Kiểm toán chu trình tiền lương – nhân viên là một bộ phận của kiểm toán BCTC, có ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu trên các báo cáo và liên quan trực tiếp đến đời sống của người lao động. Đây là một chu trình tương đối phức tạp do KTV cần thu thập nhiều thông tin liên quan để có hiểu biết sâu sắc về chính sách tiền lương của Nhà nước và của KH. Trong khuôn khổ Chuyên đề thực tập, em tập trung phân tích các nét đặc trưng trong kiểm toán chu trình tiền lương – nhân viên do ACPA thực hiện tại 2 khách hàng điển hình để rút ra bài học kinh nghiệm, tạo mối liên hệ giữa lý thuyết với thực tế hoạt động, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán hiện tại.
Tuy đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên bài viết không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và những người quan tâm để Chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị KTV Công ty ACPA trong thời gian thực tập và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S Đinh Thế Hùng đã giúp em hoàn thành Chuyên đề này.
113 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện Báo cáo kiểm toán chu trình tiền lương - Nhân viên trong kiểm toán tài chính do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t BảnHàn Quốc từ 6 tháng đến 1 năm
Hỗ trợ kỹ thuật
Hoạt động sản xuất hầu hết tuân theo quy trình hệ thống chặt chẽ trên dây chuyền hiện đại nhập khẩu từ Nhật BảnHàn Quốc. Công nghệ được cung cấp hoàn toàn bởi công ty mẹ, XYZ Inc.
Đối thủ cạnh tranh
Không có đối thủ cạnh tranh ở thị trường Việt Nam vì toàn bộ sản phẩm đều xuất khẩu trở lại cho công ty mẹ. Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong khu vực có thể ảnh hưởng lên giá bán sản phẩm.
Khách hàng
Thành phẩm sẽ được xuất khẩu trực tiếp sang Nhật BảnHàn Quốc theo đặt hàng của công ty mẹ. Bên cạnh đó, Công ty cũng xuất hàng cho XYZ Fuji Company Limited (một thành viên của XYZ Inc) theo yêu cầu của XYZ Inc.
Giá trị
Kết quả hoạt động
Vì đang trong giai đoạn bắt đầu hoạt động, công ty bắt đầu giới thiệu sản phẩm sau giai đoạn thử nghiệm. Do đó, doanh thu sẽ tăng so với kỳ trước. Theo kế hoạch sản xuất trong những năm tới, công ty không có dự kiến lãi trong năm tài chính sau.
Quá trình kinh doanh
Con người
Tại ngày 30 tháng 9 năm 2004, Công ty có 67 nhân viên trong đó có 1 người nước ngoài (Tổng Giám đốc). XYZ được tổ chức thành 3 bộ phận:
Quản lý
Kế toán
Sản xuất và kỹ thuật
Sản xuất gồm có 7 bộ phận, chịu trách nhiệm sản xuất các phần khác nhau của sản phẩm: ES (Eyeless small needles), O (Ophthalmic), SIP (Silicon Point), CP (Carborundum Point), H (H files), R (Reamer files), và Research & Development.
Hoạt động
Hiện tại, Công ty đã kết thúc giai đoạn xây dựng và bắt đầu sản xuất thử trong tháng 8 năm 2005. Hoạt động chính là chế tạo và tái xuất thiết bị, dụng cụ y tế.
Công ty thuê khu đất 11.340 m2 làm văn phòng và nhà máy ở thị trấn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Thời hạn của hợp đồng thuê là 50 năm.
Trong thời gian tới, Công ty dự kiến đưa sản phẩm mới vào sản xuất nhằm đa dạng hoá sản phẩm.
Những thay đổi chính
Bộ phận sản xuất SIP và CP sáp nhập làm một trong tháng 6 năm 2005.
Bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) chính thức đi vào hoạt động trong tháng 7 năm 2005.
Trong thời gian tới, Công ty có kế hoạch mở rộng khuôn viên và tăng vốn đầu tư lên 15.000.000 USD để phát triển sản xuất.
Tương tự như ABC, sau khi có những phân tích chung về quy trình kinh doanh, KTV tìm hiểu quá trình xử lý thông tin (BIF) của XYZ. Đối với chu trình tiền lương – nhân viên, KTV quan tâm đến các vấn đề sau:
Bảng 2.12: Pphân tích quy trình thông tin kinh doanh của XYZ-lương
Business Information Framework Identify and Source Error Risks
XYZ Hanoi Co., Ltd - Manufacturing Client Knowledge
Tham chiếu: D431
Chuẩn bị bởi: NDD
Soát xét bởi: LTV
Ngày thực hiện: 1/2006
Tiền lương
Quy trình trả lương như sau:
Các khoản thanh toán lương dựa trên hợp đồng lao động. Cuối tháng, căn cứ vào báo cáo thời gian làm việc và mức lương cơ bản của mỗi nhân viên, chị Hà lập bảng lương và anh Thịnh sẽ kiểm tra lại. Bảng lương phải được Tổng Giám đốc phê duyệt trước khi tiến hành trả lương.
Tiền lương được trả vào ngày 5 hàng tháng, số dư tiền lương phải trả tại ngày 31/12/05 chính là tiền lương tháng 12 của nhân viên.
Lương được trả thông qua tài khoản của nhân viên tại chi nhánh ngân hàng Agri bank Thành phố Thái NguyênHải Dương.
Mô tả chu trình tiền lương - nhân viên và các kiểm soát chính
Người thực hiện
Thủ tục
Chứng từ
Báo cáo
Bảo vệ
Phòng nhân sự(Hà)
Thịnh (kế toán)
Phòng nhân sự
Tổng Giám đốc
Chị Hải
Phòng nhân sự
Chị Hải
Chị Hải
(Kế toán)
Kiểm soát tiền lương hàng ngày
Tổng kết lương hàng tháng
Đối chiếu lương hàng tháng
Phê duyệt
Ghi nhận chi phí lương và phải trả
Trả lương
Ghi nhận tiền lương đã trả
Lập BCTC
Thẻ lương cá nhân
Bảng lương
Đối chiếu Bảng lương
Bảng lương
Đối chiếu Bảng lương
Bảng lương
Sổ cái chi phí
Sổ cái 334
Sổ cái 334
BCĐKT, BCKQKD &TMBCTC
Sau khi chỉ ra các thủ tục kiểm soát chính mà công ty đang áp dụng ở Bảng 2.12, KTV đánh giá tính trọng yếu và rủi ro ban đầu (Initial Risk Assessment). Mức trọng yếu đối với các bút toán đề nghị điều chỉnh (PAJEs) và phân loại lại đối với XYZ là 1.000 USD.
Đánh giá rủi ro kiểm soát.
KTV thực hiện các trắc nghiệm kiểm tra việc thiết kế của các kiểm soát bằng các kỹ thuật phỏng vấn, quan sát, kiểm tra chứng từ, thực hiện từ đầu đến cuối và các trắc nghiệm kiểm tra sự hoạt động hữu hiệu của HTKSNB. 2 công cụ trợ giúp KTV là Ma trận kiểm soát rủi ro (RCM) và Tài liệu quản lý rủi ro (RCD). Từ đó, KTV đưa ra kết luận về tính hiệu quả của KTKSNB.
KTV đưa ra chương trình KT cụ thể cho chu trình tiền lương - nhân viên., như tại Bảng 2.6.
2.3.3. Thực hiện kiểm toán
Z750. KTV tính toán tiền lương trung bình của nhân viên để đưa vào thuyết minh báo cáo tài chính, đông thời xem xét mức lương trung bình có phù hợp với quy định về mức lương tối thiểu của Chính phủ không.
Bảng 2.13: WPs về tổng quan tiền lương của XYZ
XYZ Hanoi Co Ltd Số tham chiếu: Z750
31/12/2005 Người thực hiện: N.D.D
Lương Người soát xét: L.T.V
Thời gian: 1/2006
Diễn giải
Tháng 1
Tháng 2
…
Tổng
Lương
Thưởng
Trợ cấp
25.991.396
-
-
25.116.045
-
-
464.752.945
-
-
KT CP lương
25.991.396
25.116.045
464.752.945
Số nhân viên
Lương TB
Thu nhập TB
2
12.995.698
12.995.698
2
12.558.023
12.558.023
215
2.161.642
2.161.642
Z751. KTV kiểm tra tính đúng kỳ và chính xác của việc trả lương, so sánh giữa số dư tài khoản 334 tại ngày 31/12/05 và thông báo của ngân hàng về việc chuyển lương vào tài khoản của nhân viên. Đây là 1 trắc nghiệm kiểm tra sự hoạt động hữu hiệu của HTKSNB.
Bảng 2.14: WP kiểm tra thanh toán lương của XYZ
XYZ Hanoi Co Ltd Số tham chiếu: Z751
31/12/2005 Người thực hiện: N.D.D
Lương Người soát xét: L.T.V
Thời gian: 1/2006
Mục tiêu
Đảm bảo mục tiêu đầy đủ, tồn tại, chính xác, quyền và nghĩa vụ của khoản phải trả nhân viên
Công việc thực hiện
Hiểu biết về chính sách nhân sự.
Tiền lương trả vào ngày 5 hàng tháng.
Số dư tại ngày 31/12/2005:
55.825.903
Đã trả 5/1/06:
55.825.903
B, R
Chênh lệch:
-
B,R: Khớp với giấy báo nợ của ngân hàng và bảng ký nhận lương.
Kết luận
Các mục tiêu đã đạt được
Z752. Là một thủ tục kiểm tra HTKSNB, KTV đối chiếu mức lương cơ bản ở bảng lương với mức lương ghi trong hợp đồng lao động.
Bảng 2.15: WP kiểm tra mức lương cơ bản của XYZ
XYZ Hanoi Co Ltd Số tham chiếu: Z752
31/12/2005 Người thực hiện: N.D.D
Lương Người soát xét: L.T.V
Thời gian: 1/2006
Mục tiêu
Đảm bảo sự thống nhất giữa hợp đồng lao động và bảng lương.
Công việc thực hiện
Lựa chọn một số nhân viên trên bảng lương và đối chiếu ngược lại với hợp đồng lao động.
Họ tên
Phạm Hương
Nguyễn Mai
Hoàng Huyền
Phan Thảo
Lê Trí Hữu
Lê Thu Hương
Trịnh Thị Thuỷ
Lưu Dức Tuấn
Nguyễn Văn Thịnh
Tổng
Quy mô (12/05)
Tỷ lệ kiểm tra
Bộ phận
HR-GA
Sản xuất
HR-GA
HR-GA&AC
Sản xuất
Sản xuất
Sản xuất
Sản xuất
Sản xuất
Lương
3.156.000
710.000
10.010.700
3.156.000
5.000.000
5.226.800
710.000
3.480.000
710.000
32.159.500
45.429.500
71%
Kiểm tra
C,P;N1
C,P
C,P
C,P
C,P
C,P
C,P
C,P
C,P
Chú thích
C,P: Khớp đúng giữa bảng lương và hợp đồng lao động.
N1: Có hiệu lực từ 11/2005. (630USD, tỷ giá 1 USD=15.890 VND).
Kết luận
Mục tiêu đã đạt được
Z753. KTV kiểm tra chi phí lương và BHXH&BHYT. Do XYZ mới đi vào hoạt động nên KTV kiểm tra trực tiếp tiền lương theo các tài khoản chi phí liên quan.
XYZ Hanoi Co Ltd
Số tham chiếu:
Z753
31/12/2005
Ngời thực hiện:
N.D.D
Lơng
Ngời soát xét:
L.T.V
Thời gian: 1/2006
Reviewed by:
Mục tiêu
Đảm bảo mục tiêu đầy đủ, tồn tại, chính xác, quyền và nghĩa vụ của chi phí nhân công
Công việc thực hiện
Thu thập bảng lơng hàng tháng.
Hiểu biết về chính sách nhân sự.
Đối chiếu bảng lơng và Sổ cái chi phí lơng
Lựa chon và soát xét lại một số hợp đồng lao động
kiểm tra chi phí lơng và BHXH&BHYT
Tiền lơng trên sổ cái
Trên bảng lơng
62211
62711
Việt Nam
Nhật
Tổng 642
Tổng lơng
Việt Nam
Nhật
Tổng
Chênh lệch
tháng
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]=[3]+[4]
[6]=[1]+[2]+[5]
[7]
[8]
[9]=[7]+[8]
[10]=[9]-[6]
T.1
-
-
25,991,396
32,315,712
58,307,108
58,307,108
26,209,131
32,312,100
58,521,231
214,123
T.2
-
-
25,116,045
32,315,712
57,431,757
57,431,757
25,116,045
32,312,100
57,428,145
(3,612)
T.3
5,382,469
17,560,243
12,152,010
32,315,712
44,467,722
67,410,434
36,669,721
32,312,100
68,981,821
1,571,387
T.4
8,666,125
17,641,210
13,419,460
32,315,712
45,735,172
72,042,507
39,320,795
32,312,100
71,632,895
(409,612)
(N)
T.5
9,282,000
8,029,536
14,872,761
32,315,712
47,188,473
64,500,009
32,679,668
32,312,100
64,991,768
491,759
T.6
8,808,000
6,014,240
15,771,820
32,315,712
48,087,532
62,909,772
30,758,040
32,312,100
63,070,140
160,368
T.7
7,656,416
12,757,248
16,052,480
32,315,712
48,368,192
68,781,856
36,466,144
32,312,100
68,778,244
(3,612)
T.8
13,919,139
13,463,970
16,136,160
32,315,712
48,451,872
75,834,981
43,519,269
32,312,100
75,831,369
(3,612)
T.9
15,498,653
15,682,956
16,675,452
32,315,712
48,991,164
80,172,773
47,857,059
32,312,100
80,169,159
(3,614)
T.10
14,874,000
15,178,800
16,849,577
32,315,712
49,165,289
79,218,089
46,902,377
32,312,100
79,214,477
(3,612)
T.11
14,970,417
15,316,800
20,180,620
32,315,712
52,496,332
82,783,549
50,467,837
32,312,100
82,779,937
(3,612)
T.12
15,452,542
15,648,988
19,731,412
32,315,712
52,047,124
83,148,654
50,832,941
32,312,100
83,145,041
(3,613)
Tổng
114,509,761
137,293,991
212,949,193
387,788,544
600,737,737
852,541,489
466,799,028
387,745,200
854,544,228
2,002,739
Z370
Z370
Z1300
IM, pass
Ghi chú: chi phí lơng tăng lên rất nhanh từ tháng 3 vì công ty tuyển dụng nhân viên để bắt đầu sản xuất thử
(N): tháng 3,4, một số công nhân đợc đào tạo ở Tota nhng trong bảng tính lơng kế toán vẫn tính tiền ăn tra cho họ
Chênh lệch giữa bảng lơng và sổ cái về lơng của nhân viên Nhật là do kế toán sử dụng tỷ giá cố định khi tính toán
Tổng chênh lệch không trọng yếu --> Bỏ qua.
kiểm tra BHXH
BHXH trên sổ cái
Trên bảng lơng
62212
62712
64212-VIET
Tổng BHXH
Chênh lệch
Tháng
[1]
[2]
[3]
[4]=[1]+[2]+[3]
[5]
[6]=[5]-[4]
T.1
-
3,264,804
3,264,804
3,264,804
-
T.2
-
3,264,804
3,264,804
3,264,804
-
T.3
765,450
2,535,930
1,916,634
5,218,014
5,218,014
-
T.4
1,093,500
2,535,930
1,916,634
5,546,064
5,546,064
-
T.5
1,189,500
750,000
2,200,674
4,140,174
6,100,104
1,959,930
N1
T.6
1,138,500
750,000
2,200,674
4,089,174
4,529,124
439,950
N2
T.7
958,500
930,000
2,307,174
4,195,674
4,195,674
-
T.8
958,500
930,000
2,307,174
4,195,674
4,195,674
-
T.9
1,917,000
2,236,020
2,307,174
6,460,194
6,460,194
-
T.10
1,917,000
4,308,239
2,413,674
8,638,913
6,673,194
(1,965,719)
N3
T.11
1,917,000
2,236,020
2,661,405
6,814,425
6,814,425
-
T.12
1,917,000
2,236,020
2,661,405
6,814,425
6,814,425
-
Tổng
13,771,950
19,448,159
29,422,230
62,642,339
63,076,500
434,161
Z370
Z370
IM, pass
N1: tính quá BHXH&BHYT cho anh Huy, ngời từ chức từ tháng 5
N2: điều chỉnh cho Kiều và Luân, những nhân viên đang trong kỳ thử việc
N3: tăng lên do Công ty trả BHYT&BHXH cho anh Tuấn và chị Huong PC cho tháng 7,8.
Kiểm tra BHYT
BHYT trên sổ cái
Trên bảng lơng
62213
62713
64213-VIET
Tổng BHYT
Cho VIE
Chênh lệch
Tháng
[1]
[2]
[3]
[4]=[1]+[2]+[3]
[5]
[6]=[5]-[4]
T.1
-
435,307
435,307
435,307
0
T.2
-
435,307
435,307
435,307
0
T.3
102,060
338,124
255,551
695,735
695,735
0
T.4
145,800
338,124
255,551
739,475
739,475
0
T.5
151,800
100,000
293,423
545,223
813,347
268,124
N1
T.6
151,800
100,000
293,423
545,223
603,883
58,660
N2
T.7
127,800
124,000
307,623
559,423
559,423
0
T.8
127,800
124,000
307,623
559,423
559,423
0
T.9
255,600
298,136
307,623
861,359
861,359
0
T.10
255,600
298,136
321,823
875,559
875,559
0
T.11
255,600
298,136
354,854
908,590
908,590
-
T.12
255,600
298,136
354,854
908,590
908,590
-
Tổng
1,829,460
2,316,792
3,922,962
8,069,214
8,396,000
326,786
Z370
Z370
Z370
Tk 64214-phúc lợi
1,682,449
mua giấy cho công nhân.
Tk 62714-phúc lợi
22,035,564
Mua thuốc, quần áo bảo hộ, in sách cho công nhân
Z370
Kết luận
Mục tiêu đã đạt đợc
(Chèn bảng 2.15 Z 753 vào đây) chị ghép đầu đề vào cho phù hợp với các bảng 2.15, em mới dịch phần nội dung thôi.
Z754. KTV thực hiện lại việc tính thuế thu nhập cá nhân của XYZ theo các quy định hiện hành.
Bảng 2.16: WP tính thuế thu nhập cá nhân của XYZ
XYZ Hanoi Co Ltd Số tham chiếu: Z754
31/12/2005 Người thực hiện: N.D.D
Lương Người soát xét: L.T.V
Thời gian: 1/2006
Mục tiêu
Đảm bảo mục tiêu đầy đủ, tồn tại, chính xác, quyền và nghĩa vụ của thuế thu nhập cá nhân.
Công việc thực hiện
Dựa trên mức lương ở hợp đồng lao động, KTV tính toán lại thuế thu nhập cá nhân và kiểm tra phần nộp cho cơ quan thuế.
>> Thuế TNCN
Dựa trên thu nhập của mỗi nhân viên để tính thuế cho từng tháng, so sánh tổng phải nộp trong kỳ
Kiểm tra thanh toán và đối chiếu với số dư tại ngày 31/12/2005 Từ tháng 1 đến tháng 4, có 3 người phải nộp thuế : Anh Huy, chị Trang, anh Đức (từ chức từ tháng 5/05)
Toàn bộ thuế TNCN được tính vào chi phí quản lý
Ôông SukumiLim
Chị Trang
Anh Huy
Tổng
TN chịu thuế
Thuế TNDN
TN chịu thuế
Thuế TNDN
TN chịu thuế
Thuế TNDN
T. 1
T. 2
T. 3
T. 4
T. 5
T. 6
T. 7
T. 8
T. 9
T. 10
T. 11
T. 12
Tổng
90.341.479 90.341.479 90.341.479 90.341.479 90.341.479 90.341.479 90.341.479 90.341.479 90.341.479 90.341.479 90.341.479 90.341.479
20.336.592
20.336.592
20.336.592
20.336.592
20.336.592
20.336.592
20.336.592
20.336.592
20.336.592
20.336.592
20.336.592
20.336.592 244.039.100
11.990.995
11.100.295
8.007.610
8.001.610
7.935.610
8.004.610
7.986.610
8.010.610
7.995.610
7.989.610
10.160.700
10.160.700
699.099
610.030
300.761
300.161
293.561
300.461
298.661
301.061
299.561
298.961
516.070
516.070
4.734.457
12.912.215 12.709.828 13.918.871 12.709.828
-
-
-
-
-
-
-
-
791.222
770.983
891.887
770.983
-
-
-
-
-
-
-
-
3.225.074
Trên sổ
CL
21.826.913
21.717.604
21.529.240
21.407.736
20.630.153
20.637.053
20.635.253
20.637.653
20.636.153
20.635.553
20.852.662
20.852.662
251.998.632
252.038.289
(39.657)
Không trọng yếu
Chú thích
P:Kiểm tra hoá đơn thanh toán, được lập định kỳ đầu tháng
(N):Phải nộp cuối kỳ, đối chiếu và khớp đúng giữa bảng cân đối thử và sổ cái
Với chị Trang, lương tăng lên 630 USD, tỷ giá hối đoái 15890VND.
Lương hàng tháng
Tổng thu nhập
Thuế TNCN hàng tháng
Cho tháng 11, 12
Số trên sổ tháng 11, 12
Chênh lệch
10.010.700
11.122.444
612.244
1.224.489
1.032.140
192.349
[1]=630*15890
[4]={[1]-500}/0,9
--> Không trọng yếu.
PIT chuyển sang:
Ngày nộp
1/14/2005
2/22/2005
3/22/2005
4/22/2005
5/19/2005
6/29/2005
8/2/2005
9/6/2005
9/27/2005
10/31/2005
11/25/2005
Số năm trước
Tổng TTNCN
Số đã nộp
Thuế TNCN 12/04
Nộp TTNCN 1/05
Nộp TTNCN 2/05
Nộp TTNCN 3/05
Nộp TTNCN 4/05
Nộp TTNCN 5/05
Nộp TTNCN 6/05
Nộp TTNCN 7/05
Nộp TTNCN 8/05
Nộp TTNCN 9/05
Nộp TTNCN 10/05
Tỷ lệ
Chuyển năm sau
1.506.931
252.038.289
211.820.774
1.506.931
21.826.913
21.717.604
21.529.240
21.407.736
20.630.153
20.637.053
20.635.253
20.336.592
20.957.746
20.635.553
71%
41.724.446
B,R
B,R
B,R
B,R
B,R
B,R
B,R
B,R
Kết luận
Mục tiêu đã đạt được
2.3.4. Kết thúc kiểm toán
KTV xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC, đánh giá các ghi chú BCTC nhằm phát hiện các sự kiện bất thường đã được đơn vị xác nhận. KTV phỏng vấn nhân viên xem có tranh chấp về lao động hay không. Sau khi kiểm tra thấy các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc trình bày các thông tin đã được KT, căn cứ vào các giấy tờ làm việc, KTV tổng hợp các bút toán đề nghị phân loại, các bút toán đề nghị điều chỉnh lại và đưa ra thuyết minh báo cáo tài chính cho chu trình tiền lương - nhân viên (notes to finance statement - NFS). ở công ty XYZ, không có bút toán điều chỉnh hay phân loại nào được đưa ra.
2.4. Tổng kết quy trình kiểm toán chu trình tiền lương - nhân viên tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn ACPA qua thực hiện kiểm toán tại ABC và XYZ
Đối với mỗi cuộc KT cụ thể, việc thiết kế và thực hiện các thủ tục KT phụ thuộc rất nhiều vào tính xét đoán của KTV. Các chương trình KT đưa ra chỉ mang tính chất hướng dẫn, chỉ đạo. Căn cứ vào đó, KTV làm việc theo sự sáng tạo của bản thân, tuỳ vào đặc điểm và tình hình thực tế phát sinh. Thông qua KT tại 2 KH, ABC là KH truyền thống, XYZ là KH mới KT lần đầu, ta có thể thấy một số điểm khác nhau như sau:
Trong quá trình KT cho XYZ, do là KH năm đầu tiên nên trước khi thực hiện KT, KTV lập bảng đánh giá KH. Việc này nhằm đánh giá xem liệu việc chấp nhận KT cho XYZ có làm tăng rủi ro trong hoạt động của KTV và công ty hay không. Sau đó, Ban Giám đốc mới xem xét và quyết định chấp nhận KT cho công ty XYZ. Và XYZ có quy mô tương đối lớn nên mặc dù mới trong giai đoạn bắt đầu hoạt động nhưng ACPA vẫn lựa chọn những nhóm KT có năng lực, kinh nghiệm. Nhóm KT cho công ty ABC hầu hết là những người đã tham gia KT năm trước.
Đối với công ty ABC, do là KH đã KT năm trước nên ở Giai đoạn 1 và 2 (trong quy trình KT của ACPA), KTV chỉ cần tham khảo lại hồ sơ KT năm trước và cập nhật các thay đổi mới phát sinh trong năm nay. Vì không có thay đổi nào đáng kể (cả công ty nói chung và chu trình tiền lương – nhân viên nói riêng) nên các thủ tục kiểm soát rất đơn giản, hầu như chỉ ghi lại trên BIF, KTV chủ yếu thực hiện các trắc nghiệm kiểm tra chi tiết. Do vậy, tuy là KH có quy mô lớn nhưng công việc không quá phức tạp. Còn với XYZ, là năm đầu tiên thực hiện KT, các bước KT được thực hiện rất chi tiết, thể hiện rất rõ trên giấy tờ làm việc của KTV, từ mô tả lại chu trình tiền lương – nhân viên cho đến thực hiện các trắc nghiệm kiểm soát và trắc nghiệm cơ bản.
Mặt khác, trong giai đoạn lập kế hoạch KT, KTV đánh giá rất kỹ các yếu tố tạo nên rủi ro theo chương trình chuẩn của Công ty nên đã giảm được rất nhiều công sức cho KTV khi thực hiện các trắc nghiệm cơ bản. Các thủ tục KT cần thực hiện được giảm tối đa nhưng tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn của hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán, cung cấp đầy đủ cơ sở cho việc đưa ra ý kiến. Đây là điểm ưu việt và khác biệt của Phương pháp KT ACPA.
Do ABC không sử dụng phần mềm kế toán trong khi số lượng và quy mô các nghiệp vụ phát sinh rất lớn, hệ thống chi nhánh và nhà máy trải khắp đất nước nên như đánh giá của KTV, rủi ro trong xử lý thông tin là rất cao. Do đó, khi tiến hành KT cho ABC, KTV rất lưu ý đến việc đối chiếu từ sổ chi tiết lên sổ tổng hợp , quá trình chuyển sổ…
Cuối cùng, ABC có số lượng nhân viên đóng thuế thu nhập nhiều và không có chứng từ hỗ trợ cho việc xác định thu nhập từ nước ngoài của các nhân viên người Nhật nên việc tính thuế thu nhập rất khó khăn và do KTV có kinh nghiệm thực hiện. Phần việc này với XYZ đơn giản hơn nhiều.
Phần 3: Một vài kiến nghị hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương - nhân viên trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn ACPA
3.1. nhận xét quy trình kiểm toán chu trình tiền lương - nhân viên tại công ty kiểm toán và tư vấn acpa
3.1.1. Những ưu điểm
Kiểm toán BCTC là mảng dịch vụ đem lại doanh thu lớn nhất cho công ty và đang tăng rất nhanh. Điều này chứng tỏ sự tín nhiệm và đánh giá cao của KH đối với chất lượng dịch vụ mà ACPA cung cấp. Không ngừng tăng cường chất lượng dịch vụ, nâng cao uy tín trên thị trường là một trong những vấn đề mà Ban Giám đốc và toàn bộ nhân viên công ty quan tâm. Trên cơ sở điều kiện thực tế của Việt Nam, công ty đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hoạt động kiểm toán BCTC của mình nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường. ACPA đã và đang thực hiện rất tốt yêu cầu này, từng bước tạo được hiệu quả trong KT nói chung và KT chu trình tiền lương - nhân viên nói riêng. Sự hiệu quả đó được hội tụ bởi các nhân tố:
Sự quản lý khoa học của Ban Giám đốc. Mặc dù mới ra đời nhưng Công ty đã nhanh chóng nổi lên là một trong những hãng kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam. Thành công này trước hết là nhờ sự quản lý, điều hành khoa học, nhạy bén của Ban Giám đốc. Bộ máy công ty được tổ chức gọn nhẹ, độc lập, phân cấp rõ ràng, hướng mũi nhọn ban đầu vào đối tượng KH có vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu là từ Nhật và Hàn Quốc. Đây là bước đi rất đúng đắn trong điều kiện quy mô công ty còn nhỏ, số lượng nhân viên còn ít mà vẫn cung cấp được các dịch vụ chất lượng cao đến KH. Từ một công ty mới thành lập, không có tiếng trên thị trường, đến nay, trong giới doanh nghiệp Nhật đang làm ăn tại Việt Nam, hầu như ai cũng biết đến ACPA. Do số lượng KH không ngừng tăng nhanh, công ty dự kiến lập chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là những minh chứng rõ ràng nhất cho sự phát triển vượt bậc của ACPA.
Đội ngũ nhân viên. Đây là niềm tự hào lớn nhất của Công ty. Các thành viên sáng lập của ACPA là những nhà tư vấn, kiểm toán viên chuyên nghiệp, hầu hết là những nhân viên chủ chốt của công ty trách nhiệm hữu hạn Arthur Andersen Việt Nam. Nhân viên của công ty là những người năng động, nhạy bén, được tuyển chọn trực tiếp bởi Ban giám đốc theo tiêu chí “Trung-Tín-Trí-Tâm”. Điểm khác biệt lớn nhất của nhân viên ACPA so với các công ty khác đó là môi trường làm việc và văn hóa công ty. Mỗi người đều có cơ hội làm việc và phát triển như nhau. Công ty có quy trình đánh giá nhân viên rất chặt chẽ và khoa học. Sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa Việt Nam và phương pháp làm việc Phương Tây tạo nên nét đặc trưng, riêng có của ACPA. Đây là những điểm nhấn, tạo tiền đề cho sự phát triển lớn mạnh của Công ty trong tương lai.
Công tác KT được tổ chức khoa học, phương pháp KT riêng có tại Việt Nam. Việc lập kế hoạch KT được cân nhắc chi tiết, đầy đủ và hợp lý. Chất lượng cuộc KT là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Việc tìm hiểu khách hàng từ tổng quan đến chi tiết được thực hiện rất nghiêm túc, hạn chế tối đa rủi ro KT có thể có. Với phương pháp KT tiên tiến, KT dựa trên rủi ro (Risk based-audit), công ty luôn được khách hàng đánh giá rất cao chất lượng công việc.
3.1.2. Những tồn tại
Cùng với những thành tựu mà ACPA đã đạt được trong thực hiện KT nói chung và KT chu trình tiền lương -– nhân viên nói riêng, vẫn còn đó một số tồn tại cần được hoàn thiện.
Thứ nhất, trong quá trình tìm hiểu HTKSNB của KH, KTV thường sử dụng Bảng tường thuật. Mặc dù phương pháp này giúp KTV có được những hiểu biết chi tiết về HTKSNB của KH nhưng lại rất tốn thời gian và khó đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống. Đặc biệt, khi có những thay đổi trong hệ thống hoặc với những KH có quy mô lớn, các hoạt động kiểm soát rất phức tạp thì phương pháp này tỏ ra kém hiệu quả.
Thứ hai, thủ tục phân tích được vận dụng trong thực hành KT chủ yếu là phân tích xu hướng (phân tích ngang): so sánh tiền lương phải trả, chi phí lương giữa các tháng trong năm, giữa năm này với năm trước mà chưa sử dụng rộng rãi việc phân tích tỷ suất và liên hệ với các chỉ tiêu trong các công ty khác cùng lĩnh vực. Do đó, hiệu quả của thủ tục phân tích chưa cao như mong muốn và dẫn đến làm giảm khả năng phán đoán của KTV.
Thứ ba, trong quá trình chọn mẫu KT, KTV thường chọn mẫu theo nhận định nhà nghề dựa trên tài năng và kinh nghiệm làm việc. Các mẫu được chọn thường là các nghiệp vụ có số phát sinh lớn hay nghiệp vụ bất thường vì chúng có rủi ro cao. Phương pháp chọn mẫu này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, hướng trọng tâm công việc vào vùng có rủi ro cao và phát huy cao độ năng lực chuyên môn của KTV. Tuy vậy, đây là phương pháp chọn mẫu chủ quan phi xác suất nên tính đại diện của mẫu cho tổng thể không cao, do đó rủi ro chọn mẫu là một vấn đề đáng quan tâm khi sử dụng phương pháp này thường xuyên và ở tần suất lớn.
Thứ tư, KTV đã vận dụng linh hoạt phương pháp kiểm toán chứng từ, đem lại hiệu quả cao trong công việc, từ đó rút ngắn được thời gian KT và tiết kiệm chi phí, nâng cao uy tín với KH. Tuy nhiên, phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ chưa được chú trọng đúng mức. Cụ thể, việc tiến hành điều tra, khảo sát thực tế quá trình chấm công chưa được thực hiện, ảnh hưởng đến sự chính xác của các thông tin trên BCTC. Việc thực hiện các thủ tục này trong thực tế tốn rất nhiều thời gian và chi phí nên có sự cân nhắc của KTV giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả công việc đem lại.
Thứ năm, Công ty chưa có phần mềm kiểm toán chuyên dụng. Nhân viên thực hiện các thủ tục kiểm toán và lập giấy tờ làm việc chủ yếu trên bộ phần mềm Microsoft Office. Đây là hạn chế lớn nhất trong thực hành kiểm toán của Công ty.
3.2. Phương hướng hoàn thiện
Quá trình “đổi mới” đã đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chưa từng có. Chúng ta ngày càng hội nhập sâu hơn vào sân chơi chung của thế giới. Những cải cách có hệ thống đã làm thay đổi xã hội Việt Nam nói chung và nền kinh tế nói riêng một cách cơ bản. Toàn cầu hoá, hợp tác hoá là xu thế khách quan, không thể đảo ngược. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của Hiệp hội các qQuốc gia Đông Nam á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC), đang đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự kiện đánh dấu quá trình hội nhập quan trọng là ký kết Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Theo đó, Việt Nam cam kết mở cửa 55 phân ngành bao gồm cả dịch vụ kế toán - kiểm toán.
Hội nhập kinh tế nói chung và kế toán – kiểm toán nói riêng đã và đang mang lại cho chúng ta nhiều thuận lợi cũng như những khó khăn, thách thức. Chính phủ đã có sự chuẩn bị tích cực, trong đó trọng tâm là thông qua tiến trình hội nhập hoàn toàn với quốc tế về kế toán – kiểm toán. Mục tiêu của tiến trình này là đến năm 2020, Việt Nam sẽ xuất khẩu được dịch vụ kiểm toán.
Chúng ta đang từng bước thực hiện tiến trình đề ra. Cho đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành 37 Chuẩn mực Kiểm toán và 26 Chuẩn mực Kế toán. Ngày 17/6/2003, Quốc hội đã thông qua Luật Kế toán. Ngày 30/3/2004, Chính phủ ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập. Đây là những hành lang pháp lý quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành.
Bên cạnh đó, sự phát triển đa dạng của các loại hình doanh nghiệp, những bước tiến không ngừng của công nghệ thông tin, phần mềm kế toán đòi hỏi phải có sự hoàn thiện và phát triển của chương trình KT. Thông tin kế toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định kinh doanh. Vì thế, sự hoạt động hữu hiệu của hệ thống kế toán là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị. Điều này thúc đẩy mong muốn nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán để bắt kịp với yêu cầu quản lý.
Hơn nữa, xây dựng được quy trình kiểm toán hiệu quả là lợi thế hoạt động lớn nhất có thể có của bất kỳ công ty kiểm toán độc lập nào. Quy trình kiểm toán phù hợp giúp KTV giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh và uy tín cho công ty. Đối với riêng bản thân Công ty ACPA, nhu cầu này lại càng bức thiết do sự phát triển nhanh chóng về số lượng và loại hình khách hàng. Trong chiến lược phát triển của Công ty, đối tượng khách hàng sẽ được mở rộng sang các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận, các công ty cổ phần. Vì vậy, cải tiến chương trình kiểm toán là nhiệm vụ hàng đầu của ACPA. Theo đó, các thủ tục kiểm toán được hoàn thiện theo các hướng sau:
Hoàn thiện quy trình kiểm toán phải tuân thủ chặt chẽ pháp luật và hệ thống Chuẩn mực Kế toán, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực được chấp nhận tại Việt Nam.
Hoàn thiện quy trình kiểm toán phải đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán đồng thời giảm thiểu chi phí thực hiện kiểm toán.
Hoàn thiện quy trình kiểm toán phải đáp ứng được xu thế hội nhập kinh tế nói chung và kế toán – kiểm toán nói riêng, đồng thời phải theo kịp tốc độ phát triển của khoa học - công nghệ.
Các thủ tục KT phải thống nhất, tránh việc thực hiện chồng chéo.
Kết hợp chặt chẽ với các công ty kiểm toán quốc tế, phù hợp với mục tiêu quốc tế hoá chất lượng dịch vụ của ACPA. Hoàn thiện chương trình KT phải đặt trong từng công việc cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề thực tế phát sinh.
Việc hoàn thiện phải mang tính kế thừa và phát triển, mỗi quy trình kiểm toán đưa ra phải có sự xem xét cụ thể ưu, nhược điểm. Từ đó, phát huy mặt mạnh, khắc phục và sửa chữa mặt yếu.
Hoàn thiện quy trình kiểm toán phải tiến hành trên tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán. Riêng với chu trình tiền lương – nhân viên, ACPA đang nỗ lực hoàn thiện để phù hợp với đòi hỏi của khách hàng. Đặc biệt, khi mà tình trạng đình công tại các công ty, nhất là các công ty nước ngoài ngày càng phổ biến thì yêu cầu hoàn thiện chu trình tiền lương – nhân viên ngày càng bức thiết.
3.3. Một vài đề xuất, kiến nghị
3.3.1. Vấn đề tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
Tìm hiểu HTKSNB của khách hàng là công việc đặc biệt quan trọng mà bất kỳ KTV nào cũng phải thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán. Đây là vấn đề có tính chất nguyên tắc, được nêu riêng hẳn trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400, Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, theo đó: KTV phải có đủ hiểu biết về HTKSNB của KH để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả. KTV phải sử dụng khả năng xét đoán nghề nghiệp để đánh giá rủi ro kiểm soát và xác định các thủ tục kiểm toán để giảm rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được.
Thông qua đánh giá HTKSNB, KTV thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp. Nếu HTKSNB được đánh giá hoạt động có hiệu quả thì kiểm toán viên có thể tin tưởng vào HTKSNB, từ đó có thể giảm các thủ tục kiểm toán cơ bản và ngược lại.
Sau khi nghiên cứu, KTV mô tả lại những thông tin thu thập được về HTKSNB. Có 3 cách mô tả được sử dụng phổ biến:
Bảng hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ (Questionaire). Theo đó, KTV lập bảng câu hỏi về HTKSNB theo từng khoản mục, chu trình kiểm toán. Các câu hỏi được thiết kế theo 2 dạng: câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Đối với câu hỏi đóng, câu trả lời là “Có/Không”, trả lời “Có” sẽ cho thấy ưu điểm của HTKSNB và câu trả lời “Không” sẽ cho thấy nhược điểm của hệ thống. Trong thực hành kiểm toán, KTV thường sử dụng hình thức câu hỏi đóng hơn. Ưu điểm của phương pháp này là không bỏ sót các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp do đã được chuẩn bị trước nhưng nó có nhược điểm là không phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp.
Bảng tường thuật (Narrative). KTV mô tả HTKSNB bằng văn bản. Bảng tường thuật có ưu điểm là mô tả chi tiết, đầy đủ và sinh động HTKSNB nhưng có nhược điểm là khó thấy được mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống và khi hệ thống thay đổi thì phải mô tả lại từ đầu.
Lưu đồ (Flow chart). Lưu đồ là hệ thống biểu đồ và các ký hiệu trình bày HTKSNB cũng như mô tả chứng từ và quá trình luân chuyển của chúng. Lưu đồ có ưu điểm là giúp KTV dễ thấy được các thủ tục kiểm soát áp dụng, dễ dàng phản ánh khi có thay đổi trong hệ thống.
Trong thực hành kiểm toán hiện tại ở ACPA, mới chỉ có 2 hình thức đầu được áp dụng và việc áp dụng này không nhất quán. Không có quy định bắt buộc KTV/ trợ lý KTV phải áp dụng hình thức nào hoặc kết hợp cả hai. Do đó, sẽ khó khăn khi giám sát, soát xét công việc và các thủ tục kiểm toán mà KTV đã áp dụng.
Để khắc phục hạn chế này, ACPA nên chuẩn hoá việc ghi nhận thông tin về HTKSNB của khách hàng. Theo đó, KTV nên sử dụng bảng tường thuật, lưu đồ kết hợp với bảng hỏi khi tìm hiểu về HTKSNB. Bảng hỏi đơn giản với các câu hỏi sẵn có và tốn rất ít thời gian để thu thập câu trả lời “Có/không” giúp KTV tiếp kiệm được thời gian mà vẫn có thể đánh giá được ưu và khuyết điểm của hệ thống một cách hiệu quả. Sau đây là một bảng hỏi đề xuất đối với chu trình tiền lương – nhân viên:
Bảng 3.1: Bbảng hỏi về HTKSNB chu trình tiền lương – nhân viên tại công ty ABC
Câu hỏi
Có
Không
1. Công ty có phân tách trách nhiệm giữa chức năng tuyển dụng, hạch toán kết quả lao động, tính và thanh toán lương cho người lao động không?
2. Công ty có chính sách tăng lương bằng văn bản không?
3. Việc giám sát ghi nhận kết quả lao động:
-Kết quả lao động được cấp có thẩm quyền phê duyệt không?
-Người lao động có ký nhận không?
4. Việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương có tuân thủ chế độ kế toán hiện hành không?
5. Bộ phận nhân sự có được thông báo thường xuyên việc chấm dứt lao động không?
6. Người chấm công có độc lập với bộ phận kế toán không?
7. Bộ phận kế toán và bộ phận sản xuất có thường xuyên đối chiếu số lượng lao động và ngày công trên bảng tính lương và thanh toán lương hay không?
8. Người lao động có ký khi nhận lương hay không?
9. Công ty có trích trước lương phép không?
10. Công ty có trích lập dự phòng trợ cấp mất việc làm không?
11. Công ty có thường xuyên đối chiếu với cơ quan bảo hiểm không?
12. Công ty có ký hợp đồng lao động không?
13. Nhân viên nước ngoài làm việc tại công ty có giấy phép lao động không?
14. Công ty có quy chế về thưởng và phụ cấp không?
15. Nhân viên thử việc có được hạch toán trên một bảng lương riêng hay không?
3.3.2. áp dụng các thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích được áp dụng trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán, từ lập kế hoạch đến kết thúc kiểm toán. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520 quy định:” KTV phải thực hiện các thủ tục phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán. Quy trình phân tích cũng được thực hiện ở các giai đoạn khác trong quá trình kiểm toán”. Mức độ áp dụng thủ tục phân tích tuỳ theo nhận định của KTV. Trong quá trình áp dụng thủ tục phân tích, KTV thực hiện từ so sánh đơn giản đến những phân tích phức tạp đòi hỏi các kỹ thuật thống kê tiên tiến. Mức độ tin cậy của quy trình phụ thuộc vào các yếu tố sau: tính trọng yếu của tài khoản/nghiệp vụ, các thủ tục kiểm toán khác có cùng mục tiêu kiểm toán, độ chính xác dự kiến của quy trình phân tích, đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Trong trường hợp thủ tục phân tích phát hiện được các chênh lệch trọng yếu hoặc mối liên hệ không hợp lý giữa các thông tin tương ứng, KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung để thu thập thêm càng bằng chứng thích hợp.
Thực tế kiểm toán tiền lương ở ACPA cho thấy, KTV/trợ lý KTV chỉ dừng lại ở mức phân tích xu hướng mà không chú trọng phân tích tỷ suất. Thủ tục phân tích chủ yếu là: so sánh lương phải trả và lương bình quân, tiền lương qua các tháng, tiền lương năm nay so với năm trước (với khách hàng truyền thống). Riêng với thuế thu nhập cá nhân, KTV hầu như không áp dụng thủ tục phân tích. Những điều này có thể làm hạn chế khả năng phán đoán của KTV do thiếu các dữ liệu cần thiết, có thể làm tăng các thủ tục kiểm toán cơ bản cần thực hiện dẫn đến chi phí cuộc kiểm toán tăng lên.
Nếu thủ tục phân tích được thực hiện đầy đủ sẽ mang lại hiệu quả rất lớn. KTV không nên dừng lại ở phân tích xu hướng mà phân tích thêm cả tỷ lệ lương trên các chỉ tiêu so sánh như: chi phí lương/doanh thu, chi phí lương/giá thành sản phẩm, chi phí lương bộ phận bán hàng và quản lý/tổng doanh thu… Các chỉ tiêu này có mối quan hệ mật thiết với nhau nên biến động bất thường của các chỉ tiêu này phản ánh những thay đổi cần kiểm tra.
Vì vậy, bên cạnh so sánh chi phí lương của từng tháng và của năm này với năm trước (nếu có), KTV nên thực hiện phân tích thêm tỷ suất và phân tích các khoản liên quan trong chu trình, đồng thời liên hệ với mặt bằng chung của các công ty khác. Các thủ tục phân tích liên quan đến chu trình tiền lương – nhân viên đề xuất là:
So sánh chi phí lương, tiền lương bình quân giữa các tháng trong năm và năm nay – năm trước.
So sánh tỷ lệ chi phí lương/doanh thu hoặc giá thành sản phẩm giữa các kỳ kế toán.
So sánh tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp/tổng giá thành sản phẩm.
So sánh chi phí tiền lương bộ phận bán hàng và quản lý/tổng doanh thu.
So sánh số dư các khoản trích theo lương trên các tài khoản 3382, 3383, 3384.
So sánh tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân/tổng tiền lương giữa các kỳ kế toán.
So sánh, phân tích định mức lao động, định mức lương với mặt bằng chung các công ty khác.
Tuy nhiên, thủ tục so sánh với mặt bằng chung các công ty khác đòi hỏi kinh nghiệm của KTV hoặc có các thông tin về các công ty khác cùng lĩnh vực. Do thời gian kiểm toán hạn hẹp nên thủ tục này khó có điều kiện thực hiện. Để thực hiện được thủ tục này, ACPA nên chuyên môn hoá hơn nữa trong công việc. ACPA nên thương xuyên thu thập thêm thông tin về các số liệu liên quan đến ngành, lĩnh vực hoạt động của khách hàng cho KTV khi cần thiết, không những phục vụ nhu cầu kiểm toán chu trình tiền lương – nhân viên mà còn các phục vụ chu trình khác. Điều này sẽ làm giảm sức ép công việc với KTV, đảm bảo chất lượng thông tin thu thập do có sự chuyên môn hoá trong công việc, có sự nghiên cứu và tìm tòi kỹ càng của bộ phận thu thập thông tin.
3.3.3. Vấn đề chọn mẫu kiểm toán
Chọn mẫu kiểm toán là vấn đề cơ bản của mọi cuộc kiểm toán. Phương pháp chọn mẫu KT thích hợp sẽ giúp KTV thu thập được các bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực với chi phí thấp nhất. Bản chất của kiểm toán là thu thập và đánh giá bằng chứng KT. Cùng sự tăng lên của quy mô đối tượng kiểm toán, yêu cầu làm thế nào có được số lượng bằng chứng vừa đủ với chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo là căn cứ vững chắc để đưa ra kết luận kiểm toán chính xác càng cấp bách. Một trong những vấn đề trọng tâm là xác định quy mô mẫu kiểm toán. Khi quy mô mẫu được xác định thì phần tử nào sẽ được chọn để kiểm tra. Do không thể kiểm tra được toàn bộ tổng thể và cũng không cần thiết vì dù có kiểm tra toàn bộ thì rủi ro KT vẫn không bị loại trừ hoàn toàn, KTV thường lựa chọn phương pháp chọn mẫu xác suất và phi xác suất.
Các KTV của ACPA khi chọn mẫu thường áp dụng phương pháp chọn mẫu theo quy mô nghiệp vụ và xét đoán nghề nghiệp. Phương pháp này rất đơn giản, chi phí thấp, hướng trọng tâm vào các nghiệp vụ có rủi ro cao, ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đồng thời phát huy tối đa năng lực chuyên môn của KTV. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế rất lớn là dễ bị KH nắm bắt, do đó, nếu họ muốn che dấu hành vi gian lận thì KTV rất khó phát hiện. Hơn nữa, nếu KTV/Trợ lý KTV thiếu kinh nghiệm thì rủi ro của phương pháp này là cao. Các sai sót không chỉ xảy ra ở các nghiệp vụ có quy mô lớn mà có thể xảy ra ở các nghiệp vụ có quy mô nhỏ nhưng phát sinh thường xuyên. Và, mẫu được chọn theo nhận định nhà nghề mang tính chủ quan, không đại diện cho tổng thể. Từ phân tích đó ta thấy việc đa dạng hoá phương pháp chọn mẫu là hết sức cần thiết.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 530, Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác,: ”Khi thiết kế các thủ tục kiểm toán, KTV phải xác định được các phương pháp phù hợp để lựa chọn phần tử thử nghiệm nhằm thu thập bằng chứng KT thoả mãn mục tiêu KT”, và “KTV phải lựa chọn các phần tử của mẫu sao cho tất cả các đơn vị lấy mẫu trong tổng thể đều có cơ hội được chọn như nhau”. Theo đó, đơn vị lấy mẫu có thể là đơn vị hiện vật hoặc đơn vị tiền tệ, mục đích lấy mẫu là rút ra kết luận về tổng thể nên KTV cần lựa chọn mẫu đại diện mang đặc điểm tiêu biểu của tổng thể, tránh tiên lệch chủ quan. Thực hiện đúng các hướng dẫn của Chuẩn mực thì rủi ro chọn mẫu mới được giảm tối đa.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả chọn mẫu KT, KTV nên đa dạng hoá các phương pháp chọn mẫu sao cho mẫu chọn mang tính đại diện cao cho tổng thể. KTV nên kết hợp nhiều phương pháp chọn mẫu khác nhau vì mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng, kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp sẽ đem lại hiệu quả nhất cho công việc. Ví dụ, nếu kích cỡ tổng thể nhỏ hoặc KTV nghi ngờ có những dấu hiệu bất thường thì nên chọn mẫu theo xét đoán của mình, điều này tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các mẫu đại diện. Trong các trường hợp khác, KTV có thể chọn mẫu theo phương pháp xác suất như dựa vào bảng số ngẫu nhiên hoặc chọn mẫu bằng phần mềm chuyên dụng. Điều này cần có sự đầu tư của Công ty ACPA để thuê chuyên gia thiết kế. Cách chọn mẫu này mang tính khoa học do mẫu được chọn có tính đại diện cao, các phần tử trong tổng thể đều có thể được chọn, tiết kiệm thời gian và chi phí, đảm bảo tính ngẫu nhiên, tránh lặp lại theo thói quen cũ của KTV và quan trọng nhất là giảm các sai sót chủ quan của KTV trong chọn mẫu.
3.3.4. Vấn đề sử dụng các phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ
Trong thực hành kiểm toán tại công ty ACPA, KTV đã vận dụng linh hoạt các phương pháp kiểm toán chứng từ, giúp hiệu quả kiểm toán được nâng cao. Tuy vậy, trong chu trình tiền lương – nhân viên, KTV chưa chú trọng vận dụng một cách thích đáng các thủ tục kiểm toán ngoài chứng từ. Cụ thể là việc điều tra, quan sát quá trình chấm công và ghi chép thời gian lao động chưa được thực hiện. Tuy nhiên, cũng phải xét đến hoàn cảnh thực tế là công việc này mất nhiều thời gian, công sức trong khi thời gian tiến hành kiểm toán lại hạn hẹp, sự cân nhắc trong mối quan hệ giữa hiệu quả công việc và chi phí kiểm toán.
Việc không thực hiện các thủ tục kiểm toán ngoài chứng từ có thể ảnh hưởng đến sự chính xác của các thông tin trên BCTC. Đặc biệt, nếu HTKSNB không được đánh giá tốt thì rủi ro gian lận trong trường hợp này rất cao. Để khắc phục hạn chế này, Công ty có thể cân nhắc các thủ tục đề xuất sau:
Khảo sát việc chấm công của đốc công. KTV có thể kết hợp trong các lần xuống xưởng kiểm kê thực hiện luôn việc theo dõi chấm công lao động, tiết kiệm chi phí kiểm toán.
Gặp trực tiếp đối tượng xác minh. KTV có thể yêu cầu công ty bố trí, tạo điều kiện gặp trực tiếp các đối tượng cần xác minh.Ví dụ, để khảo sát việc chấm công, KTV có thể tiếp cận với các quản đốc và phỏng vấn nhân viên về việc kiểm soát giờ giấc của quản đốc.
3.3.5. Vấn đề kiểm toán trong môi trường tin học
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đã trở nên rất phổ biến. Máy tính có mặt ở hầu hết tất cả các lĩnh vực, trợ giúp đắc lực cho công việc của con người. Trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, các công ty đã sử dụng rộng rãi các phần mềm kế toán, kiểm toán khi tác nghiệp.
Việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng đã làm thay đổi quá trình xử lý thông tin, lưu trữ và truyền tải thông tin tài chính. Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thống kế toán và HTKSNB của đơn vị được kiểm toán. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 401: ”KTV và công ty kiểm toán phải có hiểu biết đầy đủ về môi trường tin học để chỉ đạo, giám sát và kiểm tra công việc kiểm toán đã thực hiện. Trong mỗi cuộc kiểm toán cụ thể, KTV và công ty KT phải đánh giá sự cần thiết phải có những kỹ năng chuyên sâu về hệ thống máy tính để phục vụ cho cuộc kiểm toán”.
Hiện tại, trong thực hành kiểm toán tại ACPA còn thiếu vắng các thủ tục đánh giá các phần mềm quản trị và xử lý dữ liệu - được gọi chung là hệ thống xử lý dữ liệu điện tử (Electronic Data Processing - EDP) mà KH áp dụng. Quá trình kiểm soát chung của KH liên quan tới tất cả các bộ phận của EDP, do đó EDP phải được đánh giá ngay từ đầu cuộc KT trước khi có các đánh giá về quá trình kiểm soát tiếp theo.
Hơn nữa, việc ứng dụng máy tính tại ACPA mới đang dừng lại ở mức lưu trữ, trao đổi thông tin, trợ giúp KTV thiết kế các giấy tờ làm việc. Công ty chưa có phần mềm kiểm toán riêng biệt, điều này làm ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả công việc. Đây cũng là điểm yếu lớn nhất của công ty trong quá trình quốc tế hoá chất lượng dịch vụ. Tuy vậy, thiết kế phần mềm kiểm toán là vấn đề không dễ khắc phục trong tương lai gần.
Công ty nên đưa cả hai vấn đề này vào kế hoạch ưu tiên thực hiện trong những năm tới nhằm hiện thực hoá chiến lược hoạt động của mình.
3.3.6. Kiến nghị về phía các cơ quan chức năng của Nhà nước
Hoàn thiện công tác kiểm toán, ngoài nỗ lực của bản thân từng công ty kiểm toán thì sự hỗ trợ từ phía các cơ quan Nhà nước đóng một vai trò không nhỏ, đặc biệt trên khía cạnh pháp lý. Các văn bản pháp lý quy định trách nhiệm, quyền hạn của KTV ảnh hưởng lớn tới công tác tổ chức và thực hiện kiểm toán. Hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán được ví như “kim chỉ nam” cho hoạt động của các công ty KT.
Trong những năm gần đây, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện khung pháp lý về kế toán, kiểm toán, tạo môi trường minh bạch, bình đẳng cho hoạt động của các doanh nghiệp. Cho đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành được 37 Chuẩn mực về kiểm toán, 26 Chuẩn mực về kế toán, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định trong đó đáng chú ý nhất là Nghị định 105/2004/NĐ-CP về hoạt động kiểm toán độc lập, Quốc hội thông qua Luật Kế toán. Vai trò của hoạt động KT ngày càng được xã hội coi trọng và đánh giá cao. Mặc dù vậy, nhận thức về KT của nhiều bộ phận trong xã hội vẫn còn khá mơ hồ, đôi khi thiếu thiện chí.
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp lý về kế toán, kiểm toán vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, chưa theo kịp với đà phát triển nhanh chóng của loại hình dịch vụ mới này. Một số văn bản quy phạm pháp luật về tiền lương và kế toán tiền lương chưa rõ ràng, thậm chí có sự thiếu nhất quán giữa các văn bản. Điều này gây khó khăn cho hoạt động của KTV. Vì vậy, các cơ quan Nhà nước nên quan tâm hơn nữa đến hoạt động kiểm toán nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần làm minh bạch hoá nền tài chính đất nước. Liên quan đến chu trình tiền lương – nhân viên, có một vài kiến nghị sau:
Soát xét, kiện toàn lại hệ thống chính sách, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong các văn bản ban hành.
Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động kế toán, kiểm toán. Trong đó quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của KTV làm cơ sở cho hoạt động kiểm toán hiện nay. Đồng thời, có qui định cụ thể về việc ghi nhận và sử dụng kết quả kiểm toán trong các báo cáo tài chính của đơn vị được KT.
Thống nhất chế độ trích nộp quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ và chính sách thuế thu nhập cá nhân giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Kết luận
Kiểm toán chu trình tiền lương – nhân viên là một bộ phận của kiểm toán BCTC, có ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu trên các báo cáo và liên quan trực tiếp đến đời sống của người lao động. Đây là một chu trình tương đối phức tạp do KTV cần thu thập nhiều thông tin liên quan để có hiểu biết sâu sắc về chính sách tiền lương của Nhà nước và của KH. Trong khuôn khổ Chuyên đề thực tập, em tập trung phân tích các nét đặc trưng trong kiểm toán chu trình tiền lương – nhân viên do ACPA thực hiện tại 2 khách hàng điển hình để rút ra bài học kinh nghiệm, tạo mối liên hệ giữa lý thuyết với thực tế hoạt động, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán hiện tại.
Tuy đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên bài viết không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và những người quan tâm để Chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị KTV Công ty ACPA trong thời gian thực tập và, đặc biệt là anh Nguyễn Chí Trung, người trực tiếp hướng dẫn em viết Chuyên đề này, cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S o Th.s Đinh Thế Hùng đã giúp em hoàn thành Chuyên đề này.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Quốc hội, Bộ luật Lao động sửa đổi số 35/2002/QH10
2. Chính phủ, Nghị định số 105/2004/NĐ-CP về Quy chế Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân
3. Chính phủ, Nghị định số 147/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
4. Bộ Tài chính, Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
5. Bộ Tài chính, Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam
6. Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, Kiểm toán, NXB Thống kê, TPHCM, 2004
7. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, Kiểm toán tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội, 2001
8. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội, 2003
9. Alvin A.Arens and James K. Loebecke, Auditing: An Integrated approach, Hence Hall, 1984
10. Victor Z.Brink and Herbert Witt, Modern internal auditing, NXB Tài chính, Hà Nội, 2000
Mục lục
Trang
Danh mục từ viết tắt
BCBC : Báo cáo tài chính
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHXH : Bảo hiểm xã hội
KTV : Kiểm toán viên
KH : Khách hàng
KT : Kiểm toán
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ
Danh mục sơ đồ, bảng biểu
Sơ đồ 1.1: Hạch toán tổng hợp thanh toán với ngời lao động 11
Sơ đồ 1.2: Hạch toán tổng hợp quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ 12
Sơ đồ 1.3: Hạch toán tổng hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 12
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy Công ty ACPA 35
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán chung của ACPA 36
Bảng 1.1: Mục tiêu KT chu trình tiền lương - nhân viên 15
Bảng 1.2: Các thủ tục phân tích và đánh giá tổng quát chu trình tiền lương - nhân viên 28
Bảng 2.2: Bảng phân tích quy trình kinh doanh Công ty ABC 40
Bảng 2.3: Bảng phân tích quy trình thông tin – tiền lương 44
Bảng 2.4: Bảng phân tích quy trình thông tin – các khoản trích theo lương 45
Bảng 2.5: Bảng phân tích quy trình thông tin – báo cáo tài chính 47
Bảng 2.6: Chương trình kiểm toán các khoản phải trả 49
Bảng 2.7: WPs tổng hợp số liệu chính của tiền lương 53
Bảng 2.8: WPs về chi phí lương 53
Bảng 2.9: WPs về tiền lương phải trả 55
Bảng 2.10: WPs về BHXH&BHYT 56
Bảng 2.11: WP thuế thu nhập cá nhân 57
Bảng 2.11: Bảng phân tích quy trình kinh doanh của XYZ 59
Bảng 2.12: Phân tích quy trình thông tin kinh doanh của XYZ-lương 63
Bảng 2.13: WPs về tổng quan tiền lương của XYZ 65
Bảng 2.14: WP kiểm tra thanh toán lương của XYZ 66
Bảng 2.15: WP kiểm tra mức lương cơ bản của XYZ 67
Bảng 2.16: WP tính thuế thu nhập cá nhân của XYZ 70
Bảng 3.1: Bảng hỏi về HTKSNB chu trình tiền lương – nhân viên tại công ty ABC 81
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36388.doc