Chuyên đề Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina

LỜI MỞ ĐẦU Có thể nói, sự giao lưu kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới theo xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá đang đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển nền kinh tế thế giới. Các nước không chỉ bó hẹp hoạt động kinh tế của mình trong phạm vi quốc gia mà còn tham gia vào các hoạt động kinh tế toàn cầu hoặc khu vực để tận dụng mọi lợi thế so sánh. Hoà chung xu thế quốc tế hoá đó, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách kinh tế đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới trong nhiều năm qua. Một trong những nỗ lực lớn nhất của Việt Nam để hội nhập kinh tế thế giới là sự kiện ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) - một công cụ thương mại đa biên quan trọng nhất để điều chỉnh nền thương mại quốc tế. Những bước phát triển mới này thúc đẩy các quan hệ thương mại quốc tế đã và đang phát triển mạnh mẽ giữa các thương nhân Việt Nam và các chủ thể thương nhân quốc tế. . Thương mại quốc tế có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Nó thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư vào Việt Nam, tạo cơ hội hợp tác kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nước, tạo việc làm với thu nhập cao cho người lao động, và thúc đẩy một loạt các ngành dịch vụ trong nước phát triển. Trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam những năm qua, các hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước. Điều này khiến Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc đến việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Môi trường pháp lý thuận lợi, thông thoáng được coi là biện pháp tối ưu để tăng cường hiệu quả trong hoạt động thương mại quốc tế. Trong hoạt động này, mua bán hàng hoá quốc tế đóng vai trò phổ biến và rất quan trọng. Cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền lợi và ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia của việc mua bán hàng hoá này chính là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Trong thời gian thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương - Indochina, vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế của Công ty đã thu hút sự quan tâm của tôi. Qua nghiên cứu thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS, TS Trần Văn Nam, tôi đã chọn đề tài: “Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Bố cục chuyên đề, ngoài phần mở đầu và kết luận, được kết cấu thành ba chương: Chương I: Các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Chương II: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Indochina. Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Indochina. Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian thực tập tại công ty để khảo sát thực tế chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong chuyên đề thực tập. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để chuyên đề thực tập của tôi được hoàn chỉnh hơn. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ 3 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ 3 1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 3 1.1. Khái niệm 3 1.2. Đặc điểm 5 2. Nguồn luật điều chỉnh của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 6 2.1. Điều ước quốc tế 6 2.2. Luật quốc gia 7 2.3. Án lệ 8 2.4. Tập quán thương mại quốc tế 8 II. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 9 1. Phạm vi áp dụng 9 2. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 9 3. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng 10 3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên bán 10 3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên mua 11 4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá 12 4.1. Tiếp tục thực hiện hợp đồng 12 4.2. Bồi thường thiệt hại 12 4.3. Huỷ hợp đồng 13 III. CÁC ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG INCOTERMS VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ 13 1. Nhóm điều kiện E 14 2. Nhóm các điều kiện F 14 3. Nhóm điều kiện C 14 4. Nhóm đìều kiện D 15 IV. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 15 1. Thời kỳ trước năm 1997 15 2. Thời kỳ từ năm 1997 đến năm 2005 16 3. Thời kỳ từ năm 2005 đến nay 18 4. Giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT theo quy định của Luật Thương mại 2005 20 4.1. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 20 4.2. Giao kết hợp đồng MBHHQT 22 4.3. Thực hiện hợp đồng MBHHQT 23 5. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng MBHHQT theo quy định của Luật Thương mại 2005 24 5.1. Yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 24 5.2. Các hình thức trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng MBHHQT 25 V. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG MBHHQT 26 1. Tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT 26 2. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT 28 2.1. Thương lượng giữa các bên 28 2.2. Hoà giải giữa các bên 28 2.3. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài 28 2.4. Giải quyết tranh chấp tại Toà án 30 CHƯƠNG II THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY INDOCHINA 31 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY INDOCHINA 31 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 31 2. Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty 33 2.1. Sơ đồ cấu trúc 33 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 33 2.3. Nhân lực 34 3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 36 3.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 36 3.2. Mặt hàng kinh doanh 37 1.3. Thị trường hoạt động kinh doanh của Indochina 40 4. Tình hình giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT của Indochina trong những năm gần đây 42 II. THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MBHHQT TẠI INDOCHINA 42 1. Thực tiễn giao kết hợp đồng MBHHQT tại Indochina 42 1.1. Công tác tìm hiểu đối tác 42 1.2. Phương thức giao kết hợp đồng 44 1.3. Đàm phán hợp đồng 44 1.4. Thực hiện hợp đồng 46 2. Thực hiện hợp đồng MBHHQT tại Indochina 56 3. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng MBHHQT tại Indochina 61 CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MBHHQT TẠI INDOCHINA 62 I. Đánh giá chung về công tác giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT tại Indochina 62 1. Những kết quả đạt được 62 1.1. Từ việc giao kết các hợp đồng MBHHQT 62 1.2. Từ việc thực hiện các hợp đồng MBHHQT 63 2. Những tồn tại 64 3. Thị trường kinh doanh và định hướng phát triển của Indochina 66 II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả về giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT 67 1. Kiến nghị hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hợp đồng MBHHQT 67 1.1. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnhquan hệ hợp đồng MBHHQT phải có tính ổn định, đồng bộ 68 1.2. Về quản lý hoạt động MBHHQT 69 1.3. Về hợp dồng MBHHQT 69 1.4. Phê chuẩn các điều ước quốc tế về thương mại 70 1.5. Phổ biến kiến thức pháp luật 71 2. Kiến nghị về phía Công ty Indochina 71 2.1. Đối việc việc tìm kiếm đối tác và tiếp cận thị trường mới 71 2.2. Đối với nghiệp vụ đàm phán và giao kết hợp đồng 72 2.3. Đối với quá trình thực hiện hợp đồng MBHHQT 73 KẾT LUẬN 74 PHỤ LỤC 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

docx80 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyển tiền (Remittance) với phương tiện thanh toán là trả tiền bằng điện (Telegraphic Transfer -TT) theo đó, Indochina sẽ phải qua ngân hàng làm trung gian trả tiền là ngân hàng Deutsche Bank AG, Bremen theo số tài khoản mà bên TTH-Trans Tech Handels-GmH đưa ra trong hợp đồng. Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất. Nhưng không được dùng nhiều thanh toán quốc tế vì việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua, bởi phương thức trả tiền này không đảm bảo quyền lợi của người bán. Thương mại quốc tế dùng phương thức chuyển tiền này chủ yếu trong nghiệp vụ trả tiền trước, trả tiền hoa hồng… hay trong quan hệ thương mại quốc tế với bạn hàng tin cậy, lâu năm. Việc hai bên thoả thuận phương thức chuyển tiền này trong hợp đồng cho thấy Indochina là bạn hàng tin cậy, lâu năm, và thường xuyên của TTH-Trans Tech Handels-GmH. Quy định về chứng từ hàng hoá được hai bên quy định rất cụ thể trong hợp đồng như chứng nhận về xuất xứ hàng hoá; quy cách chất lượng hàng hoá; bảo hiểm hàng hoá… Quy định về đóng gói, ký mã hàng hoá cũng được các bên ghi cụ thể trong hợp đồng. Một đặc điểm hay gặp ở các doanh nghiệp Việt Nam khi giao kết hợp đồng MBHHQT với các doanh nghiệp nước ngoài là thoả thuận về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thường không có, hay có nhưng quy định rất đại khái thì ở hợp đồng của MBHHQT của Indochina lại được quy định rất cụ thể ở Điều 7. Theo đó, mọi tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết bằng thương lượng trên tinh thần thiện chí giữa các bên. Thương lượng không thành, tranh chấp sẽ được giải quyết bởi Trung tâm trọng tài Quốc tế ICC bên cạnh phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Phương thức trọng tài là phương thức thức giải quyết tranh chấp phổ biến trong quan hệ MBHHQT do có rất nhiều ưu điểm nhận thấy rõ (theo phân tích ở mục giải quyết tranh chấp MBHHQT theo thủ tục Trọng tài ở Chương I, Mục VII). Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp này cho thấy hai bên đã nhìn nhận và đánh giá được những mặt mạnh của phương thức giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài. Về kiểm tra hàng hoá theo Điều 9 của hợp đồng. Theo đó, trường hợp hàng hoá bị thiệt hại, không đủ số lượng, hay không đúng với chứng từ hàng hoá thì Indochina có thể yêu cầu công ty bảo hiểm Bảo Việt (Công ty mà bên đối tác TTH-Trans Tech Handels-GmH đã mua bảo hiểm hàng hoá) lập biên bản giám định. Biên bản này lập tại cảng tới, tức sân bay Nội Bài Hà Nội sẽ được gửi fax cho bên đối tác là Người bán trong thời gian quy định, cụ thể là 14 ngày sau khi hàng hoá được chấp nhận đòi bảo hiểm từ công ty bảo hiểm quốc tế. . Hợp đồng MBHHQT của Indochina giao kết với đối tác bên Đức là công ty THH-Trans Tech Handels-GmH được thực hiện đúng quy định pháp luật với các điều khoản, thoả thuận được quy định cụ thể, chi tiết. Song, không thấy các bên thoả thuận về việc sửa đổi nội dung của hợp đồng, hay định về phạt do chậm giao hàng… Điều này càng cho thấy sự tin cậy của các bên trong quan hệ MHHQT, đồng thời là sự cẩu thả, không kỹ lưỡng trong hợp đồng giao kết. Tuy nhiên, hợp đồng là sự thoả thuận của các bên trên tinh thần tự do, tự nguyện, hợp tác, mặt khác, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế không quy định các điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng MBHHQT mà các điều khoản phát luật đưa ra (cụ thể là Bộ Luật Dân sự 2005. Điều 402) chỉ mang tính định hướng, khuyến khích chủ thể quan tâm khi tham gia giao kết hợp đồng. Và nếu có căn cứ vào định hướng đó thì hợp đồng của Indochina và TTH-Trans Tech Handels- GmH cũng đều thực hiện đưa vào hợp đồng rất cụ thể , rõ ràng, chi tiết. 2. Thực hiện hợp đồng MBHHQT tại Indochina Khi hợp đồng MBHHQT đã được giao kết, quyền và nghĩa vụ của các bên đã được xác định và có rằng buộc pháp lý. Indochina với tư cách là một bên ký kết sẽ tổ chức thực hiện hợp đồng đúng và đầy đủ nội dung mà các bên đã cam kêt thoả thuận. Thực hiện hợp đồng MBHHQT rất phức tạp, đòi hỏi các bên phải có kiến thức nghiệp vụ Thương mại Quốc tế, am hiểu và tuân thủ luật quốc gia, luật pháp quốc tế để việc thực hiện hợp đồng thuận lợi, đảm bảo uy tín kinh doanh của Công ty, quyền và lợi ích hai bên, cũng như quyền và lợi ích của hai quốc gia. Trong quá trình thực hiện hợp đồng MBHHQT, các cán bộ được giao nhiệm vụ của Indochina luôn thực hiện nghiêm túc những thoả thuận cam kết trong hợp đồng, cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao tính danh lợi và hiệu quả nghiệp vụ giao dịch. Các cán bộ Công ty cũng đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước như Bộ Công Thương, cơ quan Hải Quan… để việc thực hiện hợp đồng đúng với quy định pháp luật và thuận lợi. Với hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, quy trình thực hiện của Indochina là: Giục mở L/C và kiểm tra L/C (trong trường hợp hợp đồng quy định sử dụng phương thức thanh toán này); Xin giấy phép xuất khẩu với hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cần có giấy phép xuất khẩu; Chuẩn bị hàng hoá, thuê tàu, kiểm nghiệm hàng; Giao hàng lên tàu; Mua bảo hiểm hàng hoá (tuỳ theo thoả thuận của các bên); Làm thủ tục thanh toán; Giải quyết tranh chấp nếu có. Với hợp đồng nhập khẩu hàng hoá (loại hợp đồng MBHHQT chủ yếu của Indochina), quy trình thực hiện hợp đồng là: Xin giấy phép nhập khẩu hàng hoá (trong trường hợp hàng hoá nằm trong Danh mục hàng hoá cần có giấp phép nhập khẩu); Mở L/C nếu hợp đồng mà Công ty giao kết có thoả thuận thanh toán bằng L/C; Thuê tàu, mua bảo hiểm tuỳ theo thoả thuận cụ thể trong hợp đồng; Làm thủ tục hải quan; Nhận hàng, kiểm tra hàng;Làm thủ tục thanh toán; Khiếu nại về hàng hoá bị tổn thất, không đủ số lượng, hoặc không đúng với quy định trong hợp đồng nếu có; Giải quyết tranh chấp nếu có. Như vậy, những công việc chính mà Indochina phải tiến hành để thực hiện một hợp đồng MBHHQT bao gồm: 2.1. Xin giấy phép xuất nhập khẩu Việc xin giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá sẽ không phải thực hiện nếu hàng hoá trong hợp đồng là hàng hoá được phép kinh doanh và phù hợp với ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Indochina. Trường hợp hàng hoá trong hợp đồng nằm trong Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện thì Indochina phải xin giấy phép xuất, nhẩp khẩu của Bộ Công thương hoặc Bộ quản lý chuyên ngành. Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện được quy định trong Phụ lục số 03 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công, và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài. 2.2. Chuẩn bị hàng hoá Indochina là công ty kinh doanh buôn bán vật tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, nghiên cứu khoa học, hoá chất; đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá… nên việc chuẩn bị hàng hóa tại Công ty là rât quan trọng. Cụ thể: Để thực hiện hợp đồng MBHHQT (hợp đồng bán), Indochina phải tập trung, kiểm tra và đóng gói hàng hoá. Việc đóng gói hàng hoá phải thực hiện đúng theo như thoả thuận trong hợp đồng mà Công ty đã giao kết với khách hàng. Sau khi đóng gói hàng hoá, Indochina thực hiện việc ký mã hiệu hàng hoá gồm các nội dung: Tên người nhận, tên người gửi; Trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì; Số hợp đồng; Số hiệu chuyến hàng, kiện hàng…; Tên địa điểm hàng đến, địa điểm hàng đi; Hành trình chuyên chở; Số vận đơn, tên tàu…; Và các dấu hiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ, bảo quản…( Vũ Hữu Tửu: “Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”. NXB Giáo dục HN. 2002. Trang 47. ) Để hình thành một lô hàng, ngoài những công việc trên, Indochina cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải kiểm tra hàng hoá và lấy giấy chứng nhận sự phù hợp của hàng hoá với quy định của hợp đồng như chứng nhận phẩm chất, kiểm dịch…. 2.3. Kiểm tra hàng hoá Như đã nói ở trên, việc kiểm tra hàng hoà là bước hình thành một lô hàng với hợp đồng xuất khẩu. Song, việc kiểm tra hàng hoá là yêu cầu cần thiết đối với cả bên xuất khẩu và nhập khẩu nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng, uy tín cho nhà cung cấp trong quan hệ buôn bán. Với hợp đồng xuất khẩu, Indochina sẽ thực hiện kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng bao bì… Với hợp đồng nhập khẩu, Inchina (một bên đứng tên trên vận đơn) lập thư dự kháng (letter of reservation) nếu nghi ngờ hoặc thực sự có tổn thất sau đó phải yêu cầu công ty bảo hiểm lập biên bản giám định (Servey Report), nếu tổn thất xảy ra với những rủi ro đã được mua bảo hiểm. Trong những trường hợp khác, phải yêu cầu công ty giám định tiến hành kiểm tra hàng hoá và lập chứng thư giám định (Inspection Certificate)( Vũ Hữu Tửu. tlđd. Trang 49 ) 2.4. Thuê tàu lưu cước Trong quá trình thực hiện hợp đồng MBHHQT, việc thuê tàu lưu cước phụ thuộc vào các yếu tố: Điều khoản của cụ thể của hợp đồng; Đặc điểm hàng hoá; Điều kiện vận tải. Chẳng hạn điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CIF (cảng đến), hay của hợp đồng nhập khẩu là FOB (cảng đi) thì chủ hàng xuất nhập khẩu phải thuê tàu biển để chở hàng. (Thực tế các hợp đồng MBHHQT của Indochina như đã nói ở trên, điều kiện giao hàng hay được thoả thuận áp dụng trong hợp đồng là CIF, FOB, CIP… ) Tàu chở hàng có thể là tàu chuyến (với hàng khối lượng lớn) hoặc tàu chợ (với hàng lẻ). Việc thuê khoang tàu chợ còn gọi là lưu cước (Booking a ship’s space) 2.5. Mua bảo hiểm hàng hoá Với mặt hàng kinh doanh của Indochina là vật tư máy móc thiết bị và hóa chất thì vấn đề bảo hiểm hàng hoá là rất quan trọng, đặc biệt với những hàng hoá chuyên chở bằng đường biển thường gặp nhiều rủi ro và tổn thất. Do đó, để đảm bảo lợi ích trong kinh doanh, Indochina thường mua bảo hiểm hàng hoá tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Việt Nam- Bảo Việt. Thực tế trong các hợp đồng MBHHQT của Công ty đều mua bảo hiểm hàng hoá chứ không chỉ phụ thuộc vào việc hàng hoá có vận chuyển bằng đường biển hay không. Điều này, đảm bảo cho hàng hoá trong hợp đồng xuất khẩu cũng như hợp đồng nhập khẩu của Công ty. 2.6. Làm thủ tục hải quan Hàng hoá khi qua biên giời quốc gia để xuất khẩu hay nhập khẩu đều phải làm thủ tục hải quan. Đây là một công cụ để quản lý hành vi buôn bán theo pháp luật của Nhà nước, nhằm ngăn chặn buôn lậu, kiểm tra sai sót giấy tờ, thống kê số liệu hàng xuất nhập khẩu. Thủ tục hải quan hàng xuất - nhập khẩu luôn được Indochina thực hiện nghiêm túc theo các bước: Khai báo hải quan; Xuất trình hàng hóa; Thực hiện các quyết định của hải quan. 2.7. Giao nhận hàng với tàu Hàng hoá xuất-nhập khẩu của Indochina chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển và đường hàng không. Với giao hàng xuất khẩu bằng đường biển có các bước tiến hành như sau: + Dựa vào chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải (đại diện hằng hải) hoặc thuyền trưởng để lấy sơ đồ xếp hàng. + Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng. + Sắp xếp phương tiện đưa hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu. + Lấy biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển. Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hoả, đã bốc hàng và phải chuyển nhượng được. Vận đơn sẽ được chuyển về Indochina để lập bộ chứng từ thanh toán. Với nhận hàng nhập khẩu: Các cơ quan vận tải (như ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu trên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hoá trong quá trình xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi…. Indochina cử người đến địa điểm giao hàng như thoả thuận trong hợp đồng và làm các thủ tục cần thiết để nhận hàng. 2.8. Thanh toán hợp đồng Kết quả cuối cùng của các giao dịch kinh doanh Thương mại Quốc tế là thanh toán. Đây là khâu trọng tâm của giao dịch, Indochina sử dụng một phương thức thanh toán phổ biến trong các hợp đồng MBHHQT của Công ty là chuyển tiền bằng điện (Telegraphuc Transfer- T/T) và thư tín dụng không huỷ ngang (Irrevocable L/C) Với hợp đồng xuất khẩu: Phương thức thanh toán TT: Công ty yêu cầu bên nhập khẩu thực hiện phương thức chuyển tiền TT khi đã nhận được hàng, hoặc trả tiền ứng trước thông qua ngân hàng. Bên nhập khẩu, tức người chuyển tiền phải làm thủ tục phí, điện phí cho ngân hàng. Phương thức thanh toán L/C: Indochina giục bên nhập khẩu mở L/C đúng hạn và đúng nội dung quy định trong hợp đồng. Sau khi nhận L/C, Indochina kiểm tra, so sánh với nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng, yêu cầu sửa chữa bằng văn bản khi thấy chưa phù hợp. Công ty sẽ lập bộ chứng từ hoàn hảo, phù hợp với nội dung L/C khi đến thời hạn giao hàng. Công việc được cán bộ chuyên trách của Indochina tiến hàng cẩn thận, chính xác. Với hợp đồng nhập khẩu: Phương thức thanh toán TT: Indochina thực hiện việc chuyển tiền đúng với quy định trong hợp đồng đã giao kết, và thực hiện việc chả phí, điện phí cho ngân hàng. Phương thức thanh toán L/C: Indochina mở L/C trước khi đến thời hạn giao hàng trong thời gian quy định. Cơ sở của việc mở L/C là các điều khoản của hợp đồng đã giao kết. Khi bộ chứng từ gốc của đối tác về đên ngân hàng, Indochina kiểm tra chứng từ, trả tiền cho ngân hàng và nhận chứng từ để đi nhận hàng khi chứng từ hợp lệ. 3. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng MBHHQT tại Indochina Bạn hàng của Indochina hầu hết là những bạn hàng lâu năm, thường xuyên của Công ty. Từ khi tham gia hoạt động MBHHQT đến nay, các tranh chấp phát sinh không phải là không có. Song đều là những tranh chấp được Inhdochina giải quyết ổn thoả bằng thương lượng trực tiếp, đúng các quy định của hợp đồng đã giao kết. Các tranh chấp phát sinh chủ yếu là do đối tác giao hàng không đúng chất lượng, số lượng quy cách phẩm chất đã quy định trong hợp đồng. Có thể đưa ra một ví dụ về hợp đồng nhập khẩu lô hoá chất, thiết bị phòng thí nghiệm của Indochina với đối tác là công ty UAB Fermentas của Thuỵ Điển, hợp đồng số IND-1503, ngày 18/10/2005. Công ty này đã vi phạm điều khoản về giao hàng và chất lượng hàng. Chất lượng hàng được giao không đúng với quy định trong hợp đồng, và hàng bị giao chậm mất 4 ngày. Để giải quyết tranh chấp này, Indochina đã lập thư dự kháng gửi cho UAB Fermentas nêu rõ việc vi phạm hợp đồng của công ty này đã gây tổn thất cho Indochina và đề nghị thực hiện đúng thoả thuận chất lượng hàng được giao trong thời han 10 ngày. Khi xem xét hợp đồng này, tôi cũng không thấy điều khoản vể phạt do chậm giao hàng. Phía Indochina không thể yêu cầu cụ thể về việc phạt do chậm giao hàng, và thực tế Công ty cũng chỉ yêu cầu đối tác giao hàng đúng chất lượng đã cam kết. Đây cũng là một trong những đối tác lâu năm, tin cậy của Indochina, nên có lẽ vì vậy mà Công ty đã chủ quan trong giao kết hợp đồng. Về phía đối tác UAB Fermentas của Thuỵ Điển cũng rất thiện chí, nghiêm túc đã thực hiện đúng theo yêu cầu của Indochina và bồi thường tổn thất. Vấn đề tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT phụ thuộc khá nhiều vào kỹ thuật soạn thảo hợp đồng. Nếu các bên đều đưa ra được những thoả thuận chi tiết về mọi vấn đề thì cũng sẽ hạn chế được tranh chấp có thể xảy ra. Vấn đề này phụ thuộc vào trình độ hiểu biết, kinh nghiệm trong đàm phán, giao kết hợp đồng MBHHQT của Công ty. Từ thực tế vụ tranh chấp với đối tác bên Thuỵ Sỹ, Indochina đã cố gắng hoàn thiện hơn trong thực tiễn giao kết hợp đồng từ khâu soạn thảo, đàm phán: Với những hợp đồng nhỏ, đối tác là bạn hàng lâu năm, thường xuyên, Indochina dùng phương thức đàm phán gián tiêp rất đơn giản, nhanh chóng thông qua chào hàng, ký hợp đồng qua fax. Các tranh chấp nếu có phát sinh là những tranh chấp nhỏ, dễ giải quyết, và các bên đều có tinh thần hợp tác, thiện chí, mong muốn giữ bạn hàng. Với những hợp đồng có giá trị lớn, đối tác là bạn hàng tiềm năng, hay bạn hàng mới, Indochina thực hiện phương thức đàm phán trực tiếp gặp mặt. Việc giao kết các hợp đồng này khá khó khăn, phức tạp do yếu tố quốc tế vốn có. Công ty phải chủ động tìm hiểu nhiều thông tin về bạn hàng của mình, cũng như luật pháp quốc tế… Hầu hết các hợp đồng MBHHQT của Indochina có quy định việc giải quyết tranh chấp trước tiên bằng thương lượng trực tiếp giữa các bên trên tinh thần hợp tác, thiện chí, giữ mối quan hệ, cũng như uy tín của nhau. Trường hợp tranh chấp phải đưa ra giải quyết tại các cơ quan quyền lực thì Indochina thường thoả thuận chọn phương thức giải quyết bằng trọng tài cụ thể Trung tâm Trọng tài Quốc tế ICC của Việt Nam bên cạnh phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp thường là luật của nước đối tác giao kết hợp đồng với Indochina (Nhiều hợp đồng không quy định rõ ràng về điều khoản luật áp dụng). Thực tế trong quá trình hoạt động MBHHQT, các tranh chấp của Indochina thường được giải quyết ổn thoả ngay từ khi thương lượng. Và đến nay, chưa lần nào tranh chấp phải đưa ra giải quyết bằng thủ tục Trọng tài. CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MBHHQT TẠI INDOCHINA I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MBHHQT TẠI INDOCHINA 1. Những kết quả đạt được 1.1. Từ việc giao kết các hợp đồng MBHHQT Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu (hay mua bán hàng hoá quốc tế) là một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng của Indochina. Các sản phẩm mà Indochina cung cấp ra thị trường đều là các sản phẩm nhập ngoại, sản phẩm trong lĩnh vực Y, Sinh, Hoá của Việt Nam hầu như không có. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty cũng chủ yếu là hoạt động nhập khẩu. Các hợp đồng xuất khẩu mới chỉ dừng lại ở các hợp đồng nhỏ lẻ, mà bạn hàng là các doanh nghiệp ở các quốc gia lân cận như Lào, Campuchia, Thái Lan…. Trong năm 2007, Indochina đã giao kết hơn 90 hợp đồng MBHHQT. Việc giao kết các hợp đồng ngoại, mà chủ yếu là hợp đồng mua này đa số là dựa trên đơn đặt hàng, hay yêu cầu của các đối tác trong nước. Công ty hạn chế việc lưu kho hàng hoá, để tránh đọng vốn, và hạn chế rủi ro… do yêu cầu bảo quản các sản phẩm mà công ty kinh doanh khá khắt khe, đặc biệt là các hoá chất phục vụ trong ngành Y, Sinh, Hoá… nên việc lưu kho lâu các sản phẩm sẽ luôn đi kèm với rủi ro khó lường trước. Các sản phẩm lưu kho chủ yếu là các máy móc thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị phục vụ sản xuất trong ngành… Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT, Indochina luôn đề cao chữ tín, chứng tỏ khả năng đáp ứng yêu cầu của đối tác trong kinh doanh, và giữ được nhiều bạn hàng lâu năm, tin cậy. Điều này, phần nào thể hiện trong phương thức giao kết hợp đồng, thanh toán hợp đồng là chuyển tiền TT… Với sức ép cạnh tranh của nền kinh tế mở, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Indochina đã chủ động nghiên cứu mở rộng quy mô kinh doanh, chủng loại mặt hàng đa dạng, chất lượng sản phẩm nâng cao, tìm mọi cách đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước, xây dựng chiến lược mở rộng thị trường ở các nước lân cận. 1.2. Từ việc thực hiện các hợp đồng MBHHQT Các hợp đồng MBHHQT của Indochina đều được thực hiện rất thuận lợi, góp phần tăng doanh thu, đa dạng hoá các sản phẩm kinh doanh, và mở rộng rộng thị trường cung cấp của Công ty. Các hợp đồng xuất khẩu sang các nước bạn đã đem lại nhiều lợi nhuận lớn, cơ hội mở rộng thị trường ra nước ngoài. Các hợp đồng nhập khẩu không nhữn giúp cho Indochina đa dạng hoá sản phẩm cung cấp của mình, mà còn đem lại nhiều cơ hội tìm kiếm được nhiều đối tác mới, với ưu đãi cao… Với nguồn nhân lực chất lượng, đội ngũ kỹ sư có trình độ cao, lãnh đạo công ty có hiểu biết chuyên môn vững chắc cùng kinh nghiệm lâu năm đã không ngừng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty đi lên. Indochina kinh doanh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù trong lĩnh vực Y, Sinh, Hóa nên nhìn thấy rất rõ đối tác, bạn hàng. Thị trường của công ty không ngừng được mở rộng trên khắp các tỉnh thành trong cả nước và định hình rõ là các Viện nghiên cứu, Học viện, Bệnh viện, các trung tâm y tế… Công ty tự hào được chọn là nhà cung cấp lâu dài cho các Trung tâm nghiên cứu dự phòng, Viện khoa học hình sự - Bộ công an, Viện pháp y, Viện kiểm nghiệm thuốc TW… và các công ty Dược phẩm lớn trên cả nước. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Indochina không ngừng tăng. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2007, doanh thu năm qua là 13.698.339.812 đồng, tăng hơn hai tỷ so với năm trước 11.192.076.531. Tổng cộng nguồn vốn, tính đến cuối năm 2007 là 14.408.446.960 kéo theo khả năng vay của Indochina là trên 10 tỷ đồng Việt Nam. Năng lực tài chính tốt đã giúp Indochina tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT được thuận lợi, đem lại nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh với đối tác trong và ngoài nước. Năm 2007 vừa qua, Indochina đã không ngừng tăng thị phần của mình, cạnh tranh với các công ty lớn cùng lĩnh vực trên cả nước, và một số thị trường nhỏ tiềm năng ở các nước lân cận. Công ty là đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa các trang thiết bị Y tế, Hóa mỹ phẩm, thực hiện chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Y tế, gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường miền bắc, và đang mở rộng, tấn công thị trường miền trung, miền nam. 2. Những tồn tại Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Indochina nói riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, song cũng không tránh khỏi những thách thức nhất định. Quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT của Indochina cũng gặp không ít khó khăn, tồn tại: Thứ nhất, việc tìm kiếm đối tác nước ngoài mới của Indochina bị hạn chế. Các nhà cung cấp của Indochina chủ yếu là các đối tác lâu năm, thường xuyên cung cấp sản phẩm cho Công ty từ khi hoạt động đến nay. Indochina khó khăn trong tìm kiếm nhà cung cấp mới là do thiếu kênh thông tin đầy đủ, chính xác về đối tác, một phần do sự hạn chế về kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương của nhân viên Công ty, một phần do tâm lý lo sợ, không tự tin xây dựng một quan hệ làm ăn mới. Với mặt hàng kinh doanh như của Indochina (máy móc, thiết bị phòng thí nghiệm, hoá chất phục vụ cho ngành Y, Sinh, Hoa học) thì việc tìm kiếm các đối tác mới, mở rộng thị trường cung cấp rất quan trọng. Đó là cơ hội giao kết các hợp đồng MBHHQT với giá thành sản phầm đầu vào thấp, nhiều ưu đãi cho đối tác mới…. và đem lại lợi thế chủ động của Indochina.` Thứ hai, phương thức giao kết hợp đồng MBHHQT đa dạng hơn với các phương tiện thông tin hiện đại như Telex, Fax, Email… đã thúc đẩy quá trình giao kết, đàm phán, thực hiện hợp đồng nhưng cũng làm cho việc vận dụng pháp luật trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn. Thông tin về thị trường, pháp luật, về chính sách Thương mại Quốc tế của các quốc gia đối tác không tập trung, phân tán rời rạc. Điều này khiến Indochina phải tự tìm hiểu, nắm bắt thông tin về đối tác, gây tốn kém thời gian, chi phí… Thứ ba, nội dung các hợp đồng MBHHQT của Indochina mặc dù khá đầy đủ nhưng cũng không thực sự chặt chẽ. Các nội dung quy định về hàng hoá, giá, thanh toán, tranh chấp đều được nêu rất rõ trong tất cả các hợp đồng MBHHQT, nhưng điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng như phạt do chậm giao hàng…, thoả thuận áp dụng luật, điều khoản thay đổi hợp đồng được đề cập lác đác trong một số hợp đồng. Các điều khoản này được khuyến cáo nên có trong hợp đồng MBHHQT nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia, và giúp việc áp dụng luật, hay giải quyết tranh chấp (nếu có) được thuận tiện. Ví dụ điển hình cho hợp đồng này của Indochina là vụ tranh chấp với công ty Thuỵ Điển vào tháng 10 năm 2005. Mặc dù tranh chấp được giải quyết thương lượng ổn thoả, nhưng đây cũng là bài học cho Indochina chú ý hơn nữa tới nội dung các hợp đồng MBHHQT. Thứ tư, việc thực hiện hợp đồng MBHHQT của Indochina còn mất nhiều thời gian, gây lãng phí, có thể mất cơ hội kinh doanh cho Công ty. Điều này là do chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước vẫn chưa hoàn toàn ổn định, luôn thay đổi và thiếu đồng bộ; thủ tục hải quan còn khá rườm rà; thuế xuất nhập khẩu còn cao mặc dù Việt Nam đã cam kết giảm dần thuế xuất nhập khẩu theo lộ trình cam kết vào WTO… Những vấn đề này gây không ít trở ngại cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Indochina. Ngoài những khó khăn về quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT, Indochina còn gặp một số khó khăn chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như: Vấn đề cạnh tranh với các nhà cung cấp nước ngoài cũng như các công ty cung cấp vật tư KHKT trong nước đang ngày càng đặt ra cho lãnh đạo công ty những thách thức, đòi hỏi công ty phải có những bước đi táo bạo những cũng phải vững chắc hơn nữa như việc tiếp cận thị trường tiềm năng, đa dạng hoá sản phẩm… Kinh doanh những mặt hàng có giá trị lớn cũng đặt ra cho công ty những đòi hỏi về vốn để công ty có thể mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh. Khó khăn về vốn lưu động do vòng quay vốn chậm, hàng tồn kho nhiều dẫn đến nợ lớn. Chính số vốn hạn hẹp mà giá trị các hợp đồng lại lớn, nên Công ty phải huy động vốn từ bên ngoài để thanh toán cho những khách hàng nước ngoài. Mặc dù Công ty ứng trước cho một số hợp đồng lớn như của Viện khoa học hình sự - Bộ công an; Viện kiểm nghiệm thuốc TW, Trung tâm nghiên cứu thuốc TW… nhưng đó là khỏan khách hàng ký quỹ ở một tài khỏan bị phong tỏa, khiến cho dòng vốn lưu động luôn thiếu. 3. Thị trường kinh doanh và định hướng phát triển của Indochina Thị trường của công ty không ngừng được mở rộng trên khắp các tỉnh thành trong cả nước và định hình rõ là các Viện nghiên cứu, Học viện, Bệnh viện, các trung tâm y tế… Công ty tự hào được chọn là nhà cung cấp lâu dài cho các Trung tâm nghiên cứu dự phòng, Viện khoa học hình sự - Bộ công an, Viện pháp y, Viện kiểm nghiệm thuốc TW… và các công ty Dược phẩm lớn trên cả nước. Trong năm qua, Indochina đã không ngừng tăng thị phần của mình, cạnh tranh với các công ty lớn cùng lĩnh vực trên cả nước. Công ty là đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa các trang thiết bị Y tế, Hóa mỹ phẩm, thực hiện chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Y tế, gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường miền bắc, và đang mở rộng, tấn công thị trường miền trung, miền nam. Ban lãnh đạo Indochina trong năm 2007 đã vạch ra định hướng phát triển, mở rộng thị trường của Công ty trong hai giai đoạn ngắn hạn, và trung hạn để đưa Công ty vươn lên những khó khăn và sẵn sàng đương đầu với những thách thức của thị trường, nhất là từ khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thuơng mại thế giới WTO. Để thích ứng với bối cảnh hội nhập với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt từ phía các tập đoàn cung cấp các vật tư thiết bị Y tế chuyên ngành của nước ngoài. Trước mắt, ban lãnh đạo công ty sẽ thực hiện một số bước chiến lược trong thời gian tới là đầu năm 2008 này, Indochina sẽ tiến hành điều chỉnh tăng vốn điều lệ, và dự định tăng số thành viên góp vốn, để tạo điều kiện cho Công ty tham gia ký kết các hợp đồng ngoại nhiều hơn nữa. Indochina cũng dự kiến mở thêm một văn phòng đại diện ở miền nam, để giúp Công ty đón nhận những cơ hội cung cấp sản phẩm của mình trên thị trường miền nam rộng lớn, xây dựng hình ảnh một Indochina lớn mạnh, với các sản phẩm chất lượng, dịch vụ hữu ích trong thị trường tiềm năng này. Dự kiến mở thêm văn phòng đại diện ở khu vực miền nam được Ban lãnh đạo định hướng trong thời gian trung hạn, khoảng năm 2010, khi vốn điều lệ của công ty đã lớn manh, hoạt động kinh doanh của Công ty đi vào ổn định, sãn sàng trước những thử thách lớn. Thị trường ở các quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia … cũng được Ban lãnh đạo công ty quan tâm. Do từ trước đến nay, công ty chưa có một định hướng cụ thể nào cho thị trường các nước lân cận, và chỉ thực hiện các hợp đồng ở các quốc gia này theo thời cơ các hợp đồng đơn lẻ. Việc tiếp cận thị trường các nước lân cận, cũng như việc quảng bá hình ảnh của Indochina ở thị trường này chưa được quan tâm sát đáng. Ban lãnh đạo Indochina cũng đã định hướng tìm kiếm thị trường ở đây và có kế hoạch cụ thể cho việc khai thác thị trường này trong thời gian trung và dài hạn. II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả về giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT 1. Kiến nghị hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hợp đồng MBHHQT Xu thế quốc tế hoá, khu vực hoá nền kinh tế là một nhu cầu tất yếu đối với tất cả các quốc gia để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tháng 1 năm 2007 được coi là sự kiện khẳng định nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập với kinh tế thế giới. Thương mại quốc tế là hoạt động thương mại thúc đẩy hội nhập kinh tế thế giới. Nhưng để hoạt động thương mại Quốc tế được phát triển mạnh mẽ, và phát huy được vai trò của nó thì các chính sách, pháp luật của Nhà nước phải luôn kịp thời, đúng hướng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong mối tương quan với thế giới( Hoàng Phước Hiệp: “Việt Nam gia nhập WTO và vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam”. Tạp chí Luật học số 01/2007. ). Việc có được một hành lang pháp lỹ chặt chẽ sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam yên tâm tham gia hoạt động Thương mại nói chung, và hoạt động Thương mại Quốc tế nói riêng. Muốn vậy, Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể: 1.1. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnhquan hệ hợp đồng MBHHQT phải có tính ổn định, đồng bộ Các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng nói chung, hợp đồng mua bán hàng hoá (trong đó có hợp đồng MBHHQT) nói riêng cần có tính thông nhất, ổn định. Nhà nước đã ban hành Bộ Luật Dân sự 1995, Luật Thương mại 1997, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 để điều chỉnh quan hệ hợp đồng, trong đó có quan hệ hợp đồng MBHHQT. Sau nhiều năm thực hiện đã sửa đổi, bổ sung, gây ra sự chồng chéo, mâu thuẫn trong áp dụng luật. Để hệ thống pháp luật có tính ổn định thì điều kiện cần là phải có quy trình lập pháp khoa học, đúng đắn, nhà lập pháp có trình độ. Trước đây, hoạt động MBHHQT được đề cập trong Luật Thương mại 1997 dưới tên gọi quan hệ mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài được tách ra thành một mục riêng. Hiện nay, quan hệ MBHHQT được quy đinh lồng ghép trong Bộ Luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, và các văn bản liên quan. Trong đó, luật “khung” là Bộ Luật Dân sự 2005, và luật chuyên ngành là Luật Thương mại 2005. Các văn bản pháp luật được ban hành cần có tính cụ thể hoá, hạn chế những trường hợp quy định chung chung rồi bỏ lửng, sau đó không có văn bản hướng dẫn chi tiết hoặc ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết muộn, không thống nhất. Chẳng hạn như: Luật Thương mại 2005 được Quốc Hội thông qua ngày 14/6./2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 nhưng Nghị định sô 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công, và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài được thông qua ngày 23/01/2006 và có hiệu lực thi hành từ 01/05/2006. Vậy là giai đoạn từ 01/1/2006 đến 01/05/2006 sẽ không có văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thương mại 2005 về vấn đề này. Vậy, để đảm bảo văn bản pháp luật của Nhà nước có tính đồng bộ, có hiệu lực thi hành ngày, thì văn bản hướng dẫn chi tiết phải được soạn thảo đồng thời với dự án Luật để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kịp thời ban hành văn bản này khi Luật đã có hiệu lực. Có như thế, các doanh nghiệp khi áp dụng Luật để giao kết, thực hiện hợp đồng MBHHQT mới chính xác, hạn chế những nhầm lẫn đáng tiếc gây tranh chấp không đáng có( Hoàng Phước Hiệp: tlđd ). 1.2. Về quản lý hoạt động MBHHQT Quản lý hoạt động MBHHQT hay chính xác là hoạt động xuất nhập khẩu cần phải có những chính sách quản lý hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động MBHHQT, góp phần đẩy mạnh kinh tế đất nước. Chế độ hải quan cần phải giảm bớt những thủ tục phức tạp không cần thiết, gây cản trở cho hoạt động xuất nhập khẩu. Mặc dù thủ tục Hải quan được quan tâm, sửa đổi trong những năm qua, nhưng việc làm thủ tục Hải quan vẫn khiến cho các doanh nghiệp mất nhiều thời gian, tổn kém. Trong đó có yếu tố chủ quan là nhiều cán bộ hải quan lợi dụng chức vụ quyền hạn gây phiền nhiều cho doanh nghiệp khi làm thủ tục. Nhà nước cần phải có nhiều biện pháp hạn chế tiêu cực này, đi kèm với việc giảm nhẹ các thủ tục Hải quan hơn nữa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu được thuận lợi hơn. Về chế độ thuế nhập khẩu: Hoạt động MBHHQT của Indochina chủ yếu là hoạt động nhập khẩu nên tôi đã tìm hiểu về chế độ thuế nhập khẩu và nhận thấy có nhiều hạn chế trong Luật thuế nhập khẩu như: Biểu thuế quá cao so với biểu thuế của các nước; Việc phân loại hàng hoá chưa được cụ thể dẫn đến quá trình áp dụng gặp khó khăn… Mặc dù Việt Nam đã có cam kết giảm thuế nhập khẩu hàng hoá khi tham gia Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO, nhưng việc thực hiện cam kết này lại có lộ trình và tương đối lâu. Chế độ nhập khẩu cần có các chính sách điều chỉnh thuế suất, miễn giảm thuế… để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hơn nữa. 1.3. Về hợp dồng MBHHQT Trong quan hệ thương mại quốc tế hiện nay, khái niệm về hợp đồng MBHHQT chưa được hiểu một cách đầy đủ, thống nhất, và không một văn bản nào định nghĩa loại hợp đồng này. Nhiều khái niệm, thuật ngữ được sử dụng trong hợp đồng MBHHQT cũng được sử dụng trong các loại hợp đồng thương mại quốc tế khác. Việc làm rõ khái niệm hợp đồng MBHHQT có ý nghĩa quan trọng như xác định tính quốc tế, đối tượng của hợp đồng .v.v.. Việc có khái niệm thống nhất cho hợp đồng MBHHQT sẽ là cơ sở cho việc phân tích các khía cạnh pháp lý liên quan của hợp đồng. Nội dung của hợp đồng MBHHQT cũng không được quy định riêng trong một văn bản pháp lý nào mà việc xem xét nó được quy về hợp đồng mua bán hàng hoá nói chung. Điều này có thể cho thấy hợp đồng MBHHQT cũng được nhìn nhận như hợp đồng mua bán thông thường, nhưng yếu tố quốc tế lại không được nhấn mạnh. Bộ Luật Dân sự 2005 thể hiện yếu tố tự do, tự nguyện của các bên trong hợp đồng, chỉ đưa ra những nội dung cần thiết có tính định hướng cho người áp dụng đưa vào hợp đồng trong Điều 402. Nhưng trong hợp đồng MBHHQT thì còn rất nhiều nội dung nên và cần thiết đưa vào hợp đồng do đặc thù là yếu tố quốc tế thì các văn bản Luật lại không đề cập như điều khoản về giải quyết tranh chấp, điều khoản về luật điều chỉnh hợp đồng… để khi có tranh chấp xảy ra thì có cơ sở và phương tiện để áp dụng giải quyết. 1.4. Phê chuẩn các điều ước quốc tế về thương mại Để tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, kinh tế khu vực thì Nhà nước cần xúc tiến gia nhập các Công ước quốc tế đa phương, ký kết các Hiệp định thương mại song phương. Những văn bản quốc tế này không những là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng MBHHQT mà còn là cơ sở của tự do hoá Thương mại, mở rộng thị trường, cơ sở giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT, giúp tiết kiệm thời gian, tiền của cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hoạt động thương mại tuốc tế. Một Công ước Quốc tế quan trọng và được nhiều quốc gia trên thế giới tham gia là Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế (CISG). Đây là Công ước về mua bán hàng hoá quốc tế được nhiều quốc gia tham gia, phê chuẩn, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các xung đột pháp luật trong thương mại quốc tế, đồng thời thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Việt Nam đang trên con đường chủ động hội nhập tích cực vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh các quan hệ hợp tác song phương, đa phương. Việc các văn bản Luật quốc gia chưa phù hợp với pháp luật quốc tế sẽ gây cho ta nhiều khó khăn bất lợi, phát sinh những xung đột pháp luật với các nước khác, đến khi giải quyết tranh chấp cũng khó khăn. Luật Thương mại Việt Nam 2005 liên quan đến hợp đồng MBHHQT còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, có nhiều điều khoản chưa phù hợp với thực tiễn và đòi hỏi của các thương nhân quốc tế. Điều này, đỏi hỏi chúng ta phải nhanh chóng tiến tới gia nhập Công Viên trong thời gian sớm nhất để thống nhất nguồn luật áp dụng cho mua bán hàng hoá quốc tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác nước ngoài. Khi đã cùng chung “tiếng nói”, cùng chung quan điểm thì các mối quan hệ hợp tác thương mại quốc tế sẽ ngày càng gắn chặt, bền lâu, và rộng mở( Phan Tuấn Lâm: “Vào WTO: Thách thức và giải pháp hỗ trợ…”. Tạp chí Pháp lý số 12/2006 ) 1.5. Phổ biến kiến thức pháp luật Ngoài việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng MBHHQT và gia nhập vào các Công ước quốc tế đa phương, ký kết các hiệp định Thương mại song phương thì việc mở rộng kiến thức pháp luật cho các thương nhân tham gia hoạt động MBHHQT là rất quan trọng . Nâng cao kiến thức pháp luật cho các thương nhân mới có thể chủ động đảm bảo được quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hoạt động MBHHQT hay nói cách khác là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, và hạn chế rủi ro có thể xảy ra cho các doanh nghiệp này. 2. Kiến nghị về phía Công ty Indochina Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương – Indochina và được nghiên cứu tìm hiểu về hoạt động MBHHQT của Công ty, tôi xin có một vài kiến nghị với Công ty như sau: 2.1. Đối việc việc tìm kiếm đối tác và tiếp cận thị trường mới Do mặt hàng kinh doanh của Indochina có là các máy móc, thiết bị, hoá chất phục vụ trong nghành y, sinh, hoá nên là những sản phẩm mà Việt Nam hầu như không sản xuất, nên điều này có thể dẫn đến sự độc quyền cung cấp, ép giá cho Indochina khi giao kết hợp đồng với họ. Chính vì vậy, Indochina cần chủ động tìm hiểu nhiều thị trường cung cấp hàng hoá, cũng như các nhà cung cấp để có nhiều sự lựa chọn, so sánh, để giao kết các hợp đồng MBHHQT đem lại nhiều lợi ích cho Công ty. Việc tìm kiếm các nhà cung cấp mới cũng sẽ tạo nhiều cơ hội cho Indochina như giá cả ưu đãivới khách hàng mới, sự đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đúng hợp đồng của các nhà cung cấp mới do họ muốn tạo dựng uy tín, và mối quan hệ làm ăn lâu dài… Về thị trường hàng hoá: Indochina mới chỉ dừng lại ở thị trường trong nước mà chủ yếu là miền bắc. Miền trung và miền nam là thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng mà ban lãnh đạo Indochina nhìn thấy được nhưng chưa thực sự quan tâm. Công ty mới chỉ lên kế hoạch trung hạn (năm 2010) để mở rộng thị trường ở đây. Nên theo tôi, Indochian cần xúc tiến đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch trung hạn để nhanh chóng khai thác được thị trường tiềm năng khi chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Với thị trường ở các quốc gia láng giềng như Lào và Cămpuchia…Indochina mới chỉ thực hiện các hợp đồng MBHHQT nhỏ lẽ, “rỏ giọt”, chỉ cung cấp khi có nhu cầu mà chưa có một định hướng cụ thể nào để tiếp cận thị trường này rộng hơn. Công ty nên xây dựng kế hoạch tiếp cận thị trường các nước láng giềng một cách cụ thể. Mở chi nhánh, quảng bá sản phẩm để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Để kế hoạch mở rộng thị trường hàng hoá, như tiếp cận thị trường tiềm năng cũng như giao kết các hợp đồng MBHHQT lớn thì yêu cầu về vốn là rất quan trọng. Ban lãnh đạo Công ty đã có kế hoạch điều chỉnh tăng vốn điều lệ, tăng số thành viên góp vốn trong năm nay thì cần cố gắng thực hiện đúng kế hoạch để tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.2. Đối với nghiệp vụ đàm phán và giao kết hợp đồng Để cho quá trình thực hiện các hợp đồng MBHHQT này được diễn ra thuận lợi thì giai đoạn đàm phán và giao kết hợp đồng là rất quan trọng, Indochina nên chú ý: - Tìm hiểu kỹ và chính xác các thông tin về đối tác, địa vị, uy tín; khả năng tài chính; khả năng cung cấp hàng hoá… Indochina cũng cần cập nhập thông tin về thị trường giá cả, tỉ giá hối đoái, …cũng như nắm bắt thông tin thay đổi pháp luật trong nước và nắm vững pháp luật quốc tế. Indochina cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nên nghiên cứu để nắm được tinh thần và nội dung của một Công ước quan trọng trong hoạt động MBHHQT là Công ước Viên 1980 về MBHHQT. Bởi đây là Công ước được nhiều quốc gia trên thế giới tham gia, và được các thương nhân quốc tế ưa chuộng. - Indochina cần đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, nhân viên được giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Các cán bộ, nhân viên này cần có nghiệp vụ vững chắc, hiểu biết pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về hoạt động MBHHQT. Đây cũng phải là những người nhạy bén, linh hoạt xử lý các tình huống phức tạp diễn ra trong quá trình đàm phán. Khi giao kết hợp đồng, Indochina cần chú ý đọc kỹ và hiểu rõ những điều khoản thoả thuận trong hợp đồng. Chú ý những vấn đề quan trọng như: - Hợp đồng phải thể hiện đúng hình thức pháp luật quy định, phải đảm bảo cho hợp đồng có hiệu lực pháp lý. Từ ngữ dùng trong hợp đồng phải rõ ràng, không nên dùng những từ ngữ mập mờ, khó giải thích, hay có nhiều cách hiểu gây hiểu lầm, nhầm lẫn cho các bên.Cần chú ý đến việc quy định phạt vi phạm hợp đồng, điều khoản giải quyết tranh chấp, nên liệt kê tối đa những trường hợp bất khả kháng, và không cam kết những gì mà mình không biết hoặc không đủ thẩm quyền để quyết định. - Nên thoả thuận luật điều chỉnh hợp đồng. Việt Nam không phải là thành viên của Công ước Viên 1980 về MBHHQT nhưng các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Indochina nói riêng hoàn toàn có thể lựa chọn CISG là luật áp dụng cho hợp đồng vì có những ưu điểm như: Tránh được những khó khăn khi phải đàm phán luật quốc gia làm luật áp dụng cho hợp đồng; Dễ dàng được đối tác chấp nhận vì đây là nguồn luật phổ biến mà các thương nhân nước ngoài thường áp dụng và đã quen thuộc; Đem lại sự an toàn về mặt pháp lý được nhiều toà án, trung tâm trọng tài quốc tế dẫn chiếu đến để giải quyết tranh chấp. 2.3. Đối với quá trình thực hiện hợp đồng MBHHQT Thực hiện hợp đồng MBHHQT là một quá trình phức tạp, yêu cầu người thực hiện phải có hiểu biết pháp luật quốc gia, luật quốc tế, tập quán thương mại cũng như kinh nghiệm trong hoạt động MBHHQT. Để quá trình thực hiện hợp đồng được nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm được thời gian, chi phí, Indochina nên: - Với thủ tục hải quan, một trong những thủ tục mất nhiều thời gian, chi phí. Cán bộ thực hiện hợp đồng MBHHQT của Indochina cần chuẩn bị chu đáo, đầy đủ giấy tờ cần thiết theo đúng yêu cầu. Nhận hàng, xếp hàng đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra của cơ quan Hải quan, tránh bị nhiễu sách, gây khó khăn cho thủ tục hải quan. - Khi nhận hàng, Indochina cần chuẩn bị đầy đủ chứng từ cần thiết để việc nhận hàng thuận lợi. Chú ý kiểm tra, xác nhận hàng hoá so sánh số lượng, chất lượng, mã kí hiệu… với quy định đã thoả thuận trong hợp đồng. Khi thấy sai sót thì yêu cầu thực hiện giám định hàng hoá, thông báo cho đơn vị bảo hiểm, đối tác về sự sai sót đó. Indochina nên thương lượng với đối tác để tiết kiệm thời gian, chi phí và duy trì quan hệ làm ăn lâu dài. Ngoài ra, ngay khi hợp đồng đã ký kết, Indochina cần chủ động giục đối tác nhanh chóng thực hiện các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng như mua bảo hiểm hàng hoá (nếu đối tác là bên mua); mở L/C (nếu hợp đồng quy định mở L/C), chuyển đầy đủ giấy tờ theo thoả thuận để việc giao hàng, nhận hàng được diễn ra thuận lợi. KẾT LUẬN Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới thì vai trò của hoạt động thương mại quốc tế là đóng góp to lớn vào nền kinh tế nước nhà. Rất nhiều chính sách kinh tế, văn bản pháp luật của Nhà nước điều chỉnh hoạt động TMQT được ban hành, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực này. Sự kiện Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới đầu 2007 vừa qua là bàn đạp cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạnh mẽ hoạt động TMQT nói chung và hoạt động MBHHQT nói riêng. Hoạt động MBHHQT của Công ty TNHH Vật tư Khoa học kỹ thuật Đông Dương - Indochina đã được tổ chức thực hiện rất hiệu quả từ khi Công ty được thành lập và đi vào hoạt động đến nay. Mỗi năm, Indochina ký khoảng 150 hợp đồng các loại, trong đó có khoảng 90 hợp đồng MBHHQT. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng pháp luật, và đến nay chưa để xảy ra tranh chấp nào phải dẫn đến kiện tụng. Những kết quả này là cố gắng của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên Indochina. Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT của Indochina mặc dù có những khó khăn nhất định, song Công ty đã không ngừng tìm giải pháp, khắc phục khó khăn, để hoạt động MBHHQT của Công ty đạt hiệu quả cao. Với những kiến thức được học tập tại trường, và những kiến thức thu nhận được qua thời gian thực tập ở Công ty TNHH Vật tư Khoa học kỹ thuật Đông Dương-Indochina, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hợp đồng MBHHQT. Về phía Indochina, tôi cũng có một số kiến nghị với mong muốn góp phần nào vào việc tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động MBHHQT của Indochina hiện nay. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy PSG.TS Trần Văn Nam, ThS Nguyễn Vũ Hoàng – Khoa Luật – Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Tôi chân thành cảm ơn ông Đào Việt Trung – Giám đốc Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương – Indochina cùng nhân viên các phòng ban đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi được tìm hiểu về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của Công ty suốt thời gian qua. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, và các bạn sinh viên để chuyên đề được hoàn thiện hơn. PHỤ LỤC Phụ lục1. 62 quốc gia thành viên của Công ước Viên 1980 (theo số liệu cập nhật ngày 12/7/2004 từ trang www.jus.uio.no): Lesotho, France, Hungary, Yugoslavia, Italy, USA, Finland, Sweden, Austria, Norway, Denmark, Germany, Chile, Singapore, Poland, Syria, Egypt, Arhentina, Zambia, Mehico, Australia, Belarus, Ukraine, Switzerland, Iraq, Bulgaria, Spain, Russian, Federation, Vincent and the Grenadines, Urugoay, Venezuela, Guinea, Canada, Romania, Ecuador, Uganda, Slovakia, Estonia, Czech Republic, Slovenia, Latvia, Bosnia and Herzegovina, Georgia, New Zealand, Moldova, Cuba, Lithuania, Belgium, Uzbekistan, Luxembourg, China, Netherlands, Greece, Mongolia, Burundi, Colombia, Croatia, Ghana, Honduras, Kyrgystan, Mauritania, Peru. Phụ lục 2 Incoterms được công bố và áp dụng vào năm 1936, sau đó văn bản này đã được sửa đổi vào các năm 1953, 1980, 1990 và năm 2000. Incoterms quy định 13 điều kiện thương mại quốc tế được chia thành bốn nhóm: Nhóm E, Nhóm F, Nhóm C và Nhóm D. Bản quy tắc này đã được áp dụng rộng rãi trong quan hệ buôn bán thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Bộ luật Dân sự Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005; Bộ luật Tố tụng Dân sự Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004; Luật Thương mại do Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/12/2001; Luật Doanh nghiệp do Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/12/2001; Nghị quyết số 35/2005/QH 11ngày 14/6/2005 về việc thi hành Bộ luật Dân sự 2005; Luật Tổ chức Toà án Nhân dân năm 2002; Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003; Pháp lệnh Luật sư do Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua này 25/7/2001; Nghị định số 12/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 2/8/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/1998/NĐ-CP; Nghị quyết sô 05/2003/NQ-HĐTP ngày 31/7/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại; Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/1/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại; Tổng cụ Hải quan, (1998), Các văn bản hướng dẫn thi hành nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ và các quy định liên quan đến cải cách thủ tục hải quan ở cửa khẩu, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội; Bản quy tắc trọng tài UNCITRAL; Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá. II. GIÁO TRÌNH VÀ SÁCH THAM KHẢO Nguyễn Hợp Toàn (chủ biên): Giáo trình Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. NXB Thống kê 2005; Trần Văn Nam, Trần Thị Hoà Bình (đồng chủ biên): Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội. NXB Lao động xã hội 2005; Giáo trình Luật Thương mại - Đại học Luật Hà Nội. 2006. Bùi Xuân Nhự (chủ biên): Giáo trình tư pháp quốc tế - Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân 1997; Lê Mai Anh (chủ biên): Giáo trình Luật quốc tế - Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân. 2006; Vũ Hữu Tửu: Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. NXB Giáo dục Hà Nội. 2002; Nguyễn Vũ Hoàng: Giải quyết tranh chấp Thương mạ quốc tế bằng con đường Toà án. NXB Thanh Niên. 2004; Nguyễn Vũ Hoàng: Các liên kết kinh tế Thương mại quốc tế. NXB Thanh Niên 2003; Nguyễn Hồng Thao: Toà án công lý Quốc tế. NXB Chính trị quốc gia. 2002; Nguyên tắc hợp đồng Thương mại quốc tế. Người dịch: Lê Nết. NXB TP HCM. 1999; Phan Thị Thanh Hồng: Hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. NXB Lao Động 2005; Nguyễn Thị Mơ, Hoàng Ngọc Thiết (đồng chủ biên): Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại. NXB Thanh Niên. 2003. III. BÁO, TẠP CHÍ VÀ TRANG MẠNG Hoàng Phước Hiệp: Việt Nam gia nhập WTO và vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Tạp chí Luật Học số 1/2007; Mộc Hàn: Ý thức pháp luật của người dân trong tiến trình hội nhập. Tạp chí pháp lý số (1-2)/2007; Phạm Sỹ An: Ổn định tăng trưởng kinh tế năm 2006. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 03/2007; Lê Nguyễn: Luật đi vào đời sống xã hội, nếu…. Tạp chí pháp lý sô tháng 12/2007; Phạm Văn Hùng: Đổi mới quan niệm về pháp luật - khởi điểm của quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tạp chí nghiên cứu Lập pháp số 5/2007; Thái Vĩnh Thắng: Bàn về pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Tạp chí Luật học số 11/2007; Dương Anh Sơn: Tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương. Tạp chí KHPL số 6/2004 phiên bản html: Truy cập: 6/3/2008; Phan Thị Thanh Hồng: Một số vấn đề cần lưu ý nhằm đảm bảo hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Truy cập 6/3/2008; Vũ Hữu Tửu: Incoterms trong mua bán hàng hoá quốc tế. Bài viết hỗ trợ kinh doanh trang mạng: Truy cập: 6/3/2008; QN: Kỹ thuật đàm phán Thương mại quốc tế. Trang mạng: Truy cập:10/3/2008; Báo cáo Thương mại 2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương). Trang mạng: Truy cập 24/12/2007. III. MỘT SỐ TÀI LIỆU KHÁC Các tài liệu của Công ty TNHH Indochina cung cấp: - Điều lệ của Công ty; - Thuyế minh báo cáo Tài chính năm 2005, 2006, 2007; - Gới thiệu năng lực kinh doanh - Các hợp đồng MBHHQT Công ty đã thực hiện trong hai năm 2006, 2007; - Và các tài liệu liên quan khác. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKDQT1.docx
Tài liệu liên quan