Chuyên đề Hị trường chè xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu chè của nước ta nói riêng còn thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu. Mặc dù các doanh nghiệp đã lỗ lực tìm kím thông tin về thị trường qua báo chí, phượng tiện thông tin đại chúng mạng internet nhưng các thông tin có ích cho hoạt động xuất khẩu còn quá ít và độ chúnh xác không cao và ít cập nhật. Đa phần các doanh nghiệp lại không có điều kiện thường xuyên tổ chức các đợt cho cánbộ đi khảo sát, tìm hiểu thị trường nước ngoài để cập nhật những thông tin nóng. Còn việc thiết lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài đòi hỏi tiền lực tài chính đủ mạnh mà không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng thực hiện. Trong khi thị trường thế giới ngày càng phức tạp và biến động đặc biệt là biến động về chính trị sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu chè nói riêng. Vì vậy, để các doanh nghniệp kinh doanh quốc tế nắm bắt được tình hình thị trường một cáhc nhanh chóng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Nhà nước nên tổ chức công tác thông tin về tình hình thị trường giá cả hàng hoá. Tổ chức thông tin trong suốt, nhiều chiều giữa Bộ Thương Mại - Thượng Vụ - Doanh nghiệp. Thông tin trong thời gian tới phải đạt chất lượng cao cụ thể là: phản ánh tình hình cung cầu thị trường kiụp thời có tính dự báo và hướng dẫn kinh doanh.

doc92 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hị trường chè xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phẩm khác từ khai thác các tiềm năng của vùng chè như: đậu đỗ, các loại quả tinh dầu... 2. Các chỉ tiêu kế hoạch về xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt Nam đến năm 2005 Trên cơ sở quan điểm định hướng phát triển và xuất nhập khẩu của ngành chè Việt Nam, Tổng công ty Chè Việt Nam đưa ra một số chỉ tiêu phấn đấu sau: Đến năm 2005 tăng các chỉ tiêu từ 6-10%, giá trị tổng sản lượng tăng 10% kim ngạch xuất khẩu tăng 10%, sản lượng chè búp tươi tự sản xuất tăng 6%, các khoản nộp ngân sách tăng 9%, trồng chè mới chè 1000 ha. Bảng 11: Kế hoạch thực hiện sản xuất kinh doanh dự kiến năm 2005 : Chỉ tiêu ĐVT Dự kiến 2005 So sánh % Giá trị tổng sản lượng Tr Đg 894.391 124,68% Chè toàn bộ Tấn 37.638 116,15% Sản lượng chè búp tươi tự sản xuất Tấn 62.871 117,64% Giá trị xây lắp thực hiện Tr Đg 185.000 176,19% Diện tích chè tổng số Ha 8.022,25 110,43% Năng suất chè Tấn/ha 10,4 101,96% Kim ngạch xuất khẩu USD 62.092.000 118,67% Kim ngạch nhập khẩu USD 5.000.000 125% Lợi nhuận Tr Đg 12.513,9 125,4% Các khoản nộp ngân sách Tr Đg 8.731,84 122,24% (Nguồn: Tổng công ty chè Viện Nam) Để thực hiện mục tiêu đến năm 2005 Tổng công ty lên kế hoạch thực hiện các chương trình sau: Chiến lược thị trường Thị trường chè xuất khẩu + Củng cố và giữ vững thị trường hiện có, tăng cường quảng cáo giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ quốc tế, giới thiệu qua trang Web để tìm kiếm đối tác mở rộng quan hệ với bạn hàng buôn bán chè của các nước trên thế giới. Tại các thị trường lớn nhiều tiềm năng như: Anh, Pakistan, Nga thì cố gắng giữ vững được thị phần và tìm cách để tăng được thị phần của mình ở các thị trường đó bằng cách cử người sang tìm quan hệ hợp tác, xây dựng hệ thống kênh phân phối ở các thị trường đó. +Củng cố và tiếp tục phát triển thị trường nhập khẩu chè của Tổng công ty, lựa chọn chủng loại chè thích hợp để thâm nhập vào từng loại thị trường. Củng cố và mở rộng thị trường nhập khẩu trực tiếp của Tổng công ty như thị trường Trung Cận Đông, Mỹ. Khôi phục lại thị trường Đông Âu và Nga hàng năm có thể nhập từ 30-50 ngàn tấn chè/năm + Phấn đấu đến năm 2010 có 30-40% sản phẩm chè của Tổng công ty được bán dưới dạng sản phẩm hoàn chỉnh có bao bì mẫu mã đẹp phù hợp với văn hoá của các nước khác nhau, các sản phẩm này mang thương hiệu VINATEA là thương hiệu chính của Tổng công ty. + Tổng công ty xác định các thị trường chủ yếu của mình là EU, Nga và các nước SNG, Trung Đông và Mỹ. Trước mắt lấy thị trường Nga, Mỹ là thị trường trọng tâm trong việc xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm chè Việt Nam mang thương hiệu VINATEA . Phấn đấu đến năm 2010 phải đưa được 10.000 tấn chè/năm vào Nga, 6000 tấn chè vào Mỹ. Chương trình xây dựng vùng chè công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay đã có 108.000 ha chè. Tuy nhiên do việc trồng, chăm sóc, thu hái chưa đúng kỹ thuật nên năng suất các vườn chè thấp, chất lượng chưa cao. Năng suất bình quân các vườn chè cả nước mới chỉ đạt 5 tấn/ha. Trong khi đó, vườn chè Mộc Châu đạt năng suất bình quân 16 tấn/ha, vườn chè Phú Đa đạt năng suất 15 tấn/ha. Với năng suất như vậy đời sống của những ngưòi làm chè ở đây rất ổn định và trở nên giàu có vì vậy thực hiện chủ trương của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Tổng công ty chọn các vùng chè ở Mộc Châu, Phú Đa, Sông Cầu, Việt Cường... để đầu tư một số vùng chè công nghệ cao. Các vùng chè này sẽ trở thành mô hình mẫu để bà con thăm quan học tập và làm theo. Đồng thời cũng phục vụ luôn cho chương trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn và toàn Tổng công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001-2005. Công tác đầu tư + Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật Về công nghiệp: + Đầu tư hoàn chỉnh các nhà máy hiện có, từng bước thay thế các thiết bị cũ, nâng câp nhà xưởng, vật kiến trúc, xây dựng cảnh quan môi trường tạo ra cơ sở sản xuất xanh, sạch, đẹp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. + Đầu tư xây dựng mới 10-12 nhà máy chè có công suất từ 13-20 tấn/ngày tại các vùng chè mới ở Sơn La, Lai Châu... + Đầu tư 2 nhà máy chè đóng lon tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. + Đầu tư 1 nhà máy chè thảo dược có nguyên liệu từ chè và một số loại cây thảo dược khác có tác dụng tốt cho sức khoẻ của con người như: chè giảm béo, chè điều hoà huyết áp... + Đầu tư nhà máy sản xuất bao bì phục vụ cho nhu cầu của các nhà máy chế biến chè. + Nhập khẩu công nghệ mới để đầu tư sản xuất đa dạng các sản phẩm có nguồn gốc từ chè phục vụ cho nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng thuộc các lứa tuổi, các dân tộc và các nước khác nhau. Về nông nghiệp + Đầu tư ổn định vùng nguyên liệu cho các nhà máy hiện có, thay thế các vườn chè cũ, già, năng suất thấp bằng giống mới có chất lượng và năng suất cao. + Đầu tư hệ thống tưới cho ít nhất 30% vườn chè để bà con chủ động tưới nước, tăng cường độ ẩm trong mùa khô hạn, tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng tốt cho năng suất cao. + Phối hợp với viện di truyền đưa vào ứng dụng sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh chuyên dùng cho chè để bà con nông dân chăm sóc vườn chè, cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng cho cây chè phát triển cân đối cho năng suất cao, chất lượng tốt. + Đưa vào ứng dụng tiến tới phổ cập các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, không sử dụng thuốc hoá học hoặc hạn chế thấp nhất sử dụng thuốc hoá học để đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sử dụng. + Viện nghiên cứu chè và các đơn vị của Tổng công ty tổ chức tốt vườn ươm giống để trở thành các trung tâm cung cấp các giống mới có chất lượng cao cho bà con phát triển mở rộng diện tích Khoa học công nghệ Viện nghiên cứu chè phối hợp với các viện, ngành, các trường đại học và các cơ sở sản xuất tập trung nghiên cứu các lĩnh vực chủ yếu sau: + Khảo nghiệm 20 giống nhập nội hiện có với nhau hoặc với giống gốc trong nước để tìm ra giống mới có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điểu kiện thổ nhưỡng và khí hậu của Việt Nam để phát triển vườn chè của ta về lâu dài. + Tìm hiểu lựa chọn, tiếp nhận các công nghệ về chế biến chè mới, tiên tiến của nước ngoài đưa vào sử dụng tại Việt Nam. + Nghiên cứu công nghệ mới để chế biến các sản phẩm chè mới nhằm luôn luôn đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng trong nước và quốc tế. Về chế tạo cơ khí Các đơn vị cơ khí của Tổng công ty phối hợp với các viện nghiên cứu, các trưòng đại học và các nhà máy cơ khí hiện đại trong nước nhanh chóng nghiên cứu thiết kế, tiến tới chế tạo các loại máy móc thiết bị theo công nghệ chè xanh, chè CTC, chè hoà tan, máy đóng gói chè... để đáp ứng nhu cầu đầu tư các nhà máy chế biến theo nhiều công nghệ khác nhau mà sản xuất và thị trường đòi hỏi. Phấn đấu đến năm 2010, Việt Nam phải chủ động tự chế tạo hầu hết các thiết bị cho toàn ngành để giảm nhập khẩu vừa phải chịu giá cao vừa tốn ngoại tệ của nhà nước. Về hợp tác đối ngoại Công tác hợp tác đối ngoại là nhiệm vụ giữ vị trí quan trọng đặc biệt đối với Tổng công ty chè Việt Nam. Để mở rộng thị trừơng xuất khẩu, Tổng công ty phải nỗ lực tìm kiếm đối tác ở tất cả các nước có tiêu thụ chè. Hiện Tổng công ty đã xây dựng được hơn 100 đầu mối bao gồm các công ty chuyên kinh doanh chè, các Viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế có liên quan đến chè. Trong những năm tới, Tổng công ty tiếp tục mở rộng quan hệ để thông qua các doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức quốc tế nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tăng thêm bạn hàng để tiếp nhận thông tin, công nghệ phục vụ cho công tác sản xuất chế biến được tốt hơn và xuất khẩu được nhiều sản phẩm hơn cho ngành chè Việt Nam. Thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để sản xuất và chế biến chè nhằm tranh thủ vốn, công nghệ, phương thức quản lý mới, thị trường tiêu thụ sản phẩm để phát triển ngành chè Việt Nam. II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt Nam Qua phân tích thực trạng tình hình thị trường xuất khẩu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam có thể thấy rằng thị trường chè xuất khẩu củaTổng công ty có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu không có thị trường ổn định thì mặc dù sản phẩm chè của Tổng công ty sản xuất ra có chất lượng đến đau đi chăng nữa, bao bì mẫu mã có tốt, đẹp thì cũng không giải quyết được điều gì cả khi mà không có thị trường ổn định. Thị trường là vấn đề sống còn đối với toàn bộ các doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh. Phát triển thị trường xuất khẩu chè ở đây nhằm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tận dụng được nhiều nhất lợi thế so sánh của đất nước, tăng số lượng và chất lượng từng mặt hàng xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ và nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Trên cơ sở thực trạng về thị trường xuất khẩu chè ở Tổng công ty có một số giải pháp cần áp dụng như sau: 1. Duy trì, mở rộng và phát triển thị trường chè xuất khẩu của tổng công ty 1.1. Đẩy mạnh các hoạt động Marketing Nói đến hoạt động marketing thì phải nói đến bốn yếu tố chính đó là: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến. Tổng công ty cần phải có những chiến lược, kế hoạch thích hợp với từng nhân tố, ứng với mỗi nhân tố có các cách thức thực hiện khác nhau sao cho nó đem lại hiệu quả cao. Về sản phẩm: Chúng ta cần cải tiến các sản phẩm hiện có để cho phù hợp hơn với nhu cầu tiêu dùng của từng thị trường từ mẫu mã, bao bì, tính năng, công dụng. Mỗi một thị trường khác nhau thì yêu cầu đòi hỏi về sản phẩm khác nhau. Chẳng hạn như ở thị trường Nhật Bản là nước tiêu dùng chè xanh có chất lượng cao chế biến theo công nghệ Nhật Bản và đi kèm với nó là mẫu mã bao bì thì người dân nước Nhật Bản rất kị mầu đỏ do vậy khi bao gói cần chú ý đến vấn đề này.Nhưng ở thị trường các nước Đông Âu thì lại có thói quen nhu cầu tiêu dùng chè đen. Bên cạnh đó cũng cần nghiên cưú xem xét xu hướng tiêu trên từng thị trường để từ đó tìm cách sản xuất ra các sản phẩm ngày càng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng mục tiêu. Nâng cao chất lượng chè bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh. Đây là biện pháp chung để trinh phục được khách hàng, kể cả các thị trường khó tính nhất như: IRac. Cần phải thành lập các trung tâm kiểm tra chất lượng có đủ năng lực để kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đem sản phẩm ra cung ứng trên thị trường. Về giá cả: Giá cả là công cụ cạnh tranh cũng rất hữu hiệu, việc xác định mức giá bán cho sản phẩm khi nó được tung ra thị truờng còn phải phụ thuộc vào mục đích của Tổng công ty, phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của thị trường đó. Hiện nay Tổng công ty xác định giá bán là dựa vào giá của thị trường chứ Tổng công ty không có thể áp đặt được giá. Chính vì điều này nên vấn đề nắm bắt được các thông tin về giá cả thị trường là rất quan trọng. Bảng12: Dự báo xu hướng giá chè trên thị trường Đơn vị: USD/tấn Năm Giá chè (USD/tấn) 2004 1.750 2005 1.790 2010 1.950 Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam Nhìn vào bảng dự báo xu hướng giá chè trên thế giới ta thấy giá chè đang có xu hướng tăng dần. Đây là tín hiệu vui cho các nước xuất khẩu chè do đó Tổng công ty cần có các biện pháp, các chiến lược về giá cho phù hợp với xu thế tăng giá như dự đoán. Về phân phối: Để phát triển thị trường chè xuát khẩu phụ thuộc rất lớn vào hệ thống kênh phân phối. Hiện nay Tổng công ty chủ yếu là xuất khẩu gián tiếp qua các trung gian nên hiệu quả kính tế vẫn chưa cao. Chính vì vậy trong thời gian tới Tổng công ty cần có văn phòng đại diện, chi nhánh tại các thị trường trọng điểm và những thị trường quan trọng của mình, để có thể thiết lập được các kênh phân phối phù hợp và có hiệu quả cao hơn. Về xúc tiến: Cần đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại ở các thị trường lớn như: Anh, pakistan, Nga và đặc biệt là các thị trường hay khu vực thị trường quan trọng và những thị trường truyền thống và cả những thị trường mới. Đặc biệt nếu có thể sẽ tổ chức trưng bày hàng hoá ở các hội trợ , triểm lãm trong nước và các hội trợ triển lãm ở nước ngoài nhằm nâng cao uy tín của sản phẩn trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. 1.2. Xây dựng và củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết với khách hàng Để giữ vững được các bạn hàng truyền thống, các khách hàng lớn của mình như: Anh, apakistan, Mỹ,Nga... Tổng công ty hiện nay cần phải xây dựng củng cố mối quan hệ mật thiết, gắn bó với các khách hàng lớn, truyền thống của mình. Để làm được điều trên Tổng công ty phải liên lạc thông tin thường xuyên với bạn hàng, nhận lời mời và tham dự đầy đủ các cuộc họp hội nghị tổng kết, các cuộc hội thảo do các ban hàng tổ chức, để thu thập, nắm bắt thông tin, giúp đỡ bạn hàng giải quyết khó khăn thắc mắc trong khả năng của mình. Để xây dựng củng cố mối quan hệ làm ăn gắn bó lâu dài với các bạn hàng truyền thống, các khách hàng lớn, Tổng công ty còn phải luôn giữ chũ tín đối với khách hàng về chất lượng, chủng loại, số lượng, thời gian, địa điểm, tiến độ giao hàng. việc giao hàng đúng tiến độ cho khách hàng sau khi ký kết hợp đồng tiêu thụ vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của Tổng công ty. Trong quan hệ mua bán, đôi khi các bạn hàng truyền thống, các khách hàng lớn chưa có khả năng thanh toán cho Tổng công ty theo hạn vì họ gặp khó khăn về tài chính. Trong các trường hợp này, Tổng công ty nên xem xét việc cho phép khách hàng thanh toán chậm một thời gian, giúp cho họ giải quyết khó khăn đê củng cố mối quan hệ làm ăn gắn bó, lâu dài với các bạn hàng truyền thống, các khách hàng lớn này. Đối với thị trường Nhật Bản cần tăng cường mối quan hệ hợp tác nhằm dành được các hỗ trợ ở cấp nhà nước để đầu tư giống, công nghệ trồng chè và chế biến của nước bạn, đây là hình thức thâm nhập vào hệ thống phân phối cực kì phức tạp của thị trường này. Thực hiện tốt các vấn đề trên đây, Tổng công ty sẽ xây dựng và củng cố được mối quan hệ làm ăn mật thiết, gắn bó lâu dài với khách hàng lớn của mình, từ đó không ngừng nâng cao uy tín, giữ vững được vị trí trên thị trường 1.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu Bất cứ một công ty nào nếu đã xác định làm ăn lâu dài đều phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển trong tương lai. Dựa trên những thông tin thu nhập từ hoạt động nghiên cứu thị trường kết hợp với thực trạng của Tổng công ty để xây dựng chiến lược kinh doanh làm khung cho sự ổn định và phát triển của Tổng công ty. Trong thời gian qua Tổng công ty thực hiện xuất khẩu theo phương thức được chuyến nào hay chuyến đấy và chưa xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy để khắc phục tình trạng trên, Tổng công ty cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh một cách có hiệu quả. Xây dựng chiến lược xuất khẩu là định hướng hoạt động lâu dài cho Tổng công ty vì vậy trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh Tổng công ty phải xác định rõ đâu là thị trường trọng điểm, đâu là thị trường có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai và những thị trường nào bị suy giảm. từ đó mới đưa ra các chính sách, chiến lược phù hợp vói năng lực hiện có. Do đặc tính của nhu cầu sử dụng mặt hàng chè trên thế giới ở từng thị trường là không ổn định và lâu dài như các loại sản phẩm khác, mặt khác nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao. Bởi vậy khi xây dựng chiến lược xuất khẩu không nên tập trung vào một mặt hàng, mà phải đa dạng hoá các loại chè, mẫu mã, kiêu dáng, hương vị... không nên tập trung vào một thị trường mà cần phải có chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất khẩu để tăng sự tiếp xúc khách hàng giảm sự phụ thuộc vào một thị trường, giảm nguy cơ rủi ro và dễ sắp xếp lại hoạt động sản xuất kinh doanh khi gặp rủi ro ở một thị trường. Thời gian trước đây do tập trung khai thác trọng điểm thị trường Irac đã gây nhiều khó khăn đối với Tổng công ty trong việc sắp xếp bố trí lại hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy trong thời gian tới Tổng công ty cần cố gắng thực hiện đa dạng hoá thị trường và tăng thị phần ở các thị trường ổn định khác như Nga, Thổ Nhĩ Kì, Ba Lan, Đài Loan, Pakistan... Củng cố và tiếp tục phát triển thị trường nhập khẩu chè của Tổng công ty, lựa chọn chủng loại chè thích hợp để thâm nhập vào từng loại thị trường. Củng cố và mở rộng thị trường nhập khẩu trực tiếp của Tổng công ty như thị trường Trung Cận Đông. Khôi phục lại thị trường Đông Âu và Nga hàng nămcó thể nhập từ 30-50 ngàn tấn chè/năm.Việc xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở phối hợp các yếu tố của môi trường bên trong và bên ngoài của Tổng công ty sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đi vào ổn định và phát triển bền vững. 1.4. Thực hiện xúc tiến thương mại Thực hiện xúc tiến thương mại làm cho sản phẩm của Tổng công ty được người tiêu dùng hiểu rõ ràng và đầy đủ hơn, từ đó bán được nhiều hơn, nhanh hơn sản phẩm của mình trên thị trường. Tổng công ty chè Việt Nam thực hiện xúc tiến thương mại ở các nước có quan hệ làm ăn, nhưng do yếu tố chi phí nên Tổng công ty ưu tiên thực hiện xúc tiến thương mại ở hai thị trường đó là Nga và Mỹ với mục đích là tiêu thụ sản phẩm chè ở hai thị trường này mang thương hiệu VINATEA, phấn đấu đến năm 2010 phải đưa được 10000 tấn chè vào tiêu thụ ở thị trường Nga và 6000 tấn chè vào tiêu thụ ở thị trường Mỹ. Qua việc thực hiện xúc tiến thương mại thì Tổng công ty có thể nhận được các thông tin của thị trường một cách trực tiếp và hiệu quả nhất. Ngày nay, sản xuất kỹ thuật ngày càng nhiều, nhu cầu tiêu dùng ngày càng trở nên đa dạng phức tạp thì quảng cáo ngày càng trở nên quan trọng. để đáp ứng một loại nhu cầu nào đó của người tiêu dùng thì có rất nhiều sản phẩm chúng ta quảng cáo là phù hợp nhất về mọi mặt, có hiệu quả sử dụng cao, giá thành phù hợp... với người tiêu dùng. Xúc tiến thương mại sẽ thu hút hay giảm bớt khách hàng của chúng ta là phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và mục đích của xúc tiến thương mại. Cho nên khi tiến hành thực hiện xúc tiến thương mại ở một thị trường nào đó thì phải hình thức phải phù hợp với thông lệ, tập quán thị trường đó thì mới có hiệu quả. Quảng cáo, tiếp thị là một khâu rất quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và khuyếch trương bán hàng, nhất làđối với thị trường chè xuất khẩu, bởi vì sản phẩm có thể là mới lạ đối với người tiêu dùng. Do đó, nếu có hình thức quảng cáo, tiếp thị phù hợp sẽ kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm. Để giúp cho sản phẩm chè của Tổng công ty có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới thì trong thời gian tới Tổng công ty cần tăng cường công tác thông tin quảng cáo, tiếp thị để gây sự chú ý, giới thiệu về Tổng công ty và sản phẩm của Tổng công ty với khách hàng với mục đích là thu hút thêm nhiều khách hàng mới và nâng cao uy tín và vị trí của Tổng công ty trên thị trường. Quảng cáo có nhiều hình thức. Tuy nhiên đối với mặt hàng chè thì phương thức chào hàng, tham gia các hội chợ, triển lãm trong khu vực cũng như quốc tế là phù hợp nhất. Tham gia hội chợ tổng công ty không chỉ quảng cáo mặt hàng của mình mà còn có điều kiện học hỏi và tìm cách cạnh tranh với các sản phẩm của các nước khác trên thị trường thế giới. Ngoài phương thức trên Tổng công ty có thể quảng cáo bằng các hình thức hữu hiệu khác như: Xây dựng mạng lưới thông tin truy cập và cung cấp thông tin trên các phương tiện; xây dựng mạng lưới thương mại điện tử. Tổ chức điều tra thị trường: khảo sát các thị trường trọng điểm như thị trường Anh, Nga...Đồng thời cần tiến hành đăng kí thương hiệu cho chè Việt Nam và mở rộng quảng bá thương hiệu chè Việt Nam. Tổ chức các Hội thi chè chất lượng cao, chè an toàn thực phẩm, các giải pháp sản xuất chè an toàn thực phẩm. Thông qua thương vụ và đại sứ Việt Nam đóng ở thị trường nước ngoài hoặc các thương vụ, Đại sứ nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam. Các đại sứ thường có nhiều thông tin và có nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước do vậy họ có thể giới thiệu cho Tổng công ty với bạn hàng mới. In catalogue: đây là giải pháp chào hàng tiết kiệm được chi phí đồng thời có thể giới thiệu đến đúng đối tượng về mặt hàng chè mà Tổng công ty kinh doanh. Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, tạp chí, các loại báo, ấn bản bằng tiếng nước ngoài phát hành trong nước và quốc tế. Đây cũng là một phương pháp có thể tiếp cận đến khách hàng nước ngoài một cách dễ dàng. nhưng đây là hình thức khá tốn kém. Quảng cáo trên bao bì đồng thời giải quyết nhiều mục tiêu. Bao bì có thể thiết kế với nhiều mầu sắc, hình thức, kiểu dáng đặc biệt để giúp khách hàng phân biệt với đối thủ cạnh tranh khi trưng bày ở cửa hàng. Ghi trên bao bì nguồn gốc xuất xứ và bán sản phẩm kèm tờ giới thiệu công dụng sản phẩm là cách thông dụng dễ làm. Quảng cáo trên mạng internet. Đây là biện pháp hữu hiệu, có thể quảng bá rộng rãi sản phẩm của Tổng công ty cho mọi đối tượng. Ngoài ra Tổng công ty cần phải tham ra các thị trường đấu giá để có sự đánh giá đúng đắn và khách quan về chất lượng sản phẩm của mình trên thị trường thế giới, đồng thời đó cũng là một hình thức quảng cáo sản phẩm, cạnh tranh sản phẩm trên thị trường thế giới. Một trong những thị trường đấu giá lớn nhất hiện nay mà Tổng công ty hết sức quan tâm và cần thâm nhập sâu hơn nữa là thị trường đấu giá Luân Đôn. Quảng cáo, tiếp thị ở thị trường nước ngoài, thời gian phải mất hàng năm trời, thậm chí nhiều năm mới có tác dụng và chi phí có thể tốn đến nhiều triệu. Vì vậy ngay từ bây giờ Tổng công ty nên có kế hoạch tiết kiệm chi phí, trích phần trăm lợi nhuận để chuẩn bị cho việc quảng cáo của mình. Làm tốt biện pháp trên thì Tổng công ty sẽ đẩy nhanh được khối lượng hàng xuất khẩu và liên kết được nhiều bạn hàng mới và sẽ có nhiều khách hàng biết đến Tổng công ty hơn. 2. Biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng chè xuất khẩu 2.1. Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu Đây là biện pháp có thể nói là mấu chốt cho các quyết định chiến lược sau này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty. Bởi vậy, các quan niệm trước kia cho rằng cứ giá rẻ là bán được hàng hoá nhiều nhưng trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh khi mà đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì đòi hỏi sản phẩm không những có chất lượng cao mà giá cả phải hợp lý. Do vậy đòi hỏi Tổng công ty phải tìm mọi cách nâng cao chất lượng, hạ giá thành chè thành phẩm. Trong thời gian qua, chất lượng chè xuất khẩu của Tổng công ty được đánh giá là vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trên thế giới đã phần nào gây ảnh hưởng đến uy tín của Tổng công ty. Thực tế cho thấy, máy móc, kho tàng phục vụ cho sản xuất, chế biến và cho bảo quản chè nguyên liệu của Tổng công ty đã cũ, lạc hậu và xuống cấp năng suất chè thành phẩm thấp, chất lượng đôi khi không đảm bảo. Do vậy nếu yêu cầu cải tiến, thay thế phương thức và dây chuyền sản xuất từ khâu trồng – thu hái- chế biến- bảo quản là hết sức cần thiết. Để nâng cao chất lượng sản phẩm thì Tổng công ty cần thực hiện các biện pháp sau: Đối với sản xuất nguyên liệu Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là tăng cường thâm canh trên toàn bộ diện tích trồng chè nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm bao gồm từ cải tiến giống đến cải tiến kỹ thuật canh tác. Về giống chè Giống là yếu tố quyết định năng suất và sản lưọng chè, đồng thời là cơ sở đa dạng hoá sản phẩm chè. Vì vậy, trong thời gian tiếp theo Tổng công ty cần phải lấy việc nghiên cứu giống chè làm lòng cốt xúc tiến khu vực hoá về giống có năng suất cao và chất lượng tốt tới các vườn chè. Tiếp tục nhập thêm giống mới có chất lượng cao từ các nước như ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc... Tại các đơn vị sản xuất chè, cần khôi phục lại các vườn giống chè, sử dụng các loại giống mới có chất lượng cao nhằm cung cấp giống cho trồng dặm, trồng mới của dân và đơn vị. Trước mắt, cần tập trung vào các vườn chè thuộc các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Hà Tĩnh, để cung cấp giống thuần chủng và năng suất cao. Cần chú ý đặc điểm sinh thái của từng loại giống chè để bố trí trồng tại những vùng có khí hậu thổ nhưỡng thích hợp như: Các giống: Long Tỉnh, Kim Xuyến, Ngọc Thuý, Văn Xương của Đài Loan có thể trồng đại trà, nhưng thích hợp nhất ở những vùng cao. Giống Bát Tuyên của Trung Quốc thích hợp ở những vùng đất ẩm cao và ở các vùng Trung du . Giống Iabukita của Nhật Bản thích hợp ở những vùng đất ẩm cao dưới 700m so với mực nước biển. Bốn giống chè mới của ấn Độ có thể trồng đại trà ở các vùng khác nhau... Về kỹ thuật canh tác Kỹ thuật canh tác bao gồm một hệ thống kỹ thuật để thâm canh như việc xây dựng các đồi, nương chè, đến việc chăm sóc, bón phân, diệt trừ cỏ, trừ sâu bệnh, kể cả kỹ thuật hái chè. Tăng mật độ cây chè trên 1 ha để sớm che phủ đất (có tác dụng chống cỏ dại và chống xói mòn) đang là một xu thế trong tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với việc trồng chè. Đặc biệt đối với những vườn chè mới trồng, cùng với việc tăng mật độ chè trên 1 ha là việc áp dụng phương pháp tại hình đốn chè cũng có tác dụng rất tốt đến năng suất chè và bảo vệ đất giữ gìn môi trường sinh thái. Việc phân bón cần được chú ý đối với từng loại đất để đảm bảo đúng năng suất và chất lượng chè, bón phân theo quy trình, chú trọng bón phân vi sinh để bảo về môi trường cùng với các biện pháp như: trồng cây phân xanh, trồng cây bóng mát để tạo mùn và giứ độ ẩm cho đồi chè. Tăng cường tưới cho cây chè bằng cách tạo hợp thuỷ, đắp hồ ngăn nước, đào giếng, làm hồ và bể chứa nước trên đồi và thực hiện các hình thức tưới phun đa dạng. tổ chức sản xuất phân hữu cơ vi sinh tổng hợp đặc chủng cho chè để cung ứng cho các doanh nghiệp và các hộ làm chè. Tiến tới thống nhất các tiêu chuẩn bón cho từng giống chè. Các biện pháp nói trên nhằm đảm bảo dinh dưỡng của đất để đảm bảo thành phần sinh hoá của chè, nhằm nâng tỷ trọng chất hoà tan trong chè thành phẩm. Việc phòng trừ sâu bệnh cho cây chè cũng rất quan trọng và là yếu tố trong thâm canh chè. Sâu bệnh có thể làm giảm hàm lượng chè từ 10-12% sản lượng chè nên áp dụng phương pháp phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp tổng hợp IPM thì sẽ không để lại dư lượng độc chất trong sản phẩm hoặc sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc (sử dụng các côn trùng ký sinh, côn trùng ăn thịt, vi khuẩn) để diệt trừ sâu bệnh là một hướng mới trong tiến bộ kỹ thuật trồng chè đã áp dụng có kết quả nhiều nước. Về thu hái: mua thêm thiết bị thu hái bằng máy để thay thế cho việc thu hái bằng liềm góp phần nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm. Về thu mua nguyên liệu: các đơn vị thu mua nguyên liệu ngoài vùng nên khoanh vùng ổn định, có trách nhiệm hướng dẫn người làm chè từ khâu đầu tư, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đến thu hái. Các đơn vị thuộc Tổng công ty cần có sự thống nhất phân vùng nguyên liệu không để tình trạng tranh chấp mua bán, làm cho giá nguyên liệu tăng, chất lượng kém, gây khó khăn cho quản lý kỹ thuật, nâng cấp vườn chè cả trước mắt và lâu dài. Đối với công nghệ chế biến Chè là sản phẩm có đặc trưng khác so với các sản phẩm khác là nó có nguồn gốc hữu cơ. trừ một số sản phẩm tiêu dùng trực tiếp dưới hình thức chè tươi ỏ một số bộ phận trong dân cư ở một số vùng thì nhu cầu về sản phẩm chè thông qua chế biến ngày càng tăng. Xã hội ngày càng văn minh thì đòi hỏi về chè có chất lưọng cũng tăng theo. Do đặc tính sinh học, sản phẩm chè cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác được đưa ra thị trường có kích thước và kiểu dáng tự nhiên, trong khi nhu cầu của khách hàng đòi hỏi phải có sự tiện dụng và rất đa dạng. Điều đó đặt ra cho các nhà sản xuất, các nhà tạo giống phải thoả mãn được nhu cầu của khách hàng. Để đảm bảo cho sản phẩm chè lưu thông được trên thị trường đòi hỏi các nhà sản xuất chế biến phải tìm cách tạo ra những sản phẩm mới, sản phẩm có chất lưọng, chủng loại phong phú, đảm bảo sản xuất có sức cạnh tranh cao. Do đó, Tổng công ty cần phải nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, thiết bị mới, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Xây dựng bổ sung và hoàn chỉnh quy trình công nghệ chế biến các loại chè để nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm. Cụ thể là: - Hiện nay chè đen đang được chế biến theo hai phương pháp công nghệ là Orthodox và CTC, nhưng công nghệ chế biến này đã cũ cần sửa chữa, bổ sung hoàn thiện. - Bổ sung dàn héo tự nhiên, hiện đại hoá các bộ phận của máy rò, hiện đại hoá các phòng ên men, trang bị hệ thống lên men liên tục và làm mát chè theo kiểu Nhật, thay bộ phun sương. Hiện đại hoá khâu hút bụi để đảm bảo vệ sinh, thay lò nhiệt đốt than bằng đốt dầu để tăng chất lượngchè... Cần phải kết hợp quy mô vừa và nhỏ với quy mô lớn, hiện đại trong chế biến; cần phải bố trí nhà máy hoặc những xưởng chế biến có quy mô nhỏ hoặc thậm chí là các cơ sở của các hộ gia đình để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy ở trong vùng. Việc bố trí, xắp xếp lại các nhà máy và các hệ thống chế biến chè trong từng vùng gắn liền với vùng nguyên liệu chè là rất cần thiết. Đồng thời phải tính toán trang bị và trang bị lại các cơ sở vật chất kỹ thuật sao cho thích hợp với công nghệ mới được áp dụng. Tăng cường công tác quản lý chất lưọng sản phẩm: phải coi trọng công tác quản lý chất lượng tại cơ sở, ở các cơ sở khâu kiểm tra đầu vào phải được kiểm tra nghiêm ngặt không thu mua và chế biến búp tươi còn dư lượng thuốc trừ sâu, chè bị ôi ngốt, đập nát. Khâu chế biến phải duy trì và tăng cường công tác kiểm tra sản xuất ở từng khâu trên dây chuyền công nghệ, kiểm tra chất lượng cho bộ phận KCS, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những khuyết tật của sản phẩm ngay trên dây chuyền sản xuất. Xây dựng hệ thống kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm ở cơ sở, mỗi nơi đều có phòng KCS làm hạt nhân quản lý và theo dõi chất lưọng ở cơ sở. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa KCS cơ sở và trung tâm KCS chè nhằm tạo thành hệ thống kiểm tra chất lưọng trong ngành, thống nhất về tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm tra. Tiến tới áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000... ở những cơ sở có điều kiện. Ngoài việc thực hiện những biện pháp trên đây thì điều quan trọng là ý thưc và trình độ của cán bộ, công nhân lao động. Trong thực tế trước đây sản phẩm chè của tổng công ty đã gần như đáp ứng được nhu cầu thị trưòng về chất lượng song từ vài ba năm do yếu tố khách quan như chất lượng nguyên liệu mua ngoài thì yếu tố chủ quan là buông lỏng quản lý kỹ thuật, lãnh đạo một số đơn vị không coi trọng quản lý chất lượng, chạy theo chất lượng... đã làm cho sản phẩm của Tổng công ty không còn hấp dẫn thị trường để khắc phục điều này thì Tổng công ty cần có biện pháp quản lý sau: _Phân công và quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn cho từng đơn vị sản phẩm, đưa ra các hình thức kỷ luật đối với những đơn vị vi phạm, phạt nặng đối với những đơn vị sản xuất chạy theo số lượng bỏ qua chất lượng. Cuối mỗi vụ thì tổ chức thi bình chọn và thưởng cho những đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. _Thiết lập hệ thống kho tàng để bảo quản hàng hoá: do đặc tính của hàng nông sản là theo mùa vụ nên muốn có hàng để sản xuất trong cả năm thì Tổng công ty phải có kho tàng hàng dự trữ thật tốt. Thực tế hiện nay hệ thống kho của Tổng công ty là không lớn, phần lớn đã xuống cấp, mái nhà dột, nền kho ẩm. Những điều kiện như vậy không đảm bảo an toàn cho chất lượng hàng hoá trong kho. Vì vậy, Tổng công ty cần phải tổ chức tu sửa lại hệ thống kho tàng nhằm bảo quản tốt hơn chất lượng hàng hoá. Có một hệ thống kho tàng tốt sẽ tạo điều kiện cho Tổng công ty có thể mua hàng với một khối lượng lớn vào thời điểm thuận lợi nhất và xuất bán khi có yêu cầu giúp Tổng công ty chủ động trong việc tạo nguồn hàng xuất khẩu. _Việc chế biến bảo quản trở thành một khâu không thể thiếu được trong quá trình sản xuất của ngành chè. Phương pháp công nghệ và quy trình chế biến, bảo quản có ảnh hưởng rất lớn và gần như quyết định đối với chất lượng sản phẩm chè, điều này đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp Tổng công ty khẳng định vị trí của mình với bạn hàng trong và ngoài nước. 2.2. Đa dạng hoá sản phẩm để ngày càng đáp ứng tốt hơn về nhu cầu đa dạng của thị trường Nhu cầu về sản phẩm chè trên thế giới đòi hỏi chất lượng ngày càng cao và đa dạng. Thực tế, mặt hàng chè của Tổng công ty còn đơn điệu, chưa có nhiều mặt hàng chất lượng cao cho nên chưa đáp ứng được hết nhu cầu của các thị trường. Do vậy, để xuất khẩu được nhiều chè, trong thời gian tới Tổng công ty cần có các phương án sản xuất ra các sản phẩm chè, đáp ứng được nhu cầu thị trường, cạnh tranh với các nước khác. Có thể đa dạng hoá sản phẩm chè bằng cách đưa ra các sản phẩm mới dựa trên sản phẩm cũ bằng cách đưa thêm một số mẫu mã bao bì, tên gọi cho phù hợp với văn hoá, tập quán, thị hiếu tiêu dùng ở từng thị trường. Việc đưa ra những sản phẩm mới này sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, vị thế và uy tín của Tổng công ty trên thị trường nội địa và trên thế giới. 3. Huy động vốn cho sản xuất kinh doanh Vốn cho sản xuất kinh doanh là bài toán khó đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh nói riêng, trong đó có Tổng công ty chè Việt Nam. Nhu cầu về vốn với Tổng công ty nhằm đáp ứng các khâu từ thâm canh cây trồng mới, chế biến đến khâu tiêu thụ, theo dự kiến thời kì 2003-2010 là 974 tỷ đồng. Để có nguồn vốn này ngoài phần đóng góp do ngân sách tài trợ thì Tổng công ty co thể huy động từ các nguồn sau: + Tận dụng triệt để và bổ sung thêm nguồn vốn lưu động hiện có. + Khai thác và điều hoà hợp lý các nguồn vốn nhàn rỗi của các đơn vị thành viên. + Huy động các nguồn vốn trong dân thông qua việc giao đất cho dân để người nông dân nâng cao trách nhiệm và lợi ích của mình trong thâm canh, tăng năng suất cây chè. + Mở rộng và phát triển một số hình thức liên doanh, liên kết trong sản xuất chế biến tiêu thụ chè, đặc biệt là sử dụng hình thức công ty cổ phần nhằm thu hút các nguồn vốn ở nước ngoài, của các ngành và địa phương trong cả nước. + Vay vốn nước ngoài nhất là các khoản vay ưu đãi, có thời hạn trả thuận lợi, vay của các tổ chức tài chính quốc tế như ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu á, Tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên Hợp quốc + Vay từ dự án quốc gia phát triển kinh tế, vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch và đầu tư mới cho sơ chế vâ chế biến chè, vốn xoá đói giam nghèo và tạo công ăn việc làm cho người lao động... Thực hiện tốt các biện pháp trên đây thì Tổng công ty sẽ có khả năng huy động được nguồn vốn lớn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đi vào ổn định và phát triển. 4. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý Với sự biến động của môi trường kinh doanh hiện nay(cả trong nước và quốc tế) đòi hỏi Tổng công ty phải có cấp tổ chức gọn nhẹ, có đôi ngũ cán bộ kinh doanh giỏi để có thể dự báo nắm bắt thông tin cũng như xử lý linh hoạt trước các biến động của môi trường. Với mô hình lớn như hiện nay đã làm cho Tổng công ty không năng động về phương thức kinh doanh so với các đối thủ khác, trong Tổng công ty vẫn còn một số đơn vị thành viên là đơn vị hạch toán độc lập nên việc tích tụ và tập trung về vốn để tái sản xuất mở rộng vẫn còn hạn chế... Thậm chí việc huy động sản phẩm chè đen sản xuất ra của các đơn vị thành viên để thực hiện xuất khẩu cho một hợp đồng lớn để đem lại lợi ích chung cho toàn Tổng công ty cũng rất khó khăn là do các đơn vị này đã không thực hiện đúng cam kết của mình. Vì vậy, thời gian tới Tổng công ty cần tiếp tục hoàn thiện và củng cố cơ cấu bộ máy quản lý từ Tổng công ty đến các đơn vị cơ sở, áp dụng mô hình công ty (mẹ) và công ty “con”, chuyển hết các đơn vị hạch toán độc lập sang hạch toán phụ thuộc Tổng công ty (không còn quan hệ theo mệnh lệnh mà hoạt động theo hợp đồng). Để rạo ra công ty (mẹ) có đủ tiềm lực chi phối thị trường tạo điều kiện cho công tác điều hành tài chính được linh hoạt, công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các công ty thành viên được chặt chẽ và đảm bảo tinh chế chè xuất khẩu. Đồng thời sắp xếp lại bộ phận của Tổng công ty theo chức năng cho phù hợp. Mở rộng việc đa dạng hoá quyền sở hữu với một số công ty thuộc Tổng công ty. Tổ chức các công ty chuyên doanh, kinh doanh các mặt hàng, phân định chức năng của doanh nghiệp trung ương và công ty cổ phần trong chế biến xuất khẩu chè. 5. Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ công nhân viên Nhân tố con ngưòi cùng với trình độ và năng lực của họ là nhân tố cốt lõi quyết định sự thành công trong kinh doanh. Đặc biệt là trong môi trường kinh doanh quốc tế đầy biến động hiện nay đòi hỏi Tổng công ty phải xây dựng được đội ngũ làm công tác xuất khẩu có trình độ chuyên môn cao, giỏi ngoại ngữ và có kinh nghiệm trong việc ký kết hợp đồng mua bán.Để làm được điều này Tổng công ty cần có chiến lược đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên thường xuyên, có hệ thống, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học... phải được nâng lên một cách nhanh chóng và tương xứng. Quy mô đào tạo và loại hình đào tạo cần được mở rộng để đap ứng các nhu cầu đa dạng của hoạt động xuất khẩu. Mặt khác hàng năm, Tổng công ty nên tổ chức các đợt học nâng cao bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho nhân viên. Thường xuyên gửi các cán bộ, nhân viên co năng lực đi học thực tập, nghiên cứu ở các lớp đào tạo cán bộ kinh doanh trong và ngoài nước. Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên, để có đủ năng lực kiểm tra, giám định hàng, bảo đảm chất lượng hàng theo yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế. Cử các cán bộ kinh doanh ra nước ngoài để vừa nắm bắt nhu cầu thị trường, vừa học hỏi kinh nghiệm làm ăn. Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng cần có những khuyến khích về lợi ích thoả đáng cán bộ, công nhân viên, để họ yên tâm, dốc lòng, dốc sức cho công việc, khơi dậy tính tích cực sáng tạo của mỗi cán bộ công nhân viên. Đây thực sự là cách đầu tư lâu dài tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty. 6. Kiến nghị của Tổng công ty đối với nhà nước 6.1. Chính sách về tổ chức quản lý xuất khẩu chè và chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu Việc nhà nước thống nhất tổ chức, quản lý xuất khẩu chè vừa dễ dàng kiểm soát từ trên xuống, vừa tránh được sự lũng đoạn thị trường. Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ trên nguyên tắc phát triển theo phạm vị cả nước đồng thời nhằm làm hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi đối với từng đối tượng quản lý. Trên cơ sở có thể dự kiến một phương thức quản lý mới tối ưu đối với ngành chè với tư cách là một ngành kinh tế kỹ thuật gắn với lợi ích của những địa phương có cây chè. Để tránh được tình trạng có quá nhiều đồi mối tham gia xuất khẩu, nhà nước không thể kiểm soát nổi, đồng thời nâng cao chất lợng chè xuất khẩu và tránh được sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể là kiến nghị Chính Phủ và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phân công và tổ chức lại ngành chè như sau: - Các tỉnh các địa phương chịu trách nhiệm về sản xuất nông nghiệp và chế biến nhỏ phục vụ nội tiêu là chủ yếu, thực hiện quy hoạch các vùng trồng chè, tổ chức cho các hộ gia đình vay vốn trồng mới và thâm canh chè, tổ chức khuyến nông, kiểm tra và hướng dẫn quy trình canh tác. - Các doanh nghiệp trung ương và cổ phần lo thị trường xuất khẩu, chế biến các loại chè xuất khẩu có quy mô lớn với các nhà máy lớn và hiện đại để sản phẩm xuất khẩu luôn dữ vững và nâng cao được chất lượng, số lượng nhằm tăng sức cạnh tranh của chè Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới. - Ngoài ra nhà nước càn có chính sách để khuyến khích các đơn vị xuất khẩu chè chưa là thành viên của Hiệp hội chè tự nguyện tham gia Hiệp hội chè Việt Nam nhằm đảm bảo sự thống nhất về thị trường và giá cả, tránh sự giảm giá hàng xuất khẩu để giành giật khách hàng nước ngoài cũng như cạnh tranh mua hàng trong nước để xuất khẩu. Hiện nay việc quản lý chè xuất khẩu chưa có tổ chức nào chịu trách nhiệm trước nhà nước, việc chứng nhận chè xuất khẩu còn nhiều vấn đề bất cập, sản phẩm chất lượng chưa cao vẫn được đưa ra thị trường làm giảm uy tín của chè Việt Nam. Do vậy, cần thống nhất quản lý ngành về chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu bao gồm: + Ban hành và thống nhất tiêu chuẩn một nhà máy chế biến chè xuất khẩu cụ thể: Đối với các nhà máy hiện có, cần có sự kiểm tra xem nhà máy nào đủ tiêu chuẩn về thiết bị công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, trình độ quản lý, kỹ thuật thì mới cho tồn tại. Còn nếu không đủ tiêu chuẩn thì phải yêu cầu giải thể bởi nếu để sản phẩm của họ sản xuất ra, xuất khẩu ra nước ngoài những sản phẩm kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm chè Việt Nam. Đối với nhà máy mới được đầu tư đổi mới công nghệ thì phải kiểm tra cân đối giữa công suất thiết kế với vùng nguyên liệu, xem xét nhà máy đó đi vào hoạt động có ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu của các nhà máy khác hay không thì mới tiến hành cấp phép. Ban hành tiêu chuẩn hoá về giống: Giống nào trồng ở vùng nào với cơ cấu nào lag hợp lý. Ban hành tiêu chuẩn của ngành về kiểm tra chất lượng chè xuất khẩu và giao cho ngành chè cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu. Trong thời giam tới ngành chè cần chú trọng các giải pháp chủ yếu sau: Xây dựng và mở rộng áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn về quản lý chất lượng ( IOS 9001), về phân tích rủi ro và kiểm soát tới hạn và về quản lý môi trường để tăng sức cạnh tranh của chè trên thị trường. Đầu tư xây dựng kiểm tra chất lượng, đặc biệt dư lượng hoá, lý trong hàng hoá chè tại các vùng, trên phạm vi cả nước, bằng các hình thức các trạm cố địnhvà di động cả nội địa và cửa khẩu, vừa kiểm soát định kỳ, vừa kiểm soát theo mẫu hàng lô hàng. 6.2. Tổ chức tốt hệ thống thông tin Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu chè của nước ta nói riêng còn thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu. Mặc dù các doanh nghiệp đã lỗ lực tìm kím thông tin về thị trường qua báo chí, phượng tiện thông tin đại chúng mạng internet nhưng các thông tin có ích cho hoạt động xuất khẩu còn quá ít và độ chúnh xác không cao và ít cập nhật. Đa phần các doanh nghiệp lại không có điều kiện thường xuyên tổ chức các đợt cho cánbộ đi khảo sát, tìm hiểu thị trường nước ngoài để cập nhật những thông tin nóng. Còn việc thiết lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài đòi hỏi tiền lực tài chính đủ mạnh mà không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng thực hiện. Trong khi thị trường thế giới ngày càng phức tạp và biến động đặc biệt là biến động về chính trị sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu chè nói riêng. Vì vậy, để các doanh nghniệp kinh doanh quốc tế nắm bắt được tình hình thị trường một cáhc nhanh chóng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Nhà nước nên tổ chức công tác thông tin về tình hình thị trường giá cả hàng hoá. Tổ chức thông tin trong suốt, nhiều chiều giữa Bộ Thương Mại - Thượng Vụ - Doanh nghiệp. Thông tin trong thời gian tới phải đạt chất lượng cao cụ thể là: phản ánh tình hình cung cầu thị trường kiụp thời có tính dự báo và hướng dẫn kinh doanh. 6.3. Một số kiến nghị về chế độ chính sách Sau một thời gian dài mấy thập kỷ nhà nước vận hành quản lý hành chính tập trung, quan liêu, bao cấp một cơ chế đã dẫn đến sự trì trệ và kém hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, làm mất đi tính chủ động sáng tạo của đơn vị sản xuất kinh doanh. Chuyển sang nền kinh tế thị trường với những hướng đi ban đầu tuy còn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế tích cực đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.Tuy nhiên, trong quá trình đề ra và thực hiện chính sách hiện nay cũng còn nhiều bất cập và cần phải giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế. Để phát triển chè thì cần phải hoàn thiện một số chính sách sau: Chính sách thuế Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm bớt khó khăn cho ngành chè theo mong muốn của đa số các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè noí chung và của Tổng công ty chè Việt Nam nói riêng thì kiến nghị nhà nước xem xét và điều chỉnh thuế VAT từ 10% xuống 3% và điều chỉnh thuế thu nhập từ 28% xuống 20% là hợp lý. Đề nghị miễn thuế sử dụng đất đối với người trồng chè vì cây chè là cây lâu năm hơn cả cây trồng lấy gỗ, lại được trồng ở Trung Du và miền núi nơi tập trung dân tộc ít người, trồng chè cũng phủ xanh đất trống đồi trọc, trống sói mòn như trồng các loại cây rừng khác. Kèm theo đó là một số chính sách có liên quan để bảo vệ giữ gìn ổn định đất trồng chè, tránh sự lấn át của các cây trồng khác đối với cây chè, tạo vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Chính sách đầu tư + Cho phép được lập quỹ bình ổn giá trong giá thành sản phẩm để trợ cấp người trồng chè khi có bất lợi về điều kiện tự nhiên và khi giá chè xuống thấp không có lợi cho người trồng chè + Đề nghị nhà nước có chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu bằng cách cho vay đầu tư dài hạn với lãi suất ưu đãi để các doanh nghiệp xuất khẩu chè thực hiện xúc tiến thương mại. Nhà nước cần hỗ trợ cho ngành chè thành lập sàn giao dịch chè Việt Nam tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, để tạo điều kiện cho người sản xuất được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Đây cũng là bước chuẩn bị để hình thành trung tâm đấu giá, mua bán chè theo lô hàng tránh tình trạng ''mẫu một đằng, hàng một nẻo'' gây nỗi bất bình đối với người mua Kết Luận Cùng với tiến trình phát triển kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hoà nhập với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước cũng như nền kinh tế thế giới là sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Tổng công ty chè Việt Nam cũng không nằm ngoài khung cảnh đó. Hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công ty đã và đang hoạt động mạnh mẽ hơn, mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng hoá các mặt hàng xuất nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu cao nhất của ngành Trong những năm qua, Tổng công ty đã đạt được nhiều thành công, khẳng định được hướng đi đúng đắn và vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Đó cũng chính là sự cố gắng của tập thể thành viên trong công ty, tuy nhiên bên cạnh đó Tổng công ty cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định trong quá trình phát triển đi lên. Bằng sự tìm hiểu và nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam ta thấy: quá trình phát triển qua hàng chục năm Tổng công ty đã khắc phục những hạn chế của mình trên cơ sở phát huy những thành công và lợi thế trong kinh doanh, từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý, phương thức làm ăn để có thể hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng và nhà nước đã đề ra. Tài liệu tham khảo 1, Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam các 2000,2001.2002,2003. 2,GS.TS. Đặng Đình Đào, PGS.TS .Hoàng Đức Thân Giáo trình kinh tế thương mại NXB Thống kê năm 2001. 3, TS. Nguyễn Xuân Quang ,Giáo trình Marketing thương mại, NXB Thống kê 1999. 4,Tạp chí người trồng chè Số 8/2002; 10/2002; 19/2003;23/2003; 26/2004 Mục lục Lởi mờ đầu 1 Chương I: Một số vấn đề chung về thị trường chè xuất khẩu của Việt Nam 3 I. Khái quát về thị trường chè xuất khẩu 3 1.1. Khái niệm thị trường 3 1.2. Thị trường chè xuất khẩu 4 1.2.1. Khái niệm 4 1.2.2. Phân loại thị trường chè xuất khẩu 5 2. Vai trò của thị trường chè xuất khẩu 6 II. Phát triển thị trường chè xuất khẩu 8 1. Sự cần thiết phát triển thị trường chè xuất khẩu ở Việt Nam 8 1.1. Khái niệm về phát triển thị trường 8 1.2. Sự cần thiết phải phát triển thị trường chè xuất khẩu 9 2. Hướg phát triển thị trường xuất khẩu 10 2.1. Thị trường truyền thống 11 2.2. Thị trường mới 12 III. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường chè xuất khẩu và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thị trường chè xuất khẩu 15 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chè xuất khẩu 15 1.1. Nhóm yếu tố khách hàng 15 1.2. Các yếu tố chủ quan 22 2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thị trường chè xuất khẩu 25 Chương II: Thực trạng hoạt đông thị trường của tổng công ty chè Việt Nam 28 I. Tổng quan về tổng công ty chè Việt Nam 28 1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty chè Việt Nam 28 2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt đông chủ yếu của Tổng công ty chè Việt Nam 30 2.1. Chức năng của Tổng công ty chè Việt Nam 30 2.2. Nhiệm vụ của Tổng công ty chè Việt Nam 30 2.3. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty chè Việt Nam 32 3. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty chè Việt Nam 32 3.1. Mô hình quản lý của Tổng công ty chè Việt Nam 33 3.2. Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận 34 3.2.1. Hội đồng quản trị 34 3.2.2. Ban kiểm soát 34 3.2.3. Ban giám đốc 34 3.2.4. Các phòng chức năng của Tổng công ty 34 II. Thực trạng thị trường chè xuất khẩu của tổng công ty chè Việt Nam 37 1. Đặc điểm của mặt hàng chè 37 1.1. Mang đặc điểm của ngành nông sản 37 1.2. Đặc điểm riêng của cây chè 38 2. Tình hình xuất khẩu chè của Tổng công ty qua các năm 38 2.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè trong thời kỳ 2000 - 2003 38 2.2. Chủng loại chè xuất khẩu 40 3. Thực trạng thị trường chè xuất khẩu của Tổng công ty 42 3.1. Thị trường theo khu vực 42 3.2. Thị trường theo các nước 46 III. Đánh giá thực trạng thị trường chè xuất khẩu của tổng công ty chè Việt Nam 51 1. Những thành tựu 51 2. Những hạn chế 53 3. Nguyên nhân của những hạn chế 54 3.1. Nguyên nhân chủ quan 54 3.2. Nguyên nhân khách quan 56 Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của tổng công ty chè Việt Nam 59 I. Định hướng sản xuất và xuất khẩu của tổng công ty chè Việt Nam trong thời gian tới 59 1. Định hướng của ngành chè Việt Nam 59 1.1. Quan điểm định hướeng phát triển sản xuất và xuất khẩu của ngành chè Việt Nam 59 1.2. Mục tiêu chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu chè từ nay đến năm 2005 60 1.2.1. Mục tiêu chung 60 1.2.2. Một số chỉ tiêu 60 2. Các chỉ tiêu kế hoạch về xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt Nam đến năm 2005 62 II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường xuất khẩu chè của tổng công ty chè Việt Nam 67 1. Duy trì, mở rộng và phát triển thị trường chè xuất khẩu của tổng công ty 67 1.1. Đẩy mạnh các hoạt đông marketing 67 1.2. Xây dựng và củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết với khách hàng 69 1.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu 70 1.4. Thực hiện xúc tiến thương mại 70 2. Biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng chè xuất khẩu 74 2.1. Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu 74 2.2 Đa dạng hoá sản phẩm để ngày càng đáp ứng tốt hơn về nhu cầu đa dạng của thị trường 80 3. Huy động vốn cho sản xuất kinh doanh 80 4. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý 81 5. Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ công nhân viên 82 6. Kiến nghị của Tổng công ty đối với Nhà nước 83 6.1. Chính sách về tổ chức quản lý xuất khẩu chè và chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu 83 6.2. Tổ chức hệ thống thông tin 85 6.3. Một số kiến nghị về chế độ chính sách 86 Kết luận 88 Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28685.doc
Tài liệu liên quan