Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện về mọi mặt nhằm cũng cố và giữ vững vị thế của mình trên thị trường. Trải qua những thử thách và khó khăn của nền kinh tế hội nhập ngày nay với những đối thủ trong nước cũng như nước ngoài công ty đã dần khẳng định vị trí của mình là một trong những doanh nghiệp đầu ngành về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Để có được chỗ đứng như hiện nay trên thị trường công ty đã không ngừng tìm tòi và áp dụng các biện pháp khác nhau.
Trong đó việc hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm là cần thiết góp phần rất lớn trong công tác quản lý, đặc biệt là thông tin do kế toán cung cấp có thể giúp các nhà quản lý đưa ra kế hoạch sản xuất, các nhà đầu tư đưa ra được quyết định đầu tư hay không đầu tư? Vì vậy công tác kế toán đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong công ty do đó việc hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý cũng như bộ máy kế toán luôn được chú trọng hàng đầu. Qua một thời gian thực tập tại công ty TNHH Ống thép Hoà Phát em đã được tiếp cận với công tác kế toán và tiếp thu thêm những kiến thức thực tế bổ sung thêm kiến thức em đã được học ở trường và em đã viết ra chuyên đề thực tập tổng hợp này.
74 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH ống thép Hoà Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên trong tháng 12 năm 2007, công ty không phát sinh nghiệp vụ nào liên quan tới chiết khấu thương mại .
3.1.2. Hạch toán chiết khấu thanh toán.
Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua do người mua đã thanh toán tiền mua hàng( sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ..) trước thời hạn thanh toán đã thoả thuận (ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kế thanh toán việc mua hàng) hoặc vì một lý do ưu đãi nào khác. Công ty sử dụng tài khoản 635- chi phí tài chính để tập hợp chiết khấu thanh toán. Chiết khấu thanh toán được theo dõi chi tiết cho từng loại hàng bán. Cũng như chiết khấu thương mại trong tháng 12/2007, công ty không phát sinh nghiệp vụ chiết khấu thanh toán nào.
3.2. Hạch toán hàng bán bị trả lại.
Hàng bán bị trả lại là khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hay do hàng hóa bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
Ví dụ: Trong tháng 12 công ty có bán hàng cho công ty TNHH Huyền Vinh nhưng có một số hàng bị rỉ công ty Huyền Vinh đã trả lại hàng cho Công Ty. Công ty lập biên bản về việc công ty TNHH huyển vinh trả lại hàng như sau:
Hà nội, ngày 31 tháng 12 năm 2007
BIÊN BẢN TRẢ LẠI HÀNG
( V/V: trả lại ống thép)
STT
Chủng loại
Đvt
Số cây
Đơn giá
(đ/kg)
Thành tiền
Ghi chú
1
TP tròn 19.1x0.7.x5.0
Cây
35
2
TP tròn 22x0.7x0.6.0
Cây
196
3
TP tròn 25.4x0.7x6.0
Cây
148
4
TP tròn 33.5x1.8x6.0
Cây
32
5
TP vuông 25x0.8x6.0
Cây
133
Tổng
544
Trong tháng 12 công ty ống thép Hoà Phát đã xuất bán cho công ty TNHH Huyền Vinh chủng loại ống trên sau khi giao hàng thấy hàng trên bị rỉ, bẹp trong bó nên công ty TNHH Huyền Vinh vẫn nhận cả bó và trong quá trình sử dụng có lọc trả lại số hàng rỉ, bẹp nói trên. Nay công ty TNHH ống thép Hoà Phát làm biên bản để giảm số tiền trên vào công nợ của công ty TNHH Huyền Vinh.
Công ty THHH Huyền Vinh Công ty TNHH Ống Thép Hoà Phát
Bên bán sẽ phải lập biên bản trả lại hàng( phòng kinh doanh chịu trách nhiệm lập biên bản), sau đó cả 2 bên cùng ký nhận vào biên bản.Sau khi lập biên bản trả lại hàng phòng kinh doanh phải chuyển cho phòng kế toán. Kế toán kho cứ vào biên bản trả lại hàng có sự xác nhận của bên mua để lập phiếu nhập kho, phiếu kế toán và thủ kho tiến hành nhập lại kho toàn bộ số hàng trên. Kế toán công ty căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu kế toán để nhập vào phần mềm kế toán máy, và vào các sổ chi tiết , sổ tổng hợp TK 531, nhật ký chung...
Bảng 14: Phiếu nhập kho
Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát
126 Bùi Thị Xuân- Hà Nội PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Số :025/01
Người nhập: Công ty TNHH Huyền Vinh
Đơn vị: Công ty TNHH Huyền Vinh
Nội dung : Nhập hàng trả lại( Công ty Huyền Vinh)
Kho: KTPT
STT
Mặt hàng
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
4
5
TP tròn 19.1x0.7.x5.0
TP tròn 22x0.7x0.6.0
TP tròn 25.4x0.7x6.0
TP tròn 33.5x1.8x6.0
TP vuông 25x0.8x6.0
Cây
Cây
Cây
Cây
Cây
35,00
196,00
148,00
32,00
133,00
Cộng tiền hàng
Thuế GTGT
Tổng tiền
Cộng thành tiền ( bằng chữ): Mười sáu triệu tám trăm tám mươi nghìn một trăm sáu mươi tám đồng chẵn.
Lập phiếu Người nhập Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Bảng 15: Phiếu kế toán
Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát
126 Bùi Thị Xuân- Hà Nội
PHIẾU KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Chứng từ
Nội dung
Tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Ngày
Số
Nợ
Có
31/12
061
Nhập hàng trả lại công ty Huyền Vinh
5312
131
20.932.500
31/12
061
Nhập hàng trả lại công ty Huyền Vinh
33311
131
1.046.625
Tổng cộng
21.979.125
Cộng thành tiền ( bằng chữ): Hai mươi mốt triệu chín trăm bảy mươi chín nghìn một trăm hai lăm đồng chẵn.
Người lập phiếu Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)
Phương pháp hạch toán
Do hàng xuất bán trong kỳ nên kế toán không ghi bút toán giám giá vốn hàng bán mà ghi bút toán làm giảm doanh thu.
Nợ TK 5312 : 20.932.500
Nợ TK 3331: 1.046.625
Có TK 131: 21.979.125
Cuối kỳ ghi bút toán kết chuyền doanh thu hàng bán bị trả lại
Nợ TK 511: 20.932.500
Có TK 5312: 20.932.500
Căn cứ vào hoá đơn trả lại hàng và phiếu nhập kho kế toán tiến hành ghi sổ nhật ký chung và vào sổ chi tiết tài khoản 531 cuối tháng ghi sổ tổng hợp phát sinh tài khoản 531
Bảng 16: Sổ chi tiết tài khoản 5321
Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát
126 Bùi Thị Xuân- Hà Nội
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2007
Tài khoản: 5312- Hàng bán bị trả lại- Thành phẩm
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Phát sinh
Số dư
NT
SH
Nợ
Có
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
07/12
001
Nhập hàng trả lại của công ty Ngọc Sơn
131
15.942.852
15.942.852
10/12
002
Nhập hàng trả lại của CN điện máy Hà Nam Ninh
131
15.444.000
31.386.852
29/12
003
Nhập hàng trả lại Công ty Lan Mẫn
131
19.540.913
50.927.765
31/12
061
Nhập hàng trả lại công ty Huyền Vinh
131
20.932.500
71.860.265
31/12
51
Hàng bán bị trả lại
531-->511
5112
.
71.860.265
Tổng phát sinh
71.860.265
71.860.265
Ngày…tháng …năm…
Người lập biều Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên) ( Ký, ghi rõ họ, tên)
Bảng 17: Sổ tổng hợp phát sinh tài khoản 531
Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát
126 Bùi Thị Xuân- Hà Nội
TỔNG HỢP PHÁT SINH TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2007
Tài khoản: 531- Hàng bán bị trả lại
Nhóm theo: 1. Theo tài khoản đối ứng
Mã nhóm
Tên nhóm
Phát sinh
Nợ
Có
131
Phải thu khách hàng
73.133.005
5111
Doanh thu bán hàng hoá
1.272.740
5112
Doanh thu bán các thành phẩm
71.860265
Cộng phát sinh trong kỳ
73.133.005
73.133.005
Ngày…tháng …năm…
Người lập biều Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên)
3.3. Hạch toán giảm giá hàng bán.
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. Công ty chấp nhận giảm giá sau khi đã bán hàng và phát hoá đơn ( Giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách như trong hợp đồng kinh tế. Công ty giảm giá cho bên mua sẽ tiến hành lập biên bản điều chỉnh giảm giá cả bên bán và bên mua đều ký vào biên bản đó .Kế toán căn cứ vào biên bản điều chỉnh giảm giá để vào phiếu kế toán và vào sổ chi tiết TK 532- Giảm giá hàng bán và ghi sổ Tổng hợp TK 532.
Phương pháp hạch toán
Do hàng xuất bán trong kỳ nên kế toán không ghi bút toán giám giá vốn hàng bán mà ghi bút toán làm giảm doanh thu.
Nợ TK 532 : 1.893.905
Nợ TK 3331: 94.690,25
Có TK 131: 1.988.595,25
Cuối kỳ ghi bút toán kết chuyền doanh thu hàng bán bị trả lại
Nợ TK 511: 1.893.905
Có TK 532: 1.893.905
Căn cứ vào hoá đơn trả lại hàng và phiếu nhập kho kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết tài khoản 532 và ghi sổ tổng hợp phát sinh tài khoản 532.
Bảng 18: Sổ chi tiết tài khoản 532
Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
126 Bùi Thị Xuân- Hà Nội Tháng 12 năm 2007
Tài khoản: 532- Giảm giá hàng bán
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Phát sinh
Số dư
NT
SH
Nợ
Có
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
1/12
104
Điều chỉnh giảm giá hàng bán
131
1.893.905
1.893.905
31/12
52
Giảm giá hàng bán 532--> 511
5111
1.893.905
Tổng phát sinh
1.893.905
1.893.905
Ngày…tháng …năm…
Người lập biều Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên)
Bảng 19: Sổ tổng hợp phát sinh tài khoản 532.
Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát TỔNG HỢP PHÁT SINH TÀI KHOẢN
126 Bùi Thị Xuân- Hà Nội Tháng 12 năm 2007
Tài khoản: 532- Giảm giá hàng bán
Nhóm theo: 1. Theo tài khoản đối ứng
Mã nhóm
Tên nhóm
Phát sinh
Nợ
Có
131
Phải thu khách hàng
1.893.905
511
Doanh thu bán hàng
1.893.905
Cộng phát sinh trong kỳ
1.893.905
1.893.905
Ngày…tháng …năm…
Người lập biều Kế toán trưởng
IV. Hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH ống thép Hoà Phát.
4.1. Hạch toán chi phí bán hàng.
Nội dung chi phí bán hàng.
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, cung cấp dịch vụ, bao gồm chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển.
Tài khoản sử dụng hạch toán.
Tài khoản 641- Chi phí bán hàng: Có 7 tài khoản cấp 2 và không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 6411- Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên vận chuyển, bảo quản sản phẩm …bao gồm tiền lương, tiền ăn ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, …
Tài khoản 6412- Chi phí vật liệu bao bì: Bao gồm các chí phí liên quan đến bán hàng như chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm,…dùng cho bộ phận bán hàng.
Tài khoản 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng : Phản ánh chi phí về công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như cân, đong, đo, đếm, bàn ghế, máy tính cầm tay...phục vụ cho bộ phận bán hàng.
Tài khoản 6414- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng như nhà cửa, kho tàng, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ vận chuyển, phương tiện tính
Tài khoản 6417- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, tiền thuê kho bãi…
Tài khoản 6418- Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí như trên như chi phí giới thiệu sản phẩm…
Sơ đồ 05: Hạch toán chi phí bán hàng.
Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng.
TK 641
TK 911
TK 334,338
(1)
(5)
`
(2)
TK 152,153
Chú giải:
TK 214
(1): Lương và các khoản trích theo lương của
(3)
nhân viên bán hàng.
TK 111,112,331
(2): Chi phí vật liệu, công cụ, văn phòng phẩm
(4)
(3): Chi phí khấu hao TSCĐ
(4): Các chi phí khác phục vụ quá trình bán
hàng như chi phí tiếp khách, tiền thuê kho bãi..
(5): Kết chuyển chi phí bán hàng cuối kỳ.
Sổ sách kế toán.
Từ các chứng từ làm tăng chi phí bán hàng, hàng ngày kế toán ghi tập hợp để vào sổ chi tiết TK 641, cuối tháng vào sổ tổng hợp TK 641.
Bảng 20: Sổ chi tiết tài khoản 641
Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát
126 Bùi Thị Xuân- Hà Nội
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2007
Tài khoản: 641- Chi phí bán hàng.
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Phát sinh
Số dư
NT
SH
Nợ
Có
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
03/12
011
Phí bảo lãnh mời thầu
1121
1.200.000
1.200.000
05/12
003
Phí thông báo L/C
1121
320.860
1.520.860
……..
…….
………………….
……
………….
………..
………….
….
31/12
DC
024
Điều chỉnh bút toán phiếu chi ngày 28/12
131
17.419.013
328.862.746
31/12
71
Kết chuyển chi phí bán hàng 641 -->911
911
.
328.862.746
Tổng phát sinh
328.862.746
328.862.746
Ngày…tháng …năm…
Người lập biều Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên)
Bảng 21: Sổ tổng hợp phát sinh tài khoản 641
Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát
126 Bùi Thị Xuân- Hà Nội
TỔNG HỢP PHÁT SINH TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2007
Tài khoản: 641- Chi phí bán hàng
Nhóm theo: 1. Theo tài khoản đối ứng
Mã nhóm
Tên nhóm
Phát sinh
Nợ
Có
1111
Tiền mặt
114.229.3670
98.451.676.243
1121
Tiền gửi ngân hàng – VNĐ
1.681.340
34.692.965
1521
Nguyên liệu thép
17.419.013
……
……………………………………..
…………..
……………..
911
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
328.862.746
Cộng phát sinh trong kỳ
328.862.746
328.862.746
Ngày…tháng …năm…
Người lập biều Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên)
4.2. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh có liên quan đến toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất cứ hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại như chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác.
Tài khoản sử dụng hạch toán.
Theo đúng chế độ của nhà nước để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp công ty đã sử dụng Tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp, tài khoản này không có số dư cuối kỳ,có 8 tài khoản cấp 2
Tài khoản 6412 - Chi phí nhân viên quản lý: phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm y tế, …của Ban Giám Đốc, nhân viên quản lý ở các văn phòng, ban của doanh nghiệp.
Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý: phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp.
Tài khoản 6423- Chi phí đồ dùng văn phòng: phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý
Tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho các doanh nghiệp như: nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn,…
Tài khoản 6425 - Thuế phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất,… và các khoản phí, lệ phí khác.
Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng : Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Tài khoản 6427- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp…
Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên như: chi phí hội nghị, tiếp khác, công tác phí…
Sơ đồ 06: Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
(7)
TK 911
TK 642
TK 334, 338
(1)
`
(2)
TK 152,153
TK 214
(3)
Chú giải:
(1): Lương và các khoản phải trích theo lương
(4)
TK 3331,111,112
của nhân viên quản lý.
(2): Chi phí vật liệu, công cụ, văn phòng phẩm.
(3): Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 139, 352,351
(5)
(4): Thuế, phí, lệ phí.
(5): Chi phí dự phòng phải thu khó đòi, dự
phòng phải trả, dự phòng trợ cấp mất việc làm.
(6): Chi phí khác thuộc quản lý chung của
(6)
TK331,111.112
doanh nghiệp như: hội nghị, công tác phí.
(7): Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
Sổ sách kế toán.
Khi nhận được các hoá đơn làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 642 ( chi tiết tài khoản 6421, 6422, 6423…), cuối tháng vào sổ tổng hợp TK 642 và đối chiếu với bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bảng 22 : Sổ chi tiết tài khoản 642
Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát
126 Bùi Thị Xuân- Hà Nội
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2007
Tài khoản: 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Phát sinh
Số dư
NT
SH
Nợ
Có
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
0112
011
Cước chứng từ
331
696.578
696.578
03/12
007
Phí chuyển món 5.5 tỷ
1121
949.569
1.646.147
……
….
…………………
…..
………..
…………
…………
…
19/12
003
TT tiền chứng thực
1111
80.000
105.691.821
19/12
003
Điện thoại HĐ 661215
331
3.289.057
108.980.878
…..
…..
……………………..
…..
…………
………
…………
…
31/12
DC
008
Tính lại dự phòng phải thu khó đòi đến 31/12
139
353.655.632
1.462.533.770
31/12
71
Kết chuyển chi phí bán hàng 642 -->911
911
.
1.426.533.770
Tổng phát sinh
1.426.533.770
1.426.533.770
Ngày…tháng …năm…
Người lập biều Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên)
Bảng 23: Sổ tổng hợp phát sinh tài khoản 642
Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát
126 Bùi Thị Xuân- Hà Nội
TỔNG HỢP PHÁT SINH TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2007
Tài khoản: 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nhóm theo: 1. Theo tài khoản đối ứng
Mã nhóm
Tên nhóm
Phát sinh
Nợ
Có
1111
Tiền mặt
59.849.513
1121
Tiền gửi ngân hàng – VNĐ
17.416.889
139
Dự phòng khó đòi
196.553.924
214
Hao mòn tài sản cố định hữu hình
1.591.221
331
Phải trả cho người bán
23.542.393
334
Phải trả công nhân viên
539.352.141
3383
Bảo hiểm xã hội
7.121.178
3384
Bảo hiểm y tế
1.838.152
351
Dự phòng trợ cấp mất việc làm
419.641.808
........
..............................................................
.........................
..........................
911
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.426.533.770
Tổng phát sinh
1.426.533.770
Ngày…tháng …năm…
Người lập biều Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên)
4.3. Hạch toán kết quả tiêu thụ sản phẩm.
Tiêu thụ thành phẩm
Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất, nó là một bộ phận của kết quả kinh doanh. Kết quả tiêu thụ cao thể hiện năng lực trong việc quản lý quá trình tiêu thụ sản phẩm được hiệu quả.
Để xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm ta sử dụng TK 911: Tài khoản xác định kết qủa tiêu thụ sản phẩm, tài khoản này không có số dư.
Cuối kỳ kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển và lên tổng hợp TK 911.
Các bút toán kết chuyển cuối kỳ như sau:
Kế toán lấy sổ liệu từ sổ tổng hợp TK 511, kết chuyển doanh thu thuần cuối kỳ.
Nợ TK 511: 98.300.735.773
Có TK 911: 98.300.735.773
Kết chuyển giá vốn hàng bán cuối kỳ.
Nợ TK 911: 153.329.384.838
Có TK 632: 153.329.384.838
Kết chuyển doanh thu nội bộ 512 cuối kỳ.
Nợ TK 512: 76.811.227.432
Có TK911: 76.811.227.432
Kết chuyển chi phí bán hàng cuối kỳ.
Nợ TK 911: 328.862.746
Có TK 641: 328.862.746
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp cuối kỳ.
Nợ TK 911: 1.426.533.770
Có TK 642: 1.426.533.770
Kết chuyển tài khoản xác định kết quả cuối kỳ.
Nợ TK 911: 20.027.181.851
Có TK 421: 20.027.181.851
Bảng 24: Sổ chi tiết tài khoản 911
Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát. SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
126- Bùi Thị Xuân- Hà Nội Tháng 12 năm 2007
Tài khoản: 911- Xác định kết quả kinh doanh
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Phát sinh
Số dư
NT
SH
Nợ
Có
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
31/12
54
Kết chuyển doanh thu
511-->911
511
98.300.735.773
98.300.735.773
31/12
55
Kết chuyển giá vốn hàng bán
632-->911
632
153.329.384.838
55.028.649.065
31/12
56
Kết chuyển doanh thu nội bộ 512--> 911
512
76.811.227.432
21.782.578.367
........
.....
......................
....
...........................
......................
.....................
..........................
31/12
72
Kết chuyển thuế TNDN hiện hành
8211
10.273.249.934
5.956.546.501
31/12
98
Kết chuyển thuế TNDN hoãn lại
8212
62.029.448
6.018.575.949
31/12
Kết chuyển lãi lỗ 911-->421
421
9.815.961.365
3.797.385.416
Tổng phát sinh
179.669.370.133
179.669.370.133
Ngày ….tháng …năm…
Người lập biều Kế toán trưởng
Bảng 25: Sổ tổng hợp phát sinh tài khoản 911
Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát
126 Bùi Thị Xuân- Hà Nội
TỔNG HỢP PHÁT SINH TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2007
Tài khoản: 911- Xác định kết quả tiêu thụ
Nhóm theo: 1. Theo tài khoản đối ứng
Mã nhóm
Tên nhóm
Phát sinh
Nợ
Có
421
Thu nhập năm nay
9.815.961.365
3.797.385.416
511
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
98.300.735.773
512
Doanh thu BH & CCDV nội bộ
76.811.227.432
632
Giá vốn hàng bán
153.329.384.838
635
Chi phí tài chính
6.837.240.295
641
Chi phí bán hàng
328.862.746
642
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.426.533.770
7112
Thu tiền được phạt vi phạm hợp đồng
5.094.000
7118
Thu nhập bất thường khác
2.346.689.969
8118
Chi phí bất thường khác
290.309.129
8211
Chi phí thuế TNDN hiện hành
10.273.249.934
8212
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
62.029.448
Tổng phát sinh
179.669.370.133
179.669.370.133
Ngày ….tháng …năm…
Người lập biều Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên) ( Ký, ghi rõ họ, tên)
Phần III. Phương hướng hoàn thiện hạch toán tiêu thụ sản phẩm
và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH ống thép Hoà Phát.
I. Những thành tựu đạt được.
Trong thời gian qua công ty liên tục cải tiến về công tác quản lý và tổ chức sản xuất nhằm đem lại chất lượng và dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng trong và ngoài nước điều đó thể hiện: Được tổ chức DNV của Hà Lan cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá do Chi cục Đo Lường Tiêu Chuẩn Chất Lượng Hà Nội cấp ngày 08/10/2001. Các kết quả thử nghiệm ống thép do trung tâm kỹ thuật 1- Tổng cục đo lường chất lượng cấp ngày 28/09/2005và 09/01/2007.
Gia nhập thị trường từ năm 1996 đến nay với hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất ống thép, sản phẩm của công ty TNHH Ống thép Hoà Phát đã được sử dụng rộng rãi và được các bạn hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, đặc biệt là các công ty, nhà máy lớn có uy tín như: Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, Tổng Công ty Xây Dựng Thăng Long, Tổng Công Ty Xây Dựng Hà Nội, Tổng Công Ty Xây Dựng Sài Gòn, Tổng Công Ty Vinaconex, Tổng Công Ty Licogi....Công ty Ống thép Hoà Phát đã trở thành đơn vị sản xuất ống thép đen và mạ kẽm hàng đầu tại Việt Nam, rất có uy tín trên thị trường Việt Nam.
Cung cấp các sản phẩm ống thép cho các đơn vị sản xuất linh kiện phụ tùng xe máy, ôtô như: Công Ty Cơ khí ôtô 1/5, Công ty Cơ khí ôtô 3/2, Công ty GMN, Công ty United Motor, Công ty Goshin Thăng Long, Công ty Cơ khí Hưng Yên.
Cung cấp ống thép cho các đơn vị sản xuất nội thất như: Công ty Nội Thất Hoà phát, Công ty Xuân Hoà, Công ty Nội Thất Bảo Lâm, Công ty Nội Thất Shinec...
Ngoài ra công ty còn cung cấp các sản phẩm ống thép cho các công trình trọng điểm Quốc gia như: Dự án cầu Thanh Trì, Dự án cầu Vĩnh Tuy, Trung tâm Hội Nghị Quốc Gia,Toà nhà The Manor Mỹ Đình, Toà nhà Mê Linh Palaza...
Công ty đã đạt được Giải thưởng Sao đỏ 2001, Cúp vàng hội chợ Quốc Tế hàng Công Nghiệp Việt Nam 2003, Cúp vàng –Huy chương vàng Triển lãm cơ khí, Điện tử, Luyện kim 2004. Cúp vàng sao đỏ 5 năm liền từ 1999-2004. Liên tục trong các năm được chi cục thuế Hưng Yên trao bằng khen là đơn vị chấp hành tốt các chính sách Thuế.
Những sản phẩm ống thép được tạo ra từ việc đầu tư chiều sâu, có hệ thống, bài bản từ công nghệ thiết bị đến con người – am hiểu, vững vàng- đó chính là sản phẩm mang thương hiệu ống thép Hoà Phát. Với mục tiêu “ Luôn vươn tới đỉnh cao chất lượng”. Thương hiệu ống thép Hoà Phát sau hơn 10 năm góp mặt trên thị trường đã tạo ra cho khách hàng một sự lựa chọn- tín nhiệm- tin dùng và đã có một vị thế nhất định trên thị trường.
II. Nhận xét đánh giá ưu, nhược điểm về hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH ống thép Hoà Phát.
Ưu điểm :
Về tổ chức bộ máy quản lý công ty.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh nên hiện nay công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng nên nhiệm vụ của các cán bộ, phòng ban được phân công rõ ràng, cụ thể, đảm bảo công việc có tính độc lập, chính xác. Cấp trên trực tiếp lãnh đạo các nhân viên, nhân viên cấp dưới phải nhận rõ trách nhiệm của mình với cấp trên vì thế họ luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc. Các phòng ban hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được phân công nên khả năng chuyên môn hoá cao. Các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ đắc lực cho nhau giúp hoàn thành công việc tiêu thụ sản phẩm một cách xuất sắc, chẳng hạn như để xuất bán hàng cho khách hàng thì cần phải có sự phối hợp giữa phòng kinh doanh và phòng kế toán, phòng kinh doanh làm lệnh xuất bán hàng sau đó chuyển cho phòng kế toán, để làm căn cứ xuất hàng bên cạnh đó phòng kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm thu tiền hàng của khách hàng để nộp cho thủ quỹ phòng kế toán.
Việc tổ chức bộ máy quản lý của công ty nhìn chung khá hợp lý và rất khoa học với sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, sự bố trí lao động trong công ty hợp lý phù hợp với trình độ của các nhân viên, điều này đã thúc đẩy quá trình sản xuất cũng như việc tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh chóng hiệu quả. Sản phẩm của công ty ngày càng tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường được nhiều bạn hàng trong và ngoài nước tin dùng trong thời gian qua và trong tương lai nhằm đem lại lợi ích cho toàn công ty.
Về tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức vừa tập trung, vừa phân tán. Công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán tại công ty, dựa vào các hoá đơn, chứng từ, các phiếu nhập, xuất, tồn nguyên liệu vật liệu, thành phẩm, bảng kê mà kế toán ở nhà máy đã theo dõi và tại các chi nhánh đã hạch toán. Tại nhà máy và các chi nhánh đều có kế toán riêng giúp cho việc tập hợp chứng từ khi có nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm được thống nhất, chính xác, đầy đủ. Các nhân viên kế toán trong bộ máy kế toán của công ty có mối liên hệ chặt chẽ qua lại xuất phát từ sự phân công lao động phần hành trong bộ máy kế toán của công ty. Mỗi cán bộ công nhân viên đều được quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, để từ đó tạo thành mối liên hệ có tính vị trí, lệ thuộc, chế ước lẫn nhau. Guồng máy kế toán hoạt động có hiệu quả là do sự phân công, tạo lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các loại lao động kế toán theo tính chất khác nhau của khối lượng công tác kế toán.
Các cán bộ công nhân viên kế toán đều có vị trí công tác theo sự phân công trong bộ máy dựa trên nguyên tắc chung, riêng của phân công lao động khoa học. Công việc với yêu cầu chất lượng cũng như tính chất thi hành công việc và tố chất nghiệp vụ của người lao động là hai yếu tố cơ bản hợp thành hiệu suất của công tác và là hai điều kiện cơ bản để thực hiện sự phân công lao động kế toán. Việc phân công lao động trong bộ máy kế toán của công ty đã tôn trọng các điều kiện có tính nguyên tắc như: Nguyên tắc bất vị thân bất kiêm nhiệm; hiệu quả và tiết kiệm; chuyên môn hoá và hợp tác hoá lao động.
Bên cạnh đó công ty có đội ngũ nhân viên kế toán trẻ, năng động, nhiệt tình, có trình độ cao, nên công tác hạch toán của công ty được thực hiện khá tốt, chấp hành tốt những quy định của công ty cũng như các quy định của nhà nước đồng thời có những điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Nhìn chung công ty có một bộ máy kế toán có đủ năng lực để hoàn thành tốt công tác hạch toán của công ty. Bộ máy kế toán đã, đang và sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển lâu dài của công ty.
Về hình thức sổ kế toán
Do đặc điểm thành phẩm của công ty là đa dạng mỗi lần xuất thường với khối lượng lớn, và thường xuyên cho nhiều đối tượng khác nhau nên việc theo dõi doanh thu không đơn giản. Song trên thực tế, nhờ áp dụng công nghệ thông tin đã giúp cho kế toán khâu tiêu thụ thực hiện một cách nhanh chóng dễ dàng. Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Bravo 6.3 được viết riêng cho công ty nên phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi nhập số liệu từ chứng từ liên quan tới quá trình tiêu thụ vào máy, tự động máy sẽ chuyển số liệu vào các sổ có liên quan, và sau đó các sổ được in ra, các chứng từ khác cũng được làm bằng máy tính ( phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, phiếu nhập…) nên độ chính xác cao không nhầm lẫn và được đóng thành quyển nên dễ bảo quản tránh tình trạng mất chứng từ.
Việc sử dụng phần mềm kế toán phù hợp đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán tiêu thụ thành phẩm nâng cao năng suất lao động, giảm được mức tối đa khối lượng công việc, tiết kiệm được thời gian và nhân công. Không chỉ sử dụng phần mềm kế toán mà hiện nay các máy tính trong phòng đều được nối mạng lan với nhau do đó các kế toán hạch toán tiêu thụ thành phẩm có thể vào được các phần hành của nhau vì vậy khi có nhân viên nghĩ thì các kế toán khác có thể làm hộ được phần việc của người đó giúp cho công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm đảm bảo đúng thời gian kịp thời, chính xác, nếu như có người nghĩ việc, chuyển công tác thì công tác tiếp nhận, bàn giao sẽ không khó khăn cho cả người bàn giao và người tiếp nhận công việc.
Đồng thời trong điều kiện sử dụng kế toán máy thì hình thức nhật ký chung tỏ ra phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh, tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Hình thức này có ưu điểm đặc biệt nó phù hợp với chế độ tài khoản kế toán, mẫu sổ đơn giản dễ làm, dễ hiểu, dễ đối chiếu, kiểm tra và đảm bảo tính thống nhất và chính xác.
Về sử dụng chế độ chứng từ.
Trước khi Bộ tài chính ra Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, công tác kế toán tại công ty được thực hiện theo Quyết định 1141. Đến năm 2006, công tác kế toán của công ty được tiến hành thường xuyên, liên tục theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Điều đó cho thấy công tác kế toán luôn được thực hiện theo Quyết định mới nhất của Bộ tài chính và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Hiện nay công ty đã sử dụng hệ thống chứng từ đúng theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Số loại chứng từ sử dụng phù hợp với đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của công ty các yếu tố trong chứng từ đầy đủ chính xác đảm bảo đủ căn cứ cho việc ghi chép các nghiệp vụ liên quan tới quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Chế độ lập luân chuyển chứng từ hợp lý, gọn nhẹ tránh được sự rườm rà song vẫn khá chặt chẽ trong quản lý (Các chứng từ bao giờ cũng phải có đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực, chữ viết trên chứng từ rõ ràng không tẩy xoá không viết tắt và phải đầy đủ các chữ ký, những chứng từ đòi hỏi phải có sự phê duyệt đều có sự phê duyệt của cấp trên).Tất cả các chứng từ đều được kiểm soát chặt chẽ trước khi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Về sử dụng chế độ tài khoản.
Hệ thống tài khoản nhìn chung là sự vận dụng linh hoạt hệ thống tài khoản được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Bên cạnh đó các tài khoản còn được công ty mở chi tiết thành các tiểu khoản một cách hợp lý, phù hợp với công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm. Công ty đã mở rất nhiều tài khoản cấp 3, cấp 4 nhằm phản ánh đầy đủ chi tiết hơn các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Việc sử dụng đồng thời các tài khoản chi tiết bên cạnh hệ thống tài khoản tổng hợp đã giúp cho việc theo dõi các đối tượng được rõ ràng hơn, chính xác hơn tránh được những nhầm lẫn không đáng có. Trên cơ sở hệ thống tài khoản này mà trình tự kế toán các phần hành được sử dụng khá tách bạch, từ thông tin cung cấp cho các nhà quản trị luôn kịp thời chính xác và có giá trị.
Về sử dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho
Công ty áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này có ưu điểm theo dõi một cách cụ thể sự biến động của từng loại hàng tồn kho thông qua quá trình nhập, xuất điều này cho phép ghi chép và phản ánh kịp thời thông tin của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Về sử dụng phương pháp tính giá vốn sản phẩm tiêu thụ
Việc sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá vốn sản phẩm tiêu thụ đã làm giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết sản phẩm tiêu thụ so với phương pháp nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, phương pháp này không phụ thuộc vào số lần nhập, số lần xuất của từng danh điểm sản phẩm.
Về tổ chức kế toán tiêu thụ sản phẩm
Về vấn đề quản lý hàng hoá công ty có hệ thống kho được xây dựng quy củ, chắc chắn, đảm bảo, tránh khỏi tác động của thiên nhiên như mưa gió làm cho các sản phẩm của công ty không bị hư hỏng hay bị hen rỉ...chống mất mát, hao hụt tự nhiên. Hệ thống kho được bố trí một cách khoa học hợp lý theo từng nhóm, từng loại hàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra số lượng hàng hoá nhập- xuất - tồn của từng chủng loại hàng hoá. Ngoài ra các cửa hàng cũng bố trí địa điểm để trưng bày sản phẩm tạo sự chú ý của khách hàng.
Công ty luôn quan tâm đặc biệt tới khâu tiêu thụ hàng hoá. Phòng kinh doanh cùng hệ thống các chi nhánh đã mở rộng tìm kiếm thị trường nhằm đẩy mạnh khối lượng hàng hoá bán ra.
Việc tổ chức hạch toán tiêu thụ hàng hoá nói riêng và công tác kế toán nói chung đã đáp ứng được yêu cầu đề ra, đảm báo tính thống nhất về mặt phạm vi, phương pháp tính toán, chỉ tiêu kinh tế đảm bảo cho số liệu kế toán phản ánh trung thực, hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu. Trong quá trình hạch toán đã hạn chế những trùng lắp trong ghi chép mà vẫn đảm bảo tính thống nhất của nguồn số liệu ban đầu. Do đó việc tổ chức công tác kế toán ở công ty là phù hơp với điều kiện của một số doanh nghiệp có phạm vi hoạt động rông khắp cả nước. Những thành tựu mà công tác kế toán tiêu thụ đã làm được điểu đó thể hiện qua báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.
Bảng 26: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát Mẫu số B 02- DN
126 Bùi Thị Xuân- Hà Nội Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Năm 2007
( Đơn vị: VNĐ)
STT
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyết
minh
Năm 2007
1
Doanh thu BH & CCDV
01
VI.25
1.438.278.885.720
2
Các khoản giảm trừ
02
2.545.907.769
3
Doanh thu thuần về BH & CCDV
10
1.435.732.977.951
4
Giá vốn hàng bán
11
VI.27
1.282.253.526.750
5
Lợi nhuận gộp về BH & CCDV
20
153.479.451.201
6
Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI.26
3.463.753.046
7
Chi phí tài chính
22
VI.28
12.880.490.103
8
Chi phí bán hàng
24
6.066.235.088
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
7.614.204.398
10
LN thuần từ HĐ kinh doanh
30
130.382.274.658
11
Thu nhập khác
31
1.478.939.118
12
Chi phí khác
32
943.532.926
13
Lợi nhuận khác
40
535.406.192
14
Tổng lợi nhuận trước thuế
50
130.917.680.850
15
Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
28.908.489.523
16
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
-37.545.407
17
Lợi nhuận sau thuế TNDN
60
102.009.191.327
Những tồn tại và nguyên nhân:
Bên cạnh những ưu điểm đạt được như trên đã nên, công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm, xác định kết quả tiêu thụ ở công ty còn có một số tồn tại nhất định như sau:
Về chế độ luân chuyển chứng từ.
Do đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay thì việc nhà máy sản xuất và trụ sở chính của công ty đặt tại 2 địa điểm khác nhau vì vậy việc chỉ đạo giữa cán bộ lãnh đạo cấp trên với các phòng ban tại nhà máy đang còn khó khăn, không thường xuyên. Làm cho công tác tiêu thụ rườm rà khi bán hàng thì phòng kinh doanh lại phải lập lệnh và chuyển fax xuống nhà máy kế toán kho xuất bán hàng xong lại phải chuyển toàn bộ chứng từ lên phòng kế toán tại công ty. Vì vậy việc luân chuyển chứng từ liên quan tới quá trình hạch toán tiêu thụ sản phẩm thường chậm là điều không thể tránh khỏi. Điều này dẫn đến tình trạng chi phí phát sinh kỳ này nhưng kỳ sau mới được hạch toán gây ra thiếu chính xác trong thông tin chí phí của kế toán. Không những vậy nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời sẽ làm cho công việc kế toán bị dồn vào cuối kỳ có thể dẫn đến những sai sót làm ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin cho những nhà quản lý ra quyết định đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Việc luân chuyển chứng từ gặp nhiều khó khăn mang tính khách quan do một số cá nhân không tuân thủ quy tắc luân chuyển chứng từ.
Về sử dụng phần mềm kế toán.
Việc sử dụng phần mềm kế toán có rất nhiều ưu điểm trong việc hạch toán kế toán bên cạnh đó nó còn có những hạn chế vì phần mềm được thiết kế riêng cho công ty do đó phụ thuộc vào các chuyên gia nếu có lỗi hay sai hỏng mà không phát hiện được sẽ dẫn đến việc tính giá thành sai ảnh hưởng đến việc lên các báo cáo tài chính. Khi phát hiện được lỗi của phần mềm thì phải báo cho bên công ty thiết kế phần mềm, Thời gian chờ người đến sửa còn tuỳ thuộc bên thiết kế do đó đã làm gián đoạn công việc ảnh hưởng tới các bộ phận khác. Do tất cả các tất cả công việc của kế toán đều sử dụng bằng máy vi tính nếu bị virút xâm nhập thì có thể gây mất dữ liệu.
Về chế độ lập các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị.
Tất cả các báo cáo của công ty đều lập đúng và tuân theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính tuy nhiên công ty chỉ mới chú trọng đến các báo cáo tài chính mà chưa chú trọng đến hệ thống các báo cáo phục vụ kế toán quản trị.Chính vì thế đã làm cho tác dụng tham mưu của công tác kế toán bị giảm đi rất nhiều.
Về phương pháp tính giá hàng xuất kho đi tiêu thụ.
Như đã nói ở trên để tính giá vốn hàng xuất kho đi tiêu thụ công ty đã sử dụng phương pháp bình quân gia quyền nhưng phương pháp này bên cạnh những ưu điểm còn có những khó khăn khi sử dụng. Theo phương thức này, trong kỳ tình hình thành phẩm xuất kho chủ được theo dõi về chỉ tiêu số lượng, chỉ đến cuối tháng khi tính ra đơn giá bình quân mới được bổ sung chỉ tiêu giá trị. Việc ghi thiếu chỉ tiêu giá trị như vậy làm cho thông tin kế toán không đảm bảo được tính kịp thời đồng thời dồn công việc hạch toán chi tiết sản phẩm tiêu thụ vào cuối kỳ do đó có thể ảnh hưởng tới tiến độ hoàn thành không chỉ trong khâu tiêu thụ mà còn liên quan tới các khâu kế toán khác, đồng thời sử dụng phương pháp này cũng phải tiến hành tình giá sản phẩm tiêu thụ theo từng danh điểm.
Về phương thức bán hàng.
Hiện nay công ty quy định mọi sản phẩm của công ty sau khi hoàn thành đều phải tập kết về kho thành phẩm của công ty mà không được xuất bán trực tiếp tại nhà máy. Điều này không những làm tăng chi phí vận chuyển, chi phí quản lý kho, bảo quản thành phẩm mà trong nhiều trường hợp làm mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm cho công ty. Bên cạnh đó phương thức tiêu thụ của công ty chưa đa dạng sử dụng hai hình thức chủ yếu là bán hàng trực tiếp qua kho và bán hàng nội bộ điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty còn bị giới hạn
III. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ.
Như chúng ta đã biết công tác tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Chỉ khi nào phần hành kế toán này được thực hiện tốt thì doanh nghiệp mới có thể kiểm soát chặt chẽ kết quả của các quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý tốt tài sản của mình và đưa ra các quyết định một cách chính xác và kịp thời. Cùng với xu hướng phát triển nền kinh tế, công tác kế toán nói chung và kế toàn thành phẩm nói riêng phải ngày càng hoàn thiện hơn để đảm bảo chất lượng thông tin kế toán ngày càng cao phục vụ cho nhu cầu nhà quản trị và yêu cầu của các tổ chức cá nhân liên quan.
Thực tế tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty bên cạnh những thành tựu đạt được, phần hành kế toàn này vẫn còn những hạn chế mà công ty có khả năng cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng hơn nữa yêu cầu của nhà quản lý. Do đó việc hoàn thiện phần hành kế toán này là sự cần thiết tất yếu.
Xuất phát từ một số tồn tại và đặc điểm công tác kế toán của công ty, trong bài viết này dựa trên những kiến thức đã học em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty như sau:
Thứ nhất: Về phương thức tiêu thụ sản phẩm.
Trong quá trình tiêu thụ, công ty chủ yếu sử dụng hình thức tiêu thụ trực tiếp bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp tiêu thụ nội bộ, nhưng nhìn chung hình thức tiêu thụ của công ty chưa đa dạng nên việc tiêu thụ sản phẩm của công ty có khả năng bị hạn chế và do đó có ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Theo em công ty nên có thêm các phương thức tiêu thụ như bán hàng qua đại lý hoặc nhờ bán đại lý ký gửi...Việc có thêm các hình thức tiêu thụ sẽ giúp công ty mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao sản lượng tiêu thụ hàng năm.
Thứ hai: Về việc lập các báo cáo quản trị.
Mỗi thành phẩm đều có một lợi nhuận cá biệt, các lợi nhuận này sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận chung của công ty ở các mức độ khác nhau. Khi cơ cấu mặt hàng sản xuất kinh doanh thay đổi trong toàn bộ cơ cấu sản phẩm thì tương ứng sẽ làm thay đổi lợi nhuận của công ty và ngược lại. Do vậy công ty cần có bộ phận kế toán làm nhiệm vụ phân tích và phản ánh thông tin về mọi hoạt động kinh doanh, giúp cho nhà quản lý điều hành doanh nghiệp có hiệu quả nhất là đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ví dụ như: lựa chọn cơ cầu sản phẩm tối ưu, lựa chọn phương pháp giảm giá thành, giá bán…Và đặc biệt công ty cần phải chú trọng đến việc lập các báo cáo quản trị để phục vụ các nhà quản trị đưa ra các quyết định kịp thời có lợi cho công ty. Để đáp ứng được mục đích và đòi hỏi trên, nhân viên kế toán không chỉ có trình độ chuyên môn cao và còn phải am hiểu về quản trị doanh nghiệp. Làm tốt công tác kế toán quản trị sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết qủa tiêu thụ ngày càng hoàn thiện hơn.
Thứ ba:Về tiết kiệm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để tăng lợi nhuận.
Để tiết kiệm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp theo em công ty nên linh hoạt hơn trong phương thức bán hàng, có thể cho phép xuất bán sản phẩm ngay tại nhà máy kết hợp thực hiện giám sát chặt chẽ khâu tiêu thụ như vậy sẽ giúp công ty tiết khiệm một khoản chi phí trong việc vận chuyển sản phẩm từ nhà máy về kho, chi phí bảo quản, quản lý kho thành phẩm. Mặt khác công ty sẽ nắm bắt được nhiều cơ hội để tiêu thụ sản phẩm.
Thứ tư: Hiện nay công ty có sử dụng tài khoản 635 để ghi nhận chiết khấu thanh toán cho khách hàng nhưng thực tế thì công ty không thực hiện chiết khấu thanh toán cho khách hàng vì vậy để khuyến khích khách hàng trả tiền hàng sau khi mua hàng một cách nhanh chóng thì công ty nên đưa ta một khoản chiết khấu bán hàng sao cho số chiết khấu này có thể xác định lớn hơn lãi suất ngân hàng. Việc quy định cụ thể về khoản chiết khấu bán hàng sẽ ảnh hưởng đển tâm lý khách hàng, khuyến khích họ thanh toán các khoản nợ một cách nhanh chóng.
Thứ năm: Về công tác nghiên cứu mở rộng thị trường.
Công ty nên nghiên cứu và mở rộng các phương thức bán hàng phù hợp vời đặc điểm tình hình cụ thể tại công ty nhằm đẩy mạnh khả năng tiêu thụ đồng thời có thể thực hiện được mục tiêu mở rộng thị phần. Một mạng lưới tiêu thụ với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhất là hệ thống các trung gian sẽ tạo thành cầu nối vững chắc giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Công tác nghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng trong việc khai thác thị trường tiềm năng và lập kế hoạch sản xuất đáp ứng được nhu cầu cũng như thị hiếu tiêu dùng xã hội. Nghiên cứu thị trường còn giúp công ty tích cực tìm thêm bạn hàng mới, do vậy sẽ tránh được cho công ty rơi vào thế bị động nếu khách hàng truyền thống của công ty gặp khó khăn hay phá sản, khi nghiên cứu thị trường sẽ giúp công ty trả lời được các câu hỏi như: Đâu là thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm của công ty? Khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường đó ra sao? Doanh nghiệp cần xử lý những vấn đề gì có liên quan và có thể sử dụng những biện pháp nào để tăng.
Thứ sáu: Về phương pháp tính giá vốn thành phẩm xuất kho.
Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ đến cuối tháng, công ty mới xác định được giá vốn hàng xuất kho đi tiêu thụ do đó kế toán không thể tính được giá thực tế thành phẩm xuất kho mà tất cả phải đợi đến cuối tháng mặt khác lại dồn công việc kế toán vào cuối kỳ nên khối lượng công việc kế toán cuối kỳ thường nhiều. Theo em công ty nên lựa chọn phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập. Phương pháp này sau mỗi lần nhập kho thành phẩm, kế toán phải tính giá đơn vị bình quân, từ đó căn cứ vào số lượng sản phẩm tiêu thụ và giá bình quân vừa tính từ đó xác định được giá thực tế của sản phẩm tiêu thụ. Ưu điểm của phương pháp này là giá cả đảm bảo tính tương đối chính xác song công việc tính toán là phức tạp nhưng hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán nên nhược điểm này có thể khắc phục. Theo phương pháp này ta có thể xác định được giá thành sản xuất thực tế ngay sau mỗi lần nhập, từ đó kế toán lập chứng từ vào sổ luôn cho các nghiệp vụ xuất kho thành phẩm, tránh được tình trạng đến cuối tháng công việc vị dồn lại và nó cung cấp kịp thời mọi thông tin về giá thành thực tế của thành phẩm cho mọi đối tượng quan tâm.
Thứ bảy: Công tác về tiêu thụ đôi khi còn chưa được phản ánh một cách kịp thời do việc xuất bán hàng tại kho và việc hạch toán tại 2 địa điểm khác nhau. Kế toán tại nhà máy chỉ lập hoá đơn sau đó phải chuyển toàn bộ chứng từ lên phòng kế toán tại công ty để hạch toán mà công tác luân chuyển chứng đôi khi bị chậm không đúng tiến độ là điều không thể tránh khỏi. Do đó công ty cần yêu cầu kế toán nhà máy và các chi nhánh thường xuyên cập nhật các chứng từ một cách nhanh nhất, thường xuyên cử người xuống nhà máy để theo dõi việc ghi chép sổ sách, hạch toán. Có như vậy công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm, xác định kết quả tiêu thụ mới đảm bảo chính xác và kịp thời.
Trên đây là một số phương hướng nhằm hoàn thiện quá trình hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Ống thép Hoà Phát. Tuy nhiên để những phương hướng đó thực hiện thì cần có sự kết hợp nỗ lực của cả công ty lần nhà nước.
Về phía công ty.
*) Công ty cần mạnh dạn cải tiến công nghệ: Hiện nay trên thị trường các nhà sản xuất ống thép đều sử dụng công nghệ uốn trung bình, dây chuyền thường không đồng bộ chất lượng kém ổn định. Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng, công ty cần phải trang bị những dây chuyền uốn hiện đại với công nghệ tiên tiến của các nước phát triển như Đức, Nhật, Đài Loan...Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho các phòng ban để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng và hiệu qủa nhất.
*) Công ty cần chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: đây là một trong những vấn đề quan trọng mà Ban lãnh đạo công ty cần phải quan tâm hàng đầu. Mỗi năm công ty cần phải tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên kế toán. Nên mời các chuyên gia về kế toán để bổ phiến các quyết định quy định mới cho nhân viên.
*) Về mối quan hệ đối tác: Công ty nên thường xuyên cử cán bộ kinh doanh đến các cơ sở để chăm sóc, thăm hỏi và tiếp thu ý kiến phản hồi của khách hàng từ đó có thể đưa ra chính sách hợp lý về giá cả cũng như định hướng bán hàng kịp thời. Có mức khuyến khích khen thưởng thỏa đáng với những cán bộ làm thêm giờ, thêm việc.
Công ty phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán về tài khoản sử dụng, các quan hệ đối ứng tài khoản và chế độ sổ sách kế toán.
Về phía nhà nước: cần nghiên cứu thay đổi một số quy định liên quan nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể vận dụng một cách linh hoạt vào tình hình thực tiễn tại đơn vị mình mà vẫn đảm bảo khả năng quản lý vĩ mô của nhà nước. Hơn nữa, các quy định khi được ban hành trong một thời gian dài mới có thông tư hướng dẫn. Điều này làm cho các doanh nghiệp lúng túng khi áp dụng các quy định và tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng.
Kết Luận
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện về mọi mặt nhằm cũng cố và giữ vững vị thế của mình trên thị trường. Trải qua những thử thách và khó khăn của nền kinh tế hội nhập ngày nay với những đối thủ trong nước cũng như nước ngoài công ty đã dần khẳng định vị trí của mình là một trong những doanh nghiệp đầu ngành về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Để có được chỗ đứng như hiện nay trên thị trường công ty đã không ngừng tìm tòi và áp dụng các biện pháp khác nhau.
Trong đó việc hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm là cần thiết góp phần rất lớn trong công tác quản lý, đặc biệt là thông tin do kế toán cung cấp có thể giúp các nhà quản lý đưa ra kế hoạch sản xuất, các nhà đầu tư đưa ra được quyết định đầu tư hay không đầu tư? Vì vậy công tác kế toán đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong công ty do đó việc hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý cũng như bộ máy kế toán luôn được chú trọng hàng đầu. Qua một thời gian thực tập tại công ty TNHH Ống thép Hoà Phát em đã được tiếp cận với công tác kế toán và tiếp thu thêm những kiến thức thực tế bổ sung thêm kiến thức em đã được học ở trường và em đã viết ra chuyên đề thực tập tổng hợp này.
Em xin chân thành cảm ơn các chị phòng kế toán của công ty đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty, đặc biệt là giảng viên Trần Thị Phượng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bản chuyên đề này.
Danh mục tài liệu tham khảo
Bản cáo bạch của công ty TNHH ống thép Hòa Phát Tháng 3 năm 2007.
Quy trình lập kế hoạch tổ chức sản xuất.
Quy trình mua hàng, bán hàng.
Sơ đồ tổ chức quản lý, bộ máy kế toán của công ty.
Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15.2006/QĐ-
BTC ngày 20/3/2006- NXB Tài chính.
Văn bản mô tả công việc.
Hồ sơ năng lực công ty.
Website : www.hoaphat.com.vn.
Giáo trình lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính. NXB Đại học KTQD.- 8/2006.
Khoá luận tốt nghiệp của các khoá 45,46.
Danh mục bảng biểu, sơ đồ.
Bảng biểu:
Bảng 01: So sánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 02: Số lượng cán bộ phân chia theo từng bộ phận phòng ban.
Bảng 03: Lệnh xuất hàng.
Bảng 04: Phiếu xuất kho.
Bảng 05: Hoá đơn GTGT.
Bảng 06: Nhật ký chung.
Bảng 07: Sổ chi tiết tài khoản 511.
Bảng 08: Sổ tổng hợp phát sinh tài khoản 511.
Bảng 09: Hoá đơn GTGT dùng trong tiêu thụ nội bộ.
Bảng 10: Sổ chi tiết tài khoản 512.
Bảng 11: Sổ tổng hợp phát sinh tài khoản 512.
Bảng 12: Sổ chi tiết tài khoản 632.
Bảng 13: Sổ tổng hợp phát sinh tài khoản 632.
Bảng 14: Phiếu nhập kho.
Bảng 15: Phiếu kế toán.
Bảng 16: Sổ chi tiết tài khoản 5321.
Bảng 17: Sổ tổng hợp phát sinh tài khoản 531.
Bảng 18: Sổ chi tiết tài khoản 532.
Bảng 19: Sổ tổng hợp phát sinh tài khoản 532.
Bảng 20: Sổ chi tiết tài khoản 641.
Bảng 21: Sổ tổng hợp phát sinh tài khoản 641.
Bảng 22: Sổ chi tiết tài khoản 642.
Bảng 23: Sổ tổng hợp phát sinh tài khoản 642.
Bảng 24: Sổ chi tiết tài khoản 911.
Bảng 25: Sổ tổng hợp phát sinh tài khoản 911.
Bảng 26: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ:
Sơ đồ 01: Quy trình lập kế hoạch tổ chức sản xuất.
Sơ đồ 02: Tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH ống thép Hoà Phát.
Sơ đồ 03: Tổ chức bộ máy kế toán công ty TNHH ống thép Hoà Phát.
Sơ đồ 04: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy vi tính.
Sơ đồ 05: Hạch toán chi phí bán hàng .
Sơ đồ 06: Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
Danh mục các chữ viết tắt
KHSX : Kế hoạch sản xuất.
QĐ- BTC : Quyết định - Bộ tài chính.
KTTH : Kế toán tổng hợp.
UNC : Uỷ nhiệm chi
NKC : Nhật ký chung
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
TSCĐ : Tài sản cố định
GTGT : Giá trị gia tăng
BH & CCDV: Bán hàng và cung cấp dịch vụ
LN : Lợi nhuận
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
HĐ : Hoạt động
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắtDanh mục sơ đồ bảng biểu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12899.doc