Hệ thống chấm điểm tín dụng đang còn là vấn đề rất mới mẻ ở Việt Nam. Mặc dù đây chưa thể là một công cụ dự báo rủi ro tuyệt đối chính xác nhưng chấm điểm tín dụng là một yếu tố góp phần tạo ra sự thay đổi lớn trong thị trường cho vay các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn Ngân hàng. Việc phát triển mô hình chấm điểm tín dụng cho các khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ là một tất yếu cho sự tăng trưởng của các ngân hàng.
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng đang là một phương pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả mà các ngân hàng thương mại Việt Nam đang tiến hành xây dựng. Điều này có nghĩa là phát triển và hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam là một tất yếu cho quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng.
Chuyên đề đã nêu lên được thực trạng công tác chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hai Bà Trưng, những thành công mà ngân hàng đã đặt được như: Lượng hoá được các chỉ tiêu, tăng tính khách quan cho quá trình ra quyết định tín dụng, Bên cạnh đó, công tác chấm điểm tín dụng của ngân hàng Công thương- Hai Bà Trưng vẫn đang cần phải khắc phục. Chuyên đề đưa ra một số đề xuất nhằm và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Công thương- Hai Bà Trưng.
107 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương-Chi nhánh Hà Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5.2. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý
PL3.5.3Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí uy tín trong giao dịch với ngân hàng
PL 3.5.4 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh
PL3.5.5 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác
Sau khi hoàn tất việc chấm điểm theo các phụ lục trên, tiến hành tổng hợp điểm các tiêu chí phi tài chính dựa trên kết quả chấm điểm ở các bảng PL3.5.1-PL3.5.5 và bảng PL3.5.6 “Bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính”.
PHỤ LỤC 3.5.1:CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG THEO TIÊU CHÍ LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
STT
Điểm chuẩn (X)
20
16
12
8
4
1
Hệ số khả năng trả lãi
> 4 lần
3< X 4
2< X
1< X
lần
2
Hệ số khả năng trả nợ gốc
> 2 lần
1.5<X
1<X1.5
0<X
Âm
3
Xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ
Tăng cao
Tăng
Ổn định
Giảm
Âm
4
Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh
>Lợi nhuận thuần
=Lợi nhuận thuần
<Lợi nhuận thuần
Dương, xấp xỉ 0
Âm
5
Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh/DTT
>40%
30<X
20<X
10<X
PHỤ LỤC 3.5.2 CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG THEO NĂNG LỰC VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ
STT
Điểm chuẩn
20
16
12
8
4
1
Kinh nghiệm chuyên môn của người đứng đầu điều hành( Tổng GĐ or P.GD chuyên trách) trong ngành và lĩnh vực kinh doanh của phương của phương án/dự án xin cấp tín dụng
>15 năm
>10năm-15 năm
>5năm-10 năm
>1năm-5 năm
<=1 năm hoặc không có kinh nghiệm chuyên môn
2
Kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành
>10 năm
>5năm-năm
>2năm-năm
>1năm-năm
năm or mới được bổ nhiệm
3
Môi trường kiểm soát nội bộ
Đã thiết lập quy trình kiểm soát nội bộ một cách chính thống thành văn bản, việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả cao
Đã thiết lập quy trình kiểm soát nội bộ một cách chính thống thành văn bản, việc kiểm tra không được thực hiện thường xuyên nhưng còn có một số hạn chế
Đã thiết lập quy trình kiểm soát nội bộ một cách chính thống thành văn bản,nhưng việc kiểm tra không được thực hiện thường xuyên
Có hoạt động kiểm soát nội bộ song không theo quy trình chính thống
Chưa có hoạt động kiểm soát nội bộ
4
Năng lực điều hành của người đứng đầu trực tiếp quản lý doanh nghiệp
Tốt
Tương đối tốt
Khá
Trung bình
Kém
5
Tính khả thi của các phương án kinh doanh và dự toán tài chính
Rất cụ thể và rõ ràng với các dự toán tài chính cẩn trọng và có cơ sở
Phương án kinh doanh và dự toán tài chính tương đối cụ thể và rõ ràng
Có phương án kinh doanh và dự toán tài chính, nhưng không cụ thể, rõ ràng
Chỉ có 1 trong 2 phương án kinh doanh hoặc dự toán tài chính
Không có cả phương án kinh doanh lẫn dự toán tài chính.
PHỤ LỤC 3.5.3 CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG THEO TIÊU CHÍ TÌNH HÌNH VÀ UY TÍN GIAO DỊCH VỚI NGÂN HÀNG
STT
Điểm chuẩn
10
8
6
4
2
Quan hệ tín dụng
1
Trả nợ đúng hạn (trả nợ gốc)
Luôn trả đúng hạn trong hơn 36 tháng vừa qua
Luôn trả đúng hạn trong khoảng từ 12 tháng đến 36 tháng vừa qua
Luôn trả đúng hạn trong khoảng 12 tháng vừa qua
Khách hàng mới, chưa có quan hệ tín dụng
Không trả đúng hạn
2
Số lần gia hạn nợ
Không có
1 lần trong 36 tháng vừa qua
1 lần trong 12 tháng vừa qua
3 lần trong 12 tháng vừa qua
5 lần trở lên trong 12 tháng vừa qua
3
Nợ quá hạn trong quá khứ
Không có
1x30 ngày quá hạn trong vòng 36 tháng qua
1x30 ngày quá hạn trong vòng 12 tháng qua, HOẶC 2x30 ngày quá hạn trong vòng 36 tháng qua
2x30 ngày quá hạn trong vòng 12 tháng qua, HOẶC 1x90 ngày quá hạn trong vòng 36 tháng qua
2x30 ngày quá hạn trong vòng 12 tháng qua, HOẶC 2x90 ngày quá hạn trong vòng 36 tháng qua
4
Số lần mất khả năng thanh toán đối với các cam kết với NHCV (Thư tín dụng, bảo lãnh, các cam kết khác …)
Chưa từng có
Không mất khả năng thanh toán trong vòng 24 tháng qua
Không mất khả năng thanh toán trong vòng 12 tháng qua
Đã từng bị mất khả năng thanh toán trong vòng 24 tháng qua
Đã từng bị mất khả năng thanh toán trong vòng 12 tháng qua
5
Số lần chậm trả lãi vay
Không
1 lần trong 12 tháng qua
2 lần trong 12 tháng qua
2 lần trở lên trong 12 tháng qua
Không trả được lãi
Quan hệ phi tín dụng
6
Thời gian duy trì tài khoản với NHCV
> 5 năm
3 – 5 năm
1 – 3 năm
< 1 năm
Chưa mở tài khoản với NHCT
7
Số lượng giao dịch trung bình hàng tháng với tài khoản tại NHCV
> 100 lần
60 – 100
30 - 60
15 - 30
< 15
8
Số lượng các loại giao dịch với NHCV (tiền gửi, thanh toán, ngoại hối, L/C, thuê mua, chiết khấu giấy tờ có giá, …)
> 6
5 - 6
3 - 4
1 - 2
Chưa có giao dịch nào
9
Số dư tiền gửi trung bình hàng tháng tại NHCV
> 100 tỷ VNĐ
60 – 100 tỷ
30 – 60 tỷ
10 – 30 tỷ
< 10 tỷ
10
Số lượng ngân hàng khác mà khách hàng duy trì tài khoản
Không
1
2 - 3
4 - 5
> 5
PHỤ LỤC 3.5.4 CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG THEO TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
STT
Điểm chuẩn
20
16
12
8
4
1
Triển vọng ngành
Thuận lợi
Ổn định
Phát triển kém hoặc không phăt triển
Bão hoà
Suy thoái
2
Được biết đến (về thương hiệu của doanh nghiệp, thương hiệu của sản phẩm)
Có, trên toàn cầu
Có, trong cả nước
Có, nhưng chỉ ở địa phương
Ít được biết đến
Không được
biết đến
3
Vị thế cạnh tranh (của doanh nghiệp)
Cao, chiếm ưu thế
Bình thường, đang phát triển
Bình thường, đang sụt giảm
Thấp, đang sụt giảm
Rất thấp
4
Số lượng đối thủ cạnh tranh
Không có, độc quyền
Ít
Ít, số lượng đang tăng
Nhiều
Nhiều, số lượng
đang tăng
5
Thu nhập của doanh nghiệp trước quá trình đổi mới, cải cách DNNN
Không
Ít
Nhiều, thu nhập sẽ ổn định
Nhiều, thu nhập sẽ giảm xuống
Nhiều, sẽ lỗ
PHỤ LỤC 3.5.5 CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG THEO TIÊU CHÍ CÁC ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KHÁC
STT
Điểm chuẩn
20
16
12
8
4
1
Đa dạng hoá các hoạt động theo: 1) Ngành, 2) Thị trường, 3) Vị trí địa lý
Đa dạng hoá cao độ (cả 3 trường hợp)
Chỉ có 2 trong 3
Chỉ có 1 trong 3
Không, đang phát triển
Không đa dạng hoá
2
Thu nhập từ hoạt động xuất khẩu
Chiếm hơn 70% thu nhập
Chiếm từ trên 50% đến 70% thu nhập
Chiếm từ trên 20% đến 50% thu nhập
Không vượt quá 20% thu nhập
Không có thu nhập từ hoạt động xuất khẩu
3
Sự phụ thuộc vào các đối tác (đầu vào /đầu ra)
Không có
Ít
Phụ thuộc nhiều vào các đối tác đang phát triển
Phụ thuộc nhiều vào các đối tác ổn định
Phụ thuộc nhiều vào các đối tác đang bị suy thoái
4
Lợi nhuận (sau thuế) của Doanh nghiệp trong những năm gần đây
Tăng trưởng mạnh
Có tăng trưởng
Ổn định
Giảm dần
Lỗ
5
Tài sản bảo đảm (bảo đảm tính pháp lý theo quy định của pháp luật liên quan tới bảo đảm tiền vay và quy định của NHCT VN)
Có khả năng thanh toán cao, rủi ro thấp
Có khả năng thanh toán trung bình, rủi ro thấp
Có khả năng thanh toán thấp, rủi ro thấp
Có khả năng thanh toán thấp, rủi ro trung bình
Có khả năng thanh toán thấp, rủi ro cao; hoặc không có bảo đảm bằng tài sản
PHỤ LỤC 3.5.6 BẢNG TRỌNG SỐ ÁP DỤNG CHO CÁC CHỈ TIÊU PHI TÀI CHÍNH
STT
Tiêu chí
Doanh nghiệp
nhà nước
Doanh nghiệp
khác
Doanh nghiệp
ĐTNN
1
Lưu chuyển tiền tệ
20%
20%
27%
2
Năng lực và kinh nghiệm quản lý
27%
33%
27%
3
Tình hình và uy tín giao dịch với NHCT
33%
33%
31%
4
Môi trường kinh doanh
7%
7%
7%
5
Các đặc điểm hoạt động khác
13%
7%
8%
2.4.6 Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp
Người thực hiện: CB CĐTD
Cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính và nhân với trọng số trong phụ lục PL3.6 ( Có tính đến báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không) để xác định điểm tổng hợp .
Phụ lục3.6: Tổng hợp điểm tín dụng
Thông tin tài chính không được kiểm toán
Thông tin tài chính được kiểm toán
Các chỉ tiêu phi tài chính
Các chỉ tiêu tài chính
60%
40%
45%
55%
Căn cứ điểm tổng hợp, tiến hành xếp hạng doanh nghiệp như sau
Hạng
Số điểm đạt được
AA+
92,4 – 100
AA
84,8 – 92,3
AA-
77,2 – 84,7
BB+
69,6 – 77,1
BB
62 – 69,5
BB-
54,4 – 61,9
CC+
46,8 – 54,3
CC
39,2 – 46,7
CC-
31,6 – 39,1
C
< 31,6
2.4.7 Đánh giá rủi ro tín dụng theo kết quả xếp hạng doanh nghiệp
Người thực hiện : CB CĐTD
Thực hiện xếp hạng các khách hàng là doanh nghiệp/HTX thành 10 hạng theo quy định của NHCT VN có mức độ rủi ro từ thấp đến cao: AA+, AA, AA-, BB+, BB, BB-, CC+, CC, CC-, C như mô tả trong bảng sau:
Loại
Đặc điểm
Mức độ rủi ro
AA+: Loại tối ưu
Điểm tín dụng tốt nhất dành cho các khách hàng có chất lượn tín dụng tốt nhất
Tình hình tài chính lành mạnh
Khả năng sinh lời tốt
Hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định
Năng lực cao trong quản trị
Triển vọng phát triển lâu dài
Khả năng cạnh tranh rất vững vàng trước những tác động của môi trường kinh doanh hoặc độc quyền Nhà nước
Đạo đức tín dụng cao
Thấp nhất
AA: Loại ưu
Tình hình tài chính lành mạnh
Khả nằng sinh lời tốt
Hoạt động hiệu quả và ổn định
Quản trị tốt
Triển vọng phát triển lâu dài
Đạo đức tín dụng tốt
Thấp nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng loại AA+
AA-: Loại tốt
Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chết nhất định
Hoạt động hiệu quả nhưng không ổn định như khách hàng AA
Quản trị tốt
Triển vọng phát triển tốt
Đạo đức tín dụng tốt
Thấp
BB+: Loại khá
Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính và năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh.
Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn.
Trung bình
BB: Loại trung bình khác
Tiềm lực tài chính trung bình có những nguy cơ tiềm ẩn
Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị tổn thất bởi những điến động lớn trong kinh doanh do các sức ép cạnh tranh và sức ép từ nền kinh tế nói chung
Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tươnglai ít được đảm bảo hơn khách hàng BB+
BB-:Loại trung bình
Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động theo chiều hướng xấu
Hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, chịu nhiều sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn, dễ bị tác động lớn từ những biến động kinh tế nhỏ
Cao, do khả năng tự chủ tài chính thấp. Ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn ngay nhưng về lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng không được cải thiện
CC+: Loại dưới trung bình
Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong một hay một số năm tài chình gần đây và hiện tại đang vật lộn để duy trì khả năng sinh lời
Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động
Năng lức quản lý kém
Cao, là mức cao nhất có thể chấp nhận; xác suất vi phạm hợp đồng tín dụng cao, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn
CC: Loại yếu
Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn ( dưới 90 ngày)
Hiệu quả hoạt động thấp
Năng lực quản lý kém
Rất cao, khả năng trả nợ ngân hàng kém, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn
CC-: Loại kém
- Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn
- Hiệu quả hoạt động rất thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng phục hồi
- Năng lực quản lý kém
Rất cao. Ngân hàng sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để thu hồi vốn cho vay
C : Loại rất kém
Các khách hàng này bị tổn thua lỗ kéo dài, tài chín yếu kém , có nợ khó đòi, năng lực quản lý kém
Đăc biệt cao, ngân hàng hầu như sẽ không thể thu hồi được vốn cho vay
2.4.8 : Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp
Người thực hiện: CB CĐTD
Sau khi hoàn tất việc CĐTD và xếp hạng doanh nghiệp/HTX, lập tờ trình báo cáo kết quả, ký và trình lãnh đạo phòng. Nội dung tờ trình phải gồm những phần cơ bản sau:
Giới thiệu thông tin cơ bản về khách hàng
Các nguồn thông tin làm căn cứ chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng
Nhận xét/đánh giá của CBCĐTD về khách hàng
Người thực hiện : lãnh đạo phòng CĐTD
Kiểm soát chỉ đạo CBCĐTD gửi tờ trình và các hồ sơ tài liệu làm căn cứ chấm điểm, xếp hạng khách hàng cho phòng QLRR để rà soát.
Kiểm tra nội dung tờ trình ký trình lãnh đạo NHCV phê duyệt
2.4. 9: Rà soát kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
Người thực hiện : cán bộ QLRR
Căn cứ hồ sơ khách hàng do phòng chấm điểm TD chuyển đến thông tin từ các nguồn khác
( nếu có ), rà soát theo các nội dung:
Thẩm định tín trung thực, hợp pháp, hợp lệ các thông tin làm căn cứ chấm điểm
Rà soát việc xác định các chỉ tiêu, mức điểm cho từng chỉ tiêu đảm bảo tuân thủ các quy định của quy trình này
Rà soát việc xếp hạng khách hàng
Lập báo cáo rà soát, trình lãnh đạo phòng QLRR
2.4.10: Hoàn thiện hồ sơ kết quả chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng
CB CĐTD tiếp nhận kết quả rà soát của phòng QLRR, hoàn thiện hồ sơ chấm điểm, xếp hạng khách hang.
Lãnh đạo phòng CĐTD kiểm soát, phê duyệt hồ dơ chấm điểm, xếp hạng khách hang, trình lãnh đạo NHCV phê duyệt.
2.4.11: Phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng
Người thực hiện: Lãnh đạo NHCV
Trên cơ sở tở trình báo cáo kết quả của phòng CĐTD và báo cáo rà soát của phòng QLRR (nếu có), kiểm tra, phê duyệt kết quả CĐTD và xếp hạng khách hang doanh nghiệp
2.4.12: Cập nhật dữ liệu lưu trữ hồ sơ
Người thực hiện: CB CĐTD
Sau khi tờ trình được phê duyệt, tiến hang cập nhập kết quả CĐTD và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp chính thức vào hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng.
Lưu trữ toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc chấm điểm vào hồ sơ tín dụng chung.
CB CDTD
Tiếp nhận hồ sơ mới hoặc đánh giá lại theo định kỳ
Thu thập thông tin về khách hàng
Chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản
Chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng
Tổng hợp điểm, xếp hạng khách hàng
Đánh giá rủi ro
Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng của khách hàng
Hoàn thiện báo cáo kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
- Cập nhật dữ liệu vào hệ thống TTTD- Lưu trữ hồ sơ chấm điểm tín dụng
- Thông báo kết quả chấm điểm cho phòng ban liên quan
Kiểm tra kết quả
Rà soát kết quả CĐTC&XHHKH
Kiểm tra kết quả rà soát
Phê duyệt kết quả
Lãnh đạo phòng thực hiện chấm điểm tín dụng
Cán bộ QLRR
Trưởng phòng QLRR
Giám đốc CN
B1
B2
B3
B4
B5
B6
B7
Phải
TĐRR
B8
B9
B10
Chấp
thuận
Lưu dồ: Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng cá nhân
Chấm điểm tín dụng và xếp hạng các khách hàng doanh nghiệp đặc thù:
Khách hàng là: Doanh nghiệp mới thành lập, có thời gian hoạt động dưới 02 năm tài chính ( không bao gồm doanh nghiệp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất); Đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc mà đơn vị chính không có quan hệ tín dụng với NHCT: Trên cơ sở so sánh mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng với mức độ rủi ro của các hạng nói trên, NHCV xếp khách hàng vào hạng BB hoặc thấp hơn.
Trường hợp có đầy đủ thông tin đánh giá hạng của khách hàng cao hơn mức BB, NHCV được phép điều chỉnh kết quả xếp hạng lên tối đa 01 bậc so với mức BB, song phải giải trình nguyên nhân cụ thể và phải được sự phê duyệt chấp thuận của lãnh đạo NHCV.
- Khách hàng là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc mà đơn vị chính có quân hệ tín dụng trong hệ thống NHCT: Kết quả xếp hạng của đơn vị hạch toán phụ thuộc được lấy theo kết quả xếp hạng của đơn vị chính.
2.4 ÁP DỤNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP VỚI KHÁCH HÀNG LÀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHỤ TÙNG CƠ ĐIỆN
¾GIỚI THIỆU KHÁCH HÀNG
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện
Người đại diện: Ông Nguyễn Ngọc Bình Chức vụ: Chủ tịch HĐQT
Trụ sở: 56, Ngõ 102, Đường Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04-38689200
Fax: 043 9712049
Vốn điều lệ: 16 tỷ đồng
Ngành nghề kinh doanh:
+ Thương nghiệp bán buôn, bán lẻ
+ Xuất nhập khẩu và bán buôn, bán lẻ vật tư ( Không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y). Thiết bị phụ tùng cơ điện phụ ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.
+ Kinh doanh thiết bị phụ tùng vật tư cơ khí thủy lợi, phân bón
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng sau: Nông lâm sản và thực phẩm chế biến, nguyên vật liệu, hóa chất phục vụ nông nghiệp, thủy lợi và chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phương tiện vận tải đường bộ và hàng tiêu dùng phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
+ Dịch vụ vẩn tải, đại lý xăng dầu, cho thuê kho bãi, trông giữ xe ô tô.
¾ CÁC BƯỚC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG
B1 : Thu thập thông tin:
Nguồn thông tin:
Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính:31/12/2007,31/12/2008
Phỏng vấn trực tiếp khách hàng
B2: Ngành nghề kinh doanh: Giống đăng ký kinh doanh.
B3: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp
BẢNG CHẤM ĐIỂM QUY MÔ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHỤ TÙNG CƠ ĐIỆN
STT
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
GIÁ TRỊ
ĐIỂM
1
Nguồn vốn kinh doanh
Tỷ đồng
16
10
2
Lao động hiện có
Người
90
3
3
Doanh thu thuần
Tỷ đồng
250,248
40
4
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
6,340
12
Tổng điểm
65
Quy mô doanh nghiệp loại 2
(Nguồn KH số 2, NHTMCPCT-chi nhánh Hai Bà Trưng)
B4: Chấm điểm chỉ số tài chính:
BẢNG CHẤM ĐIỂM CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CTCP THIẾT BỊ PHỤ TÙNG CƠ ĐIỆN
STT
CHỈ TIÊU
Trọng số
SL về doanh nghiệp
Điểm ban đầu
Điểm tổng hợp
A.
Chỉ tiêu thanh khoản
11,2
1
Khả năng thanh toán ngắn hạn
8%
1,2
60
4,8
2
Khả năng thanh toán nhanh
8%
0,8
80
6,4
B.
Các chỉ tiêu hoạt động
20
1
Vòng quay hàng tồn kho
10%
15
100
10
2
Kỳ thu tiền bình quân
10%
50
20
2
3
DTT/Tổng tài sản Bq
10%
3
80
8
C.
Chỉ tiêu cân nợ(%)
14
1
Nợ phải trả/ tổng tài sản
10%
65%
20
2
2
Nợ phải trả/ VCSH
10%
188%
20
2
3
Nợ quá hạn/ tổng dư nợ ngân hàng
10%
0.0%
100
10
D.
Chỉ tiêu thu nhập (%)
17,6
1
Tổng TNTT/ Doanh thu thuần
8%
3,5%
20
1,6
2
Tổng TNTT/ Tổng tài sản bq
8%
10,36%
100
8
3
Tổng TNTT/VCSH
8%
36,47%
100
8
TỔNG ĐIỂM
62.8
(Nguồn KH số 2, NHTMCPCT-chi nhánh Hai Bà Trưng)
B5: Chấm điểm chỉ tiêu phi tài chính
STT
Các chỉ tiêu
Thông tin doanh nghiệp
Điểm ban đầu
Điểm
tổng hợp
Tổng
hợp điểm
I
CĐTD theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ
Trọng số: 20%
28
5,6
1
Hệ số khả năng trả lãi
>1 lần- <2 lần
8
1,6
2
Hệ số khả năng trả nợ gốc
Âm
4
0,8
3
Xu hướng của LCTT thuần trong kì
Giảm
8
1,6
4
Trạng thái LCTT thuần từ hđkd
Âm
4
0,8
5
LCTT thuần từ HĐKD/DTT
<10%
4
0,8
II
CĐTD theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý
Trọng số: 33%
92
30,36
1
Kinh nghiệm chuyên môn của người đứng đầu điều hành trong ngành và lĩnh vực kinh doanh của phương án dự án xin cấp tín dụng
37
20
6,6
2
Số năm kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành trong đhkd
17
20
6,6
3
Môi trường kiểm soát nội bộ
Đã được thành lập một cách chính thống, việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên nhưng còn một số hạn chế
16
5,28
4
Năng lực điều hành của người đứng đầu trực tiếp quản lý DN
Tốt
20
6,6
5
Tính khả thi của các phương án kinh doanh và dự toán tài chính
Tương đối cụ thể và rõ ràng
16
5,28
III
CĐTD theo tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với Ngân hàng
Trọng số: 33%
94
31,02
Quan hệ tín dụng
50
16.5
1
Lịch sử trả nợ (gốc+lãi) trong 12t qua tại NHCT
Luôn trả đúng hạn trong 12t vừa qua
10
3,3
2
Số lần cơ cấu lại nợ (gốc+lãi) trong 12t vừa qua tại NHCT
Không có
10
3,3
3
Tình hình nợ quá hạn trong 12t vừa qua tịa NHCT
Không có
10
3,3
4
Tỷ trọng (nợ cần chú ý+nợ xấu)/Tổng dự nợ hiện tại NHCT
Không có
10
3,3
5
NHCT phải trả thay cho khách hàng các cam kết ngoại bảng
NHCT không phải trả thay cho KH trong 12t vừa qua
10
3,3
Quan hệ phi tín dụng khác
44
15,52
6
Tình hình cung cấp BCTC và các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của NHCV trong 12t qua
Luôn cung cấp đầy đủ, đúng hạn và chính xác theo yêu cầu của NH
10
3,3
7
Thời gian quan hệ tín dụng với NHCT
Trên 7 năm
10
3,3
8
Tỷ trọng số dự tiền gửi bình quân tháng/dự nợ bq tháng của KH tại NHCV trong 12t qua
>7%- <10%
8
2,64
9
Mực độ KH sử dụng các dịch vụ( tiền gửi, thanh toán..)của NHCT
Sư dụng dịch vụ tại NHCT nhiều hơn các ngân hàng khác
8
2,64
10
Tình hình quan hệ tín dụng với các TCTD khác trong 12t vừa qua
Không có nợ nhóm 2, nợ xấu tại các TCTD khác
8
2,64
IV
CĐTD theo tiêu chí môi trường kinh doanh
Trọng số: 7%
76
5,32
1
Triển vọng ngành
Phát triển cố định
16
1,12
2
Uy tín, thương hiệu của khách hàng/sản phẩm chính thức của KH
Có trong cả nước
20
1,4
3.
Vị thế cạnh tranh của DN
Bình thường, đang phát triển
12
0,84
4
Rào cản gia nhập thị trường đối với các DN mới
Cao
16
1,12
5
Chính sách của Chính phủ, Nhà nước đối với các ngành kinh doanh chính của DN
Bình thường
12
0,84
V
CĐTD theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác
Trọng số: 7%
84
5,88
1
Đa dạng hóa hoạt động theo ngành, thị trường, vị trí địa lý
Đa dạng hóa cao độ 2 trong 3 trường hợp
16
1,12
2
Sự phụ thuộc và quan hệ với các nhà cung cấp đầu vào
Ít, số lượng nàh cung cấp nhiều, khách hàng có khả năng thương lượng các điều khoản, điều kiện
16
1,12
3
Sự phụ thuộc và quan hệ với thị trường đầu ra
Ít, nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của khách hàng đang tăng trưởng
16
1,12
4
Lợi nhuận sau thuế của KH trong những năm gần đây
Tăng trưởng mạnh
20
1,4
5
Khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức
Có thể tiếp cận nhiều nguồn vốn khách nhưng với thời gian lâu
16
1,12
Tổng điểm
83,5
(Nguồn KH số 2, NHTMCPCT-chi nhánh Hai Bà Trưng)
Tổng hợp điểm tín dụng: Do các báo cáo tài chính của Công ty đã được kiểm toán nên Bảng tổng hợp điểm tín dụng sẽ như sau:
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM TÍN DỤNG
CỦA CTCP THIẾT BỊ PHỤ TÙNG CƠ ĐIỆN
STT
CHỈ TIÊU
TRỌNG SỐ
ĐIỂM
TỔNG
1
Các chỉ tiêu phi tài chính
45%
83,5
37,58
2
Các chỉ tiêu tài chính
55%
62,8
34,54
TỔNG ĐIỂM ĐẠT ĐƯỢC
72,12
XẾP HẠNG
BB+
(Nguồn KH số 2, NHTMCPCT-chi nhánh Hai Bà Trưng)
KẾT LUẬN CỦA CÁN BỘ TÍN DỤNG:
Tổng số điểm đạt: 72,12 điểm
Xếp hạng tín dụng: BB+
Đánh giá tổng quát mức độ rủi ro: Qua kết quả tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính 2 năm 2007 và 2008. Công ty là đơn vị kinh doanh có hiệu quả, sản xuất kinh doanh năm sau tăng trưởng hơn năm trước. Doanh thu tăng, lợi nhuận sau thuê tăng mạnh. Tinh hình tài chính năm 2008: Vốn lưu động ròng >0, Hệ số tự tài trợ 35%, tỷ suất Lợi nhuận tròng trên Vốn chủ sở hữu tăng mạnh so với năm 2007. Công ty xếp hạng Doanh nghiệp BB+ ( Tổng 72,12 điểm).
Vì vậy, đánh giá tổng quát mức độ rủi ro: Mức trung bình
Sau khi xem xét kết quả chấm điểm tín dụng, NHCT- Hai bà trưng quyết định cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện lãi suất VND = 10,5%/năm, USD 4%/năm, lãi suất này được điều chỉnh từng thời kỳ theo quy định của NHCTVN và chi nhánh Hai Bà Trưng. Giới hạn tín dụng là 34 đồng trong đó giới hạn cho vay là 32 tỷ đồng, và giới hạn bảo lãnh là 2 tỷ đồng.
PHỤ LỤC 4.1: BÁO CÁO SỐ LIỆU TÀI LIỆU TÓM LƯỢC
Đơn vị: Triệu đồng
Xu hướng Doanh thu, lợi nhuận
Số liệu 2007
Số liệu 2008
Dự tính 2009
1. Tổng Doanh thu thuần
121,124
250,248
180,000
2. Phần trăm thay đổi so với năm trước đó
106,6%
-28,2%
3.Lợi nhuận hoạt động( trước thuế)
3.035,74
8.066,00
7.000
Tổng hợp những thông tin tài chính
1. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
63.588,24
55.258,83
55.200,00
2.Các khoản phải thu
44.974,55
25.211,81
25.200,00
3.Hàng tồn kho
11.515,20
15.743,46
12.177,00
4.Tài sản cố định
9.366,28
14.523,23
15.000,00
5. Các tài sản có khác
19.095,81
31.812,70
37.623,00
Nguồn vốn
Nợ ngắn hạn
53.106,81
44.574,05
45.000,00
Các khoản phải trả
21.895,69
17.715,23
10.000,00
Vay ngắn hạn ngân hàng
31.211,12
31.858,82
35.000,00
Nợ dài hạn
12.212,48
17.003,33
20.000,00
Vốn chủ sở hữu
19.632,54
25.723,80
25.000,00
Lợi nhuận chưa phân phối
3.268,20
8.629,36
7.500,00
Lợi nhuận ròng
3.268,20
8.629,36
7.500,00
Tổng Nguồn vốn
84.951,84
87.301,20
90.000,00
(Nguồn KH số 2, NHTMCPCT-chi nhánh Hai Bà Trưng)
2.5 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG
2.5.1 Những thành công đạt được
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng mà Ngân hàng Công thương- Hai Bà Trưng áp dụng là do Ngân hàng Công thương Việt Nam tạo lập. Trụ sở chính Ngân hàng Công thương đã xây dựng hệ thống chấm điểm và tiến hành triển khai ở các chi nhánh. Đó là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với NHCV như trả lãi và gốc nợ vay khi đến hạn nhằm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của NHCV. Từ khi Ngân hàng Công thương áp dụng phương pháp chấm điểm và xếp hạng tín dụng, hệ thống này đã tạo ra một số ưu điểm sau:
Thứ nhất : Khi chưa có hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng làm khung chuẩn chung để áp dụng, thì mỗi CBTD lại có kết luận không giống nhau, và đôi khi là sự khác biệt khá lớn về kết quả chấm điểm đối vối mỗi Khách hàng. Khi đó, sự đánh giá, và chấm điểm tín dụng đa phần là dựa vào năng lực và kinh nghiệm của CBTD. Kết quả phân tích, đánh giá thường chính xác hơn đối với cán bộ có nhiều kinh nghiệm, kĩ năng. Ngược lại đối với CBTD còn non trẻ, mới vào nghề, thường gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế từ khi áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng đã tạo ra một khung chuẩn tính điểm khách hàng đã giúp cho CBTD có cơ sở để kiểm tra, đánh giá của mình, từ đó nâng cao tính chính xác cho các quyết định tín dụng.
Thứ hai : Làm tăng tính khách quan trong quá trình ra quyết định. Nếu không có sự hỗ trợ của điểm số tín dụng thì tính chủ quan trong việc chấp nhận hay từ chối khách hàng vay vốn là rất lớn, sẽ dễ dẫn đến các sai sót trong hoạt động cho vay. Tính chủ quan thể hiện qua nhiều trường hợp, có thể do lợi ích cá nhân mà CBTD cố tình che giấu rủi ro tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn, hoặc do có cái nhìn không tốt, ấn tượng xấu về một doanh nghiệp lại tìm lý do để từ chối cho vay. Các quyết định tín dụng thiếu chính xác như vậy còn có thể bị ảnh hưởng bởi quan niệm và cách nghĩ của mỗi CBTD, những lỗi cá nhân mà con người không thể tránh khỏi trong quá trình làm việc.
Thứ ba : Trước đây, khi Ngân hàng quyết định cho khách hàng vay, thì một trong những yếu tố cần quan tâm trong quyết định cho vay đó thường là khách hàng có tài sản đảm bảo nào kèm theo không. Chính vì thế, đôi khi một doanh nghiệp, hay một khách hàng có tiềm lực kinh tế khá tốt, khó có thể tiếp cận với khoản vay của mình khi không có tài sản đảm bảo đi kèm. Giờ đây với điểm số tín dụng, vấn đề tài sản đảm bảo đối với khách hàng có độ rủi ro thấp không còn là một yếu tố hàng đầu trong xem xét cho vay như trước đây. Theo hệ thống chấm điểm tín dụng, tài sản đảm bảo chỉ là một chỉ tiêu trong số các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá. Những doanh nghiệp được xếp hạng tín dụng tốt thì sẽ được cấp tín dụng mà không cần tài sản đảm bảo. Hiện tại, các khách hàng có hạng tín dụng từ BB+ trở lên sẽ được cho vay mà không cần tài sản đảm bảo cùng với những ưu tiên về phí, lãi suất, …Điều này đem lại thuận lợi cho khách hàng và cũng tạo cho Ngân hàng một sự tin tưởng về khả năng thu hồi khoản vốn đã cấp.
Thứ tư : Việc xếp hạng tín dung đã được thực hiện một cách định kỳ và linh hoạt. Theo định kỳ thì chi nhánh tổ chức CĐTD và XHKH dựa trên báo cáo tài chính năm gần nhất và các thông tin được cập nhật liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Xem nó có xảy ra những biến cố đặc biệt nào làm giảm khả năng sản xuất hoạt động của khách hàng hay không. Điều đó đã giúp cho hệ thống XHTD tại chi nhánh luôn được cập nhật, tạo điều kiện giúp ngân hàng quản lý tín dụng, rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.
2.5.2. Những hạn chế cần khắc phục
2.5.2.1 Nguồn thông tin thu thập còn hạn chế
Trong hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các DNV&N còn thiếu những báo cáo tài chính được kiểm toán một cách chính xác và kịp thời; sự chia sẻ thông tin trong hệ thống ngân hàng còn hạn chế do Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia hoạt động chưa hiệu quả, cùng với sự cạnh tranh về cho vay giữa các NHTM. Nguồn thông tin thu thập có độ chính xác chưa cao.
Ngoài ra, các thông tin về những chỉ tiêu tài chính trung bình ngành, nhóm ngành vẫn chưa có nên công tác chấm điểm các chỉ tiêu tài chính khá khó khăn trong sự so sánh và xác định vị thế doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành…Cán bộ tín dụng thường phải dựa trên những kinh nghiệm thực tế để đưa ra nhưng con số trung bình ước tính, nên kết quả XHTD chưa hẳn là chính xác hoàn toàn.
Bên cạnh nguồn thông tin do bản thân doanh nghiệp cung cấp, nguồn thông tin bên ngoài được sử dụng để XHKH cũng có nhiều hạn chế : Nguồn thông tin từ CIC đôi khi các cán bộ tín dụng không tiếp cận được, hay thông tin từ CIC không thực sự chính xác, và chậm trễ không có giá trị trong quá trình chấm điểm.
2.5.2.2 Về quy trình thực hiện
Việc xác định ngành nghề kinh doanh chưa thật hợp lý : Theo ‘Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng’ mã số QT.35.02 của NHCTVN thì ngành nghề kinh doanh được phần theo bốn lĩnh vực : Nông, lâm, ngư nghiệp ; Thương mại, dịch vụ ; Xây dựng ; Công nghiệp là chưa hơp lý lắm. Đối với những doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề, thì sẽ lấy ngành nghề mà đem lại trên 50% doanh thu cho doanh nghiệp, nhưng trên thực tế có những doanh nghiệp mà tỷ trọng các ngành nghề tương đương nhau, nên không thể xác định theo tiêu chí trên. Việc xác định ngành/ lĩnh vực hoạt động không chính xác sẽ dẫn đến kết quả XHTD sai lầm.
Việc xác định quy mô doanh nghiệp dựa trên bốn chỉ tiêu là : Nguồn vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần, và nộp ngân sách. Thiết nghĩ là chưa đủ, ta nên thêm vào đó chỉ tiêu tổng tài sản hay tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
2.5.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
- Chỉ tiêu tài chính : Để xếp hạng chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng dựa vào 11 chỉ tiêu tài chính thuộc 4 nhóm chính : Nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cân nợ, nhóm chỉ tiêu sinh lời. Tuy nhiên những chỉ tiêu này còn chưa đầy đủ như thiếu chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời, hay vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng tài sản cố định…các chỉ tiêu chưa tạo được sử khác biệt và độ sâu phân tích các chỉ tiêu tài chính. Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau thì các chỉ tiêu thể hiện những ý nghĩa khác nhau. Không nên đánh đồng tất cả là một, như vậy dễ dẫn đến sự không chính xác trong CĐTD và XHKH. Ví dụ như : Đối doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng, thì tỷ trọng nợ ngắn hạn cao hơn tỷ trọng nợ dài hạn là một bất cập trong vấn đề sử dụng vốn. Nhưng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, khi mà hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn ngắn hạn thì tỷ trọng nợ ngắn hạn cao hơn tỷ trọng nợ dài hạn là một điều dễ hiểu.
- Chỉ tiêu phi tài chính gồm 5 nhóm chỉ tiêu chính : khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố bên ngoài, các đặc điểm hoạt động khác. Trong số các chỉ tiêu trên thì nhóm quan hệ với khách hàng, chỉ tiêu về trình độ quản lý là những chỉ tiêu phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của cán bộ chấm điểm tín dụng. Do đó khó có thể minh bạch, rõ ràng, dễ dẫn đến sai lệch
2.5.2.5 Việc áp dụng công nghệ vào công tác chấm điểm tín dụng
Hiện nay, Ngân hàng Công thương chưa có phần mềm chấm điểm tín dụng tự động bằng máy tính . Tất cả các thao tác chấm điểm sẽ được CBTD thực hiện một cách thủ công theo quy trình chấm điểm được ban hành. CBTD sẽ tự tính toán các chỉ tiêu tài chính, đối chiếu với phiếu điểm tín dụng để cho điểm và đánh giá, vì vậy rất có thể sẽ dẫn đến sai sót trong qua trình tính toán và cho điểm, ảnh hưởng đến điểm tổng hợp cuối cùng của khách hàng vay vốn.
Hầu hết công việc do cán bộ tín dụng thực hiện nên công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng mang tính chủ quan cao.
Một hệ thống chấm điểm tín dụng được coi là hoàn chỉnh khi nó phải có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin. Khi có phần mêm hỗ trợ xử lý dữ liệu đảm bảo cho việc truy cập, lưu trữ thông tin về khách hàng, vừa rút ngắn thời gian thẩm định tín dụng vừa tăng tính khách quan và chính xác trong việc ra quyết định cấp vốn.
CHƯƠNG 3:BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHTMCPCT– CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG
3.1.1 Định hướng chung
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng về chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phát triển Đất nước đến năm 2010 và 2020, yêu cầu phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam theo chỉ thị 275/BSCĐ của Ban cán sự Đảng Ngân hàng nhà nước Việt Nam về đề án cơ cấu lại NHCT VN giai đoạn 2001-2010 đã được chính phủ phê duyệt mục tiêu là: " Xây dựng NHCT VN thành tập đoàn tài chính- Ngân hàng với hai trụ cột chính là NHTM và ngân hàng đầu tư trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, tiêu chuẩn hóa các dịch vụ, giá trị ngân hàng và giá trị nguồn nhân lực, hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam, ngang tầm với khu vực và vươn xa tầm thế giới".
Để đạt được mục tiêu và định hướng đã đề ra, với những thời cơ thách thức như hiện nay, Ban lãnh đạo NHCT Việt Nam đã đưa ra những định hướng chiến lược cụ thể như sau:
Một là: Chiến lược tăng cường năng lực tài chính, phát triển mạng lưới, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh, cụ thể là: Tập trung nguồn lực củng cố và mở rộng hệ thống mạng lưới kinh doanh tăng cường năng lực tài chính, nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Duy trì vị thế thị phần phát triển, mở rộng hoạt động hiện tại trong lĩnh vưc ngân hàng bán lẻ và đẩy mạnh ngân hàng bán buôn.Bảo đảm đạt các chỉ số đánh giá hiểu quả kinh doanh và an toàn lao động, phát triển bền vững của NHCT VN như: phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ nợ xấu dưới 3% tổng dự nợ cho vay, chỉ số tỷ lệ an toàn tối thiểu (COOK) đạt từ 8% trở lên, ROA đạt mức 1%, ROE đạt mức 13- 15%.
Hai là: Chiến lược về chuẩn hóa mô hình tổ chức, quản trị điều hành và minh bạch hóa tài chính: Chuẩn hóa mô hình tổ chức, cơ chế quản trị, điều hành hệ thống phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường và chuẩn mực quốc tế. Phát triển Vietinbank thành tập đoàn Tài chính - Ngân hàng mạnh, hoạt động theo mô hình công ty mẹ con, đa sở hữu, kinh doanh đa ngành nghề, trong đó cốt lõi là NHTM, ngân hàng đầu tư và các dịch vụ tài chính. Lựa chọn và áp dụng các thông lệ Quốc tế tốt nhất vào mô hình tổ chức, quản trị, điều hành, quản lý và kiểm soát rủi ro. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về quản trị, điều hành kinh doanh quản lý kiểm soát rủi ro, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, đánh giá hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực Tài chính- Ngân hàng thế giới.
Ba là: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cải thiện căn bản chất lượng nguồn nhân lực. Từ năm 2009- 2015 sẽ tiếp tục cơ cấu lại nguồn nhân lực một cách mạnh mẽ, không tăng mà giảm số lượng, tăng chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực chuyên môn cao, đào tạo nhiều hơn các kiến thức nghiệp vụ của ngân hàng Quốc tế. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế động lực tiền lương, tiền thưởng theo nguyên tắc gắn lợi ích với trách nhiệm kết quả, năng suất, hiệu quả công việc của từng cán bộ Vietinbank.
Bốn là: Chiến lược đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể là tập trung đầu tư phát triển mạnh công nghệ thông tin ngân hàng, xây dụng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn và hiệu quả. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong lĩnh vực quản trị ngân hàng, kiểm soát rủi ro, phát triển sản phẩm dịch vụ mới. Coi công nghệ ngân hàng là yếu tố then chốt, là cơ sở nền tảng để phát triển, hội nhập tích cực với khu vực quốc tế.
3.1.2 Định hướng cụ thể
Thành công của việc thực hiện được định hướng chung ở trên phụ thuộc vào phấn lớn sự nỗ lực không ngừng trong toàn hệ thống NHCT Việt Nam từ Trụ sở chính đến từng Chi nhánh. Do đó, NHCT Hai Bà Trưng cũng đề ra các định hướng riêng cho mình, góp phần thực hiện chiến lược mà NHCT Việt Nam đã đề ra.
3.1.2.1 Nguồn vốn:
Tăng 38% (8.250 tỷ) Trong đó không kỳ hạn 400 tỷ (Số cuối năm, trong năm đạt bình quân số dư cuối tháng và giữa tháng chia 24 phải đạt 80% số cuối năm trở lên). Như vậy nếu vượt 100 tỷ nguồn trả lãi không kỳ hạn sẽ bù cho 500 tỷ có kỳ hạn không đạt kế hoạch:
- Kế toán: 5660 tỷ
- Khách hàng cá nhân: 1650 tỷ
- Khách hàng doanh nghiệp lớn: 410 Tỷ
- Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: 260 tỷ
- Chợ Hôm: 220 tỷ
- Vĩnh Hoàng: 50 tỷ
- Tổ thẻ: 50 tỷ
3.1.2.2 Dư nợ
Trụ sở chính giao 2.600 tỷ ( Phấn đấu trên 3500 tỷ):
Khách hàng doanh nghiệp lớn: 2.060 tỷ (phấn đấu 2.960 tỷ)
Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: 380 tỷ
Khách hàng cá nhân: 40 tỷ
Chợ Hôm: 100 tỷ
Vĩnh Hoàng: 20 tỷ
3.1.2.3 Về Tín dụng:
Tập trung giải ngân các dự án đã được ký kết theo tiến độ yêu cầu của chủ đầu tư như: Dự án lọc dầu Dung Quất, Đạm Cà Mau, Booooxxit…, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của Tập đoàn Than, khoáng sản được NHCT giao. Với mức tài trợ vốn rất lớn đã cam kết trong các hợp đồng tín dụng đã ký, về nguyên tắc trong năm 2010 sẽ không tiếp nhận và xem xét tài trợ với các dự án vay vốn trung dài hạn, trường hợp dự án có tính khả thi cao vốn tự tài trợ lớn, có đảm bảo bằng tài sản, có cam kết sử dụng trọn gói các sản phẩm dịch vụ (tiền gửi, thanh toán..), thì trình lãnh đạo cho ý kiến bằng văn bản trước khi tiếp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định. Phải rà soát đánh giá để giảm thấp và tiến tới chấm dứt quan hệ tín dụng đối với khách hàng kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính, quản trị điều hành yếu kém, SXKD không hiệu quả. Trong quý I các phòng phải chủ động phân tích đánh giá phân loại khách hàng doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất rút dần hoặc giảm thấp dư nợ đối với những khách hàng năng lực tài chính-quản trị-sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như của doanh nghiệp yếu. Đối với cho vay tiêu dùng, phải tuân thủ chặt chẽ chế độ. Nhiệm vụ trọng tâm của công tác tín dụng năm 2010 là sàng lọc khách hàng giữ vững và nâng cao chất lượng tín dụng, không để phát sinh nợ nhóm 2 và nợ xấu.
3.1.2.4 Phí Dịch vụ:
10,65 tỷ (Tăng 43% so năm 2009) mục tiêu phấn đấu là 15 tỷ ( bằng 203% thực hiện năm 2009).
- Khách hàng doanh nghiệp lớn: 1360tr
- Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: 3.400tr
- Kế toán: 3.940tr
-Chợ Hôm: 320tr -
- Vĩnh Hoàng: 100tr
- Tổ thẻ: 630tr
3.1.2.5 Thu nợ đã xử lý rủi ro:
32,264 tỷ (100% nợ đã xử lý rủi ro chưa thu của phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ).
3.1.2.6 Thẻ:
Thẻ ATM 13000, Tín dụng quốc tế 100, Đơn vị chấp nhận thẻ 10, số máy EDC 13
3.1.2.7 Lợi nhuận:
Phấn đấu 122 tỷ theo kế hoạch trụ sở giao
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG
3.2.1 Chú trọng xây dựng hệ thống thông tin một cách chuẩn xác
Mức độ chính xác của kết quả XHTD phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thông tin hiện có. Thế nhưng, trong quá trình thu thập và xử lý thông tin của ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, cần phải tìm ra những giải pháp để khắc phục tình trạng này. Một trong những giải pháp có thể là:
Đối với Nguồn thông tin từ doanh nghiệp cung cấp: Các báo cáo tài chính phải được kiểm toán. Chỉ chấp nhận thông tin được kiểm toán, khi ý kiến kiểm toán là: ý kiến chấp nhận toàn phần hoặc ý kiến chấp nhận từng phần.Còn những báo cáo đã được kiểm toán mà ý kiến đưa ra là: ý kiến từ chối, không thể đưa ra ý kiến, ý kiến không chấp nhận thì coi như báo cáo tài chính đó chưa kiểm toán. Chi nhánh có thể khuyến khích khách hàng cung câp thông tin nhanh chóng và chính xác bằng các chính sách ưu đãi. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp cung cấp BCTC có kiểm toán sẽ được ưu đãi về lãi suất cho vay và thời hạn trong những vay vốn sau.
Đối với nguồn thông tin từ NHNN: Chi nhánh cần xây dựng, cập nhập thông tin từ NHNN. Điều này giúp chi nhánh có được những thông tin cần thiết về tình hình khách hàng quan hệ tín dụng với các NHTM khác ra sao, từ đó giúp chi nhánh tránh được tình trạng một hồ sơ khoản vay của một khách hàng lại được vay tại nhiều NHTM. Hiện nay hệ thống CIC đã thu thập được hơn 800 nghìn hồ sơ khách hàng có quan hệ tín dụng tại các tổ chức tín dụng. Đây là một nguồn thông tin quy giá, chi nhánh nên khuyến khích các cán bộ thực hiện việc XHKH thu thập thông tin thêm từ hệ thống CIC.
3.2.2 Hoàn thiện hơn nữa quy trình xếp hạng doanh nghiệp
Quy trình xếp hạng doanh nghiệp tại chi nhánh đã khá chi tiết và khoa học.Tuy nhiên trong quá trình triển khai, vẫn gặp phải những hạn chế nhất định. Do đó, một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy trình xếp hạng như sau :
Đối với ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh : Để kết quả XHTD được chính xác thì công việc xác định ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh phải chính xác. Hiện nay, NHCTVN nói chung và chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng nói riêng đã phân loại ngành nghề theo 4 lĩnh vực hoạt động chính nói chung là hợp lý. Tuy nhiên để đảm bảo độ chính xác cho kế quả chấm điểm và XHTD hơn ữa thì nên phân tách các ngành nghề chi tiết thành nhiều nhóm căn cứ vào đặc điểm khác nhau giữa các nhóm.
Đối với việc xác định quy mô doanh nghiệp :Hiện nay, chi nhánh xác định quy mô doanh nghiệp dựa trên bốn tiêu chí chính : Nguồn vốn kinh doanh, doanh thu thuần, số lượng lao động và giá trị nộp ngân sách mà không nói đến quy mô tổng tài sản, nguồn vốn. Vì vậy, thiết nghĩ việc xác định quy mô doanh nghiệp nên bổ sung thêm chỉ tiêu tổng tài sản để công việc xác định quy mô được cụ thế, chính xác, và rõ ràng hơn.
3.2.3 Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu phân tích
Nhóm các chỉ tiêu chấm điểm phi tài chính sử dụng khá phức tạp. Trong đó, có những chỉ tiêu chưa thật sát với việc đo lường nguy cơ vỡ nợ, phá sản của doanh nghiệp như : Thời gian làm lãnh đạo doanh nghiệp của giám đốc, thu nhập từ xuất nhập khẩu. Một doanh nghiệp không có thu từ hoạt động xuất nhập khẩu không có nghĩa là doanh nghiệp đó hoạt động không hiệu quả và chỉ tiêu này sẽ là điểm số tín dụng giảm của khách hàng và giảm tính chính xác khi đưa ra quyết định của ngân hàng.
3.2.4 Triển khai và tổ chức hệ thống chấm điểm tín dụng
Ngân hàng nên đẩy nhanh quá trình đưa công nghệ thông tin, phầm mềm quản lý, lưu trữ thông tin về khách hàng vào công tác chấm điểm tín dụng
Thiết lập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, thông tin các doanh nghiệp cung cấp phải nhất thiết có đầy đủ cả bốn báo cáo tài chính : Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, và thuyết minh báo cáo tài chính. Để nâng cao độ chính xác và tin cậy thì các báo cáo naỳ, yêu cầu cần được kiểm toán và doanh doanh phải có đầy đủ bốn báo cáo trên. Thực tế, Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng, cán bộ tín dụng vẫn thực hiện chấm điểm tín dụng nếu không có đủ bốn bào cáo tài chính nêu trên (thiếu báo cáo lưu chuyển tiền tệ), và báo cáo chưa được kiểm toán vẫn được xem xét, chấm điểm.
3.2.5. Nâng cao trình độ cán bộ chấm điểm tín dụng
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đạo đức của cán bộ chấm điểm tín dụng rất quan trọng vì trong quy trình xếp hạng tín dụng, người xếp hạng phả nhập số liệu, đánh giá các thông tin có liên quan để chấm điểm khách hàng, có một số chỉ tiêu trong hệ thống phụ thuộc vào chủ quan của người đanh giá. Do vậy, trình độ và kinh nghiệm của người chấm điểm ảnh hưởng lớn tới kết quả chấm điêm tín dụng. Từ đó, Ngân hàng nên thường xuyên mở các lớp đào tạo cán bộ tín dụng để nâng cao kiên thức, khả năng phân tích, và nhạy bén trong công tác chấm điểm.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1 Đối với chính phủ
3.3.1.1 Đảm bảo môi trường kinh tế ổn định, góp phần đảm bảo hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng cấp cho nên kinh tế.
Môi trường kinh tế không ổn định sẽ gây cản trở cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm hiệu quả vốn vay ngân hàng, dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc trả nợ ngân hàng, khi đó kết quả chấm điểm mức độ rủi ro của doanh nghiệp sẽ không còn được chính xác nữa. Vì vậy Chính phủ cần có biện pháp nhằm đảm bảo về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước, cần điều chỉnh và tăng cường hiệu lực chính sách thuế, chính sách bảo hộ sản xuất trong nước.
3.3.1.2 Nhà nước cần sớm tạo môi trường pháp lý đồng bộ, ổn định cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại
Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Nhà nước cần có những cải cách trong việc xây dựng và điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô cũng như có sự điều chỉnh quy phạm pháp luật về ngân hàng. Cụ thể là sửa đổi các luật có liên quan như luật doanh nghiệp,luật thuế, luật đất đai...tạo hành lang pháp lý thông thoáng, an toàn và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
Cần ra quyết định về kiểm toán đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Việt Nam cần phải quan tâm hơn nữa trước thực trạng các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa có lòng tin với kiểm toán. Hiện Việt Nam đã gia nhập WTO, nên tất cả các báo cáo tài chính đều cần phải minh bạch để tạo uy tín, thương hiệu cho doanh nghiệp, và tạo lòng tin của Ngân hàng khi thực hiện chấm điểm tín dụng và đưa ra các phán quyết tín dụng. Để làm được điều này thì không gì hơn là Bộ Tài chính phải có những tuyên truyển, hướng dẫn các doanh nghiệp ý thức được tầm quan trọng của tính minh bạch và vai trò của kiểm toán đối với sự sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt là khi tiếp cận với nguồn vốn Ngân hàng. Phải làm cho mỗi doanh nghiệp thay đổi tư duy từ “bị” kiểm toán sang “được” kiểm toán.
3.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước
Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và thực hiện XHKH nội bộ tài ngân hàng : Trong bối cảnh hội nhập thế giới, việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quyết định là một trong những nhiệm vụ cấp cách mà NHNN cần nhanh chóng thực hiện nhằm đưa hoạt động ngần hàng tiến gần tới chuẩn mực chung của quốc tế.
Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng cần ban hành một cách đồng bộ, đầy đủ, các hướng dẫn nên rõ ràng hơn, chặt chẽ và nhất quán.
Nên đưa ra hướng dẫn cụ thể và tiêu chuẩn thống nhất cho ngân hàng trong việc xây dựng hệ thống xếp hạng khách hàng. Lâu nay, các hệ thống XHTD nội bộ do các NHTM tự lập và trình NHNN phêt duyệt, do vậy, tính tương đồng giữa các hệt thống định hạng đó sẽ không được bảo đảm. NHNN nên ban hành một hệ thống XHKH chuẩn theo điều 7 quyết định 493 để các NHTM làm cơ sở xây dựng hệ thống chấm điểm định hạng riêng phù hợp đặc điểm của từng ngân hàng.
Hoàn thiện, thúc đẩy hoạt động trung tâm thông tin tín dụng. Một số phần nhập số liệu trong XHTD của NHCT được lấy từ thông tin CIC nhưng vẫn còn một số hạn chế : Chất lượng thông tin không chính xác, lỗi thời, số lượng các tổ chức tín dụng mà khách hàng đang có quan hệ, dư nợ phát sinh qua hạn…có những điều trên do CIC thu động, trông chờ và ỷ lại vào nguồn thông tin từ NHTM cung cấp. Nếu các NHTM thiếu thiện chí cung cấp thì dễ dẫn đến sơ sài, làm lấy lệ. Vì thế NHNN cần :
Quyết định bắt buộc tất cả tổ chức tín dụng phải cung cấp thông tin khách hàng hàng tháng, hàng quý có CIC. Xử phạt thông tin sai, giả, chậm trễ.
Thông tin khách hàng vay vốn phải được thu thập toàn diện, đầy đủ và không ghới hạn bất kỳ mục vay nào.
CIC phân chia, quản lý khách hàng theo vùng, miền, ngành nghề kinh doanh. Từ đó dẫn đến việc tra cứu dễ dàng tránh nhầm lẫn, chồng chéo.
Phối hợp chia sẽ các thông tin với cơ quan thuế, cơ quan thống kế. Xây dựng đội ngũ chuyên viên có chất lượng, thực hiện thu thập xây dựng thông tin.
3.2.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam
- Ngân hàng Công thương Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thành hệ thống chấm điểm tự động. Ngân hàng nên đưa ra một mô hình cụ thể xác nhận các chỉ tiêu và trọng số được đưa ra trong mô hình chấm điểm và thường xuyên xác định lại giá trị các chỉ tiêu đó trong từng giao đoạn của nền kinh tế, phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh.
- Cần củng cố đổi mới và phát triển hệ thống thông tin tín dụng rộng khắp; Kiện toàn tổ chức hoạt động TTTD xây dựng đội ngũ chuyên gia xử lý, phân tích kinh tế chuyên sâu có trình độ, trách nhiệm đảm bảo chất lượng thông tin được xử lý, cung cấp kịp thời, chính xác có chiều sâu để thông tin thực sự mang tính dự báo, cảnh báo, ngăn ngừa rủi ro cho các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Công thương một cách hiệu quả nhất.
- Hỗ trợ cho các chi nhánh về cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức các buổi đào tạo nghiệp vụ, khuyến khích cán bộ tín dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng Công thương sử dụng thành thạo các quy trình nghiệp vụ hiện đại với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin.
KẾT LUẬN
Hệ thống chấm điểm tín dụng đang còn là vấn đề rất mới mẻ ở Việt Nam. Mặc dù đây chưa thể là một công cụ dự báo rủi ro tuyệt đối chính xác nhưng chấm điểm tín dụng là một yếu tố góp phần tạo ra sự thay đổi lớn trong thị trường cho vay các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn Ngân hàng. Việc phát triển mô hình chấm điểm tín dụng cho các khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ là một tất yếu cho sự tăng trưởng của các ngân hàng.
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng đang là một phương pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả mà các ngân hàng thương mại Việt Nam đang tiến hành xây dựng. Điều này có nghĩa là phát triển và hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam là một tất yếu cho quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng.
Chuyên đề đã nêu lên được thực trạng công tác chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hai Bà Trưng, những thành công mà ngân hàng đã đặt được như: Lượng hoá được các chỉ tiêu, tăng tính khách quan cho quá trình ra quyết định tín dụng, … Bên cạnh đó, công tác chấm điểm tín dụng của ngân hàng Công thương- Hai Bà Trưng vẫn đang cần phải khắc phục. Chuyên đề đưa ra một số đề xuất nhằm và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Công thương- Hai Bà Trưng.
Chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp là một vấn đề khá phức tạp và mới mẻ, mặc dù hết sức cố gắng nhưng do khả năng nghiên cứu, kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn nhiều hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của cô giáo hướng dẫn và các cán bộ Ngân hàng công thương – Hai Bà Trưng để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng- PTS. Nguyễn Văn Tiến
2,Giáo trình lý thuyết tiền tệ, chủ biên TS. Nguyễn Hữu Tài-NXB Thống kê
3, Ngân hàng thương mại, chủ biên PGS.TS Phan Thị Thu Hà
4, Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nguyễn Minh Kiều, Nxb Tài chính, Tp.HCM.
5, Sổ tay tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
6, Quy trình và nội dung chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng MS: QT.35.02
7
www.vietinbank.vn
www.taichinhvietnam.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25759.doc