Chuyên đề Hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH nhà nước 1thành viên Cơ khí Hà Nội

Trong cơ chế thị trường vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm là vấn đề hiệu quả kinh doanh.Một doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững và phát triển thì hoạt động kinh doanh phải có hiệu quả. Sự chuyển đổi kinh tế từ cơ chế tập chung quan lieu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN cùng với xu hướng phát triển kinh tế ngày càng đi vào chiều sâu hiện nay đã đặt ra vấn đề hiệu quả và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực máy móc thiết bị, Công ty TNHHNN1TV Cơ Khí Hà Nội đã và đang tìm cho mình một hướng đi phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng của mình, nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của công ty. Đây là một bài toán khó giải, để giải quyết được bài toán này cần sự nỗ lực của CBCNV trong toàn công ty. Báo cáo tốt nghiệp với đề tài : “Hiệu quả kinh doanh ở công ty TNHHNN1TV Cơ khí Hà Nội” trong một chừng mực nhất định có thể coi là một đáp số. Em hy vọng với bài viết trên cùng với các biện pháp khác sẽ phần nào giúp công ty nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình trong thời gian tới. Do nhiều hạn chế nhất định về thời gian, trình độ, kinh nghiệm thực tế nên đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em mong thầy cô và bạn đọc góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các cô chú và các anh chị trong Công ty Cơ khí Hà Nội, đặc biệt là phòng bán hàng và kinh doanh XNK và thầy giáo Đặng thế Hùng đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

doc70 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH nhà nước 1thành viên Cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sôi nổi trong toàn công ty. Đời sống vật chất và tinh thần của CBCNV trong toàn công ty ngày một cao. III. Phân tích hiệu quả kinh doanh ở Cty TNHHNN1TV Cơ khí Hà ở Cty Nội. 1. Thực trạng hiệu quả kinh doanh tổng hợp. Muốn xác định hiệu quả kinh doanh của công ty, ta phải căn cứ vào các kết quả kinh doanh với các chỉ tiêu cụ thể như doanh thu thuần (DTT), tổng chi phí (TC), lợi nhuận (p)… Bảng I: Kết quả kinh doanh (2003 - 2005) của công ty Cơ khí Hà Nội. Đơn vị triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu 98.564 140.795 180.367 Các khoản giảm trừ: 22 28 32 Doanh thu thuần 98.542 140.767 180.335 Giá vốn hàng bán 75.567 112.017 140.568 Lợi nhuận gộp 22.975 28.750 39.767 Chi phí bán hàng 5.715 7.883 9.368 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.336 5.912 6.813 Lợi nhuận từ hoạt động KD 12.924 14.955 23.586 Nhận xét : Kết quả trên cho thấy doanh thu của Công ty qua các năm liên tục tăng, năm sau cao hơn trước, năm 2004 so với năm 2003 tăng 42.411 tr. đồng (tức tăng 29,99 %), năm 2005 doanh thu của Công ty tăng so với năm 2004 là 39.572 tr .đồng (tăng 21,94% ). Điều đó chứng tỏ sản phẩm của Công ty được thị trường chấp nhận và hiệu quả kinh doanh của Công ty đạt được tương đối cao. Qua bảng số liệu trên ta thấy : Lợi nhuận của công ty hàng năm đều tăng, tỷ lệ tăng trưởng ở mức 2 con số, năm 2004 so với năm 2003 tăng 13,58%, năm 2005 so với năm 2004 tăng 36,6%. Điều đó chứng tỏ sự cố gắng của Công ty trong việc tăng doanh thu, giảm chi phí để tăng lợi nhuận. đTừ các kết quả kinh doanh ta đi xem xét các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty đó là: Bảng II: Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp. Đơn vị triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Doanh thu 98.564 140.795 180.367 2 Chi phí sản xuất(Z) 85.618 125.812 156.749 3 Tổng vốn 213.256 269.783 289.325 4 Vốn CSH 43.440 54.995 60.935 5 Lợi nhuận 12.924 14.955 23.586 6 Tỉ suất LN/DT 13.11% 10,62% 13,07% 7 Tỉ suất LN/Z 15,09% 11,89% 15,05% 8 Tỉ số LN/Tổng vốn 6,06% 5,54% 8,15% 9 Tỉ suất LN/Vốn CSH 29,75% 27,2% 38,7% Nhận xét : Tỷ suất lợi nhuận có thể tính theo doanh thu, chi phí sản xuất, tổng vốn hay vốn CSH. Mỗi cách tính sẽ cho ta một chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận thu được từ một đơn vị doanh thu, chi phí hay vốn bỏ ra. khi phân tích hiệu quả kinh tế, cần tránh quan niệm giản đơn cho rằng tỉ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh tế sẽ càng lớn. Điều quan trọng là kinh doanh phải có lãi.Tỉ suất lợi nhuận chỉ là một trong những căn cứ để đánh giá hiệu quả chứ không phải là căn cứ duy nhất để đưa ra quyết định kinh doanh. - Chỉ tiêu lợi nhuận theo doanh thu có xu hướng giảm trong thời gian đầu nhưng sau đó lại tăng lên. Điều này chứng tỏ Công ty đã có nhiều cố gắng trongviệc khắc phục những khó khăn để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng lơi nhuận. - Chỉ tiêu lợi nhuận theo chi phí sản xuất năm 2004 giảm so với năm2003 sau đó tăng nhưng vẫn không bằng thời gian đầu.Nguyên nhân là do sử dụng lao động chưa hợp lý cơ chế quản lý chưa tốt và sức ép của thi trường ảnh, thị tường cơ khí trong thời gian này có nhiều dối thủ cạnh tranh, chi phí nhân công tăng. Dần dần Công ty đã có những biện pháp khắc phục khó khăn, thị trường cơ khí cũng ổn định trở lại làm cho chi phí sản xuất giảm giá thành hạ dẫn đếna lợi nhuận tăng lên và tỉ suất lợi nhuận cũng tăng tức hiệu quả kinh doanh của công ty được nâng cao. - Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận theo tổng vốn : chỉ tiêu này có xu hướng giảm trong thời gian đầu nhưng sau đó lại tăng lên. điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng có hiệu quả dồng vốn bỏ ra. - Chỉ tiêu lợi nhuận theo vôn CSH : cũng như chỉ têu trên trong thời gian đầu giảm sau đó đã tăng lên công ty cần phát huy hơn nữa hiệu quả mà đồng vốn CSH đem lại. Nhận xét : Qua phân tích hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty ta thấy : nhìn chung, trong năm 2005 hiệu quả kinh doanh của công ty cao hơn so với năm 2004.Nhưng để thấy rõ được điều này ta cần phân tích thêm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh ở công ty. 2. Phân tích hiệu quả kinh doanh theo các yếu tố. a. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong các yếu tố của qúa trình sản xuất, lao động của con người là yếu tố có tính chất quyyết định nhất. Số lao động của công ty thuộc nhiều bộ phận và nhiều thành phần khác nhau. TRông số tham gia lao động, nếu xét theo nhóm bộ phận thì gồm 3 bộ phận chính là công nghiệp, hành chính và giám sát.Nếu xét theo thành phần thì có lao động thuộc công ty quản lý và lao động hợp đồng thời vụ, còn xét theo trình độ học vấn thì có kỹ sư, cử nhân, công nhân kỹ thuật. Bảng III: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụnglao động (2003- 2005) STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 GTTSL (Tr.đồng) 121.068 172.896 221.490 2 Doanh thu (Tr.đồng) 98.564 140.795 180.367 3 Lợi nhuận (Tr.đồng) 12.924 14.955 23.586 4 Lao động bình quân (Người) 885 973 1.058 5 Tổng lao động được sử dụng (Người) 798 825 983 6 NSLĐbình quân ( =1/4) 136,8 177,69 209,35 7 Doanh thu bình quân (=2/4) 111,37 144,7 183,486 8 Lợi nhuận bình quân (=3/4) 14,6 15,37 22,29 9 Hệ số sử dụng lao động (=5/4) 0,9 0,85 0,93 Nhận xét: - NSLĐ bình quân của công ty tăng dần qua các năm (từ 136,8 tr.đồng năm 2003 lên 209,35 trđồng năm 2005 ) Một lao động tạo ra ngày càng nhiều giá trị sản lượng cho công ty. - Mức doanh thu bình quân của công ty tăng dần qua các năm. Một lao động tạo ra ngày càng nhiều doanh thu cho doanh nghiệp. Công ty cầncố gắng để phát huy kêt quả đạt được này. - Cũng như 2 chỉ tiêu trên, chỉ tiêu lợi nhuận bình quân của mỗi lao động tăng dần qua các năm chứng tỏ công ty sử dụng ngày càng hiệu quả nguồn lực lao động của mình. - Hệ số sử dụng lao động của công ty như trên là khá cao. Công ty chưa sử dụng hết lao động vào sản xuất kinh doanh là do công ty cong phải đưa lao động vào các phần hoạt động khác như chính sách huấn luyện, đào tạo và nhà trẻ. Công ty nên phát huy kết quả đạt được này. đ Để thấy rõ được nguyên nhân của kết quả trên, ta sẽ phân tích chi phí tiền lương mà Công ty đã chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Bảng IV: Tình hình sử dụng chi phí tiền lương ở công ty Cơ khí Hà Nội. STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Doanh thu(Tr. đồng) 98.564 140.795 180.367 2 Quỹ lương(Tr. đồng ) 8.379 11.040 18.429 3 LĐBQ(người) 885 973 1.058 4 LươngBQ( ng.đồng/tháng) 1.641 2.057 2.489 5 NSLĐBQ ( triệu đồng) 136,8 177,69 209,35 6 Tỷ số tiền lương/ doanh thu(%) 8,5 7,8 10,21 đKhi phân tích, đánh giá chung về chi phí tiền lương, ta có thể so sánh chỉ tiêu chi phí tiền lương giữa các thời kỳ, song sự thay đổi giá tri tuyệt đối của chi phí tiền lương chưa nói lên ý nghĩa kinh tế cụ thể. Nó không phản ánh sự tiết kiệm hay bội chi, cũng không phản ánh được hiệu quả sử dụng lao động. Để nhận định tổng quát về chi phí tiền lương cần phải dựa vào tỷ trọng chi phí tiền lương hoặc có thể so sánh sự thay đổi mức tiền lương bình quân với mức thay đổi doanh thu.Nếu tỷ trọng chi phí tiền lương giảm thì doanh nghiệp sẽ có lợi. Hay nếu mức tăng năng suất lao động thì lao động sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận hơn và ngược lại. Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng lao động : *So sánh năm 2004 với năm 2003. Năm 2004 doanh thu tăng 42.411tr.đồng hay về số tương đối là29,99%. Trong khi đó, chi phí tiền lươngtăng 2.611tr.đồng hay về số tương đối là 24,1%. Như vậy, chi phí tiền lương tăng chậm hơn doanh thu tức là doanh nghiệp đã sử dụng chi phí tiền lương có hiệu quả. Ngoài ra, tiền lương bình quân tăng 416 ng. đồng /người /tháng hay về số tương đối 20,22%. Trong khi đó, năng suất lao động tăng 40,89tr.đồng tương đương với mức tăng tương đối là 23,01%. Điều này thể hiện doanh nghiệp đã sử dụng lao động và chính sách lương có hiệu quả. Mặt khác ta thấy, tổng chi phí tiền lương tăng 2.611 tr.đồng (24,1%) nhưng tỷ trọng chi phí tiền lương so với doanh thu lại giảm 0,7% điều này chứng tỏ năng suất lao độngbình quân tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. *So sánh năm 2005 với năm 2004. Năm 2005, doanh thu tăng 39.572 tr.đồng hay 21,94%. Trong khi đó, chi phi tiền lương tăng 7.389 tr.đồng hay 40,1%. Như vậy, trong năm 2005 doanh nghiệp sử dụng chi phí tiền lương không đạt hiệu quả. Ngoài ra, tiền lương bình quân tăng 432 ng.đồng /người /tháng (17,36%) trong khi năng suất lao động tăng 31,66 tr.đồng (15,12%). Điều này chứng tỏ rằng công ty cần chú ý hơn nữa đến việc sử dụng lao động và chính sách tiền lương. b. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. Bảng V: Hiệu quả sử dụng vốn cố định STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 VCĐ(tr.đồng) 52.365 75.268 98.453 2 TSCĐhiện có (tr.đồng) 40.652 70.386 83.254 3 TSCĐ được huy động (tr.đồng) 38.852 65.369 80.267 4 TSCĐ được đổi mới (tr. đồng) 15.654 25.289 38.328 5 GTTSL 121.068 172.896 221.490 6 Lợi nhuận (tr.đồng) 12.924 14.955 23.586 7 Hệ số sử dụngTSCĐ(=3/2) 0,956 0,929 0,964 8 Hệ số đổi mới TSCĐ(4/2) 0,385 0,36 0,46 6 Sức sinh lời của VCĐ(6/1) 0,23 0,2 0,24 7 Hiệu quả sử dụng VCĐ(=5/1) 2,312 2,297 2,25 Nhận xét : - Hệ số sử dụng TSCĐ của công ty năm 2004 có giảm so với năm 2003 nhưng sau đó công ty đã có nhưng biện pháp để nâng hệ số này lên trong năm 2005. Công ty cần cố gắng huy động TSCĐ vào sản xuất, không để máy móc thiết bị phải trong tình trạng chờ việc. - Hệ số đổi mới TSCĐ : Do chưa nhận thức được vai trò của máy móc thiết bị trong sản xuất nên trong năm 2004 công ty chưa có sự đầu tư máy móc thiết bị, nhưng đến năm 2005 do thấy được sự phát triển của khoa học công nghệ nên công ty đã tăng cường đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, không để những máy móc thiết bị quá lạc hậu làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sức sinh lời của VCĐ : Trong năm 2003 thì cứ 1 đồng VCĐ mà doanh nghiệp bỏ ra, doanh nghiệp sẽ thu được 0,23đồng lợi nhuận, nhưng con số này lại giảm xuống trong năm 2004 chứng tỏ trong năm này doanh nghiệp sử dụng nguồn VCĐ không hiệu quả. Đến năm 2005 có tăng nhưng không cao. - Hiệu quả sử dụng VCĐ: Ta thấy hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp qua các năm có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ công ty chưa khai thác được hiệu quả mà VCĐ đem laị. Công ty cần xem xét lại việc sử dụng VCĐ của mình. đNhìn chung việc sử dụng TSCĐ và nguồn VCĐ của công ty chưa mang lại hiêuị quả. Công ty câng có những biện pháp đẻ sử dụng hiệu quả hơn TSCĐ cũng như VCĐ của mình. c.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bảng VI: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm2005 1 Doanh thu( tr.đồng) 98.564 140.795 180.367 2 Lợi nhuận (tr.đồng) 12.924 14.955 23.586 3 VLĐbình quân (tr.đồng ) 75.895 108.412 128.883 4 Thuế (tr.đồng ) 4.783 5.634 7.347 5 Sức sinh lời của VLĐ(=2/3) 17,03% 13,79% 18,3% 6 Số vòng quay của VLĐ(=1/3) 1,299 1,299 1.4 Nhận xét : - Sức sinh lời của vốn lưu động qua các năm là : Năm 2003 là 17,03% đến năm 2004 con số này giảm xuống còn 13,79 %nhưng đến năm 2005 lại tăng lên 18,3% điều nà chứng tỏ trong năm 2004 công ty sử dụng nguòn vốn lưu động không đạt hiệu quả và đến năm 2005 công ty đã tìm ra nguyên nhân và tìm biện pháp thích hợp đẻ nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. - ta thấy số vòng quay của VLĐ qua các năm ổn định tuy nhiên năm 2005 so với năm 2004 có tăng nhưng không đáng kể.Công ty cần sử dụng biện pháp điều chỉnh chỉ tiêu này để tăng chỉ tiêu này lên nhiều hơn nữa. Nhìn chung :Công ty đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn lưu động của mình.Tuy nhiên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn không cao.Do vậy, Công ty nên đầu tư vốn để mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và thi công công trình sẽ đem lại hiệu quả cao. 3. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội đạt được của công ty trong thời gian vừa qua. Để dánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty, ngoài việc đánh giá kinh tế còn phải đánh giá hiẹu quả kinh tế - xã hội của công ty đó thông qua các chỉ tiêu sau: a. Thu ngân sách nhà nước. Mọi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải có nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước dưới hnìh thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế thu nhập, thuế đất, thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu (đối với cá doanh nghiệp kinh doanh XNK), thuế TTĐB… Nhà nước sẽ sử dụng các khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và ở các lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân. Công ty có quyền quản lý và sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.Do đó, công ty phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Nhà nước. Nộp ngân sách bao gồm các khoản mục sau: + Thuế :thuế VAT, thuế TTĐB, thuế tài nguyên, thuế đất, thuế môn bài … + Bảo hiểm :BHXHvà BHYT. + Các khoản phải nộp khác :Khấu hao cơ bản, lệ phí … Bảng VII: tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước ở Công ty cơ khí hà nội. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1.Thuế (tr.đồng) 4.783 5.634 7.347 2.Bảo hiểm(tr.đồng) 852 986 1.075 3. Nộp khác (tr.đồng) 889 995 11.459 Nhận xét : Ta thấy kết quă nộp ngân sách của nhà nước luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước. Đó là do giá trị tổng sản lượng và doanh thu tăng, tức doanh nghiệp có mở rộng thị trường, phát triển sản xuất nên phần nộp ngân sách cũng tăng. Để đạt được kết quả nộp ngân sách như trên là do nỗ lực của toàn bộ CBCNV của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ý thức chấp hành đầy đủ việc kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của nhà nước b. Tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động. Công ty đã có nhiều cố gắng trong viẹc tìm kiếm khách hàng, toạ công ăn việc làm cho người lao động và thông qua đó nâng cao mức sống cho người lao động. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng VIII:Thu nhập của công nhân trong công ty Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng LĐ bình quân (người) Lương bình quân (Nđ/tháng ) 885 1.641 973 2.057 109,45 125,36 1.056 2.489. 108,53 120,95 Thu nhập bình quân của công ty tăng từ 1.641.594đ/người/tháng lên 2.489.000đ/người /tháng. Trong thực tế, thu nhập này chưa đồng đều. Bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất thường có thu nhập cao hơn so với công nhân làm ở những bộ phận khác. Tuy nhiên sự chênh lệch này không phải là bất công hay bất hợp lý giữa các bộ phận mà hoàn toàn dựa trên năng lực thực sự của người lao động, bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất là bộ phận đảm nhận công việc năng hơn cả và có vị trí quan trọng trong cơ cấu lao động của công ty nên thu nhập cao hơn là thoả đáng. Tuy nhiên,mức thu nhập này mới chỉ đảm bảo những nhu cầu cơ bản của CBCNV. Công ty cần có biện pháp để nâng cao mức sống cho ngưpì lao động lên để họ yên tâm công tác, mang hết sức lực và tâm huyêt của mình ra để phục vụ Công ty. IV. Đánh giá chung kết quả của công ty. 1. Kết quả đạt được Hiệu qủa kinh doanh không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của công ty. Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại phải kinh doanh có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện để mở rộng quy mô kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nâng cao đời sống cho người lao động và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để với chi phí bỏ ra thấp thu được kết quả cao nhất. Hiệu quả kinh doanh của công ty là một phạm trù tổng hợp. Do vậy, để đạt được hiệu quả kinh doanh cao phải sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào cơ bản. Nhìn chung, tuy có vài chỉ tiêu không cao nhưng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đều có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Điều đó chứng tỏ việc sản xuất kinh doanh của công ty Cơ khí Hà Nội đang trên đà phát triển ngày càng có nhiều đơn đặt hàng, chất lượng quản lý và sử dụng cá nguồn lực ngày càng có hiệu quả.Mặc dù thị trường có nhiều biến động gây khó khăn nhưng công ty vãn cố gắng khắcphục để nâng cao hiệu quả kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người lao động và thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước. Kết quả đạt được cụ thể như sau: - Lợi nhuận thu được từ 12.924tr.đồng năm 2003 tăng lên 23.586tr.đồng năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ổn định, hơn 20% một năm, có thể nói tốc độ tăng trưởng như vậy là tương đối cao, công ty cần duy trì và phát triển. -Tình hình sử dụng các nguồn lực của công ty : Công ty đã cố gắng tối đa trong việc sử dụng các nguồn lực của mình. Với một lượng đầu vào (vốn, nhân công, máy móc thiết bị ) ít nhất, Công ty đã tạo ra được một lượng đầu ra lớn hơn nhiều, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Qua phân tích các số liệu ở trên chứng tỏ công ty làm ăn ngày càng tốt, hiệu quả kinh doanh đạt được ngày càng cao. Đạt được kết quả trên là do Công tyđã chọn hướng đi đúng đắn, phù hợp với nhiệm vụ thực tại và chiến lược phát triển trong tương lai. Công ty có bộ máy lãnh đạo có trình độ, nhạy bén với thị trường và có năng lực trong quản lý.Ngoài ra, công ty còn rất chú ý đến chất lượng sản phẩm,có biện pháp thi công tiên tiến, có đội ngũ công nhân lành nghề và có thách nhiệm cao với công việc … tất cả những điều đó đã giúp công ty đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Công ty cần cố gắng hơn nữa để phát huy kết quả đạt được này. 2. Một số hạn chế và tồn tại ở công ty cần khắc phục Công tác tìm kiếm thị trường ở công ty còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhiệm vụ được giao và tiềm lực của công ty. Nó thể hiện sự quan tâm chưa đúng mức tới công tác tiếp thị và công tác đối ngoại … Điều này có ảnh hưởng rát lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty thể hiện ở chỗ : khách hàng quen thuộc của công ty có thể sẽ bị giảm bởi ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh nếu công ty không tự mình vận động để tìm kiếm thị trường thì sẽ không giữ được những khách hàng quen thuộc và tìm kiếm được những khách hàng mới dẫn đến sản lượng giảm và không có lợi nhuận. Kèm theo đó là tình trạng thiếu việc làm cho công nhân, không có thu nhập để đảm bảo đời sống cho họ sẽ nảy sinh nhiều vấn đề xã hội mà công ty không được phép để xảy ra. Vì vậy, nâng cao khả năng tìm kiếm thị trường là một biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. - Số lượng các phòng ban của công ty đã được thu hẹp song việc bố trí chồng chéo trách nhiệm và quyền hạn của CBCNV đã dẫn đến tình trạng khối lượng công việc mà một người thực sự đảm nhận ít làm cho chi phí quản lý cao, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Mặt khác, sự phối hợp chưa nhịp nhàng và hiệu quả giữa các phòng ban cũng là một nguyên nhân gây cản trở đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Khắc phục được tình trạng này thì hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ được nâng cao hơn. - Công tác tiền lương còn nhiều điều bất cập, quản lý chưa chặt chẽ và thống nhất. Các biện pháp kích thích tạo động lực cho người lao động còn đơn điệu, ít tác dụng,nhiều biện pháp còn mang tính hình thức … Qua phân tích và nhận xét trên ta thấy : Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, ngoài việc phát huy các kết quả kinh doanh đã đạt được, Công ty cần có những biện pháp khắc phục những khuyết điểm, hạn chế trên. Các giải pháp đưa ra phải làm đồng bộ mới mang lại kết quả mong muốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty. ChươngIII: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHHNN1TV Cơ khí Hà Nội. I. Mục tiêu và phương hướng. 1. Mục tiêu a. Tăng trưởng nhanh và vững chắc. Bước sang thế kỷ 21, nhận thức sâu sắc vai trò nhiệm vụ của ngành công nghiệp cơ khí là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, Công ty đã đặt ra những mục tiêu cụ thể nhằm xây dựng công ty trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy của ngành Cơ khí Việt Nam, phát triển một cách toàn diện, vững chắc đủ sức cạnh tranh với thị trường trong nước và hội nhập kinh tế khu vực. Phấn đấu đặt mức tăng trưởng bình quânhàng năm không thấp hơn 20%, nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống, tạo ra nhiều sản phẩm mũi nhọn, sản xuất kinh doanh có tích luỹ, tạo tiền đề để phát triển với tốc độ ngày càng cao. Công ty phấn đấu đạt giá trị tổng sản lượng và một số chỉ tiêu chính như sau: - Doanh thu kế hoặch các năm : Năm 2006: 230.789tr.đồng Năm 2007: 268652 tr.đồng Năm 2008: 300.256 tr.đồng - Tỷ trọng hàng xuất khẩu chiếm từ 30 đến 50% doanh thu năm. - Thu nhập bình quân của CBCNV : Kế hoạch năm 2006: 2. 652 Ng.đồng b. Phát triển toàn diện, ổn định và vững chắc trong lĩnh vực chế tạo máy của ngàng cơ khí Việt Nam trên địa bàn cả nước bao gồm các chương trình chủ yếu sau: + Chế tạo và lắp đặt các thiết bị và phụ tùng phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân như điện lực (các trạm thuỷ điện có công suất từ 20á1500kvA; các bơm dầu FO);xi măng (máy nghiền,lò quay, lò đứng, ghi lò…cho các nhà máy có công suất từ 4vạn 2triệu tấn /năm); đường mía (nồi nấu liên tục, nồi nấu đường, trạm bốc hơi, lò ép, băng tải … cho các nhà máy có công suất từ 4á10,5m; giao tthông vận tải ; dầu khí ; khai thác mỏ, lâm sả ; chế biến cao su ; sản xuất bột giấy … +ứng dụng các hệ thống điều khiển tự động CNC cho máy công cụ và thiết bị công nghiệp, ứng dụng công nghệ CAD, CAM, CNC để gia công, chế tạo các sản phẩm có độ phức tạp cao như khuôn mẫu, định hình … + Công ty đang thực hiện dự án đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực sản xuất. Hiện nay công ty hoàn thành dây truyền đúc công suất 12.000tấn /năm với công nghệ FORAN cát tươi voà loại tiên tiến nhất hiện nay và trở thành một trung tâm chế tạo máy hàng đầu của việt Nam +Tăng cường hoạt động lĩnh vực thương mại để giải quyết việc tiêu thụ sản phẩm trong toàn công ty. Tìm mọi biện pháp để xuất khẩu các sản phẩm cơ khí sang các nước trong khu vực. +Mở rộng các hoạt động kinh doanh các dịch vụ khác như :Xuất khẩu lao động, du học nước ngoài, đào tạo bồi dưỡng CBCNV… 2. Phương hướng hoạt động. a. Về cơ chế quản lý: Tiếp tục sắp xếp, quy hoạch các công ty thanh viên theo hướng tăng cường hiệu lực, năng lực quản lý điều hành của toàn công ty. Đồng thời tăng cường quyền tự chủ của các đơn vị trong sản xuất - kinh doanh. Hình thành các tổ chức sản xuất trong, ngoài công ty để thực hiện cácchươngtrọng điểm. Mỗi tổ hợp hoặc mô hình công ty mệ và công ty con bao gồm các công ty chụi trách nhiệm sản xuất theo sự phân công để tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm. Trước mắt sẽ hoàn thành xưởng kết cẩu thép các thiết bị phi tiêu chuẩn có kích thước siêu trường, siêu trọng. Các dự án đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực sản xuất. Quy hoạch và xây dựng bộ máy cán bộ trong những năm tới để tạo nguồn lực phát triển của công ty. Sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ và công nhân viên có đủ tiêu chuẩn để thực hiện nhiệm vụ của công ty. Mở rộng quy mô hoạt động, địa bàn hoạt động trong nước và nước ngoài. Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của các liên doanh. b. Các giải pháp điều hành. Tăng cường quản lý tài chính thường xuyên, cân đối các nguồn thu chi, bảo đảm tài chính lành mạnh, tập trung các nguồn vốn để dầu tư phát triển các chương trình sản xuất mới. Tiết kiệm tối đa chi phí, xử lý nhanh các nguồn vốn còn tồn bị tồn đọng dưới dạng sản phẩm tồn kho và sản phẩm lạc hâụ, thiết bị không sử dụng. tích cực chủ động taọ nguồn vốn bằng cách huy động các nguồn lãi từ vốn góp liên doanh, nguồn giá trị về quyền sử dụng đất phục vụ quy hoạch chung khi di chuyển cơ sở sản xuất ra ngoại thành Hà Nội, khia thác cao nhất hiệu quả các nguồn vốn lưu động theo định mức để giảm bớt sự căng thẳng về vốn. Lập dự án đầu ra có trọng điểm và công nghệ hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng vsf năng suất cao, tập trung vào các sản phẩm chủ yếu của công ty. Quan tâm tổ chức đến công tác thị trường và xây dựng chương trình hội nhập khu vực. Đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo các ngành nghề tin học, công nghệ cao để chuẩn bị cho nhập. Cơ cấu lại ngành nghề, bổ sung ngành nghề, bổ sung ngành nghề mới, đào tạo chuyên sâu, đào tạo kỹ năng theo ngành nghề hẹp. Để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra cho giai đoạn tới, công ty cần phải tiến hành phối hợp và thống nhất các biiện pháp quản lý trong toàn công ty. II. Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty TNHHNN1TV Cơ khí Hà Nội. 1. Biện pháp giảm chi phí sản xuất. Công ty cơ khí Hà Nội là công ty thuộc ngành công nghiệp cơ khí. Điểm nổi bật của sản xuất sản phẩm trong ngành công nghiệp là chu kỳ sản xuất tương đối ngắn. Sản xuất ngành công nghiệp cơ khí ít lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên và khí hậu. Bởi vậy, phần lớn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp phần lớn phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý và sự cố gắng của bản thân doanh nghiệp. Cơ cấu chi phí thường ổn định. Tuy nhiên, việc hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động để làm giảm một cách có hệ thống tỉ lệ các khoản chi phí chỉ có thể thực hiện dần dần chứ không thể thay đổi đột biến trong cơ cấu chi phí sản xuất. Giảm chi phí sản xuất đồng nghĩa với việc nâng cao doanh thu và giảm thiểu chi phí. a. Nâng cao doanh thu. Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. trước hết doanh thu là nguồn quan trọng để trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái sản xuất giản đơn cungz như tái sản xuất mở rộng, là nguồn để các doanh nghiệp có thể thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước như nộp các khoản thuế theo quy định, là nguồn để có thể tham gia góp vốn cổ phần, tham gia liên doanh, liên kết với các đơn vị khác. Trường hợp doanh thu không đủ đảm bảo các khoản chi phí bỏ ra, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tất yếu đi đến phá sản vì vậy nâng cao doanh thu luôn là vấn đề được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. *Giải pháp mở rộng thị trường. - Nghiên cứu thị trường và làm tốt công tác marketing: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh mặt hàng tư liệu sản xuất nói riêng, thị trường luôn có vai trò quảntọng bậc nhất. Có thị trờng đầu vào thì mới có nguồn hàng để kinh doanh, có thị trường đầu ra mới tiêu thụ được sản phẩm và thực hiện được hoạt động kinh doanh. do đó việc nghiên cứu thị trường và làm tốt công tác marketing là không thể thiếu được của các nhà quẩn trị khi quyết định kinh doanh mặt hàng gì và kinh doanh như thế nào. Trong hoạt động kinh doanh, công tycó rất nhiều cơ hội kinh doanh, song có thể biến nó thành hiện thực hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường. Để có được thời cơ kinh doanh công ty phải có một hệ thống thông tin đầy đủ và chính xác. Thực tế hiện nay, Công ty đang gặp nhiều khó khăn trong vieecj nghiên cứu thị trường. Do chưa có bộ phận chuyên làm công việc này vì thế việc thu thập thông tincòn thiếu nhạy bén, ít chính xác. Vì vậy, để làm tốt công tác marketing và nghiên cứu thị trường trước mắt công ty cần tăng thêm tong phòng kinh doanh một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường. Bộ phận này có chức năng là : + Nghiên cứu và điều tra một cách tổng hợp nhu cầu nhu cầu vè các mặt hàng kinh doanh của công ty trên từng vùng thị trường. Hàng tháng trên cơ sở những thông tin thu thạp được đó sẽ tiến hành phân tích đánh giá để đưa ra kế hoạch kinh doanh những mặt hàng chính trong năm tiếp theo. +Nghiên cứu sự biến động của tỷ giá hối đoái. +Tìm hiểu xem mặt hàng nào đang chiếm lĩnh thị trường và khisản xuất thu được lợi nhuận cao nhất để có kế hoạch mở rộng mặt hàng kinh doanh hợp lý, Đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. + Kiểm tra khả năng thanh toán của bạn hàng đặc biệt là đối với các đơn vị chưa có khả năng thanh toán mgay và thường xuyên đôn đốc khách hàng thanh toán tiền hàng. + Chào hàng, quảng cáo sản phẩm của công ty vơí khách hàng, với các đơn vị có nhu cầu, ký kết hợp đồng tiêu thụ, đưa mặt hàng mới vào thị trường để tiêu thụ một cách có hiệu quả. + Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu thị trường. Hiện nay, với xu hướng liên kết trong canh tranh ngày càng gay gắt hơn. Do vậy, Công ty phải hiểu được ai là đối thủ cạnh tranh của mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của họ để từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn. -Tìm hiểu nhu cầu khách hàng: Nhu cầu của khách hàng rất đa dạng và phong phú. Nó được hình thành bởi nhiều nhân tố khác nhau. Vì vậy tìm hiẻu nhu cầu khách hàng là một vịêc rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp tham gia kinh doanh. +Trước hết cần nghiên cứu mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng với nhu cầu. sản xuát và tiêu ding có mối quan hệ quy định chế ước lẫn nhau. Không có sản xuất thì không có tiêu dùng, song không có tiêu dùng thì cũng không có sản xuất vì sản xuất trong trường hợp đó là không có mục đích. Sản xuát quýêt định têu dùng vì nó tạo ra chất liệu cho tiêu dùng, quyết định phương thức tiêu dùng và làm nảy sinh ở người tiêu dùng nhu cầu mới về những sản phẩm do sản xuất tạo ra. +Tiêu dùng đến lượt nó lại chi phối sản xuất vì chỉ trong tiêu dùng sản phẩm mới thực sự trở thành sản phẩm, và vì tiêu dùng trong khi sử dụng sản phẩm lại tía tạo ra nhu cầu về sản phẩm mới. Như vậy, nhu cầu là khâu trung gian trong mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, nó là sản phẩm của sản xuất đồng thời cũng là sản phẩm của tieu dùng. +Giữa sản xuất và nhu cầu có mối quan hệ qua lại. Trình độ sản xuất càng phát triển thì nhu cầu càng được hoàn thiện về số lượng và chất lượng. Sản xuất quyết định nhu cầu ở chỗ nó tạo ra sản phẩm để thoã mãn nhu cầu, quyết định phương thức thoã mãn nhu cầu và khi sản xuất tạo ra một sản phẩm mới nó kích thích nhu cầu ở người tiêu dùng. Ngược lại, nhu cầu có tác dộng tích cực đến sản xuất, định hướng cho sản xuất. Có thể nói, nếu không có tiêu dùng thì không có sản xuất vì trong trường hợp đó sản xuất là không có mục đích. TRong mối quan hệ giữa sản xuất và nhu cầu, nhu cầu có ý nghĩa quyết định tới sản xuất trong thời kỳ dài, còn sản xuất tác động đến nhu cầu trong giai đoạn trước mắt. +Tiêu dùng quan hệ với nhu cầu thể hiện trên hai mặt, một mặt tiêu dùng là quá trình thoã mãn nhu cầu và bằng cách tiêu huỷ sản phẩm của sản xuất, tiêu dùng lại tía toạ ra nhu cầu về chính sản phẩm ấy. +Nhu cầu phụ thuộc vào quan hệ sản xuất nhất định, đièu kiện sống của xã hội, trước hết là điều kiện vật chất. Nhu cầu phụ thuộc chặt với các điều kiện tự nhiên, khí hậu, trình độ văn hoá, địa vị xã hội, tập quán, thói quen tiêu dùng … + Ngoài ra, nhu cầu còn phụ thuộc vào tuổi tác, nghề nghiệp, điều kiện loa động, đặc điểm dân tộc, tôn giáo … + Do đó để nghiên cứu nhu cầu khách hàng một cách chính xác càn chú ý những yêu cầu sau: Không nên nghiên cứu nhu cầu một cách trừu tượng, tách rời sản xuất. Đồng thời nhu cầu có tính độc lập tương đối vượt trước sản xuất đóng vai trò định hướng cho sản xuất. Do sản xuất đóng vai trò quyết định tới nhu cầu ở thời kỳ trước mắt nên khi dự báo ngắn hạn cần chú ý đặc biệt đến nhu cầu cần thiết, ở thời kỳ dài cần nghiên cứu nhu cầu thực sự, là mục đích hướng tới của sản xuất + Trong kinh tế và quản trị kinh doanh, các nhà sản xuất phải thường xuyên quan tâm đến nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ - Hình thức biểu hiện bên ngoài của nhu cầu: + Tiêu dùng là hành vi thoã mãn nhu cầu và chính việc tiêu dùng này làm tăng cầu về hàng hoá và dịch vụ, là động lực để duy trì và tái sản xuất mở rộng. Vì vậy, có thể xác định được cầu theo tiêu dùng, nghĩa là có thể xác định được cầu theo tiêu dùng, nghĩa là có thể xác định được cầu theo khối lượng hàng hoá đã bán ra trong quá khứ. + Các hàng hoá, dịch vụ được tiêu dùng để thoã mãn một hay một số nhu cầu nào đó của con người. Do đó có thể lấy số lượng hoặc đơn vị của chúng để đo lường nhu cầu. *Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giả trị sản phẩm, tăng giá bán. Trong kinh doanh không có gì đảm bảo chắc chắn một sản phẩm đã được giố thiệu trên thị trường và được tiếp nhận là sản phẩm sẽ tiếp tục thành công. Trừ khi chát lượng của sản phẩm luôn được cải tiến, nâng cao và các bước tiến hành được tổng kết đánh giá kịp thời.Do vậy, các nhà kinh doanh muốn giữ vững uy tín của sản phẩm và muốn chiếm vị trí độc quyền trong việc sản xuất một loại sản phẩm nào đó, không còn con đường nào khác là phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Muốn làm được điều đó, việc phân tích chất lượng sản phẩm được tiến hành thường xuyên. Chất lượng sản phẩm là một yêu cầu quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất. Nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tăng thêm giá trị sử dụng, kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn và nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp. b. Giảm chi phí : *Nâng cao năng suất lao động : - Bố trí lại cơ cấu lao động một cách hợp lý hơn: Công ty cần chú trọng đến công tác phối hợp giữa các bộ phận, các cá nhân trong toàn công ty. Mặc dù công ty cơ khí đã dần phối hợp được hoạt động của các bộ phận, song do trình độ không đồng đều cũng như ý thức trách nhiệm của mỗi người khác nhau nên trên một số mặt nào đó, sự phối hợp này mới chỉ dừng lại ở mức hình thức, hời hợt. Vì thế, lãng đạo công ty cần quan tâm hơn tới vấn đề này. Trước hết muốn hoạt động của các bộ phận, các cá nhân trong công tác xây dựng kế hoạch thì bộ phận lãnh đạo phải chỉ đạo sát sao việc phân công trách nhiệm tới từng cá nhân, sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần tập thể, đoàn kết của mỗi cá nhân. Công ty cần xây dựng chế độ trách nhiệm vật chất và khuyến khích vật chất nhằm đẩy nhanh tiến độ và chất lượng công việc. Đồng thời có các chế độ khen thưởng tập thể nhằm tạo lập bầu không khí đoàn kết trong toàn công ty. có như thế mới thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. Ban lãnh đạo phải đưa ra kế hoạch thống nhất trong toàn công ty, định hướng thống nhất, quan điểm nhất quán tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động của các cá nhân, các bộ phận chức năng theo một mục đích chung. Ban lãnh đạo cũng phải quản lý chặt chẽ tiến độ công việc, đôn đốc nhắc nhở kịp thời đối với các sai phạm hoặc các sự việc có ảnh hưởng không tốt đến công việc. Phân công công việc phải hợp lý phù hợp vpí năng lực của mỗi cá nhân, đúng chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban, tránh tình trạng trùng lắp công việc gây cản trở giữa các bộ phận các cá nhân, gây lãng phí nguồn lực. Cán bộ lãnh đạo, các nhân viên phải quán triệt phương hướng của công ty trong từng giai đoạn cụ thể. Trong quá trình hoạt động, công ty cũng phải luôn chú trọng tới công ty đào tạo cán bộ để nâng cao năng lực làm việc và ý thức trách nhiệm đối với công việc và tập thể của các cá nhân này. Nhờ đó có thể tăng độ đồng đều về trình độ và tăng sự phối hợp giữa các cán bộ. Phân công công việc hợp lý góp phần phối hợp tốt hơn đối với các hoạt động của các bộ phận trong công ty góp phần đẩy nhanh tiến độ công việc, nâng cao chất lượng hoang thành công việc. - Biện pháp giáo dục : Đây là biện pháp tác động về mặt tư tưởng, tinh thần đối với người lao động, nên nó giữ vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra động lực làm việc cho người lao động, tạo nên người lao động mới. Nội dung chính của biện pháp này là: Phổ biến đầy đủ và kịp thời mọi đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. + Tuyên truền lợi ích từ việc nâng cao ý thức lao động, lòng yêu nghề nghiệp cua người lao động. + Xoá bỏ tâm lý lao động theo kiểu quan liêu bao cấp “ đánh kẻng ghi tên”, xoá bỏ chủ nghĩa ích kỷ, đầu óc hẹp hòi, tác phong luộm thuộm … để thay thế bằng tác phong lao động công nghiệp mới phù hợp với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, đó là tác phong lao động hiện đại, tính tập thể và tính tổ chức cao, dám chụi trách nhiệm và phát huy tính sáng tạo của mọi thành viên. Biện pháp này cần phải kiên trì và thực hiện liên tục, trên cơ sở phân nhóm các đối tượng và thông qua các tổ chức đoàn thể quần chúng như công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ để tuyên truyền từ nội dung của biện pháp một cách phù hợp nhất - Biện pháp kinh tế : Đây là biện pháp tác động của nhà quản lý lên đối tượng quản lý thông tin thông qua lợi ích kinh tế trực tiếp cuả người lao động tư tưởng xuyên suốt của biện pháp này là thực hiện một cách triệt để. Đối với bộ phận công nghiệp cần tăng cường công tác khoán sản phẩm theo nghị định 01/cp/1995 của thủ tướng chính phủ, nhưng quản lý chặt chẽ một số công đoạn then chốt như đầu tư nguyên liệu, quản lý sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đối với quả trình sản xuất, thực hiện khoán theo công đoạn trên cơ sở sản phẩm đầu ra của công đoạn sẽ là nguyên liệu đầu vào của công đoạn tiếp theo trong suốt dây truyền sản xuất cho tới khi cho ra sản phẩm cuối cùng. Trong việc thực hiện khoán sản phẩm cần khoán theo mô hình khoán luỹ tiến để kích thích tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Song song với biện pháp khoán sản phẩm luỹ tiến cần thực hiện hình thức thưởng đa dạng cả về vạt chất lẫn tinh thần để kích thích tâng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. - Biện pháp hành chính : Đây là biện pháp tác động trực tiếp trực tiếp của người quản lý lên đối tượng quản lý, nó mang tính chất pháp lý cao và thể hiện vai trò cũng như phân cấp của tổ chức. Do vậy nội dung và hình thức của biện pháp này cầ nhanh gọn rứt khoát, đảm bảo tính thực thi cao Nội dung cơ bản của biện pháp này là : + Xây dựng quy chế nội bộ của công ty phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh + Ra các quy định cụ thể về quy trình sản xuất, nội quy lao động của từng bộ phận sản xuất, xây dựng tiêu chuẩn với các yêu cầu cụ thể cho từng chức danh cán bộ nhân viên và các vị trí từng nơi làm việc. + Thực thi các hình thức kỷ luật lao động kịp thời và hợp tình hợp lý, phù hợp với luật lao động hiện hành Trong các biện pháp trên mỗi biện pháp đều có ưu diểm và nhược diểm riêng. Do vậy không nên thực hiện cứng nhắc từng biện pháp mà kết hợp hài hoà và chặt chẽ giữa các biện pháp. * Cải tiến phương pháp sản xuất kinh doanh. - Giảm chi phí mua hàng :Chi phí mua hàng bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu … mà danh nghiệp đã bỏ ra có liên quan trực tiếp đến việc chế tạo sản phẩm. Đây là một khoản mục chiphí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm sản xuất công ty cần đặc biệt chú trọng. + Ngoài ra công ty cần giữ mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng và mở rộngcung ứng với các đơn vị khác :để tránh sự lệ thuộc của mình quá nhiều vào một đơn vị cung ứng nào đó doanh nghiệp nên mở rộng quan hệ cung ứng với các đơn vị khác. - Giảm chi phí kinh doanh : Để hạ thấp chi phí sản xuất - kinh doanh, công ty có thể sử dụng các biện pháp chủ yếu sau : + Lựa chọn địa bàn hoạt động, xây dựng mạng lưới kho tàng, cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh phù hợp nhằm đảng cơ bản sau Quản lý kinh doanh gắn liền với kế hoạch, kế hoạch có thể được lập theo các dự toán ngắn hạn về chi phí kinh doanh trên cơ sở của kế hoạch tài chính năm hoặc quý. Lập kế hoạch ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp có thể khai thác được khả năng tiềm tàng hạ thấp được chi phí kinh doanh cho cả năm kế hoạch. Lập kế hoạch ngắn hạn cần xác định những nhu cầu cần thiết, đồng thời phải tiến hành phân tích rà soát lại hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Phân công phân cấp quản lý chi phí phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doing nghiệp. Đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn cần phải phân công quyền hạn trách nhiệm cho từng bộ phận nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ, nhân viên thuộc bộ phận đó. Phân công, phân cấp quản lý chi phí tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra kiểm soát quá trình thực hiện các dự toán chi phí ngắn hạn, tìm ra những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, phấn đấu giảm chi phí kinh doanh. Thường xuyên hoặc định kỳ tiến hành kiểm tra, giám sát tài chính với các khoản chi phí, đặc biệt là đối với những khoản chi phí, đặc biệt là đối với những khoản chi phí chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn. Căn cứ để giám sát taì chính là các kế hoạch chi phí, số liệu thực tế ghi trên các chứng từ, hoá đơn, các chế độ chính sách quản lý tài chính của nhà nước và quy định của doanh nghiệp. Thời gian giám sát có thể thường xuyên hoặc định kỳ. Trên cơ sở đặc điểm và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp, đặc điểm và nội dung của từng khoản chi phí để định ra thời gian kiểm tra giám sát cho phù hợp. Tài chính phải giám sát tàon diện :trước, trong và sau khi chi. Trước khi chi, tài chính phải phân tích xem khoản chi đó có phù hợp với kế hoạch và thật sự cần thiết không. Trong khi chi phải xem xét chi đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn hạn mức không. Sau khi chi cần phải tổng hợp tình hình để đánh giá tính chất hợp lý hay không hợp lý của từng khoản chi có như vây doanh nghiệp mói có thể hạ thấp được chi phí kinh doanh theo hướng tích cực và hợp lý. - Giảm chi phí sản xuất :để giảm chi phí sản xuất công ty cần tiên hành một số biện pháp sau : + Biện pháp đổi mới công nghệ :với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang phát triển như vũ bảo hiện nay, thì việc đổi mới công nghệ mang tính tất yếu quyết đinhj sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không mạnh dạn đổi mới công nghệ thì chắc chắn sẽ bị tụt hậu dẫn đến suy yếu và phá sản. Đổi mới công nghệ không chỉ đơn thuần là đổi mới máy móc thiết bị, công cụ, phương tiện, mà phải tiến hành đổi mới toàn diện. Từ việc mạnh dạn đổi mới công nghệ liên tục để phục vụ nhiều ngành kinh tế trong nước đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên việc đổi mới công nghệ của công ty chưa đảm bảo cân đối, chủ yếu thiên về phần máy móc thiết bị với nhiều hình thức như mua mới, nâng cấp cải tiến và sử dụng hình thức thuê tài chính dẫn tới hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị không cao. Do vậy công ty cần đổi mới đồng bộ công nghiệp mới đó là các bí quyết, phương án, thông số kỹ thuật tiên tiến. Cùng với việc đổi mới mấy móc thiết bị công ty cũng cần chú ý đến việc đổi mới năng lực con người về các kỹ năng, kinh nghiệm tính sáng tạo và khả năng làm chủ công nghệ bằng cách cử cán bộ, công nhân lành nghề đi học tập nghiên cứu chuyển giao công nghệ từ các nhà cung cấp công nghệ. Có như vậy mới tránh được những lãng phí khi sử dụng công nghệ mới, đảm bảo thiết bị mới hoạt động tốt và tránh những sai hỏng không đáng có của thiết bị và sản phẩm sản xuất.Để đảm bảo công nghệ mới phát huy hết khả năng, cần quan tâm đặc biệt tới phần tổ chức của công nghệ, đó là các thiết chế tạo nên bộ khung tổ chức của công nghệ như thẩm quyền, trách nhiệm, các quan hệ cac mối liên kết trong quá trình sử dụng côngnghệ mới, về mặt quản lý cần chú trọng phần này để đảm bảo hiệu quả sử dụng tài sản.Trong cơ ché thị trường hiện nay, khi mà chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn lại, thì việc đổi mới công nghệ phải hết sức thận trọng, để đảm bảo cho công nghệ đó ko bị lạc hậu và phát huy tối đa lợi ích từ việc đổi mới công nghệ. 2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để sử dụng vốn có hiệu quả, công ty phải thường xuyên nắm bắt được số lượng vốn hiện có về mặt giá trị cũng như hiện vật, các nguồn hình thành vốn và những bién động tăng giảm của vốn để từ đó có thể đề ra các biện pháp xử lý kịp thời không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. -Là công ty thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên nhu cầu về vốn lưu động rất lớn. Do vậy công ty cần tăng số vòng quay của vốn lưu động (số lần và số ngày chu chuyển vốn lưu động), đẩy nhanh sức sinh lời của vốn lưu động, sức sản xúât của vốn lưu động. Bên cạnh đó, công ty phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc mở rộng và đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh để quay vòng vốn nhanh, nhằm tạo điều kiện bảo toàn và phát triển vốn không ngừng. Thực tế tại công ty, tỷ suất lợi nhuận trên vốn và số vòng quay của vốn lưu động còn thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Do đó trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty phải tổ chức tốt việc sử dụng vốn lưu động, cụ thể là: + Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng thời kỳ để từ đó có thể huy động một cách hợp lý các nguồn bổ sung. + Công ty cần khắc phục những nhược điểm trong việc sử dụng vốn mà trước hết là giảm thiểu các khoản tiền đọng bằng cáh tăng cường thu hồi các khoản phải thu khách hàng. Trong hoạt động kinh doanh thương mại, quan hệ tín dụng như vay, nợ, trả nợ là một tất yéu khách quan. hầu hết mỗi doanh nghiệp vừa là chủ nợ vừa là con nợ của doanh nghiệp khác, tuy nhiên với tư cách là chủ nợ, công ty phải tiến hành giám sát chặt chẽ việc thu hồi các khoản nợ + Xử lý dứt điểm những tài sản lưu động không sử dụng được do hư hỏng, kém phẩm chất hoặc không sử dụng được nữa. + Tuy vốn cố định chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định có cao hay không phụ thuộc vào việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm các TSCĐ. Công ty phải thường xuyên quan tâm đến việc bảo toàn VCĐ, quản lý chặt chẽ TSCĐ về mặt hiện vật không để mất mát hư hỏng trước thời hạn, trích lập khấu hao sát với thực tế. + Triệt để khai thác các nguồn vốn đang ứ đọng hay tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức khác, đồng thời huy động các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng … + Thu hút vốn là một việc khó nhưng sử dụng và quản lý nguồn vốn còn khó hơn nhiều. Điều hành và quản lý quá trình kinh doanh, bảo toàn và phát triển nguồn vốn là một giải pháp quan trọng nhằm đạt được kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Tổ chức tốt quá trình đó được thông suốt đều đặn, nhịp nhàng giữa cá khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. II. Đề xuất kiến nghị Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động của các doanh nghiệp đều hướng tới thị trường, phục vụ tốt cho nhu cầu của thị trường để từ đó thu được lợi nhuận tối đa. Cong tác nghiên cứu thị trường trở nên đặc biệt quan trọng, mọi hoạt động của doanh nghiệp đúng hay sai đều căn cứ vào công tác nghiên cứu thị trường gắn lion với sự tồn tại và phát triển của công ty. Công tác nghiên cứu thị trường của công ty rất phức tạp, các sản phẩm của công ty đều có giá trị tương đối lớn, vì thế việc xác định đúng nhu cầu của thị trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mức độ biến động của thị trường là tương đối lớn do vậy công nghệ kỹ thuật tiên tiến phải nhanh chóng được áp dụng và không ngừng thay đổi. Phân tích thị trường phải phân tích được các khả năng cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh có như thế mới dự kiến được biến động của nhu cầu thị trường dự báo được khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Không những công ty phải nghiên cứu thị trường đầu ra của sản phẩm mà công tác nghiên cứu thị trường đầu vào cũng quan trọng đói với kết quả kinh doanh Công tác xây dựng hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật của công ty cần được cải tiến cho phù hợp với trình độ công nghệ của công ty và phù hợp với tiến bộ của KHKT của nền công nghiệp hiện đại Tăng khả năng về tiềm lực tài chính giúp công ty tăng khả về vốn. Vốn là điều kiện tiên quyết để tiến hành hoạt động kinh doanh.Tăng vốn kinh doanh là tăng thêm khả năng sản xuất giúp sản xúât đạt hiệu quả cao, giảm thiệt hại do thiếu vốn. Hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc rất nhiều vào chế độ quản lý kinh tế của nhà nước, các chính sách phát triển KT - XH. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp thuận lợi nếu như lĩnh vực mà công ty thamgia kinh doanh phù hợp với những ngành nghề nhà nước đang khuyến khích kinh doanh. Công ty Cơ khí Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước tham gia vào lĩnh vực cơ khí chế tạo máy, góp phần tích cực vào công cuộc CNH - HĐH đất nước. Mặc dù nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, sông nhìn chung các các chính sách của nhà nước vẫn chậm và nhiều khi chưa nhất quán, công ty cần nghiên cứu sâu hơn các quan điểm phát triển kinh tế của đảng, của nhà nước, từ đó có những sách lược kinh doanh phù hợp với luật pháp, chính sách cua nhà nước. Đồng thời trong quá trình hoạt động đưa ra kiến nghị để nhà nước có chính sách hỗ trợ phát triển. Kết luận Trong cơ chế thị trường vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm là vấn đề hiệu quả kinh doanh.Một doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững và phát triển thì hoạt động kinh doanh phải có hiệu quả. Sự chuyển đổi kinh tế từ cơ chế tập chung quan lieu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN cùng với xu hướng phát triển kinh tế ngày càng đi vào chiều sâu hiện nay đã đặt ra vấn đề hiệu quả và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực máy móc thiết bị, Công ty TNHHNN1TV Cơ Khí Hà Nội đã và đang tìm cho mình một hướng đi phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng của mình, nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của công ty. Đây là một bài toán khó giải, để giải quyết được bài toán này cần sự nỗ lực của CBCNV trong toàn công ty. Báo cáo tốt nghiệp với đề tài : “Hiệu quả kinh doanh ở công ty TNHHNN1TV Cơ khí Hà Nội” trong một chừng mực nhất định có thể coi là một đáp số. Em hy vọng với bài viết trên cùng với các biện pháp khác sẽ phần nào giúp công ty nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình trong thời gian tới. Do nhiều hạn chế nhất định về thời gian, trình độ, kinh nghiệm thực tế nên đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em mong thầy cô và bạn đọc góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các cô chú và các anh chị trong Công ty Cơ khí Hà Nội, đặc biệt là phòng bán hàng và kinh doanh XNK và thầy giáo Đặng thế Hùng đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Hà Tây, ngày 5/9/2006 Sinh viên thực hiện Lê Thị Tố Nga Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp-Thạc sĩ Lê Hoài Phương- Trường Cao đẳng kinh tế kĩ thuật thương mại 2. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – PGS.TS Phạm Thị Gái-Trường Đại học kinh tế quốc dân. 3. Giáo trình quản lý kinh tế quốc dân-GS.TS Đỗ Hoàng Toàn- Trường Đại học kinh tế quốc dân. 4. Giáo trình kinh tế thương mại- GS.TS Nguyễn Đình Thân-Trường Đại học kinh tế Quốc dân. 5. Bảng cân đối kế toán báo cáo sản xuất kinh doanh thuyết minh tài chính phòng kế toán Công ty cơ khí Hà Nội Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36671.doc
Tài liệu liên quan