Sự phát triển của đất nước ta hiện nay không thể không kể đến sự đóng góp không nhỏ của toàn ngành ngân hàng. Nó tạo ra mối liên hệ ràng buộc ngày càng chặt chẽ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và đất nước.Tuy nhiên chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại chưa cao đang là mối quan tâm hàng đầu không những đối với các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội
Chính sách bảo đảm gồm các quy định vè các trường hợp tài trợ tài trợ cần đảm bảo bằng tài sản, các loại đảm bảo cho mỗi loại hình tín dụng, danh mục các đảm bảo được ngân hàng chấp nhận, tỷ lệ phần trăm cho vay trên đảm bảo, đánh giá và quản lý tài sản đảm bảo. NHNo&PTNT huyện An Dương đã xây dựng và đang dần hoàn thiện cơ chế bảo đảm tiền vay cho ngân hàng mình, điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong kinh doanh tiền tệ nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro cho ngân hàng đồng thời giúp khách hàng sử dụng tiền vay có hiệu quả hơn.
58 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Dương – Thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài sản đảm bảo trong suốt thời hạn tín dụng.
Trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng đã ký thì ngân hàng tiến hành phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi cả nợ gốc và lãi.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NHNo&PTNT HUYỆN AN DƯƠNG
KHÁI QUÁT VỀ NHNo& PTNT HUYỆN AN DƯƠNG
Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ
2.1.1.1 Lịch sử hình thành
Tiền thân của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện An Duơng là NHNo&PTNT huyên An Hải được thành lập vào tháng 3/1988 theo quyết định số 53 ngày 26/03/1988 do Hội đồng Bộ Trưởng ký quyết định.
Năm 2003 với đặc thù riêng của huyện An Hải là thực hiện Nghị định số 106/CP của Chính phủ về “điều chỉnh địa giới hành chính”. Thành lập quận Hải An, đổi tên huyện An Hải thành huyện An Dương. Chi nhánh Ngân hàng loại 4 Hải An được nâng cấp thành Ngân hàng quận Hải An tách khỏi ngân hàng huyện. Ngày 06/06/2003 Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam ra quyết định đổi tên NHNo&PTNT An Hải thành NHNo&PTNT An Duơng.
NHNo&PTNT huyện An Duơng - Thành phố Hải Phòng được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và kinh doanh chủ yếu trên địa bàn huyện An Dương, trực tiếp kinh doanh và chịu sự quản lý trực tiếp của chi nhánh cấp 1 là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hải Phòng, có trụ sở chính tại 283 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng.
Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng của chi nhánh NHNo&PTNT
Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Nhiệm vụ của chi nhánh NHNo&PTNT
Huy động vốn:
Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp ủy quyền.
Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án tín dụng vượt quyền phán quyết, trình NHNo&PTNT cấp trên xét duyệt.
Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép.
Kinh doanh dịch vụ: thu, chi tiền mặt, két sắt, nhận cất giữ các giấy tờ trị giá được bằng tiền; thẻ thanh toán, nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các dịch vụ khác được Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định.
Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Thực hiện kiểm tra kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, thể chế nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định.
Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy đinh và theo yêu cầu đột xuất của Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT cấp trên.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT cấp trên giao.
Cơ cấu tổ chức
NHNo&PTNT huyện An Duơng là một NHTM trực thuộc NHNo&PTNT Thành phố Hải Phòng. Bộ máy tổ chức được áp dụng theo phương pháp trực tuyến, tức là Ban giám đốc quản lý tất cả các phòng ban, các phòng quản lý về mặt nghiệp vụ và giữa các phòng có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Hiện nay, NHNo&PTNT huyện An Duơng có 26 cán bộ công nhân viên (CBCNV), ngoài Ban giám đốc còn 4 phòng ban chức năng là Phòng nghiệp vụ kinh doanh, Phòng kế toán - ngân quỹ, Phòng hành chính nhân sự và Phòng giao dịch An Đồng. Hoạt động của Ngân hàng nhìn chung có nhiều thuận lợi, ổn định và có hiệu quả. Ban giám đốc gồm 3 người có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý đề ra phương án và chỉ đạo cơ quan thực hiện.
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
P.Nghiệp vụ kinh doanh
P.Kế toán-Ngân quỹ
P.Hành chính
P Giao dịch An Đồng
Trưởng phòng
Phó phòng
Trưởng phòng
Phó phòng
Trưởng phòng
Trưởng phòng
CBTD
Ngân quỹ
KTKT
nội bộ
Bảo vệ
Lái xe
Kiểm ngân
Kế toán
Kế toán
Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện An Dương
Sau hơn 10 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh, tiến tới hòa nhập vàocộng đồng kinh tế thế giới. Đóng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chung đó là hệ thống NHTM với chức năng là trung gian tài chính, trung gian chu chuyển vốn, là cầu nối giữa các thành phần trong nền kinh tế lại với nhau.
Huyện An Dương là một huyện ven Thành phố Hải Phòng, là một huyện có tiềm năng kinh tế lớn, đa dạng, phong phú so với các huyện khác trong địa bàn thành phố. Ngành nghề chính của huyện là sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp và nuôi trồng thuy sản. Ngoài ra, huyện còn có cả các mô hình kinh tế trang trại đang được hình thành và phát triển. Nhìn chung tiềm năng kinh tế của huyện rất lớn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng.
NHNo&PTNT huyện An Duơng là một NHTM trực thuộc NHNo&PTNT Thành phố Hải Phòng, trụ sở của ngân hàng nằm ngay ở trung tâm thị trấn An Dương, bên cạnh các khối cơ quan sự nghiệp chủ chốt của huyện như UBND, HĐND, KBNN, công an huyện, chi cục thuế.. nên rất thuận tiện cho việc giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng cũng như tình hình an ninh rất đảm bảo.
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn
NHNo&PTNT huyện An Duơng là một NHTM đóng trên địa bàn huyện vên đo thành phố, nền kinh tế phát triển rất phong phú đa dạng, đồng thời có sự cạnh tranh rất lớn từ một số ngân hàng khác trong huyện như Ngân hàng công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, ngân hàng chính sách xã hội và một số NHTM Cổ phần khác hoạt động trên địa bàn. Họ có thể mạnh hơn NHNo&PTNT huyện An Duơng về nhiều mặt như nguồn vốn lớn hơn, công nghệ hiện đại hơn, kinh nghiêm kinh doanh….Do đó, để tồn tại và phát triển đòi hỏi NHNo&PTNT huyện An Duơng cần phải có chiến lược đúng đắn, hợp lý. Để đạt được mục tiêu đó, trong những năm gần đây NHNo&PTNT huyện An Duơng đã đa dạng hóa nghiệp vụ kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng … nên hoạt động của chi nhánh đã thu hút được đông đảo lượng khách hàng, huy động được nguồn vốn, chủ động đầu tư góp phần thúc đẩy sự phát triển chung nền kinh tế của cả huyện. Trong những năm gần đây, uy tín và hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngày càng được nâng cao và khẳng định trên thị trường tài chính cuả huyện và thành phố.
Tính đến 31/12/2005, số dư nguồn vốn đạt 134.849 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 23.312 triệu đồng, tỷ lệ tăng 20,9%.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện An Dương
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
So với 2003
Số tiền
So với 2004
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Theo kỳ hạn
- TG không KH
- TG KH < 12T
- TG KH>12T
100.135
46.433
19.432
34.060
111.537
54.026
15.930
41.581
+11.402
+7.592
-3.502
+7.521
+12,8
+16,4
-18
+22,1
134.894
60.255
16.511
58.093
+23.213
+6.229
+581
+16.502
+20,9
+11,5
+3,6
+39
2.Theo loại NV
-TG của dân cư
-TG TCKT,KB
58.278
53.259
74.903
59.946
+16.625
+6.687
+28,5
+12,6
3.Theo loại tiền
- Nội tệ
- Ngoại tệ
100.135
0
108.457
3.080
+9.549
+3.080
+9,5
+100
126.194
8.655
+17.737
+5.575
+16,3
+181
4.Bình quânNV trên 1 CBCNV
3.851
4.131
+330
5.394
+1263
Nguồn: Báo cáo cân đối tài khoản tổng hợp năm 2003, 2004, 2005,
Cùng tồn tại và hoạt động trên địa bàn co nhiêu NHTM cạnh tranh nên việc huy động vốn của ngân hàng gặp không ít khó khăn. Song với sự cố gắng, kết hợp với các biện pháp hữu hiệu, ngân hàng đã huy động được nguồn vốn tương đối khả quan, tạo thế chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Qua bảng ta thấy năm 2004 tăng so với năm 2003 là 11.402 triệu đồng (tỷ lệ tăng la 12,8%), năm 2005 tăng so với năm 2004 là 23.312 triệu đồng (tỷ lệ tăng 20,9%). Như vậy là tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước.
Về cơ cấu nguồn vốn huy động thì NHNo&PTNT huyện An Duơng huy động vốn chủ yếu là từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư (chiếm tỷ trọng từ 52% đến 56% tổng nguồn) của các năm 2004 và 2005. Có được sự tăng lên là do ngân hàng đặc biệt quan tân và tìm nhiều biện pháp huy động tiền gửi nhàn rỗi trong dân cư thông qua các hình thức huy động như: tiết kiệm trả góp, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm trả lãi trước…kết hợp với uy tín của minh qua nhiều năm hoạt động, ngân hàng đã huy động được lượng vốn tương đối lớn. Từ đó giúp ngân hàng chủ động về vốn để đầu tư cho vay, một phần đảm bảo khả năng thanh toán và hoàn thành tốt kế hoạch được giao. Còn nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tuy tỷ trọng có giảm nhưng về số lượng lại tăng lên. Đó là do ngân hàng đã làm tốt công tác thanh toán, tạo được sự tin tưởng của khách hàng nên đã có nhiều khách hàng mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, từ đó lượng tiền gửi tại ngân hàng tăng lên rõ rệt. Những đơn vị có giao dịch và lượng tiền gửi lớn tại ngân hàng như: Kho bạc Nhà nước, công ty trách nhiện hữu hạn Trường Sơn, công ty TNHH Cây xanh, Nhà máy nước An Dương…
Về hình thức huy động vốn: Đối với các TCKT Ngân hàng áp dụng các hình thức thanh toán nhanh gọn, đảm bảo an toàn cho khách hàng nhằm thu hút lượng khách hàng gửi tiền tại ngân hàng thực hiện thanh toán. Trong thanh toán đã áp dụng công nghệ hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng với thái độ phục vụ lịch sự, nhẹ nhàng, với khẩu hiệu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.
Đối với loại tiền gửi dân cư: NHNo&PTNT huyện An Duơng đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn mặt khác thường xuyên tuyên truyền hình thức huy động vốn cũng như lãi suất huy động và việc thanh toán thuận lợi mỗi khi khách hàng co nhu cầu rút tiền tới các tầng lớp dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời cơ chế lãi suất huy động vốn cũng rất linh hoạt phù hợp với từng thời gian khác nhau. Những khách hàng có tiền gửi tại ngân hàng luôn được ưu tiên cho vay khi khách hàng có nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh.
Đạt được kết quả trên là do sự cố gắng rất lớn của tập thể Ban giám đốc, các phòng ban cùng tập thể CBCNV trong cơ quan đã đoàn kết một lòng quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Ngay tư đầu năm, Ban lãnh đạo NHNo&PTNT huyện An Duơng đã họp bàn và xác định nguồn vốn là một vấn đề mấu chốt quan trọng để quyết định quy mô hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra một số biện pháp hữu hiệu nhằm khơi tăng nguồn vốn như:
Giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng bộ phận, từng phòng ban, từng CBCNV theo từng tháng, có kiểm định chỉ tiêu thực hiện theo từng tháng và là cơ sở để tính lương kinh doanh.
Quan tâm và chú trọng công tác quảng bá tiếp thị, các thể thức tiết kiệm được phổ biến sâu rộng đến từng thôn xóm thông qua các cuộc họp dân, các tổ chức đoàn thể và các phương tiện thông tin đại chúng của đài truyền thanh huyện xã. Thông báo kịp thời các mức lãi suất huy động, các loại tiền gửi, các đợt huy động tiền gửi tiết kiện dự thưởng bằng vàng, phát tờ rơi đến tận người dân có giải thích.
Phòng giao dịch An Đồng đã đi vào hoạt động được hơn 1 năm, đến nay đã có số dư tiền gửi trên 3,05 tỷ đồng (kể cả ngoại tệ quy đổi)
Làm tốt chiến lược khách hàng, đã vận động được số đông khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Tính đến 31/12/2005 đã có 1670 đơn vị và cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại NHNo&PTNT huyện An Duơng.
Với các biện pháp hữu hiệu trên, nguồn vốn ngày càng nâng lên đã tạo cho NHNo&PTNT huyện An Duơng có được thế chủ động trong kinh doanh, đưa quy mô hoạt động ngày càng mở rộng.
2.1.3.2 Công tác tín dụng
Công tác tín dụng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Ban lãnh đạo NHNo&PTNT huyện An Duơng luôn chú trọng đến công tác tín dụng.Trên tinh thần mở rộng tín dụng nhưng phải an toàn về vốn.
Tính đến 31/12/2005, tổng doanh số cho vay cả năm đạt 208.956 triệu đồng, trong đó cho vay ngắn hạn là 163.461 triệu đồng, cho vay trung và dài hạn là 45.495 triệu đồng.
Đi kèm với doanh số cho vay tăng là tổng dư nợ cả năm cũng tăng lên, đến 31/12/2005 tổng dư nợ đạt 152.786 triệu đồng, trong đó dư nợ trong hạn là 151.875 triệu đồng.
Bảng 2: Dư nợ của NHNo&PTNT An Duơng qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
+/- % so với 2003
Số tiền
Tỷ trọng
+/- % so với 2004
DN trong hạn
DN EC+RAP
DN ủy thác
116.870
1.408
8.187
92,4
1,1
6,5
136.204
911
0
99,3
0,7
0
+16,5
-35,3
-100
151.875
911
0
99,4
0,6
0
11,5
0
0
Tổng dư nợ
126.465
137.115
8,4
152.786
11,5
Nguồn: Báo cáo cân dối tài khoản tổng hợp năm 2003, 2004, 2005,
Bảng 3: Tình hình cho vay của NHNo&PTNT An Duơng
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
+/- % so với 2003
Số tiền
Tỷ trọng
+/- % so với 2004
1.Theo kỳ hạn
-DN ngắn hạn
-DN trung hạn
63.092
53.788
54
46
78.776
57.428
58
42
+23,8
+7,8
85.389
66.486
56
44
+8,4
+15,8
2.Theo TPKT
-DN Doanh nghiệp
-DN HTX
-DN Hộ sản xuất
-DN CBCNV
74.548
5.670
26.471
10.181
63,8
4,9
22,6
8,7
84.932
9.160
29.630
12.482
62,3
6,7
21,8
9,2
+13,8
+61,6
+11,9
+2,3
102.428
5.765
43.682
0
67,4
3,8
28,8
0
+20,6
-37,1
+47,4
-100
3.Số dư TD bq 1 CBCNV
4.864
5.078
4,4
5.841
15,3
Nguồn: Báo cáo cân đối tài khoản tổng hợp năm 2003, 2004, 2005,
Qua các bảng trên ta thấy việc dầu tư vốn của NHNo&PTNT huyện An Duơng ngày càng tăng. Năm 2004 tăng 16,5% o với năm 2003 và năm 2005 tăng 11,5 % so với năm 2004.
Với khối lượng đầu tư trên ngân hàng đã kịp thời nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường đầu tư, mở rộng tín dụng, đáp ứng kịn thời nhu cầu vốn cho mọi thành phần kinh tế tại địa phương, góp phần tích cực vào việc thực hiện cơ cấu đầu tư trong nông nghiệp cũng như mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong huyện.
Về cơ cấu dư nợ thì NHNo&PTNT huyện An Duơng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế nhưng chủ yếu là doanh nghiệp và hộ sản xuất. Qua bảng ta thấy tỷ trọng cho vay 2 thành phần trên chiếm chủ yếu và tang nhanh qua mỗi năm. Đó là do tình hình thị trường có nhiều biến chuyển, các doanh nghiệp làm an có hiệu quả, năng lực sản xuất được nâng cao do đó nhu cầu vốn lớn.
Song song với việc mở rộng tín dụng thì ngân hàng còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng tín dụng. Vì nếu chỉ có tăng trưởng tín dụng mà không có chất lượng tín dụng thì cũng không mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, Ban lãnh đạo ngân hàng luôn yêu cầu mỗi cán bộ tín dụng phải thực hiện tốt và nghiêm chỉnh quy trình cho vay, tăng cường khâu quản lý món vay, tích cực thu hồi nợ, không để phát sinh nợ quá hạn. Ban lãnh đạo thường xuyên cùng với cán bộ tín dụng phân tích thực trạng dư nợ đến hạn, quá hạn, tiến hành phân loại để đề ra biện pháp xử lý.
Với những kết quả trên,NHNo&PTNT huyện An Duơng đã vươn lên tự khảng định mình, đời sống CBCNV ngày một nâng cao và năm 2003, 2005 đơn vị đã đạt được danh hiệu đơn vị lá cờ đầu của NHNo&PTNT Hải Phòng.
2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh và một số hoạt động khác
*/ Công tác tài chính
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NHNo&PTNT An Duơng có quy mô hoạt động ngày càng mở rộng và kinh doanh có hiệu qủa nên công tác tài chính đạt được tương đối tốt, lợi nhuận tăng dần qua các năm.
Bảng 4: Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT huyện An Duơng
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Số tiền
Số tiền
+/- % so với 2003
Số tiền
+/- % so với 2004
Thu nhập
11.044
12.371
+12
17.244
+39,3
Chi phí
6.115
7.035
+15
10.788
+53,2
Chênh lệch thu chi
4.928
5.066
+28
6.466
+27,6
Hệ số lương làm ra
1,47
1,45
2.28
Lãi suất đầu ra
0,4%
0,46%
0,55%
Lãi suất đầu vào
0,81%
0,83%
1%
Chênh lệch lãi suất
+0,41%
0,37%
+0,45%
Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính các năm 2003, 2004, 2005
*/Công tác kế toán ngân quỹ
Trong công tác, cán bộ ngân hàng luôn nghiêm chỉnh chấp hành các pháp lệnh và chế độ quy định, đảm bảo chính xác kịp thời việc ghi chép sổ sách kế toán rõ ràng. Ngân hàng đã áp dụng 100% công nghệ tin học vào thanh toán qua mạng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, được nhiều khách hàng tín nhiệm và đến với ngân hàng ngày càng đông. Từ đó kéo theo khối lượng thanh toán ngày càng cao giúp cho ngân hàng thực hiện tốt công tác huy động vốn cũng như tối đa hóa lợi nhuận.
*/Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ
Đây là khâu quan trọng và cần thiết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do đó ngân hàng thường xuyên kiểm tra hồ sơ tín dụng, phát hiệ những thiếu sót còn tồn tại từ đó khắc phục bổ sung. Việc kiểm tra của kiểm tra viên được tiến hành đều đặn mỗi tháng một lần, có ghi chép và báo cáo với ban lãnh đạo.
*/ Công tác hành chính quản trị
Ngân hàng đã làm tốt công tac này để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo vệ sinh cơ quan luôn sạch sẽ, phục vụ tốt và chu đáo các đoàn khách đến làm việc. Kết hợp với phòng kế toán lên dự toán mua sắm các trang thiết bị và phương tiện làm việc cho các phòng ban, in ấn lưu trữ hồ sơ theo đúng chế độ quy định. Ngoài ra còn làm tốt công tác hậu cần, luôn quan tâm đến đời sống sinh hoạt của cán bộ trong cơ quan. Kiểm tra đôn đốc công tác bảo vệ, trực cơ quan, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn tuyệt đối về tài sản và con người góp phần vào kết quả chung của cơ quan.
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NHNo& PTNT HUYỆN AN DƯƠNG
Các hình thức bảo đảm tiền vay tại NHNo&PTNT huyện An Dương
Bảo đảm tiền vay của chi nhánh NHNo&PTNT huyện An Dương gồm có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng vay, bảo đảm tài sản của bên thứ ba (bảo lãnh), bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay. Những biện pháp bảo đảm này được thực hiện dưới hình thức thế chấp, bảo lãnh thế chấp, cầm cố tài sản
Bảng 5: Các biện pháp bảo đảm tín dụng của NHNo&PTNT huyện An Dương
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
% so với tổng DN
Số tiền
% so với tổng DN
Số tiền
% so với tổng DN
Tổng DN có TSBĐ
82.978
71
96.977
71,2
119.829
78,9
BĐTS của khách hàng vay
62.175
53,2
70.281
51,6
92.492
60,9
BĐTS thuộc bên thứ ba
16.011
13,7
18.932
13,9
24.148
15,9
BĐTS hình thành từ vốn vay
5.259
4,5
7.764
5,7
3.341
2,2
Nguồn: Thông tin về khách hàng của chương trình CIC NHNo&PTNT huyện An Dương
Qua bảng trên cho thấy dư nợ có tài sản đảm bảo của ngân hàng chiếm một tỷ lệ khá lớn và tăng dần sau mỗi năm. Năm 2003 dư nợ cho vay có bảo đảm chiếm một tỷ lệ 71% thì sang năm 2004 là 71,2% và sang năm 2005 là 78,9%.
Các hình thức cho vay có tài sản đảm bảo là:
Thế chấp tài sản: đó là việc khách hàng dùng tài sản, bất động sản và tài sản hình thành từ vốn vay của chính mình để thế chấp, cầm cố thế chấp cho ngân hàng. Hình thức bảo đảm tiền vay này được NHNo&PTNT huyện An Dương thực hiện chủ yếu trong các hình thức bảo đảm. Qua bảng trên ta thấy dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng vay là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các năm từ 53,2% (năm 2003) đến 60,9% (năm 2005) so với tổng dư nợ. Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong số này là cho vay có bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay vì hình thức bảo đảm này còn phụ thuộc vào quá trình thực hiện dự án có tốt không? Do vậy, NHNo&PTNT huyện An Dương rất hạn chế cho vay đối với hình thức bảo đảm này và tỷ lệ của hình thức vay này cũng đã giảm xuống chỉ còn 2,2% trong năm 2005. Hình thức này nếu áp dụng thì ngân hàng chủ yếu cho vay đối với những khách hàng truyền thống có tín nhiệm cao, có kinh nghiệm kinh doanh đạt hiệu quả và có tình hình tài chính lành mạnh, bảo đảm, co dự án kinh doanh có hiệu quả và tinh khả thi cao.
Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba: đó là việc khách hàng vay có phương án kinh doanh khả thi song không có tài sản thế chấp với ngân hàng nên phải nhờ bên thứ ba dùng tài sản để bảo lãnh. Việc cho vay bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba sẽ mang lại hiệu quả cao hơn bởi ngoài việc đôn đốc, kiểm tra của cán bộ ngân hàng, khách hàng vay còn phải chịu sự kiểm soát của bên thứ ba. Do sự an toàn của hình thức này nên NHNo&PTNT huyện An Dương đã dần mở rộng diện cho vay này, đên nay nó đã chiếm tỷ trọng gần 16% so với tổng dư nợ và sẽ tăng lên trong những năm tiếp theo.
Tuy nhiên đối với mỗi hình thức bảo đảm tiền vay cần yêu cầu các loại tài sản khác nhau. Do đặc thù địa lý của huyện An Dương là huyện ven đô thành phố, nên đối tượng của ngân hàng chủ yếu là các hộ sản xuất, các doanh nghiệp tư nhân, kinh tế trang trại và hợp tác xã. Do đó cho vay có bảo đảm bằng tài sản chủ yếu vẫn là bảo đảm bằng tài sản của khách hàng vay, chiếm trên 60% tổng dư nợ. Cho vay có bảo đảm tài sản của bên thứ ba của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân do các tư nhân bảo lãnh tài sản cho công ty vay vốn phát triển sản xuất. Trường hợp cho vay bằng biện pháp bảo lãnh tài sản tại NHNo&PTNT huyện An Dương có số dư gần bằng 20% tổng dư nợ cho vay có bảo đảm. Còn đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai được ngân hàng áp dụng đối với tín dụng trung và dài hạn và thông thường là cho vay các dự án đầu tư tương đối lớn nhưng ít.
Các loại tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo tiền vay tại NHNo&PTNT huyện An Dương chủ yếu là nhà ở, giá trị quyền sử dụng đất, các loại tài sản liên quan đến quá trình sản xuất như máy móc thiết bị và các loại giấy tờ có giá khác
Bảng 6: Tình hình bảo đảm tiền vay của NHNo&PTNT huyện An Dương năm 2005 Đơn vị: triệu đồng
DN cho vay tương ứng với cá loại TS cầm cố, thế chấp
Tổng giá trị tài sản cầm cố, thế chấp
Phân loại tài sản cầm cố, thế chấp
Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải
Giấy tờ có giá
Nhà
Đất
119.829
251.093
8.200
9.310
154.793
49.700
Nguồn: Thông tin về khách hàng của chương trình CIC NHNo&PTNT huyện An Dương
Qua bảng trên ta thấy tình hình bảo đảm tiền vay cảu Ngân hàng năm 2005 thì nhà là loại tài sản đảm bảo phổ biến nhất, chiếm tỷ trọng 68,9 % giá trị tài sản đảm bảo của ngân hàng. Nguyên nhân là do loại tài sản này thực hiện bảo đảm thuận lợi cho cả khách hàng và ngân hàng.
Về phía khách hàng: việc thế chấp nhà cửa hầu như không ảnh hưởng gì đến phương án sản xuất kinh doanh cũng như sinh họat hàng ngày của người vay, giá trị tài sản đảm bảo tương đối lớn, chi phí cho thẩm định và định giá tài sản là không có hoặc không đáng kể gì so với giá trị của tài sản đó. Do đó khi khách hàng có nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thường được dùng làm tài sản đảm bảo cho ngân hàng khi có quan hệ tín dụng.
Về phía ngân hàng: loại tài sản đảm bảo này ngân hàng không phải bảo quản mà trong hợp đồng bảo đảm thường ghi rõ giao cho khách hàng tự chịu trách nhiệm bảo quản và sử dụng. Ngân hàng có khả năng xem xét tính thị trường của tài sản đảm bảo và khi cần thiết phát mại thì việc chuyển đổi cũng được thực hiện nhanh chóng, thông dụng. Mắt khác, điều kiện địa phương còn nghèo, các khách hàng vay hầu như có nhà ở là tài snả có giá trị lớn nhất có thể mang ra thế chấp, bảo lãnh tại ngân hàng.
Song song với việc thế chấp nhà thì thế chấp giá trị quyền sử dụng đất để bảo đảm cho các khoản vay cũng được ngân hàng áp dụng nhiều. Trước kia ngân hàng cho vay có bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất thông thoáng, thủ tục đơn giản, chỉ cần ngân hàng xác minh được giá trị quyền sử dụng đất đó thuộc sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm là hai bên có thể thỏa thuận ký hợp đồng bảo đảm mà không cần phải có đủ giấy tờ chứng minh và hợp đồng bảo đảm cũng không được công chứng chứng thực vì chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Nhưng hiện nay, việc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện An Dương được thực hiện chặt chẽ hơn nhiều. Khách hàng muốn thế chấp giá trị quyền sử dụng đất để vay vốn phải có đủ giấy tờ chứng minh liên quan đến mảnh đất đó, hợp đồng bảo đảm phải được công chứng hay chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền hoặc được đăng ký giao dịch tại sở tài nguyên môi trường. Như vậy, khi có rủi ro tín dụng xảy ra ngân hàng mới có đủ cơ sở pháp lý để xử lý tài sản bảo đảm. Mặt khác, hiện nay giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thường có giá trị cao nên khi làm bảo đảm sẽ vay được số tiền cao hơn.
Bên cạnh đó, ngân hàng còn nhân tài sản đảm bảo là phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, song số dư nợ này không lớn và ngân hàng cũng hạn chế sử dụng hình thức này vì phương tiện vận tải và dây truyền máy móc thiết bị khi dùng là tài sản đảm bảo thường hay có rủi ro tín dụng rất cao do loại tài sản này nhanh chóng mất giá trị, dễ hỏng hóc và chưa hình thành thị trường chuyên dụng để có thể phát mại một cách dễ dàng những loại tài sản này khi cần thiết. Hoặc khi định giá tài sản này để xác định mức cho vay phải cần thiét thuê giám định, do đó gây tốn kém và mất thời gian cho khách hàng và ngân hàng.
Đối với giấy tờ có giá: Hiện nay ngân hàng chủ yếu cầm cố các loại giấy tờ có giá là trái phiếu Chính phủ, giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại quốc doanh phát hành, sổ tiết kiệm.. Những trường hợp này được ngân hàng thực hiện nhanh chóng, có sự ưu tiên đối với những khách hàng có sổ tiết kiệm gửi tại ngân hàng.
Các bước thực hiện bảo đảm tín dụng tại NHNo&PTNT huyện An Dương
NHNo&PTNT huyện An Dương đang thực hiện cơ ché bảo đảm tiền vay số 300/QĐ – HĐQT – TD của NHNo&PTNT Việt Nam ngày 24/09/2003. Theo quy trình chung của ngành kết hợp với tình hình thực tế tại địa phương, ngân hàng đã thực hiện các bước trong việc thực hiện cho vay có tài sản đảm bảo.
Bước 1: Yêu cầu khách hàng vay ngoài phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi thì còn phải gửi đến ngân hàng hồ sơ bảo đảnm có đầy đủ tính pháp lý của tài sản đảm bảo cho khoản vay đó. Điều đó có nghĩa là khách hàng nếu có phương án sản xuất kinh doanh khả thi mà không có tài sản bảo đảm thì cũng không được xét duyệt cho vay. Tài sản đảm bảo có thể là tài sản của khách hàng vay, tài sản của bên thứ ba hay tài sản hình thành từ chính vốn vay. Cán bộ chuyên quản tiếp nhận hồ sơ xin vay và bao gồm cả bộ hồ sơ bảo đảm tiền vay.
Bước 2: Cán bộ chuyên quản được lãnh đạo phân công ngoài việc thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng còn phải thẩm đinh tài sản đảm bảo, cụ thể đối với từng loại tài sản đảm bảo.
Tài sản đảm bảo là giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất thì ngân hàng cần xem xét tính pháp lý của tài sản đảm bảo nghĩa là phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cấp có thẩm quyền, tính thị trường của tài sản đó và việc định giá dựa trên cơ sở sau:
Dựa vào khung giá đất, khung giá xây dựng của UBND thành phố quy định theo từng thời điểm có sự xem xét với giá cả thị trường.
Phải căn cứ vào giá trị sử dụng của mảnh đất dùng làm bảo đảm. Nghĩa là phải căn cứ vào lợi thế của mảnh đất khi đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ mang lại lợi nhuận cao hay thấp, dễ dàng chuyển nhượng hay không. Đất tuyến 1 khác với đất tuyến 2 và diện tích mặt tiền khác nhau thì giá trị cũng khác nhau vì địa thế mặt tiền khác nhau cũng ảnh hưởng tới giá trị của thửa đất đó.
Phải căn cứ vào giá trị thị trường tại thời điểm thế chấp và trong tương lai. Muốn xác địn được yếu tố này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm bắt được kịp thời những thông tin về quy hoạch và am hiểu mục tiêu phát triển kinh tếcủa địa phương trong từng thời kỳ và điều này không phải cán bộ ngân hàng nào cũng có thể nắm bắt được.
Đối với tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị hay dây truền công nghệ sản xuất thì định gía tài sản đảm bảo dựa trên cơ sở nguyên giá của tài sản đảm bảo trừ đi giá trị hao mòn của tài sản đó. Do đó đòi hỏi phải xác định được nguyên giá của tài sản đảm bảo thì phải có hồ sơ gốc. Tuy nhiên, việc xác định giá trị hao mòn của tài sản cũng là một vấn đề khó của cán bộ ngân hàng khi thẩm định. Tất nhiên trong thẩm định có thể thuê công ty giám định tài sản để đinh giá song không phải món vay nào cũng thuê mà chie thuê đối với những món cho vay lớn có giá trị tài sản đảm bảo cao. Vì vậy, việc xác định giá trị tài sản đảm bảo đối với trường hợp này nếu không làm chắc chắn thì rủi ro có thể sẽ xảy ra.
- Tài sản là nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa thì ngân hàng tiến hành xác định tính hiên thực của tài sản đảm bảo, định giá tài sản đảm bảo dựa vào giá trị nhập kho của tài sản đó.
- Đối với tài sản đảm bảo là những giấy tờ có giá thì ngân hàng xác định tính chân thực của các loại giấy tờ có giá đó, thời hạn, mệnh giá…và báo cho đơn vị phát hành biết để theo dõi, tránh trường hợp bên bảo đảm cầm giấy tờ thế chấp vay tiền rồi báo mất với người phát hành để rút tiền cũng như tránh việc tẩy xóa giá trị của mệnh giá đó.
Bước 3: Xác định mức cho vay:
Đối với tài sản thế chấp: Mức cho vay tối đa bằng 75% giá trị tài sản đảm bảo, riêng tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay và giá trị quyền sử dụng đất mức cho vay tối đa bằng 50% giá trị tài sản đảm bảo.
Đối với tài sản cầm cố:
Tài sản cầm cố là các giấy tờ có giá: mức cho vay tối đa bằng số tiền gốc cộng lãi chứng từ trừ đi số lãi phải trả cho ngân hàng trong thời gian xin vay.
Tài sản cầm cố do khách hàng vay, bên bảo lãnh giữ hoặc bên thứ ba giữthì mức cho vay tối đa bằng 50% tài sản đảm bảo.
Tài sản cầm cố do ngân hàng giữ thì mức cho vay tối đa bằng 75% tài sản đảm bảo.
Bước 4: Ký hợp đồng và bảo quản tài sản đảm bảo.
Qua thẩm định tài sản đảm bảo, xét thấy đủ điều kiện ngân hàng cùng khách hàng ký hợp đồng bảo đảm theo quy định với các khoản thỏa thuận nếu có ghi trong hợp đồng bỏ đảm, hợp đồng bảo đảm được ký sau khi đã kí hợp đồng tín dụng.
Hợp đồng bảo đảm tiền vay sau khi ký phải có sự xác nhận của cấp có thẩm quyền thì mới có hiệu lực thi hành. Đối với tài sản đảm bảo là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất cần phải có xác nhận của UBND xã, phường nơi có đất đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn.Tuy nhiên, việc xác nhận này còn nhiều vướng mắc do thiếu tính đồng bộ giữa các cấp càc ngành có liên quan, còn một số phường, xã không ký xác nhận vì cho rằng việc vay hay không là của ngân hàng chứ họ không có trách nhiệm trong chuyện này.
Việc bảo quản tài sản đảm bảo được thực hiện the quy định hiện hành bao gồm những giấy tờ có giá liên quan đên chứng nhận quyền sở hưu, hay giấy tờ có giá đem cầm cố phải được bvảo quản tại kho của ngân hàng. Ngoài ra các tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị, vật tư hàng hóa được ngân hàng thỏa thuận với khách hàng về việc giữ và bỏ quản hàng hóa tại kho của ngân hàng, giao cho khách hàng giữu hoặc giữ tại kho của bên thứ ba. Hết hạn hợp đồng tín dụng, nếu bên bảo đảm hoàn thành nghĩavụ trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng giải chấp cho tài sản đảm bảo còn nếu khach hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NHNo&PTNT HUYỆN AN DƯƠNG
Cũng như các NHTM khác, NHNo&PTNT huyện An Dương luôn quan tâm đến công tác bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng. Đây là điều kiện cần thiết để tiến hành xem xét giải quyết cho vay và là biện pháp để giúp ngân hàng quản lý nguồn vốn an toàn và hiệu quả
Thành tựu của bảo đảm tiền vay tại NHNo&PTNT huyện An Dương
Trong những năm qua NHNo&PTNT huyện An Dương đã có những bước tiến bộ vượt bậc, đã nhanh chóng đổi mới phương thức làm việc và dần chiểm lĩnh được thị trường cả về huy động vốn và đầu tư tín dụng, chủ động kinh doanh mở rộng quy mô hoạt động đảm bảo tốt chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả.
Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm cả ngân hàng. Với tầm quan trọng và quy mô lớn nên hoạt động này luôn được NHNo&PTNT huyện An Dương quan tâm hàng đầu bởi hiệu quả của công tác này quyết định sự thành bại của ngân hàng trên thương trường. Bảo đảm tín dụng là một trong những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Những năm vừa qua, cùng với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo cùng với sự nhiệt tình của cán bộ công nhân viên trong cơ quan nên NHNo&PTNT huyện An Dương đã đạt được một số thành quả đáng khích lệ trong công tác tín dụng. Nợ quá hạn giảm dần, thu lãi cho vay đạt 95% - 98% dư nợ, hệ số lương làm ra đạt và vượt kế hoạch và được chi theo quy đinh, đời sống của cán bộ, nhân viên trong ngân hàng được nâng cao. Đát được điều đó một phần là do công tác cho vay có tài sản đảm bảo được cải thiện phù hợp với nhu cầu phát triển của kinh tế địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cho vay.
Bảng 7: Hiệu quả công tác cho vay có tài sản đảm bảo năm 2005.
Đơn vị: triệu đồng
Cho vay có tài sản đảm bảo
Cho vay bằng tín chấp
Dư nợ
Nợ quá hạn
% NQH/ tổng DN
Dư nợ
Nợ quá hạn
% NQH/ tổng DN
119.829
1.079
0.9 %
24.555
638
2.6%
Nguồn: Thông tin khách hàng của chương trình CIC NHNo&PTNT huyện An Dương.
Qua bảng trên ta thấy khi cho vay có tài sản đảm bảo thì tỷ lệ nợ quá hạn chỉ có 0.9% so với tổng dư nợ có bảo đảm. Có được kết quả trên là:
Khi khách hàng vay vốn phải bỏ tài sản của gia đình mình như nhà cửa, giá trị quyền sử dụng đất, phương tiện vận tải, giấy tờ có giá…để thế chấp, cầm cố cho ngân hàng nên ho đã phải có sự suy tính kỹ lưỡng cho phương án sản xuất của mình sao cho đạt hiệu quả. Nếu chưa có sự tính toán chắc chắn thì khách hàng không dám mang tài sản của mình ra để thế chấp, cầm cố mạo hiểm mcho ngân hàng. Tuy nhiên, trong kinh doanh không thể không có rủi ro, con người cũng không thể lường trước hết những biến động nên cũng đã có những khách hàng có những lúc khó khăn trong sản xuất vì thế đã gây nên số nợ quá hạn như trên. Như vậy bên bảo đảm sẽ phải đối mặt với việc phát mại tài sản của ngân hàng và ngân hàng cũng phải bán sát vào nguồn thu thứ hai này để bảo đảm nguồn vốn của mình. Do đó, cho vay có tài sản đảm bảo yêu cầu khách hàng phải sử dụng có hiệu quả hơn nguồn tiền vay của mình và như thế công tác tín dụng của ngân hàng cũng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Đối với khách hàng có sự bảo lãnh của bên thứ ba thì ngoài sự giám sát của cán bộ ngân hàng thì họ còn chịu sự giám sát của chính nhà bảo lãnh cho họ nên khách hàng vay vốn phải có trách nhiện hơn đối với nguồn vốn vay của ngân hàng và họ thực hiện phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Đối với ngân hàng, trong trường hợp nhận bảo lãnh thì có yêu cầu người bảo lãnh là người có uy tín cao, khả năng tài chính tốt để nếu khách hàng vay không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng thì bên bảo lãnh sẽ đứng ra trả nợ thay. Điều đó giúp cho công tác tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn và hạn chế được rủi ro không mong muốn.
Ngoài ra, thực hiện bảo đảm tiền vay sẽ giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng an toàn. Đối với khách hàng có phương án sản xuất khả thi và là khách hàng tín nhiệm thì ngân hàng có thể cho vay tỷ lệ cao hơn 10% so với các khách hàng khác.
Quy mô tín dụng được mở rộng sẽ tạo cho uy tín của ngân hàng được nâng lên kéo theo quy mô nguồn vốn huy động cũng ngày càng ổn định và tăng lên qua các năm. Nhờ đó ngân hàng hoạt động kinh doanh sẽ ngày càng hiệu quả và thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng nhất là thu hút các khách hàng trung thành.
Những hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện bảo đảm tiền vay tại NHNo&PTNT huyện An Dương.
2.3.2.1 Loại tài sản và quy mô tài sản đảm bảo
*/ Hạn chế: việc bảo đảm bằng tài sản còn gặp nhiều trở ngại về loại tài sản và quy mô tài sản đảm bảo.
*/ Nguyên nhân của hạn chế trên là:
- Ngân hàng chưa đa dạng các tài sản thế chấp. Hiện nay, tại ngân hàng tài sản thế chấp chủ yếu là nhà ở, giá trị quyền sử dụng đất và một số loại máy móc thiết bị nhưng cũng mới chỉ chiếm hơn 50% tổng dư nợ.
- Bên cạnh đó thì cơ sở pháp lý về tài sản thế chấp chưa được giải quyết đồng bộ. Theo pháp luật quy định thì tài sản thế chấp phải được đăng ký quyền sở hữu nhưng thực tế lại chưa có quy định chung về các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Và một số tài sản quan trọng như nhà ở, đất đai... được đăng ký quyền sở hữu thì tại địa phương mới chỉ có khoảng 50% số hộ được cấp, trong khi số khách hàng có nhu cầu vay lớn nên ngân hàng không thể cho vay được.
Về việc định giá tài sản đảm bảo
*/ Hạn chế: việc định giá tài sản đản bảo còn nhiều khó khăn vướng mắc.
*/ Nguyên nhân:
- Chưa có quy định sát thực cho việc định giá tài sản đảm bảo. Một số tài sản như nhà ở, công trình xây dựng trên đất thì việc định giá chúng đều do ước đoán của cán bộ tín dụng hoặc của hội đồng tín dụng mà không dựa trên thông số quy định nào, do đó sẽ không xác định đúng giá trị thực của tài sản đảm bảo. Nếu định giá quá cao thì có thể gây rủi ro cho ngân hàng còn nếu định giá quá thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của khách hàng.
- Một nguyên nhân nữa là tính thanh khoản của thị trường tài sản đảm bảo chưa cao. Tài sản đảm bảo gồm rất nhiều loại và mỗi loại tài sản đều có một đặc tính riêng. Trong khi đó thị trường mua bán tài sản chuyên dùng ở nước ta nói chung và của huyện An Dương nói riêng chưa thực sự sôi động nên ngân hàng khó khăn trong việc tìm kiếm người mua khi tài sản bị phát mại. Vì thế mà việc định giá tài sản đảm bảo bị ảnh hưởng nhiều của thị trường.
Công tác quản lý tài sản đảm bảo,
*/ Hạn chế: Công tác quản lý tài sản còn yếu
*/ Nguyên nhân:
- Tại ngân hàng hình thức bảo đảm chủ yếu là thế chấp tài sản và qua đó khách hàng vẫn khai thác sử dụng tài sản. Song việc cầm cố thế chấp này lại gặp rủi ro do ngân hàng không thể quản lý, kiểm tra, kiểm soát chắc chắn các tài sản này được. Không thể đảm bảo tài sản này không bị mất mát, giảm giá trị.
- Bên cạnh đó là sự phối kết hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý tài sản. Tại một số địa phương chính quyền chưa thực sự ủng hộ ngân hàng trong công tác quản lý tài sản đảm bảo do chưa có nhận thức đúng đắn về tính pháp lý của hợp đồng kinh tế mà các bên đã thỏa thuận.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NHNo&PTNT HUYỆN AN DƯƠNG
ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT HUYỆN AN DƯƠNG
Định hướng hoạt động kinh doanh
Căn cứ vào định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT thành phố Hải Phòng, NHNo&PTNT huyện An Dương trên cơ sở phát lợi thế và khắc phục hạn chế đang tồn tại, ban lãnh đạo ngân hàng đã cụ thể hóa xây dựng các chỉ tiêu, giải pháp và định hướng cho việc phát triển chung của ngân hàng. Các chỉ tiêu giải pháp này thông qua hội nghị cán bộ công nhân viên toàn cơ quan, thống nhất giao cụ thể cho từng phòng ban thực hiện.
*/ Đối với công tác huy động vốn thì: Tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa đến các địa bàn thôn xã và từng người dân. Áp dụng tốt chính sách khuyến mãi đối với người gửi tiền với mức tiền gửi lớn. Mở các bàn tiết kiệm lưu động tại khu vực có nguồn tiền lớn nhằm nâng cao tỷ trong tiền gửi của dân cư đảm bảo tính ổn định vững chắc về vố trong kinh doanh.
Vận động khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi cá nhân, chủ động ổn định nguồn vốn nhất là các nguồn vốn có lãi suất thấp. Đối với khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân, thực hiện chiến lược khách hàng giữ vững mối quan hệ tốt đối với những khách hàng có uy tín, mở rộng tiếp thị đến khách hàng về cơ chế cho vay, phương thức cho vay, tạo sự gần gũi và có tín nhiệm với khách hàng. Ngân hàng phấn đấu nguồn vốn đến cuối năm 2006 đạt 150 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2005.
Đổi mới phong cách phục vụ, tạo điều kiện cho khách hàng trong việc rút và gửi tiền. Làm tốt công tác thanh toán nhất là công tác thanh toán qua mạng máy tính, thanh toán điện tử liên ngân hàng. Hiện đại hóa các thiết bị, hệ thống mạng máy tính nhằm phục vụ tốt các công tác thanh toán.
Giữ vững mối quan hệ tốt với các tổ chức kinh tế như Kho bạc, Bưu điện, Bảo hiểm xã hội và một số các doanh nghiệp trên địa bàn, tranh thủ nguồn vốn có lãi suất rẻ để hạ thấp lãi suất đầu vào.
Giao các chỉ tiêu huy động vốn đến từng phòng ban, từng cán bộ tín dụng, coi đây là một trong những chỉ tiêu khoán lương hàng tháng để khuyến khích việc khơi tăng nguồn vốn.
Làm tốt chiến lược khách hàng có chế độ ưu đãi về lãi suất, chế độ ưu đãi về cơ chế cho vay đối với một số khách hàng thường xuyên có lượng tiền gửi lớn tại ngân hàng.
*/ Đối với công tác tín dụng: Tiếp tục mở rộng tín dụng, chiếm lĩnh thị phần đầu tư, tập trung vốn đầu tư cho các hộ sản xuất, kinh tế trang trại, quan tâm đến đầu tư theo QĐ 67. Thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư trong nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn. Kết hợp với đa dạng hóa các đối tượng đầu tư trên cơ sở có chọn lọc các dự án có tính khả thi cao, đảm bảo chất lượng tín dụng an toàn về vốn. Phấn đấu đưa dư nợ tín dụng năm 2006 lên con số 170 tỷ đồng tăng 15% so với năm 2005.
Tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, tích cực thu hồi nợ đến hạn, không để nợ quá hạn mới phát sinh, nợ quá hạn cũ tiếp tục được thu về. Tổ thu hồi nợ phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các xã đôn đốc và xử lý dứt điểm từng món vay.
Đổi mới phong cách phục vụ của khách hàng của CBTD, chủ động tìm dự án có hiệu quả để đầu tư, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trình độ hiểu biết ngoại ngành của toàn thể CBTD nói riêng và cán bộ nói chung.
* / Chất lượng tín dụng
Yêu cầu CBTD cho vay phải thực hiện nghiêm quy trình cho vay theo quy định, tăng cường công tác quản lý món vay, hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.
Bổ xung thêm lực lượng CBTD, đưa số CBTD từ 24% lên 30% trên tổng số CBCNV.
Tăng cường đôn đốc thu hồi nợ xử lý rủi ro, kết hợp với chính quyền địa phương tìm mọi biện pháp thu nợ
*/ Đối với tình hình tài chính cần tích cực thu lãi đảm bảo tỷ lệ 98%, tăng thu dịch vụ từ 7% đến 10% trên tổng doanh thu.
Làm tốt công tác khoán lương, hàng quý tổ chức phân tích tình hình tài chính để tìm các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục.
Giảm chi tới mức thấp nhất, cắt bỏ những khoản chi có thể nhằm làm tăng thu nhập.
*/ Đối với các công tác khác thì phải tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị, từng bước hiện đại hóa các phương tiện làm việc, áp dụng công nghệ tin học 100% vào công tác kế toán và nghiệp vụ thanh toán. Duy trì và phát huy công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ nhằm hạn chế những sai sót có thể xảy ra.
Thực hiện tốt công tác Đảng, Đoàn thể, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng xây dựng sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ cơ quan, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch
Định hướng về bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng củ NHNo&PTNT huyện An Dương.
Trên cơ sở định hướng kinh doanh của ngân hàng trong năm tới thì chất lượng hoạt động kinh doanh tín dụng được đặt lên hàng đầu. Vậy thì cần có biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác đầu tư và việc cho vay có tài sản đảm bảo cần thiết đưa lên hàng đầu. Việc cho vay có tài sản đảm bảo phải được thực hiện theo đúng văn bản do chính phủ ban hành như nghị định 165/1999/NĐ – CP về giao dịch bảo đảm, nghị định 178 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng trong nước, nghị định 08/200/NH – CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, thông tư liên tỉnh 03/200/TTLT/NHNN, quyết định số 06/2000/TT- BTP quy định về giao dịch bảo đảm và quyểt định số 300/QĐ – HĐQT – TD của NHNo&PTNT Việt Nam. Song để thực hiện mang lại hiệu quả, ngân hàng thường xuyên bỗi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, khả năng nắm bắt, hiểu biết pháp luật cho đội ngũ cán bộ tín dụng. Nâng cao trình độ thẩm đinh, quản lý tài sản bảo đảm của cán bộ tín dụng giúp ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NHNo&PTNT HUYỆN AN DƯƠNG
Xây dựng quy trình cho vay và quy trình kiểm tra tài sản đảm bảo.
Ngân hàng cần xây dựng quy trình cho vay, quy trình kiểm tra tài sản đảm bảo thật cụ thể, chi tiết đầy đủ đối với từng loại hình tín dụng, đốu với từng đối tượng vay vốn. Khi cho cay ngân hàng cần xem xét nghiên cứu hồ sơ một cách cẩn thận kỹ càng. Ngân hàng cần thẩm định chính xác tài sản bảo đảm tiền vay, phân tích những rủi ro tiềm ẩn, rủi ro trong tương lai của khoản tín dụng. Tuy nhiên, công tác đánh giá tình hình tài chính, năng lực pháp lý của khách hàng cũng là một vấn đề quan trọng trong quá trình cho vay nói chung và cho vay có bảo đảm tiền vay nói riêng.
Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng trong việc thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay
Cần thực hiện bồi dưỡng nâng cao nghiệp vu, khả năng nắm bắt và hiểu biết pháp luật, cơ chếc chính sách, văn bản chế độ có liên quan đến tài sản đảm bảo cho đội ngũ cán bộ tín dụng để họ có trình độ hiểu biết trong thực hiện thẩm định. Hiện nay, nghiệp vụ thẩm định tài sản bảo đảm của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế. Hầu hết cán bộ tín dụng được trang bhị nghiệp vụ tín dụng song các hiểu biết về tài sản đảm bảo cần phải được thường xuyên quan tâm bổ túc trau dồi và có sự hướng dẫn của ngành. Tuy nhiên do đặc thù của các tài sản đảm bảo không giống nhau, có nhiều đối tượng tài sản được dùng làm bảo đảm nên nhiều khi cán bộ tín dụng còn gặp khó khăn về việc xem xét đánh giá tài sản đảm bảo.
Do đó phải thường xuyên tổ chức lớp tập huấn, các cuộc hội thảo về cho vay có bảo đảm bằng tài sản giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống để từ đó phân tích, đúc rút kinh nghiệm học hỏi tiếp thu có chọn lọc nhằm ứng dụng vào thực tiễn.
Trang bị cho cán bộ tín dụng khả năng nắm bắt pháp luật, tình hình diễn biến của thị trường để hiểu sâu, hiểu rõ về các loại tài sản mà mình nhận làm bảo đảm tạo điều kiện cho việc định giá tài sản được sát với giá trị thực của tài sản đó.
Nâng cao công tác quản lý tài sản đảm bảo.
Đối với tài sản thế chấp là nhà ở, giá trị quyền sử dụng đất hoặc cầm cố giấy tờ có giá là những tài sản ít hoặc không có hao mòn, ngân hàng chỉ cần giữ tại kho của mình bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, công tác quản lý tài sản đảm bảo này được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện. Song đối với các tài sản đảm bảo khác là tài sản hình thành từ vốn vay, các tài sản cầm cố như dây truyền sản xuất, máy móc thiết bị, vật tư hàng hóa.. việc quản lý được thực hiện tại kho của ngân hàng hoặc tại kho của khách hàng hoặc do bên thứ ba cất giữ do đó ngân hàng cần phải quan tâm, cán bộ chuyên quản phải thường xuyên kiểm tra giám sát tài sản đảm bảo, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra do khách hàng thực hiện trái với cam kết đã ký trong hợp đồng.
Ban lãnh đạo ngân hàng cần có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời đối với những cán bộ đạt được hiệu quả trong công tác cũng như chấn chỉnh những cán bộ có biểu hiện hoặc việc làm chưa đúng quy trình, nguyên tắc của ngành đề ra.
Phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với việc thẩm định tài sản đảm bảo
Ngân hàng nên giao quyền tự chủ đối với các cán bộ tín dụng thẩm định các tài sản có giá tri 50 triệu đồng trở xuống, còn đối với những các tài sản có giá trị cao hơn nên cần có sự đánh giá thống nhất của hội đồng tín dụng. Nếu khoản vay gặp rủi ro khách hàng không trả được nợ nhưng khi định giá tài sản lại định giá cao hơn thực tế hoặc tài sản đó không lưu hành được trên thị trường hoặc tài sản đó không đủ cơ sở pháp lý thì ngân hàng phải quy trách nhiệm. Còn rủi ro do nguyên nhân khách quan gây nên thì ngân hàng cần có nguồn vốn bù đắp như quỹ dự phòng rủi ro.
Cần thiết lập hệ thống thông tin trong nội bộ ngân hàng
Ngân hàng nên xây dựng cho mình một mạng thông tin điện toán nội bộ để mạng này luôn cập nhật lịp thời các thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính, ngân hàng, thông tin về doanh nghiệp, khả năng trả nợ, thu nhập dự kiến của người vay, các thông tin về tài sản và thị trường cảu tài sản để thực hiện kịp thời nhằm ngăn ngừa rủi ro tín dụng.
Cần có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương
UBND xã, phường là nơi quản lý các tài sản đảm bảo là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất. Ngân hàng cần có mối quan hệ tốt sẽ giúp cho ngân hàng trong việc thẩm định cũng như quản lý tài sản đảm bảo. Đồng thời tạo điều kiện giúp khách hàng trong việc xác nhận tài sản đảm bảo và giúp ngân hàng phát mại tài sản khi cần thiết.
KẾT LUẬN
Sự phát triển của đất nước ta hiện nay không thể không kể đến sự đóng góp không nhỏ của toàn ngành ngân hàng. Nó tạo ra mối liên hệ ràng buộc ngày càng chặt chẽ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và đất nước.Tuy nhiên chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại chưa cao đang là mối quan tâm hàng đầu không những đối với các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội
Chính sách bảo đảm gồm các quy định vè các trường hợp tài trợ tài trợ cần đảm bảo bằng tài sản, các loại đảm bảo cho mỗi loại hình tín dụng, danh mục các đảm bảo được ngân hàng chấp nhận, tỷ lệ phần trăm cho vay trên đảm bảo, đánh giá và quản lý tài sản đảm bảo. NHNo&PTNT huyện An Dương đã xây dựng và đang dần hoàn thiện cơ chế bảo đảm tiền vay cho ngân hàng mình, điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong kinh doanh tiền tệ nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro cho ngân hàng đồng thời giúp khách hàng sử dụng tiền vay có hiệu quả hơn.
Nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình tận tụy của các cô, chú trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Dương và sự chỉ bảo của thầy giáo – PGS.TS LÊ ĐỨC LỮ em đã hoàn thành chuyên đề này. Nhưng do kinh nghiệm thực tế của em còn hạn chế và thời gian thực tập chuyên đề tương đối ngắn nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý và sửa sai của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình ngân hàng thương mại - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Quản trị ngân hàng thương mại – Peter Rose
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện An Dương các năm 2003, 2004, 2005
Cẩm nang tín dụng – NHNoPTNT Việt Nam
Các văn bản luật và quy định của chính phủ, của ngân hàng Nhà nước, của NHNo&PTNT Việt Nam về vấn đề cho vay có bảo đảm tài sản trong hoạt động tín dụng của TCTD.
Luật các TCTD, luật đất đai, luật dân sự.
Tạp chí ngân hàng, thời báo kinh tế, thời báo ngân hàng, thông tin NHNo&PTNT Việt Nam…
MỤC L ỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32615.doc