Từ khi thành lập đến nay, Công ty quản lý đường sắt Hà Hải đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Công ty có số lượng và giá trị TSCĐHH rất lớn, trong đó máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn và vẫn không ngừng đổi mới TSCĐHH cho phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ. Trong thời gian qua, vấn đề sử dụng TSCĐHH tại công ty đã đạt được nhiều thành tựu song không tránh khỏi những thăng trầm và còn nhiều hạn chế. Với vai trò của TSCĐHH trong hoạt động kinh doanh, việc tìm ra giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả sử dụng là điều có ý nghĩa quan trọng.
Với đề tài: “Hạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty quản lý đường sắt Hà Hải”, em đã vận dụng những kiến thức đã học để nghiên cứu thực tế tình hình sử dụng TSCĐHH tại công ty. Bài viết đã nêu lên thực trạng tình hình sử dụng TSCĐHH, phân tích những kết quả đạt được và những khó khăn cần khắc phục để tìm ra nguyên nhân gây ra những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại công ty. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu cũng như hiểu biết trong vấn đề này có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được các thầy cô giáo và cán bộ phòng Tài chính- Kế toán chỉ bảo, đóng góp ý kiến để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
61 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2041 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty quản lý đường sắt Hà Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký – Chứng từ có liên quan.
Đối với các Nhật ký – Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký – Chứng từ.
- Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ , kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký – Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, kế toán cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái.
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký – Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
1.5.2.4 Vận dụng các báo cáo kế toán
- Các báo cáo tài chính: Công ty lập BCTC theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch.
+ Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01-DN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02-DN
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN
- Các báo cáo nội bộ: bao gồm báo cáo doanh thu, chi phí, công nợ… báo cáo định kỳ, báo cáo bất thường. Báo cáo này được lập ra để phục vụ cho yêu cầu quản trị của công ty ở các cấp độ khác nhau. Báo cáo kế toán quản trị không bắt buộc phải công khai.
+ Báo cáo doanh thu:
Tuần báo cáo (thời kỳ báo cáo)
Số lượng, đơn giá, thành tiền
Chi tiết nhóm hàng: chi tiết theo nhóm hàng, chi tiết theo khu vực
Tổng cộng số tiền
+ Báo cáo công nợ:
Công nợ phải thu đầu kỳ
Trong tuần thu được bao nhiêu
Khách hàng nợ thêm trong tuần bao nhiêu
Công nợ cuối kỳ còn bao nhiêu.
+ Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh:
Dự toán sản xuất
Dự toán tiêu thụ
Dự toán hàng tồn kho
Dự toán chi phí
Dự toán tiền
Dự toán kết quả kinh doanh, giá vốn hàng bán
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TSCĐHH
Khái niệm, đặc điểm, phân loại và đánh giá TSCĐHH
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của TSCĐHH
2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ:
- Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 1 năm).
Trên thực tế, khái niệm TSCĐ bao gồm những tài sản đang sử dụng, chưa được sử dụng hoặc không còn được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh do chúng đang trong quá trình hoàn thành (máy móc thiết bị đã mua nhưng chưa hoặc đang lắp đặt, nhà xưởng đang xây dựng chưa hoàn thành…) hoặc do chúng chưa hết giá trị sử dụng nhưng không được sử dụng. Những tài sản thuê tài chính mà doanh nghiệp sẽ sở hữu cũng thuộc về TSCĐ.
- Đặc điểm của TSCĐ:
Tuổi thọ có thời gian sử dụng trên 1 năm, tức là TSCĐ sẽ tham gia vào nhiều niên độ kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm làm ra thông qua khoản chi phí khấu hao. Điều này làm giá trị của TSCĐ giảm dần hàng năm. Tuy nhiên, không phải mọi tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm đều được gọi là TSCĐ, thực tế có những tài sản có tuổi thọ trên 1 năm nhưng vì giá trị nhỏ nên chúng không được coi là TSCĐ mà được xếp vào tài sản lưu động. Theo quy định hiện hành của Bộ tài chính, một tài sản được gọi là TSCĐ khi có đặc điểm như đã nêu đồng thời phải có giá trị trên 10 triệu đồng.
- TSCĐ của doanh nghiệp bao gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, đầu tư tài chính dài hạn, TSCĐ dở dang.
2.1.1.2 Khái niệm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH:
- Khái niệm TSCĐHH: (Chuẩn mực kế toán VN số 03- TSCĐ hữu hình)
TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.
- Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH:
+ Doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do các tài sản này mang lại.
+ Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
+ Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
+ Có đủ tiêu chuẩn về giá trị theo quy định.
2.1.2 Phân loại và tính giá TSCĐHH tại công ty
2.1.2.1 Phân loại TSCĐHH:
Theo Thông báo số 1457/TB-TC của Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Tài sản của công ty được phân thành 2 nhóm.
Nhóm 1: bao gồm những TSCĐ thuộc Ngân sách Nhà nước cấp, công ty theo dõi hao mòn vô hình.
Nhóm 2: Những TSCĐ khác không thuộc NSNN, công ty theo dõi và trích khấu hao.
- Nhà cửa, vật kiến trúc: Bao gồm các công trình xây dựng cơ bản như nhà cửa, vật kiến trúc, cầu cống… phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Máy móc, thiết bị: Bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh.
- Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Là các phương tiện dùng để vận chuyển như ôtô, xe tải, đường ống.
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: Gồm các thiết bị dụng cụ phục vụ cho quản lý như dụng cụ đo lường, máy tính, máy điều hòa.
- Tài sản cố định khác: Bao gồm các TSCĐ mà chưa được quy định phản ánh vào các loại nói trên.
2.1.2.2 Tính giá TSCĐHH
- Để xác định giá trị ghi sổ cho TSCĐHH, công ty tiến hành đánh giá TSCĐHH ngay khi đưa vào sử dụng. Tùy từng loại TSCĐHH mà công ty có cách thức đánh giá khác nhau.
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí trực tiếp khác.
+ TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu: Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).
+ TSCĐ hữu hình mua trả chậm: Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của Chuẩn mực “chi phí đi vay”.
+ TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.
- TSCĐ khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng
Phương pháp này còn gọi là phương pháp khấu hao theo thời gian sử dụng hay phương pháp tuyến tính. Theo phương pháp này thì mức khấu hao hàng năm là bằng nhau và được xác định như sau:
MKH = NG/ Tsd
Trong đó:
MKH: Mức khấu hao hàng năm
NG: Nguyên giá TSCĐ
Tsd: Thời gian sử dụng ước tính
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ tính. Mức khấu hao được phân bổ vào giá thành một cách đều đặn làm cho giá thành ổn định. Tuy nhiên, phương pháp này không phản ánh đúng giá trị hao mòn tài sản cố định hữu hình trong khối lượng công tác hoàn thành và sẽ không thích hợp đối với công ty có quy mô lớn, có khối lượng TSCĐHH lớn, chủng loại phức tạp. Vì nếu áp dụng phương pháp này dễ dẫn tới khối lượng tính toán nhiều, gây khó khăn cho công tác quản lý của công ty.
2.2 Hạch toán chi tiết TSCĐHH
2.2.1 Chứng từ sử dụng:
Bộ sổ kế toán của công ty bao gồm các chứng từ kế toán sau:
- Biên bản giao nhận TSCĐHH: Biên bản này xác nhận việc giao nhận TSCĐHH. Sau khi hoàn thành việc mua sắm, được cấp phát, viện trợ, nhận góp vốn liên doanh và TSCĐHH thuê ngoài. Biên bản này do 2 bên giao nhận lập 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản.
- Biên bản thanh lý TSCĐHH (Mẫu số 03) do ban thanh lý lập để ghi sổ kế toán.
- Biên bản giao nhận TSCĐHH sửa chữa lớn đã hoàn thành (Mẫu số 04): căn cứ để ghi vào chi phí sửa chữa.
- Biên bản đánh giá lại TSCĐHH: Biên bản này xác định giá trị hao mòn, giá trị còn lại sau khi đánh giá lại và xác định mới số liệu trên sổ sách kế toán để xác định nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại tăng hay giảm. Biên bản này do hội đồng đánh giá lại lập.
2.2.2 Sổ sách chi tiết sử dụng:
- Đánh số hiệu cho TSCĐHH, lập thẻ TSCĐHH hoặc vào sổ chi tiết TSCĐHH theo từng đối tượng tài sản.
Thẻ TSCĐHH được lập dựa trên cơ sở hồ sơ kế toán TSCĐHH. Thẻ này nhằm mục đích theo dõi chi tiết từng loại tài sản của công ty, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng tài sản. Thẻ do kế toán TSCĐHH lập, kế toán trưởng ký xác nhận và được lưu giữ ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng.
- Ngoài ra còn dùng các sổ hạch toán chi tiết như: Sổ chi tiết TSCĐHH, bảng tổng hợp chi tiết TSCĐHH.
Sổ chi tiết TSCĐHH: mỗi một sổ hay một số trang sổ được mở theo dõi một loại TSCĐHH. Sổ chi tiết này là căn cứ để lập bảng tổng hợp chi tiết và phải cung cấp được các thông tin cho người quản lý về tên, đặc điểm, tỷ lệ khấu hao một năm, số khấu hao TSCĐHH tính đến thời điểm ghi giảm TSCĐHH, lý do ghi giảm TSCĐHH. Song song với việc hạch toán chi tiết, kế toán tiến hành tổng hợp TSCĐHH để đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác trong hoạt động quản lý TSCĐHH và tính thống nhất trong hạch toán.
Mua TSCĐHH để phục vụ sản xuất kinh doanh, biên bản được lập chi tiết như sau:
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
CÔNG TY QLĐS HÀ HẢI
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Biên bản giao nhận TSCĐ
Ngày 15/12/2008
Số: 14
Nợ: TK 211
Có: TK 112
Căn cứ hợp đồng kinh tế số 11, ngày 16/05/2007 về việc bàn giao TSCĐ hữu hình: Máy khoan ray
Bên nhận TSCĐ gồm:
Ông: Nguyễn Văn Thìn. Chức vụ: Giám đốc Cty quản lý đường sắt Hà Hải
Ông: Bùi Văn Tiến. Chức vụ: Trưởng phòng Vật tư- Thiết bị
Bên giao TSCĐ gồm:
Ông: Đặng Mạnh Sức. Chức vụ: Giám đốc Công ty XNK cung ứng vật tư thiết bị đường sắt.
Địa điểm giao nhận TSCĐ: Công ty quản lý đường sắt Hà Hải
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:
Tên TSCĐ: Máy khoan ray. Số hiệu TSCĐ: KR-05
Nước sản xuất: Pháp Năm sản xuất: 2004
Số lượng: 01 cái. Chất lượng: Hoạt động tốt
Gía trị TSCĐ: 63.900.000 đồng.
Giám đốc bên nhận
Kế toán trưởng bên nhận
Người nhận
Người giao
(Ký tên, đóng dấu)
(Ký tên)
(Ký tên)
(Ký tên)
Biên bản này được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản.
Khi bộ phận sử dụng gửi lên cho bộ phận kế toán Biên bản giao nhận TSCĐ thì bộ phận kế toán căn cứ vào chứng từ để lập Thẻ tài sản cố định.
HÓA ĐƠN (GTGT)
Liên 2 (Giao khách hàng)
Ngày 17 tháng 12 năm 2008
Đơn vị bán hàng : Công ty XNK cung ứng vật tư thiết bị đường sắt
Địa chỉ: 132 Lê Duẩn – Hà Nội Số tài khoản: 0123654951
Điện thoại: 043.8224943 Mã số thuế: 0789513570
______________________________________________________________
Họ tên người mua: Bùi Văn Tiến
Đơn vị : Công ty quản lý đường sắt Hà Hải Mã khách hàng: HH
Địa chỉ: Phường Gia Thụy, Long Biên – Hà Nội Số tài khoản: 150161495
Hình thức thanh toán : Bằng TGNH Mã số thuế: 0100769656
STT
Tên hàng hoá,dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Máy khoan ray
Cái
1
63.900.000
63.900.000
Cộng tiền hàng
63.900.000
Thuế suất GTGT: 10%
Tiền thuế GTGT:
6.390.000
Tổng cộng thanh toán:
70.290.000
Số tiền bằng chữ: Bẩy mươi triệu hai trăm chín mươi nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng
Kế toán trưởng
Thủ trưởng
(Ký tên)
(Ký tên)
(Ký tên, đóng dấu)
Công ty mua TSCĐHH về chưa sử dụng ngay mà phải qua lắp đặt, trước khi vào sổ kế toán, bộ phận sử dụng phải tập hợp chứng từ cho các khoản chi phí đầu tư: Thuế trước bạ, chi phí chạy thử… Căn cứ vào các chứng từ liên quan, bộ phận kế toán lập Biên bản quyết toán.
Giảm TSCĐHH do thanh lý, nhượng bán
- Khi công ty muốn thanh lý TSCĐHH đã cũ và hoạt động kém hiệu quả, công ty phải lập Tờ trình xin thanh lý TSCĐ gửi lên Tổng công ty. Sau khi Tờ trình được duyệt, công ty thành lập hội đồng thanh lý (gồm đại diện phòng kỹ thuật và đại diện phòng kế toán). Hội đồng thanh lý chịu trách nhiệm xem xét đánh giá thực trạng chất lượng, giá trị còn lại của TSCĐHH đó, xác định giá trị thu hồi, xác định chi phí thanh lý (chi phí vật tư, nhân công tháo dỡ).
- Các chứng từ liên quan đến thanh lý: (Là căn cứ để kế toán ghi giảm TSCĐ)
+ Tờ trình xin thanh lý
+ Biên bản xác định hiện trạng
+ Quyết định cho phép thanh lý
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
CÔNG TY QLĐS HÀ HẢI
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2008
Tờ trình xin thanh lý TSCĐ
Kính gửi: Giám đốc công ty Quản lý đường sắt Hà Hải
Tên tôi là: Bùi Văn Tiến. Chức vụ: Trưởng phòng Vật tư- Thiết bị
Hiện nay, Máy vặn xiết bu lông ở Phòng Vật tư – Thiết bị đã quá cũ nát và hoạt động không có hiệu quả (Có kèm theo biên bản xác định hiện trạng của máy). Tôi viết tờ trình này xin thanh lý Tài sản cố định sau:
STT
Tên TSCĐ
Mã số
Năm sử dụng
Đơn vị quản lý
1
Máy vặn xiết bu lông
BL03
2003
Phòng VT - TB
Đề nghị giám đốc công ty cho phép thanh lý TSCĐ trên.
Trưởng phòng Vật tư- Thiết bị
(Ký tên)
Được sự đồng ý của giám đốc công ty, công ty lập hội đồng thanh lý TSCĐ
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
CÔNG TY QLĐS HÀ HẢI
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Biên bản thanh lý TSCĐ
Ngày 23/12/2008
Số: 00036
Nợ: TK 214, TK 811
Có: TK 211
Căn cứ QĐ số 07, ngày 21/12/2008 của giám đốc cty về việc thanh lý TSCĐ.
I. Ban thanh lý TSCĐ gồm:
- Ông: Nguyễn Thị Ngải. Chức vụ: Kế toán trưởng. Trưởng ban thanh lý
- Ông: Bùi VănTiến. Chức vụ: Trưởng phòng Vật tư – Thiết bị
- Bà: Lê Thị Hằng. Chức vụ: Kế toán TSCĐ
II: Tiến hành thanh lý TSCĐ:
- Tên TSCĐ: Máy vặn xiết bu lông. Số hiệu TSCĐ: BL03.
Nước sản xuất: Pháp. Năm đưa vào sử dụng: 2001 . Số thẻ TSCĐ: 112
Nguyên giá: 155.109.120 đồng Gía trị còn lại của TSCĐ: 0 đồng
Gía trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý: 155.109.120 đồng
III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ: Máy vặn xiết bu lông quá cũ nát và hoạt động không hiệu quả, quyết định thanh lý TSCĐ trên.
Ngày 23 tháng 12 năm 2008
Trưởng ban thanh lý
(Ký, họ tên)
IV. Kết quả thanh lý TSCĐ:
- Chi phí thanh lý TSCĐ: 1.003.000 đồng. Gía trị thu hồi: 1.848.000 đồng
- Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày 23/12/2008
Ngày 25 tháng 12 năm 2008
Giám đốc
Kế toán trưởng
(Ký tên, đóng dấu)
(Ký tên)
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
CÔNG TY QLĐS HÀ HẢI
Mẫu số S23 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số: 16
Ngày 27 tháng 12 năm 2008
Căn cứ Biên bản thanh lý TSCĐ số 36 ngày 23 tháng 12 năm 2008
Tên TSCĐ: Máy vặn xiết bu lông Số hiệu TSCĐ: BL03
Nước sản xuất: Pháp Năm sản xuất: 1998
Bộ phận quản lý: Phòng Thiết bị- Vật tư Năm đưa vào sử dụng: 2001
Công suất (diện tích thiết kế):
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày 25 tháng 3 năm 2008
Lý do đình chỉ: TSCĐ hoạt động không còn hiệu quả
SH c.từ
Nguyên giá tài sản cố định
Gía trị hao mòn tài sản cố định
N/T/N
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Gía trị HM
Cộng dồn
KH23
5/6/01
155.109.120
2001
19.388.640
19.388.640
KH24
5/7/02
155.109.120
2002
19.388.640
38.777.208
KH25
5/8/03
155.109.120
2003
19.388.640
58.165.920
KH26
5/9/04
155.109.120
2004
19.388.640
77.554.560
KH27
5/10/05
155.109.120
2005
19.388.640
96.943.200
KH28
5/11/06
155.109.120
2006
19.388.640
116.331.840
KH29
5/12/07
155.109.120
2007
19.388.640
135.720.480
KH30
5/1/08
155.109.120
2008
19.388.640
155.109.120
Ngày 27 tháng 12 năm 2008
Người lập
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký tên)
(Ký tên)
(Ký tên, đóng dấu)
HÓA ĐƠN (GTGT)
Liên 1 (Lưu)
Ngày 23 tháng 12 năm 2008
Đơn vị bán hàng : Công ty quản lý đường sắt Hà Hải
Địa chỉ: Phường Gia Thụy, Long Biên – Hà Nội Số tài khoản: 150161495
Điện thoại: 043.8730146 Mã số thuế: 0100769656
______________________________________________________________
Họ tên người mua: Nguyễn Thanh Bình
Đơn vị : Công ty tái sử dụng KL Mã khách hàng: KL
Địa chỉ: Hà Nội Số tài khoản: 150161495
Hình thức thanh toán : Bằng Tiền mặt Mã số thuế: 0101239659
STT
Tên hàng hoá,dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Máy vặn xiết bu lông
Cái
1
1.680.000
1.680.000
Cộng tiền hàng
1.680.000
Thuế suất GTGT: 10%
Tiền thuế GTGT:
168.000
Tổng cộng thanh toán:
1.848.000
Số tiền bằng chữ: Một triệu tám trăm bốn mươi tám nghìn đồng.
Người mua hàng
Kế toán trưởng
Thủ trưởng
(Ký tên)
(Ký tên)
(Ký tên, đóng dấu)
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
CÔNG TY QLĐS HÀ HẢI
Mẫu số: 01-TT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU THU
Ngày 23 tháng 12 năm 2008 Quyển số: 00121
Số: 0012145
Nợ: TK 111
Có: TK 711, 3331
Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Thanh Bình
Địa chỉ: Công ty tái sử dụng KL
Lý do nộp: Mua máy vặn xiết bu lông
Số tiền: 1.848.000 đồng
Viết bằng chữ: Một triệu tám trăm bốn mươi tám nghìn đồng
Kèm theo 2 chứng từ gốc
Ngày 23 tháng 12 năm 2008
Giám đốc
Kế toán trưởng
Người nộp tiền
Thủ quỹ
(Ký, họ tên, đóng dấu)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
CÔNG TY QLĐS HÀ HẢI
Mẫu số: 01-TT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ LẠI TSCĐ
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Số: 0065
Nợ: TK 223,214
Có: TK 711,211
Căn cứ Quyết định số: 05 ngày 21 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng đánh giá TSCĐ về việc đánh giá lại TSCĐ.
Ông: Nguyễn Văn Thìn Chức vụ: Giám đốc Đại diện chủ tịch hội đồng
Bà: Nguyễn Thị Ngải Chức vụ: Kế toán trưởng Đại diện ủy viên
Ông: Nguyễn Văn Tâm Chức vụ: Trưởng phòng KT Đại diện ủy viên
Đã thực hiện đánh giá lại giá trị các TSCĐ sau đây:
Tên TSCĐ
SH
Số thẻ
Gía trị đang ghi sổ
GTCL theo đánh giá lại
Chênh lệch
NG
Hao mòn
GTCL
Tăng
Giảm
Máy khoan ray
KR
07
58.780000
42.780.000
16.000.000
25.000.000
9.000.000
Kết luận: Hội đồng đánh giá tiến hành định giá tài sản góp vốn liên doanh và thống nhất giá trị còn lại của tài sản cố định là 25.000.000 đồng.
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Chủ tịch hội đồng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
CÔNG TY QLĐS HÀ HẢI
Mẫu số 05-TSCĐ
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TSCĐ
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Thời điểm kiểm kê: 8 giờ ngày 31 tháng 12 năm 2008
Ban kiểm kê gồm: Ông: Đặng Đình Bình Chức vụ: Trưởng phòng VT Đại diện: Trưởng ban
Bà: Nguyễn Thị Ngải Chức vụ: Kế toán trưởng Đại diện: Uỷ viên
Ông: Nguyễn Trí Hùng Chức vụ: Thủ kho Đại diện: Uỷ viên
Đã kiểm kê TSCĐ, kết quả như sau:
Số TT
Tên TSCĐ
Mã số
Nơi sdụng
Theo sổ kế toán
Theo kiểm kê
Chênh lệch
Ghi chú
SL
NG
GTCL
SL
NG
GTCL
SL
NG
GTCL
1
Máy chèn đường
CĐ
P.VTTB
2
92.412.0000
28.878.750
1
46.206.000
28.786.624
1
46.206.000
92.126
Cộng
x
x
x
92.412.000
28.878.750
x
46.206.000
28.786.624
x
46.206.000
92.126
x
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Giám đốc
Kế toán trưởng
Trưởng Ban kiểm kê
(Ký, họ tên, đóng dấu)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Cuối năm, công ty ra quyết định kiểm kê tài sản.
- Thành lập hội đồng kiểm kê của công ty gồm Ban giám đốc, Kế toán trưởng...
- Hội đồng kiểm kê lập kế hoạch kiểm kê tài sản báo cáo lên cấp có thẩm quyền.
- Gửi công văn báo cáo kế hoạch kiểm kê tài sản lên cấp có thẩm quyền.
- Tiến hành kiểm kê chi tiết theo như kế hoạch kiểm kê.
- Tiến hành lập báo cáo kiểm kê chi tiết: In bảng số liệu TSCĐ theo sổ sách sau đó đối chiếu với thực tế.
Căn cứ vào các chứng từ giao nhận TSCĐHH, kế toán công ty mở Sổ đăng ký TSCĐ và Sổ chi tiết TSCĐ. Nội dung chính của sổ phản ánh chi tiết các nghiệp vụ TSCĐHH phát sinh. Số hiệu trên sổ cung cấp các chỉ tiêu chi tiết về tình hình tài sản và là căn cứ để lập báo cáo.
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
Sổ đăng ký TSCĐHH
CÔNG TY QLĐS HÀ HẢI
Tháng 12 năm 2008
TT
Tên TSCĐHH
Nước sx
Năm sd
Tgian sd
Nguyên giá
Mức KH 1 năm
1
Máy móc thiết bị
2.050.376.591
124.893.063
Máy chèn đường
TQ
2003
8
46.206.000
5.775.750
Máy phun cát
VN
2005
8
25.000.000
3.125.000
Máy phát hàn
Nhật
2005
8
97.770.600
12.221.325
Máy khoan ray
Pháp
2006
8
58.780.000
7.347.500
Máy mài ray
Pháp
2004
8
79.642.000
9.955.250
…………………
………
………
2
Phương tiện vận tải
2.464.099.969
261.177.221
Xe cẩu ISUDU
Nhật
2002
8
558.443.070
69.805.384
Xe TOYOTA
VN
2003
8
374.682.184
46.835.273
………………
………
………
3
Dụng cụ quản lý
918.527.349
97.678.814
Máy vi tinh
ĐL
1998
5
20.600.000
0
Máy photocopy
2007
5
34.980.000
6.996.000
………
………
………
4
TSCĐHH khác
36.966.000
0
Đầu, màn, loa
Nhật
1997
5
36.966.000
0
Cộng
5.469.969.909
483.749.098
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
Sổ chi tiết TSCĐHH
CÔNG TY QLĐS HÀ HẢI
Tháng 12 năm 2008
TT
Chứng từ
Tên TSCĐHH
Nước sx
Nơi sử dụng
Nguyên giá
Số KH 1 năm
Nguồn hình thành
SH
NT
1
PN
12
3/12
Máy chèn đường
TQ
P.VT-TB
46.206.000
5.775.750
BS
2
PN
23
8/12
Máy phun cát
VN
P.VT-TB
25.000.000
3.125.000
BS
3
PN
31
14/12
Máy phát hàn
Nhật
P.VT-TB
92.770.600
11.596.325
BS
4
PN
45
19/12
Máy khoan ray
Pháp
P.VT-TB
58.780.000
7.347.500
NS
5
PN
56
23/12
Máy mài ray
Pháp
P.VT-TB
79.642.000
9.955.250
NS
6
PN 60
25/12
Xe TOYOTA
VN
P.HC
345.824.180
43.228.023
NS
7
PN 61
27/12
Máy vi tính
ĐL
P. KH
11.885.714
2.377.143
NS
8
PN
62
29/12
Búa tán RiVê
TQ
P VT-TB
10.000.000
1.250.000
NS
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
CÔNG TY QLĐS HÀ HẢI
Mẫu số S04b4 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Năm: 2008
Ghi tăng TSCĐHH
Khấu hao TSCĐ
Ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
Tên TSCĐ
Nước sx
T/N sử dụng
Số hiệu
Nguyên giá
Khấu hao
KH đã tính đến khi ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
Lý do giảm
SH
NT
TL%
Mức KH
SH
N/T/N
PN12
3/12
Máy chèn đường
TQ
5/03
CĐ
46.206.000
12.5
5.775.750
28.878.750
PN23
8/12
Máy phun cát
VN
9/05
PC
25.000.000
12.5
3.125.000
9.375.000
PN31
14/12
Máy phát hàn
Nhật
5/05
PH
97.770.600
12.5
12.221.325
36.663.975
PT9
15/12
Máy phô tô
Nhật
6/07
PT
34.980.000
20.0
6.996.000
10.494.000
BB35
19/12
Máy khoan ray
Pháp
12/99
KR
58.780.000
12.5
7.347.500
42.510.350
PN45
19/12
NB
HĐ16
23/12
Máy điều hòa
Nhật
9/06
ĐH
44.150.000
20.0
8.830.000
21.523.125
PC6
23/12
TL
………………
…
…
…
…………..
…
…………
……………
…
…
…
Cộng
x
x
x
5.469.969.909
483.749.098
3.622.960.334
x
x
x
Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 đến trang…
Ngày mở sổ: 01/01/2008
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, Họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
BẢNG TỔNG HỢP TĂNG GIẢM TSCĐHH
Tháng 12 năm 2008
Ghi tăng tài sản cố định hữu hình
Ghi giảm tài sản cố định hữu hình
Chứng từ
Tên TSCĐHH
ĐV
SL
Đơn giá
Số tiền
Chứng từ
Tên TSCĐHH
Lý do
Số tiền
SH
NT
SH
NT
A
B
C
D
1
2
3=2*1
E
G
H
I
5
PN
12
3/12
Máy chèn đường
Cái
1
46.206.000
46.206.000
HĐ46
3/12
Búa tán RiVê
Thanh lý
10.000.000
PN
23
8/12
Máy phun cát
Cái
3
25.000.000
25.000.000
HĐ49
8/12
Máy phun cát
N.bán
25.000.000
PN
31
14/12
Máy phát hàn
Cái
1
92.770.600
92.770.600
PT9
15/12
Máy phôtocopy
NB
34.980.840
PN
45
19/12
Máy khoan ray
Cái
1
58.780.000
58.780.000
PC6
23/12
Máy điều hòa
TL
44.150.000
PN
56
23/12
Máy mài ray
Cái
1
79.642.000
79.642.000
PN
60
25/12
Xe TOYOTA
Bộ
2
345.824.180
345.824.000
PN
61
27/12
Máy vi tính
11.885.714
PN
62
29/12
Búa tán RiVê
Bộ
1
10.000.000
10.000.000
Cộng
670.108.494
670.108.494
114.130.840
2.3 Hạch toán tổng hợp TSCĐ hữu hình
- Trích NKCT số 9, bảng kê 4, 5, 6 và NKCT số 7, trích bảng phân bổ khấu hao TSCĐ hữu hình.
+ Bảng kê 4, 5, 6
Cơ sở để ghi vào Bảng kê số 4, 5, 6 là các Bảng phân bổ số 1, 2, 3, các Bảng kê và NKCT liên quan để ghi vào các cột và dòng phù hợp. Số liệu tổng hợp của Bảng kê sau khi khóa sổ cuối tháng được dùng để ghi vào NKCT số 7.
+ NKCT số 7:
Căn cứ vào dòng cộng Nợ của các TK 154, 621, 622, 627 trên các Bảng kê số 4 để xác định số tổng cộng Nợ của từng TK ghi vào các cột và dòng phù hợp của phần này.
Lấy số liệu từ Bảng kê số 5 phần ghi bên Nợ của các TK 241, 641, 642 để ghi vào các dòng liên quan.
Lấy số liệu từ Bảng kê số 6, phần ghi bên Nợ của các TK 142, 242, 335 để ghi vào các dòng Nợ TK của phần này.
Căn cứ vào các Bảng phân bổ, các Nhật ký- Chứng từ và các chứng từ có liên quan để ghi vào các dòng phù hợp trên mục B phần I của NKCT số 7.
Số liệu tổng cộng của Phần I được sử dụng để ghi vào Sổ Cái.
+ NKCT số 9:
Cơ sở để ghi NKCT số 9 là các Biên bản bàn giao, nhượng bán, thanh lý TSCĐHH và các chứng từ có liên quan đến giảm TSCĐHH.
Cuối tháng khóa sổ NKCT số 9, xác định số phát sinh bên Có của TK 211 đối ứng Nợ của các TK liên quan, lấy số tổng cộng của NKCT số 9 để ghi Sổ Cái.
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ hữu hình:
Cơ sở lập là dòng khấu hao đã tính tháng trước lấy từ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng trước. Các dòng số khấu hao TSCĐ tăng, giảm tháng này được phản ánh chi tiết cho từng TSCĐ có liên quan đến số tăng giảm khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định hiện hành về khấu hao TSCĐ.
Số KH phải tính tháng này = Số KH tính tháng trước + Số KH tăng trong tháng – Số KH giảm trong tháng.
Số khấu hao phải trích tháng này trên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ được sử dụng để ghi vào các Bảng kê, Nhật ký – Chứng từ và sổ kế toán có liên quan (cột ghi Có TK 214), đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
- Trích sổ cái TK 211, TK 214
Số phát sinh Có của mỗi tài khoản được phản ánh trên Sổ Cái theo tổng số lấy từ NKCT ghi Có tài khoản đó, số phát sinh Nợ được phản ánh chi tiết theo từng tài khoản đối ứng Có lấy từ các NKCT liên quan. Sổ Cái chỉ ghi một lần vào ngày cuối tháng sau khi đã khóa sổ và kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các NKCT.
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
CÔNG TY QLĐS HÀ HẢI
Mẫu số S04b4 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
BẢNG KÊ SỐ 4
Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng
Dùng cho các TK: 154, 621, 622, 623, 627
Tháng 12 năm 2008
SốTT
Các TK ghi Có
Các TK ghi Nợ
214
Các TK phản ánh ở các NKCT khác
Cộng CPtt trong tháng
NKCT số 1
NKCT số 5
NKCT số 7
1
TK 154
526.639.960
526.639.960
2
TK 621: CP NVT tt
324.569.500
324.569.500
3
TK 622: CP NC tt
186.971.060
186.971.060
4
TK 627: CP SX chung
42.510.350
10.980.250
20.601.000
15.099.400
89.191.000
Cộng
42.510.350
10.980.250
20.601.000
1.053.279.920
1.127.371.520
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
CÔNG TY QLĐS HÀ HẢI
Mẫu số S04b5 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
BẢNG KÊ SỐ 5
Tập hợp: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
STT
Các TK ghi Có
Các TK ghi Nợ
214
Các TK phản ánh ở các NKCT khác
Cộng CPtt trong tháng
NKCT số 1
NKCT số 5
1
TK 2411- Mua sắm TSCĐ
29.012.400
82.377.500
111.389.900
2
TK 2412- Xây dựng cơ bản
37.509.570
2.395.400
39.904.970
3
TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ
326.288.721
55.559.239
381.847.960
4
TK 641: CP bán hàng
16.354.190
11.299.250
16.000.000
43.653.440
5
TK 642: CP quản lý DN
22.156.000
30.070.403
26.780.240
79.006.643
Cộng
38.510.190
434.180.344
183.112.379
655.802.913
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
CÔNG TY QLĐS HÀ HẢI
Mẫu số S04b6 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
BẢNG KÊ SỐ 6
Tập hợp: - Chi phí trả trước (TK142, TK 242)
- Chi phí phải trả (TK 335)
- Dự phòng phải trả (TK 352)
Tháng 12 năm 2008
TT
Diễn giải
SD đầu tháng
Ghi Nợ TK 142, Ghi Có các TK
Ghi Có TK142, Ghi Nợ TK
SD cuối tháng
Nợ
Có
TK 214
…
Cộng Nợ
TK 627
TK 642
Cộng Có
Nợ
Có
15.915.231
19.755.793
27.644.800
47.400.593
168.000
114.000
282.000
63.033.824
Cộng
15.915.231
19.755.793
27.644.800
47.400.593
168.000
114.000
282.000
63.033.824
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
CÔNG TY QLĐS HÀ HẢI
Mẫu số S04a7 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7
Tập hợp chi phí kinh doanh toàn doanh nghiệp. Ghi Có TK 214
Tháng 12 năm 2008
TT
Các TK ghi Có
Các TK ghi Nợ
214
Các TK phản ánh ở các NKCT khác
Tổng cộng chi phí
NKCT
số 1
NKCT
số 5
NKCT
số 7
NKCT
số 8
NKCT
số 10
1
142
19.755.793
18.900.000
7.987.500
475.300
47.118.593
2
335
75.984.178
16.142.885
9.955.250
317.000
102.399.313
3
627
42.510.350
10.980.250
20.601.000
168.000
74.259.600
4
641
16.354.190
11.299.250
16.000.000
43.653.440
5
642
22.156.000
30.070.403
26.780.240
114.000
78.892.643
6
Cộng
176.760.511
87.392.788
81.323.990
282.000
317.000
475.300
346.551.589
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người ghi sổ
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
(Ký, Họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
CÔNG TY QLĐS HÀ HẢI
Mẫu số S04a9 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 9
Ghi Có Tài khoản 211- TSCĐ hữu hình
Tháng 12 năm 2008
TT
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Có TK 211, ghi Nợ các TK
SH
NT
214
811
222
142
153
1381
627
641,642
Cộng Có
1
PC9
12/12
Nhượng bán
19.755.793
244.207
20.000.000
2
HĐ
15/12
Góp vốn ld
25.027.700
211.800
25.000.000
50.239.500
3
PN
16/12
Chuyển thành ccdc
10.282.000
983.000
6.272.150
17.537.150
4
PX
19/12
TS mới -> ccdc
980.000
9.020.000
10.000.000
5
BB
22/12
TS thiếu khi KK
16.262.064
92.126
16.354.190
Cộng
71.327.557
456.007
25.000.000
980.000
9.020.000
92.126
983.000
6.272.150
114.130.840
Đã ghi Sổ Cái ngày 31 tháng 12 năm 2008
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người ghi sổ
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
(Ký, Họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
CÔNG TY QLĐS HÀ HẢI
Mẫu số: 06-TSCĐ
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Số: 0023
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tháng 12 năm 2008
Chỉ tiêu
TG sd
Nơi sử dụng
Toàn DN
TK
627
TK
641
TK
642
TK
142
TK
335
NG
Số KH
I. Số KH trích T11
4.913.992.255
3.517.527.380
II. Số KH tăng T12
670.108.494
176.760.511
42.510.350
16.354.190
22.156.000
19.755.793
75.984.178
III. Số KH giảm T12
114.130.840
71.327.557
71.327.557
IV. Số KH trích T12
5.469.969.909
3.622.960.334
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
CÔNG TY QLĐS HÀ HẢI
Mẫu số S05 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ CÁI
Tài khoản: 211
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
…
Tháng
11
Tháng
12
Cộng
NKCT số 1
187.392.788
NKCT số 2
120.325.250
NKCT số 4
8.962.365
NKCT số 5
96.352.130
NKCT số 7
9.675.368
NKCT số 10
247.400.593
Cộng số phát sinh Nợ
670.108.494
Tổng số phát sinh Có
114.130.840
Số dư cuối tháng
4.913.992.255
5.469.969.909
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, Họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
CÔNG TY QLĐS HÀ HẢI
Mẫu số S05 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ CÁI
Tài khoản: 214
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
…
Tháng
11
Tháng
12
Cộng
NKCT số 9
71.327.557
Cộng số phát sinh Nợ
71.327.557
Tổng số phát sinh Có
176.760.511
Số dư cuối tháng
3.517.527.380
3.622.960.334
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, Họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TSCĐHH TẠI CTY QUẢN LÝ ĐƯỜNG SẮT HÀ HẢI
Đánh giá thực trạng kế toán TSCĐHH tại công ty
Ưu điểm:
Trong tổ chức công tác kế toán, phần hành kế toán tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH), phục vụ cho việc ra các quyết định liên quan đến quản lý, sử dụng TSCĐHH. Việc đánh giá thực trạng hạch toán và quản lý TSCĐHH trong công ty là một việc làm có ý nghĩa quan trọng nhằm tìm ra các điểm mạnh và phân tích những tồn tại, phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý và hạch toán TSCĐHH nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng TSCĐHH trong công ty.
Công ty đã vận dụng linh hoạt sáng tạo chế độ kế toán về TSCĐHH. Chính điều này đã tác động tích cực tới hiệu năng quản lý kinh doanh, quản lý tài sản và đóng góp quan trọng vào việc nâng cao vị thế, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Công ty đã vận dụng đầy đủ hệ thống chứng từ cho quản lý và hạch toán TSCĐHH, từ việc đầu tư, mua sắm, điều chuyển, cấp vốn, thuê, cho thuê, thanh lý, nhượng bán, khấu hao đến sửa chữa TSCĐHH. Việc sử dụng tương đối đầy đủ và linh hoạt hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho phần hành kế toán TSCĐHH, các tài khoản được sử dụng, bao gồm cả tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết, từ kết cấu, cách ghi chép đến mối quan hệ giữa các tài khoản đã góp phần xử lý và cung cấp thông tin về tình hình hiện có và biến động của toàn bộ TSCĐHH cũng như của từng loại TSCĐHH trên các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại, từ đó làm cơ sở cho việc ra các quyết định của quản lý liên quan đến đầu tư, điều chuyển, thanh lý, nhượng bán và sửa chữa TSCĐHH.
Việc mở và ghi đầy đủ số liệu về TSCĐHH trên Thẻ TSCĐ, Sổ TSCĐ và Sổ theo dõi TSCĐ tại đơn vị sử dụng đã góp phần cung cấp thông tin về quá trình quản lý và sử dụng của từng TSCĐHH , từng loại TSCĐHH, bao gồm nguyên giá, tình hình trích khấu hao, số khấu hao lũy kế tính đến thời điểm giảm TSCĐHH, lý do giảm TSCĐHH, đồng thời tăng cường thực hiện trách nhiệm vật chất đối với các cá nhân, bộ phận liên quan trong việc quản lý và sử dụng TSCĐHH của công ty.
Việc áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo nguyên tắc tròn tháng đơn giản, dễ làm, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý trong việc theo dõi và kiểm soát các chi phí SXKD khác vì chi phí khấu hao đã làm một con số ổn định. Việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐHH cho các đối tượng chịu chi phí trong trường hợp TSCĐHH sử dụng cho nhiều sản phẩm theo số giờ hoặc số ca máy hoạt động là phù hợp, sát thực với mức độ sử dụng của từng sản phẩm trên cơ sở số giờ máy, số ca máy thống kê.
Việc hạch toán các trường hợp tăng, giảm, thuê, khấu hao và sửa chữa TSCĐHH trong công ty về cơ bản được thực hiện như quy định của chế độ kế toán. Đặc biệt, công ty đã vận dụng hết sức sáng tạo tài khoản và phương pháp hạch toán trường hợp cho thuê hoạt động TSCĐHH, đó là mở chi tiết các TK 154, 632, 511 để theo dõi các doanh thu và chi phí phát sinh trong quá trình cho thuê.
Hệ thống BCTC nói chung, báo cáo về TSCĐHH nói riêng trong công ty tương đối đầy đủ, kịp thời và chính xác. Các báo cáo tăng TSCĐHH, báo cáo kết quả kiểm kê TSCĐHH là căn cứ quan trọng trong việc kiểm tra, đối chiếu số liệu với sổ kế toán và BCTC. Việc ghi chú đầy đủ, chính xác thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh, trong đó có các thông tin cụ thể về tăng, giảm TSCĐHH, giá trị còn lại của TSCĐHH dùng để thế chấp cho các khoản vay; Nguyên giá TSCĐHH đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng; Chi phí xây dựng cơ bản dở dang và chi phí khấu hao TSCĐHH đã cung cấp thông tin toàn diện và chi tiết cho quản lý về tình hình hiện có và biến động của từng loại TSCĐHH, giải thích rõ ràng cho các khoản mục được trình bày trong BCTC của công ty.
Việc quản lý TSCĐHH trong công ty được thực hiện tương đối bài bản và chặt chẽ. Quy trình thủ tục của các trường hợp mua sắm, xây dựng cơ bản, thuê, cho thuê, thanh lý, nhượng bán, sửa chữa TSCĐHH trong công ty là hợp lý, các bước công việc diễn ra theo một trình tự xác định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát của quản lý. Hiệu quả sử dụng TSCĐHH trong công ty tương đối khả quan, có chiều hướng tăng dần qua các năm. Sức sản xuất và sức sinh lời của TSCĐHH tăng, trong khi suất hao phí của TSCĐHH giảm. Nguồn vốn đầu tư TSCĐHH trong công ty chủ yếu là nguồn tài trợ vay, nợ bên ngoài. Tuy nhiên, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu trong công ty là hợp lý trong tương quan với mặt bằng tỷ lệ lãi suất cho vay của thị trường.
Hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quản lý và hạch toán TSCĐHH, công ty vẫn còn một số hạn chế nhất định cần khắc phục và hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả kinh doanh.
Công ty quản lý đường sắt Hà Hải chưa thực hiện đánh số hiệu cho TSCĐHH, gây khó khăn nhất định cho việc theo dõi, kiểm kê và quản lý TSCĐHH trong phạm vi toàn công ty cũng như theo từng bộ phận, đơn vị sử dụng.
Các hình thức đầu tư TSCĐHH trong công ty còn đơn giản, phần lớn chỉ bao gồm tăng do mua, thuê và tự sản xuất, chưa khai thác các hình thức khác như mua trả góp hay trao đổi TSCĐHH. Trong điều kiện khả năng tài chính còn hạn hẹp, nhu cầu về số lượng, chủng loại và chất lượng của TSCĐHH trong công ty ngày càng cao, cần đa dạng hóa các hình thức đầu tư TSCĐHH sao cho phù hợp với yêu cầu sử dụng, khả năng tài chính và tính hiệu quả kinh tế.
Việc sử dụng Tài khoản kế toán còn nhiều bất cập. Công ty không mở tài khoản chi tiết trong các tài khoản tổng hợp 211, 214 để theo dõi số hiện có và tình hình biến động nguyên giá, giá trị hao mòn của từng loại TSCĐHH, hạn chế việc cung cấp thông tin về từng loại TSCĐHH cho quản lý, khi cần thông tin kế toán phải kiểm tra lại chứng từ và sổ TSCĐHH, đồng thời không có căn cứ để đối chiếu số liệu với thuyết minh BCTC. Công ty không mở TK001 để phản ánh tình hình nhận và trả giá trị TSCĐHH thuê ngoài theo phương thức thuê hoạt động với bên cho thuê mà chỉ theo dõi trên hợp đồng thuê, đồng nghĩa với việc chưa phản ánh đầy đủ các mối quan hệ kinh tế- pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty.
Công ty mới chỉ quan tâm đến việc lập báo cáo tăng TSCĐHH mà không lập báo cáo giảm TSCĐHH. Việc không lập báo cáo này không cung cấp được thông tin tổng hợp cho nhà quản lý về tình hình biến động giảm TSCĐHH, mà còn gây khó khăn cho việc lập báo cáo TSCĐHH và ghi chú bổ sung cho tăng, giảm khoản mục TSCĐHH trong Thuyết minh báo cáo tài chính của công ty.
Việc hạch toán khấu hao TSCĐHH trong thời gian cho thuê hoạt động vào chi phí tài chính, hạch toán tiền thu từ cho thuê vào thu nhập khác của công ty là không hợp lý vì hoạt động cho thuê TSCĐHH là một hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của công ty. Ngay cả khi khấu hao TSCĐHH cho thuê và chi phí phát sinh trong quá trình cho thuê được hạch toán vào chi phí sản xuất chung và được phân bổ cho các công trình cũng là điều hợp lý vì TSCĐHH cho thuê không phát huy tác dụng trong việc thi công các công trình. Việc làm này hoặc phản ánh không chính xác nội dung, quy mô chi phí, doanh thu hoặc làm sai lệch thông tin về giá thành công trình của công ty.
Công ty áp dụng duy nhất phương pháp tính khấu hao truyền thống là phương pháp đường thẳng và tính toán theo nguyên tắc tròn tháng cho tất cả các loại TSCĐHH. Việc làm này tuy tạo ra sự đơn giản cho quản lý và hạch toán nhưng không đánh giá sát hợp mức độ hao mòn thực tế của TSCĐHH, đặc biệt là những TSCĐHH có mức độ hao mòn vô hình tương đối lớn. Mặt khác, khi TSCĐHH tăng hoặc giảm vào những ngày đầu tháng mà tháng sau mới được tính hoặc thôi tính khấu hao thì sai lệch trong kết quả tính khấu hao TSCĐHH có thể là một con số không nhỏ.
Công ty hiện đang sử dụng một lượng lớn TSCĐHH đã khấu hao hết giá trị. Điều này có thể là cần thiết khi năng lực sản xuất của TSCĐHH vẫn đảm bảo, công ty còn gặp khó khăn về nguồn lực tài chính trong việc đầu tư, đổi mới, nâng cấp TSCĐHH. Tuy nhiên, nếu duy trì sử dụng một lượng lớn TSCĐHH đã khấu hao hết giá trị có thể ảnh hưởng đến năng lực, hiệu quả sản xuất của sản phẩm.
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐHH trong công ty hiện nay được tính trực tiếp trên cơ sở từng TSCĐHH gắn với từng bộ phận quản lý cụ thể mà không thể hiện số khấu hao trích kỳ trước, số khấu hao tăng và giảm trong kỳ, không cho phép đánh giá sự biến động chi phí khấu hao TSCĐHH do ảnh hưởng của các trường hợp tăng , giảm TSCĐHH ngay trên bảng tính khấu hao kỳ này. Mặt khác, khấu hao TSCĐHH trong những ngày không sử dụng được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp là không hợp lý bởi lẽ những TSCĐHH này được sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm chứ không phục vụ quản lý doanh nghiệp. Việc ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp trong trường hợp này là không đúng với mục đích sử dụng TSCĐHH và phản ánh sai bản chất, quy mô của chi phí quản lý doanh nghiệp.
Công ty chưa tổ chức kế toán quản trị TSCĐHH và chưa tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng TSCĐHH nói riêng. Các phần hành kế toán tại phòng kế toán, trong đó có phần hành TSCĐHH, đều thực hiện chức năng kế toán tài chính. Việc theo dõi quản lý về số lượng, tình trạng kỹ thuật và điều động TSCĐHH thuộc về phòng cơ giới hoặc phòng kỹ thuật. Việc phân tích hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng TSCĐHH không được tiến hành thường xuyên, không tổ chức bộ máy phân tích và xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá. Công ty chỉ tính toán một số chỉ tiêu phục vụ cho việc đánh giá khái quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh khi lập Thuyết minh BCTC vào cuối năm.
Những hạn chế trên đây xuất phát từ những nguyên nhân khách quan là hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra ngoài trời, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên, TSCĐHH và các điều kiện sản xuất thường xuyên phải di chuyển, nhu cầu về số lượng, chủng loại TSCĐHH hiện đại ngày một tăng trong khi khối lượng công việc không đều giữa các thời điểm trong năm. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước nói chung, chính sách tài chính kế toán nói riêng thường xuyên thay đổi, nhiều điểm không thống nhất đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện của công ty. Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan là hạn chế về số lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán trong công ty so với khối lượng công việc và yêu cầu chất lượng thông tin ngày càng cao; công tác tài chính, kế toán chưa được công ty quan tâm đúng mức.
Tất cả những hạn chế, tồn tại này chỉ được khắc phục triệt để thì công tác quản lý kinh doanh nói chung, quản lý và hạch toán TSCĐHH nói riêng của công ty mới thực sự có hiệu quả, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thương trường.
Phương hướng và giải pháp hoàn thiện TSCĐHH tại công ty
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu nghiên cứu thực tế tại công ty, bản thân em còn nhiều mặt hạn chế về kiến thức lý luận, kinh nghiệm thực tế trong kế toán TSCĐHH. Nhưng căn cứ vào những tồn tại và khó khăn hiện nay của công ty, căn cứ vào chế độ kế toán TSCĐHH của Nhà nước và Bộ tài chính, em có một vài ý kiến, đề xuất sau đây mong muốn góp phần nâng cao chất lượng và hoàn thiện thêm công tác kế toán TSCĐHH tại công ty.
Sử dụng phần mềm kế toán mới vào hạch toán TSCĐHH
Hiện nay, công ty vẫn sử dụng các phần mềm kế toán để phục vụ cho công tác kế toán TSCĐHH, nhưng so với sự phát triển kinh tế thị trường hiện nay thì những phần mềm kế toán đó chưa đem lại hiệu quả tốt nhất. Cho nên, công ty cần cập nhập phần mềm kế toán mới đưa vào hạch toán kế toán TSCĐHH. Bên cạnh đó, công ty cũng nên đưa Thẻ TSCĐHH vào phần mềm kế toán cũng giảm được sức lao động của kế toán để cơ giới hóa, hiện đại hóa cập nhật với nền kế toán của thế giới. Hơn nữa, có thể xem chi tiết được từng loại tài sản mà không cần phương pháp tìm kiếm mẫu số đánh mất nhiều thời gian.
Hạch toán thanh lý TSCĐHH của công ty nên tách riêng từng trường hợp cụ thể như Bộ tài chính quy định.
Theo quy định của Bộ tài chính, hạch toán kế toán thanh lý TSCĐHH dùng vào hoạt động nào thì hạch toán theo mục đích hoạt động đó. Nhưng thực tế công ty lại hạch toán chung không phân biệt là dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay hoạt động phúc lợi; những chi phí phục vụ cho thanh lý cũng cần hạch toán riêng một bút toán để việc kiểm tra, xem xét được dễ dàng.
Nên hạch toán riêng chi phí lắp đặt khi mua TSCĐHH qua lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng.
Khi mua TSCĐHH qua giai đoạn lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng, công ty hạch toán chung vào giá trị tài sản mua chứ không nên tách riêng chi phí lắp đặt. Nếu hạch toán như vậy, khi có sự kiểm tra xem xét của cấp trên, rất khó biết được giá trị thực tế mua tài sản là bao nhiêu, chi phí lắp đặt tốn kém thêm là bao nhiêu. Để thuận tiện cho việc kiểm tra, kế toán nên hạch toán một bút toán riêng cho chi phí lắp đặt.
Giảm bớt thủ tục thanh lý TSCĐHH để việc hạch toán thanh lý TSCĐHH được nhanh chóng.
Việc thanh lý TSCĐHH của công ty diễn ra chậm chạp bởi hệ thống thủ tục rườm rà. Để thanh lý được TSCĐHH thì bộ phận sử dụng phải có phiếu xác nhận về tình trạng TSCĐHH, sau đó gửi lên cho Ban quản lý, Ban quản lý xem xét rồi chuyển cho giám đốc. Nếu được sự đồng ý của giám đốc, kế toán lập Biên bản thanh lý TSCĐHH đó, xem xét số khấu hao và giá trị còn lại là bao nhiêu rồi gửi lên giám đốc xin chữ ký. Sau khi đầy đủ thủ tục, bộ phận sử dụng tiến hành thanh lý tài sản đó. Chuyển đi chuyển lại như vậy thường mất nhiều thời gian và làm ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại công ty. Vì vậy, công ty nên bỏ bớt những thủ tục không cần thiết để khỏi mất nhiều thời gian. Có thể là, Ban quản lý TSCĐHH trực tiếp trình lên giám đốc xem xét, ký duyệt khi đã có Biên bản thanh lý TSCĐHH thông qua kế toán trưởng. Bởi vì, kế toán trưởng là người tính số khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐHH. Lúc này chỉ cần xin chữ ký xét duyệt là xong và Bộ phận sử dụng có thể tiến hành thanh lý TSCĐHH đó.
Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện
Hiện nay, công tác kế toán đang dần được nâng cao và hoàn thiện ở hầu hết các doanh nghiệp, sở dĩ như vậy là do kế toán là khoa học và nghệ thuật phản ánh và giám đốc liên tục, toàn diện có hệ thống tất cả các loại tài sản, nguồn vốn cũng như các hoạt động kinh tế trong công ty. Hơn nữa, các thông tin của kế toán có vai trò quan trọng đối với việc ra quyết định của người quản lý và tổ chức tốt công tác kế toán sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Tại công ty quản lý đường sắt Hà Hải, công tác hạch toán TSCĐHH đã không ngừng được hoàn thiện để thích nghi và đáp ứng kịp thời các yêu cầu quản lý. Song trong hạch toán TSCĐHH vẫn còn tồn tại một số thiếu sót cần được bổ sung chỉnh lý và hoàn thiện hơn nữa. Có như vậy mới giúp công ty quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả các loại TSCĐHH..
Để các giải pháp đưa ra có thể thực hiện thành công thì riêng cá nhân công ty không thể làm tốt được mà cần phải có sự kết hợp của cả Nhà nước và công ty. Trong đó, công ty phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động trong việc tiến hành hoạt động kinh doanh còn Nhà nước đóng vai trò là người giám sát và quản lý.
Kết luận
Từ khi thành lập đến nay, Công ty quản lý đường sắt Hà Hải đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Công ty có số lượng và giá trị TSCĐHH rất lớn, trong đó máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn và vẫn không ngừng đổi mới TSCĐHH cho phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ. Trong thời gian qua, vấn đề sử dụng TSCĐHH tại công ty đã đạt được nhiều thành tựu song không tránh khỏi những thăng trầm và còn nhiều hạn chế. Với vai trò của TSCĐHH trong hoạt động kinh doanh, việc tìm ra giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả sử dụng là điều có ý nghĩa quan trọng.
Với đề tài: “Hạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty quản lý đường sắt Hà Hải”, em đã vận dụng những kiến thức đã học để nghiên cứu thực tế tình hình sử dụng TSCĐHH tại công ty. Bài viết đã nêu lên thực trạng tình hình sử dụng TSCĐHH, phân tích những kết quả đạt được và những khó khăn cần khắc phục để tìm ra nguyên nhân gây ra những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại công ty. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu cũng như hiểu biết trong vấn đề này có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được các thầy cô giáo và cán bộ phòng Tài chính- Kế toán chỉ bảo, đóng góp ý kiến để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Chuẩn mực số 03 theo QĐ số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
2. Một số trang Web tham khảo:
3. Tài liệu công ty quản lý đường sắt Hà Hải cung cấp
4. TS.Võ Văn Nhị-Hướng dẫn thực hành KT trên sổ kế toán. NXBThống kê
5. PGS.TS Nguyễn Văn Công- Giáo trình tài chính kế toán- Đại học KTQD
6. PGS.TS Nguyễn Văn Công- Kế toán doanh nghiệp- Đại họcKTQD
7. QĐ 15/2006-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính.
MỤC LỤC
NHẬN XÉT
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....
NHẬN XÉT
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21539.doc