Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất cao, chưa lúc nào mà chỗ đứng của Việt Nam trên trường quốc tế lại có vị thế như vậy. Đời sống của nhân dân ngày càng cao, kinh tế - văn hoá – xã hội ngày càng phát triển. Tiêu dùng điện là một nhu cầu thiết yếu, nhu cầu này càng tăng khi kinh tế, xã hội ngày một phát triển. Để nền kinh tế tăng trưởng 1% thì sản lượng điện phải tăng trưởng 5% mà nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng với tốc độ bình quân 8%/ năm trong những năm gần đây do đó gánh nặng cho ngành điện là hết sức to lớn. Nằm trong hoàn cảnh chung của ngành điện thì Công ty điện lực Gia Lâm luôn phải nỗ lực nâng cao năng lực của doanh nghiệp và trình độ chuyên môn tay nghề của cán bộ công nhân viên để đáp ứng yêu cầu của ngành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Từ việc kết hợp những kiến thức đã được tích luỹ trong quá trình học tập tại trường và kinh nghiệm của bản thân cùng với quá trình thực tập tại Công ty điện lực Gia Lâm em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Tuy nhiên với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian thực tập chưa nhiều nên chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo khoa Luật và cán bộ công nhân viên trong Công ty.
88 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giao kết - Thực tiễn hợp đồng mua bán điện năng tại Công ty Điện lực Gia lâm và một số khuyến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hữu đã trở thành một đòi hỏi tất yếu và ngày càng phổ biến trong xã hội. Những thành tựu của công cuộc đổi mới làm cho đông đảo công chúng nhận thức ngày càng rõ hơn rằng bên cạnh hình thức sở hữu Nhà nước thì còn có các hình thức sở hữu khác (tư nhân, hỗn hợp) nếu được tạo điều kiện thuận lợi cũng phát huy vai trò tích cực trong đời sống xã hội. Đồng thời đa dạng hoá sở hữu cho phép thực hiện triệt để các nguyên tắc kinh tế nâng cao quyền tự chủ tài chính và khả năng tự quản trong sản xuất kinh doanh sản xuất, nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như óc sáng tạo của người lao động và người lãnh đạo doanh nghiệp. Cổ phần hoá nói chung cũng như cổ phần hoá ngành điện lực Việt Nam nhằm khắc phục những tồn tại trong doanh nghệp Nhà nước như:
Xoá bỏ tình trạng vô chủ của khu vực kinh tế quốc doanh kém hiệu quả hơn kinh tế tư nhân và tập thể. Trước đây, doanh nghiệp được hưởng các chính sách tài trợ tràn lan đến mức bao cấp không tính đến lãi lỗ, không quan tâm đến tiết kiệm. Chính phủ tin rằng doanh nghiệp nhà nước sẽ đảm bảo thực hiện đúng mọi chủ trương phát triển kinh tế xã hội, cho nên Chính phủ chủ quan không kiểm soát gay gắt ngân sách của các doanh nghiệp nhà nước, bù lỗ tràn lan cho nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả ngay cả khi trên thực tế không cần duy trì doanh nghiệp nhà nước đó nữa. Vô hình chung do buông lỏng quản lý, một khoản vốn không nhỏ của Chính phủ đầu tư vào sản xuất kinh doanh trông thấy thua lỗ. Khắc phục tình trạng trên thì chủ trương xoá bỏ bao cấp trao quyền tự quản cho các doanh nghiệp nhà nước là một biện pháp kịp thời.
Cổ phần hoá để thoá gỡ khó khăn cho ngân sách nhà nước đồng thời huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ việc đảm bảo nền tài chính quốc gia vững mạnh là yêu cầu cực kỳ bức thiết. Ngân sách Chính phủ không chỉ cần được phân bổ hợp lý, có lợi cho việc tái cơ cấu nền kinh tế quốc dân mà tài sản Nhà nước cũng cần được sử dụng nhằm mang lại hiệu quả đầu tư tối đa. Cổ phần hoá doanh nghiệp là biện pháp giúp Chính phủ thực hiện được những đòi hỏi thực tiễn. Tài sản Nhà nước nhờ cổ phần hoá thu hồi lại sẽ được phân bổ cho những dự án quốc gia giàu tính khả thi hoặc đầu tư vào các nghành mang lại lợi ích kinh tế, xã hội quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Hơn nữa công ty cổ phần được quyền quản lý, điều hành của chủ nhân mới, động lực mới trong quản lý doanh nghiệp, phương hướng hoạt động thay đổi theo hướng không ngừng củng cố sức mạnh cạnh tranh của công ty sẽ có thể huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. thực hiện cổ phần hoá trong giai đoạn hiện nay đã thể hiện rõ điều này. Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều hình thức sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả. Phát huy vai trò làm cjủ thực sự, giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa của doanh nghiệp, Nhà nước và người lao động. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước không được biến thành tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước mà nó phải huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm: cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp. Mục đích của việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần là duy trì phát triển tài sản và tiền vốn thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là người đại diện, người lao động trong doanh nghiệp có thêm điều kiện thực hiện quyền làm chủ trong doanh nghiệp, huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân để xây dựng và phát triển kinh tế có lợi cho Nhà nước cho bản thân người góp vốn; Nhà nước được rút phần vốn của mình đầu tư vào các công trình trọng điểm của nền kinh tế quốc dân
Cổ phần hoá tạo động lực mới quản lý doanh nghiệp. Cổ phần hoá đã biến doanh nghiệp thành có chủ - những người chủ trực tiếp điều hành và người lao động trong doanh nghiệp. Quyền lợi của họ được gắn liền với sự thành bại của doanh nghiệp. Vì thế trong doanh nghiệp tất cả các thành viên đều quan tâm đến đên công việc của mình, lao động tích cực với tinh thần trách nhiệm cao và óc sáng tạo phong phú. Những biểu hiện mới này hầu như không tồn tại trong doanh nghiệp trước cổ phần hoá.
Các công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp trong đó đại hội cổ đông có quyền quyết định phương hướng công ty cũng như giám sát hoạt động của hội đồng quản trị và giám đốc điều hành. Người lao động đồng nhất là cổ đông có quyền yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp trình bày trước đại hội cổ đông những vấn đề về nguyên tắc thu chi trong doanh nghiệp, có quyền thắc mắc về hoạt động quản lý.. Hơn nữa do sự thay đổi về cơ chế tổ chức, vai trò của các bộ phận, các tổ chức quần chúng được phân định rõ ràng, công đoàn có chức năng độc lập với người quản lý điều hành công ty. Vì vậy các ý kiến đống góp từ bất kỳ phía nào đều được nghiêm túc lắng nghe. Bên cạnh việc quản lý tập trunh, không khí sinh hoạt dân chủ thực sự được cải thiện trong các công ty cổ phần. Đây là điểm mạnh của loại hình công ty cổ phần so với các loại hình công ty khác giúp nó tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Công ty cổ phần là một kiểu tổ chức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nó ra đời không nằm trong ý kiến chủ quan của bất cứ lực lượng nào kết quả của một quá trình kinh tế do các nguyên nhân sau:
+ Quá trình xã hội hoá tư bản, tăng cường tích tụ tập trung tu bản ngày càng cao là nguyên nhân hàng đầu của thúc đẩy công ty cổ phần ra đời.
+ Sự ra đời và phát triển của nên đại công nghiệp cơ khí của tiến bộ kỹ thuật tạo động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đời
+ Sự phân tán tư bản để tránh rủi ro trong cạnh tranh và tạo thế mạnh về quản lý
+ Sự phát triển rộng rãi của chế độ tín dụng tạo động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và phát triển.
3.1.2.2 Cổ phần hoá tập đoàn điện lực
Từ cuối năm 2006, lãnh đạo tập đoàn đã có chủ trương bán cổ phần các nhà máy từ khi lập các ban quản lý dự án, đây là một quyết định lớn để thúc đẩy việc thu hút vốn đầu tư bên ngoài vào ngành điện.
Đến nay, EVN đã và đang cổ phần hoá 40 đơn vị, trong đó đã hoàn thành công tác cổ phần hoá và chuyển thành công ty cổ phần 21 đơn vị. EVN phấn đấu đến năm 2008 hoàn thành kế hoạch cổ phần hoá các đơn vị của Tập đoàn, trừ đơn vị truyền tải điện. EVN sẽ là một Tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa sở hữu. Các lĩnh vực kinh doanh của EVN bao gồm sản xuất và kinh doanh điện năng, viễn thông, cơ khí, công nghệ thông tin, xuất nhập khẩu, vận tải, du lịch, hợp tác đào tạo lao động và phát triển nguồn nhân lực, kinh doanh bất động sản, đầu tư và kinh doanh tài chính, chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm. Vốn điều lệ của Tập đoàn là trên 48.000 tỷ đồng.
Nhìn chung sau cổ phần hoá, các công ty cổ phần đã từng bước củng cố tổ chức, sắp xếp nhân lực kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra cơ chế quản lý năng động, hiệu quả, thích nghi với thị trường và có hướng phát triển tốt. Nhờ đó, kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty đều có lãi, tỷ lệ trả cổ tức đạt và vượt chỉ tiêu so với phương án đã xây dựng. Ngoài ra cổ phiếu của các công ty cổ phần đang giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia, với giá cổ phiếu tăng gấp nhiều lần so với mệnh giá. Cổ phiếu ngành Điện không còn bị đánh giá ở tầm "trái phiếu" nữa mà đang được giới đầu tư trong và ngoài nước đặt nhiều kỳ vọng. Thời của cổ phiếu ngành Điện đang đến đúng như những dự báo trước đây ...Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở thời điểm sôi động nhất từ trước tới nay. Và việc một cổ phiếu ngành Điện thường lọt vào tốp 5 cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh nhiều nhất với mức giá cao đã trở thành điểm quen thuộc của thị trường.
Ngoài những dự án của các nhà đầu tư lớn trên, những dự án đầu tư đã đăng ký chủ yếu tập trung thủy điện từ các nguồn vốn độc lập đã lên đến gần trăm dự án, trong 5 năm tới đạt công suất 3.150 MW. Theo dự kiến, trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện cần khoảng 3,83 tỉ USD/năm. Trong đó, EVN đóng vai trò chủ lực với các dự án lớn, nhưng mới chỉ đáp ứng khoảng 50%, phần còn lại phải huy động vốn từ các thành phần đầu tư khác.
Năm 2007, EVN sẽ thu hút 40.000 tỉ đồng và năm 2008 cũng thu hút khoảng trên 8.000 tỉ đồng từ việc bán cổ phần và phát hành trái phiếu. Đây là một con số hoàn toàn có thể thực hiện được.
Đề án cổ phần hoá của EVN là "mạnh dạn, đúng hướng". Bên cạnh đó, EVN muốn đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá nhưng cũng có khó khăn ở chỗ yêu cầu đặt ra các nhà máy là phải có lãi trong khi giá điện hiện nay lại do Chính phủ khống chế. Theo lộ trình điều chỉnh giá điện được Chính phủ phê duyệt thì năm 2008, giá điện cũng chỉ tăng 4-5%, thấp hơn chỉ số lạm phát nên cũng ảnh hưởng đến tâm lý, quyết định của nhà đầu tư. Các đơn vị truyền tải điện không cổ phần hoá thì tổn thất điện năng sẽ rất lớn và không có người chụi trách nhiệm. Với các công ty kinh doanh điện, giá điện được mua và bán ra không chênh nhau là mấy luôn theo quy đinh của Nhà nước nên mức lợi nhuận không cao không hấp dẫn được các nhà đầu tư lớn. Cổ phần của các nhà máy nhiệt điện chạy than, các nhà máy thủy điện lớn của EVN sẽ có sức hấp dẫn lớn nhưng với các nhà máy nhiệt điện chạy dầu, việc bán cổ phần sẽ khá khó khăn do giá nhiên liệu đầu vào - dầu DO, FO luôn luôn ở mức cao khó đảm bảo cho các nhà máy này có lợi nhuận, thậm chí bị thua lỗ.
Tập đoàn Điện lực sẽ là Công ty mẹ, có chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, quy trình công nghệ hệ thống điện, thương hiệu, thị trường. Tập đoàn trực tiếp quản lý một số nhà máy điện đa mục tiêu và sản xuất điện năng. Sau khi kết thúc quá trình sắp xếp các công ty con vào năm 2008-2009, Công ty mẹ sẽ chuyển sang mô hình công ty TNHH một thành viên như quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005. Lộ trình chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH một thành viên, cổ phần hoá, sắp xếp các doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp để hình thành các công ty con, công ty liên kết là từ nay đến năm 2010.
Sau khi cổ phần hoá, EVN và các Công ty thành viên, bao gồm: Các đơn vị hoạch toán phụ thuộc, các đơn vị hạch toán độc lập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và các Công ty cổ phần sẽ sở hữu và vận hành khoảng 17.000 MW tổng công suất đặt (chiếm 70%, trong tổng số 23.400 MW). Các công ty này sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của EVN trong thị trường điện và sẽ thúc đẩy cạnh tranh. Tuy nhiên, với cơ cấu thị trường điện, EVN sẽ vẫn duy trì khả năng chi phối. Việc một công ty phát điện lũng đoạn thị trường là một vấn đề đáng lo ngại. Theo các chuyên gia về điện lực thì chỉ cần một Công ty phát điện nào chiếm 30% công suất đặt là đã có thể lũng đoạn được thị trường. Hơn nữa, nó không còn phù hợp với các nguyên tắc của một thị trường điện cạnh tranh, đồng thời không phù hợp với các điều kiện tiên quyết hình thành thị trường mới như quy định trong Quyết định 26/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Luật Điện lực quy định: Nhà nước độc quyền trong quyết định đối với các nhà máy điện chiến lược. Điều này đã được quy định trong Nghị định 105/2005 và bao gồm các nhà máy thuỷ điện lớn đa mục tiêu. Các nhà máy điện này được phép tổ chức thành các công ty riêng hoặc nhóm với các nhà máy điện khác, miễn là các công ty hoặc nhà máy này vẫn thuộc sở hữu nhà nước.
Tiến trình cổ phần hoá các đơn vị ngành điện đã tạo ra loại hình doanh nghiệp đa sở hữu trong đó người lao động trở thành người chủ thực sự theo phần vốn góp của mình trong công ty cổ phần. Thông qua cổ phần hoá, EVN đã huy động được nguồn vốn đầu tư to lớn của xã hội vào sản xuất kinh doanh điện năng. Cũng nhờ cổ phần hoá mà doanh nghiệp đã làm ăn hiệu quả hơn, năng động hơn, tiết kiệm tối đa chi phí, tỷ lệ chia cổ tức đều vượt so với phương án Bộ Công nghiệp đề ra và nhất là thích nghi dần với thị trường. Công ty cổ phần thuỷ điện Vĩnh Sơn -Sông Hinh là một trong những điển hình làm ăn hiệu quả sau khi cổ phần hoá. Không những có tài sản tăng gấp 1,5 lần so với lúc bắt đầu cổ phần hoá mà hiện Công ty còn sở hữu hơn 5 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại. Mặc dù chỉ là nhà máy điện có công suất 136 MW nhưng trên thực tế tổng công suất huy động được của Vĩnh Sơn-Sông Hinh lại lớn hơn rất nhiều.
Đặc biệt, kết quả lớn nhất mà cổ phần hoá mang lại là làm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, tiến tới xoá bỏ độc quyền cũng như góp phần hình thành thị trường điện. Thực tế cho thấy, với giá bán điện (từ 404 đồng đến trên 617 đồng/kWh) luôn thấp hơn giá điện của các công ty phát điện ngoài EVN, các công ty cổ phần phát điện đã tạo dựng được lợi thế để tham gia thị trường phát điện cạnh tranh sau này.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, thực tế cổ phần hoá tại nhiều đơn vị của EVN, nhất là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phân phối điện đã cho thấy còn rất nhiều vướng mắc cần giải quyết. Cơ chế hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thực sự được thực hiện theo cơ chế thị trường bởi giá bán điện hiện vẫn do nhà nước không chế. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất hiện nay đối với tiến trình cổ phần hoá của ngành vẫn là chưa xác lập được cơ chế công ích và quỹ công ích cho ngành điện.
3.1.3.3 Cổ phần hoá Công ty điện lực Gia Lâm
Với tiến trình cổ phần hoá chung của toàn nghành thì các công ty thành viên, các công ty con cũng đề ra các đề án để tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp mình. Công ty điện lực Gia Lâm cũng có những bước đầu để bắt tay vào cổ phần hoá chính mình.
Công việc trước tiên cổ phần hoá là Công ty đã sắp xếp lại bộ máy làm việc; phân loại thành 3 khu vực: Khối các chi nhánh điện; khối các đơn vị phụ trợ, xây lắp, thiết kế, phân xưởng thí nghiệm...; và khối các phòng ban nghiệp vụ. Sở dĩ tách bạch từng khối như vậy để giao quỹ lương cho phù hợp. Quyết tâm dùng cơ chế tiền lương làm đòn bẩy sản xuất. Cùng với việc sắp xếp lại lao động cho hợp lý thì cơ chế tiền lương phù hợp không chỉ giúp tăng thêm thu nhập cho người lao động mà còn tạo điều kiện cho các đơn vị phụ trợ năng động hơn, ý thức trách nhiệm cao hơn. Đồng thời với việc ổn định tổ chức, Công ty đã nhanh chóng triển khai các công tác đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn.
Tuy nhiên, trên thực tế khi bắt tay vào triển khai, Công ty đã vấp phải không ít vướng mắc, khó khăn cả khách quan lẫn chủ quan làm ảnh hưởng tới kế hoạch thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh. Chẳng hạn như tình hình giảm giá bán điện nước ngoài làm giảm doanh thu; thực hiện Luật Điện lực làm tăng chi phí lắp đặt công tơ; việc tiếp nhận toàn bộ lưới điện hạ áp nông thôn góp phần vào việc tăng giá bán điện, song do lưới điện nông thôn cũ nát nên tổn thất điện năng lại tăng lên tới 8%. Mặc dù Công ty phát động chiến dịch thay 50% công tơ ở nông thôn nhưng tổn thất năm 2006 cũng chỉ giảm xuống 6.07%. Đồng thời, áp lực về đầu tư sửa chữa nâng cấp lưới điện, áp lực về quản lý lao động của Công ty rất lớn.. Việc chưa rạch ròi giữa công ích và kinh doanh cho đến nay thực sự vẫn là vấn đề nan giải đối với những doanh nghiệp trong ngành điện khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Nằm trong số những vấn đề nan giải này còn có việc xử lý tài chính đối với các công trình có chính sách đầu tư.
Năm 2007,Công ty điện lực Gia Lâm dự kiến tăng trưởng điện thương phẩm sẽ chỉ đạt ở mức dưới 8% (hiện là 6,3%), trong khi phương án cổ phần hoá xây dựng là 10%, nhưng trước tình hình còn nhiều khó khăn như trên thì ban lãnh đạo công ty cho rằng tốc độ tăng trưởng chậm cũng là cơ hội để Công ty tập trung ổn định sản xuất, bởi tăng trưởng nhanh cũng đồng nghĩa với việc tăng vốn đầu tư. Hiện chủ trương của Công ty là đẩy mạnh hoạt động kinh doanh truyền thống, đồng thời phát triển các dịch vụ , sản phẩm mới trên cơ sở phát huy những lợi thế sẵn có. Trước mắt, Công ty tập trung tổ chức lại hoạt động kinh doanh bán điện, nâng cao chất lượng phục vụ và tiện ích cho khách hàng. Bên cạnh đó, phát triển hoạt động xây lắp điện cũng là một thế mạnh của Công ty trong điều kiện các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Gia Lâm và một số vùng lân cận đang hình thành và phát triển với tốc độ tăng trưởng lớn.
Hiện nay, Công ty dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh mới như: Viễn thông, phần mềm máy tính, đầu tư xây dựng thuỷ điện, đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư góp vốn liên doanh khác. Chiến lược phát triển trên phần nào thể hiện sự năng động, nhạy bén của một đơn vị đang tiến hành cổ phần hoá. Tuy nhiên, thời gian tới chắc chắn sẽ còn không ít khó khăn, nhất là khi cơ chế hoạt động đối với các công ty cổ phần trong ngành điện (một ngành kinh tế đặc thù, phục vụ nhiều mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội...) còn nhiều vấn đề cần được các cấp xem xét hoàn thiện. Do đó, Công ty phải tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả tài chính, cùng với việc tiết giảm tối đa chi phí, tìm các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, thì việc nhanh chóng đổi mới phong cách quản lý, đổi mới tư duy điều hành sẽ giúp công ty điện lực Gia Lâm thể hiện bản lĩnh và đứng vững trong cơ chế thị trường hiện nay.
3.2 MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG ĐỐI VỚI VIỆC GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY TRONG THỜI HỘI NHẬP
3.2.1 Lộ trình phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam
Nghành điện nước ta hiện nay lâm vào tình trạng thiếu điện thành phẩm nghiêm trọng không cung cấp được đủ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và công cuộc công nghiệp hoá đất nước. Trong khi đó mục tiêu của chúng ta là trở thành một nước công nghiệp trong năm 2020 thì điện phải đi trước một bước và nó là điều kiện tiên quyết để thực hiện mục tiêu trên. Với vai trò quan trọng đó ngành điện cũng đặt ra những mục tiêu riêng của mình để hoàn thành mục tiêu chung của đất nước như sau:
+ Từng bước phát triển thị trường điện lực cạnh tranh một cách ổn định, xoá bỏ bao cấp trong nghành điện, tăng quyền lựa chọn nhà cung cấp điện cho khách hành sử dụng điện.
+ Thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động điện lực, giảm dần đầu tư của Nhà nước cho ngành điện
+ Tăng cường hiệu quả hoạt động sản kinh doanh của ngành điện, giảm áp lực tăng giá điện
+ Đảm bảo cung cấp điện ổn định, tin cậy và chất lượng ngày càng cao
+ Đảm bảo phát triển ngành điện bền vững.
Để thực hiện được mục tiêu trên thì ngành điện đã đề ra lộ trình hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam. Thị trường điện lực Việt Nam được hình thành và phát triển qua ba cấp độ:
- Cấp độ 1 (2005-2014): thị trường phát điện cạnh tranh
- Cấp độ 2 (2015-2022): thị trường bán buôn điện cạnh tranh
- Cấp độ 3 ( từ sau 2022): thị trường bán lẻ điện canh tranh
Mỗi cấp độ được thực hiện theo hai bước: thí điểm và hoàn chỉnh, cụ thể từng giai đoạn như sau:
3.2.1.1 Cấp độ 1: thị trường phát điện cạnh tranh
a) Bước 1 - Cấp độ 1: thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm từ 2005 đến năm 2008
Thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh giữa các nhà máy điện thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) để thí điểm cạnh tranh trong khâu phát điện theo mô hình một đơn vị mua duy nhất. Các nhà máy điện, các công ty truyền tải điện, các công ty phân phối điện thuộc EVN sẽ được tổ chức lại dưới dạng các công ty độc lập về hạch toán kinh doanh.
Các công ty phát điện độc lập (IPP) không thuộc sở hữu của EVN tiếp tục bán điện cho EVN theo các hợp đồng mua bán điện dài hạn (PPA) đã được ký kết.
Kết thúc bước thí điểm, các nhà máy điện lớn có vai trò quan trọng trong hệ thống điện hiện đang thuộc EVN phải được chuyển đổi thành các đơn vị độc lập IPP (Independent Power Producer) dưới dạng các công ty nhà nước độc lập; các nhà máy điện còn lại phải được chuyển đổi thành các đơn vị phát điện độc lập dưới dạng các công ty cổ phần để chuẩn bị cho thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh.
Bộ Công nghiệp ban hành các quy định điều tiết các hoạt động của thị trường và hướng dẫn thực hiện.
* Các điều kiện tiên quyết để hình thành thị trường điện cạnh tranh thí điểm như sau:
- Về cơ cấu tổ chức:
Xây dựng một cơ cấu tổ chức mới trong đó các nhà máy điện trực thuộc EVN được tách thành các đơn vị hạch toán độc lập.
Đơn vị điều hành giao dịch trên thị trường điện lực và đơn vị mua duy nhất thực thuộc EVN được thành lập.
- Về hệ thống các văn bản hướng dẫn
Quy lưới truyền tải và quy định vận hành thị trường điện lực thí điểm được Bộ Công nghiệp ban hành
- Về cơ sở hạ tầng
Hệ thống quản lý vận hành (SCDA/EMS) và hệ thống đo đếm từ xa đã được thiết lập hoàn chỉnh tới các đơn vị phát điện thuộc EVN và tới các nút quan trọng trong lưới truyền tải, đáp ứng các hoạt động của thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm.
Các hệ thống thông tin phục vụ quả lý vận hành và giao dịch thanh toán trên thị trường được trang bị phù hợp
- Về năng lực hoạt động của các đơn vị tham gia thị trường
Các đơn vị mới thành lập gồm Cục Điều tiết điện lực, đơn vị mua buôn duy nhất, đơn vị truyền tải điện và các đơn vị phát điện cần có đội ngũ cán bộ, công nhân viên đã được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu của hoạt động của thị trường điện cạnh tranh.
b) Bước 2 - Cấp độ 1: thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh (2009-2014)
Thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh sau khi điều kiện tiên quyết cho bước này đã được đáp ứng.
Cho phép các nhà máy điện độc lập (IPP) không thuộc sở hữu của EVN tham gia chào giá để bắt đầu thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh (theo mô hình một người mua duy nhất); các đơn vị phát điện sẽ bán điện lên thị trường thông qua các hợp đồng PPA và chào giá cạnh tranh trên thị trường giao ngay với tỷ lệ điện năng mua bán theo hai hình thức của từng đơn vị do Cục điều tiết điện lực quy định.
* Các điều kiện tiên quyết để hình thành thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh:
- Cơ cấu tổ chức:
Các nhà máy điện thuộc EVN được tách thành các đơn vị phát điện độc lập (không có chung lợi ích kinh tế với đơn vị mua duy nhất, đơn vị truyền tải và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện) dưới dạng công ty nhà nước độc lập hoặc các công ty cổ phần. Tổng công suất đặt của một đơn vị phát điện không được vượt quá 25% công suất đặt của toàn hệ thống.
- Hệ thống các văn bản hướng dẫn
Đề án tái cơ cấu nghành điện được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án thiết kế thị trường điện lực phát triển cạnh tranh hoàn chỉnh được Bộ Công nghiệp phê duyệt
Quy định thị trường điện lực được bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới phù hợp với cấu trúc thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh
Các quy định cho vận hành thị trường phát điện cạnh tranh bao gồm: quy định lưới truyền tải; quy định về thủ tục giám sát thực hiện quy hoạch và thực hiện các dự án trong danh mục dự án quy hoạch; quy định thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung và giám sát thực hiện giấy phép hoạt động điện lực; quy định về trinh tự và thủ tục chọn nhà đầu tư phát triển các dự án nguồn mới theo quy hoạch nguồn chi phí tối thiểu; quy định về thủ tục đăng ký tham gia thị trường phát điện cạnh tranh; quy định về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh trong thị trường điện lực; quy định về xử lý các vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong hoạt động thị trường điện lực được ban hành
Các quy định về phương pháp xây dựng, thủ tục, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt biểu giá điện bán lẻ, khung giá phát điện, khung giá điện bán buôn, phí tải điện, phí phân phối điện, phí điều hành giao dịch thị trường điện lực, phí điều tiêt, phí sử dụng dịch vụ phụ trợ và các loại phí có liên quan khác; quy định về mẫu hợp đồng PPA; quy định về giám sát hoạt động mua bán điện trên thị trường, kiểm tr thực hện khung, biểu giá điện, các loại phí đã được ban hành
Quy định về xử lý các chi phí dàn xếp của các hợp đồng PPA dài hạn khi các IPP tham gia thị trường được ban hành
- Về cơ sỏ hạ tầng
Hệ thống SCADA/EMS. hệ thống đo đếm từ xa được thiết lập hoàn chỉnh tới toàn bộ các nhà máy điện trong hệ thống điện, đáp ứng các hoạt động của thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh
Hệ thống thông tin phục vụ quản lý vận hành thị trường điện được tranh bị phù hợp
Các thiết bị phục vụ chức năng giám sát giao dịch thị trường tại cơ quan điều tiết điện lực được trang bị hoàn chỉnh
Dự phòng công suất nguồn của hệ thống phải được duy trig ở trên mức 20% công suất của toàn hệ thống
Tỷ lệ công suất đặt của một đơn vị phát điện không được vượt quá 25% công suất đặt của toàn hệ thống
- Về năng lực hoạt động của các đơn vị tham gia thị trường
Các đơn vị phát điện độc lập cần có đội ngũ cán bộ, công nhân viên đã được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được các hoạt động của thị trường điện cạnh tranh.
3.2.1.2 Cấp độ 2: thị trường bán buôn điện cạnh tranh
a) Bước 1 - Cấp độ 2: thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm ( từ 2015-2016).
Thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm khi các điều kiện tiên quyết cho cấp độ này đã được đáp ứng.
Cho phép lựa chọn một số đơn vị phân phối và khách hàng lớn để hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm. Cho phép hình thành một số đơn vị bán buôn mới để tăng cường cạnh tranh trong khâu mua bán buôn điện. Các công ty truyền tải điện hiện tại được sát nhập thành một công ty truyền tải điện quốc gia duy nhất trực thuộc EVN; các đơn vị phân phối, đơn vị vận hành hệ thống và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện do EVN tiếp tục quản lý.
* Các điều kiện tiên quyết để hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm:
- Về cơ cấu tổ chức:
Một số công ty phân phối điện được lựa chọn để thí điểm mua điện trực tiếp từ các đơn vị phát điện hoặc các đơn vị bán buôn.
Về hệ thống các văn bản hướng dẫn
Đề án thiết kế thị trường bán buôn điện thí điểm được phê duyệt
Các quy định về hoạt động điều tiết; quy định thị trường; quy định lưới truyền tải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với cấu trúc và vận hành của thị trường bán buôn cạnh tranh.
Quy định về điều kiện cho khách hàng lớn được lựa chọn mua điện trực tiếp từ đơn vị phát điện hoặc qua thị trường điện lực được ban hành.
Về cơ sở hạ tầng
Hệ thống thu thập số liệu, giám sát điều khiển quản lý năng lượng (SCADA/EMS), hệ thống đo đếm từ xa được thiết lập hoàn chỉnh tới toàn bộ cac đơn vị phân phối độc lập và tới các khách hàng sử dụng điện lớn, đáp ứng các hoạt động của thị trường bán buôn điện canh tranh thí điểm
Hệ thống thông tin phục vụ quản lý vận hành thị trường điện được trang bị phù hợp
Về năng lực hoạt động của các đơn vị tham gia thị trường
Các đơn vị phân phối được lựa chọn cho thị trường bán buôn điện thí điểm cần có đội ngũ cán bộ, công nhân viên đã được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được các hoạt động của thị trường điện cạnh tranh.
b) Bước 2 - Cấp độ 2: thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh (2017-2022)
Thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh khi các điều kiện tiên quyết cho bước này đã được đáp ứng.
Cho phép các công ty phân phối điện thuộc EVN được chuyển đổi thành các công ty độc lập (công ty nhà nước hoặc cổ phần) để mua điện trực tiếp từ các đơn vị phát điện và ngược lại, các đơn vị phát điện cũng cạnh tranh để bán điện cho các công ty này. Các đơn vị bán buôn cũng tham gia cạnh tranh để bán điện cho các đơn vị phân phối và các khách hàng lớn.
* Các điều kiện tiên quyết để hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh
- Về cơ cấu tổ chức
Các công ty phân phối đã được tổ chức lại để hình thành các đơn vị phân phối điện độc lập
Một số đơn vị bán buôn điện mới được thành lập để tham gia giao dịch trên thị trường, đơn vị mua duy nhất trở thành một đơn vị bán buôn điện bình thường dưới dạng một công ty độc lập.
- Hệ thống các văn bản hướng dẫn
Đề án thiết kế thị trường điện lực bán buôn điện cạnh tranh và Đề án thành lập các đơn vị phân phối điện độc lập được phê duyệt
Các quy định về hoạt động điều tiết, quy định thị trường, quy định lưới điện truyền tải được sử đổi bổ sung phù hợp với cấu trúc thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
Quy định về cạnh tranh lựa chọn nhà đầu tư nguồn điện mới theo quy hoạch nguồn chi phí tối thiểu được sủa đổi phù hợp với mục tiêu cạnh tranh của thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
- Về cơ sở hạ tầng hệ thống điện
Hệ thống SCADA/EMS, hệ thống đo đếm từ xa được trang bị hoàn chỉnh tới tất cả các điểm đầu nối vào / ra của lưới điện truyền tải từ các đơn vị phân phối độc lập và tới các khách hàng sủ dụng điện lớn.
Hệ thống thông tin phục vụ quản lý vận hành thị trường điện lực được trang bị phù hợp đáp ứng cấu trúc và vận hành của thị trường bán buôn.
- Về năng lực hoạt động của các đơn vị tham gia thị trường
Các đơn vị phân phôi điện cần có đội ngũ cán bộ, công nhân viên đã được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được các hoạt động của thị trường điện cạnh tranh.
3.2.1.3 Cấp độ 3: thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
a) Bước 1 - Cấp độ 3: thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm (2022-2024)
Thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí đểm khi các điều kiện tiên quyết cho cấp độ này đã được đáp ứng.
Cho phép lựa chọn một số khu vực lưới phân phối có quy mô thích hợp để triển khai thí điểm. Theo mức độ tiêu thụ điện do Cục Điều tiết điện lực quy định, các khách hàng được quyền lực chọn nhà cung cấp điện cho mình (đơn vị bán lẻ điện). Chức năng kinh doanh bán lẻ điện tới từng khách hàng sử dụng điện và cạnh tranh để mua điện từ các đơn vị bán buôn điện.
* Các điều kiện tiên quyết để hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm
- Hệ thống văn bản hướng dẫn
Đề án thiết kế thị trường điện lực bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm và đề án tổ chức lại các công ty phân phối và lựa chọn quy mô bán lẻ điện thí điểm được phê duyệt.
Các quy định về hoạt động điều tiết, quy tắc thị trường điện lực và quy định lưới truyền tải được sủa đổi bổ sung phù hợp với cấu trúc và vận hành của thị trường bán lẻ điện
Quy định lưới phân phối được xây dựng và ban hành
- Về cơ sở hạ tầng hệ thống điện
Hệ thống SCADA/EMS, hệ thống đo đếm từ xa được đầu tư hoàn chỉnh tới tất cả các khách hàng sử dụng điện và tới các điểm đo đếm trong khu vực lưới phân phối được chọn để thí điểm
Hệ thống thông tin phục vụ quản lý vận hành thị trường điện lực được trang bị phù hợp với cấu trúc và vận hành của thị trường bán lẻ điện.
- Về năng lực hoạt động của các đơn vị tham gia thị trường
Các đơn vị phân phôi điện cần có đội ngũ cán bộ, công nhân viên đã được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được các hoạt động của thị trường điện cạnh tranh.
b) Bước 2 - Cấp độ 3: thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh (từ 2024)
Theo mức độ tiêu thụ điện do Cục Điều tiết điện lực quy định, các khách hàng sử dụng điện trên toàn quốc được quyền lựa chọn nhà cung cấp điện cho mình (đơn vị bán lẻ) hoặc trực tiếp mua điện trên thị trường.
Các tổ chức, cá nhân đáp ứng các yêu cầu về hoạt động điện lực được phép thành lập mới các đơn vị bán lẻ điện để cạnh tranh trong khâu bán lẻ. Các đơn vị này được quyền mua điện từ các đơn vị phát điện hoặc từ thị trường để bán lẻ cho khách hàng sử dụng điện.
* Các điều kiện tiên quyết để hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh
- Hệ thống văn bản hướng dẫn
Đề án thiết kế thị trường điện lực bán lẻ cạnh tranh được phê duyệt
Các quy định về hoạt động điều tiết, quy định thị trường, quy định truyền tải được sửa đổi, bổ sung phù hợp với cấu trúc và vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
- Về cơ sở hạ tầng hệ thống điện
Hệ thống SCADA/EMS, hệ thống đo đếm từ xa được đầu tư hoàn chỉnh cho lưới phân phối.
Hệ thống thông tin phục vụ quản lý vận hành thị trường điện lực được trang bị phù hợp với cấu trúc và vận hành của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
- Về năng lực hoạt động của các đơn vị tham gia thị trường
Các đơn vị phân phôi điện cần có đội ngũ cán bộ, công nhân viên đã được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được các hoạt động của thị trường điện cạnh tranh.
3.2.1.4 Công tác phối hợp tổ chức thực hiện xây dựng thị trường điện cạnh tranh:
Xây dựng thị trường điện cạnh tranh sẽ tạo ra cơ chế mền dẻo thúc đẩy sự phát triển của nguồn cung điện khắc phục tình trạng thiếu điện hiện nay. Thị trường điện có vai trò to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế do đó sau khi xây dựng đề án thị trường điện cạnh tranh thì Chính phủ cũng đã hướng dẫn các tổ chức, cơ quan Nhà nước có liên quan phối hợp tổ chức thực hiện như sau:
a) Bộ Công nghiệp:
Xây dựng trình Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành điện phù hợp với lộ trình phát triển các cấp độ thị trường điện được duyệt.
Chỉ đạo thực hiện xây dựng và phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam theo lộ trình phát triển các cấp độ thị trường điện được duyệt
Phê duyệt Đề án thiết kế thị trường điện các cấp độ và các đề án tổ chức lại công ty phát điện, các đơn vị truyền tải điện, các đơn vị phân phối phù hợp với từng cấp độ của thị trường và tổ chức thực hiện
Ban hành cac quy định cho vận hành thị trường điện và các hoạt động điều tiết tại các cấp độ phát triển của thị trường điện.
Tiếp nhận hỗ trợ của các tổ chức tài trợ quốc tế cho các dự án phục vụ tiến trình xây dựng và phát triển các cấp độ của thị trường điện.
Tổng hợp nhu cầu vốn cho phát triển thị trường điện lực theo kế hoạch hằng năm để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính bố trí đủ kinh phí từ nguồn Ngân sách Nhà nước cho việc hình thành và phát triển thị trường điện lực từng cấp độ theo dự toán được Bộ Công nghiệp phê duyệt.
c) Tập đoàn điện lực Việt Nam
Xây dựng các quy định cho hoạt động của thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm trình Bộ Công nghiệp phê duyệt và tổ chức thực hiện
Triển khai thực hiện thị trường phát điện thí điểm nội bộ phù hợp với lộ trình được phê duyệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản vận hành thị trường do Bộ Công nghiệp phê duyệt
Tổ chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của các đơn vị mới thành lập trực thuộc EVN đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường thí điểm
Đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho hoạt động của thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh.
Đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho hình thành và hỗ trợ kinh phí hoạt động ban đầu cho hoạt động điều tiết điện lực, cho việc hình thành các đơn vị mới tách ra độc lập và các hoạt động nâng cao năng lực thể chế và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho hoạ động của thị trường điện lực.
d) Các đơn vị phát điện độc lập (IPP), đơn vị phân phối, đơn vị bán buôn, bán lẻ điện
Đầu tư hệ thống trang thiết bị kỹ thuật cần thiết đáp ứng yêu cầu hoạt động của thị trường phát điện, bán buôn điện, bán lẻ điện cạnh tranh
Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng các hoạt động cạnh tranh của thị trường theo từng giai đoạn.
3.2.2 Phương thức giao kết hợp đồng mua bán điện.
Công ty mua bán điện có quyền hoạt động bán buôn điện và các hoạt động khác theo giấy phép hoạt động điện lực; mua điện trực tiếp của các đơn vị phát điện theo hợp đồng có thời hạn hoặc mua điện giao ngay trên thị trường theo giá quy định; bán điện theo giá bán buôn đã quy định cho các công ty điện lực; trình EVN thông qua để trình Cục Điều tiết phê duyệt khung giá phát điện và khung giá bán buôn điện; sử dụng dịch vụ truyền tải, phân phối điện phù hợp với từng cấp độ của thị trường điện lực; được vào khu vực quản lý của bên mua điện để kiểm tra, ghi chỉ số công tơ và liên hệ với khách hàng; được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động bán buôn điện… Công ty mua bán điện đi vào hoạt động sẽ là công cụ thiết yếu để phục vụ các hoạt động của thị trường phát điện cạnh tranh, đồng thời góp phần đẩy nhanh hơn công tác hoàn thiện thị trường phát điện cạnh tranh cũng như các bước tiếp theo trong lộ trình hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện tại Việt Nam.
Để chuẩn bị cho một phương thức giao kêt hợp đồng mới thì Cục Điều tiết điện lực và Tập đoàn điện lực Việt Nam cũng đã xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng để đáp ứng cho nhu cầu mới đồng thời xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành để hướng dẫn các công ty con thực hiện đúng lộ trình. Mặc dù là bước thí điểm, nhưng công tác chuẩn bị vận hành thị trường phát điện cạnh tranh của nghành điện đã được tiến hành hết sức kỹ lưỡng, trên cơ sở giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị chức năng. Thiết kế thị trường điện và ba văn bản pháp lý phục vụ vận hành thị trường điện là Quy định thị trường điện, Quy định điều tiết các hồ chứa thủy điện, Quy định đo đếm đã được hoàn chỉnh trình Cục Điều tiết Điện lực thẩm định và ban hành. Các văn bản pháp lý khác như Quy định về lập lịch huy động ngày tới, giờ tới, lịch điều độ thời gian thực; Quy định vận hành và xử lý sự cố hệ thống; Quy định lập kế hoạch mua bán điện trong thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm… cũng sẽ được EVN thẩm định và ban hành sớm để hướng dẫn thực hành và xây dựng thị trường.
Hợp đồng bán điện trong hoàn cảnh đã có một thị trường điện cạnh tranh thì vẫn có một số những hạn chế bởi vì vẫn chưa có sự thoả thuận về giá - yếu tố hàng đầu để cạnh tranh thì vẫn do Chính phủ quyết định. Từ nay đến năm 2022 sẽ hoàn thiện các cấp độ thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam. Ngay cả khi đã có một thị trường điện cạnh tranh thì Chính phủ vẫn điều tiết giá điện, khống chế giá bán điện cho các hộ tiêu dùng, nên mặc dù giao cho EVN chịu trách nhiệm điều tiết các nguồn điện lên lưới truyền tải, nhưng giá bán điện phải do Chính phủ quyết định. EVN là chủ thể kinh doanh phải bảo đảm lợi nhuận, nhưng cũng là người chịu trách nhiệm điều tiết điện cho cả nước do Chính phủ giao, vì vậy việc đàm phán giá mua điện từ các nguồn vốn độc lập cũng khác nhau để tổng hợp lại không bị lỗ. Một số trường hợp không thống nhất giá bán điện, Bộ Công nghiệp phải đứng ra làm trọng tài.
Để có một thị trường điện cạnh tranh rộng lớn thì phải có nguồn cung cấp điện rồi rào. Trong đó, đầu tư nguồn phát dễ thực hiện nhất nên đã được xã hội vốn đầu tư sớm nhất, hình thành thị trường hóa đầu tiên trong lộ trình phát triển thị trường điện lực. Hiện nay, với các doanh nghiệp ngoài EVN, muốn được cấp phép triển khai đầu tư dự án nguồn phát, phải chứng minh dự án phát điện khả thi phù hợp với quy hoạch sơ đồ điện đã được phê duyệt, có hợp đồng bán điện dài hạn cho EVN, xây dựng công trình nghiệm thu, thí nghiệm bảo đảm quy chuẩn được phép áp dụng. Khi có một số lượng lớn các nhà cung cấp điện thì thị trường điện cạnh tranh sẽ hoạt động đúng theo cơ chế thị trường do quy luật cung cầu điều tiết.
Bên cạnh việc cổ phần hoá mạnh mẽ nghành điện Chính phủ, Tập đoàn điện lực và Cục Điều tiết điện lực cũng hết sức tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia. Khi đó, Cục Điều tiết Điện lực sẽ giữ vai trò trung gian trong tư vấn, đàm phán giá mua điện; cấp giấy phép hoạt động và giám sát chuẩn hóa thị trường trong các khâu phát, truyền tải và phân phối điện, bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu điện... nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện cùng tham gia. Cục sẽ liên kết lưới điện trong khu vực, hợp tác mua bán với các nước trong tiểu vùng Mekong... để luôn đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Thị trường điện là một hoạt động mới mẻ ở Việt Nam vì vậy, việc hình thành thị trường điện phải được thực hiện dần dần, thận trọng nhằm phát triển bền vững ngành điện, đảm bảo các mục tiêu dài hạn; cấp điện an toàn, ổn định. Theo đó, thị trường điện Việt Nam sẽ phát triển qua 3 cấp độ, kéo dài từ năm 2005 đến 2020, các cấp độ này được cụ thể ở phần lộ trình phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam.
Việt Nam đang trong giai đoạn đầu tiên của lộ trình hình thành và phát triển điện lực ở cấp độ thị trường phát điện cạnh tranh. Thời kỳ này dự kiến sẽ được thực hiện từ 2005 đến 2008, nhằm đạt được ba mục đích chính là tạo được môi trường cạnh tranh rõ ràng trong khâu phát điện, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; tạo môi trường hấp dẫn và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực xây dựng nhà máy điện, bởi ngành điện cần nguồn vốn lớn cho đầu tư nguồn điện; đồng thời đảm bảo cân bằng giữa cung và cầu theo cơ chế thị trường về điện năng.
3.2.3 Các biện pháp bảo đảm cho phương thức giao kết thực hiện hợp đồng mua bán điện năng trong điều kiện thị trường điện cạnh tranh.
Thị trường điện cạnh tranh hiện đang được hình thành và thu hút rất nhiều sự quan tâm chú ý của cả cơ quan có thẩm quyền lẫn nhân dân bởi thị trường này có ảnh hưởng đến lợi ích của tất cả mọi người dân trong xã hội.Thực tế sau một thời gian vận hành theo cơ chế mới đã bộc lộ một số tồn tại như chưa tạo được động lực để các nhà máy nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nguyên nhân là do giá bán điện vẫn chưa theo cơ chế thị trường mà vẫn thanh toán theo giá đặt ra hàng năm. Đồng thời để đảm bảo cho hợp đồng mua bán điện trong hoàn cảnh thị trường có sự cạnh tranh thì cần có các biện pháp sau để cho việc giao kết hợp đồng đúng theo pháp luật và các văn bản hướng dẫn về xây dựng một thị trường điện cạnh tranh.
Việc thiếu các văn bản pháp lý cho vận hành thị trường điện cũng là một nguyên nhân dẫn đến không thể triển khai lập lịch điều độ theo giá chào và thanh toán theo giá thị trường. Thời gian tới Cục Điều tiết Điện lực nên đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thiết kế mô hình thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh; xây dựng qui định, qui tắc của thị trường điện lực để trình Bộ Công nghiệp sớm ban hành. Đồng thời, để thực hiện theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, đến năm 2009 thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh có thể đi vào hoạt động, Cục cần tập trung nghiên cứu, xây dựng cơ chế giá điện phù hợp, quản lý và điều chỉnh các quan hệ cung cầu.
Để khắc phục những xây dựng khó khăn đặc thù của nghành điện thì Chính phủ và các cơ quan có liên quan đã xây dựng hệ thống văn bản pháp lý và cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện cho thị trường điện cạnh tranh phát triển theo đúng hướng. Bên cạnh đó, EVN đã tiến hành các công việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng phục vụ thị trường điện. Hệ thống SCADA, hệ thống đo đếm, trang web thị trường điện đã được chuẩn bị, toàn bộ hệ thống máy tính và các chương trình phần mềm phục vụ cho việc vận hành thị trường điện đã được cài đặt. Chương trình tính toán chào giá, chương trình thành toán tiền điện cho các đơn vị trực tiếp tham gia thị trường, chương trình bảo mật và truyền số liệu đo đếm, hệ thống thông tin điều độ ... đã được hoàn thiện. Đội ngũ cán bộ phụ trách công tác thị trường tại các công ty phát điện, các công ty Điện lực, công ty truyền tải, Trung tâm Công nghệ Thông tin và các ban có liên quan của tập đoàn cũng được tập huấn, rút kinh nghiệm để thị trường điện đi vào vận hành suôn sẻ và thuận lợi.
Đặc biệt, công tác chuẩn bị về cơ sở hạ tầng phục vụ thị trường đã được EVN triển khai từ khi bắt đầu thực hiện dự án, với việc nâng cấp hệ thống SCADA, hệ thống công tơ đo đếm; hoàn chỉnh chương trình tính toán chào giá và chương trình thanh toán tiền điện cho các đơn vị trực tiếp tham gia thị trường; xây dựng hoặc mua các phần mềm phục vụ vận hành thị trường: chương trình bảo mật và truyền số liệu đo đếm, hệ thống thông tin điều độ; nâng cấp hệ thống phần mềm tính toán giá thị trường để phục vụ vận hành và giám sát, quản lý thị trường điện… EVN hiện đang khắc phục nốt những khiếm khuyết của hệ thống cơ sở hạ tầng để sẵn sàng cho việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm từ quí I năm 2007.
Thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm được thiết kế nhằm mục tiêu tạo động lực để các nhà máy của EVN nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng suất lao động, hợp lý hóa dây chuyền công nghệ sản xuất; xây dựng và thử nghiệm các cơ chế giao dịch mua bán điện năng, qua đó làm cơ sở, tiền đề để triển khai thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh; tạo cơ hội để các đơn vị phát điện thuộc EVN, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (Ao) và các đơn vị làm quen với giao dịch mua bán điện năng trên thị trường; tạo tín hiệu cho các nhà đầu tư về giá điện trên thị trường điện.
Các công ty trực tiếp tham gia thị trường sẽ chào bán toàn bộ điện năng sẵn sàng trên thị trường giao ngay. Bước đầu là thị trường ngày tới, sau chuyển sang thị trường giờ tới khi đủ điều kiện; tỷ lệ sản lượng điện mua qua hợp đồng từ các công ty tham gia thị trường bằng 95% sản lượng kế hoạch năm của từng nhà máy, và tỷ lệ này sẽ được điều chỉnh giảm theo thời gian nhằm tăng mức độ cạnh tranh của thị trường. Với vai trò là cơ quan điều hành giao dịch thị trường, Cục Điều tiết điện lực sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh hệ thống, định kỳ thông báo các thông tin liên quan đến cung – cầu ngắn hạn, trung hạn qua chương trình đánh giá an ninh hệ thống. Chương trình này cũng giúp các thành viên tham gia thị trường điều chỉnh mức giá chào của mình một cách thích hợp.
Thị trường điện chuyển mình thể hiện ở sợi dây để cổ phiếu điện bay cao hơn trong tương lai là một thị trường điện kinh doanh hiệu quả, cạnh tranh và hấp dẫn đầu tư. Hàng loạt dự án mới được triển khai của ngành Điện lực. Hỗ trợ vốn các dự án này, bản thân ngành Điện liên tục có những đợt phát hành trái phiếu thành công, không chỉ đối với các nhà đầu tư trong nước mà luôn hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Các ngân hàng cũng rộng cửa hơn với các dự án năng lượng tối quan trọng cho đất nước. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã bắt đầu trực tiếp đầu tư, xây dựng nhà máy. Thậm chí, Tổng Công ty Điện lực (EVN) đã có công văn xin triển khai kế hoạch trực tiếp ra thị trường vốn tiếp thị và gọi vốn. Bên cạnh đó, Chính phủ đã chính thức thông qua phương án tăng giá điện và định hướng tới một thị trường điện cạnh tranh thực sự. Giá điện sẽ vận động theo hướng bỏ bao cấp tràn lan, đảm bảo kinh doanh có lãi để thu hút đầu tư, đặ biệt là đầu tư nước ngoài và theo cơ chế thị trường. Đây là điều được giới đầu tư đánh giá là sẽ đưa giá trị cổ phiểu ngành Điện giao hẳn cho thị trường, tất nhiên là kèm theo lợi thế của một cổ phiếu ngành năng lượng. Đồng thời ngành điện được đánh giá là có sức hấp dẫn đầu tư nhất khu vực. Đây là kết quả khảo sát của Công ty Tư vấn đa quốc gia KPMC, với cơ sở là tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu điện năng, đầu ra của ngành Điện tại Việt Nam. Đáng chú ý là các nhà đầu tư chiến lược đang có xu hướng thích đầu tư vào các dự án phát triển dưới hình thức doanh nghiệp điện độc lập và liên doanh, còn các nhà đầu tư tổ chức lại có xu hướng tìm kiếm cổ tức và lãi do chênh lệch giá từ việc đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hoá ngành điện. Và đối với các nhà đầu tư trong nước, ngành điện đứng thứ tư về mức độ hấp dẫn đầu tư, chỉ sau Viễn thông, Ngân hàng và Dầu khí.
Nhìn chung nước ta đang xây dựng một thị trường điện theo hướng có lợi cho người tiêu dùng và dần tháo gỡ gánh nặng chi tiêu cho Ngân sách Nhà nước. Theo hình thức huy động vốn này thì nhân dân ta mới có thể không phải sống trong nỗi lo thiếu điện như hiện nay và mới có thể tiến hành xây dựng đất nước ta thành nước công ngiệp vào năm 2020 theo Đại hội IX đã đề ra.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất cao, chưa lúc nào mà chỗ đứng của Việt Nam trên trường quốc tế lại có vị thế như vậy. Đời sống của nhân dân ngày càng cao, kinh tế - văn hoá – xã hội ngày càng phát triển. Tiêu dùng điện là một nhu cầu thiết yếu, nhu cầu này càng tăng khi kinh tế, xã hội ngày một phát triển. Để nền kinh tế tăng trưởng 1% thì sản lượng điện phải tăng trưởng 5% mà nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng với tốc độ bình quân 8%/ năm trong những năm gần đây do đó gánh nặng cho ngành điện là hết sức to lớn. Nằm trong hoàn cảnh chung của ngành điện thì Công ty điện lực Gia Lâm luôn phải nỗ lực nâng cao năng lực của doanh nghiệp và trình độ chuyên môn tay nghề của cán bộ công nhân viên để đáp ứng yêu cầu của ngành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Từ việc kết hợp những kiến thức đã được tích luỹ trong quá trình học tập tại trường và kinh nghiệm của bản thân cùng với quá trình thực tập tại Công ty điện lực Gia Lâm em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Tuy nhiên với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian thực tập chưa nhiều nên chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo khoa Luật và cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo Trần Văn Nam, thầy Vũ Trọng Lâm đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành kì thực tập và hoàn chỉnh chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Đồng thời em xin cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty điện lực Gia Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Công ty điện lực Gia Lâm
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các văn bản pháp quy
1.Luật điện lực ngày 14 tháng 12 năm 2004
2.Bộ luật dân sự 2005
3.Luật thương mại 2005
4.Luật doanh nghiệp 1999
5. Nghị định số 105 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực
6. Nghị định số 106 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp
7. Nghị định số 45/2001/NĐ-CP ngày 02-08-2001 của Chính phủ về hợp đồng điện lực và sử dụng điện
8. Quyết định số 53/2001/QĐ-BCN ngày 14-11-2001 của Bộ truưởng bộ Công nghiệp về ban hành mẫu hợp đồng mua bán điện sinh hoạt
9. Quyết định số 42/2002/QĐ-BCN ngày 09-10-2002 của Bộ trưởng bộ Công nghiệp về việc ban hành kiểm tra cung ứng, sử dụng điện và xử lý vi phạm hợp đồng mua bán điện
10. Thông tư liên tịch số 04/2003/TTLT-BCN-BTC ngày 30-12-2003 của bộ Công nghiệp - bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng tiền phạt vi phạm hợp đồng mua bán điện .
11. Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam
II. Sách tham khảo
Giáo trình Pháp luật kinh tế - Nguyễn Như Phát
Tìm hiểu luật kinh tế - Trần Anh Minh, Lê Xuân Thọ
Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Hữu Viện
Giáo trình luật kinh tế - Nguyễn Hợp Toàn
Tìm hiểu một số quy định của luật kinh tế - Hoàng Trung Hiếu, Hoàng Hoa
Tạp chí luật học
Tạp chí điện lực
www.evn.com.vn
www.enet.vn
www.hanoipc.evn.com.vn
www.hcmpc.evn.com.vn
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31993.doc