021 - Các bộ phận nhân tạo khác của cơ thể người: 90213100 - - Khớp giả 90213900 - - Loại khác 90214000 - Thiết bị trợ thính, trừ các bộ phận và đồ phụ trợ 90215000 - Thiết bị điều hoà nhịp tim dùng cho việc kích thích cơ tim, trừ các bộ phận và đồ phụ trợ 90219000 - Loại khác 9022 Thiết bị sử dụng tia X, hoặc tia phóng xạ alpha, beta hay gamma có hoặc không dùng cho mục đích y học, phẫu thuật, nha khoa hay thú y, kể cả thiết bị chẩn đoán hoặc điều trị bằng các tia đó, bóng đèn tia X dạng ống, thiết bị tạo tia X, 9022 thiết bị tạo tia cường độ cao, bảng và bàn điều khiển, màn hình, bàn ghế đi kèm và các loại tương tự dùng để khám và điều trị 9022 - Thiết bị sử dụng tia X, có hoặc không dùng cho mục đích y học, phẫu thuật, nha khoa hay thú y, kể cả thiết bị chụp X quang hoặc thiết bị điều trị bằng X quang: 90221200 - - Thiết bị chụp cắt lớp điều khiển bằng máy tính 90221300 - - Loại khác, sử dụng trong nha khoa 90221400 - - Loại khác, sử dụng cho mục đích y học, phẫu thuật hoặc thú y 902219 - - Cho các mục đích khác: 90221910 - - - Thiết bị sử dụng tia X để kiểm tra vật lý các điểm hàn nối trên PCB/PWB [ITA/2 (AS2)] 90221990 - - - Loại khác 9022 - Thiết bị sử dụng tia anfa, beta hay gama có hoặc không dùng cho mục đích y học, phẫu thuật, nha khoa hay thú y, kể cả thiết bị chụp hoặc điều trị bằng các loại tia đó: 90222100 - - Dùng cho mục đích y học, phẫu thuật, nha khoa hay thú y 90222900 - - Dùng cho các mục đích khác 902230 - Bóng đèn tia X dạng ống: 90223010 - - Dùng cho mục đích y học, giải phẫu, nha khoa hay thú y 90223090 - - Dùng cho các mục đích khác 902290 - Loại khác kể cả bộ phận và phụ tùng: 90229010 - - Bộ phận và phụ tùng của thiết bị sử dụng tia X để kiểm tra vật lý các điểm hàn nối trên PCAs [ITA/2 (AS2)] 90229020 - - Dùng cho mục đích y học, phẫu thuật, nha khoa hay thú y MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Quyết toán tài chính qua các năm 2007, 2008, 2009 11 Bảng 2: Danh sách đội ngũ Kỹ sư chịu trách nhiệm lắp đặt bảo hành thiết bị y tế và Danh sách đội ngũ Dược sĩ Đại học 13 Bảng 3: Một số hợp đồng kinh tế lớn trong những năm gần đây 23 Bảng 4: Kim ngạch nhập khẩu và các loại thuế phải nộp 29 Bảng 5: Một số chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả hoạt động 30 Bảng 6: Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của công ty trong năm 2009 31 Bảng 7: Tỷ trọng nhập khẩu của các thị trường 33 Bảng 8: Số hợp đồng công ty ARMEPHACO được cơ quan Hải quan 40 tham vấn giá 40 Bảng 9: Kết quả hoạt động thông quan trong ba năm: 2007, 2008, 2009 43 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong những năm qua. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Thạc sỹ Nguyễn Quang Huy và các cô chú, anh chị cán bộ nhân viên của Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập để tôi có thể hoàn thành khoá thực tập và chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Tôi xin cam đoan không có bất kỳ sự sao chép nào trong bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, mà chuyên đề này được hoàn thành trên cơ sở những kiến thức đã tích luỹ được trong những năm qua, trong quá trình thực tập và những tài liệu tham khảo. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Sinh viên Nguyễn Thu Hiền TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế Hải quan I – GS. TS. Hoàng Đức Thân, PGS. TS. Nguyễn Thị Xuân Hương – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân – 2009. Giáo trình Kinh tế Hải quan II – GS. TS. Hoàng Đức Thân – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân – 2009. Giáo trình Nghiệp vụ Hải quan I, II – ThS. Nguyễn Quang Huy – Giáo trình của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội – 2009. Quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh – Tài liệu của Tổng cục Hải quan – 2009. Hồ sơ năng lực kinh nghiệm sản xuất kinh doanh Dược phẩm và Trang thiết bị y tế Quân đội – Tài liệu của công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội (ARMEPHACO) – 2009. Luật thương mại – NXB Chính trị quốc gia Hà Nội – 2003. Báo cáo tài chính của công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội qua các năm: 2007, 2008, 2009. Các website: www.customs.gov.vn www.haiquan.hochiminhcity.gov.vn www.armephaco.com.vn Và một số tài liệu khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31586.doc
Tài liệu liên quan