Chuyên đề Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng

Trong điều kiện thị trường đang trong giai đoạn hội nhập như hiện nay, để sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường, và ngày càng phát triển mạnh hơn nữa thì nhiệm vụ quan trọng trước mắt là nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao uy tín trên thị trường. - Về máy móc thiết bị, nhà xưởng: Cần đầu tư nâng cấp thiết bị máy móc nhà xưởng, nếu có điều kiện thì có thể mua mới dây chuyền công nghệ mới, tiên tiến và hiện đại hơn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu sản phẩm hỏng và phế phẩm. Khai thác tối đa công xuất của máy móc, có kế hoạch cụ thể để định kỳ bảo hành, bảo trì máy móc để phục vụ sản xuất hiệu quả. - Về nhân công: Có chính sách đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao tay nghề của nhân công, để sản phẩm làm ra được hoàn thiện và chất lượng hơn, giảm các thiệt hại sản xuất. - Về chi phí nguyên vật liệu chính: Có chính sách sử dụng thích hợp nguyên vật liệu chính dùng sản xuất trực tiếp để đảm bảo dùng đúng vào từng bộ phận, đảm bảo để không thừa thải. Tiết kiệm chi phí từ khâu đầu vào, tìm kiếm đối tác cung cấp nguyên liệu chính với giá thành hợp lý để tiết kiệm chi phí hơn.

doc55 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Trong phần I còn giới thiệu một số công thức chủ yếu liên quan đến việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Tóm lại, qua phần I ta có thể nắm được một số công thức tính chi phí, giá thành và việc phân bổ chi phí thích hợp để dễ dàng trong việc tính giá thành sản phẩm. PHẦN II THỰC TRẠNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG A. Giới thiệu tổng quát về Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng Năm 1976, theo Quyết định số 866/QĐUB ngày 22/11/1976 do UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (cũ) ký thành lập Xí nghiệp Nhựa Đà Nẵng, với diện tích 500m2. Khi mới thành lập, Xí nghiệp chỉ có 15 lao động, trang bị máy móc còn thô sơ lạc hậu. Nhiệm vụ ban đầu Xí nghiệp là tái chế phế liệu, và nguồn vốn sử dụng chủ yếu là vốn vay. Đến năm 1978, để đáp ứng về công tác sản xuất, Xí nghiệp đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mới trên đường Trần Cao Vân – Thành phố Đà Nẵng. Đến năm 1981, công trình mới được hoàn tất và đưa vào sử dụng. Cùng với sự vận động để hoà nhập nền kinh tế thị trường, Xí nghiệp thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu một số sản phẩm theo giấy phép kinh doanh do Bộ Thương Mại cấp ngày 16/02/1992, theo Quyết định số 1844/QĐUB của UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng ngày 29/11/1993. Xí nghiệp trở thành doanh nghiệp Nhà nước với tên giao dịch là PLASTIC Đà Nẵng. Nằm trong xu hướng vân động chung của nền kinh tế và yêu cầu cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Nhựa đã chính thức trở thành Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng ngày 04/08/2000 theo Quyết định số 90/2000/QĐ-TTG và quyết định số 03/2000/NĐCP ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ. Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm thành lập là 15.872.800.000đ, được chia thành 158.728 cổ phần sở hữu của 406 cổ đông. Trong đó bao gồm 2 cổ đông Nhà nước chiếm tỷ lệ 31.5%, 274 cổ đông Công ty chiếm 27.33% và 130 cổ đông bên ngoài chiếm 41.17%. Ngày 09/11/2001, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép phát hành chứng khoán ra công chúng cho Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng. Loại chứng khoán mà Công ty phát hành là cổ phiếu gồm 2 loại: cổ phiếu ghi tên và cổ phiếu không ghi tên. Qua 25 năm hoạt động và không ngừng phát triển, Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng đã khắc phục được khó khăn và từng bước đi lên mở rộng quy mô và đáp ứng nhu cầu về sản xuất, sản phẩm Nhựa của Công ty dần thay thế hàng ngoại nhập và mở rộng xuất khẩu ra thị trường Quốc tế. Hiện nay, Công ty đang mở rộng liên doanh với nước ngoài để sản xuất bao bì các loại, đặc biệt là túi xốp cao cấp cho xuất khẩu, liên doanh sản xuất khung cửa nhôm cao cấp, mở rộng dây chuyền sản xuất ống nước, đầu tư dây chuyền sản xuất bao bì ciment. Đặc biệt, đây là Công ty độc quyền cung cấp nhựa HDPE cho chương trình “cung cấp nước sạch cho nông thôn” của UNICEF với doanh thu trung bình 2 triệu USD/năm. Đồng thời Công ty còn ký hợp đồng dài hạn sản xuất bao bì ciment với Công ty ciment Hải Vân, Chinfon… Sau khi cổ phần hoá, Công ty hoạt động ngày càng hiệu quả. Đồng thời cùng với sự nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, sản phẩm của Công ty luôn được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền, đạt huân chương lao động hạng I,II,III và Bằng khen đơn vị dẫn đầu ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng. Với chất lượng sản phẩm tốt và công tác sản xuất quy mô rộng, công nghệ mới (80% thiết bị ngoại nhập), Công ty đã góp phần vào công cuộc chuyên môn hoá, hiện đại hóa ngành công nghệ nhựa của thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung. 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 2.1 Chức năng Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng có chức năng chính là sản xuất kinh doanh các mặt hàng nhựa dân dụng, nhựa công nghiệp, nhựa kỹ thuật, nhựa xây dựng và kinh doanh nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị phục vụ ngành nhựa. Ngoài chức năng chính là sản xuất và kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu thị trường và mục tiêu phát triển, Công ty với sự đồng ý của các cổ đông có thể liên doanh và hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Độc quyền tiêu thụ một số sản phẩm nhựa công nghiệp tại miền Trung và uy tín thương mại cao. 2.2 Nhiệm vụ Công ty Nhựa Đà Nẵng được cổ phần hoá, có nhiệm vụ chủ yếu như sau: - Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh các mặt hàng nhựa. - Tối đa hoá lợi nhuận - Tạo việc làm ổn định cho người lao động - Tăng lợi tức cho các cổ đông - Đóng góp cho Ngân sách Nhà nước - Đẩy mạnh việc đầu tư phát triển Công ty theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. II. Đặc điẻm hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 1. Mặt hàng kinh doanh Các sản phẩm được chế biến từ nhựa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng như: manh, bao dệt PP, túi HDPE, ống nước, tấm lớp trần, vỏ két bia… Ngoài ra chức năng chính là sản xuất và kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu thị trường và mục tiêu phát triển, công ty với sự đồng ý của các cổ đông – có thể liên doanh và hợp tác với các DN khác nhằm phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. 2. Thị trường tiêu thụ - Thị trường trong nước: Đây là thị trường tiêu thụ chủ yếu sản phẩm của công ty, trong đó thị trường miền Trung, Tây nguyên chiếm 53,8%; miền Bắc chiếm 45%; miền Nam chỉ có 1,2%. Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là mặt hàng ống nước nhựa, với mặt hàng này công ty đã chiếm gần 80% thị phần cung cấp cho các công ty cấp nước tại các tỉnh miền Trung và trong các chương trình nước sạch nông thôn. Còn các sản phẩm khác của công ty là các cơ sở, các công ty sản xuất hoá chất, vật tư nông nghiệp, các công ty xi măng, các công ty bia, nước ngọt. - Thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu trực tiếp gồm các nước Đức, Bỉ, Đài Loan, Pháp… sản phẩm chủ yếu là các loại bao bì màng mỏng, túi PE, bao dệt PP. 3. Đặc điểm quy trình công nghệ chế biến sản xuất tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng Quá trình sản xuất sản phẩm của công ty được tiến hành trên dây chuyền cong nghệ tự động theo kiểu chế biến liên tục. Hiện hoạt động sản xuất tại công ty áp dụng 3 quy trình công nghệ chủ yếu sau: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHỆ MÀNG MỎNG Thiết bị Làm nguội Máy định hình Máy đùn Thổi màng Nguyên liệu Máy trộn Thành phẩm Phế phẩm Máy lược Máy Cắt dán Máy xay QUY TRÌNH SẢN XUẤT ỐNG NƯỚC Máy định hình Thiết bị kéo ống In Thiết bị làm nguội Máy đùn Hạt nhựa HDPE, PVC phụ gia Thành phẩm Máy cắt ống Phế phẩm QUY TRÌNH SẢN XUẤT BAO BÌ XI MĂNG Máy dệt Màng PP Máy trộn Máy thu Chỉ Máy kéo Chỉ Máy Cố định hình Dán ống Đục lỗ Thoát khí Máy ghép bao In Máy cán tráng Gấp miệng bao KCS Đóng gói Thành phẩm Đóng gói Phế phẩm Hạt nhựa PP Phụ gia Phế liệu 4. Tổ chức sản xuất ở Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 4.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng Công ty Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng có quy trình công nghệ sản xuất tương đối phức tạp theo kiểu vừa sản xuất liên tục, vừa sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng với chu kỳ sản xuất tương đối ngắn, nên Công ty tổ chức quy trình sản xuất theo mô hình sản xuất theo 2 bộ phận: bộ phận trực tiếp sản xuất chính và bộ phận phục vụ sản xuất, mỗi bộ phận chia làm nhiều tổ với các chức năng khác nhau được thể hiện qua sơ đồ: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY Tổ Cơ điện Tổ can phao Tổ sp PVC và ống nước Tổ may bao Tổ cắt manh Tổ dệt bao Tổ màng mỏng Tổ can phao Bộ phận sản xuất chính Bộ phận phục vụ sản xuất Tổ K C S Tổ phối liệu 4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận a. Bộ phận sản xuất: gồm 7 tổ - Tổ can phao: chuyên sản xuất các loại can phao, thầu, đĩa, két nhựa… - Tổ cắt manh: Nhận manh ống PP (bao dệt) cắt thành sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng. - Tổ dệt bao: Sử dụng dây chuyền tự động kéo chỉ sợi dệt manh. - Tổ màng mỏng: có nhiêm vụ sản xuất các loại màng mỏng HDPE, LDPE, túi PEL… - Tổ may bao: May bao dệt PP, bao bì xi măng… - Tổ sản xuất sản phẩm PVC và ống nước gồm 2 bộ phận: ống nước và dép. - Tổ bao bì: nhận manh từ tổ dệt manh để sản xuất bao xi măng và cán tráng manh dệt PP. b. Bộ phân phục vụ sản xuất: là bộ phận gián tiếp tham gia tạo ra sản phẩm, bao gồm 3 tổ: - Tổ cơ điện: Đảm bảo nhiệm vụ cung cấp điện cho sản xuất, xử lý sự cố về điện. - Tổ phối liệu: Có nhiệm vụ pha trộn nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. - Tổ KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập và xuất kho. III. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 1. Tổ chức bộ máy quản lý Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty là mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô hình này Giám đốc là người đại diện cho công ty đảm nhận công việc điều hành hoạt động SXKD, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về hoạt động SXKD của công ty. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN ĐIỀU HÀNH Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán Tài chính Phòng Kỹ Thuật Phòng tổ chức Hành chính Bộ phận phục vụ sản xuất Bộ phận sản xuất chính Bộ phận KCS : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng 2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận quản ký tại công ty Bộ máy quản lý tại Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô hình này : - Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ): Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, hoạt động thông qua các cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, hoặc bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản. - Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý cấp công ty, có quyết định mọi vấn đề có liên quan đến quản lý và hoạt động của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ. - Giám đốc (GĐ): Là người chỉ đạo cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. - Ban kiểm soát: Thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động của công ty, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các báo cáo quyết toán… từ đó có kiến nghị khắc phục sai phạm. Báo cáo cho HĐCĐ về những sự kiên tài chính bất thường, những ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính của công HĐQT và Ban giám đốc, chịu trách nhiệm trước những đánh giá, kết luận của mình. - Phòng tổ chức hành chính: + Có nhiệm vụ tuyển dụng và đào tạo nhân sự, xây dựng chính sách về an toàn lao động, y tế, kỹ thuật lao động. + Đánh giá tình hình công tác của nhân viên, phát động phong trào thi đua, tham mưu cho giám đốc về khen thưởng, kỷ luật. - Phòng kỹ thuật: + Thiết kế, theo dõi, lắp đặt quy trình sản xuất + Đào tạo và quyết định nâng bậc công nhân - Phòng kinh doanh: + Nghiên cứu nhu cầu thị trường, xây dựng các kế hoạch trung và dài hạn + Ký kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện mua sắm kiểm soát hàng tồn kho, nguyên vật liệu, thành phẩm. Xây dựng định mức nguyên vật liệu, kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị, nghiên cứu sản phẩm mới bảo đảm cung ứng vật tư đúng yêu cầu, đúng quy cách, phẩm chất. + Quản lý các giao dịch nhập xuất, giới thiệu hàng, marketting trực tiếp, ký nhận các đơn hàng của các đối tác nước ngoài. - Phòng Kế toán tài chính: + Tổ chức công tác hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh, báo cáo tình hình kinh doanh, thực hiện đúng chế độ kế toán của Nhà nước. + Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh toán các chi phí phát sinh. + Thông qua phân tích tình hình kinh doanh, đề xuất tham mưu cho ban điều hành về phân bổ, sử dụng vốn nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD. 3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 3.1 Tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, có áp dụng kế toán máy 3.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán Thanh toán ngoại tệ & Thống kê Kế Toán Tiêu Thụ Kế Toán Vật tư Kế toán Tiền lương BHXH TSCĐ Kế toán Thanh toán Tiền mặt Thủ quỹ Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 3.1.2 Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận - Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán trong công ty, là người điều hành mọi công việc của phòng kế toán tài chính, tổ chức ghi chép và trực tiếp phân công chỉ đạo công việc của tất cả nhân viên kế toán trong công ty - Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tính giá thành: Phụ trách cho kế toán trưởng trong điều hành quản lý công tác kế toán, thay thế cho kế toán trưởng khi kế toán trưởng vắng mặt. Đông thời, tổng hợp số liệu từ các phần hành kế toán khác để tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo tổng hợp quyết toán cuối quý, cuối năm. - Kế toán TSCĐ, chứng khoán, ngoại tệ, thu chi ngoại tệ: phản ánh chính xác sự hao mòn và tính khấu hao TSCĐ theo quy định. - Kế toán tiền lương, BHXH, nguyên vật liệu, nợ phải trả: tính lương, thưởng, phụ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cán bộ công nhân viên. Theo dõi tình hình hiện có và biến động về nhập, xuất tồn kho vật tư, về số lượng và giá trị. Đồng thời theo dõi tình hình thanh toán về nguyên vật liệu cho nhà cung cấp. - Kế toán tiêu thụ, nợ phải thu: Theo dõi từng loại sản phẩm nhập kho, tình hình tiêu thụ và tình hình công nợ của khách hàng tại công ty. - Kế toán tiền mặt: Phụ trách theo dõi tiền mặt VN tại quỹ, tại ngân hàng, tình hình tạm ứng thanh toán với cán bộ công nhân viên trong công ty, kết hợp với thủ quỹ để kiểm tra chặt chẽ lượng tiền mặt tại quỹ. - Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt tại quỹ, thực hiện nghĩa vụ thu, chi, báo cáo quỹ theo đúng quy định. 4. Một số chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp 1. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 vè kết thúc ngày 31/12 năm dương lịch. 2. Đơn vị sử dụng trong hạch toán: đồng. Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: tỷ giá mua bán thực tế bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nan công bố theo thông tư 105/2003 BTC hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 (VAS 10). 3. Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ 4. Phương pháp kế toán TSCĐ - Nguyên tắc đánh giá: nguyên tắc giá ban đầu - Phương pháp khấu hao: khấu hao theo đường thẳng 5. Phương pháp kế toán hàng tồn kho - Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: đánh giá theo giá gốc - Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: theo giá bình quân gia quyền - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên 6. Tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng - Thực hiện theo thông tư 107/2001 TT-BTC ngày 31/12/2001 của BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ khó đòi tại DN. 7. Chính sách kế toán đối với chi phí đi vay. - Chính sách kế toán được áp dụng cho chi phí đi vay - Tổng chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ - Tỷ lệ vốn hoá được sử dụng để xác định chi phí vay được vốn hoá trong kỳ 8. Phương pháp xác định doanh thu và phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng. - Phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành các giao dịch cung cấp dịch vụ. - Phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng. B. Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng I. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của công ty là từng nhóm sản phẩm. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là theo tổ sản xuất, tức là chi phí sản xuất ở tổ nào thì tập hợp theo tổ đó, sau đó phân bổ cho đối tượng tính giá thành theo tiêu thức phù hợp. 2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành sản phẩm là nhóm sản phẩm hoàn thành nhập kho của từng tổ sản xuất khác nhau. Phương pháp tính giá thành của công ty là theo phương pháp trực tiếp của từng loại sản phẩm. - + = Giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất phát Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị SP = Tổng chi phí phát sinh trong kỳ/ Tổng SPSX trong kỳ II. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 1. Chứng từ sử dụng:Phiếu xuất kho, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu; Bảng phân bổ công cụ dụng cụ; Bảng khấu hao tài sản cố định… 2. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng đã sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung Tài khoản 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng Tài khoản 6273 – Chi phí công cụ dụng cụ Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 3. Sổ sách sử dụng: Để phù hợp với đặc điểm SXKD, trình độ quản lý và nghiệp vụ kế toán, công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ cải biên. Toàn bộ hệ thống công tác kế toán (trừ giá thành) thực hiện trên máy vi tính. Công ty sử dụng các loại sổ sau: Sổ quỹ, Sổ kế toán chi tiết. Sổ tổng hợp tài khoản SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ LƯU CHUYỂN CHỨNG TỪ Chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp CT gốc Sổ tổng hợp tài khoản Báo cáo kế toán Sổ tổng hợp tài khoản Bảng cân đối tài khoản Ghi chú: : ghi hàng ngày : quan hệ đối chiếu ngày : ghi hàng tháng : quan hệ đối chiếu tháng : ghi hàng quý Quy trình ghi sổ: Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán lập định khoản phản ánh vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Các chứng từ gốc thu, chi tiền mặt hằng ngày được thủ quỹ vào sổ quỹ, cuối ngày chuyển cho kế toán. Đồng thời, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán lập sổ chi tiết tài khoản, sổ này được dùng đối chiếu với sổ quỹ và sổ, thẻ kế toán chi tiết hàng ngày. Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản kế toán lập sổ tổng hợp tài khoản, căn cứ sổ, thẻ kế toán chi tiết để lập sổ tổng hợp chi tiết, căn cứ vào sổ tổng hợp tài khoản để lập bảng cân đối tài khoản. Cuối quý, căn cứ vào số liệu của bảng cân đối tài khoản và sổ tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính. III. Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 1. Hạch toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty là toàn bộ chi phí nguyên liệu, nhựa nguyên chất, nhiên liệu dùng để sản xuất sản phẩm như: ống nước, két bia, dép nhựa… Để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng chứng từ là: Phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được áp dụng trong trường hợp xuất nguyên vật liệu để phục vụ trực tiếp cho sản xuất Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng một số tài khoản sau: TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 1521 – Nguyên vật liệu chính TK 1522 – Vật liệu phụ TK 1523 – Nhiên liệu Công ty tiến hành xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất theo đơn giá bình quân gia quyền (bình quân cả kỳ dự trữ) Công thức: Giá trị thực tế tồn đầu kỳ + Giá trị thực tế nhập trong kỳ Đơn giá bình quân = (xuất) Số lượng thực tế tồn đầu kỳ + Số lượng thực tế nhập trong kỳ 1.2 Phương pháp hạch toán: Định kỳ căn cứ vào phiếu đề nghị xuất kho của bộ phận trực tiếp sản xuất gửi lên phòng kế toán vật tư, khi phiếu xuất kho được duyệt thì thủ kho sẽ xuất nguyên vật liệu theo số lượng trên phiếu xuất kho Công ty CP Nhựa Đà Nẵng PHIẾU XUẤT KHO Số: 315 Ngày 01 tháng 12 năm 2007 Tên địa chỉ người nhận Bùi Nữ Thanh Hiền/ Cán Manh PP Nhận tại kho: Kho A (thành phẩm) Lý do xuất: Xuất phục vụ sản xuất Tên vật tư sản xuất ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Manh PP K49cm Kg 2.217 21.500 47.665.500 Manh PP K108cm Kg 2.784 21.500 59.856.000 Manh PP K50cm Kg 5.608 21.500 120.572.000 Tổng cộng 228.093.500 Người nhận Thủ kho Kế toán Phụ trách đơn vị Ngoài phiếu xuất kho, kế toán vật tư sẽ nhận được Bảng Kê vật tư xuất dùng cho từng bộ phận trực tiếp sản xuất do tổ trưởng bộ phận sản xuất lập Công ty CP Nhựa Đà Nẵng BẢNG KÊ VẬT TƯ XUẤT DÙNG CHO SẢN XUẤT Ngày 01 tháng 12 năm 2007 Sản phẩm: Manh PP Danh mục vật tư ĐVT Định mức vật tư/ sản phẩm Tổng vật tư xuất ra Manh PP K49cm Kg 2.217 Manh PP K108cm Kg 2.784 Manh PP K50cm Kg 5.608 Tổng cộng Căn cứ vào Phiếu xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, trong kỳ kế toán vật tư sẽ tiến hành phân bổ chi phí nguyên vật liệu vào các tổ sản xuất, chi phí phát sinh ở tổ, bộ phận nào thì phân bổ trực tiếp cho tổ hay bộ phận đó. Ta có Bảng phân bổ như sau: BẢNG PHÂN BỔ TK 1521 – Nguyên vật liệu chính Quý 4/2007 TK đối ứng Bộ phận Tiền xuất 621 Bao PP 4.050.164.709 621 Mũ bảo hiểm Sun nam 591.115.935 621 Dép 246.471.320 621 Túi HDPE 722.897.712 621 Ống nước PVC 1.803.160.901 … … … Tổng cộng 13.689.520.400 BẢNG PHÂN BỔ TK 1522 – Nguyên vật liệu phụ Quý 4/2007 TK đối ứng Bộ phận Tiền xuất 621 Bao PP 57.446.011 621 Mũ bảo hiểm Sun nam 708.276.955 621 Dép 16.537.303 621 Túi HDPE 4.216.928 621 Ống nước PVC 49.577.107 … … … Tổng cộng 842.294.297 BẢNG PHÂN BỔ TK 1523 – Nhiên liệu Quý 4/2007 TK đối ứng Bộ phận Tiền xuất 621 Can phao 58.700 621 Tổ dệt 20.462.947 621 May bao 1.565.839 … … … Tổng cộng 31.403.742 Căn cứ vào các bảng phân bổ nguyên vật liệu thì kế toán tổng hợp tất cả các số liệu và vào sổ chi tiết tài khoản 621. SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Quý 4/2007 TK – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp SH: 621 Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Ngày Số CT Nợ TK 621 Có TK 621 05/10/07 77/15211 Nhựt/1.2sx m/m,3,manh,4.5. dĩa,6.đế lịch,7à9dép 15211 4.050.164.709 11/10/07 77/15211 Nhựt/sx mũ bảo hiểm 15211 591.115.935 17/10/07 57/1522 Dung/Pliệu ống nước, dép 1522 49.577.107 … … … … … 31/10/07 621/154 Kết chuyển sang TK 154 154 5.105.425.322 03/11/07 72/1522 Nhựt/sx mũ bảo hiểm 1522 708.276.955 15/11/07 73/1522 Dương/sx dép 1522 16.537.303 25/11/07 94/1523 Lê/phục vụ may bao 1523 1.565.839 27/11/07 75/15211 Đéc/sx dép 15211 246.471.320 … … … … … 30/11/07 621/154 Kết chuyển sang TK 154 154 4.078.664.373 05/12/07 99/15211 Đéc/sx túi HDPE 15211 722.897.712 12/12/07 100/15211 Dung/sx ống nước 15211 1.803.160.901 20/12/07 77/1522 Nhựt/sx manh PP 1522 57.446.011 24/12/07 101/1523 Dung/sx chỉ dệt 1523 20.462.947 27/12/07 151/15211 Nhựt/sx manh K49,108,50 15211 228.093.500 … … … … … 31/12/07 KC4 Kc CPNVL sang CPSXKD 154 5.379.128.744 Tổng cộng phát sinh 14.563.218.439 14.563.218.439 Cuối kỳ lên sổ tổng hợp TK 621, kế toán vật tư chuyển toàn bộ các bảng kê, các chứng từ sang kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành. SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN TK 621 – Chi phí Nguyên liệu, vật liệu Từ 01/10/2007 đến 31/12/2007 SDĐK Nợ Có TKĐƯ Số tiền Nợ TK 621 Có TK 621 15211 13.689.520.400 1522 842.294.297 1523 31.403.742 154 14.563.218.439 Tổng cộng phát sinh 14.563.218.439 14.563.218.439 SDCK Nợ: Có: 2. Hạch toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 2.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty gồm: Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định. Chứng từ sử dụng cho việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là: Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành; Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành theo dõi số lượng sản phẩm hoàn thành ở từng bộ phận để làm căn cứ lập bảng phân bổ tiền lương. Một số tài khoản kế toán sử dụng hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp TK 3341 – Tiền lương TK 3342 – Tiền ăn ca TK 338 – Phải trả, phải nộp khác TK 3382 – Kinh phí công đoàn (KPCĐ) TK 3383 – Bảo hiểm xã hội (BHXH) TK 3384 – Bảo hiểm y tế (BHYT) 2.2 Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Tiền lương phải trả cho công nhân viên bao gồm: tiền công công nhân, tiền phụ cấp ăn ca và tiền lương bổ sung. Tiền công công nhân bao gồm: tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất và tiền công công nhân quản lý tổ. + = + Tổng chi phí Tiền công Tiền phụ Tiền lương tiền lương phải trả công nhân cấp ăn ca bổ sung Đối với nhân viên quản lý thì trả lương theo thời gian: Lương thời gian = (mức lương tối thiểu * hệ số lương) + phụ cấp Mức lương tối thiểu theo quy định: 450.000 đồng Đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì trả lương theo sản phẩm: Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm sản xuất * đơn giá tiền lương Cuối tháng căn cứ vào Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, kế toán tiền lương sẽ tổng hợp tính tổng quỹ lương cho từng tổ, từng bộ phận, sau đó kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và tiền ăn ca vào chi phí sản xuất. Bảng phân bổ tiền lương: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀO CHI PHÍ Quý 4/2007 STT Diễn giải TK 3341 Phân bổ tiền lương vào chi phí TK 622 TK 627 TK 641 TK642 1 P.Hành chính 36.543.736 36.543.736 2 P.Tài vụ 58.764.620 58.764.620 3 P.Vật tư 128.016.378 32.004.095 51.206.551 44.805.732 4 P.Kỹ thuật 66.949.494 66.949.494 5 Tổ tiếp thị 42.930.758 42.930.758 6 P.Bảo vệ 39.485.434 39.485.434 7 Tổ cơ điện 24.686.348 24.686.348 8 Tổ dệt ống 211.488.702 211.488.702 9 Tổ KCS+P/liệu 36.729.622 36.729.622 10 Tổ may bao 169.873.663 169.873.663 11 Tổ ép bao bì 117.754.792 117.754.792 12 Tổ phục vụ 28.763.128 28.763.128 13 Tổ sx PVC 161.871.579 161.871.579 Tổng cộng 1.123.858.254 660.988.736 228.618.121 94.137.309 140.114.088 Bảng phân bổ tiền ăn ca: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN ĂN CA VÀO CHI PHÍ Quý 4/2007 STT Diễn giải TK 3342 Phân bổ tiền lương vào chi phí TK 622 TK 627 TK 641 TK642 1 P.Hành chính 2.013.000 2.013.000 2 P.Tài vụ 2.538.000 2.538.000 3 P.Vật tư 6.858.000 1.714.500 2.743.200 2.400.300 4 P.Kỹ thuật 2.532.000 2.532.000 5 Tổ tiếp thị 2.430.000 2.430.000 6 P.Bảo vệ 3.954.000 3.954.000 7 Tổ cơ điện 1.764.000 1.764.000 8 Tổ dệt ống 20.433.000 20.433.000 9 Tổ KCS+P/liệu 2.646.000 2.646.000 10 Tổ may bao 14.244.000 14.244.000 11 Tổ ép bao bì 9.312.000 9.312.000 12 Tổ phục vụ 2.874.000 2.874.000 13 Tổ sx PVC 14.268.000 14.268.000 Tổng cộng 85.866.000 58.257.000 15.484.500 5.173.200 6.951.300 SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN TK 3341 – Tiền lương Từ ngày 01/10/2007 đến 31/12/2007 SDĐK Nợ: Có: 654.495.692 TKĐƯ Số tiền Nợ TK 3341 Có TK 3341 1111 1.077.874.474 11213 10.000.000 11214 200.800.000 3383 166.202.400 622 660.988.736 627 228.618.121 641 94.137.309 642 140.114.088 Tổng cộng phát sinh 1.454.876.874 1.123.858.254 SDCK Nợ: Có: 323.477.072 Đà Nẵng, ngày 17 tháng 01 năm 2008 SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN TK 3342 – Tiền cơm ca Từ ngày 01/10/2007 đến 31/12/2007 SDĐK Nợ: Có: TKĐƯ Số tiền Nợ TK 3342 Có TK 3342 1111 85.866.000 622 58.257.000 627 15.484.500 641 5.173.200 642 6.951.300 Tổng cộng 85.866.000 85.866.000 SDCK Nợ: Có: Đà Nẵng, ngày 17 tháng 01 năm 2008 - Hạch toán các khoản trích theo lương: BHYT, BHXH, KPCĐ: Căn cứ vào quy định về việc trích BHYT, BHXH, KPCĐ là 25% trên tổng quỹ lương theo quy định của Nhà nước. - Bảo hiểm xã hội được tính 20% trên tổng tiền lương cơ bản (5% trừ trực tiếp vào lương, 15% tính vào chi phí). - Bảo hiểm y tế được tính 3% trên Tổng tiền lương cơ bản (1% trừ vào lương, 2% tính vào chi phí). - Kinh phí công đoàn tính 2% trên Tổng tiền lương công nhân trong tháng, tính vào chi phí. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, kế toán sẽ lập Bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí và tập hợp từ các bảng phân bổ này để ghi vào sổ chi tiết TK 622. BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG CƠ BẢN Quý 4/2007 STT Diễn giải Hệ số LCB Tổng lương CB 1 P.Hành chính 28,40 23.890.667 2 P.Tài vụ 22,60 36.312.000 3 P.Vật tư 61,70 83.368.000 4 P.Kỹ thuật 41,16 45.764.000 5 Tổ tiếp thị 27,79 25.908.000 … … … … … … … … Tổng cộng 2.135,67 819.424.994 BẢNG PHÂN BỔ BHXH VÀO CHI PHÍ Quý 4/2007 STT Diễn giải Lương cơ bản TK 3383 Phân bổ tiền lương vào chi phí TK 622 TK 627 TK 641 TK642 1 P.Hành chính 23.890.667 3.583.600 3.583.600 2 P.Tài vụ 36.312.000 5.446.800 5.446.800 3 P.Vật tư 83.368.000 12.505.200 3.126.300 5.002.080 4.376.820 4 P.Kỹ thuật 45.760.000 6.864.600 6.864.600 5 Tổ tiếp thị 25.908.000 3.886.200 3.886.200 6 P.Bảo vệ 30.600.000 4.590.000 4.590.000 7 Tổ cơ điện 19.856.000 2.978.400 2.978.400 8 Tổ dệt ống 201.218.327 30.182.749 30.182.749 9 Tổ KCS+P/liệu 26.860.000 4.029.000 4.029.000 10 Tổ may bao 110.500.000 16.575.000 16.575.000 11 Tổ ép bao bì 86.972.000 13.045.800 13.045.800 12 Tổ phục vụ 28.492.000 4.273.800 4.273.800 13 Tổ sx PVC 99.688.000 14.953.200 14.953.200 Tổng cộng 819.424.994 122.914.349 74.756.749 25.862.100 8.888.280 13.407.220 BẢNG PHÂN BỔ KPCĐ VÀO CHI PHÍ Quý 4/2007 STT Diễn giải TK 3341 TK 3382 Phân bổ tiền lương vào chi phí TK 622 TK 627 TK 641 TK642 1 P.Hành chính 36.543.736 730.875 730.875 2 P.Tài vụ 58.764.620 1.175.292 1.175.292 3 P.Vật tư 128.016.378 2.560.328 640.082 1.024.131 896.115 4 P.Kỹ thuật 66.949.494 1.338.990 1.338.990 5 Tổ tiếp thị 42.930.758 858.615 858.615 6 P.Bảo vệ 39.485.434 789.709 789.709 7 Tổ cơ điện 24.686.348 493.727 493.727 8 Tổ dệt ống 211.488.702 4.229.774 4.229.774 9 Tổ KCS+P/liệu 36.729.622 734.592 734.592 10 Tổ may bao 169.873.663 3.397.473 3.397.473 11 Tổ ép bao bì 117.754.792 2.355.096 2.355.096 12 Tổ phục vụ 28.763.128 575.263 575.263 13 Tổ sx PVC 161.871.579 3.237.432 3.237432 Tổng cộng 1.123.858.254 22.477.166 13.219.775 4.572.363 1.882.746 2.802.282 Cuối kỳ kế toán lên sổ tổng hợp TK 622 SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Từ ngày 01/10/2007 đến 31/12/2007 SDĐK Nợ: Có: TKĐƯ Số tiền Nợ TK 622 Có TK 622 154 807.222.260 3341 660.988.736 3342 58.257.000 3382 13.219.775 3383 74.756.749 Tổng cộng 807.222.260 807.222.260 SDCK Nợ: Có: Đà Nẵng, ngày 17 tháng 01 năm 2008 3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 3.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng Chi phí sản xuất chung bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm như: Chi phí nhân viên phân xưởng; Chi phí vật liệu, phụ tùng thay thế; Chi phí công cụ dụng cụ; Chi phí khấu hao tài sản cố định; Chi phí dịch vụ mua ngoài và Chi phí bằng tiền khác. Các chứng từ sử dụng cho hạch toán chi phí sản xuất chung gồm: Phiếu xuất kho, Phiếu chi, Bảng trích khấu hao TSCĐ, Bảng trích lương nhân viên phân xưởng… Tài khoản sử dụng: TK 627 – Chi phí sản xuất chung 3.2 Phương pháp hạch toán 3.2.1 Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng: Tài khoản sử dụng: TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm: chi phí tiền lương, tiền ăn ca, phụ cấp, các khoản trích theo lương. Để tính chi phí nhân viên phân xưởng căn cứ vào tính tiền lương, tiền ăn ca, các bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ. 3.2.2 Hạch toán chi phí nhiên liệu, công cụ dụng cụ và phụ tùng thay thế: Các khoản chi phí này dùng để sửa chữa máy móc thiết bị và bảo dưỡng máy móc. Căn cứ vào Phiếu xuất kho nhiên liệu, phụ tùng thay thế dùng cho bộ phận sản xuất, kế toán vật tư sẽ tiến hành phân bổ chi phí nhiên liệu và phụ tùng thay thế cho các tổ sản xuất có sử dụng. BẢNG PHÂN BỔ TK 1523 – Nhiên liệu Quý 4/2007 TKĐƯ Bộ phận Số tiền 627 Tổ ống nước 657.239 627 Tổ dệt 146.053 627 Tổ can phao 4.896.834 Tổng cộng 5.700.126 BẢNG PHÂN BỔ TK 1524 – Phụ tùng thay thế Quý 4/2007 TKĐƯ Bộ phận Số tiền 627 Tổ ống nước 14.808.322 627 Tổ may bao 4.576.830 627 Tổ can phao 18.692.645 627 Tổ dệt 75.965.374 627 Tổ màng mỏng 34.228.405 Tổng cộng 148.271.576 3.2.3 Hạch toán công cụ dụng cụ: Đối với công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ thì được tính một lần vào chi phí sản xuất chung trong kỳ, công cụ dụng cụ có giá trị lớn thì được hạch toán vào chi phí trả trước và phân bổ dần qua các kỳ kế toán. Tài khoản sử dụng: TK 6273 – Chi phí công cụ dụng cụ TK 142 – Chi phí trả trước BẢNG PHÂN BỔ TK 153 – Công cụ dụng cụ Quý 4/2007 TKĐƯ Bộ phận Số tiền 627 Tổ ống nước 21.135.236 627 Tổ máy bao 12.255.372 627 Tổ can phao 10.235.251 627 Tổ màng mỏng 36.235.120 627 Tổ bao bì 16.625.750 … … … … … … Tổng cộng 136.574.388 3.2.4 Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định: Chi phí khấu hao tài sản cố định bao gồm: Khấu hao máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, nhà xưởng. Đối với tài sản cố định ở từng tổ thì khấu hao tài sản cố định tổ nào thì tập hợp trực tiếp vào tổ đó. Công ty áp dụng hình thức tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. NG Mk = T Trong đó: Mk : Mức khấu hao năm NG: nguyên giá tài sản cố định T: thời gian khấu hao Mức khấu hao quý = Mức khấu hao năm / 4 Trong kỳ, kế toán theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định ở các tổ và các bộ phận. Cuối quý, kế toán lập bảng tính khấu hao tài sản cố định ở từng tổ sản xuất sau đó lập Bảng tổng hợp khấu hao tài sản cố định để làm căn cứ tập hợp chi phí. BẢNG KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Quý 4/2007 Tên TSCĐ Thời gian khấu hao TSCĐ tính đến 31/12/2007 Khấu hao năm Khấu hao quý Nguyên giá Hao mòn luỹ kế Giá trị còn lại Nhà cửa vật kiến trúc TK đối ứng TK 627 4.012.336.571 3.856.240.320 156.096.251 59.527.452 14.881.863 1. Nhà kho NVL 39 287.360.000 287.360.000 - 7.368.205 1.842.051 2. Nhà kho thành phẩm 40 280.320.000 280.320.000 - 7.008.000 1.752.000 3. Nhà kho sản xuất số1 45 1.008.352.000 1.000.521.452 7.830.548 22.407.822 5.601.956 … … Máy móc thiết bị TK đối ứng TK 627 39.945.125.482 29.325.587.457 10.619.538.025 3.257.125.050 814.281.263 1. Tổ ống nước 10 3.652.785.250 2.125.655.369 1.527.129.881 365.278.525 91.319.631 2. Tổ dệt ống 9 12.450.125.653 8.563.568.254 3.886.557.399 1.383.347.295 345.836.824 3. Tổ màng mỏng 7 6.125.326.420 3.256.524.588 2.868.801.832 875.046.631 218.761.658 … … … … … … … … … … … … Căn cứ bảng tính khấu hao, kế toán ghi vào sổ tổng hợp khấu hao tài sản cố định ở các tổ. SỔ TỔNG HỢP KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Quý 4/2007 STT Bộ phận TK 627 1 Tổ ống nước 91.319.631 2 Tổ tấm trần 40.125.500 3 Tổ dệt ống 345. 836.824 4 Tổ màng mỏng 218.761.658 5 Tổ may bao 25.542.152 … … … Tổng cộng 852.456.125 3.2.5 Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí bằng tiền khác: - Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty là các khoản: tiền điện, tiền nước, chi phí sửa chữa thiết bị… Căn cứ vào các Hoá đơn tiền điện, nước, cuối kỳ kế toán tập hợp và phân bổ các khoản chi phí này theo từng bộ phận sản xuất - Ngoài các khoản chi phí bằng tiền dùng cho sản xuất còn có các khoản chi phí bằng tiền khác dùng cho bộ phận sản xuất: tiền mua giấy bút, nước uống … Cuối kỳ căn cứ vào các Bảng phân bổ và bảng tính khấu hao kế toán vào Sổ chi tiết tài khoản 627 và Sổ tổng hợp tài khoản 627 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Quý 4/2007 TK – Chi phí sản xuất chung SH: 627 Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Ngày Số phiếu Nợ TK 627 Có TK 627 05/10/07 1145 Tiền bv nhựa 1111 157.000 08/10/07 01/N Tiền nước tháng 10/07 3315 1.987.467 09/10/07 01/D Tiền điện từ 28/9-06/10/07 3315 28.504.480 09/10/07 76/1523 Minh/mua chỉ dệt 1523 146.053 11/10/07 126/153 Nhựt/phục vụ sx dép,m/m 153 36.235.120 31/12/07 111/1524 Sửa và thay máy 1524 34.228.405 31/12/07 112/1524 Nhựt/thay máy ép,máy cán 1524 18.692.645 31/12/07 1620 Tiền bv nhựa, kiểm kê 1111 748.000 31/12/07 166/153 Dương/máy ống nước 153 21.135.236 31/12/07 211/3341 Phân bổ tiền lương 3341 228.618.121 31/12/07 224/3342 Phân bổ tiền ăn ca 3342 15.484.500 31/12/07 251/3382 Phân bổ KPCĐ 3382 4.572.363 31/12/07 252/3383 Phân bổ BHXH 3383 34.292.717 … … … … … 31/12/07 627/154 Phân bổ 627 sang 154 154 1.815.542.267 Dựa vào sổ chi tiết tài khoản 627, cuối kỳ kế toán lên sổ tổng hợp TK 627. SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN TK 627– Chi phí sản xuất chung Từ ngày 01/10/2007 đến 31/12/2007 SDĐK Nợ: Có: TKĐƯ Số tiền Nợ TK 627 Có TK 627 1111 156.168.653 11213 29.632.448 1311 23.520.000 1523 5.700.126 1524 148.271.576 153 136.574.388 154 1.815.542.267 155 1.192.066 2141 852.456.125 3315 187.489.801 3341 228.618.121 3342 15.484.500 3382 4.572.363 3383 25.862.100 Tổng cộng phát sinh 1.815.542.267 1.815.542.267 Đà Nẵng, ngày 17 tháng 01 năm 2008 4. Tập hợp chi phí sản xuất Tài khoản sử dụng: TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Cuối kỳ căn cứ vào các khoản chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sản xuất chung đã được kết chuyển kế toán sẽ vào Sổ tổng hợp Chi phí sản xuất. SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Từ ngày 01/10/2007 đến 31/12/2007 SDĐK Nợ: 1.890.901.603 Có: TKĐƯ Số tiền Nợ TK 154 Có TK 154 155 4.889.392 17.031.460.836 3313 194.579.356 621 14.563.218.439 622 831.613.822 627 1.815.542.267 6322 95.093.400 Tổng cộng 17.409.843.276 17.126.554.236 SDCK Nợ: 2.174.190.643 Có: Đà Nẵng, ngày 17 tháng 01 năm 2008 5. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm Do đặc thù của công ty là sản xuất các sản phẩm từ nhựa nên sản phẩm dở dang bao gồm: phế liệu nhựa, các sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất và nhựa nguyên chất. Đối với nguyên liệu nhựa nguyên chất, phế liệu xay chưa sử dụng thì tính theo đơn giá xuất kho nguyên vật liệu. Đối với phế liệu thu hồi được thì tính theo 40-50% đơn giá nguyên vật liệu nguyên chất tuỳ vào loại nguyên vật liệu. Đối với sản phẩm dở dang thì được tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dựa vào mức độ hoàn thành ước tính của sản phẩm. Cuối kỳ căn cứ vào biên bản kiểm kê ở các tổ sản xuất để kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang BIÊN BẢN KIỂM KÊ Thời điểm 31/12/2007 Bộ phận: Tổ ống nước Danh mục vật tư ĐVT Số lượng Hạt nhựa HDPE kg 321 Phế lược hạt nhựa PVC nguyên chất kg 155.5 Phế phẩm ống nước kg 525 Cuối kỳ, sau khi tập hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang, kế toán căn cứ lập bảng tổng hợp thành phẩm nhập kho để lập bảng tính giá thành sản phẩm. BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Quý 4/2007 STT Tên thành phẩm ĐVT Thành phẩm Giá thành công xưởng TK 621 TK 621 VLP TK 622 TLCNSX Số lượng (Quy ra kg) ĐG T.Tiền ĐG T.Tiền ĐG T.Tiền ĐG T.Tiền 1 Bao bì KP(11711kg M) Cái 85.300 16.889,40 4.022,78 343.143.140 3.138,98 267.754.641 104,70 8.930.627 271,26 23.138.519 2 Cuộn KP(241 kg M) 43% Kg 1.652,50 1.652,50 24.119,03 39.856.691 18.801,87 31.070.095 528,77 873.794 1.678,27 2.773.337 3 Manh, bao dệt PP Kg 90.098,70 90.098,70 25.325,42 2.281.787.708 19.992,59 1.801.306.496 528,77 47.641.590 2.312,59 208.361.650 4 Manh dệt PP HD trong PP Kg 77.244,60 77.244,60 26.443,88 2.042.647.015 20.397,82 1.575.621.108 - - 2.440,73 188.533.171 5 Túi PELD các loại Kg 895,10 895,10 25.512,76 22.836.467 22.494,59 20.134.905 - - 764,04 683.893 6 Túi HDPE các loại Kg 29.946,50 29.946,50 25.512,83 755.125.758 22.236,44 665.903.489 140,82 4.216.928 584,45 17.502.119 7 Ống HDPE(226578m) Kg 253.591,74 253.591,74 28.317,48 7.181.079.194 24.331,34 6.170.227.698 86,87 22.028.786 622,02 157.739.784 8 Ống PVC(172666 m) Kg 117.010,98 117.010,98 18.678,68 2.185.611.095 14.398,76 1.684.812.842 423,70 49.577.107 493,67 57.764.946 9 Tấm ốp trần Kg - - - - - - - - - 0 10 Dép, ủng (16598đ) Kg 6.067,75 6.067,75 36.610,14 222.141.156 27.277,69 165.514.192 2.725,44 16.537.303 4.096,95 24.859.255 11 Sản phẩm khác Kg 4.608,65 4.608,65 28.607,92 131.843.874 23.506,81 108.334.661 12,74 58.700 2.493,00 11.489.368 12 Mũ bảo hiểm Cái 24.566,00 10.121,19 74.114,82 1.820.704.586 18.792,44 461.655.022 28.831,59 708.276.955 4.631,98 113.789.241 13 Két bia 50 loại 20 chai Cái - - - - - - - - - 0 14 Két bia 50 loại 20 chai GC Cái - - - - - - - - - 0 15 Dĩa nhựa lớn Cái 2.160,00 183,60 2.168,59 4.684.151 1.830,52 3.953.922 - - - 273.068 16 Dĩa nhựa nhỏ Cái - - - - - - - - - 0 17 Ghế nhựa Cái - - - - - - - - - 0 18 Can 25 lít Cái - - - - - - - - - 0 19 Can 20 lít Cái - - - - - - - - - 0 20 Can 10 lít Cái - - - - - - - - - 0 21 Thẩu 4 lít Cái - - - - - - - - - 0 22 Thẩu 1 lít HD Cái - - - - - - - - - 0 23 Thẩu bột bơ Cái - - - - - - - - 0 CỘNG 608.310,71 17.031.460.836 12.956.289.071 858.141.790 806.908.352 Trong đó SP can phao 20.981,19 0 0 0 0 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Quý 4/2007 STT Tên thành phẩm ĐVT TK 627 ĐL TK 627 KH TK 627 CPSXC TK 154 GC Giá thành công xưởng trừ TK 621, 621 VL ĐG T.Tiền ĐG T.Tiền ĐG T.Tiền ĐG T.Tiền ĐG T.Tiền 1 Bao bì KP(11711kg M) Cái 85,31 7.276.970 149,77 12.775.530 272,76 23.266.853 - 0 779,11 66.457.872 2 Cuộn KP(241 kg M) 43% Kg 853,10 1.409.753 879,41 1.453.226 1.377,60 2.276.486 - 0 4.788,38 7.912.802 3 Manh, bao dệt PP Kg 767,79 69.177.140 294,79 26.559.780 1.377,60 124.120.053 51,29 4.621.000 4.804,06 432.839.623 4 Manh dệt PP HD trong PP Kg 938,41 72.487.376 245,98 19.000.263 600,85 46.412.233 1.820,10 140.592.864 6.046,07 467.025.907 5 Túi PELD các loại Kg 767,79 687.251 108,73 97.327 1.377,60 1.233.091 - 0 3.018,17 2.701.562 6 Túi HDPE các loại Kg 767,79 22.992.709 108,73 3.256.187 1.377,60 41.254.326 - 0 2.838,57 85.005.341 7 Ống HDPE(226578m) Kg 1.023,72 259.607.908 875,92 222.126.802 1.377,60 349.348.217 - 0 3.899,27 988.822.710 8 Ống PVC(172666 m) Kg 1.109,03 129.769.173 875,92 102.492.592 1.377,60 161.194.435 - 0 8.856,23 451.221.146 9 Tấm ốp trần Kg - 0 - - - - - - - - 10 Dép, ủng (16598đ) Kg 1.023,72 6.112.700 108,73 659.768 1.377,60 8.358.938 6.607,01 40.089.661 11 Sản phẩm khác Kg 1.109,23 5.111.150 108,73 501.114 1.377,60 6.348.881 5.088,37 23.450.513 12 Mũ bảo hiểm Cái 511,86 12.574.400 44,80 1.100.512 3.009,97 73.942.964 18.292,17 449.365.492 26.490,78 650.772.609 13 Két bia 50 loại 20 chai Cái - - - - - - - - - 0 14 Két bia 50 loại 20 chai GC Cái - - - - - - - - - 0 15 Dĩa nhựa lớn Cái 85,31 184.270 9,24 19.963 117,10 252.928 - - - 730.229 16 Dĩa nhựa nhỏ Cái 0 17 Ghế nhựa Cái 0 18 Can 25 lít Cái 0 19 Can 20 lít Cái 0 20 Can 10 lít Cái 0 21 Thẩu 4 lít Cái 0 22 Thẩu 1 lít HD Cái 0 23 Thẩu bột bơ Cái 0 CỘNG 587.489.801 390.043.064 838.009.402 594.579.356 3.217.029.975 Trong đó SP can phao 0 0 0 0 0 0 Khw Đà Nẵng, ngày 18 tháng 01 năm 2008 581.689.800 đ 1.500 5.800.000 đ Giám đốc PHẦN III MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG I. Nhận xét chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 1. Ưu điểm: Hệ thống sổ sách kế toán tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống sổ sách kế toán phục vụ cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành cũng tương đối dễ hiểu, dễ tra cứu và hợp lý ở các bộ phận. Trình tự ghi sổ và luân chuyển chứng từ theo hình thức Chứng từ ghi sổ cải biên nên dễ hiểu, rõ ràng thuận tiện cho công tác kiểm tra kế toán tại công ty. Việc áp dụng hệ thống máy tính vào kế toán làm cho công tác kế toán thuận tiện, gọn gàng, dễ dàng theo dõi chi tiết cho các khoản mục, từng nhóm sản phẩm, các khoản mục chi phí… Bộ máy kế toán của công ty tổ chức theo mô hình kế toán tập trung phù hợp với bộ máy kế toán của công ty, bộ máy kế toán được giảm nhẹ, dễ dàng cho việc phân công công tác cho các nhân viên kế toán. 2. Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm trên thì công tác kế toán hạch toán chi phí vẫn còn có một số nhược điểm sau: - Khoản mục chi phí sản xuất chung được tập hợp thành một khoản mục chung rồi phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp cũng chưa được hợp lý, trong chi phí sản xuất chung thì chi phí công cụ dụng cụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế không phát sinh theo tỷ lệ chi phí. - Đối với chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho nhiều tổ thì chi phí này được phân bổ cho các tổ có khối lượng sản phẩm sản xuất nhiều chứ không phân bổ đều cho các tổ, như vậy phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ chưa thật sự thích hợp. - Đối với chi phí điện nước thì được tính chung vào chi phí sản xuất chung như vậy sẽ làm cho việc tính giá thành sản phẩm dễ bị nhầm lẫn, làm cho giá thành sẽ cao hơn. Cần phân bổ chi phí điện nước cho riêng từng bộ phận, dùng cho bộ phận nào thì hạch toán cho bộ phận đó. II. Một số ý kiến đóng góp cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 1. Về công tác kế toán Công ty luôn có chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho cán bộ kế toán, đặc biệt là trình độ quản lý, sử dụng và tổ chức hạch toán công tác kế toán trên máy vi tính. Luôn cập nhật những thay đổi về chế độ kế toán hiện hành để công tác hạch toán luôn đáp ứng yêu cầu quản lý và tiện cho công tác kiểm toán. 2. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty được theo dõi trên tài khoản 621. Tài khoản này chưa được mở chi tiết cho từng khoản mục nên chưa phản ánh được chi tiết cho từng khoản mục. Vì vậy cần mở tài khoản chi tiết cho tài khoant này: - TK 6211 – Chi phí nguyên vật liệu chính - TK 6212 – Chi phí nguyên vật liêu phụ - TK 6213 – Chi phí nhiên liệu 3. Đối với chi phí nhân công trực tiếp Cũng như các khoản mục chi phí khác, kế toán nên phân loại chứng từ theo từng khoản mục chi phí trước khi vào sổ tổng hợp. Vì đặc thù của công ty là tính lương công nhân trực tiếp sản xuất theo sản phẩm nên cần phải có biện pháp phân bổ tiền lương hợp lý theo số lượng sản phẩm sản xuất ra. 4. Đối với chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung phát sinh rất nhiều và thường xuyên ở các bộ phận do đó cần phải theo dõi chi tiết cho từng khoản mục, để có thể phản ánh chính xác và chi tiết cho từng khoản mục thì cũng cần mở các tài khoản chi tiết cho tài khoản chi phí sản xuất chung. Việc mở chi tiết các khoản chi phí dùng cho sản xuất như: Chi phí nhân viên công xưởng, Chi phí vật liệu, phụ tùng thay thế, Chi phí công cụ dụng cụ, Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác sẽ thuận tiện cho công tác kiểm tra, đối chiếu sổ sách. - Đối với chi phí nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế có thể phan bổ theo khối lượng sản phẩm sản xuất ra. - Đối với chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Công ty nên áp dụng tính giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân thời điểm. Vì phương pháp bình quân thời điểm sẽ phản ánh chính xác chi phí bỏ ra cho việc sản xuất sản phẩm, phù hợp với phương pháp kê khai thường xuyên đối với hàng tồn kho. - Đối với chi phí khấu hao TSCĐ: Cần phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ thích hợp vì đây là định phí, khi phân bổ chi phí này vào việc tính giá thành sẽ làm cho giá thành sản phẩm ở mức cao. 5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Đánh giá đúng sản phẩm dở dang cuối kỳ sẽ góp phần xác định đúng giá trị hàng tồn kho. Do vậy cần phải có biện pháp đánh giá sản phẩm dở dang chính xác. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cuối kỳ của tất cả sản phẩm dở dang ở các tổ, được đánh giá mức độ hoàn thành rồi tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ứng với mức độ hoàn thành. Khi tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phải bao gồm cả chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, vì nếu bỏ qua các chi phí này thì giá trị sản phẩm dở dang sẽ không chính xác. Bên cạnh phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho sản phẩm hoàn thành nhập kho thì cũng phải phân bổ cho sản phẩm dở dang. 6. Một số biện pháp đóng góp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm Trong điều kiện thị trường đang trong giai đoạn hội nhập như hiện nay, để sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường, và ngày càng phát triển mạnh hơn nữa thì nhiệm vụ quan trọng trước mắt là nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao uy tín trên thị trường. - Về máy móc thiết bị, nhà xưởng: Cần đầu tư nâng cấp thiết bị máy móc nhà xưởng, nếu có điều kiện thì có thể mua mới dây chuyền công nghệ mới, tiên tiến và hiện đại hơn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu sản phẩm hỏng và phế phẩm. Khai thác tối đa công xuất của máy móc, có kế hoạch cụ thể để định kỳ bảo hành, bảo trì máy móc để phục vụ sản xuất hiệu quả. - Về nhân công: Có chính sách đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao tay nghề của nhân công, để sản phẩm làm ra được hoàn thiện và chất lượng hơn, giảm các thiệt hại sản xuất. - Về chi phí nguyên vật liệu chính: Có chính sách sử dụng thích hợp nguyên vật liệu chính dùng sản xuất trực tiếp để đảm bảo dùng đúng vào từng bộ phận, đảm bảo để không thừa thải. Tiết kiệm chi phí từ khâu đầu vào, tìm kiếm đối tác cung cấp nguyên liệu chính với giá thành hợp lý để tiết kiệm chi phí hơn. KẾT LUẬN Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp sản xuất, do vậy đòi hỏi công tác hạch toán chi phí và tính giá thành phải chính xác, giá thành sản phẩm đóng góp phần quan trọng trong việc kinh doanh của công ty. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng đã giúp em tìm hiểu được thực tế công tác kế toán nói chung và tại công ty nói riêng, đây là những kiến thức hết sức quý báu trang bị cho hành trang vào đời của những sinh viên năm cuối như em. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý công ty, của Thầy giáo hướng dẫn và đặc biệt là các cô chú, anh chị phòng kế toán đã tận tình chỉ bảo giúp em tìm hiểu thực tế công tác kế toán và hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Phan Thanh Hải đã hỗ trợ giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng, các cô chú và anh chị phòng kế toán công ty đã quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty Xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày tháng năm 2008 Sinh viên thực hiện Lương Mạc Linh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18005.doc
Tài liệu liên quan