Vận dụng các hình thức trả lương là một trong những hoạt động quản lý quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức doanh nghiệp nào . Trong doanh nghiệp,hoạt động này có thể tao ra động lực kích thích người lao động hăng say làm việc , tiết kiệm chi phí sản xuất , thu được lợi nhuận cao nhưng cũng có thể gây ức chế,mâu thuẫn, đình trệ sx kinh doanh . Vì vậy nghiên cứu vận dụng hình thức trả lương một cách hợp lý , phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Trên đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty may Đáp Cầu – DAGARCO. Do thời gian và điều kiện có hạn nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót, kính mong sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn.
69 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty may Đáp Cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: tỷ lệ tăng thêm để có được đơn giá luỹ tiến
Đcđ: đơn giá cố định
Đlt: đơn giá luỹ tiến
Vậy theo cách tính trên ta có công thức :
Đlt = Đcđ * k + Đcđ = Đcđ ( 1+ k ) ( *)
Chế độ lương này được thực hiện theo nguyên tắc sau: Số lượng sản phẩm không thoả mãn điều kiện do doanh nghiệp quy định thì áp dụng đơn giá lương cố định , còn những sản phẩm vượt mức thoả mãn điều kiện do doanh nghiệp đề ra sẽ được áp dụng mức lương luỹ tiến . Khi áp dụng chế độ lương này cần phải đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng của tiền lương.
Theo nguyên tắc trên ta có cách tính lương như sau:
Llt = Đcđ * Q0 + Đlt ( Q1 – Q0 ) ( * * )
Trong đó :
Llt: lương nhận được theo sản phẩm luỹ tiến
Q0 : sản lượng đạt mức khởi điểm
Q1: sản lượng thực tế hoàn thành
Thay ( * ) vào ( ** ) ta được :
Llt = Đcđ * Q0 + Đcđ ( 1 + k ) ( Q1 – Q0 )
= Đcđ * Q1 + Đcđ * k * ( Q1 – Q0 )
Tỷ lệ tăng thêm ( k) được xác định bằng công thức :
Dtc * tc
k = * 100(%)
dl
Trong đó :
dtc : tỷ trọng chi phí gián tiếp cố định trong giá thành sản phẩm
tc : tỷ lệ số tiền tiết kiệm về chi phí sản xuất gián tiếp cố định dùng để tăng đơn giá
dl : tỷ trọng tiền công công nhân sản xuất trong giá thành sản phẩm khi hoàn thành vượt mức sản lượng
Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến được áp dụng ở những khâu quan trọng trong sản xuất có tác dụng quyết định đến toàn bộ dây chuyền đó và sử dụng nhiều đơn giá khác nhau cho các công nhân tăng sản lượng ở những mức khác nhau .
*Ưu nhược điểm của chế độ trả lương này :
+Ưu điểm : Việc tăng đơn giá cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm làm cho công nhân tích cực làm việc làm tăng năng suất lao động .
+Nhược điểm : áp dụng chế độ này làm cho tốc độ tăng của tiền lương lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động của những khâu áp dụng trả lương sản phẩm luỹ tiến .
IV . Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện việc áp dụng các hình thức trả lương trong các doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp nói chung:
Dù ngày nay khi trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển , máy móc đã làm thay con người trong một số bộ phận sản xuất nhưng con người luôn đóng vai trò rất quan trọng . Xuất phát từ chính vai trò vị trí trung tâm của con người và vai trò tiền lương đối với con người , với doanh nghiệp để thấy sự cần thiết phải hoàn thiện việc áp dụng các hình thức trả lương nói riêng cũng như hoàn thiện công tác trả lương nói chung .
Con người làm việc không chỉ để nhận được tiền lương vào mỗi kỳ mà họ còn muốn phát huy tính sáng tạo quan trọng hơn là họ muốn được làm việc . Tuy nhiên họ luôn luôn có những nhu cầu cần được thoả mãn và trách nhiệm của các nhà quản lý là phải tìm ra các nhu cầu và lợi ích kinh tế đó để có giải pháp nhằm phát huy tính sáng tạo , nâng cao đóng góp của họ đối với doanh nghiệp .
Hiện nay ở nước ta phần lớn tiền lương mới chỉ đảm bảo cho nhu cầu của người lao động ở mức độ thấp . Chính vì vậy , việc trả lương hợp lý trong các doanh nghiệp là hết sức quan trọng , nó sẽ đáp ứng được nhu cầu của người lao động trong các giai đoạn khác nhau từ đó khuyến khích họ tăng năng lực sáng tạo , nâng cao năng suất lao động , thu hút và gắn kết người lao động với doanh nghiệp hơn .
Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường ngày nay .
Mặt khác , tiền lương là một bộ phận của chi phí sản xuất do vậy việc trả lương hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
Tuỳ điều kiện mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng hình thức trả lương riêng sao cho phù hợp để nâng cao khả năng quản lý , giám sát người lao động theo ý đồ tổ chức của mình , bảo đảm chi phí bỏ ra phải đem lại hiệu qủa cao . Nếu doanh nghiệp trả lương không hợp lý hoặc vì mục tiêu lợi nhuận thuần tuý không chú ý đúng mức đến lợi ích của người lao động thì có thể làm kiệt quệ thể lực , giảm sút chất lương hơn thế nữa là triệt tiêu động cơ cống hiến sức lao động vì mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp . Biểu hiện rõ nhất là cắt xén thời gian lao động , làm ẩu , mâu thuẫn giữa người công với chủ doanh nghiệp và có thể gây tình trạng trì trệ , đình đốn sản xuất , người lao động có tay nghề cao có xu hướng di chuyển sang những doanh nghiệp có mức lương hấp dẫn hơn . Hậu quả là doanh nghiệp mất đi một nguồn nhân lực có chất lượng làm giảm khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp .
Trong các doanh nghiệp công nghiệp , việc luôn hoàn thiện các hình thức trả lương có ý nghĩa quan trọng . Bởi vì bất kỳ một hình thức trả lương nào cũng có những hạn chế nhất định sau một thời gian thực hiện . Khi được hoàn thiện một cách hợp lý sẽ được bảo đảm cho tiền lương thực sự công bằng hợp lý , là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy người lao động làm việc hết mình .
Đối với Công ty may Đáp Cầu cũng không nằm ngoài quy luật trên . Công ty may Đáp Cầu với đội ngũ công nhân viên đông đảo, sản xuất những sản phẩm may mặc đa dạng và đang ngày càng đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả hoạt động nhất là trong giai đoạn hiện nay công ty nói riêng cũng như Tổng công ty Dêt – May Việt Nam nói chung đang trong thời kỳ hoà nhập vào nền kinh tế thị trường yêu cầu động lực mạnh mẽ kích thích , động viên mọi công nhân viên hăng say lao động – thì việc tìm hiểu , nghiên cứu sao cho có thể áp dụng hình thức trả lương phù hợp với tình hình đặc điểm của công ty lại càng cấp thiết .
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho cán bộ công nhân viên . Hình thức trả lương này có tác dụng kích thích người lao động tìm biện pháp tăng năng suất và chất lượng . Tuy nhiên , trong điều kiện kinh tế hiện nay nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng luôn thay đổi , đặc biệt là với các loại sản phẩm may mặc thì mặt hàng sản xuất luôn thay đổi từ đó dẫn đến định mức lao động và thu nhập của người lao động cũng thay đổi theo . Do đó hình thức trả lương luôn phải được hoàn thiện .
Tóm lại , việc hoàn thiện các hình thức trả lương là rất cần thiết , nó sẽ tạo ra động lực giúp người lao động làm việc tốt hơn , nâng cao năng suất , chất lượng , hiệu quả của mỗi cá nhân và của toàn doanh nghiệp .
Phần II.
Phân tích thực trạng vận dụng các
Hình thức trả lương tại công ty may đáp cầu
I . Tổng quan về công ty 28
1. Lịch sử ra đời và phát triển 28
2.Nhiệm vụ của công ty 30
3. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty 30
4. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất 32
II. Thực trạng vận dụng các hình thức trả lương 36
1. Các quy định trong quy trình tính lương 39
2. Quy đinh tính lương sản phẩm 43
3. Sử dụng quỹ tiền lương của Công ty 47
4. Cách trả lương cho công nhân viên 48
5. Cách tính lương cho công nhân trực tiếp 49
6. Cách tính lương cho công nhân gián tiếp 53
7. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương 55
I- Tổng quan về Công ty
1.Lịch sử ra đời và phát triển
Công ty may Đáp Cầu là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Dệt – May Việt Nam_ Bộ công nghiệp. Công ty nằm trên đường quốc lộ 1A thuộc địa bàn phường Thị Cầu, Thị xã Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 3 km rất thuận lợi cho việc chuyên chở, giao lưu hàng hóa.
Công ty có đủ tư cách pháp nhân trong hợp đồng ký kết may xuất khẩu với các hãng nước ngoài và thục hiện hạch toán kinh doanh độc lập.
Tháng 5 năm 1966, xuất phát từ yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc, Bộ công nghiệp nhẹ( nay là Bộ công nghiệp) quyết định thành lập ban kiến thiết và chuẩn bị sản xuất đểb xây dựng và thành lập xí nghiệp X200 _ Tiền thân của Công ty may Đáp cầu . Sau 8 tháng chuẩn bị khẩn trương , khắc phục mọi khó khăn của buổi ban đầu , ngày 2 –2 – 1967 trên triền núi Nham Biền , thuộc xã Nham Sơn , huyện Yên Dũng , tỉnh Hà Bắc ( nay là tỉnh Bắc Giang ) Bộ công nghiệp nhẹ chính thức ra quyết định thành lập Xí nghiệp may X2 . Quá trình ra đời và phát triển của Công ty được tóm tắt qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (1966-1975) : Xí nghiệp vừa xây dựng , vừa đào tạo, củng cố tổ chức , vừa sản xuất và tham gia chiến đấu trong điều kiện sơ tán để bảo tồn lực lượng . Đây là thời kỳ gian khổ nhất , song cũng là thời kỳ hào hùng và oanh liệt nhất trong chặng đường phát triển của Công ty . Với nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân , hàng năm xí nghiệp đều hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao , cung cấp ra các chiến trường hàng triệu bộ quần áo và quân trang khác , góp phần đắc lực vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước , thống nhất Tổ quốc.
-Giai đoạn 2(1976 - 1986) : nhiệm vụ của xí nghiệp giai đoạn này vừa là xây dựng nhà máy , vừa sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu . Hàng năm đã có hàng triệu sản phẩm của Xí nghiệp xuất sang Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu , góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước và tăng tích luỹ cho xí nghiệp . Điều quan trọng là bước đầu xí nghiệp đã làm quen với phương thức sản xuất xuất khẩu , có đối tác nước ngoài và sản phẩm của xí nghiệp đã được nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài biết đến .
- Giai đoạn 3(1987 đến nay ) : đây là thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc nhất trên tất cả các lĩnh vực : phương thức sản xuất kinh doanh , quy mô sản xuất , cơ chế quản lý , .Những nhu cầu khắc nghiệt của cơ chế thị trường như cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt , xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng rõ nét đã và đang là mối quan tâm hàng đâù và là những thách thức lớn đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay .
Từ một cơ sở nhỏ bé ít danh tiếng trong ngành Dệt – May Việt Nam , qua hơn 10 năm đổi mới công nghệ và quản lý theo hướng hiện đại , Công ty may Đáp Cầu (DAGARCO) đã vươn lên thành một doanh nghiệp Nhà nước , quy mô tương đối lớn , xuất khẩu sản phẩm may mặc có uy tín trên thị trường thế giới . Năm 2000, Công ty là đơn vị dẫn đầu Tổng công ty Dệt- May Việt Nam về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh đạt 102,09% và trên tổng doanh thu đạt 12,46%, vinh dự được
Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Nhất vì đã có thành tích xuất sắc trong những năm đổi mới . Theo đà phát triển đó , năm 2001, Công ty đã hoàn thành vượt mức toàn diện kế hoạch cả năm với giá trị tổng sản lượng sản xuất công nghiệp và tổng doanh thu tăng hơn năm 2000 trên 25%, kim ngạch xuất khẩu đạt 19,2 triệu USD tăng 17%.
2.Nhiệm vụ của công ty
Công ty may Đáp Cầu là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc phục vụ chủ yếu để xuất khẩu. Mặt hàng chủ yếu của Công ty gồm: áo sơ mi nam, nữ, quần âu, áo jacket, áo nỉ , áo váy, áo khoác lông vũ, áo vest, quần áo trượt tuyết, quần áo trẻ em .
Năng lực sản xuất của DAGARCO là 9 triệu sản phẩm / năm (quy đổi theo áo sơ mi chuẩn ). DAGARCO đang sử dụng gần 2500 thiết bị may của các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ , Nhật , ĐứcCó nhiều thiết bị chuyên dùng hiện đại như hệ thống trải vải và cắt tự động , máy thêu điện tử , máy bổ túi tự động , hệ thống thiết kế mẫu bằng máy vi tính..
Thị trường tiêu thụ của Công ty gồm :
- Thị trường nước ngoài : Nhật , Mỹ , EU
- Thị trường trong nước : gồm các chi nhánh thành viên của công ty tại Hà Nội , Hải Phòng .
Công ty đã và đang phấn đấu trở thành một trong những đơn vị mạnh, có uy tín của ngành Dệt – May Việt Nam , công ty luôn đảm bảo thoả mãn những yêu cầu của khách hàng, không ngừng quản lý, cải tiến kỹ thuật áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm .
3. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty
3.1. Giá trị tổng sản lượng ( tính theo giá cố định năm 1994) phấn đấu đạt từ 67 tỷ đồng đến 70 tỷ đồng , tăng so với thực hiện năm 2002 từ 24% đến 30% , vượt so với kế hoạch Tổng công ty giao 4,5% .
3.2.Tổng doanh thu ( không có VAT) phấn đấu đạt từ 145 tỷ đồng đến 150 tỷ đồng , tăng từ 40% đến 45% so với thực hiện năm 2002, vượt so với kế hoạch Tổng công ty giao từ 20% đến 25%.
Trong đó doanh thu bán hàng FOB và nội địa phấn đấu đạt từ 95 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng , tăng so với thực hiện năm 2002 từ 50% đến 66% , vượt so với kế hoạch Tổng công ty giao từ 19% đến 32% , đạt 63% trên tổng doanh thu.
3.3.Giá trị doanh thu từ tiền công : phấn đấu đạt từ 70 tỷ đồng đến 75 tỷ đông,trong đó:
- Gia công xuất khẩu đạt 54 tỷ đồng
- Giá trị tiền công từ sản xuất hàng FOB đạt 21 tỷ đồng , tăng so với thực hiện năm 2002 đạt 60% .
3.4. Giá trị xuất khẩu trực tiếp
- Giá trị theo hợp đồng phấn đấu đạt từ 7 triệu USD đến 7,5 triệu USD. Tăng so với thực hiện năm 2002 từ 18,6% đên 27%. Vượt so với kế hoạch Tổng công ty giao từ 7,6% đến 15,3%.
- Trị giá quy bán FOB phấn đấu đạt từ 28,6 triệu USD đến 30 triệu USD . Tăng so với thực hiện năm 2002 từ 22% đến 28%. Vượt so với kế hoạch Tổng công ty giao 5% .
3.5. Tiền lương và thu nhập
- Thu nhập bình quân toàn công ty phấn đấu đạt từ 900.000 đ đến 950.000đ/người/tháng . Trong đó: khu vực xí nghiệp may 1A,1B,2,3,4 có mức thu nhập bình quân không dưới 1 triệu đ/người/tháng. Khu vực các xí nghiệp còn lại phấn đấu đạt mức thu nhập bình quân không thấp hơn 750.000đ/người/tháng.
Thu nhập bình quân trên dự kiến trích từ quỹ lương 90% đến 95% . Số còn lại từ các nguồn khác ngoài quỹ lương.
-Trích 10% đến 12% từ tổng quỹ lương được trích để lập quỹ dự phòng nhằm bù vào những khoản đã chi vượt từ quỹ lương và dự phòng cho những trường hợp bất khả kháng hoặc những tháng có thu nhập duứi mức quy định
4.Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
Thời gian qua do sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty ,Công ty may Đáp Cầu đã đạt được những thành công đáng khích lệ.Đặc biệt là năm 2002 đã đạt doanh số và tỷ lệ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay.
Bảng 1: Kết quả sx kinh doanh từ năm 2000 đến năm 2002
SStt
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2000
2001
2002
So sánh (%)
2002
2001
2001
2000
1
Tổng doanh thu
Trđ
57.944
72.705
101.823
140
125,47
2
Lợi nhuận
Trđ
1314
744
800
107
56,6
3
Nộp ngân sách
Trđ
700
190
291
150,7
27,1
4
Tổng số LĐ
Người
1603
2154
2177
101
134,4
Tổng thu nhập
Trđ
18.130
22.551,9
23.903,4
105,9
124,4
6
Tiền lương bình quân
1000đ
843
806
813
100,8
95,6
7
Thu nhập bình quân
1000đ
942
872
915
104,9
92,6
NSLĐbq theo đầu người
USD/
ngày
3,8
3,64
3,8
104,39
95,79
Nguồn : Báo cáo tình hình sản xuất – kinh doanh hàng năm
Qua bảng trên ta thấy tiền lương bình quân năm 2002 tăng 0,8% so với năm 2001 ( tương đương với số tiền 7000đ) , nhưng năm 2001 lại giảm 4,4% so với năm 2000 (tương đương với số tiền 37.000 đ).
Mặc dù tổng thu luôn tăng nhưng do tốc độ tăng của tổng thu nhập chậm hơn tốc tăng của số lao động nên dẫn tới thu nhập bình quân tăng không nhiều . Cụ thể thu nhập bình quân năm 2002 tăng 4,9% so với năm 2001, nhưng năm 2001 so với năm 2000 lại giảm 7,4% .
Có tình trạng trên là do năm 2000 công ty may Đáp Cầu sát nhập với may Kinh Bắc trong tình trạng may Kinh Bắc kinh doanh hiệu quả chưa cao . Do đó vào năm 2001, các chỉ tiêu về kết quả sản xuất– kinh doanh có biến động giảm mạnh dẫn đến tiền lương bình quân chỉ đạt 806.000 đ/ người/ tháng .
Nhờ sự lãnh đạo của đội ngũ quản lý có trình độ của công ty cùng với sự nỗ lực cao của toàn bộ cán bộ công nhân viên đã từng bước khắc phục khó khăn để đến năm 2002 các chỉ tiêu về kết quả sản xuất – kinh doanh đã tăng lên đáng kể , đặc biệt năng suất lao động bình quân năm 2002 so với năm 2001đã tăng 24,3% .
Từ năm 1998 Công ty đã tập trung đầu tư nâng cấp nhà xưởng , cải tiến tổ chức sản xuất , cải tiến bộ máy quản lý nên số khách hàng tăng dần và sự thoả mãn của khách hàng ngày càng tăng , cụ thể :
- Năm 2002 số khách hàng tăng 40% so với năm 1998
- Năm 2001 đã được các tổ chức QUACERT( Việt Nam) và BVQI (Vương quốc Anh ) cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 .
- Chất lượng hàng ngày càng tăng , thời gian giao hàng đảm bảo .
- Sản phẩm áo jacket liên tục được huy chương vàng tại hội chợ thời trang Việt Nam hàng năm .
Với tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản xuất – kinh doanh như trên , Công ty đã xây dựng được một số chỉ tiêu chủ yếu cho những năm tới như sau :
Bảng 2: Chỉ tiêu chủ yếu của năm 2003,2004,2005
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2003
2004
2005
1
Giá trị sản xuất công nghiệp
Triệu đồng
57.500
70.000
84.000
2
Tổng DT chưaVAT
Triệu đồng
100.000
125.000
150.000
3
Kim ngạch xuấtkhẩu
1000USD
5.800
7.200
8.700
4
Sản lượng sản phẩm xuất khẩu
1000 sp
3000
3.700
4.300
5
Thu nhập bình quân người / tháng
1000đ
1.120
1.250
1.495
6
Tổng số nộp ngân sách
Triệu đồng
686
931
1.049
II. Thực trạng vận dụng các hình thức trả lương tại Công ty may Đáp Cầu
Công ty may Đáp Cầu (DAGARCO) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Dệt – May Việt Nam (VINATEX). DAGARCO được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp , chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng trong nước và nước ngoài
Công ty may Đáp Cầu gồm các bộ phận sau:
* Phòng chức năng gồm :
- Văn phòng công ty
- Phòng kế hoạch đầu tư và xuất nhập khẩu
- Phòng tài chính kế toá
- Phòng kỹ thuật công nghệ và cơ điện
- Phòng quản lý chất lượng
- Phòng vật tư - tiêu thụ
* Các xí nghiệp may gồm :
- Xí nghiệp may 1A
- Xí nghiệp may 1B
- Xí nghiệp may 2
- Xí nghiệp may 3
- Xí nghiệp may 4
- Xí nghiệp may 5
- Xí nghiệp may 6
- Xí nghiệp may liên doanh Singlun – Kinh Bắc
*Phân xưởng phụ trợ gồm :
- Phân xưởng cắt trung tâm
- Phân xưởng cơ điện
- Phân xưởng hoàn thành
* Chi nhánh gồm :
- Chi nhánh tại Hà Nội
- Chi nhánh tại Hải Phòng
Trong các bộ phận kể trên , bộ phận các xí nghiệp may có ảnh hưởng lớn nhất đến tiền lương bình quân của mỗi cán bộ công nhân viên . Tiên lương của mỗi công nhân cao hay thấp là phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất ra đúng quy cách của công nhân trực tiếp ngồi chuyền . Vì hiện nay , Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương chính , đó là :
- Hình thức trả lương theo sản phẩm
- Hình thức trả lương theo thời gian
Bảng 3: Cơ cấu lao động của Công ty
STT
Chỉ tiêu
Số người
1
Tổng số lao động
3063
Nữ
2475
2
Bậc thợ
Bậc I
1204
Bậc II
326
Bậc III
514
Bậc IV
439
3
Bậc V
295
Bậc VI
138
4
Trình độ
Đại học
170
Cao đẳng
280
Trung cấp chính trị
15
Chính trị sơ cấp
131
Đảng viên
Nữ
143
Nam
106
Từ bảng 3 ta thấy lao động trong công ty số lao động nữ chiếm chủ yếu , đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm của ngành may nói chung là do tính chất tỷ mỷ , yêu cầu độ chính xác cao của công việc nên phù hợp với tính cẩn thận của người phụ nữ . Do vậy công ty cần xây dựng một chế độ tiền lương hợp lý tuân theo đúng các điều trong chương X của Bộ luật lao động nước CHXHCNVN nói về những quy định riêng đối với lao động nữ
Do đặc điểm của Công ty may Đáp Cầu là một doanh nghiệp sản xuất , công nhân hưởng lương cao hay thấp phụ thuộc vào việc sản xuất ra sản phẩm nhiều hay ít , nên số lao động trực tiếp của công ty chiếm một tỷ lệ lớn 90,56% ( tương ứng là 2774 người trong tổng số 3063 người ) , số lao động gián tiếp chỉ chiếm 9,44%(tương ứng là 289 người trong tổng số 3063 người ). Đây là một tỷ lệ phù hợp với một doanh nghiệp sản xuất như DAGARCO.
Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng để tính lương cho công nhân vào các dịp lễ , tết . Tiền lương này cao hay thấp phụ thuộc vào bậc lương của công nhân .
Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng đối với ngày công làm việc thực tế của công nhân , nó phụ thuộc vào số sản phẩm sản xuất ra và hệ số cấp bậc công việc của mỗi người .
1.Các quy định trong quy trình tính lương
Quy định về phân phối tiền lương tính theo thời gian chế tạo sản phẩm luôn được thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của việc sản xuất hàng hoá . Các quy định dưới đây được Công ty áp dụng từ tháng 7/2002
1.1. Ký đơn hàng
- Ước tính thời gian chế tạo sản phẩm .
- Xác định độ lớn đơn hàng .
- Xác định tiến độ giao hàng .
- Xác định tiền lương khoán sản xuất của công nhân may .
1.2.Phòng Kế hoạch xây dựng kế hoạch sản xuất và xác định việc thực hiện hoàn thành kế hoạch của các đơn vị sản xuất .
- Căn cứ vào quỹ hàng hóa đã ký .
- Căn cứ thời gian giao hàng .
- Căn cứ chỉ định của khách hàng .
- Căn cứ lao động định biên và năng lực của các tổ sản xuất .
- > Xác định gía trị kế hoạch sản xuất cho tháng sau.
- Để đảm bảo năng suất lao động đạt cao nhất , việc phân phối các mã hàng tới các đơn vị sản xuất đảm bảo các nguyên tắc ưu tiên sau:
+ Theo chỉ định của khách hàng .
+ Ưu tiên các đơn vị đã quen sản xuất : Đơn vị nào đã và đang sản xuất mã hàng nào hoặc gần tương tự thì sẽ sản xuất tiếp mã hàng đó.
+ Tuỳ theo tiến độ giao hàng mà chia nhỏ đơn hàng tới mức nào .
- Phòng kế hoạch cập nhật tình hình sản xuất và giao hàng trong tháng theo hệ thống sổ sách và bảng biểu đang thực hiện .
- Khi kết thúc tháng kế hoạch , phòng kế hoạch căn cứ vào thời gian chế tạo sản phẩm để tính mức độ hoàn thành của các đơn vị sản xuất theo nguyên tắc sau :
Doanh thu gia công thuần tuý một tổ may :
TGCT * Đơn giá một giây sản lượng nhập kho * hệ số sản lượng
(52% * 75% * 66,25%)
Trong đó:
TGCT:Thời gian chế tạo do phòng kỹ thuật bấm giờ
52%:tiền lương được phép trích theo quy định của Tổng công ty
66,25%: chi lương cho công nhân may và bộ phận quản lý tổ
75%: đưa 25% vào các quỹ thưởng, dự phòng,tết, phép
Từ đó căn cứ vào quy chế thưởng kế hoạch để xác định thưởng cho các đơn vị sản xuất.
1.3.Phòng kỹ thuật xây dựng thiết kế quy trình sản xuất
- Thiết kế quy trính sản xuất phải bao gồm việc xác định thời gian chế tạo và hệ số phức tạp của từng công đoạn sản xuất sản phẩm.
-Việc xây dựng thiết kế quy trình sản xuất cho tất cả các mã hàng sản xuất trong công ty phải do cùng một nhóm cán bộ kỹ thuật- hưởng lương mặt bằng công ty xây dựng theo thời gian chuẩn và phải có dấu xác nhận của phòng kỹ thuật và chữ ký của Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất
-Các bản thiết kế quy trình sản xuất phải được đánh máy và ban hành 6 bản tới các bộ phận sau:
+Phó Tổng giám đốc kỹ thuật sản xuất
+Phòng kỹ thuật lưu
+Giám đốc và thống kê xí nghiệp
+Tổ trưởng tổ sản xuất
+Văn phòng Công ty
+Phòng kế toán tài chính
-Trong trường hợp phát hiện bất hợp lý ,giám đốc xí nghiệp sản xuất đề nghị lên phòng kỹ thuật xem xét và chứng minh.Nếu cần thiết phải sửa đổi ,phòng kỹ thuật đề nghị Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất duyệt xác nhận và thay thế các bản đã ban hành
1.4.Các xí nghiệp sản xuất
Giám đốc xí nghiệp căn cứ vào từng mã hàng được giao và năng lực của mỗi tổ sản xuất mà phân công sản xuất theo các nguyên tắc ưu tiên của việc phân kế hoạch đã nêu trên.
1.5.Công nhân ghi nhật ký năng xuất
Từng người công nhân trực tiếp sản xuất có trách nhiệm ghi chep nhật ký năng xuất đầy đủ và chính xác theo mẫu biểu”Nhật ký năng suất”
1.6.Kết thúc mã hàng-> Nhập kho
Số sản phẩm đủ chất lượng nhập kho sẽ được làm căn cứ để tính năng suất sản phẩm của từng cá nhân
1.7. Tổ trưởng các tổ sản xuất và thống kê tiền lương tổng hợp nhật ký ghi năng suất .
Tổ trưởng các tổ sản có trách nhiệm tổng hợp năng suất , cung cấp cho cán bộ thống kê xí nghiệp tiền lương sau khi mỗi mã hàng kết thúc và thông báo kịp thời về tình hình thực hiện tiền lương của tổ cho người lao động .
1.8. Tổng hợp kế hoạch thực hiện . Xét các mức thưởng kế hoạch
Phòng kế hoạch phối hợp với các xí nghiệp căn cứ vào tổng gía trị tiền lương các tổ thực hiện được trong tháng để xác định được giá trị thực hiện kế hoạch của từng tổ và xác định các khung thưởng (nếu có )
1.9. Thống kê các xí nghiệp hoàn thành và trình duyệt bảng tổng hợp lương tháng theo biểu mẫu đang thực hiện
1.10. Thống kê các xí nghiệp nhập dữ liệu năng suất vào máy tính , tính lương chi tiết cho người lao động . Trong đó có phân tích lương sản phẩm theo loại thời gian làm việc : Giờ thường , thêm giờ , chủ nhật , theo biểu mẫu đã ban hành và thực hiện .
1.11. Tổ trưởng các tổ sản xuất cùng thống kê xí nghiệp hoàn thành bảng chấm công theo mẫu đã ban hành và đang thực hiện . Các bảng chấm công được thực hiện trên máy tính .
1.12. Tổng hợp , phân tích tiền lương -> Điều chỉnh , bổ sung quy chế lương tháng sau (nếu cần thiết )
- Văn phòng công ty , phòng kế toán tài chính có trách nhiệm tổng hợp phân tích và trình lên hội đồng tiền lương những hiện tượng chưa hợp lý về quy trình hoặc các hệ số và đề xuất phương án điều chỉnh.
-Hội đồng tiền lương xem xét,quyết định
2.Quy định tính lương sản phẩm
Lương sản phẩm của lao động tại các chuyền may được tính bằng công thức sau:
Lươngsp=S(Sdgtc*tgcti*sli*kpti*ksli)j
Trong đó:
Lươngsp: Lương sản phẩm của công nhân
dgtc : Đơn giá tiêu chuẩn
tgct: Thời gian chế tạo
sli: Sản lượng của bộ phận thứ i trong n bộ phận
kpt,ksl :Hệ số phức tạp, hệ số sản lượng của mã hàng thứ j trong m mã hàng nhập kho trong tháng
2.1.Thời gian chế tạo sản phẩm
-Là tổng thời gian tiêu hao của một người thợ có trình độ trung bình(bậc 3/6) khi sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh
-Thời gian chế tạo sản phẩm được phòng kỹ thuật đánh giá khi xây dựng qui trình sản xuất cho các mã hàng .
2.2.Hệ số phức tạp của công đoạn sản xuất
- Là hệ số thể hiện độ phức tạp của kỹ thuật và của chất liệu khi hoàn thành việc thực hiện sản xuất công đoạn sản phẩm .
- Một công đoạn sản xuất có độ phức tạp trung bình có hệ số là 1.0
- Hệ số phức tạp có giá trị thấp nhất là 0.9 và giá trị cao nhất là 1.1
- Sản phẩm càng phức tạp thì càng có nhiều công đoạn có hệ số phức tạp cao và ngược lại.
2.3.Đơn giá tiêu chuẩn (đơn giá 1 giây chế tạo,hệ số phức tạp 1):
- Là giá trị bằng tiền (đồng)cho 1 giây chế tạo 1 công đoạn sản xuất sản phẩm có độ phức tạp với hệ số là 1( gọi tắt là đơn giá giây tiêu chuẩn)
- Giá trị này được xây dựng bằng phương pháp bình quân gia quyền của đơn giá các mã hàng đã thực hiện đầu năm 2002 sau khi đã khấu trừ đủ các khoản cần thiết .
- Đơn giá giây tiêu chuẩn áp dụng để tính lương cho tất cả các bộ phận sản xuất tính lương sản phẩm.
- Đơn giá giây tiêu chuẩn có thể được hội đồng điều chỉnh tăng hoặc giảm theo từng tháng , hoặc từng mùa hàng để phù hợp với đơn giá sản xuất sản phẩm may mặc của thị trường chung.
- Đơn giá giây tiêu chuẩn ban hành thực hiện từ kỳ lương tháng 7/2002 là 1.15 đồng
2.4.Hệ số sản lượng
- Hệ số sản lượng là hệ số điều chỉnh đơn giá tiền lương sao cho đơn giá tiền lương có tính chất tỷ lệ nghịch với sản lượng của mã hàng sản xuất liên tục của mỗi tổ sản xuất (sản luợng sản xuất càng nhỏ thì đơn giá sản xuất càng cao và ngược lại)
- Căn cứ vào tổng thời gian chế tạo quy chuẩn của mỗi mã hàng (thời gian đã dược quy đổi về giá trị thời gian mà tất cả các hệ số phức tạp đều là 1)
- Căn cứ vào số liệu khảo sát thời gian sản xuất thực tế các loại sản phẩm cơ bản tại các đơn vị
- Hệ số sản lượng được xác định như sau:
+Sản lượng của một mã hàng giao cho một tổ sản xuất được tính bằng tích số giữa số lượng được giao sản xuất liên tục trong thời gian nhất định và thời gian chế tạo của mã hàng (theo thiết kế của phòng kỹ thuật).
+Sản lượng bình quân của các mã hàng được xác định bằng giá trị bình quân của tích số giữa sản lượng được giao và thời gian chế tạo của các mã hàng các tổ sản xuất trong tháng .
+Sản lượng bình quân sản xuất trong 1 tổ của một lô hàng là 7.000.000 giây tương đương với sản lượng 1400 sản phẩm của mã hàng có thời gian chế tạo là 5000 giây
+Sản lượng bình quân có hệ số là 1.0
Bảng 4: Hệ số với các mức sản lượng
STT
Tổng TGCT của các mã hàng giao cho 1 tổ thực hiện liên tục( sản lượng* TGCT)(giây)
Hệ số sản lượng
Tương đương với số SP có TGCT= 5000s(sản phẩm)
11
Dưới 1.000.000
1,50
200
22
Dưới 3.000.000
1,30
600
33
Dưới 5.000.000
1,10
1.000
44
Dưới 7.000.000
1,00
1.400
55
Dưới 9.500.000
0,98
1.900
66
Dưới 14.000.000
0,96
2.800
77
Dưới 20.000.000
0,94
4.100
88
Dưới 30.000.000
0,92
6.000
99
Dưới 40.000.000
0,90
8.000
10
Dưới 50.000.000
0,88
10.000
111
Lớn hơn 50.000.000
0,85
Lớn hơn 10.000
- Đối với các đơn hàng Phòng kế hoạch xác định là lặp lại, hệ số sản lượng được tính với hệ số bằng 95% so với hệ số sản lượng của đơn hàng mới.
3.Sử dụng quỹ tiền lương của Công ty.
Công ty là một đơn vị trực thuộc và chịu sự quản lý của Tổng Công ty Dệt may Việt Nam. Vì vậy, Công ty phải dựa vào việc giao đơn giá tiền lương của Tổng Công ty Dệt May, dựa vào thực tế hoạt động của Công ty để lập kế hoạch về quỹ lương.
Quỹ lương gồm 2 phần:
- Lương theo thời gian.
- Lương theo sản phẩm.
* Lương theo thời gian: Được xác định dựa vào bậc lương và số ngày lễ được nghỉ, số ngày phép được hưởng, với phụ nữ còn có thêm lương được hưởng trong những ngày cho con bú.
Lương theo thời gian gồm những khoản:
- Tiền ăn ca: 2000đ/1 ngày công.
- Tiền phép+ họp.
- Tiền con bú.
* Lương theo sản phẩm:
Với người công nhân trực tiếp sản xuất: Phụ thuộc vào số sản phẩm sản xuất ra đúng quy cách và đơn giá tiền lương cho 1 sản phẩm.
Với người công nhân gián tiếp: Phụ thuộc vầo hệ số cấp bậc công việc của mỗi người và tiền lương bình quân của công nhân trực tiếp sản xuất.
4.Cách trả lương cho cán bộ công nhân viên
Công ty quy định tiền lương hàng tháng được trả làm 2 kỳ:
- Kỳ 1: Công ty thanh toán cho công nhân viên một khoản tạm ứng(thường là 200.000đ) vào ngày 10 hàng tháng
- Kỳ 2: thanh toán phần tiền lương còn lại sau khi đã trừ đi tạm ứng vào cuối tháng
Nếu thời gian trên trùng vào ngày nghỉ thì việc thanh toán lương sẽ được tiến hành vào ngày trước hoặc sau liền kề
Do Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương nên thúc đẩy được người lao động làm việc có hiệu quả để tăng NSLĐ,sử dụng thời gian hợp lý và nâng cao chất lượng sản phẩm .Từ đó tiền lương nhận được sẽ tăng ,giúp người lao đông đảm bảo nâng cao đời sống và làm việc tốt hơn.
Công ty thực hiện trả lương cho công nhân vào 2 kỳ như vậy là hợp lý vì cuộc sống của người lao động sẽ được ổn định ,đảm bảo được tâm lý tốt về công việc cho người lao động
5.Cách tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất
Đối với một doanh nghiệp sản xuất như Công ty may Đáp Cầu,vai trò của công nhân trực tiếp sản xuất là rất quan trọng ,vì kết quả công việc của họ ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận lao động gián tiếp.
Từ tháng 7/2002 đơn giá giây tiêu chuẩn ban hành thực hiện là 1,15 đồng
*Các khoản thu được gồm:
-Lương tính theo sản phẩm
-Phụ cấp
-Khoản thu ngày lễ , tết
Vậy:
Tổng Lương theo phụ Khoản thu
= + + +
Thu sản phẩm cấp ngày lễ,tết
*Các khoản phải trừ gồm:
6% BHXH + Ytế
1% kinh phí công đoàn
Các khoản phải trừ này được tính theo hệ số lương bản thân
Vậy:
Thực Tổng Các khoản
= +
Lĩnh thu phải trừ
Bảng thanh toán lương ở trên là áp dụng với tổ quản trị tức là bộ phận công nhân gián tiếp nên có cả hệ số và bậc lương ,trong đó:
- Hệ số :tức là hệ số cấp bậc công việc để tính lương sản phẩm
- Bậc lương: để tính các khoản như tiền phép + họp,tiền con bú, tiền ngày lễ tết ,BHXH,BHYT,KPCĐ
Nhưng trong bảng lương với công nhân trực tiếp sản xuất thì không có cột hệ số vì nếu họ làm ra nhiều sản phẩm đạt chất lượng thì lương mới cao
Do vậy ta có công thức tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất như sau:
TL = S (TGCTi * ĐGi *SLi )
Trong đó:
TL : tiền lương nhận được theo sp mỗi tháng (đồng)
n : số mặt hàng sx
TGCTi: thời gian chế tạo của mặt hàng thứ i(do phòng kỹ thuật bấm giờ)
ĐGi :đơn giá giây tiêu chuẩn của mặt hàng i(ĐG = 1,5đ)
SLi :số lượng sp thứ i đạt tiêu chuẩn ( chiếc)
Ví dụ:
Ta có số liệu về sản lượng sản xuất trong tháng của từng mã hàng cùng với thời gjan chế tạo và cách tính tiền lương nhận được cho công nhân Hà Văn Toàn như sau:
Trong tháng 1 năm 2003
Mã hàng Sản lượng(chiếc) TGCT(giây) TLi
940105C 50 500 28.750
833908 200 170 39.100
940002C 160 3000 552.000
TL=STLi=619.850(đ)
Với ĐG = 1,15đ/1giây
Công nhân muốn tiền lương nhận được tăng sẽ phải cố gắng tăng NSLĐ->thúc đẩy công nhân làm việc có hiệu quả hơn
*Phụ cấp gồm : - Công cao
- Nước mát
- Ăn ca
Do Công ty chưa tổ chức ăn ca cho công nhân nên tiền ăn ca mỗi người nhận được là 2000đ/ 1 ngày công
Công cao tức là nếu công nhân đi làm đủ ,bằng hoặc lớn hơn ngày công theo chế độ thì nhận được 1000đ/1 ngày công
Ví dụ:
Bác Toàn tháng 1/2003 có ngày công thực tế là 27 ngày,với ngày công chế độ là 25 ngày
Vậy:
Tiền ăn ca = 2000đ/ngày * 27 ngày =54000 (đ)
Tiền công cao= 1000đ/ngày * 27 ngày =27000 (đ)
-> Phụ cấp = 54.000 + 27.000 = 81.000(đ)
* Trong tháng 1/2003 có 2 ngày lễ tết:tiền lương trong các ngày lễ tết, ngày được nghỉ theo chế độ là lương theo thời gian, được tính như sau (chịu ảnh hưởng của bậc lương)
Bậc lương * TLmin
a=
Ncđ
TLlễ = x * a
Trong đó:
a: tiền lương nhận được cho 1 ngày nghỉ theo chế độ
TLmin :lương tối thiểu do Nhà nước quy định(= 290.000đ)
Ncđ :số ngày công theo chế độ
x: số ngày lễ được hưởng
TLlễ : tiền lương nhận được cho 1 ngày lễ
Ví dụ: bác Toàn có bậc lương = 1,92
a=(1,92 * 290.000 ) / 26 = 21.415 (đ/ngày)
-> TLlễ = 21.415 * 2 = 42.830 đ
Vậy ta tính được tổng thu của bác Toàn là :
Tổngthu = 619.850 + 81.000 + 42.830 = 743.680 đ
*Các khoản phải trừ : được tính theo hệ số lương bản thân( bậc lương) với mức lương tối thiểu
Với bác Toàn ta được:
Các khoản phải trừ = ( 6% + 1% ) * 1,92 *290.000 = 38.976đ
* Ta tính được thực lĩnh cho bác Toàn là:
= Tổng thu – các khoản phải trừ = 743.680 –38.976 = 704.707 đ
6. Cách tính lương cho bộ phận công nhân gián tiếp
Để tính được lương cho bộ phận này, ta phải tính tiền lương bình quân của toàn bộ công nhân
- Với các xí nghiệp thành viên:để tính lương cho bộ phận gián tiếp cần tính tiền lương bình quân của toàn bộ công nhân trực tiếp sản xuất
- Với toàn Công ty : như với bộ phận quản lý, bộ phận vệ sinh cần tính lương bình quân của tất cả các xí nghiệp
Các bước tính lương cho công nhân gián tiếp
-Bước 1: tính lương cho từng công nhân ( TLi )
-Bước 2: tính tiền lương bình quân của công nhân trực tiếp sản xuất trong xí nghiệp theo công thức :
S TLi
TL =
T
Trong đó:
T : tổng số công nhân của xí nghiệp ( người )
TLi: tiền lương của công nhân thứ i
TL : tiền lương bình quân
-Bước 3:tính lương cho bộ phận gián tiếp (Lgi ) theo công thức:
Lgi = H * TL
Trong đó:
Lgi :tiền lương của công nhân thứ i trong bộ phận gián tiếp
H:hệ số cấp bậc công việc (hệ số )
Bảng 5: Hệ số cấp bậc công việc
Chức vụ
Hệ số
Tổng giám đốc
3,0
P.Tổng giám đốc
2,7
Trưởng phòng(GĐ các xí nghiệp)
2,0
Phó phòng(PGĐ các xí nghiệp)
1,75
Tùy từng phòng ban và xí nghiệp thành viên có thể điều chỉnh hệ số trên cho phù hợp với nhiệm vụ của mỗi người( sự điều chỉnh này phải được Tổng giám đốc thông qua)
Ví dụ: với xí nghiệp may 4 ,sau khi tính lương cho mỗi công nhân ngồi chuyền ta tính được tiền lương bình quân TL=630.000đ
Tính lương cho Bác Trần Văn Thắng – Giám đốc xí nghiệp
Bác Thắng có hệ số cấp bậc công việc H = 2
Vậy tiền lương Bác nhận được là:
TL = H * TL
=2 * 630.000
=1.260.000(đ)
7.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương
Bảng 6 : Tình hình thu nhập của công nhân viên
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2000
2001
So sánh (%)
2001/2000
1
2
3
4
5
6
Tổng quỹ lương
Tiền thưởng+Chi khác
Tổng thu nhập
Tổng số lao động
Tiền lương bình quân tháng
Thu nhập bình quân tháng
Tr.đ
“
“
người
1000đ
1000đ
16.234
1.896
18.130
1603
843
942
20.836,5
1.715,4
22.551,9
2.154
806
872
128,35
90,47
124,39
134,37
95,61
92,56
Qua bảng trên ta thấy tổng quỹ lương năm 2001 so với năm 2000 tăng 28,35% trong khi đó với tổng thu nhập chỉ tăng 24,39%. Mặc dù 2 chỉ tiêu trên đều tăng nhưng chỉ tiêu tiền lương bình quân và thu nhập bình quân lại giảm.Điều đó cho thấy tốc độ tăng như vậy là chưa hợp lý bởi vì tốc độ tăng của tổng số lao động là 34,37% , cao hơn nhiều so với 2 chỉ tiêu trên. Mặc dù sau khi sát nhập Công ty may Kinh Bắc vào , các cán bộ quản lý đã cố gắng hết sức để đẩy mạnh sự phát triển của toàn Công ty ,Nhưng do trước đây,Công ty may Kinh Bắc hoạt động kém hiệu quả trong một thời gian dài nên đã ảnh hưởng đến toàn Công ty sau khi sát nhập . Trước tình hình nền kinh tế đang ngày càng phát triển đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo đứng đầu Công ty cố gắng tím ra phương hướng để hoạt động có hiệu qủa hơn .Với đường lối đúng đắn và sự tích cực của của toàn bộ các bộ công nhân viên ,Công ty đã từng bước kấy lại sự cân bằng ,đưa Công ty tiến những bước tiến mới đầy triển vọng để đạt được các chỉ tiêu về hoạt động sx kinh doanh cao hơn và giữa các chỉ tiêu có mối quan hệ phù hơn.
Bảng 7: Tốc độ tăng tiền lương bình quân và NSLĐ bình quân
S
T
t
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2001
2002
So sánh
(%)
2002/2001
1
Tiền lương bình quân
1000đ
806
813
104,90
2
NSLĐbình quân theo doanh thu
USD/ngày
3,64
3,8
104,39
Một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc trả lương đó là: phải đảm bảo tốc độ tăng NSLĐ bình quân phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân .Qua bảng 7 ta thấy nguyên tắc này đã được thực hiện rất tốt :
-Tốc độ tăng tiền lương bình quân là 0,8%
-Tốc độ tăng NSLĐ bình quân là 4,39%
Điều đó cho thấy sự lãnh đạo của các nhà quản lý đối với Công ty là hoàn toàn đúng đắn .Mặc dù năm 2001 Công ty còn gặp khó khăn dẫn đến các chỉ tiêu không cao , nhưng sang đến năm 2002 đã được khắc phục một cách hoàn chỉnh để từng bước đưa Công ty trở thành một đơn vị vững mạnh trong Tổng công ty Dệt – May Việt Nam.
Phần III. :
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
Dụng các hình thức trả lương tại công ty may đáp cầu
1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cách trả lương thời gian tại Công ty may Đáp Cầu 59
2. Một số kiến nghị để tính lương theo sản phẩm 63
3. Hoàn thiện một số công tác khác liên quan đến hiệu quả trả lương 64
3.1 Hoàn thiện tổ chức phục vụ nơi làm việc 64
3.2. Hoàn thành công tác nghiệm thu sản phẩm 65
Qua thời gian thực tập tại Công ty em nhận thấy rằng công tác trả lương tại đây được tiến hành khá tốt ,phần nào thể hiện rõ vai trò của tiền lương trong việc tạo ra động lực thúc đẩy cán bộ CNV hăng say làm việc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
Tuy nhiên , cùng với xu hướng phát triển ngày càng nhanh của ngành và mục tiêu phát triển của Công ty đòi hỏi sự đóng góp rất cao của cán bộ CNV , cũng như việc sử dụng các công cụ quản lý đó chính là tiền lương và sử dụng các hình thức trả lương cho người lao động.
Xuất phát từ mục tiêu phát triển của Công ty , từ những yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới và qua những phân tích cụ thể về các hình thức trả lương đang áp dụng , theo em Công ty cần phải tiến hành điều chỉnh một số cách thức trả lương hiện tại nhằm nâng cao hơn nữa mối quan hệ giữa tiền lương và hiêu quả sản xuất , tránh hiện tượng bình quân , trả lương phải thể hiện rõ ràng hơn nỗ lực của các bộ phận, giảm lãng phí trong toàn bộ quá trình sx kinh doanh ,góp phần thu được hiệu quả cao nhất trong hoạt động của Công ty.
1.Một số kiên nghị nhằm hoàn thiện cách trả lương thời gian tại Công ty may Đáp Cầu
Để nâng cao độ chính xác và tính khách quan trong đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhân viên thì Công ty nên quy định hàng tháng mỗi phòng ban cũng như mỗi CBCNV căn cứ vào nhiệm vụ được giao tiến hành xây dựng chương trình công tác ( gồm nội dung công việc và tiến độ thực hiện công việc ) để đăng ký với các cấp lãnh đạo. Lãnh đạo phòng,ban có trách nhiệm xem xét , kiểm tra và phê duyệt làm căn cứ thực hiện
Cuối tháng , lãnh đạo phòng ban Công ty cùng Bí thư chi bộ ,Chủ tịch Công đoàn căn cứ vào báo cáo kết quả công tác (bằng văn bản)và những đánh giá qua thực tế hoàn thành công việc tại phòng ban cũng như của toàn Công ty để phân hạng thành tích cho các phòng và cho từng cá nhân.
Kết quả phân hạng này sẽ làm căn cứ để tính lương khuyến khích cho người lao động.
Trong khi Công ty chỉ áp dụng hình thức trả lương theo thời gian vào các chỉ tiêu như phụ cấp,ăn ca chưa khuyến khích được người lao động sử dụng tốt nhất có hiêu quả của mỗi ngày làm việc thì Công ty có thể áp dụng thêm vào chỉ tiêu tính lương khuyến khích để hoàn thiện hơn hình thức trả lương .
Bảng8: Phân hạng thành tích
Hoàn thành công việc
Loại
Hệ số bình bầu(Hi)
1.Tốt, đảm bảo tiến độ và chất lượng cao,không vi phạm quy chế của Công ty
A
1.5
2.Hoàn thành,có vi phạm quy chế hoặc không đăng ký lịch công tác nhưng hoàn thành việc
B
1.2
3.Không hoàn thành do chủ quan mà không có lý do chính đáng
C
1
Để áp dụng cách này ,Công ty phải lập nên quỹ lương khuyến khích(Qkk) theo cách này ta cần tính
Nqđi = Ni * Hi * Ki
Trong đó:
Nqđi:ngày công làm việc thực tế quy đổi của công nhân i
Ni:ngày công thực tế của công nhân i
Hi:hệ số bình bầu của công nhân i
Ki: hệ số mức độ phức tạp ,tính trách nhiệm trong công việc của từng cá nhân dựa vào nhiệm vụ thực tế đảm nhận và kết quả hoàn thành công việc của toàn tập thể
Với:
Ki = Mi * Ri
Trong đó :
Mi: tỷ lệ giữa điểm trách nhiệm công việc của người lao động i so với điểm trách nhiệm công việc đơn giản nhất
Ri:hệ số mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các phòng ban
Ri được tính như sau:
R=1,2 với nhân viên ở các phòng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
R=1 với nhân viên ở các phòng hoàn thành nhiệm vụ
R=0.9 với nhân viên ở các phòng chậm hoàn thành nhiệm vụ , có nhiều sai phạm trong giải quyết công việc được giao
Riêng đối với GĐ,PGĐ, kế toán trưởng trong công ty phải hoàn thành tốt kế hoạch lợi nhuận thì được hưởng hệ số là 1.2, hoàn thành kế hoạch là 1.0 và không hoàn thành là 0.9
Cách tính này không những tạo ra được động lực thúc đẩy CBCNV cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân mà còn quan tâm đến nhiệm vụ của tập thể, cùng nhau cố gắng để nâng cao thành tích của cả phòng.
Ví dụ: Nhân viên A làm việc ở phòng kế toán
Nhân viên B làm việc ở phòng kỹ thuật
Cả 2 cùng có hệ số thành tích là H = 1,5; tỷ lệ giữa điểm trách nhiệm công việc của họ so với công việc đơn giản nhất là M = 3,0
-Theo đánh giá phòng kỹ thuật đạt R=1,2
phòng kế toán đạt R=1,0
-Tính Ki cho 2 nhân viên:
Nhân viên A: KA = 3,0 *1.0 =3.0
Nhân viên B : KB = 3,0 * 1,2 = 3,6
Giả sử cả 2 người cùng có số ngày làm việc thực tế trong tháng là 22 ngày và tiền lương khuyến khích cho một ngày công quy đổi sau khi tổng hợp được là: Qkk/SNqđi = 10.000đ/1ngày công
-Ta tính được :
Nhân viên A: NqđA = 22 * 3 * 1,5 =99 ngày
Nhân viên B : NqđB = 22 * 3,6 * 1,5 = 118,8 ngày
-Tiền lương khuyến khích mỗi người nhân được là:
Nhân viên A : TLkkA = 99 * 10.000 = 990.000 đ/tháng
Nhân viên B :TLkkB =118,8 * 10.000 = 1.188.000đ/tháng
Tuy nhiên khi áp dụng cách này phải đảm bảo tốc độ tăng NSLĐ bình quân lớn hơn tốc độ tăng tiền luương bình quân
2.Một số kiến nghị để hoà thiện tính lương theo sản phẩm
Để thực hiện tốt cách này Công ty cần xây dựng nên một số lượng sản phẩm định mức cho mỗi mã hàng Qđm. Nếu công nhân sx được Q1 sản phẩm mà Q1 > Qđm,Q1 đảm bảo về chất lượng
nếu gọi s Q = Q1 – Qđm thì lương công nhân nhận được (TLi) là
TLi=TGCTi * ĐGi * Qđm + TGCTi * ĐGiđc * sQ
Trong đó:
TLi :tiền lương của công nhân thứ i nhận được trong tháng
ĐGi : đơn giá của sp
ĐGiđc :đơn giá của sp đã được điều chỉnh
TGCT: thời gian chế tạo sp
Đơn giá của sản phẩm đã được điều chỉnh được xác định dựa vào chất lượng sp như sau:
- Loại A: chất lượng tốt ĐGđc = 1,1 * ĐG
- Loại B: chất lượng tương đối ĐGđc = ĐG
- Loại C: chất lượng kém TL = 0
Ví dụ:
Cô MaiAnh làm việc tại xí nghiệp 2
Cô đang làm sp B với Qđm =300sp/tháng, TGCT =1500 giây
Thực tế cô sản xuất được Q1 = 400 sp/tháng,các sp này đạt chất lượng tương đối
-> ĐGđc = ĐG = 1,15 đ/1giây
Vậy tiền lương cô Mai Anh nhận được trong tháng là:
TL = ĐG * TGCT * Q1 =1,15*1500*400=690.000(đ/tháng)
Như vậy muốn nhận được lương đòi hỏi người lao động phải tự nâng cao tay nghề , tập trung vào sx nhằm tạo ra sp có chất lượng cao.
Một mức lương nhận được phù hợp với công sức bỏ ra của người lao động sẽ nâng cao trách nhiệm của họ trong công việc hơn . Trong tình hình thực tế hiện nay của Công ty em thấy có người đảm nhiệm nhiều hơn một công việc mà họ phải làm,nếu họ hoàn thành tốt các công việc đó thì lương nhận được chỉ là lương của công việc chính.Theo em yếu tố trả lương theo đúng năng lực của người lao động sẽ góp phần làm cho họ muốn gắn bó với Công ty hơn từ đó họ sẽ phát huy hết năng lực của mình không chỉ để nâng cao tiền lương cho bản thân mà còn giúp Công ty đạt được những chỉ tiêu đề ra . Người lao động là bộ phận quan trọng nhất của một doanh nghiệp vì nếu có máy móc trang thiết bị tốt mà không có được người điều khiển giỏi thì sẽ không thể đem lại hiệu quả cao.Do vậy, theo emnếu người lac động làm tốt bao nhiêu công việc thì họ sẽ được hưởng lương không chỉ của việc họ được giao mà của cả việc họ đảm nhiệm thêm.
3.Hoàn thiện một số công tác khác liên quan đến hiệu quả trả lương
Với khả năng có thể em xin được đề cập đến một số vấn đề sau:
3.1.Hoàn thiện tổ chức phục vụ nơi làm việc
NSLĐ và chất lượng sp sx ra của công nhân không chỉ phụ thuộc vào trình độ của họ mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự bố trí công việc hợp lý cũng như các điều kiện về ánh sáng,độ ẩm Công ty may Đáp Cầu đã có các điều kiện tốt đảm bảo cho công nhân làm việc như: hệ thống ánh sáng thích hợp,hiện đại;hệ thống thông gió trong các xí nghiệp luôn hoạt động tốt,hệ thống cây xanhMặc dù vậy Công ty vẫn luôn phải không ngừng nâng cao hơn nữa các thế mạnh ở trên
3.2.Hoàn thành công tác nghiệm thu sản phẩm
Hiện nay,tại mỗi xí nghiệp đều có bộ phận thâu hóa làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng.Với quy mô toàn Công ty có bộ phận KCS với nhiệm vụ kiểm tra lại toàn bộ sp của các xí nghiệp.
Là một doanh nghiệp sản xuất, tiền lương của công nhân phụ thuộc vào số sản phẩm sx đúng chất lượng, nếu không có bộ phận kiểm tra tốt sẽ dẫn đến chất lượng sp không được đảm bảo ảnh hưởng đến uy tín của Công ty .Chính vì vậy, để tiền tương có thể đánh giá chính xác chất lượng lao động đòi hỏi công tác nghiệm thu phải nghiêm túc và chính xác.Do tính chất quan trọng củaviệc nghiệm thu sp nên Công ty nên lập quy chế liên đới trách nhiệm giữa cán bộ nghiệm thu với sp bị trả lại.
Tất cả các biện pháp tạo ra nhằm khuyến khích mọi cán bộ công nhân viên yên tâm làm việc vì sự phát triển chung của toàn Công ty.
Ngoài ra, theo em Công ty cần có chế độ thưởng duy trì thường xuyên động viên khuyến khích người lao động có NSLĐ cao, chất lượng sp tốt, hoàn thành vượt mức kế hoạch.
Bên cạnh đó, Công ty cần cân đối đồng bộ giữa các khâu phục vụ sx để tạo điều kiện người lao động làm việc có năng suất cao, chất lượng tốt.
Kết luận
Vận dụng các hình thức trả lương là một trong những hoạt động quản lý quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức doanh nghiệp nào . Trong doanh nghiệp,hoạt động này có thể tao ra động lực kích thích người lao động hăng say làm việc , tiết kiệm chi phí sản xuất , thu được lợi nhuận cao nhưng cũng có thể gây ức chế,mâu thuẫn, đình trệ sx kinh doanh . Vì vậy nghiên cứu vận dụng hình thức trả lương một cách hợp lý , phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Trên đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty may Đáp Cầu – DAGARCO. Do thời gian và điều kiện có hạn nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót, kính mong sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Trần Hoàng Long và các bác ,các cô , các chú tại phòng tổ chức hành chính và Phòng Kế toán đã nhiệt tình chỉ bảo , hướng dẫn , tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành bài báo cáo.
HàNội , tháng 3 năm 2003
Sinh viên
Trần Thị Huyền Châm
Tài liệu tham khảo:
1.Giáo trình Kinh tế – lao động – Trường ĐH KTQD
Nhà xuất bản giáo dục năm1998
2. Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam
3. Các báo cáo tổng kết công tác năm của DAGARCO
Mục lục
Lời nói đầu 1
Phần I: Lý luận chung về tiền lương và vai trò của tiền lương đối với người lao động 2
Phần II: Phân tích thực trạng vận dụng các hình thức trả lương tại Công ty may Đáp Cầu 27
Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dung các hình thức trả lương tại Công ty may Đáp Cầu 58
Kết luận 66
PHẦN I:
lý luận chung về tiền lương và vai trũ của
tiền lương đối với người lao động
I.KHÁI NIỆM VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ MỘT SỐ NGUYấN TẮC TRONG CễNG VIỆC TRẢ LƯƠNG 3
1.Khỏi niệm về tiền lương 3
2.Một số nguyờn tắc trong cụng việc trả lương 6
II.VAI TRề CỦA TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG 8
1.Tỏi sản xuất sức lao động 8
2.Kớch thớch về vật chất 9
3.Đảm bảo cuộc sống cho bản thõn và gia đỡnhngười lao động 9
4.Trang trải cho chi phớ học tập bồi dưỡng 9
III.CÁC HèNH THỨC TRẢ LƯƠNG 10
1.Theo thời gian 10
2.Theo sản phẩm 10
IV.SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÁC HèNH THỨC TRẢ LƯƠNG 24
PHẦN I:
lý luận chung về tiền lương và vai trũ của
tiền lương đối với người lao động
I.KHÁI NIỆM VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ MỘT SỐ NGUYấN TẮC TRONG CễNG VIỆC TRẢ LƯƠNG 3
1.Khỏi niệm về tiền lương 3
2.Một số nguyờn tắc trong cụng việc trả lương 6
II.VAI TRề CỦA TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG 8
1.Tỏi sản xuất sức lao động 8
2.Kớch thớch về vật chất 9
3.Đảm bảo cuộc sống cho bản thõn và gia đỡnhngười lao động 9
4.Trang trải cho chi phớ học tập bồi dưỡng 9
III.CÁC HèNH THỨC TRẢ LƯƠNG 10
1.Theo thời gian 10
2.Theo sản phẩm 10
IV.SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÁC HèNH THỨC TRẢ LƯƠNG 24
PHẦN II.
Phõn tớch thực trạng vận dụng cỏc
Hỡnh thức trả lương tại cụng ty may đỏp cầu
I . TỔNG QUAN VỀ CễNG TY 28
1. Lịch sử ra đời và phỏt triển 28
2.Nhiệm vụ của cụng ty 30
3. Mục tiờu sản xuất kinh doanh của Cụng ty 30
4. Tỡnh hỡnh thực hiện kế hoạch sản xuất 32
II. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC HèNH THỨC TRẢ LƯƠNG 36
1. Cỏc quy định trong quy trỡnh tớnh lương 39
2. Quy đinh tớnh lương sản phẩm 43
3. Sử dụng quỹ tiền lương của Cụng ty 47
4. Cỏch trả lương cho cụng nhõn viờn 48
5. Cỏch tớnh lương cho cụng nhõn trực tiếp 49
6. Cỏch tớnh lương cho cụng nhõn giỏn tiếp 53
7. Phõn tớch cỏc yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương 55
PHẦN III. :
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả sử
Dụng cỏc hỡnh thức trả lương tại cụng ty may đỏp cầu
1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cỏch trả lương thời gian tại Cụng ty may Đỏp Cầu 59
2. Một số kiến nghị để tớnh lương theo sản phẩm 63
3. Hoàn thiện một số cụng tỏc khỏc liờn quan đến hiệu quả trả lương 64
3.1 Hoàn thiện tổ chức phục vụ nơi làm việc 64
3.2. Hoàn thành cụng tỏc nghiệm thu sản phẩm 65
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT083.doc