Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Hạch toán tốt chi phí sản xuất giúp các nhà quản lý có được các thông tin chính xác, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi phí để tìm ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận. Do đó việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ngày càng trở lên quan trọng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.
Thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Dệt 10/10 tuy không dài nhưng đã giúp em hiểu sâu hơn những kiến thức đã học, bổ xung kiến thức thực tế. Về vấn đề quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành là một vấn đề phức tạp cả trong lý luận lẫn trong thực tiễn. Song được sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ ở phòng tài vụ cũng như các thầy cô trong khoa kế toán trường Đại học kinh tế quốc dân em đã hoàn thành bản chuyên đề thực tập này.
88 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Dệt 10/10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đoạn công nghệ:
+ Giai đoạn 1: là giai đoạn công nghệ sản xuất chế biến nguyên vật liệu chính (sợi) thành bán thành phẩm. Giai đoạn này bắt đầu từ công đoạn mắc sợi đến khi vải tuyn được đưa vào máy Văng sấy để định hình và kéo khổ vải. Và sản phẩm của giai đoạn này là vải tuyn thành phẩm ( Đây là nhiệm vụ của phân xưởng Dệt và phân xưởng Văng sấy).
+ Giai đoạn 2: là giai đoạn công nghệ sản xuất từ bán thành phẩm là vải tuyn tạo thành màn tuyn. Giai đoạn này bắt đầu từ khâu cắt màn đến khâu đóng gói (giai đoạn này diễn ra tại 2 phân xưởng Cắt và May).
Như vậy, tại Công ty, đối tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn công nghệ. Do đó, phương pháp hạch toán chi phí là theo giai đoạn công nghệ. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho được áp dụng ở Công ty là phương pháp kê khai thường xuyên.
2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty.
2.1. Tài khoản sử dụng:
Tại Công ty, để phục vụ công tác hạch toán, chi phí sản xuất được phân chia thành các khoản mục và được phản ánh trên các tài khoản tương ứng sau:
TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm trị giá nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu,...được dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm.
Nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty bao gồm:
Nguyên vật liệu chính là sợi Petex, 75D, 100D, 150D, 50D, sợi xanh, sợi hồng, sợi 68D/24F,...Những nguyên vật liệu chính này chủ yếu sử dụng trong phân xưởng Dệt để sản xuất ra bán thành phẩm là vải tuyn.
Nguyên vật liệu phụ: kim dệt, hoá chất tẩy vải,
Để phục vụ cho công tác phân tích và quản lý gía thành, TK 621 được chi tiết thành hai tiểu khoản:
TK 621.1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của phân xưởng Dệt và Văng sấy( Giai đoạn 1). Đây là các chi phí phát sinh trong giai đoạn 1, giai đoạn sản xuất bán thành phẩm là vải tuyn. Các chi phí này bao gồm các chi phí nguyên vật liệu về sợi, hoá chất dệt kim,..
TK 621.2: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của phân xưởng May và phân xưởng Cắt (Giai đoạn 2). Tài khoản này phản ánh các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh tại hai phân xưởng Cắt và May, do đó các chi phí nguyên vật liệu trong giai đoạn này là chỉ may, phấn gạch,... Việc quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tiến hành khá chặt chẽ theo nguyên tắc việc xuất dùng phải xuất phát từ yêu cầu sản xuất, nhiệm vụ sản xuất, hay nói đúng hơn là kế hoạch sản xuất
* TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản tiền phải trả cho công nhân sản xuất như lương, phụ cấp có tính chất lương, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ.
Do đặc điểm, tính chất sản xuất tại Công ty nên kế toán chi tiết TK 622 thành 2 tiểu khoản để có thể theo dõi được chi phí .
TK 622.1: Chi phí nhân công trực tiếp cho phân xưởng Dệt và phân xưởng Văng sấy(Giai đoạn 1)
TK 622.2: Chi phí nhân công trực tiếp cho phân xưởng Cắt và phân xưởng May(Giai đoạn 2).
* TK 627- Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung tại phân xưởng. Kế toán sử dụng TK 627 để hạch toán và tài khoản này được chi tiết thành các tiểu khoản:
TK 627.1- Chi phí nhân viên phân xưởng: là những khoản chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phục vụ ở phân xưởng.
TK 627.2- Chi phí vật liệu: là những chi phí về vật liệu xuất dùng để sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị dùng ở phân xưởng như: sơn chống rỉ, dầu mỡ,rẻ lau,.. và một số vật liệu dùng cho các hoạt động khác tại phân xưởng như keo dán, xà phòng kem, mực dấu đỏ,..
TK 627.3- Chi phí công cụ, dụng cụ: là chi phí về các công cụ, dụng cụ xuất dùng để phục vụ sản xuất chung tại phân xưởng như găng tay, quần áo bảo hộ lao động, rổ kim máy, ống nhựa, mũ choàng, vít, túi nilon, bao tải, dao cắt,...
TK 627.4- Chi phí khấu hao TSCĐ: đây là phần dịch chuyển giá trị TSCĐ vào chi phí sản xuất sản phẩm.
TK 627.7- Chi phí dịch vụ mua ngoài: đó là các khoản chi phí phải trả hàng tháng như tiền điện, nước, điện thoại,..
TK 627.8- Chi phí phí khác bằng tiền.
Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh, do đó các tài khoản trên còn được chi tiết theo từng phân xưởng.
2.2. Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần dệt 10/10.
a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Tại Công ty cổ phần dệt 10/10 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiểm tỷ trọng tương đối lớn trong gía thành sản phẩm, do đó việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí này có tầm quan trọng lớn trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất cho sản xuất sản phẩm.
Để có thể theo dõi, kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại các phân xưởng ở từng thời điểm, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh được ghi nhận riêng cho từng phân xưởng, sau đó mới tổng hợp.
Như đã trình bày ở trên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty được chia làm 2 loại:
Nguyên vật liệu chính bao gồm: các loại sợi như Petex, 75D, 50D, 100D,..
Nguyên vật liệu phụ bao gồm: kim dệt, hoá chất tẩy vải, thuốc nhuộm, dầu diezen, chỉ may,..
Các nguyên vật liệu được mã hoá, lập thành các danh mục để tiện cho việc quản lý. Và kế toán nguyên vật liệu tại Công ty sử dụng TK 152- Nguyên vật liệu để hạch toán và tài khoản này được chi tiết thành:
TK 152.1: Nguyên vật liệu chính.
TK 152.2: Nguyên vật liệu phụ.
Tại Công ty, nguyên vật liệu do phòng kinh doanh mua về theo kế hoạch hàng tháng của phòng Kế hoạch. Sau đó, phòng Kỹ thuật tiến hành kiểm tra chất lượng theo từng quy cách, mẫu mã, phẩm chất đã quy định để làm thủ tục nhập kho. Thủ kho thẻ kho để theo dõi tình hình nhập kho của từng loại nguyên vật liệu, còn kế toán mở sổ chi tiết vật liệu dựa trên các phiếu nhập kho.
Vật liệu xuất kho theo yêu cầu của các phân xưởng hay theo kế hoạch. Thủ kho xuất vật liệu theo phiếu xuất kho hạn mức do phòng kế hoạch lập dựa trên kế hoạch sản xuất hàng tháng hoặc phiếu xuất kho ngoài định mức theo nhu cầu sản xuất phát sinh.
Để cụ thể hoá tình hình thực tế ở Công ty, tôi xin trích dẫn phiếu xuất kho ngày 14 tháng 12 năm 2001 tại kho nguyên vật liệu Ngô Văn Sở như sau:
Biểu số 1 :
Công ty cổ phần dệt 10/10
Phiếu xuất kho số 667 Mẫu số 02 - VT
Ngày 14 tháng 12 năm 2001
Họ và tên người nhận hàng : Hoà -Phân xưởng May 2
-Lý do xuất kho
-Xuất tại kho : vật liệu Ngô Văn Sở
Nợ TK : 621.2 : 442.110
Nợ TK642.2 : 225.000
Nợ TK 627.2.44.500
Có TK152.2 : 509.110
STT
Tên,nhãn hiệu,quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
T. xuất
1
Túi nylon
C
50
50
450
22.500
2
Chỉ bằng 5000m
C
30
30
14.737
442.110
3
Vòng nhựa nhỏ
C
50
50
350
17.500
4
Xà phòng kem
kg
05
05
2.800
14.000
5
Xà phòng Omo
Kg
01
01
13.000
Cộng
509.110
Phụ trách cung tiêu Người nhận vật tư Thủ kho Người
Tại kho, thủ kho mở thẻ kho theo dõi tình hình nhập xuất vật tư theo số lượng, tính ra số tồn kho để đối chiếu với kế toán vật liệu.
Tại phòng kế toán, kế toán sẽ lấy số liệu ở cột đơn giá vật tư cuối quý trước trong sổ đối chiếu luân chuyển ( Biểu số 3) ghi vào cột đơn giá ở phiếu xuất kho, tính ra giá trị vật liệu xuất kho trên từng phiếu xuất. Phiếu xuất kho sẽ được tập hợp riêng theo từng kho và theo từng loại nguyên vật liệu. Cuối quý số tổng cộng trên các phiếu xuất sẽ được ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển. Công ty tính giá trị vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ trước.
Đơn gía bình quân vật liệu xuất kho
Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ
Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ
=
Giá trị nguyên vật liệu
Đơn gía bình quân vật liệu xuất kho
Số lượng vật liệu xuất kho
=
x
Đối với những vật liệu nhập và xuất liên tục và có gía cả ổn định ( ví dụ như bao bì đóng gói,...) thì kế toán tại Công ty áp dụng phương pháp tính gía đích danh. Tuy nhiên, phương pháp tính gía vật liệu xuất kho chủ yếu áp dụng tại Công ty vẫn là phương pháp bình quân cuối kỳ trước.
Biểu số 3 : Sổ đối chiếu luân chuyển
Tháng 12 năm 2001
Tên vật tư
Đơn vị tính
C1 - Q1
...
C2 – Q3
Nhập trong quý IV
Xuất trong quý IV
SL
GTrị
Z
SL
GTrị
SL
GT
Túi nylon
Chỉ trắng
Vòng nhựa nhỏ
Xà phòng kem
…….
C
C
C
Kg
....
1000
6000
1500
2200
......
450.000
88.422.000
175.000
6.160.000
.......
450
14.737
350
2.800
......
800
6500
1250
2000
......
360.000
95.790.500
437.5000
5.600.000
.......
Căn cứ vào các phiếu xuất kho và các định khoản trên phiếu xuất kế toán vào sổ phân bổ vật liệu ( Biểu số 4).
Biểu số 4: Sổ phân bổ vật liệu
Số phiếu xuất
Giá trị có TK 152.1 – Sợi
Nợ TK 621.1 – Sợi
TK khác 632
Số phiếu xuất
Giá trị có TK 152.2
Nợ TK 621.1 – Kim
621.1 – Hoá chất
621.1 – Dầu Diezen
621.2 - Chỉ may
131
9.981.768
9.981.768
381
20.110
20.110
465.400
.......
.........
...........
..........
........
.........
.........
.........
.........
.........
Tổng
3.384.450.347
3.383.984.947
465.400
877.248.955
70.872.574
150.781.450
469.108.670
41.156.358
TK 627.2
TK 641.2
TK 642.2
TK khác 632
Phiếu xuất
Gtrị 153
TK 627.3
TK 641.3
TK 642.3
Số phiếu
Gtrị 152.1 – Vải
TK 621.1 – Vải
......
249
10.329.780
10.329.780
390
1.429.150
1.429.150
........
...
......
.......
.......
......
.......
........
.......
.......
........
......
165.435.098
126.802.865
13.091.940
23.221.427
18.433.581
4.727.846
5.585.265
5.585.265
Cuối quý căn cứ vào các phiếu nhập, xuất kho vật liệu và các NKCT số 1, 2, 5, .... để lập bảng kê số 3 ( Biểu số 9). Đồng thời căn cứ vào sổ phân bổ vật liệu kế toán vật tư lập bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, CCDC (Biểu số 10)
Biểu số 5: Nhật ký chứng từ số 1
Quý IV năm 2001
TT
Ngày
Ghi có TK 111, ghi nợ các TK khác
Tổng
112
152 – Sợi
333.3
...
2/11
12.789.054
....
....
....
.....
.....
4/11
10.025.640
....
.....
.......
.....
.......
Cộng
36.161.010
27.730.110
....
Biểu số 6: Nhật ký chứng từ số 2
Quý IV năm 2001
TT
Ngày
Ghi có TK 112, ghi nợ các TK khác
Tổng
112
152 – Sợi
333.3
...
7/12
9.145.729
....
....
....
......
.....
14/12
6.758.234
....
.....
.......
.....
.......
Cộng
18.712.901
13.834.498
....
Biểu số 7: Nhật ký chứng từ số 5
Quý IV năm 2001
TT
Nhà cung cấp
Dư ĐK
Ghi có TK 331, ghi nợ các TK khác
Cộng có 331
Nợ
Có
112
152 – Sợi
152 – Vải
153
152 – NL,VL
...
Đài Loan
392.764.540
....
....
....
.....
.....
110.150.000
.....
210.987.600
.......
.....
.......
.....
194.650.000
.....
....
....
Cộng
3.722.768.086
5.585.265
23.631.941
885.383.064
Biểu số 8: Nhật ký chứng từ số 10
Quý IV năm 2001
TT
Diễn giải
Dư ĐK
Ghi có TK 141, ghi nợ các TK khác
Tổng
Nợ
Có
153
152 – Sợi
....
...
- Mua sợi 50Đ
5.121.045
.....
.....
......
.......
Cộng
17.021.154
......
....
Biểu số 9: Bảng kê số 3
Tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ dụng cụ ( TK 152, 153)
Quý IV năm 2001
Chỉ tiêu
TK 152 - Sợi
TK152 - Vải
TK 152.2 NLVL
TK 153 CCDC
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
I
Số dư đầu quý
466.296.821
52.989.418
3.415.638
II
Số phát sinh trong quý
3.822.393.261
5.585.265
899.217.562
23.631.941
Từ NKCT số 1 (Có TK 111)
36.161.010
Từ NKCT số 2 ( Có TK 112)
18.712.901
Từ NKCT số 5 ( Có TK 331)
3.722.768.086
5.585.265
885.383.064
23.631.941
(Có TK 413)
Thuế NK (Có TK 333.3)
27.730.110
13.834.498
Có TK 141
17.021.154
III
Cộng (I + II)
4.288.690.082
5.585.265
952.206.980
27.047.579
IV
Hệ số chênh lệch
V
Xuất dùng trong quý
3.384.450.347
5.585.265
877.248.955
23.221.427
VI
Tồn cuối quý
904.239.735
74.958.025
3.826.152
Số liệu trên bảng phân bổ được dùng để ghi vào bảng kê số 4 phần ghi nợ TK 621 ( Biểu số 26).
Sau đó số liệu trên bảng kê số 4 được dùng để ghi vào NKCT số 7 phần ghi có TK 621 ( Biểu số 27 A).
Căn cứ vào NKCT số 7 kế toán lấy số liệu ghi vào sổ cái TK 621 ( Biểu số 11)
Biểu số 11:
Số dư đầu năm
Nợ
Sổ cái
TK 621
Năm 2001
Có
-
-
Ghi Có TK đối ứng Nợ TK này
Quý I
....
Quý IV
TK 152
3.958.361.054
Cộng phát sinh Nợ
Có
3.958.361.054
3.958.361.054
Dư cuối quý Nợ
Có
Số liệu trên sổ cái sau đó được dùng để lập báo cáo tài chính định kỳ theo quý.
Ta biết Bảng kê số 3 chỉ dùng để tính gía nguyên vật liệu xuất kho, song Công ty không áp dụng gía hạch toán trong việc hạch toán nguyên vật liệu xuất kho do đó việc lập Bảng kê số 3 này là không cần thiết.
b. Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty cổ phần dệt 10/10 bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp ( tiền ăn trưa của cán bộ công nhân viên, tiền ăn giữa ca,..), BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.
Hiện nay doanh nghiệp đang áp dụng hai hình thức trả lương, đó là
Hình thức lương thời gian.
Hình thức lương sản phẩm.
+ Hình thức lương thời gian: đây là hình thức tính lương theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. Hình thức này áp dụng đối với những nhân viên không trực tiếp sản xuất.
Lương thời gian
Hệ số thang lương cấp bậc
Mức lương tối thiểu
Số ngày hưởng lương
26
x
x
=
Ngoài ra, các cán bộ công nhân viên hưởng lương cấp bậc còn được hưởng lương chênh lệch sản phẩm nếu trong kỳ doanh nghiệp đạt số lượng sản phẩm nhập kho cao, doanh thu bán sản phẩm lớn, lợi nhuân tích luỹ được nhiều.
Lương chênh lệch sản phẩm
Đơn gía chênh lệch sản phẩm
Hệ số chênh lệch sản phẩm
Số ngày làm việc thực tế cuả công nhân
Số ngày làm việc trong tháng
x
x
=
Phụ cấp trách nhiệm
Hệ số phụ cấp
Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định
=
x
Hình thức trả lương sản phẩm : là hình thức tiền lương tính theo khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành, đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho một sản phẩm.
Lương sản phẩm trong doanh nghiệp bao gồm: lương sản phẩm tập thể, lương sản phẩm cá nhân, lương sản phẩm luỹ tiến,.. tổ chức này áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất.
Hiện nay, lương sản phẩm được áp dụng đối với công nhân thuộc phân xưởng Dệt, Văng sấy, Cắt, May.
Để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, Công ty rất chú trọng việc trả lương luỹ tiến sản phẩm, tăng tiền bồi dưỡng ca đêm và các ngày nghỉ.
Ví dụ tại phân xưởng Cắt:
Màn MĐ01A (Màn đôi tuyn trơn): Nếu số lượng sản phẩm hoàn thành dưới 2800 cái thì đơn gía tiền thưởng tính theo sản phẩm là 160đ/cái; và tăng lên 240/cái nếu đạt từ 2800 cái trở lên.
Tiền lương ca đêm được tính như sau:
- Đốivới công nhân trực tiếp hưởng lương sản phẩm:
Đơn giá ca đêm = Đơn giá cả ngày x 130%
- Đốivới cán bộ công nhân viên hưởng lương thời gian:
Tiền lương ca đêm = Tiền lương cấp bậc ngày x 130%
Các khoản trích theo lương:
- BHXH trích 20% trên tiền lương cấp bậc của người lao động, không tính tới các khoản phụ cấp thường xuyên. Trong đó 15% do Công ty chịu và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, 5% người lao động chịu và trừ vào tiền lương.
- BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, viện phí, thuốc men,... cho người lao động. BHYT cũng được trích dựa trên tiền lương cấp bậc của công nhân, 2% do công ty chịu tính vào chi phí, 1% do người lao động chịu trừ vào lương.
- KPCĐ là nguồn kinh phí hoạt động cho công đoàn, khoản trích dựa trên tổng thu nhập thực tế của người lao động và tỷ lệ trích là 2% do công ty chịu và tính vào chi phí trong kỳ.
Hàng tháng, phòng Tổ chức tính tiền lương căn cứ vào số liệu thống kê ở các phân xưởng gửi lên về số lượng sản phẩm hoàn thành, bảng chấm công, bảng báo cáo kết quả lao động, phiếu nhập kho thành phẩm,...Nhân viên tính lương của phòng Tổ chức tính lương rồi chuyển sang phòng Tài vụ. Kế toán tiền lương căn cứ vào bảng tiền lương, bảng chấm công, lập bảng thanh toán lương ( Biểu số 12).
Sau đó dựa vào bảng thanh toán tiền lương bảng chấm công kế toán lập sổ tiền lương. Sổ phân bổ tiền lương được lập cho từng tháng sau đó tổng hợp lại để lên sổ phân bổ tiền lương cả quý ( Biểu số 13).
Sau khi lập sổ phân bổ tiền lương cả quý, kế toán lấy số liệu trên sổ này để lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( Biểu số 14).
Căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán ghi vào Bảng kê số 4 phần nợ TK 622 (Biểu số 26)
Số liệu trên Bảng kê số 4 là cơ sở để ghi NKCT số 7 phần ghi có TK 622 (Biểu số 27A) và sau đó số liệu trên NKCT số 7 dùng để ghi sổ cái TK 622 ( Biểu số 15).
Biểu số 15:
Sổ cái
TK 622
Năm 2001
Số dư đầu năm
Nợ
Có
-
-
Ghi Có TK đối ứng Nợ TK này
Quý I
....
Quý IV
TK 334
TK 338
TK 111
789.267.100
72.547.100
46.600.170
Cộng phát sinh Nợ
Có
908.414.370
908.414.370
Dư cuối quý Nợ
Có
Số liệu trên sổ cái TK 622 được dùng để lập các báo cáo tài chính theo quý.
d. Kế toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc phục vụ sản xuất trong phạm vi các phân xưởng. Công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất chung tại Công ty cổ phần dệt 10/10 được tiến hành như sau:
*Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng:
Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm các khoản tiền lương phải trả cho các cán bộ, nhân viên quản lý không trực tiếp tham gia sản xuất tại phân xưởng như quản đốc, phó quản đốc, nhân viên thống kê, thủ kho phân xưởng và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ.
Cũng giống như lương công nhân trực tiếp sản xuất, việc tính lương cho công nhân phân xưởng cũng được tiến hành theo một trình tự nhất định. Hàng tháng, kế toán căn cứ vào bảng tín lương, bảng chấm công,… do phòng Tổ chuyển sang để lập bảng thanh toán lương, sau đó lập sổ phân bổ tiền lương và cuối cùng căn cứ vào số liệu lập được trên sổ phân bổ tiền lương để lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Chi phí nhân viên phân xưởng của các phân xưởng được thể hiện trong (Biểu số 14: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH), sau đó số liệu trên Bảng phân bổ ghi vào Bảng kê số 4 – phần ghi nợ TK 627.1 ( Giống chi phí nhân công trực tiếp).
Tổng chi phí nhân viên phân xưởng trong quý:
Lương:
401.558.700
Các khoản trích theo lương:
36.910.700
Tổng
438.469.400
* Kế toán chi phí nguyên vật liệu.
Đây là các chi phí về vật liệu xuất dùng để sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị dùng ở phân xưởng.
Các nguyên vật liệu này cũng được hạch toán chi tiết giống như các nguyên vật liệu trực tiếp.
Căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu, kế toán vật tư ghi sổ phân bổ vật liệu, cuối quý lập bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, CCDC (Biểu số 10).
Quý IV năm 2001, chi phí vật liệu của các phân xưởng được phản ánh qua Biểu số 10 phần ghi nợ TK 627.2: Sau đó số liệu trên Bảng này sẽ được phản ánh tiếp vào Bảng kê số 4 ( Biểu số 26).
Chi phí nguyên vật liệu: 165.435.098
* Kế toán chi phí công cụ, dụng cụ.
Chi phí công cụ, dụng cụ cho sản xuất bao gồm các chi phí về dụng cụ như: bảo hộ lao động, bàn, kim, dao, mũi khoan, kéo,..Xuất dùng cho các phân xưởng để đảm bảo sản xuất sản phẩm.
Giá CCDC xuất kho được tính theo phương pháp bình quân cuối quý trước. Trình tự ghi sổ giống như hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Căn cứ vào phiếu xuất kho CCDC kế toán vật tư ghi sổ phân bổ vật liệu, cuối quý kế toán lập bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, CCDC (thể hiện trong Biểu số 10).
Trong quý IV năm 2001 chi phí CCDC của các phân xưởng được phản ánh qua biểu số 10 phần ghi nợ TK 627.3; số liệu trên sổ này được ghi tiếp vào Bảng kê số 4 phần ghi nợ TK 627.3 ( Biểu số 26).
Chi phí CCDC: 18.493.581
* Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất.
TSCĐ dùng cho sản xuất như máy dệt tuyn hoa, tuyn trơn thuộc hai phân xưởng Dệt I và Dệt II, máy Văng sấy, máy may công nghiệp, các thiết bị phục vụ sản xuất, nhà xưởng,..Kế toán căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và thời gian hữu dụng của từng loại tài sản tương ứng mà tính khấu hao trong năm theo phương pháp khấu hao đều.
Mức khấu hao hàng quý
Nguyên giá
Tỷ lệ khấu hao
4
=
x
Để theo dõi tình hình tăng giảm của TSCĐ, kế toán sử dụng nhật ký chứng từ số 9 và số 11.
NKCT số 11(Biểu số 16) theo dõi biến động tăng của TSCĐ
Biểu số 16:
NKCT số 11
Quý IV năm 2001
TT
Chứng từ
Tên TSCĐ
Ghi nợ TK 211, Ghi có các TK
SH
NT
Tổng cộng
TK 331
TK 111.1
TK 141
1
PN 131
27/11/01
Máy in
23.102.224
23.102.224
..
...
...
Biểu số 17:
NKCT số 9
Quý IV năm 2001
TT
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Có TK 211, Ghi Nợ các TK
Cộng có TK 211
SH
NT
214
821
222
...
Máy biến áp 320KVA
18.737.400
18.737.400
..
...
...
Việc tính khấu hao TSCSĐ được theo trên sổ khấu hao TSCĐ(Biểu số 18)
Biểu số 18: Khấu hao TSCĐ
Năm 2001
TT
Loại và tên tài sản
Nơi sử dụng
Nước sản xuất
Năm sử dụng
Nguyên giá
GT còn lại
Hao mòn
Tỷ lệ KH 2001
Mức khấu hao năm 2001
Khấu hao lũy kế
Tổng
QuýI
...
Quý IV
I
Nhóm nhà cửa, vật kiến trúc
1
Nhà PX cắt may
VN
1954
609.792.000
60.814.964
548.977.036
11
55.435.636
13.858.909
604.412.672
...
...
...
IV
Nhóm dụng cụ VP
V
Cộng(I+ II+ III+ IV)
VI
TSCĐ tăng trong năm
1
...
...
VII
TSCĐ giảm trong năm
1
...
...
VIII
(V+VI-VII)
Dựa vào số liệu trên sổ khấu hao TSCĐ, cuối quý kế toán lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ( Biểu số 19).
Biểu số 19 : Bảng tính và phân bổ khấu hao
Quý IV năm 2001
Stt
Chỉ tiêu
Tỷ lệ khấu hao
Nơi sử dụng
Toàn doanh nghiệp
TK 627- CFSXC
TK 641
TK 642
TK 214
TK 335
Nguyên giá
Khấu hao
Phân xưởng
Cộng
715.405.996
35.528.904
Trong quý IV/2001, việc tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được thể hiện qua biểu số 19.
Số liệu trên bảng tính và phân bổ khấu hao được ghi tiếp vào Bảng kê số 4 phần ghi Có TK 214( Biểu số 26).
* Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm chi phí về điện, nươc, chi phí về tiền thuê máy móc phục vụ sản xuất,..
Căn cứ vào các hóa đơn tiền điện, nước, tiền điện thoại,... kế toán ghi vào các NKCT liên quan.
Biểu số 20: NKCT số 5
Quý IV năm 2001
STT
Nhà cung cấp
Dư đầu kỳ
Ghi Có TK 331, Nợ các TK khác
Cộng Có TK 331
Nợ
Có
152
627.7
...
1
Điện lực
8.105.900
.....
....
Cộng
648.969.400
Số liệu trên NKCT số 5 được ghi vào Bảng kê số 4 phần số liệu phản ánh trên NKCT số 5 (Biểu số 26).
* Chi phí bằng tiền khác.
Chi phí bằng tiền khác là các khoản chi phí phát sinh ngoài dự kiến kế hoạch mà Công ty phải chi ra với mục đích phục vụ sản xuất các phân xưởng.
Căn cứ vào các chứng từ chi tiền mặt, giấy thanh toán tạm ứng.... kế toán ghi vào các NKCT tương ứng và Bảng kê.
Biểu số 21: NKCT số 1
Quý IV năm 2001
STT
Ngày
Ghi Có TK 111, ghi Nợ các TK khác
Tổng
112
627.8
...
27/11
10.670.800
....
Tổng
55.370.649
Biểu số 22: NKCT số 2
Quý IV năm 2001
STT
Ngày
Ghi Có TK 112, ghi Nợ các TK khác
Tổng
111
627.8
...
28/11
9.957.600
....
Tổng
46.050.234
Biểu số 23: NKCT số 10
Quý IV năm 2001
STT
Ngày
Ghi có TK 138, ghi Nợ các TK
Ghi có TK 141, ghi Nợ các TK
......
627.8
....
Cộng nợ TK
627.8
...
Cộng nợ TK
20/11
5.650.780
25/11
1.020.850
..
.....
.....
Tổng
12.287.500
9.636.810
Biểu số 24: Bảng kê số 6
Tập hợp chi phí trả trước (TK 142)
Quý IV năm 2001
STT
Diễn giải
Số dư đầu kỳ
Ghi Có TK 142, ghi Nợ các TK
....
Nợ
có
627.8
...
Sửa chữa máy dệt
14.750.000
Tổng
50.000.000
Số liệu trên các NKCT và Bảng kê được ghi vào Bảng kê số 4 phần phản ánh trên TK 142, các NKCT 1, 2, 10 (Biểu số 26)
Số liệu trên Bảng kê số 4 được chuyển vào NKCT số 7 (Biểu số 27A) phần ghi có TK 627.
Căn cứ vào số liệu trên NKCT số 7, kế toán ghi sổ cái TK 627(Biểu số 25).
TK 627
Năm 2001
Biểu số 25: Sổ cái
Số dư đầu năm
Nợ
có
--
--
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Quý I
....
Quý IV
141
9.636.810
...
Cộng phát sinh Nợ
Có
2.160.121.668
2.160.121.668
Số dư cuối quý Nợ
Có
Số liệu trên sổ cái TK 627 được dùng để lập các báo cáo tài chính định kỳ theo quý.
d. Kế toán tổng hợp chi phí:
Sau khi tiến hành tính toán phân bổ và tập hợp chi phí sản xuất theo ba khoản mục: chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Kế toán lập Bảng kê số 4 ( Biểu số 26). Số liệu trên Bảng kê số 4 sẽ được chuyển vào các cột phù hợp của phần 1 NKCT số 7 (Biểu số 27A). Số liệu trên NKCT số 7 – TK 154 được chuyển vào sổ cái TK 154 (Biểu số 28). Căn cứ vào số liệu trên sổ cái TK 154 kế toán trưởng lập báo cáo về tình hình chi phí phát sinh trong kỳ và lập các báo cáo tài chính định kỳ theo quý.
Biểu số 28:
Bộ, Tổng cục,...
Đơn vị: CTCP Dệt 10/10
Sổ cái
TK 154
Năm 2001
Số dư đầu năm
Nợ
Có
3.902.567.300
Ghi có các TK đối ứng Nợ
Ghi có các TK đối ứng
Quý I
..
Quý III
Quý IV
Cộng
621
3.958.361.054
622
907.414.370
627
2.160.121.668
Cộng phát sinh
Nợ
Có
7.025.897.092
7.781.141.469
Số dư cuối kỳ
Nợ
Có
3.604.640.000
2.849.395.623
e. Đánh gía sản phẩm dở dang:
Bước cuối cùng trong công tác hạch toán chi phí và tính gía thành sản phẩm là ánh gía sản phẩm dở dang. Đây là công việc khá phức tạp và quan trọng vì nó ảnh hưởng tới tính chính xác của gía thành sản phẩm. Do vậy, cần phải đánh gía sản phẩm dở dang ở từng giai đoạn chế biến và phải có phương pháp đánh giá phù hợp mới đảm baỏ tính chính xác trong công tác tính gía thành .
Để đánh giá sản phẩm làm dở, kế toán gía thành của Công ty căn cứ vào định mức kỹ thuật, quy trình công nghệ của dây chuyền sản xuất, quyết toán vật tư của kiểm kê tổng hợp phần giá trị làm dở của từng dây chuyền công nghệ.
Sản phẩm dở dang được xác định ở từng phân xưởng sản xuất:
Phân xưởng Dệt: là sợi đang mắc trên Bôbin chưa dệt thành vải mộc.
Phân xưởng Văng sấy: là vải mộc, vải xử lý chưa hoàn thành bước công nghệ để trở thành vải tuyn.
Phân xưởng Cắt: là vải tuyn, màn tuyn chưa cắt xong.
Phân xưởng May: là màn tuyn chưa may xong.
Sau đó căn cứ vào số liệu tập hợp trong kỳ tính ra tỷ lệ của mỗi khoản mục trong tổng chi phí và từ đó tính toán giá trị của mỗi khoản mục chi phí trong giá trị sản phẩm dở dang.
* Công tác tính gía thành sản phẩm dở dang quý IV năm 2001.
Căn cứ vào báo cáo kiểm kê về khối lượng dở dang của nhân viên thống kê ở các phân xưởng gửi lên và định mức kỹ thuật của từng giai đoạn công nghệ trong dây chuyền sản xuất, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất dở dang quý IV năm 2001 như sau:
Biểu số 29: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất dở dang
Quý IV năm 2001
Phân xưỏng
Số lượng sản phẩm dở dang đang trên dây chuyền
Đơn vị
Đơn giá
Trị giá sản phẩm dở dang
1.Phân xưởng Dệt
15.075,17
KG
25.574,4
385.538.580
2. Phân xưởng Văng sấy
-Vải mộc
40.000
KG
33.214,5
1 328.580.000
- Vải xử lý
7.269,41
KG
35.500
258.064.055
3. Phân xưởng Cắt
- Vải tuyn
10.970
M
30.000
329.100.000
- Màn tuyn
10.343
Cái
30.000
310.290.000
4. Phân xưởng May
-MĐ01
4.540
Cái
31.613
143.523.020
-MC
3.050
Cái
20.000
61.000.000
- Màn xuất khẩu
1.020
Cái
15.000
15.300.000
- Rèm
4.500,01
Cái
4.000
180.000.040
Cộng
2.849.395.623
Qua bảng trên ta thấy gía trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định bằng tích số giữa khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ với đơn gía định mức sản phẩm dở của từng phân xưởng.
Đơn giá sản phẩm dở dang tại Công ty được tính theo định mức chi phí. Định mức này do phòng kỹ thuật lập dựa trên các định mức tiêu hao xác định được. Kế toán dựa vào định mức này và các báo cáo thống kê của các phân xưởng gửi lên để tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Tại Công ty, đơn gía này được xác định như sau:
- Phân xưởng Dệt: Đơn giá định mức theo nguyên vật liệu chính (sợi). Giá bình quân 1 kg sợi là 22680đ.
Theo tính toán của phòng Kỹ thuật thì để có được 1kg vải tại giai đoạn này thì cần phải tiêu hao 1kg sợi và các yếu tố khác. Các yếu tố này chiếm trung bình là 20% chi phí sợi( 40536/22.680) với định mức như sau:
Biểu số 30: Bảng định mức tiêu hao tại phân xưởng Dệt
Chỉ tiêu
Định mức(đ)
Vật liệu phụ, kim dệt, xăng dầu, rẻ đông xuân:
Vật liệu khác theo định mức kỹ thuật
Lương+ thưởng ( tại hai công đoạn dệt và mắc)
BHXH, BHYT, KPCĐ
Điện
Khấu hao
232
270
2110
535
966
495
Tổng cộng
4.608
Tại kỳ này, theo tính toán thì mức độ hoàn thành của các sản phẩm dở dang tại kỳ này là 55% tổng chi phí chế biến khác tính cho 1kg vài được dệt trong công đoạn này. Từ đây, ta có thể tính được đơn giá sản phẩm dở dang tại phân xưởng Dệt là:
22.680 + 4.608 x 55% = 25.574.4( đồng)
Phân xưởng Văng sấy: do đặc điểm quy trình công nghệ nên sản phẩm dở dang tại phân xưởng Văng sấy được chia ra làm 2 loại:
Vải mộc
Vải xử lý
Đơn giá định mức được tính theo chi phí hoàn thành bước trước chuyển sang + % chi phí dở dang so với định mức chi phí chế biến hoàn thành bước này.
Biểu số31 : bảng đơn giá định mức tiêu hao
Chỉ tiêu
Đơn giá định mức (đ)
Tiền lương+ tiền thưởng
BHXH, BHYT, KPCĐ
Điện: 3kw/kg x 810
Hoá chất khác
Khấu hao
1.400
500
2.430
1655
200
Tổng cộng
6.185(100%)
Tại thời điểm cuối kỳ, chi phí chế biến của sản phẩm dở dang theo ước tính chiếm 90% chi phí chế biến của sản phẩm hoàn thành theo định mức.
+ Đối với sản phẩm dở dang là vải mộc:
Đơn giá = 25.574,4+25.574,4 x 20% +90% x 60185 = 33.214,5
Tương tự đối với vải xử lý ta có thể xác định được đơn giá sản phẩm dở dang và các phân xưởng tiếp theo:
Phân xưởng cắt: Đơn giá định mức đánh giá theo vải mộc, vải xử lý cộng với định mức % chi phí chế biến tại phân xưởng cắt.
Phân xưởng May: Đơn giá định mức đánh giá theo vải tuyn cộng với định mức chi phí chế biến ở phân xưởng may.
Theo số liệu thống kê sản phẩm dở dang cuối kỳ thì tổng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 2.849.395.623 đồng
3. Thực tế tính gía thành tại Công ty cổ phần dệt 10/10.
Đối tượng tính gía thành .
Xác định đối tượng tính gía thành là công việc đầu tiên trong công tác tính gía thành tại bất kỳ doanh nghiệp nào. Như đã giới thiệu ở trên, nhiệm vụ sản xuất của Công ty là sản xuất ra các loại màn bán ra thị trường. Bên cạch đó như ta đã biết, Công ty sản xuất theo dây chuyền khép kín, tức là từ khâu dệt vải đến khâu cắt và may để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các loại màn tuyn. Và dây chuyền công nghệ được chia ra làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: sản xuất Vải tuyn ( bán thành phẩm)
Giai đoạn 2: sản xuất ra các sản phẩm là các loại màn tuyn, lưới, rèm cửa,..từ vải tuyn chuyển sang.
Mặc dù kết thúc giai đoạn một, sản phẩm là vải tuyn có thể đem bán, nhưng thực tế lượng vải tuyn sản xuất ra để bán là rất ít và chủ yếu nó trở thành nguyên liệu đầu vào cho giai đoạn 2 để sản xuất ra các loại màn tuyn hay các loại rèm che,.. Do đó, đối tượng tính gía thành tại Công ty là các loại màn tuyn, màn lưới, rèm che,..
Tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10, việc tính gía thành được hạch toán theo quý.
Phương pháp tính gía thành .
Căn cứ vào đặc điểm dây chuyền công nghệ, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm, kế toán áp dụng kết hợp hai phương pháp tính gía thành là phương pháp trực tiếp và phương pháp tổng cộng định mức chi phí gía thành các công đoạn theo sản lượng thực tế.
Tại Công ty hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ có nghĩa là chi phí phát sinh ở giai đoạn công nghệ nào thì được tập hợp theo giai đoạn công nghệ đó. Cuối quý, sau khi tập hợp được tổng chi phí phát sinh trong kỳ, xác định được sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán gía thành lập bảng tổng hợp gía thành của toàn bộ sản phẩm trong Công ty.
Biểu số 32: Bảng tổng hợp gía thành
Quý IV năm 2001
Khoản mục chi phí SXKD
Dở dang đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
Dở dang cuối kỳ
Gía thành sản phẩm, dịch vụ trong kỳ
Gía thành
Tỷ trọng(%)
CFNVLTT (TK 621)
20030.854.176
3.958.361.054
1.605.349.495
4.383.865.735
56,34
CFNCTT
(TK 622)
465.359.024
907.414.370
367.856.975
1.604.916.419
12,91
CFSXC
(TK 627)
1.108.426.800
2.160.121.668
876.189.153
2.392.359.315
30,75
Cộng
3.604.640.000
7.025.897.092
2.849.395.623
7.781.141.469
100
Để dễ hình dung, em xin trích ví dụ về phương pháp tính gía thành một loại sản phẩm chính trong Công ty là màn đôi tuyn trơn (MĐ01).
Để tính được gía thành đơn vị từng sản phẩm thì kế toán phải dựa vào các định mức kỹ thuật và các báo cáo thống kê của phòng kỹ thuật và các phân xưởng gửi cho.
Riêng đối với tiền công may màn, kế toán hạch toán chi tiết cho từng loại màn, sau đó tính ra đơn gía tiền công để may một chiếc màn.
Gía thành sản phẩm MĐ01 bao gồm các chi phí sau:
Biểu số33 :
Chỉ tiêu
Đơn giá (đ/cái)
Vải tuyn ( 2.810 x 10.5m)
Công cắt, may
Kim chỉ may
Khấu hao + điện+ chi phí khác
29.505
5.600
255.45
590
Cộng
35.950,45
Theo kiểm kê trong quý thì số lượng màn MĐ01 hoàn thành nhập kho trong kỳ là 74.672 cái. Như vậy, ta có tổng gía thành sản phẩm sản xuất trong kỳ là:
74.672 x 35.950,45 = 2.684.492.002
Sau đó, kế toán lấy tổng gía thành của màn MĐ01 chia cho tổng gía thành sản xuất của tất cả các loại sản phẩm trong kỳ để tính ra % chi phí sản xuất của sản phẩm MĐ01 so với tổng chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp.
2.684.492.002
T(%) = = 34,5%
7.781.141.469
Tỷ lệ này, ta tính ra tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ cũng như chi phí dở dang cuối kỳ của sản phẩm MĐ01.
CFNVLTT phát sinh = 34.5% x 3.958.361.054 = 1.365.634.564
CPNCTT phát sinh = 34,5% x 907.414.370 = 313.057.958
CFSXC phát sinh = 34,5% x 2.160.121.667 = 745.241.975
Đối với chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ ta cũng tính theo tỷ lệ này được kết quả theo bảng sau:
Biểu số 34 : Thẻ tính gía thành
Tên sản phẩm, dịch vụ: MĐ01
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ: 74.672
Khoản mục chi phí sản xuất
Chi phí dở dang đầu kỳ
Chi phí phát sinh trong kỳ
Chi phí dở dang cuối kỳ
Gía thành sản phẩm
Tổng gía thành
Gía thành đơn vị
TK 621
700.644.691
1.365.634.564
553.845.576
1.512.433.679
20.254,36
TK 622
160.548.863
313.057.958
126.910.656
346.696.165
4642,92
TK 627
382.407.246
745.241.975
302.285.258
825.363.962
11053,19
Cộng
1.243.600.800
2.423.934.497
983.041.490
2.684.493.807
35.950,47
Tương tự đối với các sản phẩm khác của Công ty, kế toán cũng tính gía thành theo cách này.
Chương III
Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành tại Công ty cổ phần dệt 10/10
I. Nhận xét chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm tại Công ty cổ phần dệt 10/10.
Trải qua gần 30 năm xây dung và trưởng thành, Công ty cổ phần dệt 10/10 đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như sản xuất. Mỗi bước tiến của Công ty đều ghi dấu những cố gắng, nỗ lực của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong
Công ty. Trong suốt những năm hoạt động, Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng năm sau tăng so với năm trước từ 10-20%. Bên cạch những kết quả đạt được, Công ty cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Để có thể tồn tại trong giai đoạn mới, Công ty không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm và kết quả là sản phẩm của Công ty đã được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2001. Và đặc biệt đầu năm 2002 Công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 2001. Hơn nữa, năm 2000 Công ty đã chính thức được cổ phần hoá. Đó là thành quả đồng thời cũng là một động lực lớn để Công ty ngày càng phát triển.
Cùng với sự phát triển của Công ty, bộ máy kế toán của công ty đã không ngừng hoàn thiện. Trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán ngày càng được nâng cao. Phòng kế toán của Công ty gồm có 6 người được tổ chức theo hướng tập trung, nhiệt tình trung thực, có kinh nghiệm , lại được bố trí công việc hợp lý phù hợp với khả năng từng người nên công tác kế toán được tiến hành rất trôi chảy. Công tác kế toán được bố trí rất chặt chẽ, xuyên suốt giúp cho công việc được phối hợp nhịp nhàng ăn khớp với nhau, tạo khả năng kiểm tra, giám sát xử lý thông tin kịp thời, đồng thời cung cấp nhanh, đầy đủ, chính xác thông tin tài chính- kế toán cho ban lãnh đạo Công ty.
Công ty cổ phần dệt 10/10 được xếp vào loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn. Bên cạch đó, công việc kế toán của Công ty vẫn là được tiến hành thủ công. Mặt khác, các nghiệp vụ phát sinh khá lớn và khá phức tạp nên yêu cầu phải có sự chuyên môn hoá lao động kế toán. Do đó, Công ty hạch toán theo hình thức sổ Nhật ký- chứng từ là rất phù hợp. Việc ghi sổ theo hình thức này giúp cho kế toán công ty kết hợp chặt chẽ việc ghi chẹp các nghiệp vụ phát sinh theo thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ đó theo nội dung kinh tế. Từ đó giúp phân loại, hệ thống hóa và xác định nội dung kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách dễ dàng.
Tiền lương của công nhân được tính toán hợp lý, kết hợp được hai hình thức trả lương: trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. Việc tính lương theo hai hình thức này vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động, gắn chặt trách nhiệm của người lao động với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, vừa có điều kiện theo dõi tỷ trọng chi phí tiền lương theo hai hình thức này để từ đó phân tích, tìm giải pháp hạ gía thành .Ngoài ra việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với lao động trực tiếp còn khuyến khích công nhân hăng hái lao động, tiết kiệm chi phí, đảm bảo tốt chât lượng sản phẩm đồng thời sử dụng hết công suất máy móc, thiết bị và đảm bảo chế độ tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.
Một trong những nguyên tắc quan trọng trong hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm là tính phù hợp. Do đó, việc xác định đối tượng hạch toán chi phí phù hợp là công việc đầu tiên và rất quan trọng. Tại Công ty dệt 10/10, do đặc điểm sản xuất theo dây chuyền khép kín và chia làm hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất tạo ra bán thành phẩm là vải tuyn, giai đoạn hai sản xuất ra các loại màn, rèm,… từ các bán thành phẩm là vải tuyn. Do đó, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ là rất hợp lý. Đây là một nhân tố quan trọng giúp cho việc tổ chức tôt công tác kế toán từ khâu ghi chép ban đầu đến khâu tổng hợp số liệu.
II. Những tồn tại và phương hướng hoàn thiện.
Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu về Công ty cổ phần dệt 10/10, tôi nhận thấy rằng bên cạch những ưu điểm thì trong Công ty vẫn còn tồn tại cần khắc phục, đặc biệt là công tác tính gía thành sản phẩm.
Nếu nhìn lên bảng tổng hợp gía thành thì ta có thể thấy rất rõ chi phí của nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng khá lớn. Bởi vì chi phí nguyên vật liệu của Công ty cơ bản tập trung vào chi phí mua sợi và hiện nay Công ty đang thực hiện mua sợi của một nhà cung cấp. Mua sợi tập trung của một nhà cung cấp tuy Công ty kiểm soát được chất lượng của sợi song như vâỵ sẽ dẫn đến Công ty lệ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cầp, không chủ động được nguồn nguyên liệu để sản xuất, dẫn đến tình trạng bị ép giá và điều đó đã được khẳng định trong thời gian qua, giá sợi nhiều lần bị đẩy lên cao, ảnh hưởng tới giá thành.
Công ty không lập kế hoạch giá thành, do đó việc phân tích, đánh giá và xác định trọng tâm của quản lý và những biện pháp tích cực để phấn đấu, tiết kiệm chi phí, hạ gía thành gặp nhiều khó khăn. Kế hoạch gía thành là khâu trung tâm của công tác quản lý, vì vậy phát huy tốt vai trò của kế hoạch gía thành trong quản lý sẽ làm cho công tác quản lý có hiệu quả hơn. Do đó, theo tôi Công ty nên tiến hành lập kế hoạch gía thành sao cho sát thực tế.
Chi phí nhân công trực tiếp là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu gía thành sản phẩm của Công ty. Tuy nhiên, hiện nay Công ty chưa trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí mặc dù theo số liệu của phòng Tổ chức thì số công nhân nghỉ phép theo quý là tương đối nhiều. Điều này có ảnh hưởng đến sự biến động gía thành giữa tháng sản xuất có số công nhân nghỉ phép nhiều và những tháng có số công nhân nghỉ phép ít. Như vậy, muốn đảm bảo gía thành được tính chính xác, Công ty nên phản ánh chi phí này.
Hiện nay, Công ty tính chung tiền điện vào chi phí sản xuất kinh doanh mà không tách thành các phần riêng: chi phí phục vụ sản xuất, chi phí phục vụ cho các phòng ban,… làm ảnh hưởng đến giá thành. Chi phí về điện của Công ty hiện nay tăng lên khá nhiều so với những năm về trước. Nguyên nhân một phần là do Công ty lắp thêm 56 máy điều hòa nhiệt độ ở hai phân xưởng Dệt I và Dệt II. Hơn nữa, Công ty chưa thiết lập một định mức tiêu hao cho các phân xưởng này và chưa lắp đặt hệ thống công tơ điện. Do vậy, việc lãng phí điện là không tránh khỏi, vấn đề này theo tôi, Công ty cần xem xét lại, cần quản lý chặt chẽ khoản chi phí này hơn, sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí để giảm bớt chi phí, hạ thấp giá thành.
Hiện nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang dần vi tính hoá công tác quản lý số liệu và việc ứng dụng các phần mền tin học vào kế toán đang rất phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên, Công ty cổ phần dệt 10/10 vẫn chưa sử dụng phần mềm kế toán, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin kế toán một cách nhanh chóng. Đứng trước thực tế đó, Công ty cần phải nhanh chóng có những đổi mới để theo kịp sự phát triển của xã hội và đáp ứng các yêu cầu quản lý trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay.
Theo tôi, phương pháp tính gía thành tại Công ty hiện nay chưa thật phù hợp nên có thể dẫn tới việc gía thành được tính ra chưa được chính xác. Do đó, Công ty cần xem lại phương pháp tính gía thành sản phẩm sao cho phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ của Công ty để luôn luộ có được chỉ tiêu gía thành chính xác.
Tại Công ty cổ phần dệt 10/10, công tác phân tích, đánh gía hoạt động kinh doanh còn rất sơ sài và chưa thực sự được chú trọng. Trong khi đó thị trường thì biến đổi một cách liên tục và Công ty có không ít những biến động. Do đó, theo tôi Công ty cần chú trọng hơn vào công tác này.
III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm tại Công ty cổ phần dệt 10/10.
Để công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm ở Công ty ngày càng có hiệu quả, thì kế toán cần phải phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
Thông qua những đánh giá ở phần I, tôi nhận thấy rằng trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm tại Công ty tuy còn tồn tại những nhược điểm nhưng những nhược điểm đó hoàn toàn có thể khắc phục được nếu tìm ra giải pháp đúng đắn, hợp lý.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, cùng với vốn kiến thức được trang bị ở nhà trường tôi xin mạnh dạn để xuất một số ý kiến sau:
1. Về tổ chức công tác kế toán.
Công ty vận dụng hình thức kế toán tập trung, nhưng trang thiết bị chưa hiện đại. Mặt khác, địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh cuả Công ty bị tách làm ba nơi, vừa ở Ngô Văn Sở, vừa ở Minh Khai, vừa ở Trần Quý Cáp, cho nên việc kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bị hạn chế. Bên cạch đó, công việc tập hợp chi phí và tính gía thành vất vả vì dùng nhiều sổ sách chi tiết nhỏ, công việc tính lương cũng cập rập vào cuối tháng. Để giảm bớt khối lượng ghi chép, khối lượng công việc và đáp ứng tốt việc cung cấp thông tin kinh tế kịp thời cho lãnh đạo, phòng tài vụ của Công ty cần được trang bị phương tiện tính toán hiện đại như máy tính, các phần mềm kế toán đang được áp dụng rộng rãi,…giúp cho công tác kế toán của Công ty phát huy được hết những ưu điểm.
2. Về trích trước tiền lương nghỉ phép.
Để ổn định gt giữa các kỳ sản xuất, kế toán cần trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất vì thực tế tại công ty số công nhân nghỉ phép tính theo quý cũng tương đối lớn. Việc trích này được thực hiện qua sơ đồ sau:
TK 111 TK 334 TK 335 TK 622
(4) (2) (1)
(3)
(1): Trích trước tiền lương phép
(2): Tính ra tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên.
(3): Phản ánh số chênh loch trích trước lớn hơn số phải trả.
Trường hợp số trích trước nhỏ hơn số phải trả ghi bút toán ngược lại.
(4): Khi thanh toán tiền lương nghỉ phép thực tế.
3. Về kỳ tính giá thành.
Công ty cổ phần dệt 10/10 tổ chức tính gía thành theo quý ( ba tháng mới tổng hợp số liệu để tính gía thành ) mà trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, sự biến động của cung cầu luôn luôn xảy ra thì kỳ tính gía thành theo quý là không phù hợp. Vì như ta đã biết bản chất của kế toán là đưa ra những thông tin kinh tế chính xác, nhanh chóng để giúp cho doanh nghiệp nắm được thời cơ đưa ra những quyết định về hoạt động sản xuất kinh doanh ( về chi phí sản xuất, giá thành, giá bán,…).
Những thông tin kinh tế, đặc biệt là những thông tin về tình hình chi phí sản xuất phù hợp sẽ hướng cho ban lãnh đạo công ty có thể đưa ra các quyết định rất quan trọng như các biện pháp hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách tăng chi phí đầu vào,…Do đó, Công ty nên tính gía thành theo từng tháng để số liệu được cung cấp kịp thời, nhanh chóng, góp phần đẩy mạnh sản xuất chung để tạo đà cho sự phát triển, hoà nhập với cạnh tranh thị trường.
4. Về phương pháp tính gía thành.
Như đã giới thiệu ở trên, phương pháp tính gía thành áp dụng tại Công ty là phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp định mức chi phí. Theo tôi,phương pháp không phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ của Công ty. Do đó, để tính gía thành được chính xác thì Công ty nên tính gía thành sản phẩm theo phương án phân bước có tính bán thành phẩm vì phương pháp này rất phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ của Công ty( quy trình công nghệ được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn I là tạo ra bán thành phẩm là vải tuyn, sau đó vải tuyn lại trở thành nguyên vật liệu đầu vào cho giai đoạn II để tạo ra màn tuyn thành phẩm, vải tuyn thành phẩm cũng được dùng để bán ra ngoài). Đặc điểm của phương án này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo gía thành thực tế và phản ánh theo từng khoàn mục chi phí.
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm theo phương pháp này có thể phản ánh theo sơ đồ sau:
Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm theo phương án phân bước có tính gía thành bán thành phẩm.
Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn n
Gía thành BTP giai đoạn (n-1) chuyển sang
Gía thành BTP giai đoạnI chuyển sang
Chi phí NVL chính
( Bỏ vào một lần từ đầu)
…
+
+
+
Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn n
Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn II
Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn I
…
Tổng gía thành và gía thành đơn vị thành phẩm
Tổng gía thành và gía thành đơn vị BTP ở giai đoạn II
Tổng gía thành và gía thành đơn vị bán thành phẩm ở giai đoạn I
5. Về quản lý chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm.
Kế toán gía thành là một bộ phận quan trọng của kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc lập kế hoạch gía thành sẽ chỉ ra mục tiêu phấn đấu và những biện pháp để đạt được mục tiêu trong sản xuất kinh doanh. Do đó cần lập kế hoạch gía thành dựa trên các căn cứ như gía thành thực tế năm trước, căn cứ vào biến động của giá cả thị trường, căn cứ vào khối lượng sản phẩm tiêu thụ, căn cứ vào định mức kỹ thuật và vào tình hình tổ chức quản lý.
Bên cạch đó, Công ty cần phải chú ý đến việc giảm chi phí nguyên vật liệu đầu vàobằng cách quản lý định mức vật tư xuất dùng, chất lượng của nguyên vật liệu,…Mặt khác, Công ty nên đa dạng hoá nguồn cung ứng sợi để khỏi lệ thuộc vào giá cả, chủ động hơn trong sản xuất. Và một nhân tố rất quan trọng làm giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đó là tìm ra các biện pháp làm giảm chi phí vận chuyển như xác định các địa điểm thu mua nguyên vật liệu, thu thập thông tin giá cả, phương thức thanh toán và phải xử lý thông tin trước khi đi đến quyết định cuối cùng.
Về chi phí điện, công ty nên hạch toán tách riêng các chi phí về điện phục vụ sản xuất và điện phục vụ quản lý, tạo điều kiện cho việc tính gía thành được chính xác. Hơn nữa, Công ty nên xây dung định mức hao phí điện trong công ty.
6. Về sổ sách kế toán.
Trong bảng phân bổ khấu hao, chi phí khấu hao chỉ tính chung cho sản xuất kinh doanh nhưng lại không chi tiết cho từng đối tượng sử dụng ( ở mỗi phân xưởng sản xuất) hay khấu hao chi tiết cho từng máy móc cụ thể. Việc tính toán này không phù hợp vị khi nhìn vào bảng khấu hao ta không thấy rõ được tình hình sử dụng máy móc ở từng phân xưởng sản xuất như thế nào, gây khó khăn cho việc tính toán một số chỉ tiêu về sử dụng tài sản cố định. Hơn nữa, kế toán cũng không chi tiết khấu hao tăng giảm trong kỳ để có thể theo dõi tình hình biến động tài sản tại Công ty. Do vậy, theo tôi nên phản ánh khấu hao theo các chỉ tiêu như trong biểu số 21.
7. Về công tác phấn tích hoạt động kinh doanh.
Tại Công ty cổ phần dệt 10/10, công tác phân tích hoạt động kinh doanh chưa thực sự được chú trọng. Theo tôi, Công ty nên coi trọng hoạt động này, nhất là việc phân tích chi phí, gía thành sản phẩm. Bởi đây chính là cơ sở để ra quyết định một cách đúng đắn và hợp lý. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho ban lãnh đạo Công ty thấy được ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả sản xuất kinh doanh để từ đó có hướng giải quyết tốt nhất, tránh được những tổn thất. Và đặc biệt trong nền kinh tế thị trường với môi trường cạch tranh cao thì công tác này lại càng trở lên cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này hàng tháng công ty nên tổ chức đánh gía, tổng kết và phân tích hoạt động kinh doanh một các khoa học và thường xuyên hơn.
Kết luận
Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Hạch toán tốt chi phí sản xuất giúp các nhà quản lý có được các thông tin chính xác, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi phí để tìm ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận. Do đó việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ngày càng trở lên quan trọng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.
Thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Dệt 10/10 tuy không dài nhưng đã giúp em hiểu sâu hơn những kiến thức đã học, bổ xung kiến thức thực tế. Về vấn đề quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành là một vấn đề phức tạp cả trong lý luận lẫn trong thực tiễn. Song được sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ ở phòng tài vụ cũng như các thầy cô trong khoa kế toán trường Đại học kinh tế quốc dân em đã hoàn thành bản chuyên đề thực tập này.
Mặc dù trong thời gian thực tập em đã rất cố gắng xong bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu xót em rất mong được sự chỉ bảo góp ý của cô.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô Trần Thị Nam Thanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33949.doc