Vốn bằng tiền là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp thương mại XNK trong xu thế hội nhập. Bởi lẽ muốn tồn tại và phát triển thì nền tảng phải vững chắc, Sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hoá gắn liền với sự tồn tại của vốn bằng tiền. Đây cũng là phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán giữa các chủ thể kinh tế không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài. Do đó, quy mô và kết cấu của vốn bằng tiền là rất lớn và phức tạp đòi hỏi công tác quản lý phải hết sức chặt chẽ. Vì trong quá trình luân chuyển vốn bằng tiền rất dễ bị tham ô, lợi dụng và mất mát.
117 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán vốn bằng tiền tại công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Hoá chất An Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác chỉ tiêu có mã 02, 03, 04, 05 ở trên như tiềnchi bồi thường, bị phạt, tiền nộp các loại thuế (Ngoài thuế TNDN), tiền nộp phí, lệ phí…
Số liệu chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản tiền (tiền mặt, TGNH) trong kỳ báo cáo, chi tiết theo từng khoản chi, có đối chiếu với sổ kế toán các TK 811, 333 và các TK liên quan khác. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm.
- Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD” (Mã số 20): Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ HĐKD trong kỳ báo cáo.
Số liệu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ mã số 01 đến mã số 07. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn.
* Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư:
(1) Tiền chi để mua sắm xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 21):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã chi ra trong kỳ báo cáo để mua sắm, xây dựng, tiền chi cho giai đoạn triển khai đã được vốn hoá thành TSCĐVH, chi cho hoạt động XDCBDD, chi đầu tư BĐS và chi cho các tài sản dài hạn khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền (tiền mặt, TGNH), sổ kế toán TK 131 (số tiền thu từ khách hàng chuyển trả trực tiếp cho người bán), TK 341 (phần vay dùng chi trực tiếp cho người bán) trong kỳ báo cáo sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 211, 213, 241, 228 và được ghi bằng số âm trong (). Năm 2005 không phát sinh nghiệp vụ mua sắm TSCĐ. Số liệu năm 2004
(2) Tiền thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 22):
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền thuần đã thu được từ việc thanh lý nhượng bán TSCĐ và BĐS trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số chênh lệch giữa số tiền thu và số tiền chi cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ & BĐS đầu tư. Số tiền thu lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 711 (chi tiết thanh lý, nhượng bán), TK 515 (Chi tiết doanh thu bán BĐS), TK 131 (phần thu tiền liên quan đến thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác) trong kỳ báo cáo, số tiền chi được lấy từ sổ kế toán các tài khoản 635 (chi tiết bán BĐS), TK 811 (chi tiết thanh lý, nhượng bán TSCĐ) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này sẽ được ghi đỏ (ghi âm) nếu số tiền thu nhỏ hơn số tiền thực chi.
(3) Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác (Mã số 23):
Chỉ tiêu này ở công ty An Phú không phát sinh.
(4) Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ của các đơn vị khác (Mã số 24)
Chỉ tiêu này ở công ty An Phú không phát sinh.
(5) Tiền chi góp vốn vào các đơn vị khác (Mã số 25)
Chỉ tiêu này ở công ty An Phú không phát sinh.
(6) Tiền thu hồi góp vốn vào các đơn vị khác (Mã số 26)
Chỉ tiêu này ở công ty An Phú không phát sinh.
(7) Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia (Mã số 27)
Chỉ tiêu nàyphản ánh số tiền đã thu về các khoản tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi từ mua và nắm giữ các công cụ nợ, cổ tức và lợi nhuận được góp vốn vào đơn vị khác trong kỳ báo cáo.
Số liệu để lập chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán thu tiền của các TK 111, 112 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 515, 121, 221, 222, 128, 228 và các tài khoản khác trong kỳ báo cáo
- Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư” (Mã số 30):
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ mã số 21 đến mã số 27. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi trong ngoặc đơn.
* Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính:
(1) Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu (Mã số 31):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã chi hoàn lại
(2) Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành (32)
(3) Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được (33)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền doanh nghiệp đã nhận được do đi vay các ngân hàng, tổ chức tài chính và các đối tượng khác trong kỳ báo cáo. Đối với các khoản vay bằng trái phiếu, số tiền đã thu được phản ánh theo số thực thu.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi), các tài khoản phải trả (số tiền vay thực nhận đã chuyển trả trực tiếp các khoản nợ) trong kỳ báo cáo sau khi đã đối chiếu vơí sổ kế toán các tài khoản 311, 341, 343 và các tài khoản khác có liên quan trong kỳ báo cáo.
(4) Tiền chi trả nợ gốc vay (Mã số 34):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã trả cho các khoản nợ gốc vay của các ngân hàng, tổ chức tài chính và các đối tượng khác trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền (tiền mặt, TGNH), sổ kế toán TK 131 (số tiền đã thu từ khách hàng chuyển trả trực tiếp nợ vay) trong kỳ báo cáo sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 311, 315, 341, 342, 343 và được ghi bằng số âm, dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn.
(5) Tiền chi trả nợ thuê tài chính (Mã số 35)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã chi trả khoản nợ thuê tài chính trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền (tiền mặt, TGNH), sổ kế toán tài khoản 131 (số tiền thu từ khách hàng chuyển trả trực tiếp nợ thuê tài chính) trong kỳ báo cáo sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 315, 342 (chi tiết thuê tài chính) và được ghi bằng số âm, dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn.
Công ty An Phú không phát sinh chỉ tiêu này
(6) Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (Mã số 36)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã chi trả cổ tức và lợi nhuận cho cho các chủ sở hữu trong kỳ của doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền (tiền mặt, TGNH) trong kỳ báo cáo sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán TK 421, 338 (chi tiết số tiền đã trả về cổ tức và lợi nhuận) và được ghi số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn.
- Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính” (Mã số 40)
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng sổ tiền chi ra từ hoạt động tài chiính trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ mã số 31 đến mã số 36. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm, thì sẽ được ghi trong ngoặc đơn.
- Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 50)
Mã số 50
=
Mã số 20
+
Mã số 30
+
Mã số 40
Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ 3 hoạt động (HĐKD, HĐĐT và HĐTC) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền đầu kỳ” (Mã số 60)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư vốn bằng tiền và tương đương tiền đầu kỳ báo cáo, bao gồm tiền mặt, TGNH (Mã số 110 trên Bảng cân đối kế toán ở cột số “Đầu năm”) và số dư các khoản tương đương tiền đầu kỳ được lấy trên sổ kế toán chi tiết các TK 121 (Chi tiết các khoản đầu tư có thởi hạn thu hồi đáo hạn không qúa 3 tháng).
Chỉ tiêu “ảnh hưởng của thay đổi tỉ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ”
(Mã số 60)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền (Mã số 110) và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112,113, 121 (chi tiết các khoản đầu tư có thời gian thu hồi hay đáo hạn không quá 3 tháng) trong kỳ báo cáo sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán tài khoản 413 (4131, chi tiết phần chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền). Chỉ tiêu này được ghi âm nếu tỷ giá hối đoái cuối kỳ giảm và ghi đương nếu tỷ giá cuối kỳ tăng.
- Chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền đầu kỳ” (Mã số 70)
Chỉ tiêu này được tính bằng cách tổng cổng của chỉ tiêu mã số 50, 60, và mã số 61
d. Thời gian và quy trình lập:
Cuối mỗi kỳ kế toán (tháng, quý, năm), kế toán công ty An Phú tiến hành khoá sổ tài khoản, tiến hành ghi các bút toán điều chỉnh. Tính ra số dư cuối kỳ của các tài khoản và lập báo cáo kế toán theo quy định. Bao gồm (BCĐKT, BCKQKD…) riêng BCLCTT công ty An Phú chỉ lập vào cuối năm. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 có 2 phương pháp lập BCLCTT là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp, công ty An Phú áp dụng phương pháp trực tiếp để lập BCLCTT.
d.1. Lập theo phương pháp trực tiếp:
d.1.1 Cơ sở lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp:
- Thuyết minh báo cáo tài chính
- Sổ kế toán các tài khoản “ Tiền mặt”, “ Tiền gửi ngân hàng”.
- Sổ kế toán các tài khoản các Tài khoản phải thu, các Tài khoản phải trả.
- Sổ kế toán các Tài khoản có liên quan khác
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước
d.1.2 Phương pháp lập:
Theo phương pháp này các chỉ tiêu phản ánh các luồng tiền vào và các luồng tiền ra được trình bày trên BCTC và được xác định theo một trong hai cách sau đây:
- Phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu và chi theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của doanh nghiệp
- Điều chỉnh doanh thu, giá vốn hàng bán và các khoản mục khác trong BCKQKD cho:
+ Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh.
+ Các khoản mục không phải bằng tiền khác
+ Các luồng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính
d.1.3 Quy trình lập từ các sổ kế toán:
Ta có BCLCTT của kế toán công ty An Phú lập năm 2005 như sau:
Công ty Cổ Phần SX&TM An Phú
MST: 0101179794
Lưu chuyển tiền tệ Năm 2005
(Lập theo phương pháp trực tiếp) ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
Mã số
L.kế đến K.trước
Kỳ này
III.Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
II. lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
I. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác
1
111.209.064.093
2. Tiền chi trả co người cung cấp hàng hoá và dich vụ
2
(102.158.866.961)
3. Tiền chi trả cho người lao động
3
(276.886.700)
4. Tiền chi trả lãi vay
4
(419.754.222)
5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
5
(63.190.989)
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
6
224.274.063.163
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
7
(235.995.051.778)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt độnh kinh doanh
20
(3.430.623.394)
1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và tài sản dài hạn khác
21
2. Tiền thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ và tài sản dài hạn
22
794.600
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác
23
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của các đơn vị khác
24
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác
25
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác
26
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
27
17.792.316
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
30
18.586.916
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu
31
2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu
32
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
33
12.921.343.696
4. Tiền chi trả nợ gốc vay
34
(9.950.994.852)
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính
35
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
36
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
40
2.970.348.844
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
50
(441.687.634)
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
60
3.061.561.605
ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
61
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
70
2.619.873.971
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Giám đốc
Đó là BCLCTT của công ty An Phú lập (thực ra là do phần mềm kế toán tự động tổng hợp). Tuy nhiên từ các sổ của doanh nghiệp ta thấy công ty lập còn sai sót nhiều. Sau đây ta sẽ tiến hành lập BCLCTT từ các sổ kế toán của doanh nghiệp.
Trước hết với sổ tổng hợp chữ T của tài khoản 111, 112 ta có bảng sau:
SHTKĐƯ
TK 111
TK 112
tổng (PSN-PSC)
PS N
PS C
PS N
PS C
2,318,621,672
742,939,933
3,061,561,605
112
79,714,633,000
58,843,830,000
58,843,830,000
79,714,633,000
0
80,543,622,271
80,543,622,271
0
131
1,768,011,061
150,000,000
109,802,547,869
728,000,000
110,692,558,930
133
9,184,224
24,554,072
(33,738,296)
141
55,000,000
20,000,000
623,810,000
3,750,000,000
(3,091,190,000)
144
376,367,892
7,005,975,633
(6,629,607,741)
311
12,921,343,696
9,950,994,852
2,970,348,844
331
27,842,821,142
32,800,000
73,496,505,061
(101,306,526,203)
333
1,500,000
172,505,163
5,650,818,589
(5,479,813,426)
334
276,886,700
(276,886,700)
338
0
411
3,550,000,000
3,550,000,000
515
17,792,316
17,792,316
635
419,754,222
(419,754,222)
642
139,003,065
280,783,471
(419,786,536)
711
794,600
794,600
811
4,839,200
(4,839,200)
Tổng ps
85,087,644,061
87,283,225,131
263,335,413,807
261,570,480,371
SDCK
123,040,602
2,507,873,369
2,630,913,971
Như vậy, từ bảng trên và kết hợp với phương pháp lập theo thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 quy định về phương pháp lập BCLCTT (đã trình bày ở trên). Ta có:
* Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh:
- Chỉ tiêu số 01: Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác: Chỉ tiêu này chính là tổng (phát sinh nợ – phát sinh có) của TK 131 (bảng trên) và bằng 110.692.558.930 (đ), kết quả này khác với công ty An Phú
- Chỉ tiêu số 02: Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ: Chỉ tiêu này chính là tổng (phát sinh nợ – phát sinh có) của TK 331 (bảng trên) và bằng (101.306.526.203) (đ),kết quả này khác với công ty An Phú
- Chỉ tiêu số 03: Tiền chi trả cho người lao động: Chỉ tiêu này ta lấy trên sổ tổng hợp chữ T của TK 111 (đối ứng với TK 334). Số liệu từ sổ này là: (276.886.700)(đ), số liệu này khớp với công ty An Phú.
- Chỉ tiêu số 04: Tiền chi trả lãi vay: Chỉ tiêu này công ty An Phú lấy từ sổ tổng chữ T của TK 111 (đối ứng với TK 635), như vậy là không chính xác vì đó là toàn bộ chi phí tài chính, còn trong BCKQKD của năm 2005 thì chi phí lãi vay chỉ là: (150.234.249)(đ)
- Chỉ tiêu số 05: Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: Chỉ tiêu này lấy từ sổ tổng hợp chữ T của TK 3334 (đối ứng với TK 112), số liệu từ sổ này là: (63.190.989) (đ), số liệu này khớp với số liệu của công ty An Phú.
- Chỉ tiêu số 06: Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh: Ch tiêu này là tổng (phát sinh nợ-phát sinh có) của TK 515,711 (bảng trên) và bằng: 17.792.316 + 794.600 = 18.586.916 (đ). Chỉ tiêu này sai khác rất nhiều so với công ty An Phú, tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh của công ty rất lớn lên tới 224.274.063.163 (đ).
- Chỉ tiêu số 07: Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh:
Chỉ tiêu này ta lấy từ cột Tổng (phát sinh nợ - phát sinh có) (ở bảng trên) của TK 133, 141, 144, 333, 338, 642, 811 và cộng với (chi phí tài chính – chi phí lãi vay) trừ đi chỉ tiêu số 05 “Tiền chi nộp thuế TNDN”. Cụ thể:
Chỉ tiêu số 07 = (133.738.296)+(3.091.190.000)+(6.629.607.741)+(5.479.813.426)+(0)+(419.786.536)+(4.839.200)+(419.754.222-150.234.249)-(63.190.989) = (15.876.344.183) (đ).
Như vậy chỉ tiêu này cũng sai khác rất nhiều so với công ty An Phú. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh rất lớn và bằng (235.995.051.778) (đ)
Vậy ta có:
- Chỉ tiêu số 20: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh = tổng cộng các chỉ tiêu từ 01 đến 07= 110.692.558.930+(101.306.526.203)+ (276.886.700)+ (150.234.249)+ (63.190.989)+ 224.274.063.163+(15.876.344.183) = 6.962.036.478 (đ)
* Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư:
- Chỉ tiêu 21: Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và tài sản dài hạn khác: Năm 2005 công ty không phát sinh chỉ tiêu này
- Chỉ tiêu 22: Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và tài sản dài hạn khác: Năm 2005 công ty không phát sinh chỉ tiêu này, tuy nhiên trên BCLCTT của công ty lập ta lại thấy có số liệu là: 794.600 (đ). Đối chiếu số liệu ta thấy không chính xác vì đây chính là khoản thu nhập khác do Ngân hàng TMCP Đông Nam á thu thừa phí và trả lại cho công ty. Vậy chỉ tiêu này công ty lập sai.
- Chỉ tiêu 23 đến chỉ tiêu 27: Năm 2005 công ty không phát sinh các chỉ tiêu này.
Vậy Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư = 0 (đ)
* Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính:
- Chỉ tiêu 31: Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu: Chỉ tiêu này lấy từ sổ tổng hợp chữ T của TK 111 (đối ứng với TK 411). Số liệu là 3.550.000.000 (đ). Tuy nhiên công ty An Phú không hề đưa chỉ tiêu này vào BCLCTT.
- Chỉ tiêu 32 đến 36 (trừ chỉ tiêu 33): Năm 2005 công ty không phát sinh các chỉ tiêu này.
- Chỉ tiêu 33: Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được: Chỉ tiêu này được lấy từ sổ cái TK 112 (đối ứng với TK 311) và bằng 12.921.343.696(đ)
- Chỉ tiêu 34: Chi trả nợ gốc vay: Chỉ tiêu này lấy từ sổ tổng hợp chữ T TK112(đối ứng với TK311) và bằng (9,950,994,852) (đ)
- Chỉ tiêu 40: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính: chỉ tiêu này được tính bằng tổng các chỉ tiêu từ 31 đến 36 và bằng 6,520,348,844 (đ)
- Chỉ tiêu 50: Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ: chỉ tiêu này được tính bằng tổng các chỉ tiêu 20, 30, 40 và bằng (441,687,634)
- Chỉ tiêu 60: Tiền và tương đương tiền đầu kỳ: chỉ tiêu này lấy từ tổng số dư đầu kỳ của TK111 và TK112 và bằng 3,061,561,605 đ
- Chỉ tiêu 70: Tiền và tương đương tiền cuối kỳ: chỉ tiêu này lấy từ tổng số dư cuối kỳ của TK111 và TK112 và bằng 2,619,873,971 (đ)
* Từ đây ta tién hành lên BCLCTT:
Công ty Cổ Phần SX&TM An Phú
MST: 0101179794
Lưu chuyển tiền tệ Năm 2005 Do lập từ các sổ kế toán
Theo phương pháp trực tiép ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
Mã số
L.kế đến K.trước
Kỳ này
III.Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
II. lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
I. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác
01
110.692.558.930
2. Tiền chi trả co người cung cấp hàng hoá và dich vụ
02
(101.306.526.203)
3. Tiền chi trả cho người lao động
03
(276.886.700)
4. Tiền chi trả lãi vay
04
(150.234.249)
5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
05
(63.190.989)
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
06
18.586.916
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
07
(15.876.344.183)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt độnh kinh doanh
20
6.962.036.478
1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và tài sản dài hạn khác
21
2. Tiền thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ và tài sản dài hạn
22
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác
23
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của các đơn vị khác
24
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác
25
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác
26
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
27
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
30
0
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu
31
3.550.000.000
2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu
32
12.921.343.696
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
33
(9.950.994.852)
4. Tiền chi trả nợ gốc vay
34
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính
35
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
36
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
40
(441.687.634)
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
50
3.061.561.605
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
60
ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
61
2.619.873.971
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
70
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Giám đốc
d.2 Lập theo phương pháp gián tiếp:
d.1.1 Cơ sở lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
d.1.2 Phương pháp lập:
Các chỉ tiêu về luồng tiền được xác định trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận trước thuế và điều chỉnh cho các khoản:
- Các khoản doanh thu chi phí không phải bằng tiền như khấu hao TSCĐ, dự phòng…
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện
- Tiền đã nộp thuế TNDN
- Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh (trừ thuế thu nhập và các khoản phải nộp khác sau thuế TNDN)
- Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư.
d.1.3 Quy trình lập từ các sổ kế toán:
Công ty An Phú không lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp, sau đây ta sẽ lập BCLCTT theo phương pháp này từ các tài liệu kế toán. Trước tiên ta có bảng tính toán số liệu sau:
TS
111
112
131
331
DK
2,318,621,672
742,939,933
4,909,881,402
671,027,873
CK
123,040,602
2,496,833,369
14,197,530,564
657,800,126
DK-CK
2,195,581,070
(1,753,893,436)
(9,287,649,162)
13,227,747
TS
133
138
156
141
DK
69,089,673
4,299,047,137
226,746,071
CK
(3,502,499)
80,129,673
12,738,099,358
31,872,432
DK-CK
3,502,499
(11,040,000)
(8,439,052,221)
194,873,639
TS
142
144
211
214
DK
67,380,000
97,196,244
821,634,319
(99,904,316)
CK
101,721,956
486,958,800
821,634,319
(202,608,608)
DK-CK
(34,341,956)
(389,762,556)
-
102,704,292
NV
311
331
131
333
DK
1,764,006,559
9,943,140,974
1,457,794,985
(76,604,195)
CK
4,734,355,403
21,979,661,752
71,075,595
19,765,098
DK-CK
(2,970,348,844)
(12,036,520,778)
1,386,719,390
(96,369,293)
NV
334
411
421
DK
17,700,000
1,059,641,706
(42,020,021)
14,123,660,008
CK
17,700,000
4,547,032,042
159,920,202
31,529,510,092
DK-CK
-
(3,487,390,336)
(201,940,223)
Công ty Cổ Phần SX&TM An Phú
MST: 0101179794
Lưu chuyển tiền tệ Năm 2005 lập từ các sổ kế toán
Theo phương pháp gián tiếp ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
Mã số
L.kế đến K.trước
Kỳ này
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Lợi nhuận trước thuế
01
193.169.723
2. Điều chỉnh cho các khoản
Khấu hao TSCĐ
Các khoản dự phòng
Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện
Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư
Chi phí lãi vay
02
03
04
05
06
102.704.292
8.770.5000
150.334.249
3. Lợi nhuận từ HĐKD trước thay đổi vốn lưu động
Tăng, giảm các khoản phải thu
Tăng, giảm HTK
Tăng, giảm các khoản phải trả
Tăng, giảm chi phí trả trước
Tiền lãi vay đã trả
Thuế TNDN đã nộp
Tiền thu khác từ HĐKD
Tiền chi khác từ HĐKD
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD
08
09
10
11
12
13
14
15
16
20
454.878.764
(10.681.906.053)
(8.439.052.221)
12.209.308.807
(34.341.956)
150.234.239
63.190.989
266.439.327
452.372.220
(6.962.036.478)
II. Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT
(276.886.700)
1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và tài sản dài hạn khác
21
2. Tiền thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ và tài sản dài hạn
22
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác
23
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của các đơn vị khác
24
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác
25
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác
26
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
27
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
30
0
III. Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu
31
3.550.000.000
2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu
32
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
33
12.921.343.696
4. Tiền chi trả nợ gốc vay
34
(9.950.994.852)
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính
35
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
36
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
40
6.520.348.844
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
50
(441.687.634)
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
60
3.061.561.605
ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
61
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
70
2.619.873.971
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Giám đốc
e. Vai trò của BCLCTT:
- Lưu chuyển tiền tệ là BCTC tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng luồng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong HĐSXKD của doanh nghiệp.
6. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền tại công ty An Phú:
Công ty An Phú chỉ tính một số hệ số chủ yếu phản ánh hiệu quả sử sụng vốn khi vay vốn ngân hàng, như: Khả năng thanh toán nhanh…còn lại công ty không tiến hành thực hiện phân tích tài chính để thấy rõ tình hình tài chính của công ty. Sau đây ta sẽ tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty.
a. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán:
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh (còn gọi là hệ số khả năng thanh toán ngay hay hệ số khả năng thanh toán tức thời) của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết với số vốn bằng tiền (tiền mặt, TGNH) và các khoản tiền chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không ?
Hệ số khả
Tổng số vốn bằng tiền và các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
năng thanh
=
toán nhanh
Tổng số nợ ngắn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán của TSLĐ: Cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của TSLĐ.
Hệ số khả năng
Tổng số vốn bằng tiền và các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
thanh toán của
=
TSLĐ
Tổng số giá trị thuần của TSLĐ
và đầu tư ngắn hạn
Vì công ty An Phú không có các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Nên:
Hệ số khả
Tổng số vốn bằng tiền
năng thanh
=
toán nhanh
Tổng số nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng
Tổng số vốn bằng tiền
thanh toán của
=
TSLĐ
Tổng số giá trị thuần của TSLĐ
Theo số liệu của công ty An Phú từ khi thành lập đến nay (Từ 2002 đến 2005) ta sẽ tính ra được như sau:
Năm
Công
thức
2002
2003
2004
2005
1. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
590.460.166
=
3.191.779.112
= 0,184994
469.281.991
=
5.246.135.824
= 0,089453
3.061.561.605
=
13.115.180.373
= 0,233436
2.619.873.971
=
26.822.557.848
= 0,097674
2. Hệ số khả năng thanh toán của TSLĐ
Tỷ trọng vốn bằng tiền/ TSLĐ
590.460.166
=
3.171.328.015
= 0,186187
Chính là kết quả trên do các khoản đầu tư tài chính bằng 0
469.281.991
=
5.710.121.382
= 0,082184
3.061.561.605
=
13.411.072.056
= 0,228286
2.619.873.971
=
30.910.484.381
= 0,084757
Phân tích:
Nhìn chung, Hệ số khả năng thanh toán nhanh và Hệ số khả năng thanh toán của TSLĐ của công ty An Phú không chênh lệch nhau là mấy (vì nhìn chung khoản đầu tư chứng khoán của công ty = 0). Tuy nhiên đều có sự biến động lớn qua các năm, các hệ số này đều quá nhỏ (<0,5), nghĩa là tình hình tài chính của doanh nghiệp thấp ở mức báo động vì doanh nghiệp không đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn (Điều này biểu hiện rất rõ trên BCLCTT, ta có thể thấy hầu như tiền của công ty đều là đi vay), doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và do đó có thể phải bán gấp hàng hoá, vay nợ…để trả nợ vì không đủ khả năng thanh toán. Tuy nhiên với hệ số nhỏ như vậy đồng nghĩa với việc vốn bằng tiền nhỏ như vậy vòng quay vốn nhanh, hiệu quả sử dụng vốn cao. Cụ thể: (lấy hệ số thanh toán nhanh vì 2 hệ số không chênh lệch là mấy)
- Năm 2002: Hệ số là 0,184994. Có thể lý giải đây là thời gian doanh nghiệp mới thành lập nên vốn bằng tiền nhỏ.
- Năm 2003: Hệ số là 0,089453, hệ số giảm đi khoảng một nửa, như vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm 2003 giảm. có thể lý giải do doanh nghiệp kinh doanh 2 năm liên tiếp kết qủa đều lỗ nên vay nợ nhiều để trang trải (các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ dài hạn đến hạn trả đều tăng)
- Năm 2004: Hệ số là 0,233436, hệ số đã tăng lên gấp 3, tuy nhiên khả năng thanh toán vẫn thấp (<0,5). năm 2004 công ty kinh doanh có lãi nên tăng thêm khoản nợ ngắn hạn là thuế phải nộp.
- Năm 2005: Hệ số là 0,097674, Hệ số giảm mạnh, do năm nay công ty có dự án khai thác quặng ở Hoà Bình nên vay vốn nhiều để tiến hành dự án, do đó nợ ngắn hạn tăng và dẫn đến giảm hệ số thanh toán nhanh.
b. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ:
- Giá trị TSLĐ: Cho biết giá trị TSLĐ bình quân hiện có
Giá trị tài sản
Tổng giá trị TSLĐ
hiện có đầu kỳ và cuối kỳ
=
lưu động bình quân
2
- Sức sinh lợi của TSLĐ: Cho biết một đơn vị TSLĐBQ đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế (hay lợi nhuận thuần sau thuế, lợi nhuận gộp).
Sức sinh lợi của
Lợi nhuận thuần trước thuế
(LN thuần ST, LN gộp)
=
TSLĐ
TSLĐBQ
Theo số liệu của công ty An Phú từ khi thành lập đến nay (Từ 2002 đến 2005) ta sẽ tính ra được như sau:
Năm
Công
thức
2002
2003
2004
2005
1. Giá trị tài sản lưu động bình quân
533.875.421 +
3.171.328.015
=
3.191.779.112
= 1.852.601.718
3.364.244.427+
5.710.121.382
=
2
= 4.537.182.974,5
5.480.961.470+
13.411.072.056
=
2
= 9.446.016.763
13.401.930.005+
30.910.484.381
=
2
= 22.156.207.193
2. Sức sinh lợi của TSLĐ
Tỷ trọng vốn bằng tiền/ TSLĐ
-21.606.938
=
3.191.779.112
= - 0,011663
590.460.166
=
3.171.328.015
= 0,186187
-16.790.987
=
4.537.182.974,5
= - 0.003701
469.281.991
=
5.710.121.382
= 0,082184
73.765.435
=
9.446.016.763
= 0,007809
3.061.561.605
=
13.411.072.056
= 0,228286
130.374.535
=
22.156.207.193
= 0,005884
2.619.873.971
=
30.910.484.381
= 0,084757
Phân tích:
Nhìn chung, Sức sinh lợi của TSLĐ của công ty An Phú là nhỏ. 2 năm đầu 1 đơn vị TSLĐBQ không những không đem lại mà còn làm âm lợi nhuận thuần trước thuế. Cụ thể:
- Năm 2002: Sức sinh lợi là: - 0,011663
- Năm 2003: Sức sinh lợi là: - 0,003701. Sức sinh lợi giảm nhưng tương đương với tỷ trọng vốn bằng tiền/TSLĐ cũng giảm, như vậy, 2 năm đầu doanh nghiệp sử dụng đồng vốn không hiệu quả, nghĩa là một đồng vốn bỏ ra còn không thu lại được đúng một đồng vốn. Có thể là do mới thành lập nhưng doanh nghiệp cũng cần xem xét lại cách quản lý, giảm tối thiểu chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Năm 2004: Sức sinh lợi là 0,007809
- Năm 2005: Sức sinh lợi là 0,005884. Có thể thấy từ khi thành lập đến nay thì năm 2004 sức sinh lợi của TSLĐ là lớn nhất, tuy nhiên có thể thấy tỷ trọng vốn bằng tiền/TSLĐBQ năm 2005 nhỏ hơn 3 lần so với năm 2004 mà sức sinh lợi năm 2004 chỉ lớn hơn 2005 khoảng 1,4 lần. Nên có thể thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn năm 2005 là hiệu quả hơn.
c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của TSLĐ:
- Số vòng quay của vốn lưu động (Còn gọi là hệ số luân chuyển): Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh, số vốn lưu động quay được mấy vòng.
Số vòng quay
Tổng số luân chuyển thuần
của vốn
=
lưu động
Vốn lưu động bình quân
Tổng số luân chuyển thuần
=
Tổng số doanh thu thuần về tiêu thụ
+
Tổng số doanh thu thuần HĐTC
+
Tổng số thu nhập thuần hoạt động khác
Vốn lưu động
Cộng vốn lưu động
bình quân 4 quý
=
bình quân năm
4
- Thời gian của một vòng luân chuyển: Chi tiêu này cho biết số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được một vòng.
Thời gian của
Thời gian của kỳ phân tích
một vòng
=
luân chuyển
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Thời gian của kỳ phân tích là 360 ngày.
Năm
Công
thức
2002
2003
2004
2005
1.1. Tổng số luân chuyển thuần
1.2. Vốn lưu động bình quân năm
205.580.353
792.832.003,75
29.993.853.432
1.427.530.345,5
75.952.876.476
3.352.768.014
191.161.898.821
7.901.720.187,75
2. Số vòng quay của vốn lưu động (vòng)
Tỷ trọng vốn bằng tiền/ TSLĐ
0,.259299
0,186187
21,.011009
0,082184
22,653782
0,228286
24,192441
0,084757
3. Thời gian của một vòng luân chuyển (ngày)
Tỷ trọng vốn bằng tiền/ TSLĐ
1.388,358613
0,186187
17,133875
0,082184
15,891386
0,228286
14,880681
0,084757
Phân tích:
Nhìn chung:
Số vòng quay vốn lưu động của công ty An Phú tăng theo thời gian, điều này là tốt vì hiệu quả sử dụng vốn tăng.
Thời gian của một vòng luân chuyển giảm theo thời gian, điều này đồng nghĩa với tốc độ luân chuyển vốn tăng, đối với một doanh nghiệp thương mại thì điều này là rất tốt. Cụ thể:
Số vốn lưu động tiết
Tổng số luân chuyển thuần kỳ phân tích
Thời gian 1 vòng
Thời gian 1 vòng
kiệm do tốc độ luân
=
x
luân chuyển vốn
-
luân chuyển vốn
chuyển thay đổi
Thời gian của kỳ phân tích
kỳ phân tích
kỳ phân tích
Năm
Công
thức
2003/2002
2004/2003
2005/2004
1. Vốn lưu động tiết kiệm
2. Vốn lưu động lãng phí
(114..245.316.149,735)
(260.140.593,166081)
817.036.044,661169
Vậy cụ thể, năm 2003 vốn lưu động tiết kiệm là 114.245.316.149,735, năm 2004 tiết kiệm là 260.140.593,166081 là do doanh nghiệp cải tiến khâu thu mua , giảm chi phí thu mua…riêng năm 2005 vốn lưu động lãng phí là 817.036.044,661169. Có thể nói năm 2004, vốn được sử dụng hiệu quả nhất.
PHẦN II
PHƯƠNG PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI HOÁ CHẤT AN PHÚ
Phương hướng hoàn thiện kế toán nói chung, kế toán vốn bằng tiền nói riêng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Hoàn thiện phải trên cơ cở tôn trọng cơ chế tài chính, tông trọng chế độ kế toán của nhà nước.
- Hoàn thiện phải trên cơ sở phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty.
- Hoàn thiện phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thông tin kịp thời chính xác , phù hợp với yêu cầu quản trị của công ty.
- Hoàn thiện phải trên cơ sở tiết kiệm chi phí vì mục tiêu của công ty là kinh doanh có lãi và tối đa hoá lợi nhuận của công ty.
I. NHẬN XÉT
Mặc dù chỉ mới thành lập được 4 năm, nhưng công ty An Phú đã có những nỗ lực không ngừng để kinh doanh có hiệu quả. Để đạt được lợi nhuận như vậy phải nói rằng Ban Giám đốc công ty đã có những kế hoạch kinh doanh đúng đắn, kế hoạch đào tạo nhân viên, quản trị nhân lực rất hợp lý, đặc biệt là đội ngũ nhân viên Marketing rất năng động và sáng tạo đã giúp công ty ký được rất nhiều hợp đồng với khách hàng.
1. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ:
Để phục vụ cho hạch toán kế toán vốn bằng tiền đạt hiệu quả thuận tiện thì ngay từ đầu công ty An Phú đã xây dựng hệ thống các loại chứng từ kế toán quy định cho từng loại nghiệp vụ kinh tế và phản ánh vào đố đầy đủ các nội dung kinh tế, đảm bảo giá trị pháp lý, việc luân chuyển các loại chứng từ này được bố trí luân chuyển tuần tự, khoa học tiện cho ghi chép phản ánh vào các sổ sách kế toán liên quan, tăng cường thu thập và xử lý thông tin kế toán phục vụ yêu cầu và quản lý kế toán vốn bằng tiền trong công ty. Đồng thời các loại chứng từ sổ sách trên đều được sử dụng đầy đủ theo đúng biểu mẫu do Bộ Tài chính quy định và ban hành, đảm bảo các nội dung kinh tế được thống nhất. Ngoài ra công ty còn sử dụng các loại chứng từ mang tính hướng dẫn, theo yêu cầu quản lý riêng của công ty. Các chứng từ được bảo quản theo đúng chế độ lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán của Nhà Nước
2. Về sử dụng tài khoản:
Ưu điểm:
Nhìn chung, công ty đã sử dụng tương đối đầy đủ các tài khoản theo quy định của Bộ Tài chính. Công tác hạch toán vốn bằng tiền phải nói là khá chặt chẽ, cụ thể như: Công ty đã phân chia TK TGNH thành TGNH Việt Nam Đồng và TGNH ngoại tệ riêng, TK 331 chia thành khách hàng trong nước và nước ngoài nên công việc theo dõi tình hình biến động vốn bằng tiền rất dễ dàng, ngoài ra công ty còn thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất cho đội ngũ nhân viên kế toán
Nhược điểm:
Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất là công ty không sử dụng TK 007 để theo dõi và phản ánh nguyên tệ, các phần hành khác thì còn tồn tại khá nhiều sai sót.
Trước hết là với một doanh nghiệp thương mại như An Phú chỉ đơn thuần là hoạt động XNK không phải là sản xuất, không có chi phí sản xuất thì thiết nghĩ không cần thiết phải áp dụng chế độ kế toán 1141/TC/QĐ/CĐKT mà chỉ cần áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 144/TC/QĐ/CĐKT đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ 2, đối với các tài khoản dự phòng. Công ty không hề trích lập bất kỳ một khoản dự phòng nào.
Thứ 3, mặc dù phần hành công cụ dụng cụ không phát sinh nhiều nghiệp vụ (như phần mềm kế toán, văn phòng phẩm…) nhưng công ty cũng nên theo dõi riêng vì hiện nay đối với tất cả chi phí liên quan đến công cụ dụng cụ công ty đều hạch toán vào TK 6428.
Thứ 4, Đối với chi phí thu mua hàng hoá , công ty cũng hạch toán vào TK 6428, như vậy là không đúng và hơn nũa không phải tất cả hàng hoá mua trong kỳ đều tiêu thụ hết ngay, nếu hạch toán vào 6428 thì cuối kỳ sẽ kết chuyển hết để xác định kết quả tiêu thụ, như vậy sẽ phản ánh không chính xác lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.
Thứ 5, đối với BHXH, BHYT công ty không trích theo lương, nói chung là không sử dụng TK 3381, 3382 mà công ty tính riêng ra, cụ thể công ty nộp luôn BHXH, BHYT cho công nhân viên và hạch toán vào TK 6428, như vậy là sai so
với quy định.
3. Về sổ sách kế toán:
Ưu điểm:
Hiện nay hình thức kế toán mà công ty áp dụng là Nhật ký chung, hình thức này rất phù hợp với quy mô và trình độ sản xuất của công ty, phù hợp với khả năng và trình độ của đội ngũ kế toán, các loại sổ sách kế toán mở ra tiện cho việc hạch toán tổng hợp và chi tiết các chỉ tiêu kinh tế nói chung và phần hành vốn bằng tiền nói riêng, đặc biệt việc áp dụng tin học vào trong kế toán giúp cung cấp thông tin, số liệu chính xác và nhanh chóng, máy được nối mạng giữa phòng kế toán với các phòng trong công ty, việc này tạo điều kiện nâng cao hiêuh qủa trong khâu thu thập những chứng từ hạch toán ban đầu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Sổ kế toán chi tiết khá đầy đủ, công ty theo dõi tiền gửi ngân hàng (VNĐ, ngoại tệ), các khách hàng trong nước, ngoài nước chi tiết theo từng loại.
Nhược điểm:
Sổ sách tổng hợp của công ty còn chưa được đầy đủ, công ty thiếu hệ thống sổ cái (do phần mềm kế toán không cho phép in tổng hợp khi đã mã hoá chi tiết)
4.Về báo cáo kế toán tổng hợp:
Ưu điểm:
Công ty áp dụng đầy đủ các báo cáo kế toán theo quy định của nhà nước bao gồm: BCĐKT, BCKQKD,BCLCTT, thuyết minh BCTC đồng thời công ty cũng sử dụng các báo cáo kế toán quản trị để phục vụ cho công tác nội bộ.
Nhược điểm:
Mặc dù công ty có sử dụng các báo cáo quản trị nhưng còn một số báo cáo quản trị cần thiết công ty chưa sử dụng. Em xin đưa ra trong phần kiến nghị
5. Về vấn đề tài chính:
Ưu điểm:
Ưu điểm lớn nhất của công ty là khẳ năng quay vòng vốn nhanh, hiệu quả sử dụng vốn khá tốt
Nhược điểm:
Qua phân tích ở trên ta thấy vấn đề tài chính của công ty ở mức báo động, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số sinh lợi của TSLĐ…đều quá thấp, điều này gây khó khăn cho công ty trong việc thanh toán. Theo em, cần phải điều chỉnh nếu không sẽ gây ra chi phí cho việc trả nợ rất lớn, em xin đưa ra giải pháp ở phần kiến nghị.
6. Về chiết khấu thanh toán:
Ưu điểm:
Công ty đã áp dụng chiết khấu thanh toán cho khách hàng và hạch toán chính xác.
Nhược điểm:
Hiện nay công ty An Phú mới chỉ áp dụng một ít chiết khấu thanh toán đối với một số trường hợp cần thanh toán sớm để quay vòng vốn. Như vậy công ty đã chú ý đến vấn đề chiết khấu, nhưng chưa nhiều.
7.Về hạch toán kế toán
Ưu điểm:
Công ty tiến hành công tác hạch toán kế toán khá chính xác theo đúng chế độ kế toán.
Nhược điểm:
Còn một số điểm công ty hạch toán chưa theo kịp với chế độ, cụ thể như với TK 413 “Chênh lệch đánh giá lại ngoại tệ”, TK này dùng để đánh giá lại ngoại tệ cuối năm tài chính, nhưng công ty chưa thực hiện theo đúng chuẩn mực gây lên “khoản chênh lệnh tỷ giá chưa thực hiện” không được phản ánh.
8. Về công tác kế toán quản trị:
Hiện tại công ty An Phú chưa tiến hành lập dự toán ngân sách hàng năm (Vấn đề rất quan trọng đối với một doanh nghiệp thương mại). Dẫn đến tình hình tài chính của công ty không ổn định và khả năng thanh toán kém như trong các năm qua.
9. Về BCLCTT:
Ưu điểm:
Hiện tại công ty có lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp và in tự động từ máy ra theo phần mềm kế toán Fast 2005.
Nhược điểm:
Tuy nhiên BCLCTT lập còn chưa theo đúng chế độ quy định, các chỉ tiêu không tách ra dẫn đến khi nhìn vào lưu chuyển tiền tệ ta không phân biệt được tiền thu (chi) từ việc bán hàng và từ các hoạt động khác của HĐKD.
10. Về phân tích hiệu quả sử dụng vốn:
Hiện nay công ty không tiến hành tính các chỉ số phân tích tình hình kinh doanh (chỉ tính khi vay vốn ngân hàng). Vì vậy dẫn đến công ty không nắm rõ được tình hình tài chính và phương hướng khắc phục.
11. Về tổ chức bộ máy kế toán:
Ưu điểm:
Trong công tác tổ chức kế toán của công ty Cổ phần SX&TM Hoá chất An Phú, Ban Giám đốc luôn luôn không ngừng bố trí, phân công công việc cụ thể vì vậy bộ máy kế toán của công ty làm việc khá hiệu quả và hoàn thành công việc chính xác, nhân viên kế toán luôn được cập nhật thông tin mới, được tham gia các khoá học ngắn hạn để nắm bắt được những thay đổi trong kế toán.
Nhược điểm:
Tuy quy mô công ty không lớn nhưng là một công ty XNK nên việc hạch toán kế toán khá phức tạp, kế toán công ty không chỉ hiểu biết về kế toán mà còn phải am hiểu về Ngân hàng. Do vậy khối lượng công việc khá lớn mà chỉ có 3 kế toán phụ trách thì quá lớn sẽ dẫn đến không hoàn thành xuất sắc công việc, hơn nữa để một kế toán kiêm nhiều việc có thể sẽ dẫn đến không minh bạch trong tài chính (nếu có gian lận).Em xin đưa ra sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán trong phần kiến nghị.
II. KIẾN NGHỊ
1. Về sử dụng tài khoản:
Thứ 1, theo em công ty nên tiến hành lập dự phòng giảm giá cho khách hàng và hàng tồn kho, vì 2 khoản mục này chiếm tỷ trọng rất lớn trong BCĐKT của công ty.
* Về dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản của công ty là 30.43% (4.299.047.137/14.123.660.008) vậy mà công ty không hề lập dự phòng, đây là một thiếu sót rất lớn bởi dự phòng giảm giá hàng tồn kho có ý nghĩa rất quan trọng:
- Nó phản ánh doanh thu và chi phí phù hợp trong niên độ kế toán, nên sẽ phản ánh đúng kết quả kinh doanh trong kỳ
- Là nguồn tài chính bù đắp nếu HTK thực sự giảm giá
- Liên quan chặt chẽ đến chi phí, thu nhập và thuế TNDN
- Dùng để xác định giá trị thuần của HTK tại thời điểm kế toán
Như vậy với những HTK trong kỳ (có đầy đủ hóa đơn hợp lệ) công ty nên lập dự phòng giảm giá HTK.
Mức dự
Số lượng
Giá hàng
Giá hàng hoá
phòng giảm
=
HH tồn kho
x
hoá trên sổ
-
trên thị trường
giá HTK
cuối kỳ
kế toán
ngày 31/12
Cuối niên độ kế toán đầu tiên, kế toán công ty tính ra mức dự phòng giảm giá HTK cần phải lập và hạch toán như sau:
Nợ TK 632
Có TK 159-Dự phòng giảm giá HTK
Cuối niên độ kế toán sau, kế toán tính ra mức dự phòng giảm gía HTK cần lập và so sánh với mức đã lập:
+ Nếu nhỏ hơn mức đã lập, thì kế toán cần tiến hành lập thêm:
Nợ TK 632
Có TK 159
+ Nếu lớn hơn mức đã lập (hoặc mức đã lập không xảy ra) thì kế toán thực hiện bút toán hoàn nhập dự phòng:
Nợ TK 159
Có TK 632
* Về dự phòng phải thu khó đòi:
Đối với những khách hàng của công ty (khách hàng thường xuyên), công ty cần lập dự phòng phải thu khó đòi để dự phòng những khoản thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra. Cuối mỗi niên độ kế toán phải dự tính số nợ có khả năng đòi được, mức dự phòng phải thu khó đòi tối đa không vượt quá 20% tổng số dư nợ phải thu cuả công ty tại thời điểm cuối năm để đảm bảo công ty không bị lỗ. Mức dự phòng được tính như sau:
Số dự phòng phải
Tổng số nợ phải
Tỷ lệ nợ phải thu
=
x
thu khó đòi
thu cuối niên độ
khó đòi ước tính
Sau khi tính được số dự phòng phải thu khó đòi (cuối niên độ kế toán đầu tiên), kế toán tiến hành hạch toán như sau:
Nợ TK 642
Có TK 139-Dự phòng phải thu khó đòi
Cuối niên độ kế toán tiếp theo:
- Kế toán so sánh với số dự phòng đã lập:
+ Nếu nhỏ hơn số đã lập, kế toán tiến hành lập thêm:
Nợ TK 642
Có TK 139
+ Nếu lớn hơn số đã lập (hoặc số đã lập không xảy ra), kế toán tiến hành hoàn nhập dự phòng:
Nợ TK 139
Có TK 642
- Khi thu hồi hay xoá sổ các khoản phải thu đã lập dự phòng, sau khi trừ số tiền thu được, số thiệt hại được trừ vào số dự phòng đã lập, còn lại mới tính vào chi phí quản lý:
Nợ TK111,112…: Số tiền thu hồi được
Nơ TK 139 :Trừ vào dự phòng
Nợ TK 642 :Số thiệt hại còn lại khi xoá sổ
Có TK 131, 138…:Tổng số nợ xoá sổ
Thứ 2, Công ty nên mở thêm phần hành công cụ, dụng cụ sử dụng TK 153 để hạch toán công cụ dụng cụ.
Thứ 3, đối với chi phí thu mua hàng hoá trong kỳ công ty nên hạch toán vào TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa”. Và phân bổ theo giá trị hàng hoá tiêu thụ trong kỳ theo công thức sau:
Chi phí thu mua
CP thu mua +CP thu mua
đầu kỳ trong kỳ
phân bổ cho hàng
=
x
Giá trị hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
hoá tiêu thụ
Giá trị hàng Giá trị hàng
hoá + hoá
tồn đầu kỳ mua trong kỳ
Thứ 4, công ty nên trích BHXH, BHYT trên lương theo quy định và sử dụng TK 3382, 3383 để hạch toán. Cụ thể: Trích 15% cho BHXH, 2% cho BHYT.
2. Về sổ sách kế toán:
Công ty cần theo dõi hạch toán tổng hợp trên Sổ Cái các tài khoản.
3. Về vấn đề tài chính:
Qua phân tích ta thấy tình hình tài chính của công ty rất yếu ở khâu khả năng thanh toán. Theo em công ty cần duy trì một mức vốn luân chuyển thuần hợp lý để không bị gián đoạn trong kinh doanh và phụ thuộc vào vay vốn, duy trì một mức tài chính như vậy cũng để thoả mãn các khoản nợ ngắn hạn. Nói chung với một doanh nghiệp thương mại thì vốn lớn quá cũng không tốt vì vòng quay của vốn chậm. Công ty nên duy trì ở mức mà khả năng thanh toán bằng 0.5.
4. Về chiết khấu thanh toán:
Như đã phân tích ở trên, khả năng thanh toán của công ty rất thấp, mà đối với doanh nghiệp thương mại vòng quay vốn càng nhanh càng tốt, để làm được điều này công ty nên áp dụng chiết khấu thanh toán đối với các khách hàng, vì hiện nay qua thời gian thực tập ở công ty em thấy khách hàng thường xuyên thanh toán chậm, điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của công ty, vậy công ty nên áp dụng chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm.
5. Hạch toán kế toán:
Điều quan trọng nhất là công ty cần sử dụng tài khoản 413 để đánh giá lại các khoản có chênh lệch ngoại tệ, cụ thể với công ty An Phú thì cần đánh giá lại các khoản phải trả.Ta có bảng sau:
Kh
Dư USD
TGBQ-LNH
DƯ VND
đánh giá lại
lỗ
Hoa
Ninh
50,320
15,875
795,056,000
798,830,000
(3,774,000)
Ngọc khê
62,500
15,875
987,500,000
992,187,500
(4,687,500)
liễu châu
4,120
15,875
65,096,000
65,405,000
(309,000)
1,847,652,000
1,856,422,500
(8,770,500)
Như vậy cuối năm công ty đánh giá lai theo bút toán sau:
Nợ TK 635: 8.770.500
Có TK 413: 8.770.500
Chỉ tiêu này được đưa vào BCLCTT theo phương pháp trực tiếp
6. Công tác kế toán quản trị:
Đối với một doanh nghiệp thương mại việc tạo và quản lý vốn là điều cực kỳ quan trọng , để đạt được mức lợi nhuận mong muốn, các doanh nghiệp phải dự toán được toàn bộ ngân sách HĐKD. Theo em, đối với công ty An Phú thì cần thiết phải BCLCTTập dự toán ngân sách tài chính ( cụ thể là dự toán tiền) vì nó có thể giúp công ty khai thác tối đa nguồn thu , thực hiên có hiệu quả vấn đề chi tiêu và thanh toán nợ ngắn hạn, ngoài ra nó còn giúp doanh nghiệp khám phá khâu kinh doanh tiềm ẩn. Có thể lập dự toán tiền theo mẫu sau:
Chỉ tiêu
Q1
Q2
Q3
Q4
Cả năm
1. Số dư tiền mặt đầu kỳ
2. Thu bán hàng dự kiến
3. Tổng thu bằng tiền dự kiến
4. Dự kiến chi bằng tiền
- chi cho CNV
- Chi cho bán hàng và quản lý
- Thuế phải nộp
5. Cân đối thu chi
6. Tài chính
- Vay ngắn hạn
- Trả vay gốc
- Trả lãi vay
Tổng tài chính
7. Tiền dư cuối kỳ
7. Về BCLCTT:
Công ty cần lập BCLCTT theo đúng quy đinh (đã phân tích ở trên)
8. Về phân tích hiệu quả sử dụng vốn:
Công ty cần tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn, để từ đó quản lý chặt chẽ tình hình tài chính, phân tích các chỉ tiêu như trên. Cụ thể:
- Khả năng thanh toán:
+ Nếu khả năng thanh toán > 0.5: Thanh toán tốt, nhưng vốn quá lớn dẫn đến quay vòng vốn chậm
+ Nếu khả năng thanh toán < 0.5: Khả năng thanh toán kém
+ Nếu khả năng thanh toán = 0.5: Bình thường
- Sức sinh lợi của TSCĐ: Càng lớn càng tốt
- Số vòng quay vốn lưu động: Càng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao
- Thời gian của một vòng luân chuyển: Càng nhỏ càng tốt.
9. Về tổ chức nhân sự trong phòng kế toán
Công ty nên bố trí nhân viên kế toán theo sơ đồ sau:
Kế toán thanh toán (BH, công nợ)
Kế toán
trưởng (KTQT)
Kế toán TM (TGNH)
Kế toán tổng hợp(TSCĐ)
Kế toán thuế (lương)
Thủ quỹ
Với cơ cấu tổ chức như trên, công việc kế toán sẽ được giảm tải và chuyên sâu hơn. Vì vậy sẽ cung cấp thông tin nhanh nhạy và chính xác hơn.
KẾT LUẬN
Vốn bằng tiền là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp thương mại XNK trong xu thế hội nhập. Bởi lẽ muốn tồn tại và phát triển thì nền tảng phải vững chắc, Sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hoá gắn liền với sự tồn tại của vốn bằng tiền. Đây cũng là phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán giữa các chủ thể kinh tế không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài. Do đó, quy mô và kết cấu của vốn bằng tiền là rất lớn và phức tạp đòi hỏi công tác quản lý phải hết sức chặt chẽ. Vì trong quá trình luân chuyển vốn bằng tiền rất dễ bị tham ô, lợi dụng và mất mát.
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần SX&TM Hoá chất An Phú, em đã được làm quen với công tác kế toán và nhận thấy tầm quan trọng của vốn bằng tiền vì vậy em đã đi sâu tìm hiểu và nhận thấy công tác hạch toán vốn bằng tiền tại công ty được quản lý khá chặt chẽ. Chuyên đề của em mặc dù được sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Trần Đức Vinh, sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán và sự cố gắng của bản thân nhưng do phần hành vốn bằng tiền và lưu chuyển tiền tệ rất phức tạp và trình độ hiểu biết có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các anh chị để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn
Một lần nữa em xin bày tỏ lòng cản ơn đến thầy giáo Trần Đức Vinh đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này, xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các anh chị trong phòng kế toán công ty An Phú đã tạo điều kiện cho em thu thập số liệu và giúp em hiểu được thực tế công tác kế toán vốn bằng tiền.
Em xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình tài chính kế toán-Đại học KTQD
Chuẩn mực kế toán đợt 2-BTC
Thông tư hướng dẫn 105/2003/TT-BTC
Tạp chí kế toán
Giáo trình kế toán quản trị-Đại học KTQD
Giáo trình phân tích kinh doanh-Đại học KTQD
Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương-Đại học Ngoại thương
Giáo trình nghiệp vụ thanh toán quốc-Đại học KTQD
Luận văn các khoá trên.
Thông tin trên trang web kế toán
Tài liệu của công ty An Phú
Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính-PGS-TS Nguyễn Văn Công
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCLCTT: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
HTK: Hàng tồn kho
BCĐKT: Bảng cân đối kế toán
BCTC: Báo cáo tài chính
BCKQKD: Báo cáo kết quả kinh doanh
Công ty CP SX&TM hoá chất An Phú: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại hoá chất An Phú
TGNH: Tiền gửi ngân hàng
NH Ngoại thương CN cấp 2 BĐ: Ngân hàng ngoại thương chi nhánh cấp 2 Ba Đình
NH Sài Gòn TT-SGD Hà Nội: Ngân hàng Sài Gòn thương tín- Sở giao dịch Hà Nội
L/C: Letter Credit
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32337.doc