Chuyên đề Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp

 Kiểm tra, nghiệm thu công trình ngoài việc đảm bảo chất lượng công trình, còn nhằm mục đích hạn chế nhược điểm lớn nhất của chế độ trả lương này – đó là hiện tượng chạy theo số lượng mà coi nhẹ chất lượng, ít chú ý sử dụng hợp lý máy móc thiết bị và tiết kiệm vật tư.  Kiểm tra, nghiệm thu công trình được tiến hành thường xuyên theo từng công đoạn thi công vì công đoạn sau phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng thi công của công đoạn trước. Chẳng hạn sau khi đào hố móng cần kiểm tra xem có đủ độ rộng, độ sâu.theo thiết kế không; Nếu đạt tiêu chuẩn thì được thi công tiếp (đổ bê tông móng), nếu không thì phải làm lại.  Kiểm tra nghiệm thu công trình được thực hiện bởi các đối tượng sau:  Cán bộ kỹ thuật bên thi công – bên B (công ty), bao gồm:  Cán bộ kỹ thuật của đơn vị trực tiếp thi công (các tổ, đội) có nhiệm vụ giám sát công việc hàng ngày của tổ, đội mình.  Cán bộ kỹ thuật của phòng kỹ thuật thi công chịu trách nhiệm giám sát chung các công trình của xí nghiệp.  Cán bộ kỹ thuật của bên chủ đầu tư (bên A) có nhiệm vụ cùng với cán bộ kỹ thuật đội trực tiếp giám sát thi công công trình hàng ngày, quyết định việc chuyển sang bước thi công tiếp theo.  Cán bộ kỹ thuật của bên thiết kế chỉ thực hiện việc kiểm tra nghiệm thu khi được xí nghiệp mời để làm hồ sơ thanh toán. ► Việc kiểm tra, nghiệm thu công trình đối với các công tác có các tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ thì được kiểm tra bằng các máy móc, thiết bị chuyên dùng như: Cốt thép được kiểm tra độ giãn, độ kéo.từ khâu chế tạo; Bê tông thì có mẫu thử đối với từng vị trí, từng công trình và được kiểm tra bằng máy ép.Tuy nhiên công tác này ở nhiều khâu vẫn được thực hiện một cách thủ công dựa vào bản vẽ thiết kế. Vì vậy hiệu quả của công tác kiểm tra, nghiệm thu công trình phụ thuộc nhiều vào độ chính xác của bản vẽ thiết kế và trình độ của cán bộ kỹ thuật, do đó đôi khi khó tránh khỏi những sai sót chủ quan.

doc90 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm tăng thềm khoản tiền lương mà họ nhận được hàng tháng. Ngoài ra tiền lương mà người lao động trong công ty nhận được như phân tích ở trên. Hàng tháng cán bộ công nhân viên trong công ty còn nhận được tiền ăn ca là: 15000đ/người/tháng tức là 330000đ/người/tháng. Công ty trả thêm tiền ăn ca ngoài khoản tiền lương mà cán bộ công nhân viên trong công ty nhận được nhằm khuyến khích họ tích cực làm việc, tạo động lực cho người lao động nhằm tăng năng suất lao động, đạt được kết quả cao trong sản xuất kinh doanh. Đối với Ban lãnh đạo trong công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp, công ty đã áp dụng hình thức trả lương khoán cố định cho một số vị trí quản lý quan trọng của công ty. Hiện nay có 4 mức khoán quỹ lương như sau: Bảng 11.1: Bảng tiền lương hàng tháng của Ban Quản trị công ty. Chức Danh Tiền Lương Giám Đốc 7,000,000 Phó Giám Đốc 5,000,000 Trưởng Phòng 4,000,000 Phó Phòng 3,000,000 Qua những phân tích ở trên ta có thể thấy hình thức trả lương theo thời gian ở công ty có những ưu nhược điểm sau: Ưu điểm: + Việc tính toán lương khác đơn giản, tiền lương của cán bộ công nhân viên được tính dựa vào: hệ số lương cấp bậc theo quy định của Nhà nước, hệ số phụ cấp tăng thêm công ty công ty dựa vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, số ngày công làm việc thực tế. + Tiền lương theo thời gian có thể khuyến khích được cán bộ công nhân viên tích cực làm việc, đi làm đầy đủ số ngày trong tháng. + Khuyến khích người lao động tích cực học tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm tăng hệ số lương của mình. Công ty thường tổ chức tăng cấp bậc hệ lương cho cán bộ công nhân viên đối với những người làm việc từ 3 năm trở lên, hay nói cách khác cứ 3 năm thì công ty tổ chức nâng bậc lương cho cán bộ trong công ty. Nhược điểm: + Bên cạnh những ưu điểm trên thì hình thức trả lương này bộc lộ một số nhược điểm mà công ty cần khắc phục trong kì bào cáo tới. Đó là: Tiền lương trả cho người lao động mang tính bình quân cao, người lao động có trình độ chuyên môn cao hay thấp, làm việc tích cực hay không tích cực, thâm niên công tác nhiều hay ít thì họ vẫn được nhận cùng hệ số phụ cấp tăng thêm như tất cả những người lao động khác trong công ty. + Tiền lương mà người lao động nhận được hàng tháng không cố định, nó phụ thuộc vào doanh thu của công ty. Công ty làm ăn có lãi, lợi nhuận cao thì người lao động mới nhận được khoản lương cấp bậc có hệ số phần mềm. Sự tăng giảm doanh thu như vậy sẽ gây ản hưởng rất lớn trong việc trả lương cho lao động quản lí. + Do không kiểm soát chặt chẽ ngày công làm việc của người lao động, vẫn có sự lãng phí trong các giờ làm việc nên còn một số bất cập trong việc xác định số ngày làm việc thực tế của người lao động. Nếu không khắc phục được vấn đề này sẽ dẫn đến không công bằng trong tiền lương mà mỗi người nhận được. 2.1.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hình thức trả lương theo thời gian. Ngoài những nhược như trên đã phân tích thì lương trả theo thời gian còn có nhược điểm rất lớn là tiền lương của người lao động nhận được trong công ty chưa thực sự gắn với kết quả thực hiện công việc của họ. Trong khi đó lương theo thời gian phụ thuộc vào các yếu tố như: Thời gian làm việc thực tế: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm việc cũng như khoản tiền mà họ nhận được. Nếu số ngày làm việc thực tế của họ cao thì tương ứng với khoản tiền mà họ thu được cũng cao và ngược lại. Nó ảnh hưởng đến kết quả của công ty. Hệ số lương: Có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương cấp bậc công việc của họ. Có hệ số cấp bậc cao thì mới có khoản tiền lương cao và khả năng thăng tiến cũng cao hơn. Chất lượng lao động: Đây là cơ sở để xây dựng thang bảng lương một cách hợp lý. Lao động có tay nghề hay trình độ học vấn cao thì sẽ có hệ số tương ứng với mức đó. 2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm. 2.2.1. Phương pháp tính lương theo sản phẩm của công ty. Công ty thường áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho bộ phận lao động trực tiếp trong công ty, là những công nhân trực tiếp sản xuất tại các công trình. Đây là hình thức trả lương cho người lao động dựa vào số lượng và chất lượng công trình mà họ tạo ra, thường được áp dụng đối với các xí nghiệp thành viên của công ty. Đối với bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất, yêu cầu hiện nay của công ty là công nhân phải có trình độ tay nghề từ bậc 3 trở lên. Vì vậy đội ngũ công nhân trong công ty có trình độ tay nghề cao và luôn hoàn thành được công trình vừa đảm bảo đúng tiến độ đồng thời đảm bảo về mặt chất lượng, độ thẩm mĩ cao. Cũng như các công ty Cổ phần Xây dựng khác,công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp sản xuất kinh doanh đặc thù là xây dựng cơ bản, vì vậy các xí nghiệp thường được chia thành các tổ, đội và tiền lương trả cho người lao động do các tổ, đội đó thanh toán dưới sự kiểm tra giám sát của xí nghiệp và của công ty. Tiền lương của cả tổ bằng tổng tiền lương trong tất cả các giai đoạn của công việc mà tổ phải hoàn thành. TLTổ = ΣĐGi x Qi Trong đó: TLTổ: Tiền lương của cả tổ nhận được khi hoàn thành công trình. ĐGi: Đơn giá xây dựng cho công việc i. Qi: Khối lượng công việci mà tổ phải hoàn thành. ĐGi = Trong đó: HSLBQi: Hệ số lương bình quân của tất cả công nhân làm công việc i. ĐMi: Định mức dự toán xây dựng công trình của công việc i. Định mức dự toán xây dựng công trình công ty áp dụng theo quy định của Nhà nước. Và căn cứ vào định mức do Nhà nước quy định ta tính được đơn giá cho công việc trong từng giai đoạn thực hiện công trình. Sau đây là đơn giá của một số công việc trong quá trình thi công công trình: Bảng 12: Bảng định mức lao động cho một số công việc trong quá trình thi công công trình. Công việc Đơn vị HSLBQ ĐM (công/sản phẩm) Tiền lương tối thiểu ĐG Cốt thép móng 1 tấn 2.355 6.35 450,000 145,000 Bê tông móng m3 2.16 1.64 450,000 72,500 Xây móng m3 2.355 2.2 450,000 90,000 Xây tường bao che m3 2.355 2.95 450,000 120,000 Trát tường trong ngoài m2 2.55 0.26 450,000 11,500 Đổ bê tông mái, giằng mái M200 m3 2.355 6.35 450,000 145,000 Căn cứ vào đơn giá và khối lượng công việc trong một tổ ta tính được tiền công mà tổ đó nhận được. Sau đó dựa vào tiền công của cả tổ và bảng chấm công để tính lương cho từng công nhân. Cách phân phối tiền lương cho mỗi công nhân trong tổ như sau: TLi = * H Trong đó: TLi: Tiền lương của mỗi công nhân trong nhóm. TLmin: Tiền lương tối thiểu của DN. HSLi: Hệ số lương của người công nhân i. H: Hệ số điều chỉnh. H = (Tổng tiền công sản phẩm thực tế/Tổng tiền công cấp bậc bình quân) Ta đi xét đến các công đoạn của tổ xây dựng nhận hạng mục thi công phần móng như sau: Bảng 13: Bảng thanh toán tiền lương theo nội dung công việc của tổ thi công hạng mục công việc: phần móng (Công trình nhà thí nghiệm 7 tầng – Viện Công nghệ). STT Tên công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành Tiền 1 Đào bể phốt, nước ngầm m3 141 54500 7,684,500 2 Đào móng băng m3 101.4 68500 6,945,900 3 Đắp đất công trình m3 475.2 32000 15,206,400 4 BT bể, móng m3 345.2 76000 26,235,200 5 BT lot móng m3 102.2 28000 2,861,600 6 Trát bể m3 239.9 8500 2,039,150 7 Xây m3 53.97 90000 4,857,300 8 Công nhật công 14 55000 770,000 Công 66,600,050 Làm tròn 66,600,000 Căn cứ vào tiền công mà tổ thi công nhận hoàn thành một công trình như trên, lập bảng thanh toán tiền lương cho công nhân trong tổ. Tổ thi công phần móng có số lượng công nhân là: 21 người, tổng số tiền công mà tổ nhận được là: 66600000 (đồng). Bảng 14: Bảng thanh toán tiền lương cho công nhân tháng 2/2007 của tổ thi công. STT Họ và tên HSL Ni Tiền Lương theo cấp bậc Tiền Lương điều chỉnh BHXH,BHYT (6%) Tổng Thu nhập 1 Nguyễn Văn Phong 3.56 26 1,602,000 2,684,952 96,120 2,588,832 2 Nguyễn Đức Sơn 2.55 24 1,059,231 1,775,271 68,850 1,706,421 3 Nguyễn Văn Thắng 2.55 25 1,103,365 1,849,240 68,850 1,780,390 4 Nguyễn Văn Cừ 2.55 26 1,147,500 1,923,210 68,850 1,854,360 5 Nguyễn Văn Giành 2.16 26 972,000 1,629,072 58,320 1,570,752 6 Nguyễn Văn Trường 3.01 25 1,302,404 2,182,829 81,270 2,101,559 7 Nguyễn Đức Chiến 3.01 26 1,354,500 2,270,142 81,270 2,188,872 8 Nguyễn Văn Nam 2.16 25 934,615 1,566,415 58,320 1,508,095 9 Đỗ Văn Hoàn 2.355 26 1,059,750 1,776,141 63,585 1,712,556 10 Đỗ Văn Cường 2.355 26 1,059,750 1,776,141 63,585 1,712,556 11 Đỗ Văn Bình 2.55 25 1,103,365 1,849,240 68,850 1,780,390 12 Trịnh Văn Toán 3.01 26 1,354,500 2,270,142 81,270 2,188,872 13 Trịnh Văn Thanh 2.16 26 972,000 1,629,072 58,320 1,570,752 14 Trịnh Văn Dũng 2.55 26 1,147,500 1,923,210 68,850 1,854,360 15 Trịnh Văn Ba 2.355 26 1,059,750 1,776,141 63,585 1,712,556 16 Lê Văn Ninh 3.01 25 1,302,404 2,182,829 81,270 2,101,559 17 Phạm Đức Tuân 2.55 26 1,147,500 1,923,210 68,850 1,854,360 18 Vũ Văn Lập 3.01 26 1,354,500 2,270,142 81,270 2,188,872 19 Lê Ngọc Liên 3.01 25 1,302,404 2,182,829 81,270 2,101,559 20 Hoàng Anh Liêm 2.16 26 972,000 1,629,072 58,320 1,570,752 21 Nguyễn Xuân Huy 2.55 26 1,147,500 1,923,210 68,850 1,854,360 22 Phạm Xuân Vi 2.355 26 1,059,750 1,776,141 63,585 1,712,556 23 Trần Văn Tùng 2.55 26 1,147,500 1,923,210 68,850 1,854,360 24 Nguyễn Viết Hùng 2.55 25 1,103,365 1,849,240 68,850 1,780,390 25 Dương Hồng Tư 2.16 26 972,000 1,629,072 58,320 1,570,752 26 Nguyễn Văn Toàn 2.355 26 1,059,750 1,776,141 63,585 1,712,556 27 Lê Thái Dương 2.55 26 1,147,500 1,923,210 68,850 1,854,360 28 Hoàng Văn Linh 2.55 26 1,147,500 1,923,210 68,850 1,854,360 29 Phùng Thanh Hải 2.55 25 1,103,365 1,849,240 68,850 1,780,390 30 Nguyễn Văn Lữ 2.355 26 1,059,750 1,776,141 63,585 1,712,556 31 Phạm Đức Trung 2.355 26 1,059,750 1,776,141 63,585 1,712,556 32 Trần Văn Nghĩa 2.55 26 1,147,500 1,923,210 68,850 1,854,360 33 Hà Văn Hóa 2.55 26 1,147,500 1,923,210 68,850 1,854,360 34 Ngô Cẩm Tú 2.355 26 1,059,750 1,776,141 63,585 1,712,556 35 Lý Văn Dũng 2.355 26 1,059,750 1,776,141 63,585 1,712,556 36 Cộng 39,733,269 66,592,959 2,411,505 64,181,454 (nguồn: Tài chính - kế toán) Ví Dụ: Ta tính lương của ông Nguễn Văn Phong ở tổ thi công phần móng ở bảng trên như sau: Ông Phong có hệ số lương là công nhân bậc VI: HSL là: 3.56. Số ngày làm việc thực tế là 26 ngày. Tiền lương theo cấp bậc công việc của ông là: TLcbcv = (3.56*450000/26)*26 = 1602000 (đồng). Hệ số điều chỉnh tiền lương của tổ là: H = 66600000/39733269 = 1.676 Tiền Lương thực tế mà ông Phong nhận được là: TLđc= 1602000*1.676 = 2684952 (đồng). Các khoản ông phải nộp gồm 5%BHXH và 1%BHYT: (5%+1%)*3.56*450000 = 96120 (đồng). Tổng thu nhập mà ông Phòng nhận được là: 2684952 – 96120 = 2588832 (đồng). Nhận xét: Qua phân tích tiền lương trả cho lao động trực tiếp ở công ty, ta có thể thấy một số ưu điểm nhược điểm của phương pháp trả lương này là: Ưu điểm: + Đảm bảo được tính chính xác và công bằng trong việc trả lương cho từng người lao động, khuyến khích được người lao động tích cực làm việc có hiệu quả nâng cao năng suất lao động của cả tổ để nhận được mức lương cao hơn. + Kích thích người lao động nâng cao tình thần trách nhiệm đối với công việc, khuyến khích công nhân hợp tác, phối hợp có hiệu quả với những người khác trong tổ để cả tổ làm việc có hiệu quả hơn. + Tạo động lực trực tiếp cho lao động thông qua tiền lương mà họ được hưởng đồng thời khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến sáng tạo, tích cực cải tiến lao động để tối ưu hóa quá trình làm việc, giảm thời gian lao động và hoàn thành tốt công việc được giao. Nhược điểm: + Tuy phương pháp trên đảm bảo được tính chính xác trong việc trả lương cho người lao động nhưng việc tính toán và chia lương cho từng người lao động tương đối phức tạp. + Tiền lương mang tính bình quân. Có những người làm việc không tích cực nhưng họ vẫn nhận được mức lương cao như người khác. Vì vậy việc trả lương như trên khó có thể đánh giá được chính xác kết quả lao động của mỗi người. + Việc khuyến khích tăng năng suất lao động cá nhân bị hạn chế vì tiền lương phụ thuộc vào kết quả làm việc chung của cả tổ chứ không trực tiếp phụ thuộc vào kết quả làm việc của từng người lao động. + Phương pháp này phụ thuộc quá nhiều vào định mức dự toán công trình. 2.2.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hình thức trả lương theo sản phẩm. 2.2.2.1. Công tác định mức: Công tác định mức rất quan trọng, nó là căn cứ trong việc trả lương công bằng cho người lao động. Vì vậy cần phải xác định chính xác các yếu tố như khối lượng công việc, mức hao phí về vật liệu, mức hao phí máy móc, nhân công, thời gian hoàn thành nghiệm thu sản phẩm… trong khi lập kế hoạch quỹ lương. Do tính chất đặc biệt của ngành xây dựng cơ bản, hiện nay công ty áp dụng định mức dự toán xây dựng công trình do Nhà nước quy định, để lập đơn giá xây dựng làm cơ sở để lập dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình. Định mức dự toán xây dựng công trình: là định mức kinh tế kĩ thuật xác định mức hao phí cần thiết về vật liệu, lao động và máy móc thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng như: 1m3 tường gạch, 1m3 bê tông, 1 tấn cốt thép hay một ngôi nhà cần bao nhiêu gạch, nhiêu tấn thép…từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng. Mức hao phí lao động là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây dựng và công nhân phục vụ xây dựng. Số lượng ngày công lao động bao gồm cả lao động chính và phụ để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc thu dọn hiện trường thi công. 2.2.2.2. Tổ chức phục vụ nơi làm việc. Nơi làm việc là nơi diễn ra hầu hết quá trình làm việc của người lao động, là nơi người lao động thể hiện hết toàn bộ sức sáng tạo của mình để hoàn thành công việc hoặc khối lượng công việc nào đó. Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các loại vật chất và những phương tiện cần thiết tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiến hành công việc. Nhìn chung ở công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp, công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc được công ty quan tâm và thực hiện tốt, nơi làm việc thoáng mát, đủ ánh sáng và các điều kiện lao động khác để người lao động có thể thực hiện tốt công việc. Đội ngũ công nhân được cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu, công cụ làm việc giúp cho công việc được thực hiện một cách liên tục, không gián đoạn. Ngoài ra công nhân được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động nhằm đảm bảo anh toàn lao động tránh những tai nạn lao động đáng tiếc xẩy ra. Mỗi xí nghiệp đều có một tổ vệ sinh. Tổ này có nhiệm vụ đảm bảo máy móc, mặt bằng làm việc tốt tránh sự lãng phí thời gian của công nhân chính. 2.2.2.3. Công tác kiểm tra nghiệm thu công trình. Kiểm tra nghiệm thu công trình nhằm xác định xem công trình hoàn thành có đạt yêu cầu không, có đảm bảo đúng chất lượng và tiến bộ thi công, đánh giá từng giai đoạn làm việc xem việc bố trí lao động đã phù hợp với yêu cầu đặt ra chưa. Công tác này còn nhằm mục đích kiểm tra tình thần làm việc của công nhân cán bộ dưới phân xưởng, xí nghiệp. Công tác kiểm tra nghiệm thu công trình được công ty rất quan tâm, ở mỗi giai đoạn thực hiện công trình đều có bộ phận giám sát kĩ thuật kiểm tra chặt chẽ chất lượng và tiến độ thi công, nhằm đảm bảo công trình thực hiện tôt, đúng tiến độ thi công tránh được những tổn thất xảy ra. Để đánh giá chính xác thực trạng trả lương tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp ta cũng có thể khảo sát tình hình trả lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty thông qua bảng khảo sát sau: Phiếu khảo sát Để khảo sát tình hình trả lương tại công ty, anh (chị) hãy vui lòng điền vào phiếu khảo sát giúp tôi. Tối xin chân thành cảm ơn. 1. Anh chị đã làm việc ở công ty trong bao lâu? 2. Tiền lương của anh (chị) hiện nay là: 5 triệu đồng 3. Anh (chị) có thoả mãn với mức lương này không? Bình thường; Hài lòng; Không hài lòng; Rất hài lòng 4. Tiền lương chiếm bao nhiêu % thu nhập của anh (chị)? 50 – 60%; 60 – 80%; >80% 5. Tiền lương đảm bảo được bao nhiêu % cuộc sống của anh (chị)? 6. Tiền lương có phù hợp với những gì anh (chị) đã đóng góp vào công ty không? Có Không 7. Theo anh (chị) mức lương của anh (chị) so với những người có cùng vị trí tại những doanh nghiệp mà anh (chị) biêt? Thấp hơn nhiều Tương đương Cao hơn nhiều 8. Công việc mà anh (chị) đang làm có phù hợp với ngành nghề được đào tạo không? Có Không 9. Theo anh (chị) điều gì đang ảnh hưởng đến tiền lương của anh (chị), đánh dấu theo thứ tự từ 1 – 5. Trình độ chuyên môn Thâm niên công tác Kết quả công việc Kết quả lao động của doanh nghiệp Các lí do khác. 10. Việc xét mức tăng lương của doanh nghiệp có phù hợp không? Có Không 11. Theo anh (chị) nếu được làm đúng chuyên môn thì mức lương của anh (chị) sẽ như thế nào so với hiện tại. Thấp hơn Tương đương Cao hơn Chương III: Một số biện pháp hoàn thiện hình thức trả lương ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp. I. Phương hướng phát triển của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp trong những năm tới. 1. Mục tiêu chiến lược. Xây dựng là một lĩnh vực quan trọng trong việc tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho Đất nước, là ngành cần nguồn lực rất là lớn cả về nguồn lực vật chất lẫn nguồn lực con người, là ngành công nghiệp đầu tiên của Đất Nước. Cùng với sự phát triển ngày càng cao của Đất Nước, nhất là từ khi nước ta bước vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì vai trò của ngành Xây Dựng nói chung và của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiêp nói riêng càng được đánh giá cao. Trong những năm sắp tới, công ty đặt ra mục tiêu cụ thể như sau: - Tập trung huy động vốn đầu tư vào các lĩnh vực và địa bàn trọng điểm cạnh tranh nhằm giữ vững và tăng thị phần của mình trong thị trường. - Hoàn thành tốt kế hoạch và nhiệm vụ mà công ty đề ra trong những năm sắp tới về các chỉ tiêu tài chính, lợi nhuận, thuế nộp ngân sách nhà nước… - Thực hiện sản xuất các sản phẩm phục vụ cho lĩnh vực xây dựng đa dạng, bên cạnh đó tiến hành nâng cao khả năng phát triển dịch vụ của công ty. Ví dụ như: trang trí nội ngoại thất cho công trình, tư vấn thiết kế và xây dựng các công trình dân dụng… - Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu như: Đầu tư cho nghiên cứu, cải tiến qui trình công nghệ, cải tiến khoa học công nghệ, đâu tư nâng cao và cải tiến hệ thống máy móc thiết bị, đầu tư cho con người…Đầu tư theo chiều sâu, không ngoài mục đích nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. - Thường xuyên củng cố bộ máy tổ chức và định biên lại lao động trong công ty sao cho càng phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay. Tránh tình trạng chồng chéo, gây lãng phí về nhân lực cho công ty. Bảng 15: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp trong nhưng năm tới 2008 – 2009. Chỉ tiêu 2008 2009 Tương đối (%) Tuyệt đối (+/-) 1. Tổng doanh thu 460,336,486,747 552,403,784,096 20 92,067,297,349 2. Số lao động trong toàn công ty 3,423 3,717 9 294 2.1. Số lao động trong danh sách trong công ty 439 450 2.5 11 2.2. Số lao động hợp đồng thời hạn 2,984 3,267 9.5 283 3. Tổng quỹ lương 100,929,328,010 132,217,419,693 31 31,288,091,683 4. Tiền lương bình quân của người lao động (Người/tháng ) đồng 2,100,000 2,500,000 19.05 400,000 (nguồn: Phòng Tổ chức lao động) Nhận xét: Trong 2 năm tiếp theo năm 2008 – 2009, công ty lập kế hoạch các chỉ tiêu như sau: Tổng doanh thu của toàn công ty năm 2009 tăng 20% so với 2008 về mặt tuyệt đối tương đương với tốc độ tăng là 92067297349 (đồng). Công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản do vậy doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu của công ty. Về số lao động trong toàn công ty dự tính năm 2009 tăng 294 người so với năm 2008 tương đương với tốc độ tăng là 9%. Trong đó số lao động hợp đồng ngắn hạn (lao động trực tiếp) tăng 283 người tương đương với tốc độ tăng là 9.5% trong khi đó số lao động gián tiếp trong công ty chỉ tăng 11 người tương đương với tốc độ tăng là 2.5%. Như vậy số lao động trực tiếp tăng gần 26 lần so với lao động gián tiếp. Nhìn chung đây là một điều hợp lý của công ty tăng lao động trực tiếp và lao động gián tiếp khi cần thiết nhất. Vì công ty hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng cơ bản nên lượng lao động trực tiếp là cần rất nhiều. Công ty cần phải nỗ lực để đạt mục tiêu đề ra. Về quỹ lương năm 2009 tăng 132,217,419,693 (đồng) so với năm 2008 tương đương với tốc độ tăng là 31% . Điều này là hoàn toàn hiển nhiên do lượng lao động của công ty tăng lên do đó quỹ tiền lương cũng phải tăng lên. Tiền lương bình quân của lao động cũng tăng lên năm 2009 tăng 400,000 (đồng) so với năm 2008 tương đương với tốc độ tăng là 19.05%. Quỹ lương tăng lên làm tiền lương bình quân của người lao động cũng tăng lên tuy nhiên tăng không đáng kể so với tốc độ tăng của quỹ tiền lương. Công ty cần phải xem lại chế độ tiền lương của mình để tiền lương là động lực chính cho người lao động, giúp người lao động cống hiến hết năng lực cho công ty. Giúp công ty có thể tồn tại và phát triển được. 2. Chiến lược phát triển của công ty trong công tác xây dựng hình thức trả lương. Trong tiến trình cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, đặt các doanh nghiệp đứng trước hai xu hướng lựa chọn: Tự hoàn thiện mình để tồn tại và phát triển hoặc sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Một trong những vấn đề quan trọng trong việc lựa chọn con đường phát triển của mình là doanh nghiệp phải làm như thế nào để không những giữ người lao động mới mà còn tạo động lực cho người lao động. Do vậy, một công tác quan trọng nhằm thực hiện được chiến lược của công ty là việc hoàn thiện các chính sách về tiền lương của người lao động, trong đó có công tác quan trọng là hoàn thiện hình thức trả lương. Nhận thức được vấn đề này, công ty đã đưa ra chiến lược công tác xây dựng hình thức trả lương của công ty. Hình thức trả lương mà công ty xây dựng phải đảm bảo được công bằng cho người lao động, tức là phản ánh được chính xác cái mà người lao động bỏ ra trong thực tế với cái mà họ nhận được từ hình thức trả lương đó. Các đơn vị trực thuộc công ty phải chủ động trong việc áp dụng hình thức trả lương cho đơn vị mình, nhằm đảm bảo được yêu cầu chung của công ty, nhưng cũng đảm bảo thỏa mãn cho người lao động của đơn vị mình. Phải có sự điều chỉnh trong hình thức trả lương theo từng thời kì cụ thể, để tiền lương phản ánh tính xã hội của tiền lương. Đồng thời, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động trong công ty, đảm bảo được tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng. II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp. Hiện nay công ty đang ápdụng hai chế độ trả lương chủ yếu cho người lao động đó là trả lương theo thời gian (trả cho lao động gián tiếp tại công ty) và trả lương theo hình thức sản phẩm (khoán là chủ yếu). Tuy nhiên việc áp dụng các hình thức trả lương vẫn còn những hạn chế. Sau đây là một số giải pháp để hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty. 1. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian. Lương trả theo thời gian có nhược điểm là tiền lương của người lao động nhận được chưa thực sự gắn với kết quả thực hiện công việc của họ. Trong khi đó lương theo thời gian phụ thuộc vào các yếu tố: Thời gian làm việc thực tế, hệ số lương và hệ số chất lượng lao động. Vì vậy, để hạn chế nhược điểm của hình trả lương này cần phải hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến nó. 1.1. Quản lý thời gian làm việc của người lao động: Hình thức trả lương thời gian chỉ thực sự có hiệu quả khi công ty quản lý tốt thời gian làm việc của người lao động, bằng cách giao việc cho họ để đảm bảo họ cần làm việc hết thời gian quy định mới hoàn thành. Để có thể làm được điều này phải dựa trên phân tích công việc một cách cụ thể và rõ ràng, từ đó bố trí và định biên lao động hợp lý. Mặt khác công ty cũng cần phải tăng cường kỉ luật lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc cho họ. 1.2. Hoàn thiện hệ số lương: Ngoài việc xếp lại hệ số lương hợp lý thì công ty cần phải bố trí lao động một cách hợp lý, tức là bố trí người lao động vào các vị trí công việc phù hợp với trình độ và chuyên môn của họ. Việc sắp xếp và định biên lao động hợp lý không những tạo được sự phù hợp giữa người lao động và công việc mà còn xác định đúng được hệ số lương mà họ nhận được. 1.3. Hoàn thiện hệ số chất lượng lao động Bằng cách đánh giá thực hiện công việc một cách khoa học. Đánh giá thực hiện công việc tốt sẽ làm căn cứ tính lương chính xác hơn, có tác dụng tạo động lực cho người lao động tham gia tích cực vào công việc và hoàn thành công việc xuất sắc. 1.4. Mặt khác, phải xác định đúng đối tượng Áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, đó là lao động gián tiếp, quản lý mà việc định mức lao động cho họ là khó khăn. Đối với công ty chỉ nên áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho các bộ phận như: Văn phòng, phòng tài chính – Kế toán, phòng tổ chức lao động …và lao động gián tiếp ở các xí nghiệp. 1.5. Có thể tiến hành định mức lao động gián tiếp (lao động quản lý). Do đặc điểm của lao động quản lý là lao động mà công việc của người lao động là khó định mức, định mức lao động rất phức tạp. Nhiệm vụ của định mức lao động quản lý chủ yếu là: + Xác định lượng lao động của từng bước công việc. + Xác định số lượng người cần thiết. Có thể tiến hành định mức lao động của người lao động trong công ty chia lao động quản lý thành ba nhóm: Nhóm lao động khối lượng công việc của họ có thể tiêu chuẩn hóa được. Nhóm lao động mà công việc của họ được xác định bằng định mức quản lý. Nhóm lao động mà số lượng xác định bởi các nhân tố khác, xuất phát từ đặc điểm chức năng, nhiệm vụ họ phải thực hiện. Để định mức lao động trong công ty có tính khoa học và chính xác, công ty phải xây dựng bản mô tả công việc cho từng công việc cụ thể để người lao động biết được chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho người lao động nhằm giúp người lao động hoàn thành công việc một cách có hiệu quả cao nhất. 2. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm. 2.1. Hoàn thiện công tác định mức lao động. Lao động trực tiếp là những lao động mà công việc của họ làm mang tính chất cụ thể, do vậy việc xây dựng mức lao động của lao động trực tiếp dựa vào tính chất phức tạp của công việc. Các yếu tố được sử dụng trong việc xác định mức lao động cho người lao động bao gồm: Thời gian làm việc của công nhân. Thời gian làm việc của 1 công nhân Thời gian không được định mức Làm việc phối hợp với nhiệm vụ Ngừng việc được qui định Làm việc không phù hợp với nhiệm vụ Ngừng việc không được qui định Thời gian chuẩn bị và kết thức Nghỉ giải lao và nhu cầu cá nhân Ngừng việc vì lý do thi công Làm việc không thấy trước Làm công tác thứa Do ngẫu nhiên Do tổ chức kém Do vi phạm kĩ thuật Thời gian tác nghiệp Thời gian được định mức Trong đó: Thời gian được định mức: là thời gian làm việc phù hợp với quy định và nhiệm vụ, được tổ chức đúng đắn và thời gian ngừng việc được quy định và được tính toán định mức. Thời gian tác nghiệp: là khoảng thời gian trực tiếp sản xuất, nó làm thay đổi hình dáng kích thước tính chất của đối tượng lao động. Người ta chia thành thời gian tác nghiệp chính và thời gian tác nghiệp phụ. Trong thời gian tác nghiệp chính người ta trực tiếp tạo ra sản phẩm. Ví dụ: Trong công tác xây tường tác nghiệp chính là xây tường, tác nghiệp phụ là phục vụ cho tác nghiệp chính như trộn vừa, vận chuyển vật liệu. Ngừng vì lý do thi công: Chỉ kể đến những thời gian ngừng việc bắt buộc không trê tránh khỏi. Cụ thể do 2 nguyên nhân sau: Do quy trình kỹ thuật bắt buộc phải ngừng. Ví dụ đổ bê tong đến 1 đoạn chiều cao để chờ ghép khuôn cửa mới đổ tiếp được, hoặc đến mạch dừng phải di chuyển. Do nguyên nhân tổ chức không thể sắp xếp bố trí công việc đều đặn cho thành viên trong nhóm mà xảy ra thời gian chờ đợi chút ít. Thời gian chuẩn bị kết thúc: là thời gian kể đến việc chuẩn bị lúc đầu ca (chuẩn bị dụng cụ, kiểm tra máy móc, xem bản vẽ…) và thời gian thu dọn lúc cuối ca (thu dọn dụng cụ và vị trí làm việc, lau chùi máy…). Thời gian chuẩn bị kết thúc có thể xảy ra ở giữa ca nếu trong ca đó có nhận những nhiệm vụ sản xuất khác nhau. Ví dụ công nhân lắp ghép sau khi lắp được một số tấm tường phải chuẩn bị cho việc hàn các liên kết. Thời gian không được định mức: Đây là khoảng thời gian làm việc và ngừng việc không phù hợp với nhiệm vụ và quy trình sản xuất, không được quy định và không được đưa vào tính toán định mức. Thời gian làm việc không thấy trước: Là tiêu phí thời gian cho những công việc không có nhiệm vụ quy định, ty rằng thời gian này có tạo ra sản phẩm, nếu trên quan điểm phân tích lãng phí thời gian thì loại thời gian này có ích cho sản xuất, nhưng trên quan điểm định mức sử dụng lâu dài và phục vụ cho kế hoạch thì loại thời gian này không tính vào trong định mức. Ví dụ: Định mức cho cần trục lắp ghép theo quy trình là bốc cấu kiện tại các giá để lắp, nhưng khi làm việc có xe ôtô chở cần kiện đến, cần trục bốc cấu kiện từ ôtô xuống, thì thời gian bốc xếp này không tính vào công việc lắp, mà chỉ tính cho định mức bốc xếp. Thời gian làm công tác thừa là tiêu phí thời gian cho những công việc cũng không có trong nhiệm vụ mà chỉ để sửa chữa những lỗi lầm do thiết kế hoặc do bản than công nhân gây ra (làm hỏng, phá đi làm lại) hoặc làm quá yêu cầu chất lượng. Ví dụ trộn bê tông quá số vòng quay cần thiết, bào cánh cửa quá độ nhẵn. Loại thời gian này hoàn toàn không làm tăng sản phẩm cho xã hội. Thời gian ngừng việc do tổ chức kém là tiêu phí thời gian do công nhân phải chờ đợi và ngừng việc do thiếu vật liệu, thiều công cụ, thiếu chỗ làm việc, thiếu cán bộ hướng dẫn… Ngừng việc do ngẫu nhiên là thời gian ngừng việc không thể biết trước và kiểm soát được do mưa bão, mất điện mạng chung của thành phố. Ngừng việc do vi phạm kỷ luật lao động, thời gian nghỉ việc do đi muộn về sớm, làm việc riêng trong giờ làm việc… Þ Công ty cần nghiên cứu kĩ thời gian làm việc của người lao động để xây dựng định mức lao động giúp cho việc xây dựng khung bảng lương một cách hợp lý góp phần trả lương cho người lao động một cách chính xác và hợp lý nhất làm tăng năng suất lao động từ đó giúp công ty đạt được mục tiêu đề ra. Thời gian làm việc của máy thi công. Thời gian làm việc của máy thi công Thời gian được định mức Thời gian không được định mức Làm việc phù hợp với nhiệm vụ Ngừng việc được qui định Làm việc không phù hợp với nhiệm vụ Ngừng việc không được qui định Giảm tải cú căn cứ Chạy khung tải cho phép CN nghỉ giải lao và nhu cầu cá nhân Ngừng để bảo dưỡng máy Ngừng vì lý do thi công Làm việc kô thấy trước Làm công tác thừa Do tổ chức kém Do ngẫu nhiên Do vi phạm kĩ thuật Tải trọng hoàn toàn Trong đó: Thời gian làm việc của máy là độ lâu 1 ca làm việc của máy,thông thường hiện nay là 8 giờ, không kể thời gian để công nhân nghỉ ăn cơm giữa ca. Thời gian được định mức là thời gian làm việc phù hợp với nhiệm vụ và ngừng việc được quy định, được tính vào định mức thời gian sử dụng máy. Thời gian làm việc với tải trọng hoàn toàn: máy làm việc hết tính năng và công suất theo thiết kế biểu thị ở trọng tải, tốc độ, sức nâng, vòng quay… Thời gian làm việc giảm tải có căn cứ cũng được tính vào định mức nếu do quy trình hoặc do điều kiện thi công bắt buộc. Ví dụ: ôtô trọng tải 7 tải, nhưng do các loại cầu tạm không cho phép, chỉ chở được 5 tấn. Hoặc ôtô 4 tấn nhưng do chở vật liệu cồng kềnh chỉ chở được 3 tấn. Thời gian chạy không tải cho phép cũng được tính vào định mức nếu do quy trình bắt buộc. Ví dụ: Ôtô vận chuyển 1 chiều, máy móc khởi hành lúc ban đầu… Thời gian máy ngừng để bảo dưỡng: kể đến thời gian bảo dưỡng chăm sóc thường xuyên trong ca, như thời gian kiểm tra cho dầu mỡ lúc đầu ca, lau chùi thu dọn lúc cuối ca… Þ Công ty cũng cần phải nghiên cứu thời gian làm việc của máy thi công để xây dựng định mức cho hợp lý. Vì đầu tư cho máy móc thi công xây dựng là rất tốn kém và máy móc ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình thi công của công ty. Nghiên cứu định mức thời gian làm việc của máy móc thi công giúp công ty có thể giảm thiểu chi phí tồn đọng trong quá trình thi công đồng thời giúp công ty tiếp kiệm chi phí lao động sống. Trình độ nghề:yếu tố trình độ nghề được thể hiện qua 5 yếu tố: Yếu tố trình độ đào tạo theo yêu cầu của nghề: Khi đánh giá trình độ đào tạo của nghề dựa vào mức độ phức tạp của nghề mà cho điểm. Yếu tố thâm niên nghề: Thể hiện bằng thâm niên của người lao động cần thiết để có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Yếu tố chủ động sáng tạo trong công việc: Yếu tố này đề cập đến tính chủ động sáng tạo của người lao động trong việc để hoàn thành tốt công việc được giao. Yếu tố hiệp tác trong lao động: Được xác định bằng mức độ yêu cầu của việc phối hợp, lĩnh vực cần phối hợp, phạm vi phối hợp trong cùng một bộ phận hay trong cùng một đơn vị. Yếu tố nhạy bén và kỹ năng, kỹ xảo của nghề nghiệp. Trách nhiệm nghề: Trách nhiệm đối với quá trình thực hiện và kết quả công việc: Yếu tố trách nhiệm phụ thuộc vào nội dung và tính chất của vị trí công tác. Mỗi công việc có một yêu cầu khác nhau nên đòi hỏi trách nhiệm người lao động khác nhau. Trách nhiệm đối với vật chất và phương tiện làm việc. Trách nhiệm đối với tình hình sức khoẻ và tính mạng của người lao động. Yếu tố về căng thẳng của lao động. Yếu tố về tư thế và vị trí làm việc: Tư thế và vị trí làm việc của người lao động. Là những yếu tố khách quan không phụ thuộc nội dung công việc, nhưng nó có tác dụng làm tăng mức độ phức tạp của công việc. Yếu tố về mật độ và tính chất thông tin: Yếu tố này có tác động vào yếu tố của người lao động trong quá trình lao động. 2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các loại vật chất, phương tiện cần thiết và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiến hành quá trình lao động. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc là khâu đầu tiên, quan trọng và diễn ra trong suốt quá trình làm việc, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ngừng việc, khả năng hoàn thành mức của người lao động. Với ngành Xây dựng, nơi làm việc là địa bàn nơi thi công các công trình, nơi làm việc tập thể, di động và ngoài trời. Thực tế cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ phụ thuộc vào trình độ của người quản lý, mức độ thành thạo công việc của người công nhân, năng lực của máy móc thiết bị mà còn phụ thuộc khá lớn vào công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc. Ý thức được tầm quan trọng đó, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp đã thực hiện công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc như sau: Giải phóng mặt bằng: Vì các công trình thường được tiến hành ở những nơi ít bằng phẳng (như đồi, núi, rừng...), những nơi có những công trình kiến trúc cắt ngang (như nhà ở...) nên công tác đầu tiên cần thực hiện tôt là giải phóng mặt bằng để lấy địa bàn cho công nhân làm việc một cách thuận lợi cũng như có chỗ để bố trí máy móc thiết bị. Mở đường vận chuyển: Do công trường thi công toàn là nền đất nên để vận chuyển các máy móc thiết bị đến công trường để sản xuất thì việc thứ hai sau giải phóng mặt bằng là mở đương. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển: Chuẩn bị đầy đủ và điều động kịp thời các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu (như: xe tải, cần cẩu...hoặc lao động thủ công) đảm bảo cho quá trình lao động được diễn ra liên tục. Cung cấp nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị: Sau khi các bước trên đã được thực hiện thì tiền hành bước này ngay vì nó quyết định đến toàn bộ công trình có được đảm bảo tiến độ thi công hay không; Bố trí chúng một cách hợp lý để giúp cho người lao động làm việc một cách nhanh nhất, thuận tiện, thoải mái nhất, đỡ tốn thời gian nhất và giảm tiêu hao năng lượng không cần thiết vì thi công công trình là cả một thời gian dài. Quy định rõ khu vực đổ đất, đá, phế liệu: Một cách hợp lý đảm bảo không gây cản trở cho quá trình lao động, đồng thời đảm bảo an toàn cho người công nhân. Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, vệ sinh công nghiệp: Phục vụ sinh hoạt (như các loại lưới, tấm chắn bảo vệ, các phương tiện phục vụ sinh hoạt như nước uống...) Lực lượng lao động: Dựa vào các mức lao động, cấp bậc của từng loại công việc và thời gian hoàn thành công trình để xác định số lượng công nhân cần thiết với trình độ phù hợp (có cấp bậc công nhân bằng hoặc nhỏ hơn cấp bậc công việc một bậc) đảm bảo sử dụng lao động hợp lý, tiết kiệm chi phí nhân công mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Bên cạnh đó phải bố trí, sắp xếp nơi ăn ở của công nhân sao cho thuận tiện cho việc di lại, đảm bảo tiến độ thi công công trình cũng như sức khoẻ của người lao động. ► Việc tổ chức, phục vụ nơi làm việc hợp lý, khoa học sẽ giúp quá trình lao động được thuận lợi, liên tục, năng suất lao động được nâng cao, đảm bảo an toàn cho lao động; đồng thời lại có tác dụng làm cho người công nhân cảm thấy được sự quan tâm của công ty từ đó kích thích thái độ làm việc của họ. Với mức độ ảnh hưởng như vậy, tổ chức, phục vụ nơi làm việc có tác động lớn đến tiền lương mà người lao động nhận được. Trong những năm qua Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp đã thực hiện khác tốt công tác này nên đảm bảo được tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình và an toàn lao động, tạo dựng được uy tin thị trường. 2.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra và nghiệm thu công trình. Vì tiền lương được trả dựa trên số lương sản phẩm hoàn thành đúng quy cách chất lượng tức là tiền lương được trả không chỉ dựa vào số lượng mà còn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm. Do đó công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm là rất quan trọng đảm bảo trả lương đúng, đủ, chính xác theo kết quả sản xuất kinh doanh của người lao động. Đặc biệt với ngành Xây dựng công nghiệp, sản phẩm là các công trình - sản phẩm đơn chiếc có giá trị lớn, việc kiểm tra chất lượng lại càng quan trọng hơn. Kiểm tra, nghiệm thu công trình ngoài việc đảm bảo chất lượng công trình, còn nhằm mục đích hạn chế nhược điểm lớn nhất của chế độ trả lương này – đó là hiện tượng chạy theo số lượng mà coi nhẹ chất lượng, ít chú ý sử dụng hợp lý máy móc thiết bị và tiết kiệm vật tư. Kiểm tra, nghiệm thu công trình được tiến hành thường xuyên theo từng công đoạn thi công vì công đoạn sau phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng thi công của công đoạn trước. Chẳng hạn sau khi đào hố móng cần kiểm tra xem có đủ độ rộng, độ sâu...theo thiết kế không; Nếu đạt tiêu chuẩn thì được thi công tiếp (đổ bê tông móng), nếu không thì phải làm lại. Kiểm tra nghiệm thu công trình được thực hiện bởi các đối tượng sau: Cán bộ kỹ thuật bên thi công – bên B (công ty), bao gồm: Cán bộ kỹ thuật của đơn vị trực tiếp thi công (các tổ, đội) có nhiệm vụ giám sát công việc hàng ngày của tổ, đội mình. Cán bộ kỹ thuật của phòng kỹ thuật thi công chịu trách nhiệm giám sát chung các công trình của xí nghiệp. Cán bộ kỹ thuật của bên chủ đầu tư (bên A) có nhiệm vụ cùng với cán bộ kỹ thuật đội trực tiếp giám sát thi công công trình hàng ngày, quyết định việc chuyển sang bước thi công tiếp theo. Cán bộ kỹ thuật của bên thiết kế chỉ thực hiện việc kiểm tra nghiệm thu khi được xí nghiệp mời để làm hồ sơ thanh toán. ► Việc kiểm tra, nghiệm thu công trình đối với các công tác có các tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ thì được kiểm tra bằng các máy móc, thiết bị chuyên dùng như: Cốt thép được kiểm tra độ giãn, độ kéo...từ khâu chế tạo; Bê tông thì có mẫu thử đối với từng vị trí, từng công trình và được kiểm tra bằng máy ép...Tuy nhiên công tác này ở nhiều khâu vẫn được thực hiện một cách thủ công dựa vào bản vẽ thiết kế. Vì vậy hiệu quả của công tác kiểm tra, nghiệm thu công trình phụ thuộc nhiều vào độ chính xác của bản vẽ thiết kế và trình độ của cán bộ kỹ thuật, do đó đôi khi khó tránh khỏi những sai sót chủ quan. Kết luận Được học tập tại trường ĐH Kinh tế quốc dân với chuyên nghành Quản trị Nhân Lực và sau 3 tháng thực tập, nghiên cứu vấn đề tiền lương tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp. Em được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú trong phòng “Tổ chức lao động - Tiền lương” của công ty cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Mai Quốc Chánh em đã hoàn thiện bài viết này bàn về vấn đề: “Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp”. Qua bài viết ta nhận thấy việc phân phối tiền lương có những mặt tích cực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Với một số biện pháp được trình bày ở trên cùng với việc phân tích tìm ra những nguyên nhân em đã đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó. Cũng thông qua bài viết này em rất mong được sự góp ý của thầy giáo để làm hoàn thiện công tác trả lương của công ty và được nâng cao kiến thức chuyên môn của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Danh mục tài liệu tham khảo: 1. PGS_TS Phạm Đức Thành và PGS_TS Mai Quốc Chánh (1998). Giáo trình “Kinh tế lao động” Nxb giáo dục. 2. Th.s Nguyễn Vân Điềm và PGS_TS Nguyễn Ngọc Quân (2004). Giáo trình “Quản trị nhân lực”. Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 3. PGS_TS Trần Xuân Cầu Giáo trình “Phân tích lao động xã hội”. Nxb Lao động xã hội, Hà Nội 2002. 4. PGS_TS Lê Minh Thạch, PGS_TS Nguyễn Ngọc Quân, Th.s Lương Văn Úc…(1994) Giáo trình “Tổ chức lao động khoa học” và “Tâm lỹ xã hội”. Nxb Giáo dục. 5. Công văn của Bộ lao động thương binh xã hội số 4320 LĐTBXH- TL ngày 29/12/1998 về việc hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp Nhà nước. 6. Sổ “Tổng hợp quyết toán” của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp. 7. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp. 8. Quy chế trả lương của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp. 9. Hình thức trả lương tại Đội cơ giới xây dựng - Thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp. 10. Các tài liệu thống kê, tổng hợp về tình hình máy móc thiết bị, lao động, về các hình thức trả lương của công ty. MỤC LỤC Bảng 1: Những kết quả đạt được của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp từ năm 2003 đến 2007 Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2007/2003 (lần) Tốc độ tăng trưởng 2006 so với 2003 (%) 1.Doanh thu (tỉ đồng) 218,678 225,905 249,781 267,200 345,00 1,577 57,77 2.Tổng số lao động trong danh sách (người) 474 353 357 380 401 0,846 -15,400 3.Số lao động hợp đồng thời vụ (người) 1763 2106 2250 2310 2725 1,55 54,566 4.Số lao động BQ trong kì báo cáo (người) 2237 2459 2607 2690 3126 1,4 39,74 5.Tổng chi phí Tiền Công, Tiền Lương (1000đ) 31.722.613 39.469.857 44.195.756 54.125.000 65.000.000 2,05 105 6.BHXH trả thay lương (1000đ) 362.035 50.000 38.000 84.329 98.245 7.Thu nhập BQ ngươi/tháng (đ) 1.248.725 1.650.000 1.840.000 1.950.000 2.100.000 1,682 68,172 Bảng 3: Bảng tổng hợp nhân sự toàn công ty. (tính đến 01/01/2008) Họ và tên >= Đại học CĐ+Trung cấp Thủ Kho Bảo Vệ NV + Chưa qua đào tạo Công Nhân Tổng Cộng Trong đó nữ Thạc sỹ Kỹ sư Cử nhân CN# Cán Sự KTV Khối cơ quan CT 10 16 4 1 1 3 2 3 40 19 Chung cư C Bươu 2 1 2 5 1 BQLDA C Bươu 4 1 5 2 CNCT Lê X Mậu 1 1 2 Trường BTVH 4 4 3 BQLDAXM 3 1 3 13 20 TTTư vấn thiết kế 1 2 1 1 1 6 3 Đội XD số2 2 1 1 4 Đội XD số 4 3 1 1 5 1 Đội XD số 5 1 1 Đội XD số 6 2 1 3 2 Đội XD số 7 2 1 3 1 Đội XD GT 2 2 XN Cơ giới XD 6 3 2 2 10 23 5 XNXD số 1 1 9 5 8 1 2 26 5 XNXD số 3 1 8 3 4 6 4 26 5 XNXD số 4 6 6 6 4 7 29 10 XNXD số 5 5 5 3 10 5 28 7 XNXD số 7 4 1 3 3 3 14 6 XNXD số 18 3 5 1 4 1 2 10 26 10 XNXD số 24 19 9 1 8 6 1 1 20 65 19 CN: TP HCM 6 2 2 10 2 XN XD số 9 21 5 2 10 13 3 54 18 Cộng 3 118 66 9 50 58 1 4 9 83 401 119 Bảng 10: Bảng thanh toán tiền lương tháng 3/2007. Số TT Họ và tên Chức danh nghề nghiệp Số công Tổng tiền lương và thu nhập được nhận Các khoản phải nộp theo qui định Tiền lương và thu nhập được lĩnh Chia ra Tổng cộng Chia ra Tổng cộng Tiền Ký nhận Tiền lương theo cấp bậc chức vụ Phụ Cấp trách nhiệm Nghỉ ngày lễ, tết hưởng 100% Tiền lương làm thêm giờ Phụ cấp công trường Truy lĩnh BHXH, BHYT 6% phải nộp Truy thu BHXH, BHYT Thuế TNCN phải nộp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 Đỗ Phương Thinh GĐ 22 7,000,000 1,091,250 8,091,250 188000 300,000 488,000 7,603,250 2 Nguyễn Trọng Thắng PGĐ 22 5,000,000 810,000 5,810,000 170000 170,000 5,640,000 3 Đàm Xuân Vũ PGĐ 22 5,000,000 614,000 5,614,000 170000 100,000 270,000 5,344,000 4 Đào Ngọc Trình TP 22 4,000,000 4,000,000 166000 166,000 3,834,000 5 Trần Quang Trung PP 22 3,000,000 3,000,000 154000 154,000 2,846,000 6 Hoàng Văn Át NV 22 2,188,125 168,750 2,356,875 105030 105,030 2,251,845 7 Trần Thị Lý NV 22 2,362,500 2,362,500 113400 113,400 2,249,100 8 Nguyễn Xuân Hiên LX 22 2,278,125 112,500 248,523 2,639,148 109350 109,350 2,529,798 9 Vũ Mạnh Hà LX 22 1,445,625 112,500 157,705 1,715,830 69390 69,390 1,646,440 10 Hoàng Anh Tuấn LX 22 1,445,625 112,500 157,705 1,715,830 69390 69,390 1,646,440 11 Nguyễn Thị Uyên NV 22 2,188,125 2,188,125 105030 105,030 2,083,095 12 Nguyễn Thị Hương NV 22 2,188,125 2,188,125 105030 105,030 2,083,095 13 Nguyễn Thị Tú Lan NV 22 2,536,875 276,750 2,813,625 121770 121,770 2,691,855 14 Trần Thị Lan Anh NV 22 1,490,625 1,490,625 71550 71,550 1,419,075 15 Đào Thị Hằng NV 22 765,000 765,000 36720 36,720 728,280 16 Trần Ngọc Văn BV 23 1,550,000 56,250 1,606,250 74400 74,400 1,531,850 17 Lê Sỹ Vang BV 24 1,550,000 1,550,000 74400 74,400 1,475,600 18 Ngô Như Quang BV 24 1,550,000 1,550,000 74400 74,400 1,475,600 19 Nguyễn Tiến Tú BV 22 1,550,000 1,550,000 74400 74,400 1,475,600 20 Lê Thi Thu Hương TP 22 4,000,000 4,000,000 110000 110,000 3,890,000 21 Ngô Tuyết Minh PP 22 3,000,000 3,000,000 107000 107,000 2,893,000 22 Nguyễn Quang Nam NV 22 1,490,625 1,490,625 71550 71,550 1,419,075 23 Nguyên T Vân Hiền NV 0 0 0 0 0 24 Trần Lệ Hằng NV 17 1,151,847 15,340 1,167,187 72000 72,000 1,095,187 25 Trần Lân Dũng NV 22 1,665,000 1,665,000 79920 79,920 1,585,080 26 Phan T Phương Hoà NV 22 1,490,625 216,818 1,707,443 71550 71,550 1,635,893 27 Hoàng T Thanh Nga NV 22 2,188,125 2,188,125 105030 105,030 2,083,095 28 Đỗ Phương Thuỳ NV 22 1,119,375 40,910 1,160,285 53730 53,730 1,106,555 29 Nguyên Hoàng Vân TP 22 4,000,000 1000000 5,000,000 157000 157,000 4,843,000 30 Trương Thị Hương PP 22 3,000,000 700000 3,700,000 124000 124,000 3,576,000 31 Trần Duy Hồ NV 22 2,536,875 112,500 691875 3,341,250 121770 121,770 3,219,480 32 Phạm Đăng Khoa NV 22 1,839,375 337,500 501648 2,678,523 88290 88,290 2,590,233 33 Nguyễn Duy Vũ NV 22 1,839,375 501648 2,341,023 88290 88,290 2,252,733 34 Nguyễn Thị Thoan NV 22 2,013,750 549205 2,562,955 96660 96,660 2,466,295 35 Ngô Quang Hải NV 22 860,625 234716 1,095,341 41310 41,310 1,054,031 36 Lê T Minh Loan NV 22 1,119,375 305284 1,424,659 53730 53,730 1,370,929 37 Nguyễn Thị Hoà TP 22 4,000,000 742,500 4,742,500 148000 148,000 4,594,500 38 Hoàng Thị Hải NV 22 2,536,875 2,536,875 121770 121,770 2,415,105 39 Phan Hữu Nam NV 22 2,013,750 405,000 2,418,750 96660 96,660 2,322,090 40 Nguyễn Văn Cường TP 22 4,000,000 4,000,000 166000 166,000 3,834,000 41 Vũ Thị Hà PP 22 3,000,000 700000 3,700,000 116000 116,000 3,584,000 42 Ng T Thanh Hương NV 22 2,362,500 644318 3,006,818 113400 113,400 2,893,418 Cộng 100,316,847 4,117,500 5,828,694 1,057,501 0 111,934,542 4,255,920 0 400,000 4,655,920 107,278,622 Cộng luỹ kế 286,285,165 6,142,500 14,572,420 2,529,003 846,000 310,983,000 12,825,000 84500 1,200,000 14,109,500 295,069,500 (Nguồn : phòng Tài chính - Kế toán) Bảng 11. Bảng phân tích tiền lương tháng của lao động gián tiếp. STT Họ và tên Chức danh nghề nghiệp Số công Tổng tiền lương và thu nhập được nhận Các khoản phải nộp theo qui định Tiền lương và thu nhập được lĩnh Chia ra Chia ra Tiền Ký nhận Tiền lương CBCV Hệ số lương phần mềm Hệ số lương Phụ cấp trách nhiệm Nghỉ ngày lễ, tết hưởng 100% Tiền lương làm thêm giờ Tổng cộng BHXH, BHYT 6% phải nộp Thuế TNCN phải nộp Tổng cộng 1 Hoàng Văn Át NV 22 2,188,125 1.25 3.89 168,750 2,356,875 105,030 105,030 2,251,845 2 Trần Thị Lý NV 22 2,362,500 1.25 4.2 2,362,500 113,400 113,400 2,249,100 3 Nguyễn Xuân Hiên LX 22 2,278,125 1.25 4.05 112,500 248,523 2,639,148 109,350 109,350 2,529,798 4 Vũ Mạnh Hà LX 22 1,445,625 1.25 2.57 112,500 157,705 1,715,830 69,390 69,390 1,646,440 5 Hoàng Anh Tuấn LX 22 1,445,625 1.25 2.57 112,500 157,705 1,715,830 69,390 69,390 1,646,440 6 Nguyễn Thị Uyên NV 22 2,188,125 1.25 3.89 2,188,125 105,030 105,030 2,083,095 7 Nguyễn Thị Hương NV 22 2,188,125 1.25 3.89 2,188,125 105,030 105,030 2,083,095 8 Nguyễn Thị Tú Lan NV 22 2,536,875 1.25 4.51 276,750 2,813,625 121,770 121,770 2,691,855 9 Trần Thị Lan Anh NV 22 1,490,625 1.25 2.65 1,490,625 71,550 71,550 1,419,075 10 Đào Thị Hằng NV 22 765,000 1.25 1.36 765,000 36,720 36,720 728,280 11 Phan T Phương Hoà NV 22 1,490,625 1.25 2.65 216,818 1,707,443 71,550 71,550 1,635,893 12 Trần Huy Hỗ NV 22 2,536,875 1.25 4.51 112,500 691,875 2,649,375 121,770 121,770 2,527,605 13 Phạm Đăng Khoa NV 22 1,839,375 1.25 3.27 337,500 501,648 2,176,875 88,290 88,290 2,088,585 14 Nguyễn Duy Vũ NV 22 1,839,375 1.25 3.27 501,648 1,839,375 88,290 88,290 1,751,085 15 Hoàng Thị Hải NV 22 2,536,875 1.25 4.51 2,536,875 121,770 121,770 2,415,105 (nguồn: Phòng tài chính - kế toán)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12797.doc
Tài liệu liên quan