Điều này có nghĩa là Artexport cần có sự chuẩn bị về vốn cho các mục tiêu, chiến lược xuất khẩu của mình. Mặt khác, dự định đầu tư cho sản xuất sẽ cần một lượng vốn lớn và lâu dài vì sẽ phải đầu tư nhiều hơn cho các khâu phục vụ sản xuất như xây dựng cơ sở hạ tầng, kho bãi, vận chuyển, mua sắm máy móc thiết bị,.
Để có thể mở rộng được thị trường công ty cũng phải đòi hỏi một lượng vốn lớn đặc biệt là những chi phí ban đầu.
Vì thế Artexport phải chuẩn bị tốt về vốn cho chiến lược kinh doanh của mình. Năm 2005 Artexport đã chuyển đổi sang hình thức cổ phần hoá công ty, và đây là một tín hiệu tốt cho nguồn vốn của Artexport vì sẽ huy động được nguồn vốn nhiều hơn. Có được nguồn vốn tốt, công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc đầu tư, khôi phục lại nhiều làng nghề truyền thống. Điều đó cũng có nghĩa là công ty sẽ có được nhiều mặt hàng phong phú hơn, có tính cạnh tranh trong xuất khẩu hơn, xuất khẩu được nhiều hàng hơn nữa
Artexport nên đầu tư trước tiên vào việc nâng cấp nhà xưởng, các kho bãi hiện có (Bát Tràng, Thanh Lân.) thêm vào đó là đầu tư vào các cơ sở, cấp vốn làm ăn cho cơ sở để tạo niềm tin, việc đầu tư vào thuê chuyên gia đặc biệt là Việt kiều, các chuyên gia có kinh nghiệm trong thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ, thay đổi kiểu dáng sản phẩm cũng.
Việc liên doanh, liên kết với các cơ sở cũng nên được chú trọng, khi các cơ sở có kĩ thuật, có mặt bằng thì ta có thể liên kết giúp đỡ họ về vốn, trang thiết bị qua đó tạo ra được niềm tin và có được nguồn cung ứng ổn định.
Đầu tư cho các xưởng hoàn thiện sản phẩm, ở các xưởng này, Artexport có thể quản lý được khối lượng, chất lượng hàng hoá cho xuất khẩu, xưởng có thể thu mua nguyên liệu ở ngoài rồi về tiến hành sản xuất, hoàn thiện sản phẩm.
Hiện nay do đã chuyển sang cổ phần hoá nên việc huy động vốn cho công ty có thể thực hiện bằng nhiều cách như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hoặc vay vốn của ngân hàng, tổ chức tài chính . để tạo ra nguồn cho hoạt động đầu tư.
63 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghệ vào thị trường này. Quan hệ làm ăn với các nước trong khu vực có điều kiện thuận lợi về địa lí, giao thông vận tải. Ở khu vực này, Artexport có các bạn hàng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, HongKong, Đài Loan, Singapore,…Nhật Bản. Trong đó Nhật Bản là nước nhập khẩu thường xuyên và ổn định của công ty.
Ngoài ra còn có hai thị trường rộng lớn nữa là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 2122 ngàn USD chiếm 43,7% kim ngạch của khu vực năm 2005, năm 2006 chiếm 19,3% và năm 2007 chiếm 1,2%. Sở dĩ tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc giảm vì Trung Quốc đang là nước cạnh tranh rất mạnh với Việt Nam về hàng thủ công mỹ nghệ. Đối tác Hoa Kỳ sẽ là nước nhập khẩu hàng của Việt Nam lớn trong đó có hàng thủ công mỹ nghệ.
2.3.3. Khu vực Đông Âu và các nước xã hội chủ nghĩa cũ
Đây là thị trường truyền thống của Artexport. Trước đây được kí kết theo nghị định thư vì thế kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này gần như đảm bảo. Kể từ năm 1992, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn, hoạt động xuất nhập khẩu giữa công ty và thị trường này giảm sút nghiêm trọng, chủ yếu là xuất khẩu để trả nợ vay trong những năm trước đây. Thị trường với số lượng dân gần 200 triệu người là thị trường có sức tiêu thụ khá lớn, không đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh chặt chẽ như Tây Âu và các thị trường khác. Kim ngạch xuất khẩu sang Đông Âu rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Artexport và luôn chiếm tỷ trọng dưới 6%. Thị phần thủ công mỹ nghệ bị mất đi của công ty cũng như của Việt Nam là do Trung Quốc đã thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này với mẫu mã và giá cả cạnh tranh hơn so với Việt Nam tại các thị trường như Hunggary và Nga.
Các công ty Việt Nam và Artexport chưa bám sát được những thay đổi thị hiếu tiêu dùng trên thị trường, chưa có được những mẫu mã mới và những mặt hàng có chất lượng chính vì thế mà mất đi mảng thị trường lớn này. Đây là thị trường có nhu cầu tiêu thụ những mặt hàng truyền thống và mặt hàng mới. Công ty cần phải quan tâm chú ý và có những thay đổi phù hợp với thị trưòng, khai thác được thị trường đúng với quy mô tiềm năng của nó.
2.3.4. Các khu vực thị trường khác
Là tập hợp các thị trường nhỏ, phân tán, nhập hàng của Artexport không thường xuyên và có giá trị xuất khẩu thấp. Công ty đã mở rộng quan hệ làm ăn với một số thị trường như Ixaren, Palextin, Thổ Nhĩ Kỳ …
Vì công ty hầu hết chú trọng vào thị trường chính nên giá trị xuất khẩu vào các thị trường nhỏ này chưa cao. Do đó cần phải quan tâm chú trọng vào những thị trường này để có thể tăng thêm được lượng hàng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, khai thác được lợi thế theo qui mô.
Đặc biệt, thị trường Bắc Mỹ và Đông Á là thị trường đầy triển vọng mà công ty chưa khai thác được tiềm năng. Việc khai thác thị trường này sẽ làm tăng giá trị xuất khẩu, mở rộng được thị trường.
2.3.5. Hoạt động nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu của Artexport được coi là một trong số những lĩnh vực chính bên cạnh lĩnh vực xuất khẩu của Công ty. Hiện tại, công ty đang thực hiện nhập khẩu hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau : trực tiếp, ủy thác các mặt hàng thiết yêu theo định hướng chung của nhà nước và nhu cầu thị trường với doanh số nhập khẩu hàng năm lên tới gần 25 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu tập trung vào ba nhóm chính :
Máy móc thiết bị : máy xúc, máy lu, máy ủi, ôtô đã qua sử dụng các loại, thiết bị điện, máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế, thiết bị y tế.
Hàng tiêu dùng : hàng nông sản, hàng tiêu dùng nói chung
Nguyên vật liệu : sắt thép, nguyên liệu thêu dệt , tấm xơ gỗ ép , hóa chất, vật liệu xây dựng, giấy, nguyên vật liệu sản xuất nhựa, nguyên vật liệu sản xuất hàng dệt may .
2.3.6.Kinh doanh bất động sản
Theo khảo sát của các công ty tư vấn bất động sản tại Hà Nội thì nhu cầu sử dụng và điều tiết các văn phòng cho thuê đang tăng lên nhanh chóng trong khi diện tích các tòa nhà cho thuê tăng không đáng kể. Có thể nói, hiệu suất sử dụng của các tòa nhà văn phòng trung tâm luôn ở mức 97 -100% , phát huy gần như tối đa khả năng sử dụng.
Trong điều kiện chung của thị trường, Artexport có lợi thế hơn so với nhiều công ty khác về mặt địa lý khi Công ty có tới 4 khu nhà nằm ở vị trí trung tâm thành phố :
Toà nhà Artexport Building : 31 – 33 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Toà nhà CFM : 23 Láng Hạ, quận Ba Đình , Hà Nội
Toà nhà Artexport House : 2A Phạm Sư Mạnh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Nhà số 37 Hàng Khay, quận Hoàn Kiếm , Hà Nội
3.Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản
3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản
Artexport là công ty xuất nhập khẩu tổng hợp, hoạt động trên cả ba lĩnh vực: sản xuất- dịch vụ- kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của công ty. Bên cạnh những mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu như: gạo, cà phê, may mặc thì thủ công mỹ nghệ có giá trị kim ngạch xuất khẩu khá khiêm tốn song là nguồn đem lại thực thu ngoại tệ lớn cho công ty. Hiện nay, Artexport xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang rất nhiều thị trường như: Mỹ, Châu Âu, Nhật, …trong đó thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn nhất về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty là thị trường Nhật Bản
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản (2003-2007)
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Trị giá
%
Trị giá
%
Trị giá
%
Trị giá
%
Trị giá
%
Tổng KN xuất khẩu
8,17592
100
10,6781
100
10,0451
100
11,5326
100
12,0731
100
XK vào Nhật Bản
0,91388
11,2
1,31403
12,3
1,51078
15
1,60254
13,9
1,69275
14
(Số liệu tổng hợp từ báo cáo kế toán hàng năm )
Nhìn vào bảng số liệu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Artexport vào thị trường Nhật Bản, ta thấy Nhật Bản là một thị trường quan trọng trong xuất khẩu của Artexport, luôn chiêm tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu (từ 11,2 đến 15% hàng năm). Tuy nhiên tỷ trọng này vẫn còn là con số khiêm tốn so với tổng kim ngạch của công ty vì vậy Artexport luôn chú trọng vào các hoạt động xúc tiến, tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu và duy trì xuất khẩu vào Nhật Bản.
3.2. Cơ cấu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Bảng 4: Cơ cấu mặt hàng xuất vào Nhật Bản 2003 – 2007
Đơn vị: 1000 USD
Cơ cấu mặt hàng XK sang Nhật Bản
Mây tre, cói
%
Sơn mài, mỹ nghệ
%
Gốm
%
Thêu, dệt may
%
Khác
%
Tổng
Năm 2003
300.434
32,8
59.855
6,5
202.916
22,2
337.806
36,9
12.877
1,6
913.888
Năm 2004
421.746
32,1
60.739
4,6
1 16.099
8,8
516.690
39,3
198.761
15,2
1314.035
Năm 2005
433.734
28,7
105.494
6,9
183.876
12,1
684.407
45,3
103.269
7
1510.78
Năm 2006
496.389
31
124.821
7,9
153.314
9,56
738.922
46,1
89.094
5,44
1602.54
Năm 2007
482.554
28,5
121.437
7,2
176.971
10,4
745.151
44
166.637
9,9
1692.75
(Nguồn: Báo cáo Xuất khẩu hàng năm của Artexport)
Qua hai biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản và cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường đó ta thấy: tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Artexport tăng lên qua các năm, trong đó tăng mạnh nhất là năm 2004, tăng 0,4 triệu USD tương đương với 43,8% so với năm 2003. Năm 2005 tăng 196.745 nghìn USD, tương đương tăng 14,97% so với năm 2004. Sang năm 2006 và 2007, có sự giảm sút về tốc độ phát triển, cả hai năm này tăng đều so với năm trước. Năm 2006 tăng 91,76 nghìn USD, tương đuơng tăng 6,07% so với 2005, năm 2007 tăng 90,21 nghìn USD, tương đương 5,63% so với năm 2006.
Về cơ cấu mặt hàng thì hàng mây tre đan, cói và hàng thêu, dệt may luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm. Hàng mây tre, cói chiếm tỷ trọng từ 28,5% đến 32,8% đứng thứ hai sau mặt hàng thêu, dệt may. Năm 2003 và 2004, mặt hàng này chiếm tỷ trọng hơn 32 %, từ năm 2005 tới 2007 có sự giảm sút đôi chút nhưng vẫn giữ vị trí thứ hai và chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu các măt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản. Điều này chứng tỏ hàng mây tre đan rất được người Nhật ưa thích. Với mặt hàng thêu thì đây là mặt hàng luôn giữ vị trí đứng đầu trong cơ cấu tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, chiếm tỷ trọng từ 36,9% cho tới 46,1%. Sự thay đổi tỷ trọng không đáng kể, ba năm 2005, 2006 và 2007 giữ bình ổn trên 44% cho thấy mặt hàng này là một thế mạnh của Artexport rất cần duy trì và phát huy cả về số lượng xuất khẩu và chất lượng.
Các mặt hàng như sơn mài, mỹ nghệ và gốm thì sự tăng giảm hàng năm không ổn định, phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu của khách hàng và sự cải tiến mẫu mã chào hàng nên sức tiêu thụ của các mặt hàng này vẫn bấp bênh và ở dạng tiềm năng.Năm 2003, các sản phẩm gốm thể hiện là một mặt hàng được ưa chuộng với tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này là 22,2% thì từ năm 2004 trở lại đây, tỷ trọng giảm đi rõ rệt xuống còn một nửa và dưới một nửa, cụ thể là : năm 2004 hàng gốm chiếm tỷ trọng 8,8%. Sang năm 2005 tỷ trọng có tăng lên nhưng cũng chỉ ở mức 12,1%. Năm 2006 và 2007 tỷ trọng vẫn giữ ở mức thấp là 9,56% và 10,4%. Còn với mặt hàng sơn mài, mỹ nghệ và các mặt hàng khác chỉ chiếm tỷ trọng dưới 10%. Điều đó đòi hỏi cần phải chú trọng hơn trong công tác xúc tiến và cải tiến mẫu mã sản phẩm ở thời gian tới. Bên cạnh đó duy trì các mặt hàng truyền thống là mây tre đan và dệt may.
3.3. Hình thức xuất khẩu của Artexport
Artexport xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo hai hình thức chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác, ngoài ra còn có một số hình thức xuất khẩu khác.
Xuất khẩu trực tiếp thì mang lại giá trị và lợi nhuận cao cho công ty. Còn xuất khẩu uỷ thác và một số hình thức xuất khẩu khác thì lợi nhuận trong kinh doanh đều phải chia sẻ cho trung gian.
Để có thể thực hiện được việc xuất khẩu trực tiếp, Artexport phải tự nghiên cứu thị trường trong nước cũng như ngoài nước, đồng thời phải tìm các đối tác và bạn hàng, tìm hiểu các luật pháp và thông lệ quốc tế, nghiên cứu các vấn đề đầu vào và đầu ra …Với xuất khẩu trực tiếp thì công ty có thể chủ động được trong kinh doanh, tạo được uy tín đối với thị trường nước ngoài. Nhưng hình thức này đòi hỏi công ty phải có số lượng vốn lớn và chịu rủi ro cao hơn trong kinh doanh, cán bộ và công nhân viên cần phải có trình độ.
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu từ năm 2004 – 2007
(Đơn vị: 1000 USD)
Stt
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
1
Tổng KN xuất khẩu
10.678
10.045
11.5326
12.0731
2
KN xuất khẩu uỷ thác
3.044
1.402
2.3556
1.9472
3
KN xuất khẩu trực tiếp
7.634
8.642
9.177
10.1259
4
Tỷ trọng (2)/(1) %
28,5
13,9
20,42
16,13
5
Tỷ trọng (3)/(1) %
71,5
86,1
79,58
83,87
(Nguồn :Tổng hợp báo cáo xuất khẩu hàng năm phòng tài chính kế hoạch)
Từ kết quả trên đây ta thấy, tỷ trọng giữa xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp giữa các năm thay đổi không đồng đều, lúc tăng lúc giảm. Xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao hơn so với xuất khẩu gián tiếp, và nó chiếm khoảng 3/4 tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu trực tiếp là 7.634 nghìn USD, chiếm tỷ trọng 71,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Sang năm 2005, tỷ trọng hình thức xuất khẩu này tăng lên 8.642 nghìn USD, chiếm tỷ trọng 86,1%; tăng 14,5% so với năm 2004. Nhưng đến năm 2006 thì lại giảm đi với kim ngạch đạt 9.177 nghìn USD nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 79,58%, giảm 6,52% so với năm 2005. Song sang năm 2007, tỷ trọng lại tăng lên 4,29% so với năm 2006, đạt 10.1259 nghìn USD tương đương với tỷ trọng 83,87%.
4. Đánh giá thực trạng xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport vào thị trường Nhật Bản
4.1. Điểm mạnh
a ) Xây dựng được thương hiệu và uy tín với khách hàng
Artexport đã xây dựng được thương hiệu và uy tín tốt của mình trên thị trường Nhật Bản. Hoạt động xuất khẩu vào thị trường Nhật đã được tiến hành khá tốt, kim ngạch xuất vào Nhật luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch (từ 11,2%-15% hàng năm). Công ty có rất nhiều đối tác kinh doanh Nhật Bản để có thể làm ăn lâu dài. Và việc giao dịch với khách hàng nhiều khi không cần giao dịch trực tiếp mà vẫn có thể đạt được sự thông hiểu lẫn nhau giữa hai bên do họ đã tạo được uy tín lớn trong việc kinh doanh xuất khẩu trên thị trường Nhật Bản.
So với các công ty khác, Artexport có một lịch sử lâu đời và một chặng đường dài hoạt động, do đó rất có kinh nghiệm trong kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Các mối quan hệ làm ăn trên thị trường, đặc biệt là với Nhật Bản, Artexport trở thành một bạn hàng quen thuộc, có uy tín, nên việc giao thương sẽ trở nên dễ dàng hơn.
b ) Đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm
Với quá trình hơn 40 xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ của Artexport đã được rèn luyện thêm nhiều kinh nghiệm và ngày càng phản ứng nhanh nhạy với thị trường đặc biệt là thị trường Nhật Bản vốn rất được chú trọng. Các kỹ năng giao dịch, nghiệp vụ, ngoại ngữ không ngừng được trau dồi, học hỏi và phát huy.
c ) Nguồn hàng ổn định
Công ty đã tạo được một hệ thống nguồn hàng ổn định, đa dạng, phong phú từ khắp các vùng trong nước. Hiện các cơ sở của Artexport trải dài từ Bắc vào Nam với những mặt hàng đặc trưng của từng vùng như: guốc, thêu ở Hà Tây, bèo Hưng Yên, khăn mặt bông Thái Bình, tôn Nam Định, cói Ninh Bình.... điều này đã góp phần tạo niềm tin và uy tín của Artexport với các làng nghề.
d )Nguồn vốn không ngừng được tăng lên
Bên cạnh nguồn vốn góp điều lệ (32 tỷ đồng – đến 02/08/2007 tăng vốn điều lệ lên 55 tỷ đồng),hàng năm Artexport thu được nguồn lợi nhuận lớn nhờ hoạt động kinh doanh có hiệu quả và huy động được thêm từ nhiều nguồn khác trong kinh doanh như cổ phiếu, trái phiếu... cộng với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại (Toà nhà Artexport Building 31 – 33 Ngô Quyền, toà nhà CFM 23 Láng Hạ, toà nhà Artexport House 2A Phạm Sư Mạnh, Hà Nội, xưởng gốm Bát Tràng, gỗ Đông Mỹ, Showroom Thanh Lân....) tạo nên một nền tảng vững chắc trong các hoạt động của công ty.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Artexport luôn đạt được kết quả cao, giải quyết được công ăn việc làm cho hơn 30 vạn người dân, mức thu nhập của cán bộ công nhân viên trung bình hiện nay là 2,7 triệu đồng. So với mức thu nhập chung với các ngành nghề và công ty khác như vậy là cao và ổn định. Điều đó tạo nên niềm tin tưởng trong hoạt động xuất khẩu của Artexport đối với cán bộ công nhân viên đang hoạt động trong công ty, tạo động lực làm việc hăng say hơn. Đồng thời thu hút thêm các nguồn lao động từ ngoài vào.
4.2. Điểm yếu
Bên cạnh những điểm mạnh, hoạt động xuất khẩu của Artexport vào thị trường Nhật Bản vẫn tồn tại một số điểm yếu như:
a )Kim ngạch xuất khẩu chưa được ổn định
Trong những năm qua mặc dù xuất khẩu vào Nhật Bản luôn chiếm tỷ trọng khá cao (11,2 -15%) nhưng kim ngạch xuất vào Nhật tăng giảm khá thất thường. Từ 2003-2005 có xu hướng tăng nhưng tới năm 2006 lại có xu hướng giảm đi. Cơ cấu hàng xuất khẩu vào Nhật cũng có nhiều sự tăng giảm thất thường, đặc biệt là với các mặt hàng sơn mài, mỹ nghệ và gốm. Điều này có thể do hoạt động nghiên cứu thị trường Nhật chưa được sâu để có một kế hoạch kinh doanh cho dài lâu với các đối tác Nhật. Và điều đó cũng dễ gây ảnh hưởng tới đánh giá của khách hàng Nhật Bản vào sự ổn định của công ty, gây mất lòng tin.
b )Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự chênh lệch về tỷ trọng
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Nhật có sự chênh lệch giữa các nhóm mặt hàng. Cụ thể là mặt hàng mây tre, cói và thêu chiếm tỷ trọng lớn (trên 30%), trong khi các mặt hàng như gốm, sơn mài, mỹ nghệ và các mặt hàng khác thì chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ dưới 10%.
c ) Đầu tư và xúc tiến thương mại
Một trong những nguyên nhân làm giảm cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và của Artexport nói riêng là việc đầu tư quá ít cho nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị trường khó tính như Nhật Bản.
Hoạt động xúc tiến thương mại của Artexport chưa được chú trọng đúng mức, mặc dù ra đời cách đây hơn 10 năm nhưng website của Artexport vẫn chưa được hoàn thiện . Cách quảng bá hình ảnh của Artexport tại Nhật vẫn chưa thực sự tốt mà chủ yếu dựa vào uy tín trong làm hàng mà tạo ra.
d ) Sản phẩm còn thiếu sự đa dạng và độc đáo
Sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản chưa thực sự có được sự đột phá đáng kể về kiểu dáng, màu sắc, mẫu mã, vẫn mang tính dập khuôn trong kiểu dáng. Trong khi hàng thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc và Thái Lan là đối thủ chính của Việt Nam lại không ngừng đổi mới, cách tân các sản phẩm của họ thì hàng Việt Nam rất ít có được sự đổi mới này. Trong con mắt người Nhật thì thường hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung và của Artexport nói riêng chỉ được tiêu thụ mạnh trong mùa hè vì hàng của ta mang màu sắc của thiên nhiên, các màu chủ đạo là chủ yếu, ít có sự phá cách trong gam màu và thiết kế.
Ngoài ra công ty vẫn tập trung vào bốn nhóm mặt hàng truyền thống là :gốm sứ, sơn mài, mây tre, thêu. Chưa trải có sự đa dạng hoá các mặt hàng khác, hay có bước đột phá trong sản phẩm mới như: tôn, đá, đất,... để tạo thêm các cơ hội khác trong kinh doanh.
e )Cơ sở sản xuất nằm rải rác và hoạt động sản xuất còn phụ thuộc, bị động
Do hoạt động của Artexport mang tính chất thương mại là chính nên hoạt động sản xuất của công ty chưa được chú trọng đúng mức, dễ bị bị động, phụ thuộc vào cơ sở sản xuất, phụ thuộc vào khách hàng nên thường bỏ qua các cơ hội kinh doanh rất đáng tiếc. Thêm vào đó các cơ sở của Artexport thường nằm rải rác và mang tính chất nhỏ lẻ nên khó có thể đáp ứng được các đơn hàng, hợp đồng lớn. Khi có được các hợp động lớn,công ty phải huy động ở nhiều cơ sở khác nhau tại các vùng khác nhau nên rất có thể gây ra sự chênh lệch về chất lượng hàng hóa trong khi khách hàng Nhật Bản là những khách hàng khó tính, thường yêu cầu chất lượng phải đồng bộ và thời gian giao hàng phải đúng hạn. Thực tế đã có nhiều lô hàng của công ty bị trả lại hoặc bị phạt vi phạm thời hạn giao hàng.
4.3. Cơ hội
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực trọng điểm của Việt Nam nói chung và của Artexport trong những năm tới đây vì theo các nhà kinh tế thế giới cho rằng đây sẽ là thị trường năng động và phát triển mạnh mẽ nhất thế giới trong thế kỉ 21.
Thị trường với diện tích rộng, dân số đông đặc biệt là khu vực ASEAN. Trong những năm tới, hàng thủ công mỹ nghệ sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường này vì các nước trong khu vực đang phát triển nghề truyền thống. Từ trước tới nay, Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu chủ lực của mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chiếm tỷ trọng từ 10-29% và đến nay ổn định ở mức 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cả nước. Tuy nhiên, con số trên chưa xứng với tiềm năng sẵn có và chưa đáp ứng hết nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản. Hàng thủ công mỹ nghệ trở nên có rất nhiều tiềm năng và ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường thế giới.
Ngày 10/05/2007, Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ra đời với mục đích hợp tác, hỗ trợ, bảo vệ và thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu, xúc tiến thương mại, nghiên cứu phát triển sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ. Từ nay đến năm 2010, Hội sẽ tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực và mở rộng thị trường cho các công ty hội viên trên cơ sở các thị trường mục tiêu đã được định hướng rõ ràng. Ngoài ra, Hiệp hội sẽ phối hợp cùng với các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý nhà nước cũng như các tổ chức quốc tế để tạo môi trường tốt nhất cho các công ty thành viên từ việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, quản lý đến công tác xúc tiến thương mại. Theo ý kiến đánh giá của nhiều công ty, sự ra đời của Hội vào thời điểm này là rất thiết thực và kỳ vọng hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ trong thời gian tới sẽ được đẩy mạnh.Hiện nay, hàng thủ công mỹ nghệ là một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực và theo định hướng của Chính phủ, đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 1,5 tỉ USD, mức tăng trưởng trung bình mỗi năm trên 20%/năm. Như vậy, không chỉ có sự nỗ lực của Artexport trong hoạt động xuất khẩu của mình, mà còn có cố gắng, sự thúc đẩy của toàn ngành và chiến lược xuất khẩu của quốc gia.
Việt Nam trở thành thành viên của WTO tạo cơ hội cho các công ty nói chung và Artexport nói riêng có cơ hội mở rộng thị trường, được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan và đối xử công bằng hơn.
4.4. Nguy cơ
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty sẽ gặp rắc rối về mặt pháp lý và sở hữu trí tuệ nếu cứ sao chép rập khuôn kiểu dáng của các công ty nhau hoặc của Trung Quốc. Còn nếu chỉ làm theo mẫu mã của các nhà nhập khẩu nước ngoài thì ta sẽ bị thụ động, ỷ lại và trông chờ, và điều này chỉ mang lại những giá trị gia tăng nhỏ nhoi công ty, vì thiếu tính chủ động trong huy động các nguồn lực sản xuất.
Điều đáng lo ngại là khả năng cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung và của Artexport nói riêng nhất là khi không chỉ có những mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản mà còn nhiều nước khác như: Indonesia, Singapore, Trung Quốc và ngay cả hàng thủ công mỹ nghệ của các nước châu Âu như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, cũng đang “đổ bộ” vào Nhật Bản.
Ngoài sự cạnh tranh với các công ty nước ngoài cùng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, công ty còn phải đối mặt với những công ty cùng ngành trong nước. Các công ty vừa và nhỏ liên tục ra đời, và sự lớn mạnh của các công ty khác, họ liên tục cải tiến về công nghệ, vốn đầu tư, chất lượng cũng như giá cả sản phẩm.
Người Nhật Bản quan tâm nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường, vì thế, những sản phẩm nhập khẩu phải đảm bảo được yêu cầu về môi trường của Nhật Bản.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1. Định hướng và mục tiêu kinh doanh, kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport
Định hướng luôn có ý nghĩa rất quan trọng cho hoạt động kinh doanh của một công ty. Để đạt được mục tiêu, Artexport phải đầu tư một mức độ nhất định nào đó và cần có những biện pháp và phương hướng giải quyết phù hợp.
1.1. Định hướng về thị trường
Việc đưa ra những định hướng mục tiêu trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn là vấn đề thực sự cần thiết với hoạt động xuất nhập khẩu của Artexport. Công tác thị trường luôn được công ty quan tâm và đặt lên hàng đầu trong các định hướng phát triển. Điều đó có tính chất quyết định tới sự thành công của công ty trong thời gian tới
Mục tiêu của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport là duy trì, củng cố đối tác cũ, đẩy mạnh khai thác thị trường hiện tại và không ngừng nỗ lực thu hút thêm khách hàng mới.
Nhật Bản là thị trường lâu năm của Artexport, Nhật luôn là nước nhập khẩu số lượng hàng hoá nhiều từ Việt Nam. Chính phủ của hai nước Việt Nam và Nhật Bản tạo điều kiện rất thuận lợi cho các công ty muốn đưa hàng hóa vào Nhật Bản. Vì vậy, cần phải tận dụng điều kiện thuận lợi này.Công ty đã và đang nỗ lực thực hiện các hoạt động như chỉ thị cho các phòng cử người làm đại diện ở nước ngoài, khuyến khích các biện pháp xuất khẩu, liên kết để xuất khẩu, phát triển hình thức gửi hàng. Tích cực mở các phòng trưng bày ở nước ngoài để giới thiệu sản phẩm, tham gia, xây dựng các gian hàng ở hội chợ triển lãm.
Ngoài thị trường Nhật Bản, công ty cũng quan tâm tới việc phát triển, mở rộng thị trường truyền thống như EU, Châu Á- Thái Bình Dương. Còn với những thị trường mới như Bắc Mỹ, Trung Đông và Châu Phi, nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ ở đây tuy cao nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty vào các thị trường này vẫn còn thấp
1.2.Định hướng về kim ngạch xuất khẩu
Artexport luôn đặt ra cho mình mục tiêu kế hoạch trong dài hạn cụ thể như kế hoạch xuất khẩu của Artexport từ 2005 đến 2010 như sau :
Biểu đồ 2 : Kế hoạch Xuất khẩu hàng TCMN của Artexport từ 2005-2010 ( đơn vị 100 USD)
Nhìn vào hình trên cũng có thể thấy rằng kim ngạch được đặt ra mỗi năm đều tăng cao hơn. Những năm tiếp theo tăng hơn 10% đến 30% so với năm trước đó. Để có thể thực hiện được kim ngạch xuất khẩu cao như thế công ty cần phải tăng xuất khẩu trực tiếp và giảm dần việc xuất khẩu gián tiếp như xuất khẩu uỷ thác.
Riêng với thị trường Nhật Bản, công ty phấn đấu tới năm 2010 tăng kim ngạch xuất khẩu lên 20% so với tổng kim ngạch xuất khẩu.
1.3. Định hướng về sản phẩm
Mẫu mã sản phẩm là phần cốt yếu để thỏa mãn nhu cầu khách hàng vì vậy để đáp ứng tốt những nhu cầu này thì mẫu mã sản phẩm của cần phải đa dạng, phong phú về kiểu dáng, chất liệu và màu sắc để có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các công ty khác trong nước và nước ngoài cùng thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Màu sắc sản phẩm sẽ có sự phá cách hơn, không đơn điệu với những màu sẵn có trong thiên nhiên. Các sản phẩm phải phù hợp với yếu tố văn hóa Nhật Bản, phát triển sản phẩm đã được bạn hàng ưa chuộng và làm phong phú hơn nữa. Và đặc biệt lưu ý tới việc bảo vệ môi trường.
1.4. Định hướng về nguồn nhân lực
Hàng năm công ty thường xuyên tổ chức thi tuyển để tuyển chọn ra những cán bộ có kĩ năng nghiệp vụ ngoại thương, năng động, tháo vát cùng và có trách nhiệm. Nguồn nhân lực của công ty phải đảm bảo: giỏi chuyên môn, am hiểu thị trường trong và ngoài nước, thành thạo ngoại ngữ và có kĩ năng nghiệp vụ ngoại phương giỏi, có khả năng đàm phán, nhạy bén với thị trường...
1.5.Một số mục tiêu khác
Với cơ sở sản xuất, Artexport đẩy mạnh nâng cao công nghệ sản xuất để tăng năng suất lao động. Phấn đấu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước, tăng lợi nhuận hàng năm để đời sống của cán bộ công nhân viên sẽ được nâng cao.
2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport sang thị trường Nhật Bản
2.1. Các giải pháp về thị trường
Công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu nói chung, đặc biệt là thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có nhiều khó khăn phức tạp vì phải hiểu rõ thị trường nước ngoài, cụ thể ở đây là Nhật Bản. Do vậy, đòi hỏi sự quan tâm thường xuyên và cần được tổ chức thực hiện tốt, chủ yếu tập trung vào những công việc sau:
- Xây dựng nhóm nghiên cứu và dự báo thị trường. Tổ chức này sẽ đảm nhiệm chủ động tổ chức nghiên cứu, thu thập và nắm bắt nhanh chóng, đầy đủ kịp thời các thông tin về thị trường Nhật Bản, bao gồm thông tin về hàng hoá, chất lượng và giá cả hàng hoá, nhu cầu, thị hiếu, thói quen mua sắm, phong tục tập quán, văn hóa, phương thức mua bán, các chính sách và quy định có liên quan của nước sở tại... Ngoài ra còn có thể dự báo được tình hình biến động dịch chuyển của thị trường cũng như vấn đề sản xuất sao cho phù hợp với điều kiện thị trường.
- Phát triểu hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt là phát triển mạng lưới Internet, rèn luyện kỹ năng sử dụng và khai thác thông tin bằng Internet cho cán bộ công nhân viên trong công ty vì công nghệ thông tin chính là một lợi thế trong kinh doanh ngày nay.
- Tổ chức và tham gia có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, chào bán hàng, quảng cáo giới thiệu sản phẩm, tham gia các hội chợ triển lãm hàng hoá,... khảo sát thị trường, tìm hiểu nắm bắt nhu cầu thị hiếu của thị trường, người tiêu dùng và yêu cầu của khách hàng Nhật Bản.
- Tổ chức sản xuất kinh doanh bảo đảm chất lượng hàng hoá và thời hạn giao hàng theo hợp đồng đã cam kết vừa nâng cao uy tín của công ty trong quan hệ mua bán quốc tế, vừa là cách tốt nhất để duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Nhật.
2.2. Các giải pháp về sản phẩm
2.2.1.Cải tiến mẫu mã sản phẩm
Thực tế cho thấy, nhu cầu thị hiếu về thẩm mỹ của con người luôn biến đổi theo thời gian và từng thời điểm cụ thể. Đây là tâm lý tiêu dùng mà các nhà sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cần nắm được. Khách hàng sẽ rất nhàm chán nếu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ra đời sau vẫn mang kiểu dáng với những mô típ dập khuôn, không có sự cải tiến về hình dáng, màu sắc chi tiết.
Việt kiều là những người đã từng sống ở Nhật Bản do vậy họ rất hiểu biết về đất nước và con người Nhật Bản. Các chuyên gia đến từ nước này sẽ có lợi thế hơn trong việc thiết kế các sản phẩm xuất sang Nhật. Do nắm bắt được thị hiếu hàng năm, từng quý của thị trường, nhà thiết kế sẽ càng thuận tiện hơn trong công việc thiết kế sản phẩm và đặc biệt là đáp ứng nhanh, kịp thời thị hiếu, nhu cầu khách hàng.
Nếu chỉ với những mẫu mã đơn điệu đã có từ trước thì các công ty rất khó để ký kết hợp đồng với những nước ngoài. Điều này cũng dễ hiểu vì nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, họ thích những cái mới cái lạ, chất lượng cao, chủng loại đa dạng, phong phú. Và thực tế cho thấy, nhiều công ty dễ dàng ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài vì họ đã thuê nước ngoài thiết kế mẫu mã, còn một số công ty khác lại gặp khó khăn trong việc tìm thị trường mới và bạn hàng mới, thậm chí mất đi cả những khách hàng quen thuộc vì chỉ với những mặt hàng quá quen thuộc,mẫu mã ít thay đổi.
Đi đôi với biện pháp này, các công ty phải không ngừng cải tiến về mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Về mẫu mã:
+ Hỗ trợ nghiên cứu cải tiến mẫu mã để phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của các nước trong đó có Nhật Bản, thành lập các trung tâm chuyên nghiên cứu về kiểu dáng, mẫu mã.
+ Cung cấp các thông tin về thị hiếu tiêu dùng của thị trường .
+ Mở các lớp đào tạo về thiết kế mẫu dáng công nghiệp…
+ Xây dựng chính sách khuyến khích nghệ nhân.
+ Tạo nên sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các trung tâm nghiên cứu với các cơ sở sản xuất.
+ Bảo hộ bản quyền và kiểu dáng mẫu mã sản phẩm
+ Hợp tác quốc tế trong việc phát triển mẫu hàng hóa.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm :
+ Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa phù hợp với yêu cầu khách hàng.
+ Áp dụng các quy trình kiểm soát chất lượng cao và ổn định
+ Sử dụng nguyên vật liệu tốt
+ Nâng cao công nghệ sản xuất và chất lượng lao động.
2.1.3.Bảo đảm chất lượng hàng hóa
Chất lượng hàng hoá thể hiện ở độ bền chắc, sự tinh vi, tính khéo léo và thẩm mỹ của sản phẩm. Công ty cần phải quan tâm đến vấn đề này, để có thể tự kiểm tra kỹ càng từng công đoạn: thu mua sản phẩm, vận chuyển phải cẩn thận tránh làm giảm giá trị của sản phẩm kể cả hàng xuất sang Nhật Bản hay xuất sang các nước khác vì chỉ một sơ xuất nhỏ có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh sau này.
Chất lượng chính là yếu tố để tạo ra một thương hiệu nổi tiếng, có uy tín, chính vì vậy mà chất lượng hàng hoá trong tất cả các lô hàng đều phải được đảm bảo, thêm vào đó quá trình mua bán xuất nhập khẩu được diễn ra thuận lợi cho cả hai bên thì sẽ tạo cho đối tác sự tin tưởng, uy tín cho những lần buôn bán tiếp theo, nhờ đó mà thương hiệu Artexport sẽ ngày càng có vị trí chắc chắn hơn trong thị trường Nhật Bản nói riêng, thị trường xuất khẩu nói chung.
Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện nay đang chịu sự canh tranh mạnh mẽ từ một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan,... mặt khác trình độ khoa học công nghệ của nước ta còn yếu kém, bởi vậy, công ty nên khai thác thế mạnh truyền thống của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Phải biết kết hợp hài hoà giữa truyền thống đậm bản sắc dân tộc và cái hiện đại, để đem lại sức lôi cuốn cho sản phẩm. Một mặt nên đi sâu khai thác những mẫu hàng mang đậm nét Việt Nam như: nón lá, nón quai thao, áo dài, hàng mang dáng dấp cổ xưa…Mặt khác phải cho ra được các sản phẩm mang tính hiện đại, ứng dụng cao và với chi phí hợp lý.
Thêm vào đó, bên cạnh việc nâng cao mẫu mã sản phẩm, Artexport nên cải tiến trang bị bảo quản hàng hoá. Hiện nay điều kiện khí hậu nóng ẩm nên phòng bảo quản của công ty chưa được tốt và đáp ứng điều kiện bảo quản. Công ty cần :
- Nghiên cứu thị trường trong nước để tìm được nguồn cung cấp hàng hợp lí
- Nâng cao công tác đánh giá chất lượng hàng hoá cũng như uy tín của công ty sản xuất về sản xuất và cung ứng hàng thủ công mỹ nghệ.
- Tìm kiếm nguồn cung cấp mới với điều kiện là mặt hàng mới và chất lượng phải tốt
- Nâng cấp cải tiến diện tích các kho bãi chứa hàng (Bát tràng, Thanh lân...) để có điều kiện bảo quản tốt nhất hàng hoá.
2.2.3.Đa dạng hóa các mặt hàng
Đa dạng hoá các mặt hàng là chiến lược hàng đầu của mỗi công ty thêm vào đó thị trường Nhật vốn rất thích các loại hàng hoá đa dạng phong phú do vậy Artexport không nên chỉ chú trọng tập trung vào các mặt hàng trọng điểm như gốm sứ, mây tre đan, cói, sơn mài, thêu ren mà cần phải phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác. Vì ngày nay cuộc sống của con người được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ theo đó cũng ngày cao hơn. Đa dạng hoá ở ngay cả mẫu mã của sản phẩm trước đây, các đồ thủ công mỹ nghệ như: lẵng hoa, khay đựng hoa... chỉ có một kiểu truyền thống là hình tròn thì nay có thể cải tiến theo nhiều cách, và kiểu dáng khác đi như: hình lăng trụ, hình trái tim, hình khối phá cách...
Bên cạnh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ chất liệu truyền thống như mây tre đan, cói, gốm sứ, sơn mài, thêu ren... công ty có thể giới thiệu thêm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ các chất liệu khác như: tôn, thiếc, lá sắt cán, đá, vàng, bạc, đá quý, đất, khảm nạm trai... Hiện có rất nhiều quốc gia trên thế giới không chỉ riêng Nhật Bản thích các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam với những ý tưởng độc đáo được tạo nên bởi các nghệ nhân đất Việt. Các loại trang sức làm từ các chất liệu trên cũng có thể được kết hợp với nhau với các kiểu dáng phong phú. Một số mặt hàng sẽ mang màu sắc kiểu dáng thiên nhiên, một số khác lại mang dáng dấp công nghiệp, có sự cải biến cách tân hoặc phá cách. Điều đó sẽ tạo nên tính độc đáo, vượt trội của sản phẩm. Chính điều này sẽ tạo thêm nét phong phú cho hàng thủ công mỹ nghệ của Artexport.
2.2.4. Xúc tiến thương mại
Giống như các công ty tham gia xuất khẩu của Việt Nam trên trường quốc tế thì Artexport luôn yếu về trình độ tổ chức hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán hàng giữa ta và các công ty nước ngoài cùng tham gia thị trường đó. Artexport vẫn chưa quan tâm một cách đúng mức tới hoạt động quảng cáo, chào hàng, kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng,… nếu có chỉ ở mức nhỏ và kém hiệu quả. Artexport chỉ thường buôn bán với các bạn hàng truyền thống do đó không có khả năng phân tán rủi ro. Do vậy công tác xúc tiến cần được chú trọng hơn về các mặt như:
*Quảng cáo
Đưa những thông tin về sản phẩm của mình tới khách hàng một cách tốt nhất để có thể giành được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trước thị trường cạnh tranh khốc liệt công ty cần phải có cách quảng cáo riêng để thu hút khách hàng, để tăng cường xuất khẩu đạt hiệu quả cao hơn. Cần có kế hoạch quảng cáo cụ thể, trong đó phải lựa chọn được mục tiêu muốn nhắm tới như đoạn thị trường nào ? đối tượng khách hàng cụ thể trong thị trường Nhật Bản là ai ? các phương tiện và phương thức quảng cáo sử dụng ở đây là gì ?. Tất cả phải có sức cuốn hút, hàm chứa lượng thông tin cần thiết, đầy đủ để truyền đạt tới người tiêu dùng. Có thể nói hoạt động quảng cáo chiếm vai trò quan trọng trong xúc tiến bán hàng. Quảng cáo để thu hút nhiều khách hàng hơn, để người tiêu dùng phải nghĩ đến Artexport từ uy tín đến chất lượng bởi vì hầu hết các khách hàng Nhật Bản đều ưa thích giao dịch với các đối tác tin cậy, có uy tín, sự nổi tiếng nhất định nên cần phải trú trọng hơn trong khẩu quảng cáo này.
* Xúc tiến bán hàng
- Thường xuyên tham dự các hội chợ triển lãm do bộ thương mại tổ chức và nhờ đó có thể kí kết được nhiều đơn đặt hàng có gíá trị.
- Duy trì và phát huy tác dụng của các hoạt động xúc tiến bán hàng thông qua việc đưa hàng hoá có nhãn hiệu của công ty tới dự các hội chợ hàng tiêu dùng quốc tế với đa dạng về mẫu mã hình dáng.
- Thường xuyên tổ chức hội chợ về sản phẩm có các chương trình khuyến mại giảm giá sản phẩm ở Nhật.
- Mở các văn phòng đại diện, phòng trưng bày hàng hóa tại các trung tâm lớn của Nhật Bản nhằm quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm.
- Phải nắm bắt được thị hiếu của thị trường Nhật để từ đó có được những mặt thủ công mỹ nghệ phù hợp.
- Tổ chức các hội nghị khách hàng để thu hút được nhiều khách hàng lớn và bạn hàng quan trọng. Thời điểm tổ chức hội nghị phải là thời điểm mà có nhiều khách đến giao dịch kí kết hợp đồng và đặt hàng. Chủ động đưa sản phẩm đến khách hàng để họ đánh giá sản phẩm của mình từ đó khắc phục được những yếu điểm của sản phẩm.
- Website www. Artexport.com.vn cần được nâng cấp, cung cấp thông tin nhiều hơn, liên tục và nhanh chóng.
* Xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm
Phân phối sản phẩm xây dựng thành mạng lưới có sự liên kết móc xích lẫn nhau để giúp quá trình lưu thông hàng hoá an toàn đạt hiệu quả cao. Đó là mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất tại các làng nghề - công ty Artexport – trung gian nước ngoài – người tiêu dùng cuối cùng.
Artexport vẫn chưa có mạng lưới phân phối trực tiếp ở Nhật mặc dù tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp của công ty sang thị trường này khá cao. Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng nước ngoài thì bắt buộc phải qua một khâu trung gian. Tuy nhiên đây là một vấn đề rất khó, đòi hỏi phải có một sự cẩn thận nhất định trong tính toán.
“Có được khách hàng đã khó, giữ được khách hàng càng khó hơn”. Vì vậy để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ra nước ngoài và mở rộng thị trường, đồng thời với việc tìm kiếm bạn hàng mới, Artexport phải thường xuyên củng cố mối quan hệ với bạn hàng quen thuộc. Trong thời gian qua, Artexport chưa thực sự chú trọng đến việc đưa ra các biện pháp để giữ chân khách hàng nên một số thị trường truyền thống đã bị mai một dần đi, nhường thị phần cho đối thủ cạnh tranh. Do đó, mặc dù đã cố gắng mở cửa ra các thị trường mới nhưng kim ngạch của Artexport về xuất khẩu vẫn không tăng đáng kể, không bù đắp được sự mất mát do mất đi những khách hàng cũ. Vì vậy, Artexport cần:
- Tổ chức một hệ thống, mạng lưới thu thập và xử lý thông tin nhanh nhạy, chính xác và hiệu quả giúp cho công ty nhận biết nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ những biến động ảnh hưởng tới nhu cầu, phản ứng của khách hàng, thị hiếu của họ, nhằm đưa ra các chiến lược Marketing phù hợp.
- Không những đa dạng hóa về mặt hàng chủng loại mà còn cần đa dạng hóa trong giá cả để khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn và chọn được những sản phẩm phù hợp với túi tiền của họ. Cần phải có chính sách khuyến mại, giảm giá đối với những bạn hàng quen thuộc, nhất là đối với những bạn hàng lớn.
- Xây dựng lòng tin giữa các bên, sự tin tưởng này sẽ đảm bảo được mối quan hệ tiến triển tốt đẹp và lâu dài.
- Nền tảng của quan hệ kinh tế bền vững là sự hài hòa về lợi ích kinh tế. Mối quan hệ dựa trên cơ sở bình đẳng, hợp tác hai bên cùng có lợi bao giờ cũng là mối quan hệ bền chắc nhất. Vì thế trong kinh doanh, Artexport nên tôn trọng quy luật này đối với khách hàng của mình.
- Giữ chữ tín trong kinh doanh, không vì lợi ích trước mắt mà làm mất uy tín của mình trên thương trường, mất lòng tin với khách hàng.
Để mở rộng mối quan hệ với bạn hàng mới, ngoài việc tăng cường công tác marketing quốc tế, cần tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế, chủ động chào hàng, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Mở các văn phòng đại diện, các cửa hàng trưng bày sản phẩm ở Nhật Bản. Tuy nhiên trước khi chào hàng với một đối tác cụ thể Artexport cần phải tìm hiểu được các vấn đề liên quan như :
+ Tìm hiểu tư cách pháp nhân của bạn hàng, tư cách pháp nhân của người chịu trách nhiệm trước hoạt động của công ty bạn.
+ Thực sự có thiện chí làm ăn với Artexport không ?
+ Thực trạng kinh doanh của bạn hàng, vấn đề này cần được xem xét trên khía cạnh vốn, cơ sở vật chất, khả năng tài chính, khả năng thanh toán của bạn hàng.
Bằng các biện pháp thích hợp để giữ các bạn hàng truyền thống, đồng thời tăng cường hợp tác kinh doanh, mở rộng thị trường và khách hàng mới trên cơ sở thận trọng trong tìm kiếm về bạn hàng. Điều này vừa giúp Artexport có được thị trường ổn định và có thể vừa mở rộng, vừa nâng cao được hiệu quả trong kinh doanh.
2.3. Các giải pháp cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của Artexport có rất nhiều trong và ngoài nước. Trong nước có các công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ TOCOTAP, HAPROSIMEX, BAROTEX ARTEX Sài Gòn,VIHATEX, ARTEX Thăng Long, ... ngoài ra còn có các nước sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng như Trung Quốc, Thái Lan...
Để có thể phản ứng nhanh nhạy, có hiệu quả trước các chiến lược Marketing của đối thủ cạnh tranh, Artexport cần tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu chiến lược Marketing của đối thủ cạnh tranh để tìm ra phương thức ứng phó kịp thời.
Không ngừng tìm hiểu thông tin từ những hoạt động của đối thủ, nắm bắt, phân tích kỹ càng, hiểu rõ điểm mạnh, yếu của đối thủ, phán đoán chính xác để từ đó đưa ra những đòn quyết định để chiếm lĩnh thị trường, thu hút khách hàng về phía mình.
2.4.Giải pháp về nguồn cung cấp
Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, đẩy mạnh và mở rộng thị trường xuất khẩu thì vấn đề rất quan trọng cần phải quan tâm đó là nguồn hàng xuất khẩu. Nguồn hàng xuất khẩu ổn định, kịp thời giúp cho việc thực hiện hợp đồng được chủ động, chất lượng hàng hoá đạt yêu cầu của hợp đồng sẽ nâng cao được uy tín của Artexport trong kinh doanh.
Artexport không trực tiếp sản xuất các mặt hàng mà là đơn vị trung gian xuất khẩu hàng. Artexport chủ yếu thu mua các mặt hàng thủ công mỹ nghệ này từ các làng nghề truyền thống. Đó là nơi cung cấp hàng chủ yếu cho công ty. Nguồn hàng ổn định và lớn sẽ tạo tiền đề cho công ty có được những chiến lược kinh doanh xuất khẩu tốt hơn.
Để đảm bảo cung cấp hàng ổn định công ty phải chịu đầu tư về cho các làng nghề truyền thống sản xuất như về các vấn đề tài chính, đẩy mạnh và hỗ trợ công nghệ, giúp họ mở rộng kho bãi, xây dựng kho bãi đảm bảo chất lượng bảo quản, hoàn thiện hơn hệ thông lưu thông vận chuyển hàng hóa, đảm bảo cho hàng hóa an toàn trong khâu vận chuyển, nhanh chóng, kịp thời…
Ngoài ra công ty cần có quan hệ tốt với những ‘đầu mối’ lớn trong làng nghề, người mà đứng ra thu gom sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ các hộ sản xuất trong làng nghề rồi giao lại cho Artexport. Làm được điều đó sẽ giúp cho Artexport có được sự độc quyền mua hàng, hạn chế sự cạnh tranh trong việc mua các nguồn hàng này từ các công ty khác trong nước cùng kinh doanh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ này.
Hiện nay thì các làng nghề của chúng ta đang trong tình trạng thiếu vốn đầu tư để mở rộng cơ sở sản xuất, e sợ hàng không bán được. Vì vậy mà Artexport cần hiểu được vấn đề này và nhanh chóng đầu tư vốn cho nguồn hàng để làng nghề sản xuất tin rằng liên kết làm việc với Artexport họ sẽ không phải lo lắng trong vấn đề đầu ra của sản phẩm. Để làm được điều đó Artexport phải nghiên cứu tìm kiếm các đơn vị sản xuất thích hợp với nhu cầu của mình để có thể đầu tư vào đó, đảm bảo cho nguồn hàng xuất khẩu và quản lí được chi phí sản xuất sản phẩm.
2.5.Các giải pháp tài chính
Điều này có nghĩa là Artexport cần có sự chuẩn bị về vốn cho các mục tiêu, chiến lược xuất khẩu của mình. Mặt khác, dự định đầu tư cho sản xuất sẽ cần một lượng vốn lớn và lâu dài vì sẽ phải đầu tư nhiều hơn cho các khâu phục vụ sản xuất như xây dựng cơ sở hạ tầng, kho bãi, vận chuyển, mua sắm máy móc thiết bị,..
Để có thể mở rộng được thị trường công ty cũng phải đòi hỏi một lượng vốn lớn đặc biệt là những chi phí ban đầu.
Vì thế Artexport phải chuẩn bị tốt về vốn cho chiến lược kinh doanh của mình. Năm 2005 Artexport đã chuyển đổi sang hình thức cổ phần hoá công ty, và đây là một tín hiệu tốt cho nguồn vốn của Artexport vì sẽ huy động được nguồn vốn nhiều hơn. Có được nguồn vốn tốt, công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc đầu tư, khôi phục lại nhiều làng nghề truyền thống. Điều đó cũng có nghĩa là công ty sẽ có được nhiều mặt hàng phong phú hơn, có tính cạnh tranh trong xuất khẩu hơn, xuất khẩu được nhiều hàng hơn nữa
Artexport nên đầu tư trước tiên vào việc nâng cấp nhà xưởng, các kho bãi hiện có (Bát Tràng, Thanh Lân...) thêm vào đó là đầu tư vào các cơ sở, cấp vốn làm ăn cho cơ sở để tạo niềm tin, việc đầu tư vào thuê chuyên gia đặc biệt là Việt kiều, các chuyên gia có kinh nghiệm trong thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ, thay đổi kiểu dáng sản phẩm cũng.
Việc liên doanh, liên kết với các cơ sở cũng nên được chú trọng, khi các cơ sở có kĩ thuật, có mặt bằng thì ta có thể liên kết giúp đỡ họ về vốn, trang thiết bị… qua đó tạo ra được niềm tin và có được nguồn cung ứng ổn định.
Đầu tư cho các xưởng hoàn thiện sản phẩm, ở các xưởng này, Artexport có thể quản lý được khối lượng, chất lượng hàng hoá cho xuất khẩu, xưởng có thể thu mua nguyên liệu ở ngoài rồi về tiến hành sản xuất, hoàn thiện sản phẩm.
Hiện nay do đã chuyển sang cổ phần hoá nên việc huy động vốn cho công ty có thể thực hiện bằng nhiều cách như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hoặc vay vốn của ngân hàng, tổ chức tài chính…. để tạo ra nguồn cho hoạt động đầu tư.
KẾT LUẬN
Thị trường Nhật Bản đã và đang chứng tỏ là một thị trường quan trọng đối với hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport. Uy tín của công ty ngày càng được củng cố và được người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm. Điều này thể hiện qua giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty trên thị trường Nhật Bản liên tục tăng lên qua các năm. Triển vọng trong tương lai Nhật Bản vẫn là thị trường hấp dẫn đối hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung cũng như của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Artexport 40 năm xây dựng và trưởng thành, 2004
Artexport Profile, 2006
Báo cáo số liệu hàng năm của công ty
Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, GS.Võ Thanh Thu
Trung tâm xúc tiến thương mại và dịch vụ Đắk lắk
Giáo trình Kinh doanh thương mại quốc tế, khoa Thương mại, đại học Kinh tế quốc dân, 2003
VCCI, Kinh doanh với thị trường Nhật Bản
Website www.artexport.com.vnMỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………… ……………………………………………… 1
CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN…… ………….….. 2
1. Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ Nhật Bản ……………... 2
1.1 .Về chất lượng………… …2
1.2. Về mẫu mã sản phẩm ….. 3
1.3. Về giá………. .3
1.4. Vấn đề sinh thái…… …4
2. Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và khả năng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản…………………………………………………………... 4
2.1. Vai trò của hàng thủ công mỹ nghệ trong kinh doanh xuất khẩu…… .4
2.1.1.Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…… …5
2.1.2. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn…… .6
2.1.3.Tạo việc làm và nâng cao đời sống …. .7
2.1.4.Góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại…. .8
2.1.5.Gìn giữ các giá trị văn hóa và ngành nghề truyền thống của dân tộc …9
2.2 Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam………………………… 9
2.2.1. Tính văn hóa …. .9
2.2.2. Tính mỹ thuật … …10
2.2.3. Tính đơn chiếc… .10
2.2.4. Tính đa dạng……. .11
2.2.5.Tính thủ công… .11
3.Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản…………………………………………… …11
3.1.Lao động………. .12
3.2.Nguồn nguyên liệu……… …12
3.3.Tiềm năng sản xuất và tính bền vững………. 12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN…………….. 13
1.Khái quát chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport …………………………………… …13
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Artexport............................... 13
1.2. Nhiệm vụ của Artexport............................................................. ..15
1.3. Quyền hạn của Artexport..................................................... 16
1.4. Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Artexport.......................... ..18
1.5. Sản phẩm của Artexport……………………………………………. . 22
1.6. Nguồn hàng của Artexport………………………………………… … 24
1.7.Thị trường của Artexport…………………………………………… … 24
2. Thực trạng kinh doanh và kinh doanh xuất nhập khẩu của Artexport…… ……25
2.1. Tình hình kinh doanh của Artexport Artexport trong những năm gần đây……………………………………………………… 25
2.2.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Artexport………………………….. 27
2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Artexport……………………… …30
2.3.1. Khu vực Tây Bắc Âu…………………………………….. 30
2.3.2. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương…………………………… … 30
2.3.3. Khu vực Đông Âu và các nước xã hội chủ nghĩa cũ…………… ……31
2.3.4. Các khu vực thị trường khác …………………………… …32
2.3.5. Hoạt động nhập khẩu………. .32
2.3.6.Kinh doanh bất động sản………………………. .33
3.Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản ………………………………… .33
3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản…………………………… …33
3.2. Cơ cấu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản… 34
3.3. Hình thức xuất khẩu của Artexport…………………………………. 36
4. Đánh giá thực trạng xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport vào thị trường Nhật Bản.................................... 38
4.1. Điểm mạnh ................................................................ .38
4.2. Điểm yếu ........................................................ .40
4.3. Cơ hội ................................................. ..41
4.4. Nguy cơ ................................................ ..43
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ............... .44
1.Định hướng và mục tiêu kinh doanh, kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport.................. . 44
1.1. Định hướng về thị trường ......................... .44
1.2.Định hướng về kim ngạch xuất khẩu.......................................... 45
1.3. Định hướng về sản phẩm........................ . 46
1.4. Định hướng về nguồn nhân lực ................... .46
1.5.Một số mục tiêu khác .......................................... .46
2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport sang thị trường Nhật Bản.................. 46
2.1. Các giải pháp về thị trường........ .47
2.2.Các giải pháp về sản phẩm................ .47
2.2.1.Cải tiến mẫu mã sản phẩm........................ ..48
2.2.2.Bảo đảm chất lượng hàng hóa................ .49
2.2.3. Đa dạng hóa các mặt hàng..................................... . 50
2.2.4.Xúc tiến thương mại.............. ..........51
2.3. Các giải pháp cạnh tranh.......... ........................53
2.4. Giải pháp về nguồn cung cấp . .....................55
2.5. Các giải pháp tài chính.......... ......................... 56
KẾT LUẬN .................. ...........58
TÀI LIỆU THAM KHẢO…… …………………………59
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11432.doc