Chuyên đề Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Rà soát đánh giá đội ngũ cán bộ công chức toàn ngành và xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực tới năm 2010 theo yêu cầu hiện đại hoá. Triển khai chương trình hệ thống quản lý cán bộ trong toàn ngành để hỗ trợ cho công tác hoạch định chính sách về nhân sự và các kế hoạch quản lý, phát triển nguồn nhân lực khác. Đề xuất bổ sung, sử đổi các chính sách về công tác cán bộ để đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ( chính sách về tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm, đánh giá, luân chuyển ). Củng cố và kiện toàn Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Hoàn thiện hệ thống chương trình, giáo trình đào tạo theo chuẩn mực quốc tế. Đa dạng hoá các phương thức đào tạo ( đào tạo tập trung, đào tạo qua công việc, tự đào tạo, đào tạo qua mạng, liên kết đào tạo ). Kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

doc82 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững cán bộ và công chức làm việc tại một đơn vị hơn 15 năm, trong khi đó có những cán bộ lại thường xuyên phải luân chuyển, nhận vị trí công tác mới hoặc đến địa phương khác làm việc. Việc luân chuyển cán bộ Tổng cục đã giao cho Vụ Tổ chức cán bộ nhưng vẫn phải trao đổi, phối hợp với các Cục trưởng, Vụ trưởng, Giám đốc các trung tâm 3 miền nên xét về toàn Tổng cục là rất khó thực hiện. Bởi vì, các lãnh đạo trưởng đơn vị vì những mục đích chung của chính đơn vị họ mà đề nghị luân chuyển hoặc giữ lại để làm việc do vậy sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch chung. Tại Tổng cục Hải quan có một bước chuyển lớn là đã thực hiện được việc luân chuyển theo nguyên tắc thời gian công tác tại một đơn vị và chuẩn bị trước kế hoạch đến đơn vị mới với từng công chức như một số Ngành Hải quan nước bạn. c) Mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam: Vấn đề chồng chéo trong quản lý, điều hành tại Tổng cục Hải quan hiện nay được cải thiện một cách rõ rệt. Vấn đề đặt ra ở đây là để Tổng cục trở thành một cơ quan Hải quan mạnh, hiện đại mang tầm cỡ quốc tế, cần phải xem xét cơ cấu tổ chức của toàn Tổng cục cũng như các Cục Hải quan địa phương và bộ phận sự nghiệp. Sự cần thiết phải thay đổi phản ánh cả sức ép bên trong và bên ngoài. Nhìn chung thì cơ cấu tổ chức từ Tổng cục Hải quan đến các Cục Hải quan tỉnh tương đối chuẩn theo kiểu “bán quân sự”, điển hình của cơ cấu từng được sử dụng tại các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa tập trung cao độ. Cơ cấu chỉ huy và kiểm soát được dựa vào kiểm soát trung tâm với các mệnh lệnh được ban xuống các cấp thấp hơn, do vậy có xu hướng trùng lặp ở một chừng mực nhất định cơ cấu tại Tổng cục Hải quan. Mô hình trên về căn bản là cứng nhắc không phù hợp với môi trường đang thay đổi khi Hải quan là một tổ chức dân sự và quan trọng hơn, được coi là tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ công. Tại Tổng cục Hải quan hiện tượng song trùng lãnh đạo dẫn đến không thống nhất mệnh lệnh khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến những vụ việc cụ thể thông thường xảy ra. Đơn cử, như khi thực hiện qui trình thủ tục hải quan thì nghiệp vụ xác định giá trị tính thuế, tham vấn khi có nghi ngờ về tính trung thực, chính xác của giá khai báo thuộc thẩm quyền của Vụ kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, nhưng khi vượt thẩm quyền của Vụ kiểm tra thu thuế XNK thig phải báo cáo Cục Kiểm tra sau thông quan và nếu vẫn nghi vấn thì phải tiếp tục phối hợp với bộ phận nghiệp vụ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu. Do đó dẫn đến một công tác phải đi qua nhiều khâu nghiệp vụ, sử dụng nhiều cán bộ nghiệp vụ theo từng Cục chuyên sâu và gồm cả các Phó Vụ trưởng, Phó Cục trưởng phụ trách, dẫn đến song trùng lãnh đạo và không thống nhất được mệnh lệnh nên rất có thể dẫn đến tình trạng quan điểm trái ngược nhau, gây nên tình trạng tốn kém thời gian và tiền bạc cho Tổng cục và các doanh nghiệp liên quan. Vấn đề chồng chéo trong thủ tục hải quan thường xảy ra cùng lúc với sức ép về tạo thông thoáng trong thủ tục hải quan dẫn đến nhiều sai sót khi khai báo của doanh nghiệp, ngược lại với công tác xử lý, chống buôn lậu việc khai báo không đúng có thể phải chịu xử phạt vi phạm hành chính mà nhiều trường hợp không phải chủ quan do doanh nghiệp gây ra. Xét về vấn đề trùng lặp trong cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan: nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của các Cục hải quan hiện tại đều có sự lặp lại gần như dập khuôn của cơ cấu tổ chức Tổng cục Hải quan Việt Nam từ các Vụ, Cục có chức năng như các phòng của các Cục Hải quan địa phương. Mặc dù mô hình lặp lại thông suốt từ cấp TW đến các cấp địa phương có một ưu điểm là việc kiểm soát các mệnh lệnh thêm phần chặt chẽ, nhưng trái lại thông tin mệnh lệnh ấy nhiều trường hợp chậm được triển khai tại các Cục và ngược lại khi có phản hồi thông tin, ý kiến góp ý từ Cục lại bị chậm, làm cho công tác chỉ đạo từ cấp Tổng cục đến các bộ phận địa phương khác chậm lại. Trong thực tế nhiều văn bản chỉ đạo từ Tổng cục Hải quan đến các cấp hải quan địa phương và Chi cục để thực hiện thì văn bản được Cục cập nhập từ chính doanh nghiệp cung cấp. Rất nhiều văn bản nghiệp vụ từ Tổng cục Hải quan chỉ đạo có nội dung rõ ràng nhưng khi chuyển xuống cấp Cục Hải quan lại một lần nữa được hướng dẫn lặp lại với các nội dung không còn gì phải làm rõ hơn Khi thực hiện chức năng tham mưu các Cục, Vụ và Văn phòng trên Tổng cục thông qua hoạt động thực tiễn để đóng góp ý kiến ý kiến lên Tổng cục trưởng tương đối dễ dàng, nhưng việc tham mưu các văn bản của Tổng cục Hải quan của Chi cục đều phải được thông qua Cục, nhiều nội dung sẽ phải lặp lại được góp ý không đúng thực tế hoạt động của Chi cục đến Tổng cục. Thực trạng trong công tác tham mưu của các Cục, Vụ, Văn phòng chức năng của Tổng cục Hải quan Việt Nam là làm hết trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục trong triển khai công tác, sau đó là trách nhiệm thực hiện của các Cục Hải quan địa phương mà gần như không có công tác kiểm tra, giám sát thực hiện để sửa sai, chấn chỉnh, dẫn đến tình trạng cùng một thao tác nghiệp vụ nhưng mỗi Cục Hải quan địa phương thực hiện khác nhau, không thống nhất, cũng có trường hợp đúng nguyên tắc hoặc chưa chuẩn dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại nhiều Cục hoặc Chi cục phải twn thủ các qui trình thủ tục khác nhau đồng thời gặp rất nhiều khó khăn, phiền phức và tốn kém thời gian tiền của Gần đây, phần lớn các chức năng hành chính nội bộ đều được uỷ quyền từ Tổng cục xuống dưới các Cục cấp vùng trong đó có các Cục Hải quan biên giới và vùng biển. Bên cạnh những công việc nghiệp vụ còn có những công việc hành chính khác được giao xuống Cục Hải quan địa phương hay Chi cụ như xây dựng trụ sở, quản lý tài sản, đổi mới trang thiết bị, cắt cử cán bộ công chức đi học hay nhận nhiệm vụ ở địa bàn mới…Vấn đề này đã làm giảm chức năng quản lý hải quan của các cấp Cục, Chi cục trong khi đó đây là những cấp cốt yếu giải quyết trực tiếp các thủ tục hải quan nhưng lại phải làm thêm nhiều việc của bên hành chính tạo gánh nặng cho các Cục và Chi cục, mà phần nhiều các công chức làm nhiệm vụ này lại không có chuyên môn hay kiến thức tường tận về nó mà phải kiêm nhiệm. d) Cấp quản lý, tầm quản lý của Tổng cục Hải quan Việt Nam Từ thực tiễn hoạt động trong nhiều năm và ý kiến chung của các chuyên gia đều cho rằng việc phân chia thành bốn cấp của Tổng cục như hiện nay là phù hợp với khả năng quản lý của cán bộ và phân định rõ được trách nhiệm, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu tại các Cục Hải quan địa phương và các Chi cục hải quan cửa khẩu. Với bốn cấp rõ ràng như hiện nay là: cấp Tổng cục (bao gồm các bộ phận giúp trên Tổng cục), cấp Hải quan địa phương và cấp Đội Kiểm soát thì mọi hoạt động tại Cục Hải quan địa phương đều được chủ động giải quyết, các khó khăn vướng mắc của người làm thủ tục hải quan đều được giải quyết tại Cục hay Chi cục hải quan địa phương làm giảm sức ép nhiều cho cấp cấp Tổng cục và cấp này chủ yếu thực hiện việc chỉ đạo hay điều hành theo tầm vĩ mô. Từ khi thực hiện triển khai Luật Hải quan năm 2005 sửa đổi một số điều của Luật Hải quan 2001, Tổng cục Hải quan đã ban hành các quy trình thủ tục hải quan trong đó hầu như không quy định nhiệm vụ của cấp Đội, các công chức thực hiện qui trình thủ tục đều trực tiếp báo cáo các cấp Chi cục giải quyết và quyết định, cấp Đội hiện nay chủ yếu là công tác quản lý hành chính. Việc thay đổi như vậy dẫn đến một loạt sáo trộn trong công tác quản lý và thủ tục hải quan. Thực tế dẫn giải rằng cấp Đội vẫn là đơn vị trực tiếp giải quyết các thủ tục hàng ngày và hiện nay vẫn phải thường xuyên tham mưu cho cấp lãnh đạo cấp trên, điều này vô hình chung đã tạo ra một cấp trung gian không phải chịu trách nhiệm nhưng vẫn tham gia vào điều hành thủ tục. Việc bỏ trách nhiệm của cấp Đội đã tạo gánh nặng cho cấp Chi cục do khối lượng công việc ngày càng tăng nhưng lại ít đi đầu mối giải quyết công việc. Theo lý thuyết nhận định rằng các cấp trung gian ở đây cần được giảm để tăng khả năng thu thập thông tin, mệnh lệnh, tăng tính tự chịu trách nhiệm chính là cấp Chi cục, phải giảm cấp Chi cục thuộc Cục Hải quan địa phương có nghĩa là giảm bớt các đầu mối của Cục hải quan. Chính vì vậy với xu hướng hiện nay là phân cấp, uỷ quyền mạnh xuống cơ sở trực tiếp giải quyết thủ tục, thì cấp Đội thuộc Chi cục hiện nay cần phải được uỷ quyền chịu trách nhiệm hơn. e) Vấn đề phân bổ quyền hạn giữa các cấp quản lý tại Tổng cục Hải quan Vấn đề uỷ quyền , phân quyền tại Tổng cục Hải quan Việt Nam được quy định dựa trên một số văn bản như: Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan. Quyết định số 15/2003/QĐ- BTC ngày 10/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh. Thành phố trực thuộc tỉnh… Theo các quy định trên thì Tổng cục trưởng phải chịu trách nhiệm toàn diện mọi công tác của Tổng cục trước Bộ Tài chính và cả Chính phủ đồng thời các Cục trưởng, Vụ trưởng, Giám đốc các trung tâm chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động của đơn vị trước Tổng cục trưởng. Tuy nhiên trong những lĩnh vực cụ thể chuyên biệt Tổng cục trưởng đã phân quyền cho các Phó Tổng cục trưởng. Việc phân quyền trong ngành Hải quan được thực hiện ở cả 4 cấp quản lý, nhằm sử dụng các chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể. Đơn cử, khi thực hiện Quyết định số 640/QĐ- TCHQ ngày 3/4/2006 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành qui trình kiểm tra xác định giá trị tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Triển khai qui trình xác định trị giá mà Tổng cục Hải quan đã qui định rất cụ thể trách nhiệm của cấp từ Vụ Kiểm tra thu thuế đến Phòng trị giá tính thuế của Cục và cuối cùng là cấp Chi cục. Việc uỷ quyền như trên có tác dụng trực tiếp đến việc tạo thuận lợi cho thủ tục hải quan tại các Cục Hải quan địa phương tỉnh, liên tỉnh, rút ngắn được thời gian cho một hồ sơ cần giải quyết, tiết kiệm được chi phí vì chỉ có Cục Hải quan địa phương mới nắm vững nội dung nghiệp vụ trực tiếp để giải quyết, đồng thời giảm tải cho cấp Tổng cục. Tuy nhiên, việc uỷ quyền như trên cần phải được kiểm tra, hướng dẫn thường xuyên của Tổng cục nhằm kiểm tra việc chấp hành pháp luật, tuân thủ thủ tục theo đúng quy định của ngành Hải quan của Cục Hải quan và thống nhất cách giải quyết giữa các Cục Hải quan và các Cục , các Vụ trên Tổng cục. g) Sự phối hợp giữa các Vụ, các Cục, Văn phòng, các đơn vị sự nghiệp cũng như các Hải quan địa phương Tại các Vụ, Cục, Văn phòng trên Tổng cục Hải quan với chức năng, nhiệm vụ chuyên sâu của mình, các bộ phận đó thường thể hiện quan điểm riêng của mình khi cần sự phối hợp, các bộ phận thường bảo vệ lợi ích, trách nhiệm của mình mà thiếu đi quan điểm chung để giải quyết. Đối với các Cục Hải quan địa phương do nằm trên địa bàn tỉnh thành phố xa Tổng cục Hải quan nên hoạt động của bộ phận này thường ít liên quan đến hoạt động trên Tổng cục Hải quan và thường ít khi bị giám sát các nghiệp vụ. Kết quả hoạt động của Hải quan địa phương thường được phản ánh bằng doanh thu hay số vụ vi phạm bị phát hiện mà không có dấu hiệu phối hợp theo chiều dọc từ trên xuống. Thậm chí, mỗi Cục Hải quan địa phương cũng ít khi liên hệ theo chiều ngang với nhau để phối hợp hoạt động mà địa phương nào thì tập chung quản lý tại địa phương đó. Các doanh nghiệp khi làm thủ tục xuát khẩu, nhập khẩu tại bến cảng hay cửa khẩu này vẫn phải đến đăng kí hoạt động tại Cục Hải quan địa phương khác khi đi qua. Tình trạng này gây nên nhiều bất cập cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dẫu rằng việc này sẽ hạn chế được gian lận thương mại. 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trải qua các thời kỳ và nhu cầu hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam 2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trải qua các thời kỳ Hệ thống tổ chức Hải quan Việt Nam ( Nghị định 130/ HĐBT ngày 20/10/1984 của Hội đồng Bộ trưởng ) Hội đồng bộ trưởng Tổng cục hải quan Bộ máy giúp việc Hải quan địa phương Văn phòng ban thanh tra Vụ tổ chức- cán bộ Trường nghiệp vụ hải quan Cục kiểm soát tố tụng Cục giám quan đội kiểm soát cơ động số 1 đội kiểm soát cơ động số 2 đội kiểm soát cơ động số 3 Hải quan cửa khẩu và các đơn vị tương đương đội kiểm soát hải quan Hệ thống tổ chức Hải quan Việt Nam ( Nghị định 16/CP ngày 07/03/1994 của Chính phủ ) chính phủ Tổng cục hải quan Bộ máy giúp việc đơn vị sự nghiệp Cục hải quan địa phương Cục giám sát quản lý về hải quan Vụ pháp chế Cục kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu Vụ quan hệ quốc tế Cục điều tra chống buôn lậu Thanh tra Vụ kế hoạch và tài vụ Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo Văn phòng Trung tâm tin học và thống kê hải quan Viện nghiên cứu khoa học hải quan Trường nghiệp vụ hải quan Tạp chí hải quan Hải quan cửa khẩu và các đơn vị tương đương đội kiểm soát hải quan hệ thống tổ chức hải quan việt nam ( Nghị định 96/2002/NĐ - CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ ) Bộ tài chính Tổng cục hải quan Cục hải quan địa phương đơn vị sự nghiệp Bộ máy giúp việc Chi cục hải quan cửa khẩu và ngoài cửa khẩu và đơn vị tương đương Viện nghiên cứu hải quan Vụ giám sát quản lý cục điều tra chống buôn lậu đội kiểm soát hải quan Vụ tổ chức cán bộ vụ k.hoạch t.chính Vụ hợp tác quốc tế Vụ pháp chế vụ kiểm tra thu thuế xnk Cục cntt và thống kê hải quan Cục kiểm soát sau thông quan Thanh tra Văn phòng Tt phân tích phân loại hàng hoá miền bắc Tt phân tích phân loại hàng hoá miền trung Tt phân tích phân loại hàng hoá miền nam Trường cđ hq Báo hải quan 2.3.2 Những nhu cầu thay đổi từ môi trường bên ngoài 2.3.2.1 Những nhu cầu thay đổi từ môi trường bên ngoài Tác động của quá trình hội nhập đòi hỏi Nhà nước cần thiết phải ban hành các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nhập cảnh…phải phù hợp với các Hiệp định quốc tế mà chúng ta đã tham gia. Các văn bản pháp luật như Luật Hải quan, Luật Thương mại, Luật thuế xuất khẩu, Luật thuế nhập khẩu liên tục thay đổi mang xu hướng quốc tế chung. Quá trình nghiên cứu sắp xếp lại tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan trong những năm qua cũng có nhiều thay đổi nội dung các văn bản của Nhà nước như: Nghị định số 86/2002/NĐ- CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan. Tác động của sự phát triển công nghệ thông tin với các phương pháp quản lý hải quan hiện đại như khai báo hải quan điện tử, áp dụng quy trình quản lý rủi ro… 2.3.2.2 Những nhu cầu thay đổi từ môi trường bên trong Tổng cục Hải quan Việt Nam hoạt động trên một phạm vi rộng, gồm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trong đó có rất nhiều cảng biển, cửa khẩu đường bộ, hàng không…nên diện hoạt động là rất rộng lớn và mang tính chất toàn diện. Công tác quản lý, điều hành tại Tổng cục Hải quan vẫn tồng tại việc giải quyết thông qua nhiều cấp. Về phân cấp, phân quyền và uỷ quyền: hiện nay phần lớn các chức năng hành chính đều được uỷ thác từ Tổng cục Hải quan xuống dưới các Cục Hải quan địa phương và phân cấp giải quyết các nghiệp vụ hải quan xuống cấp Cục. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ, công chức còn yếu chưa xứng tầm với khu vực cũng như quốc tế trong vấn đề đổi mới, nhiệm vụ được giao của toàn Tổng cục. Nhà nước đã đầu tư nhiều mặt cho lĩnh vực đào tạo công chức ngành hải quan thông qua những lớp đào tạo dài hạn cũng như ngắn hạn cả trong và ngoài nước nhưng việc học tập này dường như vẫn dừng lại ở mức hình thức mà chưa có biện pháp chặt chẽ để khuyến khích học viên tích cực hơn với việc nâng cao chất lượng làm việc và trình độ ngoại ngữ. Kinh tế phát triển nhanh và tương đối bền vững vừa mang lại diện mạo mới cho đất nước nhưng bù lại cũng tạo ra hình thức gian lận mới, với thủ đoạn tinh vi và khó phát hiện hơn đòi hỏi ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết vấn nạn trên. Cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo từ TW trong tất cả các ngành trong đó ngành Hải quan là một ngành chủ đạo đối với an ninh kinh tế và an ninh xã hội. Mục tiêu của cải cách và đổi mới hệ thống Hải quan hiện nay không ngoài mục tiêu chung là làm giảm chi phí cho các doanh nghiệp về thời gian cũng như tiền của, hơn nữa sẽ làm cho các bộ phận nghiệp vụ Hải quan tập trung giải quyết những vụ việc phức tạp, có tính chất nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Đổi mới cơ cấu tổ chức làm cho bộ máy trước đây gọn nhẹ hơn, điều này vừa giúp cho ngành Hải quan hoạt động linh hoạt, hiệu quả hơn khi mà các chỉ đạo từ Tổng cục xuống các cấp thấp hơn sẽ nhanh chóng và Tổng cục nhận được phản hồi cũng mau lẹ. Mặt tích cực khác là thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển hơn, đồng thời đưa hàng hoá Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế cũng như mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam hưởng thụ những tiện nghi hiện đại của khu vực và quốc tế. 2.4 Hoạt động của Tổng cục Hải quan trong thời gian qua 2.4.1 Xây dựng lực lượng trong sạch vững mạnh Đổi mới công tác tổ chức bộ máy Trong thời kì cải cách, đổi mới, hoạt động xuất khẩu ở nước ta không chỉ phát triển mạnh mẽ về kim ngạch, bạn hàng, mà còn xuất hiện nhiều loại hình mới, nhiều tình huống mới, đòi hỏi ngành Hải quan phải đổi mới phương thức tổ chức hoạt động và quản lý cho phù hợp. Trước đòi hỏi đó, từ đầu những năm 90, để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, được Chính phủ cho phép, ngành Hải quan đã thành lập thêm nhièu đơn vị hải quan mới: Thành lập các đơn vị hải quan ở các tỉnh chưa được thành lập Cục Hải quan. Thành lập các đơn vị hải quan ở các khu công nghiệp. Thành lập các đơn vị hải quan quản lý các địa điểm thông quan nội địa ( ICD ) Thành lập Hải quan kho ngoại quan. Tái lập Hải quan đường sắt liên vận quốc tế. Công tác xây dựng văn bản pháp luật Hải quan Thực tiễn hoạt động của ngành Hải quan cho thấy, một trong những nguyên nhân gây ách tắc hàng hoá ở cửa khẩu là sự thiếu đồng bộ, chồng chéo và chưa sát với thực tế của cơ chế chính sách quản lý. Xuất phát từ thực tế này, ngành Hải quan đã tập trung rà soát, kiến nghị sủa đổi bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật không còn phát huy tác dụng. Đồng thời, ngành Hải quan cũng phối hợp với cán bộ, ngành hữu quan nghiên cứu, phát hiện, kiến nghị lên Chính phủ, Quôc hội xem xét sửa đổi các văn bản luật chuyên ngành không còn phù hợp, gây phiền hà cho hoạt động xuất nhập khẩu, gây khó khăn trở ngại cho công tác quản lý Hải quan. Qua một thời gian triển khai, Luật Hải quan đã thể hiện rõ những mặt tích cực: Tạo được thông thoáng, thuận lợi cho quy trình thủ tục Hải quan. Tạo được môi trường pháp lý kinh doanh bình đẳng. Phù hợp với các chuẩn mực và các cam kết quốc tế. Nâng cao được hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực Hải quan. Tuy nhiên, trong bối cảnh hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang có những bước phát triển mới đòi hỏi các quy định về hải quan phải được công khai, minh bạch, đơn giản hơn nữa, đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế, phải tạo điều kiện để thực hiện cải cách hành chính và hiện đại hoá hoạt động hải quan. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã giao Tổng cục Hải quan chuẩn bị trình Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua 24 điều bổ sung, sửa đổi của Luật Hải quan đã giải quyết những vấn đề cấp thiết trước mắt và định hướng phát triển lâu dài của Hải quan Việt Nam. Các vấn đề liên quan đến quyền, trách nhiệm của Hải quan và các doanh nhiệp cũng được luật hoá, đảm bảo được quyền lợi của doanh nhiệp, nâng cao trách nhiệm và phẩm chất của công chức hải quan. Hiện đại hoá hải quan là vấn đề được Quốc hội đặc biệt quan tâm, vì nó liên quan trực tiếp tới việc mang lại hiệu quả cho hoạt động hải quan cũng như doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng được các điều kiện và cam kết quốc tế mà Tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) đòi hỏi. Đây ls điều kiện thuận lợi để ngành Hải quan đổi mới phương thức quản lý theo yêu cầu của quản lý hải quan hiện đại với quy trình, htủ tục hải quan được xử lý bằng phương tiện điện tử. Cải cách thủ tục hải quan: Cải cách thủ tục hải quan là một vấn yêu cầu tất yếu trong quá trình tự đổi mới và hội nhập của Hải quan Việt Nam. Những cải cách mạnh mẽ của ngành Hải quan sẽ góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hoá, kích thích sản xuất hàng hoá trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi cho ngành Du lịch và những hoạt động đối ngoại khác. Đây là một quyết định đúng đắn , nhưng cũng rất mạo hiểm. Vì vậy, việc cải tiến, bố trí lại dây chuyền công tác được thực hiện khẩn trương, nhưng thận trọng và được chia làm 2 giai đoạn: Phân luồng hành khách tại sân bay quốc tế. Sắp xếp lại tổ chức Hải quan cảng, áp dụng quy trình một của và phân luồng hàng hoá. Sắp xếp, bố trí lại lực lượng Hải quan cửa khẩu, khu công nghiệp, khu chế xuất… Thực hiện việc phân luồng hàng hoá xuất nhập khẩu để kiểm tra có trọng điểm. Đơn giản hoá những quy định thủ tục, giấy tờ. Công khai các quy định về thủ tục hải quan, các văn bản hướng dẫn giúp doanh nghiệp nắm vững chủ trương chính sách để thực hiện và kiểm tra giám sát công tác quản lý của Hải quan. Lập hòm thư góp ý, đường dây nóng và công khai số điện thoại của các cấp lãnh đạo Hải quan để kịp thời gian giải quyết những thắc mắc, kiến nghị của doanh nghiệp. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý hải quan cho phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ. Bố trí lại công tác điều tra chống buôn lậu theo hướng tập trung đấu tranh với các đối tượng buôn lậu có tổ chức, có đường dây và buôn lậu trên biển. Đề xuất thành lập kho ngoại quan trong các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài. Đề xuất cho tổ chức dịch vụ khai thuế hải quan nhằm hạn chế phiền hà, tiêu cực của cán bộ, nhân viên hải quan, giảm bớt các sai phạm do doanh nghiệp không nắm chắc thủ tục hải quan. Cải tiến quy trình thu thuế mới để giải phóng nhanh hàng hoá xuất nhập khẩu. Thực hiệnphân cấp cho Hải quan cửa khẩu. Bố trí, sắp đặt lại lực lượng theo quy trình nghiệp vụ khép kín, có sự giám sát quản lý chặt chẽ với nhau. Tiến tới áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại. Tóm lại, những cuộc cải cách thủ tục hải quan, tiến hành từ năm 1994 đến nay đã đem lại những kết quả tích cực. Trước hết, các thủ tục, từ khâu kiểm tra, giám sát tới khâu tính thuế, giải phóng hàng đã trở nên thông thoáng, đơn giản. Bảng2.4.1 Kim ngạch xuất khẩu thực hiện qua các năm Cải cách thủ tục hành chính hải quan Năm Xuất khẩu (triệu USD) So sánh với năm 1994(%) Nhập khẩu ( triệu USD ) So sánh với năm 1994(%) 1994 4.054 5.826 100 1995 5.449 134% 8.155 140% 1996 7.256 179% 11.143 191% 1997 8.756 216% 11.151 191% 1998 9.324 230% 11.494 197% 1999 11.520 284% 11.622 199% 2000 14.449 356% 15.635 268% 2001 15.027 371% 16.162 277% 2002 16.705 412% 19.733 339% 2002 20.176 498% 25.227 433% 2004 26.503 654% 31.954 548% ( Nguồn : tổng cục hải quan ) Công tác thu thuế xuất nhập khẩu. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là nguồn thu quan trọng của quốc gia, nhằm cân bằng cán cân tài chính của Nhà nước, bảo đảm các khoản chi quan trọng như xây dựng cơ bản, an ninh quốc phòng, y tế, giáo dục và các khoản chi khác của ngân sách nhà nước. Do đó, trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế, đặc biệt là từ đầu những năm 90 của thế ký trước, Chính phủ và Quốc hội luôn giao chỉ tiêu thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho ngành Hải quan năm sau cao hơn năm trước ( năm 1996 gấp 1,42 lần năm 1995, năm 1997 gấp 1,3 lần 1996, năm 1998 gấp 1,2 lần năm 1997 v.v…), đồng thời cũng đề ra nhiều giải pháp quan trọng dể đảm bảo nguồn thu. Từ năm 1999 đến năm 2004 sổ thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bao gồm thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, nên số thu từ xuất nhập khẩu lớn hơn và tăng nhanh. Bảng 2.4.2 Số thu hàng năm của Tổng cục Hải quan Từ giai đoạn 1994 – 2004, Năm Số thu ( tỷ đồng ) So với năm 1994 ( %) 1994 10.050 100 1995 13.500 135 1996 15.200 152 1997 13.500 135 1998 16.600 166 1999 23.669 236 2000 24.423 244 2001 29.381 293 2002 37.221 372 2003 39.215 392 2004 46.038 460 (Nguồn : Tổng cục Hải quan ) Công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại Đấu tranh chống buôn lậu qua bien giới luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Nhà nước Việt Nam giao cho Hải quan từ những ngày đầu thành lập cho tới nay. Ngày 17-8-1994, Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo Tổng cục Hải quan ra Nghị quyết 16/NQ-BCS về củng cố và phát triển công tác đấu tranh chống buôn lậu là một trong những chức năng chủ yếu của Hải quan Việt Nam, xác định các mục tiêu cụ thể, các biện pháp thực hiện, định hướng phát triển lực lượng và trang bị phương tiện kỹ thuật cho lực lượng chống buôn lậu của Ngành và của các đơn vị cho tới năm 2000. Về công tác tổ chức và xây dựng lực lượng, đáng chú ý nhất là cac mục tiêu: Xây dựng Cục Điều tra chống buôn lậu thành cơ quan điều tra cấp trung ương của ngành Hải quan. Tổ chức 4 đội kiểm soát Hải quan trên biển; từng bước được trang bị hiện đại để tăng cường hoạt động tuần tra chống buôn lậu, sao cho lực lượng này chiếm khoảng 40% tổng biên chế toàn ngành. Từng bước áp dụng khoa học, kỹ thuật hiện đại, bước đàu hiện đại hoá công tác hải quan. ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Hải quan. Công tác nghiên cứu khoa học Hải quan. Công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động nghiệp vụ. Bước đầu hiện đại hoá Hải quan. Đẩy mạnh công tác thống kê nhà nước về Hải quan Tổng cục Hải quan vẫn duy trì đều đặn hai hệ thống báo cáo : Hệ thống báo cáo định kì, được gửi đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành của Chính phủ: + Biểu báo cáo 10 ngày một lần có thông tin về hầu hết các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu trong kỳ báo coá. + Biểu báo cáo hàng tháng với các chỉ tiêu thông tin về mặt hàng, kim ngạch xuất nhập khẩu của các tỉnh, thành phố, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kim ngạhc nhập khẩu hàng tiêu dùng do Nhà nước quản lý, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nhập khẩu có điều kiện. Hệ thống báo cáo đột xuất: Thực hiện các yêu cầu thông tin đột xuất phục vụ lãnh đạo Tổng cục, công tác điều tra chống buôn lậu, kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, giám sát quản lý, hợp tác quốc tế… Các yêu cầu cung cấp số liệu thống kê hàng hoá xuất nhập khẩu do Chính phủ, Bộ Công an, Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước… Tăng cường công tác tuyên truyền, báo chí Công tác tuyên truyền, báo chí là một trong những hình thức giáo dục chính trị tư tưởng, kịp thời biểu dương gương người tốt việc tốt trong nội bộ, đồng thời biểu dương gương người tốt việc tốt trong nội bộ, đồng thời là công cụ phổ biến chính sách pháp luật về hải quan cho nhân dân, trước hết là các doanh nghiệp và cá nhân có tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ năm 1990, trước xu thế đổi mới của đát nước, công tác tuyên truyền của Ngành không thể chỉ bó hẹp trong nội bộ, mà cần được lưu hành rộng rãi hơn để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Hải quan. Do đó, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã quyết định nâng Bản tin Hải quan thành Tạp chí Hải quan từ 5-1990. Tới tháng 11-1998, Tạp chí Hải quan được chuyển thành Báo Hải quan cho đến nay. Nhờ có đội ngũ phóng viên và cộng tác viên nên trong suốt thời gian xây dựng và phát triển, Tạp chí Hải quan trước đây, Báo Hải quan ngày nay đã đi sát và phản ánh được những hoạt động của Ngành, kịp thời biểu dương người tốt việc tốt và góp phần vào tuyên truyền phổ biến, giải thích chính sách pháp luật của Đảng, Chính phủ về lĩnh vực quản lý Hải quan đến đông đảo người đọc, trước hết là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. 2.5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Hải quan Quán triệt đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hóa quan hệ của Đảng và Nhà nước, nhận thức rõ vai trò, tính chất đặc thù của hoạt động hải quan luôn gắn liền với hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư và du lịch quốc tế, ngành Hải quan đã chủ động có những bước đi trong hội nhập khu vực và quốc tế từ rất sớm. Đặc biệt, từ đầu những năm 1990 đến nay, Hải quan Việt Nam đã lần lượt ký kết các thoả thuận hợp tác và hỗ trợ nghiệp vụ với Hải quan các nước Pháp, Anh, Trung quốc, Hàn quốc, Mỹ, Nhật, ấn Độ, Đài loan, Liên bang Nga và các nước trong ASEAN. Đồng thời, tích cực tham gia voà hoạt động của Tổ chức Hải quan Thế giới ( WCO), hợp tác hải quan trong APEC, ASEAN, tổ chức thành công nhiều hội nghị hải quan khu vực tại Việt Nam. Thông qua các mối quan hệ hợp tác hải quan song phương và đa phương, Hải quan Việt Nam đã nhanh chóng hoà nhập vào cộng đồng Hải quan quốc tế, tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật, đào tạo cán bộ và tiếp cận với phương pháp quản lý hải quan hiện đại, góp phần đưa Hải quan Việt Nam tiến tới ngang tầm Hải quan các nuớc tiên tiến. Chương III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trong bối cảnh hiện nay. 3.1 Quan điểm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam 3.1.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức phù hợp với sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ ý kiến chung ở Tổng cục Hải quan Việt Nam cho rằng để có thể trở thành một cơ quan hải quan tầm cỡ quốc tế, cần phải xem xét lại cơ cấu tổ chức từ cấp trung ương đến cấp Hải quan địa phương. nguyên tắc cho việc xây dựng mô hình hoạt động là kết hợp một cách hài hoà vai trò của Hải quan như một cơ quan công quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan với vai trò của một cơ quan cung cấp dịch vụ cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội. Hoạt động của Hải quan chịu các sức ép thương mại liên quan đến hoạt động tài chính, dịch vụ khách hàng, quản lý nguồn nhân lực…Trong thực tế, mô hình của hải quan dù là một cơ quan công quyền nhưng Hải quan vẫn phải tham khảo áp dụng các nguyên tắc quản lý của khu vực tư nhân giống như các cơ quan hải quan mang đẳng cấp quốc tế khác. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức Tổng cục Hải quan nhằm vừa tăng chức năng quản lý Nhà nước về Hải quan, vừa tăng chức năng phục vụ, cung cấp một dịch vụ công tốt nhất trong lĩnh vực hải quan. Xem xét chức năng, nhiệm vụ của các Cục, các Vụ…đối chiếu với phương pháp quản lý mới làm giảm các chức năng nhiệm vụ chồng chéo. Những đề xuất về cơ cấu tổ chức hải quan đều phải dựa trên cơ sở toàn cầu hoá đang tăng lên cùng với hàng loạt nhân tố mới phát sinh có thể đe doạ đến an ninh quốc gia, bao gồm cả khủng bố, chiến tranh, dịch bệnh cũng như sự lập lờ thiếu quyết đoán trong các điều kiện kinh tế hiện hành. Hải quan nhận thức được mô hình đang thay đổi của thương mại thế giới và tác động của các nguồn vốn đầu tư có thể có đối với nền kinh tế Việt Nam. Sự tác động ngày càng tăng lên của các quá trình và môi trường kinh doanh quốc tế đang trở nên rộng khắp trên toàn quốc và đương nhiên Hải quan cần phẩi đáp ứng những tiến triển này bằng cách tạo thuận lợi cho tăng trưởng thương mại nói chung đồng thời thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam nói riêng trong khi vẫn phải thực hiện tốt chức năng quản lý của một cơ quan công quyền. Chiến lược của Tổng cục Hải quan Việt Nam là để trở thành “một cơ quan hải quan hiệu quả, minh bạch, hiện đại cung cấp các dịch vụ có chất lượng cho cộng đồng thông qua đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, sử dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại và thực hiện các thủ tục hải quan đơn giản hoá như các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia”. Tầm chiến lược của Hải quan Việt Nam là trở thành một cơ quan Hải quan hiện đại, chuyên nghiệp, cung cấp những dịch vụ hải quan chất lượng cao cho cộng đồng xã hội, là một cơ quan đi đầu trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, đầu tư, góp phần voà sự tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thông qua sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên hải quan tận tụy và chuyên nghiệp Hải quan Việt Nam phấn đấu đạt ttrình độ của Hải quan các nước đứng đầu trong khu vực ASEAN, thể hiện: lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu; hệ thống thông quan trong các khâu nghiệp vụ hải quan về cơ bản là tự động hoá trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, tạo môi trường hấp dẫn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, đảm bảo cho nguồn thu ngân sách Nhà nước, bảo vệ an ninh xã hội, thực thi pháp luật về hải quan một cách minh bạch, công khai, đạt hiệu quả cao. Trong tiến trình toàn cầu hoá hiện nay, Hải quan đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong dây chuyền thương mại quốc tế vì cơ quan Hải quan một mạt phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hợp pháp, đảm bảo an ninh hàng hoá và góp phần tăng khả năng canh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế, mặt khác phải đảm bảo nguồn thu ngân sách, chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả cũng như nguy cơ có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và cn toàn xã hội. Trong đó có một số khía cạnh sau: Thu thuế: Theo xu hướng của thế giới hiện nay thì cơ quan Hải quan đang chuyển dịch từ vai trò chính là cơ quan thu thuế chuyển sang vai trò là cơ quan tạo thuận lợi cho thương mại. Điển hình ở Việt Nam, nguồn thu của Ngân sách quốc gia hiện nay vẫn phụ thuộc phần lớn vào nguồn thu thuế của Hải quan, do đó đảm bảo nguồn thu thuế hải quan đóng một vai trò quan trọng trong chính sách tài chính của quốc gia. Tuy nhiên, trong xu hướng tự do hoá thương mại khu vực và quốc tế cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế với việc áp dụng Hiệp định trị giá và các hiệp định quốc tế khác, xu hướng thuế nhập khẩu sẽ ngày càng giảm và kúc đó nguồn thu thuế giá trị gia tăng ( VAT ) đối với hàng hoá nhập khẩu sẽ chiếm một phần đáng kể trong tổng thu của cơ quan Hải quan. Do vậy, một trong những mục tiêu hàng đầu của cơ quan Hải quan là đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế hàng hoá liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và tạo nguồn thu khác cho ngân sách quốc gia thông qua việc tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp và thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển Tạo thuận lợi cho thương mại, phương tiện vận tải và hành khách qua biên giới: giảm sự can thiệp không cần thiết vào các hoạt động thương mại hợp pháp, qua đó giảm chi phí cho các doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Thủ tục hải quan hiện nay theo thống kê của Tổ chức Hải quan Thế giới có liên quan đến 29 – 30 các bên khác nhau và khoảng 40 loại chứng từ, hơn 200 dữ liệu về thông tin, trong đó hơn 30 trong số này là các dữ liệu được lặp đi lặp lại. Điều này là nguyên nhân dẫn đến chi phí hành chính tăng lên rất cao và chiếm khoảng 7- 10% giá trị thương mại. Do đó, đơn giản và hài hoà thủ tục hải quan theo các chuẩn mực quốc tế sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thương mại, nhiều khi lớn hơn cả lợi ích từ tự do hoá thương mại Tạo môi trường thương mại và đầu tư lành mạnh, bình đẳng nhằm thúc đảy hoạt đọng sản xuất trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài. việc thực hiện thủ tục hải quan đơn giản, thuận tiện, đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế đối với hàng hoá nhập khẩu có nghĩa cơ quan Hải quan đã bảo vệ được các nhà sản xuất trong nước, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Với việc thúc đẩy sản xuất trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài về lâu dài sẽ tạo ra nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Bảo đảm thu thập số liệu thống kê thương mại chính xác và kịp thời phục vụ cho việc xây dựng và hoạch dịnh chính sách đối với nền kinh tế kịp thời và hiệu quả. 3.1.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức phù hợp với thể chế Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam là một Tổng cục cấp quốc gia, đảm bảo tinh gọn biên chế phù hợp vơi kế hoạch cải cách hành chính của Nhà nước, phù hợp với Luật Hải quan. Hoàn thiện cơ cấu và giảm gọn biên chế không chỉ là một giải pháp dành cho Tổng cục Hải quan, mà còn là điều bắt buộc, phù hợp với chính sách đã công bố của Chính phủ và cần thực hiện để đáp ứng sức ép tài chính gia tăng. Xu hướng này cúng phản ánh chính sách đã công bố của Tổng cục Hải quan trong “ Kế hoạch cải cách, Phát triển và Hiện đại hoá ngành Hải quan” được Bộ Tài chính thông qua. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức phải phù hợp với Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của CHính phủ Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan và Quyết định số 15/2003/QĐ-BTC ngày 10/2/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan. 3.1.3 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức đáp ứng đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế Trách nhiệm của Hải quan ngày càng nhiều và phức tạp để đáp ứng được yêu cầu của môi trường thay đổi. Thách thức đối với Hải quan là đáp ứng với những yêu cầu về hội nhập, tạo thuận lợi cho thương mại đồng thời phải đảm bảo quản lý có hiệu quả. Do vậy ngành Hải quan phải tiến hành đổi mới cả phương thức hoạt động cũng như mô hình quản lý tổng thể. Trước diễn biến ngày càng phức tạp của tình hình trong nước cũng như quốc tế, Tổng cục nên xin ý kiến chủ đạo của Bộ Tài chính cũng như các chuyên gia để hoàn thiện công tác đổi mới toàn diện nhằm thay đổi đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của quốc tế. 3.1.4 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong nội bộ ngành Hải quan - Cơ cấu tổ chức bộ máy hiện tại tuy có thể phù hợp với phương pháp quản lý hiện nay nhưng sẽ không phù hợp với phương pháp quản lý mới sẽ là đặc trưng cho một tổ chức Hải quan hiện đại. Bộ máy,hành chính cồng kềnh, có quá nhiều các Cục Hải quan tỉnh, thành phố với quy mô không đồng đều dẫn tới tăng chi phí hành chính và tăng độ quan liêu trong cơ cấu chỉ đạo thực thi tại cơ sở. - Việc áp dụng công nghệ thông tin trong xử lý các giao dịch thủ tục Hải quan sẽ dẫn tới sự điều chỉnh về vai trò nhiệm vụ của các cấp Chi cục và hệ quả của nó là yêu cầu quy hoạch lại hệ thống Chi cục cũng như tổ chức của nó. Việc áp dụng một số lĩnh vực nghiệp vụ mới như quản lý rủi ro, thu nhập và phân tích thông tin, kế toán quản lý, xu hướng tập trung hoá một số chức năng nghiệp vụ như quản lý rủi ro, hệ thống ứng dụng ( trị giá, phân loại, xuất xứ…)…cũng sẽ đặt ra yêu cầu phải rà soát và sắp xếp lại chức năng nhiệm vụ của các đơn vị hiện hành trên cơ quan Tổng cục - Cơ cấu tổ chức của ngành Hải quan hiện tại chưa phù hợp với một tổ chức Hải quan hiện đại. Có quá nhiều các Cục Hải quan cấp tỉnh, thành phố với quy mô hết sức khác nhau. Điều này dẫn tới hình thành bộ máy hành chính lớn ở cấp giữa, làm cho cơ cấu chỉ đạo trực tiếp giữa cấp Trung ương và cấp thừa hành ( Chi cục ) trở nên xa cách hơn, yêu cầu đầu tư bị dàn trải. - Số lượng nhiều các Chi cục cũng là một vấn đề cần phải xem xét khi tiến hành hiện đại hoá do tính chất hoạt động của các Chi cục sẽ điều chỉnh do áp ụng hệ thống xử lý khai báo trên cơ sở giao dịch điện tử. - Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức: Tổng cục Hải quan đang thực hiện chức năng Quản lý Nhân sự truyền thống và chưa chuyển sang chức năng Quản lý Nguồn nhân lực hiện đại hơn. Vấn đề tiêu chuẩn hoá các chức danh công việc cũng chưa được rõ ràng. Chưa có một danh sách mô tả công việc nào làm rõ được các tiêu chuẩn cơ bản cần có cho mỗi vị trí công việc. Trình độ đội ngũ cũng đang là những bất cập trong bối cảnh Hải quan Việt Nam dự kiến tiến hành công cuộc cải cách và hiện đại hoa. Một loạt các chuẩn mực và thông lệ quốc tế cần phải được áp dụng. Quy trình xử lý công việc có thể sẽ có những thay đổi cơ bản đòi hỏi kỹ năng của đội ngũ cán bộ hải quan phải được tăng cường. - Phát triển nguồn nhân lực: Hiện nây chưa có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực nào một cách toàn diện. Toàn bộ việc phát triển Nguồn nhân lực cần phải sử dụng một hướng tiếp cận có hệ thống dựa trên việc phân tích về nhu cầu, đặt ra mục tiêu, hoạch định, thực thi và đánh giá - tức là một Kế hoạch tổng thể. Các hoạt động đào tạo vẫn còn nhiều bất cập ở cả chính sách đào tạo, cơ sở đào tạo, nội dung, phương pháp đào tạo và đội ngũ giảng viên. Đào tạo tập trung ở miền Nam tại trường Cao đẳng Hải quan, nhưng không có cơ sở đào tạo thường xuyên tại miền Bắc và bất cứ khoá học nào thực hiện tại miền Bắc đều sử dụng cơ sở đi thuê trong suốt thời gian thực hiện khóa học - Cơ sở vật chất: Hệ thống các trụ sở làm việc của Hải quan, đặc biệt là tại các Chi cục vẵn còn quá nhiều văn phòng cũ và được bảo trì kém- nhiều nơi có bố trí không phù hợp và không đủ không gian làm việc và cần được giải quyết thông qua chương trình đầu tư và bảo trì toàn diện Các trang bị kiểm soát ở tình trạng vừa thừa vừa thiếu và sử dụng chưa phù hợp do thiếu hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật cũng như một quy trình nghiệp vụ đồng bộ. Do đó ảnh hưởng đến năng lực kiểm soát. 3.2 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan. 3.2.1 Về cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ - Tổ chức bộ máy của toàn ngành nên được chuẩn hoá, kiện toàn sắp xếp lại để đáp ứng các yêu cầu quản lý hải quan hiện đại và chương trình cải cách hành chính của Chính phủ. - Lãnh đạo chủ chốt ở cơ quan Tổng cục được đào tạo thường xuyên để am hiểu quản lý Hải quan hiện đại, có kiến thức kỹ năng quản lý, hoạch định và điều hành thực hiện chiến lược của ngành, trình độ ngoại ngữ có thể nghiên cứu tài liệu, giao tiếp. Lãnh đạo cấp phó của các Vụ, Cục chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục đạt tới trình độ chuyên gia về lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan. - Đội ngũ chuyên viên làm việc công tác tham mưu nghiên cứu được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn; Có khả năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất ý kiến, kiểm tra hướng dẫn trong lĩnh vực phụ trách; Có kinh nghiệm thực tiễn và trình độ ngoại ngữ đáp ứng được yêu cầu chuyên môn đề ra. - Sắp xếp, kiện toàn lại bộ máy ở cả 3 cấp trong ngành Hải quan để đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá. Tinh gọn đầu mối kết hợp với việc hình thành bộ phận quản lý mới để đảm bảo thực hiệnnhiệm vụ mới và chức năng quản lý tập trung tại cơ quan Tổng cục. Tăng cường lực lượng chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan cả về chất và lượng. - Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức trong cùng Cục Hải quan tỉnh, thành phố cho phù hợp với cơ cấu tổ chức được kiện toàn lại tại cơ quan Tổng cục. Sắp xếp, điều chỉnh lại các Chi cục Hải quan theo hướng hình thành các Chi cục để quản lý địa bàn rộng. Điều chỉnh nhiệm vụ của Chi cục trong khâu thông quan hàng hoá để tập trung vào nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ, kiểm tra giám sát và thông quan thực tế hàng hoá. 3.2.2 Về hiện đại hoá cơ sở vật chất và trang thiết bị nghiệp vụ của ngành Tiêu chuẩn hoá về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật của toàn ngành theo yêu cầu hiện đại hoá. Tập trung triển khai việc đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở làm việc của các đơn vị trong ngành theo quy hoạch đã được phê duyệt. Đối với các đơn vị trọng điểm tại cảng biển quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cửa khẩu đường bộ lớn sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thụât hiện đại như hệ thống máy soi, hệ thống camera quan sát, các trang thiết bị kiểm tra, giám sát khác. Việc đầu tư xây dựng trụ sở, đầu tư các trang thiết bị kiểm tra giám sát… phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu quy trình thủ tục hải quan để nâng cao hiệu quả đầu tư. Hoàn thành việc đầu tư xây dựng Trụ sở Tổng cục theo mô hình hiện đại. 3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong ngành Hải quan Rà soát đánh giá đội ngũ cán bộ công chức toàn ngành và xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực tới năm 2010 theo yêu cầu hiện đại hoá. Triển khai chương trình hệ thống quản lý cán bộ trong toàn ngành để hỗ trợ cho công tác hoạch định chính sách về nhân sự và các kế hoạch quản lý, phát triển nguồn nhân lực khác. Đề xuất bổ sung, sử đổi các chính sách về công tác cán bộ để đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ( chính sách về tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm, đánh giá, luân chuyển…). Củng cố và kiện toàn Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Hoàn thiện hệ thống chương trình, giáo trình đào tạo theo chuẩn mực quốc tế. Đa dạng hoá các phương thức đào tạo ( đào tạo tập trung, đào tạo qua công việc, tự đào tạo, đào tạo qua mạng, liên kết đào tạo…). Kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên… 3.2.3 Xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiện đại Xây dựng và triển khai áp dụng rộng rãi một hệ thống chương trình xử lý thông tin hiện đại đáp ứng mục tiêu xây dựng hải quan điện tử. Đầu tư đồng bộ thiết bị phần cứng để hỗ trợ việc vận hành một hệ thống chương trình xử lý mới mang tính tập trung toàn ngành. Hệ thống công nghệ thông tin Hải quan được vận hành thống nhất với các Hệ thống công nghệ thông tin của Bộ Tài chính, dùng chung cơ sở vật chất về hạ tầng mạng WAN, Trung tâm dự phòng và hệ thống chứng thực. 3.2.4 Đẩy mạnh áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong tất cả các mặt hoạt động Hải quan Xây dựng và triển khai một kế hoạch tổng thể về áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong toàn ngành, và kết quả áp dụng quản lý rủi ro trong từng lĩnh vực công tác cụ thể, trong đó xác định rõ mục tiêu, giải pháp, kế hoạch hành động và lộ trình áp dụng quản lý rủi ro. Việc ứng dụng quản lý rủi ro vào các mặt hoạt động nghiệp vụ hải quan đòi hỏi phải: Xây dựng và thường xuyên cập nhập cơ sở dữ liệu về quản lý rủi ro; Tích hợp các tiêu chí quản lý rủi ro vào trong hệ thống công nghệ thông tin; Thiết lập các kênh trao đổi thông tin trong và ngoài ngành, với tổ chức hải quan quốc tế; Tăng cường năng lực của ngành trong việc thu thập và đánh giá thông tin, nghiên cứu và phân tích thương mại, phân loại đối tượng doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả của quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông quan. 3.3 Kiến nghị mô hình cơ cấu tổ chức mới của Tổng cục Hải quan Để phù hợp với điều kiện đất nước và xu hướng toàn cầu hoá hiện nay,Tổng cục Hải quan cần phải đổi mới phương thức hoạt động cũng như mô hình hoá sao cho đơn giản và gọn nhẹ nhưng vẫn phải đáp ứng đầy đủ chức năng là cơ quan giám sát tình hình hoạt động trao đổi và xuất nhập cảnh hàng hoá, người và phương tiện… Mô hình Tổng cục Hải quan mới như sau: Tổng cục Hải quan vẫn đảm nhiẹm trách nhiệm quản lý và điều hành tổng thể tất cả các mặt nhưng chỉ nên tập trung và khâu hành chính với việ thực hiện các chỉ đạo từ Nhà nước và Bộ Tài chính, đồng thời giám sát hoạt động của các cục Hải quan cấp dưới. Các cơ quan tham mưu cho Tổng cục trưởng cần phối hợp chạt chẽ với nhau nhằm vận hành cong việc một cách nhanh chóng và nhịp nhàng, Đối với các cấp nhỏ hơn hoạt động ở địa phương nên được trao nhiều quyền hạn hơn nữa vì bộ phận này trực tiếp hoạt động nghiệp vụ hải quan và là đơn vị thu về cho Ngân sách Nhà nước chủ yếu. Bộ tài chính Tổng cục hải quan đơn vị sự nghiệp Cục hải quan địa phương Bộ máy giúp việc Chi cục hq và đơn vị tương đương Phòng giám sát Viện nghiên cứu Hải quan Vụ giám sát quản lý Phòng chống Bl Vụ KT thu thuế XNK Tt phân tích hàng hoá XNK miền bắc đội kiểm soát Phòng luật VN Tt phân tích hh miền trung Vụ pháp chế Phòng luật Quốc tế Vụ hợp tác Quốc tế Tt phân tích hh Miền nam Phòng Kế Hoạch Phòng Tài chính Trường cao đẳng hải quan Vụ kế hoạch tài chính Phòng thanh tra Báo hải quan Vụ tổ chức Cán bộ Kết luận Hải quan Việt Nam là một ngành kinh tế trọng yếu của nền kinh tế nước ta trong suốt thời kì kháng chiến chống giặc ngoại xâm đến giai đoạn xây dựng và bảo vệ hoà bình của đất nước. Cũng có thể nói rằng ngành Hải quan đã đóng góp rất nhiều thành quả của mình vào sự phát triển chung của đát nước. Để có được những thành quả này, các cán bộ công chức của toàn ngành phải hoạt động rất nỗ lực và đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ an ninh quốc gia, nền kinh tế, nâng cao mói quan hệ quốc tế. Đề tài nghiên cứu của em mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế thời gian và kiến thức nên khó có thể tránh được sai sót và khiếm khuyết. Để hoàn thiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân em còn được sự giúp đõ nhiệt tình của các cô chú, anh chị tại Tổng cục Hải quan Việt Nam và đặc biệt trong Vụ Hợp tác quốc tế và cô giáo hướng dẫn là pgs.ts đoàn thị thu hà đã tận tình chỉ bảo và góp ý để em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ trên của cô giáo và Tổng cục Hải quan Việt Nam trong suốt quá trình thực tập của em. Tài liệu tham khảo 1. Khoa Khoa học quản lý - Đại học Kinh tế quốc dân: Giáo trình Khoa học quản lý tập 2 – Chủ biên: PGS.TS Đoàn THị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật – Hà nội, năm 2002. 2. Khoa Khoa học quản lý - Đại học Kinh tế quốc dân : Giáo trình Hiệu quả quản lý dự án Nhà nước – Chủ biên : PGS.TS Mai Văn Bưu – Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật – Hà nội, năm 2001. 3. Khoa Khoa học quản lý - Đại học Kinh tế quốc dân: Giáo trình Chính sách kinh tế – xã hội – Chủ biên: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật – Hà nội, năm 2002. 4. Khoa Khoa học quản lý - Đại học Kinh tế quốc dân: Giáo trình Chính trị học trong quản lý công – Chủ biên: GS.TS Đỗ Hoàng Toàn, TS Đỗ Thu Hà - Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, năm 2007. 5. Sách 60 năm Hải quan Việt Nam – Tổng cục Hải quan Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà nội năm 2005. 6. Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính, số 35/2003/QĐ - BTC về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Báo Hải quan. 7. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 30/2003/ QĐ- BTC về qui định chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn của các Vụ, Văn phòng và Thanh tra thuộc Tổng cục Hải quan. 8.Nghị định của Chính phủ số 96/2002/NĐ- CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan. 9. Tạp chí nghiên cứu và trao đổi, số 6, tháng 6 năm 2007, bài cần thiết phải nội luật hoá các điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực Hải quan, Thăng long. 10.Báo Hải quan, số1+2 bài Việt Nam năm 2007 thế và lực mới, tác giả Phạm Giang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12292.doc
Tài liệu liên quan