Hiện nay do Thị trường chứng khoán tương đối phát triển giúp cho các Doanh nghiệp như Agifish dễ tiếp cận hơn với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ các cá nhân tổ chức cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Tuy nhiên,chúng ta mới phát triển mạnh được thị trường cổ phiếu,thị trường trái phiếu vẫn chỉ là kênh huy động vốn của chính phủ, địa phương hoặc các tập đoàn lớn cuả nhà nước cho các dự án,công trình của nhà nước.Chúng chưa cho phép có sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Agifish.Tuy khó khăn nhưng không phải là không có cách để công ty tìm cách tối đa hoá mục tiêu cơ cấu vốn của mình bằng cách lựa chọn phối hợp các nguồn vốn hợp lý trong những điều kiện cho phép.Sự xem xét này trong một chừng mực nào đó có thể là sự đánh đổi nhằm cân bằng tối ưu các nguồn vốn khác nhau thực hiện mục tiêu kế hoạch đặt ra.
Nhìn nhận một cách tổng quát từ sơ đồ phân tích dưới đây,nhận thấy rằng công tác tổ chức huy động vốn bắt đầu bằng việc phân tích phương án,có thể là một phương án sản xuất kinh doanh thương mại đơn thuần hoặc một dự án đầu tư.Công tác phân tích nhằm xác định tổng nhu cầu vốn cho triển khai kế hoạch.Nhu cầu vốn có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn hoặc cả hai,trong đó cần xác định cho được,dựa theo phương án nguồn vốn có sẵn hoặc tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh là bao nhiêu.Doanh nghiệp sẽ tổ chức huy động bao nhiêu nữa cho phù hợp với kỳ hạn và yêu cầu của phương án.
Thứ hai là công tác quyết định huy động,quyết định rằng:sử dụng hiệu ứng đòn bẩy trong cơ cấu vốn hay duy trì một cơ cấu hiện tại và đáp ứng bừng vốn cổ phần tăng thêm.Quyết định này bao gồm cả đánh giá,phân tích chi phí sử dụng vốn và những ảnh hưởng của nó đến giá trị doanh nghiệp;phân tích và dự báo rủi ro kinh doanh tài chính;khả năng chi trả (an toàn thanh toán)của doanh nghiệp trong quyết địng tài trợ bằng nợ.Nếu đó là phương án đầu tư cần xem xét các quyết định lựa chọn công cụ huy động giữa thuê tài sản-mua mới,mua trả góp và vay vốn.
50 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện cơ cấu vốn của công ty Xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang(AGF), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyên môn,tri thức của nhiều người
Có lợi thế về quy mô
Tốn nhiều chi phí và thời gian trong quá trình thành lập
Bị đánh thuế hai lần
Tiềm ẩn khả năng thiếu sự nhiệt tình từ ban quản lý
Bị chi phối bởi những quy định pháp lý và hành chính nghiêm ngặt
Tiềm ẩn nguy cơ mất khả năng kiểm soát của những nhà sang lập công ty
1.1.2.Các hoạt động chủ yếu.
+ Sản xuất kinh doanh :mỗi doanh nghiệp khi thành lập đều đăng kí hoạt động sản xuất kinh doanh riêng:sản xuất hàng hoá,cung cấp dịch vụ...
+ Tài chính:Ngoài các hoạt động sản xuất,các DN còn luôn tham gia các hoạt động tài chính như đầu tư bất động sản,chứng khoán,nhắm tăng cường khả năng tài chính.
+ Hoạt động khác:các doanh nghiệp còn tham gia vào rất nhiều hoạt độngkhác kể cả lợi nhuận và phi lợi nhuận.
1.2.Cơ cấu vốn của Doanh nghiệp.
1.2.1.Nguồn vốn của Doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường,vốn là cơ sở cho việc hình thành và phát triển kinh doanh của một doanh nghiệp. Để triển khai các kế hoạch kinh doanh,cần phải có một lượng vốn nhằm tạo nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của Doanh nghiệp để thực hiện thành công mục tiêu đề ra.
Sau khi đã xây dựng được kế hoạch SXKD thì công việc kế tiếp là phải dự trù nguồn vốn cần thiết và lập kế hoạch huy động khả thi. Để tổ chức và huy động vốn một cách khả thi và có hiệu quả chúng ta cần có sự phân loại nguồn vốn,qua đó chúng ta lựa chọn nguồn vốn thích hợp với khả năng huy động của đơn vị cũng như chi phí sử dụng vốn thấp nhất có thể.
1.2.1.1.Dựa vào nguồn hình thành.
Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn Doanh nghiệp thành:
+ Vốn CSH.
+ Nợ phải trả.
Hai nguồn vốn này hình thành nên toàn bộ tài sản kinh doanh,do vậy chúng thể hiện qua công thức:
Tài sản = Vốn CSH + Nợ
Để đủ vốn cho hoạt động kinh doanh và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao,bên cạnh vốn CSH thì Doanh nghiệp huy động thêm nguồn vốn nợ.Nếu trước đây nguồn nợ chủ yếu từ ngân hang,thì hiện nay và xu thế sắp tới cùng với sự phát triển của thị trường vốn,nguồn nợ của Doanh nghiệp có thêm nhiều hình thức như thuê mua,mua trả chậm,nợ nhà đầu tư thông qua phát hành trái phiếu…
1.2.1.2.Dựa vào thời gian huy động vốn và sử dụng vốn.
Căn cứ vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của Doanh nghiệp ra làm hai loại:
+ Nguồn vốn thường xuyên:là tổng thể các nguồn vốn có tính chất dài hạn bao gồm vốn CSH và Nợ dài hạn,nguồn vốn này thường được sử dụng để đầu tư tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động cho hoạt đống sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
+ Nguồn vốn tạm thời:là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn(< 1năm)doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu vốn lưu động.Nguồn vốn này thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hang và các tổ chức tín dụng,các nợ ngắn hạn khác.
Hai nguồn vốn này hình thành nên toàn bộ tài sản kinh doanh,do vậy chúng thể hiện qua công thức sau:
Tài sản = NV thường xuyên + NV tạm thời
(Vốn CSH + Nợ dài hạn) (Nợ ngắn hạn)
Việc phân loại này giúp cho nhà quản lý xem xét huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh.Có nhiều Doanh nghiệp do nhu cầu vốn đầu tư cấp bách nhưng chưa huy động được nguồn vốn dài hạn đã sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư,kết quả là Doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh bức bách về trả nợ vay do việc đầu tư cần phải có thời gian để phát huy tác dụng,thu hồi được tiền trả nợ.
Khi đầu tư dự án có vốn lớn,thì Doanh nghiệp cần phải huy động được vốn dài hạn để đảm bảo phát huy được hiệu quả kinh doanh và không rơi vào hoàn cảnh thiếu tiền trả nợ trong những năm đầu khi đi vào hoạt động.Hiện nay với Thị trường chứng khoán hứa hẹn một kinh huy động vốn dài hạn từ việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu,qua đó giúp Doanh nghiệp có được nguồn vốn thích hợp cho việc đầu tư mà không chỉ dựa vào kênh tín dụng ngân hang như trước đây.Tuy nhiên để thực hiện điều này đòi hỏi sự năng động của bộ phận tài chính của Doanh nghiệp cũng như uy tín của Doanh nghiệp trên thương trường.
1.2.1.3.Dựa vào phạm vi huy động vốn.
Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốn của Doanh nghiệp có thể chia thành:
+ Nguồn vốn bên trong:Chính là nguồn tiền ròng thu được sao một kỳ kinh doanh,thông thường nó bao gồm các khoản Khấu hao và lợi nhuận sau thuế trừ đi khoản chi không thuộc chi phí,thông thường là khoản chi trả nợ vốn vay dài hạn.Rõ rang Doanh nghiệp nào có Tài sản cố định giá trị lớn trong đó nguồn vốn CSH chiếm tỷ lệ cao thì nguồn thu ròng càng lớn,tức là nguồn vốn tự tài trợ sẽ lớn ngay cả khi Doanh nghiệp làm ăn không có hoặc ít lãi.Tuy nhiên nguồn vốn tự tài trợ có giá trị thực sự chính là phần lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư,nguồn vốn này cho phép tăng vốn CSH để có thể huy động thêm vốn từ bên ngoài mà không làm biến động cơ cấu vốn.
+ Nguồn vốn bên ngoài:bao gồm các khoản nợ huy động như nợ nhà cung cấp,vay NH,trái phiếu…Khi DN trong thời kỳ phát triển nóng,thì nguồn vốn bên ngoài có vai trò quan trọng để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh và đầu tư.
1.2.2.Cơ cấu vốn của Doanh nghiệp.
1.2.2.1.Khái niệm cơ cấu vốn.
+ Cơ cấu vốn: Cơ cấu vốn là quan hệ về tỷ trọng giữa nợ và vốn CSH,bao gồm vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường trong tổng số nguồn vốn của công ty.
+ Cơ cấu vốn tối ưu: lý thuyết cơ cấu vốn chỉ ra rằng cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu đồng thời tối đa hoá giá trị cổ phiếu và tối thiểu hoá chi phí vốn doanh nghiệp.Nó cho thấy có một cơ cấu vốn tối ưu ở đó ban quản trị công ty có thể gia tăng giá trị của công ty bằng cách sử dụng tỷ số đòn bẩy phù hợp.Theo cách tiếp cận này,công ty trước tiên có thể hạ thấp chi phí sử dụng vốn thông qua việc gia tăng sử dụng nợ bởi vì chi phí sử dụng nợ thấp hơn do có một khoản tiết kiệm nhờ thuế.Tuy nhiên,khi tỷ số nợ gia tăng thì rủi ro cũng gia tăng,do đó,nhà đầu tư sẽ gia tăng lợi nhuận đòi hỏi ke(suất sinh lợi trên cổ phần thường).Mặc dù vậy,sự gia tăng ke lúc đầu vẫn không hoàn toàn xoá sạch lợi ích của việc sử dụng nợ như là một nguồn vốn rẻ hơn cho đến khi nào nhà đầu tư tiếp tục gia tăng lợi nhuận đòi hỏi khiến cho lợi ích của việc sử dụng nợ không còn nữa.
+ Cơ cấu vốn mục tiêu: Do cơ cấu vốn có ảnh hưởng đến lợi nhuận dành cho cổ đông nên công ty cần xác thiết hoạch định cơ cấu vốn mục tiêu.Cơ cấu vốn mục tiêu là sự kết hợp giữa nợ,cố phiếu ưu đãi,và cổ phiếu thường trong tổng nguồn vốn của công ty theo mục tiêu đề ra.Hoạch định chính sách cơ cấu vốn liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro,vì sử dụng nhiều nợ làm gia tăng rủi ro công ty,nhưng tỷ lệ nợ cao nói chung đưa đến lợi nhuận kì vọng cao. Rủi ro gia tăng có khuynh hướng làm hạ thấp giá cổ phiếu,trong khi lợi nhuận cao lại có khuynh hướng làm gia tăng giá cổ phiếu công ty.
1.2.2.2.Phương pháp xác định cơ cấu vốn tối ưu của Doanh nghiệp.
(1).Quan hệ giữa ROE và đòn bẩy tài chính.
Trước hết chúng ta phải đi vào tìm hiểu mối quan hệ này.Chúng ta biết hiệu quả tài chính của công ty thường thể hiện qua ROE,nó cho phép đánh giá kết quả kinh doanh của công ty, đồng thời cũng dùng để so sánh hiệu quả kinh doanh của các công ty với nhau. Để tăng ROE đòi hỏi sự nỗ lực kinh doanh của toàn công ty,từ việc cố gắng tăng doanh số đến việc tiết giảm chi phí hoạt động...Tuy nhiên dưới góc độ quản trị tài chính thì việc ROE còn phụ thuộc vào chính sách tài chính công ty.
Trong trường hợp tình hình kinh doanh không đổi, thì việc thay đổi tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay sẽ làm cho ROE biến động,hiệu ứng này thường được gọi là hiệu ứng đòn bẩy tài chính.Rõ ràng trong trường hợp ROE hiện tại cao hơn lãi suất huy động thì sau khi tang tỷ lệ nợ vay trên vốn Chủ sở hữu sẽ làm cho ROE tăng và ngựơc lại.Do vậy các nhà quản trị tài chính thường dùng hiệu ứng này để làm tang hiệu quả đồng vốn CSH.
Chúng ta xem xét tác động của đòn bẩy tài chính lên suất sinh lời vốn CSH (ROE) của công ty thông qua mối quan hệ giữa vốn CSH và nợ vay thể hiện như sau:
ROE = (PT.1)
Lợi nhuận sau thuế(LNST) được thể hiện bằng công thức sau:
Lợi nhuận sau thuế = (EBIT-iD)(1-t) (PT.2)
- EBIT : là lợi nhuận trước lãi vay và thuế.
- iD : Là chi phí lãi vay, được xác định bởi lãi suất vay i với số nợ vay D.
- t : là thuế suất thu nhập công ty.
Từ PT.1 và PT.2 ta có công thức sau:
ROE = = -
Chia cả tử và mẫu số cho tổng vốn kinh doanh (D + E) ta có:
ROE= - (PT.3)
Gọi i’ là lãi suất cho vay sau thuế thể hiện lãi suất vốn vay có tính đến phần khấu trừ trích nộp thuế thu nhập,ta có:
i’ = iD(1-t) (PT.4)
Gọi R là tỷ suất sinh lời của EBIT sau thuế trên tổng vốn kinh doanh (D + E),ta có :
R = (PT.5)
Từ PT3 , PT4 , PT5 ta có công thức ROE thể hiện lại như sau:
ROE= R + (R - i’) (PT.6)
Qua phân PT.6 cho thấy mối quan hệ giữa ROE và các chỉ số tài chính thể hiện hiệu ứng đòn bẩy tài chính.Hiệu ứng này sẽ làm tăng ROE nếu suất sinh lời trên tổng vốn kinh doanh R của công ty lớn hơn lãi vay sau thuế,khi đó sử dụng đòn cân nợ càng cao (D/E) thì ROE càng tăng mạnh.
Ngược lại trong trường hợp tỷ suất R thấp hơn i’ thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ làm cho ROE giảm mạnh,gây thêm thiệt hai về hiệu quả tài chính.
(2) Đòn bẩy tài chính :
Đó là mức độ theo đó các chứng khoán có thu nhập cố định(nợ và cổ phiếu ưu đãi) được sử dụng trong cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng là sẽ gia tăng được lợi nhuận cho cổ đông thường(EPS).Nếu sử dụng phù hợp,công ty có thể dùng các nguồn vốn có chi phí cố định,bằng cách phát hành trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi, để tạo ra lợi nhuận lớn hơn chi phí trả cho việc huy động vốn có lợi tức cố định.Phần lợi nhuận còn lại sẽ thuộc về cổ đông thường.
Độ bẩy tài chính là một chỉ tiêu định lượng dùng cho để đo lường mức đọ biến động của EPS khi EBIT thay đổi:
Độ bẩy tài chính = = = (DFL)
Với : PD là cổ tức phải trả hàng năm.
I là lãi suất hàng năm phải trả.
Trường hợp chỉ xét độ bẩy tài chính khi sử dụng phương án tài trợ bằng nợ thì PD = 0.Khi đó:
DFLEBIT =
(3) Chi phí vốn và cơ cấu vốn tối ưu.
(3.1) Trường hợp bắt đầu kinh doanh : nếu một DN hoặc một nhà đầu tư mới bắt đầu kinh doanh,có nghĩa là nhà đầu tư này chưa có một công cuộc kinh doanh nào hiện tại.Do vậy,khi dự tính hiệu quả của một công cuộc kinh doanh sắp tới,chi phí sử dụng vốn(CFSDV) có thể được tính như sau:
- Trường hợp 1 : Nếu công cuộc kinh doanh này sử dụng toàn bộ bằng vốn của nhà đầu tư thì CFSDV được tính là lãi suất trái phiếu của chính phủ hoặc lãi suất huy động dài hạn của Ngân hàng có uy tín,với quan điểm nếu vốn của nhà đầu tư không chi cho công cuộc kinh doanh này thì chắc chắn sẽ có một lãi suất sinh lời an toàn và ổn định là mua trái phiếu chính phủ hoặc gửi dài hạn vào ngân hàng.Tất nhiên nhà đầu tư cũng có thể sinh lời với một lãi suất cao hơn nếu đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp hay gửi vào các NH nhỏ,tuy nhiên lúc này độ rủi ro nó sẽ lớn,và độ rủi ro nó sẽ lớn hơn nữa nếu mua cổ phiếu của Doanh nghiệp.
- Trường hợp 2 : Nếu công cuộc này sử dụng vốn vay ngân hàng,thì CFSDV được tính là lãi suất cho vay dài hạn của NH.
- Trường hợp 3 : Trong trường hợp nhà đầu tư dự định đầu tư cho dự án bằng một phần vốn của mình và một phần vốn vay,thì CFSDV lúc này sẽ được tính theo phương pháp bình quân trọng số,có nghĩa là lấy lãi suất của trường hợp 1 nhân với tỷ trọng của nhà đầu tư tham gia dự án cộng với lãi suất của trường hợp 2 nhân với tỷ trọng vốn vay tham gia dự án.
(3.2) Trường hợp đang kinh doanh : thật ra khi nêu trường hợp mới bắt đầu kinh doanh để chúng ta dễ thấy ý nghĩa của CFSDV,trong thực tế việc phân tích phương án huy động vốn hoặc hiệu quả đầu tư đều từ các doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư đang hoạt động,có nghĩa là DN đang có nhiều nguồn vốn kinh doanh với nhiều lãi suất khác nhau.Khi đó CFSDV được tính như sau :
- Thông thường nguồn vốn kinh doanh của DN bao gồm vốn CSH và nợ.Vốn CSH đang có tỷ suất sinh lời (ROE) ổn dịnh trong hiện tại,còn nợ thì DN cũng trả lãi vay với một lãi suất đã định.Do vậy CFSDV của doanh nghiệp chính là tỷ suất bình quân giữa suất sinh lời vốn CSH và lãi suất cho vay của khoản nợ tính theo trọng số mỗi nguồn.
- Xét về vốn CSH chúnh ta có cổ phần ưu đãi và cổ phần thường.Nếu xét về khoản nợ,thì DN có thể nhiều khoản nợ khác nhau bao gồm Vay ngắn hạn,vay dài hạn,tín dụng thương mại,trái phiếu DN..Do vậy từ những trường hợp trên dẫn đến tính CFSDV của doanh nghiệp chính là tính chi phí trung bình trọng của các nguồn vốn đang sử dụng trong DN(WACC).
- Do mục đích tính chi phí sử dụng vốn để so sánh hiệu quả của các công cuộc kinh doanh và đầu tư dự định trong tương lai nên WACC không quan tâm đến cơ cấu thành phần vốn cụ thể sử dụng cho đầu tư khi xem xét chi phí đầu tư,bởi việc áp dụngchi phí sử dụng vốn theo thành phần sẽ dẫn tới nhiều điểm không nhất quán.Tựu chung, WACC được tính như sau:
WACC = W1k1 + W2k2 + ...+ Wnkn
Wi : thể hiện tỷ lệ hay tỷ trọng của nguồn vốn thứ i .
ki : là chi phí của nguồn vốn thứ i.
(3.3) Tính WACC : chúng ta tính từng nguồn vốn theo tỷ lệ của nó trong tổng vốn.Tuy nhiên về tổng quát chúng ta có thể chia là hai loại là nguồn vốn CSH và nợ
(3.3.1) Chi phí sử dụng các khoản nợ : bao gồm các loại vay ngân hàng,trái phiếu,mỗi loại có cách tính khác nhau để tính lãi suất,nhưng khi đã tính ra lãi suất của khoản nợ thì việc tính CFSDV như nhau.
WDkD =
KD là lãi suất vay của khoản nợ D
T là thuế suất thu nhập DN.
(3.3.2) Chi phí sử dụng vốn của vốn CSH (cổ phiếu).
+ Chi phí cổ phần ưu đãi :
Dp :lợi tức mỗi cổ phần ưu đãi
kp :tỷ lệ sinh lời cần thiết theo thị trường
Pp : giá bán cổ phần ưu đãi
Do lợi tức cổ phần ưu đãi không được khấu trừ vào thuế của công ty,nên chi phí kp không cần phải điều chỉnh thuế.Nó chính là lãi suất sau thuế.
-> Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi :
Kp =
+ Chi phí cổ phần thường :
* Phương pháp 1: Sử dụng mô hình tăng trưởng không đổi hoặc mô hình tăng trưởng giảm dần.
Mô hình tăng trưởng không đổi có thể được sử dụng để đánh giá chi phí của vốn cổ phần,khi nhưng thu nhập tương lai được kì vọng tạo ra một kiểu mẫu tăng trưởng ổn định.
Po =
d1 là lợi tức cổ phần.
g là tỷ lệ tăng thu nhập kỳ vọng trên vốn đầu tư hàng năm.
Ke là tỷ lệ sinh lời trên cổ phần
Do đó,tỷ lệ sinh lời cần thiết theo thị trường là :
Ke = + g
* Phương pháp 2 : Sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)
Để thực hiện được việc này,chúng ta cần tính hệ số của các khoản đầu tư tiềm tàng,tỷ lệ rủi ro không thể tránh được về lãi suất và tỷ lệ sinh lời kì vọng của danh mục đầu tư thị trường :
Ke = i + (Km – i )
i : tỷ lệ sinh lời ở mức rủi ro không thể tránh được ước tính.
km : Tỷ lệ sinh lời ký vọng trên danh mục đầu tư thị trường ước tính.
: Hệ số beta ước tính của dự án đầu tư mới.
- Tỷ lệ sinh lời i được tính bằng với lãi suất trái phiếu chính phủ trong kỳ 5-10 năm tuỳ thuộc vào điều kiện và yếu tố kinh tế từng nước-là khoảng thời gian phù hợp với dòng cashflow được tính trong doanh nghiệp.
- (Km – i) chính là tỷ lệ bù đắp rủi ro trên thị trường,nó thể hiện sự chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời an toàn là lãi suất trái phiếu chính phủ i và tỷ suất sinh lời bình quân của các công ty.Phần chênh lệch này bù đắp rủi ro cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào các chứng khoán công ty có khả năng bị thiệt hại do công ty thua lỗ,phá sản...
- Hệ số thể hiện mức ước tính rủi ro của hệ thống kinh doanh đang tính toán.Khi cổ phiếu có hệ số < 0 thì tỷ suất sinh lời của Cổ phiếu có xu hướng dao động thấp hơn sự dao động của thị trường.
* Phương pháp 3: so sánh chi phí của vốn cổ phần và chi phí nợ vay.
Phương pháp này sử dụng dữ liệu thống kê của những kết quả quá khứ nên chưa thật sự phản ánh hiện trạng của công ty,tuy nhiên nó thuận lợi do sử dụng “Tỷ lệ lãi suất thị trường” của loại trái phiếu rủi ro nhất của công ty,phản ánh những thông tin mới nhất về lãi suất trái phiếu công ty và thị trường chấp nhận nên có độ tin cậy khá cao.
* Phương pháp 4 : sử dụng tỷ lệ sinh lời trên vốn cổ phần trong quá khứ.
-Tỷ lệ sinh lời quá khứ trên vốn cổ phần có thể được sử dụng một cách thận trọng như những cột mốc chỉ đường đối với tỷ lệ sinh lời cần thiết tương lai.Một kết quả ước tính về tỷ lệ sinh lời cần thiết trên vốn cổ phần của công ty trong tương lai là tỷ lệ sinh lời từ quá khứ tư bản trên vốn cổ phần.
- Tỷ lệ sinh lời cần thiết tính theo phương pháp này có hạn chế bởi những điều kiện của nền kinh tế luôn thay đổi và chúng ta không thể kỳ vọng những điều kiện quá khứ vẫn tồn tịa trong tương lai.Tuy nhiên có thế áp dụng cho những ngành ít biến động như ngành điện,ngành cấp nước,ngành vận chuyển công cộng...Tỷ lệ sinh lời theo phương pháp này là số bình quân ROE đạt được trong số năm gần đây.
1.2.2.3. Ý nghĩa của việc xác định cơ cấu vốn tối ưu của Doanh nghiệp.
Giúp cho doanh nghiệp giảm được tối thiểu chi phí sử dụng vốn và tăng lợi ích cho cổ đông.
- Khi thiếp lập được cơ cấu vốn tối ưu DN có thể đưa ra được các kế hoạch tăng vốn phù hợp với mục tiêu đề ra mà không ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng,cũng như cơ cấu vốn của công ty.
1.2.2.4.Chọn lựa các công cụ huy động vốn.
(1) Vay cá nhân :
Đây là một cách huy động vốn khá phổ biến đối với doanh nghiệp tư nhân.Phần lớn Doanh nghiệp tư nhân khi khởi đầu kinh doanh thường huy động vốn từ bạn bè và người thân.
Ưu điểm
Nhược điểm
Có thêm vốn để đầu tư kịp thời.
Lượng vốn vay bị hạn chế.
Cho phép sử dụng linh hoạt trong việc vay và trả nợ.
Các quan hệ vay ít có ràng buộc pháp lý chặt chẽ.
(2) Tín dụng thương mại(mua trả góp ,trả chậm) :
Đây là phương thức mua trả góp hoặc mua trả chậm nguyên vật liệu,hàng hoá thiết bị.Tín dụng thương mại là hình thức công ty tài trợ cho doanh nghiệp ần vốn lưu động và vốn đầu tư dài hạn,trong đó vốn lưu động tập trung chính yếu vào việc kinh doanh hàng tồn kho.Ngoài ra,có một số công ty tài chính khác được các công ty mẹ thành lập nhằm để giúp bán sản phẩm của công ty mẹ.
Ưu điểm
Nhược điểm
Có thể đạt được kết quả nhanh chóng thuận lợi.
Thiếu chủ động trong việc chọn lựa hàng hoá thiết bị.
Do mua trả chậm nên khá yên tâm về chất lượng hàng hoá tín dụng.
Thường có chi phí cao hơn so với vay vốn để trả thằng.
(3) Thuê tài sản :
Thuê tài sản có hai phương thức chủ yếu là thuê vận hành và thuê tài chính.Thuê vận hành hay còn gọi là cho thuê hoạt động hoặc thuê dịch vụ. Đây là hình thức thuê ngắn hạn tài sản.Thuê tài chính là hình thức thuê để rồi mua,là loại cho thuê dài hạn,bên thuê không được huỷ bỏ hợp đồng.Bên đi thuê chịu trách nhiệm bảo trì, đóng bảo hiểm và thuế.Thực chất cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ vốn,trong đó hợp đồng thuê phải đảm bảo yêu cầu chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu tài sản từ bên thuê sang bên cho thuê.
Ưu điểm
Nhược điểm
Thuê tài chính giúp cho doanh nghiệp có lượng vốn đầu tư vào TSCĐ
Có chi phí cao hơn so với vay vốn để mua trả thẳng.
Thuê tài chính có điều kiện thuận lợi hơn hình thức tín dụng trung hạn và dài hạn ngân hàng,thường hay đòi hỏi DN có tài sản thế chấp.
(4) Vay tổ chức tín dụng :
Tín dụng ngân hàng là nguồn vốn rất quan trọng đối với doanh nghiệp.Tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận nguồn vốn này.
Ưu điểm
Hạn chế
- Lãi suất thường thấp hơn mua trả chậm.
- Huy động nhanh và đơn giản nếu công ty có uy tín và tình hình tài chính tốt.
- Công ty được chủ động sử dụng vốn vay để chọn lựa đầu tư thích hợp.
- Trường hợp vay trung dài hạn cần trình bày các số liệu tài chính và phương án kinh doanh và khả năng trả nợ.
- Ngân hàng giám sát việc sử dụng tiền vay đúng mục đích,việc giải ngân có thể tốn thời gian và các thủ tục.
- Những đơn vị đang yếu về tài chính khó được vay.
(3) Phát hành trái phiếu :
Là hình thức vay trực tiếp của các nhà đầu tư với thời hạn trả vốn được quy định trong trái phiếu,lãi suất có thể cố định hoặc linh hoạt.
Ưu điểm
Hạn chế
- Cho phép huy động vốn một cách trực tiếp với khối lượng vốn lớn và vốn huy động được là vốn trung và dài hạn.
- Lãi suất thường thấp hơn mua trả chậm.
- Công ty được chủ động sử dụng vốn huy động để chọn lựa đầu tư thích hợp.
- Công ty có thời gian dài để trả vốn.
- Những đơn vị vừa và nhỏ,chưa có uy tín khó sử dụng phương án này.
- Chi phí phát hành có thể cao khiến cho tổng chi phí sẽ cao.
Mỗi công cụ có những mặt ưu và hạn chế ,do vậy tuỳ theo tình hình của doanh nghiệp và mục đích sử dụng vốn mà chúng ta có thể chọn lựa công cụ huy động vốn thích hợp.
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của Doanh nghiệp.
1.3.1.Các nhân tố chủ quan.
- Rủi ro doanh nghiệp: Rủi ro phát sinh đối với tài sản của công ty ngay cả khi công ty không sử dụng nợ.Công ty nào có rủi ro doanh nghiệp càng lớn thì càng hạ thấp tỷ lệ nợ tối ưu.
- Sự chủ động về tài chính: Sử dụng nợ nhiều làm giảm đi sự chủ động về tài chính đồng thời làm xấu đi tình hình bảng cân đối tài sản khiến cho nhà cung cấp vốn ngần ngại cho vay hay đầu tư vốn vào công ty.
- Phong cách và thái độ của ban quản lý công ty : Một số ban giám đốc thận trọng hơn những người khác,do đó ít sử dụng nợ hơn trong tổng nguồn vốn của công ty.
- Tính ổn định về doanh số.Nếu doanh số ổn định,một doanh nghiệp có thể gia tăng sử dụng nợ và chi phí cố định cao hơn.
- Cấu trúc tài sản.Các doanh nghiệp mà tài sản đã được dùng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay sẽ có xu hướng hoạt động với mức độ đòn bẩy tài chính cao hơn.
- Đòn bẩy hoạt động.Giảm đòn bẩy hoạt động nhìn chung cho phép một doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ hơn.
- Tỷ lệ tăng trưởng.Các doanh nghiệp đang tăng trưởng nhanh nhìn chung có nhu cầu bên ngoài lớn.CHi phí phát hành liên quan tới nợ nhìn chung là thấp hơn đối với cổ phiếu thường,bởi vậy các doanh nghiệp đang tăng trưởng nhanh có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn.
- Khả năng sinh lời cao hàm ý khả năng huy động nợ cao.Tuy nhiên,nhiều doanh nghiệp sinh lợi tốt có thể đáp ứng nhu cầu tài trợ của chúng bằng thu nhập giữ lại.
- Kiểm soát.Các nhà quản lý kiểm soát các vấn đề như bỏ phiếu, đảm bảo công việc và nỗi sợ bị thôn tính-toàn bộ nhân tố đó ảnh hưởng tới cơ cấu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau.
1.3.2.Các nhân tố khách quan.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: do lãi vay là yếu tố chi phí trước thuế nên sử dụng nợ giúp cho công ty tiết kiệm thuế.Tuy nhiên điều này sẽ không còn ý nghĩa nữa đối với những công ty nào được ưu đãi hay vì lý do gì đó mà thuế suất thuế thu nhập ở mức thấp hoặc bằng 0.
- Thái độ của chủ nợ và tổ chức xếp hạng tín dụng.Nhân tố này thể hiện án phạt dành cho các doanh nghiệp vượt ra ngoài mức trung bình ngành xét dưới giác độ đòn bẩy tài chính.
- Các điều kiện thị trường.Vào bất cứ thời điểm nào,thị trường chứng khoán có thể ủng hộ cả việc sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu.
Chương II:Thực trạng cơ cấu vốn của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản AGF.
2.1.Khái quát về AGF.
2.1.1.Sơ lược quá trình thành lập và phát triển.
Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu Thuỷ sản An Giang,tiền than là xí nghiệp Đông lạnh An Giang được xây dựng năm 1985 do công ty Thuỷ sản An Giang đầu tư cơ sở hạn tầng và trang thiết bị và chính thức đi vào hoạt động tháng 3 năm 1987.
Năm 1990 do công ty Thuỷ sản An Giang bị giải thể,Xí nghiệp Đông lạnh An Giang được sát nhập vào Công ty Xuất Nhập khẩu Nông thuỷ sản An Giang(AFIEX) và được đổi tên là Xí nghiệp Xuất khẩu Thuỷ sản, được phép hạch toán theo cơ chế tự hạch toán hiệu quả;tự cân đối đầu vào và tìm kiếm thị trường xuất khẩu;xây dựng cơ cấu sản phẩm phù hợp với lĩnh vực hoạt động và tiềm năng nguyên vật liệu của địa phương.
Tháng 10 năm 1995,Công ty Xuất Nhập khẩu Thuỷ sản An Giang được thành lập từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Xuất Nhập khẩu Thuỷ sản An Giang theo Quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 06 năm 2001.Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thuỷ sản An Giang được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do Quốc Hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam thông qua ngày 12/6/1999.
Đại hội đồng Cổ đông thành lập Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thuỷ sản An Giang được tổ chức vào ngày 28/07/2001. Đại hội đã thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động,các phương án hoạt động kinh doanh của công ty;bầu ra Hội đồng Quản trị,Ban Kiểm soát nhiệm kỳ đầu tiên(2001-2002);và đồng ý tham gia niêm yết cổ phiếu của công ty trên Thị trường Chứng Khoán.
Với thành tích hoạt động kinh doanh,Công ty Agifish đã nhận được các khen thưởng sau :
+ 1987,Huân chương lao động hạng 3 do Chủ tịch nước tặng;
+ Từ năm 1996-2000 Công ty liên tục là đơn vị lá cờ đầu thi của ngành Thuỷ sản, được Chính phủ tặng cờ luân lưu.
+ Tháng 4 năm 200 được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hung lao động.Công ty Agifish được ghi nhận có nhiều thành tích trong việc đầu tư nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Basa,cá Tra.Hoạt động này đựơc hợp tác với trường Đại học Cần thơ và Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp phục vụ phát triển-CIRAD(Pháp).Công ty đã cho ra đời thành công mẻ cá Basa sinh sản nhân tạo đầu tiên trên thế giới vào ngày 20/5/1995.
Từ năm 1997, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP,GMP,SSOP và hiện nay Công ty đã được cấp 3 code vào EU là DL07,DL08 và DL360.
Ngày 01/08/2002,Côn gty Agifish được tổ chức quốc tế SGS công nhận hợp tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Tháng 4/2003,các sản phẩm chế biến của công ty đã được đại diện Ban Hồi Giáo tại Việt nam cấp chứng nhận HALAL mở ra một thị trường tiêu thụ mới cho cộng đồng người Hồi giáo trong và ngoài nứơc.
Năm 2006,Công ty được công nhận hợp chuẩn các hệ thống quản lý chất lượng Safe Quality Food 1000(SQF1000),Safe Quality Food 2000(SQF2000),British Retail Consortium(BRC).Ngoài ra,Xí nghiệp Chế biến Thực phẩm (BINH DUC SEAFOOD) được cấp chứng nhận Code EU :DL360.Công ty hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống xử lý nước thải công suất 800m3/ngày đêm tại Xí nghiệp đông lạnh 8.
Công ty Agifish đạt danh hiệu “Hàng Việt nam chất lượng cao” liên tục trong 4 năm 2003-2006 do người tiêu dung bình chọn.Ngoài ra,công ty được thời báo Kinh tế Việt nam và Triển lãm Thương hiệu Việt nam bình chọn là thương hiệu mạnh trong năm 2004.
Liên tục trong các năm 2003-2004,Công ty được tặng thưởng cờ thi đua của chính phủ trong việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh góp phần vào sự phát triển chung của ngành thuỷ sản Việt nam.
Tháng 2/2007 Phòng kiểm nghiệm Công ty Agifish được tổ chức chứng nhận VILAS thuộc Tổng cục đo lường chất lượng Bộ khoa học và Công nghệ là tổ chức công nhận các phong thí nghiệm và hiệu chuẩn trong cả nước và công nhận Phòng kiểm nghiệm của Công ty Agifish đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 : 2005. Đây là điều kiện để công ty chủ động kiểm soát các hoạt động sản xuất có liên quan đến chất lượng sản phẩm. Đồng thời Ban công nghệ làm dịch vụ kiểm nghiệm cho các doanh nghiệp khách doanh thu trên 1 tỷ đồng.Tháng 12/2007,Agifish chính thức được cấp giấy chứng nhận ISO 14001.Agifish là 1 trong 6 doanh nghiệp trong cả nước đạt giải vàng chất lượng Việt nam năm 2007(Việt nam Quality Gold Arward 2007), được thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen do đã có nhiều thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.2.Cơ cấu tổ chức nhân sự.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Phụ trách tài chính-KT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Phụ trách kĩ thuật-XDCB
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Phụ trách GTGT,KHKD
XN Đông lạnh 9
XN Đông lạnh360
XN dvụ Thuỷ sản
Phòng KD tiếp thị
Phòng KH sx
Phòng kế toán
Phòng tổ chức HC
XN dvụ KT
Thư kí Công ty
CN Cty tại HCM
XN Đông lạnh 7
XN Đông lạnh 8
Ban thu mua
Ban CN và KT
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ CHỦ TỊCH HĐQT
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty AGF
2.1.2.1. Đại hội đồng cổ đông.
Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thuỷ sản An Giang. Đại hội đồng Cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng Quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh;quyết định các phương án,nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua,bổ sung,sửa đổi điều lệ công ty;thông qua các chiế lược phát triển;bầu ra Hội đông Quản trị,Ban Kiểm soát;và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty.
2.1.2.2.Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ đại hội, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị.Hội đồng Quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty.Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thuỷ sản An Giang có 11 thành viên.
2.1.2.3.Ban Kiểm soát.
Ban kiểm soát thay mặt Đại hội cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh,quản trị điều hành công ty.Ban kiểm soát có 3 thành viên.
2.1.2.4.Ban Giám Đốc.
Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm,chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng Cổ đông về quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.Giúp việc cho Tổng Giám đốc có hai Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng.
2.1.2.5.Các phòng ,Ban-Đơn vị kinh doanh.
(1) Phòng kế toán tài vụ.
Phòng kế toán tài vụ bao gồm 14 nhân viên,có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán,quản lý tài chính của Công ty,lập sổ sách,hạch toán,báo cáo số liệu kế toán,trực tiếp công tác kế toán cho hai Xí nghiệp đông lạnh.
(2) Phòng kế hoạch và điều độ sản xuất.
Phòng lập kế hoạch sản xuất cho các xí nghiệp,hoàn thành các thủ tục xuất khẩu,lập kế hoạch kinh doanh cho Công ty.Nhân sự của phòng là 9 người.
(3) Phòng kinh doanh tiếp thị.
Tiếp nhận đơn đặt hàng,lập kế hoạch sản xuất cho các xí nghiệp;Thiết lập mạng lưới tiêu thụ hang GTGT trên toàn quốc thông qua các tổng đại lý,hệ thống Co-o mart,Metro;Tham gia tất cả các hội chợ “hàng Việt nam chất lượng cao”,quản bá thương hiệu AGIFISH;Xuất khẩu.Nhân sự của phòng là 54 người.
(4) Phòng tổ chức hành chính.
Phòng gồm 17 nhân viên,có nhiệm vụ quản lý điều hành công tác hành chính tổ chức của Công ty,theo dõi,giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động.
(5) Ban quản lý chất lượng.
Ban gồm 12 nhân viên,có nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm và môi trường,xây dựng công nghệ chế biến các sản phẩm mới,nghiên cứu cải tạo, đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường,lập kế hoạch quản lý chất lượng cho Công ty.
(6) Ban thu mua.
Ban có 11 nhân viên,làm nhiệm vụ thu mua,vận chuyển nguyên liệu và điều phối cho hai Xí nghiệp đông lạnh.
(7) Chi nhánh tại Thành phố Hồ chí Minh.
Kinh doanh hang hoá xuất nhập khẩu,uỷ thác,gia công hang xuất khẩu,giao dịch,thanh toán tín dụng,dịch vụ giao nhận ngoại thương, đàm phán,ký kết các hợp đồng mua bán,xuất nhập khẩu,tiếp thị và chăm sóc khách hang là nhiệm vụ của chi nhánh.Chi nhánh có 32 nhân viên.
(8) Xí nghiệp đông lạnh 7.
Xí nghiệp là một đơn vị hạch toán báo sổ,có nhiều quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh chế biến hang thuỷ sản đông lạnh.Tổng số nhân viên xí nghiệp là 950 người.
(9) Xí nghiệp đông lạnh 8.
Xí nghiệp là một đơn vị hạch toán báo sổ,có nhiều quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh chế biến hang thuỷ,hải sản đông lạnh.Tổng số nhân viên của xí nghiệp là 972 người.
(10) Xí nghiệp đông lạnh 9.
Xí nghiệp là một đơn vị hạch toán báo sổ,có nhiều quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh chế biến thuỷ,hải sản đông lạnh.Tổng số nhân viên của xí nghiệp là 755 người.
(11) Xí nghiệp chế biến thực phẩm.
Xí nghiệp là một đơn vị hạch toán báo sổ,có nhiều quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh phụ phẩm tận dụng từ hai xí nghiệp đông lạnh,và sản xuấy hang GTGT từ cá tra và cá basa.Tổng số nhân viên của xí nghiệp là 699 người.
(12) Xí nghiệp dịch vụ thuỷ sản
Xí nghiệp là một đơn vị hạch toán báo sổ,có nhiều quyền tự chủ trong nghiên cứu,sản xuất kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản,tư vấn kỹ thuật nuôi cho ngư dân.Tổng số nhân viên của xí nghiệp là 20 người.
(13) Xí nghiệp dịch vụ kỹ thuật.
Xí nghiệp là một đơn vị hạch toán báo sổ,có nhiều quyền tự chủ trong công việc quản lý và điều hành nội bộ các hoạt động kỹ thuật của công ty;Quản lý thực hiện thiết kế và giám sát toàn bộ các công trình xây dựng cơ bản;Mua bán máy móc thiết bị chuyên ngành chế biến thực phẩm,chế biến thuỷ sản.Tổng số nhân viên của xí nghiệp là 145 người.
2.1.3.Kết quả kinh doanh chủ yếu.
DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
2007
2006
Tổng doanh thu
1.246.311.221.084
1.196.462.671.902
Doanh thu bán hàng hoá
185.413.859.625
213.641.443.295
Doanh thu bán thành phẩm
1.059.396.762.017
978.119.211.057
Doanh thu cung cấp dịch vụ
1.500.599.442
4.702.017.550
Các khoản giảm trừ doanh thu
12.577.255.009
5.556.901.664
Chiết khấu thương mại
47.547.515
1.771.003
Giảm giá hàng bán
1.261.178.955
148.594.552
Hàng bán bị trả lại
11.268.528.539
5.406.536.109
Doanh thu thuần
1.233.733.966.075
1.190.905.770.238
Trong đó:
Doanh thu thuần bán hàng hoá
185.274.696.075
211.964.774.233
Doanh thu thuần bán thành phẩm
1.046.958.670.246
974.238.978.455
Doanh thu thuần cung cấp dịch vụ
1.500.599.442
4.702.017.550
Agifish hiện nay có các nhóm sản phẩm chính như sau:Sản phẩm cá Tra,cá Basa đông lạnh;Sản phẩm giá trị gia tăng;Sản phẩm thuốc thú y thuỷ sản;và sản phẩm từ phụ phẩm.
+ Cá Tra và cá Basa là sản phẩm chính của công ty trong các năm qua,năm 2006 sản phẩm này chiếm 73% doanh thu của công ty.Năm 2007 xuất khẩu cá tra,cá basa vẫn giữ nguyên mức tăng trưởng mạnh. Đầu năm 2007,công ty đã đưa vào vận hành nhà máy đông lạnh AGF9 và tiếp tục triển khai xây dựng nhà máy đông lạnh AGF8 theo nghị quyết của Đại hội cổ đông thường niên 2006 đề ra.Việc xây dựng nhà máy đông lạnh AGF8 không kịp tiến độ đã phần nào ảnh hưởng tới sản xuất của công ty,các chỉ tiêu về sản lượng xuất khẩu và lợi nhuận đều không đạt như kế hoạch năm 2007 đề ra,So sánh với năm 2006:
Sản lượng xuất khẩu đạt 21.247 tấn đạt 110.6%.
- Doanh thu 1.264 tỷ đồng đạt 104%.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 54.837 triệu USD đạt 98.5%.
Xuất khẩu cá tra,cá basa Việt nam tiếp tục tăng trưởng,tăng 35% về lượng,32.9% về kim ngạch so với năm 2006(sản lượng ước đạt 386.870 tấn với kim ngạch đạt khoảng 979,4 triệu USD).Chất lượng sản phẩm xuất khẩu được cải thiệ rõ rệt nhờ việc kiểm tra nghiêm ngặt trong lĩnh vực chế biến và bước đầu được triển khai tại vùng sản xuất nguyên liệu.
Agifish hiện là doanh nghiệp đứng thứ 4 trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra,cá basa hàng đầu năm 2007.Thị trường xuất khẩu Agifish tiếp tục giữ vững với những khách hàng truyền thống ở Tây Âu,Châu Úc và Châu Á.Thị trường Đông Âu bao gồm các nước Balan, Ucraina,Nga tăng trưởng khá với cả 2 nhà máy AGF 7, AGF9 được cấp phép xuất khẩu snag thị trường Nga sau những lần kiểm tra điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của Đoàn thanh tra Nga.Hiện nay cả 4 xí nghiệp trực thuộc công ty đều được cấp code xuất khẩu vào EU.Trong năm,phát triển được một số thị trường mới như : Ai cập.Lebanon, UAE(Trung Đông),(Dominican Nam Mỹ) trong đó Nam Mỹ và Australia có mức tăng trưởng khá so với năm 2006.
Bên cạnh đó sản xuất hàng GTGT tăng khá so với 2006:
Doanh số và sản lượng hàng GTGT xuất khẩu như sau:
– Sản lượng 510 tấn
- Doanh số 1.747 triệu USD
Doanh số và sản lượng hàng GTGT nội địa như sau:
- Sản lượng:2100 tấn.
- Doanh số: 51,8 tỷ đồng tăng 21% so với năm 2006.
Các hoạt động dịch vụ đã có mức tăng trưởng khá:
- Ban công nghệ làm dịch vụ kiểm nghiệm cho các doanh nghiệp khác với doanh thu trên 1 tỷ đồng.
- Xí nghiệp dịch vụ thuỷ sản tư vấn kỹ thuật nuôi cá,phòng trị bệnh cho ngư dân và kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản,thức ăn thuỷ sản:
+ Thuốc thú y thuỷ sản :23,497 tỷ đồng, đạt 258% so với cùng kỳ 2006
+ Thức ăn thuỷ sản : 155,291 tỷ dồng, đạt 189% so với cùng kỳ 2006.
+ Hoạt động tài chính(năm 2007):
- Góp 51% vốn thành lập công ty Delta AGF trên cơ sở tách xí nghiệp dịch vụ kỹ thuật và Xí nghiệp Basabiodiesel.
- Phát hành thành công 5,1 triệu cổ phiếu huy động vốn trên thị trường chứng khoán thu được hơn 300 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp nhà máy đông lạnh AGF8 và AGF7.
- Đầu tư 100 tỷ đồng vào Quỹ tầm nhìn SSI tương đương với tỷ lệ đóng góp là 6.66% vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2007. Đây là Quỹ đầu tư tài chính có quy mô lớn trên TTCK với vốn điều lệ là 1.700 tỷ đồng.
2.2.Thực trạng cơ cấu vốn của AGF.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
(Tại ngày 31/12/2007)
Sè TT
ChØ tiªu
§VT
Sè ®Çu n¨m
Sè cuèi kú
I
Tµi s¶n ng¾n h¹n
274,879,281,482
362,377,200,296
1
TiÒn vµ c¸c kho¶n t¬ng ®¬ng tiÒn
12,961,401,109
13,706,072,850
2
C¸c kho¶n ®Çu tư tµi chÝnh ng¾n h¹n
24,521,727,700
24,216,089,030
3
C¸c kho¶n ph¶i thu
135,820,397,142
140,355,219,602
4
Hµng tån kho
96,598,812,752
176,313,202,085
5
Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c
4,976,942,779
7,786,616,729
II
Tµi s¶n dµi h¹n
193,389,943,928
483,048,872,250
1
C¸c kho¶n ph¶i thu dµi h¹n
2
Tµi s¶n sè ®Þnh
187,099,564,198
320,262,511,425
- TSC§ h÷u h×nh
87,696,965,313
194,666,323,113
- TSC§ v« h×nh
2,795,510,468
35,183,560,652
- TSC§ thuª tµi chÝnh
- Chi phÝ XDCB dë dang
96,607,088,417
90,412,627,660
3
BÊt ®éng s¶n ®Çu tư
4
C¸c kho¶n ®Çu tư tµi chÝnh dµi h¹n
100,000,000
150,575,000,000
5
Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c
6,190,379,730
12,211,360,825
III
Tæng tµi s¶n
468,269,225,410
845,426,072,546
IV
Nî ph¶i tr¶
167,953,623,248
221,955,960,659
1
Nî ng¾n h¹n
166,537,347,184
221,242,450,564
2
Nî dµi h¹n
1,416,276,064
713,510,095
V
Nguån vèn chñ së h÷u
300,315,602,162
623,470,111,887
1
Vèn chñ së h÷u
298,959,746,271
622,179,238,617
Sè TT
ChØ tiªu
§VT
Sè ®Çu n¨m
Sè cuèi kú
- Vèn ®Çu tư cña chñ së h÷u
78,875,780,000
128,592,880,000
- ThÆng dư vèn cæ phÇn
124,711,953,400
385,506,013,400
- Vèn kh¸c cña chñ së h÷u
- Cæ phiÕu quü
- Chªnh lÖch ®¸nh gi¸ l¹i tµi s¶n
- Chªnh lÖch tû gi¸ hèi ®o¸i
- C¸c quü
57,279,124,695
82,867,395,446
- Lîi nhuËn sau thuÕ chưa ph©n phèi
36,584,160,625
23,704,222,220
- Nguån vèn ®Çu tư XDCB
1,508,727,551
1,508,727,551
2
Nguån kinh phÝ vµ quü kh¸c
1,355,855,891
1,290,873,270
- Quü khen thưởng phóc lîi
1,244,855,891
1,199,747,470
- Nguån kinh phÝ
111,000,000
91,125,800
- Nguån kinh phÝ ®· h×nh thµnh TSC§
VI
Tæng nguån vèn
468,269,225,410
845,426,072,546
2.2.1.Thực trạng nguồn vốn của AGF.
+ Công ty Agifish đã trở thành công ty cổ phần ngày 28/07/2001 với số vốn điều lệ ban đầu là 41.791.300.000 VND.
+ Ngày 29/03/2006,Công ty đã thông qua Nghị quyết Đại hội cổ đông năm 2006,phát hành thêm 35000 cổ phiếu tương đương với 35 tỷ đồng để tăng vốn.Mục tiêu của đợt phát hành này bao gồm:
-Huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư :
+Dự án đầu tư Kho lạnh thuỷ sản 3.000 tấn.
+Dự án đầu tư Xí nghiệp thuỷ sản đông lạnh số 1.
-Bổ sung vốn lưu động để đáp ứng yêu cầu kinh doanh
+ Ngày 12/03/ 2007,công ty phát hành thêm 5.112.422 cổ phiếu tương đương 51.124.220.000 đồng, đã thu được hơn 300 tỷ dồng.Mục đích của việc phát hành là:
- Huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư cải tạo,nâng công suất Xí nghiệp đông lạnh 7 và Xí nghiệp đông lạnh 8.
- Tăng cường vốn lưu động để đáp ứng yêu cầu kinh doanh.
- Nâng cao trách nhiệm của HĐQT và Ban điều hành về việc sử dụng tối đa hoá nguồn vốn cổ đông.
BẢNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA AGIFISH
2007
2006
2005
2004
2003
Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
6.35%
35.87%
59.56%
72.94%
64.65%
Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn vốn
3.65%
64.13%
40.44%
27.06%
35.35%
ROE
6.35%
15.52%
22.30%
20.91%
30.48%
2.2.1.1.Vốn Chủ sở hữu.
Dựa vào Bảng cân đối kế toán của năm 2007,ta thấy hiện tại tổng nguồn vốn của Công ty là 845.426.072.456 VND,trong đó vốn của Chủ sở hữu là 623,470,111,887 VND.
2.2.1.2.Nợ.
Nguồn vốn nợ ngắn hạn và dài hạn của công ty Agifish chủ yếu là từ các ngân hàng,công ty có quan hệ Uy tín với hai Ngân hang là Vietcombank chi nhánh An Giang và Ngân hàng ANZ chi nhánh Hồ chí Minh.
Hiện tại nợ ngắn hạn của công ty là 221,242,450,564 VND,còn nợ dài hạn là 713,510,095 VND.
2.2.2.Thực trạng cơ cấu vốn của AGF.
Có thể dễ dàng thấy ở bảng cơ cấu nguồn vốn của Agifish là Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn :26.35%. Đây là tỷ lệ thấp nhất từ năm 2004 đến nay trong cơ cấu vốn của công ty.
2.3. Đánh giá thực trạng cơ cấu vốn của AGF.
Để xét xem hiện tại công ty có nên thay đổi cơ cấu vốn hay không chúng ta sẽ xem xét :
ROE = R + (R-i’)
Năm 2007: Tỷ suất sinh lời của EBIT sau thuế trên tổng vốn kinh doanh là:
R 2007 = = = 4.83(%)
=> Hiệu quả của đòn bẩy tài chính là : (R-i’)D/E = 6.35 - 4.83 = 1.52(%)
R 2007 thấp là do năm 2007 Công ty mới phát hành cổ phiếu với số lượng lớn để đầu tư xây dựng nâng cấp các Xí nghiệp 7 và 8 nên chúng chưa thể mang lại lợi nhuận cho công ty.
= = 0.36
Chúng ta sẽ phân tích độ nhạy để thấy sự biến động của ROE theo R và đòn cân nợ D/E thể hiện theo bảng sau (Dùng chức năng table của Exel):
1
Đòn cân nợ(D/E)
0.36
2
Suất sinh lời R
4.83%
3
Lãi suất cho vay sau thuế i'
0.61%
4
Hiệu quả đòn bẩy tài chính
1.52%
5
ROE
6.35%
BIẾN ĐỘNG ROE CỦA CÔNG TY THEO R VÀ ĐÒN CÂN NỢ
Suất sinh lời R
Đòn cân nợ(D/E) ->
6.35%
0.1
0.36
1
1.4
1.6
1.8
2
0.40%
0.38%
0.32%
0.19%
0.11%
0.06%
0.02%
-0.02%
0.61%
0.61%
0.61%
0.61%
0.61%
0.61%
0.61%
0.61%
2.00%
2.14%
2.50%
3.39%
3.95%
4.22%
4.50%
4.78%
4.83%
5.25%
6.35%
9.05%
10.74%
11.58%
12.43%
13.27%
6.00%
6.54%
7.94%
11.39%
13.55%
14.62%
15.70%
16.78%
8.00%
8.74%
10.66%
15.39%
18.35%
19.82%
21.30%
22.78%
10.00%
10.94%
13.38%
19.39%
23.15%
25.02%
26.90%
28.78%
- Qua kết quả trên cho thấy trong trường hợp hiệu suất sinh lời trên tổng vốn kinh doanh là 4.83% như kết quả thực hiện năm 2007,thì với đòn cân nợ biến đổi tăng sẽ làm gia tăng ROE,cụ thể đòn cân nợ năm 2007 là 0.36 thì ROE đạt 6.35%,nếu đòn cân nợ là 2 thì ROE đạt tới 13.27%.
- Ngược lại nếu trong trường hợp R dưới lãi suất cho vay sau thuế i’ ,tức dưới 0.61% thì càng gia tăng nợ càng sẽ làm xấu đi hiệu quả tài chính.Tất nhiên nếu R bằng với i’ thì ROE luôn là 0.61% không phụ thuộc bất kì vào sự thay đổi của đòn cân nợ.
- Với hiệu ứng đòn bẩy tài chính đã thể hiện ở ví dụ trên,là cơ sở để các nhà quản trị tài chính của Agifish có thể tăng ROE bằng chính sách cơ cấu nợ vay trong trường hợp tình hình kinh doanh đang có hiệu quả và hệ số đòn cân nợ còn thấp.Tuy nhiên cần chú ý là khi hệ số đòn cân nợ đã vướt quá 1.5 thì mức độ mất an toàn tài chính đã tăng lên đáng kể,và nếu lớn hơn 2.3 tức là nợ 70%,Vốn CSH 30% sẽ dẫn tới nguy cơ mất khả năng thanh toán rất cao.
2.3.1.Kết quả.
Agifish đang sử dụng hơn 70% vốn CSH cho đầu tư sản xuất,tài sản cố định,nâng cấp xây mới các nhà máy chế biến.Có thể thấy đây là một cơ cấu rất an toàn đối với Agifish,tuy nhiên đánh đổi lại là chi phí vốn quá cao làm giảm lợi nhuận của công ty.Khả năng sử dụng nợ của Agifish là kém,thậm chí nó còn giảm dần qua các năm trở lại đây, đó là do Agifish liên tục phát hành cổ phiếu tăng vốn trong các năm qua.Mặt khác,Công ty hầu như chỉ sử dụng vốn vay ngắn hạn (chủ yếu từ Ngân hàng) cho tài sản lưu động,mà cụ thể ở đây chủ yếu là dùng để thanh toán tiền nguyên vật liệu,chuyên chở...giúp tăng khả năng quay vòng vốn chứ không sử dụng nhiều vốn vay dài hạn từ ngân hàng.
Có thể thấy tỷ suất lợi nhuận ROE của công ty đang giảm dần trong các năm qua,một phần lý do là do nguồn vốn huy động được đầu tư vào các dự án công trình dài hạn chưa thu được lợi nhuận thì cũng một phần nữa là do chi phí sử dụng vốn cao,công ty chưa tận dụng đựơc hết sức mạnh của đòn bẩy tài chính,do vậy thuế đã lấy đi một phần thu nhập đáng kể dành cho cổ đông.Chúng ta sẽ thấy rõ điều này qua phân tích Dupont bằng Bảng excel sau:
BẢNG PHÂN TÍCH DUPONT CỦA AGIFISH
Doanh thu thuần
1,233,733,966,075.00
A(Tài sản)
656,847,648,978.00
Lãi gộp
162,624,337,173.00
E(Vốn CSH)
461,892,857,025.00
EBIT
56,693,860,824.00
T(thuế)
0.28
EBT
44,783,181,642.00
EAT
39,587,713,342.00
1
Khả năng tạo lãi gộp
187.83%
2
Khả năng tạo Doanh thu
13.18%
3
Tác động của đòn bẩy hoạt động
34.86%
4
Tác động của đòn bẩy tài chính
112.33%
5
Tác động của thuế
72.00%
6
ROE
6.98%
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân.
2.3.2.1.Hạn chế.
+ Cơ cấu vốn thiên về sử dụng vốn chủ sở hữu tuy mang lại sự an toàn cho Công ty nhưng nó lại đang tạo ra ROE rất thấp,một phần lớn thu nhập đã bị tước đi bởi thuế thu nhập Doanh nghiệp.
+ Chi phí phát hành thành công các đợt cổ phiếu thời gian qua là khá cao.
+ Làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu công ty do kỳ vọng về thu nhập trên mỗi cổ phiếu(EPS) giảm.
2.3.2.2.Nguyên nhân.
+ Nguyên nhân chủ quan.
- Do đặc thù là ngành xuất khẩu nên phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài như thị trường xuất khẩu,biến động giá ngoại tệ thêm vào đó là tính bất ổn vung nguyên liệu cá dẫn tới doanh số của công ty thườn không ổn định.Do vậy cũng rất khó cho Agifish tăng sử dụng nợ(nhất là các khoản nợ dài hạn) bởi nó sẽ làm tăng chi phí cố định.
- Tài sản của doanh nghiệp chủ yếu hình thành từ nguồn vốn Chủ sở hữu do vậy xu hướng hoạt động với mức đòn bẩy tài chính không thật cao.
- Có vẻ như các nhà quản lý tài chính của Agifish ngại rủi ro,họ không thích sử dụng nhiều nợ.Trong việc tăng quy mô phát triển của Công ty,họ đều phát hành cổ phiếu để huy động vốn chứ hầu như không sử dụng các biện pháp huy động nợ để đạt cơ cấu vốn mục tiêu.
+ Nguyên nhân khách quan.
- Do thị trường nợ của công ty chưa phát triển mạnh ở Việt nam,do vậy nguồn vốn vay vẫn chủ yếu từ các Ngân hàng-thủ tục rườm rà,chi phí cao,bị giám sát chặt chẽ nên Công ty thường phát hành cổ phiếu mỗi khi cần vốn đầu tư,mặc dù chi phí phát hành liên quan đến nợ thường thấp hơn so với việc phát hành cổ phiếu thường.
- Do Việt nam chưa có các tổ chức xếp hạng tín nhiệm về tín dụng như các quốc gia khác(goodwill). Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp uy tín có được nguồn vốn rẻ hơn với cùng phương thức huy động.
III.Chương III.Giải pháp hoàn thiện cơ cấu vốn của AGF.
3.1. Định hướng hoàn thiện cơ cấu vốn của AGF.
Hiện nay do Thị trường chứng khoán tương đối phát triển giúp cho các Doanh nghiệp như Agifish dễ tiếp cận hơn với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ các cá nhân tổ chức cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Tuy nhiên,chúng ta mới phát triển mạnh được thị trường cổ phiếu,thị trường trái phiếu vẫn chỉ là kênh huy động vốn của chính phủ, địa phương hoặc các tập đoàn lớn cuả nhà nước cho các dự án,công trình của nhà nước.Chúng chưa cho phép có sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Agifish.Tuy khó khăn nhưng không phải là không có cách để công ty tìm cách tối đa hoá mục tiêu cơ cấu vốn của mình bằng cách lựa chọn phối hợp các nguồn vốn hợp lý trong những điều kiện cho phép.Sự xem xét này trong một chừng mực nào đó có thể là sự đánh đổi nhằm cân bằng tối ưu các nguồn vốn khác nhau thực hiện mục tiêu kế hoạch đặt ra.
Nhìn nhận một cách tổng quát từ sơ đồ phân tích dưới đây,nhận thấy rằng công tác tổ chức huy động vốn bắt đầu bằng việc phân tích phương án,có thể là một phương án sản xuất kinh doanh thương mại đơn thuần hoặc một dự án đầu tư.Công tác phân tích nhằm xác định tổng nhu cầu vốn cho triển khai kế hoạch.Nhu cầu vốn có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn hoặc cả hai,trong đó cần xác định cho được,dựa theo phương án nguồn vốn có sẵn hoặc tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh là bao nhiêu.Doanh nghiệp sẽ tổ chức huy động bao nhiêu nữa cho phù hợp với kỳ hạn và yêu cầu của phương án.
Thứ hai là công tác quyết định huy động,quyết định rằng:sử dụng hiệu ứng đòn bẩy trong cơ cấu vốn hay duy trì một cơ cấu hiện tại và đáp ứng bừng vốn cổ phần tăng thêm.Quyết định này bao gồm cả đánh giá,phân tích chi phí sử dụng vốn và những ảnh hưởng của nó đến giá trị doanh nghiệp;phân tích và dự báo rủi ro kinh doanh tài chính;khả năng chi trả (an toàn thanh toán)của doanh nghiệp trong quyết địng tài trợ bằng nợ.Nếu đó là phương án đầu tư cần xem xét các quyết định lựa chọn công cụ huy động giữa thuê tài sản-mua mới,mua trả góp và vay vốn...
Quyết định phương thức tổ chức-huy động vốn
Phân tích dự báo rủi ro kd,thị trường Cp,tính khả biến của dự án
Khả năng chi trả của DN
Tài trợ cổ phần hay vay
WACC,rủi ro kd và tài chính
Khả năng vay và tiếp cận thị trường vốn.
Xác định nhu cầu vốn cho triển khai KH
P. án kinh doanh,dự án đầu tư
3.2.Giải pháp.
- Việc thiết lập cơ cấu vốn tối ưu nhất thiết đòi hỏi Doanh nghiệp cần có sự cân đối giữa việc sử dụng vốn CSH và sử dụng công cụ nợ một cách hợp lý nhất để giảm thiểu chi phí và tăng giá trị cổ phiếu.
- Hiện nay do thị trường trái phiếu phát triển còn hạn chế,nhưng vẫn có rất nhiều nguồn tín dụng mà Agifish có thể khai thác để gia tăng tỷ trọng nợ trong cơ cấu vốn như :từ Ngân hàng,tín dụng thương mại (mua trả chậm,trả góp),tín dụng cá nhân,thuê tài sản.
- Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu như Agifish thì việc vay vốn bằng ngoại tệ hay VNĐ cũng là vấn đề phải xem xét.Rõ ràng khi vay vốn trung và dài hạn chúng ta có thể lựa chọn giữa việc vay USD hay VNĐ,vay USD sẽ có lãi suất thấp hơn vay VNĐ do đó chi phí sẽ hạ.Agifish là doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thu bằng ngoại tệ thì việc vay bằng ngoại tệ tỏ ra thích hợp,nó cho phép DN trả lãi thấp,và việc tăng tỷ giá không ảnh hưởng tới nguồn thu chi.Tuy nhiên,DN cũng cần có bộ phận dự báo tỷ giá ngoại tệ để nâng cao hiệu quả tài chính gúp giảm chi phí nếu dự đoán đúng.
- Việc phát hành trái phiếu vẫn có thể thực hiện được nếu Agifish tạo dựng được uy tín,nâng cao xếp hạng tín dụng(goodwill) ,thêm vào đó là đưa ra được những dự án mang tính hiệu quả cao để tạo dựng phương án huy động vốn.
3.3.Kiến nghị.
- Ban quản trị tài chính công ty cần đa dạng hoá công cụ huy động nợ để thu hút thêm nguồn vốn cho sản xuất của công ty,giúp đa dạng hoá kênh huy động,và nhằm tìm ra nguồn vốn rẻ nhất giúp giảm thiểu hoá chi phí vốn của công ty,và nâng cao lợi ích cổ đông.
- Tuy sử dụng ít nợ nhưng có thể thấy công ty cũng đang sử dụng nguồn vốn nợ tốt.Do vậy ,ngoài huy động công ty cần cân đối giữa nguồn vốn đi chiếm dụng và nguồn vốn bị chiếm dụng,cần gia tăng chiếm dụng hợp lý nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán bằng cách:bộ phận mua hàng cần tích cực tìm kiếm thoả thuận với những khách hàng cung ứng để được hưởng chính sách trả chậm.
- Có sự quan tâm đích đáng tới đòn bẩy tài chính, để tiết kiệm chi phí cho thuế, tăng lợi nhuận cho công ty
- Theo dõi chặt chẽ và lên kế hoạch thu hồi những khoản nợ đã tới hạn. Đồng thời,nhanh chóng xác định và thu hồi những khoản thuế được hoàn lại trong năm để góp phần giảm ứ đọng vốn.
.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30559.doc