Để công ty có thể cạnh tranh sản phẩm trên thị trường, công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành không chỉ đơn thuần là thực hiện theo đúng chế độ, chuẩn mực kế toán mà nó còn đòi hỏi người kế toán phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các công cụ kế toán để mang lại nhiều lợi nhuận có thể cho doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, bên cạnh những doanh nghiệp thành công, có không ít những doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế thấp dẫn đến nguy cơ sa sút, phải sát nhập, giải thể hoặc phá sản. Vì vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành cũng như lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập chuyên sâu tại công ty cổ phần Quốc tế Baltic, em nhận thấy rằng công tác kế toán và quản trị tại doanh nghiệp dù chưa đi vào ổn định song về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu quản lý tại công ty. Với một số hạn chế cần khắc phục, em đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty.
78 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Quốc tế Baltic, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sau khi phiếu xuất kho có được đủ chữ ký của người phụ trách bộ phận cung tiêu, thủ kho và người lập, sẽ được lập thành 2 liên: 1 liên lưu tại phòng kế toán và 1 liên lưu tại kho.
Công ty sử dụng cách tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền (phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ).
Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho = số lượng NVL xuất kho x đơn giá bình quân của NVL.
(Khối lượng tồn đầu kì + khối lượng nhập)
Đơn giá bình quân của NVL
=
(Giá trị (tồn đầu kì + tổng giá trị nhập)
Nguyên vật l
Nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp để sản xuất cho sản phẩm nào thì được tính thẳng vào giá trị sản phẩm đó.
Các bút toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp:
TK 154
TK 621
TK 152
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp trong kỳ
NVL xuất kho để sản xuất sản phẩm
TK 111,112,331
Nguyên vật liệu mua sử dụng ngay cho sản xuất sản phẩm
TK 133
Thuế GTGT được khấu trừ
3.1.4. Các chứng từ và sổ kế toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công ty mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất tùy thuộc vào kế hoạch sản xuất và nhu cầu trực tiếp của phân xưởng. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua về được kiểm tra chất lượng tại phòng KCS trước khi nhập kho hay đưa ra phân xưởng sản xuất. Các chứng từ kế toán được sử dụng để ghi nhận sự tồn tại, tăng giảm và chất lượng của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ bao gồm:
+ Bàng kê tổng hợp nhập – xuất – tồn NVL
+ Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
+ Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ
+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kì
Biểu 01:
Bảng kê tổng hợp nhập – xuất – tồn NVL
Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006
Tên hàng
Tồn đầu kì
Nhập trong kì
Xuất trong kì
Tồn cuối kì
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Cồn loại I
59
1 126 000
243
4 637 593
278
5 305 558
24
458 035
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
256 163 268
2 598 761 035
2 792 543 260
62 381 043
Việc xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ được thể hiện như sau đối với cồn loại I:
Đơn giá cồn loại I xuât trong tháng
=
1 126 000 + 4 637 593 59 +243
=
19 084,74 (đ)
Giá trị cồn loại I xuất trong tháng: 19 084,74 x 278 = 5 305 558 (đ)
Biểu 02:
Phiếu xuất kho
Ngày 15 tháng 12 năm 2006
Họ tên người nhận hàng: Hoa
Lý do xuất kho: phân xưởng sản xuất rượu
Xuất tại kho: Long Biên
STT
Tên vật tư,
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
sản phẩm
Theo yêu cầu
Thực xuất
1
Bóng điện
cái
45
45
20 000
900 000
2
Cồn loại I
lít
60
60
19 085
1 145 100
3
Cộng
x
x
x
x
2 045 100
Người nhận hàng
(ký, họ tên)
Phụ trách bộ phận cung tiêu
(ký, họ tên)
Người lập
(ký, họ tên)
Thủ kho
(ký, họ tên)
Biểu 03:
Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006
TK
NVL, CC - DC
Phân xưởng rượu
1521
Cồn
5 305 558
Hương liệu
86 438 109
Glixerin
45 983 540
…
…
Cộng
536 892 371
1522
Than hoạt tính
12 893 461
Cát
36 284 167
Nước
56 398 170
…
…
Cộng
218 648 359
1523
Dầu
92 569 138
Sơn
36 298 108
Mỡ
24 739 105
…
…
Cộng
324 620 884
1524
Phụ tùng thay thế
56 729 153
Cộng
56 729 153
1528
Chai, hộp các loại
32 104 560
…
…
Cộng
286 964 410
1531
Công cụ - dụng cụ
28 059 721
1532
Bao bì luân chuyển
20 156 982
Tổng cộng
1 472 071 880
Biểu 04:
Sổ cái Tài khoản 621
Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006
Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
phân xưởng sản xuất rượu
NT
CT
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
NVL chính xuất cho sx rượu
1521
536 892 371
NVL phụ xuất cho sx rượu
1522
218 648 359
Nhiên liệu xuất cho sx rượu
1523
324 620 884
Vật liệu thay thế cho sx rượu
1524
56 729 153
NVL khác cho sx rượu
1528
286 964 410
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp PX rượu
154
1 423 855 177
Tổng cộng
1 423 855 177
1 423 855 177
3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
3.2.1. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Lương chính, lương phụ, thưởng, phụ cấp trả cho công nhân sản xuất; các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất: BHXH, BHYT, KPCĐ phát sinh trong công ty và nhà máy sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp là một trong những nhân tố quan trọng cấu thành nên giá thành đơn vị sản phẩm. Do vậy, việc tính toán hợp lý, chính xác các khoản phát sinh chi phí nhân công trực tiếp như lương chính, lương phụ, tiền thưởng có tính chất lương,phụ cấp, các khoản trích theo lương có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xác định giá thành sản phẩm.
Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách tiền lương, công ty đã bước đầu xây dựng một chính sách tiền lương khuyến khích người lao động, giúp người lao động yên tâm làm việc trong môi trường công ty mới. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách phụ cấp của công ty cho công nhân viên còn chưa nhất quán, mới chỉ mang tính chất người làm nhiều được hưởng phụ cấp nhiều, vì vậy gây khó khăn cho việc tính toán các khoản ngoài lương chính. Ví dụ: Đối với công nhân làm việc với số công là 25 trở lên (để tính lương sản phẩm) được hưởng 60 000 đồng phụ cấp, số công từ 21 đến 24 được hưởng 50 000 đồng phụ cấp.
3.2.2. Tài khoản sử dụng
Để tập hợp được chi phí nhân công trực tiếp cho phân xưởng sản xuất rượu, kế toán sử dụng tài khoản 622 - chi phí nhân công trực tiếp.
Tài khoản này được chi tiết cấp 2 để làm cơ sơ hạch toán chi phí cho từng sản phẩm rượu:
TK 622Z: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất rượu Zelka Vodka
TK 622B: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất rượu Z Blue Vodka
3.2.3. Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Công ty thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm cho công nhân dựa trên việc qui định đơn giá lương sản phẩm:
Lương sản phẩm = khối lượng sản phẩm hoàn thành x đơn giá lương sản phẩm
Tiền lương của 1 ngày công
=
Tổng lương SP của toàn phân xưởng
Tổng số ngày công của phân xưởng
Lương SP của 1 công nhân = số ngày công x tiền lương của 1 ngày công
Tổng lương = Lương SP + lương TG + phụ cấp + lương thưởng
Thực lĩnh = Lương SP + Lương TG + Phụ cấp + Lương thưởng – BHXH(5%) – BHYT(1%)
Ví dụ: Trong tháng 12, phân xưởng hoàn thành chiết được 30 000 lít rượu Zelka Vodka và 10 000 lít rượu Z Blue Vodka. Đơn giá lương sản phẩm là 600 đ/lít. Tổng số ngày công của phân xưởng là 500 ngày công.
Khi đó, tổng lương sản phẩm của cả phân xưởng trong tháng 12 sẽ là:
30 000 x 600 + 10 000 x 600 = 24 000 000 (đ).
Tiền lương của 1 ngày công = 24 000 000/500 = 48 000 (đ)
Lương sản phẩm của 1 công nhân có số ngày công là 25 sẽ là:
48 000 x 25 = 1 200 000 (đ)
Trong tháng 12, công nhân đó được hưởng lương thời gian là 280 000 đ, phụ cấp là 60 000.
Tổng lương: 1 200 000 + 280 000 + 60 000 = 1 540 000 (đ)
Khoản BHXH bị khấu trừ vào lương công nhân:
1 540 000 x 5% = 77 000 (đ)
Khoản BHYT bị khấu trừ vào lương công nhân:
1 540 000 x 1% = 15 400 (đ)
Như vậy, lương thực lĩnh của công nhân này sẽ là:
1 540 000 – 77 000 – 15 400 = 1 447 600 (đ)
Công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất trực tiếp mà tháng nào phát sinh chi phí thì tính luôn vào chi phí sản xuất trong tháng như một khoản phải trả cho công nhân sản xuất.
Ví dụ: Trong tháng 12 năm 2006, phân xưởng có 2 công nhân nghỉ phép với tổng số tiền lương nghỉ phép là 2 000 000 đồng. Kế toán sẽ hạch toán khoản phát sinh này như sau:
Nợ TK 622: 2 000 000
Có TK 334: 2 000 000
Bên cạnh đó, công ty thực hiện việc trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng chính sách của Nhà nước, đảm bảo đúng lợi ích, nghĩa vụ của công ty và lao động: BHXH là 15%, BHYT là 2% trên lương cơ bản, KPCĐ là 2% trên lương thực trả công nhân sản xuất và hạch toán vào chi phí sản xuất; còn 6% (BHXH 5%, BHYT 1%) khấu trừ vào lương của người lao động.
Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp:
Lương chính, lương phụ và phụ cấp phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất SP
TK 154
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cuối kỳ
TK 338
TK 622
TK 334
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT trên tổng lương của công nhân trực tiếp theo tỉ lệ quy định (19%)
3.2.4. Các chứng từ và sổ kế toán hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Công ty theo dõi số lượng lao động và sự biến động số lao động thông qua sổ “danh sách lao động”. Việc tăng giảm lao động được thể hiện trên các chứng từ về tuyển dụng, nâng bậc, chuyển công tác,… được lấy làm cơ sở để ghi vào sổ “danh sách lao động”.
Các chứng từ làm căn cứ để kế toán hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương bao gồm:
+ Bảng chấm công
+ Bảng chấm công làm thêm giờ
+ Giấy đi đường
+ Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng
+ Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành
+ Bảng kê trích lập các khoản theo lương
+ Bảng phẩn bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Biểu 05:
BẢNG CHẤM CÔNG
Phân xưởng sản xuất rượu
Tháng 12 năm 2006
STT
Họ và tên
Cấp bậc lương hoặc chức vụ
Ngày trong tháng
Quy ra công
1
2
…
31
Số công hưởng lương sản phẩm
Số công hưởng lương thời gian
Tổng
1
Nguyễn Mai Anh
Công nhân PX rượu
P
+
…
P
23
2
25
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
467
48
515
Trong đó:
P: công hưởng lương sản phẩm
+: công hưởng lương thời gian
Biểu 06:
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Phân xưởng sản xuất rượu
Tháng 12 năm 2006
Họ và tên
Chức danh
Lương sản phẩm
Lương thời gian
Phụ cấp
Tổng lương
Các khoản khấu trừ
Thực lĩnh
Số công
Tiền
Số công
Tiền
BHXH (5%)
BHYT
(1%)
Trần Văn Bình
CN
25
1 204 200
4
280 000
60 000
1 544 200
77 210
15 442
1 451 548
Nguyễn Thị Chi
CN
21
1 011 500
2
135 000
50 000
1 196 500
59 825
11 965
1 124 710
Đào Văn Dũng
CN
24
1 156 000
2
126 000
50 000
1 432 000
71 600
14 320
1 346 080
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Tổng
x
467
22 493 800
48
3 026 000
1 270 000
26 789 800
1 478 090
301 618
25 010 102
Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương của phân xưởng từng tháng trong kỳ hạch toán, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương vào cuối tháng. Cuối quý, máy từ bảng thanh toán lương hàng tháng và bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, máy tính tự động chạy số liệu lên Sổ cái TK 622 để kế toán theo dõi chi phí lương nhân viên trực tiếp tại phân xưởng.
Bieu 07:
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tháng 12 năm 2006
STT
Ghi Có TK
TK 334 - Phải trả người lao động
TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Tổng cộng
Ghi Nợ TK
Lương
Phụ cấp
Các khoản khác
Cộng Có TK 334
KPCĐ
BHXH
BHYT
Cộng Có TK 338
1
TK 622
22 219 800
1 120 000
-
23 339 800
466 796
3 500 970
466 796
4 434 562
27 774 362
2
TK 627
3300000
150 000
-
3 450 000
69 000
517 500
69 000
655 500
4 105 500
3
TK 641
122 936 000
5 110 000
-
128 046 000
2 560 920
19 206 900
2 560 920
24 328 740
152 374 740
4
TK 642
38 589 000
2 064 000
-
40 653 000
813 060
6 097 950
813 060
7 724 070
48 377 070
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Tổng cộng
187 044 800
8 444 000
5 120 000
200 608 800
3 909 776
32 115 000
4 026 000
40 050 776
240 659 576
Biểu 08:
SỔ CÁI TK 622
Từ ngày 01/10/2006 đến 31/12/2006
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng sản xuất rượu
Ngày
CT
Diễn giải
TK đối ứng
PS nợ
PS có
Lương phải trả CNSX trực tiếp
334
75 456 600
Trích KPCĐ
3382
1 605 326
Trích BHXH
3383
12 040 946
Trích BHYT
3384
1 236 400
Kết chuyển CP nhân công trực tiếp
154
90 339 272
Tổng phát sinh
90 339 272
90 339 272
3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
3.3.1. Nội dung chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung bao gồm các chi phí phát sinh có tính chất phục vụ và quản lý tại phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản mục:
Chi phí vật liệu
Chi phí công cụ dụng cụ
Chi phí lương, phụ cấp phải trả công nhân viên quản lý phân xưởng và các khoản trích theo tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
3.3.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản được sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất chung tại phân xưởng là TK 627 – chi phí sản xuất chung, được theo dõi chi tiết đến TK cấp 2:
6271: chi phí nhân viên phân xưởng
6272: chi phí vật liệu
6273: chi phí công cụ dụng cụ
6274: chi phí khấu hao TSCĐ
6277: chi phí dịch vụ mua ngoài
6278: chi phí bằng tiền khác
Các chi phí sản xuất chung phát sinh phân bổ cho hai loại rượu được tập hợp vào 2 tài khoản cấp 2 phục vụ mục đích tính giá thành từng loại:
TK 627Z: chi phí chung sản xuất rượu Zelka Vodka
TK 627B: chi phí chung sản xuất rượu Z Blue Vodka
3.3.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung tại phân xưởng sản xuất rượu
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung tại phân xưởng được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
TK 111,152,138
TK 154
Chi phí công ty mua ngoài và chi phí bằng tiền khác
TK 111,112,331
Khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng
TK 214
Công cụ, vật liệu sản xuất dùng phục vụ sản xuất
TK 152,153
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT
(phần tính vào chi phí sản xuất)
Lương và phụ cấp trả cho nhân viên phân xưởng
TK 338
TK 627
TK 334
Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí sản xuất chung
Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cuối kỳ
TK 133
VAT
3.3.3.1. Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương. Những nhân viên này không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm ở doanh nghiệp mà họ thực hiện nhiệm vụ quản lý. Vì vậy, lương họ nhận được chủ yếu là lương thời gian. Các chi phí nhân viên phân xưởng phát sinh được tập hợp vào TK 6271 – chi phí nhân viên phân xưởng.
Ví dụ: Trích “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội” tháng 12 năm 2006:
Căn cứ vào dòng Nợ TK 627 và Cộng Có TK 334, TK 338 ta có:
Lương phải trả cho nhân viên phân xưởng: 3 450 000
Các khoản trích theo lương: 655 500
Số tổng cộng: 4 105 500
Từ Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, máy tính sẽ tự động tập hợp số liệu lên Nhật ký chứng từ số 7 vào cuối quý.
3.3.3.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong phân xưởng
Ngoài nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, công ty còn sử dụng một số nguyên vật liệu mang tính chất sử dụng chung cho toàn phân xưởng như: nguyên vật liệu dùng sửa chữa thường xuyên TSCĐ, nguyên vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng, vật liệu xây dựng, vật liệu điện,… Hàng tháng, khi có nhu cầu về vật tư, trưởng bộ phận đề nghị bằng sổ xin lĩnh vật tư để từ đó kế toán vật tư viết phiếu xuất kho. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho để xuất vật tư cho phân xưởng. Việc tính giá của nguyên vật liệu sử dụng chung cho phân xưởng tương tự như đối với nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trực tiếp. Các chi phí này phát sinh được tập hợp vào TK 6272 – chi phí vật liệu.
Biểu 09:
BẢNG KÊ CHI TIẾT XUẤT VẬT TƯ
Tháng 12 năm 2006
Số lượng:
Thành tiền: 2 458 300
Kho
Ngày
CT
Tên vật tư
Diễn giải
TK
đối ứng
ĐV tính
SL
ĐG
Thành tiền
01/11/2006
PX 62
Dây điện
Xuất cho PX rượu
6272
m
100
2 420
242 000
05/11/2006
PX 65
Khẩu trang
Xuất cho PX rượu
6272
cái
25
4 500
112 500
09/11/2006
PX 69
Găng tay
Xuất cho PX rượu
6272
cái
22
8 000
176 000
…
…
…
…
…
…
…
…
…
x
x
x
Cộng
x
x
x
2 458 300
3.3.3.3. Hạch toán chi phí công cụ dụng cụ sử dụng trong phân xưởng
Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng 1 lần, có giá trị nhỏ, kế toán phân bổ vào chi phí ngay khi sử dụng. Còn đối với công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài thì kế toán phân bổ dần vào chi phí, hạch toán vào TK 6273 – chi phí công cụ dụng cụ. Công cụ dụng cụ sản xuất ở phân xưởng bao gồm: đồ dùng văn phòng, búa, cờ lê, mỏ lết,…
Giá trị công cụ dụng cụ sử dụng nhiều kì được hạch toán:
Nợ TK 142
Có TK 153
Hàng kì, khi công cụ dụng cụ được xuất dùng cho phân xưởng, kế toán hạch toán:
Nợ TK 627
Có TK 142
3.3.3.4. Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định của công ty bao gồm nhiều tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng nhiều năm: máy móc, thiết bị động lực, vật kiến trúc,… Công ty mở sổ chi tiết để theo dõi khấu hao từng loại tài sản cố định. Mỗi khi phát sinh một TSCĐ mới, kế toán nhập mã, khai thông tin về TSCĐ và phân xưởng sử dụng TSCĐ đó trên máy tính. Máy sẽ tự động tính khấu hao và giá trị còn lại của từng tài sản cố định. Dựa trên số liệu đó, kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết tài sản cố định vào cuối mỗi quí.
Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Mức khấu hao bình quân trong năm = nguyên giá tài sản x tỉ lệ khấu hao năm
Mức khấu hao bình quân tháng = Mức khấu hao bình quân năm/12
Việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện bắt đầu từ ngày mà tài sản cố định tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Việc tính và phân bổ khấu hao sản phẩm được thực hiện trên Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Khi phát sinh TSCĐ mới, kế toán TSCĐ căn cứ vào bảng năm dự kiến sử dụng các TSCĐ của Nhà nước để xác định tỉ lệ khấu hao của từng loại.
Biểu 10:
SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Từ 01/01/2006 đến 31/12/2006
Đơn vị tính: đồng
Tên TSCĐ
Ngày đưa vào sử dụng
Nơi sử dụng
Nguyên giá
Tỷ lệ KH năm
Mức KH
năm
Khấu hao
lũy kế
Giảm nguyên giá
Giá trị còn lại
Nhà xưởng sản xuất
07/06/2005
Phân xưởng sản xuất
1 569 435 000
0.04
62 777 400
94 166 100
1 475 268 900
Xe tải 15 tấn
07/06/2005
Phân xưởng sản xuất
450 008 000
0.03
13 500 240
20 250 360
429 757 640
Nhà kho L1
15/05/2005
Phân xưởng sản xuất
530 237 000
0.16
84 837 920
127 256 880
402 980 120
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
43 526 739 000
870 364 530
8 641 794 600
34 884 944 400
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Biểu 11:
BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Từ 01/10/2006 đến 31/12/2006
Đơn vị tính: đồng
STT
Tên TSCĐ
Tỉ lệ khấu hao
Nguyên giá
Số khấu hao
TK 6274
TK 641
642
1
Nhà xưởng sản xuất
0.04
1 569 435 000
62 777 400
62 777 400
2
Máy cất
0.14
60 450 900
8 463 126
8 463 126
3
Thùng chứa
0.4
7 968 000
3 187 200
3 187 200
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
43 526 739 000
290 121 510
116 203 784
99 730 000
74 187 726
Người lập bảng
Kế toán trưởng
3.3.3.5. Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí dịch vụ mua ngoài chủ yếu là điện, nước, điện thoại,… sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các chi phí này được tập hợp trên TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Các chi phí phát sinh đối với điện nước được hạch toán trên Nhật ký chứng từ số 5, chi tiết “Công ty Điện lực thành phố Hà Nội” và “Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội”; còn các chi phí phát sinh đối với điện thoại hàng tháng được phản ánh trên Nhật ký chứng từ số 2 do công ty thường xuyên thanh toán khoản này qua ngân hàng.
Biểu 12:
BẢNG PHÂN BỔ ĐIỆN NƯỚC
Tháng 12 năm 2006
TK ghi Nợ
Điện
Nước
Lượng
Đơn giá
Thành tiền
Lượng
Đơn giá
Thành tiền
6277
25 483
862
21 966 346
1 274
8 002
10 194 548
641
10 750
862
9 266 500
646
8 002
5 169292
642
4 038
862
3 480 756
235
8 002
1 880 470
Cộng
40 271
34 713 602
2 155
17 244 310
3.3.3.6. Chi phí bằng tiền khác
Chi phí bằng tiền khác là các chi phí ngoài các khoản chi phí đã kể ở trên như: tiếp khách, hội họp, hội nghị,… Từ các chứng từ gốc ban đầu liên quan đến chi phí bằng tiền, kế toán hạch toán vào Nhật ký chứng từ số 1, số 2 và số 10. Khi phát sinh chi phí thì tập hợp vào TK 6278 – chi phí bằng tiền khác.
3.3.4. Chứng từ và sổ kế toán hạch toán chi phí sản xuất chung
Từ các bảng kê, bảng phân bổ, sổ chi tiết, kế toán tiến hành hạch toán chi phí sản xuất chung của phân xưởng lên Sổ tồng hợp TK 627.
Biểu 13:
SỔ CÁI TK 627
Chi phí sản xuất chung phân xưởng rượu
Từ ngày 01/10/2006 đến 31/12/2006
Đơn vị tính: đồng
Ngày
CT
Diễn giải
TK đối ứng
PS Nợ
PS Có
Lương phải trả cho nhân viên PX rượu
334
17 462 000
Các khoản trích theo lương của nhân viên PX rượu
338
1 094 300
Vật liệu xuất dùng cho PX rượu
152
8 326 000
Công cụ dụng cụ xuất dùng cho PX rượu
153
36 500 000
Khấu hao TSCĐ
214
116 203 784
Tiền chi cho dịch vụ mua ngoài
111
169 567 942
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
154
349 154 026
Tổng phát sinh
349 154 026
349 154 026
3.4. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất
3.4.1. Thiệt hại về sản phẩm hỏng
Quá trình sản xuất thể sản xuất ra một số sản phẩm không đúng như tiêu chuẩn của công ty về mùi vị, nồng độ, màu sắc, mẫu mã,… sẽ tạo ra những sản phẩm hỏng. Công ty thực hiện hạch toán thiệt hại như sau:
Đối với sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được, các chi phí phát sinh để sửa chữa sản phẩm đó được cho vào chi phí sản xuất sản phẩm, làm tăng giá thành sản phẩm:
Nợ TK 154
Có TK 111, 152, 153,…
Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được, trong trường hợp trước khi nhập kho phát hiện sản phẩm hỏng, kế toán sẽ hạch toán giảm giá trị chi phí sản xuất trong kỳ và tăng phải thu khác:
Nợ TK 138
Có TK 154
Còn trong trường hợp sau khi nhập kho phát sinh sản phẩm hỏng, kế toán hạch toán giá trị sản phẩm hỏng vào chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 642
Có TK 155
3.4.2. Thiệt hại về ngừng sản xuất.
Sản phẩm rượu của công ty có tính mùa vụ cao nên trong năm công ty có những tháng ngừng sản xuất. Hơn nữa, vì một sự cố không mong muốn nào đó, việc ngừng sản xuất không mong muốn có thể làm quá trình sản xuất bị gián đoạn, gây khó khăn cho việc cung ứng sản phẩm trên thị trường và tăng các chi phí khác. Hiện tại kế toán công ty qui định: các khoản phát sinh chi phí về ngừng sản xuất được tập hợp vào TK 627, TK 641, TK 642 phụ thuộc vào nơi phát sinh chi phí.
Nợ TK 627, TK 641, TK 642
Có TK 111, 112
II. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang tại phân xưởng rượu
1. Tồng hợp chi phí sản xuất tại phân xưởng rượu
1.1. Tài khoản sử dụng
Để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ công tác tính giá thành, công ty sử dụng TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (phân xưởng rượu).
1.2. Phương pháp hạch toán
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã được tập hợp trên TK 621 (số liệu trên Sổ cái TK 621) vào TK 154:
Nợ TK 154
Có TK 621
Két chuyển chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trên TK 622 (số liệu trên Sổ cái TK 622) vào TK 154:
Nợ TK 154
Có TK 622
Kết chuyển chi phí sản xuất chung được tập hợp trên TK 627 (số liệu trên sổ cái TK 627) vào TK 154:
Nợ TK 154
Có TK 627
Cuối kì, máy tính tự động tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và phản ánh lên Nhật ký chứng từ số 7, sau đó vào sổ cái TK 154.
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất
TK 152
TK 154
TK 621
Giá trị hế liệu thu hồi nhập kho
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cuối kỳ
TK 622
TK 632
Kết chuyển chi phí sản xuất chung cuối kỳ
TK 627
TK 155-TP
TK 138
Giá trị sản phẩm hỏng
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cuối kỳ
Sản phẩm hoàn thành nhập kho (tổng giá thành sản xuất thực tế)
Sản phẩm hoàn thành không nhập kho, bán thẳng (tổng giá thành sản xuất thực tế)
1.3. Sổ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Biểu 14:
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7
Từ ngày 01/10/2006 đến 31/12/2006
Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp
STT
Ghi Có
152
153
154
334
338
214
621
622
627
NKCT khác
Cộng
NKCT số 1
…
Ghi Nợ
1
154
1 423 855 177
90 339 272
349 154 026
…
1 863 348 475
2
621
1 423 855 177
…
1 423 855 177
3
622
75 456 600
14 882 672
…
90 339 272
4
627
8 326 000
36 500 000
17 462 000
1 094 300
116 203 784
169 567 942
…
349 154 026
5
641
380 200 000
70 986 000
99 730 000
…
765 236 101
6
642
11 716 703
116 565 000
19 458 300
74 187 726
…
264 963 450
7
Cộng A
1 432 181 177
48 216 703
589 683 600
86 962 672
290 121 510
1 423 855 177
90 339 272
349 154 026
169 567 942
…
4 756 896 501
8
155
9
156
10
632
11
152
12
111
13
131
14
Cộng B
15
Tổngcộng
16
(A + B)
2. Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang trong đơn vị
Sản phẩm dở dang sau quá trình sản xuất rượu bao gồm: rượu tinh, nguyên liệu pha chế, than dư, vỏ chai, nhãn mác,…
Việc đánh giá sản phẩm dở dang là một trong những nhân tố quyết định đến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản phẩm hoàn thành trong kì. Đánh giá sản phẩm dở dang là đánh giá phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kì phải chịu được thực hiện sau khi có sự kiểm kê sản phẩm dở dang. Ban kiểm kê tiến hành kiểm kê sản phẩm dở dang về mặt số lượng, lập biên bản và báo cáo kiểm kê gửi lên phòng tài vụ công ty để kế toán giá thành có căn cứ đánh giá giá trị sản phẩm sản xuất.
Doanh nghiệp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính và giá trị nguyên vật liệu phụ còn dư nằm tại phân xưởng.
Tổng giá trị
SPDD
=
Giá trị NVL chính nằm
trong SPDD
+
Giá trị NVL phụ còn dư
nằm tại phân xưởng
Giá trị NVL chính
nằm trong SPDD
=
sản lượng NVL chính nằm trong SPDD
x
giá xuất kho NVL chính (theo phương pháp BQ cả kì dự trữ)
Giá trị nguyên vật liệu phụ còn dư nằm tại phân xưởng là giá trị nguyên vật liệu phụ xuất kho ( theo phương pháp bình quân cả kì dự trũ) nhưng chưa được sử dụng.
Ví dụ: Tại ngày cuối kỳ xác định được có 100 lít cồn đang được sử dụng nằm trong sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất, giá mỗi lít cồn nhập về là 19 058 đồng. Bên cạnh đó, kiểm kê được giá trị sản phẩm phụ xuất dùng cho phân xưởng nhưng chưa đi vào sản phẩm sản xuất bao gồm: than hoạt tính, phẩm màu, cát, đá,… là 500 000 đồng. Khi đó ta tính được tổng giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bằng:
100 x 19 058 + 500 000 = 2 405 800 (đồng).
III. Tính giá thành sản phẩm rượu hoàn thành tại công ty cổ phần Quốc tế Baltic
1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành sản phẩm hoàn thành tại công ty
Công ty thực hiện tính giá thành sản phẩm hoàn thành sau mỗi đợt nhập cồn. Mỗi năm công ty thường có 4 đợt nhập cồn, mỗi đợt thường vào đầu quí để cung ứng cho sản xuất; số lượng cồn nhập phụ thuộc vào việc tính toán, dự kiến số lượng sản phẩm rượu có thể tiêu thụ, công suất hoạt động của máy móc và năng suất của người lao động. Đối tượng tính giá của công ty là sản phẩm rượu Zelka Vodka và Z Blue Vodka.
2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm rượu tại công ty
Công tác tính giá thành được thực hiện sau khi hoàn tất việc tập hợp chi phí từ các tài khoản chi tiết của 621, 622, 627 cho từng sản phẩm rượu. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được chi tiết cho từng loại rượu và được kết chuyển vào TK 154 (chi tiết cho từng loại rượu ) trước khi tính giá thành.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp đều là khoản chi phí phí trực tiếp, song chi phí nhân công trực tiếp không thể tập hợp trực tiếp vào từng sản phẩm để tính giá thành, do công nhân trong phân xưởng thực hiện sản xuất cả hai loại rượu. Vì vậy, kế toán tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo tỉ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Cách phân bổ như sau:
Xác định tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của mỗi loại rượu trên tổng số chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Lấy đó làm tỷ lệ để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm rượu và chi phí sản xuất chung (bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác). Riêng đối với chi phí nguyên vật liệu xuất dùng chung cho cả 2 sản phẩm rượu được phân bổ gián tiếp vào giá trị mỗi loại rượu theo định mức tiêu hao của mỗi loại rượu:
Định mức tiêu hao theo hệ số của mỗi loại rượu
Tổng chi phí nguyên vật liệu cần phân bổ
Chi phí nguyên vật liệu phân bổ cho mỗi loại rượu
Tổng định mức tiêu hao theo hệ số của các loại rượu
x
=
Ví dụ: Công ty qui định định mức tiêu hao theo hệ số của rượu Zelka Vodka là 1.5, còn của rượu Z Blue Vodka là 1.2; tổng chi phí vật liệu có có vai trò là chi phí sản xuất chung là 10 450 000 đ, thì:
Chi phí vật liệu phân bổ cho rượu Zelka Vodka
= 1.5 x
10 450 000
2.7
= 5 805 556 (đ)
Chi phí vật liệu phân bổ cho Z Blue Vodka:
= 10 450 000 - 5 805 556 = 4 644 444
GTSP DDĐK + CPSX PS trong kì – GTSP DDCK
Dựa vào sổ tổng hợp TK 154 và sổ chi tiết TK 154Z và TK 154B ( sổ chi tiết cho 2 loại rượu Zelka Vodka và Z Blue Vodka) theo dõi tập hợp chi phí cho 2 loại rượu, kế toán xác định giá thành sản phẩm hoàn thành cuối kì:
=
Z đơn vị SP
Khối lượng SP hoàn thành trong kỳ
Biểu 15:
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH RƯỢU ZELKA VODKA
Quý 4 năm 2006
STT
Chỉ tiêu
Giá trị
1
I. Chi phí SXKDDD đầu kì (đ)
125 718 435
2
3
4
5
II. Chi phí sản xuất phát sinh trong kì (đ)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (đ)
Chi phí nhân công trực tiếp (đ)
Chi phí sản xuất chung (đ)
1 128 975 974
852 309 756
53 203 563
218 462 655
6
III. Chi phí SXKDDD cuối kỳ (đ)
163 343 979
7
IV. Tổng giá thành rượu Zelka Vodka sản xuất (đ)
1 086 350 430
8
VI. Sản lượng rượu Zelka Vodka (lít)
88 321
9
VII. Giá thành đơn vị rượu Zelka Vodka (đ/l)
12 300,02
Biểu 16:
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH RƯỢU Z BLUE VODKA
Quý 4 năm 2006
STT
Chỉ tiêu
Giá trị
1
I. Chi phí SXKDDD đầu kì (đ)
50 871 568
2
3
4
5
II. Chi phí sản xuất phát sinh trong kì (đ)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (đ)
Chi phí nhân công trực tiếp (đ)
Chi phí sản xuất chung (đ)
728 372 471
559 650 249
35 135 709
128 691 341
6
III. Chi phí SXKDDD cuối kỳ (đ)
153 883 659
7
IV. Tổng giá thành rượu Z Blue Vodka sản xuất (đ)
620 465 208
8
VI. Sản lượng rượu Z Blue Vodka (lít)
47 349
9
VII. Giá thành đơn vị rượu Z Blue Vodka (đ/l)
13 104,08
Biểu 17:
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Phân xưởng sản xuất rượu
Tài khoản: 154Z
Tên sản phẩm: Rượu Zelka Vodka
Ngày tháng ghi sổ
CT
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Ghi Nợ TK 154 - Zelka Vodka
Số hiệu
Ngày tháng
Số dư đầu kỳ
125 718 435
Số phát sinh trong kỳ
Kết chuyển chi phí NVLTT
621Z
852 309 756
Kết chuyển chi phí NCTT
622Z
53 203 563
Kết chuyển chi phí SXC
627Z
218 462 655
Cộng số phát sinh trong kỳ
x
1 123 975 947
Ghi Có TK 154Z
155Z
1 086 350 430
Số dư cuối kỳ
x
163 343 979
Biểu 18:
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Phân xưởng sản xuất rượu
Tài khoản: 154B
Tên sản phẩm: Rượu Z Blue Vodka
Ngày tháng ghi sổ
CT
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Ghi Nợ TK 154 - Z Blue Vodka
Số hiệu
Ngày tháng
Số dư đầu kỳ
50 871 568
Số phát sinh trong kỳ
Kết chuyển chi phí NVLTT
621B
559 650 249
Kết chuyển chi phí NCTT
622B
35 135 709
Kết chuyển chi phí SXC
627B
128 691 341
Cộng số phát sinh trong kỳ
x
723 477 299
Ghi Có TK 154B
155B
620 465 208
Số dư cuối kỳ
x
153 883 659
Biểu 19:
Sổ cái Tài khoản 154
Từ ngày 01/10/2006 đến 31/12/2006
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phân xưởng sản xuất rượu
SDĐK: Nợ: 176 590 003
SDCK: Nợ: 317 227 638
NT
CT
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
621
1 423 855 177
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
622
90 339 272
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
627
349 154 026
Phế liệu thu hồi nhập kho
152
6 000 030
Giá trị sản phẩm hỏng trong sản xuất
138
9 895 172
Kết chuyển giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ
155
1 706 815 638
Cộng phát sinh
x
1 863 348 475
1 722 710 840
IV. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành sản phẩm
Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phâm rượu
Quý 4 năm 2006
Sản lượng sản xuất
Thực tế (lít)
Giá thành sản xuất thực tế đơn vị sản phẩm (đ/l)
Giá thành sản xuất kế hoạch đơn vị sản phẩm (đ/l)
Zelka
Z Blue
Zelka
Z Blue
Zelka
Z Blue
88 321
47 349
12 300,02
13 104,08
11 000
12 000
Gọi Q1i là sản lượng sản xuất kỳ thực hiện của từng loại rượu
Z0i, Z1i là giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm kỳ KH, kỳ TH của từng loại rượu
Ta có Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch giá thành sản phẩm:
% hoàn thành kế hoạch Z sản phẩm
=
∑ Q1i x Z1i
∑ Q1i x Z0i
x 100
Thay giá trị tương ứng với các biến trong công thức trên ta được:
% hoàn thành kế hoạch Z sản phẩm
=
88 321 x 12 300,02 + 47 349 x 13 104,08
88 321 x 11 000 + 47 349 x 12 000
x 100 = 110,85(%)
Trong đó:
% hoàn thành KH Z rượu Zelka
=
12 300,02
11 000
x 100 = 111,82 (%)
% hoàn thành KH Z rượu Z Blue
=
13 104,08
12 000
x 100 = 109,2 (%)
Cả 3 tỉ lệ trên đều lớn hơn 100 % chứng tỏ công ty không hoàn thành kế hoạch giá thành sản phẩm sản xuất chung và kế hoạch giá thành sản phẩm sản xuất riêng cho cả hai loại sản phẩm rượu. Nguyên nhân có thể là do công ty sử dụng chưa hợp lý, tiết kiệm nguồn đầu vào, gây tình trạng lãng phí nguyên vật liệu, hoặc do công ty lập chỉ tiêu giá thành đơn vị kế hoạch sản xuất không phù hợp với qui mô, cơ cấu và khả năng sản xuất của máy móc và lao động.
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM RƯỢU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BALTIC
I. Nhận xét, đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức công tác kế toán và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm rượu tại công ty cổ phần Quốc tế Baltic.
1. Những ưu điểm về tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức công tác kế toán và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty
1.1. Về tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức khoa học, hợp lý, phân cấp quản lý rõ ràng tạo ra sự chuyên môn hoá trong từng phòng ban. Nhờ đó, các phòng ban hoạt động có hiệu quả, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho lãnh đạo công ty, giúp cho lãnh đạo công ty giám sát được tình hình kinh doanh, phân tích được diễn biến thị trường, ra những quyết định đúng đắn.
Công ty luôn quan tâm nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng từ đó sản xuất ra các sản phẩm rượu có mùi vị đặc trưng, chất lượng đảm bảo, mẫu mã đẹp và bao bì lịch sự.
Công ty cũng áp dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất sản phẩm và không ngừng học hỏi, sáng tạo từ những công ty sản xuất rượu lớn, có uy tín trên thế giới.
Công ty cũng đã xây dựng được một hệ thống phân phối rộng lớn trên cả nước, từ Bắc vào Nam, từ bán lẻ, siêu thị đến các đại lý, tích cực mở rộng thị trường vốn đã rất khó khăn trong cạnh tranh.
1.2. Về tổ chức công tác kế toán
Công ty thực hiện hạch toán dựa trên chế độ kế toán và tuân thủ chế độ qui định.
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung là rất phù hợp với qui mô hiện nay của doanh nghiệp, giúp cho việc tổng hợp số liệu được nhanh chóng, kịp thời và thống nhất.
Về sổ sách kết toán:
Việc thực hiện ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ cùng với hệ thống sổ chi tiết, sổ tổng hợp kết hợp với sự hỗ trợ của hệ thống kế toán máy giúp quản lý hiệu quả, chặt chẽ đầu ra và đầu vào cho doanh nghiệp; giảm nhiều công sức trong việc ghi chép và phản ánh số liệu kế toán.
Công ty sử dụng nhiều mẫu sổ mà chế độ qui định và hướng dẫn đã đáp ứng được đầy đủ thông tin cần thiết cho doanh nghiệp.
Về hệ thống tài khoản:
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo qui định của chế độ và chi tiết cụ thể cho các tài khoản đã đáp ứng nhu cầu theo dõi, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Về trang thiết bị làm việc:
Công ty đã cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho các kế toán viên: đầu tư một hệ thống máy tính làm việc hiệu quả, sử dụng phần mềm chuyên dụng, nối mạng internet và mạng nội bộ, giúp cho việc xử lý số liệu nhanh chóng cũng như kết nối với số liệu của các máy tính với nhau.
Về đội ngũ nhân viên kế toán:
Đội ngũ nhân viên kế toán của công ty là những người làm việc nhiệt tình, năng động, có trình độ. Công việc kế toán được phân công rõ ràng, không chồng chéo tạo ra tính hiệu quả trong công tác kế toán.
Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành:
Công ty theo dõi hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là hợp lý và đảm bảo việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho doanh nghiệp.
Việc tập hợp chi phí cho từng loại sản phẩm rượu, các tài khoản chi phí được chi tiết cho từng nhóm chi phí và từng loại rượu là có căn cứ khoa học và hợp lý cho công tác kế toán tại doanh nghiệp.
Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, kế toán công ty lựa chọn phương pháp kê khai thường xuyên là thích hợp. Đây là phương pháp có độ chính xác cao, có thể xác định được tình hình nhập, xuất, tồn ở bất kì thời điểm nào. Việc sử dụng phương pháp này cũng giúp cho công ty theo dõi được số tổng hợp của các phiếu xuất vật tư một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, là một công ty mới bước vào hoạt động nên công tác kế toán của công ty đã bộc lộ một số những nhược điểm mà công ty cần có biện pháp điều chỉnh để nâng cao hiệu quả quản lý.
2.Những tồn tại trong hệ thống tổ chức kinh doanh và tổ chức hệ thống kế toán của công ty và biện pháp khắc phục
2.1.Những tồn tại trong hệ thống tổ chức kinh doanh
Trình độ năng lực của một số công nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu trong nền kinh tế thị trường. Tổ chức bộ máy quản lý cồng kềnh khiến cho việc truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống câp dưới và việc phản hồi từ cấp dưới lên cấp trên bị hạn chế. Tổng giám đốc đảm nhiệm toàn bộ các ngành nghề sản xuất kinh doanh trong điều kiện công ty tổ chức kinh doanh đa ngành nghề, do đó đòi hỏi Tổng giám đốc phải có kiến thức sâu rộng, toàn diện, và về nhiều mặt hàng kinh doanh. Mặt khác, việc kinh doanh đa ngành sẽ gây khó khăn cho việc quản lý chuyên sâu một ngành nghề nào đó. Do vậy, công ty nên tăng cường tập trung vốn đầu tư cho một số mặt hàng nào đó; tăng cường giám sát hoạt động cấp dưới và nâng cao năng lực, trình độ nhà quản lý.
2.2.Những tồn tại trong tổ chức hệ thống kế toán
* Về sổ sách, chứng từ:
- Việc hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ đòi hỏi tính chi tiết, hệ thống kế toán máy rất khó đáp ứng toàn diện. Hơn nữa, hệ thống chứng từ, sổ sách còn chưa đồng bộ, thống nhất, gây khó khăn cho công tác hạch toán kế toán của công ty.
- Công ty không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ - 1 trong 4 loại báo cáo bắt buộc đối với các doanh nghiệp là một thiếu sót vì việc lập báo cáo này không chỉ đúng qui định của Nhà nước mà còn giúp công ty theo dõi, phân tích có hiệu quả hơn luồng tiền vào và ra.
- Công ty không lập Bảng kê số 4 để theo dõi tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng mà chỉ lập Nhật ký chứng từ số 7 để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn công ty.
* Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá nguyên vật liệu tuy đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, không phụ thuộc vào số lần nhập xuất của từng danh điểm vật tư, nhưng công việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho bị dồn vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác.
- Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn vật tư được lập theo quý nên số liệu nhiều, dễ xảy ra nhầm lẫn, sai sót, gây khó khăn khi đối chiếu, kiểm tra và có thể ảnh hưởng đến tính kịp thời của thông tin về nguyên vật liệu.
- Công ty theo dõi giá trị sơn, mỡ,…trên TK 1523 là chưa phù hợp với vai trò, tác dụng của chúng trong sản xuất. Nhiên liệu chỉ bao gồm các loại như: dầu, xăng, than.
* Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
- Công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Giá thành sản xuất sẽ thay đổi đột ngột nếu số lượng công nhân nghỉ phép nhiều vào kì hạch toán nào đó.
- Công ty hạch toán chi phí nhân công trực tiếp cho từng phân xưởng theo tiền lương sản phẩm và lương thời gian, không áp dụng tiền lương cấp bậc trong bảng lương của Nhà nước. Việc tính lương cho công nhân không tính đến hệ số cấp bậc có thể làm làm giảm sự nỗ lực của công nhân trong các kỳ thi
* Về hạch toán chi phí sản xuất chung:
- Công ty không tổ chức đánh giá lại tài sản cố định mà trong điều kiện tăng trưởng kinh tế như nước ta hiện nay, lạm phát hàng năm đang ở mức cao, giá trị tài sản biến động từng ngày. Từ đó dẫn đến sai lệch trong việc phân bổ giá trị của tài sản cố định vào chi phí sản xuất chung.
- Công ty thực hiện trích khấu hao đối với một số tài sản cố định không trong khung qui định thời gian sử dụng tài sản cố định mà Nhà nước qui định tại Quy định 206/2003/QĐ-BTC ra ngày 12/12/2003 như: xe tải, nhà tạm, một số máy móc,…
- Bảng phân bổ khấu hao mà công ty đang sử dụng không cho thấy khấu hao kỳ trước cũng như số khấu hao tăng giảm trong kỳ này, vì vậy không có sự so sánh giữa giá trị khấu hao ở kỳ trước với kỳ này.
- Kế toán công ty không trích trước chi phí ngừng sản xuất theo kế hoạch cũng là một thiếu sót. Điều này có thể gây nên những biến động chi phí sản xuất trong các quý.
- Kế toán hạch toán bảo hộ lao động, vật liệu xây dựng vào chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong phân xưởng là không hợp lý vì bản chất chúng là những công cụ, dụng cụ. Điều này gây ra sai lệch trong việc ghi nhận chi phí nguyên vật liệu phân xưởng.
* Về phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang:
Công ty thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang theo nguyên vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang tại phân xưởng mà bỏ qua chi phí chế biến và chi phí nguyên vật liệu phụ gây nên sai lệch trong việc xác định giá trị sản phẩm dở dang.
* Về phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:
- Công ty thực hiện tính giá thành sản phẩm sau mỗi đợt nhập cồn mà không đặt ra kế hoạch trước sẽ gây ra khó khăn trong việc hạch toán kế toán và xác định kết quả kinh doanh vì tính đột ngột của nghiệp vụ và không so sánh được tình hình tăng giảm giá thành giữa các tháng với nhau.
- Mẫu bảng tính giá thành từng loại rượu còn sơ lược, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ không được chi tiết để dễ theo dõi, đánh giá và phân tích số liệu cũng như không tính được giá thành sản phẩm theo khoản mục.
II. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Quốc tế Baltic
* Về sổ sách, chứng từ:
Hình thức sổ Nhật ký chứng từ vốn không thuận tiện cho việc xử lý thông tin trên máy tính. Công ty có thể viết lại phần mềm kế toán cho phù hợp hơn hoặc có thể chuyển đổi từ hình thức Nhật ký chứng từ sang hình thức Nhật ký chung. Hình thưc sổ Nhật ký chung có ưu điểm là thuận tiện xử lý thông tin trên máy tính và cho phép quản lý các nghiệp vụ kinh tế một cách chặt chẽ. Với hình thức ghi sổ này, tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản nghiệp vụ, giúp cho việc thiết kế ghi chép dễ dàng và tính toán trên máy được thuận lợi.
Công ty phải thực hiện việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo qui định của Nhà nước để đản bảo việc chấp hành pháp luật và có cơ sở để phân tích luồng tiền ra vào cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Công ty nên thay đổi phương pháp tính giá vật tư xuất kho để cho việc phản ánh giá trị nguyên vật liệu trên sổ sách được kịp thời hơn. Theo em, công ty có thể xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập. Việc hạch toán theo phương pháp này mặc dù phức tạp hơn, song cùng với sự trợ giúp của phần mềm kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được sai sót trong việc tính toán giá trị nguyên vật liệu xuất kho trong điều kiện có thể thực hiện được. Theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập thì giá xuất vật tư được tính như sau:
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
=
Giá thực tế vật tư tồn kho sau mỗi lần nhập
Số lượng vật tư tồn kho sau mỗi lần nhập
Giá trị vật tư xuất kho = Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập x số lượng thực xuất kho.
- Công ty nên lập bảng Nhập – xuất – tồn vật tư theo tháng thay vì theo quý để tránh việc ứ đọng công việc vào cuối quý, giúp cho việc theo dõi vật tư được chặt chẽ, hệ thống, đảm bảo tính chính xác, kịp thời.
- Công ty nên theo dõi sơn, mỡ như công cụ dụng cụ dùng trong phân xưởng để đảm bảo vai trò, tác dụng của chúng trong sản xuất.
* Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
- Số ngày nghỉ phép mỗi tháng của công nhân công ty phát sinh không thường xuyên, không đều. Vì vậy việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân là cần thiết để giảm thiểu rủi ro đến kế hoạch sản xuất và đến chi phí nhân công.
Công ty có thể lập kế hoạch tiền lương và trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân như sau:
Trong năm, khi lập kế hoạch tiền lương, công ty nên tính toán mức trích tiền lương nghỉ phép cho người lao động trong một năm:
Tiền lương nghỉ phép phải trả cho CN SXTT theo kế hoạch trong năm
=
Lương bình quân ngày của CN SXTT
x
Số CN SXTT thực tế
x
Tổng số ngày nghỉ phép bình quân một năm của CN SXTT
Từ đó, hàng quý kế toán trích trước một phần trong tổng số tiền này vào chi phí để đảm bảo cho giá thành sản xuất ít biến động.
Mức trích trước hàng quý
=
Tỷ lệ trích trước hàng quý
x
Số lương chính phải trả cho CN SXTT trong quý
Tỷ lệ trích trước hàng quý
=
Tổng số lương nghỉ phép của CNSXTT theo kế hoạch trong năm
Tồng số lương chính phải trả cho CNSXTT theo kế hoạch trong năm
x
100
Khi tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp, kế toán hạch toán:
Nợ TK 622
Có TK 335
- Công ty nên đưa cả cấp bậc theo thang bảng lương của Nhà nước vào trong công thức tính lương cho công nhân sản xuất, để hạch toán nhằm khuyến khích công nhân học nâng cao tay nghề.
* Về hạch toán chi phí sản xuất chung:
- Công ty nên tổ chức đánh giá lại tài sản cố định để có phương hướng sử dụng tài sản hợp lý và có hiệu quả cao.
- Công ty nên thực hiện trích khấu hao tài sản cố định đúng với quy định của Nhà nước 206/2003/QĐ-BTC ra ngày 12/12/2003. Ví dụ như đối với kho chứa từ 5 đến 20 năm, đối với phương tiện vận chuyển là từ 6 đến 10 năm, đối với phần mềm quản lý từ 3 đến 8 năm,…
- Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định nên thay đổi sang biểu mẫu khác để có thể theo dõi được số khấu hao tăng giảm trong kỳ và so sánh mức khấu hao giữa 2 kỳ. Công ty có thể sử dụng biểu mẫu sau:
Biểu 20:
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng … năm ….
STT
Chỉ tiêu
Tỷ lệ khấu hao (%)
Nguyên giá TSCĐ
Mức khấu hao
TK 627 – Chi phí sản xuất chung
TK 641 – Chi phí bán hàng
TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
…
Rượu Zelka
Rươu Z Blue
1
2
3
4
I. Số trích khấu hao tháng trước
II. Số khấu hao tăng trong tháng
III. Số khấu hao giảm trong tháng
IV. Số khấu hao trích tháng này (I+II-III)
Cộng
Người lập bảng
Kế toán trưởng
- Công ty nên thực hiện trích trước chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất theo kế hoạch để giảm thiểu những biến động trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hạch toán chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất như sau:
Nợ TK 627, TK 641, TK 642
Có TK 335
- Công ty nên tập hợp các chi phí như: bảo hộ lao động, vật liệu xây dựng vào chi phí công cụ dụng cụ giá trị nhỏ dùng trong phân xưởng để đảm bảo đúng bản chất của các chi phí phát sinh.
* Về phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang:
Hiện nay trong công tác tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, công ty mới chỉ tính đến chi phí nguyên vật liệu chính nằm trong SPDD mà không tính đến chi phí chế biên và chi phí nguyên vật liệu phụ, gây ra sự thiếu chính xác trong việc xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Công ty nên tính cả chi phí chế biến vào giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo cách tính sản lượng ước tính tương đương:
Tổng giá trị
SPDD
= Giá trị NVL chính nằm trong SPDD
+ Giá trị NVL phụ còn dư nằm tại phân xưởng
+ Chi phí chế biến trong SPDD
(- Giá trị NVL phụ)
Chi phí chế biến trong SPDD
=
Số lit SPDD cuối kỳ (qui đổi ra thành phẩm)
Số lit thành phẩm + Số lit SPDD cuối kỳ
(Quy đổi ra thành phẩm)
x
Tổng chi phí chế biến
* Về phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:
Công ty nên đặt ra kế hoạch thực hiện công tác tính giá thành sản phẩm theo quý để tiện cho việc thu thập, xử lý và phân tích thông tin tài chính. Từ đó thuận lợi cho việc ra quyết định sản xuất và quản lý doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Để công ty có thể cạnh tranh sản phẩm trên thị trường, công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành không chỉ đơn thuần là thực hiện theo đúng chế độ, chuẩn mực kế toán mà nó còn đòi hỏi người kế toán phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các công cụ kế toán để mang lại nhiều lợi nhuận có thể cho doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, bên cạnh những doanh nghiệp thành công, có không ít những doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế thấp dẫn đến nguy cơ sa sút, phải sát nhập, giải thể hoặc phá sản. Vì vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành cũng như lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập chuyên sâu tại công ty cổ phần Quốc tế Baltic, em nhận thấy rằng công tác kế toán và quản trị tại doanh nghiệp dù chưa đi vào ổn định song về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu quản lý tại công ty. Với một số hạn chế cần khắc phục, em đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty.
Quá trình thực tập tại công ty cổ phần Quốc tế Baltic đã giúp em đã học hỏi được nhiều thông qua việc quan sát và thực hành kết hợp với kiến thức cơ sở đã được đào tạo ở trong trường. Do trình độ bản thân còn hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Thị Phượng và các anh chị nhân viên của Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Tài Chính, 2006, “Chế độ kế toán doanh nghiệp - Quyển 2: Báo cáo tài chính chứng từ và sổ kế toán, sơ đồ kế toán”, Nhà xuất bản tài chính.
Đại học kinh tế quốc dân - khoa kế toán, 2003, “Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán”, Nhà xuất bản tài chính.
Đại học kinh tế quốc dân – khoa kế toán, 2006, “Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 04/12/2003 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Webketoan.vn.
Congnghemoi.net.
Trường đại học kinh tế quốc dân – khoa luật kinh tế, 2005, “Những văn bản pháp luật về luật kinh tế”, Nhà xuất bản tư pháp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12881.doc