Chuyên đề Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại XN xây dựng số 1

Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây dựng nên việc quản lý về đầu tư xây dựng rất khó khăn phức tạp, trong đó tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là một trong những mối quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ hết sức quan trọng của các doanh nghiệp. Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng cơ chế đấu thầu, giao nhận thầu xây dựng. Vì vậy, để trúng thầu, được nhận thầu thi công thì các doanh nghiệp phải xây dựng được giá thầu hợp lý, dựa trên cơ sở đã định mức đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành, trên cơ sở giá thị trường và khả năng của bản thân doanh nghiệp. Mặt khác, phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Để thực hiện các yêu cầu đòi hỏi trên thì cần phải tăng cường công tác quản lý kinh tế nói chung, quản lý chi phí giá thành nói riêng, trong đó trọng tâm là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đảm bảo phát huy tối đa tác dụng của công cụ kế toán đối với quản lý sản xuất. Qua tìm hiểu về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở XN, em thấy XN đã tuân thủ khá đầy đủ quy định của Bộ tài chính. Căn cứ để hạch toán được đảm bảo đầy đủ và đảm bảo tính hợp pháp. Giá thành của các công trình khi đưa cho nhà đầu tư duyệt thì đều được ký duyệt và do đó lợi nhuận của XN được duy trì.

doc72 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại XN xây dựng số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000 103 Gỗ VK M3 14,39 1.400.000 20.146.000 20.146.000 42 Mặt bích Cái 16 50.000 800.000 800.000 108 Biển tròn Cái 5 300.000 1.500.000 1.500.000 … Tổng 735.479.026 936.735.522 Bảng này dùng để thống kê, theo dõi và kiểm tra các nguyên vật liệu nhập vào trong quý. Biểu số 2.6 Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Xí Nghiệp xây dựng số 1 BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU (Ghi có TK 152) Quý 4 / 2007 Chứng từ PX số Tên VL ĐV Số lượng Đơn giá Số tiền La thành LLQ PC 35/10 47 Tê 3B Cái 1 4.408.000 4.408.000 4.408.000 PC 42/11 120 Gỗ VK M3 14,39 1.400.000 20.146.000 20.146.000 PC 36/10 48 Mặt bích Cái 16 50.000 800.000 800.000 331-T10 124 Biển tròn Cái 5 300.000 1.500.000 1.500.000 … Tổng 735.479.026 936.735.522 Trường hợp vật liệu mua về xuất thẳng đến chân công trình Vật liệu mua về do nhu cầu sử dụng ngay nên được xuất thẳng đến chân công trình. Những vật liệu này có thể là do XN mua hoặc cũng có thể là do trên tổng công ty điều về. Đối với những vật liệu này thì kế toán không phải lập phiếu xuất kho, phiếu nhập kho. Chứng từ gốc để hạch toán chi phí nguyên vật liệu là các hoá đơn giá trị gia tăng và các hoá đơn vân chuyển nội bộ. Biểu số 2.7 Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị XN xây dựng số 1 SỔ CÁI CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 621 Quý 4 / 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư Ngày SH Nợ Có Nợ Có Nam Thăng Long 152 884.345.413 884.345.413 331 580.620.779 1.464.966.192 Lạc Long Quân 152 936.735.522 10.177.577.531 … Kết chuyển chi phí 154 15.089.174.571 Cộng Q4 20.017.109.071 20.017.109.071 Cộng Năm 2007 45.938.690.307 45.938.690.307 2.1.3. Hạch toán chi ,phí nhân công trực tiếp 2.1.3.1. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp Trong tổng chi phí sản xuất thì chi phí nhân công trực tiếp không chiếm tỷ trọng lớn so với 2 khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Nhưng chi phí nhân công trực tiếp, nó luôn có xu hướng tăng lên chứ không giảm và nó là khoản mục biến động ít nhất. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất. Các khoản trích theo lương của CN trong biên chế của XN và tiền công của công nhân thuê ngoài không tính vào chi phí nhân công trực tiếp mà tính vào khoản mục chi phí sản xuất chung. Ở XN lực lượng tham gia sản xuất trực tiếp gồm: công nhân kỹ thuật của XN, công nhân kỹ thuật thuê ngoài theo thời vụ. Số lượng công nhân thuê ngoài này thường ký hợp đồng dài hạn với XN vì các công trình mà XN đảm nhận thường có thời gian thi công dài liên quan đến nhiều kỳ kế toán. Việc trích các khoản theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn chỉ thực hiện đối với lực lượng lao động trong biên chế của XN. Việc trích các khoản theo lương của XN tuân theo đúng quy định của bộ tài chính ( trích 19% tính vào chi phí đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn; trích 6% bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế do người lao động đóng góp, số này được trừ vào lương tháng của người lao động). Chi phí trả cho công nhân thuê ngoài và công nhân trong biên chế đều được theo dõi trên TK 334. XN áp dụng hai hình thức trả lương cho người lao động: trả theo sản phẩm đối với lao động thuê ngoài, trả lương theo thời gian đối với lao động trong biên chế. Đối với lao động trả lương theo sản phẩm được thể hiện qua hợp đồng giao khoán. Căn cứ vào tính chất công việc giao khoán và giá cả, đội trưởng lập hợp đồng khoán gọn cho một tổ xây dựng. Trong hợp đồng có ghi rõ khối lượng công việc được giao, yêu cầu kỹ thuật, đơn giá khoán, thời gian thực hiện và trách nhiệm của mỗi bên. Đối với hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng đối với công nhân viên chức, theo từng công việc được giao và từng hạng mục công trình. 2.1.3.2. Tài khoản sử dụng XN sử dụng TK 622 để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ và cuối kỳ chuyển sang TK 154 để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tài khoản này được chi tiết theo hạng mục công trình, công trình. 2.1.3.3. Phương pháp hạch toán Ta có thể tóm tắt quá trình hạch toán qua sơ đồ sau TK 334, 336 TK 622 TK 154 Tập hợp chi phí Kêt chuyển chi phí thực tế phát sinh SƠ ĐỒ 2.2 HẠCH TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP 2.1.3.4. Chứng từ, sổ kế toán Chứng từ *Hợp đồng giao khoán *Hợp đồng làm việc *Bảng chấm công *Bảng kê lương của cán bộ công nhân viên *Bảng kê lương lao động thuê ngoài *Bảng thanh toán lương với lao động thuê ngoài *Bảng thanh toán lương Sổ kế toán XN sử dụng sổ cái chi tiết TK 622 2.1.3.5. Quá trình luân chuyển chứng từ và sổ kế toán Chứng từ ban đầu để hạch toán khoản mục chi phí nhân công là các bảng chấm công. Các bảng chấm công này được lập hàng tháng cho từng tổ sản xuất, và do một người được đội trưởng uỷ quyền căn cứ vào tình hình làm việc thực tế tại đơn vị mình để chấm công cho từng người trong ngày và ghi vào các ngày tương ứng. Căn cứ vào tổng số công trong tháng cùng với tống số tiền giao khoán, kế toán tính ra tiền lương của cả đội, từ đó tính ra tiền lương phải trả cho từng người lao động. Bảng chấm công có mẫu như sau: Biểu số 2.8 Đơn vị: XNXD số 1 Bộ phận: Tổ lao động thuê ngoài (Xuân Mão) Công trình: Đường Lạc Long Quân BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 11 năm 2007 STT Họ tên Cấp bậc lương Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 … 30 31 Số công hưởng lương theo SP Số công hưởng lương thời gian Số công nghỉ khác 1 Nguyễn Ngọc Can x x x 30 2 Nguyễn Thị Tươi x x x 30 3 Nguyễn Phú Thanh x x x 30 4 Nguyễn Văn Chính x x x 30 5 Bùi Thị Nhiên x x x 30 6 Phạm Thị Thanh x x x 30 … Tổng 540 Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt Tiền lương của công nhân sản xuất được tính như sau Số công của từng công nhân Số tiền lương làm khoán của một CN Tổng số tiền giao khoán = x Tổng số công Trong đó tổng số công và số công của từng công nhân lấy từ bảng chấm công. Kế toán XN căn cứ vào bảng chấm công và các chứng từ có liên quan để tiến hành chia lương cho từng thành viên trong đội. Cuối tháng kế toán lập bảng kê lương lao động thuê ngoài của các công trình, bảng kê lương cán bộ công nhân viên và bảng thanh toán tiền lương cho lao động thuê ngoài. Biểu số 2.9 Đơn vị: XNXD số 1 BẢNG KÊ LƯƠNG LAO ĐỘNG THUÊ NGOÀI Tháng 11 năm 2007 STT Đơn vị Số người Lương Ghi chú I CT Đường Lạc Long Quân 41 54.000.000 1 Tổ Can 18 23.400.000 2 Tổ Sâm 23 30.600.000 II CT Nam Thăng Long 50 64.712.600 1 Tổ Thường 25 32.600.000 2 Tổ Khoan 25 32.112.600 … Tổng 188 234.352.600 Biểu số 2.10 Đơn vị: XNXD số 1 BẢNG KÊ LƯƠNG CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN Tháng 11 năm 2007 STT Đơn vị Số người Lương Ghi chú I Cán bộ công nhân viên 1 Ban kế hoạch tổng hợp 14 32.113.420 2 Ban kế hoạch thi công 22 48.845.240 3 Tổ xe 7 8.389.130 4 Tổ máy 14 13.786.380 5 Tổ sửa chữa 5 4.792.430 6 Tổ bảo vệ 15 16.307.800 Cộng 77 124.234.400 Thử việc 20 24.758.000 Ăn ca 31.129.000 Cộng CBCNV 180.121.400 II Hợp đồng thuê ngoài 234.352.600 Tổng cộng 414.474.000 Biểu số 2.11 Đơn vị: XNXD số 1 Bộ phận: Tổ lao động thuê ngoài ( Can ) BẢNG THANH TOÁN TIỀN THUÊ NGOÀI ( Dùng cho thuê nhân công và thuê khoán việc ) Họ và tên người thuê: XNXD số 1 Bộ phận hoặc địa chỉ Đã thuê những công việc sau để:…tại địa điểm: Đường Lạc Long Quân từ ngày 1/11/2007 đến 30/11/2007 Stt Họ tên Địa Chỉ Nội dung Số công Đơn giá Thành tiền Tiền thuế khấu trừ Số tiền còn được nhận Ký 1 Nguyễn Ngọc Can 30 43.333 1.300.000 1.300.000 2 Nguyễn Thị Tươi 30 43.333 1.300.000 1.300.000 3 Nguyễn Phú Thanh 30 43.333 1.300.000 1.300.000 4 Nguyễn Văn Chính 30 43.333 1.300.000 1.300.000 5 Bùi Thị Nhiên 30 43.333 1.300.000 1.300.000 6 Phạm Thị Thanh 30 43.333 1.300.000 1.300.000 … Tổng 540 23.400.000 23.400.000 Người đề nghị thanh toán Kế toán trưởng Người duyệt XN tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương theo các công trình như sau: Bảng 2.12 GHI CÓ TK 334 Stt Công trình Ghi Nợ TK 622 Nợ TK 2412 Tổng TK 334 Công ty chi ∑ TK 622 … T12 Cộng NTL 360.720.000 467.608.900 467.608.900 707.100 468.316.000 LLQ 90.906.4000 90.906.400 90.906.4000 90.906.400 … Cộng 1.352.744.400 1.860.107.300 224.000.000 2.084.107.300 983.400 1.861.090.700 Biểu số 2.13 Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị XN xây dựng số 1 SỔ CÁI CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 622 Quý 4 / 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư Ngày SH Nợ Có Nợ Có Nam Thăng Long 334 467.608.900 336 707.100 Lạc Long Quân 334 90.906.400 … Cộng 1.861.090.700 Kết chuyển chi phí 154 1.861.090.700 Cộng Q4 1.861.090.700 1.861.090.700 Cộng Năm 2006 6.021.638.100 6.021.638.100 2.1.4. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công XN sử dụng hoàn toàn bằng máy thi công nên không hạch toán vào tài khoản chi phi sử dụng máy thi công. Thay vào đó các khoản chi phí liên quan đến máy thi công như chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây, lắp công trình được hạch toán vào TK 621, 622, 627 theo từng khoản mục phí. Chi phí tiền công của nhân viên điều khiển xe, máy thi công thì được hạch toán vào TK 622 Chi phí vật liệu dùng cho xe, máy thi công thì được hạch toán vào TK 621. Chi phí khác chi phí trên thì được hạch toán vào Tk 627. 2.1.5. Hạch toán chi phí sản xuất chung 2.1.5.1. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí không trực tiếp tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm, nhưng chúng phục vụ cho quá trình sản xuất chung cho toàn XN, giúp cho hoạt động sản xuất được tiến hành thuận lợi. XN là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên chi phí sản xuất chung bao gồm: các chi phí liên quan đến bộ máy điều hành các đội thi công, các khoản trích theo lương, khấu hao tài sản cố định và các khoản chi phí khác. 2.1.5.2. Tài khoản sử dụng XN sử dụng TK 627 để tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ và cuối kỳ kết chuyển sang TK 154 để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. TK 627 không chi tiết theo từng hạng mục công trình, công trình. TK 627 gồm có các nội dung sau: TK 6271: Chi phí nhân viên XN TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. TK 627 không có số dư. 2.1.5.3. Phương pháp hạch toán Hạch toán chi phí nhân viên XN Chi phí nhân viên XN bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tổng số lương công nhân viên của XN. Ở XN tiền lương và các khoản phụ cấp lương của cán bộ quản lý XN không đưa vào TK 627 mà đưa vào TK 622. Hạch toán chi phí vật liệu quản lý Chi phí vật liệu quản lý bao gồm: thuê máy, tưới nước chống bụi, san dọn mặt bằng…Các chi phí này được tập hợp lại và vào sổ chi tiết TK 627 mục chi phí vật liệu sản xuất. Hạch toán chi phí công cụ dụng cụ quản lý Chi phí công cụ quản lý bao gồm: máy tính, máy thuỷ chuẩn, máy cắt sắt…Kế toán căn cứ vào nhật ký chứng từ số 1 và phiếu chi để lập bảng phân bổ công cụ dụng cụ, cuối tháng vào sổ chi tiết TK 627 mục chi phí công cụ sản xuất. Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định Tài sản cố định như máy xúc SOLA, lá rung, lá rung CATERPILLAR…Các tài sản cố định này được theo dõi khấu hao trên bảng tính khấu hao TSCĐ, cuối kỳ kế toán lập bảng phân bổ khấu hao theo công trình. Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm: tiền điện, mua văn phòng phẩm, mua bảo hiểm lao động, dịch vụ thuê ngoài…Các chi phi này căn cứ vào hoá đơn, kế toán tập hợp vào sổ chi tiết TK 627 mục chi phí dịch vụ mua ngoài. Hạch toán chi phí khác bằng tiền Đó là các khoản chi phí khác phát sinh bằng tiền Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào cuối kỳ TK 338 TK 627 TK 154 Các khoản trích theo lương TK 152 Xuất vật liệu từ kho sử dụng Kết chuyển tính giá thành TK 153 Xuất dụng cụ sử dụng TK 214 Trích khấu hao TSCĐ TK 111, 331 VL, CCDC mua dùng luôn dịch vụ mua ngoài TK 133 TK 336 Công ty chi hộ Sơ đồ 2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 2.1.5.4. Chứng từ, sổ kế toán Chứng từ *Phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng *Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn mua hàng *Nhật ký số 1, 2, 10 *Các bảng kê *Bảng phân bổ công cụ dụng cụ *Bảng phân bổ BHXH *Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định Sổ kế toán XN sử dụng sổ cái chi tiết TK 627 2.1.5.5. Quá trình luân chuyển chứng từ và sổ kế toán Biểu số 2.14 Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Xí Nghiệp xây dựng số 1 Mẫu 02-TT PHIẾU CHI Số 73/11 Ngày30/11/2007 Nợ TK 627 Có TK 111 Họ và tên người nhận tiền: Lê Thanh Hằng Địa chỉ : Lý do chi : Chi tiền điện thoại T11/ 2006 Số tiền : 6.505.547đ Bằng chữ : Sáu triệu năm trăm linh năm ngàn năm trăm bốn mươi bảy đồng Kèm : 01 Chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền Ngày 30 tháng 11 năm 2007 Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền Biểu số 2.15 Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị XN xây dựng số 1 BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN ĐIỆN THOẠI T11/2007 TT Số Hoá đơn Chưa thuế Thuế Cộng 1 1757694 290.574 29.057 319.631 2 2302293 317.742 31.774 349.516 3 2021113 1.131.044 113.104 1.244.148 … Tổng 5.914.135 591.412 6.505.547 Biểu số 2.16 NK 10 – GHI CÓ TK 338 Q4/ 2007 tt Diễn giải Dư đầu kỳ Ghi Nợ 338 ghi Có TK Ghi Có 338 ghi Nợ các TK Dư cuối kỳ Nợ Có 111 ∑ 2412 627 ∑ Nợ Có 3383 407.800.185 5.620.000 46.664.825 52.284.825 460.085.010 3384 54.373.358 750.000 6.221.310 6.971.310 61.344.668 3382 404.516.231 4.480.000 37.202.146 41.682.146 446.198.377 ∑ 866.689.774 10.850.000 90.088.281 100.938.281 967.628.055 Biểu số 2.17 BẢNG PHÂN BỔ BHXH Q4/ 2007 TT Công trình BHXH 15% BHYT 2% KPCĐ 1% Cộng 1 Nam Thăng Long 13.829.825 1.843.310 11.024.778 26.697.913 2 Lạc Long Quân 2.280.000 304.000 1.818.128 4.402.128 … … … … … Cộng 627 46.604.825 6.221.310 37.202.146 90.088.281 Bảng 2.18 Xí Nghiệp xây dựng số 1 BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU Nợ TK 627 – Có TK 152 Quý 4/ 2007 Chứng từ PX số Vật liệu ĐV Số lượng Đơn giá Số tiền NTL … Cộng TK 627 PC 42/10 143 Xăng Lít 70 9.591 671.370 671.370 671.370 331-T11 123 Dầu Diezel Lít 10.811 7.845 84.812.295 84.812.295 84.812.295 PC 88/12 130 Xăng Lít 120 9.590,9 1.150.908 1.150.908 1.150.908 .. Cộng 303.796.030 197.512.688 303.796.030 Biểu số 2.19 BẢNG PHÂN BỔ CÔNG CỤ DỤNG CỤ (GHI CÓ TK 153 – GHI NỢ TK 627) Quý 4/ 2007 tt Tên công cụ dụng cụ Phân bổ 3 tháng Lạc Long Quân Nam Thăng Long … 1 Máy tính – LLQ 3.880.600 3.880.600 2 Máy thuỷ chuẩn-NTL 3.950.000 3.950.000 3 Khung máy cắt-NTL 6.317.461 6.317.461 … Cộng 36.526.065 3.880.600 13.625.118 Biếu số 2.20 BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO CÁC CÔNG TRÌNH Q4/ 2007 tt Tên TSCĐ Nam Thăng Long Nội bài .. Cộng Máy xúc SOLA 20.634.922 30.952.383 Lá rung caterpillar 17.523.810 17.523.810 … Cộng 17.523.810 242.122.013 Biểu số 2.21 BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ CHUNG Chứng Từ Diễn giải Số tiền Nam Thăng Long Lạc Long Quân … Tháng 10 PC2/10 V/C máy 11.429.000 3.428.000 PC33/10 Thí nghiệm 5.955.909 … Cộng tháng 10 185.391.249 50.003.894 8.532.972 Tháng 11 PC12/11 Mua VPP 3.810.000 381.000 381.000 PC73/11 Chi tiền điện thoại T11 5.914.135 607.032 Cộng tháng 11 214.236.383 24.530.971 2.111.000 Tháng 12 PC 15/12 Mua ắc quy 2.000.000 2.000.000 … Cộng tháng 12 594.638.833 415.253.079 142.000 ∑ TK111 Quý 4 994.266.465 489.787.944 10.785.972 NK2-T12 Mua 3 quyển séc 15.000 5.000 … Cộng TK 112 37.000 5.000 331-T12 Đào và V/c đất 554.628.523 554.628.523 331-T12 Đào và V/c đất 329.580.000 329.580.000 … Cộng TK 331 1.515.989.454 554.628.523 329.580.000 Tổng cộng 2.510.630.919 1.044.421.467 340.365.972 Biểu số 2.22 Xí nghiệp xây dựng số 1 SỔ CÁI CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản : 627 Q4/ 2007 CT Diễn giải Tk đ/ư Phát sinh Nợ PS có Số dư 6271 6272 6273 … Nợ Có PC 2/10 V/c máy 111 11.429.000 11.429.000 PC 15/12 Mua ắc quy 111 2.000.000 427.748.371 … Phân bổ VL 152 303.796.030 1.262.332.487 P/bổ CCDC 153 36.526.065 1.298.858.552 KH TSCĐ 214 1.540.980.565 331-T12 Đào và V/c đất 331 554.628.523 2.727.390.019 … BHXH, BHYT, KPCĐ 338 90.088.281 3.183.163.308 Kết chuyển 154 3.183.163.308 Cộng Q4 90.088.281 2.378.597.030 36.526.065 3.183.163.308 Năm 2007 8.535.102.556 2.1.6. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất xây lắp Thiệt hại trong sản xuất xây lắp bao gồm thiệt hại phá đi làm lại diễn ra trong quá trình xây lắp, thiệt hại sửa chữa liên quan đến bảo hành sản phẩm xây lắp và thiệt hại ngừng sản xuất. XN do tổ chức tốt công tác lập kế hoạch, dự toán và các nhà đầu tư cũng chưa thay đổi kết cấu công trình nên không có thiệt hại do phá đi làm lại, thiệt hại sửa chữa và thiệt hại do ngừng sản xuất. 2.2. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang tại XN 2.2.1. Tổng hợp chi phí sản xuất 2.2.1.1. Nội dung chi phí sản xuất Việc tổng hợp chi phí sản xuất trong xây lắp được tiến hành theo từng đối tượng là các công trình, hạng mục công trình. Cuối kỳ kế toán XN tiến hành kết chuyển lần lượt các chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng để tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình. Ở XN chi phí sản xuất gồm có các khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 2.2.1.2. Tài khoản sử dụng XN sử dụng TK 154 để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Tài khoản này được chi tiết theo công trình, hạng mục công trình. 2.2.1.3. Phương pháp hạch toán Ta có thể tóm tắt quá trình hạch toán qua sơ đồ sau: TK 621, 622, 627 TK 154 TK 632 Kết chuyển chi Giá thành sản phẩm xây lắp phí sản xuất cuối kỳ hoàn thành bàn giao Sơ đồ 2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất 2.2.1.4. Chứng từ, sổ kế toán Chứng từ *Các chứng từ gốc *Các bảng kê *Các bảng phân bổ … Sổ kế toán *Sổ cái chi tiết TK 154 2.2.1.5. Quá trình luân chuyển chứng từ và sổ kế toán Quá trình luân chuyển chứng từ bắt đầu là các chứng từ gốc, bảng kê, bảng phân bổ và kết thúc là sổ cái chi tiết TK 154. Dưới đây là sổ cái chi tiết TK 154. Biểu số 2.23 Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Xí Nghiệp xây dựng số 1 SỔ CÁI CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 154 Dư Nợ đầu kỳ:14.327.526.740 Dư Có đầu kỳ: Dư Nợ cuối kỳ: 17.854.490.149 Dư Có cuối kỳ: CT Diễn giải TK đư Số phát sinh Số dư Ngày SH Nợ Có Nợ Có Dư đầu kỳ 14.327.526.740 Kết chuyển chi phí Q4/ 2006 621 20.017.109.071 43.744.228.051 622 1.861.090.700 45.605.318.751 627 3.183.163.308 48.788.482.059 Giá thành SP hoàn thành 632 21.534.399.670 27.254.082.389 Cộng Q4 25.061.363.079 21.534.399.670 27.254.082.389 Cộng năm 2007 61.423.365.463 48.697.755.180 2.2.2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang tại XN Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công dài nên để phù hợp với yêu cầu quản lý, Xí Nghiệp tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm vào cuối mỗi quý. Cũng do việc thanh toán công trình, hạng mục công trình được quy định là thanh toán định kỳ theo khối lượng của từng khối lượng của từng loại công việc, bộ phận kết cấu. Do đó sản phẩm dở dang chính là những khối lượng công việc chưa hoàn thành và được đánh giá theo chi phí thực tế. Theo phương pháp này ta có công thức sau: Giá trị SP xây lắp dở dang cuối kỳ Tổng chi phí phát sinh trong kỳ Giá thành công trình Giá trị xây lắp dở dang đầu kỳ = + - Qua công thức trên ta thấy ở XN có đặc điểm nổi bật là giá thành công trình được xác định trước rồi mới xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ. Đối với công trình đường Lạc Long Quân, việc đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp chi phí thực tế, nên theo công thức trên ta có: Giá trị SP xây lắp dở dang cuối kỳ = 1.377.642.272 - 1.583.348.188 + 205.705.916 = 0 2.3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí Nghiệp 2.3.1. Đối tượng tính giá thành Do đặc điểm đặc trưng của ngành xây lắp là các sản phẩm của nó có giá trị rất lớn, thời gian thi công dài, mang tính cố định, nên đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình. Khi công trình hoàn thành bàn giao, chủ đầu tư và XN hoặc tổng công ty quyết toán nghiệm thu công trình, đồng thời thanh toán hết phần còn lại với nhau. 2.3.2. Phương pháp tính giá thành Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của tổng số các hao phí bằng tiền mà XN đã bỏ ra cho việc mua sắm nguyên vật liệu, các khoản chi trả cho người lao động…để hoàn thành công trình đó. Việc tính giá thành đúng là một yếu tố hết sức quan trọng vì nó liên quan đến chi phi và lợi nhuận của XN nói riêng và của Tổng công ty nói chung. Trong điều kiện thực tế của mình, XN đã áp dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành công trình, hạng mục công trình. Giá thành của công trình, hạng mục công trình đó chính là toàn bộ chi phí từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao và nó được xác định theo công thức sau: Giá thành thực tế công trình, hạng mục công trình Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Tổng chi phí sản xuât phát sinh trong kỳ = + Cuối kỳ kế toán Xí Nghiệp tiến hành lập thẻ tính giá thành cho các công trình, hạng mục công trình. Biểu số 2.24 Xí Nghiệp xây dựng số 1 GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Quý 4/ 2007 DD cuối kỳ 1.930.377.094 3.153.314.957 - - 17.854.490.149 TK 632 2.915.092.937 346.306.300 1.583.348.188 9.657.766.269 21.534.399.670 Cộng Q4 3.287.019.032 810.555.066 1.377.642.272 4.420.902.987 25.061.363.079 TK 627 1.353.736,840 11.514.023 350.000.350 714.369.564 3.183.163.308 TK 622 468.316.000 276.300 90.906.400 484.898.300 1.861.090.700 TK 621 1.464.966,192 798.764.743 936.735.522 3.221.635.123 20.017.109.071 DD đầu kỳ 1.558.450.999 2.689.066.191 205.705.916 5.236.863.282 14.327.526.740 Tên công trình Nam Thăng Long La thành Lạc Long Quân Nội Bài Cộng TT 1 2 3 4 … Trong đó chi phí sản xuất chung được phân bổ cho các công trình qua bảng phân bổ BHXH, bảng phân bổ vật liệu, bảng phân bổ khấu hao, bảng phân bổ công cụ dụng cụ và bảng phân bổ chi phí chung theo tiêu thức giá dự toán các công trình, hạng mục công trình. 2.4. Tình hình thực hiện giá thành dự toán Hiện nay thị trường đang có những sự biến động lớn và khó dự đoán, cho nên công tác lập dự toán kế hoạch giá thành là bước cực kỳ quan trọng trong công tác đấu thầu. Vì vậy XN không chỉ phân tích chỉ tiêu kế hoạch giá thành, mà trước hết tiến hành phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh giữa giá thành dự toán và giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình, từ đó tìm ra tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chi phí, tỷ trọng từng khoản mục chi phí trong tổng giá thành dự toán và giá thành thực tế, cũng như sự biến động của các khoản mục phí. Biểu số 2.25 BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ Công trình Đường Lạc Long Quân Khoản mục chi phí Dự toán Thực tế Chênh lệch Số tiền % Số tiền % +/- % Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 878900000 69,4 936.735.522 68 57.835.522 6,17 Chi phí nhân công trực tiếp 87500000 6,9 90.906.400 7 3.406.400 3,75 Chi phí sản xuất chung 300500000 23,7 350.000.350 25 49.500.350 14,14 Tổng cộng 1266900000 100 1.377.642.272 100 110.742.272 8.04 Qua bảng phân tích trên ta thấy giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình tăng 110.742.272 tương ứng tốc độ tăng là 8,04 %. Nguyên nhân của sự tăng lên về giá thành là do các khoản chi phí đều tăng lên, trong đó chi phí sản xuất chung tăng mạnh nhất, sau đó đến chi phí nguyên vật liệu và cuối cùng là chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung thực tế tăng 49,500,350 đồng so với dự toán, tương đương với 14.14%. Chi phí nhân công trực tiếp tăng 3.406.400 đồng, tương đương với 3.75%. Sự tăng lên này là do tình hình lạm phát, và số lượng của công nhân viên tăng lên. Mặc dù xu hướng tăng lương lên nhưng nó là bình thường và hợp lý. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 57.835.522 đồng, tương đương với 8.04%. Sự tăng mạnh của chi phí nguyên vật liệu là do giá cả nguyên vật liệu xây dựng tăng cao, cả nhà đầu tư và cả nhà thầu không dự đoán được. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của cả hai bên. Nhìn chung XN vẫn hoàn thành công trình mặc dù không đảm bảo dự toán kế hoạch, nhưng XN vẫn duy trì mức lợi nhuận ổn định. Với tình hình trên XN cần làm tốt công tác nghiên cứu, thường xuyên theo dõi tình hình thực tế để đưa ra những định mức chi phí hợp lý hơn, nhằm tiết kiệm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động, thu hút được nhiều nhà đầu tư. PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp Hiện nay do có những sự biến động lớn về kinh tế và chính trị làm cho thị trường thay đổi một cách khó lường. Dấu hiệu đó là giá cả tăng lên rất nhiều. Chính điều này đã làm cho các doanh nghiệp điêu đứng vì sự tăng lên rất lớn của chi phí mà ít doanh nghiệp dự đoán được. Trước tình hình đó các doanh nghiệp cần tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh để mang lại hiệu quả cao nhất. Do vậy kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng trở nên quan trọng đối với công tác kế toán của các doanh nghiệp nói chung và của công ty xây dựng nói riêng. Việc tổ chức kế toán chi phí chính xác, hợp lý và tính đúng, tính đủ giá thành công trình có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành xây dựng, trong việc kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chi phí phát sinh ở các công ty xây dựng và bên cạnh đó nó còn giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn về chiến lược kinh doanh nhằm mang lai hiệu quả cao nhất. 3.1.1. Những ưu điểm Tổ chức bộ máy quản lý Trong hơn 6 năm tồn tại và phát triển của mình XN đã có nhiều thành tích đáng kể và đã đóng góp cho xã hội những công trình, hạng mục lớn, đảm bảo chất lượng kỹ thuật. XN đã hoàn thành xuất sắc công việc mà tổng công ty giao và được tổng công ty gửi công văn đề nghị UBND thành phố khen thưởng. Kết quả đó là nhờ XN có một bộ máy quản lý nhỏ gọn, chặt chẽ, hợp lý và hoạt động hiệu quả. Cán bộ lãnh đạo XN đã quan tâm, sâu sát trong chỉ đạo điều hành sản xuất, thường xuyên có mặt ở những địa bàn trọng điểm để nắm bắt tình hình và có hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời. Việc sắp xếp lại bộ máy quản lý đã tạo điều kiện cho các kỹ sư trẻ đảm đương vị trí chủ nhiệm công trình để thể hiện năng lực chuyên môn, khả năng tổ chức quản lý thi công của mình. Các chế độ chính sách đối với người lao động đã và đang được xí nghiệp thực hiện nghiêm túc, tạo sự yên tâm, sự kích thích làm việc trong công tác của CBCNV. Mức thu nhập vẫn được đảm bảo so với năm trước. Quyền dân chủ của người lao động cũng đã được lãnh đạo xí nghiệp quan tâm thực hiện. Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán Xí Nghiệp tổ chức theo mô hình tập trung nên có thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa kế toán trưởng và kế toán viên. Nhờ đó việc kiểm tra, hướng dẫn được tiến hành thường xuyên và tránh được nhiều sai sót. Phòng kế toán được thiết kế gọn nhẹ, chặt chẽ, nhưng phát huy được năng lực chuyên môn của các cán bộ kế toán. Đội ngũ cán bộ kế toán có năng lực chuyên môn, là những người có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình với công việc và rất cẩn thận. Tổ chức công tác kế toán Thứ nhất: Về tổ chức chứng từ, XN đã tuân thủ đúng hệ thống chứng từ do bộ tài chính quy định, nhưng có sự chọn lọc để phù hợp với đặc điểm của XN. Các chứng từ được thành lập đều đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp và được lưu trữ, bảo quản cẩn thận. Các chứng từ trong XN luân được cập nhật theo các quyết định của BTC. Thứ hai: Về việc vận dụng chế độ tài khoản kế toán, Xí Nghiệp đã sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng Bộ tài chính. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình là đơn vị phụ thuộc nên XN đã sử dụng có chọn lọc, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp. Hiện nay XN sử dụng 24 tài khoản cấp 1 để hạch toán. Một số tài khoản được chi tiết ra tài khoản cấp 2 để phục vụ cho công việc kế toán và phản ánh chính xác bản chất nghiệp vụ. Thứ ba: Về tổ chức sổ kế toán, XN lựa chọn hình thức sổ nhật ký chứng từ phù hợp với quy mô đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của XN, phù hợp với yêu cầu quản lý và với điều kiện trang bị cơ sở vật chất thực hiện kế toán còn đang sử dụng MSO. XN không mở hết các bảng kê, nhật ký chứng từ mà chỉ sử dụng một số mẫu phục vụ cho công tác kế toán ở XN. Thứ tư: Về áp dụng chế độ báo cáo tài chính, XN là đơn vị trực thuộc nên không phải lập các báo cáo tài chính mà chỉ lập bảng cân đối số phát sinh. Nhưng trong nội bộ vẫn tiến hành lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh để theo dõi tình hình hoạt động của XN. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp tại XN là các công trình, hạng mục công trình. Hàng tháng chi phí phát sinh sẽ được kế toán tập họp theo 3 khoản mục chi phí. Các chi phí liên quan đến đối tượng nào thì được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó, chi phí nào liên quan đến nhiều đối tượng thì được phân bổ cho từng đối tượng. Kỳ tính giá thành của XN là quý nên đến cuối quý, kế toán kết chuyển chi phí sang TK 154 chi tiết cho từng hạng mục công trình, công trình. Căn cứ vào phiếu xác nhận khối lượng xây dựng cơ bản dở dang do phòng kế hoạch đánh giá để tiến hành lập thẻ tính giá thành. Giá thành công trình, hạng mục công trình ở XN được xác định theo phương pháp giản đơn. Qua đó ta có thể thấy được sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng tài vụ và phòng kế hoạch. Một ưu điểm nữa đó là khi tiến hành tổng hợp chi phí và tính giá thành của bất kỳ công trình, hạng mục công trình nào đều có sự so sánh giữa thực tế và dự toán. Nhờ đó những người quản lý xác định được chênh lệch tương đối, tuyệt đối, phân tích nguyên nhân và có những phương hướng giải quyết hợp lý. Về công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ XN tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo kỳ kế toán là quý và phương pháp đánh giá là theo phương pháp chi phí thực tế. Đây là sự lựa chọn hoàn toàn phù hợp với đặc điểm quyết toán các công trình, hạng mục công trình theo kỳ kế toán của XN và nó cũng là phương pháp mà số sản phẩm dở dang được tính là chính xác nhất. Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Các chứng từ gốc được tập hợp đầy đủ, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và ghi chép kịp thời vào sổ sách có liên quan. XN mở các kho ở các công trình cho nên vật tư mua về phục vụ cho công trình nào được nhập kho công trình đó. Nhờ đó mà XN tiết kiệm được khoản chi phí vận chuyển và còn bảo quản được vật tư. Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chứng từ gốc ban đầu để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là bảng chấm công. Các bảng chấm công do một người được đội trưởng chỉ định thực hiện ghi chép lại số công của mỗi người, việc làm này góp phần thúc đẩy người lao động có tình thần trách nhiệm với công việc. Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp dựa trên các chứng từ, các bảng kê được thiết lập trình tự và việc vào sổ được tiến hành theo trình tự. Điều này làm cho việc tính toán ít sai hơn. Về hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí hỗn hợp bao gồm rất nhiều khoản mục và cần phải được phân bổ, do đó việc kế toán chi phí sản xuất chung chính xác, đầy đủ là rất quan trọng. Kế toán XN khi tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung đều dựa trên các chứng từ và bảng kê nhằm tránh tình trạng thiếu hoặc thừa một khoản mục phí. Nhờ những ưu điểm trên đã có tác dụng lớn đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của XN. Nhưng bên cạnh đó công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở XN cũng không trách khỏi những khó khăn, tồn tại nhất định cần phải được khắc phục và hoàn thiện. 3.1.2. Những nhược điểm Về công tác quản lý Qua những mặt đã đạt được thì đồng thời cũng bộc lộ một số yếu kém, hạn chế mà chúng ta cần phải phân tích kỹ để tìm biện pháp khắc phục đó là công tác tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất cụ thể trên các mặt : *Công tác tổ chức công trường và điều hành sản xuất của Ban chỉ huy công trường còn nhiều lúng túng mà lý do khách quan là hầu hết các chủ nhiệm công trình còn thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, kinh nghiệm thực tê.Nguyên nhân chủ quan là tính chủ động chưa cao. * Công tác kiểm soát chất lượng chưa chặt chẽ, vẫn còn để thất thoát vật liệu. * Công tác điều phối và quản lý thiết bị thi công còn hiện tượng chưa hợp lý và thiếu chặt chẽ. * Công tác quản lý vật tư chưa chặt chẽ. * Công tác nghiệm thu thanh quyết toán còn chậm ở khâu lập hồ sơ. * Công tác kiểm soát lao động và kỹ luật lao động chưa nghiêm, cho nên còn hiện tượng nghỉ làm không có lý do. * Sự phối hợp giữa các ban với các công trường còn yếu gây ách tắc sản xuất, giảm hiệu quả quản lý. Về công tác kế toán XN có rất nhiều đội thi công, các chứng từ để tập hợp các khoản mục chi phí đều từ các đội chuyển lên. Nhưng do việc luân chuyển chứng từ gốc về phòng tài vụ còn rất chậm. Do đó việc phản ánh các khoản mục chi phí không kịp thời, công việc kế toán dồn vào cuối kỳ, dẫn đến nhầm lẫn sai sót xảy ra, ảnh hưởng tới công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Về sổ kế toán Việc mở các sổ kế toán phục vụ trong XN tuân thủ theo hình thức nhật ký chứng từ, nhưng số lượng mở ra ít và có một điều đặc biệt là XN không dùng đến nhật ký chứng từ số 7, thay vào đó XN mở các sổ ghi Có TK 621, 622, 627. Trong khi nhật ký chứng từ số 7 là một trong những mẫu sổ quan trọng của hình thức nhật ký chứng từ và nó giúp cho việc theo dõi sự thay đổi của các khoản mục phí chi tiết hơn. Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, do đó việc hạch toán đầy đủ, chính xác là rất quan trọng. Một trong những chứng từ để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các phiếu nhập, phiếu xuất, các phiếu này theo nguyên tắc là phải được ghi chép ngay sau khi nghiêp vụ nhập xuất xảy ra. Nhưng hầu hết công việc này được tập trung vào cuối quý, khi kế toán cần hoàn tất sổ sách của quý để quyết toán. Chính vì thế nên khối lượng công tác ghi chép cuối quý rất lớn và khả năng ghi nhầm, ghi sai là rất cao. Hơn nữa XN chưa đề cập đến công tác thu hồi phế liệu khi phá dỡ công trình và chưa ghi chép giá trị phế liệu thu hồi này nên gây ra tình trạng lãng phí vật tư và không đạt mục tiêu tiết kiệm chi phí trong lúc giá cả đầu vào tăng cao. * Chi phí nhân công trực tiếp Công việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được tiến hành theo trình tự, cho nên kế toán tính sai, tính thiếu là không có. Nhưng khi hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán XN đã hạch toán tiền lương và các khoản phụ cấp lương của cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp vào TK 622 và phân bổ. Trong khi đó XN là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên khoản tiền lương và các khoản phụ cấp lương của cán bộ nhân viên văn phòng trong XN phải phải được hạch toán vào TK 627. Đây là một sự nhầm lẫn về công tác kế toán khá nghiêm trọng vì khoản mục chi phí nhân công trực tiếp chỉ tập hợp những khoản chi phí về lương của công nhân lao động trực tiếp, còn cán bộ nhân viên văn phòng XN là lao động gián tiếp. Chính điều này đã làm cho TK 622 tăng lên tương đối lớn và TK 627 giảm đi tương đối nhiều, mặc dù xét về tổng giá thành không thay đổi nhiều vì 3 khoản mục TK 621, TK 622, TK 627 đều được kết chuyển vào TK 154 để tính giá thành. Nhưng nó vẫn phản ánh sự thiếu chính xác của công việc kế toán tại XN. Chi phí sử dụng máy thi công Trong XN không sử dụng chi phí sử dụng máy thi công mà gộp các khoản mục vào các TK 621, 622, 627. Mặc dù hệ thống TK của XN gọn hơn, nhưng với số lượng xe, máy thi công nhiều như ở XN việc làm này dẫn đến sự phức tạp trong tập hợp các khoản mục chi phí và không theo dõi chi phi sử dụng máy thi công cũng như sự đóng góp của nó vào giá thành. Chi phí sản xuất chung XN hạch toán chi phí sản xuất chung dựa trên cơ sở các chứng từ gốc, các bảng kê, các bảng phân bổ tuân theo trình tự nên mặc dù khối lượng nhiều nhưng ít để ra sai sót. Tuy vậy vì khi hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, kế toán đã gộp chi phí tiền lương của lao động gián tiếp và lao động trực tiếp vào TK 622. Đây là sự hiểu sai về phân loại khoản mục và dẫn đến một số khoản mục đáng lẽ phải được tập hợp vào TK 627 thì lại nhảy vào TK 622. Điều này làm khoản mục chi phí sản xuất chung giảm đi đáng kể, dẫn đến khi tiến hành phân bổ không đảm bảo sự chính xác. Tiêu thức phân bổ là giá thành dự toán của công trình chưa đảm bảo sự chính xác vì giá cả của nhiều yếu tố đầu vào tăng vọt lên và không dự đoán được nên giá thành dự toán có sự chênh lệch khá lớn với giá thành thực tế. 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá sản phẩm xây lắp tại XN Sau một thời gian tìm hiểu về công tác quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh tại XN xây dựng số 1 Hà Nội, cùng với việc nghiên cứu về mặt lý luận, em xin được đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý, tổ chức hoạt động, công tác kế toán tại XN. Về tổ chức bộ máy quản lý * Mở lớp đào tạo nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ cho các chủ nhiệm công trình. * Lập ban chuyên kiểm soát chất lượng riêng và chịu trách nhiệm thẩm định, kiểm tra chất lượng của các công trình. * Xây dựng biện pháp chống thất thoát, lãng phí vật tư, ca xe máy thiết bị thi công, nhân công trên các công trường. * Tăng cường quyền hạn của các ban chỉ huy công trường để triển khai và quản lý thi công các công trường ngày một tốt hơn và có hiệu quả. Về tổ chức công tác kế toán Chứng từ là căn cứ quan trọng để kế toán quản lý chi phí và ghi sổ kế toán, nên việc luân chuyển chứng từ kịp thời có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên do nhiều lý do khách quan và chủ quan mà chứng từ không được chuyển về phòng tài vụ kịp thời. Hiện nay ở XN việc luân chuyển chứng từ đang rất chậm vì khoảng cách giữa các đội thi công xây dựng với XN rất xa và phụ thuộc vào vị trí của các đội. Do đó để chứng từ kịp thời đến phòng kế toán để được ghi chép thì XN nên thực hiện những biện pháp sau đây: * Yêu cầu các đội thi công phải gửi chứng từ về phòng tài vụ trong thời gian quy định hợp lý để không phản ánh sai lệch nội dung nghiêp vụ, và ảnh hưởng tới báo cáo. * XN cần cử cán bộ chuyên trách xuống công trường định kỳ để kiểm tra tình hình xử lý, kiểm soát phân loại và thu nhận chứng từ ở các đội sản xuất. Ngược lại các đội cần thường xuyên liên hệ với kế toán XN để giúp cho việc luân chuyển chứng từ tốt hơn. Về sổ kế toán Do đặc điểm của ngành xây dựng là nguyên vật liệu nhiều, đa dạng và phần lớn được bảo quản trong kho. Do đó XN nên mở sổ danh điểm vật tư nhằm theo dõi, quản lý các loại vật tư trong kho tránh mất mát. Mẫu sổ mở theo mẫu của Bộ tài chính quy định. Mặt khác vì vật tư được bảo quản ở các kho mở tại công trình, do đó các đội thi công nên lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ( Mẫu 04 – VT) để quản lý số vật tư tồn ở các kho Mặt khác ta có thể thấy rằng XN dùng hình thức sổ kế toán là nhật ký chứng từ chỉ phù hợp khi sử dụng kế toán thủ công và nó không tiện dụng khi chuyển sang kế toán máy. Do đó XN nên lựa chọn hình thức ghi sổ Nhật ký chung sẽ phù họp hơn với việc triển khai kế toán máy. Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất là công việc quan trọng nhất khi tiến hành kinh doanh. Việc tính đúng, tính đủ giá thành công trình xây lắp có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành xây dựng, trong việc kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chi phí phát sinh ở các doanh nghiệp nói chung và ở XN nói riêng. Công tác tính giá thành ở XN tiến hành hàng quý, được dựa trên các chứng từ hợp lý, hợp pháp và tuân theo trình tự ghi chép. Nhưng việc tập hợp chi phí, phân bổ chi phí ở XN còn một số vấn đề cần được xem xét lại vì nó làm cho giá thành không đảm bảo tính đúng và tính đủ. Do đó trong việc hạch toán các khoản mục chi phí phải đảm bảo tính chính xác. Sau đây là một số biện pháp tăng tính chính xác trong hạch toán các khoản mục phí. Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí quan trọng nhất trong 3 khoản mục phí. Các loại vật tư ở XN rất nhiều cả về số lượng và chủng loại. Mỗi quý ở XN có hàng trăm nghiệp vụ nhập kho và xuất kho nhưng việc ghi chép các phiếu nhập kho và xuất kho phần lớn được tiến hành vào cuối quý, nên công việc cuối quý rất vất vả và sai sót rất nhiều. Do đó XN nên tổ chức ghi chép phiếu xuất, phiếu nhập hằng ngày khi phát sinh nghiệp vụ hoặc chậm nhất là cuối mỗi tháng phải hoàn tất các phiếu trong tháng tránh để dồn vào cuối kỳ kế toán mới ghi. XN cũng cần tổ chức công tác thu hồi phế liệu khi tháo dở công trình nhằm thực thi chính sách tiết kiệm chi phí, đồng thời cần tổ chức ghi chép đầy đủ. Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Như đã nói ở trên ta thấy rằng XN đã gộp tiền lương và khoản có tính chất lương của cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp vào TK 622, đây là việc làm sai chế độ quy định. Các khoản đưa vào TK 622 phải là các khoản lương của lao động trực tiếp và đưa trực tiếp vào cho từng công trình, hạng mục công trình. Trong khi các khoản lương của lao động gián tiếp lại phải đưa vào TK 627 vì đây là các khoản lương không chi tiết được cho các công trình. Do đó XN cần phải có sự điều chỉnh trong công tác tập hợp chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Cụ thể là lương và các khoản mang tính chất lương của lao động trực tiếp thì đưa vào TK 622 chi tiết từng công trình, hạng mục công trình. Các khoản lương và mang tính chất lương của lao động gián tiếp đưa vào TK 627 để phân bổ theo tiêu thức hợp lý cho các công trình, hạng mục công trình. Về hạch toán chi phí sử dụng máy thi công XN có rất nhiều xe, máy dùng để thi công công trình. Ví dụ như máy xúc, máy ủi, máy lá rung, máy xay đá, máy đầm đất, máy cắt sắt, xe KIA, xe ZIN...; ngoài ra XN còn tiến hành thuê xe, máy ở ngoài để đáp ứng nhu cầu công việc. Do đó để công tác kế toán tiến hành chính xác và có thể theo dõi chi tiết các chi liên quan đến máy thi công thì XN nên sử dụng thêm TK 623 chi tiết theo từng khoản mục. Dưới đây là một số đề xuất về cách hạch toán chi phí sử dụng máy thi công có thể áp dụng cho XN: * TK sử dụng là TK 623 TK này được chi tiết ra thành các TK cấp 2 nhằm tiện lợi cho công việc tập hợp chi phí và quản lý chi phí. TK 6231: Chi phí nhân viên điều khiển xe, máy TK 6232: Chi phí nguyên vật liệu Tk 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6234: Chi phí khấu hao xe, máy thi công TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài Tk 6238: Chi phí bằng tiền khác TK 623 không có số dư TK này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. * Hạch toán TK 623 Ta có thể tóm tắt quá trình hạch toán chi phí sử dụng máy thi công như sau: TK 334 TK 623 TK 154 Tiền công phải trả cho Chi phí sử dụng máy thi CN điều khiển máy TK 152, 153 , 111 công Vật liệu, dụng cụ xuất kho hoặc mua ngoài TK 133 TK 214 Chi phí khấu hao Máy thi công TK 142, 242, 335 Phân bổ dần chi phí trả trước chi phí phải trả TK 111, 112, 331 Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác TK 133 Sơ đồ 3.1.Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công * Về chứng từ, sổ kế toán Các chứng từ được sử dụng: Hoá đơn mua bán, hợp đồng thuê máy, bảng chấm công, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, bảng phân bổ vật liệu, dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao. Sổ kế toán: sổ chi tiết TK 623 Các mẫu chứng từ và sổ kế toán có thể xem mẫu ở quyết định 15/ 2006/ QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng Bộ Tài Chính. Về hạch toán chi phí sản xuất chung Cần xác định rõ các khoản mục được tập hợp vào chi phí sản xuất chung để phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình. Với sự biến động của giá cả này XN nên thay đổi tiêu thức phân bổ cho hợp lý hơn. Ví dụ như tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, đây là khoản mục phí chiếm tỷ trọng lớn nhất và có ảnh hưởng lớn đến gia thành của các công trình. Trên đây là một số đánh giá mang tính chất cá nhân của bản thân về những hiểu biết và thông tin thu thập được ở XN trong thời gian 4 tháng vừa qua. Do hạn chế về mặt thời gian, tài liệu và nhận thức của mình, em có thể chưa nắm được hết thực trạng kinh doanh của XN. Nhưng em hi vọng một số gợi ý mà em nêu trên đây có thể góp phần nào hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng và công tác kế toán nói chung. Đồng thời đóng góp một phần vào mục tiêu phát triển của XN. KẾT LUẬN Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây dựng nên việc quản lý về đầu tư xây dựng rất khó khăn phức tạp, trong đó tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là một trong những mối quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ hết sức quan trọng của các doanh nghiệp. Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng cơ chế đấu thầu, giao nhận thầu xây dựng. Vì vậy, để trúng thầu, được nhận thầu thi công thì các doanh nghiệp phải xây dựng được giá thầu hợp lý, dựa trên cơ sở đã định mức đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành, trên cơ sở giá thị trường và khả năng của bản thân doanh nghiệp. Mặt khác, phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Để thực hiện các yêu cầu đòi hỏi trên thì cần phải tăng cường công tác quản lý kinh tế nói chung, quản lý chi phí giá thành nói riêng, trong đó trọng tâm là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đảm bảo phát huy tối đa tác dụng của công cụ kế toán đối với quản lý sản xuất. Qua tìm hiểu về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở XN, em thấy XN đã tuân thủ khá đầy đủ quy định của Bộ tài chính. Căn cứ để hạch toán được đảm bảo đầy đủ và đảm bảo tính hợp pháp. Giá thành của các công trình khi đưa cho nhà đầu tư duyệt thì đều được ký duyệt và do đó lợi nhuận của XN được duy trì. Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại trong công tác kế toán ảnh hưởng tương đối đến giá thành. Công tác hoàn tất chứng từ còn chậm và còn dồn về cuối kỳ. Công tác tập hợp chi phí còn sai sót trong phân loại chi phí và cần được sửa đổi vì nó có tác động tới giá thành. Cần đánh giá lại các tiêu thức sử dụng để phân bổ hợp lý nhất và đảm bảo tính chính xác của giá thành nhất. Qua một số biện pháp đưa ra trong chuyên đề, em hi vọng sẽ góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại XN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Sách Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp Xây Lắp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tác giả: TS. Nguyễn Văn Bảo Nhà xuất bản: Thống kê, năm 2004 2/ Sách Kế toán tài chính Tác giả : PGS.TS Nguyễn Văn Công Nhà xuất bản: Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2006 3/ Sách Chế độ kế toán doanh nghiệp Nhà xuất bản: Thống kê, năm 2008 4/ Tài liệu của phòng hành chính, phòng tài vụ của XN xây dựng số 1. 5/ Website : www.mof.gov.vn 6/ Website kế toán : www.ketoan.com.vn 7/ Website: www.tapchiketoan.com.vn 8/ Quyết định 15/ 2006/ BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng BTC MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Tên bảng biểu sơ đồ Trang Biểu số 1.1 Bảng thống kê lao động theo trình độ 5 Biểu số 1.2. Bảng kê về tài sản và kết quả kinh doanh của XN xây dựng số 1 7 Biểu số 1.3 Bảng cân đối số phát sinh 16 Biểu số 2.1. Phiếu chi 21 Biểu số 2.2. Hoá đơn giá trị gia tăng 22 Biểu số 2.3. Phiếu nhập kho 22 Biểu số 2.4. Phiếu xuất kho 24 Biểu số 2.5. Bảng kê nhập vật liệu 25 Biểu số 2.6. Bảng phân bổ nguyên vật liệu 26 Biểu số 2.7. Sổ cái chi tiết TK 621 27 Biểu số 2.8. Bảng chấm công 30 Biểu số 2.9. Bảng kê lương lao động thuê ngoài 31 Biểu số 2.10. Bảng kê lương cán bộ công nhân viên 32 Biểu số 2.11. Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 33 Biểu số 2.12. Ghi Có TK 334 34 Biểu số 2.13. Sổ cái chi tiết TK 622 34 Biểu số 2.14. Phiếu chi 38 Biểu số 2.15. Bảng kê hoá đơn điện thoại 39 Biểu số 2.16. NK 10 – Ghi có TK 338 39 Biểu số 2.17. Bảng phân bổ BHXH 40 Biểu số 2.18. Bảng phân bổ vật liệu 40 Biểu số 2.19. Bảng phân bổ công cụ dụng cụ 41 Biểu số 2.20. Bảng phân bổ khấu hao các công trình 41 Biểu số 2.21. Bảng phân bổ chi phí chung 42 Biểu số 2.22. Sổ cái chi tiết TK 627 43 Biểu số 2.23. Sổ cái chi tiết TK 154 45 Biểu số 2.24. Giá thành sản phẩm xây lắp 49 Biểu số 2.25. Bảng phân tích chi phí 50 Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy quản lý ở XN xây dựng số 1 9 Sơ đồ 1.2. Quy trình sản xuất sản phẩm của XN 12 Sơ đồ 1.3. Phân công lao động trong bộ máy kế toán 13 Sơ đồ 1.4. Trình tự ghi sổ kế toán tại XN xây dựng số 1 15 Sơ đồ 2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 19 Sơ đồ 2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 29 Sơ đồ 2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 37 Sơ đồ 2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất 44 Sơ đồ 3.1. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 63 DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT XN Xí nghiệp xây dựng số 1 Hà Nội QĐ Quyết định UBND Uỷ ban nhân dân TNHH Trách nhiệm hữu hạn CN Công nhân CP Cổ phần HĐKT Hợp đồng kinh tế CNVC Công nhân viên CBCNV Cán bộ công nhân viên ATLĐ An toàn lao động KHSXKD Kế hoạch sản xuất kinh do BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế KPCĐ Kinh phí công đoàn NSNN Ngân sách nhà nước KTTK Kế toán thống kê TSCĐ Tài sản cố định KHKT Kế hoạch kỹ thuật TCQTHC Tổ chức quản trị hành chính SXKD Sản xuất kinh doanh NKCT Nhật ký chứng từ VNĐ Việt nam đồng QH Quốc hội BTC Bộ tài chính DNTN Doanh nghiệp tư nhân TM Tiền mặt CK Chuyển khoản ĐV Đơn vị PX Phiếu xuất VL Vật liệu HĐ Hợp đồng LLQ Lạc Long Quân NTL Nam Thăng Long NVL Nguyên vật liệu CCDC Công cụ dụng cụ SP Sản phẩm SH Số hiệu CT Công trình Q4 Quý 4 V/c Vận chuyển XDCB Xây dựng cơ bản TK Tài khoản GTGT Giá trị gia tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12901.doc
Tài liệu liên quan