Là một bộ phận của công tác kế toán theo dõi cung cấp thông tin quan trọng, hạch toán chi phí và tính giá thành không chỉ ảnh hưởng đến chỉ tiêu được đưa ra mà còn tác động trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Những đặc điểm của nhà máy Z133 khiến cho việc tính đúng, đủ, chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm trở thành vấn đề sống còn. Chính vì vậy hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn dành được sự quan tâm cuả công tác kế toán do những hạn chế về kiến thức và thời gian thực tập, đề tài tốt nghiệp này chưa thể phản ánh đầy đủ chi tiết tình hình hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại nhà máy, chắc chắn còn nhiều thiếu sót - rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và mọi phòng ban hữu trách tại nhà máy.
49 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Z33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
" Kinh doanh là hoạt động đầu tư vì mục đích sinh lợi. Vì vậy mối quan tâm của các nhà doanh nghiệp là tính toán làm sao bù đắp các đã bỏ ra - đó chính là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ sản xuất kinh doanh, thực chất là sự chuyển dịch vốn của các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá. Vì vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, để đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần tối thiểu chi phí nâng cao lợi nhuận, thế nên chi phí sản xuất và tính giá thành trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp.
Nhà máy Z133 là một doanh nghiệp quốc phòng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhà máy đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Ngày nay nhà máy chuyển sang hạch toán kinh doanh độc lập. Sự thay đổi này đặt ra yêu cầu mới đối với công tác kế toán. Chuyên đề "Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Z33” được thực hiện trong thời gian học tập tìm hiểu thực tế tại nhà máy chắc không tránh khỏi sai sót, song hy vọng cũng là đóng góp nhỏ trong quá trình hoàn thiện công tác kế toán tại đây.
Nội dung chủ yếu của chuyên đề gồm:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy.
Chương III: Phương hướng hoàn thiện và công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo và các phòng ban tại nhà máy đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Phần I
Cơ sở lý luận
I. Phân loại chi phí và giá thành sản phẩm.
1. Phân loại chi phí: Chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại, phân loại chúng là việc sắp xếp chi phí vào từng loại, từng nhóm khác nhau.
* Phân loại theo yếu tố chi phí
- Yếu tố nguyên vật liệu
- Yếu tố nhiên liệu, động lực.
- Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp
-Yêú tố BHXH, BHYT , KPCĐ
- Yếu tố khấu hao TSCĐ.
- Yếu tố dịch vụ mua ngoài
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền
Cách phân loại này phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung ban đầu đồng nhất của nó mà không xét tới công dụng cụ thể địa điểm phát sinh chi phí, nó cho biết kết cấu, tỉ trọng của từng yếu tố chi phí để đánh giá phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất. Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bản thuyết minh báo cáo tài chính.
* Phân loại chi phí theo chức năng.
+ Chi phí sản xuất.
Đối với doanh nghiệp thương mại thuần tuý thì không có chi phí sản xuất.
Đối với các doanh nghiệp công nghiệp chia làm:
- Chi phí trong sản xuất gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
- Chi phí ngoài snả xuất gồm:
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí hoạt động tài chính
+ Chi phí bất thường
Đây là cách phân loại chi phí xem xét phát sinh ở hoạt động nào, ở đâu, vai trò như thế nào.
2. Phân loại giá thành để đáp ứng yêu cầu quản lý hạch toán và kế hoạch hoá giá thành được xem dưới nhiều góc độ khác nhau, phạm vi khác nhau.
* Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu.
- Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế từ trước và các định mức.
Đây là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hoá giá thành.
- Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bước vào kỳ sản xuất sản phẩm, tuy nhiên nó được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ. Đây là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lưu động trong sản xuất giúp cho doanh nghiệp có các giải pháp kỹ thuật, kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Giá thực tế: là chỉ tiêu xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong kỳ, nó là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanhnghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế.
* Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí.
- Giá thành sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh trong sản xuất gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
Giá thành toàn bộ là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, vậy:
Giá thành toàn bộ = Giá thành SX sản phẩm + Chi phí ngoài SX
Ngoài ra còn một số khái niệm khác như giá thành xã hội, giá thành cá biệt…
II. Hạch toán chi phí sản xuất
Đây là một biện pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các loại chi phí sản xuất trong giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Nội dung chủ yếu là mở sổ thẻ chi tiết hạch toán sản xuất theo từng đối tượng.
1. Hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp.
Đây là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… Sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Các chi phí này kế toán sử dụng TK 621 "chi phí NVL trực tiếp".
* Với phương pháp kê khai thường xuyên
Bên nợ: Giá trị NVL xuất dùng cho chế tạo sản phẩm
Bên có: Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào TK 154
Và giá trị vật liệu không dùng hết nhập kho TK này không có số dư cuối kỳ.
* Với phương pháp kê khai định kỳ.
- Bên nợ: Giá trị NVL xuất dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm
- Bên có: Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào giá thành sản phẩm.
TK này không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp hạch toán
- Khi đưa NVL vào bộ phận để chế biến sản phẩm căn cứ vào giá trị thực tế kế toán ghi:
Nợ TK 621
Có TK 611 ( Phương pháp KKĐK)
Có TK 152 (Phương pháp KKTX)
Có TK 111, 112, 331 … (KKTX) giá trị thực tế NVL đưa vào sử dụng không qua kho.
- Khi có NVL sử dụng phải nhập lại ghi:
Nợ TK 152
Có TK 621
- Khi kết chuyển chi phí này để tính giá thành
Nợ TK 154 KKTX
Nợ TK 631 KKTX
Có TK 621
Sơ đồ hạch toán NVL trực tiếp (KKTX)
111, 112, 331, 152…
621
(1)
TK 133
(4)
154
(2)
152
(3)
(1) Giá trị vật liệu xuất dùng
(2) Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
(3) Nhập kho NVL không dùng hết
(4) VAT.
Sơ đồ hạch toán (KKĐK)
111, 331…
611
621
(2)
133
(6)
152
(1)
(4)
(3)
(5)
611
(2) Giá trị NVL nhập kho trong kỳ
(3) Giá trị NVL tồn kho & đang đi đường cuối kỳ
(4) Giá trị NVL xuất dùng trong kỳ
(5) Kết chuyển chi phí NVL
(6) VAT.
2. Hạch toán nhân công trực tiếp.
Là khoản phải trả cho CNV trực tiếp sản xuất, là những khoản tiền lương, phụ cấp, ngoài ra còn BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ quy định.
Tài khoản sử dụng : TK "622" chi phí nhân công trực tiếp.
Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ
Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
TK này không có số dư cuối kỳ
* Phương pháp hạch toán.
Ghi nhận chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ
Nợ TK 622
Có TK 334
Có TK338
Có TK 335
Kết chuyển chi phí này vào giá thành sản phẩm
Nợ TK 154 KKTX
Nợ TK 631 KKĐK
Có TK 622
Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho đối tượng tính giá thành dựa theo tiêu chuẩn thích hợp như
- Thời gian hao phí lao động thực tế
- Thời gian hao phí lao động định mức
- Tiền lương định mức cho từng loại sản phẩm
Sơ đồ hạch toán
334
338
335
622
(1)
(2)
(4)
154 (631)
(3)
(1) Tiền lương phụ cấp phải trả công nhân trực tiếp.
(2) Các khoản đóng góp theo tỉ lệ quy định
(3) Kết chuyển chi phí NCTT vào tài khoản tính giá thành.
Phương pháp KKTX (TK 154)
Phương pháp KKĐK (TK 631)
(4) Chi phí phải trả
3. Hạch toán chi phí sản xuất chung: là tập hợp các khoản chi phí phát sinh ở từng bộ phận có tính chất phục vụ chung cho quá trình sản xuất ở bộ phận đó.
TK sử dụng: TK "627" Chi phí sản xuất chung
Bên nợ: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có: Các khoản giảm chi phí nói chung
Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào sản phẩm
TK này không có số dư cuối kỳ
* Phương pháp hạch toán
- Chi phí nhân viên trong phân xưởng
Nợ TK 627.1
Có TK 334
Có TK 338
- Chi phí NVL xuất dùng phục vụ chung cho sản xuất.
Nợ TK 627.2
Nợ TK 133
Có TK 152, 111, 112…
- Chi phí sử dụng công cụ dụng cụ phân bổ khi dùng
Nợ TK 627.3
Có TK 153
Có TK 142
- Chi phí khấu hao TSCĐ
Nợ TK 627.4
Có TK 214
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
Nợ TK 627.7
Nợ TK 133
Có TK 111, 112
Có TK 335. 142
- Chi phí khác bằng tiền
Nợ TK 627.8
Có TK 111, 112…
- Các khoản giảm chi phí sản xuất chung
Nợ TK 335
Có TK 627
-Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào giá thành
Nợ TK 154 (KKTX)
Nợ TK 631 (KKĐK)
Có TK 627.
* Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng tính giá. Nếu phân xưởng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau thì chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo một tiêu thức thích hợp như:
- Theo tiền lương công nhân.
x
- Theo giờ máy làm việc
- Theo giờ công sản xuất
Sơ đồ hạch toán
334. 338
152. 153
142. 335
214
331, 111, 112
627
(1)
(2)
(2)
(3)
(4)
133
(8)
(5)
154
(7)
111, 112, 331, 152…
(6)
(1) Chi phí nhân viên phân xưởng
(2) Chi phí NVL, CCDC
(3) Chi phí trả trước tính vào sản xuất chung
(4) Chi phí khấu hao TSCĐ.
(5) Chi phí mua ngoài
(6) Các khoản giảm chi phí sản xuất chung
(7) Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng
Phương pháp KKTX (TK 154)
Phương pháp KKĐK (TK 631)
(8) VAT
4. Tổng hợp chi phí sản xuất
* Phương pháp KKTX
TK sử dụng: 154
Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có: Các khoản giảm chi phí
Giá thành sản phẩm hoàn thành
Dư nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
* Phương pháp hạch toán KKTX
- Các khoản giảm chi phí kế toán ghi
Nợ TK 152
Nợ TK 334
v.v…
Có TK 154
- Khi xác định được từng giá thành sản phẩm
Nợ TK 632
Nợ TK 155
Nợ TK 157
Có TK 154.
* Phương pháp kiểm kê định kỳ
Kế toán sử dụng TK: 631 "Giá thành sản xuất"
Bên nợ: Giá trị sản phẩm lao vụ dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Các khoản giảm chi phí sản xuất sản phẩm
Tổng giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành
* Phương pháp hạch toán - KKĐK
Đầu kỳ: Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang
Nợ TK 631
Có TK 154
Trong kỳ phản ánh phát sinh giảm chi phí
Nợ TK 334
Nợ TK 138
Có TK 631
Cuối kỳ tiến hành kết chuyển
Nợ TK 631
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627
Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ trên cơ sở kiểm kê.
Nợ TK 154
Có TK 631
Kết chuyển giá thành sản phẩm hoàn thành
Nợ TK 632
Có TK 631
* Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí
Phương pháp Kê khai thường xuyên
621
154
622
627
(1)
(2)
(3)
154 138
(4)
155
157
632
5a
5b
5c
(1) Chi phí NVL trực tiếp
(2) Chi phí nhân công trực tiếp
(3) Chi phí sản xuất chung
(4) Các khoản giảm chi
(5) Giá thành thực tế sản phẩm:(5a: nhập kho; 5b: Gửi bán; 5c: Tiêu thụ)
Phương pháp KKĐK
154
621
622
627
631
(1)
(2)
(3)
(4)
154
(5)
632
(6)
(1) Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
(2) Chi phí NVL trực tiếp
(3) Chi phí nhân công trực tiếp
(4) Chi phí sản xuất chung
(5) Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
III. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng một trong những phương pháp đánh giá sau:
1. Đánh giá sản phẩm theo giá thành chế biến bước trước.
Phương pháp này dùng cho những doanh nghiệp có các loại chi phí chế biến phát sinh tại 1 giai đoạn nào đó không đáng kể so với chi phí NVL chính hay giá thành bán thành phẩm của giai đoạn trước chuyển đến.
=
CFNVL (Z BTP bước trước chuyển sang phân bổ cho SFDD
== x Số lượng SPDD
2. Phương pháp ước tính theo sản lượng hoàn thành tương đương
Phương pháp này dùng cho những doanh nghiệp có chi phí chế biến phát sinh từng giai đoạn, chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng giá thành
= x
= x
3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chế biến
Trong doanh nghiệp có khối lượng lớn, mức độ không đồng đều thì kế toán có thể giả định mức độ hoàn thành của SPDD là 50% để phân bổ chi phí chế biến tại mỗi giai đoạn cho SPDD giống như phương pháp trên.
4. Phương pháp xác định giá trị SPDD theo chi phí mức hay kế hoạch.
Phương pháp này SPDD được xác định dựa vào định mức tiêu hao chi phí kế hoạch cho các bước trong quá trình sản xuất.
IV. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà kế toán áp dụng các phương pháp tính giá thành sản phẩm sau.
1. Phương pháp trực tiếp
áp dụng cho những doanh nghiệp mà một đối tượng tính giá thành tương ứng với một đối tượng tập hợp chi phí đến kỳ tính giá thành kế toán tính giá sản phẩm dở dang để tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo.
= + -
2. Phương pháp tổng cộng chi phí
Thường áp dụng khi đối tượng tính giá thành tương ứng với nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Phương pháp này giá thành được xác định trên cơ sở phân bổ chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cho sản phẩm hoàn thành.
ồ Giá thành sản phẩm = CF phân xưởng 1 + CF phân xưởng 2 +…
3. Phương pháp hệ số
Phương pháp này thích hợp trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sử dụng một loại NVL kết quả thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.
Công việc này phải căn cứ vào hệ số chi phí của từng loại sản phẩm, dựa vào hệ số quy đổi tất cả các sản phẩm về một loại sản phẩm giá. Sau đó tính giá thành đơn vị sản phẩm giá và sản phẩm khác.
= S.lượng thực tế x
= x
4. Phương pháp tỉ lệ. Điều kiện áp dụng cũng giống như phương pháp hệ số, chỉ khác là doanh nghiệp đã xây dựng được chỉ tiêu giá thành kế hoạch cho từng đối tượng áp dụng các công thức.
=
= x x
5. Phương pháp loại trừ được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất đồng thời với việc chế tạo ra sản phẩm chính tiêu thụ được sản phẩm phụ. Muốn tính giá thành của sản phẩm chính cần loại trừ phần chi phí sản phẩm phụ.
= + -
6. Phương pháp liên hợp. áp dụng cho các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất tính chất qui trình công nghệ và sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
ở một số doanh nghiệp cụ thể có thể xem:
Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng doanh nghiệp dùng hệ thống hạch toán định mức.
= ± ±
- Doanh nghiệp sản xuất theo kiểu chế biến liên tục.
Tuỳ theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý mà áp dụng.
a. Tính giá thành phân bước có bán thành phẩm
= + -
= + -
b. Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm
= + +…+
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn n
Chi phí bước n phân bổ cho SP hoàn thành
Chi phí bước 1 phân bổ cho SP hoàn thành
Chi phí NVL chính phân bổ cho SP hoàn thành
Vậy
V. Hình thức sổ kế toán áp dụng
1.Hình thức kế toán nhật ký chung
Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, số liệu trên nhật ký chung được làm căn cứ để ghi sổ cái.
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối phát sinh
Sổ cái
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Nhật ký đặc biệt
Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Chú thích:
Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Ghi cuối tháng
2. Hình thức
chứng từ ghi sổ (CTGS)
Việc ghi sổ kế toán gồm:
- Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký
-Chứng từ ghi sổ
- Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái
Chúng được lập trên cơ sở chứng từ gốc và được đánh số liệu liên tục trong từng tháng, hay cả năm có chứng từ đi kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ.
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ
Sổ quĩ
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ đăng ký CTGS
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Ghi cuối tháng
3. Hình thức nhật ký sổ cái.
Đây là kế toán tổng hợp dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thơì gian và hệ thống hoá theo nội dung kinh tế, số liệu ghi trên nhật ký sổ cái để lập báo cáo tài chính.
Sơ đồ trình tự ghi sổ theo KT theo hình thức nhật ký - sổ cái.
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ quĩ
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Nhật ký sổ cái
Báo cáo
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Ghi cuối tháng
4. Hình thức ghi sổ theo nhật ký chứng từ.
Trong hình thức này có 10 nhật ký chứng từ đánh số từ 1 đến 10, chúng là số kế toán tổng hợp dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo vế có của các TK. Khi mở nhật ký chứng từ dùng chung cho nhiều TK thì trên NKCT đó số phát sinh của mỗi TK được phản ánh riêng. Trong mọi trường hợp số phát sinh bên có của mỗi TK chỉ tập trung phản ánh trên 1 NKCT này được ghi vào sổ cái một lần vào cuối tháng. Số phát sinh nợ của mỗi TK được phản ánh trên các NKCT khác nhau và có liên hệ đối ứng với bên có. Căn cứ để ghi chép NKCT là chứng từ gốc, số liệu của sổ. Kế toán chi tiết, bảng phân bổ, NKCT mở từng tháng 1, hết mỗi tháng phải khoá sổ cũ, mở sổ mới và chuyển toàn bộ số dư cần thiết từ NKCT cũ sang NKCT mới tùy theo yêu cầu cụ thể của từng TK.
Sơ đồ hạch toán kế toán theo hình thức NKCT.
Chứng từ gốc
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Thẻ sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Ghi cuối tháng
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Ghi cuối tháng
`
VI. Một số chỉ tiêu phân tích nhằm nâng cao hiệu quả
1. Chỉ tiêu: chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng
Chi phí /1000đ = x 1000
2. Chỉ tiêu. Lãi trên 1000đ chi phí
Lãi/1000đ chi phí = x 1000
3. Và một số chỉ tiêu :
-
-
-
Phần II
Tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy Z133
I. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý và công tác kế toán tại nhà máy.
1. Giới thiệu khái quát về nhà máy
Nhà máy Z133 là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất phụ tùng phụ kiện cho toàn quân do Bộ quốc phòng đặt hàng thời gian gần đây, cùng với cục diện chung đất nước nhà máy bắt đầu tham gia làm hàng kinh tế cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ và lòng nhiệt tình, tập thể lãnh đạo đã duy trì được sự thống nhất cao lên nhà máy đã bước đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. (một kết quả cụ thể).
STT
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
1
Tổng doanh thu
13.100.000.000
16.000.000.000
15.800.000.000
2
Tổng giá vốn
12.366.400.000
15.056.000.000
14.867.800.000
3
Trả lãi gộp
- Chi phí quản lý
- Chi phí bán hàng
733.600.000
544.960.000
136.240.000
944.000.000
716.800.000
179.200.000
432.200.000
695.200.000
173.800.000
4
Lãi thuần
52.400.000
48.000.000
63.200.000
5
Tổng vốn kinh doanh
1.834.000.000
1.504.000.000
1.343.000.000
6
Tổng nộp ngân sách
7
Thu nhập bình quân/người 1 tháng
599.500
600.000
600.000
2. Quy trình công nghệ
Tuy mặt hàng sản xuất tại nhà máy rất nhiều, sản xuất có sản phẩm bánh răng côn xoắn benlla là điển hình nhất tại nhà máy với qui trình công nghệ:
Khoan các lỗ
Tiện thô
ủ
rèn
Cắt phôi
Nguyên vật liệu
Rà tinh bộ
Tôi cải tiến
Tiện tinh
Phay răng
Rà theo bộ
Mài
Nhiệt luyện
KCS
Bảo quản
Nhập kho
Tuy trải qua 15 công đoạn, song chỉ trong phạm vi hai phân xưởng A4 - gia công nóng và A7 - xưởng cơ khí.
3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh
- Nhà máy có 10 phân xưởng với các nhiệm vụ cụ thể
- Phân xưởng 1 - (A1) phục vụ, cung cấp năng lượng, điện nước sửa chữa máy móc thiết bị.
- Phân xưởng 2, 3, 7 (A2 A3A7) sản xuất gia công sản phẩm
- Phân xưởng 4 - (A4) gia công nóng và về đồ mộc
- Phân xưởng 5,6 - (A5, A6) sửa chữa pháo cao xạ
- Phân xưởng 8 (A8) sửa chữa pháo đất.
- Phân xưởng 9 (A9) Sửa chữa quang học
- Phân xưởng 10 (A10) xây dựng cơ sở hạ tầng.
Sơ đồ tổ chức kinh doanh tại nhà máy Z133
Nhà máy
A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10
4. Đặc điểm tổ chức quản lý. Gồm chức năng cụ thể như:
- Giám đốc là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ nhà máy và chịu trách nhiệm trước cấp trên, ngoài việc uỷ quyền cho các phó giám đốc còn trực tiếp chỉ huy phòng kế toán, phòng tổ chức.
- Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách phần kỹ thuật và điều hành sản xuất trong nhà máy, chỉ đạo trực tiếp xuống các phòng kế hoạch, kỹ thuật, KCS, cơ điện.
- Phó giám đốc hành chính phụ trách công tác vật tư hành chính và công tác đảng, chỉ đạo trực tiếp xuống phòng kế hoạch, chính trị, hành chính.
- Phòng kế hoạch quản lý một số hoạt động xây dựng kế hoạch điều độ sản xuất, mua sắm vật tư, xây dựng kế hoạch giá thành.
- Phòng kế toán điều hoà phân phối tổ chức sử dụng nguồn vốn kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng nhà nước theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức vốn, tiền tệ đồng thời với việc tính toán phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.
- Phòng tổ chức: theo dõi quản lý lao động trong nhà máy, bảo đảm chế độ, chính sách cho cán bộ CNV ban hành định mức lao động, tổ chức thi nâng bậc cho công nhân.
- Phòng kỹ thuật. Chịu trách nhiệm về qui trình công nghệ, tính toán đề ra các định mức tiêu hao vật tư thiết kế chế thử sản phẩm.
- Phòng cơ điện: đảm bảo điện nước, sửa chữa, thay thế thiết bị cho sản xuất.
- Phòng KCS, đảm bảo việc kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Phòng chính trị: quản lý số lượng, trình độ cán bộ thực hiện công tác chính trị, quần chúng trong phạm vi nhà máy.
- Phòng hành chính, đảm bảo các chức năng văn phòng, văn thư, phục vụ, tiếp khách, hội nghị… duy trì kỹ thuật lao động của nhà máy.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Z133
Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc hành chính
P. KCS
P. Cơ điện
P. Kỹ thuật
P. hậu cần
P. vật tư
P. Hành chính
P. Chính trị
P. Kế hoạch
P. Tổ chức
P. Kế toán
5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
- Kế toán trưởng: chỉ đạo tất cả các bộ phận kế toán về mặt nghiệp vụ.
- Kế toán tổng hợp giá thành sản phẩm: Tổng hợp số liệu xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán vật tư kiêm thành phẩm và tiêu thụ có nhiệm vụ theo dõi nhập xuất tồn từng loại NVL, CCDC tình hình tiêu thụ sản phẩm.
- Kế toán thanh toán kiêm kế toán TSCĐ
Theo dõi các khoản thanh toán với người bán, người mua tạm ứng, tiền thanh toán với công nhân viên, ngân hàng… và theo dõi tình hình tăng giảm, khấu hao TSCĐ
- Thủ quĩ: có nhiệm vụ giữ tiền mặt, phụ trách thu chi tiền mặt khi có các phiếu thu, phiếu chi.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng - trưởng phòng
Thủ quĩ
Kế toán vật tư kiêm kế toán tiêu thụ
Kế toán tổng hợp tính giá thành sản phẩm
Kế toán thanh toán kiêm kế toán TSCĐ
6. Hệ thống chứng từ sử dụng
Nhà máy Z133 là một doanh nghiệp lớn nên các mẫu bảng biểu chứng từ rất đa dạng như:
Loại 1: lao động tiền lương
- Bảng chấm công, bảng thanh toán, phiếu thu, phiếu chi
- Phiếu ghi BHXH, phiếu sản phẩm hợp cách.
- Các loại biên bản
Loại 2: Hàng tồn kho
- Phiếu nhập kho, xuất kho vật tư, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.
- Biên bản kiểm nghiệm, kiểm kê vật tư
- Thẻ kho vật tư TSCĐ…
Loại 3: Bán hàng
- Hoá đơn các loại
Loại 4: Tiền tệ
- Phiếu thu, chi, giấy xin tạm ứng, thanh toán tạm ứng
- Biên lai thu tiền, bản kiểm kê quĩ
Loại 5: TSCĐ
- Biên bản giao nhận, thanh lý, đánh giá TSCĐ
- Biên bản giao nhận sửa chữa đại tu TSCĐ.
7. Hệ thống tài khoản
Loại 1: Tài sản lưu động gồm các tài khoản sau.
111, 112, 131, 133, 141, 142, 152, 153, 154, 155
Loại 2: TSCĐ gồm các tài khoản sau: 211, 214
Loại 3: Công nợ gồm các tài khoản sau
311, 315, 331, 333, 334, 335, 338, 341 (TK 338 được chi tiết ra TKcấp 3)
Loại 4: Vốn chủ sở hữu gồm các tài khoản
411, 414, 415, 421, 431 (TK: 631 được chi tiết)
Loại 5: doanh thu gồm tài khoản 511
Loại 6: Chi phí gồm các tài khoản
621, 622, 627, 632, 642 (TK 627, 642 được chi tiết ra TK cấp 3)
Loại 7: Thu nhập gồm TK 721, 711
Loại 8: Chi phí khác gồm TK 821, 811
Loại 9: Xác định kết quả TK 911
Loại0. ngoài bảng
8. Hệ số sổ kế toán liên quan tới chi phí giá thành
- Sổ chi tiết chi phí kinh doanh gồm: Sổ chi tiết 621
Sổ chi tiết 622
Sổ chi tiết 627
Sổ chi tiết 641
Sổ chi tiết 642
- Tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất sản phẩm
Đối tượng sản phẩm dở dang TK 154.
- Xuất phát từ thực tiễn, nhà máy áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ (CT - GS) với trình tự ghi như sau:
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ và căn cứ vào các chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký (CTGS).
Sau đó được ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ ghi CTGS được dùng ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Cuối tháng khoá sổ, tính tổng tiền các nghiệp vụ phát sinh trên sổ đăng ký CTGS, tính tổng phát sinh có, nợ trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.
- Sau khi đối chiếu số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết, được dùng để lập báo cáo tài chính
Sơ đồ trình tự ghi sổ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ quĩ
Bảng tổng hợp chứng từ
Sổ cái
CT - GS
Sổ đăng ký CT - GS
Bảng cân đối số phát sinh
Chú thích:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Báo cáo tài chính
9. Hệ thống báo cáo gồm
- Báo cáo tài chính
- Bảng cân đối
- Bảng tổng hợp
- Niên độ kế toán. 1/1 tới kết thúc ngày 31/12 hàng năm
- Đơn vị tiền sử dụng VNĐ
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho. KKTX
- Nguyên tắc đánh giá theo giá trị còn lại
II. Hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm
1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp
Hàng tháng phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất trong đó có kế hoạch vật tư (biểu 1) các phân xươngr theo kế hoạch này nhận NVL từ kho để phục vụ sản xuất qua các phiếu xuất vật tư (biểu 2)
Biểu 1. Bảng kế hoạch giá thành sản phẩm 2000
Tên sản phẩm. Bánh răng côn xoắn.
I/……
II/ Phần vật tư, NVL
STT
Tên vật tư
ĐVT
Số lượng
Giá lẻ
Thành tiền
Ghi chú
1
Thép 18 XTT - F 150
kg
50
13.352
667.600
2
Thép 18 XTT - F 250
kg
30
8.280
248.400
3
Than viên
kg
84
750
63.000
4
Than hoa
kg
25
2500
62.250
5
Dầu công nghiệp
kg
9
10.000
90.000
Biểu 2 Phiếu xuất kho (số 32) Mẫu số 02VT
18/3/2000 QĐ - 186TC/CĐKT
14.3.1995
Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Thị Lan
Lý do xuất kho: Sản xuất bánh răng côn xoắn.
Tại kho 1521 - 10 bộ
STT
Tên nhãn hiệu qui cách vật tư
Mã số
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Thép 18XTT - F 150
kg
300
300
8280
24.84.000
2
Thép 18 XTT - F 250
kg
500
500
13.352
6.676.000
Cộng
9.160.000
Biểu 3: Phiếu xuất kho (số 25)
18/3/2000
STT
Tên nhãn hiệu qui cách vật tư
Mã số
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Than rèn
kg
840
840
750
630.000
2
Than hoa
kg
250
250
2500
625.000
3
Dầu công nghiệp
kg
90
90
10.000
900.000
Cộng
2.159.100
Tại phòng kế toán TK 152 được chi tiết thành:
TK 152.1: NVL chính + bán thành phẩm mua ngoài
TK 152.2: NVL phụ
TK 152. 3: Nhiên liệu
TK 152.4: Phụ tùng thay thế.
TK 152.6: Phế liệu.
Cứ 15 ngày khi nhận được các phiếu nhập xuất kho vật tư do các phân xưởng gửi lên. Kế toán NVL vào sổ chi tiết vật tư theo dõi cả mặt hiện vật và giá trị. Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết vật tư, kế toán đối chiếu với thẻ kho lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn đối với NVL được tính vào giá thành, việc tính toán được tiến hành theo.
- Trên cơ sở phiếu xuất kho do các phân xưởng gửi lên kế toán tập hợp phân loại phiếu xuất kho theo từng loại, tiếp đó tổng hợp vật tư sản xuất cho các phân xưởng rồi viết phiếu định khoản vật liệu xuất dùng liên quan tới sản phẩm nào thì tập hợp chi phí vào sản phẩm đó vật liệu xuất dùng liên quan tới nhiều đối tượng thì áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp.
Cuối tháng căn cứ vào các phiếu định khoản và các số liệu chi phí tập hợp, kế toán nguyên vật liệu tiến hành lập bảng phân bổ NVL CCDC (biểu 4), sổ chi phí (biểu 5) được mở riêng cho đối tượng sản phẩm bánh răng côn xoắn đấy là sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp.
Biểu 5 Sổ chi tiết chi phí
PX A4 3/2000
- Chi phí NVL trực tiếp TK 621
- Sản phẩm bánh răng côn xoắn
Đơn vị : đồng
Chứng từ
Nội dung
TK đối ứng
ồ phát sinh nợ
Chi tiết NVL
Ghi chú
SH
NT
152.1
152
…
32
18/3
- Xuất kho vật tư
152.1
9.160.000
9.160.000
25
18/3
- Xuất kho vật tư
152.2
2.159.100
2.159.100
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
16.243.450
13.440.000
2.503.450
2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí này bao gồm các khoản tiền lương phụ cấp có tính chất lương với các khoản đóng góp quĩ BHXH, BHYT, KPCĐ. Tại nhà máy việc tính và trả lương được thực hiện tuỳ theo đặc điểm, tính chất công việc. Đối với công nhân sản xuất trực tiếp hình thức trả lương là theo sản phẩm (nhập kho - qua kiểm nghiệm)
= x
Trong đó:
- Đơn giá tiền lương sản phẩm được xác định trên cơ sở
- Mức lao động kết hợp với mức lương ngày công cấp bậc.
- Sản lượng sản phẩm hoàn thành được căn cứ vào phiếu sản phẩm hợp cách.
Đối với những phân xưởng sản xuất có tính chất chuyên môn hoá giai đoạn công nghệ, tiền lương sản phẩm được xác định theo tổ sản xuất. Cuối tháng căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành, đơn giá định mức thống kê phân xưởng lập phiếu thanh toán lương cho từng tổ có xác nhận của bên liên quan (biểu 6)
Hàng tháng kế toán tiền lương căn cứ vào phiếu thanh toán lương sản phẩm để tính ra tiền lương phải trả công nhân thông qua bảng thanh toán lương (biểu 6)
Biểu 6: Phiếu thanh toán lương sản phẩm
Tổ phay 3/2000
STT
Tên sản phẩm
Số lượng
Ký
Đơn giá
Thành tiền
1
…
…
…
…
…
5
Rà bánh răng
64
10.000
40.000
6
Phay trục lăn
25
20.000
500.000
…..
…..
…..
…
….
….
Cộng
2.350.050
Trong bảng thanh toán lương, 6% khấu trừ theo mức lương thời gian, bảng thanh toán lương và bảng thanh toán BHXH được sử dụng làm cơ sở trả lương cho công nhân viên. Tại nhà máy việc thanh toán lương được chia làm hai kỳ. Kỳ 1 tạm ứng; kỳ2 sẽ nhận nốt số lương còn lại sau khi đã trừ các khoản khấu trừ.
Từ bảng thanh toán lương của các phân xưởng, phòng kế toán lập bảng thanh toán lương toàn nhà máy để tiện cho theo dõi, kiểm tra toàn lương nhà máy được chia làm khối lượng phòng ban và khối lương phân xưởng. Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương để phân bổ tiền lương thực trả và các khoản chi phí liên quan. Việc phân bổ tiến hành trên bảng phân bổ tiền lương BHXH (bảng phân bổ số 1) (biểu 9). Bảng này được sử dụng để lấy số liệu vào các bảng kê. Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp riêng cho sản phẩm bánh răng côn xoắn (biêủ 7).
Biểu 7: Sổ chi tiết chi phí
PX: A4 3/2000
- Sản phẩm bánh răng côn xoắn
- Chi phí nhân công trực tiếp : TK "622'
Chứng từ
Nội dung
TK đối ứng
Tổng số tiền
SH
NT
334
338
…
25
20/3
ứng lương kỳ I
111
1.000.000
1.000.000
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
3.281.600
3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Đây là chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng bao gồm:
627.1 Tiền lương, BHXH của nhân viên phân xưởng
627.2 Chi phí vật liệu phục vụ sản xuất sản phẩm
627.3 Chi phí dụng cụ sản xuất
627.4 Chi phí khấu hao máy móc thiết bị
627.7 Chi phí mua ngoài(dịch vụ mua ngoài)
Lương nhân viên gián tiếp phân xưởng được trả theo hình thức kết hợp giữa lương thời gian và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
= x
Trong đó: - Hệ số lương gián tiếp được qui định theo từng phân xưởng
- Số ngày công thực tế tính theo bảng chấm công.
Về khấu hao máy móc thiết bị nhà xưởng được tính theo:
=
=
- Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung.
=
- Phân bổ chi phí sản xuất chung cho sản phẩm
= x
- Ví dụ: Bảng thanh toán hợp đồng A7, tiền lương công nhân là 16.308.834; tổng chi phí sản xuất chung là 38.401.966; lương công nhân sản xuất bánh răng côn xoắn là 4140.000.
- = () = 2,35
- Chi phí phân bổ cho sản phẩm này là: 4140.000 x 2,35 = 9279.000
Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung được thể hiện ở bảng 10
Biểu 10. Sổ chi tiết
- PXA4 Chi phí sản xuất chung
- Sản phẩm bánh răng côn xoắn.
- TK: 627
Ngày tháng
Chứng từ
Nội dung
TK đối ứng
Trả tiền
SH
NT
334
214
…
15/3
Phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài vào SP
311
1.500.000
1.500.000
……
…..
……
……..
….
……
……
……
……
Cộng
2.264.304
……
…..
…..
III. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất
Tại nhà máy, để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được sử dụng TK 154; TK này được chi tiết:
154.1 Hàng Quốc phòng
154.2 Hàng kinh tế
154.3 Sản xuất phụ.
- Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ. Kế toán ghi.
Nợ TK 154
Có TK 621, 622, 627
Biểu 11: Bảng tổng hợp chi tiết chi phí
PX: A4 TK 154
Sản phẩm bánh răng côn xoắn.
STT
Nội dung
TK đối ứng
Số tiền
Chi tiết
621
622
627
1
Kết chuyển 621
621
- Vật tư chính
13740.000
13740.000
- Vật tư phụ
2503.450
2503.450
2
Kết chuyển 622
622
3.281.600
3.281.600
3
Kết chuyển 627
627
2.264.304
2.264.304
Cộng
28.242.240
16.243.450
3.281.600
2.264.304
Do tính chất sản phẩm của nhà máy là mặt hàng cơ khí, NVL chiếm tỉ trọng lớn nên giá trị sản phẩm dở dang được xác định theo chi phí NVL chính.
= + -
Ví dụ: Tại A4 rèn phôi bánh răng côn xoắn.
- Tồn đầu kỳ 07 bộ Thành tiền: 6412000
- Vật tư chính trong kỳ 15 bộ 13740.000
- Số lượng hoàn thành 20 - Vật tư chính tiêu hao: 18.320.000
= 6.412.000 + 13.740.000 - 18.320.000
= 1832.000
IV. Tính giá thành sản phẩm
Để tính giá thành sản phẩm phải căn cứ vào bảng thanh toán hợp đồng sản xuất và tính giá thành sản phẩm bánh răng côn xoắn tại nhà máy sản xuất qua hai bước.
1. Bắt đầu: PX A4 (Gia công nóng)
2. Gia công cơ khí tại PX A7
Căn cứ vào biểu 9, 10 trong bảng này, giá thành sản phẩm là tổng hợp của 3 khoản mục.
- Chi phí NVL trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
Bảng thanh toán hợp đồng sản xuất này được lập căn cứ vào các chứng từ gốc liên quan ở từng phân xưởng.
Vậy tính giá thành bước 1 tại A4.
Số lượng
Tiền
Tồn đầu kỳ
07
6.412.000
Vật tư chính trong kỳ
15
13.740.000
Chi phí phát sinh
1. NVL trực tiếp
18.116.336
2. Chi phí nhân công trực tiếp
3.281.600
3. Chi phí SX chung
2.264.304
Sản phẩm dở dang cuối kỳ
02
1.832.000
Sản phẩm hoàn thành
20
28.242.240
Giá thành đơn vị = = 1412.112
Bước 2 tại PX A7.
Số lượng
Tiền
Tồn đầu kỳ
0
0
Vật tư trong kỳ
20
28.242.240
Chi phí phát sinh
44.951.240
1. NVL trực tiếp
31.802.240
2. Chi phí nhân công trực tiếp
4.140.000
3. Chi phí SX chung
9.729.000
Sản phẩm dở dang cuối kỳ
05
7.060.680
Sản phẩm hoàn thành
15
37.890.680
- Giá thành đơn vị = = 2.526.045
Tại nhà máy, các chứng từ ghi sổ giá trị vào ngày 10, 20, 30 hàng tháng. Ví dụ chứng từ ghi sổ ngày 20/3/2000 của các chi phí NVL, nhân công trực tiếp, sản xuất chung.
Biểu 14. Chứng từ ghi sổ (số 20)
20/3/2000
TK: 621
Đơn vị: đồng
Ngày
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
2/3
Xuất cho vật tư cho A4 gia công phôi bánh răng côn xoắn
152
621
1.738.800
1..738.800
22/3
Xuất kho vật tư cho A4 gia công phôi bánh răng côn xoắn
152
621
2.086.560
2.086.560
……
…..
…..
….
Cộng
6.750.000
6.750.000
Biểu 15 Chứng từ ghi sổ (Số 25)
20/3/2000
TK 622
Đơn vị: đồng
Ngày
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
20/3
ứng lương tháng 3
334
15.000.000
…
….
….
….
….
Cộng
35.750.000
35.750.000
Biểu 16. Chứng từ ghi sổ (số 27)
20/2/2000
TK 627
Đơn vị: đồng
Ngày tháng
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
20/3
ứng lương nhân viên
334
6.000.000
111
6.000.000
…
….
….
….
….
Cộng
12.500.000
12.500.000
Như vậy các chứng từ ghi sổ này số lượng mỗi CT GS trong tháng là 3 lần ghi (ngày 10, 20 và 30), những CTGS này là cơ sở để quản lý sổ đăng ký CTGS (biểu 14) và số cái.
Biểu 17. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
31/3/2000
Đơn vị: đồng
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
SH
NT
SH
NT
….
….
…..
…..
…..
….
20
20/3
6.750.000
25
20/3
35.750.000
27
20/3
12.500.000
….
...
…
Cộng
x x x
V. Phân tích một số chỉ tiêu - Đánh giá hiệu quả kinh doanh.
- Với 1 số chỉ tiêu.
= x 100
= x 1000
Dựa vào bảng kết quả kinh doanh phần chương II ta có bảng sau:
Đơn vị: đồng
STT
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
1
Tổng giá trị sản lượng
13.100.000.000
16.000.000.000
15.800.000.000
2
Tổng giá thành
12.366.400.000
15.056.000.000
14.867.800.000
3
Lãi hoạt động sản xuất
52400.000
48.000.000
63.200.000
4
Chi phí/1000đ giá trị SL
944
941
941
5
Lãi trên 1000đ chi phí
4,237
3,188
4,25
Như vậy, chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng là quá cao, tuy năm 1999 có giảm so với 1997 là 3 đồng (tương ứng 0,3%)
Từ đó dẫn tới lãi trên 1000đ còn quá thấp tuy năm 1999 tăng hơn 1998 là 1,062 đồng.
Phần III
Phương hướnghoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Z133
I/ Một số nhận xét chung
Những năm gần đây cùng với xu hướng thay đổi chung của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đã có những bước biến chuyển tích cực, cụ thể với quá trình tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý lực lượng lao động ở khắp các bộ phận và những nỗ lực vươn lên của toàn bộ công nhân viên nhà máy. Trong quá trình ấy hệ thống kế toán không ngừng đổi mới, hoàn thiện về cả cơ cấu tổ chức và phương pháp hạch toán, cụ thể:
- Bộ máy kế toán đã và đang hoạt động có hiệu quả, bảo đảm chức năng cung cấp lạp thời các thông tin cần thiết cho ban giám đốc và các bộ phân liên quan. Cơ cấu kế toán được tổ chức hợp lý, sự phân côngchuyên môn hoá tạo điều kiện cho các kế toán viên nâng cao nghiệp vụ, trách nhiệm trong công việc. Bộ máy kế toán gọn nhẹ, chấp nhận những thay đổi là cơ sở cho việc ngày càng hoàn thiện công tác kế toán.
- Phòng kế toán đã sử dụng hệ thống chứng từ sổ sách đầy đủ theo quy định của bộ tài chính, công tác hạch toán chứng từ ban đầu được theo dõi chặt chẽ, đảm bảo chính xác, việc luân chuyển chứng từ sổ sách quỹ các giữa các phòng hữu trách nhịp nhàng quy củ tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán thực hiện chức năng kiểm tra giám sát.
- Việc sử dụng bảng kế hoạch giá thành và giá bán thành phẩm sản phẩm giúp cho công tác hạch toán chi phí giá thành tiến hành thuận lợi, từ đó đề ra phương hướng giải pháp nhằm đạt tới cơ cấu hợp lý. Bảng này được xây dựng trên cơ sở thực tế số liệu phát sinh nên có độ chính xác cao.
- Các hình thức trả lương cho công nhân tại nhà máy đảm bảo sự công bằng hợp lý, khuyến khích tăng năng suất lao động định mức cho từng loại sản phẩm được xây dựng chi tiết tỷ mỉ giúp cho việc tính lương dễ dàng chính xác. Ngoài ra việc sản phẩm được thanh toán phải là sản phẩm hợp cách tạo cho người lao động ý thức được tầm quan trọng chất lượng công việc, giảm chi phí sản phẩm hỏng.
- Kỳ tính giá thành từng tháng các thông tin cần thiết được cung cấp kịp thời, cập nhật. Qua đó cho phép tìm ra những nguyên nhân trực tiếp và giám sát dẫn đến sự biến động giá thành, thông qua đó đã đưa ra những biện pháp giải quyết thích hợp.
Tóm lại tổ chức hạch toán của nhà máy đáp ứng yêu cầu đề ra cho công tác tính chi phí sản xuất kinh doanh trên cảhai khía cạnh. Tuân thủ chuẩn mực kế toán phù hợp với tình hình thực tế nhà máy (đảm bảo tính thống nhất)
II. Một số đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm.
1. Hạch toán công cụ dụng cụ xuất dùng.
Chi phí này phát sinh thường xuyên, khối lượng lớn. Nhiều loại CCDC có giá trị lớn, phục vụ nhiều kỳ sản xuất kinh doanh nên có phương pháp phân bổ thích hợp.
627, 641, 642
153
142
(1)
(3)
(2)
(1) Giá trị CCDC xuất theo phương pháp phân bổ 1 lần
(2) Giá trị CCDC xuất theo phương pháp phân bổ nhiều lần
(3) Giá trị CCDC phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
2. Hạch toán TSCĐ.
Tại nhà máy, móc móc thiết bị chiếm tỉ trọng rất lớn tập trung ở các phân xưởng sản xuất, hầu hết đều trong tình trạng hư hỏng xuống cấp. Thực tế này đòi hỏi phải tổ chức tốt công tác sửa chữa định kỳ để đảm bảo tiến độ sản xuất. Hiện nay nếu khi phát sinh chi phí sửa chữa nhỏ thì hạch toán ngay vào chi phí kinh doanh kỳ đó, nếu chi phí lớn thì đưa vào chi phí chờ phân bổ TK 142. Biện pháp bị động này khiến cho sản xuất gặp khó khăn. Để đảm bảo máy móc hoạt động thường xuyên nhà máy cần tiến hành trích trước chi phí sửa chữa để tránh ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hàng tháng căn cứ vào dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, kế toán trích trước chi phí sửa chữa vào các đối tượng sử dụng.
Cuối năm căn cứ vào chi phí này:
- Nếu chi phí sửa chữa thực tế phát sinh lớn hơn tổng chi phí phải trả thì khoản chênh lệch ghi vào bổ sung tăng phí kinh doanh.
- Nếu chi phí sửa chữa thực tế lớn hơn thực tế phát sinh thì ghi giảm phí kinh doanh trừ phần chênh lệch. Khái quát sơ đồ.
627, 641, 642
335
241
(1)
(2)
(3)
`
(1) Tính trước chi phí sửa chữa
Chênh lệch do chi phí phát sinh > tổng chi phí phải trả ghi tăng chi phí kinh doanh.
(2) Các khoản chi phí thực tế phát sinh
(3) Chênh lệch do chi phí sửa chữa ghi nhóm>Chi phí thực tế phát sinh ghi giảm chi phí kinh doanh.
3. Hạch toán chi phí sản phẩm hỏng
Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn các điều kiện chất lượng và kỹ thuật đề ra, tại nhà máy, sản phẩm hỏng trong định mức được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm, sản phẩm hỏng ngoài định mức sẽ được xem xét nguyên nhân để quy trách nhiệm cho người liên quan . Đây là thực hiện đúng chuẩn mực ban hành song một số sản phẩm hỏng vẫn có thể sửa chữa với chi phí thấp việc sửa chữa mang lại hiệu quả cao hơn so với giá trị sản phẩm hỏng nhập kho với tư cách phế liệu, vậy nhà máy nên:
- Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được - nhập kho phế liệu để sử dụng việc khác hoặc tái chế.
- Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được mà lợi về kinh tế cần xác định nguyên nhân, mức độ hỏng hóc và nêu ra biện pháp xử lý kỹ thuật, nếu sửa được thì nhập kho thành phẩm.
627
821
138
142
151, 152, 334
(4)
(3)
(2)
(1)
(1) Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng
(2) Yêu cầu bồi thường
(3) Tính vào chi phí bất thường
(4) Tính vào chi phí sản phẩm
ở đây phòng KCS có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ phòng kế toán phân loại sản phẩm hỏng.
5. Phân bổ chi phí sản xuất chung
ở nhà máy một số chi phí như: khấu hao máy móc thiết bị, tiền điện chi phí động lực… tỏ ra không hợp lý, một số sản phẩm có giờ máy chiếm nhiều hơn trong khi một số khác lại chiếm ít hơn về giờ tay nhằm tránh cơ cấu giá thành bị bóp méo do phân bổ khấu hao, động lực… không phù hợp, kế toán nên điều chỉnh tiêu thức phân bổ chi phí.
= x số iờ máy giảm giảm
Với tiêu thức này, những sản phẩm có số giờ máy nhiều sẽ phải chịu chi phí khấu hao máy móc và động lực cao hơn nhưng sản phẩm nhiều giờ tay, đảm bảo cơ cấu chi phí sản xuất.
6. Một số ý kiến nhằm giảm chi phí giá thành sản xuất
* Giảm chi phí NVL
Để hạn chế lãng phí gây ra do định mức cứng nhắc nhà máy nên nhanh chóng đưa ra hệ thống định mức hao hụt phù hợp xây dựng cho từng vật liệu có cùng đặc điểm bảo quản
- Thép - Kim loại màu
- Nhiên liệu - Vật liệu phụ
- Hoá chất …
Việc xây dựng các loại định mức này phải được sự tham gia của bộ phận kỹ thuật, phòng tổ chức… để có sự điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra cải tiến qui trình công nghệ cũng góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí NVL.
* Giảm chi phí nhân công trực tiếp
Xu hướng chung hiện nay, chi phí này ngày càng gia tăng, đây cũng là một điều tốt, xong cần có một hệ thống định mức phù hợp cho từng loại sản phẩm; việc xây dựng định mức này lấy các mức tiên tiến làm cơ sở. Bên cạnh đó nhà máy cũng phải áp dụng các hình thức khen thưởng, kỷ luật cụ thể nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và tạo động lực cho người lao động.
* Nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị.
Tại nhà máy, máy móc thiết bị lạc hậu là một trong những nguyên nhân làm cho sản phẩm của nhà máy không đạt chất lượng cao và hay bị hư hỏng, vậy nên.
- Đối với những tài sản chờ sử dụng, chờ thanh lý cần xin phép tổng cục xử lý càng sớm càng tốt để giải phóng vốn ứ đọng hướng xử lý có thể nhượng bán máy móc thiết bị cho các đối tượng có nhu cầu, phần còn lại sẽ tiến hành thanh lý dưới dạng phế liệu (đấu thầu) tạo cho nhà máy có nguồn vốn đầu tư nâng cấp thiết bị mới.
- Đối với những máy móc thiết bị đang hoạt động, ngoài việc tiến hành trích trước sửa chữa, nhà máy nên có kế hoạch sử dụng một cách hợp lý, lập dự toán nâng cấp cải tạo tài sản cố định cân đối với khả năng nhà máy và quĩ khấu hao, nếu cần có thể trình cấp trên xin giúp đỡ.
* Giảm chi phí QLDN.
- Thực hiện khoán công tác phí cho nhân viên bộ phận quản lý, mức khoán này dựa trên tiền lương cấp bậc.
- Tiến hành sắp xếp lại cơ cấu phòng, ban, phân công công việc cho từng cá nhân cụ thể, trên cơ sở đó giảm bớt số nhân viên quản lý cho họ tự do lương hay chuyển xuống bộ phận sản xuất…
Kết luận
Là một bộ phận của công tác kế toán theo dõi cung cấp thông tin quan trọng, hạch toán chi phí và tính giá thành không chỉ ảnh hưởng đến chỉ tiêu được đưa ra mà còn tác động trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Những đặc điểm của nhà máy Z133 khiến cho việc tính đúng, đủ, chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm trở thành vấn đề sống còn. Chính vì vậy hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn dành được sự quan tâm cuả công tác kế toán do những hạn chế về kiến thức và thời gian thực tập, đề tài tốt nghiệp này chưa thể phản ánh đầy đủ chi tiết tình hình hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại nhà máy, chắc chắn còn nhiều thiếu sót - rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và mọi phòng ban hữu trách tại nhà máy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0235.doc