Chuyên đề Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS)

LỜI MỞ ĐẦU Năm 2006 đánh dấu rất nhiều thành công của đất nước trong mọi lĩnh vực. Ngành du lịch cũng đã góp phần vào thành công đó qua việc tổ chức thành công hơn 300 hội nghị và hội thảo quốc tế. Diễn ra trước tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 14 được tổ chức tại Hà Nội (18-19/11/2006), vào ngày 7/11/2006 tại Geneva( Thụy Sỹ) đã diễn ra trọng thể lễ ký hiệp định thư về việc Việt Nam chính thức được gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Điều này đã tạo cơ hội cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Việt Nam, đặc biệt là ngành du lịch – ngành du lịch không khói. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách du lịch Quốc tế đến Việt Nam liên tục tăng: Năm 2000 là 2,12 triệu lượt khách, năm 2006 đã đón khoảng 3,6 triệu lượt khách, tăng 3% so với năm 2005. Việt Nam gia nhập WTO và tổ chức thành công hội nghị APEC đã làm sống lại thị trường du lịch Quốc tế. Các doanh nghiệp du lịch sẽ được tiếp cận với thị trường du lịch rất rộng lớn với 150 nước, với khoảng 90% dân số thế giới và 95% thương mại toàn cầu. Đây là một trong những thuận lợi lớn khi Việt Nam là thành viên của WTO. Bên cạnh đó các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam vẫn quen được bao bọc bởi những tấm chăn “bảo hộ” nên gặp rất nhiều những thách thức và khó khăn. Khi gia nhập WTO, chúng ta đã cam kết về thương mại và dịch vụ 11 lĩnh vực lớn. Về du lịch: Việt Nam chỉ cam kết đối với các phân ngành: Dịch vụ đại lý và kinh doanh lữ hành du lịch, dịch vụ sắp chỗ trong khách sạn, dịch vụ cung cấp thức ăn, đồ uống. Các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được phép đưa khách vào Việt Nam( Inbound) và lữ hành nội địa đối với khách vào Việt Nam. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam trước đây thì 90 – 95% số khách Inbound do đối tác nước ngoài gửi khách. Bây giờ các doanh nghiệp du lịch nước ngoài sẽ trực tiếp gửi khách sang Việt Nam. Du lịch Việt Nam vừa bước vào “sân chơi” chung, chưa thực sự hiểu luật chơi nên việc cạnh tranh càng trở nên khó khăn hơn. Do vậy, các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam cần có những biệp pháp và chiến lược phù hợp với môi trường mới. Để có thể thu hút được khách Inbound thì một trong những biện pháp quan trọng là hoàn thiện chính sách sản phẩm du lịch Inbound. Là một trong những công ty lữ hành mới được thành lập, công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS) đã không ngừng phát triển và bắt đầu khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường du lịch. Qua thời gian thực tập tại công ty,em nhận thấy Công ty đã hoạt động rất hiệu quả trong lĩnh vực Outbound và đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhiều du khách. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công ty còn gặp nhiều những bất cập và khó khăn trong việc kinh doanh Inbound. Chính vì vây, em quyết định chọn đề tài chuyên đề thực tập là: “ Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS)”. Kết cấu của chuyên đề: Chương 1: Lý luận chung về sản phẩm, chính sách sản phẩm trong kinh doanh lữ hành Chương 2 : Thực trạng về hoạt động kinh doanh và chính sách sản phẩm Inbound tại công ty IGB Tours Chương 3: Phương hướng và biện pháp để hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound của công ty IGB Tours Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót do những hạn chế về trình độ, kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình thực tập. Em rất mong được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo để em có thể áp dụng được những kiến thức vào thực tế công việc. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM, CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH. 3 1.1.KHÁI NIỆM VỀ SẢN PHẨM , SẢN PHẨM DU LỊCH: 3 1.1.1.Khái nịêm về sản phẩm: 3 1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch : 5 1.1.3.Hệ thống sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành: 7 1.1.3.1.Các dịch vụ trung gian: 7 1.1.3.2. Các chương trình du lịch ( TOURS) 8 1.1.3.3. Các sản phẩm tổng hợp khác: 12 1.2. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM 12 1.2.1. Khái nịêm về chính sách sản phẩm: 12 1.2.2. Quy trình hình thành và phát triển của một sản phẩm: ( Product Planning and Development) 13 1.2.2.1. Khái niệm về sản phẩm mới: 13 1.2.2.2. Quy trình phát triển một sản phẩm mới ( New product development process) 15 1.2.2.3. Quy trình phát triển sản phẩm du lịch mới: 18 1.2.3. Các quyết định chiến lược sản phẩm: 19 1.2.3.1. Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm: 19 1.2.3.2. Các quyết định về nhãn hiệu của sản phẩm: 22 1.2.3.3. Chính sách phân biệt hoá sản phẩm: 24 1.2.4. Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm: 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM INBOUND TẠI IGB TOURS. 29 2.1. TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP: 29 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp: 29 2.1.2 . Loại hình của doanh nghiệp : 30 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh của công ty: 30 2.1.4. Các sản phẩm và dịch vụ của IGB Tours: 32 2.1.4.1. Các chương trình du lịch trong nước: 32 2.1.4.2. Các chương trình Du lịch quốc tế: 32 2.1.5. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của IGB Tours: 33 2.1.5.1 Vị trí: 33 2.1.5.2. Chức năng : 33 2.1.5.3.Nhiệm vụ: 35 2.1.6.Tổ chức lao động của doanh nghiệp: 35 2.1.6.1.Ban lãnh đạo của công ty: 37 2.1.6.2.Các phòng chuyên môn: 37 2.1.7. Chiến lược kinh doanh của công ty: 40 2.1.7.1 .Sứ mệnh, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp: 40 2.1.7.2. Mục tiêu kinh doanh của công ty: 41 2.1.8. Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty IGB Tours 41 2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM INBOUND CỦA CÔNG TY IGB TOURS: 44 2.2.1. Kết quả kinh doanh chương trình du lịch Inbound của công ty: 44 2.2.2 Đánh giá thực trạng chính sách sản phẩm du lịch Inbound của công ty: 49 2.2.2.1. Hiệu quả kinh doanh các chương trình du lịch Inbound của công ty: 49 2.2.2.2. Nhận xét về chính sách đa dạng hoá chủng loại, xây dựng nhãn hiệu chương trình du lịch Inbound của công ty: 54 2.2.2.3. Thực trạng về quy trình hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch Inbound mới. 60 2.2.2.4. Việc phối hợp chính sách sản phẩm với các chính sách marketing khác: 65 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM INBOUND TẠI CÔNG TY IGB TOURS. 68 3.1.Phân tích môi trường kinh doanh và xu hướng biến động của thị trường khách Inbound: 69 3.1.1.Phân tích môi trường kinh doanh trong việc xây dựng chính sách sản phẩm Inbound : 69 3.1.1.1. Nhóm các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: 69 3.1.1.2. Môi trường cạnh tranh trực tiếp: 72 3.1.2. Các xu hướng biến động và tiêu dùng du lịch của thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ( Inbound) giai đoạn 2001 – 2006: 73 3.2. Định hướng chiến lược về chính sách sản phẩm Inbound của công ty IGB Tours: 77 3.2.1. Xác định vị trí các sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường: 77 3.2.2. Phương hướng, mục tiêu, định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới: 79 3.2.2.1 .Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty: 79 3.2.2.2. Mục tiêu của công ty trong thời gian tới: 81 3.2.2.3. Định hướng phát triển chương trình du lịch Inbound của công ty: 82 3.2.3. Các quyết định chiến lược trong chính sách sản phẩm của công ty: 87 3.2.3.1.Các quyết định về đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm du lịch Inbound: 87 3.2.3.2. Các quyết định liên quan đến việc xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm du lịch của công ty: 92 3.2.3.3. Quyết định liên quan đến chính sách phân biệt hoá sản phẩm du lịch Inbound: 93 3.2.3.4. Hoàn thiện và xây dựng chính sách sản phẩm đối với từng chu kỳ sống của sản phẩm du lịch Inbound: 94 3.2.3.5. Chính sách phát triển sản phẩm du lịch Inbound mới: 95 3.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu và bước đầu định vị hình ảnh của công ty: 96 3.4. Xác định các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch Inbound phù hợp với thị trường mục tiêu: 97 3.4.1. Đề xuât một số tour du lịch phù hợp với thị trường khách Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ: 97 3.4.2. Đề xuất một số sản phẩm đặc thù, chuyên sâu, có sức cạnh tranh: 98 3.5. Các biện pháp tổ chức, thực hiện, kiểm tra việc hoàn thiện chính sách sản phẩm du lịch Inbound: 98 3.5.1.Hoàn thiện công tác xây dựng các chương trình du lịch: 98 3.5.1.1. Đối với công tác nghiên cứu thị trường: 98 3.5.1.2. Hoàn thiện công tác xây dựng chương trình du lịch: 99 3.6. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty IGB Tours: 101 3.6.1. Kiến nghị với nhà nước: 101 3.6.2. Kiến nghị với Tổng Cục Du lịch và Sở Du lịch Hà Nội: 102 KẾT LUẬN 103 DANH M ỤC TÀI LI ỆU THAM KHẢO 104

docx113 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2064 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục tăng qua các năm từ 2001 đến năm 2006. Nếu năm 1990, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng 14,5% lượng khách đến Thái Lan, bằng 1,86% lượng khách quốc tế đến trong khu vực thì đến giai đoạn 2000- 2006 con số tương ứng là 22,5% và 6,9%. Năm 2006, lượng khách quốc tế đến Việt Nam là khoảng 3,6 triệu lượt khách tăng 3% so với năm 2005.( Nguồn: Tổng cục Du lịch). Theo Hiệp hội Du lịch Châu Á Thái Bình Dương thì khu vực này vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng: 7,8% giai đoạn 2000 – 2010 và 7,4% giai đoạn 2010 – 2020. Điều này khẳng định, lượng khách du lịch Inbound sẽ gia tăng trong những năm tới. Theo Chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam đến năm 2020 có tốc độ phát triển bình quân lượng khách Inbound là 8,8- 10% Xu hướng 2: Về cơ cấu theo quốc tịch : Lượng khách quốc tế Inbound và Việt Nam tập trung vào một số thị trường trọng điểm: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Pháp, Anh và Mỹ. Các thị trường có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định. Lượng khách Trung Quốc đến Vịêt Nam vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.Theo dự báo của WTO, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường gửi khách lớn nhất thế giới( có khoảng 100 triệu lượt khách đi du lịch nước ngoài hàng năm). Trung Quốc và Việt Nam có đường biên giới chung rât dài nên sẽ thu hút mạnh lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam. Mặc dù vậy, lượng khách Trung Quốc có thời gian lưu trú bình quân ngắn ( 3- 4 Ngày), khả năng chi trả không cao( 25- 30 USD/ ngày khách). Sự tăng trưởng của thị trường khách Trung Quốc là sự tăng trưởng về lượng chứ không phải về chất. Ngoài ra, một số thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và các nước ASEAN. Lượng khách du lịch đường dài là : Mỹ, Pháp, Úc. Xu hướng 3: Xét cơ cấu khách du lịch Inbound phân theo phương tiện vận chuyển, cho thấy số lượng khách quốc tế vao Việt Nam bằng đường hàng không có xu hướng giảm, lượng khách quốc tế vào Việt Nam bằng đường biển và đường bộ tăng nhanh. Xu hướng 4: Xét theo cơ cấu khách vào Việt Nam phân theo mục đích chuyến đi cho thấy lượng khách du lịch Inbound vào Việt Nam với mục đích du lịch thuần tuý là cao nhất và có xu hướng tăng. Lượng khách du lịch vào Việt Nam với mục đích tham quan nhiều hơn mục đích nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, lượng khách công vụ sẽ gia tăng trong thời gian tới. Loại hình du lịch MICE sẽ rất phát triển. Xu hướng 5: Xét lượng khách đến Việt Nam phân theo các vùng du lịch, lượng khách quốc tế đến vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nhiều nhất. Lượng khách du lịch Inbound đến vùng du lịch Bắc Trung Bộ sẽ gia tăng do từ năm 2002, có hai sự kiện quan trọng tác động tích cực đến sự phát triển du lịch: Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới và từ năm 2000, cứ hai năm một lần Festival lại được tổ chức tại Thành phố Huế nên đã thu hút một số lượng lớn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Loại hình du lịch sinh thái và các khu du lịch cao cấp sẽ tập trung lượng khách du lịch Inbound đông hơn. Xu hướng 6: Xét về hình thức đi du lịch, lượng khách Inbound vào Việt Nam đi theo hình thức tự tổ chức chiếm tỷ trọng cao hơn các chương trình của các công ty lữ hành tổ chức. Vậy xu hướng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đi theo hình thức tự tổ chức sẽ gia tăng. Xu hướng 7: Xét theo tiêu thức đặc điểm nhân khẩu: Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2003, lượng khách du lịch có độ tuổi từ 35 – 44 chiếm 27,9%, từ 25- 34 chiếm 26%, từ 45- 54 chiếm 20,7%, từ 55- 64 chiếm 12,9%. Độ tuổi bình quân của một số thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: Trung Quốc là 38,1 tuổi Nhật Bản là 33,2 tuổi, Đài Loan là 39,6 tuổi, Pháp là 47, Anh là 41,2 Úc là 40,2 ; Việt Kiều là 39,4 tuổi. Kết quả cho thấy phần lớn khách du lịch quốc tế vào Việt Nam là ở độ tuổi trung niên từ 35 – 55 tuổi. Trong thời gian tới có khả năng thị trường “ bạc” trên 65 tuổi từ các nước Châu Âu và Bắc Mỹ sẽ gia tăng. Xu hướng 8: Về thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng lên. Theo số liệu điều tra năm 2003, thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch quốc tế là 10,6 ngày, khách đi theo các chương trình du lịch là 8,5 ngày và khách tự do là 12,1 ngày. Thời gian lưu trú của các quốc gia Châu Á là 3- 7 ngày, của các quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương là 10 – 15 ngày. Do vậy, các công ty lữ hành nên phát triển các tour xuyên Việt và gia tăng lượng khách đi với mục đích nghỉ dưỡng. Xu hướng 9: Về cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, theo “Kết quả điểu tra chi tiêu của khách du lịch năm 2003” do Tổng cục Thống kê thực hiện cho thấy: Đối với khách du lịch Inbound đi theo các chương trình du lịch, với thời gian lưu trú trung bình 8,5 ngày có cơ cấu chi tiêu cho các dịch vụ cơ bản chiếm 59,4%, chi cho các dịch vụ bổ sung là 40,6%. Mức chi tiêu bình quân 1 ngày khách tại Việt Nam rất thấp khoảng 50 – 80 USD/1 ngày khách, trong khi đó ở Thái Lan là 300 USD/ 1 ngày khách. Chính vì vậy, các công ty du lịch phải hoàn thiện chính sách sản phẩn Inbound, trong đó đa dạng hoá các dịch vụ bổ sung phù hợp với tâm lý và sở thích của khách du lịch. 3.2. Định hướng chiến lược về chính sách sản phẩm Inbound của công ty IGB Tours: 3.2.1. Xác định vị trí các sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường: Mỗi công ty có thể có thể có một hay nhiều sản phẩm. Để có một chiến lược phát triển đúng đắn, cần thiết phải xem xét hoạt động kinh doanh về một sản phẩm cụ thể trong bối cảnh chung về thị trường của sản phẩm. Công ty có thể phân tích hiệu quả kinh doanh mỗi sản phẩm của công ty dựa vào: * Một là, dựa vào hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của các chương trình du lịch: Tổng doanh thu kinh doanh tour, tổng chi phí, lợi nhuận, tổng số ngày khách, tổng số lượt khách, hiệu quả tổng quát, doanh lợi, … * Hai là, sử dụng mô hình BCG: Với mỗi sản phẩm du lịch Inbound, công ty sẽ sử dụng ma trận BCG để xác định xem vị trí của mỗi sản phẩm: Vị trí bò sữa, con chó , dấu hỏi hay ngôi sao, để từ đó sẽ đưa ra các quyết định về việc đầu tư và phát triển các sản phẩm du lịch Inbound. VD: Công ty có 5 dãy sản phẩm du lịch, là những dãy sản phẩm kinh doanh chiến lược của công ty, ký hiệu là A,B,C,D,E với các số liệu chỉ ra ở bảng dưới đây: Bảng 3.1.Ví dụ về cách phân tích số liệu về 5 dãy sản phẩm của công ty Sản phẩm Du lịch Tổng doanh thu bán ( Triệu đồng) Tổng doanh số bán của 3 đối thủ dẫn đầu thị trường ( triệu đồng) Suất tăng trưởng của thị trường Hà Nội - Hạ Long – Hà Nội (A) 60 120; 100; 80 16% Ba Bể - Cao Bằng - Lạng Sơn (B) 80 80; 120; 100 14% Cửa Lò – Quê Bác (C) 32 32; 80; 50 8% Xuyên Việt (D) 150 60; 50; 80 5% Nha Trang – Hà Nội (E) 120 120; 100; 90 4% ( Nguồn : Theo VD của tác giả ) Tốc độ tăng trưởng thị trường của các sản phẩm du lịch Inbound: Sản phẩm A: 60/120 = 0,5 Sản phẩm B: 80/120 = 0,67 Sản phẩm C: 32/80 = 0,4 Sản phẩm D: 150/80 = 1,875 4% 5% 20 % 8% 16% 14% Suất tăng trưởng của thị trường 0% 1,0 1,875 1,2 0,67 0,5 0,4 Tốc độ tăng trưởng của thị trường Ngôi sao Bò Sữa A B Dấu hỏi D E C Con chó Sản phẩm E: 120/100 = 1,2 Sơ đồ 3.1. Mô hình BCG của các sản phẩm du lịch Inbound Phân tích ví dụ : Chương trình du lịch A,B đều ở vị trí “ Bò sữa”: Công ty thường có thị trường lớn, giá thành các chương trình du lịch Inbound thấp, thu được nhiều tiền mặt. Công ty có thể dùng số tiền thu được từ việc kinh doanh hai chương trình du lịch này vào đầu tư vào các chương trình du lịch Inbound mới. Chương trình du lịch C : Ở vị trí “ Con chó”: Công ty có thị trường nhỏ trên thị trường, tốc độ phát triển thấp, khả năng thu lợi của sản phẩm là không có. Nếu sản phẩm du lịch ở vị trí này thì cần thu hồi vốn để chuyển sang kinh doanh chương trình du lịch khác. Chương trình du lịch D, E: Thị trường phát triển với tốc độ cao, công ty chỉ có thị phần rất nhỏ. Nếu công ty không tăng thị phần trước khi thị trường giảm tốc độ thì việc kinh doanh chương trình du lịch D sẽ rơi vào tình trạng tồi tệ “ Con chó”. Công ty cần đầu tư chính sách sản phẩm để có được sản phẩm ở vị trí “ Ngôi sao”. 3.2.2. Phương hướng, mục tiêu, định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới: Năm 2006 vừa qua, Việt Nam đã gia nhập WTO. Đây là một bước ngoặt lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng. Với biết bao cơ hội và thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp lữ hành phải có phương hướng kinh doanh phù hợp. Căn cứ vào những cam kết mà Việt Nam đã cam kết về ngành dịch vụ, trong đó có du lịch. Công ty đã có phương hướng là tập trung nhiều hơn vào kinh doanh du lịch Outbound và Inbound 3.2.2.1 .Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty: Công ty trong giai đoạn hiện nay là đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, hoàn thiện bộ máy quản lý và đội ngũ nhân viên, thường xuyên đổi mới sản phẩm là các chương trình du lịch để nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. - Thiết kế những sản phẩm mới: Trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều doanh nghiệp lữ hành nên sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Chính vì vậy, mỗi công ty đều phải tạo được sự khác biệt trong sản phẩm của mình. IGB Tours tạo cho mình sự khác biệt bằng cách thường tổ chức những tour du lịch khó và hấp dẫn: Các tour đi châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản…Trong thời gian tới công ty có liên kết với công ty ASCLASS TRAVEL- là tổng đại lý của công ty EUROMASTER, một công ty chuyên thiết kế các tour du lịch nổi tiếng ở châu ÂU. Công ty xác đinh thị trường chính là các khách du lịch với mục đích nghỉ ngơi thuần tuý nên khả năng chi trả tương đối cao. Bên cạnh thế mạnh về kinh doanh Outbound, công ty đã đặt ra mục tiêu phát triển kinh doanh Inbound. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp mới thành lập như IGB Tours. Ban giám đốc của công ty đã đề ra chiến lược kinh doanh mới cho việc kinh doanh sản phẩm du lịch Inbound. Một trong những chính sách mà công ty quan tâm đầu tiên và có kế hoạch đầu tư nhiều là chính sách sản phẩm. - Phương hướng xây dựng, đổi mới công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật: Công ty thường xuyên cập nhật khoa học công nghệ, đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao sức cạnh tranh cho công ty. Công ty thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị văn phòng cho nhân viên trong công ty. Tăng cường quảng bá phát triển thị trường: Công ty tiếp tục hoàn thiện tạo sự phong phú, đa dạng cho website của công ty để kịp thời cập nhật thông tin về các tour mới cũng như các chương trình khuyến mại của công ty. Để phục vụ cho chiến lược kinh doanh chương trình du lịch Inbound, công ty có sự cải tiến công nghệ trong việc xây dựng website nhằm quảng bá rộng rãi hơn các chương trình du lịch Inbound cho khách du lịch quốc tế. Việc phát triển năng lực cho nhân viên bộ phận thị trường cũng là một trong những biện pháp để việc quảng bá thành công. - Phương hướng phát triển nhân sự: Công ty cần tăng cường thêm đội ngũ nhân viên cho công ty. Đó phải là những người có trình độ chuyên môn cao, giỏi ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp tốt. Để phát triển thị trường Inbound thì việc tuyển chọn đội ngũ nhân sự cho phòng Inbound cũng rất quan trọng. Đó phải là những người có năng lực, có ý tưởng sáng tạo, am hiểu các tuyến, điểm của Việt Nam. Nhân viên trong phòng Inbound phải biết cách tìm hiểu và nắm bắt nhanh tâm lý, các xu hướng biến động của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. - Tăng cường giao lưu hợp tác với các tổ chức ở nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập các tour ra nước ngoài được thuận lợi và đảm bảo chất lượng đích thực cho khách du lịch. Đối với các tour Inbound, công ty phải tăng cường hợp tác với các công ty gửi khách.Nhưng việc đó sẽ trở nên rất khó khăn vì Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho các công ty lữ hành nước ngoài sang Việt Nam kinh doanh khách Inbound.Nên một phương án khác mà công ty cũng đề ra là việc liên doanh với các công ty lữ hành của nước ngoài. Nếu việc kinh doanh Inbound phát triển thuận lợi thì trong tương lai, công ty có thể mở đại lý tại các thị trường ở nước ngoài nhằm thu hút khách du lịch ngày tại các thị trường đó. 3.2.2.2. Mục tiêu của công ty trong thời gian tới: Mục tiêu phấn đấu của công ty trong thời gian tới, năm 2007 là phải đạt mức tăng lợi nhuận khoảng trên 15%, duy trì tôc độ phát triển bình quân tốt trong thời gian tới là 10%, số lượng khách tăng đều và tăng vị thế của công ty trên thị trường du lịch Việt Nam. Bảng 5.1 Mục tiêu kinh doanh của công ty năm 2007: STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007/2006 T.độ tăng trưởng + / - % % 1 Tổng số khách Khách 2217 2777 560 125.26 25.26 Outbound Khách 1987 2433 446 122.45 22.45 Inbound Khách 87 149 62 171.26 71.26 Domestic Khách 143 195 52 136.36 36.36 2 Tổng doanh thu Ng.đồng 7173255 9719500 2546245 135.50 35.50 Outbound Ng.đồng 5789635 7515500 1725865 129.81 29.81 Inbound & Domestic Ng.đồng 1383620 2204000 820380 159.29 59.29 3 Chi phí Ng.đồng 2289192 3514049 1224857 153.51 53.51 4 Tổng số lao động Người 11 16 5 145.45 45.45 5 Lợi nhuận Ng.đồng 4884063 6205451 1321388 127.06 27.06 ( Nguồn: Bản kế hoạch kinh doanh của công ty) Để đạt được những mục tiêu trên, trong thời gian tới công ty phải không ngừng mở rộng thị trường khách, nâng cao trình độ áp dụng khoa học công nghệ, kiến thức, trình độ của đội ngũ nhân viên trong công ty. 3.2.2.3. Định hướng phát triển chương trình du lịch Inbound của công ty: Các chỉ tiêu cụ thể của công ty đặt ra cho Phòng Inbound: - Tìm được những thị trường khách Inbound là thị trường mục tiêu cho công ty. Tìm hiểu kỹ đặc điểm của các phân đoạn thị trường để có thể xây dựng được các tour phù hợp với các thị trường mục tiêu. - Khai thác, xây dựng và thiết kế các tour Inbound mới, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng câc tour đặc biệt, độc đáo. - Cập nhật những thông tin về các thị trường mới, tìm được những phương pháp quảng bá hiệu quả. - Xây dựng và cải tiến website để quảng cáo các chương trình du lịch Inbound mới cho các thị trường khách Inbound Bảng 3.2. Kế hoạch kinh doanh chương trình du lịch Inbound của công ty năm 2007: STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007/2006 + / - % 1 Số lượng khách Inbound Lượt khách 87 149 62 171.26 2 Doanh thu Inbound Ng.đồng 1383620 2204000 820380 159.29 3 Lợi nhuận Inbound Ng.đồng 1057168 1821858 764690 172.33 ( Nguồn: Bản kế hoạch kinh doanh của công ty năm 2007) Qua bản kế hoạch kinh doanh của công ty năm 2007, cho thấy, công ty đã đặt ra các mục tiêu rất cụ thể. Trong đó, doanh thu từ chương trình du lịch Inbound tăng 159,29 % tương ứng tăng 820,380 triệu đồng, lợi nhuận tăng 172,33% tương ứng 764,690 triệu đồng. Số lượng khách Inbound tăng 171,26 % tương ứng với việc tăng 62 lượt khách. Đây là một số chỉ tiêu do công ty đặt ra căn cứ vào tình hình thực tế kinh doanh từ những năm trước của công ty. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, em xin đề xuất một số các quyết định chiến lược trong chính sách sản phẩm để công ty tham khảo trong việc thu hút thị trường khách Inbound. Bảng 3.3. Các chương trình du lịch Inbound : Chào xuân 2007 ( Nguồn: Bản kế hoạch của phòng Inbound ) Chương trình chào xuân 2007 STT Chương trình Thời gian Igb 1 Hà Nội – Chùa Hương – Hà Nội 01 ngày Igb 2 Hà Nội - Đền Và - Chùa Mía – Chùa Tây Phương – Hà Nội 01 ngày Igb 3 HN - BTđường HCM–Trăm Gian–Chùa Thầy–Chùa Tây Phương-HN 01 ngày Igb 4 Hà Nội – Khoang Xanh – Suối Tiên – Đầm Long - Hà Nội 01 ngày Igb 6 Hà Nội – Vườn Quốc Gia Ba Vì - Hà Nội 01 ngày Igb 7 HN- Đền Trần– Chùa Tháp Phổ Minh– Phủ Giày- Chợ Viềng- HN 01 ngày Igb 8 Hà Nội - Đền Hùng - Đền Sóc – Cổ Loa – Hà Nội 01 ngày Igb 9 HN- Đền Bắc Lệ - Đền Mẫu Đồng Đăng – Chợ Đông Kinh – HN 01 ngày Igb 10 HN – Tân Thanh – Đông Kinh - Tam Thanh – Nhị Thanh - HN 01 ngày Igb 11 Hà Nội – Tây Thiên – Hà Nội 01 ngày Igb 12 Hà Nội – Phát Diệm – Chùa Non Nước - Cố đô Hoa Lư – Hà Nội 01 ngày Igb 13 Hà Nội – Cố đô Hoa Lư - Tam Cốc – Bích Động – Hà Nội 01 ngày Igb 14 Hà Nội – Hoa Lư – Vân Long – Hà Nội 01 ngày Igb 16 Hà Nội - Đầm Đa – Hà Nội 01 ngày Igb 17 Hà Nội – Thuỷ điện Hoà Bình – Kim Bôi - Hà Nội 01 ngày Igb 18 Hà Nội - Côn Sơn – Kiếp Bạc – Yên Tử - Hà Nội 01 ngày Igb 19 Hà Nội – Vườn QG Cúc Phương – Hà Nội 02 ngày Igb 20 Hà Nội – Lạng Sơn – Bằng Tường – Hà Nội 02 ngày Igb 21 Hà Nội – Cửa Ông – Hạ Long- Hà Nội 02 ngày Igb 22 Hà Nội – Mai Châu – Kim Bôi - Hà Nội 02 ngày Bảng 3.4. Các chương trình du lịch Inbound trong dịp hè 2007 ( Nguồn : Bản kế hoạch của phòng Inbound ) Kỳ nghỉ vàng cho quý khách hè 2007 Stt chương trình thời gian Igb 23 Hà Nội – Hạ Long – Tuần Châu – Hà Nội 3 ngày/ 2 đêm Igb 24 Hà Nội – Quan Lạn – Bái Tử Long – Hà Nội 4 ngày/3 đêm Igb 25 Hà Nội – Hải Phòng – Cát Bà - Hà Nội 3 ngày/ 2 đêm Igb 26 Hà Nội – Sa Pa – Hà Khẩu – Hà Nội 5 ngày/ 4 đêm Igb 27 Hà Nội – Hạ Long – Trà Cổ – Đông Hưng - Hà Nội 4 ngày/ 3 đêm Igb 28 Hà Nội – Sầm Sơn – Hà Nội 3 ngày/ 2 đêm Igb 29 Hà Nội – Cửa Lò – Quê Bác – Hà Nội 4 ngày/3 đêm Igb 30 Hà Nội – Thiên Cầm – Phong Nha – Hà Nội 4 ngày/ 3 đêm Igb 31 Hà Nội–VQG Pù Mát –Thiên Cầm – Cửa Khẩu Cầu Treo –Hà Nội 5 ngày/ 4 đêm Igb 32 Thăm quan Cố đô Huế 5 ngày/ 4 đêm Igb 33 HN– Phong Nha – Huế - Đà Nẵng – Hội An – Bà Nà – Biển Mỹ Khê – HN. 7 ngày/ 6 đêm Igb 34 Hà Nội – Nha Trang – Phan Thiết – Mũi Né - Hà Nội 6 ngày/ 5 đêm Igb 35 Hà Nội – Nha Trang - Đà Lạt – Hà Nội 8 ngày/ 7 đêm Igb 35 Hà nội – TP. HCM - Phú Quốc – Hà Nội 6 ngày/ 5 đêm Igb 37 HN – Nha Trang - Đà Lạt – TP.HCM – Vũng Tàu – Củ Chi – Tây Ninh– HN 12 - 13 ngày Igb 38 Hà Nội – Nha Trang - Đà Lạt – TP.Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ - Chợ Nổi Cái Răng – TP. HCM - Hà Nội. 12 - 13 ngày Igb 39 Hà Nội – TP.Hồ Chí Minh – Phú Quốc – Hà Tiên – Cần Thơ - Chợ Nổi Cái Bè – Vĩnh Long – Hà Nội. 8 – 9 ngày Igb 40 Hà Nội– Phú Quốc – Hà Tiên – Cần Thơ - Chợ Nổi Cái Răng – Sóc Trăng – TP.Hồ Chí Minh – Hà Nội 8 – 9 ngày Igb 41 HN - Huế– KonTum – Pleiku – Buôn Ma Thuột - Đà Lạt – TP.HCM – Tây Ninh – Vũng Tàu - Sóc Trăng - Cà Mau- Bạc Liêu- Nha Trang – Huế – HN 14 ngày 3.2.3. Các quyết định chiến lược trong chính sách sản phẩm của công ty: 3.2.3.1.Các quyết định về đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm du lịch Inbound: Đối với các sản phẩm du lịch Inbound hiện có: + Công ty cần thay đổi một số điểm đến trong chương trình du lịch, tạ ra sự khác biệt tour du lịch. VD : Khi thiết kế tour đi Vịnh Hạ Long, điểm đến của chương trình du lịch không phải là những hòn động nổi tiếng: Động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ mà là những hòn đảo khác : Đảo Titop, đảo Quan Lạn,… + Đa dạng hoá các dịch vụ trong các tour du lịch sắn có : tổ chức các hoạt động thể thao tại các bãi tắm: nhảy dù, lặn biển, đua thuyền, lướt ván, nhảy dù…Hay thay đổi các nhà hàng cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống để khách du lịch được thưởng thức những đặc sản khác nhau sau mỗi lần đến cùng một điểm đến. + Nâng cao chất lượng dịch vụ trong tour và chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng : lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, công ty phải thường xuyên khảo sát lại khả năng cung ứng dịch vụ của các nhà cung cấp nhằm loại bỏ những công ty nào cung ứng có chất lượng không tốt. Bên cạnh đó, công ty cũng nên thường xuyên tìm kiếm các đối tác khác, so sánh về chất lượng dịch vụ của các dịch vụ cung ứng nhằm đảm bảo chất lượng của các chương trình du lịch. + Trong công tác quảng bá phải thường xuyên nhấn mạnh vào những thông tin về những thay đổi về các dịch vụ trong các tour, tạo cho khách du lịch cảm giác đó là những tour du lịch mới. Đa dạng các sản phẩm du lịch, chú trọng các sản phẩm có sức cạnh tranh: Để đa dạng hoá các sản phẩm du lịch Inbound, công ty cần dựa vào các tiêu thức lớn: *Động cơ, mục đích chuyến đi của khách du lịch Inbound: Công ty tập trung vào đa dạng hoá các tour du lịch nhằm phục vụ các mục đích đa dạng của khách du lịch Inbound: IGB Tours nên thiết kế các tour kết hộ mục đích công vụ với mục đích tham quan, giải trí thì nội dung của tuyến điểm cũng đa dạng và phong phú theo. Đây sẽ là một trong những xu hướng chính của công ty trong thời gian tới. * Khả năng thanh toán của khách : Công ty cũng sẽ phải thiết kế các tour du lịch tương ứng với mức chi trả khác nhau của các đối tượng: Đối với khách du lịch MICE – là những khách du lịch hạng sang thì yêu cầu chất lượng của các dịch vụ cũng cao hơn: ăn, ở, đi lại, vui chơi, giải trí. Nhưng bù lại, du lịch MICE cũng sẽ mang lại cho công ty những nguồn thu lớn, gấp 4 đến 5 lần mức kinh doanh du lịch bình thường. Nếu đối tượng khách là thanh niên, sinh viên thì yêu cầu về giá của các chương trình du lịch sẽ thấp hơn. *Các nhu cầu và thói quen sử dụng các dịch vụ trong chương trình du lịch: lưu trú, vận chuyển, bổ sung…Để có thể đa dạng hoá các chương trình du lịch Inbound theo tiêu thức này, bộ phận nghiên cứu thị trường phải nghiên cứu kỹ đặc điểm kinh tế, xã hội, lối sống, tập quán của khách du lịch Inbound tại các thị trường mục tiêu. *Quỹ thời gian rỗi của khách du lịch: Thời gian nghỉ ngơi của khách có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức và thiết kế các chương trình du lịch phù hợp. Đối với dịp lễ Nôen của người Châu Âu hay các lễ hội ngắm hoa Anh Đào của Nhật Bản…thì xen kẽ trong các chương trình du lịch Inbound, công ty có thể tổ chức các hoạt động phù hợp với phong tục của khách du lịch trong các lễ hội. Điều đó sẽ gây ấn tượng rất mạnh cho khách du lịch Inbound khi tham gia các chương trình du lịch của công ty tổ chức. *Ngoài ra có thể đa dạng hoá các chương trình du lịch theo các tuyến điểm du lịch . Đây là một tiêu thức quan trọng : Đa dạng hoá các sản phẩm theo giá trị tài nguyên thiên nhiên: - Thiết kế tour tham quan danh lam thắng cảnh: + SaPa – thành phố trong mây: Khác với Tam Đảo, Đà Lạt, SaPa có vẻ đẹp kiều diễm với Thác Bạc, Cầu Mây. Ở SaPa có khoảng 200 biệt thự với lối kiến trúc đa dạng, mang màu sắc huyền ảo. Đến SaPa, du khách có thể được chứng kiến nét văn hoá của các dân tộc: Dao, Mông, Khơ Mú…Bên cạnh đó thấp thoáng trong mây là những vườn đào lẫn trong cảnh hoàng hôn. + Đà Lạt – xứ sở thần tiên: Đà Lạt –thành phố cao nguyên, được xác định là một trong mười trung tâm du lịch đối ngoại của cả nước. Với xu hướng trở về với thiên nhiên, Đà Lạt đang là một điểm rất hấp dẫn khách du lịch. + Tìm về con đường di sản thiên nhiên: Vịnh Hạ Long - Với diện tích 1500 Km vả 1600 đảo trong đó có gần 1000 đảo có tên, rất kỳ thú, hấp dẫn khách du lịch: hang Trinh Nữ, hang Bồ Nâu, hang Đầu Gỗ... Vịnh Hạ Long được coi là kỳ quan thứ tám trên thế giới; Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, với động Phong Nha là một trong những hang động đẹp nhất thế giới, có rât nhiều cái nhất: hang động dài nhất, hồ ngầm lớn và đẹp nhất, bãi đá và bãi cát tuyệt vời nhất, nhũ đá đẹp nhất, hang khô cao rộng nhất, âm nhạc phát ra từ động hay nhất. Đây là dòng sông ngầm dài nhất được biết cho đến cho đến nay, là một thắng cảnh có tầm cỡ quốc tế; Huế - Hồi ức cố đô: Huế không chỉ đẹp mộng mơ với sông Hương, núi Ngự, với những khu nhà vườn xum xuê mà còn đẹp uy nghi bởi hệ thống lăng tẩm, kinh thành còn lưu lại của các triều vua nhà Nguyễn tạo nên một kiệt tác đô thị nên thơ. Vào Quảng Nam, vùng đất có hai di sản được UNSECO công nhận là di sản văn hoá thế giới: Phố cổ Hội An – nơi hội tụ lối kiến trúc cổ kết hợp hài hoà giữa Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản và Thánh địa Mỹ Sơn – Dòng chảy của tháp cổ ChămPa. + Tour tham quan vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên: Rừng Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên, Ba Vì… + Tour nghỉ biển : Biển Trà Cổ, Lăng Cô, Vũng Tàu, Nha Trang… - Thiết kế tour tham quan tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa, lịch sử: + Tour du lịch văn hoá thăm các chùa chiền, đền, đình…: Chùa Thiên Mụ, chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ, Đền Quán Thánh… + Các tour tham quan di tích lịch sử đấu tranh của dân tộc: Khu di tích Chi Lăng, gò Đống Đa, Điện Biên Phủ, đường mòn Hồ Chí Minh, địa đạo Củ Chi, Vĩnh Mốc, hệ thống nhà tù Côn Đảo… + Các tour du lịch làng nghề truyền thống: Làng lụa Vạn Phúc, làng Tranh Đông Hồ, làng đúc đồng Đại Bái, làng gốm Bát Tràng,… Đa dạng hoá sản phẩm theo các địa bàn trọng điểm: + Vùng du lịch Bắc Bộ : Gồm 17 tỉnh và thành phố từ Hà Giang đến Hà Tĩnh. Phát triển sản phẩm du lịch văn hoá, sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, nghỉ dưỡng. Các chương trình du lịch vùng Bắc Bộ: Chương trình 1: Hà Nội là trung tâm du lịch của vùng, là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá, du lịch: Hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám, Khu phố cổ và khu phố cũ… Chương trình 2: Tour du lịch sông Hồng Chương trình 3 : Tham quan Vịnh Hạ Long: tham gia chuyến du ngoạn ngắm trăng, ngắm mặt trời mọc, tham quan các hòn đảo… Chương trình 4: Tham quan đảo Cát Bà: Đảo Cát Bà nổi tiếng với khu rừng nguyên sinh, các bãi tắm đẹp, thuỷ hải sản phong phú. Các hoạt động có thể kết hợp trong tour tham quan là đi chợ, đánh bắt hải sản… Chương trình 5 : Các khu di tích lịch sử: hang Pắc Pó( Cao Bằng), quê Bác ( Nghệ An), Điện Biên Phủ ( Lai Châu), Đền Hùng( Phú Thọ)… Chương trình 6: Các điểm du lịch nghỉ dưỡng: Tam Đảo( Vĩnh Phúc), Ao vua, Kim Bôi ( Hà Tây)… Chương trình 7: Các lễ hội : Lễ hội Chùa Hương( Hà Tây), Hội Đền Hùng( Phú Thọ), hội Thánh Gióng ( Hà Nội)… + Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Gồm các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sản phẩm du lịch mà công ty có thể khai thác là: Du lịch thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan các di sản văn hoá thế giới, di tích văn hóa, lịch sử… Chương trình 1: Huế: Đại Nội, Ngọ Môn, Điện Thái Hoà, lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng, Khải Định… Chương trình 2: Đà Nẵng – Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của miền Trung: Bãi Non Nước, núi Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà…Kết hợp với du lịch Quảng Nam. + Vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Gồm các tỉnh từ Kontum đến Cà Mau. Công ty nên khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng: du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển, du lịch sông nước, du lịch sinh thái… Chương trình 1: Thăm thành phố biển Nha Trang, thu hút một số lượng lớn khách du lịch có nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí. Nha Trang có rất nhiều phong cảnh đẹp tự nhiên, nhiều hoạt động phong phú: Lặn biển, câu cá, thăm đảo Yến. Chương trình 2: Thăm thành phố Đà Lạt có hồ Than Thở, thác Pren, thung lũng Tình Yêu… Chương trình 3: Thăm quan Thành phố Hồ Chí Minh: Thành phố được mện danh là “ Hòn ngọc Viễn Đông” rất hấp dẫn khách du lịch quốc tế đến: Dinh Độc Lập, bến Nhà Rồng, Viện bảo tàng, đất thép Củ Chi… Trên cơ sở các tài nguyên thiên nhiên và dựa vào địa bàn du lịch, công ty có thể kết hợp để xây dựng các chương trình du lịch xuyên Việt, làm kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch Inbound. 3.2.3.2. Các quyết định liên quan đến việc xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm du lịch của công ty: Trong thời kỳ hội nhập, công ty đã nhận thức được vai trò của thương hiệu đối với việc tạo lòng tin đối với khách du lịch quốc tế. Với khách du lịch quốc tế, thương hiệu được xây dựng dựa trên các ưu điểm nổi bật của du lịch tạo nên chất lượng sản phẩm và mang nhiều đặc trưng riêng. Bên cạnh đó, công ty đang phải đối diện với hàng rào bảo hộ được dỡ bỏ. Việt Nam phải thực hiện cam kết lộ trình mở cửa cho các hãng lữ hành nước ngoài được kinh doanh du lịch Inbound. Các công ty nước ngoài có nguồn vốn lớn, thương hiệu mạnh, có khả năng khai thác thị trường cao. Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước cũng đang cạnh tranh lẫn nhau. Để có thể cạnh tranh được, công ty phải xây dựng thương hiệu mạnh cho các sản phẩm du lịch Inbound đặc thù, mang bản sắc riêng. Những sản phẩm đó sẽ gây ấn tượng mạnh, tồn tại trong suy nghĩ của khách du lịch một cách thường xuyên và liên tục, gây cảm giác rất hứng thú, thích sử dụng sản phẩm đó. Ban giám đốc đã có những phương án đầu tư những sản phẩm du lịch Inbound mang tính chất đặc thù và có kế hoạch đầu tư chi phí cho công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm du lịch Inbound trên các thị trường quốc tế trọng điểm. + Bước đầu phải khẳng định được chất lượng của các chương trình du lịch Inbound trong lòng du khách quốc tế. Trong mỗi chương trình du lịch, khách du lịch không chỉ là người mua mà còn là người tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm. Khách du lịch đến từ mỗi quốc gia khác nhau lại có sự cảm nhận về chất lượng các chương trình du lịch khác nhau. Các đại lý lữ hành gửi khách, các nhà cung cấp có vai trò rất quan trọng trong việc tác động đến sự cảm nhận của khách du lịch nên công ty cần phải nghiên cứu kỹ các đại lý du lịch và các nhà cung cấp, thường xuyên có các biện pháp kiểm tra. Bên cạnh đó, công ty cũng phải thường xuyên tìm kiếm các đối tác mới để ngày càng nâng cao chất lượng của các chương trình du lịch. + Việc sử dụng các biện pháp để quảng bá sản phẩm du lịch Inbound : Đặc trưng của thị trường khách Inbound là thị trường phân tán, lại ở cách xa, công ty không thể quảng bá trực tiếp các chương trình du lịch mà chủ yếu thông qua tập gấp và website. Công ty phải tìm hiểu những quy định về tập gấp của các nước mà công ty xác định là thị trường mục tiêu để có thể thiết kế phù hợp về nội dung cũng như về kích thước. Ngoài ra, công ty có thể thiết kế các tập sách mỏng, có kích thước lớn hơn, nội dung phong phú hơn, có nhiều chương trình du lịch hơn, khoảng từ 30 đến 60 chương trình. Hình thức trình bày cũng phải có những thay đổi phù hợp với thị trường mục tiêu. Những tập gấp hay tập sách mỏng có thể tặng ngay cho những khách du lịch vừa tham gia các chương trình du lịch Inbound của công ty. Họ sẽ là những người tuyên truyền cho các chương trình du lịch của công ty. Mỗi khi có chương trình du lịch Inbound mới, công ty có thể gởi email, thơ mời cho những khách du lịch cũ, mời họ tham gia những chương trình du lịch mới, kết hợp với các hình thức khuyến mãi. Công ty phải đầu tư xây dựng và thiết kế website sao cho thật phong phú, thu hút được sự chú ý của khách du lịch quốc tế. Công ty cũng có thể tham khảo cách xây dựng các chương trình du lịch theo phương thức khách du lịch tự lựa chọn các dịch vụ và thiết kế cho mình một tour riêng ngay trên website của doanh nghiệp. IGB Tours nên tham gia vào cổng thông tin lữ hành trực tuyến cùng các công ty lữ hành khác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh khi gia nhập WTO. Đó là một trong nhữg biện pháp hữu hiệu để tạo nhãn hiệu cho sản phẩm du lịch của công ty. 3.2.3.3. Quyết định liên quan đến chính sách phân biệt hoá sản phẩm du lịch Inbound: Để phân biệt hoá sản phẩm du lịch, công ty phải tạo ra được những sản phẩm, dịch vụ độc đáo: Hình thức đi du lịch, chất lượng cơ sở vật chất hơn trước, các dịch vụ trong tour, các điểm tham quan. Sự phân biệt hoá các sản phẩm du lịch Inbound có thể đạt được theo ba cách: nâng cao chất lượng cho các dịch vụ, đổi mới và tạo ra tính thích nghi với khách du lịch. Để phân biệt hoá sản phẩm thường phải chia thị trường thành nhiều đoạn thị trường mục tiêu, với mỗi đoạn thị trường, công ty phải xây dựng những sản phẩm phù hợp với từng đoạn thị trường. VD: Công ty lựa chọn thị trường khách Nhật Bản để xây dựng sản phẩm “ Du lịch làng nghề” . Để khác biệt hoá sản phẩm này, công ty có thể thiết kế các hoạt động học nghề, dạy nghề cho du khách. Khách du lịch có thể được dạy nghề, học cách làm các sản phẩm. Sau đó khách du lịch có thể mang chính những sản phẩm của chính mình làm ra mang về tặng bạn bè làm quà lưu niệm. 3.2.3.4. Hoàn thiện và xây dựng chính sách sản phẩm đối với từng chu kỳ sống của sản phẩm du lịch Inbound: Với mỗi sản phẩm là các chương trình du lịch công ty phải phân tích xem ở từng đoạn thị trường, chương trình du lịch đó đang ở giai đoạn nào để có những chính sách phù hợp : - Ở giai đoạn giới thiệu: Lượng tiêu thụ các sản phẩm du lịch còn hạn chế, công ty nên đưa ra giới thiệu và quảng bá các chương trình du lịch tiêu biểu để tạo lòng tin đối với du khách. - Ở giai đoạn tăng trưởng: Công ty nên tập trung vào những chương trình du lịch đang có doanh thu bán lớn nhất tại những thị trường khách du lịch có khả năng tiêu thụ mạnh. - Ở giai đoạn chín muồi: Khi này, công ty đã tạo được hình ảnh của mình trong lòng khách du lịch, công ty nên đưa vào thị trường đầy đủ các chương trình du lịch, thực hiện các chính sách đa dạng hoá các chủng loại là các chương trình du lịch, các sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó công ty cũng nên áp dụng chính sách phân biệt hoá sản phẩm để thu hút thêm khách du lịch. - Ở giai đoạn suy giảm, triệt tiêu: Công ty bắt đầu thực hiện chương trình cho sự tăng trưởng mới, với những sản phẩm du lịch khác tại các thị trường khác nhau. 3.2.3.5. Chính sách phát triển sản phẩm du lịch Inbound mới: Việc xây dựng một sản phẩm mới cũng phải tuân theo các bước : Từ việc xây dựng chiến lược cho việc phát triển sản phẩm mới, phát sinh ý tưởng, thiết kế và đánh giá, phân tích khả năng thương mại , phát triển sản phẩm mới, kiểm tra và thương mại hoá sản phẩm du lịch. Đối với việc xây dựng một sản phẩm du lịch Inbound mới cần một số biện pháp ở các bước trong quá trình xây dựng: * Ở bước phát sinh ý tưởng: Trong mỗi chương trình quảng bá du lịch theo các chủ đề, công ty nên phát động những cuộc thi ý tưởng về các chương trình du lịch từ nhiều nguồn khác nhau: Từ các nhân viên trong công ty, từ các nhân viên trong các đại lý, các nhà cung cấp, các nhà tư vấn…Công ty luôn luôn có những biện pháp để kích thích sự sáng tạo của các nhân viên trong công ty. Mỗi một chương trình du lịch mới bao gồm một hay nhiều yếu tố được đổi mới: Tuyến điểm, thời gian, mức giá, hình thức đi du lịch. * Ở bước xây dựng và thiết kế các chương trình du lịch: Công ty nên tiến hanh các cuộc khảo sát thực tế để nắm rõ địa hình, khí hậu, điều kiện an ninh, xã hội, phong tục tập quán, khả năng cung cấp của các nhà cung cấp. * Ở bước đánh giá chương trình du lịch một cách toàn diện: Công ty sẽ yêu cầu mỗi phương án xây dựng chương trình du lịch mới phải được trình bày bằng văn bản. Công ty sẽ phân tích, đánh gía về tài chính, sản xuất, sản phẩm. Công ty nên tạo điều kiện cho hướng dẫn viên đi khảo sát thực tế. 3.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu và bước đầu định vị hình ảnh của công ty: Dựa theo xu hướng biến động khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, công ty có thể lựa chon, phân loại các đoạn thị trường mục tiêu và xác định các sản phẩm du lịch thích hợp. - Xét theo cơ cấu quốc tịch: Công ty lựa chọn thị trường khách du lịch Inbound trọng điểm là khách du lịch Trung Quốc, Nhật Bản Và Mỹ. Trong đó tập trung phát triển thị trường trọng điểm chính là khách du lịch Mỹ. - Xét theo mục đích chuyến đi: Ngoài lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam với mục đích du lịch thuần tuý vẫn chiếm tỷ trọng lớn : Tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, nghỉ dưỡng…Việt Nam là một điểm đến an toàn, thân thiện, là nơi diễn ra tốt đẹp các sự kiện quan trọng. Điều này đã tạo niềm tin cho khách du lịch trên thế giới. Ngoài ra sự kiện Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm lượng khách công vụ đến Việt Nam gia tăng. Công ty lựa chọn đầu tư sản phẩm du lịch MICE nhằm thu hút khách Inbound. - Xét theo sự phân bổ lượng khách du lịch Inbound tại các vùng du lịch của Việt Nam, trong các chương trình du lịch mà công ty xây dựng thì khi thiết kế các tour Inbound ngoài các điểm đến truyền thống tại vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ thì công ty nên tập trung khai thác các điểm đến thuộc khu vực Bắc Trung Bộ và các địa phương có tài nguyên du lịch sinh thái, các khu du lịch cao cấp. - Xét theo hình thức đi du lịch: Ngoài lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam đi theo các chương trình du lịch của các công ty lữ hành, khách du lịch đến từ các quốc gia khác thường đi theo hình thức tự tổ chức. Chính vì vậy, công ty cũng tập trung thiết kế các chương trình du lịch độc lập toàn phần hoặc chương trình du lịch độc lập tối thiểu. 3.4. Xác định các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch Inbound phù hợp với thị trường mục tiêu: 3.4.1. Đề xuât một số tour du lịch phù hợp với thị trường khách Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ: - Đối với thị trường khách Trung Quốc: Họ là những người có kinh nghiệm đi du lịch nươc ngoài, thích đi theo các tour du lịch trọn gói, giá rẻ nhưng giá trị của chuyến đi thì cao. Phần lớn khách du lịch Trung Quốc thích ở các khách sạn trung bình từ 2-3*. Họ thích tìm hiểu các phong tục lạ, thích các tour có bầu không khí vui vẻ như trong gia đình. Nhưng thời gian lưu trú bình quân của khách Trung Quốc thường rất ngắn: 3- 4 Ngày, khả năng chi trả không cao, khoảng 25-30 USD/ngày khách. Một số tour phù hợp với khách du lịch Trung Quốc mà công ty có thể xây dựng: + Tour tham quan Vịnh Hạ Long, Đảo Cát Bà, Huế, SaPa… + Tour du lịch văn hoá : Mai Châu( Hoà Bình), thăm các làng nghề, thưởng thức các loại hình nghệ thuật, … - Đối với thị trường khách Nhật Bản: Người Nhật Bản yêu thiên nhiên, tính thẩm mỹ cao. Người Nhật thường chọn nơi du lịch có nắng, cảnh sắc hấp dẫn, có cát trắng, nước biển trong xanh. Chương trình du lịch của họ thường chọn là chương trình 7 ngày, một năm có thể đi du lịch được ba lần. Họ rất quan tâm đến giá cước vận chuyển. Hầu như tất cả các khách Nhật đều phải mua sắm quà lưu niệm, khả năng chi trả cao. Một số tour phù hợp với thị trường khách Nhật Bản: + Tour tham quan các khu phố cổ: Phố cổ Hà Nội, phố cổ Hội An… + Tour tham quan nghỉ biển: Lăng Cô, Trà Cổ, Nha Trang, … + Tour du lịch làng nghề : Bát Tràng, Vạn Phúc,… + Tour du lịch mua sắm các đồ lưu niệm tại các khu phố cổ, tại các làng nghề… + Tour tham quan các di sản văn hoá thế giới - Đối với thị trường khách Mỹ: Điều đầu tiên khi khách Mỹ tham gia các tour du lịch là điều kiện an ninh trật tự ở nơi du lịch, thích thể loại du lịch biển, các môn thể thao ở biển. Họ thích được tham quan nhiều nới trong chuyến đi, thích tham gia hội hè, có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí trong các tour. Các tour du lịch thiết kế cho khách du lịch Mỹ: + Tour thăm lại chiến trường xưa: Điện Biên Phủ, địa đạo Củ Chi, Côn Đảo… + Tour du lịch nghie biển với nhiều trò thể thao, giải trí… + Tour du lịch chuyên đề: sinh thái, văn hoá… + Tour lễ hội truyền thống, du khách Mỹ có thể tham gia vào: Đền Hùng, lễ hội Chù Hương, Lễ hội ở Bình Định… + Tour tham quan thành phố bằng xích lô + Tour du lịch xuyên Việt: Tham quan được nhiều nơi trong một chuyến đi. 3.4.2. Đề xuất một số sản phẩm đặc thù, chuyên sâu, có sức cạnh tranh: * Tour du lịch sinh thái kết hợp với văn hoá * Tour du lịch làng nghề truyền thống * Tour du lịch thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống * Tour du lịch lễ hội * Tour du lịch dành cho khách công vụ MICE 3.5. Các biện pháp tổ chức, thực hiện, kiểm tra việc hoàn thiện chính sách sản phẩm du lịch Inbound: 3.5.1.Hoàn thiện công tác xây dựng các chương trình du lịch: 3.5.1.1. Đối với công tác nghiên cứu thị trường: - Công ty cần tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà quản lý điều hành được đi khảo sát thực tế các chương trình du lịch mới, kiểm tra chất lượng của các dịch vụ của các nhà cung cấp trong các chương trình du lịch cũ. Hiện nay, khi mà có nhiều công ty lữ hành cạnh tranh nhau rất gay gắt thì việc nghiên cứu để đem lại chất lượng cao cho các chương trình là điểu rất quan trọng và cần thiết. - Trong công tác nghiên cứu cầu du lịch tại công ty: Công ty cần đầu tư hơn nữa cho việc tiếp cận các thị trường du lịch trọng điểm qua mạng, qua các phiếu điều tra khách hàng nhằm thu thập thông tin : Khách thích đi chương trình du lịch nào nhất, đi theo hình thức nào… 3.5.1.2. Hoàn thiện công tác xây dựng chương trình du lịch: - Đa dạng hoá các chương trình du lịch từ việc hình thành ý tưởng: Công ty nên lựa chọn những sản phẩm du lịch trọng điểm thật đặc trưng, khai thác các chương trình du lịch mới. Công ty phải có mối quan hệ tốt với các công ty gửi khách của nước ngoài. - Tạo ra sự hấp dẫn, khác biệt trong các chương trình du lịch: Chất lượng của các chương trình du lịch cần được nâng cao. Trong một tour phải thiết kế sao cho du khách cảm thấy thật thú vị, tránh sự nhàm chán. - Thiết kế các chi tiết các chương trình du lịch: Khi thiết kế các chương trình du lịch, công ty cần bổ sung các bước đánh giá tính khả thi, khảo sát thực địa và thử nghiệm chượng trình. Trong quá trình thử nghiệm, người thiết kế chương trình có trách nhiệm phải đánh giá được chuyến đi thử nghiệm. Công ty nên thiết kế nhiều mức chất lượng dịch vụ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách du lịch. - Củng cố mối quan hệ với các nhà cung cấp và các công ty gửi khách: Công ty nên thường xuyên rà soát các khả năng cung ứng dịch vụ du lịch của các nhà cung cấp để loại bỏ những nhà cung cấp không tốt, tìm kiếm những nhà cung cấp mới. 3.5.2. Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng dịch vụ trong các tour du lịch Inbound - Nâng cao chất lượng thiết kế các chương trình du lịch: + Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khách du lịch Inbound: Khách du lịch phải được nghiên cứu theo các tiêu thức cụ thể: Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp…trong việc xác định tâm lý và sở thích của khách du lịch. Công ty nên lập ra cơ sở dữ liệu để cung cấp thông tin về các đặc điểm thị trường khách trọng điểm của công ty: theo quốc tịch, độ tuổi, nghề nghiệp…Đây là những thông tin cơ sở giúp cho việc xây dựng các chương trình du lịch phù hợp. + Thiết lập một phần mềm có khả năng xây dựng hoặc hỗ trợ xây dựng các chương trình du lịch: Công ty có thể học tập kinh nghiệm của các Website của nước ngoài: www.travelocity.com, www.priceline.com, www. lastminute.com,…Các trang web này giúp cho khách du lịch có thể thiết kế các chương trình du lịch theo đúng mong muốn của khách + Đa dạng hoá các hoạt động trong chương trình du lịch : Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân bản địa, các lễ hội truyền thống, các hoạt động thể thao. - Nâng cao chất lượng thực hiện của các chương trình du lịch: + Nâng cao nhận thức của người dân địa phương về ý nghĩa của các hoạt động du lịch tại điểm đến: Làm việc với các cơ quan chủ quản, khuyến khích khách mua hàng hoá tại các địa phương, xây dựng các tour du lịch sinh thái có sự tham gia của người dân. + Nâng cao chất lượng các phương tiện vận chuyển: Công ty chưa có đội xe riêng nên cần duy trì tốt mối quan hệ với các nhà xe, thanh toán đúng thời hạn. + Nâng cao chất lượng phục vụ tại các khách sạn: Thiết lập mối quan hệ tốt với các khách sạn: ký hợp đồng với mức giá cao hơn của đối thủ cạnh tranh, thanh toán nhanh, nhân viên của công ty, đặc biệt là các hướng dẫn viên phải giữ thái độ hoà nhã, tôn trọng ý kiến của khách sạn. Bên cạnh đó, công ty cũng phải tìm thêm các nhà cung cấp khác để tránh tình trạng “độc quyền”. + Nâng cao chất lượng phục vụ tại các nhà hàng: Công ty nên tập trung vào các công việc: Tìm kiếm các nhà hàng có khả năng phục vụ tốt, thường xuyên thay đổi thực đơn cho khách hàng, nghiên cứu kỹ đặc điểm ăn uống của từng thị trường khách khác nhau để có cách phục vụ phù hợp. + Nâng cao kiến thức và nghiệp vụ cho các hướng dẫn viên: Công ty nên lập kế hoạch về nhu cầu hướng dẫn viên của chi nhánh, cử hướng dẫn viên phù hợp với từng đối tượng khách khác nhau. Công ty thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ hướng dẫn viên. + Nâng cao chất lượng của đội ngũ lái xe: Công ty có thể thảo luận, hướng dẫn cho các lái xe trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm, phối hợp tốt giữa hướng dẫn viên và lái xe. 3.6. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty IGB Tours: 3.6.1. Kiến nghị với nhà nước: - Nhà nước nên chú trọng hơn nữa công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về du lịch. - Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước về du lịch trên phạm vi cả nước. + Đưa ra các chính sách quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tránh những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. + Nhanh chóng triển khai hệ thống kinh doanh lữ hành + Đẩy mạnh sự kết nối, hợp tác tăng cường quảng bá du lịch Việt Nam tại các thị trường nước ngoài. + Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch 3.6.2. Kiến nghị với Tổng Cục Du lịch và Sở Du lịch Hà Nội: - Có chính sách đào tạo và quản lý các cơ sở kinh doanh du lịch, nguồn nhân lực du lịch: Chấn chỉnh lại công tác sắp xếp các doanh nghiệp du lịch. - Đầu tư kinh phí cho các hoạt động xúc tiến, quảng bá các chương trình du lịch Inbound tại các thị trường nước ngoài - Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, tạo sự liên kết giữa du lịch với các ngành có liên quan. - Tăng cường công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên giúp cho ngành du lịch phát triển bền vững. KẾT LUẬN Các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam đang tích cực tìm kiếm những hướng đi riêng và đúng đắn cho mình để có thể hoà nhập vào nền kinh tế cạnh tranh rất gay gắt. Đối với những sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường thì quá trình thực tập là một quá trình thử thách, học tập hết sức bổ ích. Đó sẽ là những hành trang quý giá cho mỗi sinh viên. Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu tại công ty IGB Tours, tôi thấy rằng trong giai đoạn hiện nay, các công ty lữ hành cần phải quan tâm đến cạnh tranh.Các công ty cần tìm cho mình những giải pháp để nâng cao tính cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà các công ty du lịch ở nước ngoài được phép kinh doanh Inbound trên thị trường Việt Nam. IGB Tours là một công ty còn non trẻ, nhưng công ty đã vượt qua những khó khăn ban đầu để tạo cho mình một chỗ đừng trên thị trường. Có được những thành công là do sự nỗ lực của tất cả các nhân viên trong công ty. Tuy nhiên, công ty vẫn còn gặp phải một vài khó khăn, chính vì vậy mà trong thời gian thực tập tại công ty em đã cố gằng tìm hiểu và phân tích để có thể đưa ra được một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách sản hẩm Inbound cho công ty trong việc thu hút khách du lịch quốc tế đến. Trên đây là một vài biện pháp, đề xuất của cá nhân giúp hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound của công ty mà qua thời gian tìm hiểu được trong thời gian thực tập ở công ty. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các phòng ban chức năng của công ty IGB Tours. Em cũng xin chân thành cảm ơn TH.S Trần Thị Hạnh đã hướng dẫn giúp đỡ em để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này Do còn hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và kiến thức nên trong chuyên đề thực tập còn nhiều vấn đề thiếu sót, chưa được đề cập đến. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. DANH M ỤC TÀI LI ỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT PGS.TS Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo dục, 2002 TS. Nguyễn Văn Mạnh, Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2006 GS. TS Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hoà, Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động và xã hội, 2004 TS. Trần Thị Minh Hoà, Báo cáo Những nghiên cứu xu hướng biến động của thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2004. Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 9 / 2006; Số 6-7-8-9/2007. Thời báo Thương mại - Số 13-14-15-16/2007 www.vietnamtourism.gov.vn www.vietnamtourism.com.vn www.igbtours.com www.vneconomy.com.vn www.nguoivietxaxu.vietnamnet.vn www.marketingchienluoc.com TIẾNG ANH: J C Hollway & RV Plant, Marketing for Tourism DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GS : Giáo sư PGS : Phó giáo sư TS : Tiến sỹ Th.S : Thạc sỹ QTKD : Quản trị kinh doanh TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TB : Trung bình VND : Việt Nam đồng NXB : Nhà xuất bản CTDL : Chương trình du lịch LHQT : Lữ hành quốc tế IGB Tours : International Golden Bridge Tours MICE : Meeting Incentive Conference Exhibition TR : Tổng doanh thu của các chương trình du lịch được thực hiện TC : Tổng chi phí kinh doanh của các chuyến du lịch LN : Lợi nhuận thuần TNK : Tổng số ngày khách thực hiện của chương trình du lịch TLK : Tổng số lượng khách trong kỳ phân tích R : Tổng doanh thu của một chương trình du lịch P : Giá bán cho một khách cho một lần thực hiện của chương trình du lịch. Q : Số lượng khách trong một lần thực hiện của chương trình du lịch D : Doanh lợi kinh doanh của chương trình du lịch trong kỳ phân tích . H : Hiệu suất tổng quát Ng. đồng : Nghìn đồng K : Khách HN: Hà Nội TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh VQG: Vườn quốc gia MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1. Sơ đồ các cấp độ cấu thành sản phẩm 4 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ về sản phẩm mới: 14 Sơ đồ 1.3. Sơ đồ về quy trình phát triển sản phẩm mới: 15 Sơ đồ 1.4. Mô hình BCG 21 Sơ đồ 1.5. Sơ đồ chu kỳ sống của sản phẩm du lịch lữ hành 26 Sơ đồ 1.6. Sơ đồ chu kỳ sống của sản phẩm lữ hành ( Dạng có hoàn thiện, đổi mới để phát triển) 27 Bảng 2.1.Thị trường khách và kết quả hoạt động kinh doanh của IGB Tours trong năm 2005 – 2006: 41 Bảng 2.2. Thị trường khách du lịch của công ty năm 2005 – 2006 44 Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng khách Inbound năm 2005 45 Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng khách Inbound năm 2006 45 Bảng 2.3. Cơ cấu khách du lịch Inbound của công ty phân theo quốc tịch 47 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu khách du lịch Inboud của IGB Tours phân theo quốc tịch quốc tịch 48 Bảng 2.5. Kết quả kinh doanh chương trình du lịch Inbound của công ty: 51 Sơ đồ 2.2. Mối liên quan giữa chính sách sản phẩm Inbound của công ty với chính sách sản phẩm: 66 Sơ đồ 3.1. Các bước để hoàn thiện chính sách sản phẩm 69 Bảng 3.1.Ví dụ về cách phân tích số liệu về 5 dãy sản phẩm của công ty 77 Sơ đồ 3.1. Mô hình BCG của các sản phẩm du lịch Inbound 78 Bảng 3.2. Kế hoạch kinh doanh chương trình du lịch Inbound của công ty năm 2007: 83 Bảng 3.3. Các chương trình du lịch Inbound : Chào xuân 2007 84 Bảng 3.4. Các chương trình du lịch Inbound trong dịp hè 2007 85 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin được gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn Th.S Trần Thị Hạnh. Cô là người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình học tập ở trường đặc biệt trong thời gian thực tập và làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Em cũng chân thành cảm ơn tới tất cả các thầy giáo, cô giáo trong khoa QTKD Khách sạn và Du lịch đã dạy dỗ và cung cấp cho em nhiều kiến thức bổ ích để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Ban giám đốc và tập thể các anh chị trong công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu, đặc biệt là chị Bùi Thanh Tâm, anh Nguyễn Việt Anh, chị Trương Minh Thơm đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2007 Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Mai NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Hà Nội ngày…… tháng….. năm 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxcd22.docx
Tài liệu liên quan