Ngành xây dựng cơ bản là một ngành đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Do tình hình đất nước có nhiều biến đổi và do yêu cầu phát triển kinh tế nên các khu công nghiệp, các khu chung cư, đường giao thông, các cầu cảng. được xây dựng ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao. Điều đó thể hiện tầm quan trọng của ngành xây dựng cũng như sự lớn mạnh của nó. Do đó, hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Qua quá trình thực tập tại Công ty Cầu 7 Thăng Long, em đã được tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán của Công ty và được nghiên cứu về phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Qua quá trình nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế về phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty em thực sự nhận thức được rằng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản. Trong nền kinh tế nhiều thành phần do cơ chế thị trường như hiện nay, việc doanh nghiệp xây dựng cơ bản hạch toán đúng chi phí sản xuất và tính đúng giá thành sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về thực trạng khả năng của doanh nghiệp mình, từ đó có những biện pháp thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đạt tới hiệu quả cao nhất. Do đó việc thực hiện tốt công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản sẽ giúp cho công tác quản lý doanh nghiệp đơn giản hơn, giúp doanh nghiệp có sự phát triển cân đối và cạnh tranh lành mạnh.
Trong chuyên đề này, em đã mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị với nguện vọng để Công ty tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Em mong rằng Công ty sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.
Cuối cùng cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Trần Quý Liên và các cô chú Phòng Tài chính kế toán Công ty Cầu 7 Thăng Long đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em được tìm hiểu giữa lý luận và thực tiễn để hoàn thành bài viết này.
33 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cầu 7 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Nền kinh tế Việt Nam đang thực hiện bước chuyển đổi cơ chế kinh tế. Vì vậy, đòi hỏi phải có một sự đổi mới toàn diện về giao thông, kiến trúc đô thị... Ngành xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng cho toàn bộ nền kinh tế, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cho đến nay, ngành này đã khắc phục được tình trạng xuống cấp của hệ thống giao thông trọng yếu, xây dựng các cầu cống, sân bay, các tuyến đường giao thông mới đáp ứng nhu cầu vận tải lưu thông giữa các vùng, các quốc gia.
Cũng như các doanh nghiệp khác, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là thước đo trình độ công nghệ sản xuất và trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp kinh doanh xây lắp. Những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp nhà quản lý doanh nghiệp nắm được chi phí của từng loại hoạt động cụ thể, giá thành của từng sản phẩm để đánh giá tình hình thực hiện định mức, kế hoạch của doanh nghiệp mình. Từ đó, doanh nghiệp tìm cách cải tiến đổi mới công nghệ sản xuất, phương pháp quản lý nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên em đã chọn đề tài chuyên đề kế toán trưởng là "Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cầu 7 Thăng Long".
Nội dung chuyên đề gồm 2 phần:
Phần I: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cầu 7 Thăng Long.
Phần II: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cầu 7 Thăng Long.
Do hạn chế về thời gian, trình độ lý luận chuyên môn và kiến thức thực tế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Em kính mong thầy cô giáo nhận xét và đóng góp ý kiến để em bổ sung, hoàn thiện kiến thức chuyên môn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần I
thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cầu 7 thăng long
I. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty cầu 7 Thăng Long
I.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty Cầu 7 Thăng Long là đơn vị xây dựng được thành lập vào năm 1954 khi miền Bắc đã giành độc lập và tiến lên xây dựng CNXH với tên gọi là " Đội cầu Kỳ Cùng" gồm 112 người. Sau gần 50 năm xây dựng và phát triển, đội cầu đã đổi tên nhiều lần tương ứng với chức năng và nhiệm vụ mới của công ty và nay là "Công ty cầu 7 Thăng Long".
Thời kỳ mới thành lập Công ty trực thuộc Tổng Cục Đường Sắt. Thực hiện nghị định 338-HĐBT ra ngày 21/11/1991, Công ty được văn phòng Chính phủ ra thông báo số 59-TB ngày 10/3/1993 cho phép thành lập doanh nghiệp Nhà nước và được Bộ Giao thông vận tải ra quyết định số 507 ngày 27/3/1993 quyết định thành lập Công ty Cầu 7 Thăng Long trực thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long. Công ty được trọng tài kinh tế Hà Nội cấp giấy chứng nhận kinh doanh số 108342 vào ngày 30/4/1993.
Từ đó đến nay, Công ty không ngừng phát triển. Đến nay, Công ty cầu 7 Thăng Long đã được nhà nước khen tặng 16 huy chương các loại, 25 bằng khen và 55 cờ hiệu các loại. Một vinh dự lớn nhất là công ty đã được nhà nước trao tặng danh hiệu "Đơn vị anh hùng". Điều đó đã khẳng định vị trí quan trọng của công ty trong sự nghiệp phát triển đất nước Việt Nam.
Hiện nay, trụ sở của Công ty cầu 7 Thăng Long đặt tại 112 đường Hoàng Quốc Việt - phường Nghĩa Tân - quận Cầu Giấy - thành phố Hà Nội.
Chức năng của Công ty cầu 7 Thăng Long là xây dựng cơ bản như xây dựng công trình giao thông, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và sản xuất vật liệu xây dựng. Do đó, các hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty Cầu 7 Thăng Long là: Thi công cầu, đường sắt, đường bộ, cảng sông, cảng biển...; sản xuất các loại vật tư, kết cấu bê tông, bán thành phẩm phục vụ thi công như cọc, dầm bê tông…; thi công phần móng các công trình công nghiệp, dân dụng...
Với lịch sử gần 50 năm hình thành và phát triển, quy mô của công ty hiện nay được xếp vào loại công ty vừa. Tổng giá trị tài sản 91.757.358.842 đ trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn bằng 77% còn tài sản cố định và đầu tư dài hạn bằng 23%. Về cơ cấu tài sản thì đối với doanh nghiệp xây dựng như Công ty cầu 7 Thăng Long thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm đa số là hợp lý. Trong tổng giá trị nguồn vốn là 91.757.358.842đ thì 85.3% là nợ phải trả còn nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 14,7%. Ta thấy tổng giá trị tài sản của công ty dựa nhiều vào nguồn vốn vay và nợ nên một mặt công ty sẽ phải phụ thuộc khá nhiều vào bên ngoài, mặt khác không được chủ động trong kinh doanh. Tình hình này đòi hỏi công ty trong thời gian tới phải có những biện pháp tích cực trong việc sử dụng vốn để giảm bớt gánh nặng tài chính.
Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cầu 7 Thăng Long có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối ổn định và hiệu quả. Kết quả đạt được như sau:
Đơn vị: Triệu đồng.
TT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Chênh lệch
1
Doanh thu thuần
61.676
75.636
13.960
2
Các khoản nộp NSNN
5.452
6.686
1.234
3
Lợi nhuận ròng
609
747
138
Qua số liệu so sánh 2 năm 1999, 2000 ta thấy quy mô hoạt động của năm 2000 của công ty được mở rộng đáng kể:
Doanh thu thuần tăng 22,6%
Lợi nhuận ròng tăng 22,6%
Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước năm 2000 cao hơn năm 1999: 1.234.000.000đ.
I.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cầu 7 Thăng Long.
Công ty cầu 7 Thăng Long là đơn vị hạch toán độc lập của Tổng công ty xây dựng Thăng Long. Công ty tổ chức bộ máy quản lý một cấp. Giám đốc lãnh đạo công ty và chỉ đạo trực tiếp xuống các đội xây dựng của công ty. Trợ giúp cho giám đốc công ty là 5 phó giám đốc và các phòng ban.
Các đội trưởng của các đội xây dựng của công ty điều hành sản xuất xây dựng và chịu trách nhiệm trước giám đốc. Đội xây dựng là đơn vị nhận khoán từ công ty. Hiện nay công ty có 7 đội xây dựng có tên gọi lần lượt là đội 701,đội 702, đội 703, đội 704, đội 705, đội 706 và đội 707; 2 đội điện máy; 1 đội vật liệu xây dựng và 1 xưởng bê tông.
Giám đốc thay mặt cho công ty chịu trách nhiệm pháp lý đối với nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, định kỳ tổ chức báo cáo lên cấp trên (Tổng công ty Xây dựng Thăng Long ), kết thúc năm kế hoạch báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch trước Đại hội công nhân viên chức.
Các phòng ban bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ công tác của mình còn thực hiện chức năng nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao. Trong đó, nhiệm vụ cụ thể của phòng Tài chính- kế toán như sau: vừa tổ chức hạch toán vừa có kế hoạch điều động nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao; thực hiện thanh toán, kiểm tra tình hình thanh toán với nhà nước, ngân hàng, các khách hàng và với cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Ngoài ra, phòng còn ghi chép phân tích hoạt động kinh tế, cân đối chu chi, thực hiện báo cáo đúng định kỳ, tổ chức kiểm kê định kỳ hay đột xuất phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty cầu 7 Thăng Long
Phòng
KT
Phòng TCKT
Phòng QLTB
Phòng HCTH
Phòng VT
Phòng LĐTL
Phòng BHLĐ
Đội
ĐM1
Đội
ĐM2
Xưởng bê tông
Đội
VL-XD
Các đội
xây dựng
Ban Giám Đốc
Phòng KTKH
I.3. Đặc điểm công tác kế toán của công ty cầu 7 Thăng Long.
I.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cầu 7 Thăng Long
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, Công ty cầu 7 Thăng Long đã áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung. Tại công ty, công ty tổ chức một phòng kế toán duy nhất gọi là phòng tài chính- kế toán làm nhiệm vụ hạch toán chi tiết, tổng hợp, lập báo cáo kế toán, phân tích các hoạt động kinh tế, kiểm tra đôn đốc các hoạt động ở công ty. Định kỳ hàng tháng, hàng quí, hàng năm, nhân viên kế toán các đội gửi toàn bộ chứng từ đã thu thập, kiểm tra, xử lý về phòng kế toán của Công ty.
Phòng kế toán của công ty có 8 cán bộ kế toán.Trong đó, kế toán trưởng cũng là trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quản lý tài chính theo điều lệ kế toán trưởng do Nhà nước quy định, giúp Giám đốc công ty chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác kế toán đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát tình hình tài chính của công ty cũng như hướng dẫn chỉ đạo công tác kế toán ở các xưởng, đội của công ty. 7 kế toán viên còn lại là các kế toán phần hành.
Sơ đồ 2 : Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cầu 7 Thăng Long
Kế toán trưởng
Kế toán TSCĐ
Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán nợ
Kế toán vật liệu và CCDC
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Kế toán tổng hợp
Nhân viên kế toán các đội xây dựng
Kế toán tiền lương và BHXH
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ đối chiếu
I.3.2. Hình thức sổ kế toán đang áp dụng tại Công ty cầu 7 Thăng Long
Hiện nay, Công ty cầu 7 Thăng Long áp dụng hình thức sổ kế toán Chứng từ - ghi sổ theo phần mềm kế toán CADS trên máy vi tính để thực hiện công tác kế toán của mình.
Phần mềm kế toán CADS theo hình thức chứng từ-ghi sổ được mô phỏng theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
Xử lý chứng từ gốc
Lập bảng kê chứng từ gốc
và các bảng phân bổ
Cộng xâu lọc
Lệnh kết chuyển
Máy tính thực hiện lên các loại sổ:
chứng từ - ghi sổ
Sổ chi tiết
Sổ cái
Sổ đăng ký chứng từ - ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Nội dung chương trình luân chuyển số liệu trong máy:
- Thông tin đầu vào của máy: Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế được phản ánh ghi chép trên chứng từ gốc, kế toán nhập dữ liệu vào máy theo đúng quan hệ đối ứng tài khoản, mã đối tượng liên quan đã được mã hoá, khai báo khi cài đặt phần mềm. Sau đó, máy tự động ghi nội dung các chứng từ gốc vào bảng kê chứng từ gốc và cũng từ chứng từ gốc, kế toán lập các bảng phân bổ trên máy. Từ các dữ liệu được nhập vào máy từ chứng từ gốc và bảng phân bổ, qua chức năng cộng xâu lọc, máy sẽ tự động ghi các dữ liệu vào các CT-GS, các sổ chi tiết tài khoản theo từng đối tượng, sổ cái các tài khoản. Bên cạnh đó, máy cũng tự động tổng hợp các số liệu trên các CT-GS để ghi vào sổ đăng ký CT-GS, tổng hợp các số liệu trên các sổ chi tiết các tài khoản để ghi vào bảng tổng hợp chi tiết, tổng hợp các số liệu trên các sổ cái để ghi vào bảng cân đối số phát sinh. Chức năng cộng xâu lọc là chức năng tự động cộng các số phát sinh của một tài khoản của một đối tượng (công trình) trong một kỳ (quý). Phần mềm này chỉ tự động thực hiện các toán tử đơn giản là cộng, trừ khi xác định các số phát sinh, số dư trên tài khoản. Các nghiệp vụ kết chuyển cần thiết (kết chuyển chi phí, kết chuyển giá vốn...) phải qua thao tác dùng lệnh kết chuyển của kế toán. Khi kế toán thực hiện lệnh kết chuyển đúng, máy sẽ tự động chuyển toàn bộ giá trị dư Nợ (Có) hiện thời của tài khoản bị kết chuyển sang bên Có (Nợ) của tài khoản được kết chuyển.
- Thông tin đầu ra của máy: kế toán có thể in ra bất cứ lúc nào các sổ chi tiết, sổ cái, CT-GS...khi kế toán cần sử dụng.
I.4. Đặc điểm quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cầu 7 Thăng Long
Trong môi trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, hầu hết các công trình công ty đang thực hiện đều qua đấu thầu. Quy trình đấu thầu như sau:
Mua hồ sơ Lập hồ sơ Trúng Nhận bàn giao Thực hiện Hoàn thiện Bàn giao
dự thầu đ dự thầu đ thầu đ vị trí thi công đ thi công đ công trình đ công trình
Công ty được chỉ định thầu một số công trình trong những trường hợp sau:
- Những công trình do Tổng Công ty giao
- Một số công trình nhỏ do các địa phương chỉ định thầu
Nếu doanh nghiệp được chỉ định thầu thì quy trình sản xuất như sau:
Xem xét dự Lập biện pháp Thi công Hoàn thành Bàn giao
toán thiết kế thi công công trình công trình công trình
II. Thực trạng công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cầu 7 Thăng Long
II.1. Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cầu 7 Thăng Long
II.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Do yêu cầu mở rộng sản xuất và do nhu cầu ngày càng cao của thị trường, Công ty không chỉ thực hiện các công trình thắng thầu trọn gói mà Công ty còn nhận thi công phần móng cho các công trình công nghiệp dân dụng...hoặc gia công sản xuất kết cấu thép cho các công trình bên ngoài. Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công trình.
II.1.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cầu 7 Thăng Long.
Trong chuyên đề này, em xin trình bày quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành giai đoạn công trình hoàn thành từ lúc khởi công cho đến cuối quý IV năm 2000 của công trình "Cầu Chi Nê Hoà Bình" do đội xây dựng 701 của công ty thực hiện. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 3 năm 2000, giá trị hợp đồng của công trình là 4.700.000.000 đồng.
a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công ty Cầu 7 Thăng Long thực hiện mô hình khoán gọn cho các đội xây dựng. Đối với các công trình nhỏ hoặc hạng mục công trình đơn giản, công ty không trực tiếp mua sắm vật tư mà cho các đội xây dựng được vay vốn mua vật tư. Các đội xây dựng ký hợp đồng mua bán vật liệu (cát, xi măng, đá...) rồi lên công ty vay tiền trả. Vì vậy, kế toán không hạch toán việc mua sắm vật liệu qua tài khoản 111, 112 mà hạch toán qua tài khoản 141 (1413).
Ví dụ: Quý IV/2000, đội 701 (đội thi công cầu Chi Nê Hoà Bình) xin tạm ứng 286.235.122đ để mua vật liệu.
+ Khi Công ty Cầu 7 Thăng Long tiến hành cho đội 701 vay vốn mua vật liệu thi công cầu Chi Nê Hoà Bình, kế toán tiền mặt vào máy theo định khoản:
Nợ TK 1413: CNHB : 286.235.122
Có TK 111 : 286.235.122
+ Khi đội 701 mua vật liệu về sử dụng cho thi công công trình cầu Chi Nê Hoà Bình, căn cứ vào hoá đơn mua hàng do kế toán đội gửi lên, kế toán vào máy theo định khoản:
Nợ TK 621: CNHB : 272.604.878
Nợ TK 133 : 13.630.244
Có TK 1413: CNHB : 286.235.122
Đối với các công trình lớn, hạng mục công trình lớn đòi hỏi yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật cao, Công ty trực tiếp mua sắm vật liệu bằng tiền mặt hoặc mua trả chậm và xuất thẳng cho các đối tượng sử dụng hoặc xuất qua kho. Tuy nhiên dù công ty có xuất vật liệu cho đối tượng sử dụng qua kho hoặc không qua kho thì kế toán vẫn hạch toán qua tài khoản 152.
Công ty Cầu 7 Thăng Long hạch toán vào chi phí NVL trực tiếp gồm các vật liệu xây dựng sử dụng trực tiếp cho việc thi công công trình, không bao gồm chi phí công cụ dụng cụ.
Kế toán sử dụng tài khoản 621 để hạch toán chi phí NVLTT. Chi phí NVL trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng công trình.
Sau khi nhận được phiếu xin lĩnh vật tư đã được duyệt của các đội, thủ kho ghi phiếu xuất kho cho đơn vị nhận. Căn cứ vào nội dung phiếu xuất kho do kế toán đội gửi lên, kế toán nhập các dữ liệu trên phiếu xuất kho vào máy theo định khoản:
Nợ TK 621: Chi tiết công trình
Có TK 152:
Phiếu xuất kho được lập như sau:
Phiếu xuất kho - số 25
Ngày 05 tháng 12 năm 2000
Họ tên người nhận hàng: Ông Bắc đội 701. Địa chỉ: Cầu Chi Nê Hoà Bình
Lý do xuất kho: Thi công Cầu Chi Nê Hoà Bình
Xuất tại kho : ông Tình
TT
Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư (sản phẩm, hàng hoá)
Mã số
Đ.vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Màng bơm vữa
MBV
kg
15
15
392200
5.883.000
2
Phụ gia R4
PGR4
kg
180
180
31979
5.756.220
Cộng
11.639.220
Kế toán vật tư tiến hành nhập nội dung của phiếu xuất kho ngày 5/12/2000 vào máy theo 2 định khoản sau:
+ Nợ TK 621: CNHB: 5.883.000
Có TK 152 MVT: MBV: 5.883.000
+ Nợ Tk 621: CNHB: 5.756.220
Có TK 152 MVT: PGR4: 5.756.220
Sau khi nhập nội dung nghiệp vụ trên vào máy, máy sẽ tự động ghi dữ liệu vào bảng kê chứng từ xuất vật tư tháng 12/2000. Bảng kê chứng từ gốc được lập theo từng tháng và là căn cứ để máy vào chứng từ- ghi sổ tương ứng của tháng đó.
Bảng kê chứng từ xuất vật tư
Từ ngày 01/12/2000 đến ngày 31/12/2000
Kho: KHOCT: Kho công ty
Vật tư:
Ngày
Số CT
Diễn giải
MVT
Tên VT
ĐVT
TKĐƯ
SL
Đơn giá
Tiền
01/12
.
.
.
18
Xuất tôn 12ly thi công cầu Thượng Lý
T12
Tôn 12 ly
Cái
621: TLY
700
2500
1.750.000
05/12
25
Xuất màng bơm vữa thi công cầu Chi Nê HB
MBV
Màng bơm vữa
kg
621: CNHB
15
392.200
5.883.000
05/12
.
.
.
.
.
25
Xuất phụ gia R4 thi công cầu Chi Nê HB
. . . . . . . . .
PGR4
. . . . .
Phụ gia R4
. . . .
kg
. . . .
621: CNHB
. . .. . . . .
180
. . .. .
31979
. . . . . . .
5.756.220
. .. . . . . . . .
31/12
87
Xuất xăng 92 cho GĐ đi công tác
X92
Xăng 92
Lít
6422
40
5167
206680
Cộng
551.693.485
Chứng từ ghi sổ
Ngày 31/12/2000
Số CTGS : 0247
TK ĐƯ
Trích yếu
Số tiền
TK ghi Nợ
TK ghi Có
Nợ
Có
621
623
6232
627
6272
642
6422
152
Nguyên vật liệu
Chi phí NVLTT
Chi phí SDMTC
Chi phí vật liệu
Chi phí SXC
Chi phí vật liệu
Chi phí QLDN
Chi phí vật liệu
498.237.642
34.456.500
34.456.500
12.456.843
12.456.843
6.542.500
6.542.500
551.693.485
Từ những dữ liệu về chi phí NVL trực tiếp được nhập vào máy từ các phiếu xuất kho và các hoá đơn tài chính, máy tự động ghi các dữ liệu này vào sổ chi tiết tài khoản 621. Sổ chi tiết TK 621 được lập theo quý và cho từng công trình.
Sổ chi tiết tài khoản theo tài khoản 621
Từ ngày: 01/12/2000 đến ngày: 31/12/2000
Tài khoản 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công trình: Cầu Chi Nê Hoà Bình
Dư nợ đầu ngày: 0
PS Nợ: 302.713.551
PS Có: 302.713.551
Dư nợ cuối ngày: 0
Ngày
Số CT
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS Có
. . . . .
. . .. . . . .. . . . .
05/12
25
Xuất kho màng bơm vữa cho thi công Công trình cầu CNHB
152:CNHB
5.883.000
05/12
. . . . .
25
Xuất kho phụ gia R4 cho thi công Công trình cầu CNHB
. . . . . . . . . . . . .
152:CNHB
5.756.220
. . . . . . . . .
31/12
227
Kết chuyển TK 621 621:CNHB đ154: CNHB
154:CNHB
302.713.551
Cuối quý, qua chức năng cộng xâu lọc, máy tự động ghi các dữ liệu về chi phí NVL trực tiếp vào sổ cái TK 621. Sổ cái TK 621 được lập theo quý và lập tổng hợp cho tất cả các công trình.
Sổ cái tài khoản 621
Từ ngày: 01/10/2000 đến ngày 31/12/2000
Tài khoản 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chứng từ
Trích yếu
TKĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
0
. . . . . . .
31/12
Thanh toán tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ CT cầu CNHB
1413:CNHB
272.604.878
31/12
Thanh toán tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ CT cầu Thượng Lý
1413:TLY
142.416.192
. . . . . . .
. .. . . .. . .. .
31/12
Xuất vật liệu cho CT cầu CNHB
152:CNHB
27.188.673
31/12
Xuất vật liệu cho CT cầu Thượng Lý
152:TLY
6.913.800
. . . . . . .
31/12
K/c TK 621 621: CNHB đ 154: CNHB
154:CNHB
302.713.551
31/12
K/c TK 621 621: TLY đ
154: TLY
. . . . . . . .
154:TLY
149.392.992
. . . . . . . . .. .
Cộng phát sinh
Số dư cuối kỳ
19.804.997.314
0
19.804.997.314
b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Hiện nay, công ty áp dụng hình thức trả lương chủ yếu là lương sản phẩm. Cầu Chi Nê Hoà Bình được xây dựng bởi các công nhân đội 701. Vì vậy, cơ sở để hạch toán khoản mục này là bảng nghiệm thu khối lượng hoàn thành. Cuối tháng, căn cứ vào bảng nghiệm thu khối lượng hoàn thành từng công trình, kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương cho đội thực hiện thi công công trình đó.
Bảng nghiệm thu khối lượng hoàn thành tháng 12 năm 2000
Công trình: Cầu Chi Nê Hoà Bình
STT
Hạng mục
Đơn vị
Kl khoán
Kl thực hiện
Đã lấy
Còn lại
I
Trụ P1
1
Đào đất hố móng
M3
726,33
726,33
285
441,33
2
Đổ bê tông vành khăn
M3
39,2
39,2
0
39,2
3
Ván khuôn bệ móng
M2
58
58
0
58
4
Cốt thép bệ móng trụ
Tấn
1,673
1,673
0
1,673
5
Đà giáo công tác
Tấn
20
20
0
20
II
Trụ P2
1
Đóng cọc ván thép
M
1248
1248
960
288
2
Xảm kẽ cọc ván thép
M
1248
1248
0
1248
3
Bơm nước hố móng
Ca
2
2
0
2
4
Gỗ ván vành đai
M2
18
18
3
15
5
Bơm nước thi công
Ca
7
7
0
7
Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương đội 701
Tháng 12 năm 2000
TT
Hạng mục
Đơn vị
KL
Đơn giá
Thành tiền
I
Trụ P1
29.907.276
1
Đào đất hố móng
M3
441,33
44.875
19.804.684
2
Đổ bê tông vành khăn
M3
39,2
56.225
2.204.020
3
Ván khuôn bệ móng
M2
58
4.184
242.672
4
Cốt thép bệ móng trụ
Tấn
1,673
226.512
370.800
5
Đà giáo công tác
Tấn
20
364.255
7.285.100
II
Trụ P2
5.396.923
1
Đóng cọc ván thép
M
288
2.415
695.520
2
Xảm kẽ cọc ván thép
M
1248
3.552
4.432.896
3
Bơm nước hố móng
Ca
2
29.144
58.288
4
Gỗ ván vành đai
M2
15
6.855
102.825
5
Bơm nước thi công
Ca
7
15.342
107.394
Tổng cộng lương trực tiếp
35.304.499
Lương gián tiếp
%
18
6.354.810
Cuối tháng, căn cứ vào bảng chấm công của các tổ từ các đội gửi lên, kế toán lập bảng thanh toán lương cho từng tổ của từng đội .
Từ các bảng thanh toán lương cho công nhân trực tiếp, công nhân sử dụng MTC, công nhân quản lý đội, nhân viên quản lý công ty, kế toán vào máy theo định khoản:
Nợ TK 622, 6231, 6271, 6421: chi tiết đối tượng
Có TK 334
Có TK 111
Cuối quý, máy tự động nhập dữ liệu vào bảng phân bổ tiền lương, chứng từ ghi sổ tương ứng, sổ chi tiết TK 622, sổ cái TK 622 theo mẫu có sẵn.
Bảng phân bổ lương quý IV/2000
Tài khoản 334: Phải trả công nhân viên
Phát sinh Nợ:
Phát sinh Có: 2.988.226.784
Ngày
Số CT
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS Có
. . . . . . . . . . . . . . . . . . .
CP nhân công trực tiếp: CT cầu Chi Nê Hoà Bình (622: CNHB)
31/12
Phân bổ CP nhân công quý IV/2000
622:CNHB
78.715.536
78.715.536
CP nhân công trực tiếp: CT cầu Thượng Lý (622: TLY)
31/12
Phân bổ CP nhân công quý IV/2000
622:TLY
170.543.027
170.543.027
. . . . . . . .. . . . . . . . . .
CP nhân công sử dụng MTC: CT cầu Chi Nê Hoà Bình (6231: CNHB)
31/12
Phân bổ CP nhân công quý IV/2000
6231:CNHB
3.673.224
3.673.224
CP nhân công sử dụng MTC: CT cầu Thượng Lý (6231: TLY)
31/12
Phân bổ CP nhân công quý IV/2000
6231:TLY
1.073.224
1.073.224
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
CP nhân công đội: CT cầu CNHB (6271: CNHB)
31/12
Phân bổ CP nhân công quý IV/2000
6271:CNHB
16.688.634
16.688.634
CP nhân công đội: CT cầu Thượng Lý (6271: TLY)
31/12
Phân bổ CP nhân công quý IV/2000
6271:TLY
121.714.823
121.714.823
. . . . ..
. .. . .
. . .. . .. ..
CP nhân viên quản lý doanh nghiệp (6421)
31/12
Phân bổ CP nhân công quý IV/2000
6421
287.504.007
287.504.007
Sổ chi tiết tài khoản theo tài khoản 622
Từ ngày:01/10/2000 đến 31/12/2000
Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Công trình: Cầu Chi Nê Hoà Bình
Dư nợ đầu ngày: 0
PS Nợ: 92.714.633
PS Có: 92.714.633
Dư nợ cuối ngày: 0
Ngày
Số CT
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS Có
31/12
Trả lương CNTT đội 701
111
13.999.097
31/12
Phân bổ CP nhân công TT quí IV/2000
334
78.715.536
31/12
K/c CPNCTT
622:CNHBđ154:CNHB
154:CNHB
92.714.633
Sổ cái tài khoản 622
Từ ngày: 01/10/2000 đến 31/12/2000
Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Chứng từ
Trích yếu
TKĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
0
31/12
Trả lương cho CNTT
111
213.027.774
31/12
Phân bổ CP nhân công TT quí IV/2000
334
2.012.745.103
31/12
Kết chuyển CPNCTT 622:CNHBđ
154: CNHB
154:CNHB
92.714.633
31/12
Kết chuyển CPNCTT: 622:TLYđ154: TLY
. . . . . . . .
154: TLY
204.543.027
. . . . .. .. . . .
Cộng phát sinh
Số dư cuối kỳ
2.225.772.877
0
2.225.772.877
c.Kế toán chi phí sử dụng máy thi công.
Công ty Cầu 7 có tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không tổ chức hạch toán độc lập tại đội máy mà tổ chức hạch toán tập trung trên công ty nên công ty sử dụng TK 623 để tập hợp chi phí sử dụng MTC. Tại công ty Cầu 7 Thăng Long, khoản mục này bao gồm các yếu tố chủ yếu sau :
- Tiền lương nhân viên sử dụng máy thi công (6231)
- Chi phí về vật liệu (6232)
- Chi phí về công cụ, dụng cụ (6233)
- Chi phí khấu hao MTC (6234)
- Chi phí dịch vụ mua ngoài (6237)
- Chi phí bằng tiền khác (6238)
Các yếu tố trên được hạch toán cụ thể như sau :
Chi phí nhân viên : cuối tháng, căn cứ vào bảng theo dõi ca xe (máy) do đội điện máy chuyển lên, kế toán lập bảng thanh toán lương cho công nhân sử dụng MTC. Cuối quý, tiền lương công nhân sử dụng MTC được phản ánh trên “Bảng phân bổ tiền lương”.
Chi phí khấu hao MTC : Chi phí khấu hao MTC chiếm phần lớn chi phí khấu hao TSCĐ trong công ty vì MTC chiếm đa số trong tổng số TSCĐ của công ty. Trong kỳ, một MTC có thể được sử dụng để phục vụ cho việc thi công nhiều công trình khác nhau tại các thời điểm khác nhau. Do đó, kế toán không thể tập hợp trực tiếp chi phí khấu hao MTC cho từng công trình mà kế toán phải thông qua cách phân bổ gián tiếp để tính chi phí khấu hao MTC cho từng công trình. Cách phân bổ như sau:
Cuối quý, kế toán TSCĐ tính tổng giá trị khấu hao của tất cả MTC và tính tổng số ca xe (máy) phục vụ thi công công trình trong quý từ bảng theo dõi ca xe (máy) do đội điện máy gửi lên, sau đó tính đơn giá khấu hao cho 1 ca xe (máy).
Đơn giá khấu hao Tổng giá trị khấu hao MTC
1 ca xe (máy) Tổng số ca xe (máy) thực hiện trong quý
Giá trị khấu hao Đơn giá khấu hao Số ca xe (máy)
MTC công trình A 1 ca xe (máy) phục vụ thi công CT A.
Sau đó kế toán lập bảng phân bổ khấu hao MTC cho các công trình.
Trong quý, kế toán tiến hành tập hợp tất cả các chi phí liên quan đến MTC ngoài chi phí lương công nhân sử dụng MTC và chi phí khấu hao MTC. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán vào máy theo định khoản:
Nợ TK 6232, 6233, 6237, 6238
Có TK 111, 1413, 152…
Cuối quý, kế toán tiến hành phân bổ từng bộ phận của khoản chi phí này (6232, 6233, 6237, 6238) cho từng công trình theo tiêu thức phân bổ là số ca xe (máy) phục vụ cho từng công trình tương tự như cách phân bổ chi phí khấu hao ở trên. Sau đó, kế toán thực hiện lệnh kết chuyển trên máy theo định khoản sau:
Nợ TK 154: chi tiết công trình
Có TK 6232, 6233, 6237, 6238: chi tiết công trình
Bảng phân bổ khấu hao MTC quý IV/2000
Tài khoản 214: Khấu hao TSCĐ
Phát sinh Nợ:
Phát sinh Có: 1.059.118.763
Ngày
Số CT
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS Có
. . . . . . . . . . . .. . .
CP khấu hao MTC: CT cầu Chi Nê Hoà Bình (6234: CNHB)
31/12
6221
Phân bổ KH MTC quý IV/2000
6234:CNHB
21.110.267
21.110.267
CP khấu hao MTC: CT cầu Thượng Lý (6234: TLY)
31/12
6221
Phân bổ KH MTC quý IV/2000
6234:TLY
95.000.000
95.000.000
. . . . . . . . . . . . . . . .
Chứng từ ghi sổ
Ngày 31/12/2000
Số CTGS: 0251
TKĐƯ
Trích yếu
Số tiền
TK
ghi Nợ
TK
ghi Có
Nợ
Có
214
Hao mòn TSCĐ
1.177.152.213
623
Chi phí sử dụng MTC
1.059.118.763
6234
627
6274
642
6424
Chi phí khấu hao MTC
Chi phí SXC
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí QLDN
Chi phí khấu hao TSCĐ
1.059.118.763
15.723.450
15.723.450
102.310.000
102.310.000
Từ các dữ liệu liên quan đến TK 623, máy tự động nhập các dữ liệu đó vào sổ chi tiết và sổ cái TK 623.
Sổ chi tiết tài khoản theo tài khoản 623
Từ ngày: 01/10/2000 đến: 31/12/2000
Tài khoản 623: Chi phí sử dụng máy thi công
Dư nợ đầu ngày: 0
PS Nợ: 4.170.077.076
PS Có: 4.170.077.076
Dư nợ cuối ngày: 0
Ngày
Số CT
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS Có
. . . . .
21/10
Thanh toán CP nhiên liệu vận chuyển vật tư đi cầu CNHB
1413
396.000
24/10
Vay ngắn hạn sửa chữa
cẩu 364
311
550.000
. . . . ..
. . . .. . ..
29/12
Phân bổ KH MTC quý IV/2000 cho công trình cầu CNHB
214
21.110.267
. . . . . . .
.. . . .
. . . . . . . .
31/12
Phân bổ lương nhân viên sử dụng MTC quý IV/2000 cho CT cầu CNHB
334
3.673.224
. . . . . . . . . . .
. . .
. . . . . . ..
31/12
Kết chuyển TK 623 6231:CNHBđ154: CNHB
154: CNHB
3.673.224
31/12
Kết chuyển TK 623 6232:CNHBđ154: CNHB
154: CNHB
2.498.453
31/12
Kết chuyển TK 623 6234:CNHBđ154: CNHB
154: CNHB
21.110.267
31/12
Kết chuyển TK 623 6237:CNHBđ154: CNHB
154: CNHB
1.179.976
. . . . … . . .
.. . .. ..
. . . … . ..
Sổ cái tài khoản 623
Từ ngày: 01/10/2000 đến 31/12/2000
Tài khoản 623: Chi phí sử dụng máy thi công
Chứng từ
Trích yếu
TKĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
0
29/12
Tổng chi phí sử dụng MTC bằng tiền quý IV
111
85.934.727
. . . . . . . . . . .. .
29/12
Thanh toán tạm ứng chi phí sử dụng MTC
1413
115.688.624
. . . . .
. . . . . .. . . . . .
. . . . . . . . .
29/12
Phân bổ KHMTC Quý IV cầu CNHB
214
21.110.267
29/12
Phân bổ KHMTC Quý IV cầu Thượng Lý
214
95.000.000
. . . . . . . . . . .. .
. . . . . . . . .
31/12
Phân bổ lượng quí IV cầu CNHB
334
3.673.224
31/12
Phân bổ lượng quí IV cầu Thượng lý
334
1.073.224
. . . . . . . . . . .. .
31/12
Kết chuyển TK 623
6231: CNHB đ154: CNHB
154:CNHB
3.673.224
31/12
Kết chuyển TK 623 6232:CNHB đ154: CNHB
154:CNHB
2.498.453
31/12
Kết chuyển TK 623
6234: CNHB đ154: CNHB
154:CNHB
21.110.267
31/12
Kết chuyển TK 623
6237: CNHB đ154: CNHB
154:CNHB
1.179.976
. . . . . . . . . . .. .
. . .. . .. . .. . .
Cộng phát sinh
Số dư cuối kỳ
4.170.077.076
0
4.170.077.076
d. Kế toán chi phí sản xuất chung
Công ty Cầu 7 Thăng Long sử dụng tài khoản 627 để hạch toán chi phí sản xuất chung. Khoản mục này cũng bao gồm 6 yếu tố như chi phí sử dụng MTC. Các yếu tố trên được hạch toán cụ thể như sau :
Chi phí nhân viên : bao gồm lương nhân viên quản lý đội và các khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo qui định trên số lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng MTC và nhân viên quản lý đội được tính vào tài khoản 6271.
Lương nhân viên quản lý đội cũng được tính gián tiếp trên lương của công nhân trực tiếp xây lắp và hạch toán tương tự như lương công nhân trực tiếp xây lắp.
KPCĐ được trích 2% trên lương thực trả, BHXH được trích 15% và BHYT được trích 2% trên lương cơ bản. Công nhân thuê ngoài không phải trích KPCĐ, BHXH và BHYT. Phần mềm CADS lập 3 bảng phân bổ cho 3 khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT có nội dung tương tự nhau làm căn cứ để ghi dữ liệu vào 3 chứng từ- ghi sổ tương ứng.
ã Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ : căn cứ vào phiếu xuất vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán vào máy theo định khoản :
Nợ TK 6272, 6273 : Chi tiết công trình
Có TK 152, 153
Chi phí khấu hao tài sản cố định : chi phí khấu hao TSCĐ của đội được kế toán tài sản cố định tính trực tiếp trên máy.
Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác : Các loại chi phí này gồm : chi phí trả tiền điện, tiền nước, thuê nhà, chi tiếp khách... Kế toán căn cứ vào các chứng từ là hoá đơn tiền điện, nước, điện thoại, phiếu chi, phiếu xin tạm ứng... để nhập dữ liệu vào máy theo định khoản sau :
Nợ TK 6277, 6278 : Chi tiết công trình
Có TK liên quan (111, 141, 142, 311, 331)
Từ các số liệu đã được nhập vào máy hoặc đã được phản ánh trên các bảng phân bổ, các sổ liên quan, máy sẽ tự động nhập các số liệu này vào Sổ chi tiết TK 627, Sổ cái TK 627.
Bảng phân bổ KPCĐ quý IV/2000
Tài khoản 3382: KPCĐ
Phát sinh Nợ:
Phát sinh Có: 75.464.536
Ngày
Số CT
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS Có
.. . . . . . .
Chi phí SXC nhân công phân xưởng: CT cầu CNHB (6271: CNHB)
31/12
3382
Phân bổ KPCĐ quý IV/2000
6271:CNHB
1.162.766
31/12
33821
Phân bổ KPCĐ quý IV/2000
6271:CNHB
73.464
31/12
33822
Phân bổ KPCĐ quý IV/2000
6271:CNHB
50.469
1.286.699
. . . . . . . . .
Chi phí quản lý nhân viên (6421)
31/12
3382
Phân bổ KPCĐ quí IV/2000 (Cơ quan công ty)
6421
5.750.080
5.750.080
Chứng từ ghi sổ
Ngày 31/12/2000
Số CTGS: 0253
TKĐƯ
Trích yếu
Số tiền
TK
ghi Nợ
TK
ghi Có
Nợ
Có
3382
Kinh phí công đoàn
75.464.536
627
Chi phí SXC
69.714.456
6271
Chi phí nhân công
69.714.456
642
Chi phí QLDN
5.750.080
6421
Chi phí nhân viên
5.750.080
Sổ chi tiết tài khoản theo tài khoản 627
Từ ngày: 01/10/2000 đến: 31/12/2000
Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung
Công trình: Cầu Chi Nê Hoà Bình
Dư nợ đầu ngày: 0
PS Nợ: 39.738.917
PS Có: 39.738.917
Dư nợ cuối ngày: 0
Ngày
Số CT
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS Có
1/10
12
Chi tiền mặt tiếp khách tại đội 701
111
525.000
12/10
33
Chi tiền mặt thanh toán tiền qua cầu của ông Sơn (đội 701)
111
200.000
. . . . . .
. . . .. . . .. .
29/12
Phân bổ KHTSCĐ quí IV/2000
214
700.000
30/12
Thanh toán tạm ứng các chi phí bằng tiền khác cho đội 701
1413:CNHB
5.527.642
31/12
Phân bổ lương nhân viên phân xưởng quí IV/2000
334
16.688.634
31/12
Phân bổ KPCĐ quí IV/2000
3382
1.286.699
31/12
Phân bổ BHXH quí IV/2000
3383
5.139.840
31/12
Phân bổ BHYT quí IV/2000
3384
685.312
31/12
Kết chuyển TK 627 6271:CNHBđ154: CNHB
154:CNHB
23.800.485
31/12
Kết chuyển TK 627 6274:CNHBđ154: CNHB
154:CNHB
700.000
31/12
Kết chuyển TK 627 6277:CNHBđ154: CNHB
154:CNHB
15.238.432
Sổ cái tài khoản 627
Từ ngày: 01/10/2000 đến: 31/12/2000
Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung
Chứng từ
Trích yếu
TKĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
0
28/12
Chi hoạt động đội bằng tiền mặt
111
22.108.970
28/12
Thanh toán tạm ứng chi phí giao khoán xây lắp nội bộ
1413
1.076.723.944
28/12
Chi phí trả trước
142
111.350.853
29/12
Phân bổ KHTSCĐ
214
15.723.450
31/12
Phân bổ lương quí IV/2000
334
322.153.246
31/12
Phân bổ KPCĐ quí IV/2000
3382
75.464.536
31/12
Phân bổ BHXH quí IV/2000
171.510.308
31/12
Phân bổ BHYT quí IV/2000
3384
22.868.041
31/12
Kết chuyển TK627
6271:CNHBđ154:CNHB
23.800.485
31/12
Kết chuyển TK627 6274:CNHBđ154: CNHB
154:CNHB
700.000
31/12
Kết chuyển TK627 6277:CNHBđ154: CNHB
154:CNHB
15.238.432
. . .. .. . .
. . . . . . . .
Cộng phát sinh
Số dư cuối kỳ
1.817.903.348
0
1.817.903.348
e. Tổng hợp chi phí sản xuất
Để tổng hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm, công ty mở tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chi tiết cho từng công trình. Hàng tháng, các khối lượng xây lắp hoàn thành ít nên kế toán chỉ tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo quí. Cuối quý, kế toán dùng lệnh kết chuyển nhằm kết chuyển toàn bộ số dư Nợ các tài khoản chi phí sản xuất sang tài khoản 154.
Sau khi thực hiện lệnh kết chuyển, máy sẽ tự động ghi nội dung nghiệp vụ kết chuyển vào các phiếu phân tích TK 621,TK 622, TK623, TK627 và các chứng từ ghi sổ tương ứng, sổ chi tiết TK154, sổ cái TK154. Các phiếu phân tích các TK 621, 622, 623, 627 được lập theo quý và là căn cứ để máy vào các chứng từ ghi sổ.
Phiếu phân tích tài khoản 621 quí IV/2000
Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phát sinh Nợ:
Phát sinh Có: 19.804.997.314
Ngày
Số CT
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS Có
.. . . . . . .
Chi phí SXKD dở dang: CT cầu Chi Nê Hoà Bình(154: CNHB)
31/12
Kết chuyển TK 621 621:CNHBđ154:CNHB
154:CNHB
302.713.551
302.713.551
Chi phí SXKD dở dang: CT cầu Thượng Lý(154: TLY)
31/12
Kết chuyển TK 621 621:TLYđ154:TLY
154:TLY
149.392.992
149.392.992
. . . . . . .
Chứng từ ghi sổ
Ngày 31/12/2000
Số CTGS: 0256
TKĐƯ
Trích yếu
Số tiền
TK
ghi Nợ
TK
ghi Có
Nợ
Có
621
Chi phí NVL trực tiếp
19.804.997.314
154
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
19.804.997.314
Sổ chi tiết tài khoản theo tài khoản 154
Từ ngày: 01/10/2000 đến 31/12/2000
Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Công trình: Cầu Chi Nê Hoà Bình
Dư nợ đầu ngày: 1.103.226.000
Phát sinh Nợ: 463.629.021
Phát sinh Có: 1.544.151.577
Dư nợ cuối ngày: 12.703.444
Ngày
Số CT
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS Có
31/12
Kết chuyển CPNVLTT cầu CNHB
621:CNHB
302.713.551
31/12
Kết chuyển CPNCTT cầu CNHB
622:CNHB
92.714.633
31/12
Kết chuyển TK 623
6231: CNHBđ 154: CNHB
6231:CNHB
3.673.224
31/12
Kết chuyển TK 623
6232: CNHBđ 154: CNHB
6232:CNHB
2.498.453
31/12
Kết chuyển TK 623
6234: CNHBđ 154: CNHB
6234:CNHB
21.110.267
31/12
Kết chuyển TK 623
6237: CNHBđ154:CNHB
6237:CNHB
1.179.976
31/12
Kết chuyển TK 627
6271: CNHBđ154:CNHB
6271:CNHB
23.800.485
31/12
Kết chuyển TK 627
6274: CNHBđ154:CNHB
6274:CNHB
700.000
31/12
Kết chuyển TK 627
6277: CNHBđ154:CNHB
6277:CNHB
15.238.432
31/12
Kết chuyển TK 154
154: CNHBđ 632:CNHB
632: CNHB
1544151577
Sổ cái tài khoản 154
Từ ngày: 01/10/2000 đến 31/12/2000
Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Chứng từ
Trích yếu
TKĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
12.214.962.019
31/12
Kết chuyển CPNVLTT cầu CNHB
621:CNHB
302.713.551
31/12
Kết chuyển CPNVLTT cầu Thượng Lý
621:TLY
149.329.992
. . . . . .
. . . . . . . . .
31/12
Kết chuyển CPNCTT cầu CNHB
622:CNHB
92.714.633
31/12
Kết chuyển CPNCTT cầu Thượng Lý
622:TLY
204.543.027
. . . . . .
. . . . . .. . . .
31/12
Kết chuyển chi phí sử dụng MTC cầu CNHB
6231:CNHB
3673.224
31/12
Kết chuyển chi phí sử dụng MTC cầu CNHB
6232:CNHB
2.498.453
31/12
Kết chuyển chi phí sử dụng MTC cầu CNHB
6234:CNHB
21.110.267
31/12
Kết chuyển chi phí sử dụng MTC cầu CNHB
6237:CNHB
1.179.976
31/12
Kết chuyển CPSXC cầu CNHB
6271:CNHB
23.800.485
31/12
Kết chuyển CPSXC cầu CNHB
6274:CNHB
700.000
31/12
Kết chuyển CPSXC cầu CNHB
6277:CNHB
15.238.432
. . . . . . . . . . .
. . .. . .. . . .
. . . . . . . . . . . .
31/12
Kết chuyển TK 154
154:CNHB 632:CNHB
632:CNHB
1.544.151.577
. . . . . . .. . . . . . . .
. . . . . . . . .
. . . . . . . . . .
Cộng phát sinh
Số dư cuối kỳ
28.018.750.615
4.489.500.734
35.744.211.900
II.2. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm
Công ty Cầu 7 Thăng Long xác định đối tượng tính giá thành là công trình xây dựng hoàn thành và từng giai đoạn công trình hoàn thành. Kỳ tính giá thành sản phẩm công ty là quý. Trong quý Công ty chỉ tính giá thành cho công trình hoàn thành bàn giao hoặc các giai đoạn công trình hoàn thành bàn giao.
Đối với trường hợp giá thành công trình được tính theo công trình xây dựng hoàn thành thì Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Cuối kỳ, nếu công trình chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí phát sinh cho công trình tính đến thời điểm cuối kỳ được coi là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và được phản ánh ở cột chi phí dở dang cuối kỳ của "Bảng tính giá thành công trình, sản phẩm". Vào kỳ sau, chi phí dở dang cuối kỳ này lại được coi là chi phí dở dang đầu kỳ sau.
Đối với trường hợp giá thành công trình được tính theo giai đoạn công trình hoàn thành thì Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn và giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Giá thành được tính theo công thức sau:
-
+
=
Giá thành giai đoạn Giá trị dở dang Chi phí phát sinh Giá trị dở dang
CT hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Trong đó:
Giá trị Giá dự toán
=
x
sản phẩm Giá trị SPDD đầu kỳ + Chi phí thực tế tập hợp trong kỳ khối lượng sản
dở dang Giá dự toán khối Giá dự toán phẩm dở dang
cuối kỳ lượng sản phẩm + khối lượng sản cuối kỳ
hoàn thành bàn phẩm dở dang
giao trong kỳ cuối kỳ
Đối tượng tính giá thành của công trình Cầu Chi Nê Hoà Bình được xác định là giai đoạn công trình hoàn thành. Tính từ lúc khởi công đến ngày 31/12/2000, công trình đã hoàn thành giai đoạn đầu và được tiến hành tính giá thành theo phương pháp giản đơn. Từ các số liệu đã có, kế toán tính được kết quả sau:
Giá trị dở dang cuối kỳ của công trình = 12.703.444đ
giá thành giai đoạn công trình = 1.544.151.577đ
Kết quả này được phản ánh trên bảng tính giá thành công trình, sản phẩm cuối quý.
PHầN II
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty cầu 7 Thăng Long
Nhìn chung, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cầu 7 Thăng Long về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty. Tuy nhiên, công tác hạch toán này vẫn còn một số tồn tại cần hoàn thiện. Sau đây em xin trình bày một số tồn tại và phương hướng hoàn thiện.
1. Về phương pháp ghi chép chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phương pháp tập hợp khoản mục này là hạch toán trực tiếp. Tuy nhiên thực tế là khi xuất thẳng vật liệu cho đối tượng sử dụng không qua kho, kế toán vẫn hạch toán theo 2 bút toán sau :
+ Nợ TK 152
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
+ Nợ TK 621: chi tiết công trình
Có TK 152
Ghi như vậy là không phản ánh đúng bản chất NVKTPS. Vì vậy, em mạnh dạn đề nghị phòng kế toán phải xem xét lại công tác ghi chép để phản ánh vào TK theo đúng nội dung NVKTPS , không hạch toán như trên mà phải hạch toán đúng để theo đúng tình hình sử dụng vật liệu và phán đúng các quan hệ đối ứng giữa TK 621 và TK 152. Nên hạch toán như sau:
Nợ TK 621: chi tiết đối tượng
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331…
2.Về việc ghi chép phản ánh giá thành công trình hoàn thành
Công ty cầu 7 Thăng Long thực hiện tính giá thành sản phẩm vào cuối mỗi quý và phản ánh một cách tổng hợp giá thành các công trình, sản phâm trên "Bảng tính giá thành sản phẩm, công trình". Tuy trên "bảng tính giá thành sản phẩm, công trình" có phản ánh tổng giá trị dự toán của công trình hoặc giai đoạn công trình hoàn thành trong kỳ nhưng không phản ánh được giá trị dự toán của từng khoản mục chi phí sản xuất nên không phản ánh được kết quả sản xuất xét trên từng khoản mục chi phí so với dự toán. Theo em, đối với các công trình hoàn thành hoặc các giai đoạn công trình hoàn thành được tính giá thành trong kỳ thì ngoài việc phản ánh giá thành của chúng lên "Bảng tính giá thành công trình, sản phẩm", công ty nên lập cho mỗi công trình hoàn thành hoặc giai đoạn công trình hoàn thành bảng phân tích giá thành có mẫu như sau:
Bảng phân tích giá thành
Công trình:
Giai đoạn:
Khoản mục
chi phí
Dự toán
Thực tế
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. CPNVLTT
2. CPNCTT
3. CPSDMTC
4. CPSXC
Tổng giá thành
3. Về cấu trúc bảng biểu và sổ sách
Công ty Cầu 7 Thăng Long từ năm 1999 sử dụng phần mềm kế toán CADS trong công tác kế toán công ty. Phần mềm này về cơ bản đáp ứng được yêu cầu kế toán của công ty. Tuy nhiên, đối với hình thức sổ kế toán chứng từ- ghi sổ, phần mềm này thiết kế một số mẫu bảng biểu không đúng quy định và sổ có cấu trúc chưa hợp lý và có nội dung chưa phản ánh đủ thông tin cần thiết cho công tác quản lý đặc biệt là các bảng biểu và sổ sách thuộc phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do đó, theo em, công ty nên đề nghị với công ty phần mềm CADS thiết kế lại một số bảng biểu và sổ có cấu trúc và nội dung phù hợp, cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quản lý. Cấu trúc các bảng biểu và sổ có thể được thiết kế lại như sau:
a.Về bảng phân bổ tiền lương
Mẫu bảng phân bổ (BPB) tiền lương công ty đang sử dụng vừa phức tạp lại làm cho người xem rất khó đối chiếu, so sánh lương giữa các bộ phận của các công trình khác nhau. Theo em, BPB tiền lương nên lập theo mẫu sau:
Bảng phân bổ lương quý IV năm 2000
Đối tượng
Có TK 334, Nợ các TK
622
6231
6271
Cộng có
TK 334
CT Cầu CNHB
78.715.536
3.673.224
16.688.634
99.077.394
CT Cầu Thượng Lý
170.554.027
1.073.224
121.714.823
293.331.074
CT Cầu Tà Vài
. . . . .
. .. . . . . . .
. . .. . . . . . .
. . . . . . . .
. . . . . . . . .
Nợ TK 6421
287.504.007
Cộng
2.012.745.103
365.824.458
322.153.216
2.988.226.784
Từ BPB này, máy cũng dễ dàng nhập dữ liệu vào CT-GS mà không cần dùng tới chức năng cộng xâu lọc.
b. Về bảng phân bổ KPCĐ, BHXH, BHYT
Phần mềm CADS thiết lập ba BPB tương ứng cho KPCĐ, BHXH, BHYT. Cấu trúc của ba BPB này cũng tương tự như nhau và tương tự BPB tiền lương. Việc lập 3 BPB này gây khó khăn cho việcso sánh, đối chiếu các khoản trích này của các công trình khác nhau. Theo em, ta chỉ cần lập một BPB chung cho cả KPCĐ, BHXH và BHYT vừa gọn vừa phản ánh đủ các thông tin cần thiết. Mẫu BPB như sau:
Kết luận
Ngành xây dựng cơ bản là một ngành đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Do tình hình đất nước có nhiều biến đổi và do yêu cầu phát triển kinh tế nên các khu công nghiệp, các khu chung cư, đường giao thông, các cầu cảng.... được xây dựng ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao. Điều đó thể hiện tầm quan trọng của ngành xây dựng cũng như sự lớn mạnh của nó. Do đó, hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Qua quá trình thực tập tại Công ty Cầu 7 Thăng Long, em đã được tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán của Công ty và được nghiên cứu về phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Qua quá trình nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế về phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty em thực sự nhận thức được rằng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản. Trong nền kinh tế nhiều thành phần do cơ chế thị trường như hiện nay, việc doanh nghiệp xây dựng cơ bản hạch toán đúng chi phí sản xuất và tính đúng giá thành sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về thực trạng khả năng của doanh nghiệp mình, từ đó có những biện pháp thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đạt tới hiệu quả cao nhất. Do đó việc thực hiện tốt công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản sẽ giúp cho công tác quản lý doanh nghiệp đơn giản hơn, giúp doanh nghiệp có sự phát triển cân đối và cạnh tranh lành mạnh.
Trong chuyên đề này, em đã mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị với nguện vọng để Công ty tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Em mong rằng Công ty sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.
Cuối cùng cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Trần Quý Liên và các cô chú Phòng Tài chính kế toán Công ty Cầu 7 Thăng Long đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em được tìm hiểu giữa lý luận và thực tiễn để hoàn thành bài viết này.
Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2001
Sinh viên Phùng Thanh Minh
mục lục
Lời mở đầu
1
Phần I: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cầu 7 Thăng Long
2
I. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại công ty Cầu 7 Thăng Long
2
I.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
2
I.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cầu 7 Thăng Long
3
I.3. Đặc điểm công tác kế toán của công ty Cầu 7 Thăng Long
4
I.4. Đặc điểm quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cầu 7 Thăng Long
7
II. Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cầu 7 Thăng Long
7
II.1. Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Cầu 7 Thăng Long
7
II.2. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm
27
Phần II: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cầu 7 Thăng Long
28
Kết luận
31
tài liệu tham khảo
1
Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - TS. Nguyễn Văn Công
NXB Tài Chính- 2000
2
Giáo trình kế toán tài chính- ĐH Kinh Tế Quốc Dân
3
Hướng dẫn thực hành ghi chép chứng từ và sổ kế toán trong các loại hình doanh nghiệp.
NXB Thống kê- 1998
4
Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp
NXB Thống kê- 1999
5
Các tạp chí kế toán, kiểm toán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1101.doc