Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành, cơ sở định giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu của hàng nhập khẩu, kể cả phí vận tải, phí bảo hiểm, theo hợp đồng. Trong trường hợp nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán thực tế thì giá tính thuế là giá do Chính phủ quy định.
Thực tế áp dụng trong những năm qua cho thấy, quy định về giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu như nêu trên là phù hợp với điều kiện Việt Nam (do nước ta chưa có đủ trình độ, công cụ và hệ thống thông tin để kiểm tra giá thực tế phải thanh toán của hàng nhập khẩu). Nhưng xét về lâu dài, những quy định này chưa thật sự phù hợp với bản chất của việc mua bán hàng hoá và thông lệ quốc tế. Vì:
* Trên thực tế, giá mua bán của một mặt hàng nào đó có thể được thực hiện theo đúng giá đã ký kết trong hợp đồng hoặc không theo giá ghi trong hợp đồng (trường hợp thay đổi số lượng, chất lượng, hoặc do trong thời gian thực hiện hợp đồng hai bên đã thoả thuận thay đổi lại giá hàng cho phù hợp với thời điểm thực tế nhập khẩu hàng hoá);
86 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo mặt hàng (không cắt giảm nhanh mà thực hiện theo tiến độ cắt giảm dần để thị trường trong nước thích ứng dần với việc cắt giảm thuế). Mức thuế nhập khẩu cuối cùng phải đạt được theo cam kết vào năm 2005 cho xơ, sợi, vải là 20% trở xuống, hàng may sẵn 30% trở xuống tuỳ loại.
* Để thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA với ASEAN theo hướng có lợi nhất cho nền kinh tế; căn cứ vào khả năng sản xuất trong nước và thị trường ASEAN, yêu cầu của Hiệp định CEPT/AFTA về mức thuế nhập khẩu phải cắt giảm xuống 0%-5% vào 1/1/2006; từ 1996, Chính phủ đã phân loại các hàng hoá của Biểu thuế nhập khẩu thành 4 Danh mục khác nhau để đưa ra các mức độ và thời hạn cam kết cắt giảm khác nhau, cụ thể là:
Danh mục loại trừ hoàn toàn không cắt giảm thuế nhập khẩu được xây dựng phù hợp với Điều 9 của Hiệp định CEPT. Danh mục này bao gồm những nhóm mặt hàng có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia; cuộc sống và sức khỏe con người, động thực vật; giá trị lịch sử, nghệ thuật, khảo cổ như: các loại động vật sống, thuốc phiện, thuốc nổ, vũ khí, ... và cả những mặt hàng đang có mức thuế cao trong Biểu thuế để hạn chế việc giảm thu NSNN do phải cắt giảm thuế nhập khẩu như xăng dầu, ô tô, xe máy.
Danh mục loại trừ tạm thời được xây dựng căn cứ vào quy định của CEPT, kế hoạch phát triển đến năm 2010 của các ngành kinh tế, đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam. Danh mục này chủ yếu bao gồm các mặt hàng có thuế suất trên 20% và một số mặt hàng tuy có thuế suất thấp hơn 20% nhưng trước mắt cần tiếp tục bảo hộ bằng thuế nhập khẩu, hoặc các mặt hàng đang được áp dụng các biện pháp phi thuế quan, ngoài biện pháp hạn chế số lượng như hàng phải có giấy phép của Bộ quản lý chuyên ngành, hàng phải qua kiểm tra Nhà nước về chất lượng, hàng phải qua kiểm tra vệ sinh dịch tễ và hàng phải qua kiểm tra về an toàn lao động.
Danh mục các mặt hàng nông sản nhạy cảm chưa chế biến lùi thời hạn cắt giảm tới 2010 gồm các mặt hàng cần bảo hộ cao như thịt, trứng gia cầm, các loại quả, thóc, gạo .v.v.
Danh mục cắt giảm thuế bao gồm các mặt hàng có thuế suất từ 20% trở xuống và một số mặt hàng có thuế suất cao hơn nhưng Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu. Tổng số nhóm mặt hàng trong Danh mục cắt giảm thuế quan vào năm 1996 của nước ta là 1633 nhóm mặt hàng, chiếm 50,51% Biểu thuế nhập khẩu. Mặc dù, Danh mục này chiếm tỷ lệ thấp so với khi các nước thành viên ASEAN khác bắt đầu thực hiện CEPT (trung bình là 85%), nhưng đây là biện pháp an toàn nhất để Việt Nam rút ra các bài học kinh nghiệm trong năm đầu tiên thực hiện CEPT, từ đó có đối sách cho những năm tiếp theo.
Thứ tư, pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam bao gồm tương đối đầy đủ các văn bản có trình độ kỹ thuật pháp lý tương đối cao, cơ bản phù hợp về thẩm quyền, biết kết hợp những kinh nghiệm lập pháp quốc tế với điều kiện đặc thù của Việt Nam, đã đặt những viên gạch đầu tiên trong lịch sử xây dựng hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam dưới hình thức Luật. Điều này đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể tham gia đàm phán với các đối tác trong việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
2.3.2. Những hạn chế của chính sách thuế nhập khẩu làm cản trở quá trình hội nhập
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành được ban hành từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới, mặc dù đã được sửa đổi bổ sung để đáp ứng với điều kiện Việt Nam là thành viên của ASEAN nhưng những nội dung sửa đổi bổ sung lại chưa bao quát và đáp ứng được hết các vấn đề của yêu cầu quản lý thuế trong điều kiện vừa phải đảm bảo thuận lợi nhất cho đối tượng nộp thuế vừa không làm ảnh hưởng tới yêu cầu quản lý đặc biệt là trên góc độ hội nhập, ngoài việc phải hoàn thành cơ bản lịch trình giảm thuế xuồng mức 0%-5% theo Hiệp định CEPT/AFTA, thực hiện một số cam kết về thuế nhập khẩu trong Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, sức ép về cải cách Hệ thống chính sách thuế đặc biệt là thuế nhập khẩu trước khi trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thì Luật thuế nhập khẩu hiện hành còn thiếu một số quy định để tạo những công cụ pháp lý hỗ trợ có hiệu quả, giúp bảo vệ lợi ích quốc gia trong điều kiện mở rộng quan hệ thương mại với các nước. Những hạn chế còn tồn tại đó là:
Thứ nhất, về thuế suất
* Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành, căn cứ tính thuế là số lượng mặt hàng, giá tính thuế và thuế suất (thuế suất được hiểu là thuế theo tỷ lệ phần trăm- %). Quy định này đã loại trừ khả năng áp dụng thuế tuyệt đối tính cho một đơn vị sản phẩm (thuế tuyệt đối là thuế thu theo một số tiền nhất định cho một đơn vị hàng hóa, không căn cứ trên giá và thuế suất của mặt hàng đó ). Việc tính thuế theo tỷ lệ % có nhiều ưu điểm là thuận lợi, dễ áp dụng nhưng có một số hạn chế nếu trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thấp trị giá tính thuế hoặc hàng hóa được chủ động bán vào Việt Nam với giá quá thấp, gây nguy hại cho nền sản xuất trong nước, thì mục tiêu bảo hộ không đạt được, dù mức thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được đặt ra rất cao.
Để khắc phục tình trạng này thời gian qua chúng ta đã phải quy định và áp dụng giá tối thiểu đối với hàng nhập khẩu (xây dựng giá tính thuế cho từng chủng loại hàng hóa, căn cứ vào mức giá quy định này để tính thuế nhập khẩu). Song, việc áp dụng giá tối thiểu lại là công cụ không phù hợp với các quy định của WTO và cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ. Vì vậy, để bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước khi phải xoá bỏ cơ chế áp dụng giá tối thiểu để tính thuế nhập khẩu, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế thì thuế của một số mặt hàng (ví dụ như trứng gia cầm, đồ sứ vệ sinh, kính xây dựng, gạch, xe máy, động cơ, phích đựng nước nóng) không chỉ nên áp dụng theo tỷ lệ phần trăm như hiện hành mà cùng với thuế theo tỷ lệ phần trăm nên quy định thu theo mức thuế tuyệt đối.
* Để bảo hộ sản xuất, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng trong nước đã sản xuất được, có khả năng cạnh tranh, thời gian qua, ngoài thuế nhập khẩu, nhà nước còn dùng biện pháp cấm nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu (quota) đối với một số mặt hàng như ô tô, xe máy, sắt thép xây dựng, gạch, đồ dùng bằng thuỷ tinh hoặc sứ, đường ăn .v.v. Tuy nhiên, một trong những yêu cầu đặt ra trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế là giảm thiểu các biện pháp cấm và hạn chế nhập khẩu (hàng rào phi thuế quan) đối với thương mại hàng hoá, chuyển sang dùng thuế làm công cụ chủ yếu để điều tiết nhập khẩu.
Trên thực tế, trong những năm vừa qua, cùng với việc xoá bỏ dần biện pháp cấm và hạn chế đối với những mặt hàng ô tô, sắt thép, thuỷ tinh, kính xây dựng… Chính phủ cũng đã thực tiện tăng thuế các mặt hàng này với mức tăng từ 10% đến 40% tuỳ theo mặt hàng. Xét về mặt lý thuyết, việc tăng thuế nhập khẩu để thay cho các biện pháp cấm hoặc hạn chế nhập khẩu có thể thực hiện ở mức cao, song trên thực tế việc làm này lại không đơn giản. Vì:
Trước hết, đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chủ yếu là đàm phán về tiếp cận thị trường. Các nước thành viên WTO sẽ không chấp nhận để Việt Nam tăng thuế lên mức cao làm triệt tiêu khả năng tiếp cận thị trường của họ.
Hơn nữa, việc tăng thuế cao sẽ gây khó khăn cho chính sản xuất trong nước đó trong số này có một số mặt hàng là nguyên liệu cho sản xuất (ví dụ như ngô, đậu tương) vừa là sản phẩm của ngành trồng trọt nhưng lại là đầu vào của chăn nuôi, nếu quy định thuế nhập khẩu cao có thể hạn chế nhập khẩu ngô và đậu tương, sản xuất ngô và đậu tương trong nước được bảo hộ nên có thể tăng diện tích cây trồng, sản lượng tăng, nhưng việc tăng thuế ngô, đậu tương ở mức cao cũng đồng thời làm tăng chi phí đầu vào cho ngành chăn nuôi, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển chăn nuôi.
Vì vậy, để vừa đáp ứng nhu cầu bảo hộ vừa đáp ứng yêu cầu mở cửa thị trường khi gia nhập WTO, vừa đảm bảo hài hoà lợi ích chính đáng của cả đơn vị sản xuất và đơn vị sử dụng những hàng hoá cần bảo hộ, Việt Nam có thể sử dụng công cụ hạn ngạch thuế quan như hiện nay một số nước trên thế giới đang áp dụng (hạn ngạch thuế quan là một phương pháp đánh thuế nhập khẩu. Theo phương pháp này, một mặt hàng sẽ được xây dựng 2 mức thuế nhập khẩu khác nhau: mức thuế trong hạn ngạch và mức thuế ngoài hạn ngạch. Trong đó, mức thuế trong hạn ngạch là mức thuế được áp dụng đối với một lượng hàng do nhà nước xác định cho một năm kế hoạch nhập khẩu. Mức thuế ngoài hạn ngạch là mức thuế áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vượt quá lượng nhập khẩu đã xác định của một năm kế hoạch nhập khẩu nhằm khống chế lượng hàng hóa nhập khẩu, bảo hộ cho sản xuất trong nước mà vẫn đáp ứng yêu cầu mở cửa thị trường khi tham gia hội nhập). Mặt khác, hiện nay do Việt Nam đang có lợi thế về nông nghiệp, thu nhập của người dân chưa cao, nhu cầu về sử dụng hàng nông sản nhập khẩu chưa nhiều nên Danh mục hàng hoá cấm hoặc hạn chế nhập khẩu thường chỉ bao gồm các sản phẩm công nghiệp. Trong tương lai, lợi thế này sẽ dần mất đi (do thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tất yếu một số bộ phận làm nông nghiệp sẽ chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ, đất đai sử dụng cho trồng trọt, chăn nuôi bị thu hẹp lại thay vào đó là để sử dụng cho các ngành kinh tế khác và đặc biệt là do quá trình hội nhập mở cửa, thị trường trong nước đối với chính sản phẩm trong nước bị thu hẹp lại). Do vậy, yêu cầu bảo hộ các sản phẩm nông nghiệp trong tương lai sẽ ngày càng cao hơn. Để thực hiện yêu cầu này trong điều kiện hội nhập thì công cụ hạn ngạch thuế quan sẽ là công cụ có thể sử dụng.
Thứ hai, về giá tính thuế
Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành, thì: Cơ sở định giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu nhập, kể cả phí vận tải, phí bảo hiểm, theo hiệp đồng. Trong trường hợp nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán thực tế thì giá tính thuế là giá do Chính phủ quy định. Thực tế áp dụng trong những năm qua ở nước ta cho thấy, quy định về giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu như nêu trên là rất phù hợp với điều kiện Việt Nam (chưa có đủ biện pháp để kiểm tra giá thực tế phải thanh toán của hàng nhập khẩu). Nhưng xét về lâu dài, những quy định này chưa thực sự phù hợp với bản chất của việc mua bán hàng hoá, việc tính thuế trên thực tế và thông lệ quốc tế. Vì:
* Trên thực tế giá mua bán của một mặt hàng nào đó có thể được thực hiện theo đúng giá đã ký kết trong hợp đồng hoặc theo giá ghi trong hợp đồng (trường hợp thay đổi số lượng, chất lượng, hoặc do trong thời gian thực hiện hợp đồng 2 bên đã thoả thuận thay đổi lại giá hàng cho phù hợp với thời điểm thực tế nhập khẩu hàng hoá).
* Hợp đồng chỉ là một trong những chứng từ để kiểm tra xác định giá tính thuế (các chứng từ khác có liên quan như hoá đơn, L/C, điện chuyển tiền…cũng là những căn cứ để xác định giá tính thuế).
* Việc đặt ra một bảng giá tính thuế để áp dụng đối với những trường hợp “có giá quá thấp so với giá mua bán thực tế” như quy định hiện hành tuy hạn chế những trường hợp khai giá thấp, nhưng lại giảm hiệu quả bảo hộ nếu mức giá quy định thấp hơn giá thực phải thanh toán, mang tính áp đặt của nhà nước, không phản ánh đúng giá thực tế phải thanh toán của hàng nhập khẩu…
Trong khi đó, theo quy định của Hiệp định giá GATT/WTO, giá tính thuế của hàng hoá phải là giá thực thanh toán hoặc phải thanh toán cho hàng hoá. Hiệp định này cũng nêu rõ phương pháp xác định, điều kiện xác định giá tính thuế trong các trường hợp hàng hoá nhập khẩu khác nhau theo những chuẩn mực nhất định về thời gian, về mối quan hệ giữa người mua và người bán hoặc về đặc điểm vật lý, chất lượng… của hàng hoá, (không được áp đặt giá tính thuế một cách chủ quan như của Việt Nam hiện nay).
Hiện tại, để thực hiện cam kết về thực hiện xác định giá tính thuế theo trị giá GATT với ASEAN, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2002/NĐ-CP ngày 6/6/2002 quy định thực hiện áp dụng trị giá giá tính thuế theo trị giá GATT và để thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, Việt Nam phải thực hiện xoá bỏ việc áp dụng giá tối thiểu để tính thuế. Một mặt đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đảm bảo tính thống nhất về việc áp dụng trị giá tính thuế, mặt khác để thực hiện đúng các cam kết quốc tế, phù hợp với thông lệ chung, quy định về giá tính thuế nhập khẩu tại Điều 7 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần phải được sửa đổi.
Thứ ba, về xét miễn giảm thuế.
Để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành đã quy định xét miễn thuế nhập khẩu cho hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo. Quy định như trên tuy đã góp phần hỗ trợ cho một số đối tượng đặc biệt trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn vừa qua nhưng xét về lâu dài, việc xét miễn thuế cho các đối tượng này là không bình đẳng, chưa phản ánh đúng số tiền mà ngân sách đã chi hằng năm cho các đơn vị này; việc làm này đã dẫn tới, một mặt chưa đề cao tinh thần, trách nhiệm của đối tượng sử dụng, mặt khác có thể là kẽ hở để lợi dụng nhập khẩu hàng hoá xin miễn thuế phục vụ cho các đối tượng đặc biệt, song thực tế lại nhượng bán trên thị trường, nhằm trốn lậu thuế nhập khẩu.
Bên cạnh đó còn làm cho thủ tục xét miễn giảm thuế trở nên phức tạp nhưng vẫn không thể đảm bảo được sự chính xác và chặt chẽ, dẫn tới sự thất thu lớn cho NSNN.
Thứ tư, về Biểu thuế nhập khẩu
Nổi cộm lên đó là Biểu thuế nhập khẩu hiện nay còn quá nhiều mức. Mặc dù quy định này có ưu điểm là bảo hộ đến từng doanh nghiệp, từng nhóm doanh nghiệp sản xuất nhưng lại làm cho Biểu thuế trở nên phức tạp, gây khó khăn trong quản lý thuế nhập khẩu. Vì vậy, làm cho thuế nhập khẩu trở nên thiếu tính đồng bộ, tính khả thi, chưa nhất quán và thiếu tính đơn giản, rõ ràng.
Thứ năm, vẫn còn tình trạng thất thu thuế nhập khẩu xuất phát từ chính cán bộ thu thuế.
Việc cán bộ Hải quan thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã tạo sơ hở cho các doanh nghiệp kê khai thuế đối với một số mặt hàng mà có thuế nhập khẩu thấp hơn nhiều so với thuế thực tế. Bên cạnh đó, cán bộ Hải quan còn móc nối, nhận hối lộ từ phía doanh nghiệp dẫn tới tình trạng thất thu lớn cho NSNN.
Ngoài những hạn chế chủ yếu nêu trên của chính sách thuế nhập khẩu và công tác hành thu thì ngành thuế vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: Đó là sự phối hợp không ăn khớp giữa Ngành thuế (Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan) với các cơ quan chức năng (Công an, Biên phòng, Chính quyền địa phương các cấp) trong việc theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; trong việc ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm trốn lậu thuế.
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
3.1. Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu trong quá trình hội nhập.
Sở dĩ chúng ta phải hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu trước khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế bởi vì chính sách thuế nhập khẩu của nước ta còn tồn tại nhiều bất cập.
Thứ nhất, vấn đề đảm bảo nguồn thu cho NSNN từ thuế nhập khẩu trong tương lai. Bởi vì, khi tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN-AFTA, Việt Nam phải thực hiện việc cắt giảm thuế nhập khẩu xuống còn từ 0%-5% theo quy định của Hiệp định CEPT. Thêm vào đó là việc Việt Nam sẽ phải cắt giảm nhiều dòng thuế nhập khẩu trong nỗ lực trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, tất yếu sẽ dẫn đến sự hạn hẹp nguồn thu từ thuế nhập khẩu- vốn dĩ là loại thuế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu NSNN từ thuế.
Thứ hai, phương pháp sử dụng giá tối thiểu mà Việt Nam vẫn đang áp dụng đối với một số mặt hàng là không còn phù hợp khi thực hiện hoàn toàn việc xác định trị giá Hải quan theo GATT- WTO.
Thứ ba, vấn đề được đặt ra cho việc hoàn thiện Luật thuế nhập khẩu là làm thế nào để bảo hộ các ngành sản xuất trong nước trước sự thâm nhập ào ạt của hàng hoá nhập khẩu, ngành sản xuất nào cần được bảo hộ, bảo hộ ở mức nào, thời gian bảo hộ là bao lâu và ngành sản xuất nào không cần bảo hộ.
Hiện nay, chích sách thuế nhập khẩu của Việt Nam còn thiếu một số công cụ bảo hộ như hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối… trong khi các công cụ bảo hộ này hoàn toàn có thể thay thế cho biện pháp áp dụng Bảng gia tối thiểu để tính thuế nhập khẩu. Như vây, công cụ mà chúng hiện ta sử dụng không còn phù hợp với thong lệ quốc tế. Khi tham gia và hoàn thành AFTA hay triển vọng là gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO trong tương lai gần, hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam chỉ phải chịu mức thuế suất thuế nhập từ 0%-5%, với ưu thế về giá rẻ, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp sẽ tực tiếp đe doạ đến các ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là các ngành công nghiệp còn non trẻ.
Thứ tư, Luật thuế nhập còn có những điểm hạn chế về số lượng cũng như mức thuế đánh vào các dòng hàng nhập khẩu.
Thứ năm, yêu cầu về việc đơn giản hoá, minh bạch hoá hệ thống chính sách và cơ chế quản lý thuế nhập khẩu trở thành vấn đề cấp thiết đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nhằm giảm thiểu các chi phí hành thu, đồng thời nâng cao hiệu suất quản lý thuế.
Thứ sáu, Luật thuế nhập khẩu cần được bổ sung các loại thuế mới đang được áp dụng phổ biến trên thế giới hiện nay, chẳng hạn như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, hạn nghạch thuế quan…
Thứ bảy, về chính sách miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với một số đối tượng đặc biệt như an ninh, quốc phòng, giáo dục đào tạo tuy có phù hợp trong điều kiện ngân sách Nhà nước hạn hẹp như ở nước ta, nhưng xét về lâu dài thì việc miễn thuế này chưa phản ánh đúng thu – chi ngân sách hàng năm của các đối tượng này, tạo cơ chế xin – cho, phức tạp cho quản lý, tạo kẽ hở cho đối tượng nộp thuế lợi dụng để trốn thuế.
Thứ tám, toàn cầu hoá đặt ra những khó khăn mới cho hoạt động của Hải quan. Khi chúng ta tham gia hội nhập một cách mạnh mẽ trong thời gian tới thì lượng hàng hoá xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu của nước ta sẽ ngày càng tăng mạnh, đồng thời, những gian lận thương mại ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Thứ chín, việc tổ chức bộ máy quản lý thu thuế đã được từng bước kiện toàn. Ngành thuế đã xây dựng nhiều quy trình quản lý thu thuế và tổ chức nhiều đội chống thất thu thuế ở cả trung ương và địa phương. Tuy nhiên, vẫn không tránh được những thiếu sót.
Thứ mười, trình độ chuyên môn của không ít cán bộ trực tiếp quản lý thu thuế còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Trình độ cán bộ chưa theo kịp với sự chuyển biến phức tạp của kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, cán bộ còn chưa đề cao tinh thần trách nhiệm, không chịu khó tìm tòi, học hỏi nên khả năng công tác chưa tiến kịp với sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế.
3.2. Các quan điểm định hướng chính sách thuế nhập khẩu đáp ứng yêu cầu hội nhập
3.2.1. Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu đảm bảo nguồn thu cho NSNN
VÒ mÆt tµi chÝnh, viÖc hoµn thiÖn chÝnh s¸ch thuÕ nhËp khÈu ph¶i b¶o ®¶m huy ®éng nguån thu cho NSNN, h¹n chÕ tèi ®a møc gi¶m thu NSNN trong ®iÒu kiÖn c¾t gi¶m thuÕ nhËp khÈu ®Ó thùc hiÖn c¸c cam kÕt quèc tÕ.
V× vËy, bµi to¸n ®Æt ra khi hoµn thiÖn ph¸p luËt thuÕ nhËp khÈu trong thêi gian tíi lµ ph¶i ®¶m b¶o h¹n chÕ ®Õn møc thÊp nhÊt sù gi¶m nµy; tøc lµ ph¶i biÕt lùa chän mÆt hµng c¾t gi¶m, bíc ®i thÝch hîp, phèi kÕt hîp víi c¸c s¾c thuÕ kh¸c söa gi¶m thuÕ nh÷ng mÆt hµng cã møc thuÕ nhËp khÈu cao, ®ång thêi víi viÖc t¨ng dÇn møc thuÕ nhËp khÈu cña nh÷ng mÆt hµng cã møc thuÕ nhËp khÈu thÊp, ®Æc biÖt lµ nh÷ng mÆt hµng cã møc thuÕ nhËp khÈu díi 5% ®Ó bï l¹i mét phÇn sè thuÕ nhËp khÈu bÞ gi¶m ®i do viÖc c¾t gi¶m thuÕ nµy. Bªn c¹nh ®ã, cÇn c¶i tiÕn quy tr×nh qu¶n lý thu thuÕ, t¨ng cêng qu¶n lý chèng thÊt thu.v.v...
Chóng ta cè g¾ng phÊn ®Êu ®¶m b¶o kho¶n thu tõ thuÕ xuÊt, nhËp khÈu trong thêi gian tíi chiÕm tõ 12%-14% trong tæng thu tõ thuÕ cho NSNN.
Để đảm bảo nguồn thu cho NSNN, chúng ta cần tực hiện tốt một số công việc cụ thể sau:
Thứ nhất, cải cách tổng thể hệ thống chính sách thuế nói chung, bao gồm cả hệ thống văn bản pháp luật về thuế và cả hệ thống cơ quan quản lý thu thuế.
Thứ hai, cần hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu theo hướng mở rộng diện đánh thuế - tăng số dòng thuế.
Thứ ba, điều chỉnh tăng hợp lý thuế suất đối với các mặt hàng trước đây chịu mức thuế suất quá thấp.
Thứ tư, thực hiện việc cắt giảm thuế nhập khẩu một cách hợp lý, đặc biệt là việc cắt giảm theo lộ trình đã cam kết.
3.2.2. Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu đảm bảo bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước
Cần thực hiện bảo hộ sản xuất trong nước theo hướng có chọn lọc, có hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Để có thể bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong nước, chúng ta cần tiến hành:
Thứ nhất, tiến hành xây dựng lại Biểu thuế nhập khẩu.
Sửa đổi Biểu thuế nhập khẩu theo hướng bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện, cần công bố lịch trình dài hạn để các doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án kinh doanh cho riêng mình.
Thứ hai, xây dựng hệ thống các điều kiện bảo hộ hợp lý.
Thứ ba, sửa đổi danh mục thuế chi tiết và cụ thể hơn.
Thứ tư, tăng cường sử dụng những biện pháp bảo hộ khác.
3.2.3.Tăng cường hơn nữa công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Thứ nhất, cải thiện đời sống cho nhân dân các vùng biên giới.
Thứ hai, làm tốt công tác tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng.
Thứ ba, tăng cường hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Thứ tư, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan Nhà nước.
Thứ năm, hoàn chỉnh hệ thống chính sách pháp luật.
3.2.4. Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu phải tiến tới phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế
Để đảm bảo sự tương thích của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với thông lệ chung, tận dụng cơ hội, hạn chế các bất lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, đàm phán gia nhập WTO nói riêng, chúng ta phải sửa đổi, bổ sung pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phù hợp với các cam kết và tập quán thương mại quốc tế.
Thứ nhất, xây dựng mức thuế suất hợp lý vừa đảm bảo thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế, vừa phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước.
a. Thực hiện tăng thuế suất bình quân của Biểu thuế nhập khẩu.
Thực hiện tăng thuế suất bình quân của Biểu thuế nhập khẩu bằng cách tăng dần thuế nhập khẩu của các mặt hàng có mức thuế nhập khẩu dưới 5% lên mức cao hơn, thực hiện thu trên diện rộng nhằm bao quát hết nguồn thu, đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất sự giảm thu NSNN do cắt giảm thuế nhập khẩu để thực hiện các cam kết quốc tế.
b. Bổ sung hình tức thuế tuyệt đối và hạn ngạch thuế quan.
c. Bổ sung hình thức thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối sử.
Thứ hai, giá tính thuế.
a. Chỉ tập trung vào các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn, mặt hàng có giá trị cao và những mặt hàng nằm trong chiến lược bảo hộ của Nhà nước.
b. Việc định giá tối thiểu phải được cập nhật thường xuyên dựa trên các thông tin điều tra về thị trường đảm bảo tính đầy đủ và chính xác, đồng thời thực hiện áp dụng trị giá tính thuế theo GATT-WTO.
c. Ngành Hải quan cũng cần làm mới mình, đào tạo và phân công lại cán bộ, đáp ứng yêu cầu của công việc mới đầy phức tạp.
Liên quan đến năng lực của cơ quan Hải quan và cơ cấu tổ chức của ngành Hải quan, từ thực tế ở các nước châu Á- Thái Bình Dương cho thấy một số khó khăn đó là: cơ sở dữ liệu về trị giá chưa hoàn thiện, thiếu những cán bộ điều tra có kinh nghiệm, thiếu cơ sở hạ tầng về trị giá, không có hệ thống kiểm tra sau giải phóng hàng.
Bên cạnh đó, hầu hết các nước còn vấp phải những lực cản như: người nhập khẩu không nắm rõ về trị giá Hải quan; việc trốn thuế hải quan của một số nhà nhập khẩu không chân chính và thiếu sự phối hợp của cơ quan Hải quan ở nước có hàng hoá xuất khẩu.
Thứ ba, khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Cần sửa đổi lại các quy định về đối tượng, thủ tục và thẩm quyền xem xét khiếu nại đối với thuế nhập khẩu.
Thứ tư, thu hẹp diện miễn, giảm thuế nhập khẩu.
Chỉ xét miễn thuế nhập khẩu trong các trường hợp sau:
* Hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục, đào tạo.
* Thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển chuyên dùng nhập khẩu theo quy định tại Điều 47 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Đều 25 của Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
* Hàng là quà biếu, quà tặng của tổ chức, các nhân ớc ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và ngược lại trong mức quy định của Chính phủ.
Thứ năm, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật.
Đơn giản, vì muốn là thành viên của WTO, Việt Nam phải tiến hành cải cách trên tất cả các lĩnh vực để tương thích với các định chế chung của WTO. Như vậy, một số dự án Luật sẽ được đôn lên, đôn xuống hoặc hoán vị để có thể hoàn thiện ở mức tối đa và cần có hệ thống pháp lý Việt Nam phù hợp thông lệ quốc tế liên quan tới WTO.
Trên thực tế, các dự án Luật của nước ta khi được Quốc hội xem xét, thông qua phần lớn vẫn là Luật khung. Vì vậy, sau đó Chính phủ và các bộ hữa quan còn phải khẩn trương soạn thảo và ban hành hàng loạt văn bản dưới Luật bao gồm: các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị và hướng dẫn thực hiện. Đó là những “núi” công việc không hề nhỏ mà chúng ta phải làm. Tất cả được coi như là một cuộc đua đòi hỏi chúng ta phải tăng tốc, bởi vì quỹ thời gian từ nay đến lúc gia nhập WTO không còn nhiều.
3.3. Giải pháp thực hiện
3.3.1. Nhóm giải pháp trọng tâm.
Thứ nhất, cần xác định hệ số bảo hộ hiệu quả cho từng ngành kinh tế theo các cấp độ bảo hộ khác nhau, làm cơ sở để đưa ra mức thuế suất bảo hộ hợp lý.
Chúng ta cũng biết rằng mọi sự xoá bỏ hay duy trì bảo hộ thị trường trong nước đều có những mặt trái của nó. Nếu bảo hộ quá lâu theo kiểu khép kín nền kinh tế, các nhà sản xuất sẽ ỷ lại và trì trệ. Ngược lại, nếu xoá bỏ ngay thì có thể dẫn đến triệt tiêu sản xuất trong nước và giao thị trường trong nước cho hàng hoá nước ngoài. Do đó, sự bảo hộ thị trường trong nước trong xu thế tự do hoá thương mại ở Việt Nam buộc phải có một số nguyên tắc cơ bản:
- Chỉ bảo hộ những mặt hàng mà sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, có tiềm năng phát triển trong tương lai, tạo được nguồn thu ngân sách và giải quyết lao động;
- Việc bảo hộ đó được thống nhất cho mọi thành phần kinh tế, kể cả các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Chính sách bảo hộ được quy định trong từng trường hợp, từng thời kỳ và không bảo hộ vĩnh viễn cho bất kỳ hàng hóa nào;
- Bảo hộ thị trường trong nước nhưng phải phù hợp với tiến trình tự do hoá thương mại và các hiệp định quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết.
Để thực hiện mục tiêu trên, chúng ta cần phân loại các ngành kinh tế theo các mức độ bảo hộ cao, thấp khác nhau trên cơ sở tính toán hệ số bảo hộ hiệu quả cho từng ngành có tính đến những cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu và tập quán thương mại quốc tế.
Để hiệu quả, chúng ta chọn khoảng từ 5 đến 10 ngành kinh tế thật sự có thế mạnh, cần đầu tư phát triển trong tương lai và xây dựng mức độ bảo hộ cao nhất đối với các ngành này. Mức thuế bảo hộ và thời gian bảo hộ cần được lựa chọn theo các nguyên tắc sau đây:
* Đối với các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh về lâu dài, mới ra đời (còn non trẻ), ASEAN không có thế mạnh, ngoài các chính sách hỗ trợ khác (ví dụ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm), cần bảo hộ ở mức cao với tỷ lệ bảo hộ thực tế ít nhất phải trên 100% (tỷ lệ bảo hộ thực tế là hệ số được xác định dựa trên mức thuế nhập khẩu bình quân đơn giản đánh vào sản phẩm đầu ra của một ngành, mức thuế nhập khẩu bình quân gia quyền đánh vào đầu vào đối với ngành đó tính theo giá thế giới và tỷ lệ nguyên vật liệu sử dụng trên tổng giá trị đầu ra của ngành đó tính theo giá thế giới) và có thể kéo dài mức bảo hộ này tới năm 2010 để khuyến khích đầu tư phát triển nhanh về quy mô, số lượng, chất lượng trong thời gian các cam kết về tự do hoá thương mại với ASEAN chưa bước vào giai đoạn cuối. Ví dụ: hoá dầu và các ngành công nghiệp vệ tinh của công nghiệp hoá dầu như nhựa, hoá chất, cao su tổng hợp; sản xuất động cơ diezel.
Ngược lại, nếu đây là những mặt hàng ASEAN có thế mạnh, chỉ nên bảo hộ ở mức vừa phải và theo xu hướng giảm dần để phù hợp với cam kết về cắt giảm thuế với ASEAN, tránh chuyển hướng luồng thương mại khi có chênh lệch lớn về thuế nhập khẩu giữa các khu vực hoặc định hướng đầu tư sai.
* Đối với các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh ở mức vừa phải, ASEAN không có thế mạnh, có thể bảo hộ ở mức trung bình với tỷ lệ bảo hộ thực tế vào khoảng 70%-100% để các ngành này phát triển. Nếu ASEAN có thế mạnh, thì giảm dần mức độ bảo hộ để tránh định hướng đầu tư sai hoặc chuyển hướng luồng thương mại.
* Đối với các ngành công nghiệp không có lợi thế cạnh tranh, có thể bảo hộ ở mức trung bình và cũng cần cân nhắc thế mạnh của ASEAN để quyết định nên hay không nên duy trì mức độ bảo hộ này, thời gian duy trì bảo hộ để tránh định hướng đầu tư sai hoặc chuyển hướng luồng thương mại.
Tuy nhiên, khi thiết kế mức thuế nhập khẩu theo hướng trên cần lưu ý rằng với mức thuế quan cao có thể sẽ làm tăng giá, từ đó bóp chết sự cạnh tranh quốc tế ngay trên thị trường nội địa, làm triệt tiêu nhu cầu và giảm áp lực thay đổi công nghệ, tạo sự trì trệ về kỹ thuật, gây độc quyền, giảm hiệu quả trong việc khuyến khích sản xuất trong nước, ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng. Vì vậy, việc lựa chọn chính xác mức độ bảo hộ và áp dụng các biện pháp hỗ trợ cần thiết để giảm bớt các hạn chế nêu trên là rất cần thiết, trong đó yếu tố chính và có vai trò quyết định vẫn là các biện pháp phấn đấu giảm chi phí đầu vào của chính bản thân nhà sản xuất.
Thứ hai, cần hoàn thiện pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu xuất phát từ đòi hỏi cải cách đồng bộ hệ thống pháp luật thuế và ngược lại
Pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành còn có một số tồn tại như thiếu một số quy phạm so với tập quán thương mại quốc tế, một số quy phạm đã lỗi thời, một số quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn, đòi hỏi phải được hoàn thiện. Do có mối liên hệ hữu cơ với pháp luật thuế giá trị gia tăng và pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt, nên khi hoàn thiện pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng phải hoàn thiện các quy phạm pháp luật có liên quan của pháp luật thuế giá trị gia tăng và pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt. chẳng hạn như quy phạm về giá tính thuế, về mức thuế suất, về nơi kê khai nộp thuế.v.v . Vì vậy, có thể nói hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu xuất phát từ đòi hỏi phải hoàn thiện pháp luật thuế nói chung và ngược lại.
Các Luật thuế phải được dựa trên cơ sở thực tiễn và việc tính giá nhập khẩu sẽ chuyển từ sự tự chứng minh, sự trung thực của đơn vị nộp thuế sang việc các doanh nghiệp tự kê khai tính giá cho mình.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện tổ chức thuế, bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ thuế là những yếu tố mang tính quyết định cho sự thành công trong việc nghiêm chỉnh chấp hành chính sách thuế nói chung và trong mục tiêu chống thất thu thuế nói riêng.
Để có thể triệt để chống trốn thuế và tránh thuế nhập khẩu một cách có hiệu quả chúng ta cần thực hiện các biện pháp như: hạn chế sự bất đồng, mâu thuẫn trong chính sách thuế của các nước hoặc tăng cường hợp tác về thuế giữa các nước bằng việc trao đổi thông tin kim ngạch xuất, nhập khẩu, thông tin về phân loại hàng hoá xuất, nhập khẩu của Biểu thuế. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa các hành vi gian lận thương mại trốn thuế nói chung và của thuế nhập khẩu nói riêng, chúng ta cần sửa đổi tội trốn thuế quy định tại Bộ Luật Hình sự theo hướng quy định rõ một trong những hành vi được coi là tội trốn thuế bao gồm: kê khai không đúng tên và trị giá tính thuế của mặt hàng nhập khẩu, dẫn đến số tiền thuế phải nộp chênh lệch từ 100 triệu đồng trở lên. Hình phạt đối với hành vi này gồm:
(1) Truy thu đủ số thuế chênh lệch còn thiếu;
(2) Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất, nếu sửa đổi tội trốn thuế của Bộ Luật hình sự theo hướng trên, cần xem xét để sửa đổi các quy phạm pháp luật quy định về xử lý vi phạm của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thứ tư, không ngừng nâng cao dân trí, cần thấy rõ việc tuyên truyền, phổ biến chính sách để nâng cao dân trí về thuế là một yếu tố quan trọng để thực hiện mục tiêu “thêm người đồng tình, bớt người phản ứng”.
Thường xuyên tìm hiểu, giải đáp đầy đủ mọi vướng mắc để các doanh nghiệp hiểu và làm đúng pháp luật. Qua tiếp xúc với nhân dân, với cơ sở kinh doanh, cán bộ thuế phải làm cầu nối truyền đạt chính sách, chế độ pháp luật về thuế cùng với việc thăm dò nguyện vọng, giúp tháo gỡ các vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp, tăng nguồn thu cho NSNN và phản ảnh lên trên xem xét, sửa đổi bổ sung để chính sách thuế ngày càng hoàn thiện, mang tính khả thi; cán bộ thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với mục tiêu “thu được thuế, thu được lòng dân”.
Thứ năm, bổ sung áp dụng các hình thức thuế suất mới như hạn ngạch thuế quan, thuế bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tuyệt đối...
* Pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành cần quy định rõ ràng hơn nữa về thuế tuyệt đối.
Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành, căn cứ tính thuế là số lượng mặt hàng, giá tính thuế và thuế suất (thuế suất được hiểu là thuế theo tỷ lệ %) của hàng nhập khẩu. Quy định này đã loại trừ khả năng áp dụng thuế tuyệt đối. Việc tính thuế theo tỷ lệ % có nhiều ưu điểm là thuận lợi, dễ áp dụng nhưng cũng có một số hạn chế nếu đối tượng nộp thuế kê khai thấp trị giá tính thuế hoặc hàng hoá được chủ động bán vào Việt Nam với giá quá thấp, gây nguy hại cho sản xuất trong nước, thì mục tiêu bảo hộ không đạt được, dù mức thuế suất theo tỷ lệ % được đặt ra rất cao.
Để khắc phục tình trạng này thời gian qua chúng ta đã phải quy định và áp dụng giá tính thuế nhập khẩu tối thiểu đối với hàng nhập khẩu (xây dựng giá tính thuế cho từng chủng loại hàng hoá, căn cứ vào mức giá quy định này để tính thuế nhâp khẩu). Song, việc áp dụng giá tính thuế nhập khẩu tối thiểu lại là công cụ không phù hợp với các quy định của WTO và cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Vì vậy, để bảo hộ hàng hoá sản xuất trong nước khi phải xoá bỏ cơ chế áp dụng giá tính thuế nhập khẩu tối thiểu, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế thì thuế của một số mặt hàng thường xuyên bị trốn thuế qua giá (ví dụ trứng gia cầm, đồ sứ vệ sinh, kính xây dựng, phích đựng nước nóng, xe máy) không chỉ áp dụng theo tỷ lệ % như hiện hành mà cùng với thuế theo tỷ lệ % nên quy định thu theo số tiền tuyệt đối.
* Pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành cần có quy định về hạn ngạch thuế quan.
Để bảo hộ sản xuất, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng trong nước đã sản xuất được, thời gian qua, ngoài thuế nhập khẩu, nhà nước còn dùng biện pháp cấm nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu (quota). Tuy nhiên, một trong những yêu cầu đặt ra trong tiến trình hội nhập KTQT là giảm thiểu các biện pháp cấm hoặc hạn chế nhập khẩu đối với thương mại hàng hoá, chuyển sang dùng thuế làm công cụ chủ yếu để điều tiết nhập khẩu.
Trên thực tế, trong những năm vừa qua, cùng với việc xoá bỏ biện pháp cấm hoặc hạn chế nhập khẩu Chính phủ cũng đã thực hiện tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng với mức tăng từ 10% đến 40% tuỳ theo mặt hàng. Xét về mặt lý thuyết, việc tăng thuế nhập khẩu thay cho biện pháp cấm và hạn chế nhập khẩu có thể thực hiện ở mức cao. Song trên thực tế, do việc tăng thuế quá cao sẽ làm triệt tiêu khả năng tiếp cận thị trường của các nước thành viên WTO, nên các nước này sẽ phản ứng, ảnh hưởng tới quá trình đàm phán gia nhập WTO của nước ta.
Mặt khác, việc tăng thuế cao sẽ gây khó khăn cho chính sản xuất trong nước do trong số này có một số mặt hàng vừa là sản phẩm của ngành nông, ngư nghiệp nhưng lại là đầu vào của công nghiệp (ví dụ: muối công nghiệp, bông). Nếu quy định thuế nhập khẩu cao có thể hạn chế nhập khẩu; sản xuất muối công nghiệp, bông trong nước được bảo hộ nên có thể tăng diện tích trồng bông hoặc tăng sản lượng sản xuất muối công nghiệp. Nhưng việc tăng thuế nhập khẩu các mặt hàng này ở mức cao cũng đồng thời làm tăng chi phí đầu vào cho công nghiệp dệt, thực phẩm, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển các ngành này.
Vì vậy, để vừa đáp ứng nhu cầu bảo hộ vừa đáp ứng yêu cầu mở cửa thị trường khi gia nhập WTO, đảm bảo hài hoà lợi ích chính đáng của cả đơn vị sản xuất và đơn vị sử dụng những hàng hoá cần bảo hộ, Việt Nam có thể sử dụng hạn ngạch thuế quan như một số nước trên thế giới đang áp dụng. Mặt khác, do hiện nay Việt Nam đang có lợi thế về nông nghiệp, thu nhập của người dân chưa cao, nhu cầu về sử dụng hàng nông sản nhập khẩu chưa nhiều nên Danh mục hàng hóa cấm hoặc hạn chế nhập khẩu thường chỉ bao gồm các sản phẩm công nghiệp. Trong tương lai, lợi thế này sẽ dần mất đi (do thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tất yếu một số bộ phận làm nông nghiệp sẽ chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ, đất đai sử dụng cho trồng trọt, chăn nuôi bị thu hẹp lại. Đặc biệt do quá trình hội nhập, thị trường trong nước đối với các sản phẩm nông nghiệp cũng bị thu hẹp hơn trước). Do vậy, trong tương lai yêu cầu bảo hộ các sản phẩm nông nghiệp sẽ ngày càng cao hơn. Để thực hiện yêu cầu này trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thì hạn ngạch thuế quan sẽ là công cụ có thể sử dụng.
* Pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành cần quy định cụ thể và rõ ràng hơn nữa về các hình thức thuế chống trợ cấp, thuế bán phá giá.
Để có thể thu thuế bổ sung đối với các trường hợp: hàng hoá nhập khẩu được bán với giá quá thấp vào Việt Nam do bán phá giá hoặc được trợ cấp; hàng hoá của nước có hành vi phân biệt đối xử với hàng của Việt Nam theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành thì phải có văn bản quy định về: Nguyên tắc và điều kiện áp dụng; Cách xác định hành vi bán phá giá và mức độ tổn hại đến hàng hoá sản xuất trong nước do hành vi phá giá, trợ cấp, phân biệt đối xử gây ra; Quy trình điều tra và mức thuế áp dụng; Cơ quan có thẩm quyền áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử .v.v. Song trên thực tế hiện nay chúng ta vẫn chưa có các văn bản quy định thật cụ thể và rõ ràng về vấn đề này.
Loại thuế này vừa hạn chế nhập khẩu, vừa tạo nguồn thu cho NSNN. Bên cạnh đó, thuế tuyệt đối cần thay thế dần cho thuế quy định giá tối thiểu, không những khắc phục được những hạn chế mà còn tạo được nguồn thu ổn định cho NSNN.
Thứ sáu, thực hiện giá tính thuế cho hàng nhập khẩu theo GATT.
* Theo hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch GATT (tiền thân của WTO), tất cả hàng hoá của 154 nước thành viên khi xuất, nhập khẩu với nhau có điểm chung là đều áp dụng cách tính thuế chung đó là dựa trên cơ sở trị giá giao dịch.
Theo ý kiến của các nhà doanh nghiệp, cách tính này giúp họ chủ động hơn trong đàm phán thương mại, tìm nguồn hàng giá rẻ, tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh. Tuy nhiên, chúng ta nên chuyển đổi từng bước phù hợp với điều kiện trong nước, tránh sự hụt hẫng về nguồn thu và những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Để có thể thực hiện việc tính giá theo GATT chúng ta cần làm tốt các công việc sau:
* Tăng cường trang bị các phương tiện kỹ thuật một cách đồng bộ nhằm hiện đại hoá hệ thống thu thập, xử lý và truyền dẫn thông tin (về kim ngạch xuất, nhập khẩu, về thị trường xuất, nhập khẩu, về số thuế nhập khẩu, tình hình vi phạm, tình hình khiếu nại.v.v...) để nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng và thực hiện việc tính giá cho hàng nhập khẩu một cách chính xác nhất.
* Cần thiết lập mạng trao đổi thông tin về giá tính thuế giữa Bộ Tài chính với các Hiệp hội, Tổng Công ty, Công ty và các cơ quan có liên quan để ban hành giá tính thuế nhập khẩu của các mặt hàng hiện đang giao cho Cục Hải quan địa phương quy định. Uỷ quyền cho Tổng cục Hải quan xử lý một số công việc sự vụ (miễn, giảm, hoàn, xử lý truy thu thuế) mà hiện nay Bộ Tài chính đang làm để đảm bảo một việc chỉ một bộ phận làm, tránh nhiều tầng nấc, chồng chéo, tốn kém công sức.v.v
3.3.2. Nhóm giải pháp khác.
Thứ nhất, tuyên truyền, hỗ trợ các đối tượng tham gia nhập khẩu.
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và hỗ trợ về pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho mọi tầng lớp nhân dân được biết, đặc biệt là đối với các đối tượng trực tiếp tham gia hoạt động nhập khẩu. Từ đó có thể tháo gỡ những vướng mắc và có những hỗ trợ thích hợp cho các đối tượng này trong quá trình hoạt động.
Thứ hai, tăng cường các hoạt động thanh tra và kiểm soát.
Cần áp dụng quy trình quản lý dựa trên sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế đi đôi với việc tăng cường kiểm tra, thanh tra và giám sát chặt chẽ việc thực hiện pháp luật thuế nhập khẩu. Bên canh đó, cần tăng cường sự phối kết hợp giữa các ngành, các đơn vị có liên quan trong việc ngăn chặn và xử lý các sai phạm về việc thực hiện pháp luật thuế nhập khẩu. Nếu phát hiện có sai phạm thì cần có những biện pháp xử lý nghiêm minh, cụ htể là: truy thu thuế, phạt tiền, cưỡng chế hoạt động sản xuất- kinh doanh (gồm cưỡng chế hành chính hoặc cưỡng chế tư pháp hoặc đồng thời cả 2 biện pháp này) và truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với cán bộ thu thuế và các cá nhân tổ chức khác có liên quan, nếu có hành vi thông đồng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, làm trái quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì tuỳ theo mức độ vi phạm phải đền bù tiền thuế, xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ ba, xây dựng cở sở dữ liệu giá cập nhật.
Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành, cơ sở định giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu của hàng nhập khẩu, kể cả phí vận tải, phí bảo hiểm, theo hợp đồng. Trong trường hợp nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán thực tế thì giá tính thuế là giá do Chính phủ quy định.
Thực tế áp dụng trong những năm qua cho thấy, quy định về giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu như nêu trên là phù hợp với điều kiện Việt Nam (do nước ta chưa có đủ trình độ, công cụ và hệ thống thông tin để kiểm tra giá thực tế phải thanh toán của hàng nhập khẩu). Nhưng xét về lâu dài, những quy định này chưa thật sự phù hợp với bản chất của việc mua bán hàng hoá và thông lệ quốc tế. Vì:
* Trên thực tế, giá mua bán của một mặt hàng nào đó có thể được thực hiện theo đúng giá đã ký kết trong hợp đồng hoặc không theo giá ghi trong hợp đồng (trường hợp thay đổi số lượng, chất lượng, hoặc do trong thời gian thực hiện hợp đồng hai bên đã thoả thuận thay đổi lại giá hàng cho phù hợp với thời điểm thực tế nhập khẩu hàng hoá);
* Hợp đồng chỉ là một trong những chứng từ để kiểm tra, xác định giá tính thuế (các chứng từ khác có liên quan như hoá đơn, thanh toán bằng thư tín dụng, điện chuyển tiền..v.v cũng là những căn cứ để xác định giá tính thuế).
* Việc đặt ra một Bảng giá tính thuế nhập khẩu tối thiểu để áp dụng đối với những trường hợp “có giá quá thấp so với giá mua bán thực tế” như quy định hiện hành tuy hạn chế những trường hợp khai giá thấp, nhưng lại giảm hiệu quả bảo hộ nếu mức giá quy định thấp hơn giá thực phải thanh toán, mang tính áp đặt của Nhà nước, không phản ánh đúng giá thực tế phải thanh toán của hàng hoá nhập khẩu.
Chính vì vậy, trong thời gian tới chúng ta cần phải xây dựng cho được cơ sở dữ liệu giá cập nhật.
Thứ tư, xây dựng lực lượng Hải Quan cả về số lượng và chất lượng.
Trình độ của đại đa số cán bộ Hải quan còn yếu trong khi yêu cầu về quản lý của các đối tượng này lại rất phức tạp. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng nộp thuế chưa cao, trong khi một bộ phận cán bộ thi hành nhiệm vụ lại thoái hoá, biến chất, tham nhũng và tiếp tay cho hành vi gian lận trốn thuế.v.v. Chính vì vậy, cần phải xây dựng lại lực lượng Hải quan hiện nay của chúng ta cả về số lượng và chất lượng bằng nhiều biện khác khác nhau như: Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ về mọi mặt để có được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao và phẩm chất tốt. Ví dụ: đào tạo về trình độ pháp luật, về nghiệp vụ xuất- nhập khẩu, nghiệp vụ thuế nhập khẩu, ngoại ngữ, tin học.v.v.... Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về ý thức trách nhiệm trong công việc, đồng thời xử lý các sai phạm một cách nghiêm minh để rút kinh nghiệm và răn đe đối với các hành vi sai phạm khác.v.v...
Thứ năm, tăng cường mối quan hệ giữa Hải Quan với các cơ quan quản lý Nhà nước.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chủ trì nghiên cứu xây dựng chính sách thuế (Tổng Cục Thuế) với cơ quan thu thuế (Tổng cục Hải quan). Bên cạnh đó cũng cần có sự phối hợp giữa Tổng Cục Thuế, Tổng Cục Hải quan, với các cơ quan Công an, Kiểm sát, Hải quan trong việc thực hiện, chỉ đạo việc thực hiện, kiểm tra giám sát việc tính, thu, nộp thuế nhập khẩu.
Cán bộ Hải quan cần được giao đầy đủ các quyền hạn để có thể đưa ra một quyết định buộc đối tượng nộp thuế phải có trách nhiệm nộp thuế nợ đọng vào NSNN như kê biên tài sản, phong toả tài khoản.v.v.
Quy trình kê khai, tính, nộp thuế cần hoàn thiện theo hướng nâng cao trách nhiệm của đối tượng nộp thuế cũng như cán bộ thu thuế (đối tượng nộp thuế tự khai, hải quan kiểm tra, nếu phát hiện sai thì yêu cầu kê khai lại, nếu không phát hiện sai thì chấp nhận như kê khai của doanh nghiệp) và đặc biệt cần áp dụng tin học hoá trong kê khai tính thuế.
Thứ sáu, tăng cường cải thiện đời sống kinh tế cho đồng bào vùng biên giới.
Khi đời sống kinh tế của nhân dân vùng biên giới được cải thiện thì hoạt động gian lận thương mại, trốn thuế nhập khẩu ở các cửa khẩu sẽ được được đẩy lùi, đồng thời ý thức chấp hành và thực hiện Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của nhân dân vùng biên sẽ được nâng cao.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, chính sách thuế nhập khẩu đã có đóng góp lớn cho sự tăng trưởng và ổn định không chỉ của hoạt động ngoại thương mà của cả nền kinh tế.
Tuy nhiên, chính sách thuế nhập đã bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý, còn nhiều bất cập, khiếm khuyết, không theo kịp với sự phát triển của hoạt động nhập khẩu. Nạn buôn lậu và gian lận thương mại để trốn thuế còn phổ biến, tình trạng chiếm dụng tiền thuế gây nợ đọng thuế nhập khẩu còn lớn và kéo dài, chưa được xử lý triệt để. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách thuế nhập khẩu chưa được chú trọng đúng mức…gây thất thu lớn cho NSNN và hạn chế kết quả của tiến trình hội nhập.
Trong phạm vi của đề tài, tác giả đã cố gắng phân tích thực trạng, đánh giá những ưu điểm và những hạn chế còn tại trong chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam. Đồng thời, xem xét tới yêu cầu và tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam; từ đó, đề ra những phương hướng và biện pháp hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu để mở đường cho Việt Nam tiến những bước tiến vững chắc trong lộ trình gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN- AFTA, cũng như Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Mục Lục
Trang
Lời mở đầu……………………………………………………………… Chương I: Thuế nhập khẩu với hội nhập kinh tế quốc tế
1.1. Tổng quan về thuế nhập khẩu………………………………………..1
Bản chất của thuế nhập khẩu………………………………………1
Những đặc điểm của thuế nhập khẩu………………………………2
1.1.3. Vai trò của thuế nhập khẩu………………………………………... 5
1.2. Nội dung của chính sách thuế nhập khẩu……………………………10
1.2.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng………………………….................10
1.2.2. Căn cứ tính thuế nhập khẩu……………………………..................11
1.2.3. Phương pháp tính thuế nhập khẩu…………………………………20
1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động………………………...24
Chương II: Thực trạng chính sách thuế nhập khẩu ở Việt nam
2.1. Những đóng góp của thuế nhập khẩu đối với kinh tế Việt Nam…….28
2.1.1. Góp phần đảm bảo nguồn thu cho NSNN…………………………28
2.1.2. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động………………….30
2.1.3. Bảo hộ và thúc đẩy sản xuất trong nước, khuyến khích …………..34
2.2. Thực trạng chính sách thuế nhập khẩu ở việt nam…………………..35
2.2.1. Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu ở Việt Nam…….35
2.2.2. Nội dung cơ bản của chính sách thuế nhập khẩu………………….40
2.2.2.1. Các quy định chung......................................................................40
2.2.2.2. Giá tính thuế.................................................................................42
2.2.2.3. Thuế suất......................................................................................43
2.2.2.4. Tổ chức kê khai nộp thuế.............................................................44
2.2.2.5. Miễn, giảm và hoàn thuế.............................................................45
2.2.2.6. Truy thu thuế, xử lý khiếu nại và vi phạm....................................47
2.3. Đánh giá chung về chính sách thuế nhập khẩu……………………...48
2.3.1. Tác động của chính sách thuế nhập khẩu…………………………48
2.3.2. Những hạn chế của chính sách thuế nhập khẩu…………………...51
Chương III: Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
3.1. Sự cần thiết khách quan…………………………………………….59
3.2. Các quan điểm định hướng chính sách thuế nhập khẩu…………….61
3.2.1.Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu đảm bảo nguồn thu............61
3.2.2. Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu đảm bảo bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước……………………………………………………………….62
3.2.3.Tăng cường hơn nữa công tác chống buôn lậu …………………....62
3.2.4. Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu phải tiến tới phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế……………………………………….63
3.3. Giải pháp thực hiện.
3.3.1. Nhóm giải pháp trọng tâm……………………………………….65
3.3.2. Nhóm giải pháp khác…………………………………………….72
Kết luận…………………………………………………………………76
Danh mục tài liệu tham khảo.
Danh mục tài liệu tham khảo
PGS-TS. Nguyễn Thị Bất, TS. Vũ Duy Hào, Giáo Trình Quản Lý Thuế- Nxb Thống Kê, Hà Nội
Bộ Chính trị, Nghị quyết 07 về Hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội.
Bộ Ngoại giao - Vụ Hợp tác kinh tế đa phương, Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Nxb chính trị Quốc gia, Hà nội.
Bộ Tài chính, Hỏi đáp về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Hà nội.
Bộ Tài chính, Chiến lược cải cách Hệ thống thuế giai đoạn
2001-2010.
Bộ Tài chính -Tổng cục Thuế, Chính sách thuế trong điều kiện mở rộng quan hệ với các khu vực kinh tế quốc tế, Hà nội.
Nguyễn Xuân Thắng, “Toàn cầu hoá kinh tế và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới.
Tổng cục Hải quan, Thủ tục hải quan các nước ASEAN, Nxb Tài chính, Hà nội.
Tổng cục Thuế, Những văn bản pháp luật về thuế, (lưu hành nội bộ), Hà nội.
Tài liệu tham khảo khác (Các Website, các tạp trí chuyên ngành....)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28236.doc