Thứ Nhất: Có thể đưa ra nguyên tắc dải băng rộng khi GPMB và Nhà nước sẽ sử dụng dải băng ngoài phạm vi tuyến đường để xây dựng theo quy hoạch và phát triển dịch vụ, cho thuê, kinh doanh để tạo vốn tái đầu tư cho cơ sở hạ tầng đô thị. Tất nhiên đi kèm theo đó là một chính sách đền bù thỏa đáng đối với người dân, trong đó có các ưu đãi cho các hộ dân bị giải tỏa mà vị trí nhà và cuộc sống của họ trước đây phụ thuộc vào mặt đường.
Như vậy thành phố cũng phải chuẩn bị một quỹ nhà đủ để thực hiện theo phương án này. Nếu làm được như vậy thì không những sẽ có một nguồn kinh phí to lớn, ổn định để đầu tư mà còn tạo được một bộ mặt đô thị sáng sủa, văn minh hiện đại. Có thể làm thí điểm một số tuyến đường đầu tư cụ thể và đúc rút kinh nghiệm.
- Phần điện tích đất hai bên đường có thể quy hoạch thành các ô sau đó bán đấu giá quyền sử dụng đất, khi đó cùng trên một diện tích đất thu hồi và bán đấu giá quyền sử dụng đất thì chính quyền địa phương sẽ thu được địa tô chênh lệch do những diện tích đất bên hai mặt đường sẽ có giá trị lớn hơn khi tiến hành đền bù phần diện tích hai bên đường đó.
- Việc quy hoạch phần diện tích đất hai bên đường sẽ được chấp hành nghiêm chỉnh hơn trong việc xây dựng các công trình hai bên đường sẽ tạo cho hai bên đường một cảnh quan đô thị đẹp và hiện đại
- Khi thu hồi đất để GPMB bản thân người dân cũng được lợi nhờ chính sách này. Khi đó người dân sẽ được đền bù với một mức giá đền bù cao hơn, và giá đất trong khu vực thành thị sẽ gần với giá thị trường hơn. Làm cho thị trường bất động sản ít biến động hơn.
Thứ hai: Nhà nước mà đại diện là các cơ quan có trách nhiệm của Thành phố Hà Nội sẽ tiến hành bố trí tái định cư ngay trên khu vực hai bên đường phố mới bằng việc xây dựng các hệ thống nhà cao tầng, trung tâm thương mại, công trình công cộng sao cho phù hợp với quy hoạch của Thủ đô, để bố trí tái định cư cho người dân khi họ có nhu cầu ở lại khu phố mới để ở và kinh doanh; khi đó chính sách này sẽ giúp cho người dân được tạo được công ăn việc làm và chỗ ở ngay tại nơi họ sinh sống. Việc làm này sẽ làm cho chi phí GPMB giảm xuống do khi người dân muốn ở lại để ở và kinh doanh tại các khu nhà do Thành phố quy hoạch họ sẽ không được nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng mà họ phải chấp nhận ở tại các khu mà Thành phố đã bố trí xây dựng.
Thứ ba: Ta cũng có thể mở rộng đường như hiện nay là việc GPMB chỉ vừa đủ phần diện tích lòng đường và các công trình phục vụ hai bên đường. Nhưng khi công trình xây dựng song việc chênh lệch địa tô khi các nhà mới được ra mặt đường hưởng mức chênh lệch này phải hoàn trả một phần trăm chênh lệch địa tô do nhà nước mở rộng đường. Hình thức thu địa tô chênh lệch này có thể thu trên hình thức cấp giấy phép xây dựng khi các công trình này tiến hành xây dựng mới, hoặc có thể thu qua hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất khi có giao dịch giữa bên mua và bên bán quyền sử dụng đất hai bên đường. Nhưng để tạo ra những con phố có kiến trúc theo quy hoạch thì những nhà có diện tích hai bên không đủ để phục vụ xây dựng các công trình theo quy định thì kiên quyết đền bù hoàn toàn và sau đó mảnh đất đó sẽ được bán đấu giá cho những người có nhu cầu.
57 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thực hiện hiệu quả giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế xã hội và sự lưu thông của các phương tiện giao thông. Theo tiêu chí mà một đô thị có cơ sở hạ tầng giao thông đáp ứng được sự phát triển của đô thị thì phần diện tích đất đô thị dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông là từ 20- 25%. Để xây dựng Hà Nội thành một đô thị có tầm cỡ quốc tế, chính quyền Thành phố đã có rất nhiều lỗ lực trong giảm ùn tắc, nhất là việc xây dựng thêm các con đường, các công trình giao thông trong Thành phố nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Việc này đã được cụ thể hoá khi Bộ Giao thông Vận tải và UBND thành phố Hà Nội vừa có tờ trình Chính phủ Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 với nhiều điểm mới nhằm cụ thể hóa các hợp phần trong Quy hoạch chung của Thủ đô. Theo lộ trình đề ra thì từ nay đến năm 2010 thì Thành phố cần khoảng 41.115 tỷ đồng cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và lộ trình đến năm 2020 số vốn cần đầu tư là 208.954 tỉ đồng. Với chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng này thì đến năm 2010 thì cơ sở hạ tầng giao thông chiếm từ 11- 15% diện tích đất đô thị và con số này đến năm 2020 là từ 20- 25% đất đô thị. Nhưng để đạt được những con số này quả thật không dễ khi ngân sách Thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 20% số vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Vậy để đạt được điều này thì Thành phố phải có những chính sách nhằm thu hút và tạo vốn để đầu tư xây dựng các công trình giao thông theo chiến lược
2.3 Thực trạng GPMB phục vụ phát triển CSHTGT của Thành phố Hà Nội
Giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng sơ sở hạ tầng giao thông đô thị là một trong những lĩnh vực khó khăn nhất trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị bởi vì:
- Các công trình giao thông thường chiếm một diện tích lớn trên bề mặt đô thị và nhất là các công trình về đường xá thường kéo dài. Điều này dẫn đến tình trạng là khối lượng giải phóng mặt bằng lớn, số lượng đất thu hồi nhiều, chi phí cho giải phóng mặt bằng cũng lớn (xem bảng 1). Do vậy đòi hỏi việc giải phóng mặt bằng phải tiến hành một cách bài bản và khoa học.
- Giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông liên quan đến nhiều hộ gia đình và các tổ chức kinh tế xã hội và nó thường kéo dài nên ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội của nhiều người trong xã hội. Do vậy việc giải phóng mặt bằng phải đảm bảo tính công bằng và thoả mãn lợi ích của các cá nhân và tổ chức bị thu hồi đất.
Bảng 1
Tên dự án
Vốn đầu tư
Số hộ tiến hành GPMB
Số tiền chi cho GPMB
Cải tạo nút giao thông Ngã tư sở
1.140.496 (Triệu đồng)
956 ( hộ)
793.806 (Triệu đồng)
Đoạn đường Kim Liên- Ô Chợ Dừa
Trên 800 tỷ đồng
Trên 1000 hộ
Trên 600 tỷ đồng
Nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo quyền hạn và nghĩa vụ của các cá nhân và tổ chức trên địa bàn Thành phố Hà Nội khi Thành phố tiến hành thu hồi đất. Chính quyền Thành phố đã ban hành nhiều các văn bản pháp luật quy định về giải phóng mặt bằng hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thành phố cụ thể là việc ban hành quyết định 137/2004/QĐ- UBND và việc ban hành khung giá đất Thành phố hàng năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc GPMB trên địa bàn Thành phố.
Tuy đã ban hành nhiều chính sách về giải phóng mặt bằng nhưng việc giải phóng mặt bằng phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tại Thành phố Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn:
- Nhiều công tiến độ giải phóng mặt bằng chậm thậm trí có công trình kéo dài nhiều năm đã gây lãng phí lớn và làm chậm tiến độ thi công của công trình chẳng hạn như hai dự án quan trọng thuộc đường vành đai III gồm: đoạn Mai Dịch - Pháp Vân có tổng chiều dài 10,2km (trong đó, đoạn Mai Dịch - Trung Hoà dài 4,3km, qua quận Thanh Xuân 2,5km, đoạn còn lại 3,4km); dự án cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai III Hà Nội có chiều dài 6,2 km qua 5 phường: Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Yên Sở, Trần Phú và Lĩnh Nam. Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đường vành đai III bị Thanh tra Chính phủ nhận định là ''chậm'', dù các cơ sở pháp lý ban đầu để chuẩn bị cho công tác này rất kịp thời. Tính đến 30/8/2006, còn 1.379 hộ chưa được thực hiện đền bù, hỗ trợ xong - trong đó, quận Thanh Xuân còn khoảng 1.200 hộ, quận Cầu Giấy 150 hộ, huyện Thanh Trì 29 hộ. Vậy trong vòng 5 năm kể từ khi tiến hành giải phóng mặt bằng từ năm 2001
- Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố còn bất cập nhất là việc áp dụng khung giá đất của Thành phố để đền bù giải phóng mặt bằng, giá áp dụng thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường của đất đai dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài của người dân.
- Nhiều dự án tuy đã được quy hoạch và đã triển khai giải phóng mặt bằng nhưng tình trạng lấn chiếm vẫn xảy ra và gây ra tình trạng giải phóng mặt bằng nhiều lần.
2.4 Chính sách GPMB phục vụ phát triển CSHTGT của Thành phố Hà Nội
Triển khai Nghị định 181/2004/NĐ- CP và Nghị định 197/2004/NĐ- CP của chính phủ về việc xác định chi phí đền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách trên địa bàn Thành phố nhằm thực hiện hiệu quả việc giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố trong đó đặc biệt là việc giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố. UBND Thành phố đã ban hành khung giá đất trên Thành phố hàng năm đây là khung giá đất để tính chi phí cho việc đền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố. Và Quyết định 137/2007/QĐ- UBND của UBND Thành phố quy về định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội là những khung pháp lý cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước cũng như của cá nhân khi UBND Thành phố tiến hành thu hồi đất của người dân, cụ thể là:
2.4.1. Giá làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ đất
a. Giá đất để tính bồi thường hỗ trợ là giá đất theo mục đích sử dụng đã được UBND Thành phố quy định và công bố, không bồi thường theo giá đất sẽ chuyển mục đích sử dụng.
Trường hợp mức giá đất do UBND Thành phố ban hành chưa phù hợp với thực tế cụ thể tại khu vực thu hồi đất, UBND quận, huyện nghiên cứu phương án điều chỉnh mức giá đất cụ thể làm cơ sở tính bồi thường hỗ trợ đất, báo cáo Sở tài chính chủ trì cùng các Sở, Ngành liên quan thẩm định trình UBND Thành phố quyết định trên cơ sở văn bản chấp thuận của thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố
b. Việc điều chỉnh mức giá đất làm cơ sở tính bồi thường hỗ trợ đất thu hồi (nếu có) sau khi có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cấp có thẩm quyền được xử lý như sau:
- Trường hợp đã thực hiện xong việc bồi thường hỗ trợ và tái định cư thì không áp dụng theo mức giá đất điều chỉnh
- Trường hợp chậm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gây ra, nếu phát sinh mức giá đất điều chỉnh làm cơ sở bồi thường hỗ trợ tại thời điểm thực tế chi trả và bố trí tái định cư cao hơn mức giá đã áp dụng thì được điều chỉnh lại phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo mức giá điều chỉnh.
- Trường hợp do người bị thu hồi đất chậm nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và chậm nhận bố trí tái định cư, nếu phát sinh mức giá đất điều chỉnh làm cơ sở bồi thường hỗ trợ tại thời điểm người bị thu hồi đất thực tế nhận chi trả và bố trí tái định cư cao hơn mức giá đã áp dụng thì không được điều chỉnh lại phương án bồi thường hỗ trợ theo mức giá đất điều chỉnh.
2.4.2 Bồi thường hỗ trợ đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
a. Đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân có đủ một trong các điều kiện của quy định về bồi thường đất, khi Nhà nước thu hồi thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất nông nghiệp
b. Đất nông nghiệp, vườn, ao trong cùng một thửa đất có nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư mà tại thời điểm xây dựng nhà ở không vi phạm một trong các quy định về bồi thường đất thì khi nhà nước thu hồi, ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng mục đích sử dụng còn được hỗ trợ bằng tiền theo quy định sau:
b.1. Mức hỗ trợ:
- Bằng 50% giá đất ở trong cùng thửa đất có nhà ở của hộ gia đình, cá nhân mà đất ở này đủ một trong các điều kiện quy định về bồi thường đất.
- Bằng 30% giá đất ở trong cùng thửa đất có nhà ở của hộ gia đình, cá nhân đối với trường hợp sử dụng đất ở không có giấy tờ từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 07 năm 2004.
b.2. Diện tích hỗ trợ:
- Diện tích được hỗ trợ là toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, vườn, ao nằm trong cùng một thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở thuộc phạm vi các khu vực sau:
+ Trong phạm vi địa giới hành chính phường.
+ Trong phạm vi khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn đã được xác định danh giới theo quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; trường hợp khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn chưa có quy hoạch được xét duyệt thì xácđịnh theo danh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của khu dân cư.
- Đối với diện tích đất vườn, ao thực tế đang sử dụng trong cùng thửa đất có nhà ở riêng lẻ, nhà ở dọc kênh mương, nhà ở dọc tuyến đường giao thông không thuộc các khu vực quy định, thì diện tích đất được tính để hỗ trợ bằng tiền của mỗi thửa không quá 5 lần hạn mức diện tích giao đất theo quy định.
c. Đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân xen kẽ trong khu dân cư là thửa đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân tiếp giáp với danh giới các khu vực quy định. Khi Nhà nước thu hồi ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng mục đích sử dụng còn được hỗ trợ bằng tiền bằng 20% giá đất ở liền kề; diện tích được tính để hỗ trợ bằng tiền của mỗi thửa đất không vượt quá 5 lần hạn mức diện tích giao đất.
d. Đất nông nghiệp, vườn, ao trong cùng một thửa đất có nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư và đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân xen kẽ trong khu dân cư được hỗ trợ theo quy định tại mục b và c thì không được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm.
e. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản ( không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ) của các nông, lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi thì không được bôì thường về đất, nhưng về được bồi thường chi phí đầu tư vàơ đất còn lại và được hỗ trợ theo quy định sau:
- Hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán đất là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp nông nghiệp đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp, đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp;
Mức hỗ trợ bằng giá đất tính bồi thường đối với diện tích đất thực tế thu hồi, nhưng không vượt hạn mức giao đất nông nghiệp tại Điều 70 của Luật đất đai và khoản 1 Điều 69 Nghị định số 181/2004/NĐ- CP.
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận khoán không được đối tượng, chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
- Đất nông nghiệp sử dụng chung của nông trường, lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi, không được bồi thường đất, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại nếu chi phí này là tiền không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
f. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuê, nhận thầu đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì không được bồi thường về đất, chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có)
2.4.3. Bồi thường đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
a. Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc là đất ở đã được giao sử dụng ổn định lâu dài hoặc có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá đất ở.
b. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp có thời hạn do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho hoặc do Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất được bồi thường theo giá đất phi nông nghiệp; trường hợp sử dụng đất do Nhà nước hoặc do UBND cấp xã cho thuê theo thẩm quyền thì khi Nhà nước thu hồi chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có).
c. Đất Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo quy định thì được sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, không phải nộp tiền sử dụng đất khi được phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở, được bồi thường về đất theo giá đất ở khi Nhà nước thu hồi đất
2.4.4. Bồi thường đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp của tổ chức
a. Tổ chức đang sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đã nộp tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng từ người sử dụng đất hợp pháp mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
b. Tổ chức được Nhà nước cho thuê đất hoặc giao đất không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền sử dụng đất bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất; nếu tiền chi phí đầu tư vào đất còn lại không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì tiền chi phí đầu tư này được bồi thường.
c. Cơ sở của tổ chức tôn giáo đang sử dụng đất ổn định, nếu là đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất thì không được bồi thường nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
d. Đất phi nông nghiệp được sử dụng trước ngày 01 tháng 07 năm 2004 của tổ chức kinh tế do được giao đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng theo dự án, được tiếp tục sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích phi nông nghiệp, không phải nộp tiền sử dụng đất khi được phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở, được bồi thường về đất theo giá đất ở khi Nhà nước thu hồi đất.
e. Tổ chức là cơ quan hành chính, sự nghiệp của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền sử dụng đất bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường, chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào phần đất còn lại theo quy định ( nếu tiền chi phí đầu tư vào đất không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước).
Trường hợp phải di chuyển đến cơ sở mới thì được hỗ trợ bằng tiền theo dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm cả chi phí giải phóng mặt bằng tại nơi mới- nếu có). Mức hỗ trợ cụ thể do UBND Thành phố quyết định trên cơ sở đề nghị của Sở tài chính, nhưng tối đa không quá mức bồi thường đất bị thu hồi tại nơi mới và do người được nhà nước giao đất, cho thuê đất chi trả. Số tiền hỗ trợ đất này được coi như vốn ngân sách Nhà nước cấp cho tổ chức. Tổ chức bị thu hồi đất được sử dụng số tiền này để đầu tư tại cơ sở mới theo dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu số tiền này không sử dụng hết cho dự án đàu tư tại cơ sở mới thì phải nộp số tiền còn lại vào ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật ngân sách.
2.4.5. Bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng có phép
a. Bồi thường nhà ở, công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình các nhân bằng 100% đơn giá xây dựng mới do UBND Thành phố ban hành.
b. Bồi thường đối với nhà, công trình không thuộc quy định tại khoản 1 điều này không di chuyển được phải phá vỡ:
b.1 Xác định mức bồi thường:
Mức bồi thường = Giá hiện có của nhà, + (Giá trị xây mới – Giá trị
Công trình bị thiệt hại hiện có)*60%
Các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật không còn sử dụng được hoặc thực tế không sử dụng thì không được bồi thường.
Nhà tạm, công trình xây dựng phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp, kể cả trên đất nông nghiệp tạm giao, cho thuê, đấu thầu được UBND cấp xã cho phép bằng văn bản thì được bồi thường bằng 100% đơn giá xây dựng mới do UBND Thành phố ban hành.
b.2 Đơn giá xây dựng mới đối với nhà, công trình:
- Áp dụng theo đơn giá do UBND Thành phố ban hành.
- Đối với trụ sở làm việc, văn phòng, trung tâm thương mại, trường học, nhà sản xuất có cấp hạng, kết cấu tương đương với nhà ở thì được phép vận dụng đơn giá xây dựng mới do UBND Thành phố ban hành.
- Đối với nhà, công trình không áp dụng được hoặc không vận dụng được đơn giá xây dựng mới của UBND Thành phố ban hành thì tuỳ thuộc tính chất công trình, Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư cấp huyện xác định đơn giá theo quy định sau:
- Đối với nhà xưởng, nhà sản xuất, các công trình văn hoá, thể thao, các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật đang sử dụng thì được phép vận dụng chi phí xây dựng trong bảng suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố;
- Đối với nhà xưởng, nhà sản xuất, các công trình văn hoá, thể thao, các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật đang sử dụng nếu không vận dụng được đơn giá xây dựng mới theo quy định trên thì người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất căn cứ biên bản điều tra của Tổ công tác có xác nhận của UBND cấp xã nơi thu hồi đất để thuê đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân căn cứ vào hồ sơ hoàn công, quyết toán công trình hoặc lập lại thiết kế, dự toán công trình mới có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương ( trường hợp không có hồ sơ hoàn công, quyết toán ) để báo cáo Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư chỉ đạo Phòng Xây dựng – Đô thị thẩm định, trình UBND quận, huyện phê duyệt.
b.3 Xác định tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, công trình:
Căn cứ vào niên hạn sử dụng, thời gian đã sử dụng nhà, công trình; tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, công trình được xác định bằng công thức sau:
Tcl = 100% - t/T(%)
Trong đó;
Tcl : tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, công trình
t : thời gian đã sử dụng nhà, công trình
T : niên hạn sử dụng của nhà, công trình
Niên hạn của nhà, công trình được xác định như sau:
+ 20 năm đối với nhà một tầng mái ngói hoặc mái tôn (không áp dụng cho nhà xưởng và kho thông dụng quy định tại bảng sản xuất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố) tường bao quanh xây gạch chiều cao lớn hơn 3m (không tính chiều cao tường thu hồi);
+ 30 năm đối với nhà một tầng mái bê tông cốt thép hoặc mái bằng bê tông cốt thép trên lợp tôn, lợp ngói;
+ 30 năm đối với nhà xưởng và kho thông dụng quy định tại bảng suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố;
+ 50 năm đối với nhà 2 – 3 tầng tường xây gạch, mái bê tông cốt thép hoặc mái bê tông cốt thép trên lợp tôn, lợp ngói;
+ 60 năm đối với nhà 4 – 5 tầng trở lên;
+ 100 năm đối với nhà biệt thự.
b.4 Giá trị hiện có của nhà, công trình được xác định theo công thức sau:
Ghc = Mkl * Gxd * Tcl
Trong đó:
+ Ghc là giá trị hiện có của nhà, công trình
+ Mkl là diện tích sàn xây dựng hoặc đơn vị thể tích, đơn vị đo chiều dài nhà, công trình
+ Gxd là đơn giá xây dựng mới
+ Tcl là tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, công trình
c. Đối với hệ thống máy móc thiết bị, nhà xưởng, công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật có thể tháo dỡ, di chuyển được
Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất căn cứ biên bản điều tra hiện trạng của Tổ công tác có xác nhận của UBND cấp xã để thuê đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân lập dự toán tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt lại phù hợp với quy hoạch để báo cáo Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư chỉ đạo Phòng Xây dựng – Đô thị thẩm định trình UBND quận, huyện phê duyệt.
d. Bồi thường đối với nhà, công trình bị cắt xén một phần
d.1. Nhà, công trình bị cắt xén, tháo dỡ một phần mà còn lại không đảm bảo khả năng chịu lực thì được bồi thường toàn bộ nhà công trình.
d.2. Nhà sau khi cắt xén, phá dỡ một phần theo chỉ giới quy hoạch mà phần diện tích sàn xây dựng còn lại của tầng 1 nhỏ hơn hoặc bằng 15m2 có chiều rộng mặt tiền tại chỉ giới cắt xén theo quy hoạch nhỏ hơn hoặc bằng 3m, nếu chủ tài sản cam kết phá dỡ toàn bộ sẽ được bồi thường toàn bộ diện tích xây dựng nhà.
d.3. Nhà bị cắt xén phá dỡ mà không thuộc quy định tại điểm a, điểm b của khoản này mà diện tích còn lại chỉ còn cầu thang, nhà vệ sinh thì được bồi thường toàn bộ diện tích nhà. Trường hợp nhà bị cắt xén, phá dỡ trong đó nếu có một phần cầu thang bị dỡ thì được bồi thường toàn bộ cầu thang.
d.4. Bồi thường bổ sung phần nhà, công trình bị ảnh hưởng do cắt xén, phá dỡ:
Nhà, công trình bị cắt xén, phá dỡ một phần thì ngoài phần bồi thường diện tích phá dỡ đến chỉ giới cắt xén theo quy hoạch, còn được bồi thường bổ sung theo quy định sau:
- Đối với nhà khung cốt thép hoặc kết cấu khung thép thì diện tích sàn xây dựng được bồi thường bổ sung tính từ chỉ giới cắt xén theo quy hoạch đến khung kết cấu chịu lực gần nhất;
- Đối với nhà kết cấu xây gạch chịu lực bị cắt xén một phần, không ảnh hưởng đến án toàn của cả nhà thì diện tích sàn xây dựng được bồi thường bổ sung được xác định bằng chiều rộng mặt tiền nhà tại chỉ giới cắt xén theo quy hoạch nhân với chiều sâu 1m và nhân với số tầng nhà bị cắt xén theo quy hoạch.
d.5. Bồi thường hoàn trả mặt tiền ngôi nhà;
Đối với nhà, công trình bị cắt xén, phá dỡ một phần mà phần còn lại vẫn sử dụng được thì ngoài việc bồi thường theo quy định còn được bồi thường hoàn trả mặt tiền nhà, công trình theo công thức sau:
Gmt = Bmt * Gxd * Smt * T
Trong đó:
Gmt: Giá trị phần mặt tiền được bồi thường hoàn trả
Bmt: Chiều rộng mặt tiền tại chỉ giới cắt xén theo quy hoạch
Gxd: Đơn giá xây dựng mới tính trên một mét vuông sàn xây dựng
Smt: Chiều sâu nhà được tính bằng 1m
T : Số lượng tầng bị cắt xén.
2.4.6 Các chính sách hỗ trợ khác
- Hỗ trợ di chuyển.
Đối với hộ gia đình, cá nhân là không quá 5 triệu đồng để di chuyển chỗ ở khác.
Đối với hộ gia đình, cá nhân khi thuê nhà tạm cư là không quá 1,8 triệu đồng/hộ gia đình/tháng
- Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất
Hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ ổn định đời sống là 35.000 đồng/m2
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất.
Đối với hộ gia đình, cá nhân là 30.000 đồng/m2 và tổ chức thu hồi trên 30% quỹ đất nông nghiệp.
- Hỗ trợ gia đình chính sách, gia đình đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội khi di chuyển nhà ở.
Không quá 7 triệu đồng đối với các hộ phải di chuyển chỗ ở
- Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng.
Không quá 5 triệu đồng đối với các gia đình, cá nhân và tổ chức phải di chuyển chỗ ở
2.5 Chi phí đền bù GPMB phục vụ phát triển CSHTGT của Thành phố Hà Nội.
Để thực hiện các mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô theo Qui hoạch đến năm 2020, đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư khổng lồ (JICA ước tính riêng hệ thống giao thông mỗi năm cần khoảng 2 tỷ USD). Câu hỏi đặt ra là: Tạo nguồn vốn bằng cách nào trong khi cân đối từ vốn ngân sách địa phương chỉ đảm bảo 20% nhu cầu trên?
Một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay tại Thành phố Hà Nội là công tác giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng các công trình giao thông. Công tác gặp rất nhiều khó khăn trong những năm gần đây do giá đất ở Thành phố Hà Nội gia tăng nhanh chóng. Cụ thể để giải phóng mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông thì số tiền chi cho việc giải phóng mặt bằng thường chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng mức đầu tư vào công trình. Cụ thể là
Đối dự án mở đường mới đoạn vành đai I Kim Liên- Ô Chợ Dừa với tổng mức đầu tư trên 800 tỷ đồng cho 1.000 m đường, đường Kim Liên- Ô Chợ Dừa hoàn thành và đưa vào đưa vào sử dụng Tháng 5/2007. Có trên 1.000 hộ trong diện giải phóng mặt bằng dự án (khoảng 5,6 ha đất), với số tiền GPMB lên đến trên 600 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị xây lắp của 1km đường vào khoảng 100 tỷ đồng.
Đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa có mặt cắt 50 m với 6 làn xe cơ giới, 4 làn xe thô sơ được coi là con đường hiện đại nhất Hà Nội.
Con đường hoàn thành và cũng có gần 1.000 hộ từ ngõ ngách không tên bỗng trở thành mặt tiền phố lớn. Giá đất của khu vực tăng đột biến. Có những vị trí trước khi làm đường, giá 1 m2 đất chỉ 40 triệu đồng thì nay đã được đẩy lên trên 100 triệu đồng/m2.
Sơ bộ, giá trị đất của khu vực tăng lên sau khi có đường cũng bằng đủ số tiền xây dựng tuyến đường. Khoản lợi này rơi vào tay những hộ dân may mắn, Nhà nước không thu được một xu.
Khi con đường hoàn thành thì tuyến phố này được triển khai xây dựng với những ngôi nhà đủ các hình dạng nham nhở (tam giác, hình vuông, chữ nhật, hình bình hành, hình thang...) mọc lên. Và cũng đủ kích thước, rộng vài chục mét vuông, cả trăm mét vuông nhưng cũng có ngôi nhà chỉ rộng hai chục mét vuông.
Đặc biệt, trên tuyến phố có dải đất dài 18 m (rộng một đầu 30cm, một đầu khoảng 1m) đã được chia làm 4 ô lắp mái tôn cửa khung nhôm kính. Đoạn phố còn là nơi thể hiện của hàng loạt kiểu dáng kiến trúc “đông - tây, kim - cổ” kết hợp, đủ màu sắc.
Hơn thế, con đường mới không phải là con đường cũ mở rộng mà chạy song song với con đường cũ. Vậy là khoảng cách giữa hai con đường đã tạo thành một dãy phố. Tuyến phố bám con đường đắt nhất hành tinh có một diện mạo chẳng giống ai! Vì sao lại có tuyến phố lộn xộn như vậy?
Trước đó, Hà Nội đã có chủ trương xây dựng tuyến phố hai bên con đường này. Có nghĩa là mỗi bên đường được mở rộng thêm 50 m, tạo thành quỹ đất khoảng 11 ha. Diện tích đất này sẽ được xây dựng những chung cư cao tầng, trung tâm thương mại dịch vụ phục vụ tái định cư tại chỗ và tạo nguồn kinh phí đầu tư cho con đường.
Đặc biệt, sau khi tuyến đường hoàn thành Hà Nội sẽ có được một tuyến phố văn minh, hiện đại. Rất tiếc, điều này đã không thực hiện được.
Và cùng chung một số phận với tuyến phố trên là việc xây dựng và cải tạo nút giao thông Ngã Tư Sở với tổng mức vốn đầu tư là 1.140.496 triệu đồng thì chi phí cho việc giải phóng mặt là 793.806 triệu đồng chiếm tới 69,6%.
Hiện thành phố Hà Nội đang giao Ban Quản lý các dự án trọng điểm (Ban trọng điểm) chuẩn bị đầu tư đường vành đai 1 (đoạn từ Ô Chợ Dừa đến Voi Phục). Tuyến đường có chiều dài 2,7 km. Ba phương án (PA) được chủ đầu tư đưa ra. PA 1: Đường có quy hoạch 50 m (theo quy định 1998)- giống như đoạn Kim Liên- Ô Chợ Dừa.
Trong đó khoảng 1,5 km tuyến chạy song song với đường La Thành, chiều dài còn lại chạy trùng với đường La Thành; PA2: Mặt cắt đường thu hẹp còn 32 m nhưng sẽ được xây dựng thêm đường bê tông trên cao nằm đúng tim đường quy hoạch; PA 3: Tận dụng đường La Thành, xây dựng đường mới và đường bê tông trên cao. Tổng mức đầu tư lần lượt cho 3 phương án là: 2.468 tỷ đồng; 2.695 tỷ đồng và 3.066 tỷ đồng.
Trong các văn bản góp ý kiến cho việc xây dựng tuyến đường này, Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, Sở GTCC Hà Nội, Sở QHKT... đều ngả theo phương án 1. Các cơ sở để đưa ra định hướng là: PA 1 đảm bảo quy hoạch được duyệt, đảm bảo tính kết nối, đồng bộ trên toàn tuyến, khai thác đơn giản, đảm bảo mỹ quan đô thị.
Tuy nhiên, cũng như đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa, phương án quy hoạch và xây dựng tuyến phố hai bên đường không được tính đến. Dự kiến có khoảng gần 3.000 hộ dân trong diện phải GPMB. Số tiền dành GPMB (theo phương án 1) dự kiến đắt gấp 8,3 lần số tiền xây lắp đường.
Để làm con đường này, Hà Nội vẫn phải dùng vốn vay và vốn đối ứng trong khi đó, phương án phát triển quỹ đất tạo vốn xây dựng đường, tạo khu tái định cư tại chỗ cho dân lại bị “bỏ quên”.
Điều hiển nhiên là nếu thực hiện PA 1, Hà Nội lại có thêm những tuyến phố với hàng ngàn ngôi nhà lộn xộn, nham nhở mọc lên. Phải chăng Hà Nội quá nhiều tiền nên không tính đến việc tạo vốn từ quỹ đất hai bên đường?
Nếu không thay đổi tư duy về việc phát triển đường gắn chỉnh trang, xây dựng tuyến phố, không biết đến bao giờ Hà Nội mới có được những tuyến phố văn minh, hiện đại xứng.Và theo chiến lược phát triển giao thông vận tải của Thành phố Hà Nội đến năm 2020 và trước mắt là các công trình phục vụ cho kỷ niệm 1000 Thăng Long- Hà Nội năm 2010 thì rất nhiều công trình giao thông lớn được triển khai như cải tạo, nâng cấp một số trục quốc lộ hướng tâm và cao tốc hướng tâm; xây dựng đường cao tốc hướng tâm: cao tốc Láng - Hòa Lạc, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Bắc Ninh. Đồng thời xây dựng khép kín đường vành đai 2, đoạn Bưởi - Nhật Tân - Vĩnh Ngọc - Cầu Chui - Sài Đồng - Vĩnh Tuy - Minh Khai; khép kín đường vành đai 3, đoạn Sài Đồng - Ninh Hiệp - Nội Bài và đoạn tuyến cao tốc nối từ Ninh Hiệp tới đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Bên cạnh đó sẽ triển khai xây dựng phần đường vành đai 3 cao tốc cho đoạn Nội Bài - Thăng Long - Mai Dịch - Thanh Trì. Đây điều là những công trình có khối lượng giải phóng mặt bằng lớn nếu cứ lam theo cách giải phóng mặt bằng như đã làm ở Ngã Tư Sở và đường Kim Liên- Ô Chợ Dừa thì một khoản tiền lớn phải chi cho việc GPMB trong khi vốn đầu tư từ ngân sách Thành phố cho cơ sở hạ tầng chỉ đáp ứng được khoảng 20%, do vậy các nguồn vốn để xây dựng các tuyến đường này chủ yếu là nguồn vốn ODA và các nguồn vốn đi vay.
Từ các dự án trên ta có thể thấy rằng chi phí giải phóng mặt bằng để xây dựng các con đường rất là lớn điều này sẽ làm cho việc xây dựng các con đường trở lên tốn kém hơn nhiều so với giá xây dựng của con đường, trong khi nguồn vốn ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng 20% việc xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Thành phố, đây sẽ là một trong những trở ngại để thực hiện việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Thành phố Hà Nội trước mắt cũng như chiến lược phát triển dài hạn đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Vậy việc giảm chi phí giải phóng mặt bằng là một việc làm tất yếu hiện nay trên địa bàn Thành phố và đó cũng là cơ sở để tiết kiệm ngân sách dành cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Thành phố.
2.6 Một số đánh giá về GPMB phục vụ phát triển CSHTGT của Thành phố Hà Nội
2.6.1 Về chính sách
Để giải quyết tốt các vướng mắc và hoàn thành tốt việc GPMB phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố. Chính quyền Thành phố đã ban hành nhiều chính sách nhằm đáp ứng nhiêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Thành phố như việc ban hành Quyết định 137/2007/QĐ- UBND của UBND Thành phố Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội và việc ban hành giá đất hàng năm nhằm phục vụ việc GPMB của Thành phố nói chung và phục vụ GPMB phục vụ phát triển CSHTGT nói riêng. Các chính sách này đã phần nào giải quyết được những khúc mắc của các tổ chức và cá nhân bị thu hồi đất, và đã đáp ứng phần nào nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Thành phố. Nhưng các chính sách này vẫn bộc lộ những thiếu sót, chồng chéo dẫn đến tình trạng việc GPMB thường kéo dài dẫn đến việc khởi công và thi công các công trình giao thông kéo dài gây lãng phí và bức súc trong khu vực GPMB của công trình đó.
Cụ thể là công tác GPMB phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Thành phố còn một số tồn tại sau:
- Công tác quy hoạch dài, trung, ngắn hạn, xác định mốc giới , chỉ giới của từng dự án chưa được triển khai kịp thời, đồng bộ. Cơ chế giải phóng mặt bằng theo quy hoạch chỉnh trang hai bên đường tạo cảnh quan đô thị còn chưa được triển khai có hiệu quả.
- Cơ chế phối hợp, phát huy chức năng quyền hạn, nhiệm vụ của các tổ chức, của các đoàn thể nhân dân trong quá trình GPMB còn có một số hạn chế.
- Thực hiện nguyên tắc: Dân chủ, công khai, công bằng, đúng pháp luật có nơi, có lúc, có dự án còn thiếu nghiêm túc, còn mang tính hình thức tạo nên sự bức xúc đối với người bị thu hồi đất.
- Cơ chế chính sách hậu GPMB và đào tạo chuyển nghề chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được đòi hỏi bức xúc về giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp, nông thôn, các khu vực có thu hồi nhiều đất nông nghiệp và có tốc độ đô thị hoá nhanh.
- Việc thực hiện đầu tư còn dàn trải ở nhiều dự án và thiếu tập trung chuẩn bị đồng bộ các điều kiện để GPMB, dẫn đến nhiều dự án bị kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả đầu tư.
- Còn một số dự án sau GPMB triển khai đầu tư còn chậm, để đất hoang kéo dài gây lãng phí và bức xúc trong nhân dân do năng lực và tiềm lực cuả chủ đầu tư còn thấp.
- Chủ trương xây dựng các khu tái định cư đồng bộ, hiện đại, đảm bảo cho các hộ dân đến nơi ở mới có điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ nhưng ở một số dự án, có ngành chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm, chất lượng nhà tái định cư hạ tầng kỹ thuật, xã hội, thiếu đồng bộ gây khó khăn cho công tác GPMB.
- Về cải cách hành chính: Sự phối hợp các cấp, nghành, tổ chức chủ dự án có lúc, có nơi còn chưa đồng bộ, chặt chẽ, thiếu chuyên sâu dẫn đến kết quả chưa cao trong thực hiện GPMB có chế phân cấp trách nhiệm nhiều măt còn chưa rõ và chồng chéo về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các ngành các cấp trong công tác bồi thường và hỗ trợ tái định cư GPMP thủ tục hành chính còn phức tạp. Đội ngũ làm công tác GPMB chưa chuyên sâu. Trình độ năng lực ở một bộ phận cán bộ làm công tác GPMB còn hạn chế.
Những khó khăn và thách thức trong thời gian tới do các nguyên nhân sau:
Pháp luật và chính sách có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của nhà nước, sẽ có tiếp tục được ban hành, bổ sung, sửa đổi sẽ nảy sinh những mâu thuẫn mới trong công tác GPMB.
- Hà Nội đang trong quá trình phát triển mạnh, công tác GPMB với quy mô lớn trong những năm tới sẽ tiếp tục gia tăng, vấn đề dân số, tái định cư, giải quyết lao động, việc làm và chính sách hậu GPMB sẽ còn là vấn đề bức xúc, đặc biệt là hàng vạn lao động nông nghiệp, nông thôn thiếu việc làm sau khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
- Vấn đề cải cách hành chính và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý, đội ngũ chuyên môn tham gia công tác bồi thương, hỗ trợ, tái định cư các cấp nhất là cấp cơ sở đang còn nhiều tồn tại thiếu sót, năng lực hạn chế.
- Đến năm 2010, Thành phố phải thực hiện nhiều dự án, công trình trọng điểm bao gồm: Các công trình phát triển hạ tầng đô thị Cầu Vĩnh Tuy, Cầu Nhật Tân, Đường 5 kéo dài, đường vành đai 1, đường vành đai 2, đường vành đai 3…
Những hạn chế, yếu kém chủ yếu:
Công tác quy hoạch triển khai chậm, chất lượng thấp, thiếu đồng bộ, chưa theo kịp yêu cầu phát triển; hiệu quả quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, xử lý những vấn đề dân sinh bức xúc, quản lý và sử dụng đất đai nhiều mặt còn yếu kém; kết cấu hạ tầng đô thị nhìn chung còn lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu của một đô thị văn minh, hiện đại. Công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn và tốn kém.
2.6.2 Về chi phí
Đối với Hà Nội hiện nay thì chi phí giải phóng mặt bằng là một trong những điều mà các nhà quản lý đô thị và nhân dân đang rất chú ý tới trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị mà trong đó là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông của Thành phố. Nhìn vào việc chi phí dành cho giải phóng mặt bằng cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Hà Nội có thể đưa ra một số nhận xét sau:
- Chi phí giải phóng mặt bằng cho các công trình giao thông nhất là việc xây dựng các tuyến đường giao thông trong nội thành thường rất cao và chiếm một tỷ lệ cao trong tổng mức đầu tư của các dự án. Nguyên nhân là do giá đất trong nội thành Hà Nội rất cao, và việc giải phóng mặt bằng thường kéo dài hơn so với thời gian quy định.
- Mức giá áp dụng cho việc đền bù đất đai khi Thành phố thu hồi đất là chưa sát với giá thị trường của đất đai, giá thị trường thường cao hơn rất nhiều so với giá mà Thành phố đền bù điều này ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của người bị thu hồi đất gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng.
Chương 3 Giải pháp thực hiện hiệu quả giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Thành phố Hà Nội
3.1 Định hướng phát triển CSHTGT của Thành phố Hà Nội
Do mức độ đầu tư phát triển ở Hà Nội vẫn chưa tương xứng với tốc độ phát triển của Thành phố nói chung, tốc độ đô thị hóa nói riêng, nên hệ thống giao thông vận tải của Thủ đô vẫn tồn tại nhiều yếu kém, thể hiện rõ ở trên các phương diện: kết cấu hạ tầng giao thông, hoạt động vận tải hành khách công cộng, quản lý phương tiện giao thông cá nhân...Hệ quả là tình trạng ách tắc giao thông ngày càng gia tăng, mất an toàn giao thông ngày càng nghiêm trọng, tiềm ẩn những nguy cơ hạn chế mức độ tăng trưởng kinh tế, xã hội của Thủ đô trong thời gian tới.
Bảng 3: Quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông của Hà Nội
2000
2001
2002
2003
2004
Vốn đầu tư phát triển (Triệu đồng)
15,427
18,120
22,185
24,957
28,000
Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng (Triệu đồng)
766,47
831,75
1,317,755
1,498,984
1,638,970
Vốn đầu tư cho GTVT (Triệu đồng)
250,749
228,656
276,962
308,344
278,938
Tỷ trọng vốn đầu tư cho giao thông trong tổng vốn đầu tư cho CSHT
32,8
27,5
21,0
20,6
17,0
Tỷ trọng vốn đầu tư cho giao thông trong tổng vốn đầu tư phát triển (%)
16,25
12,6
12,5
12,35
9,96
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2004)
Để khắc phục Tình trạng này Hà Nội đã đầu tư triển khai một số dự án trọng điểm nhằm giải quyết cơ bản tình trạng ách tắc giao thông và tôn tạo cảnh quan đô thị để phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Kinh phí thực hiện các dự án ưu tiên đến thời điểm năm 2010 dự kiến lên tới là 41.115 tỷ đồng. Các dự án ưu tiên đầu tư này bao gồm: Cải tạo, nâng cấp một số trục quốc lộ hướng tâm và cao tốc hướng tâm: quốc lộ 1 (phía Nam và phía Bắc), quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 32. Xây dựng đường cao tốc hướng tâm: cao tốc Láng - Hòa Lạc, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh; Xây dựng khép kín đường vành đai 2, đoạn Bưởi - Nhật Tân - Vĩnh Ngọc - Cầu Chui - Sài Đồng - Vĩnh Tuy - Minh Khai. Xây dựng khép kín đường vành đai 3, đoạn Sài Đồng - Ninh Hiệp - Nội Bài và đoạn tuyến cao tốc nối từ Ninh Hiệp tới đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long.
Triển khai xây dựng phần đường vành đai 3 cao tốc cho đoạn Nội Bài - Thăng Long - Mai Dịch - Thanh Trì. Nằm trong chuỗi dự án này bao gồm cả việc triển khai xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 3; nghiên cứu, huy động vốn xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội - Hà Đông, tuyến đường sắt đô thị số 1, tuyến đường sắt đô thị số 2 (đoạn trong nội thành Hà Nội); xây dựng thí điểm 2 tuyến xe buýt ưu tiên theo hành lang Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Láng Hạ - Giảng Võ và hành lang Giải Phóng - Đại Cồ Việt - Hàng Bài (theo dự án phát triển giao thông Hà Nội đã được UBND Thành phố phê duyệt)...
Theo các quy hoạch đã được UBND Thành phố phê duyệt và Bộ Xây dựng
trình Chính phủ thì việc xây dựng hệ thống giao thông Thành phố từ nay đến năm 2020, cần phải có nguồn vốn đầu tư khoảng 208.954 tỉ đồng (khoảng 12,98 tỉ USD) để có một hệ thống giao thông đáp ứng được yêu cầu phát triển của thủ đô. Trong đó, vốn cho các dự án đường bộ là 77.963 tỉ đồng, các dự án đường sắt 97.469 tỉ đồng, đường thủy 27.412 tỉ đồng, sân bay 8.100 tỉ đồng và 3.792 tỉ đồng cho công tác quản lý giao thông và an toàn giao thông, còn lại là 488 tỉ đồng cho công tác tăng cường thể chế chính sách.
Vậy theo các quy hoạch đã được UBND Thành phố phê duyệt và Bộ Xây dựng trình Chính phủ thì hệ thống giao thông Thành phố sẽ được quy hoạch một cách tổng thể và hiện đại đáp ứng đủ các điều kiện của một đô thị hiện đại và văn minh.
3.2 Giải pháp thực hiện hiệu quả GPMB phục vụ phát triển CSHTGT của Thành phố Hà Nội
3.2.1 Một số giải pháp chung
Giải phóng mặt bằng là một lĩnh vực nhạy cảm và khó khăn trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị để lam tốt công tác này Thành phố cần triển khai các biện pháp sau:
- Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; tổ chức công bố quy hoạch, cắm chỉ giới, mốc giới theo quy định của Luật xây dựng; đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ.
- Tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, từng bước thay thế phương thức giải phóng mặt bằng theo từng dự án. Xây dựng cơ chế chính sách để các Tổ chức phát triển quỹ đất ( Trung tâm phát triển quỹ đất ) thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quy định
- Coi trọng công tác chính trị tư tưởng, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức và ở các cấp, các ngành.
- Huy động các nguồn vốn trong nước cũng như ngoài nước vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong Thành phố.
- Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với các tổ chức cá nhân đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố. Chẳng hạn như giảm thuế, hỗ trợ vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng.
3.2.2 Một số giải pháp về chính sách
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn, Thành phố sẽ tập trung chỉ đạo triển khai những giải pháp chủ yếu với các nội dung sau:
- Vận dụng linh hoạt, ban hành đồng bộ cơ chế chính sách bồi thời, hỗ trợ và tái định cư cho phù hợp với quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Thủ đô.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra, kịp thời giải quyết các khiếu lại của công dân.
- Tăng cường chuyên môn hoá( kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác GPMB ), công tác tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các cấp.
- Chính sách ưu tiên cho các tổ chức cá nhân đầu tư vào các cơ sở hạ tầng giao thông có thu phí của người sử dụng và các dự án này thực hiện dưới hình thức BOT, BT, BTO ưu tiên cho tổ chức cá nhân đầu tư vào hệ thống xe bus, hệ thống xe điện mà thành phố đã triển khai quy hoạch nhằm giảm ngân sách Thành phố đầu tư vào các dự án này.
3.2.3 Giải pháp về giảm chi phí đền bù trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Riêng vấn đề đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị thì khó khăn nhất vẫn là các vấn đề về vốn đầu tư và giải phóng mặt bằng. Nếu làm theo cách như từ trước đến nay thì những tuyến đường đô thị mới mở vừa không phát huy được hết tác dụng (vỉa hè lòng đường bị lấn chiếm ngay khi tuyến đường hoàn thành, bộ mặt đô thị nhếch nhác do người dân sử dụng hỗn tạp các loại kiến trúc) vừa không thể huy động được vốn đầu tư.Thành phố nên tham khảo phương thức đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị của một số nước trong khu vực.
Thứ Nhất: Có thể đưa ra nguyên tắc dải băng rộng khi GPMB và Nhà nước sẽ sử dụng dải băng ngoài phạm vi tuyến đường để xây dựng theo quy hoạch và phát triển dịch vụ, cho thuê, kinh doanh để tạo vốn tái đầu tư cho cơ sở hạ tầng đô thị. Tất nhiên đi kèm theo đó là một chính sách đền bù thỏa đáng đối với người dân, trong đó có các ưu đãi cho các hộ dân bị giải tỏa mà vị trí nhà và cuộc sống của họ trước đây phụ thuộc vào mặt đường.
Như vậy thành phố cũng phải chuẩn bị một quỹ nhà đủ để thực hiện theo phương án này. Nếu làm được như vậy thì không những sẽ có một nguồn kinh phí to lớn, ổn định để đầu tư mà còn tạo được một bộ mặt đô thị sáng sủa, văn minh hiện đại. Có thể làm thí điểm một số tuyến đường đầu tư cụ thể và đúc rút kinh nghiệm.
- Phần điện tích đất hai bên đường có thể quy hoạch thành các ô sau đó bán đấu giá quyền sử dụng đất, khi đó cùng trên một diện tích đất thu hồi và bán đấu giá quyền sử dụng đất thì chính quyền địa phương sẽ thu được địa tô chênh lệch do những diện tích đất bên hai mặt đường sẽ có giá trị lớn hơn khi tiến hành đền bù phần diện tích hai bên đường đó.
- Việc quy hoạch phần diện tích đất hai bên đường sẽ được chấp hành nghiêm chỉnh hơn trong việc xây dựng các công trình hai bên đường sẽ tạo cho hai bên đường một cảnh quan đô thị đẹp và hiện đại
- Khi thu hồi đất để GPMB bản thân người dân cũng được lợi nhờ chính sách này. Khi đó người dân sẽ được đền bù với một mức giá đền bù cao hơn, và giá đất trong khu vực thành thị sẽ gần với giá thị trường hơn. Làm cho thị trường bất động sản ít biến động hơn.
Thứ hai: Nhà nước mà đại diện là các cơ quan có trách nhiệm của Thành phố Hà Nội sẽ tiến hành bố trí tái định cư ngay trên khu vực hai bên đường phố mới bằng việc xây dựng các hệ thống nhà cao tầng, trung tâm thương mại, công trình công cộng… sao cho phù hợp với quy hoạch của Thủ đô, để bố trí tái định cư cho người dân khi họ có nhu cầu ở lại khu phố mới để ở và kinh doanh; khi đó chính sách này sẽ giúp cho người dân được tạo được công ăn việc làm và chỗ ở ngay tại nơi họ sinh sống. Việc làm này sẽ làm cho chi phí GPMB giảm xuống do khi người dân muốn ở lại để ở và kinh doanh tại các khu nhà do Thành phố quy hoạch họ sẽ không được nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng mà họ phải chấp nhận ở tại các khu mà Thành phố đã bố trí xây dựng.
Thứ ba: Ta cũng có thể mở rộng đường như hiện nay là việc GPMB chỉ vừa đủ phần diện tích lòng đường và các công trình phục vụ hai bên đường. Nhưng khi công trình xây dựng song việc chênh lệch địa tô khi các nhà mới được ra mặt đường hưởng mức chênh lệch này phải hoàn trả một phần trăm chênh lệch địa tô do nhà nước mở rộng đường. Hình thức thu địa tô chênh lệch này có thể thu trên hình thức cấp giấy phép xây dựng khi các công trình này tiến hành xây dựng mới, hoặc có thể thu qua hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất khi có giao dịch giữa bên mua và bên bán quyền sử dụng đất hai bên đường. Nhưng để tạo ra những con phố có kiến trúc theo quy hoạch thì những nhà có diện tích hai bên không đủ để phục vụ xây dựng các công trình theo quy định thì kiên quyết đền bù hoàn toàn và sau đó mảnh đất đó sẽ được bán đấu giá cho những người có nhu cầu.
3.3 Một số kiến nghị khác
- Hoàn chỉnh việc tính toán giá trị thực của đất đai tại các khu vực khác nhau trên địa bàn Thành phố từ đó ban hành khung giá đất sao cho sát với giá thực tế của đất đai nhằm phục vụ việc GPMB được thuận lợi hơn.
- Thành lập riêng bộ phận lập dự án giải phóng mặt bằng nằm trong tổng thể dự án xây dựng, bộ phận này có nhiệm vụ thu thập số liệu, số lượng các công trình cần giải phóng mặt bằng, số lượng người cần di chuyển từ đó đề suất ra các phương án giải phóng mặt bằng và đánh giá tính khả thi của phương án và tìm ra phương án tốt nhất.
- Tư nhân hoá việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông trong địa bàn Thành phố, nhất là việc xây dựng các công trình giao thông có thu phí, hệ thống vận tải hành khách công cộng.
Kết Luận
Tóm lại công tác giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông là một việc rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều người. Công việc này trở lên phức tạp hơn nữa khi tiến hành trong một đô thị mà điển hình là đô thị Hà Nội. Với rất nhiều dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong thời gian tới thì công tác giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc ban hành các chính sách sao cho phù hợp với công tác giải phóng mặt bằng hiện nay và phù hợp với lợi ích của người dân. Đề tài với mục đích hướng tới là việc giảm chi phí giải phóng mặt bằng nhằm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Thành phố Hà Nội, mong rằng những đề suất nhỏ này sẽ đáp ứng được phần nào việc giảm chi phí giải phóng mặt bằng và tăng cường nguồn vốn cho phát triển giao thông Thành phố Hà Nội, để Hà Nội sớm đạt được các chỉ tiêu trong chiến lược phát triển giao thông của Thành phố đã đề ra. Để Hà Nội không những trở thành đô thị hiện đại và văn minh mà nó còn mang tầm cỡ của một đô thị quốc tế.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Luật đất đai năm 2003
2. Nghị định số 197/2004/NĐ- CP của Chính phủ “ Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
3. Nghị định số 181/2004/NĐ- CP của chính phủ
4. Quyết định số 26/2005/QĐ- UB của UBND Thành phố Hà Nội về “ Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ- CP của Chính phủ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
5. Quyết định 137/2007/QĐ- UBND của Uỷ ban nhân Thành phố Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
6. Tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TU của Thành uỷ Nghị quyết 09/2000/NQ- HĐ của Hội đồng Nhân dân Thành phố về công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
7. Giáo trình kinh tế đô thị; GS. TS Nguyễn Đình Hương, Th.S Nguyễn Hữu Đoàn; NXB Giáo Dục
8. Giáo trình quản lý đô thị; GS. TS Nguyễn Đình Hương, Th.S Nguyễn Hữu Đoàn; NXB Thống Kê
9. Bài giảng quy hoạch đô thị; Th.S Bùi Thị Hoàng Lan
10. Webside: www.http.moj.gov.vn
11. Webside: www.http.hanoi.gov.vn
12. Webside: www.http.vietnamnet.vn
Phụ lục
Lời mở đầu 1
Chương 1 Tổng quan về giải phóng mặt phục vụ cơ sở hạ tầng giao thông đô thị 5
1.1 Cơ sở hạ tầng giao thông ở đô thị 5
1.1.1 Khái niệm về cơ sở hạ tầng giao thông đô thị 5
1.1.2 Các bộ phận cấu thành cơ sở hạ tầng giao thông đô thị 5
1.1.3 Đặc điểm cơ sở hạ tầng giao thông đô thị 6
1.1.4 Vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông đô thị 6
1.2 Giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển 7
1.2.1 Một số khái niện 7
1.2.1.1 Khái niệm về giải phóng mặt bằng 7
1.2.1.2 Khái niệm về GPMB phục vụ 7
1.2.2 Các bước tiến hành GPMB phục vụ 8
1.2.3 Hiệu quả thực hiện GPMB 9
1.2.4 Chính sách GPMB 10
1.2.4.1. Điều kiện để được bồi thường hỗ trợ về đất 11
1.2.4.2. Nguyên tắc bồi thường đất 13
1.2.4.3. Trường hợp thu hồi đất không được bồi thường 14
1.2.4.4. Căn cứ xác định loại đất mục, đích sử dụng đất 15
1.2.5 Chi phí đền bù phục vụ GPMB 15
1.2.5.1 Khái niệm về chi phí đền bù phục vụ GPMB 15
1.2.5.2 Các khoản mục 17
1.3. Kinh nghiệm GPMB 17
Chương 2 Thực trạng giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Thành phố Hà Nội 19
2.1 Giới thiệu tình hình phát triển kinh tế xã hội 19
2.2 Thực trạng phát triển CSHTGT của Thành phố Hà Nội 20
2.3 Thực trạng GPMB phục vụ 23
2.4 Chính sách GPMB 25
2.4.1. Giá làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ đất 26
2.4.2. Bồi thường hỗ trợ đất nông nghiệp 27
2.4.3. Bồi thường đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân 29
2.4.4. Bồi thường đối với đất nông nghiệp 30
2.4.5. Bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng có phép 31
2.4.6 Các chính sách hỗ trợ khác 35
2.5 Chi phí đền bù GPMB phục vụ phát triển 36
2.6 Một số đánh giá về công tác GPMB phục vụ phát triển CSHTGT của Thành phố Hà Nội 40
2.6.1 Về chính sách 40
2.6.2 Về chi phí 43
Chương 3 Giải pháp thực hiện hiệu quả giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Thành phố Hà Nội 44
3.1 Định hướng phát triển CSHTGT của Thành phố Hà Nội 44
3.2 Giải pháp thực hiện hiệu quả GPMB phục vụ phát triển CSHTGT của Thành phố Hà Nội 47
3.2.1 Một số giải pháp chung 47
3.2.2 Một số giải pháp về chính sách 47
3.2.3 Giải pháp về giảm chi phí đền bù 48
3.3 Một số kiến nghị khác 50
Kết luận 51
Ghi chú
GPMB: Giải phóng mặt bằng
CSHTGT: Cơ sở hạ tầng giao thông
UBND: Uỷ ban nhân dân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11259.doc