Chuyên đề Hoàn thiện công tác bảo hộ an toàn lao động tại Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh

Các quy định về quy trình, trang phục, biện pháp an toàn lao động hiện nay của Công ty đã tương đối hoàn thiện tuy nhiên để các quy định này sát với thực tế và có hiệu quả hơn trong công tác bảo hộ an toàn lao động thì dưới đây tôi xin có một vài bổ sung. Thứ nhất, đối với những trang thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về độ an toàn thì cần quy định thêm rằng chỉ những người đã qua tập huấn đào tạo và được sự cho phép của Tổng giám đốc thì mới được phép vận hành. Thứ hai, cần hoàn thiện các chế tài xử phạt các vi phạm về nội quy an toàn lao động như: không sử dụng đầy đủ trang phục bảo hộ cá nhân bị phát hiện sẽ bị cắt thưởng trong tháng đó, tái phạm sẽ bị khiển trách trước toàn Công ty. Không thực hiện đúng quy trình an toàn đã hướng dẫn cũng bị xử phạt tương tự. Đối với các vi phạm để xảy ra tai nạn lao động tuỳ theo mức độ nghiêm trọng sẽ có mức phạt phù hợp. Thứ ba, đối với hiện tượng tham nhũng cắt xén khẩu phần ăn của công nhân cần có hình thức xử phạt nghiêm minh cắt thưởng, giáng chức, kỷ luật, yêu cầu bồi thường và xin lỗi cán bộ công nhân viên.

doc69 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác bảo hộ an toàn lao động tại Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số biện pháp kỹ thuật an toàn cho các nhóm máy móc chính của Công ty. Kỹ thuật an toàn điện Do nguy cơ gây tai nạn điện cao và nguy hiểm khi sử dụng điện nên tại tất cả các phân xưởng Công ty đã áp dụng rất nhiều biện pháp an toàn: + Biện pháp tổ chức : Công ty quy định chỉ người được đào tạo huấn luyện về kỹ thuật an toàn điện, kỹ thuật điện có trách nhiệm mới được tiến hành sửa chữa, lắp đặt bảo dưỡng thiết bị điện và đóng ngắt cầu dao điện. + Biện pháp kỹ thuật: - Công ty có lắp đặt hệ thống tiếp đất cho toàn bộ thiết bị, máy móc trong các Phân xưởng . - Có lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà Xưởng và nhà hành chính 2 tầng. - Đối với mạng điện cao áp : Đặt các thiết bị thí nghiệm trong phòng kín có biển báo, rào chắn tại các cửa phòng khi đang làm việc . Hàng ngày cử thợ điện trực tiếp theo dõi tình trạng vận hành của các thiết bị điện và ghi chép vào sổ nhật ký theo dõi. - Tất cả các máy móc mang điện trong nhà xưởng, các nhà hành chính đều có các Aptômat tự ngắt khi có sự cố về điện. - Khoảng cách an toàn (d) khi công tác sửa chữa như quan sát trong vận hành không có rào chắn phải đảm bảo: + Điện hạ áp khoảng cách d >= 0,3m + Điện áp đến 15 kV thì d>= 0,7m + Điện áp đến 35kV thì d>= 1m + Điện áp đến 110kV thì d>= 1,5m Tuy nhiên, hệ thống mạng điện của Công ty là hệ thống cải tạo lại từ hệ thống cũ trước đây của Nhà máy chế tạo thiết bị điện, do đó hết sức chắp nối, chồng chéo, khó kiểm tra, kiểm soát, thiếu tính đồng bộ, khoa học và hợp lý, có khả năng chập cháy cao… gây nên nguy cơ mất an toàn rất lớn cho Công ty và người lao động. Hệ thống chống sét cũng được cải tạo lại từ hệ thống cũ trước đây tại các nhà xưởng, riêng khu văn phòng và xưởng mạ được lắp mới hoàn toàn, các máy móc dây truyền mới nhập cũng được lắp đặt hệ thống tiếp đất mới. Hàng năm Công ty có tiến hành kiểm tra tu bổ sửa chữa theo tiêu chuẩn quy định tuy nhiên các hệ thống cũ được cải tạo đã xuống cấp, rỉ sét khá nhiều không còn đảm bảo an toàn, Công ty cần tiến hành thay mới. Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng Công ty đã thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn sau: - Đã trang bị đầy đủ thiết bị cơ cấu cần thiết như: Thiết bị khống chế quá tải, thiết bị hạn chế góc nâng. - Tiến hành kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần để xem xét tình trạng và độ ổn định của các thiết bị để cấp phép sử dụng với thiết bị nâng đạt tiêu chuẩn an toàn. - Cơ cấu móc treo tải có bộ phận chống tuột cáp, hàng tháng kiểm tra độ mòn móc treo tải và kết cấu, sức căng của sợi dây xem có hiện tượng đứt cáp không. - Người sử dụng cầu trục phải có quyết định giao nhiệm vụ của Tổng giám đốc mới được phép vận hành. - Các thiết bị đều được nối đất phòng ngừa sự cố tai nạn điện khi vận hành, tuy nhiên ở một số máy thiết bị nối đất đã có dấu hiệu rỉ sét, hoạt động kém hiệu quả, đồng thời vỏ của một số máy đã cũ, chất lượng lớp sơn cách điện giảm nên nguy cơ tai nạn điện khi sử dụng các máy này là rất lớn. An toàn phòng chống cháy nổ ( PCCN): Công ty có đầy đủ hồ sơ về PCCN do công an PCCN thành phố qui định. Bên cạnh đó Công ty cũng tiến hành huấn luyện tuyên truyền hàng năm về công tác PCCN cho toàn thể cán bộ công nhân viên chức (cụ thể là mời công an PCCN của huyện về giảng dạy) Công ty có chương trình kế hoạch cụ thể hàng năm và kinh phí để tổ chức thực hiện công tác an toàn PCCN. Việc giám sát công tác an toàn PCCN được giao trực tiếp cho phòng bảo vệ để sẵn sàng giải quyết sự cố, khắc phục hậu quả kịp thời. Công ty hiện có trang bị một số phương tiện PCCN sau: thang, phuy nước, vòi rồng, các loại bình cứu hoả (bình bột và bình CO2, tổng là 20 bình). Trong 5 năm qua đã không để xảy ra sự cố cháy nổ nào. 2.2.3.2 Cải thiện điều kiện làm việc Chống nóng: Vào mùa hè khi nhiệt độ lên cao làm việc trong các phân xưởng với sự hoạt động và toả nhiệt của máy móc càng trở nên oi bức khó chịu, mái của phân xưởng làm bằng tôn nên rất nóng bức, ngột ngạt. Công ty đã khắc phục bằng cách dùng hệ thống bơm nước tự động bơm nước lên mái, dùng các quạt thông gió treo tường, quạt máy công nghiệp tại các vị trí làm việc của công nhân nên cũng giảm đáng kể sự nóng bức của mùa hè nhưng ở một số bộ phận tiếp súc nhiều với hơi nóng như: xưởng mạ, lò hơi thì các biện pháp này chưa thực sự hiệu quả. Đối với bộ phận văn phòng thì được trang bị máy lạnh và quạt gió tại tất cả các phòng ban. Xử lý nước thải, chất thải Công ty thực hiện quá trình mạ kẽm phải dùng đến nhiều nước và các hoá chất độc hại nên sau quy trình mạ nước thải ra chủ yếu là nước bị ô nhiễm bởi hoá chất và kim loại nặng. Trung bình mỗi ngày hệ thống mạ kẽm này thải ra 70m3 nước thải qua hệ thống xử lý nước thải của hãng KIM NO Hàn Quốc. Sau khi xử lý nước thải, các chất bã thải hỗn hợp FeO, Zn(OH)2 được hệ thống xử lý nước thải ép khô đóng bao PP. Mỗi tháng 10 tấn đem đi cất giữ theo quy định. Tuy vậy vấn đề cất giữ và tiêu huỷ các chất thải này hiện vẫn đang gây khó khăn cho Công ty. Ngày 06/03/2006 Trung tâm y tế môi trường lao động công nghiệp đã tiến hành lấy mẫu nước thải đã qua xử lý của Công ty để đo nồng độ các chất gây hại cho môi trường và người lao động. Kết quả là mẫu nước không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh công nghiệp theo quy định. Bảng 2.11: Các thông số đo mẫu nước thải đã qua xử lý so với tiêu chuẩn STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính TCVN 4945/95 Mẫu nước thải sau khi xử lý 1 Nhiệt độ 0oC <40 27 2 Ph độ 5-9 4.5 3 Màu Đục 4 Mùi Hắc 5 COD Mg/l 40 54.4 6 Mn2+ - 1 2.1 7 Fe+ - 5.0 17.0 8 Cr+ - <0.1 0 9 BOD5 - >50 10.2 10 Nitơ - <60 32.0 11 CN- - >0.1 0.02 12 Cu - <1 0.053 (Nguồn bộ phận an toàn) Qua bảng ta thấy rõ tại thời điểm lấy mẫu các chỉ tiêu về màu, mùi chưa đạt tiêu chuẩn, hàm lượng Fe3+ vượt quá 3.4 lần. Hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt 1.7 lần TCVN: Mn2+ vượt 2 lần TCVN. Đối với việc xử lý Acid H2SO4 loãng 8% sau khi đã sử dụng ngâm tẩy các chi tiết cột thép Công ty tiến hành hợp đồng vận chuyển trở lại Công ty hoá chất Trường thọ Việt Trì, Phú Thọ, đơn vị đã bán acid H2SO4 cho Công ty để xử lý tận dụng. Với khí thải bốc lên từ nồi mạ kẽm nóng: Công ty đã lắp đặt hệ thống hút hấp thụ khí. Do viện hoá học Bộ quốc phòng thiết kế - Hệ thống này đã làm giảm đáng kể lượng khí lò mạ thoát tự do ra môi trường, giảm độc hại cho người lao động. Tuy vậy tại phân xưởng mạ nồng độ hơi khí độc vẫn còn rất cao. Để xử lý hơi acid bốc lên khi ngâm tẩy các chi tiết cột thép Công ty sử dụng chất Rotropin (CH2)6N4 thả vảo bể acid để ức chế acid bốc hơi theo công nghệ của Hàn Quốc. Đồng thời tránh dùng các móc ngâm tẩy có dính kẽm ngâm vào bể gây phản ứng bốc mùi acid. Xử lý bụi Để xử lý khói bụi Công ty đã thực hiện việc trồng cây bên ngoài khuôn viên tất cả các phân xưởng, nhà kho, khắp các khuôn viên… Bảng 2.12: Bảng đánh giá mức độ bụi Stt Điểm đo Bụi trọng lượng (mg/m3) Tỷ lệ SiO2 tự do (%) 1 Máy mài ống nhựa Acrylic 105 16.4 2 Máy mài tiếp điểm đồng 58.5 2.7 TCVS 3733-2002/QĐ-BYT 8,0 2 (Nguồn phòng kỹ thuật) Nồng độ bụi tại các điểm lấy mẫu trong khu vực sản xuất đều cao hơn TCVS cho phép từ 7 – 13 lần. Ô nhiễm bụi ở mức nhiều đến rất nhiều. Điều này là do ở các vị trí đặt máy mài chưa được xếp vào phòng riêng và chưa có hệ thống hút bụi ngay tại chỗ. Đồng thời đường xá trong Công ty xuống cấp là nguyên nhân gây ra bụi bặm cho các phân xưởng. 2.2.3.3 Chăm sóc sức khoẻ người lao động Khám sức khoẻ định kỳ Hằng năm Công ty tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho toàn thể CBCNV. Từ năm 2003 đến nay không lao động nào bị mắc bệnh nghề nghiệp và phải nghỉ mất sức vì bệnh nghề nghiệp. Kết quả của các lần khám sức khoẻ đều được ghi lại để theo dõi. Bảng 2.13: Kết quả phân loại sức khoẻ người lao động từ năm 2003 – 2007 Đơn vị: người Thứ tự Năm Phân loại sức khoẻ người lao động Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V 1 2003 4 208 31 7 0 2 2004 4 207 32 6 0 3 2005 19 155 74 12 0 4 2006 4 207 32 6 0 5 2007 8 78 162 20 2 (Nguồn bộ phận y tế) Qua bảng ta thấy có dấu hiệu đáng báo động là năm 2007 đã xuất hiện 2 người có sức khoẻ loại V và số lượng lao động có sức khoẻ loại VI và loại III tăng lên cho thấy dấu hiệu đi xuống của sức khoẻ người lao động cần phải có biện pháp hỗ trợ ngay. Sau khi khám định kỳ những người có sức khỏe loại IV, V đều được bồi dưỡng tại chỗ và được theo dõi, điều trị phục hồi tại nhà, ngoài ra Công ty còn gửi những bệnh nhân có chỉ định điều trị các bệnh là nguyên nhân dẫn đến sức khoẻ loại IV và V đi điều trị tại bệnh viện theo chế độ bảo hiểm y tế. Những người này được Công ty bố trí làm những công việc nhẹ nhàng hơn. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật Công ty hiện đang lo bữa ăn ca và chế độ bồi dưỡng 3 ca theo qui định của nhà nước. Bữa ăn trưa và tối (cho lao động làm ca) do nhà bếp của Công ty phụ trách với định mức cho suất ăn là 10.000đ/suất/người có bảng thực đơn hàng ngày người lao động có thể đổi món nếu không hợp khẩu vị, nghiêm cấp tình trạng cắt cơm ca để nhận tiền vì việc trả bồi dưỡng bằng hiện vật là để đảm bảo cho người công nhân ăn uống khoa học và đầy đủ đảm bảo sức khoẻ. Tuy vậy, trong giai đoạn tháng 8 năm 2005 công nhân các xưởng đã bỏ suất ăn trong suốt một tuần vì lý do bộ phận nhà bếp bớt xén khẩu phần dẫn đến suất ăn không đảm bảo giá trị 10.000đ. Để giải quyết vụ việc này Phó tổng giám đốc và bếp trưởng chỉ đưa ra lời xin lỗi chứ không có biện pháp kiểm tra xử lý thích đáng. Ngoài bữa ăn ca, vào mùa hè từ ngày 01/5 đến 30/10 công nhân thuộc diện lao động độc hại, ngoài trời được bồi dưỡng thêm bằng hiện vật như: Sữa tươi, sữa chua, bánh… với mức quy định là 3.000đ/người/ngày (cùng với bồi dưỡng độc hại 70.000đ/tháng cho một công nhân làm việc ở diện độc hại, ngoài trời được trả kèm lương) Chế độ lao động nữ Công ty có số lao động nữ chiếm khoảng 30% chủ yếu làm việc tại các phòng ban hành chính. Công ty có những chế độ ưu đãi cho lao động nữ như sau: - Không huy động lao động nữ có thai từ 7 tháng trở lên, phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi vào làm ca. - Lao động nữ trong những ngày vệ sinh theo chu kì hàng tháng được nghỉ 30 phút mỗi ngày, lao động nữ có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mỗi ngày được nghỉ 1 giờ tính vào giờ làm việc. - Thời gian nghỉ thai sản được nghỉ theo luật lao động đã ban hành (4tháng). - Hằng năm lao động nữ được nghỉ phép nếu có đủ 12 tháng làm việc cụ thể là được nghỉ 12 ngày làm việc đối với công việc trong điều kiện bình thường, 14 ngày làm việc đối với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở những nơi có điều kiện làm việc khắc nghiệt - Khi có công việc đột xuất Công ty huy động công nhân làm thêm giờ từ 120 đến 150giờ/năm, nhưng đối với lao động nữ có con nhỏ thì 1 năm chỉ làm thêm 70 đến 90 giờ năm. Công ty cũng chú ý đến việc luân chuyển công việc phù hợp cho lao động nữ nếu cần thiết. 2.2.3.4 Công tác huấn luyện hướng dẫn. Trước khi đi vào sản xuất, mỗi công nhân đều được huấn luyện các quy định về an toàn, quy trình vận hành máy móc thiết bị mà người đó làm việc. Sau huấn luyện phải qua kiểm tra, thậm trí kiểm tra nhiều lần, khi đạt yêu cầu mới cho làm việc. Trước khi làm việc chính thức phải qua một thời gian làm thử, có kèm cặp hướng dẫn bổ sung. Kể cả thợ đã có tay nghề vào làm hợp đồng trong Công ty đều qua hướng dẫn nội quy, quy trình an toàn, ký sổ rồi mới được làm viêc. Ngoài công tác huấn luyện khi tuyển dụng mới, hàng năm vào quý I Công ty đều tổ chức huấn luyện kiểm tra định kỳ. Đối với công nhân vận hành các thiết bị có yêu cầu an toàn nghiêm ngặt được cấp thẻ an toàn. Đối với cán bộ quản lý, kỹ sư, kỹ thuật viên 2 năm 1 lần định kỳ huấn luyện đều có kiểm tra viết. Nếu kiểm tra không đạt thì phải học và kiểm tra lại đến đạt yêu cầu thì mới được vào vị trí làm việc. Tuy nhiên việc thực hiện công tác này hiện nay đều do bộ phận an toàn phụ trách mặc dù có thêm sự hỗ trợ của bộ phận hành chính nhưng do số lượng công nhân lớn và máy móc thiết bị đa dạng phức tạp nên cán bộ phụ trách an toàn không thể đảm trách hết công việc này, cần cấp kinh phí để huy động thêm sự hỗ trợ của các đơn vị có chuyên môn bên ngoài. Bảng 2.14: Số người lao động được huấn luyện từ năm 2003 – 2007 Đơn vị: người Thứ tự Năm Số lao động được huấn luyện Số lao động được huấn luyện lại 1 2003 279 260 2 2004 277 260 3 2005 277 250 4 2006 285 257 5 2007 282 240 (Nguồn bộ phận an toàn) Ngoài ra trong các đợt tuần lễ quốc gia AT – VSLĐ và ngày môi trường thế giới hàng năm Công ty đã có băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ công nhân viên. 2.3 Tình hình vi phạm an toàn lao động và hậu quả trong những năm gần đây tại Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh Trong những năm qua Công ty đã thực hiện tương đối tốt công tác bảo hộ an toàn lao động, tuy nhiên vẫn có một số vi phạm diễn ra do ý thức người lao động hay do một số máy móc chưa được kiểm tra định kỳ đúng quy định… dẫn đến hậu quả là tai nạn lao động sảy ra. Bảng 2.15: Số lượng và nguyên nhân các vụ tai nạn từ năm 2003 đến 2007 Đơn vị: Vụ Năm Phân loại TNLĐ theo mức độ Phân loại theo nguyên nhân TNLĐ Số vụ Số người (người) Tổng số Số vụ có người chết Số người chết Số người bị thương nặng Số người bị thương nhẹ Thiết bị không an toàn Không sử dụng hoặc sử dụng không tốt phương tiện bảo hộ Chưa huấn luyện hoặc huấn luyện ATLĐ chưa đầy đủ Không có quy trình hoặc biện pháp làm việc an toàn Tổ chức lao động không hợp lý Người bị tại nạn vi phạm an toàn lao động Người khác vi phạm an toàn lao động Khách quan khó tránh 2003 6 0 0 0 6 0 1 0 5 2 4 0 1 2004 3 0 0 1 3 0 2 0 1 0 3 0 0 2005 4 0 0 2 3 1 0 0 2 1 3 2 0 2006 3 0 0 0 3 0 1 0 3 0 1 0 1 2007 2 0 0 0 2 1 0 0 2 0 1 0 1 (Nguồn bộ phận an toàn) Từ bảng số liệu trên ta thấy nguyên nhân của hầu hết các vụ tai nạn đều là do vi phạm các yêu cầu về thực hiện an toàn lao động, cụ thể là: Năm 2003, tại Công ty có 6 vụ tai nạn lao động thì trong đó có 5 vụ do thực hiện không đúng quy trình biện pháp an toàn, chỉ có 1 vụ là do khách quan mang lại không tránh khỏi (là vụ tai nạn giao thông của ông Phạm Xuân Bình ngày 02/8/2003 tại ngã ba Thiết bị điện). Trong 5 vụ tai nạn do nói trên ngoài nguyên nhân thực hiện sai quy trình an toàn thì còn có các nguyên nhân khác cũng xảy ra đồng thời như 4 vụ do người bị tại nạn vi phạm an toàn lao động, 1 vụ do sử dụng không đúng quy định các phương tiện bảo hộ an toàn lao động, 2 vụ do tổ chức lao động không hợp lý. Dưới đây là một số vụ tai nạn điển hình của năm 2003 - 13h 45 phút ngày 08/01/2003. Bùi Trọng Kim công nhân xưởng chế tạo cột thép bị 3 thanh thép góc 175 × 175 ×15 đè vào phần giữa mu bàn chân trái, không chảy máu, phải nằm viện điều trị 15 ngày. Nguyên nhân là do trong khi móc vật vào cẩu không chú ý kiểm tra vật cẩu và hiện trường, đồng thời vi phạm quy trình cầu không làm theo đúng thứ tự quy trình cẩu. - 13h20 phút ngày 11/12/2003. Trương Văn Sơn tổ trưởng tổ máy đột dập CNC cùng Nguyễn Cao Hưng tiến hành cẩu chuyển một bó thép góc 60 × 4 × 12000 vào giàn phôi máy 120. Trương Văn Sơn là người ra tín hiệu cẩu chuyển, Nguyễn Cao Hưng là người bấm nút cẩu - điều khiển bằng tay. Trong quá trình cẩu chuyển khi tải được nâng lên xấp xỉ 1.2m do thiếu phối hợp ăn ý với nhau nên một đầu tải đã gạt sang chèn ép tổ trưởng Sơn vào trụ giá phôi liệu máy 121 dẫn đến anh Sơn bị đau tức phần ngực đã được đưa ngay sang viện Bắc Thăng Long cấp cứu phát hiện bị dạn đầu xương sườn số 10 bên phải. Nguyên nhân chính của tai nạn là do sự sơ xuất, thiếu phối hợp ăn ý trong công viêc, thực hiện chưa đúng quy trình vận hành thiết bị nâng. Năm 2004, số vụ tai nạn ở Công ty giảm xuống chỉ còn 3 vụ nhưng có lại có 1 người bị thương nặng (Đoàn Thị Sức), và nguyên nhân của cả 3 vụ đều do vi phạm quy định an toàn lao động. Vụ tại nạn lao động nghiêm trọng nhất trong năm 2004 là vụ tai nạn vào hồi 8h30 phút ngày 28/9/2004 tại xưởng chế tạo phụ kiện mạ công nhân Đoàn Thị Sức thợ hàn hơi xưởng mạ được giao nhiệm vụ thổi thủng hai lỗ đối xứng ở gần sát nắp các phuy nhiên liệu cũ để móc cẩu vận chuyển. Do các phuy chưa được kiểm tra ngâm tẩy kỹ lưỡng nên khi đưa mỏ hàn hơi vào thổi đã gây nổ tức khắc gây bỏng nặng cho Đoàn Thị Sức. Tổ trưởng Trần Trọng Hiệp và một số công nhân gần đó đã ngay lập tức đưa Đoàn Thị Sức đi cấp cứu tại viện Bắc Thăng Long sau đó được chuyển sang điều trị tại Viện bỏng quốc gia Lê Hữu Trác. Nguyên nhân của tai nạn là do Đoàn Thị Sức đã vị phạm điều 11 quy trình kỹ thuật an toàn sử dụng các thiết bị hàn hơi axetilen ( khi chưa xử lý ngâm tẩy… thì tuyệt đối không được hàn vào các bình nhiên liệu như xăng, dầu, khí cháy…) Đồng thời cũng do cán bộ quản lý là tổ trưởng, quản đốc khi giao việc chưa chú ý nhắc nhở lưu ý các biện pháp an toàn. Năm 2005, có 4 vụ tai nạn tăng 1 vụ so với năm 2004 và nghiêm trọng hơn nữa là có một vụ tai nạn dẫn đến hai công nhân bị thương nặng đây là vụ việc nghiêm trọng nhất trong 10 năm trở lại đây cụ thể vào hồi 4h sáng ngày 12/09/2005 tại xưởng mạ, nhóm làm việc gồm 3 người: Nguyễn Thanh Bình, Đỗ Văn Chuông và Nguyễn Phi Hùng, trong đó Bình vận hành cầu trục, Chuông và Hùng đỡ 2 đầu bó thép (Gồm 3 cây đã mạ, xếp chồng lên nhau). Khi xoay đầu bó thép để đưa tới vị trí đóng kiện, bất ngờ móc (càng cua) trượt, bó thép mất thăng bằng, đổ nghiêng về phía công nhân Hùng, do vướng nhà xưởng và kiện gỗ để kê hàng nên không tránh kịp, nên bó thép đã va mạnh vào mạng sườn phải của công nhân Hùng đồng thời một cây thép bị lật khỏi bó rơi xuống đè lên bàn chân trái Đỗ Văn Chuông. Cả hai đã được đưa ngay đến bệnh viện Bắc Thăng Long cấp cứu sau đó phải chuyển sang viện Việt - Đức, đa khoa Xanh – Pôn, kết quả: công nhân Đỗ Văn Chuông phải phẫu thuật cắt bỏ ngòn I và một phần xương bàn chân trái, Nguyễn Phi Hùng bi dập lá lách phải phẫu thuật cắt bỏ một phần. Đây là vụ tai nạn hết sức nghiêm trọng nguyên nhân chính là sự phối hợp trong nhóm không chặt chẽ, thiếu quan sát xung quanh, sử dụng dụng cụ móc cẩu không phù hợp và nguyên nhân khách quan là do mặt bằng làm việc chật chội. Năm 2006 và 2007 số lượng các vụ tai nạn lao động có xu hướng giảm và không có vụ nào gây hậu quả nghiêm trọng đây là dấu hiệu đáng mừng tuy nhiên vẫn có một số vụ xuất phát từ nguyên nhân thiếu ý thức thực hiện an toàn lao động của công nhân đồng thời cũng do sự thiếu thốn chật chội về mặt cơ sở vật chất của Công ty, điển hình là các vụ tai nạn sau; - 9h30, ngày 09/4/2006 tại đầu hồi phía bắc nhà Hành Chính của Công ty công nhân Nguyễn Thị Hồng tiến hành ngắt bỏ cành cây bị gãy còn mắc trên cây do mưa, gió gây ra, đã dùng cán chổi tre để vít kéo cành cây, vì nền đất trơn, mất thăng bằng nên trượt chân ngã. Bàn chân Trái bị trẹo đau. Sau khi khám tại bệnh viện Bắc Thăng Long kết luận bị gãy kín xương bàn V chân trái. Nguyên nhân tai nạn là do nền đất trơn, thiếu sự quan sát cẩn trọng của Nguyễn Thị Hồng và thiếu dụng cụ lao động thích hợp. - 11h20 ngày 27/10/2006. Dương Đức Luận công nhân bộ phận đào tạo bị ngã từ độ cao 3,5m xuống nền bê tông trong lúc lắp ráp cột mẫu, bị choáng phải nằm viện điều trị 7 ngày. Nguyên nhân là do Dương Đức Luận đã vi phạm quy trình làm việc khi trèo cao, không kiểm tra đồ gá, không đeo dây an toàn. - 10h45 ngày 02/3/2007 Bùi Hữu Hà công nhân xưởng chế tạo bị ngã theo cả mảng cột từ độ cao 2,5m xuống nền bê tông, đầu va vào tấm mã làm rách 6cm sâu 1cm phía trán phải, dạn xương trụ gót phải, nằm viện điều trị 75 ngày. Nguyên nhân là do người chỉ huy tháo cột vi phạm quy trình, không tổ chức giám sát thứ tự thao tác. Qua một số vụ tai nan trên đây ta thấy nguyên nhân hầu hết là do người lao động chưa tập trung chú ý đến việc thực hiện các biện pháp an toàn, chưa nghiêm túc trong công việc, còn chủ quan chưa cẩn thận đề phòng, không thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn nhất là đối với các công việc cẩu kéo, trèo cao, Tổ trưởng, quản đốc chưa chú ý giám sát nhắc nhở người lao động thực hiện tốt các biện pháp an toàn. Bên cạnh đó còn do điều kiện nhà xưởng chật chội, cơ sở vật chất thiếu thốn, máy móc thiết bị chưa được kiểm tra định kỳ cẩn thận dẫn đến hỏng hóc gây tai nạn cho người sử dụng. 3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO HỘ AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHẾ TẠO CỘT THÉP HUYNDAI – ĐÔNG ANH 3.1 Ưu điểm Hoạt động tuyên truyền giáo dục về an toàn lao động đã được thực hiện thành công giúp Ban lãnh đạo Công ty, tổ chức công đoàn và toàn thể cán bộ công nhân viên nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo hộ an toàn lao động. Công ty đã xây dựng được hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động công tác ATLĐ phù hợp vời yêu cầu sản xuất, đặc thù của Công ty và quy định của Nhà nước. Công ty đã tổ chức phân công trách nhiệm rõ ràng cho các cấp về công tác ATLĐ, PCCC, y tế, an toàn viên, và trao quyền hạn cụ thể cho từng bộ phận thực hiện. Ngoài ra, Công ty còn đưa ra các hình thức khuyến khích, khen thưởng đối với những người thực hiện tốt, có trách nhiệm với công tác bảo hộ an toàn lao động. Cán bộ công nhân viên trong Công ty đều được đào tạo, huấn luyện đầy đủ về kỹ thuật an toàn, biện pháp an toàn, được sát hạch kỹ lưỡng trước khi cho thực hiện công việc. 100% công nhân viên đều có trang phục BHLĐ theo đúng yêu cầu, thực hiện cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân theo đúng chức danh, chủng loại do nhà nước và ngành qui định. Hàng năm, Công ty đã chi một khoản kinh phí hợp lý để tổ chức khám sức khoẻ định kì cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và có sổ theo dõi tình trạng sức khoẻ của từng người. Lao động nữ trong Công ty được ưu tiên, có chế độ ưu đãi đầy đủ theo đúng tiêu chuẩn, quy định nhà nước, phù hợp với yêu cầu nguyện vọng cá nhân. Các vụ tai nạn xảy ra trong Công ty đuợc khai báo đầy đủ. Người bị tai nạn được cấp cứu kịp thời và giải quyết chế độ theo qui định hiện hành. Sau khi điều trị xong được sắp xếp chỗ làm phù hợp với khả năng. Bồi dưỡng độc hại: những công nhân làm việc trong điều kiện có nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại đều được hưởng chế độ ưu đãi về thời gian phù hợp cho công việc, có trợ cấp độc hại và bồi dưỡng hiện vật đảm bảo cho sức khoẻ người lao động. Tại các phân xưởng, lao động được bố trí tương đối hợp lý, thời gian làm việc thích hợp, nghỉ ngơi hợp lí. Các thiết bị máy móc được thường xuyên kiểm định về an toàn lao động theo định kỳ tránh các nguy cơ gây nguy hiểm. Tại các vị trí làm việc đều có các bảng chỉ dẫn sử dụng máy móc, thiết bị và an toàn điện để tránh sự rủi ro xảy ra. Các thiết bị có liên quan đến điện đều có cầu dao đóng ngắt, có hộp bọc cách điện, và có cán bộ chuyên môn giám sát, chịu trách nhiệm. Trang bị dụng cụ chữa cháy đủ cả về chất lượng lẫn số lượng tại tất cả các phòng ban, phân xưởng, kho, nhà bếp… Tại những nơi thiếu ánh sáng Công ty đã lắp bổ sung trực tiếp nguồn chiếu sáng cho công nhân bằng các bóng đèn huỳnh quang. Tại các phân xưởng, Công ty trang bị quạt máy công nghiệp và quạt thông gió treo tường cho công nhân Thực hiện kiểm tra thường xuyên và đột xuất, xử lí nghiêm túc những trường hợp cố tình vi phạm nội qui an toàn trong khi làm việc. Công ty luôn hưởng ứng phong trào xanh - sạch - đẹp tích cực thường xuyên. 3.2 Nhược điểm và nguyên nhân Nhà xưởng của Công ty không được xây theo cấu trúc phù hợp với dây truyền công nghệ mạ vì hầu hết đều được cải tạo nâng cấp từ nhà xưởng cũ trước đây của Nhà máy Thiết bị điện, hiện đã cũ kỹ lạc hậu sau nhiều năm sử dụng và sửa chữa, chắp vá, đã có nhiều nơi không còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Hơn nữa diện tích tương đối chật chội lại bố trí chưa hợp lý là nguyên nhân dẫn đến một số vụ tai nạn lao động xảy ra gần đây. Một số máy móc cơ khí được chuyển giao lại từ Nhà máy thiết bị điện đã không còn hoạt động bình thường, thường xuyên hỏng hóc, gây ra tiếng ồn và lượng khói bụi lớn làm ô nhiễm môi trường lao động. Nhiều máy trong số đó đã quá thời hạn sử dụng, hỏng hóc cần sửa chữa, thay mới như máy cưa đĩa gia công số 3, máy mài hai đá số 4 tại phân xưởng chế tạo, bởi nếu còn tiếp tục vận hành thì nguy cơ xảy ra tai nạn lao động là rất lớn. Đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn khi sử dụng thì Công ty vẫn chưa áp dụng đúng quy định giám sát người vận hành. Quy định đó là: đối với việc sử dụng các cầu trục, thiết bị nguy hiểm yêu cầu độ an toàn tuyệt đối thì người vận hành phải có giấy phép của Tổng giám đốc. Mạng lưới điện kém khoa học và không hợp lý, chắp nối, cũ nát dễ xảy ra hiện tượng chập cháy. Hệ thống tiếp đất của các máy đã hao mòn, lớp sơn cách điện ở nhiều máy đã hỏng, bề mặt vỏ máy gỉ sét, nguy cơ xảy ra tai nạn về điện rất lớn. Bên cạnh đó, hệ thống chống sét cho các khu nhà cũng xuống cấp làm giảm khả năng bảo vệ trước thiên tai cho con người và tài sản của Công ty. Kinh phí và máy móc dành cho công tác xử lý ô nhiễm về khói, bụi, khí độc và nước thải còn thiếu thốn nên việc xử lý chưa thực sự hiệu quả và đảm bảo yêu cầu. Các chỉ số đo đạc cho thấy môi trường của Công ty đang bị ô nhiễm các chỉ số đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép điều này làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người lao động và người dân sinh sống xung quanh. Các bao PP chứa chất thải rắn vẫn chưa tìm được nơi tiêu hủy phù hợp. Ý thức người lao động trong việc thực hiện nội quy, quy trình vận hành chưa cao. Một số công nhân trong quá trình làm việc không sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân kể cả những công nhân làm việc trong môi trường độc hại như: công nhân mạ không đeo găng tay chống acid, khẩu trang phòng độc khi thao tác, công nhân xưởng chế tạo không đeo kính khẩu trang trong quá trình cắt gọt kim loại. Trong thời gian làm thêm ngoài giờ, nhiều công nhân không mặc bảo hộ lao động, không đi giầy bảo hộ như quy định. Bên cạnh đó mạng lưới ATVSV còn mỏng, một số trong đó là tổ trưởng các phân xưởng điều này đã vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm gây thiếu khách quan trong hoạt động. Cán bộ VSLĐ hoạt động còn ít hiệu quả, một số cán bộ kiêm nhiệm một lúc nhiều công việc nên khó đảm bảo chất lượng công việc tốt nhất. Bộ phận y tế còn quá mỏng chỉ có duy nhất một y sĩ đồng thời lại kiêm chức vụ chủ tịch công đoàn nên không đảm nhận được hết phần việc của mình. Đối với giờ làm thêm, làm ngoài giờ, làm ca đêm luôn không có cán bộ y tế túc trực. Kinh phí cho việc đào tạo đối với những người phải thay đổi công việc do không phục hồi khả năng lao động sau tai nạn lao động hoặc do sức khoẻ kém vì cao tuổi còn ít. Chủ yếu họ phải tự bỏ kinh phí ra học tập để thích nghi với công việc mới. Lao động nữ phải đứng máy và làm những công việc nặng còn nhiều Việc thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho người lao động còn chưa tốt, trong các năm gần đây số lượng người lao động xếp loại sức khỏe yếu tăng lên đặc biệt là đã xuất hiện lao động xếp loại V cho thấy sức khỏe của công nhân đang giảm sút nghiêm trọng. Có hiện tượng tham nhũng, cắt xén khẩu phần ăn ca của công nhân dẫn đến bất bình từ phía công nhân, vừa thất thoát tài sản, vừa làm suy giảm sức khỏe người lao động trong Công ty khi khẩu phần ăn không đủ. Toàn bộ công tác đào tạo huấn luyện đều do duy nhất một mình cán bộ an toàn lao động đảm trách với sự hỗ trợ thêm của bộ phận hành chính nhưng việc tuyên truyền đào tạo gần 300 công nhân viên ở nhiều bộ phận khác nhau, làm công việc khác nhau là quá nhiều đối với cán bộ an toàn, gây ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy do làm việc quá tải. Còn để xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và chủ yếu nguyên nhân là do người lao động không chấp hành tốt các quy định về an toàn lao động. CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO HỘ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO CỘT THÉP HUYNDAI – ĐÔNG ANH 1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CHẾ TẠO CỘT THÉP HUYNDAI – ĐÔNG ANH 1.1 Định hướng phát triển Khi tiến trình hội nhập diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là sau hơn một năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, thì môi trường cạnh tranh đang ngày càng trở nên khốc liệt đối với mọi doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như đối với Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh nói riêng. Không những Công ty phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập mà còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong nước. Do đó, để thành công Công ty phải không ngừng phấn đấu, nắm bắt cơ hội kinh doanh. Công ty đã xây dựng phương hướng, mục tiêu cho mình trong năm 2008 cũng như kế hoạch cho giai đoạn 5 năm sắp tới như sau. Nắm bắt cơ hội mới với sản phẩm mạ dịch vụ là mặt hàng đã đóng góp không nhỏ vào doanh thu của Công ty trong năm 2006 và 2007. Hơn nữa mặt hàng này có tỷ lệ sinh lời tốt nhờ giá cao mà chi phí lại không quá lớn, đồng thời do lô hàng mạ dịch vụ chỉ sản xuất trong thời gian ngắn và Công ty chỉ cung cấp dịch vụ mạ chứ không chế tạo sản phẩm nên ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động của giá nguyên vật liệu đầu vào. Chính vì thế Công ty quyết định coi mạ dịch vụ là mặt hàng quan trọng, cần đẩy mạnh tìm kiếm đơn đặt hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ mạ để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, sản phẩm cột thép mạ kẽm vẫn là mặt hàng chủ trốt được ưu tiên và quan tâm số một trong hoạt động của Công ty. Mở rộng, sửa chữa, cải tiến các nhà xuởng, máy móc, đổi mới một số trang thiết bị phụ trợ tiên tiến áp dụng trong quá trình sản xuất để nâng tối đa công suất, chất lượng sản phẩm nhằm chiếm lĩnh thị phần trong nuớc và tập trung cho nhu cầu cho xuất khẩu ngày càng tăng. Tăng cường công tác marketing tìm kiếm bạn hàng quốc tế, xúc tiến công tác xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị Công ty tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Đồng thời củng cố mở rộng thị phần trong nước đối với cả hai mặt hàng chính là chế tạo cột thép và mạ dịch vụ để đạt mục tiêu giữ vững doanh thu trong nước ở mức 21 triệu đô, tăng doanh thu xuất khẩu lên đạt 17 triệu đô trong năm 2008. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường đầu ra và đặc biệt là thị trường nguyên vật liệu đầu vào để dự báo chính xác sự biến động của giá cả, làm cơ sở định giá bán khi ký hợp đồng. Vì giá trị nguyên vật liệu đầu vào chiếm đến 80% giá thành sản phẩm, nên sự biến động dù rất nhỏ của giá cả thị trường đầu vào cũng sẽ ảnh hưởng ngay lập tức đến giá thành sản phẩm tức là ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Công ty đặt ra mục tiêu cụ thể kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2008 – 2012 như biểu đồ sau: Biểu đồ 3.1: Kế hoạch doanh thu giai đoạn 2008 – 2012 Đơn vị: Triệu USD (Nguồn phòng kinh doanh) Biểu đồ 3.2: Kế hoạch lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2008 – 2012 Đơn vị: Triệu USD (Nguồn Phòng kinh doanh) Hoàn thiện bộ máy quản trị cơ cấu tổ chức sản xuất và nâng cao trình độ quản lý của các cán bộ để tạo hiệu quả tốt nhất trong sản xuất kinh doanh. Đối với lao động, Công ty chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, xét duyệt kiểm tra tính hiệu quả trong công việc của từng bộ phận, cá nhân để thưởng phạt chính xác tạo động lực trong lao động. Đồng thời trong năm 2008 Công ty có kế hoạch tăng 15% lương cho toàn bộ công nhân viên, do chi phí sinh hoạt đang gia tăng nhanh chóng làm tiền lương thực tế của công nhân viên giảm xuống không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cho người lao động. Ngoài ra, Công ty cũng đang lên kế hoạch tuyển dụng thêm cán bộ kỹ thuật và lao động bậc cao để phục vụ nhu cầu sản xuất năm tới. Luôn đảm bảo kinh doanh đúng pháp luật, thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước trong kinh doanh như chính sách đối với người lao động về phúc lợi xã hội như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, công đoàn, lễ tết…và thực hiện an toàn trong lao động và sản xuất. 1.2 Định hướng cụ thể của Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh đối với công tác bảo hộ an toàn lao động năm 2008 Để thực hiện tốt công tác bảo hộ an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên khi quy mô sản xuất và số lượng công việc tăng lên, cuộc họp đầu năm của Hội đồng an toàn lao động với sự tham dự của Tổng giám đốc và Trưởng phòng kỹ thuật, Trưởng phòng nhân sự vào ngày 25/02/2008 tại phòng họp của Công ty đã đưa ra kế hoạch định hướng cho công tác an toàn lao động năm 2008 như sau: Bảng 3.1: Kế hoạch bảo hộ lao động năm 2008 Đơn vị: Đồng TT Nội dung Kinh phí Thời gian thực hiện Đơn vị thực hiện 1 Các biện pháp về kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy 25.000.000 Quý 1 Hành chính – Bảo vệ 2 Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện làm việc 350.000.000 Cả năm Ban sản xuất 3 Trang thiết bị bảo vệ cá nhân 300.000.000 Cả năm Vật tư – Hành chính 4 Chăm sóc sức khỏe người LĐ 100.000.000 Cả năm Y tế - Hành chính 5 Tuyên truyền giáo dục huấn luyện về bảo hộ lao động 25.000.000 Quý 2 An toàn – Công đoàn Tổng Cộng 800.000.000 (Nguồn bộ phận an toàn) Kế hoạch bảo hộ an toàn lao động của Công ty năm 2008 được phân công rõ ràng cho từng bộ phận thực hiện và được dự trù kinh phí cho tất cả các hoạt động trên. Ngoài các hoạt động này Công ty còn dự trù kinh phí để cải tiến bố trí máy móc, duy tu máy móc thiết bị, để hạn chế máy chảy dầu, che chắn máy, khơi thông cống rãnh… để phù hợp đồng bộ với kế hoạch cải tiến mở rộng nhà xưởng của Công ty trong năm tới. Cuộc họp của hội đồng an toàn lao động năm 2008 còn đưa ra và phê duyệt quy định khi xét thưởng đối với các trường hợp để xẩy ra tai nạn lao động để tạo động lực cho người lao động tuân thủ các quy định bảo hộ an toàn lao động. Quy định bao gồm các điều sau: - Đối với các trường hợp tai nạn lao động phải nghỉ việc từ 1 đến 3 ngày nhưng không gây thiệt hại cho máy móc thiết bị được xét thưởng ở mức thấp nhất trong kỳ gần nhất, các kỳ sau xét thưởng bình thường. - Đối với các trường hợp tai nạn lao động phải nghỉ việc từ 4 đến 30 ngày thì không được xét thưởng 2 kỳ liên tiếp. - Đối với các trường hợp tai nạn lao động phải nghỉ việc từ 31 ngày trở lên thì không xét thưởng trong thời hạn 1 năm kể từ ngày sảy ra tai nạn lao động - Nếu bộ phận nào để xảy ra tai nạn lao động thì Đội trưởng, Xưởng trưởng chịu trách nhiệm liên đới, giảm thưởng ở kỳ gần nhất. Mức giảm tủy theo tính chất của vụ tai nạn lao động. - Các vi phạm về thực hiện trang bị bảo hộ lao động, quy trình kỹ thuật an toàn sử dụng máy móc thiết bị, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường… Bị phát hiện đều ảnh hưởng đến mức xét thưởng của các cá nhân vì phạm ở kỳ xét thưởng gần nhất. Năm 2008 Bộ phận an toàn có sự thay đổi về mặt nhân sự, Ông Phạm Văn Hưng phụ trách bộ phận an toàn sẽ về hưu vào cuối tháng 5 Công ty đã quyết định bổ nhệm ông Nguyễn Tiến Đạt là nhân viên của phòng kỹ thuật sẽ thay thế tiếp nhận chức vụ phụ trách bộ phận an toàn lao động từ ngày 01/6/2008, hiện nay ông Hưng đang tiến hành chuyển giao dần các công tác quản lý và thực hiện sang cho người kế nhiệm. Trong năm 2008 Bộ phận an toàn kết hợp với bộ phận kỹ thuật lập và thực hiện tổ chức huấn luyện, kiểm tra kiến thức kỹ thuật an toàn định kỳ năm. Địa điểm tổ chức tại phòng họp. Kế hoạch đã được gửi đến các đơn vị để chuẩn bị thực hiện. Bảng 3.2: Lịch tổ chức huấn luyện, kiểm tra kiến thức an toàn lao động. TT Bộ phận Giờ Ngày Ghi chú 1 Đội CNC chế tạo I Xưởng chế tạo 13h – 17h 25/5 Cán bộ an toàn huấn luyện 2 Đội chế tạo II Xưởng chế tạo 13h – 17h 26/5 “ 3 Đội chế tạo III Xưởng chế tạo 13h – 17h 27/5 “ 4 Đội mạ Xưởng mạ đóng gói 13h – 17h 28/5 “ 5 Đội đóng gói Xưởng mạ đóng gói 13h – 17h 29/5 “ 6 Xưởng phục vụ và KCS 13h – 17h 30/5 “ 7 Dự bị 13h – 17h 01/6 “ 8 Cán bộ, kỹ sư, nhân viên khối gián tiếp Trong tháng 6 Mới Báo cáo viên (Nguồn bộ phận an toàn) Công ty hiện có 1 nồi hơi 3 tấn/giờ đã đến kỳ kiểm định trong năm nay sẽ được cơ quan có thẩm quyền đến tiến hành kiểm định trong tháng 10/2008 để đảm bảo mức độ an toàn của thiết bị trong vận hành sử dụng. 2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CHẾ TẠO CỘT THÉP HUYNDAI – ĐÔNG ANH. Thực hiện tốt công tác an toàn lao động là yếu tố quyết định hiệu quả của công việc kinh doanh, an toàn lao động giúp cho hoạt động sản xuất không bị gián đoạn bởi sự cố, giảm chi phí khắc phục sửa chữa, trợ cấp khi sảy ra tai nạn, tạo sự yên tâm trong lao động, giảm gánh nặng cho xã hội… Do đó để thành công thì công việc không thể thiếu mà doanh nghiệp phải thực hiện là làm tốt công tác an toàn lao động, dưới đây tôi xin đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện công tác an toàn lao động tại Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh. 1.1 Nâng cấp nhà xưởng, đường xá Do hầu hết các nhà xưởng của Công ty đều do cải tạo lại từ cơ sở vật chất cũ của Nhà máy Chế tạo Thiết bị điện đã qua nhiều năm sử dụng nên đã xuống cấp nhiều, gây nhiều ô nhiễm, khói bụi độc hại, tiếng ồn, sự nóng nực… Đồng thời nhà xưởng cũ nên không đồng bộ với dây truyền công nghệ mới, diện tích chật chội, việc bố trí sản xuất vì thế nên kém hợp lý, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất và sức khoẻ người lao động Để giải quyết tình trạng này Công ty nên tiến hành kiểm định đánh giá lại toàn bộ các nhà, xưởng, đường xá trên tất cả các mặt diện tích, mức độ xuống cấp, mức độ phù hợp với dây truyền công nghệ mạ… để tiến hành đầu tư xây mới hay sửa chữa, cải tạo. Thứ nhất Công ty nên tiến hành xây dựng mở rộng xưởng mạ vì tại xưởng mạ hiện có tất cả 5 bể để ngâm tẩy và mạ đã chiếm hầu hết diện tích xưởng nên khoảng chống dành cho các công việc trục, cẩu, vận chuyển còn rất ít cần phải mở rộng. Việc này sẽ giúp mở rộng khoảng không cho công nhân thực hiện các hoạt động của mình tránh gây ra các tai nạn tương tự như vụ tai nạn nghiêm trọng năm 2005 mà nguyên nhân một phần là do sự chật chội của nhà xưởng. Thứ hai, Công ty cần tiến hành mở rộng cửa nhà kho để dễ dàng cho việc nhập xuất hàng bằng xe nâng vì hầu hết là các mặt hàng đều có khối lượng lớn. Thứ 3 cần tiến hành lợp lại mái các phân xưởng chế tạo, mạ vì mái đã cũ có thể bị hỏng rơi xuống gây nguy hiểm cho người bên dưới. Thứ tư, Công ty cần sửa chữa, nâng cấp đường xá nội bộ ngay vì hiện đã xuống cấp nghiêm trọng với nhiều ổ gà, ổ trâu và bụi bặm cho các phân xưởng nằm bên cạnh, sửa chữa đường xá ngoài việc giảm lượng bụi còn giúp cho việc vận chuyển lưu thông trong Công ty trở nên nhanh và dễ dàng hơn. Thứ năm, cần tiến hành sửa chữa, hoàn thiện hệ thống chống sét cho các khu nhà, xưởng đã xuống cấp để đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Thứ sáu, cần phải nâng cấp nền sàn, láng lại xi măng tại các nhà xưởng để khắc phục tình trạng sàn ẩm có thể gây tai nạn về điện 1.2 Sửa chữa, nâng cấp, thay thế các máy móc thiết bị, lưới điện đã cũ, hỏng, lạc hậu. Rất nhiều máy móc của Công ty hiện nay sau nhiều năm sử dụng đã cũ, hỏng, các bộ phận không còn ăn khớp, sơn cách điện đã bong, cơ cấu tiếp đất cũng cũ nát, dẫn đến nguy cơ xảy ra tai nạn lao động rất cao, đồng thời còn gây tiếng ồn, khói bụi và tiêu tốn nhiên liệu. Công ty nên tiến hành đầu tư mua mới đối với một số máy đã quá thời hạn sử dụng như máy cưa đĩa gia công số 3, máy mài hai đá số 4 tại phân xưởng chế tạo vừa để đổi mới máy móc hiện đại hơn đồng thời giảm rủi ro tai nạn lao động do máy đã cũ hỏng gây ra. Cần mua sắm thêm các máy móc, thiết bị điều khiển tự động để phụ trợ các khâu công việc nặng cho công nhân, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và tránh các tai nạn lao động xảy ra. Các dụng cụ đo lường điều khiển, các đồng hồ đo áp lực của một số thiết bị áp lực trên thực tế đã dùng khá lâu nên tính chính xác kém do vậy cần phải được kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa nhanh chóng ví dụ như ở máy cắt đột liên hợp 5224 của phân xưởng đóng gói thì đồng hồ đo áp lực nén, dập đã bị hỏng cần kiểm tra khắc phục, nếu không được cần thay mới, đồng thời nên thay mới ngay các tấm bảo vệ che chắn các mảnh vụn văng ra. Các phân xưởng cần bổ sung thêm những biển báo ở các máy móc và nơi dễ gây ra nguy hiểm, mất an toàn. Một số máy móc còn gây ra tiếng ồn rất lớn khi vận hành cần có biện pháp sắp xếp, bố trí để tách riêng những máy móc gây tiếng ồn lớn đến vị trí phù hợp. Trang bị nút tai chống ồn cho người vận hành. Cần kiểm tra sửa chữa lại hệ thống tiếp đất cho các máy móc để tránh nguy cơ tích điện gây giật, cháy, nổ… Đối với hệ thống điện và các thiết bị điện cũng phải cắt cử người giám sát kiểm tra thường xuyên tránh hở dây nối, đứt dây, dây bị quá tải… gây nguy hiểm cho người lao động. 1.3 Hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải, khói, bụi, khí độc Theo chỉ số đo đạc các mẫu nước thải và không khí của Công ty đều cho thấy chất lượng nước thải và không khí ở Công ty không đạt tiêu chuẩn cho phép. Trong nước thải vẫn còn quá nhiều kim loại nặng, mùi hoá chất… có thể gây hại cho sức khoẻ con người, động vật, thực vật và nguồn nước xung quanh. Trong không khí, nồng độ bụi và khí thải độc hại còn quá lớn. Để giảm mức độ ô nhiễm với môi trường như hiện nay Công ty cần tiến hành hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải, khói bụi theo các hướng sau: Đối với nước thải, cần đầu tư thêm dàn máy lọc bước hai sau hệ thống lọc của hãng KIM NO hiện có để lọc sạch hơn các chất thải độc hại mà chưa được lọc hết bởi bước một, cần mở rộng, khơi thông, và thiết kế nắp đậy cho hệ thống thoát nước tại xưởng mạ để giảm tắc nghẽn, giảm hơi độc bốc lên không khí, tránh gây nguy hiểm cho người qua lại. Với các phế phẩm của quá trình xử lý chất thải cần xin phép mở rộng khu chôn lấp, hoặc có biện pháp tái chế nếu có thể. Đối với khí độc và bụi, cần lắp thêm hệ thống quạt thông gió, tạo thêm các ô thoáng tại tất cả các phân xưởng. Cần lắp thêm các máy hút bụi loại nhỏ, trực tiếp tại các điểm máy móc gây bụi. Cần hoàn thiện hệ thống hút hơi lò mạ và lắp đặt thêm hệ thống hút hơi từ bể axit H2SO4 để giảm khí độc thải ra môi trường. Cùng với việc sửa chữa đường xá thì lượng bụi sẽ giảm đi 50% so với hiện nay, tương tự có thể giảm 70% khí độc từ các bể mạ, bể axit là các loại khí độc rất nguy hiểm cho sức khoẻ người lao động. Ngoài ra Công ty cũng cần mở rộng quỹ đất và kinh phí cho việc trồng cây xanh tại bên rìa đường, xưởng sản xuất, đặt thêm các cây xanh trong nhà (có thể di chuyển dễ dàng) để giải trừ khí độc, hút bụi, cung cấp thêm oxi vào các ca làm việc ban ngày (ca buổi tối lại có thể đem ra ngoài). Đặc biệt đối với xưởng mạ và sơn rất cần loại cây Ngũ da bì là loại cây khử độc từ sơn, hoá chất rất tốt. 1.4 Hoàn thiện bộ máy phụ trách công tác an toàn lao động Do công việc của các bộ máy phụ trách công tác an toàn lao động hiện nay đang quá tải ở tất cả các bộ phận: y tế, bộ phận an toàn, mạng lưới vệ sinh viên nên Công ty cần có biện pháp bổ sung, hỗ trợ để các bộ phận này hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đối với bộ phận an toàn chỉ với một cán bộ duy nhất thực hiện rất mọi công việc: lập kế hoạch, giám sát, kiểm tra công tác an toàn lao động, giảng dạy, tuyên truyền… biện pháp thực hiện. Do đó, cần bổ sung thêm người hỗ trợ, Công ty có thể cắt cử thêm một người của phòng kỹ thuật làm trợ lý cho cán bộ phụ trách an toàn để san sẻ và hỗ trợ công việc. Trong các kỳ giảng dạy, tuyên truyền Công ty nên cấp thêm kinh phí để mời giảng viên của Phòng lao động thương binh xã hội về giảng dạy cho các cán bộ cấp cao. Đối với bộ phận y tế, do thiếu người nên không thể túc trực vào ca đêm nên khi có tai nạn sảy ra thì không có cán bộ y tế xử lý, hỗ trợ kịp thời. Do đó, Công ty nên tiến hành bổ sung thêm y tá cho bộ phận này. Đồng thời cũng nên hỗ trợ thêm kinh phí để mua sắm các loại thuốc men có công hiệu cao. Đối với mạng lưới an toàn vệ sinh viên, cần bổ sung thêm người và lựa chọn những người có thành tích trong an toàn lao động, luôn đạt số lượng các giờ công an toàn cao nhất, để bổ sung. Đối với trường hợp an toàn viên là tổ trưởng, quản đốc phân xưởng cần phải tiến hành thay thế người khác để đảm bảo tính khách quan và tuân thủ nguyên tắc xây dựng mạng lưới an toàn viên theo Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998. Tổ chức phối hợp chặt chẽ hơn các hoạt động của bộ máy phụ trách công tác an toàn với công đoàn và các phòng ban có liên quan Phát huy tốt vai trò của mạng lưới an toàn vệ sinh viên và đẩy mạnh các phong trào thi đua, thực hiện tốt công tác BHLĐ giữa các tổ trong phân xưởng. 1.5 Nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động với công tác ATLĐ Qua các vụ tai nạn lao động tại Công ty ta thấy nguyên nhân chủ yếu của các tai nạn là do ý thức chấp hành các biện pháp bảo hộ an toàn của người lao động còn yếu như việc không thực hiện đúng quy trình an toàn trong vận hành máy móc, không tuân thủ các quy định về trang phục bảo hộ cá nhân… Để khắc phục tình trạng này cần phải tiến hành các hoạt động tuyên truyền, khuyến khích nâng cao ý thức thực hiện an toàn trong lao động của toàn bộ cán bộ công nhân viên bằng các hoạt động cụ thể sau. Lên kế hoạch tuyên truyền giáo dục về vai trò, lợi ích, tầm quan trọng của an toàn lao động đối với cá nhân, tập thể và Công ty cho từng bộ phận, phân xưởng. Phát động phong trào thi đua lao động sản xuất an toàn, biểu dương khen thưởng bằng vật chất các cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc thực hiện an toàn lao động. Treo băng rôn, biểu ngữ cổ động phong trào “an toàn là bạn tai nạn là thù”. Đẩy mạnh phong trào “Xanh - sạch - đẹp” tại các phân xưởng, bộ phận. Tiến hành kiểm tra, giám sát, đôn đốc thường xuyên việc thực hiện các quy trình kỹ thuật an toàn, quy định bảo hộ cá nhân, hoạt động vệ sinh môi trường làm việc tại các phân xưởng phòng ban. Nhắc nhở, cảnh cáo, nêu tên trước toàn Công ty đối với các trường hợp vi phạm các quy định an toàn lao động, nêu nghiêm trọng có thể áp dụng các chế tài xử phạt như cắt thưởng của tháng đối với các vi phạm không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc cắt thưởng năm hay quý đối với các lỗi vi phạm với mức độ nghiêm trọng cao hơn. 1.6 Hoàn thiện các quy định về bảo hộ an toàn lao động và chế tài xử lý các vi phạm Các quy định về quy trình, trang phục, biện pháp an toàn lao động hiện nay của Công ty đã tương đối hoàn thiện tuy nhiên để các quy định này sát với thực tế và có hiệu quả hơn trong công tác bảo hộ an toàn lao động thì dưới đây tôi xin có một vài bổ sung. Thứ nhất, đối với những trang thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về độ an toàn thì cần quy định thêm rằng chỉ những người đã qua tập huấn đào tạo và được sự cho phép của Tổng giám đốc thì mới được phép vận hành. Thứ hai, cần hoàn thiện các chế tài xử phạt các vi phạm về nội quy an toàn lao động như: không sử dụng đầy đủ trang phục bảo hộ cá nhân bị phát hiện sẽ bị cắt thưởng trong tháng đó, tái phạm sẽ bị khiển trách trước toàn Công ty. Không thực hiện đúng quy trình an toàn đã hướng dẫn cũng bị xử phạt tương tự. Đối với các vi phạm để xảy ra tai nạn lao động tuỳ theo mức độ nghiêm trọng sẽ có mức phạt phù hợp. Thứ ba, đối với hiện tượng tham nhũng cắt xén khẩu phần ăn của công nhân cần có hình thức xử phạt nghiêm minh cắt thưởng, giáng chức, kỷ luật, yêu cầu bồi thường và xin lỗi cán bộ công nhân viên. 3. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC Để thực hiện tốt công tác an toàn lao động thì sự nỗ lực của bộ máy quản lý Công ty là rất quan trọng nhưng bên cạnh đó sự hỗ trợ của các có quan ban ngành, nhà nước cũng đóng vai trò thực sự cần thiết. Để hoàn thiện công tác an toàn lao động trong các Công ty, nhà nước cần có các chế tài cần thiết để hỗ trợ cũng như ràng buộc trách nhiệm của Công ty đối với việc thực hiện an toàn lao động. Dưới đây là một số kiến nghị của tôi để hoàn thiện công tác bảo hộ an toàn lao động trong các Công ty. 1.1 Hoàn thiện thể chế, chính sách về bảo hộ an toàn lao động Các cơ quan có thẩm quyền cần phải đưa ra các chính sách về an toàn lao động một cách kịp thời và đầy đủ trên nhiều khía cạnh và cần dự báo trước các tình huống sảy ra đối với công tác thực hiện và lỗi vi phạm đồng thời cần đưa ra quy định xử phạt nghiêm minh đối với các Công ty không thực hiện nghiêm chỉnh công tác bảo hộ an toàn lao động. 1.2 Tuyên truyền giáo dục về an toàn lao động Cần thường xuyên tiến hành các hoạt động tuyên truyền về tầm quan trọng, lợi ích của an toàn lao động và việc thực hiện an toàn lao động đến cả người lao động lẫn lãnh đạo doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp họ nhận thức được sự cần thiết của việc thực hiện an toàn lao động là có lợi cho bản thân mình, cho Công ty và cho xã hội. Đồng thời nâng cao ý thức an toàn lao động cho toàn xã hội. KẾT LUẬN Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh là Công ty sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp nặng với vô số các máy móc thiết bị hiện đại vận hành phức tạp tạo nên nhiều rủi ro cho người sử dụng. Hơn nữa việc sản xuất sản phẩm cột thép mạ kẽm của Công ty còn tạo ra rất nhiều yếu tố gây hại cho sức khoẻ người lao động như: tiếng ồn, rung động mạnh, khói, bụi, hơi khí độc, hoá chất độc hại… Do đó, nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo hộ an toàn lao động Công ty đã quan tâm đầu tư về kinh phí, nhân sự cho việc thực hiện công tác bảo hộ an toàn lao động. Trong 12 năm hoạt động vừa qua, công tác bảo hộ an toàn lao động luôn gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đóng vai tró quan trọng vào thành công hiện tại. Qua xem xét việc thực hiện công tác bảo hộ an toàn lao động tại Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh ta nhận thấy được những thành tựu đáng mừng của các bộ phận phụ trách và cán bộ công nhân viên trong việc thực hiện công tác an toàn lao động, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những thiếu sót cần khắc phục. Qua bài làm, tôi có đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo hộ an toàn lao động cho Công ty, tôi hi vọng đây sẽ là nhưng đóng góp hữu ích cho việc thực hiện an toàn lao động tại Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ từ phía Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh và sự hướng dẫn tận tình của Ths. Nguyễn Thu Thủy đã giúp tôi hoàn thành bản chuyên đề thực tập này. Tôi xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Báo cáo tài chính các năm từ 2003 – 2007 của Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh 2. Báo cáo tổng kết thường niên từ năm 2003 – 2007 của Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh 3. Điều lệ công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh 4. Hồ sơ an toàn lao động của Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh 5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, Luật bảo hiểm xã hội, ngày 29 tháng 6 năm 2006. 6. Trang web 7. Tạp chí lao động và xã hội tháng 12 năm 2007 số 317, 342, 345

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11310.doc
Tài liệu liên quan