Chuyên đề Hạch toán kế toán bán hàng tại cửa hàng Thương Mại Hàng Đào

Cửa hàng Thương Mại Hàng Đào là một đơn vị có chức năng tổ chức lưu thông hàng hoá phục vụ nhu cầu của khách hàng trong nước cũng như khách du lịch. Trong kinh doanh cửa hàng vẫn bám sát vào chức năng, nhiệm vụ chính của mình, thực hiện tốt công tác, giữ vững hoạt động kinh doanh và từng bước nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Trong những năm gần đây, đơn vị còn gặp phải nhiều khó khăn đó là nhà nước có nhiều chương trình và biện pháp đổi mới kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế nhiều ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của đơn vị. Bên cạnh đó cũng có một số thuận lợi cần nói đến là công cuộc đổi mới toàn diện tiếp tục đạt được nhiều thành tựu to lớn, chính trị ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, các quan hệ kinh tế không ngừng được mở rộng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào công tác hạch toán và lưu giữ số liệu kế toán góp phần tích cực nâng cao chất lượng quản lý tổ chức quốc gia và quản lý doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập tại đơn vị em hiểu rõ hơn về thực trạng công tác hạch toán kế toán bán hàng với những vấn đề như: tình hình lưu chuyển hàng hoá của đơn vị, đó là quá trình nhập – xuất – tồn hàng hoá. Thông qua đó bản thân em nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán kế toán bán hàng của đơn vị nói riêng. Với trình độ hiểu biết và kiến thức có hạn nên trong quá trình thực tập nghiên cứu về công tác tổ chức hạch toán kế toán bán hàng tại cửa hàng Thương Mại Hàng Đào , do vậy trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các Bác, các Cô trong cửa hàng để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đặng Thị Hằng và các Bác, các Cô trong cửa hàng đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.

doc32 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán kế toán bán hàng tại cửa hàng Thương Mại Hàng Đào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển hoá căn bản từ nền kinh tế theo chế độ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước thì việc mua bán trao đổi hàng hoá là một nhu cầu tất yếu của xã hội. Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh trong một tổ chức kinh doanh Thương Mại, nó là công cụ để tổ chức hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp. Hạch toán kinh doanh đòi hỏi các kế toán viên phải thông qua việc mua bán hàng hoá để biết được lượng hàng hoá nhập, xuất, tồn từ đó xác định được doanh thu và tình hình lãi lỗ trong việc kinh doanh của doanh nghiệp. Cửa hàng Thương Mại Hàng Đào là đơn vị trực thuộc công ty Thương Mại Dịch Vụ Tràng Thi, là một đơn vị kinh doanh nhiều loại hàng hoá nên việc mua bán hàng hoá có liên hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy việc kiểm tra và hạch toán đầy đủ chính xác kịp thời là một yêu cầu quan trọng giúp cho đơn vị ngày một phát triển và lợi nhuận sẽ được tăng cao. Từ nhận thức đó trên cơ sở những kiến thức có được với sự giúp đỡ của cô giáo Đặng Thị Hằng và sự hướng dẫn nhiệt tình của các bác các cô trong cửa hàng Thương Mại Hàng Đào, em đã mạnh dạn viết chuyên đề “Hạch toán kế toán bán hàng tại cửa hàng Thương Mại Hàng Đào”. Kết cấu báo cáo thực tập tốt nghiệp được trình bày theo 3 phần: Phần 1: Phần mở đầu: Đánh giá thực trạng công tác kế toán của cửa hàng Thương Mại Hàng Đào Phần 2: Nội dung chính của báo cáo thực tập Phần3: Lời kết luận Phần I. Phần mở đầu đánh giá thực trạng công tác kế toán của cửa hàng Thương Mại Hàng Đào 1. Vài nét về công ty Thương Mại dịch vụ Tràng Thi Công ty Thương Mại dịch vụ Tràng Thi tiền thân ban đầu là công ty Ngũ Kim được thành lập ngày 14/02/1955 trên cơ sở đầu tiên là cửa hàng Ngũ Kim số 5, số 7 Tràng Tiền. Tháng 12/1957, công ty Ngũ Kim được tách ra thành 2 công ty: Công ty mô tô xe máy Công ty kim khí hoá chcửa hàng Thương Mại Tháng 3/1962, công ty này được nhập lại làm một và lấy tên là công ty kim khí hoá chất Hà Nội. Tháng 8/1988, công ty kim khí hoá chất Hà Nội tiếp nhận thêm cán bộ công nhân viên và cơ sở vật chất của công ty gia công thu mua hàng công nghệ và công ty kinh doanh tổng hợp Hà Nội và đổi tên thành “ Công ty Kim khí điện máy Hà Nội”. Thực hiện sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo nghị định 388/HĐBT (11/1991), công ty Kim khí điện máy Hà Nội được thành lập lại theo quyết định số 2884/QĐ-UB ngày 17/11/1992. Để mở rộng phạm vi hoạt động phù hợp với tình hình kinh doanh, tình hình mới nên ngày 29/04/1993 UBND TP Hà Nội đã có quyết định số 1787 QĐ-UB đổi tên công ty Kim khí điện máy Hà Nội thành tên mới: “Công ty Thương Mại dịch vụ Tràng Thi” có trụ sở văn phòng tại số 12 phố Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Đặc điểm về cơ sở vật chất cán bộ và công nhân viên của công ty Thương Mại dịch vụ Tràng Thi Nguồn vốn kinh doanh: tính đến 31/12/2002: tổng số vốn sở hữu của công ty là: 8.850 triệu đồng Trong đó: - Vốn ngân sách: 7.507 triệu đồng - Vốn tự có: 1.343 triệu đồng Số mạng lưới kinh doanh công ty đang quản lý sử dụng: 55 điểm Trong đó: - Kinh doanh Thương Mại: 45 điểm - Hoạt động dịch vụ sửa chữa: 10 điểm Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty có đến 31/12/2002 là: 498 người Trong đó: - Nam: 183 người - Nữ: 315 người Trình độ người lao động: - Đại học: 92 người - Trung cấp: 325 người - Đảng viên: 135 người. - Số người có trình độ cao cấp lý luận chính trị: 11 - Số người có trình độ trung cấp lý luận chính trị:15 2. Cửa hàng Thương Mại Hàng Đào là đơn vị trực thuộc của Công ty Thương Mại dịch vụ Tràng Thi Cửa hàng Thương Mại Hàng Đào được thành lập vào quý 4/1986 có tên là trạm mua hàng cửa khẩu thuộc công ty gia công thu mua hàng công nghệ Hà Nội Chức năng kinh doanh của cửa hàng: hàng hoá kinh doanh được mua tại các cửa khẩu như bưu điện, sân bay và các loại hàng hoá khác của các đối tượng là những người lao động cán bộ làm việc tại nước ngoài có hàng hoá đem bán, đặc biệt là mua hàng chủ yếu từ nước ngoài mang vào Việt Nam. Đến thánh 8/1988 theo quyết định của UBND TP Hà Nội về việc giải thể công ty gia công thu mua hàng công nghệ, lúc này chức năng của cửa hàng không phải là chỉ mua hàng ở cửa khẩu nữa mà thu mua tại chỗ và thực hiện theo cơ chế thị trường trong địa bàn Hà Nội. Cửa hàng Thương Mại Hàng Đào nằm ở quận Hoàn Kiếm - trung tâm Thương Mại sầm uất và náo nhiệt nhất của Thủ đô Hà Nội. Chính vì thế mà khu vực này có số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế qua lại đông đúc. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của cửa hàng là đồng hồ các loại như đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn với nhiều mẫu mã phong phú và đa dạng, máy tính cầm tay, hàng may mặc thời trang, hoá mỹ phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ được xuất khẩu ra nước ngoài. Mạng lưới kinh doanh của cửa hàng: Cửa hàng 77 – 79 Hàng Đào: chuyên kinh doanh đồng hồ, máy tính, hàng điện máy. Cửa hàng 116A và 116B Hàng Gai: chuyên kinh doanh bán buôn, bán lẻ hàng mỹ nghệ. Tổng doanh thu hàng năm của cửa hàng đều tăng từ 12% đến 15% với mức thuế phải nộp cho Nhà nước tăng từ 5% đến 8%. Có thể nói doanh thu của cửa hàng thường xuyên tăng cao. 3. Tổ chức bộ máy của đơn vị là doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo tổ chức bộ máy nhà nước có chi bộ Đảng, tổ chức công đoàn. Sơ đồ tổ chức bộ máy của cửa hàng thương mại hàng đào Cửa hàng trưởng Cửa hàng phó Tổ bán hàng Tổ kế toán Tổ bảo vệ Cửa hàng trưởng: phụ trách chung toàn bộ hoạt động của đơn vị, chịu trách nhiệm đối với cơ quan cấp trên về tình hình hoạt động của đơn vị, về nghĩa vụ đối với nhà nước và đảm bảo quan tâm tới đời sống sinh hoạt của người lao động. Cửa hàng phó: chịu trách nhiệm giúp việc cho cửa hàng trưởng và thực hiện những công việc được phân công. Tổ kế toán: chịu trách nhiệm tham mưu, quản lý tài sản hàng hoá của cửa hàng và chịu trách nhiệm về quản lý sổ sách chứng từ hạch toán, cụ thể là những chứng từ mua bán hàng hoá của cửa hàng. Tổ bán hàng: chịu trách nhiệm tiếp nhận bảo quản hàng hoá, thực hiện quản cáo bán hàng và thực hiện văn minh Thương Mại để đạt hiệu quả cao về bán hàng. Tổ bảo vệ: chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn của đơn vị về tài sản hàng hoá, phòng chống cháy nổ và các công việc quản lý theo đúng chức năng. Thời kỳ 1986 – 1988 đơn vị hạch toán theo hình thức hạch toán báo sổ. Tháng 8/1988 đến tháng 4/1993 đơn vị hạch toán kế toán theo phương pháp hạch toán độc lập và có con dấu riêng. Từ tháng 5/1993 đến nay, đơn vị hạch toán kế toán theo phương thức hạch toán báo sổ. Cửa hàng Thương Mại Hàng Đào hạch toán kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ. Sơ đồ hình thức nhật ký - chứng từ Chứng từ gốc và Bảng phân bố phí Bảng kê Sổ chi tiết và sổ chi tiết khác Nhật ký chứng từ Sổ cái Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chi tiết (1) (1) (2) (3) (3) (4) (3) (4) (6) (6) (6) Ghi chú (1): Ghi chứng từ và bảng phân phối hàng ngày (2, 3, 4, 6): Ghi ngày cuối kỳ (5): Đối chiếu sổ chi tiết và tổng hợp Phần II: Nội dung chính I. Lý luận 1. Nhiệm vụ của kế toán Là cơ qua chuyên môn giúp cửa hàng trong việc quản lý tài chính xây dựng các kế hoạch tài chính, thực hiện công tác kế toán thống kê của cửa hàng, vì vậy kế toán có nhiệm vụ chính: Hạch toán kế toán đối với các cửa hàng, quầy hàng. Kiểm tra kiểm soát việc hạch toán kế toán, thống kê đối với đơn vị. Thực hiện chế độ thu chi tài chính tại đơn vị. Lưu giữ số liệu, tài liệu kế toán, thống kê. Gìn giữ bí mật số liệu, không cung cấp số liệu, sổ sách chứng từ về tình hình hoạt động của cửa hàng cho người không có phận sự khi chưa có lệnh của thủ trưởng đơn vị. Lưu giữ, kiểm tra, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế của cửa hàng. Tổ chức quản lý tiền mặt và các chứng chỉ khác có giá trị như tiền. Thực hiện các nghĩa vụ tài chính của cửa hàng đối với công ty cũng như đối với nhà nước. 2. Kế toán nghiệp vụ bán hàng Khái niệm: Bán hàng là mối quan hệ giao dịch, trao đổi hàng hoá giữa người bán và người mua, người bán mất quyề sở hữu về hàng hoá và được quyền sở hữu về tiền tệ hoặc được quyền đòi tiền người mua. Điều kiện của hàng bán: Được gọi là hàng bán khi hàng hoá đó bán ra phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị bán. Hàng hoá phải được thanh toán theo một phương thức nhất định, có thể bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hoặc chấp nhận thanh toán. Đơn vị bán mất quyền sở hữu về hàng hoá đã xuất ra bán và nắm được quyền sở hữu về tiền hoặc được quyền đòi tiền của người mua. Thời điểm ghi chép hàng bán: Thời điểm ghi chép hàng bán là thời điểm đơn vị bán mất quyền sở hữu về hàng hoá và nắm được quyền sở hữu về tiền. Thời điểm của hàng bán còn tuỳ thuộc vào các phương thức bán hàng: - Bán lẻ thu tiền trực tiếp thì thời điểm ghi chép hàng bán là khi kế toán nhận được báo cáo bán hàng của mậu dịch viên và kiểm tra xong báo cáo bán hàng cùng với giấy nộp tiền bán hàng. - Trường hợp bán hàng thanh toán qua ngân hàng thì khi nhận được giấy báo có của ngân hàng hoặc giấy báo đã nhận được hàng của bên mua thì đây là thời điểm ghi chép hàng bán. - Trường hợp bán hàng theo phương thức giao hàng tại kho của bên bán thì khi giao hàng xong người mua ký vào phiếu xuất kho đã nhận hàng thì được coi là hàng bán. - Bán hàng theo phương thức chuyển thẳng thì khi nhận được tiền hàng của người mua trả hoặc nhận được giấy chấp nhận thanh toán tiền của người mua thì được coi là hàng bán. Các phương thức bán hàng: - Bán buôn vận chuyển thẳng Theo phương thức này hàng hoá bán cho bên mua được giao thẳng từ kho của bên cung cấp hoặc giao thẳng từ nhà ga bến cảng mà không qua kho của doanh nghiệp bán buôn. Trong phương thức này được thực hiện bằng hai hình thức: bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán và bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán. + Theo hình thức bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: doanh nghiệp bán buôn tiến hành thanh toán với bên cung cấp về mua hàng, đồng thời vừa tiến hành thanh toán với bên mua về bán hàng, nghĩa là đồng thời phát sinh cả nghiệp vụ mua và nghiệp vụ bán ở đơn vị bán buôn. + Theo hình thức bán buôn vận chuyển không tham gia thanh toán: đơn vị bán buôn là người trung gian giữa bên cung cấp với bên mua, khi đó đơn vị bán buôn uỷ nhiệm cho bên mua trực tiếp nhận hàng và làm thủ tục thanh toán tiền mua hàng với bên cung cấp. - Bán buôn hàng qua kho Theo phương thức này hàng hoá bán cho bên mua được xuất ra trực tiếp từ kho của đơn vị bán buôn. Trong phương thức này được thực hiện theo hai hình thức: + Bán hàng theo hình thức bán hàng trực tiếp giao hàng cho bên mua tại kho, theo hình thức này thì bên mua căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, uỷ nhiệm người của đơn vị mình trực tiếp đến nhận hàng tại kho của đơn vị bán buôn. + Bán hàng theo hình thức chuyển hàng gửi đi cho người mua theo hợp đồng, theo hình thức này đơn vị bán buôn căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký với bên mua tiến hành chuyển hàng cho bên mua bằng phương tiện vận chuyển tự có hoặc thuê ngoài. - Bán hàng theo phương thức gửi hàng đại lý, ký gửi: Theo phương thức này đơn vị có hàng gửi đại lý, ký gửi chuyển hàng cho đơn vị nhận bán hàng đại lý, ký gửi, bán hộ và thanh toán tiền hoa hồng cho bên nhận bán. Khi bên nhận bán hàng đại lý gửi thông báo đã bán được hàng hoặc trả tiền về hàng nhận bán đại lý, ký gửi thì hàng mới được coi là tiêu thụ. - Bán lẻ hàng hoá: + Bán hàng thu tiền trực tiếp: theo phương thức này, người bán hàng trực tiếp thu tiền của khách hàng, trực tiếp giao hàng cho khách. Người bán hàng phải chịu trách nhiệm vật chất về số hàng đã nhận ra quầy để bán lẻ. + Bán hàng thu tiền tập trung: theo phương thức này, nghiệp vụ giao hàng và thu tiền bán hàng tách rời nhau, ở quầy hàng có nhân viên thực hiện viết hoá đơn bán hàng giao cho người mua hàng đồng thời thu tiền bán hàng của người mua. Người mua hàng mang hoá đơn bán hàng vừa nhận đến nhận hàng ở quầy hàng và trả hoá đơn cho người bán hàng. Cuối ngày hoặc cuối ca bán hàng, nhân viên viết hoá đơn và thu tiền bán hàng trong ngày để kiểm tiền làm giấy nộp tiền bán hàng, người bán hàng căn cứ vào số hàng đã giao theo hoá đơn đã nhận và kiểm kê hàng hoá còn lại cuối ngày, cuối ca để xác định số hàng đã giao cho khách và lập báo cáo bán hàng trong ngày, trong ca. Phương pháp hạch toán: - Tài khoản chuyên dùng: tài khoản 511 “doanh thu bán hàng” + Công dụng: tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bình thường thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài khoản này cũng dùng để phản ánh các khoản nhận được của nhà nước về trợ cấp, trợ giá… Khi thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước. + Kết cấu và nội dung ghi chép Nợ Tài khoản 511 “ Doanh thu bán hàng” Có - Trị giá hàng bán bị trả lại - Khoản giảm giá hàng bán - Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh Doanh thu bán sản phẩm hàng hoá thực hiện trong kỳ kinh doanh Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ Tài khoản 511 có 4 tài khoản cấp 2: Tài khoản 5111: doanh thu bán hàng hoá Tài khoản 5112: doanh thu bán thành phẩm Tài khoản 5113: doanh thu cung cấp dịch vụ Tài khoản 5114: doanh thu trợ cấp, trợ giá Tài khoản 632 “giá vốn hàng bán: + Công dụng: tài khoản này phản ánh trị giá vốn của hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ xuất bán trong kỳ. + Kết cấu và nội dung ghi chép: Nợ Tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán” Có Trị giá vốn của hàng hoá thành phẩm Kết chuyển giá vốn của hàng hoá đã được xác định là tiêu thụ vào bên nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 3331 “thuế giá trị gia tăng phải nộp” + Công dụng: tài khoản này phản ánh số thuế giá trị gia tăng đầu ra, số thuế giá trị gia tăng phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đã nộp và còn phải nộp ngân sách nhà nước. + Kết cấu và nội dung phản ánh: Nợ Tài khoản 3331 “ Thuế giá trị gia tăng phải nộp” Có - Số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ - Số thuế giá trị gia tăng đã nộp vào ngân sách nhà nước - Số thuế giá trị gia tăng được giảm trừ vào số thuế giá trị gia tăng phải nộp - Số thuế giá trị gia tăng của hàng bán bị trả lại - Thuế giá trị gia tăng đầu ra + Thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp của hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ hoặc dùng để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ + Số thuế giá trị gia tăng phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính thu nhập bất thường - Số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hàng hoá nhập khẩu. SDCK: Số thuế giá trị gia tăng đã nộp thừa vào ngân sách nhà nước SDCK: Số thuế giá trị gia tăng còn phải nộp cuối kỳ Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3: Tài khoản 33311: thuế giá trị gia tăng đầu ra của hàng hoá dịch vụ Tài khoản 33312: thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu Ngoài ra kế toán nghiệp vụ bán hàng cần sử dụng các tài khoản phản ánh mối quan hệ thanh toán tiền hàng gồm có: Tài khoản 1111 “Tiền mặt” Tài khoản 112 “TGNH” Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” Trình tự hạch toán: - Trường hợp doanh nghiệp xuất kho hàng hoá để bán cho khách hàng: Nợ TK 632 Có TK 1561 - Khi doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng, nếu khách hàng đã thanh toán tiền cho doanh nghiệp bằng thương mại (trường hợp doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ). Nợ TK 1111: tổng trị giá thanh toán Có TK 5111: giá bán chưa có thuế GTGT Có TK 331: Thuế GTGT đầu ra - Trường hợp doanh nghiệp bán hàng chưa thu được tiền: Nợ TK 131: tổng tị giá thanh toán Có TK 5111: giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng Có TK 3331: thuế giá trị gia tăng đầu ra - Trường hợp bán hàng có phát sinh thiếu tiền (số tiền thực thu nhỏ hơn số tiền theo tổng giá thanh toán) + Phản ánh doanh thu bán hàng và số tiền thiếu Nợ TK 1388: số tiền thiếu Nợ TK 1111: giá bán chưa có thuế – số tiền thiếu Có TK 5111: giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng + Phản ánh thuế giá trị gia tăng Nợ TK 1111 Có TK 3331 - Trường hợp bán hàng số tiền thu về bán hàng lớn hơn số tiền phải thu theo tổng giá thanh toán Nợ TK 1111: số tiền thực tế thu được Có TK 5111: giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng Có 3331: thuế giá trị gia tăng đầu ra Có TK 3381: số tiền thừa - Phản ánh số tiền thu về bán hàng doanh nghiệp nộp vào ngân hàng khi chưa nhận được giấy báo Nợ TK 113 Có TK 1111 - Khi nhận được giấy báo của ngân hàng về số tiền doanh nghiệp nộp vào ngân hàng Nợ TK 311: trừ nợ vay ngắn hạn Nợ TK 1121: chuyển vào tài khoản TGNH Có TK 113 - Cuối tháng kế toán xác định doanh thu thuần của hàng bán vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh – kế toán ghi Nợ TK 511 Có TK 911 - Kết chuyển trị giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ Nợ TK 911 Có TK 632 - Kết chuyển cổ phần bán hàng và cổ phần quản lý doanh nghiệp – kế toán ghi Nợ TK 911 Có TK 641 Có TK 642 - Tính và kết chuyển số lãi kinh doanh trong kỳ – kế toán ghi Nợ TK 911 Có TK 4212 - Tính và kết chuyển số lỗ kinh doanh trong kỳ (nếu lỗ) – kế toán ghi Nợ TK 4212 Có TK 911 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được tính bằng công thức: *)Doanh thu thuần về bán hàng = Doanh thu thực tế về bán hàng - Giảm giá hàng bán - Doanh thu hàng bán bị trả lại *)Kết quả hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần về bán hàng - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chiphí QLDN Sơ đồ kết chuyển: TK 156 TK 632 TK 531 TK 511 TK 111,331 Xuất kho Hàng bị trả lại Bán hàng thu tiền có thuế GTGT TK 532 Giảm giá hàng bán TK 3331 TK 911 Kết chuyển doanh thu thuần TK 421 TK 421 K/c lãi K/c lỗ II. Thực tế 1. Thực trạng công tác kế toán của đơn vị Cửa hàng Thương Mại Hàng Đào là đơn vị thuộc công ty Thương Mại và Dịch Vụ Tràng Thi, nhưng cửa hàng Thương Mại Hàng Đào phải tự hạch toán lỗ lãi của đơn vị, do đó bộ phận kế toán của đơn vị có vai trò quan trọng trong việc hạch toán kinh doanh của cửa hàng. Cửa hàng Thương Mại Hàng Đào hạch toán kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hình thức hạch toán: a. Chứng từ gốc: phiếu bán hàng b. Sổ sách: Thẻ quầy hàng Báo cáo bán hàng Bảng kê số 8 Sổ cáI c. Sơ đồ bán hàng của cửa hàng Thương Mại Hàng Đào: Chứng từ gốc (phiếu bán hàng) Thẻ quầy hàng Báo cáo bán hàng Bảng kê số 8 Sổ cái Ghi chú: Lên theo ngày Lên theo tháng 2. Quy trình hạch toán mua hàng, thanh toán tiền hàng và kế toán bán hàng của cửa hàng Xuất phát từ chức năng kinh doanh của cửa hàng là mua hàng tại cửa khẩu và nguồn hàng chủ yếu của cửa hàng là những mặt hàng cao cấp. Phương thức mua hàng của đơn vị là mua theo hợp đồng được ký kết và đều phải tuân theo nguyên tắc là khi mua hàng trong khoảng thời gian nhất định theo thoả thuận hàng hoá được chuyển về nhập vào quầy và làm biên bản kiểm nhập nhập kho, chi phí hàng mua được hạch toán riêng. a. Căn cứ vào phiếu nhập kho cửa hàng tiến hành làm thủ tục thanh toán tiền hàng cho người bán. Phiếu nhập kho của cửa hàng Thương Mại Hàng Đào ngày 15/6/2004 gồm có một mặt hàng là Đồng Hồ RaDo với đơn vị tính là chiếc (C), số lượng thực nhập là 01 với đơn giá là: 3.068.182 triệu đồng, thành tiền: 3.068.182 triệu đồng cộng với thuế giá trị gia tăng 10%: 306.818. Tổng cộng là: 3.375.000 triệu đồng. Trình tự hạch toán của phiếu nhập kho: Nợ TK 1561: 3.068.182 Nợ TK 1331: 306.818 Có TK 331: 3.375.000 Việc mua hàng và thanh toán tiền hàng của đơn vị được mở sổ chi tiết, thanh toán công nợ với người bán và sử dụng tài khoản 331 làm trung gian để nhập kho. a1. Mục đích của phiếu nhập kho: xác định số hàng hoá thực tế cửa hàng đã nhập vào quầy và để làm căn cứ trả tiền cho người bán hàng. a2. Yêu cầu: phải ghi rõ họ tên người giao hàng và số hợp đồng phiếu nhập, số lượng hàng hoá rõ ràng đầy đủ. a3. Nội dung: được trình bày theo mẫu số 01 – VT – Ban hành theo quy định số 1141/TC/QĐ/CĐKT. Ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính. Cột A: STT Cột B: tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất của vật tư hàng hoá Cột C: mã số Cột D: đơn vị tính Cột 1, 2: số lượng theo chứng từ và thực nhập Cột 3, 4: đơn giá và thành tiền a4. Phương pháp ghi chép: - Phiếu nhập kho phải trình bày rõ ràng, ghi rõ ngày, tháng, năm nhập kho. - Ghi rõ họ tên người giao hàng, số hợp đồng nhập tại kho - Dòng cộng thành tiền phải được ghi bằng chữ - Phải có đầy đủ chữ ký của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị. a5. Công việc của kế toán: Kế toán viên phải ghi đầy đủ các nội dung và ký vào phiếu sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt. Đơn vị: Cửa hàng Thương Mại Hàng Đào Địa chỉ: 79 Hàng Đào Phiếu nhập kho Ngày 15 tháng 6 năm 2004 Nợ TK 1561 CóTK 331 Mẫu số 01VT - BH theo QĐ số 1141 – CDKT Ngày 1/11/1995 của Bộ TC Số : 161 Họ và tên người giao hàng: Công ty TNHH Phụng Thiên Theo hợp đồng số 0079413 ngày 13/06/2004 của công ty TNHH Phụng Thiên Nhập tại kho 77 Hàng Đào STT Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư, hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Đồng hồ RaDo C 01 3.068.182, Thuế GTGT 10% 3.068.182, 3.068.182, 306.818, Cộng 3.375.000, Cộng thành tiền (bằng chữ): Ba triệu ba trăm bảy mươi năm ngàn đồng chẵn. Nhập ngày 15 tháng 06 năm 2004 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị b. Thẻ quầy hàng b1. Mục đích: Thẻ quầy hàng là một chứng từ được lập nhằm để theo dõi một cách cụ thể tình hình Nhập – Xuất – Tồn hàng hoá của đơn vị. b2. Yêu cầu: Phải ghi rõ ràng chính xác tình hình Nhập – Xuất – Tồn hàng hoá để xác định được lượng hàng hoá còn tồn cuối ngày. b3. Nội dung: Dùng để theo dõi lượng hàng hoá của đơn vị. Thẻ quầy hàng gồm có: tên hàng, quy cách, đơn vị tính và đơn giá. Cột A, B: để ghi ngày, tháng và tên người bán hàng Cột 1: tồn đầu ngày Cột 2, 3: nhập từ kho, và nhập khác trong ngày Cột 4: cộng nhập và tồn đầu ngày Cột 5, 6: xuất bán gồm có số lượng và thành tiền Cột 7, 8: xuất khác gồm có số lượng và thành tiền Cột 9: tồn cuối ngày b4. Phương pháp ghi chép: Thông qua phiếu nhập kho từng ngày trong tháng để kế toán vào các cột cho phù hợp, kế toán phải ghi rõ ngày tháng, tên người bán, số hợp đồng và số phiếu nhập. b5. Công việc của kế toán: Khi nhận được thẻ quầy hàng phải kiểm tra thật chính xác số liệu xem đã vào đúng hay chưa, số lượng tồn đầu ngày, số lượng tồn cuối ngày, nhập vào và xuất ra bán là bao nhiêu. Đơn vị: Cửa hàng Thương Mại Hàng Đào Địa chỉ: 79 Hàng Đào Thẻ quầy hàng Tờ số 3 Mẫu số 15 BH QĐ số 1141 – CDKT Ngày 1/11/1995 của Bộ TC Tên hàng: Đồng hồ RaDo Đơn vị tính: Quy cách: M 3.068.182, Đơn giá: Ngày tháng Tên người bán Tồn đầu ngày Nhập từ kho trong ngày Nhập khác trong ngày Cộng nhập và tồn trong ngày Xuất bán Xuất khác Tồn cuối ngày Lượng Tiền Lượng Tiền A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 15 Thuý 01 0079413/13.6 PN 161/15.4 0 1 3.463.636, TĐ:0, N:3.068.182, X:3.068.182, TC:0, 15 Thuý 02 Đồng hồ Asenta vàng 0079417 PN 161/15.4 0 2 1.248.818 TĐ:0, N:1.145.454, X:1.145.454 TC:0, 15 Thuý 01 Đồng hồ Asenta đỏ 0079417 PN 161/15.4 0 1 576.000, TĐ:0, N:545.455, X:545.455 TC:0, 15 Thuý 05 Đồng hồ Asenta trắng 0079417 PN 161/15.4 0 5 2.491.545, TĐ:0, N:1.909.190, X:1.909.190, TC:0, c. Báo cáo bán hàng: Sổ sách đơn vị sử dụng thứ ba là báo cáo bán hàng hàng ngày. c1. Mục đích: Báo cáo bán hàng dùng để theo dõi cho từng mặt hàng để ghi chép sự biến động của hàng hoá trong ngày của đơn vị. c2. Yêu cầu: Căn cứ vào thẻ quầy hàng để lập được báo cáo bán hàng hàng ngày cuối ngày hoặc cuối ca bán hàng nhân viên viết hoá đơn và thu tiền bán hàng trong ngày, kiểm tiền làm giấy nộp tiền bán hàng, người bán hàng căn cứ vào số hàng đã giao theo hoá đơn đã nhận để xác định số hàng đã giao cho khách và lập báo cáo bán hàng trong ngày, trong ca. c3. Nội dung: Báo cáo bán hàng gồm có các cột thứ tự, tên hàng và quy cách phẩm chất, đơn vị tính, số lượng, theo giá bán lẻ nơi bán với đơn giá và thành tiền, cột cuối cùng là theo giá vốn với giá trị và thành tiền. Quy trình hạch toán: - Phản ánh doanh thu: Nợ TK 1111: 8.558.000 Có TK 5111: 7.779.999 Có TK 3331: 777.999 - Phản ánh giá vốn: Nợ TK 632: 7.335.000 Có TK 1561:6.668.181 Có TK 3331: 666.819 c4. Phương pháp ghi chép: Báo cáo bán hàng được lập mỗi ngày một lần để ghi và theo dõi số lượng, giá vốn, giá bán của từng mặt hàng và tổng doanh thu của từng mặt hang. c5. Công việc của kế toán: Kế toán bán hàng phải ghi rõ từng mặt hàng đơn vị tính, số lượng theo giá bán và giá vốn, căn cứ vào báo cáo bán hàng để lập bảng kê số 8. Công ty Thương Mại và dịch vụ Tràng Thi Cửa hàng Thương Mại Hàng Đào Báo cáo bán hàng hàng ngày Ngày 15 tháng 06 năm 2004 Mẫu số 3/B QĐ Liên bộ TC TK NT Số 621 - LB STT Tên hàng và quy cách phẩm chất Đơn vị tính Số lượng Theo giá bán lẻ nơi bán Theo giá vốn Giá đơn vị Thành tiền Giá đơn vị Thành tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 Đồng hồ RaDo Đồng hồ Asenta vàng Đồng hồ Asenta đỏ Đồng hồ Asenta trắng C C C C 01 02 01 05 624.409 498.309 3.463.636, 1.248.818, 576.000, 2.491.545, 7.779.999, 779.999, 8.558.000, 572.727 3.068.182, 1.145.454, 545.455, 1.909.190, 6.668.181, 666.819, 7.335.000, Thuế GTGT 10% Lãi 1.223.000, Tám triệu năm trăm năm mươi tăm ngàn đồng chẵn Ngày … tháng … năm Đã kiểm toán Người bán hàng Kế toán d. Bảng kê số 8 Căn cứ vào phiếu nhập kho và báo cáo bán hàng hàng ngày kế toán lập bảng kê số 8. d1. Mục đích: Bảng kê số 8 dùng để tổng hợp tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm hoặc hàng hoá theo giá thực tế và giá hạch toán (TK 155 – “Thành phẩm” – TK 156 “Hàng hoá”). d2. Nội dung và phương pháp ghi sổ bảng kê số 8: Bảng kê số 8 gồm có các cột: STT, số hiệu, ngày tháng của chứng từ dùng để ghi sổ, diễn giải nội dung chứng từ ghi sổ, các cột phản ánh số phát sinh bên nợ, bên có của TK 155, TK 156, đối ứng có hoặc nợ với các tài khoản liên quan. Số dư đầu tháng phản ánh số tồn kho đầu tháng được lấy từ số dư đầu tháng của TK 155, 156 (chi tiết theo từng loại hàng, nhóm hàng). Số phát sinh nợ TK 156 đối ứng có với tài khoản phản ánh số nhập trong tháng của hàng hoá, số phát sinh có đối ứng với tài khoản ghi nợ phản ánh số xuất hàng hoá trong tháng ra để bán. Số dư cuối tháng phản ánh số tồn kho cuối tháng bằng (=) số dư đầu tháng cộng (+) số phát sinh Nợ trong tháng trừ (-) số phát sinh có trong tháng. d3. Công việc của kế toán: Tập hợp các chứng từ sổ sách là phiếu nhập kho và báo cáo bán hàng để vào bảng kê số 8. Công ty: Thương Mại và dịch vụ Tràng Thi Cửa hàng: Thương Mại Hàng Đào Bảng kê số 8 Quầy 77 Hàng Đào Tháng 06 năm 2004 Thuế suất: 10% STT Ngày tháng Tồn đầu kỳ Ghi nợ TK 1561 Ghi có TK… Ghi có TK 1561 Ghi Nợ TK 632 Tên cuối kỳ 1111 331 632 14/6 14/6 14/6 14/6 14/6 14/6 14/6 14/6 14/6 14/6 15/6 15/6 17/6 24/6 24/6 24/6 567.273, 6.240.000, 10.167.273, 3.927.273, 2.727.273, 981.818, 2.727.273, 1.290.909, 949.091, 2.100.000, 3.068.182, 3.599.999, 100.227.400, 6.553.636, 6.845.457, 1.827.273, 6.668.181, 5.218.182, 100.227.400, 4.018.182, 5.930.909, 1.827.273, Cộng 153.800.130, 123.890.127, 29.910.003, Hà Nội ngày 05 tháng 07 năm 2004 Trưởng đơn vị Kế toán trưởng e. Sổ cái: e1. Mục đích: Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Số hiệu ghi tên sổ cái dùng để kiểm tra, đối chiếu với số hiệu ghi trên sổ đăng ký chứng từ ghi số các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết dùng để lập báo cáo tài chính. e2. Yêu cầu: Phải trình bày rõ ràng cụ thể mỗi một trang trình bày tài khoản. e3. Nội dung: Sổ Cái gồm có số dư đầu năm, tên tài khoản và ghi có các tài khoản đối ứng Nợ với tài khoản từ tháng 1 đến tháng 6. Số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi vào bên Nợ và bên có tài khoản. e4. Phương pháp ghi chép: Sổ Cái được mở riêng cho từng tài khoản. Mỗi tài khoản được mở một trang hoặc một số trang tuỳ theo số lượng ghi chép của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều hay ít của từng tài khoản. e5. Công việc của kế toán: Kế toán phải dựa vào các chứng từ để làm căn cứ để ghi vào sổ cái hàng ngày và cuối tháng phải khoá sổ. Sổ cái TK 511.1b “Doanh thu bán hàng hoá” 5% Số dư đầu năm Nợ Có Không Ghi có tài khoản đối ứng nợ với tài khoản này Tháng 1 … Tháng 6 … Tháng 12 Cộng 911 14.482.300, Cộng phát sinh Nợ Có 14.482.300, 4.420.000, Số dư cuối tháng Nợ Có Không Sổ cái TK 511.1a “Doanh thu bán hàng hoá” 10% Số dư đầu năm Nợ Có Không Ghi có tài khoản đối ứng nợ với tài khoản này Tháng 1 … Tháng 6 … Cộng 911 1.684.635.117, Cộng phát sinh Nợ Có 1.684.535.117, 646.95.190, Số dư cuối tháng Nợ Có Không Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Sổ cái TK 632 “Giá vốn háng bán ra” Số dư đầu năm Nợ Có Không Ghi có tài khoản đối ứng nợ với tài khoản này Tháng 1 … Tháng 6 … Tháng 12 Cộng 156.1a 156.1b 605..239.780, 2.206.000, Cộng phát sinh Nợ Có 607.445.780, 1.616.278.367, Số dư cuối tháng Nợ Có Không Sổ cái TK 3368b “Thuế giá trị gia tăng “ Số dư đầu năm Nợ Có 2.564.467 Ghi có tài khoản đối ứng nợ với tài khoản này Tháng 1 … Tháng 6 … Tháng 12 Cộng 133 a 133 b 111.1 61.434.598, 636.685, 5.000.000, Cộng phát sinh Nợ Có 67.071.283, 65.416.349, Số dư cuối tháng Nợ Có 6.536.267, Phần III: lời kết luận Cửa hàng Thương Mại Hàng Đào là một đơn vị có chức năng tổ chức lưu thông hàng hoá phục vụ nhu cầu của khách hàng trong nước cũng như khách du lịch. Trong kinh doanh cửa hàng vẫn bám sát vào chức năng, nhiệm vụ chính của mình, thực hiện tốt công tác, giữ vững hoạt động kinh doanh và từng bước nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Trong những năm gần đây, đơn vị còn gặp phải nhiều khó khăn đó là nhà nước có nhiều chương trình và biện pháp đổi mới kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế nhiều ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của đơn vị. Bên cạnh đó cũng có một số thuận lợi cần nói đến là công cuộc đổi mới toàn diện tiếp tục đạt được nhiều thành tựu to lớn, chính trị ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, các quan hệ kinh tế không ngừng được mở rộng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào công tác hạch toán và lưu giữ số liệu kế toán góp phần tích cực nâng cao chất lượng quản lý tổ chức quốc gia và quản lý doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập tại đơn vị em hiểu rõ hơn về thực trạng công tác hạch toán kế toán bán hàng với những vấn đề như: tình hình lưu chuyển hàng hoá của đơn vị, đó là quá trình nhập – xuất – tồn hàng hoá. Thông qua đó bản thân em nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán kế toán bán hàng của đơn vị nói riêng. Với trình độ hiểu biết và kiến thức có hạn nên trong quá trình thực tập nghiên cứu về công tác tổ chức hạch toán kế toán bán hàng tại cửa hàng Thương Mại Hàng Đào , do vậy trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các Bác, các Cô trong cửa hàng để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đặng Thị Hằng và các Bác, các Cô trong cửa hàng đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0210.doc
Tài liệu liên quan