Đất nước chúng ta đang chuyển mình từng ngày từng giờ, sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang làm thay đổi diện mạo của đất nước, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân về mọi mặt. Bên cạnh những tác động tích cực đó, sự phát triển của quá trình đô thị hoá cũng đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu không ít những thách thức môi trường, trong đó làm thế nào để có một hệ thống xử lý chất thải rắn đô thị hiệu quả là một bài toán khó đang cần được giải quyết. Trong những năm qua, Hà nội đã rất nỗ lực để cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn, thực hiện rất nhiều dự án nhằm xây dựng một mô hình quản lý tối ưu. Và chúng ta có thể thấy chất lượng môi trường sống đã được cải thiện, thủ đô đã xanh - sạch - đẹp hơn. Tuy nhiên biện pháp mà chúng ta sử dụng chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh, đây là cách thức xử lý không bền vững vì theo quá trình phát triển, khối lượng chất thải ngày càng gia tăng thì diện tích đất dành cho chôn lấp cũng phải tăng lên. Điều này làm ảnh hưởng tới quỹ đất dành cho các hoạt động khác, chưa kể đến những ô nhiễm do khu chôn lấp mang lại.
111 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng 3R để quản lý chất thải rắn tại thủ đô Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên, mô hình trước đây còn khá nhiều bất cập trong cả việc phân loại tại hộ gia đình và trong hệ thống thu gom rác cách biệt. Vì vậy, chưa thực sự hiệu quả trong việc khuyến khích người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn.
Từ khi thực hiện Phân loại rác tại nguồn theo hệ thống mới từ ngày 1/7/2007, với sự tham gia hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ cơ sở: các tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ hội Phụ nữ và các ban ngành khác, người dân tại phường Phan Chu Trinh đã tham gia nhiệt tình hơn vào việc thực hiện Phân loại rác tại nguồn. Kết quả là trung bình người dân trên địa bàn phường đã phân loại được khoảng 2,2 tấn rác hữu cơ/ngày đêm thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2-2: Khối lượng rác được phân loại tại phường Phan Chu Trinh
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn tại phường Phan Chu Trinh - URENCO
Hình 2-5: Khối lượng từng loại rác được phân loại trong 6tháng đầu năm tại Phan Chu Trinh
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn tại phường Phan Chu Trinh - URENCO
Như vậy có thể thấy rằng, trong 6 tháng vừa qua, người dân phường Phan Chu Trinh đã góp phần giảm thiểu được một khối lượng rác thải phải mang đi chôn lấp 396 tấn rác . Thay vào đó, khối lượng rác này đã được đem đến Nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn để chế biến thành phân hữu cơ – một loại phân an toàn cho cả đất trồng và người sử dụng.
Tình hình vệ sinh
Theo kết quả một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Dự án 3R-HN vào đầu tháng 9 năm 2007 vừa qua, 95,6% người dân trên địa bàn phường Phan Chu Trinh cho rằng tình hình vệ sinh môi trường hiện tại trong khu vực mình sinh sống sạch hơn so với thời gian trước khi thực hiện Dự án (Xem bảng sau)
Ngoài ra, dựa vào số lượng xe thu gom rác trên đường phố, ta cũng có thể nhận thấy rằng khối lượng rác thải vứt bừa bãi ra vỉa hè, lòng đường đã giảm đáng kể.
Nếu như trước đây, số lượng xe gom rác từ vỉa hè lòng đường (bao gồm cả lá cây, bùn cống) là khoảng 52 xe/ngày đêm thì hiện tại, trung bình số lượng xe gom rác đường (bao gồm cả lá cây, bùn cống, rác hợp đồng) chỉ còn khoảng 21~25 xe/ngày đêm. Như vậy ta có thể thấy rằng, người dân đã dần hình thành ý thức về việc giữ gìn đúng các quy định về thời gian và địa điểm đổ rác.
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
Buổi sáng
28 xe
11 xe
Buổi tối (Sau giờ thu gom)
24 xe
10~14 xe
Tổng cộng
52 xe
21~25 xe
Sự tham gia của người dân
Với sự hướng dẫn và nhắc nhở nhiệt tình của các bác cán bộ cơ sở, hầu hết hết người dân tại các tổ dân phố đã chấp hành đúng các quy định về vệ sinh môi trường và đặc biệt thực hiện phân loại rác tại hộ gia đình.
Kết quả cụ thể được thể hiện trong biểu đồ sau đây và trong phụ lục đính kèm:
Hình 2-6:Tình hình phân loại và vệ sinh tại từng điểm thu gom tập kết
Ghi chú: 4-Tốt; 3-Khá; 2-Trung bình; 1-Kém
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn tại phường Phan Chu Trinh - URENCO
Hình 2-7: Tình hình thực hiện phân loại rác tại nguồn và
vệ sinh môi trường theo tháng
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn tại phường Phan Chu Trinh - URENCO
Ghi chú:
Trong tháng đầu tiên thực hiện, người dân lần đầu tiên tiếp xúc với hệ thống mới do đó hiệu quả phân loại và vệ sinh chỉ đạt 1,9/4.
Trong tháng 8 hầu hết các tổ đều ra quân, lập kế hoạch cụ thể thay phiên nhau đứng tại điểm thu gom tập kết để hướng dẫn, nhắc nhở người dân do đó hiệu quả thực hiện đạt cao nhất với 2,7/4.
Trong tháng 9 ở một số tổ, các cán bộ vẫn duy trì tiếp tục hướng dẫn và nhắc nhở người dân nên hiệu quả đạt được cũng khá cao 2,6/4
Trong tháng 10,11,12 nhìn chung một số tổ được duy trì và dần đi vào thói quen. Tuy nhiên cũng có những tổ khi không được trực tiếp nhắc nhở thường xuyên thì vẫn chưa hình thành thói quen. Do đó vẫn xả rác không phân loại và không đúng quy định.
B. Giáo dục môi trường về 3R tại cộng đồng
Sau 6 tháng triển khai PLRTN trên địa bàn 2 phường Phan Chu Trinh và Nguyễn Du, mảng GDMT về 3R tại cộng đồng dân cư đã thực hiện được một số các hoạt động sau.
Tổ chức thăm quan Nhà máy Chế biến phế thải Cầu Diễn
BQL Dự án đã phối hợp cùng UBND Phường PCT và ND, Xí nghiệp môi trường đô thị số 2 và số 3 tổ chức 2 đợt thăm quan học tập cho các cán bộ cơ sở của từng Phường đi thăm quan Nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn. Tại đây, các cán bộ cơ sở đi thăm quan quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học Cầu Diễn từ rác hữu cơ được phân loại tại nguồn. Sau đó, tất cả tham gia thảo luận theo nhóm về các chủ đề như: “Làm thế nào để vận động người dân tham gia PLRTN”; “Chia sẻ kinh nghiệm thực hành tiết kiệm Mottainai”.
TT
UBND Phường
Số người tham gia
Thời điểm
1
Phan Chu Trinh
45
07/07/2007
2
Nguyễn Du
73
04/08/2007
Khảo sát cân rác
Có 40 hộ gia đình thuộc 2 Phường tình nguyện tham gia hoạt động Khảo sát cân rác. Theo đó, trong vòng 1 tháng liên tục, trước khi đổ rác, các hộ gia đình sẽ cân rác đã được phân loại và ghi lại vào bảng theo dõi. Kết quả lượng rác trung bình của các hộ gia đình tương ứng với 2 Phường như sau:
Bảng 2-3: Kết quả lượng rác trung bình tại các hộ gia đình tại hai phường thí điểm
Phường PCT
Phường Nguyễn Du
Số hộ gia đình
20
20
Thời gian
Tháng 7-8/07
Tháng 8-9/07
Khối lượng rác (kg) trung bình 1 ngày của 1 hộ
2.544
1.071
Khối lượng rác vô cơ (kg) trung bình 1 ngày của 1 hộ
0.694
0.273
Khối lượng rác hữu cơ (kg) trung bình 1 ngày của 1 hộ
1.547
0.684
Khối lượng rác tái chế (kg) trung bình 1 ngày của 1 hộ
0.303
0.115
Ước tính tỷ lệ lượng rác được giảm thiểu phải mang đi chôn lấp
72.7%
74.5%
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn tại phường Nguyễn Du – Phan Chu Trinh - URENCO
Chiến dịch sử dụng túi Eco-bag
Cùng với việc phân phát gần 3600 túi Eco-bag tới từng hộ gia đình, cuộc thi “Hãy cùng Túi Eco-bag tạo nên sự khác biệt vì Hà Nội xanh tươi” đã thu hút được 1046 hộ gia đình tham gia, đạt tỷ lệ 30%. Những người tham gia viết về lợi ích của Túi eco-bag và thiết kế những chiếc túi Eco-bag mà mình mong muốn. Chiếc làn nhựa/làn cói truyền thống, một chiếc túi với nhiều ngăn thường được nhiều người lựa chọn.
Kinh nghiệm thực hành tiết kiệm Mottainai
Để biên soạn cuốn sách Kinh nghiệm thực hành tiết kiệm Mottainai, dự án 3R Hà Nội đã tiến hành phỏng vấn 40 hộ gia đình về kinh nghiệm tiết kiệm của từng thành viên, và biên soạn thành cuốn “Mottainai ở Hà Nội”. Cuốn sách bao gồm 27 tình huống lãng phí với các hình ảnh minh họa, dự kiến sẽ được hoàn thành in ấn vào tháng 2 năm 2008.
GDMT về 3R tại trường học
Chương trình GDMT về 3R được triển khai tại 3 trường tiểu học Tây Sơn, Lý Tự Trọng và Võ Thị Sáu, thí điểm tại 13 lớp 3 và lớp 4 (với 457 học sinh).
Dự án phối hợp cùng các trường, cán bộ Sở GD& ĐT tổ chức 04 cuộc họp thảo luận, đóng góp ý kiến nhằm xây dựng và hoàn thiện tài liệu giáo dục 3R và giáo án cho chương trình.
Việc giảng dạy 3R được thực hiện 2 buổi/1 tuần từ 13/11/2007 đến 29/11/2007. Trước khi thực hiện và sau khi thực hiện chương trình 3R đều tiến hành khảo sát học sinh nhằm đánh giá hiệu quả chương trình trong việc tác động đến nhận thức của học sinh.
C. Một số vấn đề khó khăn và phương hướng giải quyết
Mặc dù đại bộ phận người dân đã hết sức nhiệt tình tham gia vào công tác phân loại rác tại nguồn và chấp hành đúng các quy định liên quan đến vấn đề quản lý rác thải. Tuy nhiên, vẫn cón một số khó khăn tồn đọng cần được giải quyết trong thời gian tới, như:
Một số người dân, đặc biệt là các cửa hàng kinh doanh buôn bán trên vỉa hè vẫn thường xuyên vi phạm các quy định về quản lý rác thải của UBND thành phố về việc vứt rác thải bừa bãi ra vỉa hè, lòng đường; đổ rác không đúng giờ quy định mặc dù các tổ trưởng tổ dân phố và công nhân thu gom của các Xí nghiệp Môi trường đô thị chiụ trách nhiệm thu gom đã nhắc nhở rất nhiều lần.
Ngoài ra, ngay tại các điểm tập kết thùng trên địa bàn, một số bà con chưa hình thành được thói quen đổ rác đúng giờ và đúng nơi quy định, vẫn mang rác ra đổ vào các thùng thu gom tập kết gây mất vệ sinh tại các điểm tập kết.
Đa phần công nhân thu gom đã nhiệt tình trong công tác hướng dẫn người dân. Tuy nhiên, một số công nhân chưa thực sự hiểu rõ và nhiệt tình trong việc hướng dẫn người dân phân loại rác và giữ đúng các quy định về phân loại rác thải. Ngoài ra, một số công nhân lái và phụ xe con chưa giữ đúng các quy định về giờ thu gom rác, vẫn còn xảy ra hiện tượng thu gom trước giờ quy định.
TT
Vấn đề tồn tại
Biện pháp
1
Rác thải bừa bãi trên vỉa hè, lòng đường
- Công nhân thu gom tiếp tục hướng dẫn nhắc nhở các hộ vi phạm.
- Trong trường hợp đã nhắc nhở quá nhiều lần mà vẫn tiếp tục vi phạm, báo cáo lại với tổ trưởng tổ dân phố, các cán bộ cơ sở tại địa bàn
- Kiến nghị và đề xuất sự tham gia của UBND Phường và Công an Phường để xử phạt theo quyết định 3093/ QĐ-UB ban hành ngày 21/11/1996 của UBND thành phố
2
Đổ rác tại các điểm tập kết thùng
- Kiến nghị UBND Phường tiếp tục tuyên truyền, nhắc nhở người dân tuân thủ các quy định liên quan đến thời gian, địa điểm đổ rác quy định
3
Các cửa hàng kinh doanh buôn bán
- Kiến nghị và đề xuất sự tham gia của UBND Phường và Công an Phường để xử phạt theo quyết định 3093/ QĐ-UB ban hành ngày 21/11/1996 của UBND thành phố
- Kiến nghị UBND Quận có can thiệp về Giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh lớn không chấp hành các quy định về quản lý rác thải
4
Công nhân thu gom
- Các xí nghiệp MTĐT tiếp tục nhắc nhở và tập huấn cho Công nhân thu gom về việc hướng dẫn người dân và lái phụ xe về vấn đề giờ thu gom.
- Đề nghị các bác cán bộ tại tổ dân phố, khu dân cư phản ánh về các trường hợp công nhân thu gom không nhiệt tình hay làm sai các quy định về cho các Xí nghiệp MTĐT.
D. Nhận xét
Có thể thấy việc thực hiện mô hình phân loại rác tại nguồn ở hai phường Phan Chu Trinh và Nguyễn Du đã đạt được những kết quả rất khả quan, tình hình vệ sinh ở cả hai phường đều được cải thiện, nhân dân đã có ý thức và hiểu biết về hoạt động phân loại rác tại nguồn. Tuy nhiên theo biểu đồ về tình hình vệ sinh và phân loại theo tháng chúng ta sẽ thấy sự khác biệt giữa hai phường mà chúng ta tiến hành thí điểm mô hình.
Đối với phường Nguyễn Du lần đầu tiên người dân biết đến một mô hình phân loại rác tại nguồn thì thời gian đầu khi tiếp cận, mọi người tham gia sôi nổi và tình hình vệ sinh cải thiện rõ rệt, sau đó có những sự giảm sút. Qua đó ta có thể thấy việc duy trì ý thức của người dân là rất quan trọng không chỉ trong quá trình diễn ra dự án 3R – Hà Nội hiện nay mà cả sau này khi dự án kết thúc. Và điều mà chúng ta mong muốn là sau khi dự án kết thúc người dân đã hình thành thói quen phân loại rác, nó đi vào cuộc sống của từng hộ gia đình, của từng cơ sở sản xuất kinh doanh.
Đối với Phường Phan Chu Trinh thì người dân ở đây đã có kinh nghiệm 3 năm trong việc phân loại rác, tuy hệ thống hiện nay có nhiều khác biệt song qua biểu đồ chúng ta cũng nhận thấy ngay từ đầu tình hình vệ sinh không được cải thiện mạnh mẽ như ở phường Nguyễn Du. Tuy nhiên tình hình này đã dần được cải thiện trong những tháng thực hiện tiếp theo. Và đó là một tín hiệu khả quan để chúng ta duy trì ý thức của người dân trong tương lai, giúp họ hình thành một thói quen tốt mang lại lợi ích cho họ và cho xã hội.
Đối với vấn đề giáo dục môi trường chúng ta cũng thấy ở cả hai phường người dân đã có những hiểu biết cơ bản về 3R và về hoạt động phân loại rác diễn ra trên địa bàn. Có thể thấy không có sự khác biệt nhiều về nhận thức của người dân giữa hai phường mặc dù người dân ở phường Phan Chu Trinh đã từng được tiến hành phân loại rác. Từ đó có thể thấy nếu chúng ta chú trọng hơn nữa, đưa ra hình thức tuyên truyền giáo dục thường xuyên thì chắc chắc nhận thức của người dân trong về phân loại rác tại nguồn và 3R nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung sẽ được cải thiện đáng kể.
Chương 3 : Đề xuất các giải pháp để 3R được áp dụng hiệu quả trong quản lý chất thải rắn tại Hà Nội.
3.1. Nhóm giải pháp giáo dục và tuyên truyền.
Để bất kỳ một chính sách, một chủ trương của Chính phủ đi vào đời sống hay một sáng kiến được thực hiện thành công thì hoạt động giáo dục tuyên truyền đến mọi tầng lớp dân cư luôn là giải pháp mang lại hiệu quả cao và tất yếu phải sử dụng. Đặc biệt sự thành công của Sáng kiến 3R phần lớn phụ thuộc vào ý thức bảo vệ môi trường cũng như những hiểu biết về 3R của mọi tầng lớp dân cư. 3R là một trong những hoạt động giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên,giảm thiểu việc khai thác các nguồn tài nguyên trên trái đất vốn đã không còn dồi dào như chúng ta vẫn nghĩ. Có thể nói đây là sáng kiến giúp chúng ta cải thiện chất lượng môi trường sống đồng thời cũng bảo vệ cuộc sống của thế hệ mai sau. Mỗi người trong chúng ta sớm hay muộn cũng nên nhận thức được điều này để thay đổi hành vi nhằm xây dựng xã hội bền vững. Sau đây là một vài biện pháp giúp mỗi người dân có hiểu biết về 3R để tự nguyện thực hiện các hoạt động và dần tạo thành thói quen trong cuộc sống.
3.1.1.Giải pháp giáo dục.
Hiện tại các hoạt động 3R ở Hà Nội đang được thúc đẩy thực hiện và nội dung đầu tiên để thực hiện 3R là phân loại rác tại nguồn (PLRTN). Đây là hoạt động không quá khó khăn để thực hiện nhưng với hiện trạng quản lý rác thải từ trước đến nay của Hà Nội thì hoạt động này là tương đối mới mẻ đối với người dân và cả những cán bộ thực hiện công tác quản lý rác thải của các Công ty Môi trường đô thị. Vậy việc đầu tiên khi triển khai hoạt động này là tập huấn cho cán bộ thực hiện và đồng thời cũng thông qua hiểu biết của họ tuyên truyền và hướng dẫn người dân thực hiện.
3.1.1.1. Giáo dục tập huấn cho các cán bộ thực hiện.
Các hoạt động 3R được triển khai tại Hà Nội hiện nay do tổ chức JICA phối hợp với Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) thực hiện. Muốn các hoạt động diễn ra đúng phương thức đạt hiệu quả cao thì việc tập huấn nâng cao năng lực cho các cán bộ tham gia thực hiện là rất cần thiết, cụ thể ở các mặt sau đây: Trước tiên là giúp cho các cán bộ có kiến thức về hoạt động mà mình sẽ tham gia thực hiện (về Sáng kiến 3R, về lợi ích, về kinh nghiệm thực hiện của các quốc gia trên thế giới, định hướng về việc áp dụng tại Việt Nam và cụ thể hiện nay là thủ đô Hà Nội giúp họ phát huy khả năng sáng tạo trong quá trình làm việc), tiếp theo là thông qua các cán bộ để mang thông tin đến cho mọi tầng lớp nhân dân bằng cách tập huấn giúp họ biết được cách thức thu hút người dân và các tổ chức khác như Sở Giáo dục đào tạo (GDĐT), các chính quyền cộng đồng dân cư để thực hiện các hoạt động 3R; cách thức tập huấn cho các tổ trưởng tổ dân phố và qua các tổ trưởng tổ dân phố nhân rộng thông tin tới người dân trên địa bàn của họ; cách thức tổ chức các hội thảo và cả dưới hình thức tham quan học tập nhằm giúp chính cán bộ thực hiện cũng như người dân hiểu rõ về hoạt động mà mình đang thực hiện; cách thức dẫn dắt thảo luận và làm việc nhóm vì kinh nghiệm cho thấy trong thời gian thực hiện 3R đây là một trong những phương thức làm việc có hiệu quả; cách thức trình bày thông tin tại hội thảo cho người dân sao cho dễ hiểu và thuyết phục; cách thức giải thích hoặc trình bày trước công chúng tại các cuộc họp cộng đồng qua việc tham gia vào các hoạt động tập huấn thông tin hướng dẫn về PLRTN hay phong trào sử dụng túi eco-bag; cách thức phát triển giáo dục về 3R cho học sinh thông qua việc thảo luận với giáo viên và sỏ GDĐT. Nếu được trang bị tất cả các kiến thức trên thì các cán bộ tham gia hoạt động 3R sẽ không gặp phải bất kỳ khó khăn nào trong quá trình thực hiện đồng thời trợ giúp người dân thực hiện tốt công việc của mình.
Chúng ta đã biết công nhân thu gom là người trực tiếp tham gia cùng người dân trong hoạt động phân loại rác vì vậy họ cũng cần có những kiến thức tối thiểu giúp họ hoàn thành tốt công việc của mình và cũng thông qua họ giúp đỡ người dân trong quá trình thực hiện về cách thức phân loại rác, về lợi ích của việc phân loại rác và nhắc nhở người dân trong trường hợp có những sai sót. Chúng ta nên xây dựng một hệ thống trao đổi kỹ thuật có tính khả thi giữa công nhân với các cán bộ kỹ thuật giúp họ hiểu mục tiêu và yêu cầu công việc để công việc thu gom diễn ra hiệu quả hơn. Thành lập một “Ban vệ sinh và an toàn” tập huấn giúp công nhân tự bảo vệ sức khoẻ của mình đồng thời cải thiện điều kiện cho công nhân thu gom về an toàn và vệ sinh. Ngoài ra cũng nên xây dựng một hệ thống chương trình tập huấn cho công nhân để họ có thể chỉ dẫn cho người dân về PLRTN, cụ thể về cả thời gian và địa điểm thu gom. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa người dân và công nhân thu gom sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho công việc.
3.1.1.2. Các hoạt động giáo dục trong cộng đồng dân cư.
Việc giáo dục trong cộng đồng dân cư hiện nay chủ yếu tập trung vào việc nâng cao nhận thức về 3R và về hoạt động phân loại rác tại nguồn. Hiện nay chúng ta đang thực hiện bốn hoạt động giáo dục: Khảo sát cân rác tại hộ gia đình, thăm quan học tập, Chiến dịch sử dụng túi Eco – bag, Phong trào Mottainai. Để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục trên đây trong thời gian tới tôi có một số đề xuất như sau.
Đối với hoạt động khảo sát cân rác tại hộ gia đình: Hoạt động này nhằm giúp người dân biết được lượng rác họ thải ra mỗi ngày và sau khi thực hiện phân loại rác họ đã giúp giảm lượng rác phải mang đi chôn lấp là bao nhiêu. Như vậy sẽ giúp họ nghĩ nhiều hơn về rác và khuyến khích người dân tích cực PLRTN hiệu quả hơn. Hoạt động này diễn ra tại khu vực dân cư nên thiết nghĩ có thể thu hút trẻ em tham gia, hướng dẫn chúng phân loại rác và cân rác đã được phân loại trước khi đổ, đây là một hình thức giáo dục môi trường tại nhà cho các em, cho chũng cơ hội nghĩ nhiều hơn về rác thải và môi trường. Ngoài ra thông qua hoạt động này các hộ gia đình trong tổ dân phố có thể chia sẻ kết quả khảo sát cân rác của họ, thảo luận với nhau và chia sẻ kinh nghiệm giảm thiểu rác thải.
Về hoạt động tham quan học tập, những người tham gia sẽ được đến thăm Nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn nơi mà phân hữu cơ sinh học được sản xuất từ rác hữu cơ phân loại tại nguồn. Những người tham quan sẽ có cái nhìn toàn diện về quy trình sản xuất phân hữu cơ và hiểu rõ hơn sự cần thiết của phân loại rác tại nguồn được coi là một giải pháp kép (giảm thiểu rác thải mang đi chôn lấp và cung cấp đầu vào cho việc sản xuất phân hữu cơ). Một ví dụ tại phường Phan Chu Trinh sau khi tổ chức cho các tổ trưởng tổ dân phố đi tham quan học tập, họ đã tổ chức buổi thảo luận tại tổ của mình với chủ đề “Làm thế nào để thúc đẩy người dân thực hiện PLRTN”. Buổi thảo luận đã diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến thú vị: Những thành viên lớn tuổi trong gia đình nên khuyến khích các thành viên khác tham gia phân loại, chia sẻ lợi ích của hoạt động PLRTN qua các phương tiện truyền thông của phường của hội phụ nữ…, phân loại giúp tiết kiệm thời gian, sử dụng túi eco – bag rộng rãi giúp hình thành thói quen tốt để bảo vệ môi trường, nên có cơ chế thưởng phạt,v.v…Những buổi thảo luận thế này giúp người dân tích cực hơn khi thực hiện PLRTN, khiến họ trăn trở suy nghĩ về vấn đề này và từ đó dần đi vào tiềm thức của họ. Để nhân rộng các hoạt động thế này thì việc tuyên truyền thông tin về tham quan học tập trên mạng internet, các phương tiện truyền thông… nhằm thu hút ngày càng nhiều người tham gia vào các chuyến tham quan, từ đó có ngày càng nhiều người có thể chia sẻ kiến thức và lợi ích của việc PLRTN.
Hiện nay chúng ta chủ yếu sử dụng túi nilon để đựng và nhất là sau mỗi buổi đi chợ chúng ta nhận thấy có một lượng lớn túi nilon được bỏ đi. Nilon là loại túi rất khó phân huỷ và phải mất một thời gian dài vì vậy mà nó không hề có lợi cho môi trường. Phong trào sử dụng túi eco – bag cũng là một trong những hoạt động giáo dục về 3R với mục đích thúc đẩy người dân sử dụng túi bền để đi chợ, giảm thiểu sử dụng túi nilon. Để người dân có hiểu biết và hứng thú tham gia hoạt động này chúng ta có thể tổ chức “Ngày không túi nilon” hoặc “Tuần lễ không túi nilon” tại các tổ dân phố và tăng dần tần suất tổ chức. Và hiện nay chúng ta đang phát động phong trào thiết kế túi eco – bag, cần tích cực thúc đẩy phong trào này, tổ chức cuộc thi về tác hại của túi nilon,v.v…
Với kinh nghiệm tại Nhật Bản, chúng ta cũng đang học hỏi nước bạn tổ chức phong trào Mottainai – phong trào tiết kiệm chống lãng phí. Hiện nay chúng ta đang soạn thảo cuốn sách “Mottainai tại Hà Nội” là bộ sưu tập các kinh nghiệm của người dân Hà Nội về việc “Làm thế nào để tránh lãng phí” với mục đích giúp người dân có ý thức hơn trong việc tiết kiệm nguồn tài nguyên “rác”.Chúng ta cần thu thập thêm thông tin và hoàn thiện hơn cuốn sách này. Một hoạt động nữa của phong trào Mottainai là tổ chức ngày hội Mottainai - tại đây các hộ gia đình có thể mang những sản phẩm cũ của mình vẫn còn sử dụng được để trao đổi với nhau. Sau ngày hội những vật phẩm còn lại sẽ được mang đi quyên góp cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là hoạt động thể hiện tinh thần tiết kiệm cao và mang lại lợi ích cho chính những người tham gia. Nếu hoạt động này diễn ra thường xuyên thì đây sẽ là “sân chơi” để trao đổi đồ cũ và thực hành tinh thần tiết kiệm Mottainai. Như vậy Chính phủ cũng như các bộ ngành liên quan và các cấp chính quyền nên ủng hộ và tạo điều kiện để “sân chơi” lành mạnh này được diễn ra thường xuyên và được nhân rộng. Ngoài ra như chúng ta đã biết hoạt động tái chế rất phổ biến tại Việt Nam, ngay tại thủ đô Hà Nội cũng có rất nhiều các cơ sở tái chế, mạng lưới những người thu gom phế liệu rộng khắp. Mặt khác, vẫn còn rất nhiều người dân chưa hiểu rõ những thứ nào có thể tái chế và không biết tận dụng những đồ tái chế, vì vậy chúng ta có thể tổ chức một ngày hội tái chế, ngày hội này sẽ rất có ý nghĩa đối với cộng đồng. Việc tổ chức cũng diễn ra không quá khó khăn, ví dụ như trước ngày tổ chức, UBND hoặc là các trường học (trong trường hợp được tổ chức tại các trường học) sẽ thông báo đến tất cả người dân (học sinh) về thời gian địa điểm diễn ra và chỉ dẫn cho họ những thứ có thể mang đến ngày hội như nhựa cứng, kim loại, bìa carton, lon bia, vỏ chai… Dưới sự hướng dẫn của đơn vị tổ chức những đồ tái chế một lần nữa được phân loại lại và những cơ sở tái chế có thể mua được nguyên liệu đầu vào ở đây.
Hiện nay chương trình giáo dục 3R tại trường học đã được thực hiện thí điểm tại 3 trường tiểu học thuộc phường Nguyễn Du và Phan Chu Trinh (trường tiểu học Tây Sơn, Lý Tự Trọng và Võ Thị Sáu) với giáo án đã được bộ GDĐT phê duyệt và mang lại kết quả tốt. Các em học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh mình ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, có cơ hội hiểu biết về 3R - một hoạt động mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế xã hội giúp các em có ý thức tham gia ngay tại nhà mình bằng cách cùng với thành viên trong gia đình thực hiện PLRTN. Chúng ta cần nhân rộng chương trình giáo dục này đến tất cả các trường tiểu học trên toàn thành phố để mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác giáo dục môi trường cho trẻ em.
Tất cả những đề xuất về giáo dục môi trường mà cụ thể là chương trình 3R trên đây nếu được thực hiện có hiệu quả thì trong tương lai không xa Sáng kiến 3R sẽ được thực hiện thành công tại Hà Nội và sẽ có khả năng nhân rộng ra các tỉnh thành khác.
3.1.2.Giải pháp tuyên truyền
Sáng kiến 3R còn khá mới mẻ với người dân trên địa bàn thành phố vì vậy công tác tuyên truyền cung cấp thông tin đến từng người dân là vô cùng quan trọng. Mục đích cụ thể của hoạt động tuyên truyền là : Tăng cường nhận biết của người dân về Sáng kiến 3R; truyền đạt chính xác thông tin về 3R đến với người dân, thúc đẩy các bên liên quan tham gia tích cực vào hoạt động 3R tại Hà Nội. Hiện nay dự án 3R – HN cũng đang được triển khai và một trong những hoạt động của dự án là tuyên truyền thông tin về 3R thông qua panô, áp phích, băng rôn, tờ rơi, áo phông 3R, túi eco –bag, đề can, tờ tin, các thông cáo báo chí, các mục quảng cáo trên truyền hình (HTV, VTV), bài hát 3R…Các hoạt động này cũng đã phần nào giúp người dân thủ đô có được thông tin về 3R. Như vậy, có thể thấy công tác tuyên truyền mang lại hiệu quả cao vì vậy cần phải thúc đẩy hơn nữa việc thực hiện các hoạt động trên đây, tăng tần suất về những thông tin 3R trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp với UBND các quận, phường, các hội, các tổ chức dân cư để tuyên truyền đến từng người dân, sử dụng tối đa lợi ích của hệ thống thông tin phường. Ngoài ra chúng ta có thể thúc đẩy việc tổ chức cuộc thi nhiếp ảnh 3R vừa tạo hứng thú cho những người tham gia, vừa tuyên truyền đến tận những người dân. Liên tục tham gia các trưng bày các sản phẩm 3R tại các hội chợ, triển lãm như chúng ta đã thực hiện tại Lễ hội Hội An hay triển lãm AgroViet 2007. Các gian hàng trưng bày các sản phẩm 3R tại đây thu hút rất nhiều khách tham quan, gian hàng sản phẩm Phân hữu cơ sinh học được sản xuất tại nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn trong triển lãm AgroViet 2007 thu hút rất nhiều khách tham quan, đó là cơ hội tốt để mở rộng thị trường phân hữu cơ. Tích cực tổ chức các hoạt động tại cộng đồng giúp người dân tiếp cận dễ dàng với các thông tin về 3R. Ví dụ như có thể tổ chức các buổi hội thảo tại tổ dân phố thu hút mọi người tham gia và đưa ý kiến để việc thực hiện các hoạt động hiệu quả hơn. Như vậy có thể thấy công tác tuyên truyền là rất quan trọng để thông tin đến được với mọi tầng lớp nhân dân, thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền trên đây sẽ trợ giúp rất nhiều cho việc thực hiện thành công chương trình 3R tại thủ đô Hà Nội.
3.2. Nhóm giải pháp quản lý
3.2.1. Xem xét một cách hiệu quả công tác thu gom và vận chuyển chất thải.
Trong quá trình thực hiện thí điểm hoạt động phân loại rác tại nguồn tại bốn phường thí điểm mà điển hình là Phan Chu Trinh và Nguyễn Du, chúng ta vấp phải một vài bất cập và cần phải khắc phục để nhân rộng mô hình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội.Người dân phải làm quen với một hệ thống thu gom rác thải mới, khác với hệ thống trước đây về cả thời gian lẫn tần suất thu gom. Và vì thế có một số lượng lớn dân cư ngay trong khu vực thực hiện thí điểm vẫn thải rác không đúng giờ hoặc không đúng theo sự hướng dẫn của các chuyên viên. Đây là nguyên nhân khiến các xe thu gom vận hành không hiệu quả. Để khắc phục vấn đề này việc hướng dẫn cụ thể tới từng hộ gia đình là rất cần thiết và việc này nên được duy trì trong một thời gian để người dân quen với hệ thống mới, hình thành nên thói quen cho họ. Công tác này rất cần đến các Cộng tác viên 3R, vì vậy mà việc mở rộng mạng lưới Cộng tác viên trong thời điểm này là rất cần thiết. Đồng thời cũng nên xem xét mức độ thuận tiện của hệ thống thu gom đối với người dân, ví dụ như thay vì người dân có thể mang rác thải ra vào 20h – 21h thì nên mở rộng thời gian đổ rác từ 20h -22h, như thế sẽ thuận tiện hơn đối với những hộ gia đình do công việc quá bận rộn nên mọi sinh hoạt sẽ diễn ra muộn hơn so với những gia đình khác.
Như chúng ta đã biết thì trên địa bàn thành phố Hà Nội ngoài những tuyến phố lớn, công việc thu gom diễn ra dễ dàng thì còn có rất nhiều những con phố nhỏ với nhiều ngõ hẻm nhỏ và cả những khu tập thể cao tầng. Đây có thể coi là một khó khăn đối với công tác thu gom, vì vậy tôi có đề xuất là nên thu gom tại các địa điểm đã quy định,ví dụ như đặt hệ thống thùng thu gom tại đầu mỗi hẻm nhỏ, hay tại một góc sân của khu tập thể cao tầng và có nắp đậy kín, mở rộng thời gian thu gom cả buổi sáng và buổi tối.
UBND thành phố Hà Nội cũng đã có ý định thay đổi thời gian thu gom chất thải (từ ban ngày cho đến ban đêm) từ giữa tháng 10 năm 2007. Điều này có thể dẫn đến một số tác động không tích cực như tăng giá thu gom và lương trả cho công nhân, làm tăng gánh nặng đối với công nhân làm việc ca đêm. Và vì thế cần xây dựng một hệ thống thu gom đồng bộ, có thể thu gom vào cả buổi sáng sớm cùng với việc lựa chọn vị trí đặt thùng rác cho phù hợp để phân phối công việc đến các công nhân một cách thích hợp nhất. Ngoài ra cũng nên xem xét đến việc thu gom rác tại mỗi hộ gia đình, nên dùng túi hay dung thùng rác nhỏ. Theo ý kiến của tôi thì đối với các loại rác hữu cơ nên dùng thùng rác có nắp đậy kín và có thể tách được nước rác để tránh tạo mùi khó chịu và để được trong nhà trong thời gian dài hơn, còn đối với loại rác vô cơ và rác có thể tái chế thì có thể bỏ vào túi nilon có màu khác nhau.
Tóm lại, việc tính toán sao cho hệ thống thu gom của chúng ta hiệu quả nhất là rất quan trọng, chúng ta nên thường xuyên có những hoạt động kiểm tra giám sát để cải thiện dần hệ thống về cả địa điểm thu gom cụ thể ở từng nơi cũng như phân chia hiệu quả thời điểm thu gom lần thứ nhất và lần thứ hai trong một ngày.
3.2.2. Nâng cao vai trò trách nhiệm của các thành phần tham gia và các cấp chính quyền.
Như chúng ta có thể nhận thấy để thực hiện Sáng kiến 3R thì việc xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường trở nên vô cùng quan trọng, bảo vệ môi trường không phải chỉ là việc của Chính phủ, của các tổ chức về Môi trường hay của các Công ty Môi trường đô thị mà là của toàn dân, của các cấp chính quyền địa phương, của từng tổ dân phố và của cả các tổ chức, các hội trong nhân dân. Nếu có được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành, các cấp, các thành phần trong xã hội thì công tác bảo vệ môi trường sẽ không thể gặp khó khăn. 3R cũng là một trong những hoạt động giúp chúng ta cải thiện chất lượng môi trường sống và bảo vệ môi trường, vì thế cũng cần sự quan tâm hiểu biết của tất cả thành phần trong xã hội. Chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng của các cấp chính quyền trong hoạt động này thông qua việc triển khai thí điểm tại các phường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để từng người dân tham gia vào các hoạt động 3R các Cộng tác viên 3R đã nỗ lực tuyên truyền giáo dục tại từng hộ gia đình, để có thể làm như vậy, UBND của các phường đã huy động các tổ chức trong nhân dân, tập hợp họ thành tổ chức Cộng tác viên 3R. Thông qua hoạt động của những Cộng tác viên người dân đã có hiểu biết đồng thời có ý thức thực hiện các hoạt động 3R. Như vậy việc phân công trách nhiệm thẩm quyền cho mỗi cấp, mỗi ngành một cách rõ ràng là hết sức quan trọng. Chính phủ có vai trò chỉ đạo đường lối thực hiện đồng thời có những chính sách hỗ trợ khác nhau nhằm giúp đỡ việc thực hiện Sáng kiến 3R. Các bộ ngành phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm cụ thể hoá sự chỉ đạo của Chính phủ để các hoạt động diễn ra thuận lợi và mang lại kết quả như mong muốn. Và khâu quan trọng nhất đó là sự tham gia của cộng đồng dân cư. 3R là một hoạt động mang tính cộng đồng rất cao, có thể nói sự tham gia của cộng đồng dân cư, cụ thể là từng người dân, từng tổ chức xã hội là yếu tố quan trọng nhất để 3R thực hiện thành công. Và để mỗi người dân tham gia tích cực, có ý thức và dần tạo thành thói quen thì sự hỗ trợ UBND thành phố, UBND cấp phường là hết sức quan trọng, có thể nói UBND cùng các tổ chức trong dân cư phối hợp sẽ mang lại hiệu quả tối đa nhằm đưa 3R vào đời sống và dần trở thành một hoạt động tất yếu. Và công tác giáo dục tuyên truyền đến mọi tầng lớp dân cư cũng thông qua các tổ chức trong dân chúng và ở đâu có sự phối hợp nhịp nhàng của các cấp chính quyền địa phương thì ở đó công tác giáo dục tuyên truyền luôn đạt hiệu quả cao và ý thức của người dân được cải thiện đáng kể.
3.2.3. Các biện pháp về thể chế chính sách.
Sáng kiến 3R bắt đầu được áp dụng ở Việt Nam và hiện tại cũng chỉ đang áp dụng tại Thủ đô Hà Nội trong một thời gian ngắn. Việc phát triển Sáng kiến 3R là một xu thế tất yếu để hình thành xã hội tuần hoàn vật chất và tiết kiệm nguồn tài nguyên. Tuy nhiên việc áp dụng ở một nước đang phát triển như ở Việt Nam hiện nay sẽ gặp nhiều khó khăn. Và trong giai đoạn đầu khi mọi hoạt động chưa đi vào quỹ đạo của nó thì cần thiết phải có sự hỗ trợ của Chính phủ cũng như các tổ chức khác. Về lâu dài sự hỗ trợ này có thể cải thiện dần hình thức để phù hợp hơn với tình hình đang diễn ra. Sau đây là một vài đề xuất nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện Sáng kiến 3R ở Hà Nội nói riêng và trong tương lai áp dụng trên toàn quốc.
a) Danh mục các lĩnh vực được ưu đãi và ưu đãi đặc biệt
Phần này sẽ đưa ra đề xuất về danh mục những lĩnh vực liên quan đến 3R nên được ưu đãi về tài chính.
Danh mục các lĩnh vực đề xuất được đặc biệt ưu đãi:
Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới về 3R chưa sử dụng tại Việt Nam.
Sản xuất thiết bị về 3R.
Thu gom, xử lý chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải.
Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng môi trường sử dụng công nghệ phục vụ 3R tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Những lĩnh vực sản xuất và dịch vụ khác có đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ 3R chiếm trên 25% doanh thu.
Đầu tư xây dựng kết cầu hạ tầng môi trường có sử dụng công nghệ 3R ở các khu chung cư cao cấp tại các đô thị và khu công nghiệp lớn.
Danh mục các lĩnh vực đề xuất được ưu đãi:
Đầu tư xây dựng cơ sở, công trình kỹ thuật; phòng thí nghiệm, trạm trại thí nghiệm nhằm ứng dụng công nghệ 3R vào sản xuất và đời sống;
Đầu tư thành lập các viện nghiên cứu phát minh và ứng dụng công nghệ 3R vào xử lý các vấn đề môi trường trong các ngành sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Đầu tư kinh doanh hạ tầng ứng dụng 3R tại các cụm công nghiệp, cụm làng nghề nông thôn, các khu du lịch quốc gia, khu thương mại tập trung.
b) Các chính sách ưu đãi
Các chính ưu đãi được đề xuất bao gồm ưu đãi về đầu tư, thuế, đất đai, nhập khẩu máy móc, thiết bị, xuất khẩu, cụ thể như sau:
Chính sách ưu đãi về đầu tư:
Chính phủ thực hiện chính sách ưu đãi về đầu tư trên cơ sở triển khai chương trình đầu tư công cộng bằng nguồn vốn có gốc ngân sách và tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực 3R như những lĩnh vực ưu tiên đối với việc thiết lập một cơ chế mới về bảo vệ môi trường là xử lý thời đầu, trong và ngoài đường ống. Các ưu tiên về đầu tư tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực:
Xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, mở rộng, đầu tư chiều sâu, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng sản xuất hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp 3R.
Xây dựng mới và duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng xã hội về khoa học công nghệ, y tế liên quan hoặc trực tiếp phục vụ 3R.
Thực hiện kế hoạch 3R có liên kết chặt chẽ với các hoạt động ưu tiên thuộc Chiến lược phát triển bền và Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, các chương trình mục tiêu quốc gia.
Phát triển có chọn lọc một số doanh nghiệp Nhà nước trong một số lĩnh vực then chốt thuộc 3R làm điểm trình diễn nhằm giải quyết căn bản vấn đề 3R tại những điểm lựa chọn;
Về mặt lãnh thổ ưu tiên đầu tư hạ tầng và kỹ thuật 3R cho các khu công nghiệp và khu chế xuất, khu công nghệ cao. Thời kỳ 5- 10 năm tiếp theo nghiên cứu đầu tư áp dụng áp dụng 3R cho các khu du lịch, khu tập trung dân cư… thuộc các vùng kinh tế trọng điểm Bắc và Nam Bộ.
Tăng cường các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước ( tích luỹ từ nguồn thu trong nước và vốn vay ODA) cho các mục đích hỗ trợ các dự án đầu tư cho công nghiệp công nghệ cao, khuyến khích đổi mới công nghệ, các ứng dụng có khả năng áp dụng quy trình 3R, đặc biệt là các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, có ý nghĩa chuyển đổi cơ cấu của các ngành các vùng, các dự án thuộc các ngành công nghiệp then chốt… các cơ sở hạ tầng xã hội và môi trường có khả năng thu hồi vốn; Ngoài ta một phần nguồn vốn ODA phải bố trí cho các hoạt động tăng cường năng lực và thể chế, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý theo hướng tạo môi trường thuận lợi ch việc áp dụng hiệu quả nguyên tắc 3R trong phát triển kinh tế xã hội.
Chính sách ưu đãi về thuế
Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Đề nghị áp dụng mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức ưu tiên như sau:
Được miễn thuế 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phảo nộp cho 8 năm tiếp theo đối với các dự án thuộc lĩnh vực ngành nghề đề nghị ưu đãi tài chính.
Được miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 8 năm tiếp theo đối với các dự án thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi tài chính.
Giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp.
Giảm 10% thuế suất thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án thuộc lĩnh vực và ngành nghề thuộc danh mục ưu đãi.
Giảm 15% thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án thuộc lĩnh vực và ngành nghề thuộc danh mục đặc biệt ưu đãi.
Thời hạn áp dụng mức thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đề nghị như sau:
Áp dụng mức thuế suất ưu đãi trong thời hạn 10 năm đối với các dự án thuộc danh mục ưu tiên.
Áp dụng mức thuế suất ưu đãi trong thời hạn 15 năm đối với các dự án thuộc lĩnh vực được đặc biệt ưu tiên tài chính.
Giảm thuế thu nhập cá nhân: Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với lao động có chuyên môn kỹ thuật 3R làm việc cho các dự án đầu có mục tiêu sản phẩm rõ ràng sử dụng công nghệ của 3R. Đối với lao động không có chuyên môn kỹ thuật 3R làm việc cho các dự án nêu trên giảm 30% thuế thu nhập cá nhân.
Chính sách ưu đãi về đất đai
Đề nghị áp dụng chính sách miễn thuế sử dụng đất cho các dự án hoạt động trong lĩnh vực 3R theo mức sau:
Miễn thuế sử dụng đất trong vòng 7 năm đối với các dự án thuộc các ngành và lĩnh vực ưu đãi tài chính.
Miễn thuế sử dụng đất trong vòng 9 năm đối với các dự án thuộc diện đặc biệt ưu đãi.
Miễn thuế sử dụng đất trong vòng 15 năm đối với các dự án thuộc danh mục đãi tài chính 3R có sản phẩm tái chế xuất khẩu.
Chính sách ưu đãi về nhập khẩu máy móc, thiết bị: Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc tạo thành tài sản cố định của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề và lĩnh vực thuộc diện ưu đãi tài chính.
Chính sách ưu đãi đối với xuất khẩu:
Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu: Nghiên cứu ban hành quy đinh một số nhóm sản phẩm tái chế được hưởng tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Nguồn hỗ trợ tín dụng được trích từ Quỹ hỗ trợ phát triển của Chính phủ.
Thưởng kim ngạch xuất khẩu: Mở rộng diện xét thưởng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu sản phẩm tái chế.
Đối với thuế giá trị gia tăng: Áp dụng mức thuế 0% áp dụng cho các sản phẩm và dịch vụ 3R xuất khẩu; giảm thuế suất 20 % đối với các dịch vụ hỗ trợ 3R.
c) Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách hỗ trợ bao gồm hỗ trợ về tài chính, về kiến thức và kinh nghiệm, về nhân lực, cụ thể như sau:
Về tài chính
Nhà nước hỗ trợ từ 20-40% kinh phí xây dựng các dự án và kinh phí xúc tiến đầu tư các dự án áp dụng quy trình 3R trong các lĩnh vực thuộc danh mục ưu đãi và ưu đãi đặc biệt.
Nhà nước hỗ trợ một phần lãi suất tín dụng cho các dự án đầu tư vào các ngành nghề và lĩnh vực hoạt động theo phương thức 3R. Mức độ hỗ trợ được quy định riêng cho các dự án thuộc danh mục ưu đãi và ưu đãi đặc biệt.
Nhà nước hỗ trợ (có thể từ nguồn ngân sách và nguồn vốn vay ODA) cho đầu tư đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dụng các khu xử lý chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải tập trung (tuỳ dự án hỗ trợ từ 20 – 40%).
Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng xử lý môi trường thep hướng 3R tại các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao.
Về công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm
Hỗ trợ đầu tư chuyển giao công nghệ: Nhà nước có thể hỗ trợ bằng phương thức góp vốn công nghệ 3R nếu là công nghệ có khả năng nâng cao năng lực quản lý và tiết kiệm tài nguyên, nhiên liệu trong 3R hoặc tăng đáng kể khả năng cạnh tranh của sản phẩm tái chế.
Hỗ trợ thực hiện các dịch vụ đầu tư vào các lĩnh vực 3R bao gồm tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, tư vấn chuyển giao công nghệ, tư vấn dạy nghề và đào tạo kỹ năng quản lý, tư vấn về thị trường, thông tin khoa học, công nghệ, xúc tiến đầu tư.
Về nhân lực
Hỗ trợ đào tạo nhận lực chuyên môn làm việc trực tiếp trong các dự án sản xuất và xây dựng hạ tầng môi trường ứng dụng công nghệ 3R (ngân sách hoặc vốn hỗ trợ phát triển ODA).
Hỗ trợ chuyên gia tư vấn thực hiện dịch vụ công nghệ; dịch vụ bảo hộ quyền tài sản trí tuệ, chuyển giao, thông tin, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ, tuyên truyền về công nghệ và đổi mới công nghệ.
Trên đây là những biện pháp hỗ trợ tầm vĩ mô để 3R có thể được thực hiện rộng rãi, không chỉ tại Thủ đô Hà Nội như hiện nay mà sẽ nhân rộng mô hình trên toàn quốc, đó là một tương lai không xa nếu chúng ta nỗ lực thúc đẩy các hoạt động 3R ngay từ khi mới bắt đầu. Hiện tại có thể nói phần lớn người dân Thủ đô đã biết đến các hoạt động 3R đang diễn ra, quan trọng là nâng cao ý thức, hiểu biết để từng người dân tham gia vào thực hiện Sáng kiến cùng với những chính sách hỗ trợ như trên của Chính phủ đối với toàn bộ các lĩnh vực liên quan đến 3R, tin rằng trong tương lai 3R sẽ được thực hiện thành công tại Hà Nội và sẽ có thể nhân rộng ra các tỉnh thành trên cả nước.
3.2.4. Biện pháp kinh tế
Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải là công cụ kinh tế được áp dụng có hiệu quả nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta các loại phí bảo vệ môi trường cũng được áp dụng tuy nhiên nó chưa mang lại hiệu quả, chưa tạo ra áp lực để chủ thể đóng phí có trách nhiệm hơn đối với môi trường. Hiện nay mức phí thu gom chất thải cũng nằm trong tình trạng này, nó chưa được tính trên cơ sở khối lượng chất thải được thu gom, vận chuyển và sự phát triển chung của kinh tế xã hội. Một mức phí thu gom hoặc/ và vận chuyển chất thải sẽ phải được cân nhắc cụ thể bởi các điều kiện hiện tại mà người dân, doanh nghiệp, cơ quan sẵn sàng chi trả để có được mức phí thích hợp và hiệu quả đối với công tác quản lý chất thải hiện nay. Từ năm 2005, mức phí thu gom chất thải sinh hoạt là 2000đ/người/tháng và từ tháng 11/2007, thành phố Hà Nội đã áp dụng mức phí là 3000đ/người/tháng, mức phí này sẽ cần phải được tăng lên trong tương lai vì chi phí cao hơn gấp 2 lần mức phí hiện nay. Tuy nhiên chúng ta cũng thấy một thực trạng là với mức phí như hiện nay cũng có rất nhiều hộ gia đình không chịu nộp phí. Không chỉ có vậy, mức thu phí đối với hộ kinh doanh hiện nay cũng chưa hợp lí và khó xác định vì chưa phân rõ loại hình và quy mô kinh doanh. Các hộ kinh doanh cũng chưa có nhận thức đúng đắn, nhiều cửa hàng bán đồ ăn, sau giờ bán hàng họ thải ra rất nhiều rác, đặc biệt là những hàng bán cơm bình dân. Với hiện trạng thu phí như hiện nay cần phải có một mức phí mới và cách thức thu phí hiệu quả.
Nguyên tắc tính phí thu gom và xử lý chất thải.
Việc tính mức chi phí và áp dụng thu phí cần chú ý để mọi thành phần kinh tế tham gia. Phí chất thải cần được tính theo khối lượng, tuy nhiên phụ thuộc theo các đối tượng khác nhau để có mức phí hợp lí.
Đối với chất thải sinh hoạt hộ gia đình nên tính phí theo mức bình quân đầu người.
Với các cơ quan, văn phòng nên tính theo khối lượng thải ra và thực hiện theo phương thức ký hợp đồng thu gom, xử lý. Tính phí cho các cơ quan nên tính theo khối lượng chất thải và theo thành phần chất thải. Loại chất thải khác nhau thì mức phí khác nhau (ví dụ đối với chất thải khó phân hủy hay chất thải nguy hại).
Đối với chất thải công nghiệp và y tế đã có rất nhiều công ty thu gom xử lý chất thải ngoài URENCO tham gia. Trên thực tế họ đã tính theo khối lượng chất thải và ký hợp đồng thu gom, xử lý.
Chất thải xây dựng cần phải có hợp đồng thu gom xử lý chất thải trước khii một công trình xây dựng được tiến hành. Tính phí đối với chất thải xây dựng phải tuỳ theo quy mô của công trình xây dựng và nên có chế tài xử phạt nếu công trình xây dựng đổ chất thải bừa bãi.
Phí chất thải thương mại cần phải có mức phí cao hơn so với chất thải sinh hoạt. Điều này phải được xây dựng thành luật và làm sao kích thích được các đối tượng tìm cách giảm thải và thực hiện phân loại tại nguồn.
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh cần tính theo loại hình sản xuất kinh doanh và tính theo khối lượng chất thải phát sinh. Đối với các cơ sở kinh doanh, mức phí theo khối lượng và quy mô kinh doanh có thể chia làm 3 – 4 loại để áp dụng.
Nên tách bạch chất thải hộ gia đình được thành phố trợ cấp, còn đối với các cơ sở kinh doanh, khu vực công nghiệp, dịch vụ, cơ quan văn phòng thì không được hỗ trợ.
Tính phí thu gom và xử lý chất thải.
Có thể tính mức phí chất thải trên cơ sở: lấy khoản kinh phí do Thành phố trợ cấp hiện tại trang trải cho khối lượng chất thải là bao nhiêu, sau đó lấy chi phí thu gom xử lý khối lượng chất thải trừ đi trợ cấp và chia cho bình quân đầu người.
Phí = (Tổng chi phí - Trợ cấp)/ Dân số
Ở một số nước khác, phí thu được phải đủ để bù chi phí và có lãi, tuy nhiên mức sống như ở Việt Nam hiện nay vẫn cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên việc hỗ trợ này cũng chỉ có thể duy trì trong một thời gian nhất định và cần phải tăng cường trách nhiệm của chủ thể xả thải, khuyến khích hoạt động xã hội hoá trong bảo vệ môi trường. Mức phí và sự hỗ trợ sẽ tuỳ vào từng thời điểm phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội. Công ty Môi trường đô thị cần tính cụ thể mức phí thu gom, xử lý chất thải. Mức hỗ trợ cho thu gom, xử lý chất thải có thể đưa ra lộ trình theo tiến trình giảm dần mức hỗ trợ. Chẳng hạn như:
Năm thứ nhất: Nhà nước 50% + Người dân 50%.
Năm thứ hai: Nhà nước 40% + Người dân 60%.
Năm thứ ba: Nhà nước 30% + Người dân 70%.
Việc tính toán chi tiết mức phí thu gom, xử lý chất thải cần thành lập nhóm nghiên cứu để tính toán chi tiết, có luận cứ khoa học. Tính phí và đưa ra mức phí cần có sự thảo luận của khu vực dân chúng. Việc ra quyết định về mức phí là do Hội đồng nhân dân.
Áp dụng thu phí và phương thức thu.
Chúng ta cần có chế tài đối với những đối tượng phát thải không đóng phí chất thải. Chẳng hạn như UBND quận Cầu Giấy khi cấp giấy phép xây dựng cần phải có hợp đồng xử lý chất thải hợp lý thì mới được cấp phép (cụ thể phải đóng một khoản phí phù hợp). Đối với công dân, nếu không đóng phí thu gom, xử lý chất thải thì Chính quyền không cho xin dấu khi cần vì coi như họ chưa hoàn thành nghĩa vụ công dân.
Cần biểu dương những trường hợp tiêu biểu để làm gương cho mọi người noi theo. Công ty Môi trường cũng cần tăng dần chất lượng dịch vụ thu gom, xử lý kèm theo. Để tăng mức phí chất thải cần có hoạt động truyền thông tăng cường nhận thức của nhân dân.
Mức thu phí hợp lý đối với từng đối tượng khác nhau sẽ khuyến khích được tất cả các thành phần kinh tế tham gia. Cơ chế về phí chất thải sẽ khuyến khích các nhà hàng, khách sạn, cơ sở công nghiệp, thương mại sẽ tự nguyện thực hiện phân loại rác để giảm chi phí.
Cần giao trách nhiệm cho từng tổ chức tiến hành vận động, tuyên truyền vì dân trí không đồng đều, khi có mức phí mới phải có tuyên truyền để người dân được biết, thông qua các hình thức loa truyền thông, thông báo, họp tổ dân phố...
Phương thức thu phí: Một quý – 3 tháng/ 1 lần là hợp lý. Phải quy định một ngày thu phí cụ thể để người dân dễ nhớ và tạo thành thói quen. Thu phí nên có sự phối hợp giữa chính quyền và Công ty Môi trường đô thị.
Trên đây là một đề xuất về mức phí cũng như cách thức thu phí phù hợp với hệ thống thu gom rác thải và đồng thời cũng thúc đẩy người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn để giảm thiểu chất thải và giảm chi phí.
Như chúng ta đã biết việc người dân phân loại rác tại nguồn rất có lợi về mặt kinh tế xã hội. Hoạt động này làm cho môi trường sống sạch hơn, lượng rác thải ra ít hơn đồng thời khối lượng rác hữu có có thể được mang đi tái chế thành phân compost đem bán trên thị trường và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp sản xuất. Hiện nay chúng ta đang được sự hỗ trợ của tổ chức JICA và của chính phủ Việt Nam khi thực hiện hoạt động phân loại rác tại nguồn cũng như các hoạt động khác trong Sáng kiến 3R, tuy nhiên sự hỗ trợ này cũng chỉ trong một thời gian nhất định và khi kết thúc việc duy trì hệ thống phân loại như hiện nay sẽ như thế nào. Hiện nay chúng ta vẫn cung cấp những thiết bị phân loại cho người dân như túi để phân loại, các hệ thống thùng đựng rác, các công cụ giáo dục tuyên truyền... tuy nhiên thì trong tương lai khi sự hỗ trợ không còn thì việc tiếp tục cung cấp các thiết bị này sẽ gặp khó khăn. Vậy để duy trì việc cung cấp miễn phí các thiết bị, công cụ này thì nên áp dụng phương thức người được hưởng lợi phải mất chi phí. Tức là doanh nghiệp sử dụng các loại rác hữu cơ để chế biến phân compost hay sử dụng các loại rác tái chế để sản xuất các vật dụng khác nên có hình thức chi trả cho đối tượng phân loại rác. Họ sẽ phải trích một phần lợi nhuận của mình để hỗ trợ Công ty môi trường tiếp tục duy trì việc cung cấp thiết bị cho người dân phân loại rác. Trên đây là một ý kiến tôi đưa ra nhằm mục đích tạo động lực để người dân tích cực tham gia phân loại rác tại nguồn nhằm giảm thiểu lượng rác thải.
KẾT LUẬN
Đất nước chúng ta đang chuyển mình từng ngày từng giờ, sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang làm thay đổi diện mạo của đất nước, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân về mọi mặt. Bên cạnh những tác động tích cực đó, sự phát triển của quá trình đô thị hoá cũng đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu không ít những thách thức môi trường, trong đó làm thế nào để có một hệ thống xử lý chất thải rắn đô thị hiệu quả là một bài toán khó đang cần được giải quyết. Trong những năm qua, Hà nội đã rất nỗ lực để cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn, thực hiện rất nhiều dự án nhằm xây dựng một mô hình quản lý tối ưu. Và chúng ta có thể thấy chất lượng môi trường sống đã được cải thiện, thủ đô đã xanh - sạch - đẹp hơn. Tuy nhiên biện pháp mà chúng ta sử dụng chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh, đây là cách thức xử lý không bền vững vì theo quá trình phát triển, khối lượng chất thải ngày càng gia tăng thì diện tích đất dành cho chôn lấp cũng phải tăng lên. Điều này làm ảnh hưởng tới quỹ đất dành cho các hoạt động khác, chưa kể đến những ô nhiễm do khu chôn lấp mang lại.
Gần đây, ở Hà Nội đã tiến hành triển khai sáng kiến 3R - có thể nói đây là giải pháp tối ưu để quản lý chất thải rắn, vừa tiết kiệm được tài nguyên, vừa mang lại lợi ích kinh tế xã hội to lớn. Chuyên đề “ Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng 3R để quản lý chất thải rắn tại thủ đô Hà Nội“ mong muốn góp một phần nhỏ bé để cải thiện dần việc thực hiện 3R tại Hà Nội, giúp Sáng kiến 3R thành công, giải được bài toán khó về quản lý chất thải, cải thiện chất lượng môi trường thủ đô. Và tất nhiên, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, của mọi tầng lớp nhân dân mới là yếu tố quyết định thành công của Sáng kiến 3R.
Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn đến Tiễn sĩ Lê Hà Thanh – giáo viên trực tiếp hướng dẫn, ông Nguyễn Trung Thắng cán bộ Viện chiến lược chính sách Tài nguyên Môi trường đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34827.doc