Chuyên đề Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh trong điều kiện khoán kinh doanh xây lắp hiện nay

Trong tình hình thực hiện các yêu cầu của chế độ hạch toán kinh doanh và sự vận hành cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay thì các doanh nghiệp sản xuất cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào đều đòi hỏi kinh doanh phải có lãi . Muốn vậy các doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu cho mình . Đó là sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt , mẫu mã đẹp , phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đặc biệt có giá thành hạ .Để có thể đạt được mục tiêu đó thì các doanh nghiệp bắt buộc phải hết sức chú trọng vào quá trình sản xuất với yêu cầu giảm chi phí sản xuất. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp thì yêu cầu này là đặc biệt khó khăn vì như chúng ta đều biết thị trường yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp này vốn dĩ không thuận lợi: nguyên vật liệu nhiều thứ phải nhập ngoại với giá cao, các dây truyền công nghệ cũng ở vào tình trạng tương tự. Ngoài ra thì vấn đề quản lý sao cho có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp công nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, vấn đề đào tạo tay nghề cho người lao động công nghiệp cũng chưa đạt yêu cầu đặt ra. Tuy gặp phải nhiều khó khăn như vậy nhưng nếu doanh nghiệp áp dụng triệt để các biện pháp ta đã trình bày để giảm chi phí sản xuất -hạ giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp vẫn có khả năng có được nhiều lãi suất, có lợi thế cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. Nhưng đó cũng chỉ là những giải pháp còn việc thực hiện sao cho có hiệu quả là cả một khoảng cách. Yêu cầu đặt ra với người làm công tác kế toán là phải nắm vững nghiệp vụ , luôn đi sát thực tế của thị trường và không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ ,. để có thể thực hiện có hiệu quả công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm. Đi đôi với yêu cầu này thì về phía Nhà nước cũng cần ban hành một chế độ kế toán thống nhất về vấn đề hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong đó có những vấn đề cần đổi mới cho phù hợp với tình hình hiện nay (chú ý tới vấn đề bảo hộ sản xuất trong nước). Xu thế hội nhập kinh tế sẽ đặt ra cho các doanh nghiệp công nghiệp thêm nhiều thách thức, công tác hạch toán kinh tế càng yêu cầu phải năng động ,thực tế để có tác dụng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh mới: khó khăn hơn nhưng cũng sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận hơn nếu thành công. Cuối cùng sự thành công của bài viết này chính là nhờ sự giúp đỡ , góp ý của các thầy cô đối với bài viết của em. Một lần nữa em rất mong được nhận sự góp ý chân thành của các thầy cô trong khoa để em có một cái nhìn hoàn thiện hơn về công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn sợ giúp đỡ quý báu đó !

doc31 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh trong điều kiện khoán kinh doanh xây lắp hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất xã hội càng phát triển kế toán càng trở nên quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu được trong quản lý kinh tế của Nhà nước và của Doanh Nghiệp. Để điều hành và quản lý được toàn bộ hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp một cách có hiệu quả nhất, các nhà Doanh Nghiệp phải nắm bắt được kịp thời, chính xác, các thong tin kinh tế về các hoạt động đó “chi phí đầu vào” và “kết quả đầu ra”. Tất cả những thông tin kinh tế liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp được kế toán với chức năng phản ánh( thông tin) và kiểm tra để thu nhận xử lý, tổng kết một cách kịp thời, chính xác bằng một hệ thống các phương pháp khoa học của mình. Thực tế cho thấy những năm qua cùng với quá trình đổi mới đi lên của nền kinh tế đất nước cơ chế quản lý kinh tế cũng có sự đổi mới sâu sắc và toàn diện. Để đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và sự đổi mới phát triển của nền kinh tế đất nước Bộ tài chính đã tiến hành xây dựng và áp dụng chế độ kế toán mới cho tất cả các Doanh Nghiệp. Đây là bước cải cách triệt để, toàn diện hệ thống kế toán của Việt Nam trong những năm qua. Xây dựng cơ bản là nghành sản xuất vật chất, độc lập giữ vị trí quan trọng và tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Do vậy khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thực hiện cơ chế hạch toán đôc lập tự chủ, đòi hỏi các đơn vị xây lắp phải trang trải được chi phí bỏ ra và phải có lãi hơn nữa, hiện nay các công trình xây dựng cơ bản đang được tổ chức theo phương thức đấu thầu đòi hỏi các Doanh Nghiệp phải hạch toán một cách chính xác chi phí bỏ ra, không lãng phí vốn đầu tư. Mặt khác chi phí sản xuất làm cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm, hạch toán chính xác chi phí sản xuất sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành, Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đôí với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những thay đổi và khó khăn của công tác hạch toán này trong điều kiện hiện nay, em đã quyết định lựa chọn đề tài của mình là: "Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh trong điều kiện khoán kinh doanh xây lắp hiện nay" Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong khoa kế toán đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Do kiến thức trong lĩnh vực Kế toán - Tài chính còn hạn chế nên bài viết của em không thể tránh khỏi những sai sót, lệch lạc. Mong các thầy cô giáo có những nhận xét, đóng góp cho đề tài của em. Phần I. Cơ sở lý luận hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp trong đIều kiện khoán kinh doanh xây lắp I. Đặc điểm của sản xuất xây lắp tác động đến tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập, có chức năng tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Xây dựng cơ bản tạo cơ sở vật chất cho toàn xã hội, tăng tiềm năng kinh tế và quốc phòng cho toàn quốc. Vì vậy một bộ phận lớn thu nhập quốc dân và tích luỹ nói chung cùng với đầu tư và tài trợ nước ngoài được sử dụng trong lĩnhvực xây dựng cơ bả So với các ngành sản xuất khác, xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trưng thể hiện rõ ở sản phẩm xây lắp với quá trình sáng tạo ra sản phẩm của ngành. Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc, hạng mục công trình,công trình dân dụng và có đủ điều kiện để đưa vào sản xuất, sử dụng và phát huy tác dụng sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, mỹ thuật, và sản phẩm của nó luôn gắn liền với một địa điểm nhất định và được tạo thành bằng vật liệu xây dựng máy móc và lao động. _ Đặc điểm của sản phẩm xây dựng được thể hiện: sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài, nơi sản xuất đồng thời là nơi tiêu thụ theo giá dự toán, đấu thầu hoặc theo giá thoả thuận. Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng lâu dài, giá sử dụng lớn. Mang tính chất đơn chiếc, mỗi công trình xây dựng theo gía dự toán riêng, thiết kế kỷ thuật riêng và và tại một địa điểm nhất định. Quá trình từ thi công xây dựng cho đến khi công trinh hoàn thành bàn giao đào sử dụng là dài, phụ thuộc vào quy mô tinh chất phức tạp của từng công trình. Quá trình khở công xây dựng được chia thành nhiều dai đoạn, mmỗi giai đoạn bao gồm nhiều công iệc khác nhau. Khi tiến hành từng công việc cụ thể đôi khi chịu nhiều ảnh hửng của các yếu tố thời tiết, công trình đều được tiến hành thi công theo đơn đặt hàng cụ thể phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Dựa trên những đặc điểm riêng có của ngành xây dựng cơ bản mà công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẫm xây lắp cũng có những phương pháp thích hợp. Xác định chính xác đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với điều kiện thực tế của doanh ngiệp thoả mãn yêu cầu quản lý ạt ra. Vận dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành một cách khoa học hợp lý. Đảo bảo cung cấp đầy đủ chính xác, kịp thời các số liệu cho công tác quản lý. Phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác toàn bộ các chi phí phát sinh thực tế. Kiểm tra việc thực hiện các định mức về vật tư, nhân công, sử dụng máy thi công và các dự toán chi phí khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch, các khoản thiệt hại, mất mát hư hỏng... trong sản xuất và đề ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời, đúng khối lượng công tác xây lắp hoàn thành . Địh kỳ kiểm tra đánh giá khối lượng thi công dở dang theo đúng nguyên tắc quy định. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công cụ đắc lực trong quản trị doanh nghiệp, để thấy rõ điều đó ta đi vào nghiên cứu cụ thể phần kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. II- chi phí sản xuất và tính giá thành. . Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. A.Chi phí sản xuất. Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất vì vậy trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Các xí nghiệp xây lắp cũng phải bỏ ra chi phí về lao động sống và lao động vật hoá. Trong quá trình sản xuất đòi hỏi các doanh nghiệp phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý để tạo ra sản phẩm tốt, giá thành hạ. Giá trị của sản phẩm được biểu thị bằng công thức G = C + V + M. G: Giá trị sản phẩm xây lắp C: là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình tạo ra. V: Là chi phí về tền lương, tiền công của ngường lao động tham gia vào quá trình sản xuất. M: Giá trị mới do lao động sống tạo ra trong quá trình hoạt động tọ ra sản phẩm. Để thuận tiện cho việc hạch toán chi phí sản xuất chính xác trong xí nghiệp xây lắp cũng tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo những nội dung và tiêu thức khác nhau, theo yêu cầu quản lý của xí nghiệp. B. Phân loại chi phí sản xuất. Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây lắp có những nét không giống với các ngành vật chất khác.Trong doanh nghiệp xây lắp việc phân loại chi phí sản xuất theo hai tiêu thứcchủ yếu. * Phân loại chi phí sản xuất xây lắp theo nội dung kinh tế: toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp được chia thành yếu tố sau. Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí về đối tượng lao động như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, thép, sắt, xi măng, cát đá, gạch sỏi... Thành phẩm và nửa thành phẩm mua ngoài như các vật kết cấu: panen, cửa gỗ, cửa sắt, khung nhôm kính... + Chi phí về nhân công: là toàn bộ số tiền công và các khoản phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp. Bao gồm: lương chính, lương phụ, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội trích theo tỷ lệ quy định (19%) so với quỹ lương. + Chi phí về khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số phải trích khấu hao trong kỳ đối với các loại TSCĐ trong đơn vị xây lắp. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền trả cho dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. VD: điện, nước, TSCĐ, điện thoại... + Chi phí bằng tiền khác: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp ngoài và yếu tố chi phí trên. Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí cho phép chúng ta biết được tỷ trọng từng loại chi phí. Phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp để phân tích tình hình dự toán, lập dự toán cho chi phí sản xuất kỳ sau. * Phân loại chi phí theo khoản mục giá thành Do đặc điểm của ngành XDCB và phương pháp lập dự toán trong XDCB là dự toán được lập cho từng đối tượng xây lắp theo các khoản mục. Nên trong doanh nghiệp xây lắp chủ yếu phân loại theo khoản mục, giá thành. Theo phương pháp này chi phí sản xuất được chia thành chi phí sản xuất và chi phí chung. - Chi phí trực tiếp bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu: là chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, vật luân chuyển (ván, khuôn, cây trồng)...cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp. Chi phí nguyên vật liệu trong xây lắp không bao gồm chi phí nguyên vật liệu đã tính và chi phí chung đã tính vào chi phí máy thi công. + Chi phí nhân công: Bao gồm tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp theo chế độ hiện hành. + Chi phí sử dụng máy thi công là chi phí bỏ ra trong quá trình sử dụng máy thi công để hoàn thành sản phẩm xây lắp bao gồm. Chi phí khấu hao cơ bản. + Chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng máy..v.v... +Chi phí về động lực mua ngoài. + Chi phí thường xuyên + Chi phí tạm thời + Các chi phí khác bằng tiền. + Chi phí sản xuất chung: Theo quyết định số 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng. - Chi phí nguyên vật liệu - Chi phí dụng cụ sản xuất - Chi phí TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác. Trong giá thành dự toán, chi phí sản xuất chung được tính bằng tỷ lệ % theo từng loại hình công trình so với chi phí nhân công. c. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là một phương pháp hoặc một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế và khoản mục giá thành trong phạm vi giới hạn của hạch toán chi phí. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phải đảm bảo những nguyên tắc chi phí vào giá thành sản phẩm. ĐIều này có ý nghĩa rất to lớn trong việc tính đúng tính đủ và hợp lý vào giá thành sản phẩm. Vì vậy các nhà quản lý phải lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí thích hợp cho đơn vị mình. Dựa vào đối tượng tập hợp chi phí trong đơn vị xây dựng cơ bản là các hạng mục công trình thì hàng tháng căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến công trình nào thì tập hợp chi phí cho các công trình đó. Trong trường hợp doanh nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng thì chi phí phát sinh sẽ được tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Và như vậy tổng số chi phí sản xuất tập hợp từ khi khởi công đến khi hoàn thành toàn bộ đơn đặt hàng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. Nếu đối tượng tập hợp chi phí là đội thi công hay công trường thì chi phí được tập hợp theo đội hay công trường đó. Cuối kỳ tổng số chi phí được tập hợp theo phân bổ theo từng công trình để tính giá thành riêng. 2. Giá thành, phân loại giá thành Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ các chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng xây lắp theo quy định. Theo thông tư số 08/1999/TT-BXD ngày 16/11/1999 thì dự toán xây lắp gồm các khoản mục: Chi phí vật liệu Chi phí nhân công Chi phí máy thi công Chi phí chung. Thu nhập chịu thuế tính trước. Thuế giá trị gia tăng đầu ra. * Phân loại giá thành: trong xây dựng cơ bản chúng ta thường sử dụng các loại giá thành sau: Giá dự toán: là tổng số chi phí tính trước để hoàn thành số lượng xây lắp công trình. Giá này được xác định trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp tính theo thiết kế, đơn giá xây dựng cơ bản do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, định mức chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước ra thuế giá trị gia tăng đầu ra. - Giá kế hoạch: là giá được xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể của một xí nghiệp. Trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong nội bộ xí nghiệp. Giá thành thực tế: phản ánh toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối lượng xây lắp mà doanh nghiệp đã nhận thầu (giá đấu thầu). Giá này bao gồm các chi phí theo định mức, các khoản bội chi về vật tư lao động, tiền vốn trong quá trình thi công được phép tính vào giá thành. Giá thành thực tế được xác định theo số liệu của kế toán tập hợp được. Ba loại giá trên nếu xét về thời gian ta thấy: giá thành dự toán được tính trước khi tiến hành thi công và trước cả giá thành kế hoạch vì giá thành kế hoạch được tính trước khi bắt đầu sản xuất của kế hoạch. Giá kế hoạch chính là mục tiêu phấn đấu của đơn vị để tiết kiệm được chi phí sản suất, hạ giá thành sản phẩm. Giá thành thực tế phản ánh tổng hợp kết quả phấn đấu của đơn vị. Về nguyên tắc khi xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giá thành phải theo nguyên tắc. Zthực tế < Z kế hoạch < Z Dự toán. Có như vậy đơn vị mới bảo đảm kinh doanh có lãi, có tích luỹ cho xí nghiệp và nộp ngân sách Nhà nước. Ngoài ba loại giá thành trên, do đặc điểm xây dựng cơ bản và do yêu cầu quản lý vốn trong xây dựng cơ bản đòi hỏi phải chặt chẽ và kịp thời nên trong giá thanàh còn tồn tại hai chỉ tiêu sau. + Giá thành khối lượng hoàn chỉnh: là giá thành của công trình đã thi công đến giai đoạn cuối cùng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế đã được cả hai bên A và bên B tổ chức kiểm nhận và thanh toán, bàn giao cho đơn vị sử dụng. Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh có ưu điểm ở chỗ nó phản ánh chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên nói không phản ánh kịp thời giá thành trong quá trình thi công, do đó không đáp ứng kịp thời yêu cầu thông tin trong quản lý vốn xây dựng cơ bản. Để khắc phục nhược điểm đó người ta sử dụng giá thành khối lượng hoàn thành quy ước. - Giá thành khối lượng hoàn thành quy ước: là giá của các khối lượng xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước, thoả mãn các điều kiện. Khối lượng đó phải đo đếm được và phải được bên A công nhận hoàn thành. Khối lượng đó phải đạt độ dừng nhất định về kỹ thuật, đạt giá trị sử dụng. 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện mặt hao phí còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của sản xuất. Đây là hai mặt thống nhất của cùng một quá trình vì giữa chúng có những điểm giống nhau và khác nhau. Giống nhau: chúng đều là các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà đơn vị đã bỏ ra trong quá trình sản xuất thi công. Sự thống nhất về lượng xảy ra trong trường hợp toàn bộ đối tượng đều khởi công và hoàn thành trong một kỳ. Khác nhau: giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp thường không thống nhất với nhau về mặt khối lượng bởi vì gía thành sản phẩm xây lắp trong kỳ này có thể bao gồm cả chi phí sản xuất dở dang kỳ trước. Tổng giá thành =chi phí dở dang + chi phí sản xuất - chi phí sản xuất dở dang sản phẩm đầu kỳ phát sinh trong kỳ cuối kỳ Hơn nữa mối quan hệ này còn thể hiện ở chỗ: tài liệu hạch toán chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. Nếu xác định công việc tính giá thành sản phẩm là công việc chủ yếu trong hạch toán kế toán thì hạch toán chi phí sản xuất có tác dụng quyết định đến tính chính xác của giá thành sản phẩm xây lắp. III. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Như ta đã biết dự toán công trình cơ bản được lập theo từng hạng mục công trình và được phân tích theo từng khoản mục chi phí. Do đó việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cũng phải được phân tích theo từng khoản mục chi phí để có thể so sánh, kiểm tra việc thực hiện dự toán, thiết kế của hạng mục công trình (một bộ phận quan trọng trong giá trị hợp đồng kinh tế ký kết nhận thầu xây dựng) và phân tích đánh giá hiệu quả của quản lý. 1. Phương pháp hạch toán khoản mục giá thành xây lắp a . Phương pháp kê khai thường xuyên - Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Vật liệu là loại tài sản tồn kho thuộc tài sản lưu động, là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Là cơ sở vật chất tạo nên sản phẩm mới.Trong xí nghiệp xây lắp, vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí. Vì vậy tập trung sản xuất tiết kiệm vật tư là nỗ lực phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. + Nội dung khoản mục chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm giá trị thực tế của vật liệu chính như: xi măng, sắt, đá, cát... Vật liệu phụ, các cấu kiện luân chuyển cần cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp (không kể vật liệu phụ cho máy móc, phương tiện thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung) + Nguyên tắc hạch toán: vật liệu sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào phải tính trực tiếp cho công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo giá thực tế và số lượng thực tế đã sử dụng. Cuối kỳ hạch toán và khi hoàn thành hạng mục công trình nào phải tínhtrực tiếp, kiểm kê số lượng vật liệu còn lại để ghi giảm trừ chi phí vật liệu đã tính cho công trình đó nếu điều kiện sản xuất thực tế không cho phép tính trực tiếp chi phí vật liệu cho từng đối tượng thì áp dụng phương pháp phân bổ theo khối lượng sản phẩm. + Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bên nợ: trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp (gồm có thuế VAT) hoặc không có thuế VAT: Bên có giá trị nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập lại kho. Kết chuyển và phân bố trị giá nguyên vật liệu, vật liệu thực tế sử dụng trong xây lắp trong kỳ vào tài khoản 154,TK621, không có số du cuối kỳ. + Trình tự hạch toán. Xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động xây lắp Nợ TK 621(giá chưa có thuế VAT) Có TK 152,153 Những nguyên vật liệu mua về không nhập kho sử dụng ngay cho công trình. Nợ TK 621 Nợ TK 133 Có Tk111,112,331,311v,v... Nếu doanh nghiệp mua nguyên vật thuộc đối tượng không chịu thuế VAT Nợ TK621 ( giá có thuế VAT) Có TK 111,112,331 Cuối kỳ vật không dùng hết nhập kho. Nợ TK 152 Có TK 621 - Chi phí nhân công trực tiếp: Phản ánh lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp. Chi phí lao động trực tiếp bao gồm cả các khoản phải trả cho người lao động thuộc quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài cho từng loại công việc. + Nguyên tắc hoạt động: Không hạch toán vào TK này những khoản phải trả về tiền lương và các khoản phụ cấp.v.v...cho nhân viên quản lý văn phòng của bộ máy quản lý doanh nghiệp hoặc bộ phận bán hàng. Riêng đối với bộ phận xâ lắp, không hạch toán vào tài khoản này khoản trích BHXH, BHYT, CFCĐ Tính trên quỹ lương công nhân trực tiếp của hoạt động xây lắp. + Tài khoản sử dụng: 622- chi phí nhân công trực tiếp. Bên nợ. Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào qua trình sản xuất sản phẩm . Bên có: Kừt chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ TK 154,TK 622 không có số du cuối kỳ. Trình tự hạch toán: Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp cho hoạt động xây lắp. Nợ TK 622 Có TK 334 Cuối kỳ kế toán phân bổ, kết chuyển chi phí nhân công theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Nợ TK 154 Có TK 622 - Chi phí sử dụng máy thi công: Dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình. + Nguyên tắc: TK này chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng xe, máy thi công đối với trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện xây, lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công, vừa kết hợp bằng máy. + Tài khoản sử dụng: 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Bên nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công ( Chi phí nguyên vật liệu cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưõng, sữa chữa máy thi công ...) Bên có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công ào bên nợ TK 154. TK 623 không có số du cuối kỳ TK 623 có 6 tài khoản cấp 2. 6231- Chi phí nhân công 6232- Chi phí vật liệu 62333-Chi phí dụng cụ sản xuất 6234- Chi phí khấu hao máy thi công 6237- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6238- Chi phí bằng tiền khác. + Trình tự hạch toán - Nếu tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy có tổ chức hạch toán kế toán riêng. Nợ các Tk 621,622,627 Có các Tk liên quan. - Nếu không tổ chức đội máy riêng biệt hoặc có nhưng không tổ chức kế toán riêng. Số tiền liên quan trả công nhân điều khiển máy riêng biệt hoặc có nhưng không tổ chức kế toán riêng. Nợ Tk621,622,627 Có các Tk liên quan. - Nếu không tổ chức đội máy riêng biệt hoặc có nhưng không tổ chức kế toán riêng. Số tiền phải trả công nhân điều khiển máy,phục vụ máy Nợ TK 623 Có TK 334 Có TK 111 Khi xuất kho hoặc mua nguyên liệu phụ sử dụng cho xe, máy thi công Nợ Tk 623 Nợ TK133 Có TK 152,153,111,112,331v.v... Khấu hao xe, máy thi công sử dụng ở đội máy thi công ghi Nợ TK 623 Có TK 214 Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh Nợ Tk 623 Nợ Tk133 Có Tk 111,112,331 - Chi phí sản xuất chung: + Nội dung, nguyên tắc: Phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: Lương nhân viên quản lý đội, Khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo tỷ lệ quy định 19% trên tổng số tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp và nhân viên quản lý đội. Khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội. Tài khoản sử dụng: 627 - chi phí sản xuất chung. Bên nợ Các chi phí sản xuất chung phản ánh trong kỳ bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định (19%). Khấu hao TSCĐ dùng chung cho đội Bên có: Các khoản ghi giản chi phí chung Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên nợ TK 154 TK 627 không có số du cuối kỳ. TK 627 có 6 Tk cấp 2 Tk 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272- Chi phí vật liệu Tk 6273- Chi phí dụng cụ sản xuất Tk 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277-Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278-Chi phí bằng tiền khác + Trình tự hạch toán: Nừu doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo từng tổ, đội xây lắp khi tập hợp chi phí sản xuất chung Nợ Tk 627 Có Tk 334,338,152,153,214,331,111,112 Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung thành chi phí sản xuất xây dựng dở dang. Nợ Tk 154 Có Tk627 - Tổng hợp chi phi sản xuất và tính giá thành dở dang. + TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh liên quan đến sản xuất chế tạo sản phẩm, phục vụ cho công tác xây lắp. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang phản ánh trên tài khoản 154 gồm những chi phí . Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp - Chi phí sử dụng máy thi công trực tiếp - Chi phí sử dụng máy móc thi công (đối với hoạt đông xây lắp) - Chi phí sản xuất chung + Kết cấu nội dung Bên nợ: Các chi phí nguyên vật liệu,vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sửt dụng máy thi công, chi phí sản suấ chung phát sinh trong kỳ. - Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao - Chi phí thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng - Giá trị phế liệu thu hồi, sản phẩm hỏng không sữa chữa được giá trị nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công song nhập lại kho. Số du bên nợ - Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ. Tk 154 có 4 tài khoản cấp 2. 1541- Xây lắp 1542- Sản phẩm khác 1543- dịch vụ 1544- chi phí bảo hành xây lắp Trình tự hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên được khái quát qua * Phương pháp kiểm kê định kỳ. Trình tự hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ được khái quát qua sơ đồ. 111,112,331 611 621 631 3 5 8 152 1 4 334 622 6 9 214,331,111,112 627 7 10 154 1.Kết chuyển tồn kho đầu kỳ 2. Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ 3. Mua nguyên vật liệu nhập kho (số thuế đầu vào được giảm trừ nếo có) 4. Kết chuyển nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ 5. Suất kho vật liệu dùng cho sản xuất. 6. Tiền lương phải trả trích BHXH. 7. Chi phí sản xuất chung phát sinh. 8,9,10. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu, công trình sản xuất chung vào gía thành sản xuất. 11, kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 2. Đánh gía sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp được xác định bằng phương pháp kiểm kê. Việc tính và đánh giá sản phẩm dở dang trong xây dựng phụ thuộc vào phương pháp tính thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa người nhận thầu và người giao thầu. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây dựng sau khi hoàn thành toàn bộ thì sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật, tiêu chuẩn đã quy định trước và được đánh gía theo chi phí thực tế. Khối lượng công tác xây lắp dở dang được đánh giá trên cơ sở tài liệu kiểm kê khối lượng xây lắp kiểm kê khối lượng dở dang cuôi kỳ. Khối lượng Khối lượng xl + Chi phí hợp lý Giá trị dự toán xây lắp dở dang = dở dang trong kỳ x của giai đoạn cuối kỳ khôi lượng dở dang cuối kỳ IV. Đẩi tưọng tính gía thành kỳ tính giá thành và các phương pháp tính gía thành. 1.Đẩi tượng tính giá thành. Xác định đối tượn tính giá thành là công việc đầu tiên của toàn bộ công việc tính giá thành. Xuất phát từ đặc điểm của XDCB do đó đối tượng tính gía thành trong xây dựng cơ bản là các công trình, hạng mục đã hoàn thành, các giai đoạn công việc đã hoàn thành. Trong trường hợp các đơn vị xây lắp có tổ chức thêm phân xưởng sản xuất phụ, sản xuất vật liệu.v.v... thì đối tượng tính giá thành là một đơn vị sản phẩm hay lao vụ cung cấp. 2. Kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành hợp lý, khoa học. - Đối với những loại sản phẩm, các đơn đặt hàng có thời gian sản suất thi công dài thi khi hoàn thành toàn bộ mới tính giá thành thực tế cuả bộ phận đó. 3. Các phương pháp tính giá thành: Phương pháp tính giá thành sản phẩm là các cách thức, các phương pháp tính toán, xác định giá thành đơn vị của tưng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụhoàn thành. Tuỳ theo đặc điểm quy trình sản xuất cũng như yêu cầu về trình độ của công tác quản lý mà mỗi đơn vị thường áp dụng một số phương pháp tính gía sau. a.Phương pháp tính trực tiếp: Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước các doanh nghiệp khai thác. Tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trực tiếp cho công trình tư khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thực tế của công trình. Giá thành thực= Chi phí thực tế dở dang + Chi phí phát sinh - Chi phí thưc tế của sản phẩm đầu kỳ trong kỳ tế dở dang cuối kỳ b. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Ap dụng trong các doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đạt hàng. Đẩi tượng tính giá là đơn đặt hàng hoàn thành. Theo phương pháp này, hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh đã tập hợp được theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp đựơc theo từng đơn đặt hàng đó. c. Phương pháp hệ số. Ap dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, cũng sử dụng một thứ nguyên liệu và cùng một lượng lao động nhưng thu được đồng thời cùng nhiều sản phẩn khác nhau nhừng chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất theo phương pháp này trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc. Từ đó dựa vào chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính gía thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thanh sản phẩm gốc. Từ đó dựa vào chi phí có liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm sản phẩm gốc Số lượng sản phẩm quy đổi (sản phẩm gốc) Giá thành đơn vị = Giá thành đơn vị x Hệ số quy đổi sản Sản phẩm từng loại sản phẩm gốc phẩm từng loại Trong đó: Số lượng sản = số lượng sản phẩn loại 1 x Hệ số quy đổi sản phẩm đổi phẩm quy loại i Tổng giá thành Giá trị sản phẩm Tổng chi phí Dở dang đầu sản xuất của các = dở dang + sản xuất phát - sản phẩm loại sản phẩm kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ d.Phương pháp tổng cộng chi phí: Vận dụng thích hợp với đối tượng tính giá thành là các loại hình sản xuất phúc tạp, quá trình sản xuất chía làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn hạch toàn riêng biệt, có thế là từng khối lượng công việc xây lắp có dự toán, thiết kế riêng, có bộ phận riêng đảm nhận giá thành thực tế khâu cuối cùng tính như sau: Z = Dđk + C1 + C2 + ... + Cn - Dck Trong đó: Z: Giá thành sản phẩm Dđk: Giá trị chi phí dở dang đầu kỳ. C1 + C2 + Cn: Chi phí sản xuất các khối lượng công việc ở các giai đoạn, các bộ phận. Dck: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Phần II THựC trạng công việc hạch toán chi phi sản Xuất Kinh doanh xây lắp trong đIều kiện khoán kinh doanh xây lắp I- Giới thiệu về Công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp vật liệu. 1. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp vật liệu tiền thân là công ty xây lắp và ật tư xây dựng 2 được thành lập trên cơ sở sát nhập xí nghiệp xây lắp 2 và xí nghiệp xây dựng Nông nghiệp 3 theo quyết định số 314 NN-TCCB/QĐ ngày 10/03/1991 của bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Khi đó xuất liên hiệp các XNXDNN và PTNT là thi công công trình phục vụ nông nghiệp và nông thôn. Các công trình huyện xã và một số công trình dân dụng khác với tổng số vốn của công tymới thành lập là 732 triệu đồng. Thời gian này, công ty gặp rất nhiều khó khăn về vốn, thị trường chỉ giới hạn trong phạm vi Hà Nội, máy móc thi công hầu hết đã cũ hoặc không đủ năng lực phục vụ sản xuất. Ngày 24/03/1993 công ty được bộ xây dựng cấp giáy phép số 116 BXD/QLXD cho phép nhận thầu thi công các công trình dân dụng quy mô lớn, xây dựng phần bao che công trình công nghiệp có quy mô vừa vói tổng số vốn là 2.169.701.000đồng. trong đó vốn cố định: 590.034.000 vốn lưu động 1.579.667.000tính đến 31/03/1993 phạm vi hoạt động ở các tỉnh miền bắc. Thừa thiên Huế, và TPHCM. Ngày 14/03/1996 công ty được bộ nông nghiệp và phát tiển nông thôn cấp giáy phép số 07/GP/NN cho phép được nhận thầu thi công các công trình loại nhỏ và một số hạng mục công trình thuỷ loại vừa với phạm vi hoạt độngcả nước. Ngày 22/04/1996 Bộ xây dựng cho phép công ty mở rộng phạm vi hoạt động nhận thầu xây lắp trong cả nước. Ngày 13/02/1997 công ty xây lắp và vật tư xây dựng 2 được đổi tên thành Công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp vật liệutheo quy định số 246 NN-TCCB/QĐ của BNN và phát triển nông thôn. Công ty xây lắp và vật tư xây dựng Nông nghiệp và phát triển nông thôn .Công ty xây lắp vật tư xây dựng số 6 là một đơn vị cơ sở, thực hiện được chế độ kinh tế độc lập có đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng theo mẫu quy địnhvà được mở tài khoản ngân hàng theo quy chế hiện hành của nhà nước. 2. Đăc điểm về quy trình công nghệ. Từ khi thực hiện công tác đổi mới quản lý,xoá bỏ cơ chế hành chính bao cấp, chuyển sang cơ chế quản lý Nhà nước. Công ty đã được tổ chức sản xuất theo hình thức định mức chi phí công việc. Cho nên quá trình kinh doanh của công ty được đưa ra mô hình riêng. Do đặc điểm kinh doanh chủ yếu của công ty là xây lắpcác công trình dân dụng và các công trình thuỷ lợi. Khi bị đấu thầu phòng kỷ thuật công ty lập dự toán và chuẩn bị tài liệu cần thiết gửi đi đấu thâù. Nếu công ty trúng thầu, ban giám đốc họp và quyết định giao công trình đã trúng cho đội thi công. Đội nào được giao thi công, lập kế hoạch tiến độ thi công theoyêu cầu của bên A. Vật tư thi công, công trình một do công ty cấp còn lại một số mặt hàng do đội tự tìm nguồi và liên hệ mua. Nhân công:Do công ty có nhiều công trình trong phạm vi cả nước. Lương công nhân trong công ty lại có hạn và có người lại có hoàn cảnh riêng nên các đội lại phải thuê thêm lực lương lao động ngoài khi cần tiến độ nhanh. Đội trưởng cùng cán bộ kỷ thuật lập biểu đồ kế hoạch trình ban giám đốc và phòng tài vụ công ty để công ty kịp thờ đáp ứng nhu cầu, giúp đội hoàn thành tố nhiêm vụ được giao. Khi công trình hoàn thành từng công đọan như phần móng, thô tầng 1. Thô tầng 2.v.v. được xác định qua biên bản nghiệm thu chất lượng có chữ ký đóng dấu của các bên có liên quan như: Thiết kế, đại diện bên A, đại điện bên B. Công trình hoàn thành bàn giao bên A được sự xác nhận của bên có liên quan và giá trị công trình được duyệt qua quyết toán. Hiện nay đấu thầu là phương thức chủ yếu trong xây dựng. Giá thầu là giá quyết toán của công trình. Sự giám sát các bên liên quan Quy trình công nghệ được thể hiện qua sơ đồ. Đấu thầu Bàn Giao Công trình Hoàn thành Trúng thầu Đội thi công 3. Đặc điểm về tổ chức hoạt động kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được phân nhỏ thành các đội thi công 1. Các công trường xây dựng theo các hợp động đã ký với bên giao thầu. Cơ cấu của một công trường bao gồm: Một chỉ huy trưởng phu trách chung Một đến hai kỷ sư xây dựng làm nhiềm vụ giám sát kỷ thuật. Một kế toán, 1 thủ kho kiêm thủ quỹ, 1 bảo vệ. Đội ngũ công nhân tuy theo yêu cầu sản xuất từng thời kỳ. 5. Đặc điểm bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra và thu thập đầy đủ tất cả các chứng từ về kế toán của công ty. Tổ chức mọi công việc kế toán để thực hiện đầy đủ chất lượng, nội dung công việc kế toán trong đơn vị giúp ban giám đốc hưóng dẫn nhân viên và kế toán các đội mở và ghi chép sổ sách cho vviệc hàng ngày mọi công việc kinh doanh của đơn vị. Ngoài ra bộ phận kế toán còn phải tham gia công tác kiểm kê tài sản, kiểm tra kế toán, tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo quy định. Công ty xây lăp và vật tư xây dựng 6 tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tâp trung. Do đặc điểm của sản xuất xây lắp là địa điểm không tập trung. Nên bộ phận kế toán trong công ty được phân làm hai cấp. Kế toán tại phòng tài vụ Công ty và kế toán công trường. Kế toán tại công trường có nhiệm vụ kiểm tra thu thập chứng từ phát sinh ban đầu hạch toán chi tiết và tổng hợp , lập báo cao về hoạt động sản xuất kinh doanh của công trường. Sau đó gửi báo cáo kế toán và những tài liệu liên quan cho phòng kế toán công ty. Phòng kế toán có nhiệm vụ kiểm tra lại và lập báo cáo tổng hợp về hoạt đống sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra kế toán các công trường thực hiện đầy đủ chế độ, thể lệ của phòng kế toán. Phòng kế toán Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau: Đứng đầu phòng tài vụ là kế toán trưởng. Kế toán trưởng: là người giúp việc giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê cung cấp thông tin kinh tế và hạch toán trong doanh nghiệp theo chế độ quản lý kinh tế. Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ công ty, tổ chức phân công công việc cụ thể cho các nhân viên kế toán. Kiểm tra, xử lý các khoản nộp ngân sách, công nợ, thiếu hụt tài sảnv.v... để sản xuất các biện pháp khắc phục - Kế toán tài sản cố định kiêm căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ các bản sao tài liệu kỹ thuật, hoá đơn kiêm phiếu vận chuyển,bốc dỡ, các biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ v.v.. phản ánh vào sổ sách bằng các bút toán thích hợp. Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao theo thời gian nên kế toán có nhiệm vụ tính khấu hao và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh. + Về nghiệp vụ thanh toán: Kế toán căn cứ vào giấy xin tạm ứng, thanh toán, hoá đơn mua hàng, giấy bao của ngân hàng... để viết phiếu thu, phiếu chi, phân loại nghiệp vụ về tiền mặt, ngân phiếu, tiền gửi ngân hàng. Cuối tháng lên bảng kế và chứng từ ghi sổ. - Kế toán vật tư kiêm tiền lương: Dựa vào giấy xin cấp vật tư, chứng từ hoàn ứng về nhập vật tư kế toán vào sổ chi tiết vật tư. Từ các bảng chấm công, các khoản phụ cấp, mục trích BHXHv.v... để lập bảng thanh toán lươngcho cán bộ vàtiến hành trả lương vào ngày 30 hàng tháng. - Kế toán theo dõi khoán: Có nhiệm vụ theo dõi cấc khoản ứng tiền của các công trình, kiểm tra các thủ tục hoàn ứng. Các khoản ứng được theo dõi riêng từng công trình. - Kế toán tổng hợp và tính giá thành. Cuối tháng hoặc cuối quý, từ các chứng từ ghi sổ kế toán tổng hợp vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và lên sổ cái các tài khoản. Dựa trên định mức chi phí và chi phí thực tế phát sinh tập hợp được dể tính giá thành, tiến hành phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp, trích khấu haoTSCĐvà các khoản mục giá thành của từng công trình để tính giá thành sản phẩm xây lắp. Cuối năn quyết toán lập báo cáo tài chính. - Thủ quỷ là người thực hiện thu - chi, có nhiệm vụ bảo đảm an toàn quỹ và thực hiện các nghiệp vụ thủ tục về quỹ. - Kế toán ngân hàng kiêm công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ có liên quan đến ngân hàng và theo dõi các khoản phải thu, phải trả. - Kế toán công trường: Có nhiệm vụ thu nhập các chứng từ ban đầu, lên bảng kê các chi phí phát sinh hàng tháng và hàng tháng gửi lên phòng kế toán Công ty để phòng kế toán theo dõi kiểm tra, cân đối vốn, kế hoạch các nghiệp vụ. II- Hình thức kế toán ghi sổ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 1. Hệ thống chứng từ về xuất dùng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (phiếu xuất kho, bao hỏng, biên bản kiểm, phân bổ dụng cụ công cụ. - Hệ thống chứng từ về chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương được lập tại bộ phận kế toán lương. - Hệ thống chứng từ về phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ. - Hệ thống chứng từ về chi dùng vốn bằng tiền được trực tiếp chi cho sản xuất kinh doanh như phiếu chi, phiếu thu, phiếu báo nợ. V.v... Các chứng từ này được chuyển về bộ phận kế toán Công ty để kiểm tra phân loại và ghi sổ cho các đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành. 2. Hệ thống tài khoản. - Công ty sử dụng các tài khoản sau trong bảng. +1111,1112,1121,1122,131,1331,136,138,141,142,144,152,153,1541. + 211,2141,2143,221,2411,2412,2413 + 311,3331,3341,3342,336,338,342 + 411,415,4211,4212,4311,4312,4313,441 +621,622,6231,6232,6233,6234,6237,6238,6271,6272,6273,6274,6278,632,642.+ 711,712 + 811,821 + 911 - Loại tài khoản ngoài bảng: 001,002,007,009. -Hệ thống sổ kế toán. + Công ty áp dụng một số hình thức chứng từ ghi sổ. + Các loại sử dụng; - sổ Kế toán tổng hợp - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Sổ kế toán chi tiết được mở cho các tài khoản. 111, 112, 131, 141, 154, 621, 622, 627, 631, 641, 642,511 + Trình tự ghi sổ. Hàng ngày kế toán công trình tập hợp ghi các nhiệm vụ phát sinh hàng ngày như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho và vào các sổ chi tiết các tài khoản có liên quan. Cuối tháng lên bảng khách sạnê và gửi về phòng tài vụ. Căn cứ vào chứng từ do công trình gửi về kế toán Công ty kiểm tra thích hợp của chứng từ ghi số một lần cho từng công trình sau đó lên sổ đăng ký chứng tù ghi sổ, vào sổ cái các tài khoản. Tinh ra tổng số phát sinh nợ, tổng phát sinh có của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đôi chiếu khớp đúng với số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lạp các báo cáo tài chính. Trình tự ghi sổ kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ - Hệ thống báo cáo của công ty Cuối năm căn cứ vào số liệu tổng hợp được trên sổ kế toán, kế toán tiến hành lập báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo của công ty bao gồm: Bảng cân đôi kế toán (mẫu B01 - DN) Kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B09- DN) Thời gian lập báo cáo theo năm. Hàng quý có các báo cáo sơ bộ. Báo cáo tài chính được lập chính xác sẽ là căn cứ để phân tích kinh tế. Đánh gía tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh phục vụ công tác quản lý của đơn vị phục vụ yêu cầu của cơ quản lý cấp trên và nhà nước. II- Tình hình thực tế về kế toán tập hợp chi phí và tính gía thành ở công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp vật liệu. 1. Đối tượng tập hợp chi phí. Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty đối với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất liên tục khi xuất vật liệu cho tới lúc hoàn thành, công trình với sự phối hợp chặt chẽ giữa các công trường. Mỗi công trường đều có dự toán thiết kế riêng. Công ty thực hiện xây dựng bằng cách khoán cho các chỉ huy công trình dưói sự quản lý theo dõi của kế toán trên công ty. Do vậy ở công ty xây lắp vật tư và xây dựng 6 đối tượng tập hợp chi phí là từng công trình hoàn chỉnh. Đối với đơn đặt hàng từ lúc khởi công đến khi kết thúc đơn hàng. 2. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất.. Hiện nay Công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp vật liệu sử dụng phương pháp trực tiếp. Hàng tháng các chi phí trực tiếp về nguyên vật liệu, nhân công, máy phát sinh ở công trình nào thì hạch toán trực tiếp vào công trình đó. Những chi phí chung có liên quan đến nhiều công trình như chi phí gián tiếp, khấu hao.v.v.. thì được tập chung toàn đội. Sau đó đến kỳ tính giá. Kết luận Trong tình hình thực hiện các yêu cầu của chế độ hạch toán kinh doanh và sự vận hành cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay thì các doanh nghiệp sản xuất cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào đều đòi hỏi kinh doanh phải có lãi . Muốn vậy các doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu cho mình . Đó là sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt , mẫu mã đẹp , phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đặc biệt có giá thành hạ .Để có thể đạt được mục tiêu đó thì các doanh nghiệp bắt buộc phải hết sức chú trọng vào quá trình sản xuất với yêu cầu giảm chi phí sản xuất. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp thì yêu cầu này là đặc biệt khó khăn vì như chúng ta đều biết thị trường yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp này vốn dĩ không thuận lợi: nguyên vật liệu nhiều thứ phải nhập ngoại với giá cao, các dây truyền công nghệ cũng ở vào tình trạng tương tự. Ngoài ra thì vấn đề quản lý sao cho có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp công nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, vấn đề đào tạo tay nghề cho người lao động công nghiệp cũng chưa đạt yêu cầu đặt ra. Tuy gặp phải nhiều khó khăn như vậy nhưng nếu doanh nghiệp áp dụng triệt để các biện pháp ta đã trình bày để giảm chi phí sản xuất -hạ giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp vẫn có khả năng có được nhiều lãi suất, có lợi thế cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. Nhưng đó cũng chỉ là những giải pháp còn việc thực hiện sao cho có hiệu quả là cả một khoảng cách. Yêu cầu đặt ra với người làm công tác kế toán là phải nắm vững nghiệp vụ , luôn đi sát thực tế của thị trường và không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ ,... để có thể thực hiện có hiệu quả công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm. Đi đôi với yêu cầu này thì về phía Nhà nước cũng cần ban hành một chế độ kế toán thống nhất về vấn đề hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong đó có những vấn đề cần đổi mới cho phù hợp với tình hình hiện nay (chú ý tới vấn đề bảo hộ sản xuất trong nước). Xu thế hội nhập kinh tế sẽ đặt ra cho các doanh nghiệp công nghiệp thêm nhiều thách thức, công tác hạch toán kinh tế càng yêu cầu phải năng động ,thực tế để có tác dụng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh mới: khó khăn hơn nhưng cũng sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận hơn nếu thành công. Cuối cùng sự thành công của bài viết này chính là nhờ sự giúp đỡ , góp ý của các thầy cô đối với bài viết của em. Một lần nữa em rất mong được nhận sự góp ý chân thành của các thầy cô trong khoa để em có một cái nhìn hoàn thiện hơn về công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn sợ giúp đỡ quý báu đó ! Tài liệu tham khảo 1 . Lý thuyết hạch toán kế toán. Chủ biên: TS. Nguyễn Thị Đông. 2 Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. Chủ biên: TS. Đặng Thị Loan. 3 . Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính. Chủ biên: TS. Nguyễn Văn Công. 4. Hệ thống kế toán doanh nghiệp- Vụ chế độ kế toán. 5. Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp. NXB TC- HN 1999. 6. Một số tạp chí tài chính, tạp chí kế toán, tạp chí xây dựng năm 2002. 2003. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1185.doc
Tài liệu liên quan