Chuyên đề Hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ

Qua lý thuyết và thực tiễn về công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu em thấy đối với một doanh nghiệp kinh doanh thương mại hàng nhập khẩu thì việc hạch toán chính xác lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu là rất cần thiết. Thực tế ở Công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ cho thấy công ty đã và đang vận dụng chế độ kế toán mới, bên cạnh đó công ty đã sử dụng hệ thống máy vitính vào trong công tác quản lý nói chung cũng như công tác kế toán nói riêng làm giảm nhẹ khối lượng khối lượng công việc kế toán, giúp cho thông tin kế toán được xử lý một cách nhanh chóng, kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty. Tuy nhiên trong quá trình hạch toán còn có những sai sót so với chế độ kế toán hiện hành. Vì vậy kế toán công ty cần phấn đấu hơn nữa, năng cập nhật thông tin và xử lý thông tin một cách hợp lý. Do thời gian ngắn, nên chuyên đề của em chưa có thể đi sâu vào mọi khía cạnh của công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu.Song chuyên đề đã đề cập được nội dung cơ bản sau: Thực trạng công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ; những ưu nhược điểm trong công tác hach toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty. Đồng thời đưa ra được một số đề xuất nhằm hoàn thiên công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ. Trong quá trình thực hiện Chuyên đề có nhiều khó khăn nhưng có sự chỉ dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn em đã hoàn thành tốt chuyên đề. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình của Cô giáo Trần Thị Phượng và toàn thể các anh chị trong phòng tài chính kế toán và quản trị của Công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ.

doc76 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết toán của đơn vị. 1.2.3 Chức năng nhiệm vụ của kế toán Vốn bằng tiền và thủ quỹ. Phản ánh số liệu hiện có và tình hình biến động của tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. 1.2.4 Chức năng nhiệm vụ của kế toán vật tư tài sản, hàng hoá, nguồn vốn chủ sở hữu. Phản ánh số lượng, giá trị hiện có và tình hình biến động theo từng loại vật liệu, dụng cụ, hàng hoá của đơn vị. Đối với tài sản cố định, bên cạnh theo dõi theo từng loại tài sản về mặt hiện vật, kế toán còn phải theo dõi về mặt nguyên giá và giá trị còn lại của từng loại. Phản ánh tình hình hiện có và biến động tăng giảm trong kỳ của các nguồn vốn kinh doanh. 1.2.5 Chức năng nhiệm vụ của kế toán thanh toán, các khoản doanh thu và thu nhập, các khoản chi phí: Phản ánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, các khoản phải nộp, các khoản còn phải thanh toán cho các đối tượng khác. Phản ánh đầy đủ kịp thời các khoản doanh thu, thu nhập và các khoản ghi giảm doanh thu, thu nhập phát sing trong doanh nghiệp. Từ đó xác định doanh thu thuần, thu nhập thuần từ các hoạt động làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh. Phản ánh đầy đủ kịp thời các khoản chi phí phát sinh trong doanh nghiệp liên quan đến thu mua, tiêu thụ hàng hoá cùng với các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.2.6 Chức năng nhiệm vụ của kế toán thuế, theo dõi chi nhánh Tập hợp chứng từ , hạch toán kế toán, lập các báo cáo theo đúng quy định của cơ quan thuế. Với các chi nhánh, phản ánh đầy đủ kịp thời giá trị hàng hoá xuất nhập cho chi nhánh, công nợ giữa công ty và chi nhánh. 2.Hình thức tổ chức sổ kế toán tại công ty 2.1Hệ thống tài khoản Công ty đang sử dụng. Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 1141TC/CĐKT ngày 01-11-1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính - đã sửa đổi bổ sung). Vì đây là một công ty kinh doanh thương mại nên không sử dụng một số tài khoản sau: TK611,TK621, TK622, TK623, TK627, TK631. 2.2Hình thức sổ kế toán tại Công ty: Đặc điểm cơ bản của hình thức Nhật ký chung là mọi nghiệp vụ kinh tề, tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký theo thứ tự thời gian và nội dụng kinh tế của nghiệp vụ, sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ Cái. Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung. Chứng từ gốc Sổ, thẻ KT chi tiết Sổ Nhật ký chung Sổ NK chuyên dùng Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Chú thích : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu Tuy nhiên các phần việc được thực hiện tự động trên máy nhờ phần mềm kế toán CIC- Của Công ty tin học Bộ xây dựng . Các tài liệu gốc được cập nhật vào máy tính thông qua một thiết bị nhập liệu, thường là bàn phím và được tổ chức lưu giữ trên các thiết bị nhớ ở dạng tệp tin dữ liệu nghiệp vụ và các tệp tin này được quản trị một cách hợp nhất do một hệ quản trị cơ sở dữ liệu nghiệp vụ được “Chuyển sổ” vào các tệp Sổ chi tiết và Sổ cái bởi chính chương trình máy tính. Trong máy tính có hai chế độ xử lý tệp dữ liệu nghiệp vụ : chế độ theo lô và chế độ trực tiếp, phần hành kế toán máy của công ty sử dụng chế độ xử lý trực tiếp, nghĩa là tất cả các dữ liệu nghiệp vụ được lưu giữ trong một tệp dữ liệu nghiệp vụ duy nhất và từ tệp này chương trình máy tính cho phép lên Sổ chi tiết, Sổ cái và các Báo cáo tài chính, in các bảng, biểu của từng hình thức ghi chép sổ sách kế toán theo yêu cầu của người dùng. Sơ đồ tổ chức sổ ở công ty theo phần mềm kế toán Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ chi tiết Sổ cái các TK Báo cáo tài chính Chú thích : : Phản ánh hàng ngày In báo cáo cuối kỳ Cuối tháng kế toán tổng hợp in sổ, kế toán trưởng kiểm tra, lưu giữ. 2.3 Báo cáo tài chính. Doanh nghiệp tiến hành lập Báo cáo tài chính vào cuối mỗi năm, báo cáo tài chính bao gồm : Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Bản thuyết minh báo cáo tài chính, ngoài ra còn có giải trình quyết toán tài chính, niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 đầu năm đến 31/12 cuối năm. Báo cáo tài chính hàng năm lập theo Mẫu số B1 - DN ban hành theo quyết định số 167/2000QĐ - BTC ra ngày 25 /10/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính. III.Thực trạng hạch toán kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ. 1. Tài khoản sử dụng Để HT quá trình lưu chuyển hàng hoá NK KT sử dụng các tài khoản chủ yếu sau : TK 151 - Hàng mua đang đi đường. TK 156 - Hàng hóa. TK 131 - Phải thu khách hàng hoặc khách hàng ứng trước. TK 331 - Phải trả người xuất khẩu TK632 - Giá vốn hàng bán : phản ánh trị giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ. 635 - Chi phí tài chính. 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. TK413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái Ngoài ra, để hạch toán quá trình lưu chuyển hàng hoá NK kế toán còn sử dụng các TK khác như : TK111, TK112, TK311, TK333,TK641, TK642, TK911, TK421, TK141 … 2. Chứng từ sử dụng Khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chứng từ kế toán là bằng chứng để chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ, đồng thời là phương tiện thông tin về kết qủa nghiệp vụ đó. Trong các nghiệp vụ kinh doanh XNK thì các chứng từ càng quan trọng hơn vì đây là mối quan hệ với đối tác nước ngoài, sự chặt chẽ được đặt lên hàng đầu nhằm tránh xẩy ra sai sót. Bộ chứng từ liên quan đến quá trình NK hàng hoá gồm có : + Bộ chứng từ thanh toán: - Hợp đồng mua bán (Sales Contract) - Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) - Chứng từ bảo hiểm (Insurance policy) - Vận tải đơn (Bill of Lading) - Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of quanlity) - Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) - Bảng kê đóng gói hàng hàng hoá (Packing List) Ngoài ra, theo chứng từ hợp đồng nhập khẩu và theo trong thư tín dụng chứng từ thanh toán còn có: Hối phiếu hoặc các tài liệu khác kèm theo như: Biên bản quyết toán với tàu, biên bản hư hỏng tổn thất (nếu có). + Ngoài bộ chứng từ thanh toán còn có các chứng từ sau: - Tờ khai, phụ lục tờ khai hải quan. - Mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. - Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp 3.Đặc điểm và phân loại hàng hoá nhập khẩu tại Công ty. Do đặc điểm kinh doanh của công ty dẫn tới hàng hóa nhập khẩu của công ty có những đặc điểm riêng. Nguồn hàng của Công ty rất đa dạng, nhập từ các nước Asean, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Đức,....hàng nhập của công ty chủ yếu đóng trong container 20feet với trọng lượng khoảng 20 tấn, công ty thường mua hàng theo điều kiện CIF cảng Hải Phòng, CIF cảng Sài Gòn, CIF cảng Đà Nẵng, DAF cửa khẩu Hữu Nghị Quan. Hiện tại công ty phân loại hàng nhập khẩu thành 3 nhóm: - Nhóm 1: Các sản phẩm thép gồm có: + Thép cuộn: cán nóng, cán nguội + Thép hình: thép H, thép I, Thép U, thép L,... + Thép ống: ống áp lực hàn xuắn, hàng thẳng. + Các loại cáp, neo dự ứng lực,.... - Nhóm 2: Các sản phẩm lắp xiết gồm có: + Các loại bulông lục giác cường độ cao. + Các loại vít cường độ cao + Các loại đai ốc cường độ cao + Các loại rivet, chốt chẻ, đinh hàn,... Nhóm 3: Các loại máy móc thiết bị gồm có: + Các loại máy móc đo kiểm dùng trong cơ khí. + Các loại máy móc lắp xiêt bulông. + Các loại máy và dụng cụ cầm tay,... 4.Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá theo phương thức trực tiếp. Khi phòng nguồn hàng thực hiện xong các thủ tục nhập khẩu hàng hoá: Đặt hàng, ký kết hợp đồng ngoại, mở thư tín dụng chuyển sang phòng kế toán làm thủ tục mở L/C - vay ngân hàng. Các nghiệp vụ nhập khẩu lô cáp dự ứng lực vào tháng 3/2006 như sau: Ngày 03/03/2006 ký quỹ mở L/C số 335, Kế toán đã phản ánh vào TK1122NN “Ký quỹ đảm bảo tiền vay” tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Tây Hồ ( mà đáng lẽ ra theo quy định thì phải phản ánh vào TK144 : Ký quỹ, ký cược ngắn hạn ), khi nhận được giấy báo Nợ tài khoản tiền Việt Nam của Ngân hàng, Kế toán ghi : Nợ TK 1122NN : 405790 x 10% x 15.915 = 645.814.785 Có TK 1121NN : 645.814.785 Theo qui định, Kế toán đã phải tiến hành phản ánh khoản ngoại tệ này vào TK 007 nhưng trong công ty đã không định khoản : Có TK 007 : 40579 (USD ) Khi thư tín dụng đã hoàn tất và cả hai bên thống nhất các điều khoản thì The Siam tiến hành giao hàng, bộ hồ sơ bao gồm Hợp đồng thương mại kí hiệu : 01/TC-SIAM/06 kèm vận tải đơn số BR06060312059. cáp dự ứng lực được cấp giấy phép NK số 0005707 ngày 22/11/2002, được chuyên chở trên phương tiện vận tải có số hiệu LCHVC0261 xuất phát từ Thái Lan đã đến cảng Hồ Chí Minh vào ngày 13/03/2006. Khi nhận được tin báo hàng đã về cảng, Công ty đã cử bộ phận giao nhận hàng gồm : Một cán bộ phòng tiếp nhận vận chuyển, một cán bộ theo dõi hàng NK của Phòng nguồn hàng, một cán bộ tổ chức theo dõi, kiểm tra chất lượng hàng hoá ( Do công ty thuê từ Công ty kiểm tra chất lượng hàng hoá XNK Nhà nước - Vinacontrol ).Trước khi nhập kho hàng hoá bộ phận giao nhận trên tổ chức kiểm tra hoá đơn chứng từ thu nhận được từ bên bán và giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hoá của Vinacoltrol cấp là hợp lý, hợp lệ để kiểm nhận nhập kho và làm Tờ khai hải quan hàng hoá NK số 3750/NK/KD ngày 18/03/2006 Công ty yêu cầu ngân hàng ký hậu vào vận đơn và nhận nợ với ngân hàng để thanh toán cho người XK : ỉ Kế toán phản ánh số tiền vay ngân hàng thanh toán cho người XK ( Theo phương thức trả ngay bằng L/C ) : Nợ TK 331 : 405790 x 90% x 15.915 = 5.812.333.065 Có TK 311 NN : 5.812.333.065 ỉ Phản ánh giá trị lô hàng NK, tỷ giá tính giá trị lô hàng là 15910 - tỷ giá quy định của Hải quan, số tiền ký quỹ, ký cược ngắn hạn tính theo tỷ giá thực tế tại ngày nộp tiền cho ngân hàng để thực hiện, tỷ giá của tài khoản phải trả người bán theo tỷ giá thực tế tại ngày vay ngắn hạn để trả, phần chênh lệch đưa vào TK 635– phần chênh lệch giá trị giữa tỷ giá thực tế tại ngày ghi nhận hàng hoá và ngày nhận ký quỹ và ngày trả nợ cho người XK trước đó . KT tiến hành phản ánh như sau : Nợ TK 156 : 405790 *15910+322.805.945= 6.778.924.845 Nợ TK 635 : : 2.028.950 Có TK 3333 : 322.805.945(Thuế suất thuế NK 5%) Có TK 331 : 405790*90%*15.915= 5.812.333.065 Có TK 1122NN : 405790*10%*15.915= 645.814.785 ỉ Phản ánh thuế GTGT ( Theo tỷ giá thực tế ) hàng NK : Nợ TK 133 : (6.456.118.900 +322.805.945) x 5% = 338.946.242 Có TK 33312 : 338.946.242 ỉTất cả các loại phí : Từ phí mở L/C 0,1 % giá trị CIF của hợp đồng, Phí sửa đổi L/C : 15 USD, phí giám định hàng hoá, phí thanh toán L/C, Phí lưu Contener … đều được kế toán phản ánh vào TK 641, sẽ được đề cập đến trong phần chi phí lưu thông và xác định kết quả của nghiệp vụ. Ngày 18/04/2006 sau khi nhận được Giấy thông báo thuế, thực hiện nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu, kế toán ghi: Nợ TK 33312 : 338.946.242 Nợ TK 3333 :322.805.945 Có TK 111 : 661.752.187 Kế toán lập phiếu nhập kho theo Packinglist của Nhà xuất khẩu Đơn vị: Công ty Tân Cơ Phiếu nhập kho Mẫu số: 01 - VT Địa chỉ: 55 Lạc Trung - Hà Nội Ngày 20 tháng 3 năm 2006 Theo QĐ: 1141 - TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của bộ Tài Chính Nợ: 156 Số: 24 Có: 3333,331,1122NN Họ tên ngời giao hàng: Nhập hàng Công ty The Siam Thái Lan Theo HĐ phụ lục TKHQ 3750 ngày 18/03/2006 Nhập tại kho: Công ty Tân Cơ Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật t (sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lợng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Cáp dự ứng lực 15.24 mm Tấn 2,514 2,696,470 6,778,924,845 Tổng cộng - 6,778,924,845 Cộng thành tiền (bằng chữ ): Sáu tỉ bảy trăm bảy mơi tám triệu, chín trăm hai tư nghìn, tám trăm bốn lăm đồng Thủ trởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Nhời giao hàng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Thực tế lô hàng này không nhập kho mà xuất bán thẳng cho Tổng công ty xây dựng Thăng Long. Theo chế độ kế toán phải hạch toán trên TK 632 không hạch toán trên TK 156 Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên được nhập vào phần mềm, sau khi nhập xong giữ liệu, in ra ta có các sổ sách sau: Sổ nhật ký chung. Tháng 3 năm 2006 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản Số phát sinh Số Ngày Nợ Có Nợ Có Số trang trớc chuyển sang 3,577,785,398 3,577,785,398 03/03/2006 335 03/03/2006 Mở LC nhập hàng cáp dự ứng lực từ Thái Lan Ngoại tệ ngân hàng Nông Nghiệp 1122 645,814,786 Tiền Việt ngân hàng Nông Nghiệp 1121 645,814,786 …………. …………. 15/03/2006 82672 3/15/2006 Công ty CP CKXD Đại Mỗ 3,374,154 Phải thu của khách hàng 131 Doanh thu bán hàng 511 3,213,480 Thuế GTGT 33311 160,674 16/03/2006 PN23 16/03/2006 Nhập hàng của Công ty CP KV & DV TM Hàng hoá 156 826,750,508 Thuế GTGT đợc khấu trừ 1331 41,337,525 Phải trả cho ngời bán 331 868,088,033 18/03/2006 V06084 18/03/2006 Vay ngắn hạn NHNN mua cáp dự ứng lực Phải trả cho ngời bán 331 5,812,333,065 Vay ngắn hạn 311 5,812,333,065 20/03/2006 PN24 20/03/2006 Nhập cáp dự ứng lực từ Thái Lan TK3750 Hàng hoá 156 6,778,924,845 Thuế GTGT đợc khấu trừ 133 338,946,242 Thuế xuất, nhập khẩu 3333 322,805,945 Phải trả cho ngời bán 331 5,810,507,010 Ngoại tệ ngân hàng Nông Nghiệp 1122 645,611,890 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 33312 338,946,242 20/03/2006 CL TK3750 20/03/2006 Chi phí phát sinh do chênh lệch tỷ giá Chi phí tài chính 635 2,028,950 Ngoại tệ ngân hàng Nông Nghiệp 1122 202,895 Phải trả cho ngời bán 331 1,826,055 …………. Cộng chuyển trang sau 19,005,859,707 19,005,859,707 UBND TP Hà Nội Công ty CPTM & TV Tân Cơ Sổ cái Tài khoản: 156-Hàng hóa Tháng 3 năm 2006 In từ excel tên là SO SACH 5. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá theo phương thức uỷ thác Thực tế công ty có giao uỷ thác nhập khẩu, song hình thức lại như mua hàng một đơn vị trong nước. Mọi thủ tục Công ty thực hiện, chỉ nhờ tài chính của đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu. Tất cả các chi phí nhận hàng nhập khẩu đều do công ty chi trả song hoá đơn chứng từ ghi cho Công ty nhận uỷ thác nhập khẩu. Sau mỗi lô hàng nhân viên tại phòng nguồn hàng Công ty tổng hợp toàn bộ chi phí, chuyển cho Công ty nhận uỷ thác nhập khẩu tính toán giá thành và viết hoá đơn GTGT xuất bán hàng hoá cho Công ty. Phí hoa hồng uỷ thác thường 0.8%/1 lô hàng nhập khẩu và lãi vay 0.95%/ tháng song kế toán không phải hạch toán, tính toán nhiều chỉ kiểm tra lại sự đúng đắn của số lượng, đơn giá, thành tiền trên hoá dơn GTGT có chính xác không. Khi nhận được hàng, kế toán chờ có hoá đơn của đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu mới thực hiện ghi sổ: Nợ TK 156: Trị giá hàng hóa nhập kho Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331- Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu. Theo dõi cụ thể do phòng nguồn hàng thực hiện Ví dụ cụ thể: Tháng 12/2005, Công ty có nhập 1 lô hàng Bulon cường độ cao S10T : 19.136 Kg qua đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công Mỹ Nghệ (ARTEXPORT). Lô hàng mua với giá CIF của Công ty KOREA BOLT Hàn Quốc.Hàng dự kiến về cảng Hải Phòng ngày 15/12/2005. Trị giá lô hàng(Theo giá CIF): 24.000USD Phòng nguồn hàng thực hiện các thủ tục nhập lô hàng: - Chuẩn bị hợp đồng và thủ tục: + Soạn hợp đồng mua bán với Công ty cổ phần XNK thủ công Mỹ Nghệ. + Viết thư thông báo với Công ty KOREA BOLT về đơn vị ký hợp đồng ngoại thương là ARTEXPORT. + Soạn hợp đồng ngoại thương giữa Công ty ARTEXPORT với Công ty KOREA BOLT. - Khi hàng về đến cảng: + Nhận chứng từ của Công ty ARTEXPORT sau khi bộ chứng từ đã được xử lý từ ngân hàng phục vụ ARTEXPORT. + Liên hệ với hãng tàu để nhận lệnh đi nhận hàng. + Lập bộ tờ khai hải quan và áp thuế nhập khẩu, VAT. + Khai báo hải quan, thuê vận tải và nhập hàng vào kho. + Thanh toán toàn bộ chi phí phát sinh nhận hàng nhập khẩu và chuyển toàn bộ chứng từ thanh toán cho ARTEXPORT. Tại phòng kế toán: Khi nhân viên phòng nguồn hàng nhận tiền trả các chi phí nhận hàng nhập khẩu, kế toán hạch toán: Nợ TK 331- Chi tiết Công ty ARTEXPORT: 2.315.213 VNĐ Có TK 111- Chi phí phát sinh thực tế: 2.315.213 VNĐ Khi nhận thông báo của Công ty ARTEXPORT ngày 15/12/2005 đã chuyển tiền trả cho Công ty KOREA BOLT, phòng nguồn hàng kiểm tra thông tin và khẳng định thông tin.Phòng kế toán nhận nợ theo tỷ giá 15.905 VNĐ/USD ngày phát sinh nghiệp vụ kinh tế Bộ tờ khai hải quan được áp tỷ giá ngoại tệ: 15.900 VNĐ/USD Sau khi tính toán trị giá lô hàng như sau: Trị giá lô hàng = Giá mua thực tế + thuế nhập khẩu + Chi phí nhận hàng NK+Phí uỷ thác+Lãi vay 3 tháng+Phí chuyển tiền. Giá mua thực tế = 24.000USD*15.905=381.720.000 Thuế nhập khẩu = 24.000USD*15.900*20%= 76.320.000 Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (24.000USD*15.900+76.320.000)*5%=22.896.000 Chi phí nhận hàng nhập khẩu( Biên lai thu phí hải quan, phí lưu cont, vận chuyển, bốc xếp,...)=2.315.213 VNĐ Phí chuyển tiền = 850.917 VNĐ Phí uỷ thác = 0.8% x 24.000USD x 15.905 = 3.053.760 VNĐ Lãi vay 3 tháng cho cả tiền hàng và tiền thuế = (381.720.000+76.320.000+22.896.000)x0.95%x3=13.706.676 VNĐ Tổng cộng Công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ phải trả cho Công ty ARTEXPORT là: =(381.720.000+76.320.000+22.896.000+2.315.213+850.917+3.053.760+13.706.676)=500.862.566 VNĐ với hạn thanh toán 15/03/2006. Phòng nguồn hàng tổng hợp chuyển phòng kế toán Bảng sau: Bảng thanh quyết toán lô hàng nhập khẩu HĐ 12/2005-ART STT Ngày tháng Nội dung Số tiền 1 15/12/2005 ARTEXPORT chuyển tiền trả cho KOREA BOLT 381.720.000 2 14/12/2005 Chi phí phát sinh nhận hàng nhập khẩu 2.315.213 3 15/12/2005 Thuế nhập khẩu ARTEXPORT phải nộp 76.320.000 4 15/12/2006 Thuế GTGT hàng NK ARTEXPORT phải nộp 22.896.000 5 15/12/2005 Phí chuyển tiền 850.917 6 15/12/2006 Phí uỷ thác 3.053.760 7 15/12/2006 Lãi vay 3 tháng 13.706.676 Tổng cộng Công ty phải trả cho ARTEXPORT 500.862.566 Khi nhận được hoá đơn của Công ty ARTEXPORT kế toán cần kiểm tra xem Tổng thanh toán trên bảng kê có bằng Tổng cộng thanh toán trên hoá đơn. Hoá đơn Công ty ARTEXPORT viết cho Công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ: Hoá đơn (GTGT ) Liên 2 : ( Dùng để thanh toán ) N0 : 005730 Ngày 26 tháng 12năm 2006 Đơn vị bán hàng : Công ty cổ phần XNK Thủ Công Mỹ Nghệ … Họ tên người mua hàng : Đơn vị : Công ty Cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ. … STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐV tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 Bulon S10T xuất xứ Hàn Quốc Kg 19.136 24.928 477.011.968 Cộng tiền hàng : 477.011.968 Thuế suất GTGT : 5% Tiền thuế GTGT : 23.850.598 Tổng cộng tiền thanh toán 500.862.566 Số tiền viết bằng chữ : Năm trăm triệu, tám trăm sáu hai nghìn, năm trăm sáu mươi sáu đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Khi đã nhận đủ hàng, và nhận được hoá đơn của Công ty ARTEXPORT Kế toán kiểm tra sự đúng đắn và hạch toán, ghi sổ: Nợ TK 156: 477.011.968 Nợ TK 1331: 23.850.598 Có TK 331- Chi tiết Công ty ARTEXPORT: 500.862.566 6. Hạch toán tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu. 6.1.Phương pháp xác định giá vốn của hàng hoá tiêu thụ Có rất nhiều cách xác định giá vốn khác nhau và sẽ cho các kết quả khác nhau. Có nhiều công ty đã lợi dụng điều này để khai tăng giá vốn hoặc giảm giá vốn theo từng mục đích muốn giảm thuế thu nhập hay khai tăng doanh thu nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Riêng Công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ xác định giá vốn theo phương pháp thực tế đích danh, lô hàng nhập giá nào thì xuất theo giá đó cho tất cả các năm. Công ty chọn phương pháp này là do một lô hàng NK về rất lớn và được bán chỉ sau đó một thời gian ngắn, thường thì lô hàng này được chuyển đi thì lô hàng khác mới nhập vào ( Vì kho của công ty không lớn để có thể chứa nhiều hàng hoá một lúc ). 6.2.Các phương thức bán hàng và phương pháp hạch toán Tổ chức bán hàng NK là giai đoạn cuối cùng của qúa trình lưu chuyển hàng hoá NK, tổ chức tốt khâu này không chỉ nhằm mục đích thu hồi vốn để tái sản xuất mà còn là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động NK. Vì vậy, lựa chọn các phương thức hữu ích nhất và không tốn thời gian để tiêu thụ hàng hoá là rất cần thiết. Các mặt hàng NK của công ty chủ yếu đã có ký kết Hợp đồng nội trước khi NK, do đó phương thức bán hàng của công ty là bán buôn cả lô hàng nhập về chứ không tiến hành bán lẻ từng mặt hàng ( Thực tế là công ty không có cửa hàng để tiến hành bán lẻ và giới thiệu sản phẩm của công ty ). Trong các phương thức bán buôn, Công ty sử dụng 2 phương pháp là : Bán buôn qua kho và Bán buôn vận chuyển thẳng. Nếu bán buôn không qua kho, kế toán tiến hành như sau : Khi giao hàng NK trực tiếp cho khách hàng mua tại cửa khẩu nhập hàng, kế toán căn cứ chứng từ mua hàng ghi : Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán (Bao gồm cả thuế NK ) Có TK 331 : Phải trả người bán (giá mua). Có TK 3333: Thuế nhập khẩu Phản ánh doanh thu bán hàng đã thực hiện do công ty trực tiếp bán : Nợ TK 111, 112 : Doanh thu đã thu Nợ TK 131 : Phải thu khách hàng Có TK 511 : Doanh thu bán hàng Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra Trường hợp bán buôn hàng hoá qua kho sẽ được đề cập cách hạch toán trong ví dụ dưới đây. Trong tháng 4 công ty có nhập 1 cont hàng Bulon cường độ cao 8.8 bán cho Công ty cơ khí Đông Anh. Tổng giá thành nhập về tới kho là: 443.835.000 đồng Để minh hoạ cho quá trình tiêu thụ hàng hoá NK trực tiếp, ta xét tiếp ví dụ lô hàng Bulon 8.8 mà hai công ty đã tiến hành ký kết Hợp đồng nội từ trước khi NK đảm bảo cho Công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ bán được hàng và Công ty cơ khí Đông Anh có được nguyên liệu đúng thời gian. Sau khi hàng hoá đã được đưa về kho công ty tại Hà Nội chờ chuyển bán, công ty đã phản ánh vào TK 156 – Hàng hoá nhập kho. Bộ phận bán hàng gửi một bộ hồ sơ đến Công ty cơ khí Đông Anh, trong hợp đồng có ký kết hàng sẽ được giao tại kho của người mua và chi phí này sẽ do người bán chịu. Trong thời gian hàng chuyển đi, kế toán đã không ghi nhận bất cứ một nghiệp vụ nào. Khi hàng đã giao đến nơi qui định, Hoá đơn GTGT được lập như sau : Hoá đơn (GTGT ) Liên 2 : ( Dùng để thanh toán ) N0 : 098032 Ngày 21tháng 04năm 2006 Đơn vị bán hàng : Công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ … Họ tên người mua hàng : Đơn vị : Công ty cơ khí Đông Anh. … STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐV tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 Bulon 8.8 Kg 21.135 28.000 591.780.000 Cộng tiền hàng : 591.780.000 Thuế suất GTGT : 5% Tiền thuế GTGT : 29.589.000 Tổng cộng tiền thanh toán 621.369.000 Số tiền viết bằng chữ : Sáu trăm hai mốt triệu, ba trăm chín sáu nghìn đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Khi hóa đơn được đưa về Phòng kế toán thì lúc này mới tiến hành ghi định khoản kế toán trên máy toàn bộ giá vốn, doanh thu, chi phí phát sinh trong suốt quá trình bán hàng như chi phí vận chuyển, chi phí bốc, dỡ hàng …( Sẽ được đề cập đến trong phần chi phí bán hàng trên TK 641 ) Phản ánh giá vốn hàng bán : Nợ TK 632 : 443.835.000 Có TK 156 : 443.835.000 Phản ánh doanh thu bán hàng : Nợ TK 131ĐA : 621.369.000 Có TK 511 : 591.780.000 Có TK 3331 : 29.589.000 Khi người mua trả tiền hàng vào tài khoản tại Ngân hàng ngoại thương Việt nam,kế toán ghi như sau : Nợ TK1121NT : 621.369.000 Có TK 131ĐA : 621.369.000 Cuối tháng, kế toán lên các Sổ chi tiết TK 632 ,Sổ chi tiết TK 131ĐA theo đối tượng phải thu ,Sổ chi tiết TK 331 Nhà cung cấp KOREA BOLT, Bảng kê bán hàng, Sổ chi tiết TK 511, Sổ cái TK 511 Trên đây là toàn bộ quá trình tiêu thụ hàng hoá NK – giai đoạn cuối của quá trình NK nhằm thu hồi vốn và tạo doanh thu cho doanh nghiệp, đây là giai đoạn quan trọng nhất vì chỉ có tiêu thụ được hàng hoá thì mới thực hiện được giá trị hàng hoá, lao vụ cho khách hàng, được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì mới kết thúc quá trình tiêu thụ. Để thực hiện tốt được giai đoạn này kế toán phải phản ánh kịp thời, chính xác các khoản giảm trừ và thanh toán với ngân sách thuế phải nộp, tính chính xác các chi phí phát sinh trong qúa trình tiêu thụ hàng hoá. Hạch toán trong Công ty đã đáp ứng được yêu cầu của công tác kế toán mặc dù vẫn có những thiếu sót cần khắc phục như : giá vốn hàng bán chưa xác định chính xác, chưa chi tiết TK 511 thành chi tiết cho tiện theo dõi từng loại doanh thu khác nhau nhằm đưa ra đánh giá đầy đủ nhất về từng hoạt động của Công ty. Quay lại lô hàng cáp dự ứng nhập về cảng Hồ Chí Minh ngày 18/03/2006 bán cho Tổng công ty xây dựng Thăng Long. 19/03/2006, thực hiện xong các thủ tục nhận lô hàng.Công ty thuê Công ty CP vận tải Tú Hương chuyển hàng giao cho Tổng công ty xây dựng Thăng Long tại công trình ở Đồng Tháp. Sau hoàn tất thủ tục giao hàng, Hai bên ký vào Biên bản giao nhận.Chuyển chứng từ ra cho phòng kế toán tại Công ty. 26/03/2006 Phòng kế toán nhận chứng từ và viết hoá đơn bán hàng cho Tổng công ty xây dựng Thăng long đồng thời viết phiếu xuất kho.Số phiếu xuất 188 ngày 26/03/2006. Hoá đơn (GTGT ) Liên 2 : ( Dùng để thanh toán ) N0 : 098001 Ngày 26tháng 03năm 2006 Đơn vị bán hàng : Công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ … Họ tên người mua hàng : Đơn vị : Tổng công ty xây dựng Thăng Long. … STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐV tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 Cáp dự ứng lực 15.24 mm Tấn 2.514 2.912.185 7.321.233.090 Cộng tiền hàng : 7.321.233.090 Thuế suất GTGT : 5% Tiền thuế GTGT : 366.061.654 Tổng cộng tiền thanh toán 7.687.294.744 Kế toán hach toán: * Phản ánh giá vốn hàng bán: Nợ TK632: 6.778.924.845 Có TK156: 6.778.924.845 * Phản ánh doanh thu bán hàng: Nợ TK 131: 7.687.294.744 Có TK 511: 7.321.233.090 Có TK 33311: 366.061.654 UBND TP Hà Nội Công ty CPTM & TV Tân Cơ Sổ cái Tài khoản: 632- Giá vốn hàng bán Tháng 3 năm 2006 In từ trang excel ten SO SACH UBND TP Hà Nội Công ty CPTM & TV Tân Cơ Sổ cái Tài khoản: 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tháng 3 năm 2006 In từ trang excel ten SO SACH 6.3.Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu Tại công ty ít xảy nghiệp vụ này, thường giá trị lô hàng phải thu có phần lẻ, khách hàng không thanh toán hết khi đó kế toán hạch toán: Nợ TK 532: Giảm giá hàng bán Có TK 131 Chi tiết theo đối tượng Nếu có nghiệp vụ hàng bán bị trả lại thì kế toán trong công ty không phản ánh như chế độ vào TK531 mà tiến hành huỷ hoá đơn cũ và thay vào đó là các hoá đơn mới lập theo số hàng còn lại được chấp nhận và hạch toán như bình thường. 6.4.Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, xác định kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu. Trong Công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ, chi phí bán hàng bao gồm các chi phí : phí thanh toán L/C, chi giám định hàng hoá, phí lưu Conterner, phí chuyển tiền, phí mở L/C, chi phí giao nhận và lưu kho, phí chứng từ và đại lý, phí bảo lãnh, phí giao dịch hối đoái, chi mua bảo hiểm, phí thanh toán nhờ thu, phí đảo chuyển hàng, phí huỷ L/C, phí vận đơn, phí hàng lẻ, lệ phí hải quan … tất cả các chi phí này đều được hạch toán vào chi phí bán hàng. Khi phát sinh chi phí, kế toán tiến hành ghi như sau : Nợ TK 641 : Có TK 111, 112 : Chi phí phát sinh. Quay lại lô hàng cáp dự ứng nhập về cảng Hồ Chí Minh ngày 18/03/2006 bán cho Tổng công ty xây dựng Thăng Long. Chi phí phát sinh từ khâu mua hàng, nhận hàng, giao hàng kế toán hạch toán vào Chi phí bán hàng TK641. Liên quan tới lô hàng trên, có phát sinh các chi phí sau: - Biên lai thu phí Hải Quan số 0001397 ngày 19/03/2006: 350.000 - Phí D/O số 0007642 ngày 19/03/2006: 1.225.000(Bao gồm cả thuế VAT 10%) - Phí lưu cont, VS cont số 0007643 ngày 19/03/2006: 645.000(Bao gồm cả thuế VAT 10%) - Chi phí thuê xe giao hàng đến công trình: số 007896 ngày 28/03/2006: 7.470.000 (Bao gồm cả thuế VAT 5%) Kế toán hạch toán: Nợ TK 641: 9.164.286 Nợ TK 133: 525.714 Có TK 136 - Chi nhánh Hồ Chí Minh: 9.690.000 UBND TP Hà Nội Công ty CPTM & TV Tân Cơ Sổ cái Tài khoản: 641- Chi phí bán hàng Tháng 3 năm 2006 In từ trang excel ten SO SACH Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí: Chi phí giao dịch, Công tác phí của Ban giám đốc khi công tác ở nước ngoài tìm nguồn hàng... Khi phát sinh chi phí kế toán ghi: Nợ TK 642 : Có TK 111, 112 : Chi phí phát sinh Xác định kết quả kinh doanh. Kế toán có mở sổ theo dõi cụ thể từng lô hàng nhập khẩu, và có bảng quyết toán từng lô hàng khi đã bán hàng và thu hồi công nợ đầy đủ. UBND TP Hà Nội Công ty CPTM & TV Tân Cơ Sổ cái Tài khoản: 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Tháng 3 năm 2006 In từ trang excel ten SO SACH UBND TP Hà Nội Công ty CPTM & TV Tân Cơ Sổ cái Tài khoản: 635- Chi phí tài chính Tháng 3 năm 2006 In từ trang excel ten SO SACH Thực tế Công ty lập Báo cáo tài chính vào cuối năm của niên độ kế toán. Công ty sử dụng phần mềm nên bất cứ thời điểm nào muốn xem Báo cáo tài chính máy đều tự động kết chuyển, do vậy em đã xin phép được xét trong 1 tháng. Cụ thể là tháng 3 năm 2006. UBND TP Hà Nội Công ty CPTM & TV Tân Cơ Sổ cái Tài khoản: 911 - Xác đinh kết quả kinh doanh Tháng 3 năm 2006 In từ trang excel ten SO SACH Quy trình hạch toán tổng quát quá trình tiêu thụ hàng hoá được hạch toán như sau : IN từ so do 3 ten Hach toan tong hop Phần III. Phương hướng hoàn thiện hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ. I Nhận xét đánh giá ưu, nhược điểm về hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty. 1.Một số những ưu điểm. * Quá trình hạch toán ban đầu các nghiệp vụ kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu nói chung khá hợp lý, hợp lệ, các chứng từ kế toán sử dụng được lập rõ ràng, chính xác, phản ánh đầy đủ các thông tin về nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tổ chức luân chuyển chứng từ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hạch toán kinh doanh. * Mỗi một nghiệp vụ mua và bán hàng NK đều liên quan đến tất cả các phòng ban : từ Phòng kinh doanh, Phòng nguồn hàng, và Phòng kế toán, vì vậy tổ chức tốt quá trình hạch toán ban đầu là tiền đề cho việc hạch toán các nghiệp vụ cũng như quá trình kiểm tra, kiểm soát của Ban lãnh đạo và Bộ phận kiểm toán của Công ty. Để theo dõi và kiểm tra được khâu này nhằm phục vụ cho hoạt động tổng hợp về sau, Kế toán trưởng đã phân công cụ thể cho từng cán bộ trong phòng phụ trách từng khâu : theo dõi các hợp đồng ngoại, tiến trình mở L/C, theo dõi chi tiết từng lô hàng và thực hiện quyết toán từng lô hàng... Các chứng từ sử dụng trong công ty được lập dựa trên mẫu của Bộ tài chính ban hành phù hợp với các yêu cầu kinh tế và pháp lý của nghiệp vụ phát sinh và phản ánh đầy đủ, chính xác vào chứng từ tạo điều kiện cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu thực tế với sổ sách kế toán. Mỗi nghiệp vụ phát sinh sẽ được lưu giữ một bộ chứng từ riêng : Hợp đồng nội, Hợp đồng ngoại, Hoá đơn GTGT … tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu và ghi chép khi cần thiết. Hoạt động NK diễn ra tại công ty thường xuyên, Công ty sử dụng phương pháp bán qua kho và bán chuyển thẳng, thời gian lưu kho ngắn nên sử dụng phương pháp hạch toán Kê khai thường xuyên với phương pháp xác định giá vốn theo giá thực tế đích danh là hợp lý và đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin một cách liên tục và chính xác tình hình biến động của hàng hoá NK. Việc lựa chọn nguyên tắc ghi ngoại tệ theo tỷ giá thực tế hàng ngày được kế toán cập nhật thường xuyên phản ánh giá trị thực của hàng hoá NK cũng như công nợ phải trả các tài khoản khác. Quá trình mua bán hàng hoá NK luôn ký kết hợp đồng nội nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn, hàng về không tiêu thụ được và mất các chi phí bảo quản, chi phí bảo vệ … Trước khi mua hàng công ty tiến hành lập dự toán hàng nhập, điều này cho biết hàng mua về sẽ có lợi hay không ( phải dự toán cả các chi phí rủi ro phát sinh trong quá trình tiếp nhận hàng và bán hàng ). 2.Tồn tại 2.1 Về sử dụng tài khoản phản ánh nguyên tệ và phương pháp hạch toán nguyên tệ. Trong quá trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến ngoại tệ, kế toán sử dụng tỷ giá thực tế để phản ánh (tỷ giá tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ ), cách hạch toán này tuy có phản ánh chính xác giá trị các nghiệp vụ phát sinh nhưng lại gây ra khó khăn và phức tạp cho công tác điều chỉnh cuối tháng, quý, năm. Hàng ngày, kế toán phải theo dõi tỷ giá các ngân hàng mà mình mở tài khoản song mới thực hiện định khoản. Trong khi đó, do đặc thù của kinh doanh hàng hoá NK phải thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ bằng ngoại tệ sẽ gây mất thời gian và khó theo dõi, cập nhật liên tục được vì thế công ty nên sử dụng thêm tỷ giá hạch toán, điều này không những giảm khối lượng công việc cho kế toán mà còn thu được những thông tin chính xác. Mặt khác, việc sử dụng tỷ giá hạch toán cũng giúp kế toán xác định và tìm ra giá trị một số đồng tiền mạnh hợp lý để thuận lợi hơn cho kế toán trong quá trình thanh toán và giao dịch cũng như trong quản lý ngoại tệ. 2.2. Về tài khoản sử dụng hạch toán lưu chuyển hàng hoá NK và nội dung hạch toán. Theo chế độ kế toán hiện hành, đối với hàng mua đã thuộc quyền sở hữu của Công ty nhưng chưa về nhập kho thì phải hạch toán vào TK 151 – Hàng mua đang đi đường để quản lý chặt về hàng nhập khẩu . Đối với hàng hoá đã về nhập kho thì sử dụng TK156 và phân thành 2 tiết khoản là : TK1561 ‘Giá mua hàng hoá’ và TK 1562 ‘Chi phí thu mua hàng hoá’. Ngoài ra, khi chuyển bán thẳng không qua kho hoặc xuất kho chuyển đến người mua thì phải phản ánh vào TK 157 ‘ Hàng gửi bán’. Nhưng trong quá trình phản ánh quá trình mua hàng và thanh toán thì đã không sử dụng đến các tài khoản này hoặc có sử dụng thì sử dụng không đúng. Trước tiên, đối với TK 151, khi hàng hoá đã về đến cảng thì phong nguồn hàng phải tiến hành kiểm tra, nhận hàng và báo về phòng kế toán để ghi sổ vào TK151 nhằm quản lý chặt chẽ lượng hàng mua mà chưa về kho công ty. Nhưng Công ty đã không thực hiện như vậy, điều này được giải thích là do thời gian lưu tại cảng và đang đi trên đường ngắn không đáng kể để ghi vào sổ. Về TK 156 - tài khoản hàng hoá, khi xuất kho để xác định giá vốn hàng bán, Kế toán đã không phản ánh hết giá trị của lượng hàng hoá này do không phản ánh chi phí thu mua như : chi phí mở L/C, chi phí vận chuyển về kho, chi phí lưu kho , lưu bãi … mà phản ánh hết các chi phí này vào chi phí bán hàng là TK 641, đây là điểm hạch toán chưa hợp lý của công ty vì như vậy sẽ làm giảm trị giá của lô hàng mua và làm tăng chi phí bán hàng lên một lượng đáng kể. Khi xuất kho hàng hoá hoặc chuyển bán thẳng thì kế toán đã không phản ánh vào tài khoản 157 ‘ Hàng gửi bán’ mà lại ghi thẳng vào TK 632 : Giá vốn hàng bán Mọi hàng hoá xuất bán thẳng hay gửi bán, Công ty đều hạch toán qua TK 156, trên các phiếu nhập kho mà hàng không qua kho, thủ kho có ghi rõ Nhập theo chứng từ, làm theo cách này không đúng theo quy định của Bộ tài chính song dễ đối chiếu giữa hồ sơ hàng hóa nhập về với sổ chi tiết TK156 tránh nhầm lẫn, hạch toán thiếu. II. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty. 1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá NK. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước như ở nước ta hiện nay, trong kinh doanh các doanh nghiệp phải thực hiện nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi. Để quản lý tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả cao, cấp lãnh đạo phải nắm được các thông tin về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp một cách chính xác, kịp thời. Một bộ phận lớn các thông tin đó được lấy từ công tác kế toán. Hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động NK nói riêng đang ngày càng trở nên phức tạp, mang tính cạnh tranh cao. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng NK bởi thị trường bao gồm cả thị trường trong và ngoài nước, thường xuyên biến động. Cho đến thời điểm này, công cuộc đổi mới kế toán coi như đã làm xong bước mở đầu, xây dựng và vận hành một hệ thống chế độ kế toán mới về cơ bản phù hợp với cơ chế thị trường. Tuy nhiên trước những yêu cầu của một nền kinh tế thị trường, hệ thống kế toán này vẫn còn nhiều tồn tại, các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán chưa ban hành đủ. Hơn thế nữa, đổi mới là một quá trình vận dụng và hoàn thiện, do đó đã có bước mở đầu tất yếu phải có bước tiếp theo, thậm chí nhiều bước tiếp theo. Với mục tiêu thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. hoà nhập thị trường quốc tế, đưa nước ta vào hàng các nước có nền ngoại thương tương đối phát triển đòi hỏi phải có bước đổi mới và hoàn thiện tiếp theo về cơ chế quản lý NK. Mặt khác, không phải lúc nào các điều kiện và môi trường kinh doanh XNK cũng thuận lợi, cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển. Với các sự chuyển biến như mở cửa nền kinh tế, Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt nam và lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam gia nhập ASEAN, đang trong quá trình tiến vào gia nhập WTO … tuy là mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp XNK Việt Nam phát triển nhưng đồng thời cũng làm cho tính chất cạnh tranh ngày càng quyết liệt, tệ nạn gian lận thương mại ngày càng nhiều và tinh vi, chính sách thuế vẫn là vấn đề còn nhiều tồn tại, thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp, chồng chéo, tỷ giá hối đoái không ổn định, hoạt động tài chính ngân hàng nhiều lúc chưa thực sự hiệu qủa … Vượt qua tất cả các khó khăn trên để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải có bộ máy quản lý năng động, đặc biệt bộ máy kế toán hoạt động hiệu quả, đầy kinh nghiệm và ngày càng được hoàn thiện hơn mà trước hết là nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới trang thiết bị phục vụ công tác kế toán, hoàn thiện phương pháp kế toán nhằm đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ thông tin cho quản lý. Kế toán luôn được xem là công cụ quản lý kinh tế trong các doanh nghiệp . Bản chất kế toán được chỉ rõ là sự quan sát, đánh giá các hoạt động kinh tế trên cơ sở ghi chép, lượng hoá và phản ánh các hoạt động đó trên sổ sách và báo cáo. Chính vì vậy, khi nền kinh tế với tư cách là đối tượng quản lý thay đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước mà những công cụ đang sử dụng với kiểu dáng cũ không còn phù hợp nữa nên tất yếu phải tiến hành đổi mới. Từ những yêu cầu của đổi mới nền kinh tế nói chung, đổi mới công cụ kế toán nói riêng, đòi hỏi công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá NK cũng phải ngày càng hoàn thiện hơn, thích nghi hơn với những biến động mới, phản ánh ngày càng chính xác và trung thực, đúng với chế độ của Bộ tài chính ban hành, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . 2. Nội dung và yêu cầu hoàn thiện. Việc hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá NK tại Công ty không thể tiến hành một cách tuỳ tiện mà phải đáp ứng được các yêu cầu sau : Yêu cầu 1: Tổ chức kế toán lưu chuyển hàng hoá NK phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất, tập trung và có tính độc lập tương đối trong thu thập, xử lý tài liệu kế toán nhằm đảm bảo tính chính xác, kịp thời trên cơ sở thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ, phương thức hạch toán và về việc sử dụng chứng từ, sổ sách. Yêu cầu 2 : Hoàn thiện công tác kế toán phải xuất phát từ đặc trưng của hoạt động kinh doanh NK. Mục tiêu chiến lược của hoạt động kinh doanh NK là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó phải không ngừng nâng cao chất lượng các thông tin kế toán làm động lực cho việc hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị. Yêu cầu 3 : Phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động kinh doanh NK, tổ chức quản lý, trình độ kế toán của doanh nghiệp , những quy định về ghi chép, luân chuyển chứng từ của đơn vị. Hoạt động NK cũng giống như các hoạt động kinh tế khác, nói chung rất đa dạng vì mỗi đơn vị tổ chức hạch toán khác nhau nhưng có một điểm chung là đều dựa vào những quy định của Nhà nước ban hành để hạch toán trên cơ sở tôn trọng những chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước đề ra. Yêu cầu 4: Phải đảm bảo nguyên tắc phục vụ theo yêu cầu của kinh doanh vì hoàn thiện là phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng NK. Yêu cầu này khi hoàn thiện công tác kế toán phải bám sát vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Các thông tin kế toán phải nhậy bén, xác thực, phải phù hợp với cơ chế thị trường, với kinh doanh NK hàng hoá . Yêu cầu 5 : Tổ chức kế toán lưu chuyển hàng hoá NK phải đảm bảo đơn giản, gọn nhẹ, rõ ràng nhưng vẫn phải cung cấp những thông tin kế toán tài chính chính xác, kịp thời. Công tác tổ chức kế toán phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý, áp dụng những phương pháp và công cụ hạch toán hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động trong công tác kế toán, đồng thời đảm bảo sự kết hợp giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp. Yêu cầu 6 : Trong qúa trình NK, giá của hàng NK được tính theo thời giá quốc tế và thanh toán với nhau bằng ngoại tệ, vì vậy đòi hỏi kế toán lưu chuyển hàng hoá NK phải đảm bảo tính chính xác và hiệu quả tránh những tổn thất do tỷ giá thay đổi. 3. Một số ý kiến đề xuất đối với Công ty. 3.1 ý kiến nhằm hoàn thiện việc sử dụng tài khoản và phương pháp hạch toán ngoại tệ. Để phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ kế toán Công ty sử dụng tỷ giá thực tế và sử dụng các tài khoảntiền gửi ngân hàng như : TK1121,TK 1122 ( Chi tiết theo từng ngân hàng giao dịch ) như vậy rất khó khăn khi kiểm tra, đối chiếu số nguyên tệ thực tế tồn và phát sinh trong kỳ và tiến hành điều chỉnh cuối kỳ. Do đó, để thuận tiện cho công tác kế toán Công ty nên sử dụng cả tỷ giá hạch toán và thực tế đồng thời theo dõi nguyên tệ trên TK 007 – Ngoại tệ các loại. Việc sử dụng tỷ giá hạch toán phải dựa trên các nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ và đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm tài chính. 3.2 Sử dụng đúng các TK hạch toán lưu chuyển hàng hoá NK. a)Theo dõi hàng mua đang đi đường và hàng gửi bán. Khi Công ty nhập khẩu hàng hoá, thời gian lưu chuyển hàng hoá từ cảng hay nơi nhận hàng về kho của công ty mất một thời gian, trong thời gian đó, hàng hoá đã thuộc quyền sở hữu của công ty nhưng cuối kỳ vẫn chưa có khả năng về NK thì phải hạch toán vào TK151, thay vì hạch toán thẳng vào TK156 như kế toán đang làm. Mặt khác, trong trường hợp bán hàng chuyển giao thẳng thì không nên hạch toán vào TK 632 ngay mà phải hạch toán vào TK 157, khi người mua đồng ý mua và ghi hoá đơn GTGT tại kho của họ thì mới tiến hành ghi vào TK632. Quá trình này sẽ được thực hiện như sau : Khi hàng NK về biên giới, tiếp nhận hàng theo quy định, kế toán ghi sổ : Nợ TK 151 : Hàng mua đang đi trên đường Có TK 331 Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước . Khi nhập hàng hoá để bán theo phương thức bán thẳng không qua kho hoặc bán qua kho, kế toán ghi giá mua theo hoá đơn : Nợ TK 157 : Gửi bán thẳng Nợ TK 632 : Trực tiếp bán hàng tại cửa khẩu Nợ TK 156 ( 1561 ) – Nhập kho hàng hoá Có TK 151 : Hàng mua đã kiểm nhận b) Hạch toán chi phí thu mua và phân bổchi phí thu mua cho hàng hoá bán ra. Để đảm bảo tính chính xác các khoản mục chi phí, tất cả những khoản liên quan đến thu mua hàng hoá phải hạch toán vào tài khoản 1562 chứ không phải phản ánh hết vào TK 641 như Công ty đang hạch toán. Khi xác định giá vốn hàng bán phải phân bổ chi phí cho giá trị hàng bán ra. Khi phát sinh chi phí thu mua, kế toán ghi : Nợ TK 1562 Nợ TK 133 : Thuế GTGT ( nếu có ) Có TK 111,112,131… Cuối kỳ phân bổ chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ trong kỳ theo công thức CP thu mua phát sinh trong kỳ Chi phí thu mua của hàng tồn đầu kỳ Giá mua hàng tiêu thụ trong kỳ Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ + Giá mua hàng hoá tiêu thụ trong kỳ Giá mua hàng hoá tồn cuối kỳ = x + Lấy ví dụ, nếu trong công ty : Chi phí thu mua của hàng tồn đầu kỳ : 15.125.400 Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ : 30.120.000 Giá mua hàng bán ra trong kỳ : 50.450.460.000 Giá mua hàng hoá tồn cuối kỳ : 22.405.000.000 Vậy chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ : 15.125.400 + 30.120.000 = x 50.450.460.000 = 31.331.231 22.405.000.000 + 50.450.460.000 Như vậy, chi phí thu mua trong kỳ là : 31.331.231 Sau đó, để phản ánh chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ trong kỳ, kế toán ghi Nợ TK 632 : 31.331.231 Có TK 1562 : 31.331.231 Để chi tiết và nắm rõ ta nên tính riêng chi phí thu mua cho hàng NKUT, hàng NKTT đã tiêu thụ trong kỳ. Nhưng vì trong công ty các nghiệp vụ phát sinh trong một kỳ không nhiều và giá trị lớn cộng với khối lượng tính toán lớn do đó không thực hiện tính chi tiết cũng được. Công thức này chỉ được sử dụng khi Công ty tiến hành sử dụng cả phương thức nhập hàng không theo hợp đồng, còn hiện giờ thì chi phí phát sinh của lô hàng nào thì tính cho lô hàng ấy mà thôi. Như vậy, việc sử dụng TK 1562 không những chỉ giúp kế toán Công ty đơn giản hơn trong việc theo dõi những chi phí phát sinh trong qúa trình NK hàng hoá mà còn giúp cho Công ty có thể kiểm tra chính xác hơn hai tài khoản chi phí TK 641 và TK 642 trên cơ sở đó tiến hành quản lý riêng các chi phí liên quan đến bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp , chi liên quan đến hàng NK.Quản lý chặt chẽ các khoản chi góp phần cho công tác chi phí đơn giản hơn, tất cả đều nhằm mục đích phấn đấu tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho công ty và phù hợp với quy định của Bộ tài chính. Tài khoản doanh thu nên được theo dõi chi tiết theo từng loại doanh thu : Doanh thu NKTT, doanh thu từ uỷ thác NK, doanh thu tiền lãi … nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Kết luận Qua lý thuyết và thực tiễn về công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu em thấy đối với một doanh nghiệp kinh doanh thương mại hàng nhập khẩu thì việc hạch toán chính xác lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu là rất cần thiết. Thực tế ở Công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ cho thấy công ty đã và đang vận dụng chế độ kế toán mới, bên cạnh đó công ty đã sử dụng hệ thống máy vitính vào trong công tác quản lý nói chung cũng như công tác kế toán nói riêng làm giảm nhẹ khối lượng khối lượng công việc kế toán, giúp cho thông tin kế toán được xử lý một cách nhanh chóng, kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty. Tuy nhiên trong quá trình hạch toán còn có những sai sót so với chế độ kế toán hiện hành. Vì vậy kế toán công ty cần phấn đấu hơn nữa, năng cập nhật thông tin và xử lý thông tin một cách hợp lý. Do thời gian ngắn, nên chuyên đề của em chưa có thể đi sâu vào mọi khía cạnh của công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu.Song chuyên đề đã đề cập được nội dung cơ bản sau: Thực trạng công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ; những ưu nhược điểm trong công tác hach toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty. Đồng thời đưa ra được một số đề xuất nhằm hoàn thiên công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ. Trong quá trình thực hiện Chuyên đề có nhiều khó khăn nhưng có sự chỉ dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn em đã hoàn thành tốt chuyên đề. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình của Cô giáo Trần Thị Phượng và toàn thể các anh chị trong phòng tài chính kế toán và quản trị của Công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ. danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - NXB Thống kê năm 2004 PGS.TS Đặng Thị Loan 2.Giáo trình kế toán ngoại thương - NXB Giáo dục năm 1997 Bùi Xuân Lưu 3.Ký thuật nghiệp vụ ngoại thương - NXB Giáo dục năm 1996 PGS. Vũ Hữu Tửu 4.Chế độ kế toán doanh nghiệp quyển 1, quyển 2 (Ban hành theo quyết định số 15/2006 – QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính. Nhận xét của Công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Kế toán trưởng Trần Trung Dũng Xác nhận của Giám đốc Trần Đức Tiến Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Phần I: Cơ sở lý luận chung về kế toán lƯu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƯờng 3 I. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu và nhiệm vụ của kế toán lƯu chuyển hàng hoá nhập khẩu. 3 1. Vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong nền kinh tế thị trờng có sự quản lý của nhà nớc. 3 2.Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu 5 3.Nhiệm vụ của kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu 8 4. Nguyên tắc kế toán các chỉ tiêu kinh doanh có gốc ngoại tệ. 9 II. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá theo chế đọ kế toán hiện hành. 10 1. Hệ thống chứng từ và tài khoản sử dụng. 10 2. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá 11 III. Hạch toán tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu 23 1. Phương pháp xác định giá vốn của hàng hoá tiêu thụ 23 2. Các phương thức bán hàng và phương pháp hạch toán 23 3. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu. 25 4. Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, xác định kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu. 26 Phần II: Thực trạng hạch toán lƯu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty cổ phần thƯơng mại và tƯ vấn Tân Cơ. 28 I. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thƯơng mại và tƯ vấn Tân Cơ. 28 1. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Công ty 28 2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty 29 3. Thị trường mua bán hàng của Công ty 29 4. Tình hình kinh tế tài chính lao động của Công ty 31 5. Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ của từng phòng trong Công ty 32 II. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần tHƯơng mại và t Ư vấn Tân Cơ 35 1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 35 2. Hình thức tổ chức sổ kế toán tại Công ty 38 III. Thực trạng hạch toán kế toán lƯu chuyển hàng hoá tại Công ty cổ phần thƯơng mại và tƯ vấn Tân Cơ 40 1. Tài khoản sử dụng 40 2. Chứng từ sử dụng 41 3. Đặc điểm và phân loại hàng hoá nhập khẩu tại Công ty 41 4. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá theo phương thức trực tiếp 42 5. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá theo phương thức uỷ thác 47 6. Hạch toán tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu 51 Phần III: PhƯơng hƯớng hoàn thiện hạch toán lƯu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty cổ phần thƯơng mại và tƯ vấn tân Cơ 62 I. Nhận xét đánh giá ƯU nhƯợc điểm về hạch toán lƯu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty. 62 1. Một số những ưu điểm 62 2. Tồn tại 63 II. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán LƯu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty 64 Tài liệu tham khảo 72

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36843.doc
Tài liệu liên quan