Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của công ty cổ phần Mirae Fiber

Giới thiệu về dự án mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty Vai trò của dự án đầu tư: Trong những năm kể từ khi thành lập dưới hình thức Công ty TNHH Mirae Fiber Hưng Yên cho đến nay, tình hình sản xuất kinh doanh Công ty luôn luôn vượt được kế hoạch đề ra năm sau cao hơn năm trước cả về doanh thu và lợi nhuận. Chính vì vậy, để hoàn thành mục tiêu đưa Công ty ngày càng phát triển, đa dạng hoá sản phẩm. Công ty Cổ phần Mirae Fiber đã chủ động mở rộng sản xuất bằng việc thực hiện dự án xây dựng nhà xưởng mới để sản xuất các loại vải địa kỹ thuật và tấm đệm giường. Hiện nay dự án đang trong giai đoạn hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết để bắt đầu đưa vào triển khai. Địa điểm đầu tư: Công ty dự kiến xây dựng khu nhà xưởng này trên khu đất phía sau Công ty (Liêu xá – Yên Mỹ - Hưng Yên) với diện tích dự tính là 5.000 m2. Chủ đầu tư của dự án là Công ty Cổ phần Mirae Fiber. Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Dự kiến sản phẩm sản xuất ra chủ yếu xuất khẩu sang các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông,. chiếm khoảng 80%. Phần còn lại sẽ tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 20%. Công nghệ sản xuất: Công ty sẽ xây dựng hệ thống nhà xưởng hiện đại và đảm bảo tất cả các yêu cầu kỹ thuật đặt ra phù hợp với việc sản xuất và lưu kho hàng hoá và lắp đặt trang thiết bị máy móc trên diện tích 5000 m2 đất của dự án. Công ty sẽ đầu tư máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ hiện đại nhất để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao với công suất dự tính của như sau: - Tấm đệm: 6.000 tấm/năm - Vải địa kỹ thuật: 2.000.000 yard/năm Hiệu quả đầu tư: Theo tính toán của Công ty căn cứ trên các yếu tố: Thị trường tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, uy tín, thương hiệu Dự kiến khi dự án đi vào hoạt động sẽ đóng góp thêm vào doanh thu hàng năm cho Công ty khoảng từ 700.000 đến 1.000.000 USD. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có đạt khoảng 15-20%/năm. Vốn đầu tư của dự án dự kiến huy động từ các nguồn sau: Tổng vốn đầu tư của dự án mở rộng sản xuất thêm các sản phẩm vải địa kỹ thuật và tấm đệm giường khoảng: 3.000.000 USD (khoảng gần 49 tỷ đồng) bao gồm xây dựng nhà xưởng và mua sắm dây chuyền công nghệ mới. - Vốn tự có của Công ty: 80% - Vốn vay Ngân hàng: 20% Tiến độ thực hiện của dự án: Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào giữa năm 2008. Đặc điểm của ngành sản xuất bông nguyên liệu chủ yếu phụ thuộc vào máy móc thiết bị. Công ty dự kiến sẽ nhập khẩu hoàn toàn máy móc thiết bị từ Hàn Quốc. Do vậy khi việc xây dựng nhà xưởng hoàn thành, việc lắp đặt máy móc thiết bị cũng sẽ hoàn thành nhanh chóng để dự án sớm đi vào hoạt động.

doc61 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của công ty cổ phần Mirae Fiber, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc phân cấp mạnh của Công ty đối với các bộ phận trực thuộc đã tạo điều kiện cho các đơn vị phát huy tính chủ động sáng tạo trong công tác quản lý và điều hành sản xuất, trong việc phát triển thị trường,... cũng như trong việc thực thi định hướng phát triển chung của Công ty. * Hệ thống nhà xưởng. Để phát triển sản xuất trong những năm tới, Công ty rất chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống nhà xưởng đủ điều kiện lắp đặt các dây chuyền sản xuất hiện đại. Hiện nay, Công ty đã đưa vào hoạt động một xưởng sản xuất bông nguyên liệu diện tích 6.200m2, một xưởng chần bông diện tích 4.000m2 và hệ thống kho bãi diện tích 3.600m2. Tuy nhiên, với nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ và mở rộng sản xuất, đa dạng hoá các sản phẩm của mình Công ty đang hoàn thiện bộ hồ sơ xin mở rộng diện tích đất để sản xuất vải địa kỹ thuật và đệm giường cao cấp với diện tích 5.000m2. 2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Hiện nay, Công ty đang sản xuất, gia công và kinh doanh các nhóm sản phẩm chính là bông tấm, bông xâm kim, tấm chần bông, tấm dán, bông hạt, bông sợi, các nguyên phụ liệu ngành dệt may …Nguyên liệu sợi thô chủ yếu được nhập khẩu, sau đó được xử lý chế biến qua các dây chuyền sản xuất các loại bông cao cấp (Padding) và dây chuyền sản xuất các loại tấm chần bông, tấm dán bông (Quilting và Bonding) công nghệ khép kín hiện đại được nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc kết hợp với các chất phụ gia cần thiết để tạo ra các sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về hoá lý cũng như hình thức tuỳ theo yêu cầu của mỗi loại sản phẩm. Với các loại sản phẩm được sản suất qua dây chuyền Padding như bông tấm, bông xâm kim, bông hạt, bông sợi phải đảm báo độ trắng, độ mịn, xốp, đàn hồi và độ bền vật lý. Các sản phẩm sản xuất theo dây chuyền Quilting như tấm chần bông phải đạt được yêu cầu về hình thức và chất lượng theo đơn đặt hàng của các đối tác. Sản phẩm của Công ty là nguyên liệu đầu vào của ngành may mặc xuất khẩu như các loại áo jacket, áo thể thao…, sản xuất chăn, gối, đệm cao cấp do vậy mỗi loại sản phẩm phải đảm bao tiêu chuẩn gắt gao do bên khách hàng yêu cầu. Các sản phẩm mang nhãn hiệu “Unifil” và “VivaBon” đã được Công ty mẹ Mirae Fiber Tech đăng ký bản quyền nhãn hiệu sản phẩm đảm bảo về chất lượng và mẫu mã . Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty phụ thuộc vào thị trường may mặc xuất khẩu tại Việt Nam, Công ty cung ứng tới 70% sản phẩm cho các công ty may nước ngoài đặt tại Việt Nam như World Best, Global MGP, Habitex, Beeahn, Hanil, Everpia VietNam  …với thị trường xuất khẩu là các nước có tiềm năng tiêu thụ hàng may mặc lớn Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Đan Mạch,…. 2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1.3.1. Chi phí. Bảng 2.1 sau đây sẽ cho thấy số liệu về chi phí sản xuất trong những năm qua của Công ty. Bảng 2.1 Chi phí sản xuất (Đơn vị tính: nghìn đồng) STT Yếu tố chi phí Năm 2005 Năm 2006 9 tháng năm 2007 Giá trị Tỷ trọng doanh thu thuần Giá trị Tỷ trọng doanh thu thuần Giá trị Tỷ trọng doanh thu thuần 1 Giá vốn hàng bán 45.747.363 89,60% 48.595.310 76,76% 59.929.360 76,55% 2 Chí phí tài chính Trong đó: Chí phí lãi vay 2.153.879 1.798.798 4,22% 3.52% 4.473.492 2.562.023 7.07% 4.05% 2.450.448 2.393.208` 3.13% 3.05% 3 Chí phí bán hàng 4.522.457 8.86% 3.755.962 5.93% 4.666.503 5.96% 4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.681.377 7.21% 4.321.596 6.83% 4.095.984 5.23% Tổng 56.105.074 109.89% 61.234.892 96.59% 71.142.297 90.87% Nguồn: - Báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2006, 9 tháng đầu năm 2007 Tỷ trọng chi phí giá vốn hàng bán có xu hướng giảm qua các năm, khả năng kiểm soát chi phí sản xuất tương đối hiệu quả, chứng tỏ Công ty đang bước vào chu kỳ tăng trưởng ổn định. Các chi phí khác Công ty giữ ở mức độ hợp lý đáp ứng với yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty giữ tỷ lệ chi phí lãi vay ổn định, điều này cho thấy Công ty đã có chính sách tài chính hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đảm bảo tính cân bằng trong cơ cấu nguồn vốn và khả năng thanh toán. 2.1.3.2 Doanh thu. Sau đây là những số liệu và nhận xét về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm 2005, năm 2006 và 9 tháng đầu năm 2007. Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 % tăng giảm năm 2006 và năm 2005 9 tháng năm 2007 Tổng giá trị tài sản 67.088 112.354 69,75% 163.572 Doanh thu thuần 51.042 63.305 22,6% 78.284 Lợi nhuận từ HĐ kinh doanh -4.879 2.401 - 8.253 Lợi nhuận khác 147 2.325 1481,63% 4.056 Lợi nhuận trước thuế -4.750 4.727 - 12.309 Lợi nhuận sau thuế -4.750 4.727 - 12.309 Nguồn-Báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2006, 9 tháng đầu năm 2007 Lợi nhuận sau thuế năm 2005 của Công ty bị âm chủ yếu do nguyên nhân sau khi tách từ Công ty TNHH Mirae Fiber Việt Nam thành Công ty TNHH Mirae Fiber Hưng Yên nên Công ty chưa chủ động được nguồn nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ. Sang năm 2006 Công ty bắt đầu có lãi, do Công ty đã chủ động được nguồn nguyên liệu và thị phần đã được mở rộng. Mặt khác, trong năm này Công ty TNHH Mirae Fiber Technology Co,..Ltd đã tăng vốn đầu tư trên 3 lần so với năm 2005 để đầu tư trang thiết bị, cải tiến công nghệ. Từ đó chất lượng sản phẩm được nâng cao. Trong 9 tháng năm 2007, doanh thu tăng đạt 78,3 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 12,3 tỷ đồng trong đó Công ty có khoản lợi nhuận khác đạt 3,96 tỷ đồng trong tổng giá trị lợi nhuận khác. Đây thực chất là doanh thu các lô hàng đã xuất khẩu năm 2006 nhưng do mở tờ khai hải quan chậm nên Công ty không hạch toán vào doanh thu năm 2006 mà hạch toán vào thu nhập khác năm 2007 theo quy định, các khoản phải thu của các hợp đồng bán hàng này đã được phía khách hàng của Công ty xác nhận. 2.2. Tình hình hoạt động xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua 2.2.1. Về kim ngạch xuất khẩu của Công ty Dưới đây là bảng thống kê về kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong những năm qua. Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty Đơn vị: Triệu đồng Phòng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 XK XK XK XNK 42036 61680 78035 Tổng 42036 61680 78035 (Nguồn: Công ty Cổ phần Mirae Fiber ) Do mới thành lập nên hoạt động của Công ty chưa có quy mô lớn, ngoài hoạt động xuất khẩu các mặt hàng do Công ty sản xuất ra thì Công ty chưa có hoạt động xuất khẩu các mặt hàng hoặc dịch vụ nào khác. Có thể thấy doanh thu xuất khẩu qua các năm liên tục tăng (xem bảng 2.3), tăng từ 42036 triệu đồng năm 2005 lên 61680 triệu đồng năm 2006 và lên 78035 năm 2007. Có thể nói rằng có được sự tăng trưởng liên tục này là do sau khi thành lập thị phần của Công ty liên tục được mở rộng, một điều nữa là trong thời gian này nguồn nguyên liệu của Công ty vẫn luôn luôn được đảm bảo và chủ động. Ngoài ra, Công ty còn được trang bị một dây chuyền sản xuất hiện đại đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng của các khách hàng dù là khó tính nhất. Chính vì vậy mà các đơn đặt hàng tăng liên tục qua các năm. Cùng với phương thức kinh doanh mới và có hướng đi đúng đắn kim ngạch xuất khẩu của Công ty càng ngày càng có sự tăng trưởng cao. 2.2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty Thị trường xuất khẩu của Công ty là khá rộng, các thị trường có mặt hầu hết trên thế giới, thể hiện Công ty đã và đang có nhiều đối tác ở khắp các nước và khu vực lớn trên thế giới. Bảng 2.4: Cơ cấu thị trường xuât khẩu của Công ty (Đơn vị: triệu đồng) Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 XK TT(%) XK TT(%) XK TT(%) Hàn Quốc 33628.8 80 46876.8 76 53063.8 68 Asean 4203.6 10 7401.6 12 10144.55 13 Châu Âu 2522.16 6 3700.8 6 9364.2 12 Châu Mỹ 1681.44 4 3700.8 6 5462 7 Tổng 42036 100 61680 100 78035 100 (Nguồn: Công ty Cổ phần Mirae Fiber ) Từ (bảng 2.4) có thể thấy doanh thu những thị trường xuất khẩu của Công ty có sự tăng trưởng rất tốt, tỷ trọng giữa các thị trường qua các năm tuy rằng có sự thay đổi nhưng không hề ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về doanh thu ở các thị trường này. Đối với thị trường Hàn Quốc thì đây là thị trường chính của Công ty trong những năm qua. Với việc Công ty mẹ Mirae Fiber Tech có trụ sở chính tại Hàn Quốc thì đây là một lợi thế lớn cho Công ty. Hàng năm, thông qua công ty mẹ Công ty đã xuất khẩu một lượng lớn sản phẩm. Tuy trong những năm qua tỷ trọng xuất khẩu thị trường Hàn Quốc có giảm nhưng không vì thế mà doanh thu xuất khẩu tại thị trường này giảm đi. Bảng 2.2 cho thấy doanh thu tại thị trường này vẫn tăng một cách đều đặn qua các năm từ 33628.8 triệu đồng (chiếm 80% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu) năm 2005 lên 46876.8 triệu đồng (chiếm 76% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu) vào năm 2006 và lên 53063.8 triệu đồng (chiếm 68% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu) vào năm 2007. Tuy có sự biến động nhưng đây vẫn là thị trường xuất khẩu đóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu của Công ty, khẳng định là một thị trường lâu dài và bên vững. Đối với thị trường Asean mà trọng tâm là các nước Malaysia và Indonexia. Có thể thấy tỷ trọng xuất khẩu tại thị trường này là đứng thứ 2 trong các thị trường xuất khẩu của Công ty, tỷ trọng tăng khá đều trong những năm qua, từ 4203.6 triệu đồng (chiếm 10% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu) vào năm 2005 tăng lên 7401.6 triệu đồng (chiếm 12% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu) vào năm 2006 và tăng lên 10144.55 triệu đồng (chiếm 13% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu) vào năm 2007. Đối với thị trường xuất khẩu Châu Âu mà tập trung chủ yếu tại thị trường EU, là thị trường lớn nhất ở Châu Âu. Có thể thấy doanh thu xuất khẩu tại thị trường này trong 2 năm 2005 và năm 2006 tăng khá trậm nhưng trong năm 2007 lại tăng khá mạnh, từ 2522.16 triệu đồng (chiếm 6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu) vào năm 2005 tăng lên 3700.8 triệu đồng (chiếm 6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu) vào năm 2006 và tăng lên 9364.2 triệu đồng (chiếm 12% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu) vào năm 2007. Thị trường EU là một thị trường đòi hỏi rất cao về chất lượng, kiểu dáng mẫu mã sản phẩm và quan trọng hơn là, doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU đều phải vượt qua hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật, một thách thức không nhỏ đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam. Nhưng đối với Công ty Mirae Fiber điều này đã được giải quyết khá tốt, bằng chứng là trong 2 năm đầu tỷ trọng tại thị trường này chưa thực sự lớn nhưng trong năm 2007 tỷ trọng tại thị trường này lại có sự bứt phá. Điều này chứng tỏ thị trường khó tính EU đã và đang chấp nhận sản phẩm của Công ty. Cũng giống như thị trường Châu Âu, thị trường Châu Mỹ mà chủ yếu tập trung vào hai quốc gia lớn có nền kinh tế mạnh là Mỹ và Canada. Doanh thu tại thị trường này tăng chậm nhưng đều đặn qua các năm, từ 1681.44 triệu đồng (chiếm 4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu) vào năm 2005 lên 3700.8 triệu đồng (chiếm 6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu) vào năm 2006 và tăng lên 5462 triệu đồng (chiếm 7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu) vào năm 2007. Điều kiện nhập khẩu tại các quốc gia này cũng rất là thắt chặt, ngoài những chính sách bảo hộ ngành may mặc của chính phủ còn có những kiểm định nghiêm ngặt trong ngành may mặc. Nhưng doanh thu của Công ty vẫn tăng trưởng đều đặn chứng tỏ tại thị trường này sản phẩm của Công ty cũng đang dần được chấp nhận. 2.2.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty Sản phẩm chính của công ty bao gồm những loại sau: tấm bông, tấm bông chần, tấm bông xâm kim, bông hạt, bông sợi, tấm bông dán, tấm chần thêu,… Bảng 2.5: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty (Đơn vị: triệu đồng) Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 XK TT(%) XK TT(%) XK TT(%) Padding 29996.89 71.36 45359.47 73.54 58586.58 75.06 Quilting và Bonding 12039.11 28.64 18140.53 26.46 19448.42 24.94 Tổng 42036 100 61680 100 78035 100 (Nguồn: Công ty Cổ phần Mirae Fiber ) Sản phẩm Padding là các sản phẩm như: như bông tấm, bông xâm kim, bông hạt, bông sợi. Sản phẩm Quilting và Bonding là các sản phẩm như: tấm chần bông, tấm dán bông. Qua (bảng 2.5) cho ta thấy tỷ trọng hàng Quilting và Bonding thấp hơn hẳn so với hàng Palding. Nhưng cả hai mặt hàng này trong những năm qua vẫn đạt doanh số tăng trưởng đều đặn. 2.2.4. Tình hình xuất khẩu của Công ty theo phương thức xuất nhập khẩu Hiện nay phương thức xuất khẩu của Công ty nói riêng và của toàn ngành dệt may nói chung vẫn là gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp chỉ chiếm một phần trong kim ngạch xuất khẩu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng nguyên nhân chủ yếu là hàng dệt may của Việt Nam ít có sự thay đổi về mẫu mã, kiểu dáng lạc hậu, trong khi nguyên vật liệu chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường các nước nhập khẩu. Bảng 2.6: Tình hình xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu (Đơn vị: Triệu đồng) Phương thức XK Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 XK TT(%) XK TT(%) XK TT(%) Gia công 30417.25 72.36 42275.47 68.54 53040.39 67.97 XK trực tiếp 11618.75 27.64 19404.53 31.46 24994.61 32.03 Tổng 42036 100 61680 100 78035 100 (Nguồn: Công ty Cổ phần Mirae Fiber ) Tình hình xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu của Công ty như sau: 2.2.4.1. Xuất khẩu trực tiếp Phương thức xuất khẩu trực tiếp hay “mua đứt bán đoạn” là phương thức chiến lược của ngành dệt may trong những thời gian tới đây. Hiện tại do có những khó khăn trong vấn đề về chứng nhận xuât sứ, hiểu biết về thị trường còn hạn chế cùng với việc chưa thiết lập được hệ thống phân phối nên rất ít các doanh nghiệp hoạt động trong ngành may mặc có thể xuất khẩu trực tiếp. Do vậy, doanh thu xuất khẩu theo phương thức này còn chưa cao, chiếm một tỷ trọng không lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Nhìn vào bảng 2.6 có thể thấy, doanh thu xuất khẩu trực tiếp của Công ty năm 2005 là 11618.75 triệu đồng, chiếm 27,64% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2006 là 19404.53 triệu đồng, chiếm 31.46% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2007 là 24994.61 triệu đồng, chiếm 32.03% tổng kim ngạch xuất khẩu. Qua đó ta có thể thấy doanh thu cũng như tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp đang dần tăng qua các năm, điều đó chứng tỏ Công ty đang chú trọng tập trung vào phương thức xuất khẩu này và từng bước đưa xuất khẩu trực tiếp trở thành phương thức xuất khẩu chính trong những năm tới. Ưu điểm của phương thức này là Công ty có thể chủ động trong sản xuất và xuất khẩu. Chi phí về nguyên vật liệu và các phụ phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất sẽ được giảm thiểu tối đa. Với những thị trường lâu năm và những khách hàng quên thuộc, nắm bắt rõ về thông tin thị trường, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty chuyển từ hình thức gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp trong thời gian tới và trước mắt là tập trung nhiều hơn cho xuất khẩu trực tiếp, dần giảm bớt gia công xuất khẩu. Tuy nhiên trong quá trình xuất khẩu trực tiếp thì Công ty cũng khó tránh khỏi những rủi ro bởi vì thị trường may mặc là một thị trường có độ đòi hỏi rất cao của khách hàng về chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Ngoài ra, sản phẩm may mặc của Việt Nam vẫn chưa có tiếng tăm lớn trên thị trường thế giới chính vì thế mà việc đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp từ những mặt hàng do chính Công ty sản xuất cũng gặp phải những khó khăn. 2.2.4.2. Gia công xuất khẩu Gia công xuất khẩu là một tất yếu không chỉ đối với Việt Nam mà còn với rất nhiều các nước Châu Á khác, nó là nguồn đóng góp rất lớn cho kim ngạch xuất khẩu, qua gia công các doanh nghiệp cũng có thể tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng quản lỹ, điều hành của các nước tiên tiến hơn. Kim ngạch gia công xuất khẩu của năm 2005 là 31417.25 triệu đồng, chiếm 72.64% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2006 là 42275.47 triệu đồng, chiếm 68.46% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2007 là 53040.39 triệu đồng, chiếm 67.97% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy doanh thu của gia công xuất khẩu theo các năm tăng nhưng tỷ trọng lại giảm điều này cho thấy Công ty mặt dù vẫn chú trọng vào gia công xuất khẩu nhưng đã có sự quan tâm hơn đến phương thức xuất khẩu khác nhằm đa dạng hóa phương thức xuất khẩu. Trong điều kiện trước mắt, Công ty vẫn phải tập trung nhiều hơn đến gia công xuất khẩu để tận dụng nguồn lao động rẻ, đảm bảo về tính thu nhập ổn định, nhưng về lâu về dài cần nâng cao tỷ trọng của xuất khẩu trực tiếp để có thể độc lập chiếm lĩnh thị trường, tăng doanh thu cho Công ty. 2.2.5. Phân tích các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Công ty - Để thúc đẩy được xuất khẩu thì yếu tố đầu vào là rất quan trọng, nhất là nguồn nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu có ổn định, chất lượng thì mới đảm bảo cho nguồn hàng sản xuất ra. Nhận thấy điều này, ngay khi được thành lập Công ty đã rất chú trọng đến nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất. Do vậy, trong những năm qua Công ty chưa để một đơn hàng nào trễ hạn. - Mở rộng sản xuất bằng cách tăng cường quy mô của Công ty. - Để hoạt động xuất khẩu được diễn ra một cách trơn tru nhằm phục vụ cho việc thúc đẩy xuất khẩu Công ty cũng đã tuyển chọn những nhân viên xuất khẩu có nghiệp vụ vững chắc đã có kinh nghiệm. - Việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty là rất thụ động vì đến đa số các hợp đồng xuất khẩu của Công ty là thông qua Công ty mẹ bên Hàn Quốc. Nhận thấy điểm yếu này Công ty đã và đang đề ra những biện pháp cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu mà trước hết là lợi dụng mối quan hệ của Công ty mẹ từng bước thiết lập quan hệ với các bạn hàng nhằm chủ động hơn trong việc tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm. 2.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua 2.3.1. Những mặt đạt được trong hoạt động xuất khẩu của Công ty - Nguồn khách hàng truyền thống, tin cậy, ổn định - có quan hệ tốt với công ty mẹ tại Hàn Quốc, nên tránh được các rủi ro trong xuất khẩu như thanh toán, … - Một số khách hàng của công ty có trụ sở ở nước ngoài nhưng có văn phòng đại diện tại Việt Nam và các khách hàng này thuê gia công tại các công ty may ở Việt Nam nên chỉ định cho công ty Mirae giao hàng cho họ tại các nhà máy của Việt nam (XNK tại chỗ) nên công ty tiết kiệm được chi phí về giao dịch và đặc biệt là tiết kiệm được một khoản lớn chi phí vận tải vì vận tải biển hàng hóa ra nước ngoài đã được thay thế bằng vận tải đường bộ trong nước. Đây là một lợi thế chính đã mang lại tỷ suất lợi nhuận cao cho công ty. - Loại hình kinh doanh xuất khẩu của công ty là SXXK (sản xuất xuất khẩu) nên sau khi xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài công ty sẽ được hoàn lại toàn bộ tiền thuế nhập khẩu và thuế VAT của một số nguyên liệu đầu vào. - Asean và Hà Quốc mới có hiệp định thương mại tự do, mà Việt nam thuộc Asean nên được hưởng những ưu đãi từ thuế suất XNK áp dụng cho các nước thành viên Asean nên cũng giảm đáng kể các chi phí đầu vào của sản phẩm xuất khẩu (khi có C/O AK). 2.3.2. Những mặt hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của Công ty - Chưa mở rộng được thị trường sang các nước khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ - những khu vực thị trường này đều là những thị trường tiềm năng lớn mà công ty chưa khai thác được. - Xuất khẩu trực tiếp mang lại lợi nhuận rất lớn nhưng xuất khẩu trực tiếp của Công ty lại chiếm một tỷ trọng nhỏ. Đây cũng là một bất lợi của Công ty trong thời gian qua. - Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty hoạt động trong ngành dệt may như hiện nay thì những sản phẩm của Công ty sản xuất ra vẫn còn thiếu tính cạnh tranh, đặc biệt là những yếu tố cạnh tranh phi giá cả như: chất lượng, mẫu mã, nhãn mác… - Trong ngành dệt may thì Công ty vẫn chưa có tên tuổi, uy tín đối với các Công ty chưa nhiều nên cũng là một hạn chế trong việc tìm kiếm các hợp đồng xuất khẩu trên thị trường may mặc. - Việc huy động vốn của Công ty để mở rộng quy mô sản xuất còn đang gặp nhiều khó khăn. - Công tác xuất khẩu còn nhiều khó khăn, nhiều khâu còn gặp nhiều vướng mắc như: nghiệp vụ xuất khẩu FOB… - Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu của Công ty còn gặp phải rất nhiều hạn chế từ phía Nhà nước như: chính sách về thị trường xuất khẩu, chính sách về đầu tư phát triển, chính sách về nguyên liệu, tài chính tín dụng hay là tổ chức quản lý xuất khẩu. Đây là những yếu kém thuộc về phía Nhà nước không chỉ làm hạn chế một số cơ hội phát triển của Công ty mà còn ảnh hưởng tới cả ngày dệt may và một số ngành khác nữa: Khu tập trung nguyên phụ liệu ngành may còn thiếu khiến cho nguồn nguyên liệu để sản xuất không ổn định, đầu tư phát triển ngành may còn chưa thật đúng hướng… 2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế - Khu vực thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ là những thị trường rộng lớn có sức tiêu thụ cao nhưng công ty lại chưa mở rộng được thị trường tiêu thụ tới các khu vực này lý do là vì: Đa số các hợp đồng xuất khẩu của Công ty đều thông qua Công ty mẹ bên Hàn quốc do đó Công ty vẫn chưa chủ động được trong vấn đề tiêu thụ hay mở rộng thị trường. - Vì mới thành lập nên hoạt động xuất khẩu của Công ty chủ yếu là gia công xuất khẩu nên các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu trực tiếp còn chưa được tập trung nhiều. Cũng vì thế mà những sản phẩm do Công ty sản xuất chưa nhiều, chủng loại sản phẩm còn ít, mẫu mã không nhiều. - Vì mới thành lập, có thời gian hoạt động chưa lâu trên thị trường nên uy tín của Công ty chưa cao. - Còn thiếu cán bộ chuyên sâu về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, đặc biệt là nghiệp vụ xuất FOB. - Do Nhà nước đang trong quá trình hoàn thiện bộ máy, hệ thống luật pháp nên chính sách đưa ra khó tránh khỏi những thiếu sót sẽ gây cản trở cho sự phát triển của các Công ty. CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 3.1. Phương hướng đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Định hướng phát triển Trải qua quá trình gần 4 năm hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Mirae Fiber đã dần khẳng định được vị trí của mình trong ngành sản xuất nguyên vật liệu cung ứng cho ngành may mặc xuất khẩu. Từ vị thế là một chi nhánh của Công ty TNHH Mirae Fiber Việt Nam, Công ty đã liên tục tăng trưởng mạnh. Việc chuyển đổi hình thức từ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thành công ty cổ phần là mục tiêu chiến lược của Công ty nhằm đưa Công ty lên tầm cao mới. Trong những năm tới, Công ty luôn đặt ra mục tiêu tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận, tăng dần mức thu nhập của công nhân viên. Kế hoạch đưa cổ phiếu của Công ty lên niêm yết tại thị trường chứng khoán tập trung nhằm tạo ra một cơ chế năng động trong sản xuất, đồng thời huy động được nguồn vốn cổ phần phục vụ cho mục tiêu mở rộng sản xuất và tăng trưởng của Công ty. Bảng 3.1 Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức từ 2008 - 2008 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu thuần 105.300 123.000 125.000 Vốn chủ sở hữu 103.831 115.000 125.000 Lợi nhuận sau thuế 25.999 30.996 38.000 Tỉ lệ lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần (%) 24,69% 25,20% 26,40% Tỉ lệ lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (%) 25,00% 27,00% 30,40% Cổ tức (%) 12% 13% 14% (Nguồn: Công ty Cổ phần Mirae Fiber) Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của Công ty ở trên được lập dựa trên kết quả kinh doanh các năm trước cũng như các dự án đang triển khai thực hiện. Cụ thể: - Căn cứ vào dự báo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế năm 2007, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng mạnh. Điều này là thuận lợi rất lớn đối với nhiều ngành nói chung trong đó có ngành sản xuất nguyên vật liệu may mặc. - Công ty đang thực hiện dự án mở rộng sản xuất, đa dạng hoá các sản phẩm. Sản xuất thêm các sản phẩm tấm đệm giường và vải địa kỹ thuật cho ngành xây dựng. Điều này sẽ làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh trong những năm tới và phù hợp với kế hoạch tăng trưởng của Công ty. - Kế hoạch lợi nhuận của Công ty được xây dựng sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên các điều kiện nội tại của Công ty và các điều kiện khác như: Công suất của hệ thống máy móc thiết bị, sự ổn định giá nguyên vật liệu trong những năm tới và chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam. - Căn cứ trên các hợp đồng kinh tế đã ký kết và các hợp đồng mới trong những năm tới khi dự án mở rộng sản xuất của Công ty đi vào hoạt động chính thức trong năm 2008. Tính đến thời điểm 30/09/2007, Công ty đang thực hiện 15 hợp đồng lớn với các nhà sản xuất hàng may mặc lớn trên thế giới, các hợp đồng này có thời hạn dài và sẽ tiếp tục được kéo dài thêm tới những năm tiếp theo. Ngoài ra Công ty còn đang xúc tiến ký kết thêm một số các hợp đồng và các cam kết cung ứng hàng hoá khác với các đối tác lớn, việc ký kết sẽ được thực hiện trong thời gian sắp tới. Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty Tích cực tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế trong nước phục vụ trong sản xuất để giảm chí phí đầu vào cho sản phẩm. Tăng cường năng lực tài chính cho công ty bằng cách huy động vốn: phát hành cổ phiếu… Mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước EU và Châu Mỹ. Đây là một thị trường tiềm năng với sức mua rất lớn, nếu thâm nhập được vào thị trường này cơ hội để phát triển và thực hiện những mục tiêu tiếp theo của Công ty là rất lớn. Trong thời gian tới Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất bằng việc xúc tiến dự án mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty (xem phụ lục) 3.2. Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty 3.2.1. Giải pháp từ phía Công ty 3.2.1.1. Mở rộng thị trường xuât khẩu Có thể nói khó khăn chủ yếu nhất của các công ty sản xuất và xuất khẩu ngành dệt may hiện nay và cả trong những năm trước mắt là tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Để mở rộng thị trường xuất khẩu cần tiến hành đồng bộ một số biện pháp sau: - Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xúc tiến xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp trong tìm hiểu thị trường. Marketing thị trường đặt biệt quan trọng đối với sản phẩm dệt may do đặc điểm của nhóm hàng này là yêu cầu cao về sự phù hợp với các tiêu chuẩn xã hội, truyền thống văn hóa, xu hướng thời trang… Đã có nhiều doanh nghiệp quan tâm tới vấn đề này nhưng các hoạt động tìm hiểu thị trường vượt quá khả năng tài chính của các doanh nghiệp may. Hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại như tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường, tổ chức giới thiệu sản phẩm qua các hội chợ, triển lãm… cung cấp thông tin về thị trường cũng như các đặc điểm kinh tế xã hội, quy định luật pháp, chính sách thương mại, chế độ ưu đãi thuế quan… cho các doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Trong các hoạt động này, các đại diện thương vụ tại các nước nhập khẩu đóng vai trò quan trọng. Các đại diện thương mại có thể nắm bắt nhanh nhạy các nhu cầu diễn biến thị trường để thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đại diện thương mại chung khó có thể bao quát các vấn đề của từng ngành. Vì vậy, để nâng cao hiểu quả hoạt động của thương vụ, cần có một đại diện của ngành tại thương vụ ở các thị trường xuất khẩu quan trọng nhất: khu vực EU, Nhật Bản và các thị trường có tiềm năng lớn như Bắc Mỹ, Đông Âu… nhằm: + Nắm bắt kịp thời các thay đổi về giá cả, tỷ giá, các thay đổi về quy định pháp luật xu hướng thương mại, thuế quan…của các thị trường nhập khẩu, từ đó định hướng cho thị trường xuất khẩu. + Đánh giá khả năng xuất khẩu của đối thủ cạnh tranh trên thị trường để có đối sách thích hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nghiên cứu, phát hiện các mặt hàng mới có lợi thế cạnh tranh để có chính sách sản phẩm xuất khẩu phù hợp. + Thúc đẩy sản xuất mẫu mốt, các mẫu chào hàng phong phú và sát với thực tế thị trường. + Giới thiệu nguyên phụ liệu, các nguyên phụ liệu ngành may như: chỉ may, tấm bông hóa học. cúc khóa… cân phải được tìm kiếm và giởi thiệu. + Tìm hiểu và tiếp cận với hệ thống phân phối sản phẩm dệt may của từng nước và giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhà nhập khẩu trực tiếp. + Cần quan tâm tới mọi khu vực thị trường với những mức độ khác nhau nhằm thích ứng và khai thác tối đa ưu thế của mỗi thị trường. Nghiên cứu các khu vực thị trường khác nhau với những tiềm năng và đặc điểm của nó về tiêu thụ sản phẩm nhằm tìm ra một mối liên hệ chặt chẽ giữa khả năng sản xuất của mình và đặc điểm tiêu dùng của từng thị trường trên từng khu vực thị trường để có thể thích ứng được với nó cũng như có định hướng trọng tâm với những mức độ khác nhau trong chiến lược thị trường nhằm khai thác tối đa ưu thế của mỗi thị trường là giải pháp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. - Tổ chức tốt công tác tiếp thị. Đây là giải pháp then chốt để khai thác và phát triển thị trường. Cả hai hình thức mua bán nguyên liệu thành phẩm và gia công đòi hỏi các nhà sản xuất và kinh doanh phải am hiểu thị trường. Muốn am hiểu thị trường thì cần thiết phải nghiên cứu thị trường và tổ chức công tác nghiên cứu thị trường để có thể thích ứng với thị trường luôn biến đổi là biện pháp quan trọng để tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào, Chú trọng công tác nghiên cứu phát triển thị trường nhiều khi là yếu tố quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. Để có thể nắm bắt thông tin về thị trường thì không ai khác chính doanh nghiệp cần chủ động công tác nghiên cứu thị trường, coi công tác nghiên cứu thì trường phải trở thành nguyên tắc trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Rõ ràng là khi đưa một loại sản phẩm có sẵn hay triển khai một sản phẩm mới vào một thì trường xuất khẩu nào đó như thị trường EU, Bắc Mỹ… thì điều cốt lõi để đảm bảo sản phẩm có phù hợp và thích ứng với người tiêu dùng của nước nhập khẩu hay không. Do vậy cần phải nắm vững các đặc điểm về nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng sản phẩm của thị trường đó. Để thực hiện tốt công tác nghiên cứu thì trường ngoài sự quan tâm chú trọng thì cần phải có biện pháp tổ chức và kế hoạch triển khai rõ ràng, phải đầu tư thích đáng cho công tác này. Chi phí cho công tác nghiên cứu vầphts triển thị trường phải được xem như là bộ phận không thể thiếu được trong kế hoạch tài chính của Công ty. Thông qua các mối quan hệ với các bạn hàng đang tìm hiểu cũng như đã cộng tác làm ăn với Công ty, đặc biệt là mối quan hệ với công ty mẹ bên Hàn Quốc để tìm hiểu và nắm bắt được kinh nghiệm trong việc nghiên cứu thì trường vì đây là cách hiệu quả nhất để hiểu biết về thị trường một cách sát thực trong khi điều kiện khảo sát thị trường tiếp là rất khó khăn và không phải lúc nào cũng thực hiện được. - Tổ chức tốt các đầu mối tiếp thị. Những yếu kém và hạn chế trong sản xuất và kinh doanh của Công ty là không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thiếu thông tin, thiếu thị trường, bị ép giá… đều bắt nguồn từ những yếu kém trong việc tổ chức các đầu mối tiếp thị của Công ty. Vì vậy tổ chức thật tốt, có hệ thống các đầu mối tiếp thị để các đầu mối này hoạt động có hiệu quả là giải pháp quan trọng đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa Công ty và các cơ quan chức năng. 3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu, từng bước tạo tiền đề chuyển sang xuất khẩu trực tiếp Trong vài năm tới thì gia công xuất khẩu trong ngành dệt may Việt Nam vẫn là chủ yếu, một mặt xuất phát từ xu hướng chuyển dịch sản xuất tất yếu của ngành dệt may thế giới, mặt khác do ngành dệt may Việt Nam chưa đủ nội lực để xuất khẩu trực tiếp. Trong điều kiện hiện nay, khi khâu tiếp thị, cung cấp nguyên liệu, thiết kế và đặc biệt là sự phối hợp các công đoạn này để cho ra đời một sản phẩm có sức cạnh tranh cao của Công ty còn yếu kém thì gia công xuất khẩu vẫn là hình thức cần thiết và hiệu quả để mang lại doanh thu và lợi nhuận. Gia công là bước đi quan trọng để tạo lập uy tín của sản phẩm, thông qua gia công xuất khẩu có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiêm, tiếp thu công nghệ của các nước khác và tích luỹ đổi mới trang thiết bị, tạo cơ sỏ vật chất để chuyển dần sang xuất khẩu trực tiếp. 3.2.1.3. Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm Một trong những ưu thế của Công ty nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung là sản phẩm có chất lượng cao và thời hạn giao hàng đúng hạn. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, khi hạn ngạch và hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, thị phần của mỗi nước xuất khẩu hàng dệtmay phụ thuộc phần lớn vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm. - Cải thiện chất lượng sản phẩm: đối với hàng may mặc, các biện pháp cạnh tranh phi giá cả, trước hết là chất lượng hàng hóa, trong rất nhiều trường hợp trở thành yếu tố quyết định trong cạnh tranh. Chẳng hạn các thị trường xuất khẩu chính của Công ty như Hàn Quốc, EU, Bắc Mỹ… đều là những thị trường khó tính có khả năng thanh toán cao nên yêu tố chất lượng và nhãn mác sản phẩm được chú ý hơn là giá cả. Để nâng cao được tính cạnh tranh của sản phẩm Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: + Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, tạo những bạn hàng cung cấp nguyên liệu ổn định, đúng thời hạn, bảo quả tốt nguyên liệu, tránh tình trạng xuống phẩm cấp. Cần lưu ý rằng nguyên liệu sợi vải là những hàng hóa dễ hút ẩm và dễ hư hỏng. + Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và tài liệu bên đặt hàng cung cấp về mã hàng, quy cách kỹ thuật, nhãn mác, đóng gói bao bì… + Tuân thủ đúng quy trình kiểm tra chất lượng trước khi xuất khẩu. Hiện nay, nhiều khách hàng nhập khẩu đã yêu cầu các doanh ngiệp xuất khẩu Việt Nam thực hiện PSI (Giám định hàng hóa bến đi – Pre Shipment Inspection – SPI). Đây là biện pháp hữu hiệu để đảm bảo chất lượng cũng như các tiêu chuẩn khác của sản phẩm, cho phép khắc phục các thiếu sót của lô hàng này ngay tại nơi cung cấp và giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thông quan tại các cửa đến (chứng thư PSI cho phép hàng nhập khẩu được ưu tiên và “cửa xanh” của hải quan nước nhập khẩu). - Chú trọng việc nghiên cứu và phát triển những sản phẩm có mẫu mã mới: khi tham gia vào thị trường dệt may thế giới bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt. Trong môi trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà sản xuất với nhau này thì sản phẩm ngoài đạt được một chất lượng đạt tiêu chuẩn còn phải có được một giá trị thẩm mỹ để tạo thêm tính cạnh tranh cao cho sản phẩm nữa. Cho nên việc nghiên cứu và phát triển các mẫu mã sản phẩm mới là thiết yếu quan trọng. Để việc nghiên cứu phát triển mẫu mốt thực sự trở thành vũ khí cạnh tranh sắc ben, Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: + Cần chú trọng quan tâm đặc biệt và tổ chức xây dựng hệ thống trung tâm nghiên cứu mẫu mốt có quy mô với một đội ngũ có chất lượng tốt. + Xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như trang bị hệ thống máy móc hiện đại, đồng bộ cho các cơ sở nghiên cứu sáng tạo mẫu một cách có hệ thống, cung cấp kịp thời để đảm bảo cho sự tiếp cận nhanh nhât của người sáng tác với thế giới thời trang, mang lại hiệu quả cao hơn. + Chăm lo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao chuyên làm công tác nghiên cứu mẫu mốt mới. + Để công tác nghiên cứu mẫu mốt có thể triển khai tốt thì Công ty cũng cần phải có kế hoạch tài chính cụ thể cho hoạt động này. - Yêu cầu về giao hàng: Giao hàng đúng hạn là yêu cầu rất quan trọng với sản phẩm dệt may do đặc điểm về thời vụ và phù hợp thời trang là một trong những yêu tố quyết định về tính cạnh tranh của nhóm hàng này. Cần thực hiện một số biện pháp sau: + Chủ động trong việc vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa. + Sắp xếp, tổ chức sản xuất một cách hợp lý các mã hàng, tránh để tình trạng có lúc dây chuyền sản xuất để trống nhưng có lúc thì sản xuất không kịp để giap hàng đúng thời hạn. + Có những cán bộ quan trọng có kinh nghiệm chuyên trách làm thủ tục xuất khẩu, tránh tình trạng hàng sản xuất xong nhưng lại không thể xuất khẩu. - Tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Hiện nay, Công ty vẫn theo đuổi chủ trương đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu để tận dụng các cơ hội của thị trường khi cần thiết. Tuy nhiên, Công ty nên tập trung và những mặt hàng có triển vọng nhất và quyết tâm thực hiện chiến lược này. Hơn nữa, với khả năng tài chính và quy mô sản xuất của Công ty như hiện nay thì việc ôm đồm quá nhiều mặt hàng là vượt quá khả năng. Việc quá sa đà vào nhiều mặt hàng dẫn đến nguồn nhân lực cho từng mặt hàng không đủ mạnh làm cho không mặt hàng nào đem lại hiệu quả cao như mong muốn. Chính vì những lý do này mà việc tập trung vào những mặt hàng có thế mạnh là việc làm cần thiết cho Công ty. Sau khi Công ty đã có thế và lực đủ mạnh thì vệc thực hiện chiến lược đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu cũng chưa muôn. Các mặt hàng Công ty nên tập trung vào đó là: tấm bông, tấm bông chần, bông hạt. Với các mặt hàng đã có thương hiệu và chất lượng này sẽ là những mặt hàng đem lại hiêu quả kinh tế cao. Để thực hiện được chiến lược này, Công ty nên thu thập thông tin về tình hình xuất khẩu của Việt Nam để biết mặt hàng nào là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, mặt hàng nào còn ít được xuất khẩu, mặt hàng nào chưa được xuất khẩu. Đồng thời Công ty cũng cần có thông tin về tình hình thị trường xuất khẩu thế giới như những mặt hàng nào của Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường xuất khẩu thế giới, xuất hiện trên thị trường xuất khẩu nào, khối lượng và khả năng xuất khẩu dự đoán, mặt hàng nào có nhu cầu nhưng ít được xuất khẩu…tình hình cạnh tranh và khả năng tham gia. Qua sự phân tích này, Công ty sẽ phán đoán được tình hình và sự tiến triển của các mặt hàng xuất khẩu, qua đó tìm ra cho mình mặt hàng xuất khẩu phù hợp để lập kế hoạch xuất khẩu và thực hiện kế hoạch này. 3.2.1.4. Không ngừng nâng cao uy tín của Công ty Về nâng cao uy tín của Công ty có thể trực tiếp liên quan đến việc thực hiện một hợp đồng xuất khẩu hoặc cũng có thể tác động gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu của Công ty. Hiện nay, có rất nhiều các hoạt động để nâng cao uy tín cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức nào là rất quan trọng đảm bảo phù hợp với khả năng hiện tại của Công ty. Sau đây là một số biện pháp Công ty nên áp dụng nhằm nâng cao uy tín của mình trong hoạt động xuất khẩu: + Thực hiện tốt và đầy đủ các cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng xuất khẩu. Hiện nay có một vấn đề là Công ty ít quan tâm đến các hiệu ứng sau bán hàng. Vì vậy, nhiều khi Công ty không quan tâm đầy đủ đến việc làm tốt và đầy đủ các cam kết trong hợp đồng. Khách hàng ngoài sự hài lòng khi nhận được hàng hóa đúng chất lượng đúng yêu cầu, khối lượng đúng như thỏa thuận, nếu như các điều kiện khác cũng được thuận lợi thì thì khách hàng sẽ càng hài lòng thêm và qua đó uy tín của Công ty cũng sẽ được tăng theo. + Chuẩn bị hàng hóa đúng chất lượng và khối lượng quy định, giao hàng đúng hạn… + Có kế hoạch thu gom hàng hóa, vận chuyển hàng hóa hợp lý: Công ty nên đề ra kế hoạch về thời gian thu gom và vận chuyển hàng hóa phù hợp. Điều này cần thiết. Điều đó có nghĩa là Công ty phải căn cứ vào thời gian thực hiện hợp đồng đã ký kết với khách hàng. + Công ty nên quan tâm hơn nữa đến bộ mặt của Công ty: hiện nay, các phòng làm việc của Công ty vẫn còn chưa được khang trang và đẹp. Công ty cần có kế hoạch cụ thể để nâng cấp Công ty sao cho khang trang và bắt mắt bởi vì khách hàng đôi khi cũng để ý cả vân đề này trong quá trình quan hệ với Công ty. 3.2.1.5. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả Vốn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi đơn vị sản xuất kinh doanh. Ngoài các biện pháp huy động vốn hiện có. Công ty có thể huy động vốn từ các nguồn sau: - Tiến hành nghiên cứu các dự án liên doanh, liên kết với các bạn hàng nước ngoài khác trong những khoảng thời gian nhất định nhằm thu hút vốn từ bên ngoài vào Công ty. - Việc phát hành cổ phiếu của Công ty cũng là cách huy động vốn có hiệu quả nhất là trong tình hình ngành dệt may Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh như hiện nay. 3.2.1.6. Bồi dưỡng và nâng cao trình độ xuất nhập khẩu Trình độ cán bộ công nhân viên trong Công ty là một trong những nguồn lực cơ bản. Công ty phát triển và có chỗ đứng như hiện nay là nhờ có độ ngũ cán bộ quản lỹ, cán bộ nghiệp vụ tinh thông về nghề nghiệp, nhiệt tình với khả năng trách nhiệm của mình. Để đảm bảo cho Công ty có được đội ngũ cán bộ không bị lạc hậu về trình độ, hàng năm Công ty cần phải cử một số cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn do các giáo sư,tiến sỹ đầu ngành trực tiếp giảng dạy. Ngoài ra, Công ty cũng cần có chính sách khuyến khích lợi ích vật chất, tinh thần để động viên các cán bộ công nhân viên làm công tác xuất nhập khẩu, sử dụng cơ chế khoán có quản lý sẽ khuyến khích được cán bộ công nhân viên tích cực tham gia kinh doanh, tạo sự tương đối công bằng trong thu nhập và thực hiện nhiệm vụ. 3.2.2. Giải pháp từ phía Nhà nước 3.2.2.1. Chính sách về thị trường xuất khẩu Phát triển thị trường xuất khẩu theo phương châm đa danh hóa, đa phương hóa. Bên cạnh việc duy trì và củng cố các thị trường truyền thống như: EU, Bắc Mỹ… cần sớm khôi phục lại các thị trường Đông Âu và các thị trường tiềm năng khác như Trung Đông… Tăng cường vai trò các tổ chức xúc tiến thương mại của Nhà nước, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác Marketing. Bên cạnh việc tìm hiểu và cung cấp các thông tin về thị trường, giá cả, các đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như bản sắc, truyền thống dân tộc của các quốc gia có những chính sách tiếp cận, khai thông và phát triển tới từng thị trường cụ thể, trước hết là những thì trường như đã nêu trên. 3.2.2.2. Chính sách về đầu tư phát triển Quan điểm chung là đầu tư phải được tính toán trên phạm vi toàn ngành, tập trung cho ngành dệt và sản xuất nguyên phụ liệu may mặc, đầu tư chọn lọc mặt hàng có thế mạnh nhằm tạo khả năng liên kết, hợp tác và khai thác tốt hơn năng lực thiết bị. Ngành dệt may cần có vốn đầu tư lớn, cần có những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Đầu tư của Nhà nước tập trung cho các công trình trọng điểm – các xí nghiệp dệt – nhuộm – hoàn tất có quy mô lớn, sản xuất các sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu. Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành may nhằm tự túc nguồn vốn sản xuất kinh doanh và lựa chọn một số xí nghiệp để đưa vào cổ phần hóa. Nghiên cứu quy mô thích hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp. 3.2.2.3. Chính sách về nguyên liệu Có quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu các loại sơ thiên nhiên, nhân tạo cho ngành dệt may và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, tạo nguồn nguyên liệu ổ định cho sự phát triển của ngành Dệt may đồng thời đặt cơ sở cho sự hình thành và phát triển sản xuất sợi hóa học. Kết hợp với ngành hóa chất để có thể cung cấp hóa chất và thuốc nhuộm cho ngành Dệt. Khuyến khích đầu tư cho sản xuất phụ liệu cũng như sản xuất đủ tiêu chuẩn xuất khẩu giảm bớt sự phụ thuộc của ngành may vào nguần nguyên liệu ngoại nhập. Đồng thời xây dựng hệ thống các chính sách khuyến khích sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước. 3.2.2.4. Chính sách về tài chính tín dụng Trước mắt nhà nước cần có chính sách về tài chính và tín dụng nhằm hỗ trợ cho việc đầu tư phát triển ngành dệt, làm cho ngành dệt đứng vững và từng bước đáp ứng yêu cầu của ngành may. Thực tế là hiện nay nhập nguyên liệu ngoại vào may để bán sản phẩm xuất khẩu thì được miễn thuế nhập khẩu song nếu dùng nguyên liệu trong nước thì vô hình chung các doanh nghiệp phải chịu thuế giá trị gia tăng vào vải. Như vậy nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng vải trong nước để thay thế vải nhập ngoại may hàng xuất khẩu. Hơn nữa, khi mua hàng của nước ngoài buộc phải đặt tiền trước và thanh toán hết một lần khi nhận hàng, điều đó buộc các doanh nghiệp may phải chọn phương thức nào có lợi hơn. Do vậy, nhà nước cần có những chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho dệt và may có thể hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, ngành may giúp ngành dệt tiêu thụ vải và ngược lại ngành dệt tạo điều kiện để ngành may sử dụng vải trong nước để may xuất khẩu đạt hiệu quả cao hơn. 3.2.2.5 Chính sách về tổ chức quản lý xuất khẩu Khắc phục những bất cập trong công tác quản lý, xuất nhập khẩu, các chính sách tài chính thuế, vốn, ưu đãi đầu tư… cải cách thủ tục hành chính rườm rà đang gây nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, tạo thế mạnh trong thu hút đầu tư nước ngoài thông qua hệ thống chính sách hợp lý, thông thoáng. Tiếp tục công tác tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp các doanh nghiệp dệt may trên phạm vi cả nước theo phương châm gần vùng công nghiệp dệt với vùng nguyên liệu, công nghiệp may với các trung tâm tiêu thụ và xuất khẩu. Cụ thể là: - Gắn vùng công nghiệp dệt - may với các ngành công nghiệp khác nhằm tận dụng mối quan hệ liên ngành. - Gắn các công trình mới về kéo sợi và dệt vải tổng hợp với khu vực quy hoạch của nhà nước về dầu khí; các công trình chế biến sợi dệt tơ tằm với các vùng nguyên liệu dâu tằm. - Gắn công nghiệp dệt may (là công nghiệp sử dụng nhiều lao động) vào các vùng trung tâm dân cư để vừa tận dụng lao động tại chỗ, vừa tận dụng điều kiện hạ tầng giao thông, dịch vụ văn hoá, thông tin, vận chuyển… - Gắn công nghiệp dệt may quy mô nhỏ, xí nghiệp cổ phần, xí nghiệp tư nhân và các hộ cá thể với vùng làng nghề truyền thống để phát huy mạnh mọi thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển ngành. - Gắn công nghiệp dệt may thành khu liên hoàn nguyên liệu sợi, dệt, nhuậm, may, dịch vụ… giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm nâng cao một bước công nghiệp hoá và có điều kiện thu hút vốn nước ngoài. 3.2.2.6. Chính sách lao động và phát triển nguồn nhân lực Cần có chính sách hỗ trợ và hỗ trợ hơn nữa khuyến khích thu hút các học sinh có khả năng theo học về ngành công nghiệp dêt may, khắc phục tình trạng thiếu kỹ sư dệt may trầm trọng đã xuất hiện và có thể kéo dài trong một vài năm tới. Đầu tư cho các trường dạy nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu sản xuất theo dây truyền hiện đại, nhằm đào tạo một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, thực sự trở thành thế mạnh về nhân lực của ngành dệt may Việt Nam. Ưu tiên đào tạo các chuyên gia về thiết kế mẫu thời trang và Marketing nhằm khắc phục điểm yếu của ngành may xuất khẩu trong khâu thiết kế mẫu mốt và xúc tiến thị trường, từng bước tạo lập cơ sở để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Đồng thời có chính sách hỗ trợ đảm bảo công ăn việc làm, tạo nguần thu nhập ổn định cho người lao động, khắc phục tình trạng thiếu lao động do các kỹ sư công nghệ và công nhân có tay nghề cao bị các doanh nghiệp liên doanh thu hút. KẾT LUẬN Xuất khẩu hàng dệt may được xem như là một động lực quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế với những nước đang phát triển và ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa như nước ta hiện nay. Công ty Cổ phần Mirae Fiber đã có những bước tăng trưởng rất lớn với kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng khoảng 40%. Trong những năm tới Công ty Cổ phần Mirae Fiber đang có những cơ hội cũng như những thách thức lớn trong việc xâm nhập thị trường thế giới cũng như khẳng định tên tuổi, thương hiệu của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên, để đạt được hiểu quả sản xuất cao, Công ty còn phải giải quyết nhiều vấn đề còn tồn tại trong sản xuất và xuất khẩu. Đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của Công ty Cổ phần Mirae Fiber” bằng việc phân tích tình hình và đánh giá hiệu quả xuất khẩu cũng như đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, hy vọng phần nào tháo gỡ được những vướng mắc hiện đang tồn tại trong hoạt động sản xuất của Công ty, nhằm khuyến khích và nâng cao hiệu quả xuất khẩu, đưa Công ty đi lên vị trí xứng đáng của mình. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo thường niên của Công ty Cổ phần Mirae Fiber năm 2005, 2006, 2007 Bản cáo bạch của Công ty Cổ phần Mirae Fiber (Năm 2005 đến 9 tháng đầu năm 2007) Giáo trình kinh doanh quốc tế tập 1 NXB Thống Kê , tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Hường (2001) Giáo trình kinh doanh quốc tế tập 2 NXB Thống Kê , tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Hường (2001) Giáo trình Phân tích kinh doanh, NXB Thống Kê, tác giả Nguyễn Hữu Phúc (2003). Giáo trình quản trị dự án và doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 1-2 NXB Thống Kê (2001) Kỹ thuật ngoại thương, NXB Thống Kê, tác giả TS Đoàn Thị Hồng Vân. Luật kinh doanh nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Website của Công ty Cổ phần Mirae Fiber www.miraefiber.com.vn PHỤ LỤC Giới thiệu về dự án mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty Vai trò của dự án đầu tư: Trong những năm kể từ khi thành lập dưới hình thức Công ty TNHH Mirae Fiber Hưng Yên cho đến nay, tình hình sản xuất kinh doanh Công ty luôn luôn vượt được kế hoạch đề ra năm sau cao hơn năm trước cả về doanh thu và lợi nhuận. Chính vì vậy, để hoàn thành mục tiêu đưa Công ty ngày càng phát triển, đa dạng hoá sản phẩm. Công ty Cổ phần Mirae Fiber đã chủ động mở rộng sản xuất bằng việc thực hiện dự án xây dựng nhà xưởng mới để sản xuất các loại vải địa kỹ thuật và tấm đệm giường. Hiện nay dự án đang trong giai đoạn hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết để bắt đầu đưa vào triển khai. Địa điểm đầu tư: Công ty dự kiến xây dựng khu nhà xưởng này trên khu đất phía sau Công ty (Liêu xá – Yên Mỹ - Hưng Yên) với diện tích dự tính là 5.000 m2. Chủ đầu tư của dự án là Công ty Cổ phần Mirae Fiber. Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Dự kiến sản phẩm sản xuất ra chủ yếu xuất khẩu sang các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông,... chiếm khoảng 80%. Phần còn lại sẽ tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 20%. Công nghệ sản xuất: Công ty sẽ xây dựng hệ thống nhà xưởng hiện đại và đảm bảo tất cả các yêu cầu kỹ thuật đặt ra phù hợp với việc sản xuất và lưu kho hàng hoá và lắp đặt trang thiết bị máy móc trên diện tích 5000 m2 đất của dự án. Công ty sẽ đầu tư máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ hiện đại nhất để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao với công suất dự tính của như sau: - Tấm đệm: 6.000 tấm/năm - Vải địa kỹ thuật: 2.000.000 yard/năm Hiệu quả đầu tư: Theo tính toán của Công ty căn cứ trên các yếu tố: Thị trường tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, uy tín, thương hiệu… Dự kiến khi dự án đi vào hoạt động sẽ đóng góp thêm vào doanh thu hàng năm cho Công ty khoảng từ 700.000 đến 1.000.000 USD. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có đạt khoảng 15-20%/năm. Vốn đầu tư của dự án dự kiến huy động từ các nguồn sau: Tổng vốn đầu tư của dự án mở rộng sản xuất thêm các sản phẩm vải địa kỹ thuật và tấm đệm giường khoảng: 3.000.000 USD (khoảng gần 49 tỷ đồng) bao gồm xây dựng nhà xưởng và mua sắm dây chuyền công nghệ mới. - Vốn tự có của Công ty: 80% - Vốn vay Ngân hàng: 20% Tiến độ thực hiện của dự án: Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào giữa năm 2008. Đặc điểm của ngành sản xuất bông nguyên liệu chủ yếu phụ thuộc vào máy móc thiết bị. Công ty dự kiến sẽ nhập khẩu hoàn toàn máy móc thiết bị từ Hàn Quốc. Do vậy khi việc xây dựng nhà xưởng hoàn thành, việc lắp đặt máy móc thiết bị cũng sẽ hoàn thành nhanh chóng để dự án sớm đi vào hoạt động. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26429.doc
Tài liệu liên quan