Chuyên đề Hoàn thiện Các hình thức trả lương, trả thưởng tại Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội

Qua quá trình phân tích các hình thức trả lương trả thưởng tại Ban quản lý dự án đã thể hiện rõ những mặt mạnh và mặt yếu trong công tác trả lương cũng như phân phối tiền thưởng của Ban. Qua đó em có đề ra một số giải pháp nhằm phát huy những kết quả đạt được và hạn chế những mặt còn yếu để góp phần làm cho việc trả lương, trả thưởng tại Ban thực sự công bằng hợp lý và tuân thủ đúng quy luật phân phối theo lao động, đồng thời tiền, tiền thưởng thực sự trở thành đòn bảy kích thích cán bộ công nhân viên hăng say làm việc. Như vậy hoàn thiện các hình thức trả lương, trả thưởng là một công tác quan trọng đối với Ban quản lý nói riêng và Công ty Điện lực nói chung. Mặc dù đã cố gắng nhưng do trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy để bản chuyên đề của em được tốt hơn.

doc63 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện Các hình thức trả lương, trả thưởng tại Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lắp Điện, Xí nghiệp Quản lý lưới điện 110kV, Trung tâm thiết kế Điện, Xưởng Công tơ, Đội thí nghiệm, Trung tâm KHCN và MT, các phòng ban (Trong đó có Ban QLDA LĐ Hà Nội). Với chức năng và nhiệm vụ khác nhau, với mỗi đơn vị trực thuộc, Cty Điện lực TP. Hà nội hướng dẫn áp dụng một quy chế tiền lương khác phù hợp với từng đơn vị đó. Căn cứ vào đặc thù của từng đơn vị, tại Cty Điện lực TP. Hà nội đang sử dụng nhiều hình thức trả lương khác nhau như: + Hầu hết là trả lương theo chế độ tiền lương thời gian (với khối lao động gián tiếp) + Trả lương theo đơn giá khoán: đối với bộ phận thu ngân viên tại các điện lực, nếu thu được nhiều hơn, sớm hơn thì sẽ được hưởng thêm theo phần trăm tăng thêm. + Hưởng lương theo chế độ tiền lương khoán sản phẩm: đối với công nhân xưởng Công tơ và bộ phận KCS tại xưởng. + Hưởng lương theo hình thức khoán gọn: đối với lao động hợp đồng ngắn hạn. Căn cứ nghị định 2005/2004/NĐ/CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về việc quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước, căn cứ vào thông tư 01/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với Cty Nhà nước, Cty Điện lực TP. Hà nội là một doanh nghiệp Nhà nước nên mọi chế độ đối với người lao động đều được thực hiện đúng như nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ, từ ngày 1/1/2005 đã áp dụng tính và trả lương cho cán bộ công nhân viên của mình như đúng nghị định hướng dẫn. 2.2. Đặc điểm của Ban QLDA Chịu sự quản lý trực tiếp từ Cty Điện lực TP. Hà nội nên quá trình tổ chức hoạt động của Ban quản lý lưới điện Hà nội theo sự chỉ đạo hướng dẫn bằng văn bản từ cấp trên xuống. Đơn vị quản lý cấp trên là Cty Điện lực TP. Hà nội. Ban Quản lý Dự án lưới điện Hà Nội được coi là một phòng thuộc Công ty trong khối Phòng - Ban - Xưởng - Đội nên việc thực hiện quy chế tiền lương cũng hoàn toàn giống như của Công ty áp dụng cho khối sản xuất kinh doanh điện năng. Cơ cấu lao động tại Ban QLDA LĐ Hà nội hiện tại như sau: STT Trình độ Số lượng Tỷ trọng 1 Chuyên viên chính 3 5,455% 2 Chuyên viên 43 78,182% 3 Cán sự 7 12,727% 4 Lái xe (công nhân) 2 3,636% Tổng cộng 55 100% (Nguồn: Số liệu về cơ cấu lao động của Ban QLDA năm 2005) 2.3. Kết quả hoạt động của Ban Quản lý dự án * Kết quả thực hiện năm 2003 Triển khai thực hiện cải tạo và nâng công suất 06 trạm biến áp 110kV với tổng công suất lắp đặt thêm 286MVA; 315 công trình cải tạo lưới điện trung hạ thế; thi công và đưa vào vận hành các tuyến cáp liên thông giữa các trạm biến áp 110kV đảm bảo cung cấp điện ổn định và liên tục cho SEAGAME 22. Khối lượng thực hiện gần 374 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch được giao. * Kết quả thực hiện năm 2004 Triển khai thực hiện cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới 03 công trình 110kV, 38 công trình lưới trung thế và 06 công trình ĐTXD khác Khối lượng thực hiện gần317 tỷ đồng đạt 106% kế hoạch được giao. * Kết quả thực hiện năm 2005 Năm 2005, Ban QLDA được Công ty giao nhiệm vụ quản lý các dự án ĐTXD lưới điện 110kV, các dự án cải tạo, XD mới lưới điện trung hạ thế có tổng mức đầu tư trên 5 tỷ đồng, các dự án xây dựng kiến trúc, các dự án đầu tư cho lĩnh vực kinh doanh viễn thông, các dự án ĐTXD khác. Tổng số kế hoạch Công ty giao đầu năm là 307.324 triệu đồng, trong đó Xây lắp: 112.475 triệu đồng Thiết bị: 122.002 triệu đồng Khác: 78.848 triệu đồng Trong quá trình thực hiện Công ty đã giao bổ sung một số dự án trọng điểm do vậy Kế hoạch ĐTXD cuối năm đã được điều chỉnh là 345.498 triệu đồng. Năm 2005 thực hiện khối lượng tương đương 373.320 triệu đồng, hoàn thành 108,05% kch được giao (KH điều chỉnh năm = 345.498 triệu đồng). Tăng 21,5% so với kế hoạch đầu năm (kế hoạch đầu năm là 307.324 triệu đồng), so với năm 2004 thực hiện tăng 17,7% (năm 2004 thực hiện 317.163 triệu đồng). Trong đó: Xây lắp: 100.609 triệu đồng Thiết bị: 108.739 triệu đồng Khác: 163.973 triệu đồng Trong năm 2005, tập thể CBCNV và Lãnh đạo Ban QLDA đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành kế hoạch Công ty giao, đặc biệt là các công trình trọng điểm như: Nhánh rẽ 110kV Thanh Xuân, Nâng công suất TBA E2 Gia Lâm, xây dựng tuyến cáp liên thông E9-E21, cấp điện cho khu công nghiệp Phú Thị, cấp điện cho các khu đô thị Mỹ Đình I, Mỹ Đình II, Mễ Đình - Mễ Trì, xây dựng cột ăng ten và mạng truyền dẫn cho BTS (GĐ II, III) Tính đến 31/12/2005 số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng là 36 công trình bao gồm 03 công trình lưới 110kV, 21 công trình lưới trung thế, 12 công trình đầu tư xây dựng khác, đã đưa vào vận hạnh 7,62 km đường dây trung thế, 96,7km cáp ngầm, 213MBA với tổng dung lượng 171 MVA. Ngoài ra đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhiều dự án phục vụ kinh doanh viễn thông, các dự án cải tạo lưới điện trung hạ thế đúng tiến độ Công ty giao, đảm bảo hiệu quả của dự án. Đến 31/12/2005 thực hiện giải ngân được 225.831 triệu đồng (KHCB = 98.969 triệu đồng, Vay TDTM = 80.495 triệu đồng, vốn ĐTPT = 2.755 triệu đồng, vốn vay Nước ngoài = 43.612 triệu đồng) Theo kế hoạch 2005: 199.121 triệu đồng (KH = 93.764 triệu đồng, TDTM = 58.990 triệu đồng, vay nước ngoài = 43.612 triệu đồng, ĐTPT = 2.755 triệu đồng). II. PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN LƯỚI ĐIỆN HÀ NỘI. Trên cơ sở thực hiện đúng chế độ của Nhà nước và hướng dẫn của cấp trên là Cty Điện lực TP. Hà nội, Ban QLDA LĐ Hà Nội đã xây dựng nên hệ thống quản lý và phân phối thu nhập cho cán bộ công nhân viên phù hợp với công việc của từng người, qua đó đảm bảo thu nhập cho người lao động không ngừng được cải thiện, năm sau cao hơn năm trước, ngày càng khuyến khích người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ với tất cả khả năng của mình. Mặc dù là một phòng ban trực thuộc Cty Điện lực TP. Hà nội, áp dụng các chế độ như Cty Điện lực TP. Hà nội áp dụng cho đơn vị kinh doanh điện năng, tuy nhiên, Ban Quản lý Dự án lưới điện Hà nội cũng có đặc thù giống như bất kỳ một Ban quản lý khác nên cũng có những thông tư hướng dẫn thực hiện về chế độ tiền lương riêng phù hợp với đặc thù của Ban quản lý (căn cứ theo thông tư số 32/1999/TT-BLĐTBXH ngày 23/12/1999 hướng dẫn thực hiện nghị định số 198/1999/QĐ-TTg ngày 30/09/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tiền lương đối với các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng). Theo đó, việc hình thành nguồn để xây dựng quỹ lương cũng tuân thủ một quy trình nhất định, không giống như đơn vị kinh doanh điện năng, cụ thể như sau: mọi khoản chi phí liên quan đến hoạt động của ban Quản lý đều phải dựa trên dự toán chi phí ban được phê duyệt từ đầu năm của cấp có thẩm quyền là Cty Điện lực TP. Hà nội. Kèm theo quyết định phê duyệt dự toán chi phí Ban của năm đó là danh mục nguồn chi phí ban quản lý dự án theo kế hoạch đầu tư xây dựng năm đó. Nguồn đó được lấy từ các khoản chi phí ban được phê duyệt trong tổng dự toán của mỗi công trình (thuộc kế hoạch năm đó), cuối năm cũng thực hiện quyết toán lương đúng chế độ tài chính hiện hành. Căn cứ theo các khoản chi phí được duyệt trong dự toán chi phí Ban quản lý hàng năm. Ban Quản lý tiến hành rút các khoản chi phí ban của từng công trình và chi trả lương hoặc các chi phí khác như đúng chế độ. Các khoản chi phí đó bao gồm: Chi phí tiền lương, Chi phí BHXH và BHYT, chi phí trang phục làm việc, chi phí công đoàn, tiền công tác phí, công cụ phí (văn phòng phẩm, dụng cụ hành chính và vật rẻ tiền, bảo dưỡng sửa chữa thay thế các thiết bị văn phòng, bưu vụ phí, trang thiết bị quản lý và các chi phí khác), chi phí ăn giữa ca. Căn cứ quyết định số 166/EVN/-HĐQT- TCCB-TĐ ngày 04/7/2000 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty điện lực Việt Nam ban hành về việc thành lập Ban quản lý Dự án lưới điện Hà Nội trực thuộc Công ty điện lực Hà Nội. 1. Các hình thức trả lương tại Ban quản lý dự án 1.1. Hình thức trả lương theo thời gian Do đặc thù của Ban quản lý dự án nên hình thức ban quản lý dự án áp dụng trả lương cho CBCNV theo hình thức thời gian * Đối tượng áp dụng Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng cho CBCNV ở tất cả các phòng của ban. Bởi ở ban hầu hết là lao động gián tiếp. * Cách tính lương Theo hình thức này thì lương của CBCNV được tính như sau 490.000 x Hệ số lương x Số công làm việc Lương Lương theo công làm việc = 22 350.000 x Hệ số lương x Số công chế độ Lương chế độ = 22 Tiền lương tính nộp BHXH (Lương cơ bản) = 350.000 x Hệ số lương Bảo hiểm nộp = Tiền lương tính nộp BHXH x 6% Phụ cấp trách nhiệm = 140.000 x hệ số Tổng cộng lương = Phụ cấp trách nhiệm + Lương theo công làm việc +Lương chế độ Tạm ứng lương kỳ 1 = Tiền lương tính nộp BHXH Ví dụ: Tính lương của Trần Thị Dung với số liệu như sau Công làm việc =18 Công chế độ = 2 Hệ số lương = 4,2 Phụ cấp trách nhiệm 70.000 => Lương theo công việc làm = = 1.683.818 (đồng) Lương chế độ = (đồng) Tiền lương tính nộp BHXH (lương cơ bản) = 350.000 x 4,2 = 1.470.000 (đồng) Bảo hiểm nộp = 1.470.000 x 6% = 88.200 (đồng) Tổng cộng lương = 70.000 + 1.683.818 + 133,636 = 1.887.454 (đồng) Tạm ứng lương kỳ I = Tiền lương tính nộp BHXH = 1.470.000 (đồng) Có số liệu lương kỳ I và kỳ II tháng 2/2006 tại Phòng Tổng hợp - Ban QLDA LĐ HN như sau: Tháng 2 năm 2006 ( Bản theo thời gia, chia 2 kỳ trong tháng, Kỳ 3 quyết toán vào cuối quý) Số TT Mã BH Họ và tên Công làm việc công chế độ Hệ số lương Phụ cấp Lương theo công làm việc Lương chế độ Tổng cộng lương Tạm ứng kỳ 1 Trừ BHXH Y Tế Còn lại kỳ 2 Ký nhận Tiền lương BHXH PCTN PCLĐ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 0050 Trần Thị Dung 18 2 4.2 70000 0 1683818 133636 1887455 1470000 88200 329255 1470000 2 0007 Phạm Anh Tuấn 18 2 4.05 0 0 1623682 128864 1752545 1417500 85050 249995 1417500 3 2798 Nguyễn Danh Duyên 18 2 2.96 175000 0 1186691 94182 1455873 1036000 62160 357713 1036000 4 3653 Đặng Tuấn Anh 18 2 2.65 0 0 1062409 84318 1146727 927500 55650 163577 927500 5 4347 Lê Thuỳ Hương 0 0 2.65 0 0 0 0 0 0 0 0 0 6 3284 Phạm Văn Thành 18 2 2.57 0 0 1030336 81773 1112109 899500 53970 158639 899500 7 3840 Phạm Thị Bích Hường 18 2 2.34 0 0 938127 74455 1012582 819000 49140 144442 819000 8 4089 Nguyễn Chí Thanh 18 2 2.34 0 0 938127 74455 1012582 819000 49140 144442 819000 9 3647 Bùi Duy Dũng 12 8 1.99 0 0 531873 253273 785145 696500 41790 46855 696500 (Nguồn: Số liệu lương kỳ I và kỳ II tháng 2 năm 2006 của phòng tổng hợp - Ban quản lý dự án LĐHN) * Chia lương Hàng tháng, vào ngày 22 trung tâm sẽ tạm ứng tiền lương cho CBCN theo mức tiền lương tối thiểu Nhà nước (gọi là V kỳ 1). Lương tạm ứng xác định: Vkỳ 1 = Hcb x 350.000 VD: Bà Trần Thị Dung Vkỳ 1 = 4,2 x 350.000 = 1.470.000 (đồng) Hiện nay, công ty đang áp dụng tiền lương tối thiểu của công ty là 550.000đ/tháng. Như vậy tiền lương tối thiểu tăng thêm so với tiền lương tối thiểu Nhà nước là 550.000 - 350.000 = 200.000 đồng/tháng Phần 200.000đồng sản xuất đựơc trả theo năng suất, chất lượng công việc nên gọi là tiền lương năng suất, tiền lương năng suất được thanh toán theo 2 kỳ Kỳ tạm ứng (ngày thứ 7 đầu tháng) Kỳ quyết toán (theo quý) -> chấm điểm Hàng tháng, vào ngày thứ 7. Ban sẽ tạm ứng tiền lương năng suất cho CBCNV theo mức 140.000đồng/tháng. Do đợt tạm ứng lương này, kết hợp với thanh toán bù trừ tiền lương của lần tạm ứng kỳ 1 (do kỳ 1 chưa tính đến ngày công thực tế) nên về bản chất đợt tạm ứng tiền lương này không phải chỉ là tạm ứng tiền lương năng suất, vì vậy gọi là V kỳ 2. - Đối với Ban giám đốc và các cán bộ quản lý (Trưởng, Phó phòng) của ban là những đối tượng được hưởng phụ cấp chức vụ của công ty , tiền lương kỳ 2 (Vkỳ 2) được xác định theo công thức: V(kỳ 2) = x - V(kỳ 1) Hpccv: Phó ban = 0,4 Trưởng ban =0,5 - Đối với CBCNV còn lại, tiên lương kỳ 2 được xác định theo công thức V(kỳ2) = x - V(kỳ 1) - Nếu trong tháng có những ngày nghỉ phép, hoặc nghỉ ngày lễ, tết vẫn hưởng lương thì CBCNV được thanh toán thêm vào đợt này tiền lương của những ngày nghỉ phép, lễ, tết như nhau: Vphép, lễ, tết = x * Tiền lương năng suất được quyết toán theo quý, hàng quý ban tự chấm điểm, xét thưởng VHAT và tiền lương năng suất trình hội đồng của công ty xét duyệt theo quy định tại quy chế xét thưởng VHAT và tiền lương năng suất (V2) của công ty. Trên cơ sở kết quả chấm điểm của hội đồng, công ty sẽ quyết toán tiền lương V2 của từng tháng trong quý cho ban theo công thức: V2 quyết toán = V2 được giao + (-) tiền lương V2 bị điều chỉnh [tiền lương v2 bị điều chỉnh là tiền lương V2 được tăng thêm so với kế hoạch giao (nếu ban hoàn thành nhiệm vụ) hoặc bị giảm đi (nếu ban không hoàn thành nhiệm vụ), được xác định trên cơ sở số điểm công ty chấm cho ban hàng tháng]. * Phương pháp trả lương cho cá nhân CBCNV Tổng quỹ lương năng suất Ban quản lý dự án V2 là: V2 = Tổng [Lđi x Lminv2 x (Hcb + Ppc) x n/22] Trong đó: Lđi: Tổng số lao động thực tế có ngày công làm việc trong tháng N: Ngày công làm việc thực tế theo lịch Hcb: Hệ số cấp bậc bình quân của đơn vị Ppc: Hệ số phụ cấp bình quân bao gồm phụ cấp chức vụ, trách nhiệm tổ trưởng, đội trưởng, lưu động LminV2: Lương tối thiểu V2. Ví dụ: Tháng 12 Lđi = 54; n = 22; (Hcb+Ppc) = 3,20; LminV2 = 200.000 => V2 = 54 x 22 x 3,20 x 200.000 = 34.560.000 (đồng) Có V2 quý IV/2005 phụ cấp các phòng thuộc ban TT Nội dung Số liệu để tính V2 tháng 10 V2 tháng 11 V2 tháng 12 V2 quý IV Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 1 Lđi 53 53 54 32,884,091 34.556.000 34.560.000 102,000,091 2 n 21 22 22 3 (Hcb+Ppc) 3.25 3.26 3.20 4 LminV2 200.000 200.000 200.000 (Nguồn: Số liệu V2 quý IV, năm 2005 phụ cấp các Phòng thuộc Ban) V2i = x [ni x (Hcbi + Hpci) x đi] Trong đó: V2i : Là số tiền lương theo thành tích cá nhân của CNV thứ i. ni : Là ngày công thực tế của CNV thứ i. Hpc: Là phụ cấp chức vụ Trưởng (Phó) Ban trực thuộc công ty và trưởng, phó phòng thuộc ban, phụ cấp thủ quỹ để tính tiền lương năng suất cho CNV thứ i. đi: Là số điểm đạt được của CNV thứ i. Căn cứ vào chất lượng công tác và khối lượng công việc đảm nhận của từng CBCNV các phòng thuộc ban số điểm này từ 0 đến 100. * Tiền lương V2 tạm ứng: V2ứng = 140.000 đồng x ni/22 x Hcbi Trong đó: ni: Ngày công làm việc thực tế của cá nhân Hcbi: Hệ số cấp bậc của cá nhân Tiền lương V2, tạm ứng của mỗi CNV được tính theo công thức, tiền lương V2 tạm ứng của phòng bằng tổng tiền lương V2 tạm ứng của mỗi cá nhân. * Tiền lương V2 còn lại: V2 còn lại = V2 được hưởng - V2ứng Lương V2 tháng 12 năm 2005 TT Họ và Tên Hệ số lương (cả Phụ cấp) Ngày công T12/2005 Điểm thi đua T12/2005 Kết quả Lương V2 V2 tạm ứng Thành tiền Ký nhận Phòng Tổng hợp 32,746 4,031,070 2,760,418 1,270,652 1 Trần Thị Dung A 4.40 19 74.83 6,256 770,095 507,818 262,277 2 Phạm Bích Hường 1.83 22 75.0 3,020 371,704 256,200 115,504 3 Phạm Anh Tuấn 4.05 22 75.0 6,683 822,624 567,000 255,624 4 Phạm Văn Thành 2.57 22 75.0 4,241 522,011 359,800 162,211 5 Đặng Tuấn Anh 2.65 22 75.0 4,373 538,260 371,000 167,260 6 Nguyễn Chí Thanh 2.34 22 75.0 538,260 475,294 327,600 147,694 7 Lê Thuỳ Hương 2.65 22 75.0 531,083 531,083 371,000 160,083 (Nguồn: Số liệu lương V2 tháng 12/2005 của Phòng Tổng hợp thuộc BQLDA Lưới điện Hà Nội) Ví dụ: Tính tiền lương V2 tháng 12 của Bà Trần Thị Dung ở phòng tổng hợp v`ới số liệu như sau: Hệ số lương (cả phụ cấp): Hcb + Hpc = 4.40 Ngày công T12/2005: N = 19 Điểm thi đua: đ = 74.83 Lương V2 của phòng tổng hợp: 4.031.070 [n x (Hcb + Hpc) x đ] = 19 x 4.40 x 74.83 = 6.256 S (n x (Hcb + Hpc) x đ = 4.40 x 19 x 74.83 + 1.83 x 22 x 75.0 + 4.05 x 22 x 75 + 2.57 x 22 x75.0 + 2.65 + 22 + 75.0 + 2.34 x 22 x 75.0 + 2.65 x 22 x 75.0 = 32.746 => V2 = x 6.256 = 770.095 (đồng) V2tạm ứng = 140.000 x x Hcb = 140.000 x x 4,2 = 507.818 (đồng) => Tiền lương V2 còn lại = 770.095 - 507.818 = 262,277 (đồng) * Ngoài ra còn tiền lương bổ sung năm Căn cứ công văn số: 1029/HD/ĐLHN - D03 về việc "Hướng dẫn thực hiện bổ sung tiền lương sản xuất kinh doanh điện thuộc chỉ tiêu năm 2005. Đểđảm bảo thu nhập của CBCNV ban QLDA theo mặt bằng chung của công ty, số tiền lương bổ sung được phân bổ theo ngày công làm việc thực tế, kết quả công tác và thành thích đạt được thông qua tiền lương năng suất V2 của năm với hệ sóo = 0,209 Công thức tính: Tiền lương bổ sung năm = V2 năm x 0,209 VD: Tính tiền lương bổ sung năm 2005 của Trần Thị Dung A với V2 năm = 7.767.507 Hệ số = 0,209 => Tiền lương bổ sung năm 2005 của Trần Thị Dung A là: 7.767.507 x 0,209 = 1.623.409 (đồng) Ta có số liệu bổ sung lương năm 2005 của phòng tổng hợp là: Bổ sung lương năm 2005 TT Họ và Tên Tiền lương V2 Quý I Tiền lương V2 Quý II Tiền lương V2 Quý III Tiền lương V2 Quý IV Tổng tiền lương V2 Tiền lương bổ sung T7 T8 T9 T10 T11 T12 Phòng Tổng hợp 9,102,310 8,188,776 2,737,053 2,982,731 2,625,973 3,944,374 4,143,264 4,031,071 37,755,552 7,890,910 1 Trần Thị Dung A 1,665,512 1,768,291 606,418 667,434 537,744 846,552 905,461 770,095 7,767,507 1,623,409 2 Phạm Bích Hường 1,490,707 1,592,173 546,414 601,392 535,539 782,656 835,329 822,624 7,206,834 1,506,409 3 Phạm Anh Tuấn 1,048,836 1,120,227 384,448 423,130 376,796 496,648 530,073 522,011 4,902,169 1.024.553 4 Phạm Văn Thành 264,440 259,894 286,043 254,721 348,929 377,445 371,704 2.163,176 452,104 5 Đặng Tuấn Anh 864,318 916.953 314,701 346,365 308,438 512,108 546,574 538,260 4,347,717 908,673 6 Nguyễn Chí Thanh 864,31 916,953 314,701 346,365 308,438 452,201 482,635 475,294 4,160,905 869,629 7 Lê Thuỳ Hương 823,735 807,727 310,477 312,002 304,297 505,280 465,747 531,083 3,146,896 848,613 8 Nguyễn Phú Hiếu 2,344,884 802,012 657,701 (Nguồn: Sô liệu về bổ sung lương năm 2005 của Phòng Tổng hợp thuộc Ban QLDA ) 1.2. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm, tiền ăn ca, các khoản khác Căn cứ quyết định số 3528/EVN/ĐLHN-TCLĐ căn cứ Căn cứ Nghị định só 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động và tiền lương. Căn cứ thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 05/2003 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 14/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước Thực hiện văn bản số 5854/EVN-TCCB-LĐ ngày 14/10/1999 của Tổng công ty Điện lực Việt Nam hướng dẫn thực hiện chế độ làm việc 40h/tuần. * Đối tượng áp dụng Đối tượng áp dụng là CNVC trong công ty điện lực TP. Hà Nội làm việc dưới các hình thức: - Hưởng lương theo thời gian - Hưởng lương khoán sản phẩm 1.2.1. Quá trình hạch toán tiền làm thêm giờ, làm việc ban đêm. 1.2.1.1 Mục đích: Nhằm đảm bảo quá trình tổ chức hoạt đông, nâng cao hiệu quả làm việc được tốt hơn, đảm bảo được chế độ lương phù hợp đối với công nhân viên làm việc ngoai giờ, làm vào ban đêm, 1.2.1.2 Nguyên tắc chung - Phải thoả thuận người lao động làm thêm giờ - Đơn vị phải bố trí lao động hợp lý, tổng số làm thêm không quá 200h/ 1năm đối với 1 người lao động. - Các đơn vị bố trí làm thêm giờ phải có lệnh sản xuất của giám đốc 1.2.1.3 Điều kiện thanh toán tiền lương ngoài giờ - Tiền lương ngoài giờ được áp dụng thanh toán đối với những công nhân viên chức được huy động làm thêm giờ ngoài thời gian làm việc được quy định tại điều 68 của Bộ Luật Lao Động. - Riêng đối với ngày thứ bảy: để áp dụng chế độ làm việc 40h/1 tuần tất cả các đơn vị phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ 48h làm việc trong tuần. Các công việc này là chức năng nhiệm vụ được giao của đơn vị, đơn vị phải tự tổ chức, bố trí lao động hợp lý để hoàn thành công việc, nếu không hoàn thành công việc các đơn vị phải bố trí công việc vào ngày thứ 7, không thanh toán tiền lương làm thêm giờ đối với ngày thứ 7 cho tất cả các bộ phân. - Những công việc có tính chất đặc biệt ( trực bão lụt, bầu cử,), những công việc không nằm trong kế hoạch của các phòng ban, thì được tính thanh toán tiền lương ngoài giờ ngày thứ 7 1.2.1.4 Chế độ trả lương làm việc ngoài giờ * Trả lương làm việc ngoài giờ Mức 150% áp dụng với giờ làm thêm vào ngày thường. Mức 200% áp dụng đối với làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần. Mức 300% áp dụng đối với làm thêm vào ngày lễ. (Trong mưc 300% bao gồm tiền lương trả cho thời gian nghĩ nghĩ được hưởng nguyên lương) Tiền lương Làm thêm giờ = Tiên lương 1h của cá nhân x 150%(200%, 300%) x Sốgiờ làm thêm Hệ số lương x Lương tối thiểu DN Tiền lương 1h của 1 cá nhân = 22 x 8 Trong đó: - Hệ số lương: là hệ số mức lương hiện hưởng ( không bao gồm các khoản phụ cấp) - Lương tối thiểu của DN = 550.000 đồng *Trả lương làm việc vào ban đêm Tiền lương làm việc = Tiền lương 1giờ x 30% x Số giờ làm việc vào ban đêm của cá nhân vào ban đêm Trường hợp người làm việc làm thêm giờ vào ban đêm Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương làm thêm giờ x 130% vào ban đêm * Trường hợp CBCNV làm thêm ngoài giờ mà đơn vị bố trí cho nghĩ bù những giờ làm thêm thì phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm nếu làm thêm giờ vào ngày bình thường, 100%nều làm thêm vào ngày nghĩ hàng tuần và 200% vào ngày lễ, tết *Tiền lương nghĩ giữa ca: Tiền lương nghĩ giữa ca đối với CBCNV làm việc liên tục 8h theo chế độ 3 ca. Đối với ca ngày: Người lao động được nghĩ 30 phút tính vào giờ làm việc đựơc thanh toán tiền lương như sau: Tiền lương nghĩ giữa ca = Tiền lương 1h của một cá nhân x Số giờ nghĩ giữa ca Đối với ca đêm: người lao động được nghĩ 45 phút tính vào giờ làm việc được thanh toán tiền lương như sau: TL nghĩ giữa ca = TL 1h của một cá nhân x Số giờ nghĩ giữa ca trong 1 tháng 1.2.2. Tiền ăn ca và các khoản khác ở Ban Quản lý dự án * Tiền ăn ca Ở Ban QLDA mỗi công nhân viên đều có tiền ăn ca, nếu đủ công thì mỗi tháng được thưởng 350.000 (đồng) tiền ăn ca. Nếu như CBCNV không tham gia đủ ngày công thì mỗi ngày đựơc hưởng 15.000 (đồng) tiền ăn ca Ví dụ: Trần Thị Dung Ngày công thực tế: đủ công thì đựơc hưởng 350.000 (đồng) Bùi Huy Dũng Ngày công thực tế là: 12 => tổng số tiền được lĩnh là: 12 x 15.000 =180.000 (đồng) Ta có: Số liệu tiền ăn ca của Phòng Tổng hợp tháng 2 năm 2006 như sau: TT Họ và tên Ngày công thực tế Tổng số tiền được lĩnh Ký nhận 1 Nguyễn Danh Duyên Đủ công 350.000 2 Trần Thị Dung Đủ công 350.000 3 Phạm Anh Tuấn Đủ công 350.000 4 Phạm Văn Thành Đủ công 350.000 5 Nguyễn Chí Thanh Đủ công 350.000 6 Bùi Huy Dũng 12 180.000 7 Đặng Tuấn Anh Đủ công 350.000 8 Phạm Thị Bích Hường Đủ công 350.000 Tổng cộng 2.630.000 (Nguồn: Số liệu tiền ăn ca tháng 2/2006 của Phòng Tổng hợp thuộc Ban QLDA) Số liệu về tiền ăn ca của Ban Quản lý dự án tháng 2 năm 2006 TT Phòng Số tiền Ký nhận 1 Phòng Tổng hợp 2.630.000 2 Phòng Kế hoạch 2.080.000 3 Phòng Đền bù 2.705.000 4 Phòng CSTC 4.900.000 5 Phòng TCKT 3.500.000 6 Phòng Vật tư 2.100.000 Tổng cộng 17.915.000 (Nguồn: Số liệu về tiền ăn ca tháng 12/2006 của các Phòng thuộc Ban QL) * Các khoản khác - Đối với trưởng các phòng mỗi tháng được hưởng 1 khoản phụ cấp về tiền điện thoại di động là: 300.000 (đồng), 100.000 (đồng) tiền điện thoại cố định - Đối với phó phòng mỗi tháng được hưởng một khoản phụ cấp về tiền điện thoại di động là : 200.000 (đồng) - Đối với phòng giám sát thi công thì được hưởng 100.000 (đồng) tiền điện thoại di động, 200.000 (đồng) tiền xăng xe. III. PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC TIỀN THƯỞNG Tại ban quản lý, quá trình thực hiện trích tiền thưởng căn cứ vào các quyết định về tiền thưởng của câp trên về những thành tích mà Ban quản lý dự án, cá nhân cán bộ công nhân viên trong ban đạt được. Các loại thưởng bao gồm: Thưởng vận hành an toàn Thưởng thực hiện chương trình Thưởng thành tích xuất sắc trong các dự án do ban quản lý điều, hành thực hiện. Cụ thể, trong giai đoan thực tập tại Ban quản lý dự án cụ thể những hình thức thưởng như sau: 1. Thưởng vận hành an toàn Đây là hình thức thưởng mang tính chất đặc trưng của ngành, trên cơ sở thực hiện công văn số 6834/CV – EVN – LĐTL ngày 30/12/2005 của Tổng công ty điện lực Việt Nam về việc thực hiện chế độ thưởng an toàn điện ( Vận hành an toàn), Tại công ty Điện lực Hà Nội, theo công văn CV/ĐLHN – P03 ngày 04/04 năm 2006 như sau * Đối tượng áp dụng chế độ thưởng vận hành an toàn(VHAT): - Cán bộ công nhân viên quản lý vận hành lưới điện, sữa chữa thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện có cấp điện áp 110KVA - Cán bộ, công nhân viên hệ thống điều độ lưới điện - Cán bộ, công nhân viên đội sữa chữa điện nóng (HOTLINE) - Các ban dự án trực thuộc điện lực Hà Nội - Giám đốc, phó giám đốc kỹ thuật cán bộ thuộc bộ phận quản kỹ thuật, an toàn của công ty và các đơn vị - Cán bộ công nhân viên trực tiếp quản lý dự án vận hành lưới điện, trạm biến áp, thí nghiệm thiết bị điện có cấp điện áp dưới 110KV - Các bộ phận: treo tháo công tơ, quản lý và kiểm tra công tơ, ghi số công tơ, phúc tra ghi số công tơ, * Phương pháp xây dựng quỹ thưởng VHAT Quỹ tiền thưởng VHAT của đơn vị được ǁây dựng trên cơ sở số lao động thực tế ( thuộc đối tượng VHAT), hệ số lương thực tế và mức lương tối thiểu được duyệt, như sau: Vvhat = Lđh x Hcb x Lmin x Mtt x 12 tháng * Công thức tính tiền thưởng VHAT Tiền thưởng vận hành an toàn được phân phối cụ thể theo công thức sau: Ti = Mức thưởng * Hi * Xi Trong đó: Ti: là tiền thưởng của người thứ i Hi: là tiền thưởng theo công thực tế người thứ i Xi: là hệ số thành tích người thứ i và được tính như sau: Xi Mức thưởng của Ban Quản lý dự án được tính theo công thức: Mức thưởng = * Quy trình xét duyệt thưởng VHAT Trên cơ văn bản chung về đối tương thực hiện thưởng như trên, Công ty điện lực Hà Nội tiến hành họp xét thưởng vận hành an toàn cho các phong, ban trong công ty, cuộc họp do hội đồng xét thưởng của công ty tiên hành trên cơ sở quy chế vận hành an toàn của công ty, kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và bảng tự chấm điểm hàng tháng của các phòng ban chức năng. Trên cơ sở biên bản cuộc họp, quyết đinh phân bổ tiền thưởng VHAT cho từng phòng, ban, sau đó phong tổng hợp công ty điện lực Hà Nội cùng các phòng ban chức năng tiến hành lập chi tiết mức thưởng cho từng cá nhân trong các phong ban minh.( Theo bản số.) 2. Thưởng các đơn vị có thành tích: Trong việc tham gia thực hiện các nhiệm vụ của công trình đầu xuân Bính Tuất – Năm 2006 tại trạm biến áp 110KV Thượng Đình Theo quyết định số 623/ QĐ - EVN - ĐLHN – P 17 ngày 10/02/2006 thì quá trình khen thưởng cụ thể cho các phòng ban được thực hiện như sau: (Nguồn:Danh sách thực hiện khen thưởng các đơn vị tham gia thực hiện các nhiệm vụ của công trình đầu xuân Bính Tuất năm 2006 tại phòng Tổng hợp thuộc Ban QLDA) 3. Tiền thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện chương trình FMIS Theo quyết định số 690/ QĐ - EVN - ĐLHN – P 17 ngày 15/02/2006 thì quá trình khen thưởng cụ thể cho các phòng ban và các cá nhân được thực hiện như sau: (Nguån: Danh sách thực hiện khen thưởng các đơn vị cá nhân, tháng 2/2006 của Ban QLDA ) CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG, THƯỞNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 3.1. Định hướng hoạt động của Ban trong thời gian tới Tiếp tục phát huy những kinh nghiệm đã đạt được để phấn đấu thực hiện hoàn thành kế hoạch đầu tư xây dựng trong những năm tới. Trong công tác quản lý điều hành: Tiến hành áp dụng thí điểm mô hình chủ nhiệm điều hành dự án nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của cán bộ chủ nhiệm dứ án. Trong công tác tư vấn: Tiếp tục bám sát công tác lập dự án đầu tư, công tác thiết kế các dự án, kịp thời phát hiện những bất hợp lý để xử lý nhằm đẩy nhanh tiến độ và chất lượng dự án đầu tư, thiết kế. Trong đó sẽ thực hiện các biện pháp như: lựa chọn đơn vị tư vấn phù hợp với mục tiêu dự án, thực hiện chế độ thưởng phạt hợp đồng tư vấn. Trong công tác thoả thuận, đền bù GPMB: Bám sát, tranh thủ tạo điều kiện và hợp tác của các cơ quan, ban ngành, các cấp chính quyền Thành phố để thúc đẩy việc thoả thuận điểm điểm, thoả thuận tuyến, xin cấp đất,xin phép xây dựng, phép đào hè đường và tổ chức công tác đền bù giải phóng mặt bằng thi công. Trong công tác lựa chọn nhà thầu: Thực hiện việc kiểm tra thường xuyên năng lực nhà thầu, chủ yếu thực hiện đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu tốt, phù hợp gói thầu. Trong công tác kế hoạch: Thực hiện nghiêm chỉnh theo quy trình lập và kiểm soát thực hiện kế hoạch ĐTXD của Công ty. Lập, đăng ký tiến độ thực hiện cụ thể, có kế hoạch giải ngân theo thời gian cho từng dự án, theo dõi thực hiện tiến độ đã lập, kiểm điểm và báo cáo định kỳ. Trong công tác giám sát thi công: Nâng cao trách nhiệm và chất lượng công tác giám sát thi công, trong đó sẽ cử cán bộ giám sát thi công đi đào tạo nghiệp vụ. Trong công tác nghiệm thu công trình: Thực hiện nghiêm chỉnh theo Luật Xây dựng, Nghị định số 209/2005/NĐ-CV của Chính phủ về công tác quản lý chất lượng công trình, nâng cao chất lượng nghiệm thu công trình. Thường xuyên thực hiện công tác tự giám sát đánh giá đầu tư theo quy trình giám sát đánh giá đầu tư của Công ty theo mốc tiến độ để kịp thời phát hiện vướng mắc và có biện pháp xử lý kịp thời. Trong công tác thanh quyết toán: Đẩy nhanh tiến độ thanh quyết toán cho các nhà thầu cung ứng vật tư, nhà thầu xây lắp, nhà thầu tư vấn theo kế hoạch. 3.2. Những ưu, nhược của hình thức trả lương, trả thưởng tại Ban Quản lý dự án Đối với mỗi doanh nghiệp, công tác trả lương và trả thưởng cho các cán bộ CNV luôn có những mặt được và mặt chưa được, việc phân tích để thấy được mặt đã làm được để phát huy và những mặt còn hạn chế để khắc phục là điều nên làm. Công tác trả lương trả thưởng tại Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội đã đạt được chưa đạt được một số mặt, cụ thể như sau: 3.2.1. Kết quả đạt được Đảm bảo đời sống của cán bộ CNV ngày càng được cải thiện là mục tiêu không ngừng của bất kỳ một nhà quản lý doanh nghiệp nào. Từ khi thành lập tới nay, Ban Quản lý dự án luôn luôn đảm bảo đời sống cho mỗi cán bộ công nhân viên thật đầy đủ, đúng kỳ và đúng chế độ. Cụ thể được thể hiện ở một số mặt sau: * Chế độ tiền lương áp dụng đúng quy định hiện hành của Nhà nước: Sau khi nghị định 2005/2004/NĐ/CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về việc quy định hệ thống thang lưong, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước, căn cứ vào thông tư 01/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/1/2005 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với công ty Nhà nước được ban hành và có hiệu lực, công ty Điện lực Hà Nội nói chung cũng như các đơn vị trực thuộc nói riêng đã áp dụng cách tính lương và các khoản phụ cấp cho toàn bộ cán bộ công nhân viên, đảm bảo hệ thống bảng lương và hệ số lương đúng như chế độ, không gây thiệt thòi so với các doanh nghiệp khác. Từ khi áp dụng hệ thống bảng lương và hệ số lương mới, nói chung mức sống của các cán bộ CNV được cải thiện hơn. Ngoài ra, ngành Điện lực nói chung luôn luôn cố gắng tăng mặt bằng lương kinh doanh tối thiểu áp dụng toàn ngành (hiện nay là 550.000đ/tháng). Và quan trọng hơn, tiền lương cho các cán bộ công nhân viên là luôn đảm bảo được nhận đúng ngày (nhất là đối với các khoản lương chính, được nhận hàng tháng), không gây tâm lý chờ đợi được phát lương - những khoản thu nhập tối thiểu để duy trì sự tồn tại của mỗi cá nhân người lao động cũng như với gia đình của họ. * Chế độ tiền lương đảm bảo đúng với sức lao động của cán bộ CNV. Đối tượng công việc của cán bộ công nhân ngành Điện lực nói chung cũng như Ban QLDA lưới điện nói riêng (nhất là những công nhân thuộc khối lao động trực tiếp hay những người giám sát các công trình đầu tư XDCB, phải tiếp xúc với trạm biến áp, tiếp xúc với lưới điện, nên công việc rất nguy hiểm, việc bố trí lao động ở mỗi vị trí cũng phải đảm bảo những quy định về an toàn nhất định, thời gian làm việc trung bình đủ để đảm bảo sức khoẻ là 8 tiếng một ngày. Trong trường hợp phải đi làm đêm liên tục (khối giám sát công trình) thì Ban quản lý Dự án lưới điện Hà Nội đã bố trí cho người lao động được nghỉ bù, hoặc phải bố trí cán bộ khác đi thay. Với mỗi giờ làm ngoài giờ cũng được tính lương làm thêm ngoài giờ, vừa để động viên người lao động, vừa để đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho mỗi người lao động. * Chế độ tiền lương luôn thể hiện sự khuyến khích người lao động làm việc. Có thể khẳng định tại Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội, trong việc tính lương cho mỗi cán bộ CNV cũng thể hiện sự khuyến khích cho mỗi cán bộ. Hàng quý, lãnh đạo Ban tiến hành chấm điểm hoàn thành nhiệm vụ cho từng cá nhân người lao động, ai làm việc có hiệu quả thì điểm cao, căn cứ và điểm đó cùng với hệ số lương, những người điểm cao sẽ đựơc nhận một mức thưởng cao hơn. Đó cũng là động lực để mỗi cán bộ công nhân viên luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, làm việc hăng say hơn. * Đối với những cán bộ CNV bị ốm hay nghỉ thai sản, không tính vào ngày công làm việc thực tế vào cả ngày công chế độ, được hưởng theo mức lương do BHXH trả(nghỉ ốm: hưởng 75% lương cơ bản, nghỉ thai sản hưởng 100% lương cơ bản. Còn đối với những cán bộ CNV nghỉ phép thì vẫn được tính vào ngày công chế độ, doanh nghiệp trả, đảm bảo có thu nhập cho người lao động. Hình thức trả lương thời gian áp dụng phổ biến trong các công ty vàdoanh nghiệp Nhà nước do tính đơn giản, dễ hiểu, giúp cho CBCNV có thể dễ dàng nhẩm tính được tiền lương của mình. - Tiền lương cũng được tính dựa vào số ngày công làm việc thực tế của CBCNV, nên nó có tác dụng khuyến khích CBCNV đi chăm chỉ, đầy đủ nhằm nâng cao thu nhập. 3.2.2. Nhược điểm * Do lương được tính trả theo thời gian làm việc thực tế (ngày công làm việc thực tế) và một ngày làm việc là 8 tiếng, với đại bộ phận các cán bộ là thường kết thúc công việc của mình tại thời điểm 4 giờ 30 phút chiều, có thể tại thời điểm đó công việc còn đang dở dang nhưng đã thành thói quen, để lại đến ngày hôm sau làm tiếp. Đây là một thực tế cần khắc phục. Ban QLDA nên có một cơ chế linh hoạt, thông thoáng hơn nhằm khuyến khích người lao động làm việc. Ngoài ra việc chấm công tại các phòng cũng chỉ là tương đối, một số cá nhân hay đi muộn về sớm nhưng vẫn được tính là một ngày đủ 8 giờ làm việc thực tế. Điều này gây tâm lý không hài lòng đối với bộ phận lao động đi làm đúng giờ và thường xuyên về muộn hơn giờ quy định. Chứng tỏ, công việc với mỗi người là cũng không đồng đều như nhau, hiện tượng không công bằng trong doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tâm lý làm việc cho những người xung quanh.Cần phải cải thiện. * Tiền thưởng trả cho cán bộ CNV tại Ban Quản lý DALĐ Hà Nội thực tế là có, tuy nhiên mức tiền thưởng còn chưa cao và thời điểm được nhận tiền thưởng còn chậm so với các phòng Ban khác thuộc Công ty Điện lực TP. Hà Nội. Nguyên nhân: Mức thưởng chưa cao vì: điểm thưởng hoàn thành nhiệm vụ của Ban quản lý dự án thường thấp hơn so với các phòng ban khác thuộc khối phòng ban của Công ty Điện lực Hà Nội, việc hoàn thành nhiệm vụ tại Ban QLDA phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên mặc dù công việc khó khăn vất vả và phức tạp hơn các phòng ban khác nhưng điểm thưởng lại thấp hơn. Đó cũng là điều gây ra một tâm lý không thoải mái trong người lao động tại Ban. Thời điểm trả thưởng còn chậm vì: sau khi có văn bản hướng dẫn, có điểm thưởng hoàn thàn nhiệm vụ của công ty chuyển xuống tới Ban quản lý, khi đó Ban QLDA bắt đầu làm thủ tục rút chi phí ban từ các ngân hàng về, vì theo những thủ tục tín dụng nhất định (đôi khi mất hàng tuần) (về nguyên tắc Ban QLDA không được để số dư tồn quỹ lớn, chỉ đủ để chi thửơng chậm cũng khiến cán bộ CNV của Ban Quản lý bất bình, không hài lòng. Đây cũng là điểm cần phải khắc phục. Mặt khác, các hình thức thưởng áp dụng tại ban quản lý dự án còn rất nghèo nàn, không sáng tạo trong từng trường hợp cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xứng đáng được thưởng để động viên đúng lúc, kịp thời. Nếu làm được việc đó một mặt tạo được tâm lý rất tích cực cho chính cá nhân được thưởng, mặc khác làm gương cho các cá nhân noi theo phấn đấu, tạo không khí tích cực cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của Ban. * Tiền phụ cấp: đối với trưởng phòng, phó phòng trong Ban cũng đã được hưởng một mức phụ cấp trách nhiệm nhất định (trưởng phòng là 0.3 và phó phòng là 0.2) tuy nhiên đó vẫn là một hệ số quá thấp, cần phải thay đổi. Đối với những cán bộ CNV làm việc với môi trường độc hại cũng được hưởng thêm mức phụ cấp độc hại tuy nhiên cũng vẫn thấp (hệ số 0,1). - Cách tính lương của Ban chưa phù hợp với tiến độ thực hiện dự án, chính vì vậy chưa đánh giá đựơc tiến độ hoàn thành của mỗi nhân viên cũng như toàn ban, qua đó cũng không có khả năng khuyến khích cán bộ công nhân viên hoàn thành đúng hoặc vượt mức tiến độ kế hoạch đề ra. Quá trình xác định hệ số lương, thưởng tại ban chủ yếu theo thâm niên công tác mà chưa có sự phù hợp với trình độ, lĩnh vực làm việc của cán bộ công nhân viên, chính vì vậy chưa có sự thoả đáng cho những cán bộ công nhân viên làm việc trong lĩnh vực độc hại, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao - Công tác đánh giá chất lượng làm việc của công nhân viên còn chưa chặt chẽ, chỉ căn cứ vào bảng chấm công, trong khi đó thời gian làm việc 8 tiếng một ngày cũng chỉ mang tính quy định chung còn thực tế thực hiện còn nhiều bất cập. - Quỹ lương được trích ra từ kinh phí quản lý dự án của dự án đầu tư. Chính vì vậy quá trình tạo lập nên quỹ tiền lương phụ thuộc vào quy mô dự án cũng như thờigian quyết toán dự án.Trong thực tế, quy mô dự án do Ban quản lý và thi công có quy mô khác nhau nên giá trị chi phí tiền lương phân bổ cũng có mức độ khác nhau điều này gây nên khó khăn cho Ban quản lý trong việc trích hưởng quỹ lương từ những dự án nhỏ dẫn đến Ban phải tìm nguồn bù đắp tiền lương trả cho công nhân viên bằng vay ngân hàng, đến lúc quản lý dự án lớn thì tiến hành bù đắp lại.Qua đó cho thấy tính ổn định quỹ lương của Ban thấp, quỹ lương ngoài chức năng thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên còn phải gánh trả chi phí lãi ngân hàng trong trường hợp quỹ lương hiện tại không đủ bù đắp. - Để gây nhanh tiến độ thực hiện dự án, thuận tiện trong khâu quản lý có một số khoản mục như đánh giá, thẩm định dự án do ban thực hiện nhưng theo quy định hiện tại thì không tính vào tiền lương hay thưởng làm thêm công việc này. Điều này cho thấy đánh giá công việc thực tế của cán bộ công nhân viên trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ đó còn nhiều thiệt thòi. - Do qũy tiền lương được trích từ dự ánd dầu tư (trích % trong tưng dự án nhằm trang trải chi phí của Ban và trả lương cho CBCNV) trong khi, công tác thanh, quyết toán của công trình lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tiến độ thi công, khả năng giải ngân. những nhân tố khách quan đó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, thời điểm "dòng tiền" trích về đến Ban, chính vì vậy khả năng tạo lập quỹ lương ít nhiều bị ảnh hưởng. 3.3. Hoàn thiện hình thức trả lương tại Ban QLDA * Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian - Do lương được tính trả theo thời gian làm việc thực tế nên việc chấm công tại các phòng cũng chỉ mang tính chất tương đối, một số cá nhân hay đi muộn về sớm nhưng vãn được tính một ngày đủ 8h làm việc thực tế. Vì thế theo tôi phương pháp chấm chông phải được tính cụ thể như sau: +Phân tích chức năng, nhiệm vụ công việc xác định các tiêu chuẩn để chấm công, lập thành hệ thống các chỉ tiêu để làm căn cứ đánh giá thời gian làm việc. + Thông qua các hệ thống chỉ tiêu đó, Ban làm căn cứ để chấm công và tính tiền lương cơ bản cho CBCNV. * Hoàn thiện cách tính lương năng suất V2 Tiền lương năng suất V2 được thanh toán theo phương pháp chấm điểm đang áp dụng hiện nay vẫn mang tính chất tương đối, các chỉ tiêu đưa ra như làm đủ số ngày công thực tế theo quy định, chấp hành tốt kỷ luật lao động các phòng tự chấm điểm cho CBCNV trong phòng rất chung chung. Không gắn với hiệu qủa công việc, không gắn với năng suất lao động và chất lượng lao động. Vì có nhiều người làm đủ số ngày công nhưng thời gian làm việc thực tế của họ lại ít, thời gian lãng phí thì nhiều, họ có một mặt tại nơi làm việc nhưng lại không làm việc dẫn đến hiệu quả công việc không cao, phương pháp chấm điểm của phòng đối với CNBCNV trong phòng còn mang tính chất cả lể muốn chấm điểm cho CBCNV phòng mình cao để không bị xem là kém hơn so với các phòng khác. Thực trạng trên đã không phản ánh đúng kết quả làm việc của từng cá nhân. Theo tôi tiền lương năng suất V2 tính theo phương pháp chấm điểm nên phải chặt chẽ và chính xác hơn cụ thể là: + Phân tích chức năng, nhiệm vụ của công việc xác định các tiêu chuẩn xét điểm, lập thành hệ thống các chỉ tiêu để làm căn cứ đánh giá thành tích mỗi đơn vị, mỗi cá nhân. + Thông qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, đơn vị làm căn cứ xét điểm và tính tiền lương năng suất cho cá nhân. * Do đặc thù của Ban là tham gia các dự án có quy mô nhỏ, nên trong công việc hưởng qúy lương từ những dự án nhỏ còn gặp nhiều khó khăn (phải tìm nguồn bù đắp từ dự án khác) nên phải tự lập các khoản tài khoản riêng để nhằm vay vốn từ dự án đầu tư khác nhằm trang trải tiền lương cho CBCNV. Mà mỗi lần lập một tài khoản riêng thì vấn đề làm thủ tục với ngân hàng có khi mất hàng tuần.Bởi vậy theo tôi Ban lên mở một tài khoản riêng cố định của Ban, để tránh tình trạng mỗi dự án phải lập một tài khoản, tránh tình trạng trả lương chậm cho CBCVN. * Hoàn thiện công tác sử dụng tổng qũy tiền lương chung Để việc sử dụng quỹ tiền lương tập trung có hiệu quả đảm bảo chi không vượt qúa nguồn quỹ có cũng như tránh tình trạng dồn chi qũy tiền lương vào những tháng cuối năm nên Ban có kế hoạch sử dụng quỹ lương như sau: Từ nguồn quỹ lương công ty giao, hàng tháng Ban cân đối quỹ lương dề phân bố quỹ lương trả cho CBCNV. + Trích tối đa 80% để trả trực tiếp cho CBCNV + Trích đến 3% quỹ tiền lương đề thưởng cho CBCNV của ban hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Trích đến 2% quỹ tiền lương để thưởng nhằm khuyến khích cho CBCNV có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. + Trích đến 15% quỹ tiền lương làm quỹ dự phòng cho kỳ sau. * Hoàn thiện tiền phụ cấp - Đối với trưởng phòng, phó phòng trong Ban cũng được hưởng mọt mức phụ cấp trách nhiệm nhất định (trưởng phòng 0,3 và phó phòng là 0.2) còn đối với những cán bộ CNB làm việc ở môi trường độc hại được hưởng mức phụ cấp độc hại là 0.1 tuy nhiên mức phụ cấp đó vẫn còn qúa thấp. Vì vậy theo tôi mức phụ cấp trách nhiệm đối với trưởng phòng là 0.5, phó phòng là 0.4 và mức phụ cấp độc hại là 0.3. 3.4. Hoàn thiện hình thức trả thưởng tại Ban QLDA - Mức thưởng chưa cao, do điểm thưởng hoàn thành nhiệm vụ của ban thường thấp hơn so với các phòng khác thuộc khối phòng ban của công ty việc hoàn thành của ban phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Điểm thưởng của Ban được xác định thông qua việc hoàn thành các chỉ tiêu mà công ty giao cho. Quá trình giao chỉ tiêu hoàn thành công việc của công ty cho ban còn mang tính chất tương đối chưa có tính khả thi cao. Ví dụ: trong năm công ty giao cho ban hoàn thành Chỉ tiêu 1 Chỉ tiêu 2 Chỉ tiêu 3 Đểhoàn thành chỉ tiêu 1 thì ban cần phải có thời gian là 3 tháng mới hoàn thành chỉ tiêu nhưng do công ty giao hoàn thành chỉ tiêu 1 trong 2 tháng. Vì vậy điểm thưởng của Ban ở chỉ tiêu 1 thường là thấp (nguyên nhân chính là thời gian mà công ty giao cho Ban chưa có tính khả thi cao) quá trình thực hiện chỉ tiêu Ban còn gặp nhiều nguyên nhân khách quan như: bão lụt, công tác giải phóng mặt bằng và đền bù gặp khó khăn Vì thế theo tôi để xác định đúng điểm thưởng thì trước khi giao chỉ tiêu cho Ban thì trước tiên công ty phải xác định được tính khả thi về hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cách tính điểm thưởng trong trường hợp các chỉ tiêu được giao gặp phải các điều kiện khách quan thì công ty tính điểm thưởng khác nhau đối với các điều kiện khách quan khác nhau. - Hình thức thưởng tại Ban còn nghèo nàn không sáng tạo trong từng trường hợp cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Quá trình trả thưởng còn chậm vì sau khi có văn bản hướng dẫn về điểm thưởng hoàn thành nhiệm vụ của công ty chuyển xuống tới Ban Quản lý thì khi đó Ban Quản lý mới bắt đầu làm thủ tục rút chi phí ban từ ngân hàng (do nguyên tắc Ban không để số dư tồn quỹ không lớn quá 10 triệu) mà quá trình rút tiền từ ngân hàng về trả thưởng thì rất lâu làm cho CBCNV được thưởng cảm thấy không thoải mái.Vì vậy theo tôi các Ban nên xây dựng một qũy lương, để thưởng cho CBCNV để hoàn thành tốt nhiệm vụ và sẽ trích 3% quỹ tiền lương để thưởng. Mặt khác, ở ban chưa có quỹ tiền lương để thưởng cho nhân viên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.Vì thế, theo tôi Ban lên trích 2% để thưởng cho những CBCNV này. 3.5. Hoàn thiện các công tác có liên quan khác * Nâng cao chất lượng lao động quản lý Trong xu thế phát triển hiện nay khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đồng thời với đặc thù của ngành điện sử dụng nhiều máy móc kỹ thuật hiện đại đòi hỏi độ chính xcs cao. Vì vậy nên trang bị cho các phòng ban máy tính và một số amý chuyên dùng hiện đại khác. Vì có những máy này sẽ hỗ trợ đặc lực cho công tác quản lý, giúp cho việc quản lý được tiến hành có khoa học, có hiệu suất cao.Trên có sở trợ gúp của máy móc, Ban có kế hoạch tinh giảm bộ máy biên chế, tạo ra bộ máy biên chế cán bộ quản lý gọn nhẹ tạo điều kiện để tiết kiệm tiền lương. Bên cạnh đó Ban nên có biện pháp khuyến khích vật chất, tinh thần cho những cán bộ quản lý, tự học tập nghiên cứu để có thể tận dụng hết mọi khả năng còn tiềm ẩn để việc quản lý có khoa học và hiệu quả hơn. * Cải thiện đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên Theo tôi Ban Quản lý dự án nên điều chỉnh lại thời gian nghỉ trưa từ 12h đến 1h. Thời gian này cần thiết phải điều chỉnh lại, kéo dài thời gian nghỉ trưa từ 11.30h đến1h. Vì thời gian nghỉ trưa phải đủ để người lao động bù đắp lại sức lao động đã hao phí trong buổi sáng, người lao động phục hồi sức lực để buổi chiều làm việc có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó Ban cần phải tăng cường giáo dục tư tưởng, ý thức cho CBCVN. Vì người có ý thức tốt bao giờ cũng hăng say làm việc, có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, có ý thức thực hiện tốt kỷ luật lao động . Người có ý thức kém thường mải chơi không chịu làm việc hoặc làm việc với cường độ không cao, thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc Để hạn chế và xoá bỏ hiện tượng này cần phải tăng cường kỷ luật lao động, phát động các phong trào thi đua và thường xuyên tạo ra các yếu tố kích thích người lao động làm việc nhằm khai thác hết mọi khả năng của con người * Hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc Năng suất lao động tăng lên không chỉ do các yếu tố chủ quan như: trình độ chuyên môn , sự cố gắng trong lao động mà còn do các điều kiện tổ chức phục vụ nơi làm việc. Nếu tổ chức phục vụ chưa tốt thì trong cơ cấu hoạt động sẽ có nhiều lãng phí, làm giảm năng suất lao động từ đó ảnh hưởng đến tiền lương của CBCNV. Để hoàn thiện công tác trả lương thì cũng phải hoàn thiện những điều kiện về tổ chức và phục vụ nơi làm việc. Có như vậy mới có tác dụng là đòn bẩy khích thích người lao động hăng say làm việc. Để làm tốt công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc cần phải: -Thiết kế nơi làm việc: nơi làm việc phải được thiết kế theo yêu cầu của quá trình lao động - Bố trí nơi làm việc: nơi làm việc phải được bố trí hợp lý. Nơi làm việc cần được rà soát thường xuyên, xem xét tình hìnhtìm ra những cản trở trên phương diện bố trí để nơi làm việc có thể được bố trí sắp xếp lại cho phù hợp hơn. - Phục vụ nơi làm việc: + Công nhân vệ sinh: Phân công phục vụ theo từng phòng của Ban, quét dọn, vệ sinh sạch sẽ, bảo vệ môi trường trong sạch làm tăng thêm hưng phấn cho CBCNV. KẾT LUẬN Qua quá trình phân tích các hình thức trả lương trả thưởng tại Ban quản lý dự án đã thể hiện rõ những mặt mạnh và mặt yếu trong công tác trả lương cũng như phân phối tiền thưởng của Ban. Qua đó em có đề ra một số giải pháp nhằm phát huy những kết quả đạt được và hạn chế những mặt còn yếu để góp phần làm cho việc trả lương, trả thưởng tại Ban thực sự công bằng hợp lý và tuân thủ đúng quy luật phân phối theo lao động, đồng thời tiền, tiền thưởng thực sự trở thành đòn bảy kích thích cán bộ công nhân viên hăng say làm việc. Như vậy hoàn thiện các hình thức trả lương, trả thưởng là một công tác quan trọng đối với Ban quản lý nói riêng và Công ty Điện lực nói chung. Mặc dù đã cố gắng nhưng do trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy để bản chuyên đề của em được tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế lao động (TS. Mai Quốc Chánh, TS. Trần Xuân Cầu, Nhà xuất bản Hà nội 2000). 2. Giáo trình Quản trị nhân lực (TS. Nguyễn Vân Điềm, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân, Nhà xuất bản Lao động xã hội 2004) 3. Giáo trình Tâm lý lao động (ThS. Lương Văn Úc, Nhà xuất bản Hà nội 2003) 4. Bộ luật lao động (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia) đã sửa đổi và bổ sung năm 2002 5. Các tài liệu liên quan đến Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội + Bảng chấm công (tháng 2/2006) của Phòng, Ban + Tiền ăn ca (tháng 2 năm 2006) của Phòng, Ban + Số liệu tổng hợp lương và phụ cấp tháng 2/2006 của các phòng và của Ban + Nguồn V2 quý IV/2005 của Phòng, Ban + Lương V2 tháng 12/2005 của Phòng, Ban + Tổng hợp hệ số lương CBCNV theo chức danh vị trí công tác + Nguồn chi phí Ban quản lý dự án 2005 điều chỉnh. + Quyết định số 898/QĐ-ĐLHN -P03, ngày 28/2/2006. + Quyết định số 1428/EVN/ĐLHN - P8 về giao chi phí dự án cho Ban + Công văn đến số 407 ngày 4 tháng 4 năm 2006. Về việc thực hiện chế độ thưởng vận hành an toàn + Quyết đính số 623/QĐ-EVN-ĐLHN-P17 ngày 10/2/2006 về khen thưởng các đơn vị có thành tịch trong việc tham gia thực hiện nhiệm vụ công ty đầu xuân Bình Tuất năm 2006. + Công văn đến số 198 (15/2/2006) về việc khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong chương trình FMIS. + Biên bản số 285/BB-EVN/ĐLHN-P01 về họp xét thưởng VHAT quý IV/2005. + Các quy định về việc ban hành về quy chế trả lương cho CBCNV của Ban. + Quy định về chế độ làm việc, thanh toán tiền lương thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương làm ca + Số liệu bổ sung lương năm 2005 của các Phòng, Ban. + Biểu báo cáo thực hiện kế hoạch tiến độ năm 2003, 2004 , 2005 + Bảng chấm điểm hệ số thành tích + Một số văn bản, quyết định tài liệu khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT100.doc
Tài liệu liên quan