Chuyên đề Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị tại Công ty cổ phần chè Kim Anh

Khấu hao TSCĐ tập hợp vào chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm được tập hợp bao gồm ở cả Công ty và tất cả các xí nghiệp thành viên khác tỉnh. Như vậy vừa không đảm bảo yêu cầu thông tin, vừa không đảm bảo yêu cầu quản lý cho Công ty. Mặt khác giá thành sản phẩm ở các đơn vị thành viên cũng không được phản ánh đầy đủ chính xác. Để đảm bảo yêu cầu quản lý thông tin nhanh nhậy, kịp thời, chính xác Công ty nên giao quyền quản lý TSCĐ cho các đơn vị thành viên và việc hạch toán khấu hao tính vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng được tính tại các đơn vị này. Còn ở Công ty chỉ tính riêng cho trong phạm vi quản lý và sử dụng tại trung tâm. Nếu thực hiện như vậy việc tính khấu hao sẽ nằm trong phạm vi của từng đơn vị thành viên,khi đó giá thành chè sơ chế sẽ được hạch toán một cách chính xác và chi phí chế biến tại trung tâm Công ty sẽ giảm, giảm được khối lượng công việc quản lý. Việc giao quyền quản lý này sẽ buộc các đơn vị thành viên có trách nhiệm hơn trong sản xuất, cũng như gắn trách nhiệm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm chè sơ chế đến các đơn vị. Trong năm 2000 tổng mức khấu hao TSCĐ toàn Công ty là 1.115.500.000 đồng, nếu chỉ tính riêng cho trung tâm Công ty thì số khấu hao phải trích là 320.743.825 đồng điều này cũng đồng nghĩa với giảm một lượng lớn chi phí chế biến.

doc112 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị tại Công ty cổ phần chè Kim Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có TK 112: 14.500.000 Có TK 331: 2.822.400 *) Tập hợp chi phi sản xuất chung Toàn bộ chi phí sản xuất chung được kế toán tổng hợp vào sổ tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm. số chi phí sản xuất chung này chỉ tập hợp theo tổng số và vào cuối mỗi tháng kế toán tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức phân bổ giống như với chi phí nhiên liệu và chi phí nhân công trực tiếp có thêm căn cứ vào lượng chi phí phân bổ trước đó. Trong tháng 12 năm 2000 tổng số chi phí sản xuất chung là 77 833 393 đồng cụ thể các khoản chi được phản ánh qua bảng sau: Biểu số 14: Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung Tháng 12 năm 2000 STT Khoản mục Giá trị (đồng) 1 Chi phí nhân viên phân xưởng 5.637.982 2 Chi phí khấu hao TSCĐ 24.622.095 3 Chi phí NVL-CCDC 29359860 4 Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ 0 5 Chi phí dịch vụ thuê ngoài và chi phí bằng tiền khác 18.213.456 Tổng cộng chi phí SX chung 77.833.393 (Nguồn số liệu từ Phòng tài chính kế toán Công ty) 3.4. Tập hợp chi phí sản xuất của Công ty. Đây là công đoạn cuối cùng của công tác hạch toán chi phí sản xuất. Sau khi tập hợp chi phí sản xuất theo 3 khoản mục chính là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, cuối tháng kế toán tiến hành tổng hợp toàn bộ chi phí và kết chuyển chi phí phát sinh vào TK 154, trên bảng kê số 4- Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp trên biểu số và trên bảng tập hợp chi phí sản xuất (Biểu ). Biểu số 15: Bảng tập hợp chi phí sản xuất tháng 12 năm 2000. Đơn vị tính: Đồng Khoản mục chi phí Tháng 12 năm 2000 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung 233.111.025 71.104.247 77.833.393 Tổng 382.048.665 Ngoài ra, công ty còn sử dụng Nhật ký chứng từ số 7 để tậphợp chi phí sản xuất kinh doanh cuả toàn doanh nghiệp ( Biểu số ).Kế toán căn cứ vào nhật ký chứng từ số 7 để ghi các sổ cái tài khoản 621, 622, 627. Sổ cái TK 621 Năm 2000. Ghi có TK đối ứng Với Nợ TK 621 Tháng1 …. Tháng 12 Cộng TK 152 NKCT số 7 233111025 Cộng phát sinh Nợ 233111025 Số phát sinh Có Bảng kê số 4 233111025 Sổ Cái TK 622 Năm 2000 Ghi có TK đối ứng Với Nợ TK 622 Tháng1 …. Tháng 12 Cộng TK 334- NKCT số 7 TK 338-NKCT số 7 59.751.476 11..352.780 Cộng phát sinh Nợ 71.104.247 Số phát sinh Có Bảng kê số 4 71.104.247 Sổ Cái TK 627 Năm 2000 Ghi có TK đối ứng Với Nợ TK 627 Tháng1 …. Tháng 12 Cộng TK 1521 NKCT số 7 TK 1522 NKCT số 7 TK 1523 NKCT số 7 TK 1524 NKCT số 7 TK 1522 NKCT số 7 TK 1522 NKCT số 7 TK 1522 NKCT số 7 TK 334- NKCT số 7 TK 338- NKCT số 7 NKCT số 1 NKCT số 2 NKCT số 5 8545000 2978000 252130 1743200 690640 15150390 24622095 4737800 900182 891056 14500000 2822400 53981455 Cộng phát sinh Nợ 77.833.393 Số phát sinh Có Bảng kê số 4 77.833.393 4.4.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của Công ty Để phục vụ tốt cho công tác tính giá thành sản phẩm mỗi doanh nghiệp cần chọn cho mình một phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cho phù hợp đảm bảo vừa phản ánh đúng giá trị thực tế của sản phẩm làm dở vừa đơn giản, gọn nhẹ trong đánh giá tính toán.Tuỳ vào quy trình sản xuất, đặc điểm, kết cấu sản phẩm mà mỗi doanh nghiệp có phương pháp đánh giá khác nhau. Công ty cổ phần chè Kim Anh tiến hành sản xuất chè theo quy trình chế biến liên tục từ nguyên liệu chính ban đầu qua chế biến thành bán thành phẩm,bán thành phẩm nhập kho theo dõi trên sổ tài khoản 154.Do đặc điểm sản xuất Công ty đã chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo giá trị nguyên liệu chính xuất dùng. Các chi phí sản xuất khác trong kỳ được kết chuyển toàn bộ để phân bổ tính giá thành sản phẩm trong kỳ đó. Công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được thực hiện thông qua việc đối chiếu giữa sổ sách và kiểm kê thực tế hàng tháng theo báo cáo của thủ kho,quản đốc và hàng quý kiểm kê có sự giám sát trực tiếp của ban kiểm kê do HĐQT bầu ra. Số sản phẩm dở ở toàn bộ các khâu từ kho đến các khâu trên dây truyền sản xuất đều được kiểm kê số lượng và đánh giá giá trị theo chỉ tiêu giá trị nguyên liệu chính. Nguyên nhân chủ yếu của sản phẩm dở dang trong Công ty là quy trình sản xuất với nhiều khâu, nhiều công đoạn. Thời gian để tạo ra sản phẩm cuối cùng từ khi đưa nguyên liệu vào sản xuất là tương đối dài,chỉ tính riêng cho công đoạn ướp hương đã mất khoảng thời gian từ 1 đến 3 tháng. Chính vì vậy số sản phẩm dở dang của các tháng là khá lớn. Tháng 12 là tháng cuối năm cho nên lượng sản phẩm dở dang thường ít hơn các tháng chính vụ như tháng 7,tháng 8,...nhưng do đặc điểm sản xuất mà giá trị của nó vẫn tương đối lớn 1.726.057.984 đồng trong đó chủ yếu nằm ở kho bán thành phẩm Quy trình sản xuất chè tại Công ty cho ra nhiều loại sản phẩm với hình thức chất lượng khác nhau,cho nên đối tượng tính giá thành ở đây được xác định là từng loại sản phẩm riêng biệt với đơn vị tính là kg và kỳ tính giá thành là tháng. 5.Công tác tính giá thành sản phẩm. 5.1 -phương pháp tính giá thành. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm nên công tác tính giá thành là giản đơn. Căn cứ tính giá thành là sổ chi tiết chi phí vật liệu( biểu 16, 17) Tài liệu phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung có tính chất ước tính , kinh nghiệm. Công thức tính giá thành như sau: Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung + Chi phí của SPDD đầu kỳ - Chi phí của SPDD cuối kỳ Giá thành đơn vị Tổng giá thành SX được tập hợp cho từng loại chè Tính cho1 kg = Từng loại chè Tổng khối lượng một loại chè sản xuất ra Quá trình tính toán chi phí phát sinh được theo dõi ngay từ đầu và được chi tiết với từng sản phẩm.Các bước tính giá thành của tất cả sản phẩmtương tự nhau để minh hoạ rõ hơn về công thức tính giá thành sản phẩm tại công ty em xin đưa một sản phẩm cụ thể là chè sen 8g để tính. Đây là một sản phẩm có tính đại diện cao cho các sản phẩm khác, cụ thể của quá trình tính toán được thực hiện như sau: + Đối với khoản chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp: Kế toán căn cứ vào số lượng các loại bán thành phẩm chè đã qua sấy, sàng theo tỷ lệ được phòng công nghệ quy định đưa ra sản xuất và các loại hương liệu xuất dùng để xác định giá trị nguyên vật liệu đã dùng cho sản phẩm đó và tính giá thành sản phẩm cho sản phẩm đó.Tính chất của loại chi phí này tuỳ thuộc vào tính chất sản xuất tiếp theo của từng nhóm sản phẩm cụ thể. -Đối với sản phẩm là chè xanh xuất khẩu và chè đen thì chi phí nguyên vật liệu chính được tính trực tiếp cho khối lượng, giá trị các bán thành phẩm qua sấy xuất kho. -Đối với sản xuất chè hương thì ngoài giá trị của bán thành phẩm qua sấy còn được cộng thêm với hương liệu nếu có. Do nhiều loại sản phẩm có cùng tỷ lệ phối chế các bán thành phẩm qua sấy, do đó kế toán tính giá trị nguyên vật liệu chính cho các loại sản phẩm này theo giá trị bán thành phẩm thực tế xuất dùng sản xuất ra nó. Để sản xuất chè sen 8g trược hết cần có bán thành phẩm ướp sen. Bán thành phẩm ướp sen được sản xuất từ việc kết hợp các bán thành phẩm qua sấy và hương liệu qua quy trình đấu trộn , ướp hương và sàng tách hương.Toàn bộ quy trình này được thể hiện qua bảng sau đây. Biểu số: 16 Bảng theo dõi quy trình sàng + trộn + ướp Sen Tháng 12 năm 2000 BTP qua sấy vào trộn+sàng ướp Sen Thu hồi Stt Tên nguyên liệu Tỷ lệ phối chế Lượng (kg) Giá trị (đồng) BTP Sen BTP chè Fsen Hao Lượng (kg) Giá trị (đồng) Lượng (kg) Giá trị (đồng) Lượng (kg) % I BTP chè qua sấy 1 Chè xanh loại 3 50,35 1777,355 27565887 1751,3 118,38 7,725 0,435 2 Chè xanh loại 2 41,3 1457,89 32677438 1236,29 197,3 24,3 1,67 3 BTP Tân Cương 8,0 282,4 8795574 265,32 15,08 2 0,71 Tổng 99,5 3517,645 69038899 3152,91 330,71 34,025 II Hương liệu 1 Tinh Sen 0.35 12,355 4182884 11,2 0,93 0,225 1,821 Tổng 100.0 3530 73221783 3164,11 72226863 331,64 994920 34,25 (Nguồn số liệu từ Phòng tài chính kế toán Công ty) Giá xuất kho của các bán thành phẩm qua sấy được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.Đây là phương pháp tình tổng giá trị chè vào trộn.Kết quả thu hồi của quá trình sàng chè hương là bán thành phẩm ướp sen và F sen tương ứng. Giá trị của chè Fsen được xác định theo giá thực tế tínhlà 3000đ/ kg. Giá trị bán thành phẩm ướp sen được tính: Tổng giá trị Tổng giá trị Tổng giá trị Bán thành phẩm = nguyên liệu - chè F BTP ướp sen vào trộn thu hồi Giá trị 1kg Tổng giá trị bán thành phẩm ướp sen Bán thành = phẩm ướp sen Khối lượng bán thành phẩm ướp sen thu hồi Đây là căn cứ quan trọng để tính giá thành sản phẩm .Dựa vào kết quả trên ta tính được nguyên liệu chính cho sản xuất chè sen là: 73.221.783 - 994.920 = 72.226.863 (đồng ). Giá trị 1 kg bán thành phẩm ướp sen là: 72.226.863/3164,11= 22827 (đồng ) -Chi phí vật liệu phụ: Chi phí vật liệu phụ trong giá thành sản phẩm được tính là chi phí về bao bì đóng gói được dùng trực tiếp và cấu tạo hoàn thiện sản phẩm. Chi phí này được kế toán tập hợp riêng cho từng sản phẩm từ sổ chi tiết TK 1522. Trong tháng 12 năm 2000 kế toán tập hợp chi phí vật liệu phụ cho sản xuất loại chè được phản ánh qua bảng sau: Biểu số 17: Bảng tập hợp chi phí vật liệu phụ sản xuất chè sen 8g Tháng 12 năm 2000 STT Tên vật liệu ĐVT Số lượng Đơn giá đồng/ĐVT Giá trị (đồng) 1 Hộp cát tông chè hương Hộp 325 5324 1730300 2 Túi PP 160g Túi 22310 110 2454100 3 Băng dính 5 cm Cuộn 9 6500 58500 4 Túi chè sen 8g Túi 42800 96 4108800 5 Túi quảng cáo Túi 1123 200 224600 Tổng 8576300 Tổng hợp số liệu từ bảng chi phí vật liệu phụ sản xuất chè sen 8g là 8.576.300 đồng.Chi phí vật liệu phụ phân bổ cho 1kg bán thành phẩm ướp sen là : = 8.576.300/3164,11= 2710,5 (đồng ). Tổng chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ trên 1 kg bán thành phẩm ướp sen là: = 22827 + 2710,5 =25537,5 ( đồng ) - Chi phí nhiên liệu. Đối với nhiên liệu xuất dùng cho sản xuất ở công ty được tính bằng tổng số tiêu hao thực tế cho tất cả quá trình sản xuất tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Do có giá trị nhỏ trong tổng giá thành cho nên việc phân bổ chi phí này kế toán điều chỉnh vào một số sản phẩm có giá bán cao với một lượng hợp lý trong khả năng chịu được của giá thành.. Chè sen 8g là một loại sản phẩm có giá bán cao và ổn định ( 38000đ/1kg , giá chưa thuế) do vậy chi phí nhiên liệu được phân bổ vào giá thành sản phẩm là 130000đ. *Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp loại chè sen 8g: Biểu số 18: Bảng tập hợp chi phí NVLTT cho sản phẩm chè sen 8g: Tháng 12 năm 2000 STT Khoản mục chi phí Giá trị (đồng ) 1 Nguyên vật liệu chính 72.226.863 2 Nguyên vật liệu phụ 8.576.300 3 Nhiên liệu 130.000 Tổng 80.933.163 Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản xuất sản phẩm không được tính lần lượt theo thực tế phát sinh cho từng loại sản phẩm mà kế toán căn cứ vào số liệu tổng hợp cuối cùng để phân bổ.Mức phânbổ cho từng loại sản phẩm kế toán căn cứ vào giá bán và mức chi phí thực tế đã tính và phânbổ cho sản phẩm trước đó để đảm bảo cho giá thành có thể chấp nhận được (thấp hơn gía bán).Điều này tuy không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận tổng thể nhưng đối với từng sản phẩm nó sẽ phản ánh không đúng thực tế chi phí bỏ ra do vậy khó có thể phát hiện được sản phẩm nào thua lỗ để có biện pháp khắc phục hay loại bỏ. Trong tháng 12 tổng chi phí trực tiếp để sản xuất một số loại chè xanh là 71.104.247đồng.Giá bán 1kg chè sen trên thị trường là 38.000đồng.Mức chi phí tối đa có thể phân bổ cho chè sen là: = ( 38.000 – 25.537,5 )x 3164,11= 39.432.741 ( đồng ). Vì quá trình phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung có tính chất ước tính , kinh nghiệm nên sản phẩm chè sen chịu chi phí nhân công trực tiếp tháng 12 là 17.500.000 (đồng).Với mức chi phí này vẫn khiến cho sản phẩm chè sen có lãi.. Chi phí sản xuất chung. Đối với chi phí sản xuất chung công ty cũng tiến hành tập hợp theo tổng số và phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm theo các tiêu thức giống như việc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. Tổng số chi phí sản xuất chung tháng 12 là 77.833.393 ( đồng ).Số được phân bổ cho chè sen là 3.250.000( đồng ). Việc phân bổ 3 loại chi phí trên được minh hoạ bằng biểu sau: Tổng hợp số liệu tính toán được kế toán tính được giá thành của từng loại sản phẩm trong tháng và lập bảng giá thành sản xuất trong tháng. Giá thành sản xuất chè Sen 8g tháng 12 năm 2000 như sau: Biểu số19: Bảng tập hợp tính giá thành sản phẩm chè Sen 8g Tháng 12 năm 2000 STT Khoản mục ĐVT Giá trị 1 Chi phí NVL trực tiếp đồng 80.933.163 2 Chi phí nhân công trực tiếp đồng 17.500.000 3 Chi phí sản xuất chung đồng 3.250.000 4 Chi phí sản xuất của SPDD đầu kỳ đồng 0 5 Chi phí sản xuất của SPDD cuối kỳ đồng 0 6 Tổng giá thành sản xuất đồng 101.683.163 7 Khối lượng sản phẩm sản xuất kg 3164,11 8 Giá thành đơn vị sản phẩm đồng/kg 32136,4 (Nguồn số liệu từ Phòng tài chính kế toán Công ty) Như vậy giá thành sản xuất tháng 12 năm 2000 của 1kg chè Sen 8g là 32.136,4 đồng. Căn cứ vào số liệu trên bảng tính giá thành sản phẩm chè sen 8g, Nhật ký chứng từ số 7, bảng kê số 4 vào sổ cái TK 154sau:Sổ cái TK 1548 ( Chi tiết chè sen 8g) Năm 2000 Số dư nợ đầu tháng :0 Ghi có TK đối ứng với TK 154 Tháng 1 ………. Tháng 12 Cộng NKCT số7-TK 621 NKCT số7-TK 622 NKCT số7-TK 627 80.933.163 17.500.000 3.250.000 Cộng phát sinh nợ 101.683.163. Số phát sinh có 101.683.163 Dư nợ cuối tháng 0 Qua công tác tính giá thành sản phẩm chè sen 8g ta nhận thấy công tác tính giá thành của công ty như vậy sẽ không phát huy được vai trò của việc phân tích giá thành bởi không thấy sự biến động của nó một cách chính xác do việc phân bổ chi phí ảnh hưởng rất lớn yếu tố chủ quan của kế toán.Do vậy công ty cần xem xét lại cách phana bổ để giá thành sản phẩm được phản ánh một cách chính xác hơn. IV-Phân tích tình hình chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần chè Kim Anh tháng 12 năm 2000. Để phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp , giúp cho các nhà quản lý làm việc và đưa ra được những quyết định nhanh chóng, chính xác thì việc cung cấp các chỉ tiêu , thông tin về chi phí và giá thành thôi là chưa đủ. Nếu muốn có các chiến lược phát triển tốt trong tương lai, muốn doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận thì tất yếu phải phân tích một cách kỹ lưỡng các chỉ tiêu và thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm. Công ty cổ phần chè Kim Anh rất quan tâm, chú ý đến việc phân tích các thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.Việc phân tích này thường được dựa trên sự so sánh về các chỉ tiêu cùng kỳ của năm nay so với các chỉ tiêu kế hoạch đề ra đầu tháng.Ta có bảng số liệu sau đây: Biểu số20:Bảng phân tích chi phí Khoản mục chi phí Số liệu kế hoạch Số liệu thực tế Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 242.685.794 62,3% 233.111.025 61% -9.574.769 Chi phí nhân công trực tiếp 77016800 19,77% 71.104.247 18,61% -5.912.553 Chi phí sản xuất chung 69.798.405 17,93% 77.833.393 20,39% +8.034.988 Tổng cộng 389499999 100% 382.048.665 100% -7.451.334 Dựa vào bảng phân tích chi phí tháng 12 năm 2000 ta nhận thấy: Sự biến động của tổng giá thành sản phẩm : Trong tháng 12 năm 2000 tổng giá thành kế hoạch đề ra đầu tháng là 389499999 (đồng) nhưng trong qua trình sản xuất giá thành thực tế là 382.048.665 (đồng). +Chênh lệch tuyệt đối giữa tổng giá thành thực tế với tổng giá thành kế hoạch là: 382.048.665 -389499999 = -7.451.334 (đồng). + Như vậy so với kế hoạch tổng giá thành thực tế đã giảm tuyệt đối là 7.451.334 (đồng) và giảm tương đối là: 7.451.334 = x100% = 1,96% 382.048.665 Từ kết quả trên cho thấy công ty chè Kim Anh đã thực hiện tốt công tác hạ giá thành sản phẩm.Tuy mức độ hạ giá thành chưa cao song trong cơ chế thị trường hiện nay vấn đề cạnh trnah luôn là vấn đề quan tâm, mỗi doanh nghiệp đều phải cố gắng thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để thu hút khách hàng nên việc hạ giá thành này giúp cho công ty thực hiện được yêu cầu cuả thị trường. Tuy vậy, việc so sánh này chưa cho phép đánh giá chính xác các nguyên nhân làm tăng giá thành cũng như các mức độ tác động của từng yếu tố tới toàn bộ tổng giá thành Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là khoan rmục chi phí giảm rất đáng kể trong các khoản mục chi phí.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo giá dự toán là 242.685.794(đồng) nhứng trên thực tế là 233.111.025(đồng) +Mức giảm tuyệt đối của chi phí thực tế nguyên vật liệu trực tiếp so với kế hoạch là: 233.111.025 – 242.685.794 =-9.574.769 (đồng). +Hay mức giảm tương đối so với tổng giá thành thực tế là 9.574.769 = x100% = 2,51 % 382.048.665 Sở dĩ có kết quả này là do công ty đã thực hiện tốt công tác tiết kiêm chi phí nguyên vật liệu chính bằng cách giảm định mức hao hụt trong quá trình chế biến bán thành phẩm và nâng cao trách nhiệm quản lý vật liệu.Bên cạnh đó do giá chè tươi trong thời gian này hạ hơn so với dự tính là một nguyên nhân khiến cho giá nguyên vật liệu trực tiếp hạ. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Trong giá thành kế hoạch chi phí nhân công là 77016800 (đồng) chiếm 19,77% thế nhưng trên thực tế chi phí nhân công chỉ chiếm 18,61% hay71.104.247 (đồng).Vởy chi phí nhân công đã giảm so với kế hoạch là: =71.104.247 –77016800= -5.912.553 (đồng) Hay giảm tương đối là: 5.912.553 = x100% = 1,55% 382.048.665 Điều này cho thấy công tác quản lý nhân công của công ty khá chặt chẽ, nhân công được sử dụng hợp lý, phù hợp với năng lực và trình độ dẫn đến việc tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên việc giảm chi phí nhân công trực tiếp so với kế hoạch còn do công ty mới nhập một số máy móc thiết bị hiện đại từ nước ngoài về khiến cho năng suất lao động công nhân tăng, chi phí nhân công trực tiếp giảm. Khoản mục chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung theo dự toán là 69.798.405 (đồng) nhứng trên thực tế đã phát sinh lên đến 77.833.393 (đồng).Từ số liệu trên ta thấy chi phí sản xuất chung thực tế đã cao hơn dự toán là = 77.833.393 - 69.798.405 = +8.034.928 (đồng) Hay tăng tương đối là; 8.034.928 = x100% = 2,1% 382.048.665 Khoản mục chi phí tăng hơn so với kế hoạch cho thấy công ty đã không thực hiện tiết kiệm một số mục chi phí như chi phí về tiền điện thoại và tiền điện.Đặc biệt tiền điện thoại trong tháng phát sinh quá lớn ảnh hưởng đến chi phí sản xuất chung tăng quá cao.Ban lãnh đạo công ty cần có biện pháp quản lý mới. Như vậy xét về tổng thể việc sản xuất trong tháng 12 năm 2000 của công ty cổ phần chè Kim Anh giảm so với kế hoạch đầu tháng là 1,72%.Tuy chưa phải là mức cao nhưng nó cũng đánh giá khả năng quản lý khá tốt của công ty.Trong đó về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp công ty cần phải phát huy để tiếp tục hạ giá thành sản phẩm.Tuy nhiên bên cạnh đó công ty vẫn bộc lộ những hạn chế trong việc quản lý chi phí sản xuất chung khiến cho chi phí này tăng khá cao so với kế hoạch (8.034.988 đồng). Công ty cần quản lý tốt mới tạo được năng lực cạnh tranh trên thị trường về giá cả- một nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ta có thể thấy sự biến động của tổng giá thành giữa thực tế và kế hoạch qua các đồ thị sau: Đồ thị biểu diễn sự biến động của các khoản mục giá thành Phần thứ năm Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chè kim anh 1. Một số ý kiến nhận xét. 1.1. Nhận xét chung. Khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, Công ty đã đạt được những thành tích đáng kể trong xản xuất cũng như trong quản lý. Việc chuyển đổi này đã tạo ra khí thế làm việc và lao động mới trong toàn Công ty, gắn trách nhiệm của mỗi người lao động của mỗi người với Công ty, với công việc của mình. Bộ máy tổ chức quản lý được sắp xếp lại với đội ngũ cán bộ công nhân có vị trí hợp lý với trình độ của mình. Nhờ đó mà hoạt động của Công ty có hiệu quả hơn đem lại mức thu nhập cao, ổn định cho công nhân sản xuất Về bộ máy kế toán của Công ty cũng được tổ chức sắp xếp lại với số lượng tinh giảm, có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao. Công tác kế toán được vận dụng theo chế độ kế toán mới một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty. Hiện nay, Công ty đang áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của quy mô sản xuất đáp ứng được yêu cầu cung cấp và quản lý thông tin nhanh nhậy, chính xác. Tuy nhiên vẫn còn những vướng mắc mang tính cục bộ có thể điều chỉnh. 1.2.Nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty. Nhìn chung, Công ty đã xác định đúng mức tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện một cách nghiêm túc theo từng tháng, đúng chế độ kế toán hiện hành cụ thể như sau: 1.2.1. Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phhí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm còn đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm riêng biệt. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm như vậy có thể nói là phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty. Tuy nhiên như vậy khối lượng tính toán sẽ cồng kềnh và không phát huy sự kết hợp được việc tính giá thành sản phẩm giữa các giai đoạn sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến bán thành phẩm và từ bán thành phẩm đến sản phẩm hoàn chỉnh. 1.2.2. Về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Công tác hạch toán chi phí sản xuất của Công ty được tổ chức đúng và đầy đủ theo cách phân loại. Các nghiệp vụ phát sinh được phản ánh vào hệ thống sổ sách đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên còn một số điểm đáng chú ý sau: -Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất được quản lý theo dõi cụ thể tới từng thứ ngyên vật liệu. Riêng về vật liệu phụ có 2 loại dùng cho 2 giai đoạn sản xuất khác nhau (chế biến và đóng gói). Hiện tại, Công ty quản lý 2 loại vật liệu này trên cùng một tài khoản cấp 2 là tài khoản 1522, như vậy sẽ không phản ánh được rõ ràng mức xuất dùng cụ thể của từng loại vật liệu trong kỳ. -Về chi phí nhân công trực tiếp: Tuy đã có chế độ phân công hợp lý về tính lương và thanh toán lương nhưng việc phản ánh còn chưa đúng với thực tế trong kỳ, còn chậm trong tính lương làm đọng sang kỳ sau. -Về chi phí sản xuất chung được tập hợp của tất cả các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất. Trong đó chi phí về khấu hao TSCĐ được tập hợp của toàn Công ty kể cả các xí nghiệp thành viên khác tỉnh. Mà các xí nghiệp thành viên đã và đang thực hiện hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành ở cấp độ phân xưởng. Như vậy việc hạch toán tổng hợp các chi phí vào giá thành sản phẩm ở các đơn vị thành viên là không đầy đủ, không chính xác. Mặt khác khối lượng công việc quản lý và hạch toán tại Công ty lại nhiều và phức tạp. Thêm vào đó việc phân bổ chi phí vào các tháng trong năm lại không theo một tỷ lệ nhất định do đó việc phản ánh chi phí này không hoàn toàn chính xác. 1.2.3. Về công tác tính giá thành sản phẩm Công ty đang áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn, các chi phí được tính đầy đủ vào trong giá thành sản phẩm. Trong đó chi phí nguyên liệu chính, vật liệu phụ được tập hợp theo số tiêu hao thực tế cho từng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Việc tính toán này đã đảm bảo yêu cầu chính xác tới từng sản phẩm. Còn chi phí nhiên liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được tập hợp và phân bổ cho đối tượng tính giá thành. Tiêu thức chọn và phân bổ là lượng chi phí có khả năng phân bổ cho tường sản phẩm thông qua quá trình tính toán mức chênh lệch giữa giá bán và chi phí trung bình của chi phí nguyên liệu chính, vật liệu phụ tính cho 1kg sản phẩm .Sau đó kế toán tự điều chỉnh mức phân bổ cho từng loại sản phẩm. Việc tự điều chỉnh này sẽ không tính được đầy đủ tổng số hao phí cho quá trình sản xuất một loaị sản phẩm. Qua đây cho thấy công tác tính giá thành ở công ty như vậy sẽ không phát huy được vai trò của việc phân tích giá thành bởi không thấy được biến động của nó một cách chính xác do việc phân bổ chi phí một cách chủ quan. Có thể lấy ví dụ giá thành tháng 11 và tháng 12 của chè Sen 8g để minh hoạ cho vấn đề này. Th SLSX (kg) NLC VLP NL CPNCTT CPSXC TGT GTĐV (đồng) (đồng) (đồng) (đồng) (đồng) (đồng) (đồng/kg) T11 1014.6 20.250.000 2.845.320 0 3.850.000 4.345.780 33.291.100 35.177 T12 3164,11 72.266.863 8.576.300 130.000 17.500.000 3.250.000 101.683.163 32.136,4 Qua số liệu này nếu nhìn vào kết quả cuối cùng là giá thành đơn vị mà phân tích sự biến động thì giá thành tháng 12 giảm 8,84% so với tháng 11.Nhưng qua đây không thể khẳng định rằng trong tháng 12 chi phí cho sản xuất chè Sen được tiết kiệm hơn tháng 11 được. Điều này có thể thấy rõ bởi vì nếu tính riêng cho chi phí nguyên liệu chính và vật liệu phụ thì giá trị đơn vị của chi phí này tháng11 lại thấp hơn tháng 12 (tháng 11 là 22350đồng, tháng12 là 25538 đồng ). Như vậy giá thành đơn vị sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố chủ quan của kế toán. Do vậy Công ty cần xem xét lại cách phân bổ để giá thành sản phẩm được phản ánh một chính xác hơn. Tóm lại, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty được tổ chức tốt, song còn có những hạn chế nhất định mà Công ty cần phải nghiên cứu khắc phục để công tác kế toán ngày càng hoàn thiện hơn. 2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chè Kim Anh. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức và quản lý, xuất phát từ những tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty đã nêu trên, em xin đưa ra một số ý kiến với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán này. 2.1. Xác định lại đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Như đã nói ở trên, đặc điểm sản xuất tại Công ty là quy trình công nghệ khép kín và liên tục với hai giai đoạn chế biến: Từ nguyên vật liệu đến bán thành phảm và từ bán thành phẩm đến sản phẩm hoàn chỉnh. Công ty đã xác định đối tượng tạp hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ. Việc xác định như vậy sẽ không phản ánh được cụ thể mức chi phí cho mỗi gia đoạn là bao nhiêu. Với đặc điểm quy trình sản xuất công nghệ của công ty theo em nên xác định tập hợp chi phí sản xuất theo từng giai đoạn công nghệ theo các lý do sau: - Khi tách ra như vậy kế toán sẽ theo dõi được chính xác lượng chi phí cho mỗi giai đoạn, khả năng có thể điều chỉnh loại chi phí giữa 2 giai đoạn để có hiệu quả sản xuất cao nhất. - Phát hiện được những chi phí thật không cần thiết khhi tiến hành chuyển sản xuất từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 từ đó giảm thiểu nó. - Phục vụ tốt hơn cho việc tính giá thành sản phẩm được chặt chẽ hơn thuận lợi cho việc phân bổ chi phí. Với việc xác định như trên ở các đơn vị thành viên vẫn xác định tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất ở phạm vi phân xưởng. Còn trong phạm vi chính của Công ty quá trình tập hợp chi phí được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 Từ chè sơ ché đến chè bán thành phẩm qua sấy đối với chè đen và chè xanh xuất khẩu và từ chè sơ chế đến bán thành phẩm sao hương đối với chè hương. Giai đoạn 2 là từ chè bán thành phẩm qua sấy và bán thành phẩm sao hương đến sản phẩm hoàn chỉnh. Chi phí sản xuất được tập hợp cho từng giai đoạn chế biến, còn giá thành sản phẩm tính cho bước công nghệ cuối cùng. 2.2. Về việc phân loại vật liệu phụ trong chi phí sản xuất Vì trong sản xuất chè hương có hai giai đoạn công nghệ chế biến, vật liệu phụ xuất dùng cho mỗi giai đoạn chế biến là khác nhau. Giai đoạn 1 vật liệu phụ là hương liệu có cấu thành trực tiếp nên thực thể sản phẩm và chi phí này được tính trực tiếp vào giá trị nguyên liệu chính (Bán thành phẩm sao hương) .Còn giai đoạn sản xuất 2 vật liệu phụ là các bao bì đóng gói không cấu thành trực tiếp nên thực thể sản phẩm mà chỉ góp phần hoàn thiện sản phẩm. Vật liệu phụ được theo dõi chung trên cùng một tài khoản cấp 2 như vậy sẽ không phản ánh được cụ thể, chính xác mức xuất dùng cho từng loại là bao nhiêu khi xem xét sổ tổng hợp. Do vậy để bảo đảm yêu cầu thông tin cũng như yêu cầu quản lý Công ty nên thực hiện phân loại vật liệu phụ chi tiết trên tài khoản cấp 2 thành 2 tài khoản cụ thể là: Tài khoản 1522:Vật liệu phụ Tài khoản 15221: Hương liệu Tài khoản 15222: Bao bì đóng gói Theo cách phân loại này thì chi phí vật liệu phụ tháng 12 năm 2000 được theo dõi trên bảng phân bổ NVL sẽ là: TK 1522: 44.096.630 TK 1522.1: 7.210.930 TK 1522.2:36.885.700 2.3.Về phương pháp phân bổ trong việc tính giá thành. Việc kế toán tự điều chỉnh chi phí về hương liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính giá thành chỉ đảm bảo tính hợp lý giữa giá thành và giá bán còn nó không phản ánh được đầy đủ, chính xác lượng chi phí cấu thành nên sản phẩm đó. Thực tế có những sản phẩm phải chịu thay chi phí cho sản phẩm khác, có những sản phẩm lỗ thật nhưng lãi giả .Do vậy nó không phản ánh được tính khách quan từ đó không có biện pháp cụ thể giải quyết loại sản phẩm này là như thế nào? có loại bỏ nó không? Sự chênh lệch trong phân bổ khiến cho giá thành thiếu chính xác. Vì vậy để đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. Công ty nên phân bổ các chi phí về nhiên liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đúng với chi phí thực tế theo phương pháp bình quân theo sản lượng của từng loại sản phẩm. Việc tính đúng mức phân bổ từng loại chi phí cho từng loại sản phẩm sẽ phản ánh đúng đắn và đầy đủ lượng chi phí tiêu hao cho từng sản phẩm. Tuy nhiên việc làm này có thể làm cho giá thành của một số loại sản phẩm cao hơn giá bán. Trong trường hợp này để kích thích được tiêu thụ, tăng giá bán Công ty có thể sử dụng các biện pháp bán hàng như: quảng cáo, bán hàng trả chậm,.. .Mặt khác về lâu dài Công ty cần nghiên cứu đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo cách phân bổ này thì các chi phí cần phân bổ được chia đều theo sản lượng sản phẩm sản xuất và tính ra cho 1kg sản phẩm. Theo cách phân loại này thì các chi phí cần phân bổ được tính cho từng loại sản phẩm sẽ là: Mức chi phí phân bổ cho một loại sản phẩm = Lượng chi phí cần phân bổ trong kỳ x Khối lượng loại sản phẩm cần phân bổ chi phí Tổng khối lượng sản phẩm SX trong kỳ Cụ thể các loại chi phí được phân bổ như sau: Mức phân bổ chi phí nhiên liệu cho một loại sản phẩm = 550000 x Sản lượng loại sản phẩm tính giá thành 28948 Mức phân bổ chi phí NCTT cho một loại sản phẩm = 71104247 x Sản lượng loại sản phẩm tính giá thành 28948 Mức phân bổ chi phí SXC cho một loại sản phẩm = 77833393 x Sản lượng loại sản phẩm tính giá thành 28948 Từ cách phân bổ trên đây cho phép chúng ta có thể tính toán tương đối chính xác các khoản mục chi phí mà một sản phẩm phải chịu và từ đó có thể tính toán chính xác giá thành sản phẩm của từng loại sản phẩm để ra quyết định sản xuất phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty. Xuất phát từ cách phân bổ trên ta có thể tính toán lại một cách chính xác hơn giá thành của sản phẩm chè sen 8g là: -Chi phí nhân công trực tiếp mà chè sen phải chịu là: 71104247 = x 3164,11 = 7771925 đồng 28948 -Chi phí sản xuất chung mà chè sen phải chịu là: 77833393 = x 3164,11 = 8507442 đồng 28948 -Chi phí nhiên liệu xuất dùng để sản xuất chè sen là: 550000 = x 3164,11 = 60117 đồng 28948 -Tổng giá thành sản xuất chè sen 8g là: ( 72226863 + 8576300 +60117) +8507442 + 7771925 = 97142647 đồng -Giá thành một kg chè sen 8g là: 97142647 đồng/3164,11 = 30701đồng. Với cách phân bổ trước giá thành một kg chè sen là: = 101683163/ 3164,11 = 32136 đồng. Qua đây cũng thấy được rằng khoản chi phí nhiên liệu trong tính giá thành không trực tiếp cấu tạo nên thực thể sản phẩm mà giá trị của nó được phân bổ chung cho tất cả các loại sản phẩm. Chính vì vậy để cho việc tính toán được gọn nhẹ kế toán có thể tính toàn bộ số chi phí nhiên liệu đưa vào chhi phí sản xuất chung. Điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến biến động của tổng chi phí cũng như giá thành từng loaị sản phẩm. 2.4.Về việc phân loại chi phí sản xuất phục vụ cho kế toán quản trị doanh nghiệp Trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành các loại sản phẩm công ty thường chỉ tập hợp theo các phương pháp chung của kế toán tài chính và dựa trên kinh nghiệm của các kế toán viên nên thông thường các thông tin về giá thành sản xuất chung các loại sản phẩm không phục vụ được cho việc quản trị hay ra các quyết định sản xuất trong doanh nghiệp.Đặc biệt là lựa chọn các sản phẩm có tính đại diện cao của công ty và có khả năng sinh lời lớn. Để phục vụ cho việc ra quyết định trong sản xuất kinh doanh công ty cần phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí theo mức hoạt động thành các biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. Việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí giúp cho các nhà quản trị có cách nhìn nhận chi phí, sản lượng, lợi nhuận để có được quyết định quản lý phù hợp về số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, về giá bán sản phẩm trong từng giai đoạn cụ thể , về việc nhận đơn đặt hàng mới thấp hơn giá đang bán. Ví dụ: trong số các sản phẩm đang sản xuất và tiêu thụ của DN có một loại sản phẩm đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ nếu giữ nguyên giá bán hiện tại (do áp lực cạnh tranh). Vậy phải quyết định giá bán bằng bao nhiêu? Nhà quản trị có thể chỉ tính vào giá vốn cho hàng bán này chi phí biến đổi và chi phí bộ phận (trực tiếp) chứ không tính chi phí cố định chung (gián tiếp) thì sẽ dễ dàng đưa ra giá bán có sức cạnh tranh mà vẫn đảm bảo lợi ích của DN. Vì vậy công ty cần phân định rõ các loại chi phí này để có thể giúp cho các nhà quản trị của công ty trong việc ra quyết định và phân loại giá thành. 2.5.Về việc phân loại giá thành theo mục đích của kế toán quản trị: Hiện tại, công ty đang tính giá thành sản phẩm theo ba khoản mục chính là: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC. Tuy vậy, bên cạnh đó công ty không thấy được tầm quan trọng thực hiện công tác tính giá thành phục vụ cho quản trị doanh nghiệp .Bởi vì, để cung cấp thông tin cho các nhà quản trị ra quyết định đặc biệt trong việc định giá bán sản phẩm, giá chuyển nhượng nội bộ, khi có các đơn đặt hàng đặc biệt thì công tác tính giá thành trên không cho thấy được những đơn đặt hàng nào công ty nên nhận (cho dù giá thành có thấp hơn giá bán) hoặc từ chốimặc dù giá bán có cao hơn giá thành sản xuất sản phẩm bởi cách phân bổ chi phí của công ty nhiều khi tạo cho các sản phẩm lãi giả…Để khắc phục tình trạng trên và cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời kế toán có thể phân loại giá thành theo bốn loại sau và áp dụng việc phân loại theo cách ứng xử của chi phí: + Giá thành sản xuất toàn bộ Theo phương pháp này giá thành toàn bộ được tính theo công thức sau: Giá thành toàn bộ = CP NVLTT + CP NCTT + CP SXC CP SXC = Biến phí SXC + Định phí SXC Giá thành toàn bộ không thích hợp cho việc phân tích. Nhưng nhà quản lý thích sử dụng dữ liệu về giá thành toàn bộ trong các quyết định về định giá trên cơ sở chi phí. Họ cho rằng định phí sản xuất chung là một loại chi phí cần thiết phát sinh trong quá trình sản xuất. Loại định phí này khỏi chi phí sản phẩm làm cho giá thành sản xuất không đầy đủ. Vì lý do này, hầu hết các công ty định giá trên cơ sở chi phí đều dựa vào dữ liệu giá thành toàn bộ. + Giá thành sản xuất theo biến phí (giá thành khả biến hoặc trực tiếp) Theo phương pháp này giá thành sản xuất được tính theo công thức: Giá thành sản xuất theo biến phí = CP NVLTT + CP NCTT + Biến phí SXC Giá thành khả biến được sử dụng cho việc lập báo cáo thu nhập nội bộ. Giá thành khả biến thích hợp hơn giá thành toàn bộ đối với bất kỳ sự phân tích nào đòi hỏi có sự phân biệt định phí và biến phí. Những người đề xuất giá thành khả biến cho rằng nó cung cấp một cơ sở tốt hơn cho việc ra quyết định về giá. Họ cho rằng bất kỳ giá nào mà vượt qua chi phí khả biến của sản phẩm sẽ tạo ra một số dư đảm phí tích cực để trang trải định phí và đóng góp vào lợi nhuận. + Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định Giá thành sản xuất = giá thành sản xuất toàn bộ - định phí dưới công suất + Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất toàn bộ + CPBH + CP QLDN Người ta quan tâm tới cách tính giá thành này trong trường hợp muốn biết xem tổng giá thành toàn bộ là bao nhiêu khi tính cả phần CPBH và CP QLDN , tiện cho việc so sánh với giá bán sản phẩm. Từ đó thấy ngay được kết quả cho một đơn vị sản phẩm hay toàn bộ sản phẩm. Theo bốn cách phân loại ở trên ta có thể khái quát theo sơ đồ sau: : Chi phí sản phẩm Chi phí thời kỳ Biến phí Định phí Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Giá thành sản xuất theo biến phí Định phí sản xuất Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định Định phí dưới công suất Giá thành sản phẩm toàn bộ Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ 2.6. Việc tính khấu hao TSCĐ trong chi phí sản xuất chung. Khấu hao TSCĐ tập hợp vào chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm được tập hợp bao gồm ở cả Công ty và tất cả các xí nghiệp thành viên khác tỉnh. Như vậy vừa không đảm bảo yêu cầu thông tin, vừa không đảm bảo yêu cầu quản lý cho Công ty. Mặt khác giá thành sản phẩm ở các đơn vị thành viên cũng không được phản ánh đầy đủ chính xác. Để đảm bảo yêu cầu quản lý thông tin nhanh nhậy, kịp thời, chính xác Công ty nên giao quyền quản lý TSCĐ cho các đơn vị thành viên và việc hạch toán khấu hao tính vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng được tính tại các đơn vị này. Còn ở Công ty chỉ tính riêng cho trong phạm vi quản lý và sử dụng tại trung tâm. Nếu thực hiện như vậy việc tính khấu hao sẽ nằm trong phạm vi của từng đơn vị thành viên,khi đó giá thành chè sơ chế sẽ được hạch toán một cách chính xác và chi phí chế biến tại trung tâm Công ty sẽ giảm, giảm được khối lượng công việc quản lý. Việc giao quyền quản lý này sẽ buộc các đơn vị thành viên có trách nhiệm hơn trong sản xuất, cũng như gắn trách nhiệm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm chè sơ chế đến các đơn vị. Trong năm 2000 tổng mức khấu hao TSCĐ toàn Công ty là 1.115.500.000 đồng, nếu chỉ tính riêng cho trung tâm Công ty thì số khấu hao phải trích là 320.743.825 đồng điều này cũng đồng nghĩa với giảm một lượng lớn chi phí chế biến. 2.7. Việc phân bổ khấu hao TSCĐ Hiện tại cách tính khấu hao TSCĐ theo số năm sử dụng có thể coi như vậy là hợp lý nhưng việc phân bổ khấu hao giữa các tháng trong năm và việc phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo em như vậy là chưa đúng và chính xác bởi các lý do sau: - Việc kế toán dồn hầu như toàn bộ số khấu hao của Công ty vào chi phí sản xuất điều này sẽ làm tăng chi phí và làm cho giá thành tăng lên. Số khấu hao cho quản lý và bán hàng rất thấp thậm trí có những tháng không có mà trên thực tế số TSCĐ dùng cho quản lý và bán hàng là tương đối lớn. - Việc phân bổ khấu hao giữa các tháng cũng chưa thật chuẩn xác bởi vì số khấu hao đã được trích và phân bổ trước cho 6 tháng cuối năm chỉ dựa vào sản lượng sản xuất của các tháng trong năm trước và việc tự điều chỉnh của kế toán . Sản xuất chè chịu ảnh hưởng nhiều vào yếu tố mùa vụ, do vậy sự thay đổi về sản lượng chè giữa các tháng trong năm là không thể tránh khỏi do vậy Công ty cần lập thật chính xác kế hoạch chỉ tiêu sản xuất cho các tháng căn cứ vào báo cáo chỉ tiêu sản lượng của các đơn vị thành viên. Để từ đó có tỷ lệ phân bổ khấu hao giữa các tháng trong năm hợp lý hơn. - Trong 6 tháng đầu năm tuy khối lượng sản xuất ít nhưng vẫn có sản phẩm sản xuất. Trong khi đó chi phí khấu hao cho 6 tháng không được tính kể cả chi phí quản lý, điều này sẽ gây ra gánh nặng cho chi phí cuối năm. Để khắc phục những hạn chế trên theo chúng tôi nên phân bổ khấu hao theo đúng đối tượng chịu khấu hao theo mục đích sử dụng của các TSCĐ. Mặt khác cần lập dự toán sản xuất và có biện pháp phân bổ khấu hao giữa các tháng hợp lý. Khi đó: Mức khấu hao phân bổ cho đơn vị sản phẩm = Tổng mức khấu hao trích trong năm Tổng số sản phẩm dự kiến sản xuất trong năm Mức khấu hao trong một tháng = Mức khấu hao phân bổ cho một đơn vị sản phẩm x Số sản phẩm dự kiến sản xuất trong tháng Thực hiện việc phân bổ này cho từng loại TSCĐ theo mục đích sử dụng sẽ giảm được gánh nặng cho chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.Tuy nhiên việc làm này sẽ khiến cho kết quả sản xuất kinh doanh một số tháng có thể bị lỗ nhưng bù lại là việc tính toán được chính xác và nó cũng không ảnh hưởng tới kết quả của cả năm. 2.8. Về thiết bị sản xuất Hiện nay, tại Công ty trong tổng giá trị tài sản thì tài sản cố định chiếm tỷ lệ khá cao. Nhưng trên thực tế số tài sản này đã cũ và hết thời gian sử dụng nhưng do đánh giá lại và đăng kí tiếp khấu hao nên nó vẫn được sử dụng trong sản xuất. Điều này có thể nói nó chỉ làm tăng giá trị tài sản trong Công ty trên hình thức và đáp ứng được lơị ích trước mắt nhưng về lâu dài nó sẽ là gánh nặng cho công ty và gây ra những khoản chi không cần thiết cụ thể như sau: - Do khối lượng tài sản cũ nên hàng năm Công ty đã phải bỏ ra lượng chi phí khá lớn để tiến hành sửa chữa bảo dưỡng . - Khấu hao mà công ty phải chịu sẽ tăng trong khi công xuất làm việc giảm dần dẫn đến giá thành sản phẩm tăng. - Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm làm giảm uy tín của Công ty Từ những điều trên cho thấy để đổi lấy cái lợi trước mắt mà bỏ đi việc phát triển lâu dài của Công ty đó là điều không nên làm. Do đó Công ty cần thanh lý và thay thế thiết bị, dây truyền sản xuất mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất và chất lượngh sản phẩm mà thị trường mong muốn. Để làm được điều này tuy sẽ gây ra gánh nặng về tài chính cho Công ty nhưng đây sẽ là giải pháp lâu dài cho sự phát triển và lại “ trong sản xuất kinh doanh phải chấp nhận mạo hiểm “ phải mạnh dạn trong đầu tư . 2.9. Về phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho Hiện tại, Công ty đang sử dụng phương pháp tính giá cho nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền điều này sẽ rất khó xác định giá bởi vì quá trình nhập xuất thường diễn ra liên tục hơn thế công tác tính toán sẽ cồng kềnh. Để đảm bảo tính kịp thời của kế toán để hạch toán chi tiết tình hình nhập-xuất-tồn vật liệu hàng ngày thì Công ty nên sử dụng giá hạch toán để theo dõi vật liệu. Việc sử dụng giá hạch toán giúp cho kế toán có thể hạch toán nhập-xuất-tồn vật liệu theo chỉ tiêu giá trị, cung cấp những thông tin quan trọng về hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm nhẹ công việc kế toán vào cuối tháng, tạo ra những thuận lợi cho việc tăng cường chức năng kiểm tra kế toán, góp phần sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả vật liệu trong sản xuất kinh doanh, giảm bớt chi phí , hạ giá thành sản phẩm. Hàng quý ,phòng kế toán của công ty sẽ lập kế hoạch về thu mua vật liệu cả về số lượng và đơn giá. Vì vậy, công ty có thể dùng giá kế hoạch làm giá hạch toán ổn định trong thời gian dài. Giá hạch toán được thể hiện trên sổ danh điểm vật liệu để đảm bảo phản ánh chính xác , trung thực giá trị của vật liệu nhập-xuất-tồn kho vật liệu. Điều này phục vụ cho kế toán tổng hợp vật liệu và kế toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doạnh, phục vụ quản lí vật liệu được dễ dàng hơn. Khi sử dụng giá hạch toán của vật liệu nhập-xuất-tồn, cuối tháng kế toán phải tính ra giá thực tế của vật liệu để điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế để có số lượng ghi vào các tài khoản tổng hợp và báo cáo kế toán. Việc điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế được tiến hành như sau: -Trước hết, kế toán xác định hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của vật liệu: Giá thực tế tồn đầu kì + Giá thực tế nhập trong kì H = Giá hạch toán tồn đầu kì + Giá hạch toán nhập trong kì H:hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán. -Sau đó , giá thực tế xuất kho ,căn cứ vào giá hạch toán xuất kho và hệ số giá: ZTTXK = GHT x H ZTTXK : Giá thực tế xuất kho GHT : Giá hạch toán của vật liệu xuất kho Hệ số (H) được tính riêng cho từng loại , từng nhóm vật liệu. Việc tính chuyển giá hạch toán của vật liệu xuất kho thành giá thực tế chung theo trình tự trên được thể hiện trên bảng tính giá thực tế của vật liệu. 2.10.Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Do đặc điểm vật liệu chính của Công ty là các loại chè, rất khó bảo quản, dễ mất màu và mất mùi. Thêm vào đó là các loại vật liệu phụ như hương liệu, bao bì…cũng cần phải bảo quản cẩn thận. Trong khi đó, qua quá trình thực tập, em nhận thấy Công ty không sử dụng tài khoản 159. Điều này chứng tỏ Công ty không lập dự phòng cho nhóm hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng. Trên thực tế, ở Công ty, việc mất phẩm chất của vật liệu vẫn xảy ra, gây tổn thất về mặt tài chính cho Công ty. Bên cạnh đó là sự biến động của giá cả vật liệu trên thị trường cũng gây ra không ít những khó khăn ảnh hưởng tới công tác hạch toán và quản lý vật liệu. Vì vật liệu chính của Công ty là sản phẩm trồng trọt, giá cả của nó phụ thuộc nhiều vào diễn biến của thời tiết, các chính sách của nhà nước…Do đó công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Theo nguyên tắc thận trọng của kế toán cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho vật liệu khi có những bằng chứng chắc chắn về sự phát sinh có thể xảy ra như các khoản thua lỗ, mất mát, hư hỏng, chất lượng kém… Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của công ty được lập vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính trên cơ sở có những bằng chứng đáng tin cậy về giá gốc của vật liệu có thể không thực hiện được do sự giảm giá hoặc hư hỏng. Mức lập dự phòng của công ty nên được xác định bằng chên lêch giảm giá giữa giá ghi chỉ số và giá thực tế tại thời điểm lập với điều kiện số lập dự phòng không vượt quá số lợi nhuận thực tế phát sinh. 2.11. Về việc áp dụng tin học vào trong công tác hạch toán kế toán Ngày nay, khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển tới đỉnh cao của nó thì việc ứng dụng tin học vào đời sống xã hội đã và đang trở thành một xu hướng của thời đại. Trong đó đối với công tác hạch toán kế toán nói riêng là một tất yếu và cần thiết. Bởi vì, khi ứng dụng máy vi tính vào công tác hạch toán kế toán sẽ vừ đảm bảo yêu cầu thông tin nhanh, nhạy, chính xác, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý, giảm bớt khối lượng tính toán. Công ty cổ phần chè Kim Anh đã trang bị được cho phòng kế toán 2 máy vi tính và 1 máy in. Tuy nhiên việc sử dụng còn hạn chế chưa phát huy được tối đa vai trò và hiệu quả của máy. Hiện tại hầu hết các phần hành công việc đều làm thủ công, máy vi tính chỉ dùng để lập ra các bảng biểu và in ra. Công ty chưa sử dụng phần mềm kế toán để phục vụ cho công tác hoạch toán cho nên khối lượng ghi chép nhiều, hệ thống sổ sách cồng kềnh Với công tác hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩn ở Công ty là khối lượng ghi chép nhiều vì kế toán vẫn thực hiện bằng tay.Điều này dễ gây ra sai sót, nhầm lẫn mất nhiều thời gian, không đảm bảo đuợc chính xác, kịp thời cho công tác quản lý. Xuất phát từ nhiều lý do trên trong thời gian tới Công ty cần đầu tư trang bị cài đật phần mềm máy vi tính để sử dụng vào công tác hoạch toán kế toán. Đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng máy vi tính cho các nhân viên kế toán. Tiến tới thực hiện công việc chuyên môn hoá bằng máy. Điều này không những giúp cho thông tin kế toán được thu thập, xử lý một cách nhanh nhạy, kịp thời, chính xác mà còn giúp cho Công ty giảm được chi phí nhân viên trong quản lý, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. Trên đây là một số ý kiến của bản thân em với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tổng hợp chi phí sản suất và tính giá thành sản phẩm của Công ty và em tin rằng nếu thực hiện tốt các biện pháp trên thì công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất tai Công ty nói riêng sẽ được hoàn thiện hơn. Phần thứ sáu kết luận Trong điều kiện kinh tế thi trường kế toán được nhiều nhà kinh tế, quản lý kinh doanh, chủ doanh nghiệp quan tâm như một “ ngôn ngữ kinh doanh” được coi như nghệ thuật được ghi chép, phân loại tổng hợp các nghiệp vụ tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết phục vụ việc ra quyết định phù hợp với mục đích của từng đối tượng thông tin. Hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng giữ vai trò quan trọng trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp. Tính đúng tính đủ các chi phí đầu vào phát sinh là cơ sở để xác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua thời gian tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty cổ phần chè Kim Anh, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS Nguyễn Minh Phương, sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo Công ty và đặc biệt là Phòng tài chính kế toán của Công ty đã giúp em nắm bắt dược tình hình thực tế, củng cố và hoàn thiện lý luận, từ đó tạo điều kiện cho em nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán ở Công ty, nhất là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Là một sinh viên thực tập tốt nghiệp, em đã tìm hiểu nghiên cứu vấn đề một cách nghiêm túc, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá chung về ưu điểm và những mặt còn tồn tại trong hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Trên cơ sở đánh giá những ưu điểm và nhược điểm em đã mạnh dạn đề xuất một số ý kiến với nguyện vọng để Công ty tham khảo thêm nhằm nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán hoach toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tuy nhiên do trình độ cũng như nhận thức của bản thân có hạn, cho nên vấn đề nghiên cứu trong báo cáo này không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Vì vậy em kính mong nhận được ý kiến đóng góp để cho báo cáo được hoàn thiện hơn. Sinh viên thực tập tốt nghiệp Đinh Phương Hà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29154.doc
Tài liệu liên quan