Chuyên đề Giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ, thanh toán quốc tế tại sacombank

Phần 1: Cơ Sở Lý Luận Về Thanh Toán Quốc Tế 1 I) Khái quát chung: 1 II) Một số phương thức thanh toán quốc tế 1 1) Phương thức chuyển tiền: (Remittance-Remise) 1 2) Phương thức ghi sổ (Open account-Compte Ouvert) 2 3) Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment-Encaissement) 2 a) Nhờ thu trơn (Clean Collection): 3 b) Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): 4 III) Phương thức tín dụng chứng từ: 4 1) Sơ lược về ICC-UCP 500 5 2) Khái niệm về tín dụng chứng từ 7 3) Nội dung thư tín dụng (L/C): 8 4) Các loại thư tín dụng chủ yếu là: 11 5) Quy trình phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 12 6) Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ. 13 Phần 2:Giới Thiệu Tổng Quan Về Ngân Hàng Thương Mại Cố Phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 16 I) Giới thiệu về ngân hàng Sacombank 16 II) Lịch sử hình thành và phát triển 17 III) Cơ cấu tổ chức 19 IV) Chức năng và nhiệm vụ: 20 V) Các sản phẩm của Sacombank 22 1) Cá nhân 22 a) Sản phẩm tiền vay 22 b) Tiền gửi : 22 c) Thẻ 23 d) Chuyển tiền 23 e) Khác: 23 2) Doanh nghiệp: 23 VI) Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank từ 2005-2007 24 1) Các chỉ số tài chính chủ yếu: (đơn vị: Tỷ đồng) 24 2) Tình hình tăng trưởng qua các năm 25 VII) Chiến lược phát triển dài hạn của Sacombank 27 Phần 3: Quy Trình Thanh Toán Bằng L/C Nhập Khẩu Tại Sacombank 29 I) Những thủ tục cần thiết khi mở L/C tại Sacombank. 29 II) Quy trình phương thức thanh toán bằng L/C nhập khẩu tại Sacombank 30 1) Quy trình phát hành L/C 30 2) Quy trình tu chỉnh L/C 33 3) Quy trình xử lý L/C 35 4) Quy trình thanh toán L/C 39 5) Quy trình hủy L/C 40 6) Đánh giá quy trình thực hiện: 42 III) Tình hình hoạt động của phòng TTQT qua các năm 43 1) Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua 43 2) Những kết quả tích cực: 44 3) Những mặt hạn chế: 47 Phần 4: Giải Pháp Và Đề Xuất Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Nói Riêng Và Hoạt Động TTQT Nói Chung Tại Sacombank 49 I) Mục đích việc đưa ra các giải pháp 49 II) Giải pháp về quy trình thanh toán bằng L/C nhập khẩu 49 III) Giải pháp về hoạt động TTQT tại Sacombank: 51 1) Giải pháp về quản lý đào tạo. 53 2) Giải pháp về công nghệ. 54 3) Giải pháp về Marketing 54 4) Giải pháp về việc lựa chọn và phát triển các ngân hàng đại lý 55 Phần 5: Một Số Kiến Nghị 57 I) Một số kiến nghị với Nhà nước: 57 II) Một số kiến nghị với Ngân hàng trung ương 58 III) Một số kiến nghị với Sacombank., 59

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ, thanh toán quốc tế tại sacombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân sự. Quản lý nhân sự. Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng. Quản lý cơ chế tiền lương và chính sách đãi ngộ nhân sự Các sản phẩm của Sacombank Cá nhân Sản phẩm tiền vay Cho vay tiêu dùng đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời Cho vay sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời Cho vay cầm cố chứng từ có giá, vàng, ngoại tệ Cho vay phục vụ đời sống Cho vay liên kết mua xe ô tô Cho vay mua chứng khoán Cho vay liên kết chuyển nhượng bất động sản Cho vay liên kết mua nhà, sửa chữa nhà Cho vay cán bộ nhân viên Cho vay lãi cấn trừ bất động sản Cho vay tiểu thương chợ Cho vay sản xuất kinh doanh Cho vay cầm cố thẻ tiền gửi Cho vay sản xuất kinh doanh mở rộng tỷ le đảm bảo Cho vay nông nghiệp Cho vay du học Tiền gửi : Chứng chỉ huy động vàng và VNĐ bảo đảm giá trị theo vàng Tiết kiệm không kỳ hạn Tiết kiệm bậc thang Tiền gửi thanh toán Tiết kiệm tích lũy Tiết kiệm có kỳ hạn Tài khoản Âu Cơ Thẻ Thẻ Ladies First Thẻ thanh toán quốc tế Sacombank Visa Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Credit Thẻ đồng thương hiệu VNPAY Thẻ tín dụng nội địa SacomPassport Thẻ thanh toán nội địa SacomPassport Chuyển tiền Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam Chuyển tiền nhanh tận nhà Chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài Chuyển tiền trong nước Chuyển tiền bằng BankDraft Khác: Dịch vụ giữ hộ tài liệu E-banking Mobile Banking Phone Banking Dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ Dịch vụ bảo lãnh Dịch vụ hỗ trợ du học Cho thuê ngăn tủ sắt Doanh nghiệp: Sản phẩm tiền vay: Cho vay SXKD đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời Cho vay bằng nguồn vốn RDF II Cho vay bằng nguồn vốn SMEDF Cho vay kinh doanh trả góp doanh nghiệp vừa và nhỏ Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng từ có giá Cho vay dự án - đầu tư Cho vay sản xuất kinh doanh Sản phẩm tiền gửi: Tiền gửi định kỳ doanh nghiệp Tiết kiệm tích lũy thưởng Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi thanh toán Khác: Dịch vụ chi trả hộ lương cho CB-CNV Dịch vụ thấu chi tài khoản Dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ Dịch vụ thu chi hộ Dịch vụ thanh toán quốc tế Dịch vụ bảo lãnh Bao thanh toán nội địa Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank từ 2005-2007 Các chỉ số tài chính chủ yếu: (đơn vị: Tỷ đồng) (Bản Tin Sacombank 2008) Tình hình tăng trưởng qua các năm Tổng tài sản của Sacombank tăng đều qua các năm từ 2002-2005 và tăng vọt trong năm 2007 lên đến con số ấn tượng 63.484 tỷ đồng đạt mức tăng trưởng 156% so với năm 2006. dự kiến trong năm nay đạt kế hoạch 93.000 tỷ đồng. Sacombank là một trong những ngân hàng TMCP có tổng tại sản lớn nhất Việt Nam hiện nay. Năm 2007 vừa qua là năm thứ 16 Sacombank liên tục có lãi và cũng là năm đạt lợi nhuận cao nhất từ trước đến giờ, lợi nhuận trước thuế đạt 1452 tỷ đồng đạt mức tăng trưởng 167% so với năm 2006. Tổng vốn huy động quy VNĐ đạt 54.777 tỷ đổng , tăng 155% và dư nợ cho vay tăng gần 136% đạt mức 34.317 tỷ đồng. Nhìn chung tình hình huy động vốn và cho vay của Sacombank đạt ở mức cao, tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân ngành (cả nước trung bình cho vay 38% và huy động vốn đạt 37.5%) Chiến lược phát triển dài hạn của Sacombank Mục tiêu chiến lược thời kỳ 2007-2010 là quyết tâm xây dựng Sacombank trở thành Ngân hàng bán lẻ, hiện đại, đa năng, đạt mức trung bình tiên tiến trong khu vực và từng bước hình thành một Tập đoàn tài chính đa chức năng, trong đó Sacombank là đơn vị hạt nhân trong giai đoạn 2011-2020. Về năng lực tài chính Tiếp tục tăng nhanh vốn tự có bằng việc tăng cường tích lũy thông qua việc phát triển mạnh các quỹ dự trữ và dự phòng, phấn đấu đến cuối năm 2010 vốn tự có đạt khoảng 16.000 - 16.500 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ dollars Mỹ). Trong đó, vốn điều lệ tính đến năm 2010 đạt khoảng trên 11.500 tỷ đồng chủ yếu bằng phương thức tái đầu tư từ cổ tức của cổ đông hiện hữu. Về tổng tài sản Tổng tài sản của Sacombank đến năm 2010 dự kiến sẽ đạt mức tối thiểu 155.000 tỷ đồng tăng gấp gần 10,5 lần so với cuối năm 2005. Trong đó, giai đoạn 2007-2010 nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng trưởng bình quân 60-65%. Về hoạt động tín dụng Tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2010 dự kiến sẽ đạt 82.000 - 85.000 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 65% - 70% trên tổng nguồn vốn huy động, tăng bình quân mỗi năm khoảng 55% -60% so với năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay nhỏ, phân tán phải chiếm tỷ trọng 55% -60%. Nợ quá hạn chiếm tỷ trọng dưới 2%/ tổng dư nợ tín dụng. Về kinh doanh dịch vụ Trong thời kỳ kế hoạch 2006 - 2010, Sacombank sẽ tập trung hết sức vào quá trình phát triển mở rộng các dịch vụ ngân hàng; quan tâm đặc biệt đến các dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng quốc tế. Dự kiến đến năm 2010 thu nhập phi tín dụng phải chiếm tỷ trọng khoảng 32% - 35% trên tổng thu nhập của ngân hàng. Về lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính Trong những năm 2007 - 2010 đảm bảo lợi nhuận trước thuế tăng bình quân mỗi năm 55% - 60% so với năm trước. Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản vào năm 2010 dự kiến đạt 1,7% -1,9% và tỷ suất sinh lời/ vốn vào năm 2010 đạt 22% - 23%. Về mạng lưới hoạt động Phấn đấu đến cuối năm 2010, mạng lưới chi nhánh của Sacombank sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh, thành miền Nam, miền Trung và tại tất cả các tỉnh thành kinh tế trọng điểm miền Bắc. Dự kiến mạng lưới hoạt động của Sacombank vào năm 2010 sẽ đạt trên 320 điểm. Đồng thời tiến hành thành lập các chi nhánh tại các quốc gia lân cận, văn phòng đại diện tại Mỹ, Châu Âu và Châu Úc. Về hệ thống công nghệ thông tin Mục tiêu đặt ra Sacombank phải là một trong những ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và tiên tiến nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại trong cả nước. Về phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố cốt lõi để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Dự kiến đến năm 2010 đội ngũ CBNV của Ngân hàng đạt trên 5.800 người, Sacombank sẽ khẩn trương xây dựng Trung tâm đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo căn bản, đào tạo chuyên sâu, đào tạo nâng cao và đào tạo cán bộ quản lý điều hành các cấp. Về tái cấu trúc tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Hoàn thiện bộ máy điều hành theo dòng sản phẩm hướng về khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên theo hướng chuyên nghiệp hóa, tăng cường kỹ năng quản trị - điều hành - giám sát, đồng thời trong năm 2007 hoàn tất chương trình chuẩn mực hóa, mô hình hoá các quy trình tác nghiệp để nâng cao năng suất lao động và chăm sóc tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng. Phần 3: Quy Trình Thanh Toán Bằng L/C Nhập Khẩu Tại Sacombank Những thủ tục cần thiết khi mở L/C tại Sacombank. Giấy yêu cầ mở L/C (theo mẫu). Hợp đồng ngoại thương (bản sao y). Hợp đồng bảo hiểm (nếu có). Giấy phép nhập khẩu (mặt hàng nhập khẩu theo giấy phép). Hợp đồng bảo lãnh (L/C trả chậm). Bản sao hồ sơ pháp lý (đối với khách hàng giao dịch lần đầu tiên). Tờ trỉnh tín dụng được duyệt, phương án vay ốn (nếu ngân hàng có tài trợ). Đơn xin mua ngoại tệ. Giấy ủy quyền cử người đại diện giao dịch với ngân hàng. Văn bản cam kết lịch thanh toán (L/C trả chậm). Quy trình phương thức thanh toán bằng L/C nhập khẩu tại Sacombank Quy trình phát hành L/C Tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra, chuyển hồ sơ sang CBTD làm tờ trình, thực hiện mở L/C Kiểm soát và ký duyệt Chuyển hồ sơ lên phòng P TTQT Hội Sở Duyệt và chuyển điện lên hội sở In điện trả về từ hội sở, trình ký phát hành, đóng dấu L/C Giao L/C gốc cho khách hàng lưu hồ sơ Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ khách hàng theo các tiêu chí sau: Hồ sơ đủ loại chứng từ từ Chứng từ có chữ ký thẩm quyền Giấy yêu cầu mở L/C không thiếu các chi tiết quan trọng, nếu có chỉnh sửa phải có dấu xác nhận chỉnh sửa của đơn vị. Nội dung HĐ bảo hiểm phù hợp với nội dung L/C yêu cầu mở. Lập tờ trình: Trên tờ trình cần thể hiện: Hàng hóa nhập khẩu: mãi lực, mức độ chuyên dùng và mục đích sử dụng tại đơn vị nhập khẩu có thuộc diện cấm nhập hoặc nhập khẩu có điều kiện không. Nhà cung cấp là đối tác quen thuộc của nhà nhập khẩu, có uy tín trên thương trường quốc tế. Trường hợp có tài trợ thì hồ sơ tài trợ được lập và lưu theo đúng cơ chế cho vay sản xuất kinh doanh hiện nay. Thực hiện ký quỹ, xuất nhập ngoại bảng, soạn và in điện L/C: Tiến hành các bước trong giao dịch mở L/C của phân hệ tài trợ thương mại- Smartbank để thực hiện ký quỹ, nhập ngoại bảng, soạn điện L/C và in bản thảo điện MT700 từ Smartbank. Căn cứ có giá trị pháp lý duy nhất để soạn thảo L/C là giấy yêu cầu phát hành L/C của khách hàng, HĐ chỉ có giá trị tham khảo. Kiểm tra nội dung bản thảo điện L/C. Trình ký và trình duyệt điện phát hành L/C Trình toàn bộ hồ sơ vừa thực hiện ở bước trên cho kiểm soát/trưởng phòng kiểm tra, có ý kiến và trình tiếp cho giám đốc. Trình ban lãnh đạo chi nhánh duyệt ký quỹ và và ký duyệt điện phát hành L/C để chuyển điện L/C lên hội sở. Lưu ý: Trường hợp có tài trợ khách hành thanh toán L/C: phải hoàn tất hồ sơ vay song song với hồ sơ L/C để trình ban lãnh đạo chi nhánh duyệt một lần, L/C chỉ được phát hành khi tờ trình L/C được duyệt. Trường hợp bảo lãnh thanh toán trả chậm: việc phát hành L/C chỉ được thực hiện khi hoàn tất hồ sơ cầm cố/ thế chấp tài sản để ngân hàng bảo lãnh và không được hoàn lại vì bất cứ lý do gì. Trường hợp trình phát hành L/C vượt hạn mức phán quyết của GĐCN, GĐCN phải có ý kiến đế xuất, trình Ban Tổng Giám Đốc. Hội sở tiếp nhận, kiểm tra và xử lý hồ sơ từ chi nhánh: Trường hợp 1: Hồ sơ phát hành thuộc hạn mức GĐCN Kiểm tra nội dung L/C để đảm bảo các điều khoản quy định rõ ràng, hợp lý, không mâu thuẫn nhau. Nếu có mâu thuẫn giữa bản thảo và đơn xin mở thì căn cứ vào bản thảo đã có chữ ký của GĐ để điều chỉnh. Kiểm tra và xác định lại ngân hàng nhận điện L/C Trình kiểm soát viên / trưởng phòng hội sở ký Đối chiếu file điện MT700 chi nhánh gửi lên bằng smartbank và bản thảo điện GĐCN đã ký duyệt. Nếu có sai biệt thì căn cứ vào bản thảo điện MT700 để điều chỉnh. Trường hợp 2: Hồ sơ vượt hạn mức phát hành của GĐCN Thực hiện các bước như trường hợp 1 Có ý kiến đề xuất trên tờ trình về việc phát hành L/C vượt hạn mức chi nhánh Trình KSV hội sở/ TP hội sở ký Trình Ban Tổng Giám Đốc ký duyệt tờ trình. Hội sở chuyển điện Swift ra nước ngoài: Sau khi hồ sơ phát hành L/C được duyệt, tiến hành duyệt điện từ Smartbank qua Swift. Vào Swift duyệt bước 1. Duyệt điện swift bước 2. Duyệt điện swift bước 3. Trả điện về chi nhánh Hoàn tất hồ sơ phát hành: Tại hội sở: In điện Swift Mở bìa lưu hồ sơ Tại chi nhánh: Nhận điện 700 hội sở chuyển về In điện từ Smartbank, trình ký GĐCN. Giao điện L/C cho khách hàng. Mở bìa lưu hồ sơ. Quy trình tu chỉnh L/C Tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra, hoàn thiện tu chỉnh Kiểm soát và ký duyệt Chuyển hồ sơ lên hội sở Duyệt và chuyển điện lên hội sở In điện trả về từ hội sở Giao điện L/C cho khách hàng Nhập bìa, lưu hồ sơ Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: Tiếp nhận giấy yêu cầu tu chỉnh của khách hàng. Kiểm tra nội dung yêu cầu tu chỉnh. Nếu yêu cầu tu chỉnh chưa hợp lệ, yêu cầu khách hàng chỉnh sửa. Xử lý hồ sơ: Thực hiện ký quỹ, hạch toán ngoại bảng (TH tu chỉnh tăng tiền). Thực hiện các bước trong giao dịch tu chỉnh L/C-phân hệ TTTM, Smartbank và soạn điện MT707. Căn cứ duy nhất để soạn điện tu chỉnh là giấy yêu cầu tu chỉnh của khách hàng. In điện tu chỉnh từ Smartbank. Trình ký và trình duyệt điện Smartbank chuyển lên hội sở Trình toàn bộ hồ sơ vừa thực hiện cho KSVCN/TP kiểm tra, có ý kiến để trình tiếp GĐCN. Trình GĐCN ký duyệt, đóng dấu lên bản thảo điện tu chỉnh Trình GĐCN duyệt điện tu chỉnh trên Smartbank Chuyển điện lên hội sở Hội sở tiếp nhận và xử lý hồ sơ từ chi nhánh: Kiểm tra nội dung tu chỉnh để đảm bảo các điều khoản tu chỉnh rõ ràng, hợp lý không gây bất lợi cho ngân hàng. Nếu có bất hợp lý trên bản thảo điện thì căn cứ vào bản thảo điện có chữ ký của GĐCN để điều chỉnh.Trình kiểm soát/TP ký trên bản thảo điện. Nếu tu chỉnh tăng tiền vượt hạn mức CN, trình hồ sơ qua lãnh đạo phòng có ý kiến trước khi trình ban TGĐ. Đối chiếu file điện MT707 chi nhánh gửi lên bằng smartbank và bản thảo điện GĐCN đã duyệt. nếu có sai biệt thì căn cứ vào bản thảo điện MT707 để điều chỉnh. Duyệt và chuyển điện Swift ra: TTVHS duyệt trên Smartbank căn cứ trên các chỉnh sửa trên bản thảo có đầy đủ chữ ký của GĐCN và TP TTQT, chuyển điện từ Smartbank qua Swift. Duyệt điện Swift bước 1, bước 2, bước 3 Trả điện về chi nhánh. Hoàn tất hồ sơ tu chỉnh: Tại hội sở: In điện Swift, Mở bìa lưu hồ sơ. Tại chi nhánh: In điện, giao điện tu chỉnh cho khách hàng, mở bìa lưu hồ sơ Tiếp nhận BCT Kiểm tra BCT theo L/C đã mở BCT hợp lệ Giao điện B/L và BCT bản chính cho khách hàng Nhập bìa, lưu hồ sơ Ký hậu vận đơn cho KH BCT bất hợp lệ Gửi thông báo BHL Xử lý chứng từ BHL Kiểm soát và ký duyệt Kiểm soát và ký duyệt Quy trình xử lý L/C Tiếp nhận BCT từ nước ngoài gửi về Mở bì thư, đóng dấu Chứng Từ Đến. Lưu lại một bộ photo các chứng từ cùng chỉ dẫn thanh toán (cover letter) của ngân hàng nước ngoài. Kiểm tra BCT: Cơ sở kiểm tra: L/C do Sacombank phát hành UCP theo qui định trong L/C Thông báo BCT đã về cho khách hàng bằng phương tiện nhanh nhất trong vòng 24h để khách hàng chuẩn bị nguồn thanh toán `Cập nhật dữ liệu chứng từ về vào Smartbank để theo dõi ngày đến hạn thanh toán và cập nhật lên bìa hồ sơ 2 chi tiết chính: ngày chứng từ về, trị giá BCT Nếu BCT hợp lệ, yêu cầu khách hàng nộp tiền thanh toán và trao toàn bộ BCT gốc cho khách hàng (trừ Cover Letter gốc). Nếu BCT bất hợp lệ, chuyển lên hội sở bản gốc Cover Letter, bản sao Hối Phiếu, Invoice, B/L và các chứng từ khác có bất hợp lệ Xử lý chứng từ BHL: Gửi thông báo BHL: Soạn điện thông báo BHL trên Smartbank, in điện trình KSVCN/TPCN kiểm tra và trình tiếp GĐCN ký và duyệt trên Smartbank. Gửi thông báo cho phòng TTQT: ngày Fax thông báo BHL cho P.TTQT chậm nhất 16h ngày làm việc thứ 5 kể từ ngày chứng từ đến chi nhánh, ghi rõ các điểm sai biệt. Thông báo cho khách hàng, chi nhánh chỉ được thông báo các BHL cho khách hàng bằng văn bản sau khi đã thống nhất với P.TTQT. P.TTQT tiếp nhận hồ sơ từ chi nhánh và kiểm tra hồ sơ Trình lãnh đạo phòng ký Duyệt điện trên Smartbank chuyển vào Swift Duyệt Swift bước 1, bước 2, bước 3 Kết nối Swift, chuyển điện ra nước ngoài. Chuyển điện về chi nhánh, chí nhánh in điện giao cho khách hàng Gia hạn thanh toán: Việc gia hạn thanh toán phải được hoàn tất trước ngày đáo hạn L/C Nhận văn bản của KH Thực hiện các bước trên Smartbank, soạn điện đề nghị nước ngoài gia hạn thanh toán. Trình KSVCN/TPCN có ý kiến và trình tiếp GĐCN ký bản thảo và duyệt điện trên Smartbank chuyển về hội sở. TTVHS duyệt điện trên Smartbank trình KSVHS/TPHS ký Duyệt điện Smartbank qua Swift. Kết nối chuyển điện ra nước ngoài và chuyển điện về chi nhánh Chi nhánh thông báo cho khách hàng kết quả khi nhận điện của hội sở. Cập nhật ngày thanh tóan mới nếu được gia hạn Giảm giá trị thanh toán: Thực hiện giống như gia hạn thanh toán trừ trường hợp ngân hàng chuyển chứng từ chủ động gởi điện đồng ý giảm giá trị thanh toán. Hoàn trả BCT: Việc từ chối thanh toán và việc hoàn trả BCT chỉ được thực hiện khi có văn bản chính thức của khách hàng với điều kiện: BCT bất hợp lệ Có điện yêu cầu ngân hàng hoàn trả chứng từ Xác định thương vụ có tích chất lừa đảo Nhận văn bản của KH, lập phiếu đề nghị, trình KSVCN/TPCN và GĐCN ký rồi chuyển BCT và 2 văn bản này lên P.TTQT. TTVHS bảo quản toàn bộ BCT nghiêm ngặt Lập Cover Letter hoàn trả BCT khi nhận diện có mật mã đồng ý thu hồi lại BCT của ngân hàng chuyển BCT, trình KSVHS/TPHS và ban TGĐ ký. Photo toàn bộ bản gốc BCT lưu hồ sơ Chi nhánh thu phí phát sinh Cập nhật phát sinh vào chương trình Smartbank và bìa hồ sơ. Ký hậu vận tải đơn/ phát hành thư bảo lãnh nhận hàng: Chi nhánh chỉ được ký hậu vận tải đơn cho KH khi họ đã hoàn thành nghĩa vụ với ngân hàng (nộp đủ tiền thanh toán, hoàn tất thủ tục cầm cố, thế chấp và quản chấp hàng hóa-nếu có yêu cầu tài trợ). Trích chuyển tiền tập trung thanh toán vào tài khoản ký quỹ hoặc phong tỏa phần tiền chờ thanh toán nếu BCT chưa về đến nhằm tránh tình trạng tài khoản không đủ số dư thanh toán. Giao vận đơn và BCT bản chính cho KH ký nhận Lưu bản sao vận đơn đã được GĐCN ký hậu vào hồ sơ L/C Quy trình thanh toán L/C Lập phiếu thanh toán Soạn điện thanh toán Kiểm soát và ký duyệt Chuyển hồ sơ lên P. TTTM Duyệt và chuyển điện lên hội sở In điện trả về từ hội sở Giao bản điện thanh toán, chuyển khoản cho khách hàng Tách chứng từ giao kế toán,, lưu hồ sơ Ký quỹ bổ sung L/C trả ngay BCT hợp lệ: phải thanh toán trong vòng 7 ngày làm việc(đp61i với UCP 500) và 5 ngày (đối với UCP 600) từ ngày nhận chứng từ. BCT có BHL: khi thanh toán phải phiếu đề nghị ký hậu vận đơn đã có chữ ký xác nhận của GĐCN. GDVCN cho khách hàng ký quỹ bổ sung và, xuất ngoại bảng,lập phiếu thanh toán theo mẫu 02-TTQT. GDVTK xác nhận số dư hạch toán. Tiến hành soạn điện MT202, MT576, MT999(nếu có) trên chương trình Smartbank, in điện trình ký kiểm soát ở các bước 1 và 3 qua KSCVN/TPCN, trình tiếp toàn bộ hồ sơ và B/L (ký hậu) cho GDCN. Duyệt điện chuyển lên hội sở đồng thời chuyển bản thảo điện, phiếu thanh toán có chữ ký GĐCN và phiếu chuyển khoản về hội sở. Hội sở căn cứ vào điện MT202 chỉnh sửa cho đúng ký thuật thanh toán, duyệt điện Smartbank vào Swift và chuyển điện ra nước ngoài. Sau đó chuyển điện đã duyệt về cho chi nhánh. Cập nhật và mở bìa lưu hồ sơ. Chi nhánh nhận điện từ hội sở, in điện, giao điện cho khách hàng, tách chứng từ giao kế toán và lưu hồ sơ. L/C trả chậm: Sau khi nhận hối phiếu đã được khách hàng ký chấp nhận thanh toán, chi nhánh chuyển phiếu đề nghị đi điện chấp nhận thanh toán lên hội sở, đến ngày đáo hạn mới thực hện thanh toán như trên. L/C xác nhận: Việc phát hành, tu chỉnh, thanh toán sẽ được xử lý theo từng trường hợp tùy theo yêu cầu cụ thể của khách hàng và của ngân hàng xác nhận. Quy trình hủy L/C Hủy L/C còn hiệu lực Điều kiện: L/C không hủy ngang chỉ được hủy khi có sự đồng ý của các bên tham gia. Chỉ được thực hiện yêu cầu hủy L/C của KH khi BCT chưa được xuất trình hoặc đã thanh toán hết các BCT đã xuất trình. Người mở yêu cầu hủy L/C: GDVCN tiếp nhận, kiểm tra điều kiện hủy. Tiến hành các bước trên smartbank, soạn điện hủy L/C gửi đến ngân hàng người thụ hưởng yêu cầu họ thông báo đến cho người thụ hưởng và điện xác nhận lại cho Sacombank. Trình KSVCN/TPCN kiểm soát và trình tiếp GĐCN duyệt. Chuyển bản thảo và truyền điện lên P.TTQT P.TTQT kiểm tra và duyệt điện theo nội dung bản thảo rồi kết nối chuyển điện ra nước ngoài. Sau khi nhận được điện trả lời từ nước ngoài xác nhận người thụ hưởng đồng ý hủy L/C. P.TTQT giao điện cho chi nhánh. GDVCN tiến hành giải tỏa tiền ký quỹ cho KH, đồng thời thu các phí phát sinh, xuất ngoại bảng và đóng hồ sơ. Ngân hàng thông báo yêu cầu hủy L/C: GDVCN nhận điện từ P.TTQT, thông báo ngay cho người mở L/C và đề nghị trả lời bằng văn bản. Sau khi nhận được văn bản trả lời từ KH, nếu ngân hàng nước ngoài yêu cầu, chi nhánh phải soạn điện phúc đáp, trình KSVCN/TPCN ký, rồi chuyển bản thảo và file điện lên P.TTQT để gửi ngân hàng nước ngoài. TTVHS kiểm tra nội dung bản thảo điện, trình ký KSVHS+TPHS. Tiến hành duyệt điện Smartbank và đẩy điện ra nước ngoài qua Swift. Nếu L/C được hủy, GDVCN tiến hành giải tỏa tiền ký quỹ cho KH đồng thời thu các phí phát sinh, xuất ngoại bảng và đóng hồ sơ. Hủy L/C đã hết hạn hiệu lực GDVCN tiến hành giải tỏa ký quỹ cho KH đồng thời thu các phí phát sinh, xuất ngoại bảng và thông báo cho hội sở đóng hồ sơ với điều kiện. L/C đã hết hạn hiệu lực sau 15 ngày, KH phải yêu cầu hủy bằng văn bản. L/C hết hạn hiệu lực chưa đến 15 ngày, KH phải cam kết đảm bảo thanh toán nếu sau khi rút tiền ký quỹ, có chứng từ gửi đến phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C. Trường hợp L/C hết hạn hiệu lực 3 tháng trở lên và không nhận được văn bản đề nghị của KH. Chi nhánh lập văn bản thông báo cho KH, đề nghị KH có ý kiến về việc đóng hồ sơ. Nếu KH đồng ý đóng hồ sơ, GDVCN thu phí, xuất ngoại bảng đồng thời thông báo cho Hội sở. Đánh giá quy trình thực hiện: Thuận lợi: Quy trình thực hiện phương thức thanh toán chứng từ nhập khẩu của Sacombank được chuẩn hóa theo một mô hình và tiêu chuẩn hợp lý từ giai đoạn phát hành L/C cho đến giai đoạn kết thúc. Thời gian phát hành một L/C cho khách hàng nhanh chóng, thủ tục đơn giản. Mỗi giai đoạn của một quy trình luôn luôn được thực hiện qua hai bước kiểm duyệt từ cấp chi nhánh và một bước kiểm duyệt từ hội sở để đảm bảo độ chính xác và hạn chế rủi ro cho cả phía khách hàng lẫn ngân hàng Sacombank. Sử dụng hệ thống xử lý Smartbank online trên toàn hệ thống, giao diện thân thiện, dễ sử dụng, luôn luôn cập nhật kịp thời số dư tài khoản của khách hàng để đảm bảo thanh toán kịp thời cho các khách hàng. Trình độ nhân viên giao dịch cao,làm việc chuyên nghiệp. trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ chính xác và nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng là các doanh nghiệp nhậu khẩu. Việc thanh toán phí được thực hiện theo từng giai đoạn rõ ràng cho khách háng dể hiểu và thuận tiện cho việc kiểm toán về sau. Việc lưu hồ sơ khách hàng được phân chia nhằm quản lý những khách hàng giao dịch thường xuyên và khách hàng mới để có những chính sách cũng như ưu đãi đối với từng loại khách hàng. Hạn chế: Hệ thống xử lý Smartbank vẫn còn nhiều bất cập, thường xuyên xảy ra tình trạng treo hệ thống, quá trình tạo báo cáo mất nhiều thời gian dẫn đến công tác thực hiện của các giao dịch viên bị chậm trễ, mất thời gian chờ đợi của khách hàng. Chưa áp dụng tiêu chuẩn chất lượng ISO Việc trình ký nhiều lần cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tiến độ thực hiện bị gián đoạn. Chứng từ kế toán còn nhiều loại. Tình hình hoạt động của phòng TTQT qua các năm Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, tuy không giống ngân hàng ngoại thương (Vietcombank) có bề dày kinh nghiệm và mạng lưới khách hàng xuất nhập khẩu rộng lớn, nhưng được sự quan tâm của ban lãnh đạo ngân hàng, cùng với sự vươn lên của bản thân, hoạt động TTQT của Sacombank cũng như dịch vụ thanh toán bằng L/C nhập khẩu đã từng bước trưởng thành và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường TTQT Việt Nam vô cùng sôi động và cạnh tranh quyết liệt. Tình hình xuất nhập khẩu trong những thời gian qua: (tốc độ tăng trưởng so với năm trước) Đơn vị: tỷ USD Kim ngạch XNK Tốc độ tăng trưởng Xuất khẩu Tốc độ tăng trưởng Nhập khẩu Tốc độ tăng trưởng 2005 69.42 18.8% 32.44 22.4% 36.98 15.7% 2006 84.7 22% 39.8 22.8% 44.9 21.4% 2007 111.2 31.3% 48.5 21.9% 62.7 40% (Tổng cục hải quan www.gso.gov.vn) Trong 3 năm vừa qua, kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng, đặc biệt trong năm 2007, với việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 111.2 tỷ USD đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay với 31.3%, trong đó nhập khẩu luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhâp khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu tăng gần 40% so với năm 2006. Việc mới tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, hợp tác với nhiều đối tác mới nước ngoài thì việc thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ là phổ biến nhất. Việc tốc độ tăng trưởng hàng nhập khẩu tăng đồng nghĩa với việc thanh toán với đối tác nước ngoài là khá lớn. Do đó đây vừa là một cơ hội cho bộ phận thanh toán quốc tế vừa là một áp lực cho ngân hàng Sacombank nói riêng và hệ thống các ngân hàng nói chung. Những kết quả tích cực: Doanh số TTQT (Đơn vị: tỷ USD) 2005 2006 2007 Tổng DT TTQT 1.52 1.92 3.1 Tăng trưởng 25% 26% 60% ( Báo cáo thường niên Sacombank 2005, 2006, 2007) Doanh số của Sacombank trong lĩnh vực hoạt động thanh toán quốc tế tăng đều qua các năm. Trong năm 2007 doanh số từ hoạt động này đạt gần 3.1 tỷ USD, tăng gần 60% so với năm 2006. Cùng với sự tăng trưởng của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước ta, sự gia tăng doanh số của phòng TTQT , đặc biệt trong năm 2007 doanh số TTQT tăng đến gần 60% cho thấy Sacombank đã có được tầm nhìn xa, biết nắm lấy thời cơ, cơ hội của sự kiện Việt Nam gia nhập WTO và có những chiến lược phát triển đúng đắn, những chính sách tài trợ thương mại hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và đã lôi kéo được nhiều khách hàng về Ngân hàng. Doanh số tăng đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng và giá trị thanh toán ngày càng lớn, đây là một thành tựu đáng khích lệ. Cùng với việc đạt được doanh số TTQT cao, tính từ đầu năm 2007, đã 4 lần Sacombank nhận giải thưởng lớn về thanh toán quốc tế từ các ngân hàng danh tiếng trên thế giới gồm: HSBC, Wachovia, Standard Chartered và American Express. Tổng số tiền của thư tín dụng quy đổi VND còn hiệu lực cho đến cuối năm: (ĐVT: triệu VND) Năm 2005 2006 2007 L/C trả ngay 1. 119.224 2.103.415 5.873.117 L/C trả chậm 83.389 119.213 265.046 (Báo cáo thường niên Sacombank 2005, 2006, 2007) Cho đến cuối năm 2007 vừa qua , tổng số dư thanh toán toán bằng LC trả ngay quy đổi còn hiệu lực lên đến con số 5.873.117 triệu VND, trong khi L/C trả chậm chỉ đạt 265.046 triệu VND, sự chênh lệch này cho thấy việc thanh toán bằng L/C trả ngay chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá tri thanh toán bằng L/C, con số này còn nói lên hoạt động phương thức thanh toán bằng L/C chiếm một tỷ trọng khá lớn trong hoạt động TTQT nói chung của Sacombank Tổng giá trị quy đổi của dịch vụ thanh toán bằng L/C tăng đều qua các năm, đặc biệt việc tăng nhanh từ con số 2.103.415 triệu VND lên đến 5.873.117 triệu VND trong một năm cho thấy hoạt động thanh toán bằng LC của Sacombank chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong các phương thức thanh toán như D/P, D/A, TTR và đã đạt được một kết quả khả quan nhất định, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt của các hệ thống ngân hàng với nhau. Mạng lưới đại lý ngân hàng ngày càng được mở rộng: Năm 2005 2006 2007 Số đại lý 6500 8900 9700 (Báo cáo thường niên Sacombank 2007) Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp mở rộng quan hệ mua bán với nhiều đối tác nước ngoài trên thế giới. nắm bắt được cơ hội đó cùng với việc thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đại lý trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, từ năm 2005 đến nay, Sacombank không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài. Số lượng ngân hàng đại lý và số nước thiết lập quan hệ đại lý với Sacombank ngày càng nhiều. Từ chỗ hoàn toàn không có quan hệ với nước ngoài trong những năm đầu, đến năm 2007, Sacombank đã có hơn 9700 đại lý thuộc 250 ngân hàng tại 91 quốc gia trên toàn thế giới. Thương hiệu của Sacombank ngày càng được nâng cao: Cùng với việc thiết lập nhiều mối quan hệ đại lý với các ngân hàng lớn trên thế giới, Sacombank đang ngày càng khẳng định mình trên con đường hội nhập quốc tế, ngày càng được nhiều đối tác lớn nước ngoài biết đến, đó cũng là một trong những tiền đề giúp cho Sacombank ngày càng phát triển vững mạnh hệ thống TTQT. Đối với một nước có truyền thống nhập khẩu lớn như Việt Nam thì việc chọn một ngân hàng có nhiều đại lý trên thế giới là một ưu tiên hàng đầu của các doanh nhiệp nhập khẩu, giúp họ hạn chế tối đa về mặt chi phí khi không phải thông qua nhiều trung gian ngân hàng khác. Và Sacombank được biết đến như là một trong những ngân hàng có mạng lưới đại lý rộng khắp Việc xây dựng hoàn thành Trung tâm dữ liệu lớn nhất trong hệ thống ngân hàng đầu năm 2008 vừa qua cũng là một thành tựu to lớn góp phần vào việc phát triển hệ thống TTQT nói riêng và toàn bộ hệ thống xử lý giao dịch của Sacombank nói chung. Những mặt hạn chế: Bên cạnh những kết quả khả quan thì hoạt động TTQT của Sacombank cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên đến 111.2 tỷ USD trong năm 2007, mà doanh số thanh toán quốc tế của Sacombank chỉ đạt được 3.1 tỷ USD, chiếm chưa đến 3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, trong khi đó, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank đạt 26.32 tỷ USD, chiếm hơn 23% mặc cho sự cạnh tranh khốc liệt về tỷ giá, lãi suất chiết khấu; phí thanh toán, thủ tục thanh toán; dịch vụ chăm sóc, phục vụ khách hàng v.v ..Điều này cho thấy hoạt động TTQT của Sacombank chỉ chiếm một thị phần nhỏ trong toàn hệ thống ngân hàng chưa xứng đáng với quy mô cũng như mạng lưới hoạt động của Sacombank. Xét trên phạm vi toàn quốc, thị phần TTQT nói chung và thị phần thanh toán hàng nhập nói riêng của Sacombank không thực sự cạnh tranh lắm. Sacombank chưa áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, chưa tạo được lòng tin tuyệt đối từ phía khách hàng. Phí dịch vụ chưa mang tính cạnh tranh cao (phí ký hậu vận đơn tại Sacombank là 5 USD, trong khi tại ACB chỉ có 2 USD) Dịch vụ thanh toán quốc tế tại Sacombank chưa mang tính cạnh tranh cao, chưa có tiêu chí phân loại khách hàng rõ ràng để có những ưu đãi cho từng đối tượng khách hàng cụ thể, điều này có thể làm giảm mức tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng Chưa xây dựng cơ sở đánh giá năng lực làm việc của nhân viên thực sự cụ thể, nên không có tác dụng kích thích nhân viên phấn đấu hơn trong công việc. Sự cạnh tranh về doanh số so với các ngân hàng khác trong hệ thống chưa cao: VCB có doanh số thanh toán xuất nhập khẩu lớn nhất với khách hàng là các doanh nghiệp xuất khẩu lớn, Ngân hàng Đông Á đứng đầu về doanh số chi trả kiều hối và có nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phát triển; ACB với chiến lược marketing rất chuyên nghiệp. Công nghệ ngân hàng chưa cao: hiện nay Sacombank sử dụng chương trình Smartbank do FPT cung cấp để quản lý và xử lý các giao dịch phát sinh hàng ngày. Chương trình Smartbank vẫn còn nhiều bất cập khi số lượng truy cập hệ thống cùng lúc lớn , trong khi đó ACB và EAB đã có những hệ thống xử lý giao dịch có khả năng xử lý lớn hơn (ACB sử dụng chương trình TCBS, còn EAB sử dụng chương trình Flexcube như giải pháp ngân hàng lõi) Phần 4: Giải Pháp Và Đề Xuất Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Nói Riêng Và Hoạt Động TTQT Nói Chung Tại Sacombank Mục đích việc đưa ra các giải pháp Với mục tiêu chiến lược là quyết tâm xây dựng và phát triển Sacombank trở thành một Ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng đạt mức tiên tiến trong khu vực, được biết đến với chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt và phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Với định hướng như vậy, Sacombank cần phải nổ lực hoàn thiện mình từng trong từ khâu, từng lĩnh vực để có thể thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng, kể cả khách hàng khó tính nhất, tạo cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối, có lòng tin vào dịch vụ mà Sacombank cung cấp. Đặc biệt trong lĩnh vực TTQT, một trong những mũi nhọn đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng Giải pháp về quy trình thanh toán bằng L/C nhập khẩu Quy trình thanh toán cần luôn luôn được cập nhật, bổ sung, sửa đổi trực tiếp từ các qui trình thực tế của các giao dịch viên, cũng như từ những thay đổi về các điều lệ và quy định của ICC cho phù hợp với quy trình thanh toán của thế giới. Cần nâng cấp và cải tiến phần mềm quản lý Smartbank, tránh tình trạng hệ thống thường xuyên bị treo làm chậm tiến độ thực hiện. Nên áp dụng theo một tiêu chuẩn thanh toán quốc tế để tạo và nâng cao niềm tin cũng như sự tin tưởng của khách hàng. Có những chính sách ưu đãi dành cho những khách hàng lớn và thường xuyên thanh toán bằng thư tín dụng thông qua hệ thống ngân hàng. Bộ phận TTQT cần giữ quan hệ chặt chặt chẽ và mật thiết với bộ phận tín dụng để luôn luôn cập nhật và bổ sung hồ sơ của khách hàng một cách thường xuyên. Hạn chế và giảm thiểu những chứng từ kế toán không cần thiết hoặc kết hợp chung để giảm tính phức tạp, tiết kiệm thời gian nhân viên giao dịch làm thay công việc kế toán. Đặc điểm kinh doanh của Sacombank trong hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động nhập khẩu chiếm một tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với hoạt động xuất khẩu, do đó gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối nguồn ngoại tệ.. Vì vậy Ngân hàng cần có những chính sách, chương trình phù hợp để thu hút khách hàng có nguồn thu ngoại tệ lớn nhằm tái tạo và cân bằng nguồn ngoại tệ. Nhu cầu nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, đa số thanh toán bằng vốn vay. Do đó khi sử dụng hết hạn mức vay tại ngân hàng này, khách hàng sẽ tìm đến một ngân hàng khác xin cấp một hạn mức tín dụng khác để nhập khẩu, đó cũng là tình trang chung hiện nay của các doanh nghiệp nhập khẩu. Vì vậy Sacombank cần có những chính sách ưu đãi về hạn mức tín dụng đối với những khách hàng lớn và tiềm năng, thường xuyên giao dịch với ngân hàng. Để thực hiện tốt việc này, phòng TTQT cần kết hợp với phòng tín dụng, cán bộ tín dụng cần làm tốt công tác thẩm định dự án, quản lý tài sản đảm bảo đánh giá chính xác năng lực tài chính doanh nghiệp, xếp loại chất lượng tín dụng cho từng khách hàng, trên cơ sở đó xây dựng những hạn mức mở L/C, hạn mức chiết khấu bộ chứng từ. Xác lập những chi nhánh Ngân hàng hoạt động tốt, có doanh số cao để nâng cao hạn mức mở L/C cấp chi nhánh, tạo điều kiện cho việc thanh toán nhanh chóng, tiện lợi. Vì thanh toán bằng L/C nhập khẩu là một trong những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Sacombank trong hoạt động thanh toán quốc tế, do đó cần tăng cường các công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động, quy trình một cách thường xuyên nhằm đản bảo thực hiện đúng quy trình, pháp luật, phù hợp thông lệ quốc tế, nhanh chóng phát hiện ra sai sót để xử lý kịp thời. Giải pháp về hoạt động TTQT tại Sacombank: SWOT O Việt Nam là thành viên tổ chức WTO. Tổng giá trị kim ngạch XNK Việt Nam lớn. Chính sách XNK ngày càng thông thoáng. T Nhiều ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang thâm nhập vào VN. Cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng trong nước. S Có hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới. Mạng lưới hoạt động rộng lớn. Trình độ NV TTQT cao S1/O1 S3/O2, O3 S2, S3/ T1, T2 W Chiến lược Marketing còn yếu. Hệ thống phần mềm giao dịch còn nhiều vấn đề W1/O1,O2 W1/T1,T2 Kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu của Sacombank với các cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài, có thể đưa ra một số giải pháp sau: Kết hợp S/O Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO trong năm vừa qua là một cơn hội lớn cho các tổ chức tài chính nói chung và Sacombank nói riêng, tranh thủ sự kiện đó Sacombank cần kết hợp những điểm mạnh của mình như thiết lập thêm nhiều quan hệ đại lý với các ngân hàng có uy tín trên thế giới. việc mở rộng quan hệ đại lý sẽ cho ta học hỏi được phong cách làm việc và các phương thức TTQT hiện đại của các ngân hàng lớn trên thế giới. Từng bước thâm nhập vào thị trường tài chính tiền tệ thế giới bằng cách mở các văn phòng đai diện tại nước ngoài, mà việc thành lập văn phòng đại diện tại Trung Quốc trong năm vừa qua là một bước khởi đầu. Luôn luôn nâng cao kiến thức chuyên môn và thực tiễn cho nhân viên giao dịch TTQT cho phù hợp với tiến độ phát triển của thế giới. Kết hợp S/T Đi cùng với những cơ hội to lớn khi Việt Nam gia nhập WTO là những thách thức và đe dọa không nhỏ. Với một hệ thống mạng lưới rộng lớn sẵn có, Sacombank cần tiếp tục mở rộng hệ thống chi nhánh trong cả nước, phù hợp với mục tiêu chiến lược là có mạng lưới hoạt động trải dài từ Bắc vào Nam, vừa tranh thủ được lộ trình thâm nhập vào Việt Nam của các tổ chức tài chính lớn trên thế giới để phát huy thế mạnh và chiếm một thị phần lớn, vừa nâng cao vị thế cạnh tranh của Sacombank đối với các ngân hàng trong nước. Việc mở rộng hệ thống chi nhánh sẽ tạo cơ hội cho Sacombank tiếp cận được nhiều hơn với các doanh nghiệp và hoạt động TTQT cũng sẽ được đẩy mạnh hơn. Kết hợp W/O, W/T Xây dựng chiến lược Marketing bài bản, chuyên nghiệp, quảng bá hình ảnh Sacombank không chỉ trong nước và khu vực mà còn mở rộng ra toàn thế giới. Kết hợp với những chương trình khuyến mãi để thu hút thêm nhiều khách hàng nhằm nâng cao thị phần TTQT của Sacombank so với các ngân hàng khác. Cần nâng cấp hệ thống phần mềm giao dịch, cải tiến quy trình làm việc cho chuyên nghiêp, phù hợp với trình độ chung của thế giới, nhăm nâng cao năng lực của Sacombank so với các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới khi họ thâm nhập vào Việt Nam. Đa dạng hóa sản phẩm dịch TTQT, tìm hiểu và phát triển những phương thức thanh toán còn mới ở Việt Nam. Giải pháp về quản lý đào tạo. Để hạn chế đa các rủi ro trong thanh toán bằng thư tín dụng nhập khẩu, các cán bộ phòng TTQT phải thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức về pháp luật quốc gia và quốc tế. Nắm vững các quy định quy chế có liên quan đến hoạt động thanh toán bằng chứng từ nhập khẩu của Ngân hàng nhà nước. Các giao dịch viên luôn nắm vững các quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán nhập khẩu, các thao tác xử lý và vai trò của mình trong từng giao dịch, thực hiện tuân thủ chặt chẽ các bước trong quy trình nghiệp vụ. Chủ động thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, phối hợp với các cơ quan tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ có liên quan đến TTQT, gửi cán bộ đi đào tạo nghiệp vụ tại các ngân hàng lớn trên thế giới. Tiêu chuẩn hóa các cán bộ làm công tác TTQT: bố trí các cán bộ đủ năng lực trình độ chuyên môn và ngoại ngữ phù hợp với công việc. Thường xuyên cập nhật những thông tin quốc tế nhằm tạo điều kiện cho cán bộ bắt kịp tình hình biến động của thế giới. Cần thiết lập cơ sở đánh giá năng lực làm việc của nhân viên một cách rõ ràng, cụ thể. Thanh toán quốc tế là một lĩnh vực khó có thể xác định những tiêu chí để đánh giá đúng năng lực của nhân viên, vì thế bộ phận nhân sự nên có những chỉ tiêu nhằm đánh giá khả năng làm việc của nhân viên. Có cơ chế chính sách khuyến khích bằng cách hình thức vật chất hoặc khen thưởng cho các cán bộ TTQT tự học để nâng cao trình độ phù hợp với cương vị được giao. Giải pháp về công nghệ. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng theo trình độ của một tập đoàn tài chính lớn trong khu vực., điều này không chỉ nâng cao chất lược dịch vụ TTQT tại Sacombank mà còn cung cấp cho ngân hàng một công cụ hữu hiệu để quản lý hoạt động TTQT trong toàn hệ thống. Việc xây dựng Trung tâm dữ liệu ở tỉnh Bình Dương vừa qua được xem như là bước đi đầu tiên trong việc hiện đại hóa công nghệ. Hiện đại hóa ngân hàng với sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế trong toàn hệ thống Sacombank. Phát triển và nâng cao các hệ thống, chế độ bảo mật các phòng ban, nâng cao mức độ chính xác an toàn, bảo mật trong giao dịch, hạn chế được nguy cơ bị xâm nhập hệ thống. Song song với việc hiện đại hóa công nghệ, Sacombank cần nghiên cứu, tìm hiểu và mở rộng các phương thức thanh tóan quốc tế để áp dụng tại Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình so với các các ngân hàng khác trong cùng khối. Giải pháp về Marketing Tìm hiểu hoạt động thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng lớn trên thế giới để học tập và cải tiến những điều mà Sacombank còn yếu kém trong nghiệp vụ và tổ chức quản lý. Tìm hiểu chiến lược cạnh tranh mà các Ngân hàng khác đang áp dụng để có chiến lược phù hợp-trước mắt là các Ngân hàng trong nước và dài lâu là những ngân hàng nước ngoài. Xây dựng một phòng quan hệ khách hàng hoàn chỉnh và hiệu quả, là cầu nối giữa Sacombank và khách hàng. Cán bộ là TTQT luôn bận rộn với việc giải quyết những nghiệp vụ phát sinh hàng ngày nên không có nhiều thời gian hướng dẫn và tìm hiểu tâm tư khách hàng. Trong khi đó vẫn có rất nhiều khách hàng cần được hướng dẫn và giúp đỡ ở mức độ khác nhau. Do đó phòng quan hệ khách hàng đóng vai trò khá quan trọng trong việc tìm hiểu và tìm kiếm khách hàng. Xây dựng lại biểu phí hợp lý mang tính cạnh tranh cao Cần phải lưu ý đến vai trò của các dịch vụ bổ sung trong chính sách sản phẩm của mình. Những dịch vụ cộng thêm này không nhằm mục đích sinh lời cho ngân hàng, nhưng trong trong điều kiện môi trường cạnh tranh như ngày nay, chúng sẽ giúp ngân hàng duy trì được lượng khách hàng hiện hữu, làm tăng sự trung thành của họ và thu hút thêm khách hàng mới. Với việc thực hiện những dịch vụ bổ sung có hiệu quả sẽ là một lợi thế cạnh tranh của ngân hàng so với các đối thủ trên thị trường. Từ việc tiếp xúc với khách hàng thường xuyên, phòng quan hệ khách hàng sẽ có được những thông tin phản hồi tốt nhất từ khách hàng để tham mưu cho ban lãnh đạo và phòng TTQT để có những chính sách khách hàng hợp lý, tăng khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng về dịch vụ TTQT của Sacombank. Xây dựng một chiến lược Marketing bài bản và chuyên nghiệp, góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu Sacombank trong khu vực và quốc tế. Cần áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, vì ISO 9000 là một trong các tiêu chuẩn thương mại quan trọng và như một chứng chỉ để tham gia vào thị trường quốc tế và đặc biệt quản lý hướng vào khách hàng, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Những ngân hàng không có được chứng nhận ISO, sức cạnh tranh kém và sẽ chịu nhiều thua thiệt Từng bước thiết lập quan hệ và mở các văn phòng đại diện tại các nước trong khu vực để tìm hiểu và thâm nhập vào thị trường tài chính tiền tệ thế giới, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và góp phần thúc đẩy Sacombank trở thành một tập đoàn tài chính lớn. Giải pháp về việc lựa chọn và phát triển các ngân hàng đại lý Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động TTQT, củng cố mối quan hệ đối ngoại vốn có với các ngân hàng đại lý nước ngoài. Tiếp tục mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý với các ngân hàng nước ngoài theo định hướng lựa chọn các ngân hàng, các đối tác nước ngoài có uy tín, phù hợp trong từng lĩnh vực để xây dựng các mối quan hệ ngân hàng đại lý chặt chẽ. Những thuận lợi của việc sử dụng mối quan hệ với các ngân hàng đại lý là chi phí thâm nhập thị trường nước ngoài thấp, học hỏi được những kinh nghiệm cũng như công nghệ của họ. Việc mở rộng quan hệ đại lý còn là một trong những yếu tố giúp lôi kéo khách hàng về Sacombank do chi phí thanh toán và trung gian cho việc thanh toán nước ngoài thấp hơn so với một ngân hàng trong nước không có quan hệ đại lý với nước ngoài. Định kỳ đánh giá, cập nhật thông tin về ngân hàng đại lý để có sự điều chỉnh quan hệ đại lý phù hợp với tình hình vận động của thế giới. Đánh giá uy tín của các ngân hàng nước ngoài theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm lực chọn những ngân hàng đại lý có uy tín cao trên thị trường quốc tế. việc đánh giá này phải dựa vào những tài liệu của các tổ chức quốc tế có uy tín,có độ tin cậy cao. Một số tiêu chí đánh giá uy tín của các ngân hàng đại lý: Môi trường kinh tế toàn cầu Những thành tựu đạt được. Uy tín, thương hiệu Phần 5: Một Số Kiến Nghị Một số kiến nghị với Nhà nước: Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động TTQT và kinh doanh tiền tệ đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ, minh bạch, phù hợp với các thông lệ quốc tế. Ban hành các chính sách và cơ chế thích hợp vừa phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết của WTO trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng vừa bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước trước sự tham gia ngày càng rộng lớn của các tập đoàn tài chính lớn nước ngoài. Ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các ngân hàng trong việc đầu tư nhằm hiện đại hóa ngân hàng. Công tác xúc tiến thương mại cần được củng cố và duy trì thường xuyên, thông qua các tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, giới thiệu các ngân hàng trong nước đến nước ngoài, đồng thời cung cấp các thông tin về các ngân hàng nước ngoài cho các ngân hàng trong nước. Ngoài ra, Hệ thống số liệu và dữ liệu thông tin chuyên ngành, trực tiếp phục vụ công tác dự báo kinh tế chưa có tính thống nhất. Hiện tại. các thông tin kinh tế thường của Việt Nam bị phân tán và thiếu chuẩn hóa thống nhất giữa các nguồn và đơn vị quản lý. Cần phải khắc phục và hoàn thiện Nhà nước cần có những chính sách quản lý, dự báo hợp lý để vận hành tốt thị trường tiền tệ nói riêng và nền kinh tế nói chung, tránh tình trạng xảy ra lạm phát cao như năm nay, ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nước. Một số kiến nghị với Ngân hàng trung ương Trên cơ sở hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành, Ngân hàng nhà nước cần phải có các văn bản dưới luật hướng dẫn các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Cần phải có văn bản quy định mối quan hệ về nghĩa vụ, trách nhiệm quyền lợi của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các ngân hàng tham gia sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C trên cơ sở luật quốc gia Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi cung cấp các loại ngoại tệ nhằm giải quyết các mối quan hệ ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Vì vậy việc hoàn thiện và phát triển thì trường này của ngân hàng nhà nước Việt Nam vừa là một trong những điều kiện quan trọng để các ngân hàng thương mại mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh vừa là cơ sở cho việc hình thành thị trường hối đoái hoàn chỉnh ở Việt Nam . Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thực tế. Ngân hàng nhà nước cần nâng cao dự trữ ngoại tệ tương ứng với nhịp độ phát triển của kim ngạch xuất nhập khẩu, xác định cơ cấu dự trữ trên cơ sở đa dạng hóa rổ ngoại tệ mạnh, không nên neo giữ đồng VND và USD trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ có nhiều biến động lớn. Cần phải có tầm nhìn chiến lược dài hạn về thị trường tài chính tiền tệ quốc tế cũng như trong nước, tránh tình trạng như năm vừa qua việc Ngân hàng nhà nước yêu cầu các Ngân hàng TMCP mua tín phiếu bắt buộc làm ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt động của các Ngân hàng kéo theo hậu quả là việc tài trợ thương mại bị giảm sút vì các Ngân hàng TMCP không đủ nguồn vốn cho vay. Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước còn cần phải có những quy định về các phương thức thanh toán quốc tế hiện đại như Factoring, Forfeighting (Factoring và Forfeiting cũng gần gần giống nhau nghĩa là đều là dạng tài trợ những khoản phải thu nhưng Factoring dành cho những khoản tài trợ ngắn hạn còn Forfeiting dành cho những khoản trung và dài hạn và withour recourse.), Packing Credit (tài trợ pre shipment), Bill Purchase…vốn đã rất phổ biến trên thế giới nhưng lại là một dịch vụ còn rất mới ở Việt Nam.. Không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm tín dụng Ngân hàng nhà nước (CIC) Một số kiến nghị với Sacombank., Về việc xây dựng lại biểu phí hợp lý mang tính cạnh tranh hơn: những phí còn thấp so với các ngân hàng khác thì nên tăng lên nhằm tăng doanh thu , chẳng hạn việc tính phí cho một BCT có BHL chỉ là 40$ trong khi các ngân hàng quốc tế khác phí bất hợp lệ cao hơn nhiều. Cần nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn về sản phẩm của Ngân hàng cho nhân viên quan hệ khách hàng nói riêng và toàn bộ nhân viên Ngân hàng nói chung, tránh tình trạng khi khách hàng cần tư vấn thì nhân viên không đủ nghiệp vụ và chuyên môn, làm khách hàng phàn nàn. Cần xây dựng một hệ thống tuyển dụng nhân sự bài bản, chuyên nghiệp, đưa ra được những nhu cầu, tiêu chỉ tuyển dụng rõ ràng. Tránh tình trạng tuyển dụng không mục đích làm gia tăng chi phí. Cần học hỏi những kiến thức từ các ngân hàng khác trong cùng hệ thống ngành. Nên áp dụng một hệ thống đo lường tiêu chuẩn nhất định để chuẩn hóa quy trình hoạt động của hệ thống ngân hàng Sacombank nói chung và phòng thanh toán quốc tế nói riêng vừa nhằm nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, vừa tạo được uy tín, niềm tin nơi khách hàng. Cũng như việc tuyển dụng nhân sự, Sacombank cần có một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá ngân hàng đại lý nhằm mở rộng những đại lý nước ngoài có uy tín và chấm dứt quan hệ những đại lý hoạt động không hiệu quả. Vì phòng TTQT và phòng kinh doanh ngoại tệ có quan hệ mật thiết với nhau, do đó phòng kinh doanh ngoại tệ cần phải có những chích sách và chiến lược kinh doanh đúng đắn và phù hợp nhằm hạn chế việc không đủ nguồn ngoại tệ cho việc tài trợ thương mại, dẫn đến việc khách hàng sẽ tìm kiếm một ngân hàng khác. Phát triển đa dạng các loại hình thanh toán quốc tế nhăm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. MỤC LỤC Phần 1: Cơ Sở Lý Luận Về Thanh Toán Quốc Tế 1 I) Khái quát chung: 1 II) Một số phương thức thanh toán quốc tế 1 1) Phương thức chuyển tiền: (Remittance-Remise) 1 2) Phương thức ghi sổ (Open account-Compte Ouvert) 2 3) Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment-Encaissement) 2 a) Nhờ thu trơn (Clean Collection): 3 b) Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): 4 III) Phương thức tín dụng chứng từ: 4 1) Sơ lược về ICC-UCP 500 5 2) Khái niệm về tín dụng chứng từ 7 3) Nội dung thư tín dụng (L/C): 8 4) Các loại thư tín dụng chủ yếu là: 11 5) Quy trình phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 12 6) Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ. 13 Phần 2:Giới Thiệu Tổng Quan Về Ngân Hàng Thương Mại Cố Phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 16 I) Giới thiệu về ngân hàng Sacombank 16 II) Lịch sử hình thành và phát triển 17 III) Cơ cấu tổ chức 19 IV) Chức năng và nhiệm vụ: 20 V) Các sản phẩm của Sacombank 22 1) Cá nhân 22 a) Sản phẩm tiền vay 22 b) Tiền gửi : 22 c) Thẻ 23 d) Chuyển tiền 23 e) Khác: 23 2) Doanh nghiệp: 23 VI) Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank từ 2005-2007 24 1) Các chỉ số tài chính chủ yếu: (đơn vị: Tỷ đồng) 24 2) Tình hình tăng trưởng qua các năm 25 VII) Chiến lược phát triển dài hạn của Sacombank 27 Phần 3: Quy Trình Thanh Toán Bằng L/C Nhập Khẩu Tại Sacombank 29 I) Những thủ tục cần thiết khi mở L/C tại Sacombank. 29 II) Quy trình phương thức thanh toán bằng L/C nhập khẩu tại Sacombank 30 1) Quy trình phát hành L/C 30 2) Quy trình tu chỉnh L/C 33 3) Quy trình xử lý L/C 35 4) Quy trình thanh toán L/C 39 5) Quy trình hủy L/C 40 6) Đánh giá quy trình thực hiện: 42 III) Tình hình hoạt động của phòng TTQT qua các năm 43 1) Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua 43 2) Những kết quả tích cực: 44 3) Những mặt hạn chế: 47 Phần 4: Giải Pháp Và Đề Xuất Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Nói Riêng Và Hoạt Động TTQT Nói Chung Tại Sacombank 49 I) Mục đích việc đưa ra các giải pháp 49 II) Giải pháp về quy trình thanh toán bằng L/C nhập khẩu 49 III) Giải pháp về hoạt động TTQT tại Sacombank: 51 1) Giải pháp về quản lý đào tạo. 53 2) Giải pháp về công nghệ. 54 3) Giải pháp về Marketing 54 4) Giải pháp về việc lựa chọn và phát triển các ngân hàng đại lý 55 Phần 5: Một Số Kiến Nghị 57 I) Một số kiến nghị với Nhà nước: 57 II) Một số kiến nghị với Ngân hàng trung ương 58 III) Một số kiến nghị với Sacombank., 59

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1936.doc
Tài liệu liên quan