Việt Nam đang trên đà phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước.Do đó tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững là một vấn đề hết sức quan trọng cần được Nhà nước và toàn thể cộng đồng cùng tham gia.
Thực trạng môi trường đô thị hiện nay cho thấy chính quyền các cấp đã có rất nhiều chính sách và nỗ lực tích cực để xây dựng môi trường ngày càng trong sạch hơn, đặc biệt là trong công tác xử lý thu gom chất thải sinh hoạt.
Chuyên đề “ Giải pháp xã hội hoá công tác thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn Huyện Từ Liêm” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào nỗ lực chung của các nhà môi trường đô thị về cách thức thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và đặc biệt là công tác xã hội hoá dưới nhiều hình thức khác nhau, tất cả đều nhằm mục tiêu là nâng cao chât lượng môi trường đô thị nói riêng và môi trường nói chung.
75 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp xã hội hoá công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Từ Liêm – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thiện môi trường xã hội
Kế hoạch số 24/KH-UB của UBND thành phố Hà Nội về triển khai Đề án số 31 về cải thịên môi trường xã hội trong hai năm 2004 và 2005 của Thành uỷ
Nghị quyết số 08/2000/NQ-HĐ ngày 27/7/2000 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thông qua đề án thí điểm thực hiện XHH công tác thu gom, vận chuyển và xử lý một phần phế thải đô thị
Quyết định số 5466/QĐ-UB của UBND TP Hà Nôi về việc tổ chức thực hiện đề án thí điểm XHH công tác thu gom và một phần vận chuyển rác thải sinh hoạt trên điạ bàn Tphố Hà Nội.
Quyết định số 179/QĐ- GTĐT ngày 03/09/1999, Quyết định số 842/ QĐ-GTĐT ngày 10/05/1999, Bản duyệt ngày 14/11/2003, ngày 12/11/2003, Quyết đính số 132/QĐ- GTCC ngày 23/02/2003 của Sở Giao thông Công chính Hà Nội về việc phê duyệt các quy trình công nghệ phục vụ công tác duy trì VSMT thành phố Hà Nội.
Định mức dự toán chuyên ngành vệ sinh MTĐT ban hành kèm theo Quýêt định số 17/2001/ QĐ-BXD ngày 07/8/2001 của Bộ Xây Dựng.
Mục tiêu:
Đẩy mạnh công tác xã hội hoá Vệ sinh môi trường, đảm bảo thu gom,xử lý và vận chuyển tối đa lượng rác; Đáp ứng quá trình phát triển đô thị theo đúng chủ trương cải Thành phố, của Huyện.
Nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự chủ của các ngành, các cập, các tổ chức, đơn vị, các đơn vị dịch vụ Vệ sinh môi trường và của nhân dân
Đảm bảo tính ổn địn, bền vững đối vói công tác thu gom, xử lý và vận chuyển rác và hoạt động Vệ sinh môi trường của các đơn vị dịch vụ.
Phạm vi áp dụng
Địa bàn: Áp dụng trên phạm vi 16 xã. TT Huyện Từ Liêm.
Thơì gian: Từ năm 2006 đến năm 2008.
Nôi dung công việc: toàn bộ công tác thu gom, xử lý và vận chuyển rác thải sinh hoạt theo đúng qui trình, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
2.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘ CỦA HUYỆN TỪ LIÊM
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên:
2.2.1.1 Vị trí địa lý.
Từ Liêm là một huyện ven đô nằm ở phía Tây của thành phố Hà Nội, bao gồm 15 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 7532,7203 ha với tổng dân số là 282.623 người. Có toạ độ địa lý từ 105dộ42’10’’ đến 105độ48’00’’ kinh độ Đông và từ 21độ06’50’’ tới 21độ08’20’’ vĩ độ Bắc:
+ phía Bắc giáp huyện Đông Anh
+ phía Nam giáp thành phố Hà Đông- Tỉnh Hà Tây
+ phía Đông giáp quận Cầu Giấy, quận Tây Hồ và Quận Thanh Xuân
+ phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng- Tỉnh Hà Tây.
2.2.1.2. Địa hình địa chất
Huyện Từ Liêm nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Từ Liêm có địa hình tương đối bằng phẳng, hướng nghiêng theo chiều Tây Bắc- Đông Nam. Cao trung bình 6,0m- 6,5m.
Từ Liêm nằm trong khu vực khí hâu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều.
Lượng mưa trung bình nămg là 1.6000mm- 1.8000mm.
2.2..1.3 Hạ tầng kỹ thuật
- Từ Liêm là huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh, hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp đảm bảo đồng bộ, tốt đáp ứng nhu cầu đi lại, thoát nước tại các khu dân cư, các khu đô thị mới, các khu vực quy hoạch cho các công trình của trưng ương và Thành phố. Tuy nhiên còn một số tuyến đường của Thành Phố, Huyện chưa được nâng cấp gây ảnh hưởng tới giao thông, thoát nước chung của khu vực.
Đường trục thôn, đường liên thôn, liên xã, đường khu dân cư được Bê tong hoá hoặc nhựa hoá: 53,4 km
2.2.1.4 Kinh tế xã hội
Tổng dân số trên toàn huyện là 282.623 người, trong đó dân số thành thị là 17.791 người; mật độ dân sô trung bình là 3.752 người/km2.Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở thị trấn Cầu Diễn, Đông Ngạc, Cổ Nhuế, Trung Văn.
Hộ kinh doanh: 6684 hộ, trong đó có 1789 hộ kinh doanh
Doanh nghiệp
+ Ngoài quốc doanh: 529 doanh nghiệp
+Doanh nghiệp Nhà nước và Liên doanh: 40 doanh nghiệp.
Cơ sỏ Hành chính sự nghiệp: 312 cơ sở.
Cơ cấu lao động trong các ngành được phân bổ như sau
Các ngành kinh tế
Số người lao động
(người)
Tỷ lệ
%
Ngành nông nghiệp, thuỷ sản
17.775
14,47
Ngành công nghiệp
20.683
17,15
Ngành xây dựng
10.296
8,54
Ngành thương mại
33.760
28
Ngành vận tải
5.060
4,20
Ngành dịch vụ
33.005
27,37
Tổng lao động cả huyện
120.579
100
Thu nhập và mức sống
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của nhân dân cũng được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2006 đạt 9,528 triệu đồng/năm (thấp hơn thu nhập bình quân chung của thành phố 12,288 triệu đồng/năm), trong đó: thu nhập bình quân ở thành thị là 15 triệu đồng/năm, nông thôn là 6,672 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hồ giàu tăng nhanh, hộ nghèo giảm nhanh.Tỷ lệ hộ nghèo theo chỉ tiêu mới còn 5,48% ( năm 2006).
Y tế, giáo dục
Trên huyện có 30 trường mần non, 22 trường tiểu học, 18 trường trung học cơ sỏ, 1 trường bổ túc văn hoá
Từ Liêm có 16 trạm y tế, 83 cơ sở khám chữa bệnh
2.3 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM
2.3.1 Hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
2.3.1.1 Hiện trạng tình hình rác thải trên địa bàn Huyện Từ Liêm
Hiện nay trên địa bàn Huyện gồm 15 xã và một thị trấn với gần 40 điểm thu gom rác thải. Đa phần các bãi rác hiện nay chưa đạt tiêu chuẩn quy định về chất lượng, tình trạng đổ rác tràn lan không đúng nơi quy định vẫn diễn ra hàng ngày hàng giờ. Một phần là do ý thức người dân còn kém trong việc nhận thức vấn đề bảo vệ môi trường, bên cạnh đó các cấp chính quyền chưa mạnh tay trong việc xử lý các tình trạng vi phạm nêu trê
Bảng tổng hợp khối lượng rác thải ra trên địa bàn các xã Huyện Từ Liêm
TT
Xã, Thị trấn
Dân số
(người)
Rác thải
(m3/năm)
1
TT Cầu Diễn
16682
5989
2
Xã Đông Ngạc
18893
6783
3
Xã Thuỵ Phương
7864
2823
4
Xã Phú Diễn
16104
5781
5
Xã Cổ Nhuế
28510
10235
6
Xã Xuân Đỉnh
24251
8706
7
Xã Đại Mỗ
13798
4953
8
Xã Tây Mỗ
12390
4448
9
Xã Văn Trung
18185
6528
10
Xã Mễ Trì
19014
6826
11
Xã Mỹ Đình
14853
5332
12
Xã Minh Khai
14329
5144
13
Xã Xuân Phương
12594
4521
14
Xã Tây Tựu
18176
6525
15
Xã Thượng Cát
6925
2486
16
Xã Liên Mạc
7426
2666
Tổng số:
249.994
89.748
Tiêu chuẩn xả rác 0,359m3/người. năm ( số liệu khảo sát năm 2007)
Tổng khối lượng rác thải ra trên địa bàn là: 89.748m3/năm
Trong đó khối lượng rác được thu gom, vận chuyển ra khỏi địa bàn ( đổ tại bãi rác của Thành phố): 76.286m3, tương đương với 85% lượng rác thải.
Lượng rác còn lại đã được các xã tổ chức chôn lấp.
Công tác thu gom và vận chuyển rác trên địa bàn áp dụng dưới nhiều hinh thức, nhiều loại hình dịch vụ tham gia. Hình thức tổ chức thực hiện đa dạng theo từng xã, thị trấn, tuy nhiên chưa thống nhất gây khó khăn cho công tác quản lý.
Khối lượng rác thải được thu gom vận chuyển, xử lý đã được quan tâm, không gây bức xúc về rác thải sinh hoạt trên địa bàn. Về cơ bản 85% lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được thu gom và vận chuyển đến bãi rác thành phố.
Tuy nhiên còn có 15% khối lượng rác thải không được vận chuyển mà còn chôn lập tại các xã; Xét về lâu dài nếu tình trạng này là không phù hợp
2.3.1.2 Việc quản lý rác thải
Trong hoạt động phát triển và sản xuất, hoạt động sinh hoạt và các hoạt động khác trên địa bàn đều tạo ra rác thải, nó là nguyên nhân trực tiệp gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng, tác hại tới nền kinh tế. Do vậy việc quản lý, kiểm soát lượng rác thải là rất cần thiểt.Quản lý rác thải nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của rác thải, ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của rác thải bằng những chi phí thích hợp, tạo điều kiện vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Để thực hiện tốt công tác quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn Huyện Từ Liêm thi hành theo nguyên tắc chung của công tác thu gom và xử lý rác thải, phân ra từng công đoạn cụ thể và kết hợp bố trí sao cho phù hợp nhằm tạo được kết quả tốt nhât. Việc quản lý thu gom và vận chuyển rác thải được tiến hành theo các công đoạn sau:
Rác đường phố
Rác sinh hoạt ở kiệt, đường phố
Rác thải ở chợ
Rác thải ở các khu công cộng
Thu gom thùng rác
Xe thô sơ
Thu gom bằng xe cuốn ép.
Điểm cầu
Xe nâng thùng
Nhà máy rác thành phố
Trên địa bàn Huyện Từ Liêm có gần 40 điểm thu rác và vận chuyển rác, toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt thu được hành ngày sẽ được vận chuyển và đổ tại Bãi rác Nam Sơn.
2.3.2 Phương án xã hội hoá công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn Huyện Từ Liêm giai đoạn 2006-2008.
2.3.2.1 Hình thức tổ chức.
A11. Sắp xếp các đơn vị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển rác:
Hiện nay trên địa bàn Huyện có một số các đơn vị như
Xí nghiệp môi trường Huyện Từ Liêm
Công ty CPDV môi trường Thăng Long
Hợp tác xã Thành Công
A12. Tổ chức thực hiện:
+ UBND các xã, Thị trấn.
UBND Huyện giao UBND xã, thị trấn tổ chức ký kết hợp đồng đối với các đơn vị tham gia VSMT trên địa bàn xã, Thị trấn theo nội dung giao khoán
Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn, thu phí VSMT đảm bảo yêu cầu về chất lượng, hiệu quả.
Chủ trì công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, các đơn vị trên địa bàn tích cực tham gia công tác xã hội hoá thu gom, vận chuyển rác, chịu trách nhiệm xử lý cương quyết các trường hợp cố tình vi phạm các quy định của Nhà nước và Thành phố về đảm bảo VSMT trên địa bàn.
+ Các đơn vị thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển rác:
- Chịu sự giám sát của nhân dân, UBND các xã, thị trấn về chất lượng công việc, Sự giám sát, chỉ đạo của Phòng chuyên môn về quy trình, công nghệ thu gom, vận chuyển
2.3.2.2 Phương thức xã hội hoá bằng hình thức giao khoán
Giao khoán cho các đơn vị với nội dung chủ yếu:
Khoán thu gom và vận chuyển đến bãi rác Thành phố đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng trên địa bàn từng xã, thị trấn.
Khoán thu phí ( căn cứ vào đối tượng phải thu phí trên mỗi xã, thị trấn và quy định tại Quyết định số 52/2005/QĐ-UB ngày 20/4/2005 của UBND TP Hà Nội về việc thu phí vệ sinh trên địa bàn Thành phố Hà Nội, thực hiện khoán như sau:
+ Thu đạt 85% trên tổng số nhân khẩu từng xã, thị trấn, mức thu 1000 đồng/ người/ tháng (riêng xã Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh thu 1500 đồng/ người/ tháng )
+ Thu đạt 80% trên tổng số hộ kinh doanh ở từng xã, thị trấn.mức tu 20.000 đồng/ hộ/ tháng.
Đối với các doanh nghiệp, cơ sở hành chính sự nghiệp: thực hiện dịch vụ VSMT thông qua hợp đồng trực tiệp với đơn vị dịch vụ, đơn giá dịch vụ do các bên thoả thuận.
2.3.3 Thời gian thực hiện và phương án tài chính:
Thời gian thực hiện từ năm 2006-2008.
Dự kiến kế hoạch thu phí năm 2006-2008:
Tổng số: 3.758.859.900 đồng
Ttrong đó:
+ thu từ các hộ gia đình 2.819.019.900 đồng
+ thu từ các hộ kinh doanh 939.840.000 đồng
Dự kiến kế hoạch khoán chi năm 2006-2008
Căn cứ định mức dự toán chuyên ngành vệ sinh môi trường đô thị ban hành kèm theo quyết định số 17/2001/ QĐ – BXD ngày 07/8/2001 của Bô Xây dựng, Quyết định sô 52/2005/QĐ-UB ngày 20/4/2005 của UBND TP Hà Nội về việc thu phí vệ sinh trên địa bàn Thành phố Hà Nôi. dự kiến kê hoạch khoán chi như sau:
Tổng số: 8.124.693.003 đồng
Trong đó:
+thu gom: 2.692.435.380 đồng
+vận chuyển: 5.432.257.623 đồng.
TT
Xã, Thị trấn
Khối lượng
(Thu gom)
Đơn giá
(thu gom) đ/m3
Thành tiền
Trọng lượng
(vận chuyển)
Đơn giá (vận chuyển) đ/tấn
Thành tiền
Tổng cộng
1
TT Cầu Diễn
5.989
30ng
179.665.140
2.491
145.500
362.492.386
542.167.526
2
Xã Đông Ngạc
6.783
30ng
203.477.610
2.822
145.500
410.536.426
614.014.036
3
Xã Thuỵ Phương
2.823
30ng
84.695.280
1.174
145.500
170.881.197
255.576.447
4
Xã Phú Diễn
5.781
30ng
173.440.080
2.405
145.500
349.932.705
523.372.785
5
Xã Cổ Nhuế
10.235
30ng
307.052.700
4.258
145.500
619.509.528
926.562.28
6
Xã Xuân Đỉnh
8.706
30ng
261.183.270
3.622
145.500
526.963.366
788.146.636
7
Xã Đại Mỗ
4.953
30ng
148.604.460
2.061
145.500
299.824.358
448.428.818
8
Xã Tây Mỗ
4.448
30ng
133.440.300
1.850
145.500
269.229.149
402.669.449
9
Xã Trung Văn
6.528
30ng
195.852.450
2.716
145.500
395.151.903
591.004.353
10
Xã Mễ Trì
6.826
30ng
204.780.780
2.840
145.500
413.165.702
617.946.472
11
Xã Mỹ Đình
5.332
30ng
159.966.810
2.218
145.500
322.749.036
482.715.846
12
Xã Minh Khai
5.144
30ng
154.323.330
2.140
145.500
311.362.751
465.686.081
13
Xã Xuân Phương
4.521
30ng
135.637.380
1.881
145.500
273.661.978
409.299.358
14
Xã Tây Tựu
6.525
30ng
195.755.520
2.714
145.500
394.956.337
590.711.857
15
Xã Thượng Cát
2.486
30ng
74.582.250
1.034
145.500
150.447.148
225.059.398
16
Xã Liên Mạc
2.666
30ng
79.978.020
1.109
145.500
161.363.653
241.341.673
Tổng số
89748
2.692.435.380
37335
5.432.257.623
8.124.693.003
Các Xã Mỹ Đình, Mễ Trì, Trung Văn được Thành phố hỗ trợ kinh phí thu gom và vận chuyển
Đơn giá các sản phẩm dịch vụ công ích do huyện Từ Liêm thực hiện
Các khâu công việc
Đvt
Đơn giá
1.Khâu thu gom rác
2.Quét gom rác đường phố
đ/ha
212.062
3.Tua vỉa đường phố
đ/km
94.029
4.Duy trì vệ sinh đường phố ban ngày
đ/km
150.687
5.Duy trì vệ sinh dải phân cách
đ/km
84.631
6.Duy trì vệ sinh xóm ngõ
đ/km
163.603
7.Vận hành hệ thống chuyên dung bốc rác lên ô tô
đ/tấn
20.579
8.Khâu vận chuyển rác thải
đ/tấn
130.153
9.Vận chuyển rác đến bãi rác Nam Sơn cự ly 56,8 km
đ/tấn
130.153
10.Xử lý rác tại bãi rác Nam Sơn
đ/tấn
11.Khâu thu gom, vận chuyển đất thải đến bãi Phú Diễn
đ/tấn
51.239
12.Thu dọn đất, phế thải bằng thủ công
đ/tấn
15.620
13.Vận chuyển đất thải cự ly 9,2 km, loại xe 4 tấn
đ/tấn
35.619
14.Khâu vận chuyển nước tưới rửa đường (m3 = tấn )
đ/tấn
29.124
15.Bơm nước hồ
đ/tấn
592
16.Vận chuyển nước, cự ly 5,7 km loại xe 4 tấn
đ/tấn
28.532
17.Khâu thu dọn, vận chuyển phân xí máy đến bãi Tây Mỗ
đ/tấn
57.556
18.Thu dọn bằng thủ công
đ/tấn
11.989
19.Vận chuyển đất thải cự ly 8,6 km, loại xe 4 tấn
đ/tấn
45.567
Chú thích
2-7 Theo QĐ 8216/qđub Ngày 19/12/2005 và Nội dung cuộc họp liên ngành giữa Sở Tài Chính và Sở Giao thông công chính ngày 24/5/2007
8-19 Theo tính toán của XN MTĐT Từ Liêm, dựa trên cơ sở hướng dẫn của liên ngành Tài Chính – GTCC, trình Sở Tài Chính phê duyệt.
TT
Hạng mục công việc
Đơn vị tính
Khối lượng UB giao
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền (đồng)
1
2
3
4
5=3*4
1
Quét gom rác đường phố
ha
2.878,20
212.062
610.356.848
2
Tủa vỉa đường phố
km
720,00
94.029
67.700.880
3
Duy trì vệ sinh đường phố ban ngày
km
4.962,00
150.687
747.708.894
4
Duy trì vệ sinh dải phân cách
km
1.906,00
84.631
161.306.686
5
Vận hành HTCD bốc rác lên xe ô tô
tấn
38.223,00
20.579
786.591.117
6
Vận chuyển rác đến bãi Nam Sơn
tấn
38.223,00
130.153
4.974.838.119
7
Vận chuyển tưới nước rửa đường
m3
11.525,00
29.124
335.654.100
8
Thu dọn, vận chuyển cát, đất thải đến bãi Phú Diễn
m3
1.969,00
51.239
100.889.591
Cộng
7.785.046.245
Làm tròn
7.785.046.000
2.3.4 Xã hội hoá công tác thu gom xử lý và vận chuyển rác thải sinh hoạt với sự tham gia các xí nghiệp vệ sinh môi trường của doanh nghiệp trong và ngoài Quốc doanh.
Các thành phần tham gia vào công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt trên điạ bàn Huyện Từ Liêm.
2.3.4.1 Xí nghiệp môi trường Huyện Từ Liêm
Duy trì đường phố ban ngày tuyến đường Hồ Tùng Mậu, đường đê Hữu Hồng, đường 32.
Thu gom và vận chuyển rác thải tại thị trấn Cầu Diễn, xã Đông Ngạc, xã Thuỵ Phương, xã Phú Diễm
Vận chuyển một phần rác thải tại các xã Minh Khai, Xuân Phương.
2.3.4.2 Công ty CPDV môi trường Thăng Long:
Thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh, Tây Mỗ, Đại Mỗ.
2.3.4.3 Hợp tác xã Thành Công:
Thu gom vận chuyển rác trên địa bàn xã Trung Văn, Mễ Trì, Mỹ Đình và một số tuyến đường quanh khu sân vận động quốc gia.
2.3.4.4. Các xã
Các xã Tây Tựu, Thượng Cát, Liên Mạc, Minh Khai, Xuân Phương, thành lập các tổ thu gom rác và thu gom tại các thôn, xóm vận chuyển đến nơi quy định
Cự ly thu thập và vận chuyển rác thải do các đơn vị thực hiện VSMT trên địa bàn huyện Từ Liêm thu thập và vận chuyển đến bãi Nam Sơn – Sóc Sơn
Lộ trình cụ thể công tác thu gom xử lý rác trên địa bàn Huyện Từ Liêm
Địa bàn do Xí nghiệp MTĐT Từ Liêm thực hiện
TT
Xã, thị trấn
Đvt
Đường loại 1
Đường loại 3
Đường loại 4
Đường loại 5
Cự ly vận chuyển
1
Thị trấn Cầu Diễn
km
21,0
4,6
19,5
15,0
60,1
2
Xã Phú Diễn
km
21,0
4,7
19,5
18,1
63,3
3
Xã Minh Khai
km
21,0
4,7
19,5
17,6
62,8
4
Xã Xuân Phương
km
21,0
8,2
19,5
13,2
61,9
5
Xã Tây Tựu
km
21,0
10,9
19,5
6,4
57,8
6
Xã Thượng Cát
km
21,0
12,2
19,5
0,,8
53,5
7
Xã Liêm Mạc
km
16,0
9,2
19,5
11,4
56,1
8
Xã Thuỵ Phương
km
16,0
6,2
19,5
11,5
53,2
9
Xã Đông Ngạc
km
16,0
5,2
19,5
12,2
52,9
Cư ly trung bình
19,3
7,3
19,5
11,8
57,9
Lộ trình và vận chuyển rác qua các điểm thu thập rác
+ Thị trấn Cầu Diễn: 60,1km (L1: 21km; L3: 4,6km; L4: 19,5km; L5: 15,0km)
Thu thập rác ( điểm Liên cơ- Vườn ươm trong - Vườn ngoài – Liên đoàn ĐCNH- Xưởng sơn- Cầu noi- Tài chính = L5: 7km*2 lượt =14km)
Từ trung tâm thị trấn ->Quốclộ 32 (L5: 1km) ->Cầu vượt Mai Dịch (L3: 2,1km)-> Ngã Tư Nội Bài (L1: 21km) -> Ngã Ba kim anh (L3:2,5km) -> Bãi Nam Sơn (L4:19,5km)
+ Xã Phú Diễn: 63,3km (L1:21km; L3:4,7km; L4: 19,5km; L5: 18,1km)
Thu thập rác ( điểm cẩu Viện hoá - Kiều mai -Đức diễn –Phú Diễn = L5: 8km*2 lượt=16km)
Từ trung tâm xã -> Quốc lộ 32 đầu đường và Trại Gà (L5: 2,1km) -Cầu vượt Mai Dịch (L3:2,2km) -> Ngã Tư Nội Bài (L1:21km)- Ngã Ba Kim anh (L3: 2,5km) -> Bãi Nam Sơn (L4: 19,5km).
+ Xã Minh Khai: 62,8km (L1: 21km; L3: 4,7km; L4:19,5km; L5:17,6km)
Thu thập rác ( điểm Nguyên xá - Ngoạ long – Văn trì- Phúc lý =L5: 6,2 km*2 lượt= 12,4km)
Từ trung tâm xã -> Quốc lộ 32 đầu đường và Trại Gà (L5: 5,2 km)- Cầu vượt Mai Dịch (L3: 2,2km)-> Ngã Tư Nội Bài (L1: 21km) – Ngã ba Kim Anh (L3:2,5km)-> Bãi Nam Sơn (L4:19,5km)
+ Xã Xuân Phương: 61,9km (L1:21km; L3:8,2km; L4:19,5km; L5:13,2km)
Thu thập rác (điểm Thị Cấm- Đình Hoè thị - Ngọc Mạnh Hoè thị - Tu hoàng = L5: 6,3km*2=12,6km)
Từ trung tâm thị xã -> Quốc lộ 32 ngã tư Nhổn (L5:0,6 km) - cầu vượt Mai Dịch (L3: 5,7km)- -> Ngã tư Nội Bài (L1:21km)- Ngã ba Kim Anh (L3: 2,5km)-> Bãi Nam Sơn (L4:19,5km).
+ Xã Tây Tựu: 57,8km (L1: 21km; L3: 10,9km; L4: 19,5km; L5:6,4km).
Thu thập rác (điểm Thôn 3- thôn 2- thôn 1= L5:3,2km*2lượt= 6,4km)
Từ trung tâm xã -> Quốc lộ 32 ngã tư Nhổn (L3:2,7km)- Cầu vượt Mai dịch (L3:5,7km)-> Ngã Tư Nội Bài (L1: 21km) – Ngã Tư Kim anh (L3: 2,5km)-> Bãi rác Nam Sơn (L4: 19,5km)
+ Xã Thượng Cát: 53,5km (L1:21km; L3: 12,2km; L4:19,5km; L5:0,8km)
Thu thập rác ( điểm UBND xã Thượng Cát- giáp Quốc lộ 70 = L5:0,8km)
Từ trung tâm thị xã -> quốc lộ 32 ngã tư nhổn (L3: 4km)- Cầu vượt Mai dịch (L3:5,7km)-> Ngã Tư Nội Bài (L1: 21km)- Ngã ba Kim Anh (L3:2,5km)-> Bãi Nam Son (L4: 19,5km)
+ Xã Liêm Mạc: 56,1km (L1:16km; L3:9,2km; L4:19,5km; L5:11,4km)
Thu thập rác (điểm Hoàng xá – Hoàng Liên - Đại Cát –Yên nội-L5: 5,4km*2lượt= 10,8km)
Từ trung tâm xã->Quốc lộ 23 dốc Yên Nội (L5:0,6km)- Ngã Tư Xuân Đỉnh (L3:6,7km)-> Ngã Tư Nội Bài (L1:16km)- Ngã ba Kim Anh (L3: 2,5km) -> bãi Nam Sơn (L4: 19,5km).
+ Xã Thuỵ Phương: 53,2km (L1:16km; L3:6,2km; L4:19,5km; L5:11,5km)
Thu thập rác ( điểm Cầu 7 - Cột cao - Bờ sông – Tân phong 1,2 =L5: 5km* 2lượt= 10km)
Từ trung tâm xã -> quốc lộ 23 Cống Liêm Mạc (L5: 1,5km) – Ngã Tư Xuân Đỉnh (L3:3,7km) -> Ngã Tư Nội Bài (L1:16km) – Ngã ba Kim Anh (L3:2,5km )-> Bãi Nam Sơn (L4: 19,5 km)
+ Xã Đông Ngạc: 52,9km (L1: 16km; L3:5,2km;L4:19,5km; L5:12,2Km)
Thu thập rác ( điểm Nhật tảo – xóm 3 – xóm 6- xây lắp 4- nông lâm – xóm 7 =L5: 5,1km*2lượt= 10,2km)
Từ trung tâm xã -> Quốc lộ 23 Dốc Chèm (L5: 2km) – Ngã tư Xuân Đỉnh (L3: 2,7km) -> Ngã Tư Nội Bài (16km) – Ngã ba Kim Anh (L3: 2,5km) -> Bãi Nam Sơn (L4: 19,5km)
Địa bàn do hợp tác xã Thành Công thực hiện:
TT
Xã, thị trấn
Đvt
Đường loại 1
Đường loại 3
Đường loại 4
Cự ly vận chuyển
1
Xã Mễ Trì
Km
30,5
26,0
-
56,6
2
Xã Trung Văn
Km
33,1
25,7
-
58,8
3
Xã Mỹ Đình
Km
21,0
24,8
-
45,8
Cự ly bình quân
28,2
25,5
-
53,7
* Lộ trình thu thập và vận chuyển:
1. Xã Mễ Trì: 56,5 km (L1: 30,5 km; L3: 26,0km).
- Thu thập rác ( điểm đầu Thôn Mễ Trì Hạ- Sân kho Mễ Trì Thượng - Đầu Thôn Phú Đô - Cuối thôn Phú Đô- Cổng Đình Thôn Hạ = L3:3,5KM)
- Từ trung tâm xã -> Đường Láng Hoà Lạc (L3:0,5km)- Đầu đường Phạm Hùng (L1:4,8 km) Cầu vượt Mai Dịch (L1: 4,7 km ) -> Ngã Tư Nội Bài (L1: 21km)- Ngã ba Kim Anh (L3:2,5km) -> Bãi Nam Sơn ( L3: 19,5km).
2. Xã Trung Văn: 58,8 km ( L1: 33,1km; L3: 25,7 km)
- Thu thập rác ( điểm cẩu Chợ Phùng Khoang - Đại học NNHN - Đối diện Viện SR&KSTTƯ- Ngã ba Phùng Khoang – Trung Văn- Đối diện tổng kho Bộ CA = L3:3,3km)
- Từ trung tâm xã -> Đường Nguyễn Trãi (L3: 0,4km) - Đầu đường Nguyễn Trãi (L1: 3km) - Khuất Duy Tiến (L1:1,9km) - Cầu vượt Mai dịch (L1: 7,2km) -> Ngã Tư Nội Bài (L1:21km) – Ngã Ba Kim Anh (L3:2,5km)-> Bãi Nam Sơn (L3:19,5km).
3. Xã Mỹ Đình: 45,8km (L1: 21KM; l3:24,8km)
- Thu thập rác (điểm bến xe Mỹ Đình- Đình thôn - trường PTCS Mỹ Đình – Thôn Phú mỹ- Tân Mỹ = L3:2,0 km)
- Từ trung tâm xã -> cầu vượt Mai Dịch (L3: 0,8km) -> Ngã Tư Nội Bài (L1: 21km) -> Ngã Ba Kim Anh (L3: 2,5km) -> Bãi Nam Sơn (L4: 19,5km).
Địa bàn do Công ty CPDV môi trường Thăng Long thực hiện:
TT
Xã, thị trấn
Đvt
Đường loại 1
Đường loại 3
Đường loại 4
Đường loại 5
Cự ly vận chuyển
1
Xã Tây Mỗ
km
24,5
13,2
19,5
10,8
68,0
2
Xã Đại Mỗ
km
23
8,5
19,5
11,2
62,2
3
Xã Cổ Nhuế
km
16,9
5,3
19,5
11,7
53,4
4
Xã Xuân Đỉnh
km
16
5,8
19,5
10,3
51,6
Cự ly bình quân
20,1
8,2
19,5
11,0
58,8
* Lô trình thu thập và vận chuyển:
1. Xã Tây Mỗ: 68,0km (L1: 24,5km; L3:13,2km; L4: 19,5km; L5: 10,8km).
- Thu thập rác (điểm cẩu UBND xã Tây Mỗ - điểm Thôn Nhuệ Giang - điểm Thôn Miêu Nha =L5: 3,2km *2= 6,4km)
- Từ trung tâm xã -> Đường Láng Hoà Lạc (L5: 4,4km) - Đường Phạm Hùng (L1:3,5km) - Cầu vượt Mai Dịch (L3:10,7km) -> Ngã tư Nội Bài (L1:21KM) - Ngã Ba Kim Anh (L3: 2,5km) -> Bãi Nam Sơn (L4: 19,5km).
2. Xã Đại Mỗ 62,2km (L1:23km, 3:8,5km; L4:19,5km;L5: 11,2km)
- Thu thập rác (điểm Trường Tiểu học Đại Mỗ - Cây xăng Cầu Đôi – Thôn Ngọc – Thôn Ngọc Đại = L5:3,7km*2 lượt = 7,4 km)
- Từ trung tâm xã -> Đường Láng Hoà Lạc (L5:3,8km)- Ngã ba đường Phạm Hùng (L1:2,0km)- Cầu vượt Mai Dịch (L3: 6,0km)-> Ngã Tư Nội Bài (L1: 21km)- Ngã ba Kim Anh (L3: 2,5km) -> bãi Nam Sơn (L4: 19,5km).
3. Xã Cổ Nhuế: 53,4km (L1: 16,9KM; L3:5,3km; L4: 19,5km; L5:11,7km)
- Thu thập rác (điểm Kho Giống - Đại học Mỏ ĐC – Trường TH Cổ Nhuế B- Cầu Noi - Học Viện Cảnh sát = L5: 4,5km *2lượt =9,0km).
- Từ trung tâm xã -> đường 69 (L5: 2,7km) -Đường Phạm Văn Đồng (L3:2,8km)-> Ngã Tư Nôi Bài (16,9km)- Ngã Ba Kim Anh (L3:2,5km) -> Bãi Nam Sơn (L4: 19,5km).
4. Xã Xuân Đỉnh : 51,6km (L1:16km; L3:5,8km; L4: 19,5km; L5: 10,3km).
- Thu thập rác ( điểm Thôn Trung – Thôn Nhang – Sân Bóng - Chợ Đầu môi thôn Lộc = L5:4,1km* 2 lượt= 8,2km).
- Từ trung tâm xã -> Đường trục Xuân đỉnh ( L5: 2,1km) - Đường Phạm Văn Đồng (L3: 3,3km)-> Ngã tư Nội Bài (16km)- Ngã ba Kim Anh (L3:2,5km) -> Bãi Nam Sơn ( L4: 19,5km)
Đánh giá chung về tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên điạ bàn Huyện Từ Liêm:
Công tác thu gom, xử lý và vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn đã được xã hội hoá. Nhiều loại hình dịch vụ đã tham gia. Hình thức tổ chức thực hiện đa dạng theo từng xã, thị trấn, tuy nhiên chưa thống nhất gây khó khăn cho công tác quản lý.
Khối lượng rác thải được thu gom, vận chuyển và xử lý đã được quan tâm, không gây bức xúc về rác thải sinh hoạt trên địa bàn. Về cơ bản 86% lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được thu gom và vận chuyển đến bãi rác Thành phố.Tuy nhiên còn 15% khối lượng rác thải không được vận chuyển mà còn chôn lấp tại các xã, về lâu dài tình hình này không phù hợp.
Việc thu phí VSMT theo quy định của Thành phố đạt thấp (trung bình khoảng 59%). Do vậy, để thực hiện triệt để công tác xã hội hoá và giảm bớt gánh nặng chi Ngân sách, cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị dịch vụ VSMT, toàn thể nhân dân tiếp tục thực hiện khắc phục vấn đề này.
Những thuận lợi; khó khăn và vướng mắc còn tồn tại:
* Thuận lợi:
Các xí nghiệp luôn luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, kịp thời của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và các ban ngành đoàn thể, sự tạo điều kiện ủng hộ của Cty TNHH Nhà nước một thành viên MTĐT Hà Nội, sự phối hợp nhịp nhàng của chính quyền cấp cơ sở, các đơn vị hợp đồng dịch vụ…Đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa các xí nghiệp MTĐT ngoại thành trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Các chi, Đảng uy , BGĐ các xí nghiệp luôn bám sát chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và mục tiêu phát triển KT- XH của địa phương. Chủ động sang tạo, cụ thể hoá thành chường trình kế hoạch phù hợp với đặc thù của từng đơn vị và địa phương.
Đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động của các xí nghiệp tuổi đòi còn trẻ, có trình độ, có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, nhiệt tình hăng say trong công việc, không quản ngại khó khăn, tích cực học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn, cải tiến phương pháp làm việc nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ công tác ngày càng có chất lượng cao hơn.
* Khó khăn:
Một trong những khó khăn lớn nhất và chung nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ của các xí nghiệp hiện nay là mô hình đơn vị hnàh chính sự nghiệp có thu, không được áp dụng đơn giá thanh toán chung của Thành phố, do đó nguồn kinh phí cấp hạn chế, việc đầu tư phương tiện chuyên dung phụ thuộc vào nguồn ngân sách cấp, trong khi khối lượng công việc (bao gồm cả rác thải, đất thải, các công tác ngày càng lớn, càng cập thiết do sự phân cấp theo chủ trương của Thành phố, vấn đề đô thị hoá nhanh, mạnh tại tất cả các huyện ngoại thành.
* Một số vướng mắc tồn tại
- Một số cơ chế chính sách chưa tạo được sư chủ động để các xí nghiệp thực hiện tốt công tác trong lĩnh vực như: Cơ chế tiền lương, thưởng, phụ cấp làm hạn chế đến việc điều hành và phát huy khả năng sức sang tạo của đội ngu CBNV
- Phương tiện thiết bị chuyên dung chưa được các cấp có thẩm quyền quan tâm đầu tư để đáp ứng một số nhiệm vụ mới theo phân cấp và tốc độ đô thị hoá ngày một nhanh.
- Thực hiện đặt hàng công tác VSMT theo Quyết định số 36/2006/QĐ-UBND ngày 27/3/2006 của UBND Thành phố Hà Nội trên địa bàn các huyện còn gặp nhiều khó khăn, bấp cập trong việc lập hồ sơ, thủ tục và các bước tiến hành.
- Tình hình thị trường chung không ổn định, giá cả sinh hoạt ngày một cao, đời sống của CBNV ngày càng khó khăn do chưa đáp ứng mức lượng tối thiểu theo quy định.
- Quy mô địa bàn huyện lớn vì vậy vẫn còn có người dân nhiều xã chưa được hưởng dịch vụ VSMT, công tác VSMT còn tự phát, rác thải tồn đọng đã và đang có tác động làm mất VSMT chung ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân sinh sống và môi trường chính trị xã hội.
- Công tác giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm giữa các xí nghiệp cần thường xuyên và chất lượng cao hơn nữa.
2.3.5 Đánh giá hiệu quả về kinh tế, môi trường, xã hội của công tác xã hội hoá thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn Huyện Từ Liêm:
2.3.5.1Hiệu quả về mặt xã hội:
Nâng cao ý thức của cộng đồng trong các vấn đề liên quan đến môi trường.Tính chất cộng đồng ngày càng được gắn bó chặt chẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp, đoàn kết xây dựng một quốc gia ngày càng giàu mạnh, phát triển bền vững.
Giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước.
Tạo ra lợi ích cho các cá nhân, tổ chức, các thành phần kinh tế tham gia vào mô hình Xã hội hoá này.
Góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân.
2.3.5.2 Hiệu quả môi trường:
Mở rộng các khu vực được cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường.
Đem lại mỹ quan cho quang cảnh phố phường.
Chất lượng môi trường được cải thiện, hạn chế tối đa khả năng lây lan bệnh qua nguồn rác thải.
2.3.5.3 Hiệu quả về kinh tế - tài chính
- Để đánh giá một dự án có khả thi hay không thì đây được coi là một tiêu chí khá quan trọng. Trước hệt phải xem xét tới mức độ thu phí đạt bao nhiêu % trong dân cư. Mức độ đáp ứng thu nhập của người thu gom rác hàng tháng, so sánh mức độ đảm bảo về mặt tài chính với khối lượng rác thu gom được.Việc thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền trên địa bàn, khả năng sẵn long chi trả của người dân đối với phí rác thải so với mửc trung bình.
2.4 VAI TRÒ VÀ LỢI ÍCH CỦA CÔNG TÁC XÃ HÔI HOÁ THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI
2.4.1 Lợi ích đối với cộng đồng:
Công tác xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường xây dựng và tăng cường tính tự lực trong cộng đồng.Các cộng đồng được giao quyền lợi của mình, tích cực phát triển mọi khả năng, sự khôn khéo trong việc tổ chức, tự điều chỉnh và thực thi công việc.
Công tác xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường có thể tạo cơ hội mới về việc làm, huy động các nguồn lực và sự khéo léo, tài giỏi chưa được sử dụng, giải phóng năng lượng của cộng đồng cho công việc thực hiện các sang kiến và sự đa dạng về nếp sống cơ bản. Có rất nhiều dự án dựa vào cộng đồng đòi hỏi về đầu tư thấp, cho giá trị cao của sự phục hồi, tính hiệu quả và kết quả cao của việc dung các tài nguyên con người và tài nguyên vật chất.
Hiện nay, trong các cộng đồng đô thị cũng như vùng nông thôn, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường có tác dụng nâng cao trách nhiệm đối với môi trường địa phương.
2.4.2 Lợi ích đối với quốc gia.
Công tác xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường làm giảm sự bao cấp của Nhà nước trong lĩnh vực môi trường.Bên cạnh đó đem lại một số lợi ích xã hội như: giảm thiểu mâu thuẫn xã hội do sự phá vỡ môi trường, thiếu việc làm và không đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra tạo nhiều cơ hội việc làm ở địa phương giúp người dân tăng thêm thu nhập, nâng cao mức sống, đời sống được cải thịên hơn so với trước. Các tiêu chuẩn và mức sống được nâng cao, cùng với đó là trình độ dân trí cũng được cải thiện.
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ
3.1 NHÓM GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG
Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm không ngừng nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong nhân dân ( mở các buổi họp dân, sử dụng tờ rơi, phát thanh truyền hình…)
Ban hành quy định thu phí phục hồi môi trường từ các cơ sở có nguồn thải nhằm bổ sung kinh phí cho bảo vệ môi trường và giảm thiểu thiệt hại sức khỏe cho con người.
Tăng cường vai trò của học sinh, sinh viên trong việc bảo vệ môi trường như tổ chức thu gom, kiểm tra việc thi hành của các hộ gia đình.
3.2 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
3.2.1 Công nghệ:
Xử lý chất thải rằn sinh hoạt không chôn lấp.
Nhằm xử lý triệt để chất thải rắn sinh hoạt không chôn lấp, Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Xanh Seraphin đã không ngừng nghiên cứu hoàn thiện công nghệ Seraphin, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào ứng dụng, giúp nâng cao hiệu quả kỹ thuật đồng thời tạo ra các sản phẩm hữu dụng hơn từ chất thải. Các quá trình cơ bản của Công nghệ Seraphin đã nghiên cứu và áp dụng hiện nay bao gồm như sau:
Hợp phần 1: Phân loại và xử lý sơ bộ chất thải rắn đô thị hỗn hợp bằng phương pháp cơ học thành 4 dòng nguyên liệu chính: chất thải dễ tái chế (nhựa); chất thải hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, chất thải hưũ cơ khó phân huỷ sinh học; chất thải vô cơ khó phân huỷ sinh học; chất thải vố cơ khó tái chế.
Hợp phần 2: Tái chế chất nhựa thành hạt nhựa nguyên liệu và nhiều loại sản phẩm tạo thành hợp phần khác nhau.
Hợp phần 3: Xử lý phần chất thải hữu cơ dễ phân huỷ sinh học bằng phương pháp ử compost và sản xuất các sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học/khoáng
Hợp phần 4: Xử lý phần chất thải hữu cơ khó phân huỷ sinh học bằng phưong pháp đốt thu hồi nhiệt và sản xuât nhiên liệu rắn RDF.
Hợp phần 5: Xử lý phần chất thải vô cơ khó tái chế và tro sau đốt bằng phương pháp hoá rắn sản xuất gạch block không nung.
Đây là một dây chuyền xử lý rác thải bằng công nghệ Seraphin để tái chế rác thải sinh hoạt thành những sản phẩm có ích cho đời sống.Rác thải sinh hoạt được xử lý ngay trong ngày nên giảm được diện tích chôn lấp rác, tiết kiệm được đất đai. Một ưu điểm nữa của việc áp dụng công nghệ Seraphin vào xử lý rác thải là do có thể vận hành song song giữa hai dây chuyền sản xuất rác tươi (rác trong ngày) và rác thải khô (rác đã chôn lấp) để tạo ra những sản phẩm khác nhau. Sau khi tách lọc được rác hữu cơ làm phân vi sinh như mùn hữu cơ, phân hữu cơ sinh học, những loại rác vô cơ còn lại, dây chuyền tự động sẽ chuyển rác này về một bộ phận khác để tạo sản phẩm như nhựa Seraphin, ống cống bát đựng mủ cao su và các loại xô châu…Khi áp dụng công nghệ này vào xử lý rác thải vô cơ (túi nilông, nhựa…)sẽ tiết kiệm được một lượng rửa lớn, hạn chế việc ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp gây nên.
3.2.2 Cải tiến phương tiện chứa rác cũ.
3R có nghĩa là giảm (reduce), tái chế (recycle) và tái sử dụng (reuse) rác, dựa trên chương trình phân loại rác thải tại nguồn, khuyến khích người dân phân loại rác ngay tại nhà để góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên, tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải, giảm quỹ đất dành cho chôn lấp rác, từ đó ngăn ngừa các vấn đề suy thoái môi trường.
Dự án “Thực hiện sáng kiến 3R tại Hà Nội để góp phần phát triển xã hội bền vững” vừa được UBND thành phố Hà Nội phát động. Tổng vốn đầu tư của dự án là 3 triệu USD là khoản vay ODA của Chính phủ Nhật Bản, được thực hiện từ nay đến năm 2009, trên địa bàn các phường nội thành gồm Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm), Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng), Thành Công (quận Ba Đình) và Láng Hạ (quận Đống Đa).
Nội dung của dự án là thí điểm phân loại chất thải hữu cơ và xây dựng kế hoạch để có thể mở rộng dự án cho toàn thành phố, giáo dục môi trường về 3R với tinh thần chống lãng phí, nâng cao nhận thức của người dân, xây dựng đề án để cải thiện hệ thống thu gom chất thải rắn đô thị…
Các hộ dân ở các phường trên sẽ được hướng dẫn cách phân loại rác, được phát xô đựng rác hữu cơ bằng nhựa, có rọ lọc chất lỏng.Rác hữu cơ sẽ được thu gom hàng ngày để xử lý làm phân vi sinh, còn rác vô cơ được thu gom hai ngày/lần, đưa về chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn. Ngoài ra, các gia đình cũng sẽ được phát túi vải để đi chợ, hạn chế việc sử dụng túi ni-lông, một vật dụng tuy rất tiện ích khi đi chợ nhưng cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường toàn cầu.
Theo tính toán của các chuyên gia môi trường, nếu làm tốt công tác phân loại rác thải tại nguồn, thành phố sẽ tận dụng được khoảng 30% số lượng rác thải phát sinh hàng ngày để xử lý thành phân vi sinh (khoảng 700 tấn rác hữu cơ).Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ giảm được các chi phí vận chuyển, diện tích chôn lấp rác, từ đó kéo dài thời gian hoạt động của bãi chôn lấp, góp phần bảo vệ môi trường.
Để khắc phục nhược điểm này chúng ta cần phải cải tiến phương tiện chứa rác thải cũ thay thế túi nilon để thu rác bằng thùng rác 3R- W (Reduce: giảm thiểu, Reuse: sử dụng lại, Recycle: tái chế - Watter: nước) như hình 1, hình 2. Thùng rác 3R- W có vỏ ngoài là hình hộp bằng nhựa plastic có kích thước 0,4 x 0,6 x 0,5m có nắp đậy bên trong thùng có 3 ngăn đựng rác rời có thể lấy ra cho vào được có ba màu khác nhau.Để chứa các loại rác khác nhau.
Hình1: Cấu tạo ngoài của thùng rác 3R- W
H ình 2: Cấu tạo trong của thùng chứa rác 3R- W
Bên trong thùng chứa giác nhỏ: Gồm có 3 thùng rác nhỏ có kích thước như nhau, nhưng có ba màu khác nhau (Xanh lá cây, màu đỏ, màu vàng) kích thước 0,4 x 0,2 x 0,4 m
Phía dưới đáy thùng nhỏ là khoang rỗng dùng để chứa nước thải, dung dịch lỏng thát ra từ 3 thùng nhỏ A, B, C có kích thước 0,6 x 0,4 x 0,1m.
Hình 3: Cấu tạo trong của thùng chứa rác nhỏ
Thùng rác nhỏ có ba màu khác nhau
+ Thùng nhỏ có kích thước 0,4 x 0,4 x 0,2 m phía dưới có mọt lỗ nhỏ để thoát nước, nếu không muốn thoát nước có thể dùng nút cao su nút lại.
+ Thùng chứa rác có ba màu khác nhau thì chức năng chứa rác khác nhau:
- Thùng màu xanh lá cây dùng để chứa rác hữu cơ, có thể phân huỷ được như: thực vật, chất thải động vật, giấy…
- Thùng màu đỏ nằm giữa dùng để chứa rác vô cơ có thể tái chế được, rác không thể phân huỷ được như nilon, thuỷ tinh vỡ…
- Thùng màu vàng dùng để chứa các chất độc hại, nguy hiểm, cần thu gom để xử lý riêng. Khi rác thải là chất độc hại có dịch lỏng thì láy nút cao su nút lại lỗ nhỏ.
Tuỳ theo mỗi hộ gia đình, cơ quan, trường học, công ty có thể thay đổi kích thước, số thùng nhỏ chứa rác. Ví dụ: Ở vùng nông thôn, hay hộ gia đình thành phố có thể thay thế thùng nhỏ màu vàng bằng thùng chứa rác màu xanh, hay màu đỏ…
Thùng rác lớn cho khu dân cư có thể sử dụng ba thùng rác to đứng cạnh nhau có 3 màu khác nhau(Xanh, Đỏ, Vàng) và một thùng đựng dung dịch lỏng màu xám. (Xem hình 4).
Hình 4: Thùng chứa rác cho nhiều hộ gia đình, cơ quan.
Khi hộ gia đình đi đổ rác, thì rác ở thùng nào thì đổ rác vào thùng màu đó. Xanh – xanh, Đỏ - đỏ… Công nhân đi thu rác thì luôn kèm theo ba thùng rác bốn màu khác nhau và rác loại nào thì chứa rác loại đó. Với xe chở rác chuyên dụng không phải cải tiến phương tiện chỉ thay đổi thời gian thu gom rác như:
Thứ 2 thu rác thùng màu xanh
Thứ3 thu rác thùng màu đỏ
Thứ 4 thu rác thùng màu vàng
Thứ 5 thu nước thải.
Và lặp lại tương tự các ngày trong tuần, hoặc trong ngày
Tổng hợp và nhận xét về các phương pháp thu gom xử lý rác thải.
Chôn lấp tự nhiên
Chôn lấp hợp vệ sinh
Đốt rác
Sản xuất compost
Công nghệ SERAPHIN
Các nước áp dụng
Các nước kém phát triển
Nhiều nước
Các nước phát triển
Nhiều nước
Việt Nam
Tỷ lệ tái chế
<10%
<10%
80 – 90%
<50%
>90%
Suất đầu tư
thấp
150 tỷ
100 tấn/ngày
25 năm
1600 tỷ
500 tấn/ngày
300 tỷ
250 tấn/ngày
10 năm
55,5 tỷ
200 tấn/ngày
Diện tích đất
Rất lớn
50 ha
Nhỏ
23 ha
5 ha
Sử dụng lao động
Rất ít, không có tổ chức
50 người
Rất ít, đòi hỏi trình độ cao
50 người
100 người
Giải pháp công nghệ xử lý rác thải có rất nhiều nhưng có thể có 3 phương pháp chính: Phương pháp chôn lấp, phương pháp đốt rác và phương pháp công nghệ sinh học.
Phương pháp chôn lấp rác có lẽ là phương pháp cổ điển nhất và cũng là phương pháp tự nhiên nhất, rác thải được đổ xuống các nơi trũng rồi lấp đất lên, do đó gây ra nhiều tác hại tới môi trường. Rác trong thời gian tập kết về bãi chôn, chưa được chôn lấp gây ô nhiễm nặng nề cho bầu không khí và nguồn nước xung quanh cần xử lý.Vì thế, nhiều bãi rác đã bị dân cư quanh vùng phản đối, cản trở công việc vận hành bãi chôn lấp rác. Tuy mấy năm gần đây việc chôn rác đã được đưa vào danh mục tiêu chuẩn Nhà nước, song để tạo được các bãi chôn rác theo tiêu chuẩn xây dựng và môi trường thì rất tốn tiền, tốn đất.Chúng ta cũng có thể tận dụng bãi chôn rác để khai thác khí phục vụ phát điện hoặc làm chất đốt, nhưng đây không phải là mục tiêu chính và cũng không dễ thực hiện.
Đốt rác là phương pháp có thể nói là tân tiến nhất nhưng cũng tốn kém nhất.Ở các nước phát triển, rác công nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong rác thải sinh hoạt thì phương pháp đốt rác là phổ biến, còn ở nước ta rác thải hữu cơ chiếm 50 - 60% khối lượng rác thải thì việc đốt rác là hết sức khó khăn.Có thể tận dụng nhiệt từ quá trình đốt rác để phát điện, sưởi ấm, song điều này chẳng dễ bởi vốn đầu tư không nhỏ.
Phương pháp công nghệ sinh học là sử dụng công nghệ vi sinh. Trong những thập niên gần đây, công nghệ vi sinh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trong đó có các chủng vi sinh phân huỷ xenlulô. Nếu nhiệt độ ổn định và nguồn cung cấp oxy hợp lý, các chủng vi sinh có thể mùn hoá rác hữu cơ trong 20 ngày.Mùn rác hữu cơ có thể được sử dụng làm phân bón - phân sinh hoá hữu cơ và công việc này tương đối giản đơn đối với tất cả mọi người.
Như đã phân tích ở trên, tất cả các phương pháp xử lý rác đều thu được phần rác có thể tái chế và có khả năng tạo ra sản phẩm. Tuy vậy điều cần quan tâm ở đây là làm sao vẫn giải quyết được đống rác thải hàng ngày với vốn đầu tư thấp, ít tốn đất đai và được đông đảo người dân chấp nhận. Điều này chỉ có thể được khắc phục bằng việc xây dựng nhà máy xử lý với công nghệ vi sinh và thiết bị chế tạo trong nước.
Nhà máy xử lý rác ứng dụng công nghệ vi sinh có vốn đầu tư gấp 2 - 3 lần làm bãi chôn lấp, song nếu tính tổng thể lượng thời gian sử dụng thì rẻ hơn các bãi chôn lấp rất nhiều lần. Nhà máy chỉ cần 20% diện tích bãi chôn lấp, tiết kiệm được 80% đất đai so với công nghệ chôn lấp.Ngoài ra, nhà máy còn sản xuất được lượng phân bón đáng kể phục vụ nông nghiệp.
Ưu điểm vượt trội mà nhà máy xử lý rác bằng công nghệ vi sinh là xử lý triệt để và ngay lập tức lượng rác thải đưa vào, giảm thiểu mùi hôi phán tán vào không khí và vì có ủ vi sinh với nhiệt độ đống ủ lên đến 60 - 700C trong thời gian 10 - 15 ngày nên vi trùng gây bệnh và trứng giun sán cũng bị tiêu diệt, giảm thiểu được mầm bệnh, còn những loại rác thải không phân huỷ được vẫn gây độc như các loại bao bì, giấy bìa, giẻ lau... được đốt trong lò có nhiệt độ cao bằng phương pháp tự cháy.
Nhà máy xử lý rác thải với thiết bị toàn bộ đã được nhập vào Việt Nam như Cầu Diễn, Nam Định với giá thành rất cao.Những nhà máy này chỉ xử lý được 40% rác đô thị, còn 60% rác vẫn phải chôn lấp. Với công nghệ thiết bị được chế tạo 100% tại Việt Nam kết hợp đưa thêm lò đốt rác trơ, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới và Môi trường đã xây dựng nhà máy xử lý rác triệt để hơn - xử lý đến 80% và đặc biệt giá thành chỉ bằng 30 - 40% giá nhập ngoại.
Xử lý rác thải đô thị Việt Nam là vấn đề còn nhiều nan giải, song việc xây dựng một nhà máy hoàn chỉnh bằng khoa học công nghệ trong nước không còn là khó đối với các địa phương trong thời điểm này. Và phải chăng phương pháp xử lý rác thải ứng dụng công nghệ vi sinh là giải pháp tối ưu cho tình trạng đâu đâu cũng có rác như hiện nay?
3.2.3 Giải pháp về quy hoạch:
- Quy hoạch các bãi chứa rác, bãi chôn rác cho phù hợp với địa điểm.Xây dựng ở mỗi xã có cơ sở xử lý rác để tái sử dụng phế liệu và làm phân bón.
- áp dụng công nghệ GIS vào trong việc quy hoạch, xử lý và chọn các bãi chôn lấp rác thải.
3.2.4 Giải pháp liên quan tới cơ chế - chính sách.
- Quản lý chất thải sinh hoạt ngay tại nguồn thông qua việc đăng ký chất thải, nhất là các chất thải nguy hại. Căn cứ vào việc đăng ký chất thải, các phương tiện thu gom, vận chuyển và phí cho từng loại được tính toán khác nhau. Phí thu gom, vận chuyển cho chất thải nguy hại phải cao hơn chất thải không nguy hại
- Cụ thể hoá các văn bản dưới luật, đồng thời phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát việc thi hành luật.
- Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp tư nhân và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước với chế độ ưu đãi (miễn giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức hoặc cho vay lãi với lãi suất ưu đãi…) để khuyến khích việc thu gom triệt để chất thải rắn.
- Tăng cường hợp tác quốc tế và tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế. Ngoài việc thu được các thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn, chuyển giao công nghệ, trợ giúp tài chính còn có thể năm bắt được kiến thức và kỹ thuật từ các quốc gia tiển tiến thông qua các khoá đào tạo cho cán bộ ở nước ngoài có cấp học bổng, khuyến khích họ để tạo điều kiện học tập tiếp thu những kiến thức công nghệ tiên tiến, đào tạo được các cán bộ có tài có đức góp phần xây dựng đất nước.
3.2.5 Giải pháp quản lý.
- Phải xây dựng một kế hoạch tổng thể và chiến lược lâu dài về quản lý chất thải rắn.
- Từng bước xây dựng và tăng cường hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường ở các cấp cơ sở.
- Thực hiện nghiêm túc đánh giá tác động môi trường đối với các dụ án và các cơ sở đang hoạt động. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án kinh tế- xã hội, các dự án đầu tư theo luật định.
- Thiết lập mạng lưới quan trắc và dự báo môi trường chung cho các chất thải, trong đó có chất thải sinh hoạt đô thị
- Quan tâm đầu tư kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn về chất thải sinh hoạt nói chung và kinh tế chất thải nói riêng.
3.2.6 Giải pháp giáo dục tuyên truyền.
- Giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường cho nhân dân trong mọi lứa tuổi, thông qua giáo dục và động viên nhân dân và các tổ chức, cơ quan, xí nghiệp, các cấp chính quyền, đoàn thể, quần chúng sẽ nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và tính cấp bách của bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Tăng cường các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là phương tiện tuyên truyền thông tin đại chúng.Nội dung thông tin tuyên truyền ngoài vấn đề môi trường chung còn bao gồm kiến thức chung về chất thải sinh hoạt đô thị nói riêng hay chất thải rắn nói chung với việc ô nhiễm môi trường, các phương pháp hạn chề ô nhiễm môi trường do chất thải. Giáo dục và tìm hiểu về luật bảo vệ môi trường, các quy định dưới luật đinh và áp dụng sao cho phù hợp.
- Tổ chức các phong trào thi đua bảo vệ môi trường ở các khu tổ dân phố, các trường học công sở… trong các ngày môi trường và ngày lễ, ngày chủ nhật…
- Coi vấn đề quản lý chất thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường là một vấn đề hết sức quan trọng và phải được đưa vào trong quá trình giảng dạy từ các bậc học.
Tạo cho mỗi cá nhân có nhận thức đúng đắn về bảo vệ môi trường ngay từ nhỏ.
3.2.7 Giải pháp liên quan đến kinh tế chất thải.
- Phân loại chất thải ngay từ nguồn phát sinh. Chất thải sinh hoạt phân thành hai loại các phế thải có thể tái sử dụng hoặc tái sinh như giấy, nilon, nhựa, kim loại, chai lọ, vỏ đồ hộp và các loại chất thải còn lại. Việc phân loại này sẽ làm tăng tỷ lệ tái sinh chất thải, cũng có nghĩa giảm bớt khối lượng chất thải phải vận chuyển và xử lý.
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất giảm thiểu lượng chất thải thông qua việc áp dụng các công cụ kinh tế thường sử dụng dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.Các công cụ khuyến khích kinh tế nhằm ngăn ngừa tác động xấu của chất thải rắn đối với môi trường. Một số hình thức của công cụ khuyến khích kinh tế chủ yếu là:
+ Thuế nguyên liệu: loại thuế này đánh vào nguyên liệu sử dụng cho sản xuất, đặc biệt là sản xuất bao bì, vỏ hộp. Mức thuế căn cứ vào tác động đối với môi trường của sản suất và tiêu thụ các loại bao bì, có tính đến tỷ lệ tái chế và tái sử dụng.
+ Phí sản phẩm: loại phí này được coi là loại thuế đầu ra đánh vào thành phẩm cuối cung của công đoạn sản xuất.Thuế này có liên quan tới sự xả thải và tác hại gây ô nhiễm của chất thải.Các sản phẩm được tạo ra từ nguyên liệu đã qua tái chế hoàn toàn hay một phần thì sẽ được miễn hoặc giảm thuế.
+ Phí xả thải chất thải: mức thu phí dựa trên khối lượng hay thể tích chất thải được xả thải. Điều này sẽ khuyến khích các chủ nhân nguồn thải phân loại chất thải trước khi đổ thải theo hợp đồng thoả thuận, trong đó phế liệu có khả năng tái chế sẽ được mua lại.
+ Giấy phép xả thải: “quyền gây ô nhiễm” của các doanh nghiệp sẽ được ghi nhận bằng các “giấy phép xả thải” do cơ quan quản lý môi trường ban hành.Vì có thể mua bán, trao đổi giấy phép nên doanh nghiệp nào muốn xả thải nhiều hơn thì sẽ phải mua thêm giấy phép từ các doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng,Ngược lại các doanh nghiệp nào có khả năng giảm thải tốt có thể thừa ra một số giấy phép và được bán số giấy phép thừa đó.
+ Trợ cấp: trợ cấp thường được sử dụng trong những trường hợp và ở những khu vực mà ở đó có khó khăn đáng kể về kinh tế. Trợ cấp Nhà nước có thể áp dụng cho các hoạt động tạo ra ngoại ứng tích cực như xử lý ô nhiễm môi trường…Nguyên nhân dẫn đến việc trợ cấp là do trong các hoạt động này lợi ích cá nhân thường thấp hơn lợi ích xã hội, do đó chi phí mà các cá nhân chấp nhận bỏ ra để tiến hành các hoạt động trên không đạt mức cần thiết đối với xã hội.
+ Ký quỹ bảo vệ môi trường: là việc cá nhân hay tổ chức trước khi tiến hành hoạt động sản xuât hay kinh doanh được xác định là gây ra những thiệt hại cho môi trường phải có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền (goi chung là tiền) vào tài khoản phong toả tại một tổ chức tín dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phục hồi môi trường do các hoạt động sản xuất hay kinh doanh gây ra theo quy định của pháp luật.
Tổ chức lại việc thu nhặt rác thải hiện nay. Hợp thức hoá hệ thống thu gom phế liệu tái sinh.Các cơ sở tái chế cần được đưa vào quy hoạch.Các cơ sở này là các cơ sở tư nhân trong giai đoạn đầu, sau đó có thể thí điểm mô hình doanh nghiệp Nhà nước.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang trên đà phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước.Do đó tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững là một vấn đề hết sức quan trọng cần được Nhà nước và toàn thể cộng đồng cùng tham gia.
Thực trạng môi trường đô thị hiện nay cho thấy chính quyền các cấp đã có rất nhiều chính sách và nỗ lực tích cực để xây dựng môi trường ngày càng trong sạch hơn, đặc biệt là trong công tác xử lý thu gom chất thải sinh hoạt.
Chuyên đề “ Giải pháp xã hội hoá công tác thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn Huyện Từ Liêm” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào nỗ lực chung của các nhà môi trường đô thị về cách thức thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và đặc biệt là công tác xã hội hoá dưới nhiều hình thức khác nhau, tất cả đều nhằm mục tiêu là nâng cao chât lượng môi trường đô thị nói riêng và môi trường nói chung.
Do hạn chế về năng lực và khuôn khổ đề tài nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp từ phía thầy cô và bạn bè.
Cuối cùng tôi xinh chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Hồng Danh đã hướng dẫn và chỉ bảo tôi từ giai đoạn đầu của quá trình làm đề án, đồng cám ơn các cán bộ phòng Xây dựng đô thị UBND Huyện Từ Liêm cung cấp cho tôi một số tài liệu trong quá trình thực tập để tôi có thể học hỏi nghiên cứu và tham khảo khi làm đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế đô thị - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân – Khoa Kinh tế- Quản lý môi trường và đô thị
Giáo trình Quản lý đô thị - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân – Khoa Kinh tế- Quản lý môi trường và đô thị
Sách Quản lý đô thị - Nhà xuất bản Xây dựng năm 2001.
Báo kinh tế đô thị.
Một số tư liệu bao gồm văn bản, các đề tài liên quan đến môi trường đô thị của phòng Xây dựng đô thị - UBND Huyện Từ Liêm
Báo điện tử Việt nam net
Một số trang web:
www.nea.gov.vn/thongtinmt/noidung/dd_20_6_03.htm - 13k
www.sinhhocvietnam.com/forum/archive/index.php?t-2291.html - 11k –
www.greenhanoi.org.vn/vi/news/printpreview.php?newid=news281120060853304327 - 15k –
www.cesti.gov.vn/left/stinfo/tddt/de_tai_theo_nhom_nganh/moi_truong_xu_ly_chat_thai/
www.monre.gov.vn/ - 68k
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠT
Rác thải sinh hoạt được đổ ra đường phố
Nguồn: Cục Bảo vệ Môi trường
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33458.doc